Tuesday, August 10, 2010

Bertrand Russell - Một Đại cương về Nói xàm Trí thức


Một Đại cương về Nói xàm Trí thức
Bertrand Russell (1872-1970)

An Outline of Intellectual Rubbish (1943)









Một Đại cương về Nói xàm Trí thức

Người là một con vật có lý trí – ít nhất tôi đã từng nghe bảo như thế. Ròng rã xuốt đời tôi, tôi đã chăm chú tìm cho thấy chứng cớ hỗ trợ câu nói này, nhưng cho đến nay tôi đã không có may mắn tốt đẹp để bắt gặp được nó, mặc dù tôi đã lùng kiếm trong nhiều xứ sở trải rộng khắp ba đại lục. Ngược lại, tôi đã thấy thế giới đương không ngừng lao đầu sâu hơn vào sự điên loạn. Tôi đã thấy những cường quốc, trước đây là những dẫn đạo của văn minh, đã bị dẫn lệch đường vì những kẻ thuyết giáo đầy mỹ từ huê dạng nhưng phi lý càn bậy. Tôi đã thấy tàn ác, khủng bố, và mê tín dị đoan ngày càng tăng những bước nhảy vọt, cho đến khi chúng ta đã gần như đạt đến điểm mà ca tụng lý trí thì được xem như dấu hiệu của một người già lão cổ hủ đáng tiếc còn sống sót từ một thời đại nào đã mất rồi. Tất cả điều này thực nản lòng, nhưng u sầu là một cảm xúc vô dụng. Để thoát khỏi nó, tôi đã được thúc đẩy đi sâu vào nghiên cứu quá khứ với chú ý nhiều hơn trước đây tôi đã dành cho nó, và đã tìm thấy, như là Erasmus [1] tìm thấy, đó là sự điên rồ là như giống cây sống lâu, năm này qua năm khác, thế nhưng loài người đã sống sót. Những điên rồ của thời đại chúng ta sẽ đè nặng trên vai dễ chịu hơn khi chúng được nhìn với nền đầy những điên rồ quá khứ. Trong những gì sau đây, tôi sẽ kết hợp những ngu dại trong thời chúng ta với của những thế kỷ trước đây. May ra kết quả có thể giúp nhìn thời đại riêng chúng ta trong toàn bộ viễn cảnh, và xem ra không tồi tệ gì hơn những thời đại khác vốn tổ tiên chúng ta đã sống qua mà không có thảm họa cuối cùng.


Aristotle, đến mức như tôi được biết, đã là người đầu tiên tuyên bố minh bạch rằng con người là một con vật có lý trí. Lý do khiến ông có quan điểm này đã là một lý do vốn bây giờ xem ra không có gì sâu sắc; nó là, bởi có một số người có thể làm những phép tính cộng. Ông nghĩ rằng có ba loại linh hồn: linh hồn cỏ cây, tất cả những-gì là sinh vật sống đều có, cả thực vật và động vật, vốn nó chỉ quan tâm với sự dinh dưỡng và tăng trưởng; linh hồn thú vật, quan tâm với sự di động, và con người cùng những loài động vật hạ đẳng chia nhau có cả, và cuối cùng linh hồn có lý trí, hay trí tuệ, vốn nó là trí não của Thần linh, nhưng con người được dự phần đến một mức độ nhiều hay ít tỷ lệ với sự khôn ngoan của họ. Đó là trong giá trị của trí tuệ khiến con người là một con vật có lý trí. Trí tuệ được xem thấy trong nhiều lối khác loại, nhưng mạnh mẽ nhất là tinh thông số học. Hệ thống chữ số của Hylạp rất là tồi tệ, thế nên bảng nhân đã là hoàn toàn khó khăn, và những phép tính phức tạp chỉ những người hêt sức thông minh mới có thể làm được. Thời bây giờ đây, tuy nhiên, máy tính làm phép cộng nhanh đúng hơn ngay cả người thông minh nhất, ấy thế nhưng không có ai xác định rằng những dụng cụ có ích đó là bất tử, hay là chúng chạy bởi cảm hứng thần linh. Như môn số học lớn dậy nên dễ dàng hơn, nó thành ra bị bớt đi kính trọng. Hệ quả là mặc dù nhiều những triết gia tiếp tục bảo chúng ta rằng chúng ta thật là những kẻ tốt đẹp làm sao, điều ấy không còn dựa trên sự giải thích về kỹ năng số học của chúng ta khiến họ ca ngợi chúng ta.

Bởi vì trào lưu thị hiếu của thời đại không còn cho phép chúng ta chỉ vào những em bé đương làm tính như là bằng chứng con người có lý trí và có linh hồn, ít nhất là trong phần nào, bất tử, chúng ta hãy cùng nhìn sang chỗ khác. Đâu là chỗ chúng ta sẽ nhìn trước hết? Chúng ta có sẽ nhìn giữa những chính khách lỗi lạc, những người đã đắc thắng dẫn thế giới vào trong tình trạng hiện nay? Hay chúng ta sẽ chọn những người cầm bút? Hay những triết gia? Tất cả những giới này có phần của họ, nhưng tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu với những người, vốn những người có suy nghĩ đúng đắn phải chăng ghi nhận họ là những người khôn ngoan nhất, cũng như những người tốt đẹp nhất của con người, đó là giới thày chăn chiên. Nếu như họ thất bại không là có lý trí, còn hy vọng nào cho chúng ta là những chúng sinh thấp kém hơn? Và đáng buồn thay - mặc dầu tôi nói điều đó với tất cả sự kính trọng đòi hỏi – đã có những thời trong khi ấy khôn ngoan của họ đã không rõ ràng cho lắm, và lạ lùng mà nói là đặc biệt những thời đó là những thời mà sức mạnh của giới thày chăn chiên đã lớn lao nhất.

Thời đại của Đức tin [2], vốn được những nhà tân-kinh viện của chúng ta ca ngợi, đã là thời khi giới thày chăn chiên có mọi sự-việc tất cả nhất nhất theo lối họ muốn. Cuộc sống hàng ngày đã đầy những phép lạ do những thánh chiên bóp nặn ra và quái thuật là do những ma quỷ và những phù thủy gây ra. Nhiều hàng nghìn những phù thủy đã bị trói cọc đốt sống. Bệnh dịch và nạn đói, động đất, lũ lụt và hỏa hoạn là để trừng phạt những tội lỗi của con người. Chưa hết, nói ra thật lạ lùng, họ thậm chí nhiều tội lỗi hơn là thời bây giờ. Rất ít ỏi đã được biết một cách khoa học về thế giới. Một vài người có học đã nhớ có những chứng minh của Hylạp rằng trái đất tròn, nhưng hầu hết mọi người lấy ý niệm rằng (nếu thế) có những đối cực của trái đất để chế nhạo. Để giả sử rằng có những con người tại những đối cực của trái đất là dị giáo, là có tội vì phản lại giáo lý nhà thờ. Đã thường được chủ trương tổng quát (mặc dù người Catô hiện đại có một cái nhìn dịu nhẹ hơn) là đa số bao la của nhân loại là tội lỗi bị Gót đày đọa. Nguy hiểm được coi như rình rập quẩn quanh ở mỗi khúc rẽ. Ma quỉ sẽ chui vào thức ăn mà những thày chăn chiên sắp sửa ăn, và sẽ chiếm hữu thân xác của những người ăn uống không phòng bị cẩn thận, bỏ qua không làm dấu thập giá trước mỗi miệng đầy. Những người theo tập quán cũ vẫn còn nói “phước cho anh/chị” [3] khi một người hắt hơi, nhưng họ đã quên mất lý của tập quán đó. Lý do là người ta đã nghĩ là hắt hơi ra linh hồn của họ, và trước khi linh hồn của họ có thể nhập về trở lại được, ma quỉ đã đương sẵn sàng nhập vào cơ thể không-linh-hồn, nhưng nếu có một ai nói: “Gót ban phước cho bạn” những con quỷ đã phải kinh hoảng bỏ chạy.

Trong suốt 400 năm qua, trong đó sự phát triển của khoa học đã dần từng bước chỉ cho con người làm thế nào để tiếp thu kiến thức về những vận hành của tự nhiên và làm chủ những năng lực thiên nhiên, những thày chăn chiên chiến đấu một cuộc chiến thảm bại chống với khoa học, thiên văn học và địa chất học, trong giải phẫu và sinh lý , trong sinh học,và tâm lý học, và xã hội học. Bị lật đổ từ một vị trí, họ đã chiếm lấy một vị trí khác. Sau khi bại trận thê thảm nhất trong thiên văn học, họ đã làm hết sức mình để ngăn chặn sự trỗi dậy của địa chất; họ đã chiến đấu chống lại Darwin trong sinh học, và tại thời điểm hiện tại họ chiến đấu chống lại những lý thuyết khoa học về tâm lý học và giáo dục. Ở mỗi giai đoạn, họ cố gắng để làm cho công chúng quên đi sự tối tăm ngu si trước đó của họ, để tối tăm ngu si hiện nay của họ có thể không bị công chúng nhận ra được nó thực là những-gì. Chúng ta hãy cùng ghi chú một vài trường hợp của sự phi lý trong giới những thày chăn chiên, kể từ khi sự nổi dậy của khoa học, và sau đó hỏi xem phần còn lại của nhân loại có tốt hơn được bất kỳ nào không.

Khi Benjamin Franklin phát minh ra cột thu lôi, những thày chăn chiên, cả ở nước Anh và nước Mỹ, với sự hỗ trợ nhiệt tình của vua George III, lên án nó như là một nỗ lực vô đạo nhằm đánh bại ý chí của Gót. Bởi vì, như tất cả mọi người suy nghĩ đúng đắn đã nhận thức, sét được Gót đánh để trừng phạt sự vô đạo, hoặc một số tội lỗi nghiêm trọng khác - những người đức hạnh không bao giờ bị sét đánh. Vì vậy nếu như Gót muốn đánh chết một ai bất kỳ, Benjamin Franklin đã phải không nên đánh bại thiết kế của Gót, mà quả thật vậy, làm như thế là giúp bọn tội phạm trốn thoát. Nhưng Gót đã là tương đồng với duyên cớ, nếu như chúng ta đã tin vào vị tiến sĩ nổi tiếng Price, một trong những nhà thần học hàng đầu của Boston. Sét đánh đã được làm vô hiệu bởi “những mũi sắt nhọn của tiến sĩ Franklin khôn ngoan phát minh”, Tiểu bang Massachusetts đã rúng động vì động đất, mà tiến sĩ Price cho là có thể do cơn thịnh nộ của Gót với những mũi sắt nhọn”. Trong một bài thuyết giáo về chủ đề ông nói, “Ở Boston, (chúng) được dựng lên nhiều hơn so với những nơi khác ở vùng New England, và Boston có vẻ là nhiều khiếp hãi rung chuyển hơn. Than ơi! không có những nào mà thoát khỏi được bàn tay kinh hoàng của Gót”. Tuy nhiên, hiển nhiên là Gót quan phòng đã bỏ tất cả hy vọng chữa lành Boston khỏi gian ác của nó, bởi vì mặc dù những thanh chống sét trở nên dần càng phổ biến hơn, động đất ở Massachusetts vẫn giữ mực là họa hiếm. Dù sao đi nữa, quan điểm của tiến sĩ Price, hoặc một cái gì đó rất giống nó, vẫn còn được ôm giữ bởi một trong những người có ảnh hưởng nhất còn đương sống. Khi, một lần có rất nhiều trận động đất thê thảm xảy ra tại Ấn Độ, Mahatma Gandhi [4] đã long trọng cảnh báo đồng bào của ông rằng những thiên tai đó đã được gửi xuống như là một hình phạt cho tội lỗi của họ.

Ngay cả tại hải đảo quê hương của riêng tôi, quan điểm này vẫn còn tồn tại. Trong cuộc chiến vừa qua, Chính phủ nước Anh đã tạo nhiều khuyến khích cho sự sản xuất thực phẩm tại quê nhà. Năm 1916, khi mọi việc không xảy ra được cho tốt, một thày căn chiên người Scotland đã viết cho báo chí nói rằng thất bại quân sự là do nơi sự kiện, vì chính phủ khen thưởng nên khoai tây được trồng trong những ngày lễ Sabbath. Tuy nhiên, thảm họa (thất trận) đã được tránh khỏi, nhờ vào sự kiện là những người Đức đã không tuân theo hết tất cả những mười Điều răn, và không phải chỉ một trong số chúng.

Đôi khi, nếu như là tin vào được những người kính mộ sùng đạo, Thương xót của Gót là chọn lọc một những lạ lùng. Toplady [5], tác giả của bài tụng ca “Rock of Ages”, đã di chuyển từ nhà của một thày chăn chiên này sang nhà một thày chăn chiên khác; một tuần sau khi di chuyển, căn nhà của thày chăn chiên ông đã cư ngụ trước đây bị cháy đốt trụi, mất mát rất lớn cho vị chăn chiên mới. Ngay sau đó, Toplady cảm tạ Gót, nhưng còn thày chăn chiên mới đã làm gì thì không được biết. Borow [6], trong “Kinh Thánh tại Spain” đã ghi chép những nào mà không xảy ra không may, ông đã vượt qua một đèo núi đầy cướp. Có đám đi sau, tuy nhiên lại bị cướp, và một số người trong số họ bị sát hại; khi Borow nghe điều này, giống như Toplady, ông ta cảm tạ Gót.

Mặc dù chúng ta được dạy thiên văn học Copernicus trong sách giáo khoa của chúng ta, nó vẫn chưa thâm nhập vào tôn giáo của chúng ta hoặc đạo đức của chúng ta, và ngay cả đã vẫn không thành công trong việc phá hủy niềm tin vào chiêm tinh học. Con người vẫn nghĩ rằng kế hoạch thần linh của Gót vẫn tham chiếu đặc biệt đến con người, và rằng một Gót quan phòng đặc biệt không chỉ chăm sóc kẻ tốt, nhưng cũng trừng phạt kẻ dữ. Tôi đôi khi bị sốc do những lời báng bổ của những người nghĩ rằng mình đạo đức, thí dụ, những nữ tu Kitô, những người luôn luôn không bao giờ tắm mà không mặc áo tắm. Khi được hỏi tại sao, vì không có người nào có thể nhìn thấy họ, họ trả lời: “Ồ, nhưng bạn quên Gót thiện lành!” Hiển nhiên là nhận thức của họ về Gót linh thiêng như “một thằng Tom nhòm lỗ khóa” [7], vốn khả năng toàn năng của Ngài cho phép Ngài có thể xem xuyên qua những tường phòng tắm, thế nhưng lại là vị bị những cái áo choàng tắm chặn đứng. Quan điểm này đập vào tôi như thật kỳ dị lạ lùng.

Toàn bộ sự hình thành khái niệm “Sin” [8] là một mà tôi tìm thấy rất hoang mang khó hiểu, chắc không ngờ gì là do tự bản chất tội lỗi của tôi. Nếu “Tội lỗi” bao gồm trong sự gây ra đau khổ không cần thiết, tôi có thể hiểu, nhưng ngược lại, tội lỗi thường bao gồm trong sự tránh đau khổ không cần thiết. Một vài năm trước đây, trong thượng nghị viện nước Anh, một dự luật được đưa ra để hợp pháp hóa sự trợ tử [9] trong trường hợp của những bệnh tật đau đớn và không thể cứu chữa được. Sự đồng ý của bệnh nhân được cho là cần thiết, cũng như một số giấy chứng nhận y tế. Với tôi, trong sự đơn giản của tôi, sẽ xem ra là điều tự nhiên để đòi hỏi sự đồng ý của bệnh nhân, nhưng vị chăn chiên cao cấp trông coi toàn thể hội nhà thờ Anh giáo[10] vừa qua, chuyên gia chính thức về tội lỗi của nước Anh, đã giải thích sự sai phạm lỗi lầm của một quan điểm như vậy. Sự đồng ý của bệnh nhân đã chuyển sự trợ tử sang thành tự tử, và tự tử là một tội lỗi. Những vị thượng nghị viên của họ lắng nghe tiếng nói của thẩm quyền, và đã bác bỏ dự luật. Hậu quả là để hài lòng vị chăn chiên cao cấp - và Gót của ông, nếu ông thực sự báo cáo – những nạn nhân của bệnh ung thư vẫn phải chịu đựng đau đớn hàng tháng, hoàn toàn vô dụng, trừ khi bác sĩ hoặc y tá của họ có được đầy đủ lòng nhân đạo đến liều lĩnh chịu nguy cơ bị án về tội giết người. Tôi thấy khó khăn trong quan niệm của một Gót vốn là vị có được niềm vui từ sự trầm tưởng về những hành hạ tra tấn như vậy, và nếu như có một Gót có khả năng đối xử tàn ác bừa bãi như vậy, tôi nên chắc chắn không nghĩ rằng Ngài đáng được thờ phượng. Nhưng điều đó chỉ chứng minh tôi bị đắm chìm sâu đến thế nào trong suy đồi đạo đức.

Tôi cũng hoang mang khó hiểu không kém bởi những điều chúng là tội lỗi, và những điều chúng không là tội lỗi. Khi Hội Bảo vệ và Chống Tàn nhẫn với Thú vật đã xin sự hỗ trợ của vị vua chiên, ông đã từ chối nó, trên nền tảng con người không có trách nhiệm nào với những động vật thấp hơn, và rằng đối đãi tệ hại với những giống vật không phải là tội lỗi. Điều này là do những loài vật không có linh hồn. Mặt khác, nó là xấu xa nếu như kết hôn với em gái người vợ đã quá cố của bạn - ít nhất là hội nhà thờ dạy như thế, dẫu cho bạn và cô ấy, nhiều đến chừng nào đi nữa, muốn kết hôn với nhau. Điều này là không phải vì bất kỳ một bất hạnh nào có thể là hậu quả, nhưng vì một số câu văn nào đó trong kinh Thánh.

Xác đã chết nhưng sống lại, vốn là một điều ghi trong bản Tin tưởng của những Tông đồ [11], là một giáo điều trong đó có những hậu quả kỳ dị khác nhau. Không nhiều năm quá lâu trước đây, có một tác giả, ông này có một phương pháp tài tình để tính toán ngày tận thế. Ông lập luận rằng phải có đủ những thành phần cần thiết của một cơ thể con người để cung cấp cho tất cả mọi người với những vật dụng thiết yếu trong ngày tận thế. Bằng những cẩn thận tính toán nguyên liệu vật chất có sẵn, ông đã quyết định rằng, đến một ngày nhất định nào đó, tất cả mọi thứ rồi sẽ được sử dụng đã hết. Khi ngày đó đến, thế giới phải kết thúc, vì nếu không như thế, sự sống lại của cơ thể (phục sinh) sẽ trở thành không thể nào có được. Đáng tiếc là tôi đã quên ngày được, tính đó là gì, nhưng tôi tin tưởng rằng nó không phải là rất xa.

