Sunday, September 25, 2022

Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? (06)

Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào?

(What Kind Of Creatures Are We?)

Noam Chomsky

(← ...  tiếp theo)





4 | NHỮNG BÍ ẨN CỦA THIÊN NHIÊN: ĐƯỢC GIẤU KÍN SÂU XA NHƯ THẾ NÀO?

 

Chúng ta có thể nghĩ về khoa học tự nhiên như một loại hội tụ ngẫu nhiên giữa những khả năng nhận thức của chúng ta và những gì đúng thực ít nhiều của thế giới tự nhiên. Không có lý do để tin rằng con người có thể giải quyết mọi vấn đề vốn họ đặt ra, hay ngay cả rằng họ có thể thành hình những câu hỏi đúng; họ có thể giản dị là thiếu những dụng cụ khái niệm, giống như loài chuột không thể đối ứng được với một mê cung dùng những số nguyên tố để ấn định những ngã rẽ .

 

Những kết luận tổng quát của Russell, với tôi, xem dường như đi đúng hướng. Tôi nghĩ rằng công thức có thể được cải thiện, bằng đơn giản bỏ những từ “vật chất” và “vật lý”. Kể từ cách mạng Newton, chúng ta nói về thế giới “vật lý” cũng nhiều như chúng ta nói về sự đúng thực “thực”: để nhấn mạnh, nhưng không nói thêm gì. Chúng ta có thể phân biệt những phương diện khác loại của thế giới – thí dụ hóa học, điện học, kinh nghiệm và phần còn lại – và sau đó chúng ta có thể tìm hiểu những nguyên lý cơ bản của chúng và những liên hệ của chúng với những hệ thống khác, những vấn đề của sự thống nhất.

 

Giả sử chúng ta áp dụng “thuyết hoài nghi linh động” vốn đã được bảo đảm sau Newton, nếu không trước đó. Cho lý thuyết của não thức, điều đó có nghĩa là theo lời khuyên của Gassendi trong Objections. Ông lập luận rằng nhiều nhất thì Descartes đã cho thấy “nhận thức về sự hiện hữu của não thức, [nhưng] đã thất bại không vén lên cho thấy bản chất của nó”. Là cần thiết để tiến hành như chúng ta sẽ làm trong việc tìm kiếm để khám phá “một khái niệm của rượu thượng hạng so với rượu thường”, bằng việc điều tra nó được cấu thành thế nào và những luật vốn định chức năng của nó thế nào. Tương tự, ông thúc giục Descartes, “nó là phận sự của ông đề xem xét tự thân bằng một việc làm giống như phân tích hóa chất nhất định nào đó, thế khiến ông có thể định và chứng minh cho chúng ta thấy thực thể bên trong của ông” [1] – và của những người khác.

 

Lý thuyết của não thức có thể được theo đuổi trong nhiều đường lối, giống như những ngành khác của khoa học, với một cái nhìn hướng đến sự thống nhất sau cùng, bất kỳ hình thức nào có thể xảy ra, nếu có. Đó là công việc vốn Hume đã đảm nhận khi ông nghiên cứu những ông gọi là “khoa học của bản chất con người”, tìm kiếm “những suối nguồn và nguyên lý bí mật, qua đó não thức con người vận hành trong những hoạt động của nó”, gồm “những phần của kiến thức [của chúng ta]” vốn có nguồn gốc từ bàn tay nguyên thuỷ của tự nhiên, một công trình ông so sánh với của Newton; cơ bản là những gì trong văn học thời nay gọi là “sự tự nhiên hóa của triết học” hay “nhận thức luận đã tự nhiên hóa”. Tiến trình đã nêu lên của Gassendi trong thực tế đã được theo đuổi trong “cách mạng nhận thức” của thế kỷ 17, bởi những những triết gia Britain phái Plato-mới và những triết gia lục địa Europe về ngôn ngữ và não thức và đã được tiếp tục với sinh lực mới trong những năm gần đây, nhưng tôi sẽ đặt vấn đề đó sang một bên.[2]

 

Hóa học tự nó hoàn toàn ràng theo đuổi tiến trình này. Nhà hóa học thế kỷ 18, Joseph Black khuyên rằng “lực thu hút [3] hóa học được tiếp nhận như một nguyên lý đầu tiên, vốn chúng ta không thể giải thích nó được hơn Newton đã có thể giải thích lực hấp dẫn, và chúng ta hãy hoãn việc giải thích những luật của lực thu hút, cho đến khi chúng ta thiết lập được một khối học thuyết như vậy, như Newton đã thiết lập liên quan đến luật hấp dẫn”. Vẫn còn “rất xa với kiến thức về những nguyên lý đầu tiên”, khoa học của hóa học sẽ là “phân tích, giống như Optics của Newton, trong dạng của một luật tổng quát, chính giới hạn của phương pháp qui nạp của chúng ta, như phần thưởng của công sức của chúng ta”. Tiến trình ông đã phác thảo là tiến trình vốn đã thực sự được tuân theo, khi hóa học đã thiết lập một khối học thuyết phong phú, “những thành tựu… của nó không xây dựng trên nền tảng thu giảm, nhưng đúng hơn đã đạt được trong cô lập với khoa học vật lý mới nổi lên”, nhà sử học hóa học Arnold Thackray nhận xét. Newton và những người theo ông thực đã cố gắng để “theo đuổi tưởng tận công việc thu giảm của Newton của việc khám phá những luật toán học tổng quát chi phối tất cả những trạng thái hóa học” và để phát triển một khoa học nguyên tắc của những cơ cấu hóa học dựa trên vật lý học và những khái niệm của nó về sự tác động lẫn nhau giữa “những hạt vĩnh cửu cuối cùng của vật chất”. Nhưng chương trình Newton đã bị cắt ngắn bởi “sự thành công đáng kinh ngạc của việc định lượng những đơn vị hóa học” của John Dalton, Thackray tiếp tục, chuyển “toàn bộ lĩnh vực tranh luận triết học giữa những nhà hóa học từ những cơ cấu hóa học (lý do tại sao? của phản ứng) sang những đơn vị hóa học (cái gì? và bao nhiêu?) “, một lý thuyết vốn “phản vật lý và chống Newton một cách sâu xa trong s bác bỏ của nó về tính thống nhất của vật chất và sự loại bỏ của nó về những lực-phạm vi-ngắn”. “Những ý tưởng của Dalton đã thành công về mặt hóa học. Do đó , chúng đã hưởng được tôn trọng của lịch sử, không giống những dự án thu giảm mạch lạc hơn, nếu kém thành công hơn về triết học của người theo Newton”. [4]

 

Đem dùng thuật ngữ thời nay, chúng ta có thể nói rằng Dalton đã không chú ý đến khoảng trống cần giải thích giữa hóa học và vật lý bằng việc làm ngơ vật lý học nền tảng, giống nhiều những nhà vật lý sau-Newton đã không chú ý đến khoảng trống cần giải thích giữa động lực học Newton và triết học cơ học bằng việc làm ngơ (và trong trường hợp này là bác bỏ) triết học cơ học, dù nó đã tự hiển nhiên với hiểu biết thực tiễn thông thường. Đó đã thường là tiến trình của khoa học kể từ đó, dù không phải không có tranh luận và những chỉ trích gay gắt, thường sau này đã nhìn nhận là từng bị sai lạc nghiêm trọng.

 

Tiến sang thế kỷ 20, những nhà khoa học lỗi lạc đã giải thích sự thất bại của sự thu giảm của hóa học sang vật lý học như một khoảng trống cần giải thích cực kỳ quan trọng, sau khi cho thấy rằng hóa học đem cho “chỉ đơn thuần những ký hiệu phân loại vốn tóm tắt tiến trình quan sát của một phản ứng”, trích dẫn từ lịch sử tiêu chuẩn của William Brock. August Kekulé, vốn hóa học cấu trúc của ông là một bước quan trọng dẫn đến sự thống nhất cuối cùng của hóa học và vật lý học, đã hoài nghi rằng” bao giờ có thể đưa ra được những cấu tạo tuyệt đối của những phân tử hữu cơ”; những mô hình và phân tích về hoá trị của ông đã chỉ có một giải thích dụng cụ, như những dụng cụ tính toán. Antoine Lavoisier trước ông, đã tin rằng “số lượng và bản chất của những nguyên tố [là] một bài toán nan giải, có thể một vô hạn những lời giải vốn không một nào trong chúng có thể hợp thức với Tự nhiên”; “Có vẻ như rất có thể xảy ra rằng chúng ta không biết gì về… [những]… atom không thể phân chia được vốn vật chất được cấu thành”, và sẽ không bao giờ, ông tin. Kekulé có vẻ như nói rằng không có một vấn đề để giải quyết; những công thức cấu trúc có có ích hay không, nhưng không có sự đúng thực của vật chất. Phần lớn vật lý học được hiểu cùng một đường lối. Henri Poincaré đã đi xa hơn khi nói rằng chúng ta áp dụng thuyết phân tử của chất khí chỉ vì chúng ta đã quen thuộc với trò chơi bi-a. Người viết tiểu sử khoa học của Ludwig Boltzmann phỏng đoán rằng ông đã tự tử vì thất bại của ông trong việc thuyết phục cộng đồng khoa học để xem giải thích lý thuyết của ông về những vấn đề này như không chỉ là một hệ thống tính toán – trớ trêu, ngay sau khi công trình của Albert Einstein về chuyển động Brown và những vấn đề mở rộng hơn đã thuyết phục những nhà vật lý về thực tại của những thực thể vốn ông đã đưa lên. Mô hình atom của Niels Bohr cũng bị những nhà khoa học lỗi lạc xem như thiếu “thực tại vật lý”. Vào những năm 1920, nhà hóa học đoạt giải Nobel đầu tiên của U.S. đã bác bỏ bàn tán về bản chất thực của những liên kết hóa học như là “lảm nhảm vô nghĩa” về siêu hình học: chúng đều không gì khác hơn nhưng chỉ “một phương pháp rất thô sơ của việc trình bày những sự kiện đã biết về những phản ứng hóa học, chỉ một phương thứccuar trình bày”, vì khái niệm không thể được thu giảm về vật lý học. Sự bác bỏ thuyết hoài nghi đó của một số nhà khoa học hàng đầu, những người có quan điểm bị lên án vào thời đó như một sự phi lý về khái niệm, đã dọn đường cho sự thống nhất cuối cùng của hóa học và vật lý học, với giải thích lý thuyết quantum của Linus Pauling về liên kết hóa học 70 năm trước đây. [5]

 

Năm 1927, Russell đã nhận xét rằng những luật hóa học “hiện nay không thể thu giảm xuống được thành những luật vật lý học”, [6] một nhận xét vốn đã được tìm thấy là bị hiểu sai lệch: từ “hiện nay” hóa ra nói cho nhvấn đề. Những luật hóa học không bao giờ có thể thu giảm thành những luật vật lý học, vì khái niệm về những luật vật lý đã không đúng. Khoảng trống cần giải thích đã nhìn nhận không bao giờ lấp được. Lại nữa, là điều cần thiết để loại bỏ, không liên quan, ý niệm “có thể mường tượng hình dung được” và “có thể hiểu được của thế giới”, để ủng hộ thuyết hoài nghi linh động của thuyết tự nhiên về phương pháp luận: tìm để tăng lên kiến thức chúng ta trong khi giữ một đầu óc cởi mở về tính thể xảy ra của sự thu giảm .

