Saturday, September 17, 2022

Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? (03)


Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào?

(What Kind Of Creatures Are We?)

Noam Chomsky

(← ... tiếp theo) 

 

 



2 | CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC GÌ?

 

 

TRONG CHƯƠNG 1, tôi đã bàn luận câu hỏi “Ngôn ngữ là gì?” và đã cân nhắc suy nghĩ những gì chúng ta có thể học được về loài sinh vật là chính chúng ta, từ thăm dò cặn kẽ vào trong sự có riêng đặc biệt này của con người. Một lượng khá nhiều, tôi tin đã gắng để nêu lên và minh họa. Trong chương này, tôi muốn tiếp sang những câu hỏi tổng quát hơn về những khả năng nhận thức của chúng ta, và đặc biệt, chúng đi vào trong phạm vi và những giới hạn của sự hiểu biết của chúng ta như thế nào.

 

Có một khái niệm gọi là “thuyết bí ẩn mới do Owen Flanagan [1] đã ghép chữ đặt ra, ông là người đã định nghĩa nó như “một lập trường của phong trào hậu-hiện đại, đã hình thành với ý định đâm một đinh sắt, loại đóng đường rầy xe hỏa, xuyên thủng ‘tim’ chủ thuyết khoa học [2], bằng chủ trương rằng ý thức có thể không bao giờ được giải thích hoàn toan.[3] Từ ngữ này đã được mở rộng sang những câu hỏi bao quát hơn về phạm vi và bản chất của những giải thích vốn trí tuệ con người có thể dễ dàng nhận hiểu được. Tôi sẽ dùng từ ngữ trong nghĩa bao quát hơn, vốn với tôi xem dường mang ý nghĩa nhiều quan trọng hơn.

 

Tôi đã được kể như một trong những ‘thủ phạm’, chịu trách nhiệm cho phát biểu sai lêch’ với quan điểm chính thống của phong trào hậu-hiện đại’ này, mặc dù tôi thích một tên gọi khác : phát biểu đúng thực hiển nhiên [4]. Đó là những gì tôi đã nghĩ bốn mươi năm trước, trong khi nêu lên một phân biệt giữa những vấn đề rơi vào bên trong những khả năng nhận thức của chúng ta và những bí ẩn không rơi vào bên trong khả năng đó.[5] Trong những từ ngữ tôi đã mượn từ giải thích về suy luận nắm bắt [6] của Charles Sanders Peirce, não thức con người là một hệ thống sinh học vốn cung cấp cho nó – một phạm vi rộng rãi nhưng có giới hạn [7]của những “giả thuyết có thể chấp nhận được”, vốn là những nền tảng của điều tra khoa học của con người và bằng cùng lý luận, của những thành tựu nhận thức trong tổng quát. Như một vấn đề lôgích đơn giản, hệ thống phải bỏ ra ngoài những giả thuyết và những ý tưởng khác không thể dễ dàng nhận hiểu được tất cả với chúng ta, hay quá xa trong một số nấc thang để có thể dễ dàng nhận hiểu được nào đó trong thực tế, dù chúng có thể được nhận hiểu với một não thức có cấu trúc khác biệt – nhưng đây có lẽ không là quan điểm của Peirce. UG đóng một gì đó của cùng vai trò cho ngôn ngữ, quan sát cơ bản có tác dụng bao trùm cho tất cả những khả năng về sinh học.

 

Khái niệm của nắm bắt của Peirce đôi khi được đánh bóng như suy luận đưa đến giải thích tốt nhất [8], nhưng dù không khai triển, khái niệm đi xa hơn thế. Điều quan trọng, Peirce đã nhấn mạnh trên những giới hạn của “những giả thuyết có thể chấp nhận được”, vốn ông đã cho là hầu như chật hẹp, một điều kiện tiên quyết cho việc “tưởng tượng những lý thuyết chính xác”. Ông đã quan tâm với sự phát triển của kiến thức khoa học, nhưng cũng thế với sự tiếp nhận của hiểu biết thực tiễn thông thường, đặc biệt với sự tiếp nhận ngôn ngữ .[9]

 

Tương tự sẽ sẽ hy vọng đúng, ngay cả của những câu hỏi vốn chúng ta có thể thành hình; cấu trúc bẩm sinh (về ngôn ngữ) đem cho một phong phú nhiều loại của những câu hỏi thành hình được, trong khi ngăn chặn những câu khác vốn một số não thức khác biệt có thể nhìn nhận là những câu đúng để hỏi. Tôi cũng đã dẫn những ý tưởng phần nào tương tự của Hume, người đã nhìn nhận rằng cũng giống như những loài “dã thú”, vì thế “phần lớn của kiến thức con người” tùy thuộc trên “một hình thái của những bản năng tự nhiên”, vốn “bắt nguồn từ bàn tay nguyên thủy của tự nhiên” – trong những thuật ngữ của chúng ta, là vốn có được do di truyền. Cùng những kết luận theo sau.

 

Với tôi, quả thực tất cả những điều này xem dường gần với sự phát biểu đúng thực hiển nhiên, nếu có lẽ không vì những lý do vốn đã dẫn nhiều nhân vật lỗi lạc đến những kết luận khá giống nhau. Nếu chúng ta đều là những cấu trúc sinh học, không là những thiên thần, khi đó những khả năng nhận thức của chúng ta đều tương tự như những gì gọi là “những khả năng vật lý” và nên được nghiên cứu giống nhiều như những hệ thống khác của cơ thể được nghiên cứu.

 

Lấy thí dụ, hệ thống tiêu hóa. Loài động vật có xương sống có “một bộ óc thứ hai”, “bộ óc ruột”, [10] hệ thống thần kinh ruột, “một vị trí độc lập của tiến trình tích hợp và tác động thần kinh”. Cấu trúc và những tế bào thành phần của nó “giống với cấu trúc của não hơn là của bất kỳ cơ quan ngoại vi nào khác”. Có nhiều tế bào thần kinh trong ruột hơn trong xương cột sống, thực tế là nhiều hơn “phần toàn bộ còn lại của hệ thần kinh ngoại vi của chúng ta”, chỉ riêng trong ruột non là 100 triệu. Bộ óc ruột cũng là một “nhà kho hóa chất rộng lớn, bên trong nó mặt tất cả những lớp của dẫn truyền thần kinh tìm thấy trong não”, với truyền thông nội bộ thì “phong phú và giống như bộ óc trong sự phức tạp của nó”. Ruột là “cơ quan duy nhất có chứa một hệ thống thần kinh nội tại có khả năng thực hiện những phản xạ trong điều kiện hoàn toàn không có input từ não hay tủy sống”. Bộ óc trong ruột đã tiến hóa cùng nhịp với bộ óc trong đầu”. Nó đã trở thành “một trung tâm tiến hành dữ liệu thời nay, vốn cho chúng ta khả năng để hoàn thành một số nhiệm vụ rất quan trọng và không thích thú nhưng không cần cố gắng tâm ”, và khi chúng ta may mắn, nó làm việc đó “hiệu quả và ngoài ý thức của chúng ta”. Có thể là nó “cũng có những thần kinh tâm lý của riêng nó”, và một số nhà nghiên cứu ngày nay cho biết rằng nó dễ mắc những bệnh của não như Alzheimer, Parkinson và autism. Nó có những chuyển đổi cảm giác tế bào cho tiếp nhận thần kinh và bộ máy điều tiết riêng, vốn trang bị để giải quyết với những công việc đặc biệt do những cơ quan nó chịu tác động áp đặt, trừ ra những cơ quan khác.[11]

 

Không có bất đồng ý kiến, “bàn tay nguyên thủy của tự nhiên” ấn định những gì bộ óc ruột có thể và không thể làm – những “vấn đề” nó có thể giải quyết và những “bí ẩn” vốn ngoài tầm với của nó. Không có bất đồng ý kiến, phạm vi và những giới hạn đều liên hệ: những thuộc tính cấu trúc vốn cho phạm vi cũng đặt những giới hạn. Trong trường hợp của bộ óc ruột, không có tranh luận nào về một số “giả thuyết bản năng bẩm sinh” khó hiểu – vốn thường bị lên án trong trường hợp của ngôn ngữ, nhưng chưa bao giờ được biện hộ, vì không có giả thuyết nào loại giống như vậy ngoài những ý kiến khác loại về những gì là thành phần di truyền. Không có những phàn nàn rằng sau tất cả ngần ấy năm, thành phần di truyền của bộ óc ruột thì vẫn chưa hiểu được đầy đủ – giống đúng như trong những lĩnh vực khác. Nghiên cứu của bộ óc ruột theo thuyết nội tại [12]. Không có phê bình triết học nào dựa trên sự kiện rằng những gì diễn ra trong hệ tiêu hóa tùy thuộc chủ yếu trên những vấn đề nằm bên ngoài nó, ở nơi nào khác trong cơ thể, hay ở ngoài da. Người ta nghiên cứu bản chất của hệ thống nội tạng, và những tương quan với bên ngoài của nó, nhưng không có những phân vân khó xử về triết học nào.

 

Những quan tâm tương đương được coi là đặt ra những đilemma khó xử nghiêm trọng cho việc nghiên cứu bộ óc thứ nhất và khả năng của nó, đặc biệt là ngôn ngữ của con người. Điều này với tôi có vẻ như là một thí dụ về một khuynh hướng khác với thông thường để giải quyết những phương diện tinh thần của cơ thể con người một cách khác biệt với những gọi là những phương diện vật chất, một loại thuyết nhị nguyên về phương pháp, vốn nó thì độc hại hơn thuyết nhị nguyên về siêu hình theo Descartes. Thuyết nhị nguyên siêu hình vừa kể là một giả thuyết khoa học đáng trọng, nhưng đã chứng minh là sai, khi Newton hủy hoại nền móng triết học cơ học của khoa học thời nay buổi ban đầu, qua chứng minh rằng một trong những thực thể theo Descartes – cơ thể thì không hiện hữu, do đó xóa bỏ vấn đề não thức-cơ thể, ít nhất trong dạng theo Descartes của nó, và sau khi bỏ ngỏ câu hỏi “thể chất” hay “vật chất” được giả định là gì.[13] Ngược lại thuyết nhị nguyên về phương pháp xem dường như không có gì để ủng hộ nó. Nếu chúng ta buông bỏ nó, sau đó khó khăn để thấy tại sao bộ óc thứ nhất, đặc biệt về những phương diện nhận thức của nó, nên được nghiên cứu trong một số đường lối nào đó vốn khác biệt nền tảng với đường lối người ta nghiên cứu bộ óc ruột, hay bất kỳ thành phần nào khác của cơ thể. Nếu như vậy, thuyết bí ẩn chỉ là một dạng khác của phát biểu đúng thực hiển nhiên, cùng với thuyết nội tại ngược lại với những quan điểm được chủ trương rộng rãi.

 

Vì những lý do khác nhau và nhiều loại, nhiều nhân vật lỗi lạc từng vướng vào tội đã chấp nhận những phát biểu đúng thực hiển nhiên của thuyết bí ẩn. Tôi giả định rằng người ta sẽ gồm cả Bertrand Russell, chín mươi năm trước, khi ông đã đón nhận cái nhìn của phái theo Hume rằng “mức thang cao nhất [của sự chắc chắn] thuộc về những tri giác được của riêng tôi”, [14] và khi đó chúng ta có thể nghĩ đến những xây dựng của não thức như những cố gắng để tạo ý nghĩa cho những gì chúng ta tri giác, cho dù là những xây dựng phản xạ của hiểu biết theo thực tiễn thông thường hoặc những cố gắng được cân nhắc hơn và kỷ luật hơn của khoa học – vốn cho chúng ta thấy rằng những gì được “đem cho” trong tri giác là một xây dựng từ những dữ liệu đến từ bên ngoài và cấu trúc tâm , những vấn đề không lâu sau đó đã được C.I. Lewis thảo luận thú vị đáng chú ý. [15]

 

Như Hume đặt vấn đề, chúng ta phải giữ theo “triết học Newton”, với “một hoài nghi khiêm tốn đến một mức độ nhất định nào đó, và một thú nhận công bằng về sự thiếu hiểu biết trong những ngành học, vốn vượt quá tất cả khả năng con người” – vốn Hume gồm hầu như tất cả mọi sự vật việc vượt ngoài những xuất hiện thấy được bên ngoài. Chúng ta phải “kiềm chế, tránh những chất vấn liên quan đến bản chất thực và những hoạt động của chúng”. Nó là sự tưởng tượng, “một loại của khả năng kỳ diệu trong hồn người, vốn … thì không giải thích được bằng những cố gắng tột mực của sự hiểu biết con người”, vốn dẫn chúng ta đến tin tưởng rằng chúng ta có kinh nghiệm về những đối tượng tiếp tục hiện hữu từ bên ngoài, gồm một não thức hay tự ngã. [16] Ngược lại với Dr. Johnson, G.E. Moore, và những nhân vật đáng ngưỡng phục khác, lý luận của ông, xem dường với tôi, đáng tôn trọng.

 

Trong một nghiên cứu kỹ lưỡng và giàu tài liệu về phần phụ lục trong Treatise của Hume [17], Galen Strawson lập luận, tôi nghĩ là thuyết phục, rằng Hume cuối cùng đã đi đến nhìn nhận rằng những khó khăn ông đối mặt đều sâu xa hơn rất nhiều. Điều là hiển nhiên”, Hume đã kết luận, “rằng có một nguyên lý của sự liên kết giữa những suy nghĩ hay ý tưởng khác nhau trong não thức”, một sự liên kết thực sự, không là một do tưởng tượng bịa đặt. Nhưng không có chỗ cho một thực thể hiện hữu thực, loại giống như vậy trong triết học / tâm lý học của ông, vì vậy cuối cùng “những hy vọng của ông đã tan biến”. Những nguyên lý nền tảng của ông đã sụp đổ, không cứu vãn được. Một trong những khoảnh khắc thấm thía đáng buồn hơn cả trong lịch sử triết học.[18]

 

Với Russell, theo đó vật lý học có thể chỉ hy vọng để khám phá “khung cấu trúc nhân quả của thế giới, [trong khi nghiên cứu] những tri giác được chỉ trong những phương diện nhận thức của chúng; những phương diện khác của chúng nằm ngoài tầm nhìn của nó”, dù chúng ta nhìn nhận sự hiện hữu của chúng, nhưng trong thực tế, ở mức độ chắc chắn cao nhất, không biết liệu chúng ta có thể tìm thấy những giải thích thỏa đáng trong những nỗ lực về khoa học của chúng ta hay không.

 

Tất cả điều này xem dường trước sau là thuyết bí ẩn, có lẽ sau khi sửa đổi nó bằng việc đặt ý thức ở trên mức thang cao nhất của sự chắc chắn trong khi mọi gì khác đều rơi vào trong những vấn đề, một mức độ nào đó dù không hoàn toàn. có lẽ ngay cả những-bí ẩn-cho-con người. Việc đó sẽ gồm những câu hỏi khó giải quyết được nhìn như “những vấn đề khó” trong buổi đầu của khoa học và triết học thời nay, trong thế kỷ 17 và XVIII. Rắc rối nhất trong số những vấn đề khó trong thời đó đã liên quan với bản chất của chuyển động, của lực hút (hấp dẫn) và lực đẩy. Những “vấn đề khó” chưa bao giờ đã được giải quyết. Đúng hơn, chúng đã bị bỏ rơi và được những nhà quan sát nhạy bén hơn, như Locke và Hume, xem như những bí ẩn vĩnh viễn – ít nhất là những bí ẩn-cho-con người, chúng ta có thể nói thêm.