Thomas Aquinas, nhà triết học chính thức của Hội nhà thờ Catô, thảo luận tràng giang và nghiêm túc về một vấn đề rất nghiêm trọng, vốn tôi sợ rằng nó bị những nhà thần học hiện đại bỏ bê không chính đáng. Ông tưởng tượng một kẻ ăn-thịt-người, kẻ này đã không bao giờ ăn bất cứ gì nhưng chỉ thịt người, và cha lẫn mẹ của người này, trước ông ta đã như có những khuynh hướng này rồi. Mỗi hạt (particle) của cơ thể của ông ta đúng ra là thuộc về một người nào đó khác. Chúng ta không thể giả sử rằng những người đã bị ăn thịt bởi những người-ăn-thịt-người là đi tắt qua tất cả (cõi) vĩnh hằng. Nhưng, nếu không thế, những-gì là còn lại cho người-ăn-thịt-người? Làm thế nào ông (ăn-thịt-người) được thiêu đốt cho đúng trong hỏa ngục đây, nếu như tất cả cơ thể của ông đã được phục hồi cho những người chủ sở hữu ban đầu của nó? Đây là một câu hỏi nan giải, như vị thánh chiên này xem đúng thấy.

Trong liên hệ với điều này, phe chính thống có một phản đối kì dị về hỏa táng, vốn điều này xem ra như cho thấy một sự nhận thức còn thiếu hụt không đủ về sự toàn năng của Gót. Người ta nghĩ rằng một cơ thể đã bị đốt cháy sẽ khó khăn hơn cho Ngài để thu thập nhập với nhau một lần nữa hơn là cơ thể đã được đặt xuống lòng đất và chuyển sang thành những con giun. Không có nghi ngờ gì rằng sự thu thập những hạt từ không khí và làm ngược lại công trình hóa học của quá trình đốt cháy sẽ có phần nào hơi mất thời giờ, nhưng nó chắc chắn là sự báng bổ khinh thường nếu giả sử như một công việc như thế không thể nào làm được đối với vị thần linh tối thượng Gót. Tôi kết luận rằng những phản đối với hỏa táng có ngầm nghĩa tà giáo nghịch đạo nghiêm trọng. Nhưng tôi ngờ không biết ý kiến của tôi rồi sẽ có mang nhiều sức nặng với phái tôn giáo chính thống này hay không.

Đã là chỉ rất chậm và miễn cưỡng mà Hội nhà thờ đã đồng ý sự mổ xẻ những xác chết trong liên hệ với nghiên cứu về y học. Nhà tiên phong trong mổ xẻ là Vesalius, y sĩ tại triều cho hoàng đế Charles V. Tài năng y tế của ông đã dẫn đến sự bảo vệ ông ta từ hoàng đế, nhưng sau khi hoàng đế này chết, ông đã vướng vào những rắc rối. Một xác chết mà ông đương cắt mổ đã được bảo là có cho thấy dấu hiệu của sự sống dưới lưỡi dao, và ông bị buộc tội giết người. Toà án dị giáo đã được vua Phillip II dẫn dụ để có một cái nhìn khoan dung, và chỉ kết án ông buộc phải làm một hành hương đến Đất Thánh. Trên đường trở về quê nhà, ông bị đắm tàu và chết vì kiệt sức. Hàng thế kỷ sau thời này, những sinh viên y khoa tại trường Đại học Vua Chiên tại Rome đã chỉ được phép giãi phẫu trên những hình nhân giả, những dummy có những bộ phận tình dục đã bị bỏ xót đi.

Sự thiêng liêng của những xác chết là một niềm tin phổ biến rộng rãi. Nó đã được người Ai Cập áp dụng xa nhất, trong số những sắc dân, nó đã dẫn họ đến việc thực hành ướp xác. Nó vẫn còn tồn tại với đầy sức mạnh ở nước Tàu. Một bác sĩ phẫu thuật Pháp, người đã được nước Tàu thuê dùng để dạy y học phương Tây, kể lại rằng yêu cầu của ông đòi có những xác chết để mổ xẻ đã được đón nhận với kinh hoàng, nhưng ông đã được đảm bảo rằng, để thay thế, ông có thể có một nguồn cung cấp không giới hạn những tội phạm còn sống. Sự phản đối của ông với chuyện hoán chuyển này, những chủ nhân người nước Tàu của ông hoàn toàn không thể hiểu nổi.

Mặc dù có nhiều loại tội lỗi, bảy trong số đó là chết người, lĩnh vực thu hái quả tốt nhất cho quỉ Satan là quan hệ tình dục. Những giáo lý Catô chính thống về chủ đề này được tìm thấy ở Thánh chiên Paul, Thánh chiên Augustine, và Thánh chiên Thomas Aquinas. Tốt nhất là sống độc thân, nhưng những người không có được món quà của sự trinh bạch có thể kết hôn. Giao hợp trong hôn nhân không phải là tội lỗi, miễn là nó được thúc đẩy bởi mong muốn có con. Tấ cả mọi giao hợp bên ngoài hôn nhân là tội lỗi, và do đó cũng là giao hợp trong hôn nhân nếu có bất kỳ một biện pháp nào được làm theo để ngăn ngừa thụ thai. Làm gián đoạn sự mang thai, hay phá thai là tội lỗi, ngay cả khi, trong quan điểm y tế, nó là những duy nhất để cứu sống người mẹ; bởi vì cho rằng quan điểm y tế là sai lầm, và Gót luôn luôn có thể cứu một mạng sống bằng phép lạ nếu như ông thấy xứng hợp. (Quan điểm này được thể hiện trong luật pháp của tiểu bang Connecticut). Những bệnh lây truyền qua đường tình dục là sự trừng phạt của Gót đối với tội lỗi. Quả là đúng, thông qua một người chồng có tội, sự trừng phạt này có thể bổ xuống một phụ nữ vô tội và những đứa con vô tội của mình, nhưng đây là một sự sắp đặt “mệnh gót” kỳ lạ bí ẩn của Gót quan phòng, mà nếu đem ra hỏi là thành bất kính vô đạo. Chúng ta cũng phải không tìm hiểu lý do tại sao bệnh hoa liễu đã không được thần linh dựng lập mãi cho đến thời của Columbus [12]. Bởi vì nó (bệnh truyền qua đường tình dục) là hình phạt được (Gót) phân nhiệm cho tội lỗi, tất cả những biện pháp nhằm tránh bệnh truyền qua đường tình dục cũng là tội lỗi - dĩ nhiên chỉ trừ có một những tránh, là một đời sống tiết hạnh. Hôn nhân là trên danh nghĩa không thể giải tán (ly dị) được, nhưng nhiều người đã kết hôn thì xem ra là không phải như thế. Trong trường hợp những người Catô có tai mắt, có vai vế ảnh hưởng xã hội, một số nền tảng để phế bỏ hôn nhân thường có thể tìm thấy được, nhưng đối với giới nghèo là không có lối thoát như vậy, ngoại trừ có lẽ trong trường hợp bị bệnh bất lực. Những người ly dị và tái hôn là phạm tội thông dâm trong tầm nhìn của Gót.

Cụm từ “tầm nhìn của Gót” làm tôi bối rối. Một người sẽ giả sử rằng Gót nhìn thấy tất cả mọi sự-vật-việc những thứ, nhưng rõ ràng đây là một sai lầm. Ông không nhìn thấy thành phố Reno [13], bởi vì bạn không thể ly dị ngay dưới mũi, hay trong tầm nhìn của Gót. Những địa điểm những văn phòng ghi danh là một điểm nghi vấn. Tôi nhận thấy rằng những người đáng kính, những người sẽ không gọi ra văn phòng bất cứ ai sống rành rành trong tội lỗi, khá sẵn sàng để tuyên gọi những người có chỉ có một hôn nhân dân sự, như thế dường như Gót không thấy những văn phòng ghi danh này.

Ngay cả có một số người nổi tiếng nghĩ rằng những giáo lý của Hội nhà thờ Catô lỏng lẻo đáng chỉ trích nơi có liên quan đến tính dục. Tolstoy và Mahatma Gandhi, trong tuổi họ đã già, đã giao đặt xuống rằng tất cả giao hợp nam nữ là xấu xa, ngay cả trong hôn nhân và nhằm có con cái. Những người theo đạo Mani nghĩ giống như vậy, dựa vào sự tội lỗi bẩm sinh con người để cung cấp liên tục những loạt thu hoạch môn đồ mới cho họ. Học thuyết này, tuy nhiên, là dị giáo, trái nghịch với giáo lý Kitô, mặc dù cũng là dị giáo ngang bằng như thế khi chủ trương hôn nhân là cũng đáng khen như giữ đời sống độc thân. Tolstoy cho rằng thuốc lá xấu gần như là như quan hệ tình dục, trong một trong những tiểu thuyết của ông, một người có dự tính giết người, đầu tiên hút một điếu thuốc để tạo ra sự quyết liệt sát nhân cần thiết. Thuốc lá, tuy nhiên, không bị cấm trong Kinh Thánh, mặc dù, như Samuel Butler [14] chỉ ra rằng, sẽ không có nghi ngờ gì rằng thánh chiên Paul đã lên án nó nếu ông ta đã được biết đến nó.

Điều là lạ lẫm cả hai, hội nhà thờ và cả ý kiến công luận thời bây giờ đều không lên án chuyện vuốt ve mơn trớn tỏ tình, miễn là nó đừng đi xa và dừng lại tại một điểm nhất định nào đó. Tại điểm nào tội lỗi bắt đầu là một nội dung mà những người phán quyết đúng sai khác biệt nhau. Một nhà thần học Catô chính thống lỗi lạc đã đặt định xuống rằng một thày chăn chiên nghe xưng tội có thể vuốt ve ngực của một bà sơ, với điều kiện ông làm điều ấy mà không có ý định xấu xa. Nhưng tôi nghi ngờ liệu chính quyền hiện đại sẽ đồng ý với ông về điểm này hay không.

Những luân lý hiện đại là một hỗn hợp của hai yếu tố: một mặt, giới luật hữu lý về phần làm như thế nào để sống chung với nhau một những hòa bình trong xã hội, và về mặt khác, những cấm kỵ truyền thống đầu tiên đã xuất phát từ một số mê tín dị đoan thời cổ, nhưng cũng bằng gần như thế là từ những cuốn sách thiêng liêng, của những đạo Kitô, đạo Hồi, đạo Ấn, hay đạo Phật. Ở một số mức độ nào đó, hai phần đồng thuận với nhau; sự ngăn cấm về giết người và trộm cắp, lấy thí dụ, được cả hai, lý trí con người và lời răn thần thánh, ủng hộ. Nhưng việc cấm ăn thịt lợn, hoặc cấm ăn thịt bò chỉ có thẩm quyền kinh sách, và chỉ có trong một vài tôn giáo nào đó. Là điều lạ lẫm rằng những người hiện đại, những người nhận thức được những gì khoa học đã làm được trong phương những đưa kiến thức mới vào và thay đổi những điều kiện của đời sống xã hội, nhưng lại vẫn còn nên sẵn sàng chấp nhận thẩm quyền của những văn bản vốn chúng thể hiện những nhìn thế giới và con người của những bộ lạc từ thời sống bằng chăn nuôi hay trồng trọt rất xưa cổ và rất dốt nát mê muội. Thật là nản lòng vì nhiều những giới luật do chúng có mang tính chất linh thiêng được thừa nhận một những không phê phán như thế, khiến giáng xuống quá nhiều đau khổ toàn bộ không cần thiết. Nếu như những thúc dục của lòng tử tế con người đã mạnh mẽ hơn, họ sẽ tìm thấy một số những giải thích rằng những giới luật này vốn không phải là để được nhận hiểu theo như nghĩa đen của từng chữ sao chép, nhiều hơn bất kỳ câu ra lệnh “hãy bán tất cả những gì anh có và đem cho người nghèo”.[15]

Có những khó khăn lôgích trong ý niệm về tội lỗi. Chúng ta được bảo rằng tội lỗi bao gồm trong sự bất tuân những mệnh lệnh của Gót, nhưng chúng ta cũng biết rằng Gót là toàn năng. Nếu như Ngài là, không có gì trái với ý muốn của Ngài có thể xảy ra, thế nên khi có những kẻ-có-tội không tuân theo lệnh của Ngài, Ngài đã phải có dự định cho điều này xảy ra. Thánh chiên Augustine mạnh dạn chấp nhận quan điểm này, và khẳng định rằng con người bị dẫn dụ đến tội lỗi bởi một sự mù lòa mà Gót làm khổ sở họ. Nhưng hầu hết những nhà thần học, trong thời hiện đại, đã cảm thấy rằng, nếu Gót gây cho người tội lỗi, như thế là không công bằng để rồi gửi họ xuống hỏa ngục bởi vì chính họ không thể nào làm khác được. Chúng ta đươc bảo rằng tội lỗi bao gồm trong hành động trái với ý Gót. Điều này, tuy nhiên, không làm mất được sự khó khăn. Những người, như Spinoza, xem sự toàn năng của Gót là nghiêm trọng thật sự, suy diễn ra rằng có thể không có cái thứ như gọi là tội lỗi (sin). Điều này dẫn đến những kết quả hãi hùng. Cái gì vậy! những người đương thời Spinoza nói , Nero giết mẹ của mình mà đã không là tội lỗi ư? Adam ăn quả táo mà đã không là tội lỗi ư? Phải chăng một hành động này cũng tốt như một hành động khác? Spinoza bực tức, nhưng không tìm thấy được bất kỳ câu trả lời thỏa đáng nào. Nếu tất cả mọi sự-việc diễn ra là theo ý chí của Gót, Gót đã phải muốn Nero để giết mẹ, thế nên, bởi vì Gót là sự tốt, giết người đã phải là một điều tốt. Không có lối thoát ra khỏi lập luận này[16].

Về mặt kia, với những người trong suy nghĩ nghiêm túc sâu xa nhất rằng tội lỗi là bất tuân theo Gót, họ bắt buộc phải nói rằng Gót không phải là toàn năng. Điều này thoát ra khỏi tất cả những câu hỏi thách đố lôgích, và nó là quan điểm đã được chấp nhận bởi một số trường phái những nhà thần học tự do nào đó. Tuy nhiên, nó có những khó khăn riêng của riêng nó. Làm sao chúng ta biết cái-gì thực sự là ý định của Gót? Nếu như những lực lượng của cái Ác có một phần chia nào đó về quyền lực, chúng có thể đánh lừa chúng ta vào việc chấp nhận những gì vốn thực sự là công trình của chúng như là kinh Thánh. Đây đã là quan điểm của những người Gnostics, những người đã nghĩ rằng kinh Cựu Ước đã là công việc của một tinh thần Ác Độc.

Ngay sau khi chúng ta từ bỏ lý trí riêng của chúng ta, và chúng ta dựa trên thẩm quyền uy tín, sẽ không có tận cùng với những rắc rối nhọc nhằn của chúng ta. Thẩm quyền uy tín của ai? Cựu Ước? Tân Ước? Kinh Koran? Trong thực tế, người ta chọn cuốn sách đã được cộng đồng coi là thiêng liêng, cộng đồng vốn trong đó họ đã được sinh ra, và từ trong cuốn sách đó, họ chọn những phần mà họ thích, làm ngơ bỏ qua những phần khác. Đã có một thời, câu văn có ảnh hưởng nhất trong Kinh Thánh là: “Ngươi sẽ không để một phù thủy nào sống xót”[17]. Thời đại hôm nay, người ta nếu gặp câu văn này, giữ im lặng nếu có thể, nếu không, với một lời xin lỗi. Và như thế, ngay cả khi chúng ta có một cuốn sách thiêng liêng, chúng ta vẫn chọn như là sự thật bất cứ điều gì nếu như phù hợp với những thành kiến của chúng ta. Không có người Catô nào, lấy thí dụ, lại lấy làm câu văn nói rằng một thày chăn chiên cao cấp, cấp vùng, phải làm chồng của một người vợ [18].

Những niềm tin của con người ta có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một là có một vài bằng chứng cho niềm tin trong câu hỏi. Trong thực tại quả là chúng ta áp dụng điều này, chẳng hạn như “số điện thoại như-vậy và như-vậy là gì?”, hoặc “Ai đã giành thắng giải World Series?” Nhưng ngay sau khi đi đến bất cứ điều gì gây tranh cãi nhiều hơn, nguyên nhân của niềm tin trở nên kém bảo vệ hơn. Chúng ta tin rằng, trước hết và quan trọng nhất, những gì làm cho chúng ta cảm thấy rằng chúng ta là những anh chàng tốt đẹp. Ông Con-Người (Homo), nếu ông đã có được một sự lĩnh hội tốt và mức thu nhập chắc chắn, nghĩ về chính mình là một người mẫn cảm hơn biết bao nhiêu so với với ông hàng xóm như-vậy-và-như-vậy của mình, cái anh chàng kết hôn với một người vợ nhẹ dạ và luôn luôn thua lỗ mất tiền. Ông nghĩ cái thành phố của mình là ưu việt biết chừng nào so với một thành phố khác cách đó 50 dặm: nó có một Phòng Thương mại lớn hơn và một hội Rotary Club dám nghĩ dám làm hơn, và thị trưởng thành phố của ông chưa bao giờ ngồi tù. Ông nghĩ đất nước của ông vượt qua đến mức không lường được so với tất cả những nước khác. Nếu ông ta là một người Anh, ông nghĩ về Shakespeare và Milton, hoặc về NewtonDarwin, hoặc về Nelson và Wellington, tùy theo tính khí của ông. Nếu ông là một người Pháp, ông tự chúc mừng mình trên sự kiện là trong nhiều thế kỷ nước Pháp đã dẫn đầu thế giới về văn hóa, thời trang, và nấu ăn. Nếu ông là một người Nga, ông tự suy ngẫm rằng ông ta thuộc về một quốc gia duy nhất thực sự là quốc tế. Nếu ông ta là một người Nam Tư, ông tự hào về những con lợn của quốc gia ông, nếu ông là dân bản địa của tiểu quốc Monaco, ông tự hào về đứng hàng đầu thế giới trong vấn đề cờ bạc.