 

Có những tương đồng song song khá rõ ràng với thảo luận thời nay về ngôn ngữ và não thức, và có thể lấy ra được một số bài học. Nghiên cứu sự thể hiện ký hiệu của côn trùng, sự tổ chức của hành vi vận động, thị giác loài động vật có vú, ngôn ngữ con người, phán đoán đạo đức và những đề tài khác thì trong mỗi trường hợp đều được khuyên nên tuân theo chỉ dẫn của Joseph Black. Nếu những tìm hỏi này thành công trong việc phát triển một “khối học thuyết” vốn giải thích cho những yếu tố của sự điều hướng của côn trùng hay quy luật vốn chuyển động hình ảnh được ndiễn dịch (nếu những quy luật khác cho phép) như những chuyển động khô cứng trong không gian ba chiều, hay những hoạt động hoán chuyển vị trí trong ngôn ngữ [7] tuân theo những nguyên tắc địa phương, v.v., rằng nên được nhìn như khoa học bình thường, ngay cả nếu chưa đạt được sự thống nhất với sinh lý học thần kinh – và có thể không vì nhiều những lý do có thể xảy ra, trong số đó, vốn “cơ sở thu giảm” đã chờ đợi bị hiểu sai và phải được sửa đổi. Không cần phải nói, khoa học bộ óc không được thiết lập vững chắc như vật lý học cơ bản một thế kỷ trước đây, hay như triết học cơ học đã trong thời Newton. Là vô nghĩa để nhấn mạnh trên những học thuyết về tính dễ dàng nhận hiểu được với ý thức: ngay cả khi chúng có thể đem cho được một công thức nhất quán, chúng sẽ không liên quan với “thực tại vật lý” của nguyên tắc khô cứng hay những điều kiện địa phương. Bây giờ chúng ta đã đủ hiểu để loại bỏ sự diễn giải của những giải thích lý thuyết như không gì ngoài một lối mô tả một số sự kiện đã biết nào đó về [hành vi], một phương thức của sự trình bày” – một phê bình thường đã công khai chống lại những lý thuyết của những khả năng tâm lý thần kinh cao hơn, dù không sự tính toán côn trùng, một minh họa khác của thuyết nhị nguyên về phương pháp rất phổ biến trong thảo luận phê bình về sự tìm hiểu trong ngôn ngữ và não thức.[8]

 

Cũng thêm hiểu biết hữu ích để quan sát sự xuất hiện trở lại của nhiều những cái nhìn sâu xa có trước đó, dù đã đoạn tuyệt với kiến thức cơ bản của chúng trong sự sụp đổ của thuyết vật lý truyền thống. Thế nên, ngày nay chúng ta đọc luận điểm của sinh học mới rằng “những sự vật việc về tâm lý, quả thực những não thức vốn ý thức và kinh nghiệm thế giới; đều là những thuộc tính nổi lên của bộ óc, [mặc dù] những nổi lên này… đều được tạo bởi những nguyên lý vốn… chúng ta còn vẫn chưa hiểu”, theo như nhà thần kinh học Vernon Mountcastle, hình thành chủ đề hướng dẫn của một tuyển tập những bài điểm sách vốn phê bình những kết quả của Thập kỷ của Bộ óc, vốn kết thúc thế kỷ 20. Câu “chúng ta còn vẫn chưa hiểu” có thể sẽ cũng cùng số phận với nhận xét tương tự của Russell về hóa học, bảy mươi năm trước. Nhiều nhà khoa học và triết gia lỗi lạc khác đã chủ yếu trình bày cùng luận điểm, như một “giả thuyết kinh ngạc” của sinh học mới, một ý tưởng mới “triệt để” trong triết học của não thức, “sự khẳng định táo bạo rằng những hiện tượng tâm lý đều tự nhiên hoàn toàn và gây nên bởi những hoạt động sinh lý học thần kinh của bộ óc, mở ra cánh cửa cho những nghiên cứu mới lạ và hứa hẹn, một sự bác bỏ của thuyết nhị nguyên não thức-cơ thể của Descartes, v.v. [9] Thực sự, tất cả đều nhắc lại, hầu như tỏng cùng những từ giống nhau, những phát biểu hệ thống của nhiều thế kỷ trước, sau khi vấn đề não thức-cơ thể truyền thống đã trở thành không thể trình bày rõ ràng chính xác được với sự biến mất của khái niệm nhất quán duy nhất của vật thể (vật lý, vật chất, v.v.) – lấy thí dụ, kết luận của Joseph Priestley rằng những thuộc tính “được gọi là tâm lý” thu giảm cách nào đó thành “cấu trúc hữu cơ của não”, [10] Hume, Darwin, và nhiều người khác, đã phát biểu trong những từ khác, và, có vẻ như hầu như không thể tránh được, sau sự sụp đổ của triết học cơ học.

 

Công trình quan trọng của Priestley đã là điểm cao nhất của một thế kỷ của những suy ngẫm trên phỏng đoán của Locke, và sự khai triển chi tiết trọn vẹn nhất của chúng. [11] Ông nói rõ rằng những kết luận của ông về vật chất-suy tưởng đã theo đến trực tiếp từ sự sụp đổ của bất kỳ khái niệm sâu xa nào về vật thể , hay vật chất, hay thể chất:

 

Những nguyên lý của triết học Newton đã không được biết sớm hơn, so với đã được thấy so sánh, rằng chỉ một phần rất ít của những những hiện tượng của Tự nhiên được quy cho vật chất rắn, và bao nhiêu do năng lực vốn đã chỉ được giả định để đi cùng và bao quanh những phần rắn đặc của vật chất. …. Bây giờ khi tính rắn đặc đã hiển nhiên rất ít liên quan trong hệ thống, thực là một điều ngạc ngạc nhiên tự hỏi rằng nó đã không xảy ra sớm hơn với những nhà triết học … rằng có thể không có sư vật việc như vậy trong Tự nhiên”.

 

Sau đó, thôi không có lý do nữa để giả định rằng “nguyên lý của suy nghĩ hay cảm giác [thì] không-tương đồng với vật chất”, Priestley đã kết luận. [12]Theo đó, “toàn bộ luận chứng cho một nguyên lý suy tưởng không-vật chất trong con người, trên sự giả định này, rơi xuống đất; vật chất, thiếu thốn cùng cực những gì vốn cho đến nay được gọi là chất rắn, thì không còn tương đồng với cảm giác và suy nghĩ hơn thực thể đó, vốn không biết gì thêm hơn về nó, chúng ta vẫn đã thường gọi là không-vật chất”. Những năng lực của cảm giác, nhận thức và suy tưởng nằm trong “một hệ thống tổ chức nhất định nào đó của vật chất, [và] tất yếu hiện hữu trong, và tùy thuộc trên một hệ thống loại như vậy”. Là đúng rằng “chúng ta có một ý tưởng rất không toàn hảo về những gì là năng lực của nhận thức”, và chúng ta có thể không bao giờ đi đến được một “ý tưởng rõ ràng”, nhưng “chính sự thiếu hiểu biết này phải khiến chúng ta thận trọng khi khẳng định với những gì những thuộc tính khác có có thể có hay không có hiện hữu”. Chỉ có một “kiến thức chính xác và xác định về bản chất của nhận thức và suy nghĩ mới có thể cho phép bất kỳ một ai để khẳng định liệu chúng có thể không thuộc về một thực thể mở rộng, vốn cũng có những thuộc tính của lực hút và đẩy”. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta không đem cho bảo đảm cho giả định rằng cảm giác và suy nghĩ đều không tương đồng với vật chất sau-Newton”. Trong thực tế, có cùng lý do để kết luận, rằng những năng lực của cảm giác và suy nghĩ đều là kết quả tất yếu của một tổ chức đặc thù, như âm thanh là kết quả tất yếu của một chấn động đặc thù, của không khí”. Và trong một thảo luận sau đó, “Theo ý kiến của tôi, thì có đúng cùng một lý do để kết luận rằng bộ óc suy nghĩ, như nó thì màu trắngmềm”. [13]

 

Priestley phê binh Locke vì do dự trong việc đưa ra phỏng đoán của ông về vật chất-suy tưởng, vì kết luận đến trực tiếp từ “những quy luật được chấp nhận phổ quát của việc bàn luận triết học, như đã được Isaac Newton đặt định”. Ông thúc giục rằng chúng ta buông bỏ thuyết nhị nguyên về phương pháp, vốn ngăn cản chúng ta với việc áp dụng vào tư tưởng và cảm giác những quy luật vốn chúng ta tuân theo “trong những nghiên cứu tìm hiểu của chúng ta vào trong những nguyên nhân của những xuất hiện đặc thù trong tự nhiên” và bày tỏ hy vọng của ông “rằng khi điều này đơn giản chỉ ra sự bất nhất của hành vi của chúng ta, nó không thể thất bại, không đập mạnh vào chúng ta và để là phương tiện của dẫn dụ thuyết phục” những triết gia để áp dụng cùng một châm ngôn với sự điều tra củ những phương diện tinh thần của thế giới vốn họ (đã) làm thế trong những lĩnh vực khác – một hy vọng vẫn chưa thành hiện thực, tôi nghĩ. [14]

