Chúng ta là loài sinh vật nào?
1 | NGÔN NGỮ LÀ GÌ?
CÂU HỎI TỔNG
QUÁT tôi muốn nói trong quyển sách này là một câu hỏi có đã từ lâu: Chúng ta là loài sinh vật nào? Tôi không đủ hão huyền để nghĩ
tôi có thể đem cho một trả lời thỏa đáng, nhưng xem dường hợp lý để tin rằng ít
nhất trong một số lĩnh vực, đặc biệt nhìn về hướng bản chất nhận thức của chúng
ta, có những cái nhìn trực giác sâu xa của một vài quan tâm tìm hiểu và mang ý
nghĩa quan trọng, có một số mới, và rằng sẽ là có thể để dẹp đi đươc một số
những chướng ngại vốn cản trở việc tìm hiểu sâu thêm, gồm một vài học thuyết đã
được chấp nhận rộng rãi nhưng với những nền tảng vốn kém vững chắc hơn nhiều so
với thường đã giả định.
Tôi sẽ xem
xét ba câu hỏi đặc biệt, tăng dần mức độ tối nghĩa khó hiểu: Ngôn ngữ là gì? Những giới hạn của sự hiểu
biết của con người (nếu có) là gì? Và lợi ích chung chúng ta nên gắng sức đạt
đến là gì? Tôi sẽ bắt đầu với câu hỏi thứ nhất và sẽ cố gắng để cho thấy có lẽ những
gì thoạt đầu phần nào có vẻ là những câu hỏi hạn hẹp và chuyên môn, nếu kiên
nhẫn theo đuổi, dẫn đến một số những kết luận sâu rộng vốn tự chúng đều có ý
nghĩa quan trọng, và khác biệt hẳn với những gì đã tin tưởng phổ thông – và
thường được xem như nền tảng – trong những ngành liên hệ : khoa học nhận thức
trong một nghĩa rộng rãi, gồm ngôn ngữ học, và triết học của ngôn ngữ và não
thức. [1]
Trước sau,
tôi sẽ thảo luận về những gì có vẻ là những đúng thực hầu như hiển nhiên với
tôi, nhưng thuộc một loại lạ lẫm, khác với thông thường. Chúng thường bị phủ
nhận. Sự việc đó đăt ra một đilemma, ít nhất với tôi. Và có lẽ các bạn
cũng thế, sẽ có quan tâm đến việc giải quyết nó.
Quay sang ngôn ngữ, nó đã được nghiên cứu với nỗ lực và thành quả trong 2.500
năm, nhưng không có trả lời rõ ràng cho câu hỏi ngôn ngữ là gì. Một số
những trả lời chính yếu đã đưa ra tôi sẽ nhắc đến sau. Chúng ta có thể hỏi – để
lấp đầy đúng khoảng trống này thì quan trọng như thế nào. Đối với việc nghiên
cứu về bất kỳ phương diện nào của ngôn ngữ, trả lời nên là rõ ràng. Chỉ trong
phạm vi rằng có một trả lời với câu hỏi này, ít nhất là hiểu ngầm, là điều có
thể để tiến hành thăm dò những câu hỏi nghiêm trọng về ngôn ngữ, trong số chúng
là sự tiếp thu và cách dùng, nguồn gốc, sự thay đổi ngôn ngữ, những thuộc tính
phổ thông và đa dạng, ngôn ngữ trong xã hội, những cơ năng bên trong vốn thực hiện hệ thống, cả bản thân hệ thống tri thức và
những cách dùng nhiều loại của nó, tách biệt qua những nhiệm vụ liên hệ. Không
nhà sinh vật học nào sẽ nêu lên một giải thích của sự phát triển hay sự tiến hóa của mắt người, lấy thí dụ, nhưng không bảo cho chúng ta một
gì đó xác định khá rõ ràng về một con mắt là gì, và cùng những đúng thực hầu
như hiển nhiên như thế thì cũng đúng cho những thăm dò trong ngôn ngữ. Hay sẽ
nên là thế. Đáng chú ý, đó không là cách những câu hỏi đã thường được nhìn như
thế nào, một đề tài tôi sẽ quay lại với nó.
Nhưng có
những lý do nhiều nền tảng hơn để cố gắng xác định rõ ràng ngôn ngữ là gì,
những lý do ảnh hưởng trực tiếp với câu hỏi chúng ta là loài sinh vật nào.