Nhưng đây không phải là những vấn đề duy nhất mà ông đã phải tự chúc mừng chính mình. Bởi vì - ông chẳng là một cá nhân của loài homo sapiens đó sao? Một mình giữa những loài động vật, ông có một linh hồn bất tử, và là có lý trí; ông biết sự khác biệt giữa thiện và ác, và đã học thuộc được bảng nhân cửu chương. Chẳng phài là Gót đã tạo ra ông trong hình ảnh của riêng Ngài đó sao? Và chẳng phải là tất cả mọi thứ đã được tạo ra vì tiện ích cho con người đấy ư? Mặt trời đã được tạo để soi sáng ban ngày, và mặt trăng để soi sáng ban đêm - mặc dù mặt trăng, do một vài sơ sót, chỉ tỏa sáng trong nửa những số giờ ban đêm. Những giống trái cây còn nguyên sống của mặt đất đã được tạo cho sự sinh tồn nuôi dưỡng con người. Ngay cả những cái đuôi trắng của giống thỏ, cứ theo như một số những nhà thần học, đã có mục đích, cụ thể là để làm cho những người săn bắn thể thao dễ bắn chúng cho trúng. Có đó, nó là đúng, một số bất tiện: sư tử và giống hổ quá khốc liệt hung tợn, mùa hè quá nóng, và mùa đông quá lạnh. Nhưng những điều này chỉ bắt đầu sau khi Adam ăn trái táo cấm; trước đó, tất cả những động vật đã ăn chay cả, và luôn luôn mùa xuân. Nếu như cái anh chàng Adam đã chỉ hài lòng với những quả đào và quả xuân đào, nho, và lê, và dứa, những phước lành sẽ vẫn còn là của chúng ta.

Tự cho mình là quan trọng, cá nhân hay giòng giống, là nguồn gốc của hầu hết những niềm tin tôn giáo. Ngay cả “sin” cũng là một khái niệm rút ra từ sự tự cho mình là quan trọng. Borrow kể lại ông đã gặp một thày chăn chiên giảng đạo người xứ Welsh ra sao, ông này luôn luôn ưu sầu. Bằng hỏi han thân tình, ông này đã đi đến thú nhận nguồn gốc của nỗi buồn của mình: đó ở tuổi lên bảy, ông đã phạm tội chống lại vị Gót Ma (Holy Ghost). “Bạn thân ái của tôi ơi”, Borrow nói, “đừng có để điều đó làm nhọc nhằn bạn; tôi biết hàng tá người cũng trong trường hợp giống như của bạn. Đừng có tự mình tưởng tượng để cắt mình ra khỏi hết thảy phần còn lại của loài người vì chuyện đã xảy ra này; nếu bạn thăm dò, bạn sẽ gặp biết bao nhiêu những người họ chịu khổ vì cùng một nỗi bất hạnh như thế”. Kể từ phút đó, ông này được lành bệnh. Ông ta đã vui hưởng cái cảm giác độc đáo, nhưng không còn có vui thú gì khi trở thành chỉ một trong một bầy những kẻ cảm thấy tội lỗi. Hầu hết những người cảm thấy tội lỗi có phần kém tự hãnh hơn, nhưng những nhà thần học chắc chắn là vui thích cái cảm giác rằng con Người-Nam là đối tượng đặc biệt của sự cuồng nộ của Gót, cũng như của lòng thương yếu của vị này. Sau khi xảy ra sự Sa ngã, nhà thơ Milton đảm bảo với chúng ta:

Mặt trời
Đã nhận được luật truyền đầu tiên là chuyển động, nên chiếu sáng như thế,
có thể tác động Đất với lạnh và nóng
Hiếm mà chịu đựng nổi, và từ phương Bắc gọi đến
Mùa Đông co ro, từ phương Nam đem lại
Hạ chí nóng Hè

Nhưng dẫu cho những kết quả đã từng là khó chịu đến ra sao đi nữa, Adam khó có thể mà không cảm thấy mình được bốc lên mây xanh, vì những hiện tượng vũ trụ bao la đến như thế đã được mang lại cốt để dạy anh ta một bài học. Toàn bộ trọn môn thần học, đối với hoả ngục cũng không kém gì như đối với thiên đàng, đã chấp nhận như đã sẵn có đấy, là Người-Nam là cái-gì quan trọng nhất trong vũ trụ của những sinh vật đã được sáng tạo ra. Bởi vì tất cả những nhà thần học là nam giới, định đề này đã gặp rất ít chống đối.

Kể từ khi sự tiến hóa trở thành mốt ưa chuộng, việc tuyên dương ca ngợi con Người đã khoác một hình thức mới. Chúng ta được bảo rằng tiến hóa đã được hướng dẫn bởi một Cứu cánh vĩ đại: trải qua hàng triệu năm, từ khi chỉ là một chất nhờn, hoặc giống trùng trilobites, suốt qua những thời đại của giống dinosaurs và giống cây dương xỉ khổng lồ, của giống ong và những giống hoa dại, Gót đã sửa soạn cho một Climax Vĩ đại. Cuối cùng, khi thời gian đã hoàn toàn đến lúc, ông đã tạo ra con Người, bao gồm những giống loại như Nero và Caligula, Hitler và Mussolini, những siêu đẳng của họ đã minh chứng trọn vẹn cho quá trình tạo lập dài lâu đau đớn. Về phần tôi, tôi thấy ngay chuyện bị đày hỏa ngục vĩnh viễn chịu thiêu đốt đời đời vẫn còn ít khó tin hơn, và chắc chắn ít dị hợm vô lý hơn, so với kết luận què quặt và bất lực này mà chúng ta đã được yêu cầu phải ngưỡng phục như là nỗ lực tối cao của đấng Toàn năng. Và nếu như Gót mà dẫu có thực sự là toàn năng, tại sao ông đã không có thể tạo ra được kết quả huy hoàng mà không phải có một đoạn mở đầu dài đằng đẵng và tẻ nhạt đến như thế?

Ngoài câu hỏi không biết con Người có thực sự là huy hoàng giống như những nhà thần học mượn thuyết tiến hóa để nói như thế hay không, có khó khăn xa hơn nữa, ở chỗ sự sống trên hành tinh này gần như chắc chắn là nhất thời. Trái đất rồi sẽ lạnh đi, hoặc bầu khí quyển dần dần sẽ bay tan mất, hoặc sẽ thiếu, không có nước nữa, hoặc, như Sir James Jeans [19] thần kỳ tiên tri, mặt trời sẽ nổ tung và tất cả những hành tinh sẽ được chuyển sang thành chất khí. Điều gì trong những điều này sẽ xảy ra trước, không ai biết, nhưng trong trường hợp nào đi nữa, loài người cuối cùng sẽ chết tuyệt. Tất nhiên, như một sự kiện như thế có tầm quan trọng chẳng là bao nhìn từ quan điểm thần học chính thống, bởi vì con người là bất tử, và sẽ tiếp tục tồn tại trên thiên đường và hỏa ngục, khi không còn ai xót lại trên trái đất. Nhưng nếu trong trường hợp đó - tại sao lại còn bận tâm với những phát triển ở trần gian này? Đối với những người đã đặt nhấn mạnh trên sự tiến bộ dần dần từ dung dịch nguyên sinh lên đến con Người, đã gắn chặt một sự quan trọng vào với khối cầu trần tục này, nó vốn nên làm cho họ co lại từ kết luận rằng tất cả sự sống trên trái đất chỉ là một thời gian tạm nghỉ ngắn giữa nebula và sương giá vĩnh cửu, hoặc có lẽ giữa một nebula này và một nebula khác. Tầm quan trọng của con Người, vốn nó là một trong những giáo điều không thể bỏ được của những nhà thần học, không nhận được hỗ trợ nào từ một quan điểm khoa học về tương lai của hệ Thái Dương.

Có nhiều những nguồn gốc khác của niềm tin sai lạc, ngoài sự tự cho-mình-là-quan trọng. Một trong những số này là lòng yêu thích sự kỳ diệu. Một lần, tôi có biết một người làm ảo thuật có đầu óc khoa học, ông đã thường biểu diễn những ngón nghề của ông trước một đám khán giả nhỏ, và sau đó khiến mỗi người, riêng biệt viết xuống những gì họ đã vừa thấy xảy ra. Hầu như họ luôn luôn đã viết xuống một cái gì đó đáng sửng sốt nhiều ngạc nhiên hơn so với thực sự, và thường là một cái gì đó mà không có người làm ảo thuật nào có thể đã đạt đến được; ấy thế nhưng tất cả đều nghĩ rằng họ đã báo cáo lại thực sự những gì họ đã nhìn thấy với chính mắt mình. Cái kiểu xuyên tạc sự thật hay bóp méo sự việc này lại càng còn đúng hơn trong những tin đồn. A nói với B rằng đêm qua anh nhìn thấy ông (gì hay gì đó), một người tán thành chế độ cấm rượu mạnh nổi tiếng, hơi chuếch choáng mùi chút rượu thơm; B nói với C rằng A đã nhìn thấy cái ông tốt lành này say lăn quay, C nói với D rằng ông này đã được kéo lên sau khi say ngã bất tỉnh trong rãnh, D nói E rằng ai cũng biết ông này tối nào cũng say đến ngất đi. Ở đây, đúng là có, động cơ khác chen vào, cụ thể là ác ý. Chúng ta thích nghĩ xấu về những láng giềng của chúng ta, và đã sẵn sàng để tin vào điều tồi tệ nhất chỉ trên những bằng chứng rất ít ỏi. Nhưng ngay cả khi không có động cơ như vậy, những gì là kỳ diệu là sẵn sàng được tin ngay, trừ khi nó đi ngược lại với một số thiên kiến mạnh mẽ. Tất cả lịch sử cho đến thế kỷ thứ mười tám là đầy rẫy những thần đồng, và những điều kỳ diệu mà những sử gia hiện đại bỏ qua, không phải vì chúng chịu thử thách kém hơn so với những sự kiện mà những sử gia đã chấp nhận, nhưng vì thẩm vị hiện đại của những người có học ưa thích những-gì được khoa học coi là có thể xảy ra hơn. Shakespeare thuật cảnh như thế nào vào đêm trước khi Caesar bị giết,

Một người nô lệ thông thường – bạn nhận ngay ra anh ta qua cảnh tượng –
Tay trái của hắn giơ cao, vốn lửa bừng bừng và thiêu cháy
giống như hai mươi ngọn đuốc nhập lại; và thế mà tay hắn,
không thấm cảm gì với lửa, vẫn y nguyên không bị cháy xém
Ngoài ra – lúc ấy tôi chưa tuốt kiếm của tôi
Cạnh tòa Capitol tôi đã gặp một con sư tử,
Nó nhìn tôi trừng trừng, và đã gầm gừ đi qua,
không gây phiền nhiễu cho tôi, và ở đó đã kéo dồn lại
trên một đụn, một trăm phụ nữ tái mét, nhợt nhạt như chết
biến dạng đi với sợ hãi của họ, những người này thề là đã thấy
những người đàn ông tất cả cháy bừng, đi lên đi xuống trên những đường phố.

Shakespeare đã không tạo ra những chuyện lạ thường này; ông tìm thấy chúng trong những sử gia có uy tín, những người nằm trong số những người mà chúng ta dựa vào để có kiến thức của chúng ta liên quan đến Julius Caesar. Những chuyện thuộc loại như vầy thường luôn luôn đã xảy ra vào cái chết của một vĩ nhân, hoặc lúc bắt đầu của một cuộc chiến quan trọng. Ngay cả đến tận năm 1914 mới gần đây, là chuyện “thiên thần của thành phố Mons”[20] đã khuyến khích quân đội Anh. Những bằng chứng cho những sự kiện như vậy là rất hiếm khi từ nguồn thứ nhất, và những nhà sử học hiện đại từ chối, không chấp nhận nó- ngoại trừ, dĩ nhiên, nơi nào mà sự kiện này là một sự kiện có tầm quan trọng tôn giáo.

Tất cả mỗi cảm xúc mạnh mẽ có xu hướng tạo-huyền thoại của riêng nó. Khi cảm xúc là đặc thù với một cá nhân, ông ta bị xem là nhiều hay ít có phần điên, nếu như ông tin tưởng vào những huyền thoại loại như thế như thể ông đã bày đặt ra. Nhưng khi một cảm xúc là của cả tập thể, như trong chiến tranh, không có ai đính chính những huyền thoại đã tự nhiên nổi lên. Hậu quả là trong tất cả mọi thời của sự phấn khích tập thể lớn mạnh, những tin đồn vô căn cứ thu được lòng tin rộng rãi. Trong tháng Chín, 1914, gần như tất cả mọi người ở Anh tin rằng quân đội Nga đã đi qua đất nước Anh trên đường đến Mặt trận miền Tây. Tất cả mỗi người biết có một người-nào-đó đã nhìn thấy chúng, mặc dù không có ai tự chính mình đã nhìn thấy.

Khả năng tạo huyền thoại này thường thường đồng minh với sự tàn nhẫn ác độc. Liên tục kể từ thời Trung cổ, những người Jews đã bị buộc tội thực hành nghi lễ giết người [21]. Không có đến một mảy may bằng chứng nào cho cáo buộc này, và không có người nào có đầu óc lành mạnh, không điên, đã kiểm chứng nó mà tin vào nó. Tuy nhiên nó vẫn cứ dai dẳng tồn tại. Tôi đã gặp những người Nga trắng họ đã được thuyết phục nó là thật, và giữa nhiều những người Đức Nazis, nó được chấp nhận mà không phải hỏi. Những huyền thoại như thế đem lại một cái cớ cho sự giáng đòn hành hạ tra tấn, và niềm tin vô căn cứ trong họ là bằng chứng về những mong muốn vô thức mong tìm thấy một số nạn nhân để đàn áp khủng bố.


Đã có, cho đến cuối thế kỷ thứ mười tám, một lý thuyết rằng bệnh mất trí là do nơi sự bị những ma nhập, những quỷ chiếm hữu. Nó được suy ra rằng bất kỳ đau đớn nào bệnh nhân phải chịu, những quỷ dữ cũng phải chịu, như thế, việc chữa bệnh chạy hay nhất là làm cho bệnh nhân đau đớn thật nhiều, đến nỗi những quỷ dữ sẽ phải quyết định từ bỏ anh ta. Những người điên, y theo lý thuyết này, đã bị đánh đập thật dã man. Lối điều trị này đã được thử nghiệm với vua George III khi ông bị điên [22], nhưng không thành công. Thật là một sự kiện quái đản và đau lòng rằng hầu như tất cả những chữa chạy hoàn toàn vô ích đã từng được tin tưởng trong một thời gian lâu dài của lịch sử về điên rồ y học, vốn đã từng như thế gây khổ đau cấp tính cho bệnh nhân. Khi thuốc mê đã được phát minh, người ngoan đạo xem chúng như một nỗ lực nhằm trốn tránh ý chí của Gót. Tuy nhiên, đã được chỉ ra, khi Gót lấy xương sườn của Adam, Ông đặt anh ta vào một giấc ngủ say. Điều này đã chứng minh rằng thuốc gây mê thì đúng cho nam giới đấy; tuy nhiên, phụ nữ, phải nên chịu đau đớn, vì lời nguyền của Eve [23] . Ở phương Tây, bỏ phiếu cho phụ nữ đã chứng minh học thuyết này sai lầm, nhưng ở Nhật Bản, cho đến ngày nay, phụ nữ khi sinh con không được cho phép bất kỳ giảm nhẹ đau đớn nào qua thuốc gây mê. Vì Nhật Bản không tin chuyện Sáng Thế của Kinh thánh, mảnh sadism này phải có một vài biện minh nào khác [24].

Những nguỵ biện về “chủng tộc” và “huyết thống”, vốn chúng luôn luôn phổ thông, và vốn đảng Nazis Đức đã thể nhập vào trong tín ngưỡng chính thức của họ, không có biện minh khách quan nào cả, chúng được tin theo chỉ thuần vì chúng chăm sóc đến sự tự-đánh-giá và đến xung lực bản năng hướng về sự ác độc. Trong một hình thức này hay khác, những niềm tin này là cổ xưa như nền văn minh; hình thức của chúng thay đổi, nhưng bản chất của chúng vẫn giữ nguyên. Herodotus [25] kể Cyrus [26] đã được những nông dân nuôi lớn lên ra sao, hoàn toàn không biết gì về dòng máu hoàng gia của mình: đến tuổi mười hai, tư cách đế vương của cậu đối với những đứa trẻ con nhà nông dân khác đã tiết lộ sự thật. Đây là một dạng biến thể của một câu chuyện cổ, tìm thấy được trong tất cả những nước Ấn-Âu. Ngay cả người khá tân tiến nói rằng “máu sẽ bảo”. Thật vô dụng, khi các nhà sinh lý học khoa học bảo đảm với thế giới rằng không có sự khác biệt nào giữa máu của một người da đen [27] và máu của một người da trắng. Hội chữ thập đỏ nước Mỹ, trong tuân thủ với thành kiến phổ thông, lúc đầu, khi nước Mỹ bắt đầu tham gia vào cuộc chiến vừa qua, đã quy định rằng máu Negro không nên được sử dụng cho truyền máu. Vì hậu quả của một phẫn nộ quần chúng, đã lùi bước chịu nhận rằng máu người da đen có thể được dùng truyền máu, nhưng chỉ cho những bệnh nhân người da đen thôi. Tương tự như thế, ở nước Đức, người lính thuộc giống dân Aryan, khi có phải truyền máu, đã được bảo vệ kỹ lưỡng để khỏi bị ô nhiễm vì (lẫn) máu người Dothái.

Trong vấn đề chủng tộc, có những tin tưởng khác nhau trong những xã hội khác nhau. Ở nơi nào chế độ quân chủ đã được thiết lập vững chắc, các nhà vua là thuộc một giòng giống cao hơn [28] so với những thần dân của họ. Cho đến rất gần đây, đã được phổ quát tin rằng người nam sinh ra thông minh hơn người nữ, ngay cả một người đã được khai sáng đến như Spinoza, ông quyết định chống lại phổ thông đầu phiếu cho phụ nữ, trên nền tảng này. Trong số những người da trắng, đã là cho rằng do bản chất, nên người da trắng siêu việt hơn người của những dân da màu khác, và đặc biệt là đối với người da đen; ở Nhật Bản, trái lại, người ta cho rằng màu vàng là màu tốt nhất. Tại Haiti, khi họ làm tượng của Christ và Satan, họ làm Christ da đen, và Satan da trắng. Aristotle và Plato đã xem người Hylạp quá siêu việt ngay tự bẩm sinh so với người dã man, không-Hylạp, nên chế độ nô lệ là đúng đắn hợp lý, miễn là cứ chừng nào chủ là người Hylạp và nô lệ là sắc dân dã man khác [29] . Những người Đức Nazis và những nhà lập pháp Mỹ đã làm những luật di trú, xem dân Nordics, bắc Âu ở trên người Slav, đông Âu, hoặc Latin, nam Âu, hoặc bất kỳ dân da trắng nào khác. Nhưng người Đức Nazis, dưới sự căng thẳng của chiến tranh, đã dẫn đến kết luận rằng khó có bất kỳ được người giống Nordics thật sự nào ở bên ngoài nước Đức; người Norwegian, ngoại trừ Quisling [30] và số ít người theo ông, đã bị hư hỏng vì trộn giống với dân Finns và dân bản địa Laps. Vì vậy chính trị là một manh mối về gốc rễ giòng giống. Những người thuần chủng Nordics (Bắc Âu) yêu Hitler, và nếu bạn không yêu Hitler, đó là bằng chứng của máu đã bị dơ dáy, nhiễm độc.