 

Priestley rõ ràng “đã ước muốn sự biến mất của vật chất rắn đặc để báo hiệu một kết thúc cho thuyết nhị nguyên vật chất-tinh thần”, Thackray viết. Và với nó một chấm dứt với bất kỳ lý do nào để chất vắn luận điểm của vật chất-suy tưởng. [15] Theo lời của John Yolton , kết luận của Priestley đã “không là tất cả đều thu giảm về vật chất, nhưng đung hơn rằng loại vật chất trên đó quan điểm có hai-thực thể đã dựa trên nó, thì không hiện hữu”, với khái niệm đã sửa đổi về vật chất, những đường lối truyền thống hơn của việc đặt câu hỏi về bản chất của suy tưởng và những liên hệ của nó với bộ óc thì không còn phù hợp. Chúng ta phải nghĩ đến một hệ thống sinh học được tổ chức phức tạp với những thuộc tính vốn học thuyết truyền thống có thể gọi là tinh thần trừu tượng vật chất hữu hình”.[16] Những kết luận của Priestley, trong yếu tính, đều là những kết luận vốn Eddington và Russell đã đạt được, và đã khai triển trong những năm gần đây, đặc biệt bởi Galen Strawson và Daniel Stoljar , trong những đường lối vốn chúng ta quay lại.

 

Duyệt lại sự phát triển của đề nghị của Locke ở England qua thế kỷ 18, Yolton nhận xét rằng “Những đề nghị đáng chú ý hết sức của Priestley đã không được quan tâm theo đuổi và mở rộng; chúng ngay cả hầu như không được xem như khác biệt với những diễn giải khác trước đó của thuyết duy vật. Những vấn đề được đề nghị của Locke nêu lên về vật chất-suy tưởng … đã tự chúng diễn ra trong suốt thế kỷ, nhưng không ai đem cho quan điểm mới nổi lên về con người như một thực thể đã được Priestley báo trước – một một trình bày hệ thống toàn diện và chi tiết”.[17] Kết luận này phần lớn vẫn đúng, ngay cả với những sinh vật có cấu trúc đơn giản , nếu chúng ta hiểu nó như dẫn nhắc về vấn đề thống nhất (hóa học và vật lý).

 

Sau khi biện luận rằng vấn đề não thức-cơ thể biến mất, khi chúng ta tuân theo “những nguyên lý của triết học Newton”, Priestley quay sang đương đầu với những cố gắng để dựng lại một gì vốn giống vấn đề, ngay cả sau khi một trong những từ ngữ của nó – thể (vật chất, v.v.) – thôi không có một nghĩa rõ ràng. Thứ nhất là “sự khó khăn của việc hình dung suy tưởng có thể nổi lên từ vật chất như thế nào,… một luận chứng vốn lấy ra tất cả sức mạnh của nó từ sự thiếu hiểu biết của chúng ta”, ông viết, và (nó) không có sức mạnh trừ khi có một bằng chứng rằng chúng “tuyệt đối không tương hợp với nhau”. Priestley đã không thấy bị khó khăn rắc rối bởi những lo lắng nảy sinh từ sự thiếu hiểu biết, tôi nghĩ đúng vậy, nhiều gì hơn những nhà khoa học đã quan tâm về tính không thể thu giảm của những thuộc tính bí ẩn của vật chất và chuyển động với triết học cơ học, hay trong những thời gần đây hơn, về không có khả thu giảm hóa học về một vật lý học không cân xứng, cho đến những năm 1930, lấy thí dụ hai thời điểm có ý nghĩa quan trọng từ lịch sử của khoa học.

 

Một phản đối phổ thông ngày nay là những ý tưởng giống như thế khơi dậy một hình thức không được chấp nhận của “sự nổi lên căn bản”, không giống sự nổi lên của chất lỏng từ những phân tử, ở đó những thuộc tính của chất lỏng có thể trong một ý hướng hợp lý nào đó được nhìn như việc kế thừa trong những phân tử. Trong câu nói của Nagel, “chúng ta có thể thấy trạng thái lỏng là kết quả lôgích của những phân tử ‘lăn lộn với lẫn với nhau’ ở mức vi mô, như thế nào”, dù “không gì được mong tìm thấy tương đương trong trường hợp của những tế bào thần kinh” và ý thức. [18] Cũng lấy trạng thái lỏng như một mô hình, Strawson biện luận cặn kẽ rằng khái niệm của sự nổi lên thì chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta hiểu nó như “tùy thuộc hoàn toàn”: nếu “một phần hay phương diện nào đó của Y [đến] từ một nơi nào đó khác”, khi đó chúng ta không thể nói rằng Y thì “nổi lên từ X”. Chúng ta có thể nói rõ ràng hiểu được về sự nổi lên của những hiện tượng-Y từ những hiện tượng không-Y, nếu chỉ những hiện tượng không-Y đều ít nhất “cách nào đó phù hợp trong bản chất với việc cấu thành” những hiện tượng-X; chắc chắn phải có “một gì đó về bản chất của X , nhờ vào đó “chúng đã “phù hợp như thế. “Nó thì được xây dựng trong khái niệm của sự nổi lên khiến sự nổi lên không thể là thô bạo’ (phi lý) theo nghĩa không có lý do nào cả trong bản chất của sự vật để giải thích tại sao sự vật nổi lên thì như nó là thế”. Đây là Luận điểm Nổi Lên Không Triệt để của Strawson, từ nó ông lấy ra kết luận theo thuyết Ý-Thức-Trong-Tất-Cả [19] rằng “thực tại kinh nghiệm không thể xuất hiện từ toàn bộ thực tại và thực tại tuyệt đối không-kinh nghiệm”. Tuyên bố cơ bản, vốn ông nêu lên rõ, rằng “nếu thực sự đúng là Y xuất hiện từ X thì đó phải là trường hợp Y theo một nghĩa nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào X và một mình X, do đó tất cả những đặc điểm của Y đều có thể truy ngược trở lại X một cách đủ rõ ràng để hiểu được”. Ở đây “đủ rõ ràng để hiểu được” là một khái niệm siêu hình học, hơn là một khái niệm tri thức học, có nghĩa là “đủ rõ ràng để hiểu được với Gót”: phải là một giải thích trong bản chất của những sự vật , dù chúng ta có thể không có khả năng để đạt đến nó.[20]

 

Priestley, Có vẻ như sẽ gạt bỏ những e ngại của Nagel trong khi chấp nhận luận điểm của Strawson, nhưng không lấy kết luận theo hướng thuyết ý-thức-trong-tất-cả. Nên lưu ý rằng thí dụ về phân tử-chất lỏng, thường dùng, thì không là một thí dụ rõ ràng. Chúng ta cũng không thể tưởng tượng hình dung được một chất lỏng biến thành hai chất khí, dù bằng điện giải, và không có ý thức trực giác nào trong đó (nhận biết) những thuộc tính của nước, bazơ và axit vốn thuộc về hydro hay oxy hay những atom khác. Hơn nữa, toàn bộ vấn đề về khả năng không thể nghĩ tưởng được dường như không liên quan, cho dù nó được đưa ra trong liên hệ với những tác động của chuyển động, vốn Newton và Locke thấy là không thể nghĩ tưởng được, hay những nguyên lý không thu giảm được của hóa học, hay những liên hệ não thức-não bộ. Có một gì về bản chất của hydro và oxy “nhờ vào đó chúng phù hợp trong bản chất cho việc tạo thành nước”, vì vậy khoa học đã khám phá sau những nỗ lực lâu dài để đem cho những lý do “trong bản chất của những sự vật tại, sao sự vật lại nổi lên như nó là”. Những gì xem có vẻ như “sự nổi lên vô lý” đã được đồng hóa vào khoa học như sự nổi lên bình thường – để chắc chắn không là của tính đa dạng của chất lỏng, dựa trên tính có thể mường tượng hình dung được. Tôi không thấy có lý do vững mạnh nào về việc tại sao trong trường hợp của thực tại kinh nghiệm và không-kinh nghiệm, những vấn đề nhất thiết phải khác đi, đặc biệt là sự thiếu hiểu biết đã biết của chúng ta về điều kể sau, vốn đã nhấn mạnh từ Newton và Locke đến Priestley, Russell đã khai triển, và lại nổi lên trong thảo luận gần đây.