 

Thời đó đã hiểu rất rõ điều đó. Locke đã viết rằng trong khi chúng ta vẫn còn trong “sự thiếu hiểu biết không thể chữa khỏi của những gì chúng ta mong muốn để biết” về vật chất và những tác động của nó, và không có “khoa học của những vật thể nào [vốn đem cho những giải thích đúng thực] thì trong tầm với của chúng ta”, Locke đã được quyển sách khôn ngoan sáng suốt, không gì sánh bằng, của Newton thuyết phục, rằng nó là một giả định quá táo bạo để giới hạn quyền năng của Gót, trong điểm này, theo những khái niệm thiển cận của tôi[19]. Mặc dù lực hấp dẫn của vật chất với vật chất “với tôi thì không thể nghĩ tưởng nổi”, [20] sao đi nữa, như Newton đã chứng minh, chúng ta phải nhìn nhận rằng nó là trong quyền năng của Gót “để đặt vào trong những vật thể, những sức mạnh và những đường lối của những hoạt động, bên trên những gì có thể lấy ra được từ ý tưởng về vật thể của chúng ta, hay có thể giải thích được bằng những gì chúng ta biết về vật chất”. Và nhờ vào công trình của Newton, chúng ta biết rằng “gót đã làm như vậy”. [21]

 

Đem cho những phát biểu đúng thực hiển nhiên về bí ẩn, những gì là không thể mường tượng được với tôi thì không tiêu chuẩn cho những gì có thể hiện hữu. Sau khi buông bỏ gót học, chúng ta có thể hình thành lại những tưởng của Locke như chủ trương rằng thế giới tự nhiên có những thuộc tính vốn những bí ẩn-cho-con người.

 

Newton đã không đồng ý. Trong tìm kiếm không ngừng của ông cho số cách nào đó để tránh kết luận “phi lý” rằng những đối tượng tác động lẫn nhau từ xa, ông đã phỏng đoán rằng Gót, vị ở khắp nơi, có thể là “tác nhân không-vật chất” nằm dưới những tác động lẫn nhau về lực hấp dẫn. Nhưng ông đã không thể đi xa hơn, vì ông đã gạt bỏ “những giả thuyết bịa đặt” vượt quá những gì có thể được thiết lập thực nghiệm. Newton đã đồng ý với Leibniz , người phê bình ông nổi tiếng nhất, rằng tác động lẫn nhau nhưng không có tiếp xúc thì “không thể nghĩ tưởng được”, dù ông đã không đồng ý rằng nó là một “thuộc tính huyền bí vô lý”, trong những lời của Leibniz.[22] Newton đã chủ trương rằng những nguyên lý của ông không là huyền : “chỉ nguyên nhân của chúng là huyền ”. Những nguyên nhân này, ông hy vọng, sẽ được giải thích trong những thuật ngữ vật lý, nghĩa là những thuật ngữ của triết học cơ học, hay một gì giống như chúng. Trong sự vắng mặt của thành tựu đó, để suy diễn quy nạp những nguyên lý tổng quát từ những hiện tượng, Newton đã biện luận, và “để nói cho chúng ta biết những thuộc tính của những tác động của tất cả những sự vật có thể tuân theo những nguyên lý thể hiện đó như thế nào, sẽ là một bước tiến rất lớn trong triết học, dù những nguyên nhân của những nguyên lý này vẫn đã chưa được khám phá.

 

Trong đào sâu nghiên cứu của ông về Newton như một triết gia, Andrew Janiak biện luận rằng Newton đã có những lý do độc lập cho việc gạt bỏ sự tác động lẫn nhau nhưng không tiếp xúc. Janiak nhận xét “hiểu biết của Newton về vị trí của Gót bên trong thế giới vật chất, tạo thành một khung cấu trúc siêu hình cho suy nghĩ của ông, đúng trong ý hướng rằng nó thì không là để tài để xem xét lại qua suy ngẫm trên kinh nghiệm hay qua sự phát triển của khoa học vật lý”. Và “nếu tác động thần thánh từ xa là có thể”, đem lại tác động từ một không gian, “khi đó toàn năng của Gót không cần được phân tích như Newton đã luôn luôn phân tích nó, trong những thuật ngữ của sự toàn năng thần thánh”.

 

Những người theo Newton về sau đã gạt đi phần siêu hình, do đó chấp nhận tác động từ một không gian, bên trong những xây dựng lý thuyết, trong khi làm ngơ với tính “không thể nghĩ tưởng được” của những kết luận về thế giới vốn đã làm những người nổi tiếng đương thời của Newton phải băn khoăn, và cũng cả chính Newton.

 

Theo đó, những mục tiêu của tìm hiểu khoa học đã ngầm bị giới hạn: từ loại của tính có thể tưởng tượng được vốn đã là một tiêu chuẩn cho sự hiểu biết thực trong khoa học thời nay ban đầu, đến một gì hạn hẹp hơn nhiều: tính thể hiểu được của những lý thuyết về thế giới [23]. Điều này với tôi có vẻ như một bước mang ý nghĩa quan trọng trong lịch sử của tư tưởng và nghiên cứu con người, nhiều hơn là so với những gì đã tổng quát nhìn nhận. Nó tác động trực tiếp trên phạm vi của thuyết bí ẩn trong nghĩa mở rộng.

 

Locke đã tiếp tục để kết luận rằng cũng chỉ như Gót đã thêm vào vật chất những thuộc tính tinh thần không thể thấu hiểu được, loại như lực hấp dẫn, Gót cũng có thể đã “chồng thêm” khả năng của suy nghi vào vật chất. Sau khi thay thế “Gót” bằng “Tự Nhiên” mở ra đề tài để tìm hiểu, một con đường đã được theo đuổi rất sâu rộng trong những năm tiếp sau, dẫn đến kết luận rằng tư tưởng là thuộc tính của những thể dạng nhất định của vật chất có tổ chức.[24] Như Darwin đã phát biểu lại sự hiểu biết khá phổ thông, rằng không cần thiết để phải nhìn suy nghĩ, “một chất tiết ra của óc”, như “kỳ diệu hơn lực hấp dẫn, một thuộc tính của vật chất” [25] – không thể thai nghén mường tượng nổi với chúng ta, nhưng đó là một sự kiện không nói về thế giới bên ngoài, nhưng về những giới hạn nhận thức của chúng ta.

 

Một số hiểu biết giai đoan đầu thời nay của những vấn đề này đã được khám phá lại, trong những năm gần đây, đôi khi với một một cảm nhận ngạc nhiên thán phục, như khi Frances Crick thành hình “giả thuyết kinh ngạc” của ông rằng những trạng thái tâm xúc cảm của chúng ta “trong thực tế đều không gì khác hơn hành vi động thái của một hợp thể lớn rộng của những tế bào thần kinh và những phân tử liên kết của chúng”. Trong văn học triết học, khám phá lại này đã đôi khi được nhìn như một ý tưởng mới triệt để trong sự nghiên cứu não thức. Như Paul Churchland đã nói, khi trích dẫn John Searle, ý tưởng mới là “khẳng định táo bạo rằng những hiện tượng tâm lý thần kinh đều hoàn toàn (thuộc) tự nhiên và có nguyên nhân là những hoạt động của hệ thần kinh não”. Những nêu lên này lập lại, hầu như trong cùng những từ, những hình thành của những thế kỷ trước, sau khi vấn đề não thức-cơ thể truyền thống đã trở thành không thể hình thành được với việc Newton phá bỏ khái niệm mạch lạc chặt chẽ duy nhất của cơ thể (hay vật thể, vật chất, v.v.): lấy thí dụ, kết luận của Joseph Priestley rằng những thuộc tính “đã gọi là tâm ” thu giảm là cấu trúc có tổ chức của não”, đã được Locke, Darwin và nhiều người khác phát biểu bằng những từ khác nhau, và hầu như không thể tránh được, xem dường như sau sự sụp đổ của triết học cơ học vốn đã cung ứng những nền tảng cho khoa học thời nay buổi đầu.[26]

 

Mười năm cuối của thế kỷ 20 đã được gọi là “Mười năm của Bộ Óc”. Khi giới thiệu một tuyển tập gồm những luận thuyết phê duyệt những kết quả của nó, nhà khoa học thần kinh Vernon Mountcastle đã trình bày chủ đề hướng dẫn như luận đề của khoa sinh học mới rằng “những sự vật việc về tinh thần, thực sự là não thức, là những thuộc tính nổi lên của bộ óc, [dù] những nổi lên này đều …được tạo ra bởi những nguyên lý… vốn chúng ta vẫn còn chưa hiểu– vẫn là nhắc lại những hiểu biết của thế kỷ mười tám, hầu như trong cùng những từ.ngữ [27]

 

Tuy nhiên, câu “chúng ta còn chưa hiểu” nhắc nhở chúng ta nên thận trọng. Chúng ta có thể nhớ lại nhận xét của Bertrand Russell, năm 1927, rằng những luật hóa học “hiện nay không thể thu giảm thành những luật vật lý học”, một sự kiện đã khiến những nhà khoa học lỗi lạc nhìn hóa học như không gì khác hơn một phương thức của tính toán vốn có thể đoán trước những kết quả thí nghiệm, nhưng không thực sự của khoa học. Ngay sau khi được khám phá, nhận xét của Russell, mặc dù đúng, đã không được chú ý coi trọng. Những định luật hóa học, trong thực tế, đã không thể thu giảm thành những định luật vật lý học, như vật lý học thời đó đã hiểu, mặc dù sau khi vật lý học đã trải qua những thay đổi căn bản, với cách mạng của thuyết quantum, nó đã thống nhất với một hóa học hầu như hoàn toàn không đổi.

 

thể ở đây cũng có những bài học cho khoa học thần kinh và triết học của não thức. Khoa học thần kinh thời nay thì hầu như đã không được thiết lập vững chắc như vật lý học một thế kỷ trước đây. Trong thực tế, có những gì dường như với tôi là những phê bình khá thuyết phục về những giả định nền tảng của nó.[28] Khẩu hiệu phổ biến rằng sự nghiên cứu của não thức là khoa học thần kinh ở một mức độ trừu tượng có thể thành ra cũng lầm lạc đúng như những phát biểu tương đương về hóa học chín mươi năm trước đây đó là, nếu chúng ta nghĩ về khoa học thần kinh của ngày nay. [29]

 

Lưu ý rằng những câu hỏi vốn nổi lên liên quan với vấn đề này không có tác động trên việc coi não thức là bộ óc được nhìn ở một mức độ trừu tượng nhất định nào đó, như trong thảo luận ở đây.

 

Thomas Nagel, trong tác phẩm gần đây, vốn đã từng gây nhiều phản đối, viết rằng “não thức, tôi nghi ngờ, thì không là một xảy ra bất ngờ không giải thích được [30] hay một món quà khác thường và của thần linh, nhưng là một phương diện cơ bản của tự nhiên vốn chúng ta sẽ không hiểu cho đến khi chúng ta vượt lên trên những giới hạn đã xây đắp vững chặt trong những ‘chính thống’ của khoa học đương thời”. [31] Nếu việc đó quay ra đúng, nó sẽ không là một rời bỏ gì nhiều với lịch sử khoa học, mặc dù nhắc gọi của ông về do dự không tin’ và ‘hiểu biết thực tiễn thông thường’, tôi nghĩ, sẽ đi theo con đường vốn những quan tâm tương tự đã bị bỏ rơi từ cuối thế kỷ XVII, khi việc đem vào của những khám phá của Newton đã bị đồng hóa và những mục đích của nghiên cứu khoa học đã bị giới hạn ngầm rất đáng kể, như đã thảo luận trước đó.

 

Dưới ánh sáng của những khám phá này và những kết luận hàm ý của chúng, Hume đã viết rằng thành tựu lớn nhất của Newton là đã kéo tấm màn che ra khỏi một số những bí ẩn của Tự Nhiên, trong khi cũng ‘đặt trả lại những bí mật cuối cùng của [Tự nhiên] về với sự tối tăm khó hiểu đó, chúng đã từng ở trong đó và sẽ mãi mãi ở trong đó”. [32] Ít nhất là với con người. Tất cả một hình thức của thuyết bí ẩn kiên quyết, cho những lý do thực chất quan trọng.

 

Về phần ý thức, nó đã đi vào nói viết bàn luận triết học hiện đại vào khoảng cùng thời. Trong nghiên cứu học thuật toàn diện gần đây của ông về phạm vi những đề tài này, Udo Thiel tìm thấy rằng triết gia người England đầu tiên đem dùng rộng rãi danh từ “ý thức”, với một ý nghĩa triết học, là Ralph Cudworth, trong những năm 1670, mặc dù phải tận 50 năm sau, ý thức’ nói đó mới đã thành một đối tượng của thăm dò trong sự quan trọng riêng của nó .[33] Tiếp sau, ý thức đã được đồng nhất với suy tưởng, như Descartes đã từng làm với nó. Và với một số người, như von Humboldt [34], tư tưởng đã được đồng nhất xa thêm nữa, với ngôn ngữ, vốn đem cho ngôn ngữ của tư tưởng, những ý tưởng vốn có thể phần nào được xây dựng lại trong những từ ngữ thời nay, như tôi đã thảo luận trong chương 1. [35]

 

Trong thời kỳ hiện đại, xác định tưởng đồng nhất với ý thức xuất hiện trở lại trong những lối khác nhau, thí dụ, trong luận điểm của Quine rằng sự tuân theo quy luật [36] thu giảm, hoặc thành “phù hợp”, như những hành tinh phù hợp với định luật Kepler, hoặc với “hướng dẫn” bởi tư tưởng hữu thức. Hay trong “nguyên tắc liên kết” [37] của Searle, chủ trương rằng những hoạt động của não thức phải cách nào đó có thể nhận hiểu được với kinh nghiệm hữu thức, một ý tưởng vốn không dễ để được phát biểu cho mạch lạc chặt chẽ. Cho dù nhận những tuyên bố duy nghiệm hay những qui định thuật ngữ nghiên cứu, những học thuyết này loại ra ngoài nhiều của những gì đã được khám phá về sự tuân theo quy luật trong ngôn ngữ hay tri thức, thí dụ, quy luật của tùy thuộc-cấu trúc cho ngôn ngữ vốn tôi đã thảo luận trong chương 1, và quan trọng hơn, cơ bản của nó, hay những Donald Hoffman trong nghiên cứu của ông về thông minh thị giác, gọi là “quy luật khô cứng”, quy luật rằng những phóng chiếu hình ảnh được diễn dịch “như những phóng chiếu của những chuyển động khô cứng trong không gian ba chiều”, ngay cả với những kích thích hết sức nghèo nàn.[38]

 

Có lý do để tin rằng những gì đạt đến ý thức, ngay cả trong tiềm năng, rất có thể chỉ là một phản ảnh rải rác của những tiến trình tâm không dễ dàng nhận hiểu được, chúng tác động qua lại mật thiết với những mảnh vụn, vốn đôi khi đạt đến ý thức. Những thí nghiệm bây giờ nổi tiếng của Libet về việc tạo quyết định, đem cho một số bằng chứng độc lập về vấn đề này – dù nó là một lầm lẫn, tôi nghĩ, để nhìn chúng như có một số ảnh hưởng nào đó trên tự do của ý chí. Cùng những vấn đề tương tự phần lớn vẫn còn tồn tại, gồm những suy nghĩ cân nhắc về trách nhiệm cá nhân, nếu những quyết định được tạo ra với không có sự nhận biết của ý thức hay không có sự suy nghĩ thận trọng; gồm những vấn đề của những giới hạn có thể có của nhận thức, tôi sẽ quay lại với chúng

 

Nếu là đúng rằng những mảnh vụn của những tiến trình tâm lý vốn đạt đến ý thức tác động qua lại mật thiết với những không dễ dàng nhận hiểu được đó, vì có vẻ khá rõ ràng là trường hợp xảy ra, ít nhất là việc đem dùng ngôn ngữ, khi đó giới hạn của sự tập trung vào ý thức nhận thức, hay khả năng đạt đến nhận thức, có thể nghiêm trọng cản trở sự phát triển của một khoa học của não thức. Những đề tài này đáng quan tâm tìm hiểu, nhưng ở đây không có thì giờ theo đuổi chúng.