Tất nhiên, tất cả những điều này là thuần tuý vô nghĩa, tất cả mỗi người trong những ai đã học hỏi chủ đề này đều biết như thế. Ở những trường học ở nước Mỹ, trẻ em thuộc những sắc dân khác biệt, dị chủng nhất, được đặt làm đối tượng của cùng một hệ thống giáo dục, và những người có phận sự chuyên môn là đo lường tỷ số thông minh (IQ), và về mặt khác ước tính khả năng bẩm sinh của những học sinh, đã không thể thành lập được bất kỳ một sự phân biệt chủng tộc nào như những lý thuyết gia về chủng tộc đã giả định làm tiền đề. Trong tất cả mỗi nhóm, theo quốc gia hay chủng tộc, có những trẻ em thông minh và có những trẻ em ngu đần. Ở nước Mỹ, không phải là có khả năng rồi những trẻ em da đen sẽ phát triển cũng thành công như trẻ em da trắng, bởi vì vết nhơ của tự ti mặc cảm xã hội; nhưng về phần khả năng bẩm sinh, cho đến mức có thể được tách ra được khỏi ảnh hưởng của môi trường, không có sự phân biệt rõ ràng giữa những nhóm khác nhau. Toàn bộ khái niệm về những chủng tộc thượng đẳng chỉ không gì khác hơn là một huyền thoại, được tạo ra bởi những lòng tự phụ hãnh tiến quá cao của những người nắm giữ quyền lực. Có thể rằng rồi mai đây, bằng chứng tốt hơn sẽ được đem ra, có thể với thời gian, những nhà giáo dục sẽ có thể chứng minh (nói) rằng người Dothái, tính ở mức trung bình, là thông minh hơn dân không-Dothái [31]. Nhưng tuy thế chưa có bằng chứng nào như vậy hiện hữu cả, và tất cả những bàn cãi về những chủng tộc thượng đẳng phải được bỏ đi như vô nghĩa.

Có một sự phi lý đặc biệt trong việc áp dụng những lý thuyết phân biệt chủng tộc vào những sắc dân khác nhau của châu Âu. Hiện nay ở châu Âu, không có bất cứ thứ gì mà xem như thể là một giống dân thuần chủng. Người Russians có một pha trộn với huyết thống dân Tartar; người Germans chủ yếu với dân Slavonic, người dân nước Pháp là một hỗn hợp của người Celts, người Germans, và những người vùng biển Mediterranean; người dân nước Italy, họ cũng thế, lại cộng thêm vào những hậu duệ của những sắc dân nô lệ người Romans xưa đã nhập khẩu. Dân Anh có lẽ là hỗn hợp nhất của tất cả. Không có bằng chứng nào rằng có ưu thế hơn nếu thuộc bất kỳ một chủng tộc thuần túy nào cả. Những chủng tộc thuần túy nhất hiện nay còn tồn tại là những người Pygmies, những người Hottentots [32], và những thổ dân ở đảo Úc; những người Tasmanians, những người này có lẽ lại còn thuần khiết hơn, đã tuyệt chủng. Họ không phải những người dẫn đầu một nền văn hóa rực rỡ. Người Hylạp cổ đại, về mặt khác, nổi lên từ một sự pha trộn của những rợ phía Bắc và một số thổ dân bản địa; những người Athena và người Ionians, đã là những người văn minh nhất, cũng đã là những người hỗn hợp, tạp chủng nhất. Những giá trị giả định của chủng tộc thuần khiết, nó sẽ có vẻ, xem ra hoàn toàn là tưởng tượng.

Mê tín dị đoan về máu có nhiều hình thức vốn chúng không có gì liên hệ với chủng tộc. Sự bất bình phản đối với sự giết người, xem dường như đã có được, lúc nguyên thủy, dựa trên ô nhiễm trong nghi lễ tín ngưỡng gây ra bởi máu của nạn nhân. Gót nói với Cain: “Tiếng máu anh ngươi gào thét, từ mặt đất vang dội đến tận ta đây”. Theo một số nhà nhân chủng học, “dấu hiệu của Cain” là một ngụy trang để ngăn ngừa thân nhân bà con của Abel [33] khỏi việc tìm kiếm ông ta, điều này xem ra cũng là lý do nguyên thủy của sự để tang. Trong nhiều cộng đồng cổ xưa, giữa giết người chủ tâm và giết người vô tình không làm nên sự khác biệt nào, trong cả hai trường hợp nghi lễ rửa tội là cần thiết như nhau. Cảm giác rằng máu là ô uế vẫn lưu hành kéo dài, thí dụ trong tập tục phụ nữ phải đi nhà thờ ngay sau sinh nở [34], và trong những điều taboo kết nối với kinh nguyệt. Ý tưởng rằng một đứa trẻ là thuộc về “giòng máu” của người cha nó, có cùng xuất xứ mê tín dị đoan. Cho xa đến mức máu thực sự là mối quan tâm, máu của người mẹ đã vào trong đứa trẻ, chứ không phải là của người cha. Nếu máu đã thực sự là quan trọng như đã giả định, chế độ mẫu quyền sẽ là cách duy nhất đúng để truy tìm giòng dõi gốc gác.

Ở nước Nga, nơi dưới ảnh hưởng của Karl Marx, kể từ thời cách mạng, người ta đã được phân loại theo nguồn gốc kinh tế của họ, những khó khăn đã phát sinh không giống như với những nhà lý thuyết chủng tộc Đức về những người Nordic Scandinavian. Đã có hai lý thuyết phải được hòa giải: về một mặt, những người vô sản là những người tốt, và những người khác là xấu; về mặt khác, những người cộng sản là những người tốt, và những người khác là xấu. Cách duy nhất để hoà giải hữu hiệu đã là thực hiện một thay đổi về ý nghĩa của những từ ngữ. Một người “vô sản” đã đi đến có nghĩa là một người ủng hộ của chính phủ; Lenin, mặc dù vốn xuất thân là một quí phái, đã được xem thuộc thành viên của giai cấp vô sản. Mặt khác, từ “kulak”, vốn đã được xem như có nghĩa là một nông dân giàu, đến thành có nghĩa chỉ bất cứ người nông dân nào phản đối chính sách tập thể nông nghiệp. Cái thứ phi lý xuẩn động này luôn luôn phát sinh khi một nhóm người được coi như từ trong bản thân là tốt hơn so với một nhóm khác. Tại nước Mỹ, lời khen ngợi cao nhất có thể được ban cho một người da màu nổi tiếng, sau khi người này đã chắc chắn chết hẳn rồi, là nói “ông ta là một người da trắng”. Một người phụ nữ can đảm được gọi là có “nam tính”: Macbeth, khi ca ngợi lòng dũng cảm của vợ, nói:

Mang ra đây đàn ông con trai mà thôi
Vì sự can đảm kiên cường của bà chỉ tạo dựng
Không gì ngoài giống đàn ông

Tất cả những lối nói này đến từ sự khăng khăng không chịu buông bỏ những sự tổng quát hoá điên rồ.


Trong lĩnh vực kinh tế, có rất nhiều những mê tín được phổ biến rộng rãi.

Tại sao người ta đề cao giá trị của vàng và các đá quý? Không đơn giản chỉ vì sự hiếm có của chúng: có một số những nguyên tố hoá học gọi là “đất hiếm”[35], vốn chúng còn hiếm hơn vàng rất nhiều, nhưng không có ai sẽ trả giá dù một xu cho chúng, trừ một vài người trong giới khoa học. Có một lý thuyết, vốn nó có nhiều điều đáng để nói, rằng vàng và đá quý ban đầu có giá trị dựa trên lý do của những thuộc tính huyền thuật lúc ban đầu đã giả định là có của chúng. Những sai lầm của những chính phủ trong thời hiện đại dường như cho thấy rằng niềm tin này vẫn còn tồn tại trong số những những người được gọi là thuộc loại “thực tế”. Vào cuối cuộc chiến tranh 1914-18, đã được đồng ý rằng nước Đức phải trả những khoản tiền lớn cho Anh và Pháp, và những xứ này, đến phiên mình nên trả những khoản tiền lớn cho Hoa Kỳ. Tất cả mỗi quốc gia đều muốn được trả bằng tiền chứ không phải là bằng sản phẩm hàng hoá; những người “thực tế” đã thất bại không nhận thấy rằng không có là số tiền lớn [36] như thế trên thế giới. Họ cũng thất bại không thấy rằng tiền thành vô dụng, trừ khi nó được xử dụng để mua hàng hoá. Khi họ không xử dụng nó theo cách này, nó đã chẳng đem lại lợi lộc nào cho bất cứ ai. Đã giả định là có một vài ưu điểm thần bí về vàng, nên đã làm cho đáng bõ công để đào nó lên ở xứ Transvaal, và rồi lại đặt nó trở lại vào lòng đất trong những hầm ngầm của ngân hàng ở Mỹ. Cuối cùng, tất nhiên, những nước mang nợ không có tiền nữa, và vì họ không được phép trả tiền bằng hàng hoá, họ đã phá sản. Đại khủng hoảng kinh tế [37] là kết quả trực tiếp của niềm tin còn sống sót vào trong những thuộc tính huyền diệu của vàng. Mê tín này ngày nay xem ra đã chết, nhưng chắc chẳng phải ngờ gì, cái khác sẽ thay chỗ của nó.


Chính trị chủ yếu là chi phối bởi nhiều châm ngôn dạy đời tầm thường hoàn toàn thiếu sự thật.

Một trong những châm ngôn phổ biến rộng rãi nhất là, “bản chất con người không thể thay đổi”. Không ai có thể nói điều này là đúng hay không đúng mà không định nghĩa “bản chất con người” là gì trước đã. Nhưng như cách nó đã dùng chắc chắn là sai. Khi ông A phát biểu câu châm ngôn, với một vẻ dương dương tự đắc và kết thúc khôn ngoan, điều ông có nghĩa là tất cả mọi người ở khắp mọi nơi sẽ luôn luôn tiếp tục hành xử như những gì họ làm ở thành phố của họ. Một chút ít nhân chủng học ít sẽ xua tan niềm tin này. Trong số những người Tibetans, một vợ có nhiều chồng, bởi vì đàn ông quá nghèo để có thể cấp dưỡng trọn một người vợ, song cứ theo như những người du hành, đời sống gia đình không phải là nhiều bất hạnh hơn những nơi khác. Chuyện thực hành đem vợ cho khách mượn là rất phổ biến giữa những bộ lạc không văn minh. Những thổ dân nước Australia, đến tuổi dậy thì, phải chịu một mổ xẻ [38] rất đau đớn, làm giảm thiểu rất nhiều khả năng tình dục, trong suốt phần đời còn lại của họ. Tục giết trẻ sơ sinh, vốn xem ra có có vẻ trái với bản chất con người, đã gần như phổ quát trước thời nổi lên của đạo Kitô, và đó đã là đề nghị của Plato để ngăn ngừa nạn nhân mãn. Sở hữu đất đai riêng không được công nhận trong một số bộ lạc man rợ. Ngay cả trong số những người rất văn minh, những lý do tính toán về kinh tế sẽ phủ đè lên những gì được gọi là “bản chất con người”. Tại Moscow, nơi thiếu nhà ở trầm trọng, khi một người phụ nữ không lập gia đình mang thai, thường xảy ra một số người đàn ông tranh chấp dành quyền theo pháp lý để được coi là cha đẻ của đứa trẻ tương lai, bởi vì bất cứ ai được phán quyết là cha đẻ, có quyền chia phòng với người phụ nữ, và một nửa phòng là tốt hơn so với không có phòng nào.

Trong thực tế, “bản chất con người” của một người tuổi trưởng thành là vô cùng biến đổi, tuỳ theo những trường hợp của giáo dục. Thực phẩm và quan hệ tình dục là những nhu cầu rất tổng quát, nhưng những kẻ ẩn cư tu khổ hạnh vùng Thebaid xưa, đã hoàn toàn tránh quan hệ tình dục, và giảm thực phẩm đến mức thấp nhất chỉ vừa vặn sống còn. Do chế độ ăn uống và huấn luyện, con người ta có thể được làm cho thành hung tợn hoặc nhu mì, muốn làm chủ hoặc chịu nô lệ khuất phục, như vừa với ý của nhà giáo dục . Có sự tối thậm vô nghĩa rằng với hành động đầy đủ thích đáng của chính phủ, không thể thực hiện được tín ngưỡng cho đa số lớn rộng dân chúng. Plato đã dự định Cộng hòa của ông sẽ được thành lập trên một huyền thoại mà tự ông đã thú nhận là phi lý [39], nhưng ông đã tự tin đúng đắn rằng dân chúng có thể được dẫn dụ đến tin tưởng vào nó. Hobbes, người nghĩ rằng là điều quan trọng để mọi người nên tôn kính chính phủ, dù cho nó có thể là không xứng đáng đến đâu, đã đáp ứng luận chứng phản bác rằng - có thể là khó khăn để có được sự đồng ý chung cho bất cứ điều gì không hợp lý như vậy - bằng cách chỉ ra rằng người ta đã được dẫn dụ đưa đến tin vào đạo Kitô, và đặc biệt, trong giáo điều về sự biến đổi bản thể của lễ ban Thánh thể [40]. Nếu ông ấy đã sống đến năm 1940, ông sẽ có đầy rẫy xác nhận cho ý định của ông qua sự dâng hiến của giới trẻ nước Đức cho đảng Nazis.

Sức mạnh của những chính quyền trên những niềm tin của con người đã rất lớn lao kể từ khi dựng lên những quốc gia rộng lớn. Phần lớn dân Lamã đã thành theo đạo Kitô sau khi những hoàng đế Lamã đã chuyển đạo. Trong những phần của Đế quốc Lamã đã bị những người Ả Rập chinh phục, hầu hết mọi người đã bỏ đạo Kitô chuyển sang đạo Islam. Sự phân chia Tây Âu vào thành những khu vực Tin Lành và Catô, đã được quyết định bởi thái độ của những chính phủ trong thế kỷ mười sáu. Nhưng sức mạnh của những chính quyền trên niềm tin trong thời đại ngày nay là bao la hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây. Một niềm tin là quan trọng, cho dù không đúng sự thật đến đâu đi nữa, khi nó chi phối hành động của những khối người rộng lớn. Trong ý nghĩa này, những niềm tin đã được các chính phủ Nhật, Nga, và Đức cấy trồng của trước cuộc đại chiến vừa qua là rất quan trọng. Bởi vì chúng hoàn toàn chệch hướng khác biệt nhau, chúng đã không có thể tất cả là đúng, mặc dù chúng cũng có thể tất cả là sai lầm. Thật không may chúng gây hứng khởi như thế cho con người với một mong muốn hăng hái để giết nhau, thậm chí đến điểm gần như hoàn toàn ức chế những thúc đẩy của bản năng tự vệ. Trước những bằng chứng, không ai có thể phủ nhận rằng nếu như có quyền lực quân sự, dễ dàng tạo ra một dân số những kẻ điên rồ cuồng tín. Nó cũng sẽ dễ dàng ngang như thế nếu để sản xuất một dân số lành mạnh và hữu lý, nhưng nhiều chính phủ không muốn làm như vậy, bởi vì những dân chúng như vậy sẽ thất bại, không ngưỡng mộ những chính trị gia là những người đang đứng đầu của những chính phủ này.

Có một ứng dụng nguy hại đặc biệt của học thuyết rằng bản chất con người không thể thay đổi. Đây là giáo điều khẳng định rằng sẽ luôn luôn có những chiến tranh, bởi vì chúng ta đã được cấu thành một cách như thế, khiến chúng ta cảm thấy một nhu cầu đòi hỏi có chúng. Những-gì là đúng là nếu một người, kẻ ấy đã có cái thứ chế độ ăn uống và giáo dục khiến con người sẽ muốn chiến đấu khi bị kích động. Nhưng ông ta sẽ không thực sự chiến đấu trừ khi ông ta có một cơ hội để chiến thắng. Là điều rất khó chịu khi bị một cảnh sát chặn dừng lại, nhưng chúng ta không chống lại ông ta, vì chúng ta biết rằng sau lưng ông có những lực lượng quá sức đông đảo của Nhà nước. Những người không có dịp để có chiến tranh không tạo ra bất kỳ ấn tượng nào là có tâm lý bị đè nén cản trở. Sweden đã không có chiến tranh kể từ năm 1814, nhưng những người Sweden là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất, và mãn nguyện nhất trên thế giới. Cái đám mây đen duy nhất lảng vảng trên hạnh phúc toàn quốc của họ là mối lo sợ bị dính líu vào cuộc chiến tranh sắp tới trong tương lai.. Nếu tổ chức chính trị đã được như thể để làm cho chiến tranh hiển nhiên là thua thiệt mất mát, không có gì trong bản chất của con người sẽ bắt buộc chiến tranh phải xảy ra, hoặc làm cho người dân trung bình không vui sướng vì nó không xảy ra. Đúng hệt như cùng những lý luận mà bây giờ được sử dụng về sự không thể nào làm được của việc ngăn ngừa chiến tranh, trước đây đã được sử dụng trong sự bảo vệ sự giao đấu vì danh dự, thế nhưng ít người trong chúng ta cảm thấy bị phá ngang vì chúng ta không được phép giao đấu vì danh dự [41] nữa.