 

Sau đó, Priestley suy ngẫm về tuyên bố rằng não thức “không thể là vật chất vì nó chịu ảnh hưởng của (những gì đến từ) lý trí”. Về điều này, ông trả lời rằng vì “những gì đến từ lý trí, dù chúng có thể là gì, cuối cùng cũng thực sự ‘chuyển động’ vật chất, nên chắc chắn rằng sẽ ít khó khăn hơn trong việc mường tượng hình dung rằng chúng có thể làm điều này như hậu quả của thế chúng có tính chất hay thuộc tính gắn buộc với một số thực thể vật chất nào đó, hơn là trên giả thuyết về sự gắn buộc của chúng với một thực thể vốn không có cùng thuộc tính nào với vật chất “ – không giống như cách nói thời nay, nhưng nắm bắt được do vấn đề của thảo luận ngày nay, dẫn một số đến phục hồi thuyết ý-thức-trong-tất-cả. Nhưng ngược với việc phục hồi thời nay, [21] Priestley bác bỏ kết luận rằng ý thức “không thể đồng hóa với toàn thể bộ óc như một hệ thống, trong khi những phân tử riêng lẻ nó bao gồm đều là những vô thức tách biệt”. Rằng “một lượng nhất định nào đó của hệ thần kinh thì cần thiết cho những ý tưởng và tình cảm phức tạp như thế thuộc về não thức con người; và ý tưởng về cái-tôi, hay cảm giác vốn tương ứng với đại từ tôi’, ông biện luận “thì không nhất thiết khác biệt với của những ý tưởng phức tạp khác, thí dụ như ý tưởng của đất nước chúng ta”. Tương tự, nó không nên khiến chúng ta bối rối hơn sự kiện là “sự sống phải là thuộc tính của một hệ động vật hoàn toàn, nhưng không của những phần riêng biệt của nó”, hay nói rằng âm thanh không thể “là kết quả của sự chuyển động của một phân tử” của không khí. Chúng ta nên nhìn nhận “rằng từ ngữ cái-tôi biểu thị thực thể đó vốn nó là chỗ của set đặc biệt đó gồm những cảm giác và những ý tưởng cụ thể, khi đó được hồi tưởng tạo thành một phần như khác biệt với những thực thể khác vốn là chỗ của những set tương tự gồm những cảm giác và ý tưởng”. Và “từ lâu rồi, đã lẽ phải từ bỏ những giả thuyết ngẫu nhiên này, và để hình thành những kết luận của chúng ta nhìn theo những khả năng của não thức, cũng như của những thuộc tính và năng lực của vật chất, bằng một sự chăm chú quan sát của những sự kiện và những suy luận thận trọng từ chúng”, áp dụng phương cách điều tra của Newton trong khi loại bỏ những cân nhắc suy xét của tính hợp lý thực tiễn thông thường . Đó có vẻ là một lập trường hợp lý. [22]

 

Priestley thúc dục rằng chúng ta cũng nên loại bỏ những lập luận dựa trên “cách nói thông tục” và “những cách hiểu thông tục”, như trong sự săn lùng một thực thể của thế giới, được từ ngữ ‘tôi’ chọn ra, khi tôi nói về “cơ thể của tôi”, với ngầm ý về quan điểm nhị nguyên”. Theo như lập luận chỉ bằng lời nói này”, Priestley nhận xét, “phải có một gì đó trong con người bên cạnh tất cả những phần vốn người ấy gồm ”, một gì vượt ngoài cả hồn và xác, như khi “một người nói rằng tôi cống hiến linh hồn và thân xác của tôi”. Đại từ được cho là biểu thị một gì đó vượt ngoai thể xác và tinh thần để “làm sự cống hiến”. Trong những từ ngữ của Ryle, những câu trong cách dùng phổ thông có thể là “những diễn đạt gây hiểu nhầm một cách hệ thống”, một quan tâm sôi động thời đó, dựa trên một truyền thống có hàng thế kỷ trong việc tìm hiểu những đường lối hình thức ngữ pháp ngoài mặt che giấu ý nghĩa thực. Giống như Priestley, Thomas Reid biện luận rằng việc không chú ý đúng mức xem xét “sự phân biệt giữa những hoạt động của não thức và những đối tượng của những hoạt động này” là một nguồn của sai lầm về triết học, như trong việc giải thích câu “Tôi có một ý tưởng” theo mô hình của câu “Tôi có một viên kim cương, trong khi chúng ta nên hiểu nó có nghĩa như một gì tương tự câu “Tôi đang suy nghĩ”. [23] Trong một thảo luận trước đó, người soạn từ điển bách khoa César Chesneau du Marsais, dùng những thí dụ tương tự và nhiều thí dụ khác, đã nhắc nhở về sai lầm của việc coi những danh từ là “những tên gọi của những đối tượng thực, vốn hiện hữu độc lập với suy nghĩ của chúng ta”. Khi đó, ngôn ngữ không đem lại bất kỳ biện minh nào cho giả định rằng những từ như “ý tưởng”, “khái niệm” hay “hình ảnh” đại diện cho “những đối tượng thực”, chứ đừng nói đến “những đối tượng có thể cảm nhận được”. [24] Vì những lý do tương tự, Priestley biện luận rằng “không có gì chắc chắn có thể được suy diễn từ câu như [‘cơ thể của tôi’], vốn xét cho cùng, chỉ bắt nguồn từ những cách hiểu thông tục”.

 

Sự cần thiết để cưỡng lại những lập luận từ “những cách hiểu thông tục” được hiểu rộng hơn: với những câu như “những suy nghĩ của tôi”, “những ước mơ của tôi”, “tinh thần tôi”, ngay cả là “tự ngã của tôi”, vốn khác với bản thân tôi (= tôi (me), ngay cả dù trong một ý hướng khác, tôi có thể không là bản thân tôi trong những ngày này). Khi John nghĩ về mình, ông đang nghĩ về (người có tên gọi là) John, nhưng không phải thế khi ông đang nghĩ về cái-tôi của ông; ông có thể làm tổn thương mình nhưng không tự ngã của ông (dù vai trò nào những thực thể đáng chú ý này đóng trong thế giới tinh thần của chúng ta). Có một khác biệt giữa việc nói rằng hành động của ông đang phản bội cái-tôi thật (chân chinh, trước đây) của ông và ông đang phản bội chính mình, và “bản thân ông” chỉ định một đặc điểm thiết yếu hơn là “chính bản thân bạn”. Việc tìm hiểu những câu hỏi nhiều lớp lang như những câu này, trong khi hoàn toàn chính đáng và có thể soi sáng, thì bận tâm với “những hoạt động của não thức”, những phương thức của nhận thức và suy nghĩ của chúng ta, và không nên bị hiểu sai là chủ trương rằng “những đối tượng thực hiện hữu độc lập với suy nghĩ của chúng ta “. Vấn đề thứ hai là quan tâm của khoa học tự nhiên, và tôi coi đó cũng là quan tâm chính yếu của truyền thống được xem xét ở đây. [25]

 

Stephen Yablo [26] nêu lên rằng những hoạt động của não thức chắc chắn phù hợp với luận điểm rằng “Tôi không đồng nhất với cơ thể của mình”, một giả định cốt lõi của thuyết nhị nguyên thực thể. [27]

 

Yablo nêu lên những hoạt động của não thức phù hợp với luận điểm rằng “Tôi không đồng nhất với cơ thể của tôi”, một giả định cốt lõi của thuyết nhị nguyên bản chất .

 

Ông nêu thêm rằng “thuyết nhị nguyên thực thể… đã bị buông bỏ một cách kỳ lạ, có lẽ “bởi vì người ta không còn nhìn nhận ‘những não thức” như những thực thể theo đúng nghĩa của chúng, hay “những thực thể”, những cái tôi – những sự việc chúng ta đề cập đến bằng cách dùng từ “tôi” – đều chắc chắn là những thực thể, và nó không bóp méo hay mâu thuẫn đáng kể nào với ý định đằng sau thuyết nhị nguyên não thức/cơ thể, để giải thích nó như một thuyết nhị nguyên của những cơ thể và những tự ngã”. Theo truyền thống tôi đang theo ở đây, đó vật chất đã mất đi vị thế giả định là của nó, và không có “kỳ lạ”. Nó cũng không có nghĩa rõ ràng, như vừa ghi chú, rằng bằng cách dùng đại từ ngôi thứ nhất (như trong “Tôi cam kết cống hiến cơ thể và hồn người của mình”), hay tên gọi “John”, chúng ta dùng để chỉ những tự ngã/những cái tôi. Nhưng gạt đúng hay sai sang một bên, cần có một lập luận để cho thấy rằng khi đem dùng những từ như vậy, chúng ta nhắc đến (hay ngay cả tự coi mình là người đang nhắc đến) đến những thành phần thực của thế giới vốn hiện hữu độc lập với những phương thức suy nghĩ của chúng ta. Một giải pháp thay thế, theo tôi có vẻ hợp lý hơn, là những đề tài này không thuộc về khoa học tự nhiên, nhưng đung hơn là về một nhánh của khoa học dân tộc học, một ngành học về cách mọi người nghĩ về thế giới, một lĩnh vực rất khác. Với khoa học tự nhiên, có vẻ như khó có thể cải thiện kết luận của Priestley: rằng đề nghị của Locke về cơ bản là chính xác và những thuộc tính “được gọi là tinh thần” thu giảm về thành “cấu trúc tổ chức của não” – mặc dù theo những cách đã không được hiểu, không có gì ngạc nhiên, ngay cả khi chúng ta suy nhĩ về lịch sử của những ngành khoa học nền tảng, như hóa học.

 

Như đã lưu ý ở trước, với sự sụp đổ của ý niệm truyền thống về cơ thể (v.v.), có hai cách cơ bản để dựng lại một số vấn đề vốn giống vấn đề não thưc-cơ thể truyền thống: định nghĩa vật chất, hay xếp đặt vấn đề trong những thuật ngữ khác, chẳng hạn như những gì Priestley đã dự kiến.

 

Galen Strawson [28] khai triển lựa chọn thứ nhất trong một loạt những sách báo quan trọng.[29] Không giống nhiều người khác, ông có đem cho một định nghĩa của “vật chất”, thế khiến có thể để hình thành một vấn đề vật chất/không-vật chất. Vật chất là “bất kỳ loại tồn tại nào [vốn là] không gian-thời gian (hay ít nhất đặt vị trí được trong thời gian)”. Vật chất gồm “những biến cố theo kinh nghiệm” (tổng quát hơn là những biến cố tâm ) và cho phép hình thành câu hỏi – những hiện tượng về kinh nghiệm có thể là những hiện tượng về vật chất như thế nào – một “vấn đề não thưc-cơ thể”, trong một lối diễn dịch sau-Newton. Đi theo Eddington và Russell, và những người trước đó, đặc biệt là Priestley, Strawson kết luận rằng “thứ chất liệu vật chất, trong tự thân, ‘một bản chất có khả năng của tự biểu hiện như hoạt động tâm ’, tức là như kinh nghiệm hay ý thức”.