 

Thay vào đó, chúng ta hãy quay về thuyết bí ẩn trong nghĩa rộng, không giới hạn với nhận thức, xem là sự phát biểu đúng thực hiển nhiên, như tôi nghĩ chúng ta nên như thế. Chúng ta có thể suy nghĩ về những loại khác nhau của những bí ẩn. Một số có những tác dụng hoặc hàm ý quan trọng rộng rãi. loại như những trường hợp tôi đã kể: có lẽ là những bí-ẩn-vĩnh-viễn-cho-con-người. Nhưng trước khi quay về với những trường hợp này, đáng để xem xét những trường hợp khác, hạn hẹp hơn: những trường hợp vốn có thể rơi vào trong phạm vị của những khả năng nhận thức của chúng ta và về nguyên tắc, có thể có bằng chứng thực nghiệm liên quan đây, dù chúng ta không thể lấy được nó. Hay những trường hợp ở đó những cân nhắc về đạo đức ngăn cấm những thí nghiệm vốn có thể trả lời những câu hỏi vốn chúng ta có thể chính đáng nêu lên. Thế nên, rất nhiều đã được biết về hệ thần kinh của hệ thống thị giác con người, nhờ những thí nghiệm mổ xẻ trên loài mèo và khỉ, nhưng chúng ta không thể học về ngôn ngữ theo cách này. Không có gì tương đồng được biết đến trong thế giới động vật, và những thí nghiệm liên quan với con người đều bị cấm, mặc dù có lẽ một số rào cản có thể bị xói mòn thành lỏng lẻo với kỹ thuật mới.

 

Một thí dụ có thể là sự tiến hóa của nhận thức – cụ thể là những gì được gọi là “sự tiến hóa của ngôn ngữ”, nghĩa là sự tiến hóa của năng lực cho ngôn ngữ, khả năng ngôn ngữ; những ngôn ngữ thay đổi nhưng không tiến hóa. Nhà sinh học tiến hóa Richard Lewontin [39] đã biện luận chi ly nhiều năm trước rằng chúng ta hầu như sẽ không học được gì về những vấn đề này: “Có thể là thích thú tìm hiểu để biết nhận thức (cho dù nó là gì đi nữa) đã nổi lên, lan truyền và thay đổi như thế nào”, ông kết luận, “nhưng chúng ta không thể biết. Thật quá khó”. [40] Bằng chứng liên quan thì không có được với chúng ta. Ban biên tập của Invitation to Cognitive Science của MIT, trong đó ông đã công bố những kết luận này, thấy chúng là thuyết phục, cũng như tôi, dù phân tích của ông, phần lớn không được chú ý, đã không ngăn ngừ được sự lớn dậy của một khối tài liệu khổng lồ của những gì Lewontin gọi là “kể chuyện”, đặc biệt là trong trường hợp của ngôn ngữ. [41]

 

Sự kể chuyện điển hình tiến hành ngay cả không nói bản chất thiết yếu của những đặc điểm sinh học có thể quan sát được trong một cá thể, một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ điều tra nghiêm chỉnh nào về tiến hóa. Và nó cũng điển hình xây dựng những câu chuyện về sự truyền thông, một đề tài khác, dù có lẽ hấp dẫn hơn, vì ít nhất người ta có thể tưởng tượng được những liên tục và những thay đổi nhỏ trong thuận hợp với những khái niệm của tiến hóa vốn qui ước, dù lạc quan nhất thì vẫn đáng ngờ. Một bài báo chuyên môn gần đây phê binh những gì đã làm được kể từ những nghiêm ngặt của Lewontin, khẳng định lại chúng khá nhiều – tôi nghĩ hợp , nhưng khi đó tôi là một trong những tác giả. [42]

 

Về phần nguồn gốc của ngôn ngữ, chúng ta biết một sự kiện với tự tin đáng kể và có một phỏng đoán hợp lý khác. Sự kiện không có tiến hóa nào đã có thể nhận biết được, kể từ khi tổ tiên của chúng ta rời Africa, có lẽ khoảng 50.000 đến 80.000 năm trước. Về tổng quát, điều này dường như cũng đúng với năng lực nhận thức. Phỏng đoán hợp lý là của Tattersall, tôi đã dẫn trong chương 1: khoảng 50.000 đến 100.000 năm trước đó, có ít lý do để giả định rằng ngôn ngữ đã hiện hữu gì cả.

 

Một giải thích về nguồn gốc của ngôn ngữ con người sẽ phải tôn trọng sự kiện và ít nhất phải chú ý đến sự phỏng đoán. Nó sẽ phải đem cho một số đề nghị đáng tin cậy về phần nguồn gốc của nhữn tôi gọi là Thuộc tính Cơ bản. Theo hiểu biết của tôi, không có gì cả, ngoài những gì tôi đã nhắc trong chương 1, thường đã được xem như sai lêch với chính thống, hay tệ hơn.

 

Ngoài ra cũng thêm những công việc khác. Một là giải thích cho sự đa dạng của những ngôn ngữ, cho phạm vi của những chọn lựa tùy tiện được khả năng ngôn ngữ đã chuyển biến theo thời gian đã cho phép Đặc biệt là trong ba mươi năm qua, vốn đã trở thành một ngành nghiên cứu phong phú và soi sáng của những giá trị được cho phép thay đổi của sự biến đổi – vốn bản thân chúng đặt ra những vấn đề về tiến hóa.

 

Một vấn đề còn thách đố hơn là giải thích cho những nguồn gốc của những atom của những tiến trình tâm lý những hoạt động và quy luật tâm lý trong việc tạo hiểu chi phối ngôn ngữ cho Thuộc Tính Cơ Bản. [43] Ở đây cũng vậy, có tài liệu rộng rãi, nhưng giá trị còn nghi ngờ, vì nó cũng hiếm khi nhắc đến những đặc điểm sinh học có thể quan sát được trong một cá thể, bản chất của ý nghĩa trong ngôn ngữ con người. Tôi nghĩ rằng sự điều tra làm suy yếu một số học thuyết qui ước thông thường và nêu lên những câu hỏi nghiêm trọng về sự tiến hóa và sự tiếp thu ngôn ngữ.

 

Những atom của những tiến trình tâm lý những hoạt động và quy luật tâm lý trong việc tạo hiểu chi phối ngôn ngữ – gọi chúng là “những khái niệm atom” (những khái niệm cơ bàn nhỏ nhất) – là những đối tượng giống-từ nhưng không là những từ. Những từ được xây dựng bởi tiến trình phụ trợ của sự thể hiện ra bên ngoài vốn không cung cấp chất liệu cho những hệ thống của tư tưởng, nếu giải thích tôi đã bàn luận trong chương 1 là đúng. Những atom đôi khi được gọi là những mục từ vựng[44] nhưng điều đó thì cũng không hoàn toàn đúng. Những atom của những tiến trình tâm lý những hoạt động và quy luật tâm lý về cú pháp vốn đi đến được mặt giao tiếp khái niệm-có chủ đích không có những thuộc tính về âm vị học, như những đơn vị từ vựng có. Chúng được chỉ định như một bước ban đầu của sự thể hiện ra bên ngoài và là tùy tiện, trong nghĩa quen thuộc của học thuyết Saussure . Hơn nữa, như hiện nay đã biết, âm thanh chỉ là một phương thức có thể có được cho sự thể hiện ra bên ngoài.

 

ý nghĩa quan trọng hơn, “những khái niệm atom” cho ngôn ngữ và tư tưởng con người có vẻ là hoàn toàn khác với bất cứ gì đã tìm thấy trong những hệ thống của truyền thông động vật. Loại vừa nhắc sau, nó có vẻ, đều được liên kết trực tiếp với những thực thể vốn nằm ngoài não thức, và có thể được xác định một cách độc lập với bất kỳ sự xem xét nào của chính hệ thống ký hiệu. Thí dụ, một con khỉ vervet (loài có da bụng màu xanh), có một số những tiếng gọi. Một số tiếng liên kết với sự rung chuyển của những cây, được nhận như một dấu hiệu rằng một thú săn mồi có thể đang đến. Một tiếng khác có thể liên kết với một thay đổi hormon nào đó: “Tôi đói”. Điều này có vẻ là tổng quát và hoàn toàn khác với ngôn ngữ con người, nơi vốn ngay cả những yếu tố đơn giản nhất cũng thiếu thuộc tính này, trái ngược với thuyết tham chiếu phổ thông [45], chủ trương rằng có một liên kết trực tiếp giữa những từ và những thực thể ngoài não thức như đã minh họa trong những nhan đề của những tác phẩm tiêu chuẩn loại như vậy, như Word and Object của Quine và Words and Things của Roger Brown, và một kho tài liệu lớn rộng.

 

Quay về với những suy ngẫm của phái Descartes về não thức, việc tạo tín hiệu của loài vật hiện ra như có nguyên nhân từ những trường hợp, bên trong và bên ngoài, trong khi với con người, việc tạo ra những từ thích hợp và những diễn đạt phức tạp hơn thì nhiều nhất là được kích động hay khuynh hướng.

 

Hơn nữa, những kết hợp cho những hệ thống ký hiệu loài vật đều thuộc một loại hoàn toàn khác với bất cứ gì có trong ngôn ngữ con người. Về phương diện này, sự mô tả của Darwin về đặc điểm có một không hai của ngôn ngữ con người, vốn tôi đã dẫn trong chương 1, phải được sửa đổi để vượt quá những gì ông đã có thể đoán trước. Một trong những nhà chuyên môn dẫn đường về đề tài, Laura-Ann Petitto, đã là người nghiên cứu viên chính trong dự án NIM, [46] viết rằng loài chimpanzee, không giống như con người, dùng những nhãn hiệu như vậy trong một cách có vẻ như dựa rất nhiều trên một số khái niệm toàn bộ nói chung của sự liên kết. Một con chimpanzee sẽ dùng cùng một nhãn hiệu táo để chỉ hành động ăn những quả táo, nơi giữ những quả táo,, những sự kiện và những vị trí của những đồ vật khác với những quả táo nhưng đã xảy ra là chúng được cất giữ cùng với một quả táo (như con dao dùng để cắt táo), và vân vân và vân vân – tất cả đồng thời và không có nhận biết rõ ràng những khác biệt liên hệ, hay những ưu thế của khả năng để phân biệt những khác biệt. Ngay cả những lới nói đầu tiên của con người sơ sinh, đã được dùng theo một cách giới hạn trong khái niệm về loại…. Nhưng cách dùng của những con chimpanzee, dù sau nhiều năm huấn luyện và giao tiếp với con người, đã không bao giờ phô bày sự nhạy cảm này với những khác nhau giữa những loại tự nhiên. Đáng ngạc nhiên, khi đó, loài chimpanzee không thực sự có “những tên gọi cho những đồ vật”. Chúng chỉ một mớ bòng bong của những kết hợp lỏng lẻo.[47]

 

Ngôn ngữ con người thì hoàn toàn khác, trừ trong một phương diện: nó cũng không có những tên gọi cho những sự vật việc, dù những lý do khác. Những khái niệm atom của ngôn ngữ con người không chọn ra những thực thể của thế giới bên ngoài. Rõ ràng không có khái niệm “tham chiếu” hay “ký hiệu” cho ngôn ngữ của con người, mặc dù dĩ nhiên có những hành động dự định cho mục đích của việc tham chiếu và ký hiệu – một nhận xét đã không bị bỏ qua trong những tài liệu triết học: bài viết của Peter Strawson về sự tham chiếu và việc tham chiếu /trỏ đến từ sáu mươi năm trước là một thí dụ nổi tiếng hay ngữ nghĩa học về hoàn cảnh của Julius Moravcsik hai mươi năm sau [48], hay thảo luận của Akeel Bilgrami về khái niệm nội dung “hoàn toàn cục bộ hay theo ngữ cảnh” hai mươi năm sau đó [49] Người ta có thể nêu lên một liên quan tùy thuộc-hoàn cảnh của sự tham chiếu lấy ra được từ những hành động của việc tham chiếu/trỏ đến; do đó, tên gọi “Jones” dùng để chỉ cá nhân con người Jones (dĩ nhiên không là một khái niệm không-dựa trên kinh nghiệm) trong chừng mức như chúng ta nói/nhắc/trỏ đến/gọi tên ông bằng việc dùng tên gọi trong một cách nào đó trong một số trường hợp cụ thể nào đó. Nhưng hành động của việc tham chiếu/trỏ đến/ gọi tên/mệnh danh là ý niệm nền tảng. [50]

 

Trong phương diện này, những khái niệm atom, đúng hơn đều giống những yếu tố của sự biểu thị ngữ âm. Chúng ta có thể nghĩ về chúng như những chỉ dẫn cho bộ máy phát âm (và tương tự, cho bộ máy tri giác). Hành động phát âm tạo ra một sự kiện cụ thể trong thế giới độc lập với não thức, nhưng sẽ thật hoài công để tìm kiếm một thực thể hay phân loại não thức-độc lập nào đó vốn đơn vị ngữ âm tương ứng với nó, ngay cả chỉ với một cá thể, đừng nói với cả một cộng đồng gồm những người dùng ngôn ngữ. Ngữ âm học phát âm và ngữ âm học âm thanh [51] cố để tìm xem những ký hiệu bên trong dự phần vào việc tạo và hiểu những âm thanh như thế nào, việc làm thì không đơn giản; sau sáu mươi năm đào sâu nghiên cứu với những dụng cụ trang bị kỹ thuật cao, vẫn còn rất nhiều chưa biết. Không có lý do để nghi ngờ rằng để tìm xem cách những hệ thống bên trong được dùng để nói hay nghĩ về những phương diện của thế giới sẽ là một việc làm dễ dàng hơn. Hoàn toàn ngược lại, như trở thành rõ ràng là khi chúng ta thực sự điều tra những khái niệm atom của sự tiến hành ngôn ngữ và nhận thức, và những lối chúng được dùng để tham chiếu.