Tôi đã bị thuyết phục rằng hoàn toàn không có giới hạn nào về những sự phi lý xuẩn ngốc, bởi hành động của chính quyền, có thể đi đến thành ra được phổ thông tin tưởng. Hãy cho tôi một đội quân đầy đủ, với quyền lực để cung cấp cho nó với tiền lương nhiều hơn và thực phẩm tốt hơn so với rất nhiều đám của những người trung bình rơi vào, và tôi sẽ thực hiện, trong vòng ba mươi năm, để làm cho phần lớn dân số tin rằng hai cộng hai là ba, rằng nước đóng băng khi nóng, và nước sôi khi lạnh, hoặc bất kỳ vô nghĩa nào khác mà xem ra có thể phục vụ được cho lợi ích của Nhà nước. Tất nhiên, ngay cả sau khi những niềm tin này đã được tạo ra, người dân sẽ không đặt ấm đun nước vào trong ngăn đá khi họ muốn nó sôi nóng. Cái lạnh mà làm cho nước đun sôi đó - sẽ là một sự thật của ngày Chủ nhật [42], thiêng liêng và bí ẩn, sẽ được thú nhận trong giọng trầm trồ hít hà ngưỡng mộ, nhưng không được hành động trong cuộc sống hàng ngày. Điều gì sẽ xảy ra sẽ là bất kỳ một lời phủ nhận nào về học thuyết thần bí sẽ được làm thành bất hợp pháp, và những kẻ “dị giáo” cố chấp sẽ bị “đóng băng” trên cọc cho chết lạnh!. Không ai nếu đã không nhiệt tình chấp nhận những học thuyết chính thức, sẽ không được cho phép giảng dạy [43], hoặc có bất kỳ vị trí quyền lực nào. Chỉ những viên chức chính quyền rất cao cấp, tay nâng ly, sẽ thì thầm với nhau rằng tất cả thật là nói xàm hết sức, sau đó họ sẽ cười và lại uống nữa. Điều này thực khó có thể chỉ là một tranh vẽ khôi hài về những gì xảy ra dưới một số những chính quyền hiện đại.

Việc khám phá rằng con người có thể được nhào nặn một cách khoa học, và những chính quyền có thể chuyển những đám đông đảo quần chúng cách này hay cách kia tuỳ ý họ chọn, là một trong những nguyên nhân của những bất hạnh của chúng ta. Có rất nhiều khác biệt giữa một tập thể những công dân đầy tinh thần tự do và một cộng đồng đúc nên bằng những phương pháp tuyên truyền hiện đại, giống như giữa một đống những nguyên liệu và một tàu chiến. Giáo dục, vốn đầu tiên đã được thực hiện phổ cập ngõ hầu tất cả có thể có khả năng đọc và viết, đã được tìm thấy có khả năng phục vụ những mục đích khác hoàn toàn. Bằng nhồi sọ vô nghĩa, nó thống nhất những đám dân chúng và tạo ra nhiệt tình tập thể. Nếu tất cả những chính quyền dạy cùng một thứ vô nghĩa, tác hại sẽ không lớn lao đến như vậy. Thật không may, mỗi chính quyền có nhãn hiệu riêng của mình, và sự đa dạng dùng vào sản xuất sự thù địch giữa những tín đồ của những tín điều khác nhau. Nếu như từng bao giờ có được hòa bình trên thế giới, những chính quyền sẽ phải đồng ý, hoặc là không nhồi sọ nữa, hoặc tất cả đều nhồi sọ cùng một thứ như nhau. Điều thứ nhất, tôi e sợ, là một lý tưởng Utopian không tưởng, nhưng có lẽ họ có thể đồng ý để cùng dạy tập thể rằng tất cả những kẻ hoạt động chính trị, trong ngoài chính quyền, ở khắp mọi nơi, là trọn vẹn đạo đức và toàn hảo khôn ngoan. Có lẽ, khi cuộc chiến tranh tới đây của nhân loại kết thúc, những chính trị gia còn sống sót có thể thấy thận trọng để kết hợp với nhau trên một số chương trình như vậy.


Nhưng nếu sự đồng nhất tuân thủ có những nguy hiểm của nó, sự bất đồng nhất tuân thủ cũng thế.

Một số “nhà tư tưởng tiên tiến” có quan điểm rằng bất kỳ một ai nếu khác biệt với ý kiến thông thường phải ở bên phía đúng. Đây là một ảo tưởng, nếu nó không phải như vậy, sẽ dễ dàng hơn để đi đến được sự thật, hơn là nó thực là. Có vô tận những xác xuất cho sai lầm, và nhiều lập dị quái gở hơn (sẽ) chiếm lấy những sai lầm không thời thượng nhiều hơn là so với những sự thật không thời thượng. Một lần, tôi đã gặp một ông kỹ sư điện, lời đầu tiên với tôi là: “Ông mạnh giỏi chứ? Có hai phương pháp chữa bệnh bằng đức tin, một được Christ thực hành, và một được những người theo đạo Christian Science [44] thực hành. Tôi thực hành phương pháp của Christ”. Sau đó không lâu, ông đi tù về tội khai báo kế toàn lường gạt tài chính. Pháp luật không nhìn khoan dịu với sự xâm nhập của đức tin vào lĩnh vực này. Tôi cũng đã biết một bác sĩ quá khích cuồng trí [45] có tên tuổi nổi tiếng, học ngành triết học, và giảng dạy một lôgích mới, như ông thẳng thắn thú nhận, ông đã học được từ sự quá khích cuồng trí của mình. Khi ông qua đời, ông để chúc thư thành lập một ghế giáo sư giảng dạy phương pháp khoa học mới của mình, nhưng tiếc là ông không có tài sản nào để lại. Số học đã chứng minh là cứng đầu cứng cổ chống lại lôgích quá khích cuồng trí. Có một lần một người đến hỏi tôi, xin đề nghị một số sách của tôi, vì ông quan tâm với triết học. Tôi đã làm như vậy, nhưng ngày hôm sau ông ta quay lại, nói rằng ông đương đọc một trong số chúng, và đã tìm thấy chỉ có một tuyên bố ông có thể hiểu, và rằng tuyên bố ấy xem ra với ông ta là sai. Tôi hỏi ông câu tuyên bố ấy là gì, và ông nói là câu tuyên bố là - Julius Caesar đã chết. Khi tôi hỏi ông tại sao ông không đồng ý, ông đã đứng thẳng lên và nói: “Bởi vì tôi là Julius Caesar”. Những thí dụ này có thể đủ để cho thấy rằng bạn không thể chắc chắn rằng - là hễ cứ lập dị khác thường, là thành đúng.


Khoa học, vốn luôn luôn đã phải chiến đấu mở đường cho nó chống lại những tin tưởng phổ thông, giờ đây, có một trong những trận chiến khó khăn cam go nhất ở lĩnh vực của khoa tâm lý học.

Những người nghĩ rằng họ biết tất cả về bản chất con người luôn luôn không biết đâu mà mò, như thuyền lạc giữa biển bao la, khi họ phải có liên hệ với với bất kỳ sự bất thường nào. Một số trẻ em trai không bao giờ học để trở nên những gì, ở loài động vật, được gọi là “dạy dỗ trong nhà” [46]. Loại cá nhân sẽ không khứng chịu bất kỳ một giải quyết nào vô nghĩa với những trường hợp như vậy bằng sự trừng phạt; đứa bé bị đánh đập, và khi đứa bé lập lại hành vi phạm tội, đứa bé bị đánh nặng hơn. Tất cả những người trong giới y học đã nghiên cứu vấn đề biết rằng hình phạt chỉ làm trầm trọng thêm những rắc rối. Đôi khi nguyên nhân là vật lý, nhưng thường nó là tâm lý, và chỉ có thể chữa khỏi bằng loại bỏ một số bất bình sâu xa và có thể trong vô thức. Nhưng hầu hết mọi người vui thích trừng phạt bất cứ ai gây phiền nhiễu cho họ, và vì vậy quan điểm y tế là bị gạt bỏ như vô nghĩa, như do tưởng tượng ra. Cùng là một thứ đã áp dụng với những người nam giới mắc chứng thích phô bày chỗ kín [47], gửi họ đến, rồi lại gửi đến nhà tù, nhưng ngay sau khi họ ra tù, họ lại lập lại hành vi xúc phạm. Một chuyên gia y tế về những bệnh như vậy đảm bảo tôi rằng những người mắc chứng thích phô bày chỗ kín, có thể được chữa khỏi bằng thiết bị đơn giản, là quần có cúc đóng ở đằng sau, thay vì đằng trước. Nhưng phương pháp này đã không đem ra thử, bởi vì nó không thảo mãn được những thúc đẩy về ác độc của người ta.

Nói cho rộng rãi, trừng phạt có thể dùng để ngăn chặn những tội phạm vốn trong nguồn gốc là tỉnh táo, nhưng không phải những tội phạm mà nẩy sinh từ một số bất thường về tâm lý. Điều này giờ đây được công nhận một phần, chúng ta phân biệt giữa hành vi trộm cắp trắng trợn, vốn chúng nảy sinh từ những-gì có thể được gọi là ích kỷ hữu lý, và tật ngứa tay hay ăn cắp vặt[48], vốn là một dấu hiệu của một cái gì đó bất thường. Và những kẻ giết người cuồng tính không được đối xử như những kẻ giết người thông thường. Nhưng những bệnh tật bất thường lệch lạc về tình dục khởi động quá nhiều ghê tởm, nên nó vẫn không-thể-có-được chữa chạy bằng tâm lý hơn là bằng trừng phạt. Phẫn nộ, mặc dù trên toàn bộ là một sức mạnh xã hội hữu ích, trở thành có hại khi nó được hướng mũi chống lại những nạn nhân của những chứng bệnh mà chỉ có khả năng chuyên môn y học mới có thể chữa lành.

Cùng một loại như vây về những-gì xảy ra về phương diện toàn bộ những quốc gia. Trong cuộc chiến vừa qua, rất tự nhiên, những tình cảm có tính hận thù trong dân chúng đã quấy động lên chống lại người Đức, vốn họ đã bị trừng phạt nặng nề sau khi thất trận. Giờ đây nhiều người cho rằng Hiệp ước Versailles [49] đã hết sức dịu nhẹ một cách lố bịch, bởi vì nó đã thất bại không dạy được một bài học; chúng ta được bảo, lần này thì phải có mức độ nghiêm trọng thực sự. Đối với não thức của tôi, chúng ta sẽ có nhiều khả năng để ngăn chặn một sự lặp lại sự xâm lăng của nước Đức, nếu chúng ta xem những người lãnh đạo cao cấp của đảng Nazis như những kẻ quá khích cuồng trí, hơn là nếu chúng ta nghĩ về họ như chỉ đơn thuần và đơn giản là tội phạm. Những kẻ quá khích cuồng trí, tất nhiên, phải bị kềm giữ. Nhưng kẻ quá khích cuồng trí bị kềm giữ từ sự thận trọng, không phải như một trừng phạt, và cho đến mức mà thận trọng cho phép, chúng ta cố gắng làm cho họ vui lòng. Tất cả mọi người đều công nhận rằng một kẻ sát nhân cuồng tính sẽ trở nên chỉ sát nhân cuồng tính hơn nếu ông bị làm khổ sở. Tất nhiên đã có nhiều người trong số những người Nazis, họ trơn trụi là những tội phạm, nhưng cũng phải từng có nhiều những kẻ vốn họ điên cuồng, ít hay nhiều. Nếu nước Đức sẽ hòa nhập thành công được với Tây Âu, phải có một sự buông bỏ hoàn toàn hết tất cả cố gắng nhồi nhét một cảm xúc của tội lỗi đặc biệt. Những ai đã bị trừng phạt ngược đãi thường ít khi học để có tình cảm tử tế với những người đã trừng phạt họ. Và cho đến khi nào những người Đức ghét phần còn lại của nhân loại, hòa bình sẽ rất mong manh.

Khi một người đọc về những tin tưởng của những dân tộc còn man rợ, hoặc của những người Babylon và người Ai Cập cổ đại,, họ xem ra ngạc nhiên vì tính phi lý đồng bóng thất thường của họ. Nhưng những niềm tin phi lý đúng nguyên như vậy vẫn còn làm vui thích những người ít học, ngay cả trong những xã hội tân tiến và văn minh nhất. Tôi đã được long trọng bảo đảm, tại nước Mỹ, rằng người sinh tháng ba là không may mắn và những người sinh tháng năm là đặc biệt dễ bị chai da. Tôi không biết lịch sử của những mê tín dị đoan này, nhưng có lẽ chúng bắt nguồn từ truyền thuyết giới thày tu ở Babylon hoặc Ai Cập. Những niềm tin bắt đầu trong những tầng lớp xã hội cao hơn, và sau đó, giống như bùn trong một dòng sông, chìm dần xuống với tỉ lệ giáo dục, có thể mất 3.000 hoặc 4.000 năm để chìm xuốt xuống tận đáy. Ở nước Mỹ, bạn có thể tìm thấy người giúp việc da màu có một vài bình phẩm vốn đến thẳng từ Plato ra - không phải trong những phần của Plato mà các học giả dẫn kể, nhưng trong những phần nơi ông hoàn toàn vô nghĩa hiển nhiên, như những người phái nam không theo đuổi sự khôn ngoan trong đời này sẽ được sinh ra lần tới là những phụ nữ. Những nhà bình luận về những nhà triết học vĩ đại luôn luôn lịch sự bỏ qua những nhận xét ngu xuẩn ngớ ngẩn của họ.

Aristotle, mặc dù danh tiếng của ông, có đầy những ngớ ngẩn lố bịch. Ông nói rằng trẻ em nên được thụ thai trong mùa đông, khi gió là gió Bắc, và rằng nếu người ta kết hôn quá trẻ sẽ có con cái là phái nữ. Ông bảo chúng ta rằng máu của phụ nữ đen hơn của nam giới; rằng lợn là giống vật duy nhất có khả năng bị bệnh đậu mùa; rằng một con voi bị chứng mất ngủ, nên chà xát vai nó với muối, dầu ô liu, và nước ấm; rằng phụ nữ có ít răng hơn nam giới, và vân vân như vậy. Tuy nhiên, ông được đa số lớn lao những triết gia xem là mẫu mực của sự khôn ngoan.

Mê tín dị đoan về những ngày hên và xui là hầu như phổ quát. Trong thời cổ đại chúng đã chi phối những hành động của các tướng lĩnh. Giữa chúng ta, thiên kiến nghịch với ngày Thứ sáu và con số mười ba là rất sống động; thủy thủ không thích thuyền ra đi vào thứ sáu, và nhiều khách sạn không có tầng thứ mười ba. Mê tín về Thứ-sáu và số mười-ba một thời đã từng được những người nổi tiếng khôn ngoan có uy tín tin tưởng; bây giờ những người như thế xem chúng như là những rồ dại ngu xuẩn vô hại. Nhưng có lẽ 2000 năm sau kể từ đây, nhiều niềm tin của người khôn ngoan của thời đại chúng ta sẽ đi đến cũng được xem là rồ dại ngu xuẩn như thế. Con người là một động vật hay tin, và phải tin vào một-điều-gì đó, trong trường hợp thiếu vắng những nền tảng tốt để tin tưởng, anh ta sẽ hài lòng với những cái xấu.

Niềm tin vào “thiên nhiên” và những gì là “tự nhiên” là nguồn gốc của nhiều sai lầm. Nó thường đã được sử dụng, và đến mức độ nào đó vẫn còn là, mạnh mẽ lưu hành trong y học. Cơ thể con người, để mặc tự chính nó, có một sức mạnh nhất định nào đó tự chữa lành chính nó, những vết cắt nhỏ thường được chữa lành, cơm cảm lạnh qua hết, và thậm chí cả những bệnh nghiêm trọng đôi khi biến mất mà không cần điều trị y tế. Nhưng những trợ giúp cho tự nhiên là rất đáng mong muốn, ngay cả trong những trường hợp này. Những vết cắt có thể sẽ bị nhiễm trùng nếu không được khử trùng, cảm lạnh có thể chuyển sang viêm phổi, và những bệnh nghiêm trọng chỉ được bỏ mặc mà không điều trị trong trường hợp những nhà thám hiểm và những du khách ở những vùng hẻo lánh, những người ấy đã không có lựa chọn. Nhiều thực hành vốn đã đi đến xem dường như “tự nhiên” đã có gốc ban đầu “không tự nhiên”, lấy thí dụ y phục và tắm giặt. Trước khi con người nhận theo tập tục mặc quần áo, họ đã phải tìm thấy không thể nào sống được ở vùng khí hậu lạnh. Nơi nào không có đến được một chút của sạch sẽ, dân chúng chịu khổ vì mắc những bệnh khác nhau, như sốt phát ban (typhus), vốn là bệnh những quốc gia phương Tây đã trở nên được miễn trừ. Sự sử dụng thuốc vacin đã (và theo một số, vẫn là) bị phản đối là “không tự nhiên”. Nhưng không có tính đồng nhất trong những phản đối như vậy, vì không có ai giả thiết rằng một xương bị gãy có thể được lành, bởi “hành vi” tự nhiên. Ăn thức ăn nấu chín là “không tự nhiên”; cũng như vậy là sưởi ấm nhà của chúng ta. Nhà triết học nước Tàu Lãotử, thường được xem là vào khoảng 600 TCN, đã phản đối đường và cầu, thuyền là “không tự nhiên”, và trong sự nhờm tởm của ông với những khí cụ thiết bị cơ giới như vậy, ông đã rời bỏ nước Tàu và đã đến sống giữa những giống dân rợ phương Tây. Mỗi tiến bộ của văn minh đã từng bị tố cáo như là không tự nhiên khi nó là vừa mới có.

Phản đối sự kiểm soát sinh sản phổ thông nhất là nó đi ngược lại “tự nhiên” [50] (Vì một lý do nào đó chúng ta đã không được phép nói rằng sống độc thân đi ngược lại “tự nhiên; lý do duy nhất mà tôi có thể nghĩ được là nó không phải là mới). Malthus [51] đã thấy chỉ có ba con đường giữ cho dân số không quá tăng là: kềm chế qua luân lý, tật xấu, và cùng quẫn đau khổ. Hạn chế bằng luân lý, ông thừa nhận, đã không có khả năng thực hành trên một quy mô lớn được. “Tật xấu”, tức là kiểm soát sinh sản, ông vốn là một thày chăn chiên Kitô, đã nhìn nó với ghét cay ghét đắng, ghê tởm; Còn lại có sự cùng quẫn đau khổ. Trong chốn ở nhà thờ thoải mái của mình, ông đã suy tưởng về sự cùng quẫn đau khổ của đại đa số nhân loại với bình thản, và đã chỉ ra những nguỵ biện của những nhà cải cách, vốn những người này đã hy vọng làm giảm bớt nó (sự cùng quẫn đau khổ). Những nhà thần học hiện đại chống lại kiểm soát sinh sản kém thành thực hơn. Họ giả cách nghĩ rằng Gót sẽ cung cấp thức ăn, dù cho có bao nhiêu miệng đói phải được nuôi ăn đi nữa. Họ đã bỏ qua sự kiện là cho đến nay, Gót đã không bao giờ từng làm như vậy, nhưng đã để mặc nhân loại trơ ra với những nạn đói định kỳ, trong đó hàng triệu người chết vì đói. Họ phải được nghĩ là đã chủ trì rằng - nếu như họ đang nói những gì họ tin tưởng - đó là kể từ thời điểm này trở đi, Gót sẽ làm một phép lạ liên tục về những ổ bánh và những con cá [52] mà cho đến nay Ông đã nghĩ rằng không cần thiết. Hoặc có lẽ họ sẽ nói rằng đau khổ ở dưới trần gian này đây không quan trọng; quan trọng là những-gì ở thế giới sau này. Do lý thuyết thần học của riêng họ, hầu hết những trẻ em sẽ ra đời, do từ sự chống ngừa thai của họ, rồi sẽ đi vào hỏa ngục. Do đó, chúng ta phải giả định rằng họ chống lại sự thăng tiến đời sống trên mặt đất này, bởi vì họ nghĩ rằng đó là một điều tốt mà hàng triệu người phải chịu giày vò đau khổ đời đời. Đem so sánh với họ, Malthus hiện ra là có lòng thương xót.