 

Điều đó dường như không gây tranh luận, dựa trên những định nghĩa cùng với một số sự kiện không phức tạp. Nhưng Strawson có ý định thiết lập một luận điểm mạnh mẽ hơn nhiều về thuyết ý-thức-trong-cực-nhỏ (vốn ông đồng nhất ở đây với thuyết ý-thức-trong-tất cả): “ít nhất một số những cơ bản về bản chất liên quan đến kinh nghiệm”. Tiền đề quan trọng cho kết luận xa hơn đó, như Strawson nói rõ ràng, là Luận điểm Nổi Lên Không Triệt để, đã thảo luận, từ đó theo đến rằng “thực tại kinh nghiệm không thể xuất hiện từ toàn bộ thực tại và thực tại tuyệt đối không-kinh nghiệm”, một vấn đề siêu hình học, không là vấn đề nhận thức học. Strawson giải thích lập trường của Eddington là thuyết ý-thức-trong-cực-nhỏ, trích dẫn quan sát của ông rằng sẽ “khá ngớ ngẩn để thích gắn [suy nghĩ] với một gì đó của cái-gọi-là bản chất ‘cụ thể’ không phù hợp với suy nghĩ, rồi sau đó tự hỏi suy nghĩ đó đến từ đâu”, và rằng chúng ta không có kiến thức “về bản chất của những atom khiến cho việc chúng cấu thành một đối tượng suy nghĩ trở nên phi lý”. Tuy nhiên, điều này dường như không đến mức của thuyết ý-thức-trong-cực-nhỏ / ý-thức-trong-tất-cả của Strawson. Thay vào đó, Eddington dường như không đi xa hơn quan niệm của Priestley, viết rằng không có gì trong vật lý đưa chúng ta đi đến bác bỏ kết luận rằng một “ghép hợp của những atom cấu thành một bộ óc” có thể là “một đối tượng (có ý thức, đang kinh nghiệm) có suy nghĩ”. Có vẻ như ông không chấp nhận Luận điểm Nổi Lên Không Triệt để vốn cần thiết để đưa lập luận đi xa hơn kết luận của Strawson. Russell cũng vậy, ông dừng lại ở bước quan trọng này, và Priestley từ chối nó một cách rõ ràng, liên quan đến sự xuất hiện căn bản như khoa học thông thường. Giải thích văn bản đặt sang một bên, những vấn đề dường như được rút ra khá rõ ràng.

 

Daniel Stoljar, [30]theo đuổi lựa chọn thứ hai, đã thực hiện một số công trình kỹ lưỡng nhất về thuyết vật lý và những dạng khác nhau của “vấn đề não thức-cơ thể”. Ông có đem cho một số trả lời với câu hỏi của việc – nói rằng một gì đó vật chất thì nó nghĩa là gì – một câu hỏi, ông lưu ý, đã không nhận được nhiều chú ý trong tài liệu nghiên cứu, dù “với không có bất kỳ sự hiểu biết nào về vật chất là gì, chúng ta có thể không có hiểu biết sâu xa nào về thuyết vật lý [31] Những trả lời ông đưa ra không quá thuyết phục, tôi nghĩ rằng ông sẽ đồng ý thế, nhưng ông biện luận rằng việc đó thì không quan trọng lắm: “chúng ta có nhiều khái niệm vốn chúng ta hiểu nhưng không biết thế nào để phân tích”, khái niệm về vật chất là một trong những khái niệm trung tâm của tư tưởng con người”. Nhận xét sau là đúng, nhưng chỉ nhìn theo hướng của khái niệm thực tiễn thông thường của triết học cơ học, từ lâu đã không xác định. Điều nói trước cũng đúng, nhưng nó thì không rõ ràng rằng chúng ta muốn tìm được một luận điểm triết học nghiêm chỉnh trên một khái niệm vốn chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu về trực giác nhưng không thể phân tích, đặc biệt khi một lịch sử dài cho thấy rằng hiểu biết thực tiễn thông thường như vậy thường không thể đứng vững trước sự nghiên cứu nghiêm chỉnh. Nhưng lý do nền tảng hơn của Stoljar để không quá bận tâm với việc mô tả đặc điểm của “vật chất” thì khác: những vấn đề, theo ông, nên được chuyển sang những thuật ngữ nhận thức học, không tìm kiếm sự giản lược về vật chất, nhưng xem thuyết vật lý để chỉ là “nền giả định siêu hình phản lại nó những vấn đề của triết học về não thức được đặt ra và thảo luận”. Thế nên, “khi được hiểu đúng mức, những vấn đề vốn những triết gia về não thức có chú ý quan tâm đều không trong khung cấu trúc [chính nó], và ở mức độ như thế, đều không là siêu hình học.

 

Stoljar đề nghị rằng “vấn đề chính bàn luận trong triết học ngày nay thì khác biệt cả với vấn đề não thức-cơ thể như vấn đề đó hiểu theo truyền thống với vấn đề như nó vốn là, hay có thể là, được theo đuổi trong những ngành khoa học”; một điểm làm rõ, theo tôi, là vấn đề truyền thống, ít nhất từ Descartes qua đến Priestley (xem công trình của người sau phản ứng lên đến cao nhất thời sau-Newton với vấn đề truyền thống), có thể hợp lý hiểu như một vấn đề bên trong những khoa học. Những câu hỏi truyền thống “chúng ta có thể gộp chúng chung vào nhau dưới đề mục ‘siêu hình học của não thức’”, nhưng Stoljar xem triết học thời nay thì quan tâm với những nguyên lý tri thức học” và quan trọng là vấn đề lôgích của kinh nghiệm”. [32] Ông viết, có thể là đúng rằng “khái niệm về vật chất thất bại, không đạt được những tiêu chuẩn tối thiểu của sự rõ ràng”, nhưng những vấn đề như vậy “chỉ đóng một vai trò minh họa hay không thiết yếu trong vấn đề lôgich”, vốn có thể được nêu lên “ngay cả trong thiếu vắng … một khái niệm xác định hợp lý về vật chất”. [33] Vấn đề lôgích nảy sinh từ giả định rằng (1) có những sự đúng thực kinh nghiệm, trong khi có vẻ hợp lý để tin vào cả hai, rằng (2) mọi đúng thực như vậy đều bị kéo theo (hay bao trùm trên) một số đúng thực không-kinh nghiệm và rằng (3) không phải mọi đúng thực kinh nghiệm đều kéo theo (hay bao trùm trên) một số đúng thực không-kinh nghiệm. Việc chấp nhận (1) và (2) (với một thêm vào rõ ràng để suy nghĩ), câu hỏi quan trọng là (3). Như đã thảo luận, theo một truyền thống dõi ngược về từ Newton và Locke, Priestley thấy không có lý do để chấp nhận luận điểm (3): “chính sự thiếu hiểu biết của chúng ta về những thuộc tính của vật chất thời sau-Newton bảo cho chúng ta thận trọng, đừng thực hiện bước này. Trong những lời của Russell (Stoljar trích dẫn), những đúng thực kinh nghiệm “đều không được biết là có bất kỳ thuộc tính nội tại nào vốn những sự kiện vật lý không thể có, vì chúng ta không biết bất kỳ thuộc tính nội tại vốn nào có thể là không tương đồng với những thuộc tính lôgích vốn vật lý gán cho những sự kiện vật lý”. Từ những viễn cảnh này, khi đó, vấn đề lôgích không nảy sinh.[34]

 

Giải pháp của Stoljar cho vấn đề lôgích, “vấn đề não thức-cơ thểmới, thì tương tự như lập trường của Priestley và Russell, ngay cả nếu nói ra có một chút khác biệt. Nó dựa trên “giả thuyết của ông về sự thiếu hiểu biết, theo đó chúng ta đều không biết gì thuộc một loại đúng thực không-kinh nghiệm (được) nhưng lại có liên quan với kinh nghiệm”, thế khiến “vấn đề lôgích của kinh nghiệm” được gỡ rối trên những nền tảng nhận thức học.[35] Ông đề nghị ở nơi khác rằng “cái nhìn triệt để… rằng chúng ta không biết gì về bản chất của vật chất hay không-kinh nghiệm có tiềm năng để biến đổi hoàn toàn triết học của não thức”. [36] Trong phát biểu hệ thống của Strawson, dòng suy nghĩ (dễ nhận thấy) vốn đã hiểu rõ từ nửa thế kỷ trước đã hầu như hoàn toàn biến mất khỏi dòng triết học chính [như] triết học phân tích đã thu được những trực giác nhị nguyên cực đoan” [37] ngay cả như khi nó tuyên bố thuyết nhất nguyên của nó. Ngoại trừ một vài trường hợp tôn trọng, một số nhà tư tưởng đã lấy ý tưởng Descartes và vượt quá Descartes, trong chắc chắn của nó rằng chúng ta biết đủ về những gì là vật chất để biết rằng những gì là kinh nghiệm chủ quan không thể là vật chất”. [38]

 

Điểm làm rõ, liên quan đến (2) là chúng ta không thể dễ dàng giả định rằng có những đúng thực không-kinh nghiệm; trong thực tế, giả định có thể là “ngớ ngẩn”, như Eddington đã nói. Một số nhà vật lý đã đi đến những kết luận như vậy trên những nền tảng của lý thuyết quantum. John Wheeler lập luận rằng “những tối hậu” có thể là chỉ “những mẩu thông tin”, phản hồi cho những truy vấn do người điều tra đặt ra. Theo H.P. Stapp, “Những sự kiện thực tế của lý thuyết quantum là những tăng lên được kinh nghiệm trong kiến thức”. [39] Ba ba mức độ của tính chắc chắn của Russell đưa lên những lý do khác cho sự hoài nghi. Ít nhất, một vài thận trọng thì tất yếu về tính hợp thức, ngay cả của phát biểu hệ thống của “vấn đề lôgích”.