 

Nhiều như thế đã rõ ràng với Aristotle rồi. Ông đã kết luận rằng chúng ta có thể “định nghĩa một cái nhà như những đá, gạch và gỗ” về mặt cấu tạo vật chất, nhưng cũng như “một chứa đựng để che chở những đồ đạc và những người sống”, về mặt chức năng và thiết kế; và chúng ta nên gồm cả hai phần của định nghĩa, hợp thành một cả vật chất hữu hình và khái niệm trừu tượng, vì “yếu tính của một cái nhà” gồm “mục đích và cứu cánh” của sự cấu thành về vật chất.[52] Do đó, một cái nhà thì không là một đối tượng độc lập với não thức. Điều đó lại thành còn rõ ràng hơn khi chúng ta điều tra thêm sâu hơn và khám phá rằng khái niệm cái nhà có những thuộc tính phức tạp hơn nhiều, một quan sát rằng tổng quát hóa có thể được mở rộng cho những khái niệm tương tự khác.. Điều tra vén mở lên cho thấy rằng ngay cả những diễn đạt đơn giản nhất có những ý nghĩa hoàn toàn phức tạp.[53]

 

Trong những lĩnh vực khác, thuyết tham chiếu thực có một vai trò giá trị. Thí dụ, trong meta-toán học [54]. Và trong những ngành khoa học, nơi học thuyết được làm chuẩn mực hướng dẫn. Khi dặt ra những khái niệm chuyên môn như electronphoneme, những nhà khảo cứu hy vọng sẽ nhận biết những thực thể vốn -có trong thế giới. Nhưng không điều nào của việc này nên bị nhầm lẫn với ngôn ngữ con người. Những nhầm lẫn thêm nhiều hơn có thể nổi lên nếu những hệ thống khác nhau này pha trộn với nhau. Thế nên, những nhà hóa học tự do dùng từ “nước” trong bàn luận ngoài giới chuyên môn, nhưng không trong ý nghĩa của từ ngữ của ngôn ngữ tự nhiên, vốn cũng vi phạm thuyết tham chiếu.

 

Lưu ý rằng Aristotle đã định nghĩa thực thể nhà, không phải từ ngữ nhà”. Với ông, nó là một vấn đề siêu hình học: thực thể là một kết hợp của vật chất và ý niệm trừu tượng. Trong tiến trình của cách mạng nhận thức của thế kỷ XVII, quan điểm tổng quát đã chuyển sang hướng tìm kiếm “những khả năng nhận biết bẩm sinh” vốn đi vào trong hiểu biết của chúng ta về kinh nghiệm. Tổng kết nhiều năm bàn luận về những đề tài như vậy, Hume đã kết luận rằng “sự đồng nhất vốn chúng ta gán cho những tinh thần, những thực vật, những cơ thể động vật và những thực thể khác” thì chỉ là một cấu” được tưởng tượng thiết lập “dựa trên những đối tượng giống nhau”, không là một bản chất đặc thù thuộc về ý niệm trừu tượng này”. [55]

 

Một minh họa cho những thiếu xót của thuyết tham chiếu là khái niệm con người, được đào sâu nghiên cứu kể từ thời cổ điển, đặc biệt là từ thế kỷ XVII. Thế nên, khi người ta nói rằng tên gọi “Jones” biểu thị người mang tên đó, thì người mang tên đó chính xác là gì? Nó không thể chỉ đơn giản là cơ thể vật chất. Như quan sát của Locke, không có gì phi lý trong việc nghĩ rằng cùng một con người có thể có hai cơ thể khác nhau: nếu cùng một ý thức “có thể chuyển từ một thực thể suy nghĩ này sang một thực thể suy nghĩ khác, sẽ có thể có hai thực thể suy nghĩ có thể tạo nên một con người”. Và có nhiều những phức tạp khác. Do đó, bản sắc định tính cá nhân gồm (ít nhất) trong một số loại “của bản sắc định tính của ý thức”, trong liên tục tâm lý. Locke nói thêm rằng từ ngữ “cá nhân/con người” (hay “tự ngã” hay “hồn người”), hơn nữa, là “một từ ngữ về hình pháp, gán cho những hành động và giá trị pháp tưng ứng của chúng; và như vậy chỉ thuộc về những tác nhân thông minh, có khả năng hiểu luật, và có kinh nghiệm hạnh phúc, và đau khổ”. [56]

 

Ở đây không có thời giờ để thảo luận về những câu hỏi phong phú và có ý nghĩa về đề tài này, đã được xem xét gần đây trong công trinh của Udo Thiel vốn tôi đã nhắc ở trước. Tuy nhiên, có thể có ích để thêm một vài nhắc nhở về lịch sử pháp lý đáng chú ý của tư cách là một cá nhân như một khái niệm “pháp lý”.

 

Tu chính án thứ năm với Hiến pháp U.S. bảo đảm những quyền của “con người”: quan trọng là họ sẽ không bị “tước đoạt mạng sống, tự do hay tài sản, nếu không có thủ tục pháp lý thích đáng”, những điều khoản bắt nguồn từ Magna Carta [57] . Nhưng khái niệm nhân đã bị giới hạn gay gắt. Rõ ràng nó không gồm những người bản địa hay những nô lệ. Hay phụ nữ. Theo ‘thông luậtcủa Britan được những thuộc địa tiếp nhận, phụ nữ về cơ bản là tài sản: của cha của họ, được giao cho chồng của họ. Quan niệm phổ biến đã được Kant trình bày vài năm sau đó: phụ nữ không có “tư cách pháp nhânvì họ tùy thuộc vào “tư cách pháp nhân của những người khác”, giống như những người học việc và những đầy tớ, những người cũng thiếu “tư cách pháp nhân’. [58]

 

Tu chính án thứ mười bốn đã mở rộng tư cách con người cho những nô lệ được trả tự do, ít nhất là trên nguyên tắc. Trong thực tại, một vài năm sau, một thỏa thuận Bắc-Nam cho phép những tiểu bang chiếm hữu nô lệ tái lập một hình thức của nô lệ bằng hình sự hóa hiệu quả đời sống của người da đen, đem cho một lực lượng lao động rẻ và kỷ luật cho phần lớn của cách mạng kỹ nghệ, một hệ thống tồn tại cho đến Thế chiến thứ hai, vốn đã tạo ra nhu cầu cho lao động tự do. Lịch sử đen tối được lập lại dưới thời “ chiến tranh chống ma túy” tàn khốc của thế hệ quá khứ, kể từ thời Ronald Reagan.

 

Với phụ nữ, phải đến năm 1975, Tòa án Tối cao mới công nhận phụ nữ là “những người ngang hàng”, với quyền được bảo đảm để phục vụ trong những đoàn bồi thẩm của tòa án liên bang – do đó tiến tới sự phân loại trọn vẹn.của con người. Những quyết định gần đây của tư pháp mở rộng quyền con người cá thể, vốn đã được cấp cho những tập đoàn, đồng thời loại trừ những những người di dân ngoại nhập không có giấy tờ khỏi sự phân loại.[59] Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu những con chimpanzee sẽ được ban những quyền con người trước những người di dân ngoại nhập không giấy tờ.

 

Tóm lại, hiểu “con người cá thể” là một từ ngữ về hình pháp có nhiều hệ quả phức tạp và rắc rối về con người.

 

Quay trở lại với ngôn ngữ và những khái niệm atom, những nghiên cứu gần đây về sự tiếp thu, đặc biệt là của Lila Gleitman và những cộng sự của bà, đã cho thấy rằng ý nghĩa của ngay cả những diễn đạt ngôn ngữ cơ bản nhất cũng được thu nhận từ những bằng chứng rất giới hạn, và rất nhanh chóng trong những năm đầu đời, ngay cả trong những giới hạn nghiêm trọng về giác quan. Thật khó để thấy làm thế nào người ta có thể tránh kết luận rằng những cấu trúc phức tạp này tùy thuộc vào “những năng lực bẩm sinh để hiểu biết” của những loại đã khám phá theo những cách đáng chú ý trong “cách mạng nhận thức đầu tiên” của thế kỷ XVII. Những phức tạp tăng lên nhanh chóng khi chúng ta tiếp tục tiến hành vượt khỏi những yếu tố đơn giản được dùng để nhắc chỉ, củng cố kết luận rằng những thuộc tính bẩm sinh của não thức đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và dùng chúng. Những cân nhắc như vậy dường như không thể dung hòa với những quan điểm quen thuộc về lĩnh hội ngôn ngữ như dựa trên sự uốn nắn, hướng dẫn và hình thành thói quen; hay với những gì Dagfinn Føllesdal , trong nghiên cứu thâm sâu của ông về lý thuyết về ý nghĩa của Quine, gọi “luận điểm MMM: Ý nghĩa của một diễn đạt ngôn ngữ là sản phẩm nối kết của tất cả những bằng chứng vốn giúp người học và người dùng ngôn ngữ xác định ý nghĩa đó”. [60] Trong một nhận xét tán thưởng. Quine tán thành giải thích của Føllesdal nhưng với một sửa đổi quan trọng, nói rằng “điều quan trọng là ý nghĩa ngôn ngữ chỉ là một chức năng của hành vi quan sát được trong những trường hợp có thể quan sát được”. Tuy nhiên, sự dè dặt để lại một luận điểm rất yếu, một luận điểm sẽ là đúng bất kể khả năng bẩm sinh quan trọng phong phú đến đâu và dữ liệu nghèo nàn đến mức nào, miễn là ít nhất một số kích thích là cần thiết, cũng như hệ thống thị giác trưởng thành là một chức năng của những thị giác nhận vào.

 

Nếu những kết luận của loại vừa nhắc đến quả thực được tổng quát hóa , như có vẻ là trường hợp xảy ra, khi đó dãn đến rằng ngôn ngữ tự nhiên không có ngữ nghĩa tham chiếu trong ý hướng của những liên hệ giữa những ký hiệu và những thực thể độc lập với não thức. Đúng hơn, nó có cú pháp (sự vận dụng ký hiệu bên trong) và ngữ dụng (những phương thức của việc đem dùng ngôn ngữ). Ngữ nghĩa hình thức, gồm ngữ nghĩa lý thuyết- mô hình, thuộc về cú pháp trong phân loại này. Nó được thúc đẩy bởi những quan tâm cân nhắc về thế giới bên ngoài, giống như âm vị học, nhưng chỉ liên quan đến thế giới trong nội dung của những lý thuyết về hành động, vì nó hiện ra như vậy.

 

Những quan tâm cân nhắc thuộc bản chất này đặt ra những vấn đề rất nghiêm trọng cho bất kỳ lý thuyết có thể có nào về nguồn gốc của ngôn ngữ. Như tôi đã nhắc, dường như đó là trường hợp rằng những hệ thống truyền thông động vật đều dựa trên quan hệ 1-1 giữa những tiến trình não thức / bộ óc và “một phương diện của môi trường vốn với nó những tiến trình này thích ứng hành vi của động vật”. [61]Nếu vậy, khoảng cách giữa ngôn ngữ của con người và sự truyền thông động vật trong những lĩnh vực này cũng lớn nổi bật như trong những lĩnh vực của cấu trúc ngôn ngữ, tiếp thu và đem dùng, và việc tìm hiểu về những nguồn gốc sẽ phải tìm ở nơi khác.

 

Hãy ngắn gọn chuyển sang những đối tượng vốn người nói nhắc đến. Chúng ta phải hỏi những gì đủ điều kiện. Quine quan tâm với đề tài này. Ông nhận thấy rằng trong một số trường hợp, một cụm danh từ có thể không là “một ứng viên thuyết phục” trên bề mặt, dù thế nào đi nữa – cho sự vật tính [62]”, như Daniel Dennett đã đặt vấn đề gần đây khi thảo luận về những vấn đề Quine nêu ra. Chúng ta nói “vì lợi ích của Pete” hay “vì lợi ích của” nhưng không mong đợi trả lời những câu hỏi liên quan đến những lợi ích hay về Pete, chẳng hạn như “có bao nhiêu lợi ích?” hay “Pete cao bao nhiêu?” Tương tự như vậy, Dennett nhận xét, “Paris và London rõ ràng hiện hữu, nhưng những dặm đường ngăn cách chúng có cũng hiện hữu hay không?” Trả lời của Quine, Dennett viết, là một cụm danh từ thuộc loại này thì thiếu xót, và quy chiếu giả định của nó không cần được hiểu nghiêm nhặt từ một cái nhìn bản thể học”. [63]

 

Thường, có bằng chứng ngôn ngữ trực tiếp của sự thiếu xót của “sự vật tính”. Hãy xem xét những danh từ “lỗ hổng” và “bay”. Trong một số xây dựng chúng hoạt động theo những cách tương tự: có một con ruồi trong chai / một lỗ hổng trong lập luận; Người ta tin rằng có một con ruồi trong chai / một lỗ hổng trong lập luận. Trong những câu khác thì không: có một con ruồi được cho là ở trong chai / * một lỗ hổng được cho là nằm trong lập luận; một con ruồi thì ở trong chai / * một lỗ hổng thì trong lập luận (* chỉ ra sự lệch lạc). Một số xây dựng mang một loại của hiện hữu nhập cảng’ vốn thiếu trong những xây dựng khác ngay cả những xây dựng với những diễn tả hiện hữu rõ ràng, một vấn đề nằm trong khuôn khổ giải thích với một nhiều loại của những hệ quả khác nhau, được thảo luận ở nơi khác.[64]

 

Xem dường có những phân biệt giữa những “ứng viên cho sự vật tính”, nhưng những câu hỏi sớm nảy sinh. Có thể đoán chừng ít nhất từ “sự vật” phải là một một ứng viên thuyết phục cho tính-sự vật Nhưng điều kiện định tính cho những sự vật là gì, và chúng có bao nhiêu? Giả sử chúng ta thấy một số cành cây ngổn ngang trên mặt đất. Nếu chúng rơi gãy khỏi một cây sau một cơn bão, chúng không là một sự vật. Nhưng nếu chúng đã được một nghệ sĩ cẩn thận đặt chúng ở đó như một công trình của nghệ thuật khái niệm [65], có lẽ đặt cho một tên gọi, thì công trinh là một sự vật (và có thể chiếm một giải thưởng). Suy nghĩ một chút sẽ cho thấy rằng nhiều yếu tố phức tạp quyết định liệu một số phần của thế giới có cấu thành một sự vật hay không, gồm ý định và thiết kế của con người – thể dạng Aristotle [66] – vốn không là những thuộc tính có thể được tìm ra bằng nghiên cứu về thế giới độc lập với não thức. Nếu sự vật không đủ điều kiện cho sự vật tính trở thành vật độc lập với những hoàn cảnh tùy thuộc vào não thức, thì những gì sẽ đủ điều kiện?