Phụ nữ, như là đối tượng của tình yêu và ác cảm mạnh mẽ nhất của chúng ta, kích động những cảm xúc phức tạp, vốn chúng được thể hiện trong phương ngôn “khôn ngoan”.

Hầu như tất cả mọi người cho phép tự mình – nam hay nữ - một vài khái quát hóa hoàn toàn vô lý chứng minh là đúng được, về đối tượng người phụ nữ. Những người đàn ông đã lập gia đình, khi họ khái quát về đối tượng đó, phán đoán qua những bà vợ của họ; những phụ nữ tự phán đoán chính mình. Sẽ là buồn cười nếu như viết một lịch sử về những quan điểm của đàn ông về phụ nữ. Thời cổ đại, khi quyền tối cao của nam giới không bị tranh cãi và đạo đức Kitô giáo vẫn còn là chưa ai biết, phụ nữ đã là vô hại nhưng tương đối là ngớ ngẩn, và nếu một người đàn ông xem họ một cách đúng đắn nghiêm túc đã phần nào bị khinh thường. Plato nghĩ đó là một phản đối nghiêm trọng với những vở kịch mà nhà soạn kịch đã phải bắt chước phụ nữ trong việc tạo ra những vai nữ của mình. Với sự ra đời của đạo Kitô, người phụ nữ nhận lấy một phần mới, đó là của người đàn bà cám dỗ quyến rũ, nhưng đồng thời nàng cũng được tìm thấy có khả năng là một thánh nữ. Trong thời đại Victoria, vị thánh nữ được nhấn mạnh nhiều hơn người đàn bà cám dỗ; Những người đàn ông thời Victoria đã không thể thú nhận mình dễ bị cám dỗ. Những đức hạnh siêu việt của phụ nữ đã được làm nên một lý do để giữ cho họ ngoài vòng chính trị, trong đó, đã được chủ trương, không một đức hạnh cao cả nào có thể có được. Nhưng những người tranh đấu cho nữ quyền đã xoay ngược luận chứng, và cãi chắc rằng sự tham gia của phụ nữ sẽ làm cao thượng chính trị. Bởi vì điều này đã phải thành là một ảo tưởng, nên đã có bớt nói đi chuyện đức hạnh siêu việt của phụ nữ, nhưng vẫn còn một số những người thuộc nam giới, vốn họ bám chặt lấy quan điểm của các thày chăn chiên xem phụ nữ như sự cám dỗ. Tự bản thân những người phụ nữ, về hầu hết mọi phần, suy nghĩ về chính mình như một giới tính nhạy cảm, mà công việc của họ là tháo gỡ sự tác hại đến từ những điên cuồng xuẩn dại của của nam giới hung hăng. Về phần tôi, tôi không tin tất cả những sự khái quát hóa về phụ nữ, thuận lợi và bất lợi, nam tính và nữ tính, cổ kính và hiện đại;tất cả giống nhau, tôi nên nói, là kết quả từ sự hiếm hoi của kinh nghiệm.

Thái độ không hợp lý đã ngấm sâu của từng phái tính về phụ nữ có thể được nhìn thấy trong những tiểu thuyết, đặc biệt là trong những tiểu thuyết tồi. Trong những tiểu thuyết tồi của nam phái, có người phụ nữ mà với nàng tác giả đương yêu thương, họ thường sở hữu tất cả những duyên dáng quyến rũ, nhưng có phần nào yếu đuối bất lực, và đòi hỏi sự bảo vệ của nam giới, tuy nhiên, cũng có đôi khi, như trong Cleopatra của Shakespeare, nàng là một đối tượng của lòng căm thù đến điên cuồng, và được cho là hết sức xấu xa, và vô phương cứu chữa. Khi vẽ người nữ anh thư, tác giả nam phái không viết từ sự quan sát, nhưng chỉ đơn thuần là phóng ra những mục tiêu cảm xúc của riêng mình. Đối với những nhân vật nữ khác, ông khách quan hơn, và thậm chí có thể dựa vào sổ tay nhận xét của mình, nhưng khi ông đang yêu, đam mê của ông làm nên một lớp sương mù giữa ông và đối tượng của lòng dâng hiến. Những nhà viết tiểu thuyết phái nữ, cũng thế, có hai loại phụ nữ trong quyển sách của họ. Một là bản thân chính họ, đẹp say đắm quyến rũ, và tử tế tốt bụng, và với kẻ xấu ác, là đối tượng của thèm khát xác thịt, và với kẻ tốt lành, nhạy cảm, và có tâm hồn cao cả, là đối tượng của tình yêu, và liên tục bị đánh giá sai lầm. Còn loại khác kia, được làm đại diện cho tất cả những phụ nữ khác, và thường được mô tả như là nhỏ nhặt, hiểm độc có ác tâm, tàn nhẫn, và lừa lọc dối trá. Có vẻ như phán xét phụ nữ mà không có sự thiên vị, không phải là dễ dàng, dù từ nam giới hay nữ giới.

Những tổng quát hoá về những cá tính quốc gia cũng phổ biến giống y như, và cũng không có cơ sở giống giống như khái quát về phụ nữ. Cho đến năm 1870, người Đức đã được coi là một quốc gia của những vị giáo sư đeo kính trắng, luận suy ra tất cả mọi thứ từ hữu thức nội quan của họ, và hiếm khi nhận biết được thế giới bên ngoài, nhưng kể từ năm 1870, nhận thức này đã phải nhanh chóng chữa lại. Những người Pháp dường như được hầu hết người Mỹ nghĩ như là triền miên dấn mình vào dan díu tằng tịu yêu đương; Walt Whitman, trong một của những mục lục của ông, nói về “cặp ngoại tình người Pháp trên ghế trường kỷ ranh mãnh”. Những người Mỹ đã sang sống ở Pháp ngạc nhiên, và có lẽ thất vọng, bởi sự đậm đà trong đời sống gia đình. Trước cuộc cách mạng Nga, người Nga đã được ghi nhận có một linh hồn Slav huyền bí, vốn trong khi nó không có khả năng đến với họ ở hành vi nhạy cảm bình thường, nhưng cho họ một loại trí tuệ sâu thẳm mà dân chúng những quốc gia thực tế hơn không thể có hy vọng đạt được. Đột nhiên mọi thứ đã bị thay đổi: chủ nghĩa mysticism là taboo, và chỉ có những lý tưởng trần gian nhất là được khoan dung. Sự thật là những gì xuất hiện với một quốc gia (này) như là những cá tính quốc gia của quốc gia khác, tuỳ thuộc vào một vài cá nhân nổi bật, hoặc dựa trên giai cấp vốn xảy ra là nó nắm quyền lực. Vì lý do này, tất cả những tổng quát hoá về chủ đề này có khả năng xảy ra bị đánh đổ hoàn toàn bởi bất kỳ thay đổi chính trị quan trọng nào.


Để tránh những ý kiến ngu ngốc khác nhau vốn loài người có khuynh hướng mắc phải, không đòi hỏi phải là thiên tài siêu nhân. Một vài quy tắc đơn giản sau sẽ giữ cho bạn tránh khỏi, không phải tất cả sai lầm, nhưng những sai lầm ngờ ngệch.

Nếu vấn đề là một thuộc thứ có thể thể giải quyết được bằng quan sát, hãy tự mình làm quan sát. Aristotle có thể đã tránh được sai lầm trong suy nghĩ rằng phụ nữ có ít răng hơn nam giới, chỉ bằng phương kế đơn giản là hỏi bà Aristotle mở miệng cho rộng trong khi ông đếm. Ông đã không làm như vậy bởi vì ông nghĩ ông biết. Nghĩ rằng bạn biết, trong khi thực tế bạn không biết, là một sai lầm chết người, mà tất cả chúng ta nghiêng sang khuynh hướng phạm phải. Bản thân tôi tin rằng mình rằng loài nhím hedgehog ăn loài bọ hung có cánh cứng màu đen, bởi vì tôi đã được nghe kể rằng chúng ăn thế, nhưng nếu như tôi đã viết một cuốn sách về những thói quen của loài hedgehog, tôi không nên đoan chắc bản thân mình (về chuyện đó) cho đến khi tôi đã nhìn thấy một con hedgehog thưởng thức cái khẩu phần không ngon miệng này. Aristotle, tuy nhiên, đã kém thận trọng hơn. Những tác giả thời cổ và trung cổ đã biết tất cả về loài ngựa unicorn và loài rắn mối salamander; không một ai trong số họ đã nghĩ là cần thiết phải tránh những phát biểu có tính giáo điều về những con vật này bởi vì ông ta chưa bao giờ thấy một con nào trong số chúng.

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề ít dễ dàng hơn, nếu đem tới kiểm tra qua kinh nghiệm. Giống như hầu hết loài người, nếu như bạn có những xác quyết nồng nhiệt đam mê về nhiều những vấn đề loại như vậy, có những cách với chúng, bạn có thể làm cho chính mình nhận biết được sự thiên vị của riêng bạn. Nếu một ý kiến trái với của riêng bạn làm cho bạn giận dữ, đó là một dấu hiệu rằng tiềm thức bạn nhận thức được rằng bạn không có lý do chính đáng để suy nghĩ như bạn đương suy nghĩ. Nếu một người nào đó chủ trì rằng hai cộng hai là năm, hoặc nước Iceland ở trên đường xích đạo, bạn cảm thấy thương hại hơn là giận dữ, trừ khi bạn biết quá ít về số học, hoặc địa lý mà ý kiến của người ấy lay chuyển xác quyết trái ngược của riêng bạn. Những tranh cãi man rợ nhất là về những vấn đề mà về phần chúng không có bằng chứng tốt đẹp cho bất kỳ một cách nào trong cả hai cách. Bức hại, khủng bố đã được sử dụng trong thần học, không phải trong số học, bởi vì trong số học có kiến thức, nhưng trong thần học chỉ có ý kiến. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn thấy chính mình trở nên tức giận về một sự khác biệt của ý kiến dư luận, chính bạn nên cảnh giác, bạn rất có thể sẽ tìm thấy, trong tra xét, là niềm tin của bạn đương đi vượt ra ngoài quá khỏi những gì chứng cứ bảo đảm được.

Một cách tốt để tự mình thoát sạch khỏi một số loại nào đó thuộc về chủ nghĩa giáo điều là trở thành nhận thức được những ý kiến được nắm giữ trong những giới xã hội khác với của riêng bạn. Khi tôi còn trẻ, tôi sống nhiều ở ngoài nước tôi, ở Pháp, Đức, Ý, và nước Mỹ. Tôi thấy điều này rất có lợi trong việc làm suy giảm dần cường độ của những thành kiến hẹp hòi. Nếu bạn không thể đi du lịch, tìm kiếm những người mà bạn không đồng ý, và đọc một tờ báo thuộc về một đảng phái mà không phải là của bạn. Nếu những người đó, và tờ báo có vẻ điên rồ, ngoan cố, và độc ác, nhắc nhở với tự bản thân bạn rằng đối với họ, bạn xem ra có vẻ (cũng) như vậy. Theo quan điểm này, cả hai bên có thể cùng đúng, nhưng chúng không có thể cả hai cùng sai. Điều phản ánh này sẽ tạo ra một cẩn thận nào đó nhất định.

Trở thành có nhận biết về những phong tục của nước ngoài, tuy nhiên, không phải luôn luôn có một hiệu quả có lợi. Trong thế kỷ 17, khi Mãn Châu chinh phục nước Tàu, đã là phong tục giữa những người Tàu, giữ chân phụ nữ nhỏ bằng cách bó chân, và giữa những người Mãn Châu, đàn ông để tóc đuôi sam. Thay vì mỗi sắc dân bỏ đi phong tục ngu xuẩn của mình, mỗi bên lại làm theo phong tục ngu xuẩn của bên kia, và người nước Tàu vẫn tiếp tục để tóc đuôi sam cho đến cuộc cách mạng năm 1911, khi họ khi họ thoát khỏi sự thống trị của Mãn Châu.

Đối với những người có đủ óc tưởng tượng tâm lý, đó là một kế hoạch hay để tưởng tượng một cuộc tranh cãi với một người có một thiên kiến khác biệt. Điều này có một lợi thế, và chỉ có một, so với trò chuyện trong thực tế với đối thủ, lợi thế có một là phương pháp này là không phải chịu cùng những giới hạn về thời gian hay không gian. Mahatma Gandhi phàn nàn về đường sắt, và tàu biển chạy hơi nước, và các máy móc; ông muốn làm quay trở ngược lại toàn bộ cuộc cách mạng kỹ nghệ. Bạn có thể sẽ không bao giờ thực sự có cơ hội gặp được bất kỳ một ai trong những người giữ quan điểm này, bởi vì ở những nước phương Tây, hầu hết mọi người nhận những tiện ích của kỹ thuật hiện đại như chuyện đương nhiên sẵn đấy. Nhưng nếu bạn muốn chắc chắn rằng bạn là đúng khi đồng ý với ý kiến hiện hành, bạn sẽ tìm thấy nó một kế hoạch tốt để kiểm tra những luận chứng vốn chúng xảy ra với bạn, bằng cách xem xét những gì Gandhi có thể nói trong khi bác bỏ của chúng. Một đôi khi, tôi đã được dẫn đến thực sự thay đổi trí tưởng của tôi như là kết quả của loại đối thoại tưởng tượng này, và như vậy, tôi đã thường xuyên thấy bản thân mình phát triển thêm dần thành giáo điều ít hơn, và kiêu căng ít hơn, thông qua việc thực hiện những hợp lý có-thể-có-được của một đối thủ giả thiết tưởng tượng.

Phải rất thận trọng với những ý kiến mà chúng thổi phồng sự tự-đánh-giá của bạn. Con người ta, cả nam lẫn nữ, cứ chín trong đám mười người, đã được thuyết phục vững chắc về sự xuất sắc siêu việt của giới tính của mình. Có dồi dào nhiều bằng chứng về cả hai bên. Nếu bạn là một người nam, bạn có thể chỉ ra rằng hầu hết những nhà thơ và nhà khoa học là nam giới, nếu bạn là một người nữ, bạn có thể vặn lại rằng đúng như vậy với hầu hết bọn những tội phạm. Câu hỏi này vốn không giải quyết được, nhưng lòng tự-đánh-giá che dấu hầu hết mọi người với điều này. Tất cả chúng ta, bất cứ đến từ một phần nào của thế giới, đã đươc thuyết phục rằng quốc gia của riêng chúng ta là vượt trội hơn của tất cả những người khác. Thấy rằng mỗi quốc gia có những thành tích và khuyết điểm đặc trưng của nó, chúng ta điều chỉnh tiêu chuẩn những giá trị của chúng ta để làm cho những giá trị sở hữu của đất nước chúng ta là những cái thực sự quan trọng, trong khi những khuyết điểm của nó là tương đối tầm thường. Ở đây, một lần nữa, người hữu lý sẽ thừa nhận rằng câu hỏi là một trong những câu mà không có được câu trả lời đúng có thể chứng tỏ được. Là điều khó khăn hơn khi đối phó với sự tự-đánh-giá của con người như là một con người, bởi vì chúng ta không thể thảo luận vấn đề ra với một vài trí não không-con người nào đó. Cách duy nhất tôi biết để đối phó với tự phụ phổ thông của con người này, là nhắc nhở chúng ta rằng con người là một hồi kịch ngắn ngủi trong tấn tuồng là đời của một hành tinh nhỏ, trong một góc tí hon của vũ trụ, và rằng, trong chừng mực chúng ta biết, những phần khác của vũ trụ có thể chứa đựng những sự sống cũng siệu việt hơn nhiều so với chúng ta, như chúng ta so với con sứa biển jellyfish.

Những cảm xúc mạnh mẽ khác, ngoài sự tự-đánh-giá, là những nguồn phổ thông của sai lầm; trong số này có lẽ quan trọng nhất là sợ hãi. Sự sợ hãi đôi khi hoạt động trực tiếp, bằng cách bịa đặt ra những lời đồn đại về thảm họa trong thời chiến tranh, hoặc bằng tưởng tượng ra những đối tượng của kinh hoàng, chẳng hạn như những bóng ma, đôi khi nó hoạt động gián tiếp, bằng những tạo ra niềm tin vào một cái gì đó an ủi, chẳng hạn như thuốc tường sinh bất tử, hay thiên đường cho chính chúng ta, và hỏa ngục cho những kẻ thù của chúng ta. Lo sợ có nhiều hình thức - sợ cái chết, sợ hãi bóng tối, sợ hãi cái-không-biết, sợ hãi về bầy đàn, và cái sợ hãi mơ hồ đã tổng quát hóa vốn đến với những ai che giấu với chính họ những hãi hùng khủng khiếp cụ thể hơn của họ. Cho đến khi bạn đã thú nhận nỗi sợ hãi của riêng bạn với chính mình, và đã phòng ngự chính bạn bằng một nỗ lực khó khăn của ý chí chống lại sức mạnh tạo huyền thoại của chúng, bạn không thể hy vọng suy nghĩ thực sự về nhiều những vấn đề quan trọng lớn lao, đặc biệt là về phần quan hệ với những tin tưởng tôn giáo. Sợ hãi là nguồn chính của mê tín dị đoan, và một trong những nguồn chính của tàn nhẫn ác độc. Chinh phục sợ hãi là sự khởi đầu của trí tuệ khôn ngoan, trong việc theo đuổi chân lý như trong nỗ lực theo sau một phương cách xứng đáng của đời sống.