 

Stoljar viện dẫn giả thuyết về sự thiếu hiểu biết trong khi phê binh những kết luận của C.D. Broad về tính không thể thu giảm của hóa học về vật lý học, một tương tự gần với Luận chứng Kiến thức [40], ông nhận xét. Ông kết luận rằng Broad đã không ý thức “rằng những sự kiện hóa học tuân theo những sự kiện vật lý”, cụ thể là những sự kiện về thuyết quantum.[41] Nhưng đặt vấn đề theo cách đó thì có phần nào sai lạc. Những đã xảy ra là vật lý học thay đổi hoàn toàn với cách mạng lý thuyết quantum, và cùng với nó là khái niệm về “sự kiện vật lý”. Tôi nghĩ, một phát biểu hệ thống thích hợp hơn là để nhìn nhận rằng sau-Newton, khái niệm “những sự kiện vật lý” không có nghĩa gì khác hơn những gì lý thuyết khoa học tốt nhất hiện nay đưa ra đưa ra thành những định đề, do đó nên được xem như một dụng cụ tu từ của việc làm sáng tỏ, nhưng không thêm thực chất nội dung. Vấn đề của thuyết vật lý không thể dễ bỏ ra ngoài như vậy. Giống như con chuột chũi cũ của Marx, nó (thỉnh thoảng vẫn) cứ thò mũi lên khỏi mặt đất. [42]

 

Cũng có những mức độ thấp hơn của tính bí ẩn, nên nhớ, đáng chú ý. Một trong những chú tâm đặc biệt,với con người là sự tiến hóa của những khả năng nhận thức của họ. Về đề tài này, nhà sinh học tiến hóa Richard Lewontin đã lập luận mạnh mẽ rằng chúng ta có thể học được rất ít, vì không đến gần được bằng chứng, ít nhất trong bất kỳ điều kiện nào khoa học thời nay hiểu được.[43] Về ngôn ngữ, theo chiều hướng này, có hai câu hỏi nền tảng: thứ nhất, sự tiến hóa của khả năng để dựng một phạm vi vô hạn của những diễn đạt có cấu trúc theo thứ bậc vốn những hệ thống nhận thức và hệ thống phối hợp giác quan-vận động của chúng ta có thể hiểu được; và thứ hai, sự tiến hóa của những những yếu tố-atom (yếu tố độc lập nhỏ nhất) đại thể giống-như-từ (những “đơn vị từ vựng”), vốn đi vào những tính toán [44] này. Trong cả hai trường hợp, những khả năng hiện ra có vẻ như đặc biệt chỉ với con người, ngay cả đặc biệt có lẽ chỉ cho ngôn ngữ con người, vượt ra ngoài những ràng buộc của những quy luật tự nhiên. vốn nghiên cứu gần đây gợi mở những hệ quả xa rộng bắt nguồn từ nhận biết về đặc biệt này. Tôi nghĩ một gì đó có thể được nói về câu hỏi thứ nhất trong số những câu hỏi này, sự tiến hóa của những cơ cấu phát sinh (tạo và hiểu ngôn ngữ). Một kết luận xem ngày càng có vẻ hợp lý là việc thể hiện bên ngoài của ngôn ngữ bằng phương tiện của hệ thống phối hợp giác quan-vận động là một tiến trình đã thêm vào, và cũng là chỗ tụ hội của nhiều những đa dạng phong phú và tinh tế phức tạp của ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự tiến hóa của những atom của sự tính toán dường như bị sa lầy trong tính bí ẩn, cho dù chúng ta nghĩ chúng như những khái niệm hay những đơn vị từ vựng của ngôn ngữ. Trong hệ thống biểu tượng của những loài động vật khác, những biểu tượng dường như được liên kết trực tiếp với những sự kiện độc lập với não thức. Những ký hiệu của ngôn ngữ con người thì đều khác biệt rõ rệt. Ngay cả trong những trường hợp đơn giản nhất, không có quan hệ từ-đối tượng, chỗ những đối tượng là những thực thể độc lập với não thức. Không có quan hệ quy chiếu nào, theo nghĩa kỹ thuật quen thuộc từ Frege và Peirce đến những người theo thuyết những yếu tố bên ngoài ảnh hưởngđương thời [45]. Đúng hơn, hiện ra có vẻ rõ ràng rằng chúng ta nên tiếp nhận một gì giống như cách giải quyết của cách mạng nhận thức thế kỷ 17 và 18, và những kết luận của Shaftesbury và Hume rằng “bản chất khác lạ thuộc về” những yếu tố ngôn ngữ đã thường dùng để chỉ không phải một gì bên ngoài và độc lập với não thức, “cảm thông của những phần” hướng đến một “cứu cánh chung”, tính liên tục tâm lý, và những thuộc tính tinh thần khác. Trong câu nói của Hume, “bản sắc định tính vốn chúng ta gán cho” những thực vật , những cơ thể động vật, những sự vật tạo tác hay “não thức của con người” – sưu tập của những thuộc tính riêng biệt – thì chỉ là một “hư cấu”, được những “năng lực nhận thức” [46] của chúng ta thiết lập , như những người đi trước thế kỷ mười bảy của ông đã gọi chúng. Điều đó thì không là trở ngại cho tiến trình giao tiếp, gồm cả trường hợp đặc biệt của truyền thông, với những năng lực nhận thức được chia sẻ rộng rãi. Đúng hơn, những thuộc tính ngữ nghĩa của những từ xem có vẻ giống nhau nhìn về thướng này cảu những huộc tính ngữ âm của chúng. Không ai thì ảo tưởng đến mức tin rằng có một đối tượng độc lập với não thức tương ứng với âm tiết bên trong [ ba ], một cấu tạo nào đó có lẽ từ chuyển động của những phân tử, vốn được chọn khi tôi nói [ ba ] và khi bạn nghe nó. Tuy nhiên, những tác động qua lại vẫn tiến hành, luôn luôn là một ít-hay nhiều-hơn thay là một quan hệ -hay-không-có .[47]

 

Có rất nhiều điều để nói về những đề tài này, nhưng tôi sẽ không theo đuổi chúng ở đây, chỉ nhận xét rằng trong trường hợp này cũng vậy, có thể có ích cho kết luận của Strawson rằng trực giác nhị nguyên cực đoan nên được loại bỏ cùng với “sự chắc chắn rằng chúng ta biết đủ về vật chất để biết rằng kinh nghiệm không thể là vật lý, “và đề nghị của Stoljar rằng” quan điểm cấp tiến “có thể biến đổi triết học về não thức và ngôn ngữ, nếu được đón nhận nghiêm chỉnh.

 

Cuối cùng, quay trở lại với thí dụ cốt lõi của khoa học Descartes, ngôn ngữ của con người, lời khuyên của Gassendi để tìm một hiểu biết “giống như hóa học” về bản chất bên trong của nó đã được theo đuổi với một số thành công, nhưng những gì đã bận tâm phái Descartes đã là một gì khác biệt: việc dùng ngôn ngữ một cách sáng tạo, những sau này Humboldt đã gọi là “đem dùng vô hạn của những phương tiện hữu hạn”, nhấn mạnh đem dùng.[48]

 

Có công trình đáng chú ý về những đường lối chỉ đạo cho việc dùng ngôn ngữ trong những điều kiện cụ thể – đặc biệt là về ý định thông tin, như trong ngữ dụng học của quan điểm Grice-mới [49] – nhưng không hoàn toàn là rõ ràng rằng điều này mở rộng đến mức độ nào với việc dùng ngôn ngữ thông thường và trong bất kỳ xảy ra nào, nó không giải quyết những câu hỏi Descartes của việc sáng tạo đem dùng ngôn ngữ, vốn vẫn nhiều là một bí ẩn bây giờ như nó đã là thế trong những thế kỷ trước, và có thể quay ra để một trong những bí mật cuối cùng đó, vốn mãi mãi sẽ vẫn trong bóng tối, thông minh con người không xuyên thấu. [50]

 

Noam Chomsky



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Sep/2022)

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com


 

 


[1] [Được trích dẫn trong Wilson, Descartes, 95.]

[2] [David Hume, An Inquiry Concerning Human Understanding (1772), vol. 2.1. Về những cố gắng hiện đại đáng ngờ để thành hình những gì đã từng là một dự án hợp lý rõ ràng trước khi tách triết học ra khỏi khoa học, hãy xem Chomsky, New Horizons in the Study of Language and Mind, 79–80, 144–45, và tổng quát những chương 5 và 6 (reprinted from Mind 104 [1995]: 1–61)]

Lời Gassendi: Chắc chắn, nếu người ta hỏi bạn một khái niệm về rượu thượng hạng so với rượu thường, thì sẽ không đủ để nói; Rượu là một chất lỏng, ép từ nho, màu trắng hay đỏ, ngọt, làm say, v.v.; nhưng bạn sẽ làm việc điều tra và tuyên bố thực chất bên trong của nó, theo cách nào, theo như nó được quan sát là hỗn hợp, [được cấu thành] của tinh thần, đờm nhớt, nước xốt và những phần khác, trộn lẫn với nhau theo lượng và tỷ lệ nào đó. Cũng vậy, khi người ta hỏi một khái niệm về tự thân bạn cao siêu hơn cái tầm thường, nghĩa là đã có được cho đến giờ, bạn chắc chắn thấy rằng sẽ là không đủ nếu bạn tuyên bố với chúng ta rằng bạn là một sự vật suy nghĩ, nghi ngờ, hiểu biết. , vân vân. ; nhưng là phận sự của bạn để xem xét tự thân qua một việc làm giống như phân tích hóa chất nhất định nào đó, để bạn có thể xác định và chứng minh cho chúng ta thấy thực chất bên trong của bạn.

[3] Ái lực

[4] [On Joseph Black, xem Robert E. Schofield, Mechanism and Materialism: British Natural Philosophy in an Age of Reason (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1970), 226; William Brock, The Norton History of Chemistry (New York: Norton, 1993), 271; và Arnold Thackray, Atoms and Powers (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1970), 37–38, 276–77.]