 

Thế còn những thí dụ của Dennett về Paris và London? Chúng ta có thể nhắc đến chúng, như nếu tôi muốn nói rằng tôi đã đến thăm London vào năm trước khi nó bị một trận hỏa hoạn lớn phá hủy và sau đó được xây dựng lại bằng những vật liệu hoàn toàn khác và thiết kế cách sông Thames năm mươi dặm, nơi tôi dự định sẽ thăm lại nó vào năm tới . Rõ ràng, thế giới bên ngoai không chứa một thực thể có những thuộc tính như vậy, một thực thể vốn trên nguyên tắc một nhà vật lý có thể khám phá. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhắc đến London, hoặc dùng thành ngữ “London” hay một đại từ được liên kết với nó, hay bằng dùng một số câu phức tạp hơn, thí dụ nói, “thành phố yêu thích của tôi”. Trong ngôn ngữ-I của tôi, có một thực thể bên trong là London – không nhất thiết phải ăn khớp chính xác với của bạn – được cấu thành từ những yếu tố đem cho viễn tượng để nhắc đến những phương diện của thế giới, giống như những đặc điểm của thực thể ngữ âm bên trong [ta] đem cho phương tiện để tôi phát âm và diễn giải những sự kiện nhất định trong thế giới. Theo những thuật ngữ này, nhiều nghịch lý cổ điển trở nên khó hay không thể hình thành, từ Con Tàu Theseu của Plutarch đến Những Câu Đố Bí Hiểm của Kripke , tất cả đều được nêu trong những thuật ngữ của những giả định của thuyết quy chiếu. [67]

 

Như Norbert Hornstein đề nghị, chúng ta có thể điều chỉnh lại sự quan sát, lấy những đặc điểm có khó khăn của những paradoxe để làm một biện luận khác phản lại những giả định theo thuyết quy chiếu vốn dẫn đến chúng.

 

Điều tra ban đầu về những đề tài này đã quan tâm chủ yếu đến sự phân biệt và xác định cá thể : Những gì làm một cá thể khác biệt với những cá thể khác? Với sự nổi lên của những thuyết corpuscles [68] trong thế kỷ XVII, trọng tâm của điều tra đã chuyển từ phân biệt và xác định cá thể sang câu hỏi trước đó về bản sắc định tính: Những gì làm một cá thể vẫn là một như nhau qua thời gian, dù có những phần (của nó) thay đổi? Với một người theo thuyết corpuscles một cá thể thì chỉ là những gì nó là – một “phần riêng biệt của vật chất vốn một số của những (corpuscles)… làm nên” (Robert Boyle). Nghiên cứu về bản sắc định tính qua thời gian dẫn đến một chữa trị về nhận thức của vấn đề. Như Thiel nói về nó, “vì những dạng thức về thực thể đều bị phủ nhận và không có” nguyên tắc “nào của bản sắc định tính có thể được tìm thấy trong tự thân của chinh những sự vật, nên được nhìn nhận rằng bản sắc định tính của chúng phải tùy thuộc vào những gì chúng ta coi như những cấu phần yếu tính của chúng” – “dựa trên những gì chúng ta quan tâm chú ý”, tức là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá của chúng ta, dựa trên khái niệm của chúng ta về sự vật”. Cách mạng theo thuyết chủ quan” này đã được Locke đặc biệt tiến hành, người vốn sự hiện hữu được bảo tồn “dưới cùng một loại hạng”, nhìn theo ý hướng của những ý tưởng trừu tượng vốn chúng ta xem là thế giới.

 

Hume giải thích khuynh hướng của chúng ta để gán cho bản sắc định tính qua thời gian như một “sự thiên hướng tự nhiên”, một loại bản năng, vốn xây dựng kinh nghiệm để phù hợp với những phương thức về nhận thức của chúng ta – và trong những cách thức vốn xem dường khác biệt hẳn so với bất cứ gì trong thế giới động vật. Hume viết rằng “thiên hướng ” để gán cho bản sắc định tính ở chỗ bằng chứng cho thấy sự đa dạng “thì quá tuyệt vời”, tưởng tượng đó tạo ra những khái niệm vốn kết buộc một chuỗi kế tục của những đối tượng liên quan lại với nhau, đưa dẫn chúng ta “để tưởng tượng một gì đó chưa biết đến và bí ẩn, sau khi kết nối những phần”. Do đó, việc gán cho của bản sắc định tính là một xây dựng của tưởng tượng , và những yếu tố vốn đi vào trong sự xây dựng những tưởng tượng này trở thành một đề tài của khoa học nhận thức, mặc dù Hume có thể đã từ chối, nếu tưởng tượng thực sự như ông nghĩ, là “một loại của khả năng kỳ diệu … [vốn nó]… thì không thể giải thích được bởi những cố gắng tột bực của sự hiểu biết con người”, [69] thế nên lại là một bí ẩn khác cho con người.

 

Trong những thuật ngữ này, sẽ cũng có thể để giải thích lại hồ sơ phong phú và sáng tỏ của sự suy nghĩ về bản chất của hồn người, mặc dù bây giờ đã tách rời khỏi những điều kiện về gót học, như sự phục sinh, và khỏi khuôn khổ siêu hình của những năm trước đó.

 

Đây là tất cả những vấn đề vốn với tôi xem dường như đáng được chú ý và quan tâm hơn nhiều so với những gì chúng đã nhận được. Đặc biệt, chúng đặt ra những vấn đề rất nghiêm trọng cho việc nghiên cứu sự tiếp thu và nguồn gốc của ngôn ngữ, có lẽ là những vấn đề không-thể-giải-quyết được trong trường hợp kể sau, vì những lý do của Lewontin .

 

Những suy ngẫm này trong đầu thời nay về nguồn gốc của kiến thức dẫn đến một hình thức nền tảng hơn nhiều của thuyết bí ẩn, loại vốn tôi đã từng vắn tắt chọn ra để trình bày. Với Locke và Hume, từ những cân nhắc nhận thức luận dẫn đến rằng những giới hạn của hiểu biết của chúng ta đều rất hạn hẹp. Janiak nhận xét rằng Newton đã nhìn thuyết hoài nghi toàn bộ như vậy “không can dự – ông nhìn nhận sự có thể có của hiểu biết của chúng ta về tự nhiên là sẵn hiển nhiên”. Thế nên, “những câu hỏi nguyên khởi về tri thức thách đố chúng ta đều do chính lý thuyết vật lý tự nêu lên”. Điều đó sẽ loại trừ lập trường hoài nghi của Locke và Hume. Tuy nhiên, họ đã hầu như thực sự đón nhận thuyết bí ẩn dựa trên khoa học mới vốn nảy sinh từ sự phá bỏ triết học cơ học của Newton, nó đã cung ứng chính tiêu chuẩn của tính có thể hiểu được cho cách mạng khoa học thế kỷ XVII, dựa trên khái niệm về thế giới như một cỗ máy công phu. Galileo nhấn mạnh rằng những lý thuyết chỉ có thể hiểu được trong một điều kiện rất giới hạn: chỉ khi chúng ta có thể “sao lập lại [những đưa lên của chúng] bằng những phương tiện của nhữn thiết bị nhân tạo thích ứng”, một khái niệm đã được Descartes, Leibniz, Huygens, Newton và những nhân vật lớn khác của cách mạng khoa học duy trì..

 

Theo đó, những khám phá của Newton đã bỏ lại thế giới không thể hiểu được khi những giả định gót học ông nhắc đã bị bác bỏ. Giải pháp đạt được, như đã nhắc đến trước đó, là hạ thấp những mục tiêu của khoa học, từ bỏ việc tìm kiếm sự có thể hiểu được của thế giới, để nghiêng sang một gì yếu kém hơn nhiều: những lý thuyết có thể hiểu được với chúng ta cho dù những gì chúng đưa ra có thể hiểu được hay không. Sau đó, khá tự nhiên khi Bertrand Russell bác bỏ chính ý tưởng về một thế giới có thể thể hiểu được như “phi lý”, không còn là một mục tiêu hợp lý cho sự nghiên cứu khoa học.

 

Không có mâu thuẫn trong việc giả định rằng chúng ta có thể có khả năng để thăm dò những giới hạn của sự hiểu biết của con người và cố gắng làm rõ nét ranh giới giữa những vấn đề và những bí ẩn (cho con người). [70] Điều tra thực nghiệm có thể có khả năng để xác định ‘những giới hạn trên những giả thuyết có thể được chấp nhận” vốn Peirce đã thảo luận, cả những gì vốn đi vào sự hiểu biết thực tiễn thông thường và những gì vốn cấu thành những có thể được gọi là “năng lực hình thành khoa học” của chúng ta. Chú tâm cụ thể của Peirce, có thể có những thuộc tính khác nhau (một vấn đề được thử thách tranh luận trong tâm lý học nhận thức) .[71] Một phương cách giải quyết sẽ phải nhìn nhận thực sự những quan tâm của những nhân vật lớn của cách mạng khoa học buổi đầu và thời Khai sáng: những gì họ thấy “không thể nghĩ tưởng được” và đặc biệt là những lý do của họ. Bản thân “triết học cơ học” có một tuyên bố để là một sự gần đúng với hiểu biết thực tiễn thông thường về thế giới. Bất kể nhiều những bình luận phức tạp, cũng điều khó khăn để có thể thoát khỏi sức mạnh của quả quyết của Descartes rằng ý chí tự do là “sự việc cao quý nhất” chúng ta có, rằng “không có gì chúng ta hiểu rõ ràng hơn và hoàn hảo hơn”, và “nó sẽ là phi lý” để nghi ngờ một gì đó vốn “chúng ta hiểu một cách riêng tư cá nhân và có kinh nghiệm bên trong bản thân chúng ta” chỉ vì nó “về bản chất của nó là không thể hiểu được với chúng ta”, nếu quả thực chúng ta không “đủ thông minh” để hiểu những hoạt động của não thức, như ông đã phỏng đoán.[72] Khái niệm tính tất định và tính ngẫu nhiên nằm trong tầm hiểu biết của chúng ta, nhưng nếu “những hành động tự do của con người” vốn “không xác định” không thể được bao gồm chấp nhận trong những thuật ngữ này, thì đó có thể thành ra là một vấn đề của những giới hạn về nhận thức – vốn sẽ không loại trừ một lý thuyết có thể hiểu được về những hành động như vậy, theo như sự hiểu biết của khoa học ngày nay.

 

Trong khi danh sách của những bí ẩn thì dài và khác biệt, thái độ của chúng dường như trái ngược với những luận điểm nồng nhiệt rằng cách mạng khoa học thời ban đầu và thời Khai sáng đã đem cho cho con người khả năng giải thích vô hạn, đã trưng bày trong sự phát triển nhanh chóng của khoa học thời ngày nay. Một khuôn mặt nổi bật người đã gắn chặt với quan điểm này là David Hilbert. Trong bài giảng cuối cùng của ông năm 1930, không lâu trước khi tai họa Nazi phá hủy Nhóm Hilbert ở Göttingen, ông nhắc lại “cách thức suy nghĩ rực rỡ lỗi lạc và thế giới quan vốn tỏa sáng” trong những lời của nhà toán học lớn Carl Gustav Jacob Jacobi, người đã khiển trách Joseph Fourier vì chủ trương rằng mục tiêu của toán học là giải thích những hiện tượng tự nhiên. Đúng hơn, Hilbert thúc giục, “mục tiêu duy nhất của tất cả khoa học là vinh dự của tinh thần con người”, và vì vậy “một vấn đề của lý thuyết số thuần túy thì cũng có giá trị ngang như một bài toán với những ứng dụng thực tế”. Hilbert tiếp tục rằng bất cứ ai là người nắm vững được cách thức suy nghĩ này sẽ nhận ra rằng “không có sự không thể biết[73] , dù là trong toán học hay trong khoa học tự nhiên”. Hoàn toàn không có những vấn đề không-thể-giải nào. Thay vì sự không thể biết , trả lời của chúng ta là ngược lại: Chúng ta phải biết, Chúng ta sẽ biết “ – những lời được khắc trên bia mộ của Hilbert.[74]

 

Phỏng đoán đã không tồn tại được lâu trong toán học, như Kurt Gödel đã sớm chứng minh với sự sửng sốt của thế giới toán học. Và bất chấp sự cao thượng của tư tưởng, lập luận này có rất ít sức mạnh tác động với những ngành khoa học tự nhiên.

 

Gần đây, nhà vật lý David Deutsch đã viết rằng sự tiến bộ về tiềm năng là “không-giới hạn”, như một kết quả của thành tựu vĩ đại của thời Khai sáng và khoa học ngày nay thời đầu: hướng sự tìm hiểu đến sự truy tìm những giải thích hay, theo những dòng suy luận của Popper. Khi David Albert khai triển luận điểm của ông , “với sự giới thiệu của thói quen đặc biệt đó là pha chế và đánh giá những giả thuyết mới, đã có một ý hướng trong đó chúng ta có thể làm được bất cứ gì. Những năng lực của một cộng đồng vốn nắm vững phương pháp đó để sống còn, và để học hỏi và để cải tạo thế giới theo như những khuynh hướng của nó, (về lâu dài) theo nghĩa đen, về mặt toán học, là vô hạn”. [75]

 

Sự truy tìm cho những giải thích hay hơn rất có thể quả thực là vô hạn, nhưng vô hạn thì dĩ nhiên không cùng một nghĩa như không-giới hạn. Tiếng nói của dân England thì vô hạn nhưng không gồm tiếng nói của dân Greece. Những số nguyên là một set vô hạn nhưng không gồm những số thực. Tôi không thể phân biệt một lập luận vốn nói đến lĩnh vực của những quan tâm về bí ẩn và những kết luận.

 

Những giả định cơ bản ít nhất truy nguồn ít nhất ngược về Peirce, người tuy nhiên đã cho một lập luận, một lập luận liên quan đến quan sát của Albert về việc nắm vững phương pháp để sống còn. Peirce nêu lên rằng bản năng ‘nắm bắt’ vốn thiết lập những giả thuyết có thể chấp nhận được và để cho chúng ta được lựa chọn trong số chúng đã phát triển qua sự chọn lọc tự nhiên: những biến thể mang lại những đúng thực về thế giới cung ứng một ưu thế về chọn lọc và đã giữ lại trong di truyền với sửa đổi, trong khi n buông bỏ hững biến thể khác. Tuy nhiên, tin tưởng đó thì hoàn toàn không thể xác minh được. Ngược lại, thuyết tiến hóa đặt con người vững chắc bên trong thế giới tự nhiên, coi con người là những sinh vật, rất giống những sinh vật khác, thế nên với những năng lực vốn có phạm vi và những giới hạn, gồm cả lĩnh vực nhận thức. Do đó, những người chấp nhận sinh học thời nay sẽ là những người theo thuyết bí ẩn.[76]

 

Sau khi buông bỏ sự tùy thuộc không giữ vững được vào sự chọn lọc tự nhiên, chúng ta còn lại với một nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh và đầy thách thức: để xác định những thành phần bẩm sinh của bản chất nhận thức của chúng ta trong ngôn ngữ, sự nhận thức, sự hình thành khái niệm, sự xây dựng lý thuyết, sự sáng tạo nghệ thuật và tất cả những lĩnh vực khác của đời sống. Một nhiệm vụ thêm nữa là để xác định phạm vi và những giới hạn của sự hiểu biết của con người, đồng thời nhìn nhận rằng một số trí thông minh có cấu trúc khác biệt có thể nhìn những bí ẩn của con người như những vấn đề đơn giản và tự hỏi rằng tại sao chúng ta không thể tìm ra những trả lời, cũng nhiều như chúng ta có thể quan sát sự bất khả của loài chuột, chúng không thể chạy trong mê cung theo số nguyên tố vì chính sự thiết kế của bản chất nhận thức của chúng.