Có hai cách để tránh sự sợ hãi: một là bằng những tự thuyết phục bản thân rằng chúng ta có miễn dịch với những thiên tai, và cách kia là do thực hành của lòng can đảm tuyệt đối. Cách sau là khó khăn, và đối với hầu hết mọi người, nó trở nên không thể làm được tại một điểm nào đó nhất định. Do đó, cách kể trước đã luôn luôn được phổ biến hơn. Magic (ma thuật) thời nguyên thủy có mục đích bảo đảm sự an toàn, hoặc bằng làm những kẻ thù bị thương, hoặc bằng những bảo vệ chính mình bằng bùa, phép thuật, hay những câu thần chú. Với không có bất kỳ thay đổi thiết yếu nào, niềm tin theo những cách như vậy để tránh nguy cơ, đã sống sót trong suốt nhiều thế kỷ của nền văn minh Babylon, lan truyền rộng từ Babylon suốt hết toàn đế quốc của Alexander, và đã được những người Lamã kết thu trong quá trình hấp thụ văn hóa Hylạp của họ. Từ những người Lamã, nó lan truyền xuống đến những quốc gia Kitô và Islam thời Trung cổ. Khoa học hiện nay đã làm giảm đi niềm tin vào ma thuật, nhưng nhiều người đặt niềm tin nhiều hơn vào những linh vật hơn là họ sẵn sàng thú nhận, và vào phép phù thủy, trong khi Hội nhà thờ đã lên án, chúng vẫn còn chính thức là một tội lỗi khả hữu.

Tuy nhiên, magic là một cách thô sơ để tránh những kinh hoàng, và hơn nữa, không phải là một cách rất hiệu quả, bởi vì những nhà magic [53] xấu xa luôn luôn chứng tỏ là mạnh mẽ hơn những nhà hiền lành. Trong thế kỷ thứ 15, 16 và 17, sự khiếp hãi về những bà phù thủy [54] và thầy pháp sư [55] đã dẫn đến việc đốt hàng trăm ngàn những người bị kết án về những tội này. Nhưng những tin tưởng mới hơn, đặc biệt là về đời sống sau, trong tương lai, đã tìm những cách có hiệu quả hơn để chống lại sự sợ hãi. Socrates vào ngày ông chết (nếu như Plato có là tin được) đã bày tỏ niềm tin chắc rằng trong thế giới kế tiếp, ông sẽ sống trong cùng nhóm bạn bè với những vị gót và những anh hùng, và bao quanh chỉ bởi những linh hồn vốn là những người sẽ không bao giờ phản đối biện luận dài vô tận của ông. Plato, trong “Republic”, đã nói rõ ra rằng những quan điểm lạc quan vui vẻ về thế giới kế tiếp phải được Nhà nước áp dụng thi hành, không phải vì chúng đã đúng, nhưng để làm cho những binh sĩ sẵn sàng chết trong chiến trận. Ông đã không muốn có bất cứ gì của những thần thoại truyền thống về Hades, bởi vì chúng trình bày những linh hồn của người chết như là không hạnh phúc.

Kitô giáo chính thống, trong Thời đại của Đức tin, đã đặt định những luật lệ rất đâu ra đó về sự cứu rỗi. Trước tiên, bạn phải được rửa tội, sau đó, bạn phải tránh tất cả những sai lầm có tính thần học; cuối cùng, trước khi chết, bạn phải, ăn năn những tội lỗi của bạn và nhận sự xá tội. Tất cả những điều này sẽ không cứu bạn khỏi lò luyện tội, nhưng nó sẽ đảm bảo sự tới nơi cuối cùng của bạn ở thiên đàng. Không cần thiết phải biết thần học. Một thày chăn chiên áo đỏ nổi tiếng. phát biểu một cách đầy thẩm quyền, rằng những đòi hỏi của giáo lý chính thống sẽ được thỏa mãn. nếu như bạn lẩm nhẩm lúc trên giường chết của bạn: “Tôi tin tất cả những gì Hội nhà thờ tin; Hội nhà thờ tin tất cả những gì tôi tin”. Những hướng dẫn rất rõ ràng này đã phải làm cho những người Catô chắc chắn tìm thấy đường tới thiên đàng. Dù sao đi nữa, nỗi khiếp hãi về hỏa ngục vẫn còn dai dẳng, và đã gây ra, trong thời gian gần đây, một sự dịu nhẹ lớn về những giáo điều về phần ai là những người sẽ bị đày hỏa ngục. Học thuyết, nhiều người Kitô hiện đại đã thú nhận công khai, rằng tất cả mọi người sẽ đi lên thiên đàng, thế nên bỏ hết đi sự sợ hãi cái chết, nhưng trong thực tế, sự sợ hãi này là quá bản năng để có thể dễ dàng bị đánh bại. F.W.H. Myers, người mà học thuyết spiritualism đã chuyển sang niềm tin vào một kiếp sống tương lai, đã hỏi một người phụ nữ gần đây có con gái chết, về phần những-gì bà cho là linh hồn của cô đã trở thành. Bà mẹ trả lời: “Ồ, tốt thôi, tôi cho rằng cô ấy đang vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng tôi muốn ông sẽ đừng nói về chủ đề không dễ chịu này”. Mặc dù với tất cả những-gì khoa thần học có thể làm được, đối với hầu hết mọi người, thiên đàng vẫn còn là một “chủ đề không dễ chịu”.

Những tôn giáo tinh tế nhất, như của những người như Marcus Aurelius và Spinoza, vẫn còn quan tâm với sự chinh phục sợ hãi. Học thuyết của phái Stoic đã là đơn giản: nó đã chủ trương rằng sự tốt đẹp duy nhất là đức hạnh, với nó không có kẻ thù nào có thể lấy mất của tôi, do đó, không cần phải sợ những địch thù. Sự khó khăn đã là không có ai thực sự có thể tin rằng đức hạnh là sự tốt đẹp duy nhất, ngay cả Marcus Aurelius cũng không, vị này, là hoàng đế, đã tìm sao không những chỉ để làm cho thần dân của mình đức hạnh, nhưng để bảo vệ họ chống lại những quân rợ xâm lăng, các bệnh dịch, và những trận đói. Spinoza đã dạy một học thuyết có phần nào tương tự. Theo như ông, tốt lành đích thực của chúng ta bao gồm trong sự lãnh đạm với những gia tài trần tục của chúng ta. Cả hai người đã tìm thoát khỏi sự sợ hãi bằng cách lấy cớ giả vờ rằng những thứ như khổ đau thể chất không thực sự là xấu xa tà ác. Đây là một cách cao thượng để thoát khỏi sợ hãi, nhưng vẫn còn dựa trên niềm tin sai lầm. Và nếu thực sự được chấp nhận, nó sẽ có tác dụng xấu, làm cho con người lãnh đạm, không chỉ với đau khổ riêng của họ, mà còn đối với những người khác.

Dưới ảnh hưởng của sự sợ hãi lớn lao, gần như tất cả mọi người trở nên mê tín dị đoan. Những thủy thủ ném Jonah [56] xuống biển, đã tưởng tượng sự hiện diện của Jonah là nguyên nhân của cơn bão, vốn đe doạ đánh chìm con tàu của họ. Trong một tinh thần tương tự, những người Nhật, vào thời điểm của trận động đất Tokyo đã tàn sát những người Koreans và những người theo đảng Tự do. Khi người Lamã đã giành chiến thắng trong những cuộc chiến tranh Punic, người Carthage trở thành bị thuyết phục rằng bất hạnh của họ là do một sự lỏng lẻo dẽ dãi nhất định nào đó đã thấm nhập vào sự thờ phụng thần Moloch. Moloch thích có trẻ con làm vật hy sinh dâng tế ông ta, và thích chúng là con của giới quý tộc, nhưng những gia đình quý tộc của thành Carthage đã làm theo một thực hành là đem trẻ em con nhà tiện dân lén lút thay thế vào chỗ con cái của họ. Điều này, đã được nghĩ là đã không làm gót hài lòng, và trong những giây phút đen tối nhất, ngay cả những trẻ em con nhà quý tộc nhất đã bị ngọn lửa tiêu thụ một cách hợp lệ. Thật lạ lùng mà nói, những người Lamã đã chiến thắng, mặc dù có những cải cách dân chủ này về phần của kẻ thù của họ.

Sợ hãi tập thể kích thích bản năng bầy đàn, và có xu hướng sản xuất tàn bạo đối với những người không được coi là thành viên của bầy đàn. Đã là như thế trong Cách mạng Pháp, khi sự khiếp sợ những đội quân nước ngoài đã sản xuất ra Triều đại Khủng bố. Và đó là vì sợ hãi mà những người Đức Nazis, khi bại trận đến gần càng cận kề hơn, đã tăng cường mức độ những chiến dịch của họ để diệt người Dothái. Sợ hãi tạo phát ra những xung lực tàn bạo, và do đó quảng bá những tin tưởng dị đoan như vậy như có vẻ để biện minh cho hành động tàn ác. Không một người nào, cũng không phải một đám đông nào, cũng không phải một quốc gia nào, có thể tin cậy được là hành động nhân đạo, hoặc suy nghĩ sáng suốt dưới ảnh hưởng của một sợ hãi lớn lao. Và vì lý do này những kẻ nhát gan là dễ thành đối xử tàn ác hơn những người can đảm, và cũng dễ bị mê tín dị đoan. Khi tôi nói điều này, tôi nghĩ đến những người can đảm trong tất cả mọi phương diện, không chỉ phải chỉ khi đối mặt với cái chết. Nhiều người sẽ có can đảm để chết hào hùng, nhưng sẽ không có can đảm để nói, hoặc thậm chí để suy nghĩ, đó là nguyên nhân mà ông đã được yêu cầu để chết cho, là một-điều-gì không xứng đáng. Bị làm nhục, mất mặt, đối với hầu hết mọi người, là đau đớn hơn cái chết, đó là một trong những lý do tại sao, trong những thời đại của sự phấn khích tập thể, rất ít người liều lĩnh không đồng quan điểm với những quan điểm hiện hành. Không có người thành Carthage nào đã phủ nhận gót Moloch, bởi vì làm như thế sẽ đòi hỏi can đảm nhiều hơn là đã cần thiết - để đối mặt với cái chết trong chiến trận.

Nhưng chúng ta đã dần trở nên quá nghiêm trọng. Những mê tín dị đoan không phải là luôn luôn đen tối và tàn nhẫn ác độc, chúng thường thêm vui tươi cho đời sống. Một lần, tôi đã nhận được một thông báo liên lạc từ Gót Osiris [57], cho tôi số điện thoại của ông ta, vào lúc đó, ông sống tại một vùng ngoại ô thành phố Boston. Mặc dù tôi đã không có tự ghi tên tôi vào đám những tín đồ của ông, bức thư của ông đã cho tôi niềm vui. Tôi thường xuyên đã nhận được thư, từ những người tự loan báo chính mình là đấng Cứu thế (Messiah) [58], và thúc giục tôi đừng bỏ qua đề cập đến sự kiện quan trọng này trong những bài diễn thuyết của tôi. Trong Thời kỳ Cấm Rượu ở nước Mỹ [59], có một giáo phái đã duy trì rằng lễ ban thánh thể nên được cử hành với rượu whisky, không phải với rượu nho; giáo lý này cho họ một quyền pháp lý để có một nguồn cung cấp rượu mạnh, và giáo phái này đã phát triển nhanh chóng. Ở nước Anh, có một giáo phái chủ trương rằng những người Anh là (hậu duệ của) mười bộ lạc bị thất lạc, có một giáo phái chặt chẽ hơn, trong đó cho rằng những người Anh chỉ là (hậu duệ của) những bộ lạc của Ephraim và Manasseh. Bất cứ khi nào tôi gặp phải một thành viên của một trong những giáo phái này, tôi xưng mình là người có quan hệ chặt chẽ với giáo phái kia, và những kết quả có biện luận thật nhiều dễ chịu. Tôi cũng thích những người nghiên cứu Kim tự tháp Lớn [60], nhằm giải mã những chữ viết cổ ghi truyền thuyết thần bí của nó. Nhiều những bộ sách lớn đã được viết về chủ đề này, một số trong chúng đã được tác giả đem cho giới thiệu với tôi. Đó là một sự kiện độc đáo đặc biệt rằng Kim tự tháp Lớn luôn luôn tiên đoán lịch sử thế giới chính xác được cho đến ngày công bố của cuốn sách trong nói về vấn đề, nhưng sau ngày đó nó trở nên kém tin cậy. Nói chung tác giả hy vọng, sẽ không lâu, có chiến tranh tại Ai Cập, tiếp theo là tận thế Armageddon, và sự xuất hiện của Antichrist, nhưng đến thời gian này, có nhiều người đã được công nhận là Antichrist quá, khiến người đọc đã miễn cưỡng bị đẩy tới hoài nghi.

Tôi đặc biệt ngưỡng mộ một nữ tiên tri nào đó, bà này đã sống cạnh một hồ nước ở miền Bắc tiểu bang New York, khoảng năm 1820. Bà tuyên bố với đám đông nhiều đi người theo bà, rằng bà có năng lực đi bộ trên mặt nước [61], và bà đã đề nghị làm như vậy lúc 11:00 giờ vào một buổi sáng nhất định nào đó. Đến giờ đã loan báo, có hàng ngàn những tín đồ mộ đạo tập họp bên cạnh hồ nước. Bà nói với họ rằng: “Có phải tất cả các bạn hoàn toàn đã tin phục rằng tôi có thể đi bộ trên mặt nước hay không?”. Đồng thanh một giọng, họ trả lời: “Có, chúng tôi có!”. “Trong trường hợp đó”, bà tuyên bố, “không còn cần cho tôi làm như vậy nữa”. Và tất cả họ đã trở về nhà, tinh thần hết sức phấn chấn.

Có lẽ thế giới sẽ mất một số thích thú và đa dạng của nó, nếu những niềm tin như thế đã bị hoàn toàn thay thế bằng khoa học lạnh lùng. Có lẽ chúng ta có thể cho phép tự chúng ta hân hoan về những người Abecedarians [62], những người được gọi như thế là bởi vì, sau khi bác bỏ tất cả những hiểu biết của thế tục, họ nghĩ rằng học ABC là xấu xa. Và chúng ta có thể vui hưởng những lúng túng của thày chăn chiên dòng Jesuit ở Nam Mỹ, người đã tự hỏi làm thế nào con gấu lười [63], kể từ trận lụt Đại hồng thủy trong kinh Thánh, đã có thể vượt qua suốt trọn con đường từ núi Ararat (ở Turkey) để đến Peru - một cuộc hành trình, mà sự chuyển vận cực kỳ đà đận uể oải của nó, làm cho gần như lạ thường không thể nào tin được. Một người khôn ngoan sẽ vui hưởng những tốt lành vốn chúng có một nguồn cung cấp dồi dào, và với bã rác nói xàm trí thức ông sẽ tìm thấy một khẩu phần phong phú, trong thời đại của riêng chúng ta đây, cũng như trong tất cả mỗi thời đại khác.








An Outline of Intellectual Rubbish (1943)
Bertrand Russell (1872-1970)


Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Aug/2010)




Dịch từ Bertrand Russell, “An Outline of Intellectual Rubbish: A Hilarious Catalogue of Organized and Individual Stupidity”trong The Basic Writings of Bertrand Russell (1903-1959), Part II, The Nobel Prize Winning Man of Letters, biên tập Robert. E. Egner và Lester E Denonn với lời tựa của Bertrand Russell (London: Routledge, 2001), pp. 73-99.