[5] [Brock, Norton History of Chemistry. Để biết những nguồn tham khảo và thảo luận thêm, xem Chomsky, New Horizons in the Study of Language and Mind; Noam Chomsky, Knowledge of Language: Its Nature, Origins, and Use (New York: Praeger, 1986), 251–52; và David Lindley, Boltzmann’s Atom: The Great Debate That Launched a Revolution in Physics (New York: Free Press, 2001). Một số người cho rằng ngay cả khi sự thống nhất lý thuyết quantum thành công, thì “theo một nghĩa nào đó, chương trình giảm hóa học thành vật lý [mới] đã thất bại”, một phần là do “những vấn đề thực hành của tinh không thể theo dõi kiểm soát được” (Maureen Christie và John Christie, “‘Laws’ và ‘Theories’ in Chemistry Do Not Obey the Rules”, trong Of Minds and Molecules: New Philosophical Perspectives on Chemistry, ed. Nalin Bhushan và Stuart Rosenfield [Oxford: Oxford University Press, 2000], 34–50).]

[6] [Russell, Analysis of Matter, 388]

[7] Displacement operations in language

[8] [Xem note 39. Đôi khi, việc hiểu lầm và bóp méo đạt đến mức độ siêu thực. Để biết một số thí dụ kinh ngạc, xem Noam Chomsky, “Symposium on Margaret Boden, Mind as Machine: A History of Cognitive Science, Oxford, 2006”, Artificial Intelligence 171 (2007): 1094–1103. Về “the rigidity rule and [Shimon] Ullman’s theorem”, xem Hoffman, Visual Intelligence, 159. Không phải nói, quy luật thì ý thức không tiếp cận được]

[9] [Vernon B. Mountcastle, “Brain Science at the Century’s Ebb”, trong “The Brain”, special issue, Dædalus 127, số 2 (1998): 1. Về những tài liệu gốc, xem Chomsky, New Horizons in the Study of Language and Mind, chương 5.]

[10] [Joseph Priestley, “Materialism”, từ Disquisitions ReLatinhg to Matter and Spirit (1777), trng Priestley’s Writings on Philosophy, Science, and Politics, ed. John Passmore (New York: Collier-Macmillan, 1965).]

[11] Những ý tưởng tương tự xuất hiệu thời trước-Newton, đặc biệt trong Objections to the Meditations, trong đó những phê bình đặt câu hỏi Descartes có thể biết, “với không có sự vén lên cho thấy thiêng liêng… rằng Gót đã không cấy trồng trong một số cơ thể nhất định nào đó một năng lực hay thuộc tính đem cho họ khả năng để hoài nghi, suy nghĩ, v.v”. như thế nào? (Catherine Wilson, “Commentary on Galen Strawson”, in Strawson et al., Consciousness and Its Place in Nature, 178).]

[12] Joseph Priestley (1733-1804) là nhà khoa học, nhà gót học và nhà lý luận chính trị người England. Ông có những đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm hóa học, vật lý và triết học tự nhiên. Priestley được biết đến nhiều nhất với khám phá ra một số loại khí, gồm cả oxy và công trình tiên phong của ông trong lĩnh vực hóa học lực nén (pneumatic chemistry). Là một nhà gót học, Priestley có quan điểm tôn giáo độc đáo và gắn liền với thuyết Nhất Thể (Unitarianism). Ông đã viết nhiều về những chủ đề tôn giáo và triết học, ủng hộ thuyết duy lý và những cải cách xã hội. Ông tin vào sự thống nhất giữa khoa học, tôn giáo và triết học, và tìm cách dung hòa chúng trong những tác phẩm của ông. Priestley cũng hoạt động chính trị, ủng hộ những lập trường cấp tiến như Cách mạng France và ủng hộ những quyền tự do chính trị và tôn giáo. Quan điểm tự do và những bất đồng của ông thường khiến ông trở thành một nhân vật gây gây tranh luận trong thời ông. Những đóng góp của Joseph Priestley cho khoa học, triết học và gót học đã có tác động lâu dài. Ông được nhớ đến như một nhân vật quan trọng của thời Khai sáng và là một trong những tiên phong của hóa học hiện đại.

[13] [Priestley, “Materialism”. Cho bàn luận sau, xemYolton, Thinking Matter, 113. Julien Offrey de La Mettrie đã lấy ra những kết luận tương tự một thế hệ trước đó nhưng trong một khuôn khổ khác, và không giải quyết những luận chứng Descartes, vốn ông đã cố gắng để trả lời. Điều này cũng đúng với Gilbert Ryle và những cố gắng khác trong thời nay. Về một số thảo luận thêm,, xem Chomsky, Cartesian Linguistics.]

[14] [Cho thảo luận và những minh họa, xem Chomsky, New Horizons in the Study of Language and Mind. Về “hyperdualism”, xem Galen Strawson, “Realistic Monism: Why Physicalism Entails Panpsychism”, trong Strawson và cộng tác, Consciousness and Its Place in Nature, 3–31.]

[15] [Thackray, Atoms and Powers, 190. Những lý do của Priestley để hoan nghênh “sự phát triển tột độ này của vị trí Newton” đã chủ yếu là gót học, Thackray kết luận.].

[16] [Yolton, Thinking Matter, 114.]

nguyên văn ‘mental and physical’

[17] [Ibid., 125. Về thảo luận, hãy xem chương 5 và 6. Yolton viết rằng “không có La Mettrie”, nhưng điều đó phóng đại sự đóng góp của La Mettrie , tôi tin. Xem chú thích 51.]

[18] [ Nagel, “O’Shaughnessy: The Will”, trong Other Minds, 94.]

[19] Panpsychism: Ý-Thức-Trong-Tất-Cả: là quan điểm triết học cho rằng ý thức là một đặc điểm cơ bản của vũ trụ, vượt ra ngoài con người và động vật, bao trùm tất cả mọi sự vật, ngay cả trong những vật thể vô tri giác. Nó cho rằng có một số dạng ý thức sẵn có, hoặc kinh nghiệm chủ quan, mặt trong tất cả những thực thể, ngay cả ở mức độ cơ bản nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là panpsychism không hàm ý rằng tất cả mọi sự vật việc đều có hồn theo nghĩa truyền thống (như đã dịch là thuyết phiếm linh – từ Greek: pan/khắp, tất cả; psychē/hồn), nhưng đúng hơn ý thức là một khía cạnh trong yếu tính của chính thực tại. Tóm lại, panpsychism khẳng định rằng ý thức hiện diện trong vạn vật, nhấn mạnh ý tưởng rằng nó là một khía cạnh cơ bản của vũ trụ, không giới hạn trong chỉ những sinh vật cụ thể. Nó có thể được hiểu đơn giản như một tin tưởng vào quan điểm ý thức trong tất cả, gợi ý rằng ý thức thấm nhuần trong cấu trúc của vũ trụ như một phẩm chất cơ bản. Thuyết ý thức trong tất cả gắn liền với những triết gia như Alfred North Whitehead, David Chalmers, Thomas Nagel và Galen Strawson, những người đã thăm ý thức và quan hệ của nó với bản chất nền tảng của vũ trụ. Quan điểm này, như Chomsky nhắc trên, thách đố quan điểm cho rằng ý thức chỉ là sản phẩm của những hệ thống sinh học phức tạp và mở ra khả năng rằng ý thức là một đặc điểm cơ bản của tự thân vũ trụ.

[20] [Strawson, “Realistic Monism” và “Panpsychism? Trả lời với những bình luận với một Celebration of Descartes”, trong Strawson et al., Consciousness and Its Place in Nature, 3–31, 184–280. Đã sửa lỗi máy in (Strawson, pers. comm.). Cho thảo luận thêm, xem những tiểu luận trong tập này.]

[21] [Strawson, “Realistic Monism”, “Panpsychism”, và commentary.]

[22] Priestley bác bỏ ý tưởng rằng ý thức thì giới hạn với những phần cụ thể của bộ óc, thay là một thuộc tính của toàn thể bộ óc như một hệ thống. Priestley lập luận rằng cảm giác về “tự ngã” hay “tôi” về cơ bản không khác biệt so với những ý tưởng phức tạp khác, như cảm giác của chúng ta với đất nước của chúng ta. Ông so sánh nó với sự kiện là sự sống thuộc về toàn bộ hệ thống động vật, không chỉ với những bộ phận riêng lẻ của nó, và âm thanh đó không là kết quả của chuyển động của một hạt không khí. Priestley kêu gọi chúng ta nhìn nhận rằng khi chúng ta đề cập đến “tự ngã”, chúng ta muốn nói đến thực thể vốn kinh nghiệm những cảm giác và những ý tưởng cụ thể, vốn khác với những cảm giác và những ý tưởng những thực thể khác kinh nghiệm. Ông khuyến khích chúng ta từ bỏ những lý thuyết không có cơ sở, thay vào đó dựa vào những quan sát cẩn thận và những suy luận hợp lý, theo cách tiếp cận của khoa học Newton. Nói một cách đơn giản hơn, Priestley lập luận rằng ý thức không chỉ giới hạn ở một số phần của bộ não mà là một thuộc tính của toàn bộ bộ não với tư cách là một hệ thống. Cảm giác về “cái tôi” không khác gì những ý tưởng phức tạp khác mà chúng ta có, như sự gắn bó của chúng ta với đất nước chúng ta

[23] Thomas Reid (1710-1796): triết gia người Scotland, ông bác thuyết nhị nguyên Descartes, thay vào đó nêu lên thuyết hiện thực dựa trên kiến thứ thực tiễn thông thường. Ông nhấn mạnh nhận thức trực tiếp về thế giới bên ngoài và liên hệ không thể tách rời của nó với những tiến trình tinh thần. Những ý tưởng của Reid đã có ảnh hưởng lớn đến những bàn luận sau này về não thức, ý thức và triết học.

[24] [Noam Chomsky, Aspects of the Theory of Syntax (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1965), 199–200; Cho thảo luận rộng hơn nhiều, hãy xem Chomsky, Cartesian Linguistics. Về độ chính xác của những diễn giải lý thuyết duy nghiệm của những ý tưởng của Reid và những người khác, xem John Yolton, Perceptual Acquaintance from Descartes to Reid (Minneapolis: University of Minnesota Press, 1984), chương 5.]