 

Khác xa với việc than vãn về sự hiện hữu của những-bí-ẩn-cho-con người, chúng ta nên hết sức biết ơn về việc đó. Nếu không có những giới hạn cho sự nắm bắt, những khả năng nhận thức của chúng ta cũng sẽ không có phạm vi, giống đúng như nếu di truyền thừa hưởng không áp đặt những giới hạn trên tăng trưởng và phát triển của một cấu trúc sinh vật, nó có thể trở thành chỉ một sinh vật loài amoeboid không hình dạng, phản ảnh những xảy ra ngẫu nhiên bất ngờ của một môi trường không được phân tích. Những điều kiện vốn ngăn cản một phôi người với việc không trở thành một côn trùng, đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định rằng nó có thể trở thành một con người và cũng một điều này thì cũng đúng trong lĩnh vực nhận thức. Lý thuyết mỹ học cổ điển đã nhìn nhận cùng một liên hệ giữa phạm vi và những giới hạn. Không có quy luật, không thể có hoạt động sáng tạo đích thực, ngay cả khi công trình sáng tạo thách đố và sửa chữa những quy luật hiện hành.

 

Tôi nghĩ sự trung thực sẽ dẫn chúng ta đén chấp nhận rằng chúng ta hiểu về sự sáng tạo nhiều hơn được một ít so với Juan Huarte, nhà y sĩ-triết gia người Spain, đã hiểu trong thế kỷ XVI, khi ông phân biệt loại trí thông minh con người có chung với những động vật, khác với hạng thông minh cao hơn vốn chỉ con người mới có. và nó được minh họa trong sự sáng tạo đem dùng ngôn ngữ, và tiến lên xa hơn thế, với hạng còn cao hơn đã minh họa trong sự sáng tạo đích thực về khoa học và nghệ thuật. [77] Chúng ta ngay cả không biết liệu có phải những câu hỏi này rơi vào trong phạm vi của sự hiểu biết của con người hay không. hay liệu chúng là trong số những gì Hume đã cho là những bí mật sau cùng của Tự nhiên, đã thác cho “sự tối tăm chúng đã từng hiện hữu và sẽ mãi mãi hiện hữu trong đó”.



 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Sep/2022)

(Còn tiếp ... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 



[1] Owen Flanagan (1949-): Triết gia người US, chính ông không phải là người theo thuyết bí ẩn mới. Ông viết rất nhiều về não thức , ý thức và tâm lý đạo đức. Ông tin rằng vấn đề ý thức sẽ được giải quyết qua nghiên cứu về tâm lý học thực nghiệm và khoa học thần kinh.

Mysterianism: thuyết bí ẩn: Một quan điểm triết học chủ trương rằng mặc dù không có gì siêu nhiên về cách ý thức phát sinh từ hoạt động tinh thần/tâm lý, nhưng bộ óc con người đơn giản là không được trang bị để hiểu nó. Bằng những nhảy vọt, những bước đi tới và những vấp ngã, khoa học đã tiến bộ. Sự tiến bộ dường như không thể lay chuyển của nó đưa đến một cảm tưởng rằng mọi sự vật việc đều có thể được biết và sẽ được biết. Qua quan sát và thử nghiệm, cùng rất nhiều suy nghĩ khó khăn, chúng ta sẽ đi đến giải thích được ngay cả những bí mật phức tạp và ẩn dấu sâu kín nhất của tự nhiên, như ý thức, vật chất, thời gian, ... toàn bộ câu chuyện về vũ trụ. Thế nhưng, nếu tin tưởng của chúng ta vào khả năng nhận biết thế giới tự nhiên chỉ là một ảo tưởng, một lừa dối oái oăm của chính bộ óc quá tự tin của con người chúng ta thì sao? Đó là giả định hoạt động của của một lập trường tư tưởng gọi là thuyết bí ẩn. Những người thuyết này nêu quan điểm của họ rằng trí tuệ con người có những ranh giới và một số những bí ẩn của thế giới tự nhiên có thể mãi mãi nằm ngoài khả năng hiểu biết của chúng ta.

Thuyết bí ẩn thì gần nhất với những gọi vẫn thường biết đến như vấn đề khó của ý thức (hard problem of consciousness): Làm thế nào vật chất vô tri vô giác của bộ óc có thể tạo ra những cảm giác chủ quan? Những người theo thuyết bí ẩn lập luận rằng não thức con người có thể không có khả năng hiểu được chính nó, rằng chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được ý thức hoạt động như thế nào. Nhưng nếu thuyết bí ẩn ứng dụng vào những hoạt động của não thức, thì không có lý do gì nó không ứng dụng được cho những hoạt động của thế giới tự nhiên nói chung. Thế nên, có người hoài nghi: Có thể không có gì trong tự nhiên thì có thể hoàn toàn nhận thức được bằng trí óc chúng ta..Lập luận đơn giản nhất và vững chãi nhất cho thuyết bí ẩn dựa trên bằng chứng của tiến hóa. Khi xem xét bất kỳ loài sinh vật nào khác, chúng ta hiểu ngay rằng trí tuệ của chúng thì có những giới hạn nhất định. Ngay cả con chó thông minh nhất, tò mò nhất cũng sẽ không bao giờ hiểu thông thạo được số học. Ngay cả những con cú khôn ngoan nhất cũng không thể biết gì về giải phẫu cơ thế của con chuột đồng nó thường nuốt chửng. Nếu tất cả não thức vốn do tiến trình tiến hóa tạo ra đều có khả năng hiểu biết giới hạn, nên não thức của chính chúng ta, cũng là sản phẩm của tiến hóa, cũng sẽ có những giới hạn, là điều hợp lý. Giả định rằng sự hiểu biết của con người thì không có giới hạn nào là tin tưởng vào một mức độ của thuyết cho rằng con người ngoại lệ, vốn mức độ này thì kỳ diệu, nếu không muốn nói là thần bí. Thuyết bí ẩn, điều quan trọng cần nhấn mạnh, thì không mâu thuẫn với thuyết duy vật. Những người theo thuyết bí ẩn không chủ trương rằng những gì nếu không thể biết được phải thuộc về tinh thần. Họ nêu lên rằng bản thân vật chất có những phức tạp vượt quá phạm vi hiểu biết của chúng ta. Giống như mọi loài động vật khác trên trái đất, con người chúng ta đơn giản là không đủ thông minh để hiểu tất cả những quy luật và những hoạt động trong thế giới tự nhiên. Những thuyết bí ẩn thực sự gây bối rối cho chúng ta nếu trí tuệ của chúng ta có giới hạn, chúng ta có thể không bao giờ biết được có bao nhiêu là-có/tồn tại/hiện hữu nằm ngoài khả năng thấu hiểu của chúng ta. Những gì chúng ta biết hay có thể sẽ biết trong tương lai có thể chỉ là tầm thường so với những không biết không thể biết được (không biết được những gì không biết ...) “Về phần chính tôi”, Isaac Newton, lúc đã già tự nói, “dường như tôi chỉ từng một đứa bé chơi đùa trên bãi biển, thỉnh thoảng thích thú nhặt được một viên sỏi mịn hơn hay một vỏ sò đẹp hơn bình thường, trong khi biển cả của chân lý bao la chưa được khám phá nằm tất cả ngay trước mắt tôi”. (theo Nicholas G. Carr, Edge, 2017)

[2] scientism: quan điểm cho rằng những ngành khoa học cứng’ (khoa học tự nhiên) – như hóa học, sinh học, vật lý, thiên văn học cung cấp kiến thức xác thực duy nhất về thực tại.

[3] [Owen Flanagan, The Science of the Mind. xuất bản lần thứ 2. (Cambridge, Mass: MIT Press, 1991), 313. Cũng Xem thêm “Thuyết bí ẩn mới”, Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/New_Mysterianism.]

[4] truism

[5] [Noam Chomsky, “Problems and Mysteries in the Study of Human Language”, trong Language in Focus: Foundations, Methods and Systems: Essays in Memory of Yehoshua Bar-Hillel, ed. Asa Kasher (Boston: Reidel, 1976), 281–358. Một bản mở rộng trong Chomsky, Reflections on Language (New York: Pantheon, 1975), chương 4.]

[6] Abductive reasoning: Suy luận nắm bắt: là một tiến trình qua đó người ta suy luận đến sự đúng thực của một giải thích từ chính khả năng của nó để giải thích cho những gì đã quan sát. Do đó, đôi khi nó cũng được biết đến như suy luận đến giải thích tốt nhất. Peirce, người đưa ra thuật ngữ này, đã minh họa những khác biệt giữa diễn dịch, quy nạp và nắm bắt, bằng thí dụ sau.

Diễn dịch

Tất cả hạt đậu trong túi đó đều màu trắng.

Những hạt đậu này là từ túi đó.

Do đó, những hạt đậu này màu trắng.

Qui nạp

Những hạt đậu này là từ túi đó.

Những hạt đậu này có màu trắng.

Do đó, tất cả hạt đậu trong túi đó đều màu trắng.

Nắm bắt

Những hạt đậu này màu trắng.

Tất cả hạt đậu trong túi đó đều màu trắng.

Do đó, những hạt đậu này là từ túi đó.

Charles Peirce, trong Reasoning and the lôgích of things (Harvard University Press, tr. 315) của ông, ông mô tả bộ ba – diễn dịch, quy nạp, nắm bắt – trong những quan hệ lôgich, giữa ba khái niệm M, P và S .

Diễn dịch            hợp thành vào cùng:giả sử , M là P và P là S, để cho M là S.

Quy nạp              tổng quát hóa: từ M là S, lấy M làm thí dụ của P , để kết luận P là S.

Nắm bắt              giải thích: tại sao M là S, sau ghi nhận P là S, bằng giả thuyết M là P

Nhìn theo sự phân loại, đúng hơn chúng có vẻ giống như sự hợp thành, mở rộng và nâng lên (lifting). Qui nạp như một loại của mở rộng có vẻ hợp lý. Nắm bắt có thể giải thích như một trường hợp cụ thể của một khái niệm nào đó, E, bằng nâng lên một khái niệm, C, qua một luật kết nối nhân, C, với quả, E.

[7] nguyên văn ‘a limited array’ – ở đây dùng nghĩa toán học

[8] Peirce’s concept of abduction: khái niệm suy luận nắm bắt của Peirce: suy luận diễn dịch giải quyết với những gì là trường hợp là chắc chắn, suy luận quy nạp với trường hợp có nhiều phần có thể xảy ra, và suy luận nắm bắt giải quyết với một phỏng đoán như một giải thích tốt nhất về những gì có thể xảy ra dựa trên một set của những dữ liệu thông tin giới hạn.

Thuật ngữ nắm bắt’ để chỉ tiến trình hình thành giải thích tốt nhất có thể . Nó phân biệt lập luận này với diễn dịch, dựa trên những tiền đề đã thiết lập, và quy nạp, khái quát hóa những quan sát cụ thể. Khi chúng ta đưa vào một lập luận nắm bắt, về cơ bản, chúng ta đang nắm bắt hay bắt giữ giả thuyết hay giải thích hợp lý nhất vốn phù hợp với bằng chứng hiện sẵn có. Vì vậy, dù nó có vẻ giống suy luận bằng phỏng đoán, nhưng suy luận nắm bắt nhấn mạnh trên sự quan trọng của việc lấy ra những suy luận và hình thành những giả thuyết dựa trên bằng chứng có sẵn, thay vì chỉ trên sự suy đoán mù quáng.

[9] [Noam Chomsky, Language and Mind (New York: Harcourt, Brace & World, 1968), 78–79]

[10] Những nhà khoa học gọi bộ óc nhỏ này là hệ thống thần kinh ruột (ENS). ENS gồm hai lớp mỏng có hơn 100 triệu tế bào thần kinh bọc lót mặt trong đường tiêu hóa từ thực quản đến trực tràng.

[11] [Michael D. Gershon, The Second Brain: The Scientific Basis of Gut Instinct and a Groundbreaking New Understanding of Nervous Disorders of the Stomach and Intestine (New York: HarperCollins, 1998).

[12] Internalism: thuyết nội tại trong triết học khoa học tuyên bố rằng khoa học hoàn toàn tách biệt với những ảnh hưởng xã hội; và khoa học tự nhiên thuần túy có thể hiện hữu trong bất kỳ xã hội nào và bất kỳ thời đại nào, chỉ dựa trên khả năng trí tuệ con người. internalism: thuyết nội tại: quan điểm cho rằng nội dung (những gì bên trong) của chúng ta chỉ phụ thuộc vào những thuộc tính của cơ thể chúng ta, chẳng hạn như bộ óc của chúng ta. Thuyết nội tại là quan điểm trong Nhận thức học cho rằng mọi cần thiết để đem biện minh cho một tin tưởng thì có sẵn lập tức trong ý thức của một người, không cần gọi đến những yếu tố bên ngoài, hay ít nhất là những cần thiết này đều có thể dễ dàng nhận hiểu được về nhận thức với một người. Vì vậy, mọi điều kiện mang lại kiến thức đều có bên trong những trạng thái tâm lý của những ai là người nhận được kiến thức. Đây là một hình thức của thuyết Tâm lý-lôgích học (Psychologism: đưa ra trong bất kỳ vị trí nào ở đó tâm lý học đóng môt vai trò trung tâm trong việc đặt cơ sở hay giải thích một số loại sự kiện hay quy luật không-tâm lý khác).

[13] [Để biết thêm về đề tài này và một số vấn đề khác được thảo luận ở sau, xem chương 4]

[14] Khi Bertrand Russell tuyên bố mức cao nhất [của sự chắc chắn] thuộc về nhận thức của riêng tôi, ông nói về mức độ chắc chắn vốn ông gán cho nhận thức giác quan hay kinh nghiệm trực tiếp của mình. Nói cách khác, Russell \uyên bố rằng ông có tin tưởng lớn nhất vào kiến thức vốn ông có được qua quan sát trực tiếp hay nhận thức cá nhân. Russell nhấn mạnh sự quan trọng của bằng chứng thực nghiệm và quan sát trực tiếp trong việc tiếp thu kiến thức. Theo Russell, nhận thức giác quan của chúng ta cung cấp thông tin trực tiếp và đáng tin cậy nhất về thế giới xung quanh chúng ta. Do đó, ông coi những kinh nghiệm tri giác của chính mình là nền tảng cho kiến thức và hình thức hiểu biết chắc chắn nhất. Điều đáng chú ý là quan điểm của Russell về sự vững chắc của kiến thức duy nghiệm đã tiến hóa theo thời gian và ông đã có nhiều đóng góp cho nhận thức luận học. Tuy nhiên, cốt lõi trong triết lý của ông là ý tưởng cho rằng nhận thức đến từ giác quan đóng một vai trò cơ bản trong sự hiểu biết của chúng ta về thế giới.

[15] [Bertrand Russell, The Analysis of Matter (New York: Harcourt, Brace, 1927), chương 37; C.I. Lewis, Mind and the World-Order: Outline of a Theory of Knowledge (New York: Scribner, 1929).]