[1] Desiderius Erasmus, 1466-1536 – Sinh quán ở Rotterdam, thày chăn chiên Kitô, nhưng sống và dạy học thần học ở Oxford và Cambridge. Là thủ lĩnh phong trào vận động trong giáo dục được gọi là “humanism” (chủ trương đề cao giá trị và lấy con người làm trung tâm). Erasmus tin tưởng và đề cao khả năng tự nâng cao của con người qua giáo dục. Tư tưởng và những phê phán của ông đối với hội nhà thờ đã góp phần mở đường đưa đến cuộc cải cách tôn giáo Protestant Reformation của Martin Luther.
Tác giả The Praise of Folly (“The Moriae encomium”), xuất bản năm 1511, là tác phẩm nổi tiếng của Erasmus và có lẽ Russell nhắc ở đây.
[2] The Ages of Faith – khoảng 325-1300.
[3] Người Mỹ bình dân, quen miệng, khi có ai hắt hơi gần mình là nói “bless you”, và như tác giả nói, dù nay họ cũng chẳng biết vì sao. Tôi đã hỏi rất nhiều người Mỹ, họ ngẩn ngơ không biết, và còn không biết là nó vốn có một lý do.
[4] Năm 1934, khi một trận động đất xảy ra tại tiểu bang Bihar, India có hàng nghìn người chết, Mahatma Gandhi gọi đó là sự trừng phạt của God về sự kỳ thị của những người Ấn với những người trong xã hội của họ, bị xem là thuộc giai cấp bần tiện – không-chạm-đến, vốn ông kêu gọi thay đổi bãi bỏ. Nhưng nhà thơ Rabindranath Tagore đã phản đối cách giải thích này của Mahatma Gandhi.
Không phải chuyện cũ, thế kỷ qua, nhưng ngay năm nay, Jan/2010, tại nước Mỹ, một thày chăn chiên nổi tiếng - Pat Robertson, cũng nói tương tự như vậy về bão cơn bão lụt thảm khốc Hurricane Katrina ở Mỹ, và động đất ở Haiti với hơn 70, 000 người chết. và trước đó thiên tai do sóng thần tsunami gây ra trong nhiều quốc gia ở Ấn độ dương, năm 2004.
Đây là một vấn nạn cho những người theo các tôn giáo độc thần, tin vào một Gót toàn thiện và toàn năng. Câu hỏi đơn giản tại sao có những đau khổ tai ương – một trong câu trả lời của họ, trước đến sau, Đông sang Tây – là sự trừng phạt của Gót.
Trong lịch sử tư tưởng, Great Lisbon Earthquake, năm 1755, ghi dấu biến cố này ảnh hưởng tới hầu như toàn thể giới intelligentsia của châu Âu thời đó với các tên tuổi Voltaire, Theodor Adorno, Jean-Jacques Rousseau, Kant, Descartes và Leibniz.
Đó là các thiên tai, còn về phần những gì do con người làm (chiến tranh, tranh chấp kẻ ác xem như thắng thế, kẻ hiền chịu thiệt thòi hay bị sát hại?) – Câu trả lời phức tạp hơn là – ý chí tự do – mặc dù Gót tạo ra con người nhưng cho nó có ý chí tự do (free will) – nên nó làm bậy, chịu hậu quả. Nói như thế cũng tương tự như hỏi một cha mẹ sao để con hư giết người trộm cắp – và giả định là người này có toàn quyền năng thay đổi, ngăn cản nó, và cả toàn bộ môi trường sống, điều kiện sống của nó – câu trả lời là “ấy ngăn được đấy nhưng vì quá thương chiều con, nên đã để nó được tự do, muốn làm gì thì làm!”. Một nhận xét sơ khởi là - ở đây thật lạ lùng hơn – xem dường Gót có sự chọn lựa – vì nếu thế, “con chiều” là kẻ giết người, là “con yêu”; còn kẻ bị giết – con bị giết (vì theo lý thuyết hiện nay (xưa không vậy) ai cũng là con của Gót cả) – là “con ghét!”.
Đây là một vấn nạn lớn, thách đố thần học Kitô, đặt sự hiện hữu của Gót vào nghi ngờ, hay thẳng thừng không có. Trong triết học tôn giáo và thần học gọi là “problem of evil”, hay “the argument from evil”.
Vấn nạn về KhổÁc được đặt ra rất sớm: Epicurus (341–270 B.C.) là triết gia Greek đầu tiên trong lịch sử triết học phương Tây đặt vấn nạn này – nay còn ghi lại các câu hỏi nghi ngờ của ông về sự hiện hữu của một God – được biết là Nghịch lý Epicurus (Epicurean paradox) – đây là dạng biết đến sớm nhất của Vấn nạn về KhổÁc – các câu nổi tiếng và cho đến nay vẫn được dẫn chứng như sau:
Is God willing to prevent evil, but not able? - Then he is not omnipotent.
Is he able, but not willing? - Then he is malevolent.
Is he both able and willing? - Then whence cometh evil?
Is he neither able nor willing? - Then why call him God?
Phải chăng God muốn ngừa Xấu Ác, nhưng không thể? – Vậy ông không toàn năng
Phải chăng ông có thể ngừa, nhưng không muốn? – Vậy ông ta xấu bụng hiểm ác
Phải chăng ông ta vừa có thể và không muốn? - Vậy từ đâu Xấu Ác đến đây
Phải chăng ông ta không thể và không muốn? – Vậy còn gọi ông là God làm gì?
Xem thêm - Bertrand Russell, Có God Hay Không?- ( Is there a God?) tôi đã giới thiệu trên blog này.
[5] Augustus Montague Toplady (1740 –1778). Ngày nay ông được nhắc như người soạn bản ca vịnh dùng trong nhà thờ Anh giáo “Rock of Ages”.
[6] George Henry Borrow (1803 –1881) tác giả người Anh, và The Bible in Spain là tác phẩm ký sự nổi tiếng của ông.
[7] “A Peeping Tom”: chỉ một kẻ có bệnh thích xem trộm – thường là hình ảnh hay hoạt động khiêu dâm, họ tìm thấy khoái lạc khi nhìn trộm kẻ khác, thí dụ - lúc quần áo, hay tắm, hay làm tình,… - (a voyeur) .
[8] Tạm dịch là “tội lỗi”, nhưng sau khi đọc về những gì tác giả thuật và suy nghĩ sẽ thấy ngay thực sự “sin” theo như quan điểm Kitô không tương đương với “tội” hay “lỗi” quen thuộc như của người Việt thông thường vẫn hiểu.
[9] Euthanasia.
[10] Archbishop of Canterbury
[11] Apostles' Creed – bản văn ghi các tin tưởng của các học trò đầu tiên của Jesus - điều 4 & 5: “passus sub Pontio Pilato, crucifixus, mortuus, et sepultus, descendit ad ínferos, tertia die resurrexit a mortuis,” - “Người bị Pontius Pilate khảo hành, bị đóng đinh treo giá chữ thập, chết, và bị chôn. Người xuống hỏa ngục, Ngày thứ ba người lại trỗi dậy” (“He suffered under Pontius Pilate, was crucified, died, and was buried. He descended into hell. On the third day he rose again.”)
[12] Quan điểm chung từ thời tác giả cho đến nay về lai lịch của bệnh syphilis, là do những thủy thủ theo Columbus sang Tân thế giới, lúc về đã mang bệnh syphilis truyền vào châu Âu, khoảng năm 1493.
Đây là giả thuyết “Columbus hypothesis”. Dù đúng hay sai về trường hợp Columbus và niên đại 1493, bệnh đó, hay một bệnh truyền nhiễm tình dục nào khác cũng phải có một khời đầu, vậy câu hỏi mỉa mai của Russell đặt ra là với mốc thời gian đó, với thời gian trước mốc thời gian đó, và với căn bệnh tương ứng đó, và ở xã hội có căn bệnh đó, nếu xem như từng phạt tội lỗi của Gót.
Lúc tác giả viết bài này, năm 1943, đến nay, 2010 đã hơn 60 năm, nhưng vấn đề đang bàn vẫn là vấn đề thời sự. Vẫn một thái độ và cũng một quan điểm tương tự như vậy, nghĩa là vừa phản khoa học, vừa vô nhân đạo của hội nhà thờ Kitô với bệnh AID, đặc biệt đương hoành hành tại châu Phi.
Sau cùng là thái độ và quan điểm nhìn bệnh tật như sự trừng phạt của Gót, dù nhìn dưới bất cứ khía cạnh nào, ít nhất cũng là thái độ phản khoa học và hoàn toàn vô nhân đạo.
[13] Thành phố Reno, tiểu bang Nevada, nước Mỹ nổi tiêng vì các sòng bài, và từ những năm 1930’s có luật ly dị dễ dãi nhất so với tất cả các tiểu bang khác của nước Mỹ, nên những người muốn ly dị (về hành chính, hôn nhân dân sự) đến đây để thực hiện ý muốn của mình. Phổ thông đến nỗi, khi một phụ nữ Mỹ nói “tôi đi đến Reno đây” có nghĩa là bà sắp sửa ly dị người chồng hiện có của mình.
[14] Samuel Butler ( (1835–1902), tác giả Erewhon - xem Tại Sao Tôi Không là người Kitô? Bản dịch LDB và chú thích tương ứng
[15] Câu nói của Jesus chép trong kinh thánh – hiển nhiên chỉ có nghĩa bóng thôi, và đó là nghĩa mọi tín đồ Kitô đã hiểu, nên trong thực tế không ai thực sự làm theo đúng như vậy cả, thế nên có những câu khác cũng chỉ có nghĩa bóng một cách tương tự. Tác giả phê phán lối giải thích kinh Thánh, tùy tiện theo ý mình, lúc “bóng” lúc “đen”, chẳng qua giả dối, cốt biện minh cho chủ quan của người xử dụng trong các hoàn cảnh khác biệt.
[16] Với giả định: có Gót, ấy toàn năng, và toàn thiện – nếu vậy không có “tội lỗi”, theo như lôgích. Đây là một paradox cổ điển.
[17] Đây là thời Dark Ages, truy lùng đốt giết – kinh thánh - Exodus 22:18 - “Thou shalt not suffer a Witch to live”.
[18] Kinh Thánh - Timothy 3:2 “A bishop then must be blameless, the husband of one wife”
[19] James Hopwood Jeans (1877 - 1946): Nhà bác học nước Anh, về vật lý, thiên văn và toán học; đồng thời với tác giả.
[20] Thành phố Mons, Belgium, giao tranh giữa quân Anh và Đức, 1914, đồn đãi những chuyện như - có thiên thần hiện trong đám mây sáng chói, giúp quân Anh.
[21] “Blood libel”: “vu hoạ máu”: là sự vu khống những người Do thái đã bắt có trẻ con đạo Kitô (hay Muslim) – giết lấy máu làm lễ.
Chuyện nổi tiếng – trong thế giới Anh ngữ - đã được một thày chăn chiên Kitô kể lại, đứa trẻ trong chuyện đã được tôn là thánh (thánh chiên) - là William of Norwich (1144), và thày chăn chiên Kitô viết chuyện là Thomas of Monmouth, xảy ra tại nước Anh. Đây là trường hợp tiêu biểu cho sự “vu hoạ máu” (đối với người Do Thái) giữa những cộng đồng người Kitô châu Âu cho đến tận gần đây.
[22] George III (1760-1820) – vua nước Anh.
[23] “the curse of Eve”: chuyện kể trong kinh Thánh, sau khi ăn trái cấm, Eva bị God nguyền rủa:
“I will greatly increase your pains in childbearing; with pain you will give birth to children.Your desire will be for your husband, and he will rule over you”. Genesis 3:16:
[24] Giải thích mới nhất là phụ nữ Nhật – thích sự sinh đẻ tự nhiên, sợ ảnh hưởng của dược liệu đến thai nhi, tránh sự dùng thuốc men (medicalisation), và xem chịu đựng đau khi sinh nở” như sự trưởng thành tâm lý. Có một “huyền thoại” là có “đẻ đau” mới thương yêu và gắn bó với con cái hơn!.
Không chỉ phụ nữ nhưng các y sĩ, bà đỡ cũng tán đồng quan điểm này. Họ thường không đề nghị xử dụng thuốc mê khi sinh nở.
(Xem thêm Pamela Kendall Stone and Helaine Selin, Childbirth Across Cultures: Ideas and Practices of Pregnancy, Childbirth and the Postpartum, Springer, NewYork 2009)
[25] Herodotus of Halicarnassus: sử gia cổ Hylạp (484-425 TCN) được xem như nhà viết sử đầu tiên của thế giới. Bộ sách “The Histories” – như tên sách của ông - đã đem cho ngành học này tên gọi.
[26] đại đế của đế quốc Persia (600 BC hay 576 TCN)
[27] Negro – từ có ý miệt thị.
[28] Hoặc là “con Trời” như ở Tàu – hay “giòng Trời” ở Nhật.
[29] Người Hylạp – đúng hơn người các thành phố thương mãi nam bán đảo Hylạp, xem tất cả các dân khác là dã man, gọi họ là “man rợ” – barbarian – có nghĩa là không-Hylạp, nhưng cũng ẩn nghĩa là không văn minh như mình.
Cũng như dân Tàu, xem mình là trung tâm thế giới (nước ở giữa), ngày nay cũng có thể hiểu và biện hộ - từ “Trung quốc” là chỉ có ý tượng trưng, nhưng thực sự, trong thời cổ, họ tưởng và xem đó là sự thực địa lý; xem họ là ở giữa thế giới, khi họ viết “thiên hạ” có nghĩa là thế giới - và xem mọi sắc dân sống xung quanh mình, đều là mọi rợ, dã man, không văn minh – các sắc dân phương Bắc là Địch; Đông là Di; Tây là Nhung; Nam là Man.
Trong từ nguyên, trước đây, tên gọi các sắc dân thiểu số đều có dùng những bộ khuyển (chó) trùng (sâu bọ); cho thấy ý khinh miệt, cao ngạo của họ. Mặc dù một số chữ đó, nay đã được chữa lại.
[30] Vidkun Quisling (1887-1945) – sĩ quan người Norwegian, đã cộng tác với Nazis trong thời Norway bị chiếm đóng, sau chiến tranh, ông bị xử bắn.
[31] Ở các nước Âu Mỹ, quả thực vẫn có một dư luận – hay huyền thoại thành thị (urban myth) - người Jews thông minh hơn các sắc dân khác –phần vì thán phục và phần vì ghen tị, nhận xét này, nhìn trên mặt nổi, khá hiển nhiên nếu đếm những sự thành công của họ trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt khá trỗi bật trong kinh tài, tư tưởng, triết học, các ngành khoa học, và không kém trong những lĩnh vực nghệ thuật...
Một giải thích được chấp nhận ngầm là – họ là những người sống xót, sau hàng nghìn năm bị ngược đãi, kỳ thị khốc liệt, những người này nếu còn đến nay – trong quá khứ đã phải có những khả năng đặc biệt để sinh tồn, những ai trong họ, nếu đã không có hay không tôi luyện được khả năng tài giỏi hơn những người xung quanh, hẳn đã không còn giòng giống nối dõi đến tận ngày nay. Nói khác đi, họ là thành quả ngẫu nhiên từ sự tinh luyện của thời gian đằng đẵng, đãi lọc của những hoàn cảnh lịch sử xương máu khắc nghiệt.
Một giải thích nữa, có lẽ vững chắc hơn, như của Russell sau đây, là họ thực ra bị pha trộn giống rất nhiều. Cái họ còn giữ và kết nối họ với nhau chặt chẽ, là tôn giáo và văn hoá cùng những gì quanh tôn giáo đặc biệt ấy, chứ không phải giòng máu, huyết thống.
[32] Tên người Dutch gọi một giống thổ dân ở vùng nam châu Phi, tên xưng đúng là “Khoekhoe”, hay “Khoikhoi”.
[33] Chuyện kể trong kinh thánh, Cain và Abel là hai anh em trai, vì ghen tị Cain giết em mình là Abel. Cả hai được kể là con của Adam và Eva.
Sau đó Gót nguyền và đánh dấu Cain – dấu đó thực sự là gì, cho đến nay các học giả vẫn bàn cãi chưa ngã ngũ.
[34] Churching of Women: một nghi lễ của đạo Kitô cho phụ nữ sau khi sinh con, ngày nay không mấy còn phổ thông – sau khi sinh nở - người mẹ đến nhà thờ để được thày chăn chiên ban phước, cũng có nguồn nói là để được tẩy rửa thanh sạch.
[35] Nhóm 17 nguyên tố hoá học với số atomic 21, 39, và trong số từ 57- 71. Tên gọi đất hiếm trong nguyên văn - “rare earths” - là lối dùng thuật ngữ sai, vì chúng không phải là đất.
[36] Tiền nói ở đây – trong những nước lấy vàng làm bản vị (gold standard) - nên tiền cũng chính là vàng.
[37] The great depression – khoảng 1930
[38] Penile subincision
[40] transubstantiation: Biến đổi bản thể - lý thuyết chống đỡ giáo điều của phép ban thánh thể trong đạo Kitô – bánh và rượu chuyển thể thành thịt và máu của Jesus đã chết – giáo điều được hội nhà thờ khắp thế giới nhấn mạnh là thực chứ không phải chỉ có ý nghĩa tượng trưng.
Ở đây – Russell mỉa mai – một điều phi lý đến đâu, nhưng tuyên truyền, nhồi sọ tài tình cũng có đông người tin theo. Plato cũng nói dân chúng có thể lừa được, và Hobbes cũng mặc nhiên công nhận.
Xem sự Sam Harris, “Sự Hy sinh Lý trí”, bản dịch LDB
[41] duels.
[42] “chân lý” cúa tôn giáo Kitô, kể trong những ngày chủ nhật khi đi lễ nhà thờ do các thày chăn chiên tuyên giảng.
[43] Điều này đã xảy ra với chính tác giả - Russell hai lần vì phản đối chiến tranh và những quan điểm về tôn giáo – hai lần tại Cambridge, nước Anh và New York, nước Mỹ.
[44] Giáo phái Kitô Khoa học - Christian Science - ở Mỹ, tôn giáo do Mary Baker Eddy thành lập năm 1866.
[45] Lunatic.
[46] Dạy chó mèo,.. không đi cầu, đi tiểu bậy trong nhà.
[47] exhibitionist
[48] kleptomania
[49] Sau thế chiến I, nước Đức thua trận.
[50] Mạnh mẽ nhất – và vẫn không thay đổi - cho đến giờ này, hôm nay (Aug/2010)
[51] Thomas Robert Malthus (1766-1834) – thày chăn chiên, học giả, chuyên về nhân khẩu học, và kinh tế chính trị, nổi tiếng với luận văn An Essay on the Principle of Population (1798), trình bày thuyết dân số của Malthus – dân số có khuynh hướng tăng nhanh hơn sản xuất thực phẩm, đưa đến những hậu quả thảm khốc tai hại không thể tránh, trừ khi nạn nhân mãn được kềm giữ bằng cấm đoán luân lý, hay chiến tranh, nạn đói, hay dịch bệnh.
[52] “phép lạ năm ổ bánh và hai con cá” chuyện kể lại trong kinh Thánh. Chỉ với năm ổ bánh nhỏ và hai con cá nhỏ, nhưng Jesus đã cho ăn một đám đông hàng ngàn dân chúng. (“lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, tạ ơn, rồi bẻ bánh ra mà trao cho môn đồ, đặng phát cho đoàn dân; lại cũng chia hai con cá cho họ nữa” - Mark 6:41).
[53] magician
[54] witch
[55] sorcerer
[56] Jonah: nhân vật trong kinh thánh cựu ước, Gót ra lệnh cho ông đi đến Nineveh để báo cho dân chúng ở đó biết tội lỗi của họ đã đến tai Gót, nhưng ông đã đi ngược hướng đến Jaffa rồi đáp thuyền đi Tarshish. Trên đường đi, sóng bão lớn nổi lên, và ông thú nhận với thủy thủ là ông chắc do làm trái ý Gót, cứ ném ông xuống biển là êm. Quả là như vậy, sau khi ông bị ném xuống biển, hết sóng gió.
Chuyện còn tiếp theo, là ông bị cá – theo lệnh Gót –chực sẵn, nuốt ông, rồi sau ba ngày lại được nhả ông ra, không chết.
[57] Osiris: Egyptian god of the underworld and judge of the dead.
[58] Kẻ cứu thế, như Jesus đã tự xưng, đây là một truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc Trung Đông, tìm thấy trong cả ba tôn giáo Judaism, Islam và Kitô.
[59] Prohibition in the United States, 1920 -1933, trong thời kỳ này rượu bị cấm làm, bán, tiêu thụ. Nhưng đến 1933, thì bị bãi bỏ, do các lý do kinh tế, xã hội nên không thể cấm mãi được.
[60] The Great Pyramid of Giza.
[61] Đây là một “phép lạ” rất phổ thông, kể trong kinh Thánh, sau khi làm chuyện “đi” trên mặt biển Galilee, các học trò của Jesus tin vào ông (“Khi các môn đồ đã chèo ra độ chừng hai mươi lăm hay là ba mươi dặm, thấy Jesus đi trên mặt biển, gần tới chiếc thuyền, thì sợ hãi” – John 6:19)
[62] Abecedarians: một giáo phái Anabaptists - ở nước Đức, thể kỷ 16. những người, vì lý do tin tưởng tôn giáo, tuyệt đối khinh bỉ kiến thức con người. Họ gạt bỏ hết tất cả mọi phương cách giáo huấn, tuyên bố rằng một ai muốn được “cứu chuộc” phải hoàn toàn ngu si đến không biết ngay cả ba chữ cái đầu của alphabet là ABC, nên họ có tên là A-B-C-darians = “Abecedarians”.
[63] Sloth