[25] Ở đây là lập luận của Chomsky về chủ đề này. Về cơ bản, ông lập luận rằng việc cố gắng phân định ranh giới giữa sống/không sống hoặc tinh thần/không-tinh thần thì cũng như việc phân định ranh giới của “hóa học”/không- hóa học, “điện”/không-điện, v.v. một quan điểm vô nghĩa về khoa học tự nhiên.

[26] [Stephen Yablo, “The Real Distinction Between Mind and Body”, Canadian Journal of Philosophy, suppl. 16 (1990):149–201.]

Stephen Yablo (1960-): triết gia người U.S. gốc Canada nổi tiếng với công trình nghiên cứu về siêu hình học, triết học ngôn ngữ và triết học não thức . Ông giảng dạy tại nhiều đại học danh tiếng, gồm MIT Harvard. Nghiên cứu của ông tập trung vào gích modal (gích học về tất yếu và khả hữu), sự hiện hữu, và bản chất của những đối tượng trừu tượng.

[27] substance dualism: Thuyết nhị nguyên thực thể cho rằng có hai thực thể khác biệt cơ bản trong thực tại : tinh thần (não thức hay hồn người) và thể chất (cơ thể hay vật chất). René Descartes lập luận nổi tiếng rằng não thức và cơ thể tác động hỗ tương qua (một tuyến nội tiết nhỏ ở giữa não (pineal gland), dù chúng khác nhau cơ bản về bản chất.

[28] Galen Strawson (1952-): triết gia người Britain, nổi tiếng với công trình về triết học não thức và siêu hình học. Ông đã có những đóng góp đáng kể trong nghiên cứu về ý thức và vấn đề não thức-cơ thể. Những bài viết và vị trí học thuật của Strawson trong những tổ chức như Đại học Oxford đã khiến ông có tên tuổi như một triết lỗi lạc thời nay.

[29] [Những Trích dẫn từ Strawson, “Realistic Monism” và “Panpsychism”.

[30] Daniel Stoljar (1968-) gia người Australia, nổi tiếng với công trình triết học về não thức và siêu hình học. Ông là Giáo sư Triết học của Đại học Quốc gia Australia, và có những đóng góp vào những tranh luận về bản chất của ý thức và vấn đề não thức-cơ thể. Nghiên cứu của Stoljar tập trung vào quan hệ giữa tinh thần và thể chất, khiến ông thành một khuôn mặt nổi bật trong triết học thời nay..

[31] [Trích dẫn trong đoạn này từ Daniel Stoljar, “Physicalism”, in The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Spring 2001 ed.), ed. Edward N. Zalta, http://plato.stanford.edu/archives/spr2001/entries/physicalism/.]

[32] vấn đề lôgích của kinh nghiệm là thách đố triết học trong việc giải thích ý thức chủ quan nảy sinh từ những tiến trình của bộ não vật chất như thế nào. Nó thăm quan hệ giữa hoạt động khách quan của não và những kinh nghiệm chủ quan của chúng ta. Ngày nay, trọng tâm trong triết học não thức và khoa học nhận thức giải quyết vấn đề này.

[33] [Stoljar, Ignorance and Imagination, 56, 58.]

[34] [Ibid., 17ff, 56–57, 104. Stoljar Stoljar hiểu “vấn đề truyền thống” bắt nguồn từ the Meditations 45), nên không là vấn đề của khoa học. Nhưng dù là một cách đọc theo thông thường, nó thì vẫn còn nghi vấn, vì những lý do đã thảo luận ]

[35] [Ibid., chương 4.]

[36] [Daniel Stoljar, “Comments on Galen Strawson”, trong Strawson et al., Consciousness and Its Place in Nature, 170–76.]

[37] Hyperdualist intuitions: chỉ về tin tưởng mạnh mẽ hoặc cực đoan, nhấn mạnh sự tách biệt rõ ràng và tuyệt đối giữa những phương diện khác nhau của thực tại, đặc biệt là giữa não thức và thế giới vật chất.

[38] [Strawson, “Realistic Monism”, 11n.21.]

[39] [John A. Wheeler, At Home in the Universe (New York: American Institute of Physics, 1994); H. P. Stapp, “Commentary on Strawson’s Target Article”, trong Strawson et al., Consciousness and Its Place in Nature, 163–69]

[40] Luận chứng Kiến thức (The Knowledge Argument): do Frank Jackson đưa lên trong bài viết ‘Epiphenomenal Qualianăm 1982 của ông. Ý tưởng này nêu rằng một số phương diện của kinh nghiệm hữu thức không thể được giải thích đầy đủ chỉ bằng khoa học. Nó thường nhắc trong những thảo luận về ý thức và sự liên hệ giữa những tiến trình não bộ và những kinh nghiệm chủ quan. Lập luận nêu lên rằng ngay cả nếu chúng ta hiểu những tiến trình vật lý đằng sau việc nhìn, chúng ta có thể không thấu hiểu trọn vẹn kinh nghiệm về những sự vật việc như màu sắc. Về bản chất, kinh nghiệm hữu thức có thể mở rộng ra ngoài những gì khoa học có thể giải thích

[41] [Stoljar, Ignorance and Imagination, 139.]

[42] Con chuột chũi cũ của Marx (Marx’s old mole) bắt nguồn từ luận văn The Eighteenth Brumaire of Louis Bonaparte (1852) của Karl Marx Trong đoạn văn này, ẩn dụ minh họa tác động lâu dài của những sức mạnh lịch sử và xã hội, ngay cả khi dường như thấy không hoạt động. Nó tượng trưng cho sự bền bỉ của một số ý tưởng hoặc sức mạnh có thể xuất hiện trở lại để tác động vào những sự kiện. Ẩn dụ này nhấn mạnh khái niệm về những sức mạnh tiềm ẩn, dai dẳng định hình lịch sử, hoạt động bên dưới bề mặt và trở nên rõ ràng với thời gian

[43] [Richard C. Lewontin, “The Evolution of Cognition: Questions We Will Never Answer”, trong Methods, Models, and Conceptual Issues, ed. Scarborough và Sternberg, 107–32.]

[44] những tính toán”: những tiến trình, hoạt động liên quan đến việc xây dựng và giải thích những diễn đạt có cấu trúc phân cấp trong ngôn ngữ. Cũng đề cập đến những hoạt động tinh thần diễn ra khi chúng ta dùng ngôn ngữ để tạo và hiểu những từ và những cụm từ phức tạp.

[45] Quan điểm cho rằng ý nghĩa của từ hay khái niệm không chỉ xác định bởi trạng thái tinh thần hay kinh nghiệm chủ quan cá nhân, nhưng còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài, như bối cảnh sử dụng từ hay môi trường xã hội và văn hóa.

[46] Cognoscitive powers: năng lực nhận thức: khả năng tinh thần hoặc khả năng liên quan đến việc biết, hiểu và ý thức mọi sự vật việc . Nó gồm những tiến trình như nhận thức, tri giác và ý thức góp phần vào khả năng của chúng ta để hiểu và tạo ý nghĩa cho thế giới quanh chúng ta.

[47] [Chomsky, Cartesian Linguistics, 94ff. On Cartesian và neo-Platonist conceptions of the role of “cognoscitive powers”, see James McGilvray, “Introduction to the Third Edition”, trong Chomsky, Cartesian Linguistics, 1–52. Cho phê đọc và những nguồn tham khảo, hãy xem Chomsky, New Horizons in the Study of Language and Mind; on Shaftesbury, Hume, and forerunners, xem Mijuskovic, Achilles of Rationalist Arguments.]

[48] [Về những hiểu lầm về vấn đề này, xem Noam Chomsky, “A Note on the Creative Aspect of Language Use”, Philosophical Review 41, số 3 (1982): 423–34.]

[49] Herbert Paul Grice (1913-1988), thường gọi là H.P. Grice: triết gia và nhà ngôn ngữ học người England. Ông được biết đến nhiều nhất với những đóng góp cho lĩnh vực ngữ dụng học, lĩnh vực khám phá cách mọi người dùng ngôn ngữ trong ngữ cảnh để truyền đạt ý nghĩa vượt ngoài cách hiểu theo nghĩa đen của những từ. Tác phẩm chính của ông là Studies in the Way of Words, trong đó giới thiệu nguyên tắc hợp tác và những châm ngôn hội thoại có ảnh hưởng trong việc hiểu chức năng của giao tiếp. Những ý tưởng của Grice có ảnh hưởng qaun trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ và giao tiếp.

[50] Chúng ta đã nỗ lực hết sức để hiểu cách chúng ta dùng ngôn ngữ trong những trường hợp cụ thể, như khi chúng ta có ý định truyền đạt thông tin cho chính xác. Sự thăm này thì đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực ngữ dụng học Grice-mới. Nhánh nghiên cứu này đi sâu vào những cách thức tinh tế chúng ta ngụ ý trong những trò chuyện của chúng ta, vượt ngoài những từ nói hiểu theo nghĩa đen. Tuy nhiên, điều không là hoàn toàn rõ ràng những hiểu biết này áp dụng thế nào vào việc đem dùng ngôn ngữ hàng ngày. Mặc dù chúng ta đã đạt được những bước tiến trong việc phân tích việc dùng ngôn ngữ trong những điều kiện nhất định, nhưng chúng ta vẫn tự hỏi những tìm ra này mở rộng đến mức nào với những tác động hỗ tương và giao tiếp điển hình của chúng ta. Mặc dù có những nỗ lực này, vẫn còn một khoảng trống đáng kể khi đi đến đến những bí ẩn sâu xa hơn của ngôn ngữ. Chúng ta đang phải đối mặt với câu đố dai dẳng của việc sáng tạo đem dùng ngôn ngữ – cách chúng ta dùng ngôn ngữ để diễn đạt những ý tưởng và khái niệm mới lạ. Câu hỏi này đã làm bối rối những nhà tư tưởng trong nhiều thế kỷ và lời giải của nó vẫn tiếp tục lẩn tránh chúng ta. Nó có thể chỉ là một trong những bí ẩn cuối cùng mãi mãi giấu kín, ngoài thấu hiểu của con người.