[16] [Galen Strawson, The Evident Connexion: Hume on Personal Identity (Oxford: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2011), 56.]

[17] Hume. A Treatise of Human Nature: Being an Attempt to Introduce the Experimental Method of Reasoning into Moral Subjects (1739–40)

[18] [Ibid., Phần 3.]

[19] Trong Principia, Newton đem cho một khoa học của những vật thể chuyển động (toàn bộ cấu trúc của một sinh vật, hay cấu trúc hữu cơ, hay cấu trúc vật lý), Một khoa học như vậy lấy những khối lượng vật thể như chủ đề-nội dung của nó. Newton đã đưa ra một giải pháp cho vấn đề của những vật thể, ông thấy trong Principia Philosophiae (1644) của Descartes – theo đó định nghĩa về vật thể thì không đầy đủ trước khi định những luật của tự nhiên và đã hoàn tất bởi những luật của tự nhiên đó. Đây là một giải pháp mạnh mẽ cho một vấn đề triết học quan trọng, và là một giải pháp làm cho việc từ bỏ những nguyên của sự cá thể hóa (principium individuationis, mô tả cách thức trong đó một sự vật thì được xác định như khác biệt với những sự vật khác) trở nên có thể được về triết học. Giải pháp có những ý nghĩa với cách chúng ta hiểu quan hệ giữa vật lý và siêu hình học, như thé nào và cho sự giải thích của chúng ta về vật lý học ngày nay.

[20] inconceivable

[21] [John Locke, “Mr. Locke’s Reply to the Bishop of Worcester’s [Edward Stillingfleet . (London: Rivington, 1824), 3: 191, http://oll.libertyfund.org/titles/1724, thảo luận trong Andrew Janiak, Newton as Philosopher (Cambridge: Cambridge University Press, 2008), 121.]

[22] [Janiak , Newton as Philosopher, 9–10, 39.]

[23] intelligibility; trí tuệ có thể hiểu được, không chỉ giác quan

[24] [Về “đề nghị của Locke” và phát triển của nó trong suốt thế kỷ thứ mười tám, lên cao nhất trong tác phẩm quan trọng của Priestley, xem John W. Yolton , Thinking Matter: Materialism in Eighteenth-Century Britain (Minneapolis: Nhà xuất bản Đại học Minnesota, 1983); và một số khai triển thêm trong chương 4.]

[25] [Charles Darwin, Notebook C166, 1838, trong Charles Darwin’s Notebooks, 1836–1844: Geology, Transmutation of Species, Metaphysical Inquiries, ed. Paul H. Barrett và cộng tác. (Cambridge: Cambridge University Press, 1987), 291,

http://darwin-online.org.uk/content/frameset?viewtype=image&itemID=CUL-DAR122.-&keywords=brain+the+of+secretion&pageseq=148.]

[26] [Paul Churchland, “Lý thuyết của Betty Crocker”, đọc và phê binh của The Rediscovery of the Mind, của John R. Searle, Tạp chí London Review of Books, ngày 12 tháng 5 năm 1994, 13–14. Churchland liên kết những quan điểm của Searle với của Descartes trong những cách không hoàn toàn rõ ràng, một phần là do sự diễn dịch sai lạc về triết học cơ học và số phận của nó. Về Priestley và những người khác, xem Yolton , Thinking Matter; và chương 4]

[27] [Vernon B. Mountcastle , “Brain Science at the Century’s Ebb”,, trong “The Brain”, số đặc biệt, Dædalus 127, số 2 (1998): 1.]

[28] [Charles R. Gallistel and Adam Philip King, Memory and the Computational Brain: Why Cognitive Science Will

Transform Neuroscience (Malden, Mass.: Wiley-Blackwell,2009).]

[29] Study of Mind: nghiên cứu của/về não thức; Tâm lý học Nhận thức tìm hiểu những tiến trình não thức của chúng ta. nghiên cứu cách thức hoạt động của bộ óc con người – cách chúng ta suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi. Neuroscience, hay Neural Science: Khoa học Thần kinh nghiên cứu về cách hệ thần kinh phát triển, cấu trúc của nó và chức năng của nó. Khoa học Thần kinh tập trung vào bộ óc và tác động của nó với hành vi và những chức năng nhận thức. Khoa học thần kinh theo truyền thống được phân loại là một ngành của Sinh Học. Ngày nay, nó là một ngành khoa học liên hệ chặt chẽ với toán học, ngôn ngữ học, kỹ thuật, khoa học máy tính, hóa học, triết học, tâm lý học và y học.

[30] accident

[31] [Thomas Nagel, “The Core of ‘Mind and Cosmos’,” New York Times, August 18, 2013; Nagel, Mind and Cosmos: Why the Materialist Neo-Darwinian Conception of Nature Is Almost Certainly False (New York: Oxford University Press, 2012).]

[32] [David Hume, The History of England (1756), 6: chương 71.]

[33] [Udo Thiel, The Early Modern Subject: Self-Consciousness and Personal Identity from Descartes to Hume (Oxford: Oxford University Press, 2011).]

[34] Humboldt được ghi nhận là nhà ngôn ngữ học đầu tiên xác định ngôn ngữ loài người như một hệ thống có quy luật, thay vì chỉ là một set những từ và cụm từ được ghép với những nghĩa. Ý tưởng này là một trong những nền tảng của lý thuyết ngôn ngữ của Noam Chomsky. Chomsky thường trích dẫn mô tả ngôn ngữ của Humboldt như một hệ thống ‘đem dùng vô hạn của những phương tiện hữu hạn, nghĩa là có thể tạo ra vô hạn những câu nói chỉ bằng một số hạn của những lời nói

Ralph Cudworth (1617-1688): triết gia dẫn đầu của nhóm Plato ở Cambridge. Như Chomsky dẫn trên, ông là một trong những triết gia đầu tiên rộng rãi dùng từ ngữ ý thứctrong nghĩa triết học như chúng ta hiểu ngày nay Theo thời gian, ý thức gắn liền với suy tưởng, do ảnh hưởng của Descartes, và sau đó được von Humboldt nói liên kết với ngôn ngữ.

[35] Edward Sapir và Benjamin Lee Whorf đã nêu giả thuyết Sapir-Whorf, rằng cấu trúc và từ vựng của một ngôn ngữ ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và nhận thức của người nói ngôn ngữ đó. Ngoài Chomsky, chúng ta đang đọc, chủ yếu cho rằng suy tưởng và ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò một phương tiện để diễn đạt và để cấu trúc suy nghĩ của chúng ta. Nhiều nhà triết học khác đã thăm sự quan hệ giữa suy nghĩ và ngôn ngữ:

(a) Ludwig Wittgenstein: Wittgenstein nhấn mạnh sự liên hệ giữa tư tưởng và ngôn ngữ trong những tác phẩm của ông. Ông lập luận rằng ngôn ngữ định hình suy nghĩ của chúng ta và sự giới hạn của ngôn ngữ quyết định giới hạn suy nghĩ của chúng ta.

(b) Wilhelm von Humboldt: Humboldt nêu khái niệm giả thuyết Sapir-Whorf (còn gọi là thuyết tương đối ngôn ngữ). Theo thuyết này, ngôn ngữ không chỉ thể hiện suy nghĩ của chúng ta nhưng còn ảnh hưởng và định hình cách chúng ta suy nghĩ và nhận thức thế giới.

(c) Jerry Fodor: biện luận về giả thuyết ngôn ngữ của suy nghĩ, cho rằng suy nghĩ xảy ra trong một ngôn ngữ tâm , hay mentalese’. Ông nêu rằng suy nghĩ được trình bày trong một dạng giống như ngôn ngữ trong não thức chúng ta và ngôn ngữ đóng vai trò chuyên chở những diễn tả của những suy nghĩ tiềm ẩn này.

[36] rule-following

[37] connection principle

[38] [Donald D. Hoffman, Visual Intelligence: How We Create What We See (New York: Norton, 1998), 159.]

[39] Richard C. Lewontin (1929–2021): nhà di truyền học quần thể sinh vật có ảnh hưởng nhất nửa sau thế kỷ 20, Lewontin đã đặt nền móng lý thuyết và thực nghiệm cho di truyền học tiến hóa hiện đại. Ông cũng là một nhà phê bình xã hội lỗi lạc và triết gia về khoa học.

[40] [Richard Lewontin , “Sự Tiến Hóa Của Nhận Thức: Những Câu Hỏi Mà Chúng Ta Sẽ Không Bao Giờ Trả Lời”, trong An Invitation to Cognitive Science, vol. 4, Methods, Models, and Conceptual Issues, ed. Don Scarborough và Saul Sternberg, xuất bản lần thứ 2. (Cambridge, Mass: MIT Press, 1998), 108–32]

[41] Chomsky tuyên bố – “ngôn ngữ thay đổi nhưng không tiến hóa có thể được hiểu trong khuôn khổ lý thuyết ngôn ngữ học của ông. Theo ông, sự thay đổi ngôn ngữ xảy ra do những yếu tố bên ngoài như những ảnh hưởng xã hội, văn hóa và lịch sử. Những thay đổi này được xem như những điều chỉnh hay những sửa đổi bên trong hệ thống ngôn ngữ hiện có. Ngược lại, khái niệm tiến hóa ngôn ngữ của Chomsky dùng để chỉ tiến trình tiếp thu ngôn ngữ và sự phát triển một ngữ pháp phổ quát vốn làm nền tảng cho tất cả những ngôn ngữ của loài người. Theo Chomsky, khả năng ngôn ngữ bẩm sinh này không thay đổi và không trải qua những thay đổi tiến hóa trong một cá nhân hay qua những thế hệ. Tuyên bố của Chomsky bắt nguồn từ tin tưởng của ông rằng ngôn ngữ thể hiện một mức độ ổn định và liên tục, mặc dù trải qua những thay đổi mặt ngoài theo thời gian. Ông cho rằng những thay đổi này, do những yếu tố bên ngoài và không liên quan đến những thay đổi thực chất với cấu trúc nền tảng hay những nguyên tắc cốt lõi của ngôn ngữ. Cần lưu ý là quan điểm của Chomsky về sự tiến hóa ngôn ngữ là đặc thù với khung lý thuyết của ông và không được những nhà ngôn ngữ học chấp nhận rộng rãi. những lý thuyết ngôn ngữ khác đưa ra những quan điểm khác nhau về bản chất của sự thay đổi và tiến hóa ngôn ngữ.

[42] [Marc Hauser và cộng tác, “The Mystery of Language Evolution”, Frontiers in Psychology 5, số. 401 (2014): 1–12, doi: 10.3389 / fpsyg.2014.00401.]

[43] the atoms of computation: những atom của những hoạt động nhận thức của việc vận dụng những cấu trúc ngôn ngữ và áp dụng những quy luật để tạo và diễn giải những câu, hay những ‘nhỏ nhất’ của những tiến trình tâm lý tạo và hiểu ngôn ngữ và những hoạt động và quy luật tâm lý chi phối ngôn ngữ: đề cập đến những đơn vị hay yếu tố cơ bản cần thiết để thực hiện những hoạt động hay tiến trình tâm lý tạo và hiểu ngôn ngữ cơ bản. Những atom hay khối xây dựng này, được coi là những đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có ý nghĩa hay xây dựng cấu trúc của câu. Trong Chomsky – ‘atom’ là những mục từ vựng’ hay ‘phạm trù từ vựng’ (lexical items,lexical categories) kết hợp và tác động hỗ tương tạo những cấu trúc và ý nghĩa phức tạp trong ngôn ngữ.

[44] lexical items

[45] referentialist doctrine/ Referentialism: thuyết tham chiếu cho rằng những từ có liên hệ trực tiếp và đơn giản với những đối tượng hay khái niệm mà chúng đại diện trong thế giới thực. Theo thuyết tham chiếu, những từ được dùng với mục đích để chỉ /trỏ về hay nhắc/gợi đến những sự vật việc bên ngoài của ngôn ngữ. Nó cho rằng chức năng chính của những từ là hoạt động như những nhãn hiệu hay dấu hiệu cho những sự vật hay ý tưởng bên ngoài. Chomsky thách đố quan niệm này. Ông lập luận rằng quan hệ giữa những từ và những ý nghĩa của chúng thì phức tạp hơn nhiều, không chỉ như sự tương ứng đơn giản 1:1. Chomsky cho rằng rằng việc hiểu ý nghĩa của từ gồm nhiều hơn là chỉ sự tham khảo trực tiếp của chúng với những đối tượng bên ngoài, và những yếu tố khác nữa như nội dung và tiến trình nhận thức bên trong, đóng những vai trò cũng quan trọng trong việc diễn giải

[46] Project NIM: Dự án NIM là một thí nghiệm khoa học về ngôn ngữ, tiến hành ở Đại học Columbia, do nhà tâm lý học Herbert S. Terrace dẫn đầu, vào những năm 1970. Dự án này tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của loài chimpanzee và khả năng học ngôn ngữ ký hiệu của chúng. Dự án gồm việc nuôi dạy một con chimpanzee, đặt tên là Nim Chimpsky trong một môi trường giống môi trường con người, nơi nó được những nhà nghiên cứu dạy ngôn ngữ ký hiệu. Thí nghiệm kéo dài từ năm 1973 đến năm 1977 và gồm nhiều giai đoạn đào tạo và hoạt động thực tập với Nim. Những nhà nghiên cứu đã dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để dạy Nim một phiên bản sửa đổi của ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (ASL) và quan sát khả năng hiểu và tạo những ký hiệu của nó. Dự án được gọi là “Dự án NIM” vì con chimpanzee trong nghiên cứu đã được đặt tên là Neam “Nim” Chimpsky, để chỉ Noam Chomsky. Đó là một cách gây chú ý, liên kết thí nghiệm này với những ý tưởng của Chomsky và trọng tâm của nó là dạy một con chimpanzee học giao tiếp, dùng ngôn ngữ ký hiệu. Mặc dù Nim có khả năng học và dùng một số lượng đáng kể những dấu hiệu, nhưng thí nghiệm cho thấy khả năng ngôn ngữ của chimpanzee không bằng khả năng dùng ngôn ngữ của con người. Giao tiếp của Nim chủ yếu xoay quanh những nhu cầu cơ bản và thiếu cấu trúc ngữ pháp phức tạp có trong ngôn ngữ loài người. Dự án đã làm sáng tỏ những thách đố và hạn chế của việc dạy ngôn ngữ cho những loài vượn người không-người, nhấn mạnh khác biệt vốn có giữa việc tiếp thu ngôn ngữ của con người và của động vật.

[47] [Laura-Ann Petitto , “How the Brain Begets Language”,, trong The Cambridge Companion to Chomsky, ed. James McGilvray (Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2005), 86.]

[48] Situational semantics: Ngữ nghĩa hoàn cảnh là một lý thuyết tập trung vào cách ý nghĩa bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh và bối cảnh cụ thể. Nó nhận ra rằng những từ có thể được hiểu khác nhau tùy vào những yếu tố như môi trường vật chất, bối cảnh xã hội và kiến thức có chung. Lý thuyết nhấn mạnh sự quan trọng của việc xem xét ý định của người nói, kiến thức nền tảng của người nghe và bối cảnh trực tiếp để hiểu đầy đủ ý nghĩa trong truyền thông giao tiếp. Nó cung cấp một khuôn khổ để phân tích ý nghĩa trong những hoàn cảnh thực tế và vượt ra ngoài sự phân tích ngôn ngữ thuần túy hình thức.

Ký hiệu (denotation): chỉ nghĩa đen hoặc nghĩa rõ ràng của một từ hoặc diễn đạt, không tùy thuộc vào bất kỳ diễn giải hoặc hàm ý chủ quan nào. Nó tập trung vào mục tiêu và định nghĩa từ điển của một đơn vị ngôn ngữ. Ký hiệu liên quan đến ý nghĩa cốt lõi, thường được chấp nhận của một từ hoặc cụm từ, bỏ qua bất kỳ liên kết cá nhân hoặc ngữ cảnh nào. Ví dụ, ký hiệu của từ “hoa hồng” là một loại thực vật có hoa, thân có gai và hoa có nhiều canh, có mùi thơm.

Mặt khác, Tham chiếu (reference) chỉ hành động của những từ hoặc diễn đạt, trỏ hoặc chỉ những đối tượng, thực thể hoặc khái niệm cụ thể trong thế giới. Đó là quan hệ giữa ngôn ngữ và thế giới bên ngoài. Khi những từ tham chiếu, chúng thiết lập liên hệ giữa diễn tả ngôn ngữ và một gì đó bên ngoài hệ thống ngôn ngữ. Ví dụ: khi chúng ta nói “on mèo nằm trên thảm”, từ “mèo” dùng để chỉ một con vật thuộc họ mèo cụ thể và từ “thảm” dùng để chỉ một đối tượng cụ thể có con mèo nằm trên đó.

[49] [Peter Strawson, “Về việc tham khảo”, Mind 59, số. 235 (1950): 320–44; Julius Moravcsik , “Aitia as Generative Factor trong Triết học của Aristotle”, Đối thoại 14, số. 4 (1975): 622–36; Akeel Bilgrami , Belief and Meaning: The Unity and Locality of Mental Content (Oxford: Blackwell, 1992).]

[50] Theo Chomsky, ngôn ngữ của con người khác với những hình thức giao tiếp khác theo nhiều cách. Một điểm khác biệt quan trọng là ngôn ngữ của con người không trực tiếp gọi tên hay chỉ ra những sự vật việc cụ thể trên thế giới như những ngôn ngữ hay hệ thống giao tiếp khác. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải ai cũng đồng ý với quan điểm này. Khi Chomsky nói rằng dường như không có khái niệm “tham chiếu” hay “ký hiệu” cho ngôn ngữ loài người, ông muốn nói rằng những từ chúng ta dùng trong ngôn ngữ không có liên hệ trực tiếp và đơn giản với những sự vật việc mà chúng biểu thị trong thế giới thực. Nói cách khác, khi chúng ta nói một từ, không phải lúc nào nó cũng có nghĩa chính xác ở thế giới bên ngoài. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngôn ngữ đó không thể nói về hay chỉ ra những điều cụ thể. Chúng ta vẫn có thể dùng ngôn ngữ để nói về những đối tượng hay đề cập đến chúng, nhưng liên hệ giữa những từ chúng ta dùng và những sự vật việc mà chúng đại diện phức tạp hơn. Nó không đơn giản như chỉ đặt tên gọi cho mọi sự vật việc . Thí dụ, chúng ta hãy xem xét câu ‘con mèo nằm trên thảm’.Khi chúng ta nói ‘con mèo’, chúng ta đang nói về một loại động vật nào đó, nhưng chúng ta không nói về một con mèo cụ thể hiện hữu trên thế giới. Từ ‘mèo’ (danh tự chung) giống như một biểu tượng đại diện cho ý niệm chung về con mèo. Câu này cho phép chúng ta nói về mèo thảm cũng như quan hệ của chúng với nhau, nhưng tự thân những từ này không kết nối 1:1 trực tiếp với những sự vật việc chính xác mà chúng nói đến.Thế nên, trong ngôn ngữ của con người, chúng ta vẫn có thể nhắc/trỏ đến sự vật và nói/bàn về chúng, nhưng quan hệ giữa những từ chúng ta dùng và những sự vât việc mà chúng đại diện phức tạp hơn. Nó dựa trên sự hiểu biết chung, bối cảnh và những quy ước của ngôn ngữ.

[51] articulatory phonetics, acoustic phonetics:

[52] [Aristotle, Metaphysics quyển 8: 3; De Anima, quyển 1: 1]

[53] [Noam Chomsky, “Notes on Denotation and Denoting”, trong From Grammar to Meaning: The Spontaneous Logicality of Language ed. Ivano Caponigro và Carlo Cecchetto (Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2013), 38–45, và những nguồn được trích dẫn ở đó.]

[54] metamathematics: meta-toán học nghiên cứu những thuộc tính và những cấu trúc hình thức của những hệ thống toán học

[55] [Trích dẫn trong Ben Lazare Mijuskovic, The Achilles of Rationalist Arguments (The Hague: Nijhoff , 1974).]

[56] [John Locke, An Essay Concerning Human Understanding (1689), quyển 2, chương 27]

[57] “Magna Carta” là từ Latinh thường gọi là “Great Charter / Đại Hiến Chương” trong tiếng Anh. Nó chỉ một tài liệu lịch sử đã ký vào năm 1215 ở England. Magna Carta là một văn bản pháp lý nền tảng thiết lập một số quyền và nguyên tắc cơ bản, hạn chế quyền lực của nhà vua và bảo vệ quyền của dân chúng. Magna Carta ban đầu được tạo ra như một thỏa ước hòa bình giữa Vua John của England và một nhóm quí tộc nổi loạn không hài lòng với sự cai trị của ông. Nó nhằm mục đích giải quyết những bất mãn của họ và thiết lập những quyền và những tự do nhất định. Văn bản đư lên những nguyên tắc như quyền được xét xử công bằng, bảo vệ chống lại sự giam cầm bất hợp pháp và những hạn chế quyền đánh thuế của nhà vua nếu không có sự đồng ý. Sự quan trọng của Magna Carta vượt ngoài bối cảnh lịch sử trực tiếp của nó. Nó thường được coi là một bước ngoặt trong sự phát triển của luật hiến pháp và những quyền cá nhân. Nó đã ảnh hưởng đến những hệ thống pháp luật và khuôn khổ hiến pháp trên khắp thế giới, đóng vai trò là tiền thân của những khái niệm như pháp quyền và bảo vệ những quyền tự do cá nhân.

[58] Civil personality: “Tư cách pháp nhân” dùng để chỉ tình trạng pháp lý hoặc sự thừa nhận của một cá nhân với tư cách là một thực thể pháp lý, sở hữu những quyền và nghĩa vụ nhất định trong một hệ thống pháp luật cụ thể. Nó còn được gọi là “tư cách pháp lý” hoặc “năng lực pháp lý”. Về mặt pháp lý, một người có tư cách pháp nhân được công nhận là có những quyền hợp pháp và khả năng tham gia vào những quan hệ pháp lý, chẳng hạn như hợp đồng, sở hữu tài sản, khởi kiện hoặc bị kiện ra tòa và thực hiện nhiều quyền hợp pháp khác. Khái niệm tư cách pháp nhân rất quan trọng trong việc phân biệt giữa những cá nhân và những thực thể khác, chẳng hạn như những công ty hoặc tổ chức, cũng có thể có tư cách pháp nhân. Nó đảm bảo rằng những cá nhân được công nhận là những thực thể pháp lý riêng biệt với những quyền và trách nhiệm riêng, khác biệt với những thực thể pháp lý khác. Định nghĩa và phạm vi chính xác của tư cách pháp nhân có thể khác nhau giữa những hệ thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, nó dùng để chỉ sự thừa nhận của pháp luật với một cá nhân với tư cách là chủ thể của những quyền và nghĩa vụ trong một khung pháp lý cụ thể.

[59] [Về phụ nữ, xem Linda K. Kerber, “Why Diamonds Really Are a Girl’s Best Friend: Another American Narrative”, Dædalus 141, số. 1 (2012): 89–100; và Taylor v. Louisiana, 419 US 522 (1975). Về người US gốc Africa, xem Douglas Blackmon, Slavery by Another Name: The Re-Enslavement of Black Americans from the Civil War to World War II (New York: Doubleday, 2008); và Michelle L. Alexander, The New Jim Crow: Mass Incarceration in the Colourblindness, rev. ed. (New York: New Press, 2012). Về người ngoại nhập, xem Rasul v.Myers, Tòa phúc thẩm, Quận Columbia Circuit, tháng 1 năm 2008, tháng 4 năm 2009. Về những tập đoàn công nghệ , xem những nguồn trong Noam Chomsky, Hopes and Prospects (Chicago: Haymarket, 2010), 30–31; và David Ellerman, “Workplace Democracy and Human Development: The Example of the Postsocialist Transition Debate”, Journal of Speculative Philosophy 24, số. 4 (2010): 333–53.]

[60] [Dagfinn Føllesdal , “Indeterminacy and Mental States”, trong Perspectives on Quine, ed. Robert Barrett và Roger Gibson (Cambridge: Blackwell, 1990), 98–109.]

MMM là viết tắt của Meaning by a Mechanism of Mutual Monitoring / Ý Nghĩa Theo Một Cơ Chế Giám Sát Lẫn Nhau. Luận điểm của Føllesdal nhấn mạnh ý tưởng rằng ý nghĩa không chỉ bắt nguồn từ cách diễn giải của cá nhân hoặc ý định của người nói, nhưng còn xuất hiện từ sự tương tác và hiểu biết chung giữa những thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ.

[61] [. Charles R. Gallistel , “Representations in Animal Cognition:An Introduction”, Cognition 37, nos. 1–2 (1990): 1–22.]

[62] thinghood: sự vật việc : có tinh chất là sự vật – chỉ tính chất hay đặc tính của hữu thể là một sự vật hoặc một thực thể. Nó liên quan đến khái niệm của một gì đó là một đối tượng hay có một tồn tại hữu hình

[63] [Daniel C. Dennett, “Sakes and Dints”, Times Literary Supplement, ngày 2 tháng 3 năm 2012.]

[64] [Noam Chomsky, “Derivation by Phase “, trong Ken Hale: A Life in Language, ed. Michael J. Kenstowicz (Cambridge, Mass: MIT Press, 2001), 1–52.]

[65] conceptual art

[66] Aristotelian

[67] Con tàu của Theseus, hay Paradox của Theseus, là một thí nghiệm tưởng tượng đặt câu hỏi liệu một vật thể có giữ nguyên như cũ khi tất cả những bộ phận của nó được thay thế theo thời gian hay không. Nó thách đố sự hiểu biết của chúng ta về bản sắc định tính và đặt những câu hỏi triết học rộng lớn hơn về bản chất của sự thay đổi và tính liên tục.

Những câu đố của Kripke, cũng gọi là những paradoxe của Kripke hay những nghịch lý ngữ nghĩa của Kripke, để chỉ một set gồm những paradoxe trong triết học ngôn ngữ và logich được Saul Kripke (1940-) trình bày . Những câu đố này thách đố những trực giác của chúng ta về quy chiếu, ý nghĩa và sự thật. Những câu đố gồm những tuyên bố hay phát biểu tự qui chiếu về sự thật hoặc tham khảo của chính chúng. Chúng phơi bày những khó khăn trong việc ấn định những giá trị chân lý nhất quán hoặc tham chiếu đến những phát biểu đó. Những câu đố của Kripke làm nổi bật mối quan hệ phức tạp giữa ngôn ngữ, sự thật và tham chiếu, và chúng có những hàm ý quan trọng cho những lý thuyết về ý nghĩa và ngữ nghĩa. Một số thí dụ nổi tiếng về những câu đố của Kripke gồm nghịch lý kẻ nói dối (“Câu nói này thì sai”) và nghịch lý sorites (“Nếu bạn lấy đi một hạt cát, liệu nó vẫn còn là một đống cát nữa không?”). Những câu đố này đã gây những thảo luận triết học sâu rộng và đã ảnh hưởng đến sự phát triển của những lý thuyết về ngữ nghĩa và triết học ngôn ngữ.

[68] corpuscular theory corpuscles and và atoms là những khái niệm khác nhau liên quan đến thành phần của vật chất. Corpuscles là những hạt nhỏ, không thể phân chia được đã nêu lên trong thuyết corpuscles, phổ biến trong thế kỷ 17 và 18. Mặt khác, atoms là khối xây dựng cơ bản của vật chất theo thuyết atoms, là cách hiểu khoa học phổ biến hiện nay. những atoms gồm những hạt subatom và kết hợp với nhau để tạo thành những chất khác nhau.

[69] [Thiel, Early Modern Subject]

[70] [Một điều tra Colin McGinn đã thực hiện trong nhiều sách và báo, trong số đó có: Basic Structures of Reality:Essays in Meta-Physics (New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2011).]

[71] [Susan Carey, The Origin of Concepts (Oxford: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2011).]

[72] [Về những nguồn tham khảo, xem chương 4.]

[73] ignorabimus

[74] [David Hilbert, “Logic and the Knowledge of Nature” (1930), trong From Kant to Hilbert: A Source Book in the Foundations of Mathematics, ed. William B. Ewald (New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2005), 2: 1157–65. Tôi mang ơn Richard Larson về tài liệu tham khảo này.]

[75] [David Deutsch, The Beginning of Infinity: Explanations That Transform the World (New York: Viking, 2011); David Albert, “Giải Thích Tất Cả: Chúng Ta Đã Trở Thành Trung Tâm Của Vũ Trụ Như Thế Nào”, New York Times, ngày 12 tháng 8 năm 2011.]

[76] [Chomsky, Ngôn ngữ và Não thức.]

[77] [Juan Huarte de San Juan, Examen de ingenios para las ciencias (Kiểm Tra Trí Thông Minh Của Con Người; 1575–1594). Xem Noam Chomsky, Cartesian Linguistics: A Chapter in the History of Rationalist Thought, xuất bản lần thứ 3, có phần giới thiệu, James McGilvray (Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2009); và Javier Virués Ortega, “Juan Huarte de San Juan trong Descartes và Ngôn ngữ-tâm lý học Thời nay: Một Gặp gỡ với Noam Chomsky”, Psicothema 17, số. 3 (2005): 436–40, http://www.psicothema.com/pdf/3125.pdf.]

Juan Huarte de San Juan (1529-1588), thường được gọi là Juan Huarte, là một y sĩ và triết gia người Spain. Huarte được biết đến nhiều nhất với tác phẩm có ảnh hưởng “Examen de ingenios para las ciencias” (Khảo sát trí thông minh của con người), xuất bản năm 1575. Trong quyển sách này, Huarte đã khám phá quan hệ giữa những năng lực tự nhiên, những khả năng tinh thần, và những năng khiếu nghề nghiệp. Công trình của Huarte đã xem xét những yếu tố tâm lý và sinh lý khác nhau góp phần tạo nên trí thông minh và kỹ năng của con người. Ông đề nghị rằng những cá nhân sở hữu tài năng bẩm sinh và những tài năng này liên quan đến những đặc điểm thể chất và sinh lý của họ. Ông lập luận rằng những khả năng tự nhiên này nên được xem xét khi xác định nghề nghiệp phù hợp cho những cá nhân.