Darwin đã không là người đầu tiên kết luận rằng “những loài động vật hạ đẳng
khác với con người đơn thuần chỉ trong khả năng hầu như vô hạn của nó trong
việc liên kết những âm thanh và những ý tưởng đa dạng nhất với nhau”; [2] từ lâu “hầu như vô hạn” là một câu nói ngày nay thực sự được hiểu như vô
tận. Nhưng Darwin đã là người đầu tiên diễn tả khái niệm truyền thống này
bên trong khung dàn dựng của một giải thích bắt đầu xuất hiện về sự tiến hóa của
loài người.
Một hình
thức trình bày thời nay được một trong những nhà khoa học hàng đầu đem cho, Ian
Tattersall, người nghiên cứu sự tiến hóa của loài người. Trong một bài phê bình
chuyên môn gần đây của bằng chứng khoa học hiện có, ông nhận xét rằng đã có một
thời người ta tin rằng hồ sơ về tiến hóa sẽ mang lại “những dấu hiệu sớm báo
trước của bản thân con người chúng ta sau này. Tuy nhiên, thực tế thì ngược
lại, vì ngày càng rõ ràng rằng việc có được khả năng cảm thụ độc đáo của [con
người] ngày nay, thực ra đã là một biến cố (xảy ra) đột ngột và gần đây…. Và sự
biểu hiện của khả năng cảm thụ mới này hầu như đã chắc chắn được tiếp tay chủ
yếu bởi sự sáng tạo của những gì có lẽ là sự việc có một không hai đáng ghi
nhận về bản thân con người ngày nay của chúng ta: ngôn ngữ”.[3] Nếu thế, khi đó một trả lời cho câu hỏi “Ngôn ngữ là gì?”có quan trọng
rất lớn với bất kỳ một ai đã quan tâm với sự hiểu biết bản thân chúng ta ngày
nay.
Tattersall
định năm tháng biến cố bất ngờ và đột ngột như có lẽ nằm đâu đó bên trong khung
thời gian rất hẹp, khoảng 50.000 đến 100.000 năm trước. Những năm tháng đều
không rõ ràng và không liên quan chặt chẽ với những quan tâm của chúng ta ở
đây, nhưng sự đột ngột của việc xuất hiện thì có liên quan. Tôi sẽ trở lại tài
liệu lớn rộng và đang phát triển của suy đoán trên đề tài này, vốn thường chấp
nhận một lập trường rất khác biệt.
Nếu giải thích của Tattersall thì xác thực về cơ bản, như bằng chứng thực nghiệm
rất giới hạn cho thấy, khi đó những gì đã nổi lên trong khung thời gian hạn hẹp đã là một năng lực vô hạn của sự “liên
kết âm thanh đa dạng nhất và những ý tưởng”, trong những lời của
Darwin. Năng lực vô hạn đó hiển nhiên nằm trong một bộ óc hữu hạn. Đến
giữa thế kỷ XX, khái niệm của hệ thống hữu hạn với năng lực vô hạn đã
được hiểu rất rõ. Điều đó khiến có thể cung ứng được một hình thành diễn đạt rõ
ràng của những gì tôi nghĩ chúng ta nên nhìn nhận là thuộc tính cơ bản
nhất của ngôn ngữ, vốn tôi sẽ nhắc đến chỉ như Thuộc tính Cơ bản:
mỗi ngôn ngữ cung ứng một một chuỗi không giới hạn [4] của những diễn đạt có cấu trúc thứ bậc vốn nhận những diễn giải ở hai
mặt giao tiếp, mặt phối hợp cảm giác và vận động cho sự thể hiện cảm xúc (bên
ngoài) và mặt khái niệm-chủ định cho những tiến trình tâm lý ( bên trong). Điều
đó cho phép một hình thành diễn đạt rõ ràng mang nội dung thực chất của năng lực vô hạn của Darwin, hay ngược về xa
hơn, của phát biểu cổ điển của Aristotle, rằng ngôn ngữ là âm thanh với ý
nghĩa – mặc dù công trình (nghiên cứu) trong những năm gần đây cho thấy
rằng ‘âm thanh’ thì quá hạn hẹp, và tôi sẽ quay lại với nó, và có lý do chính
đáng để nghĩ rằng sự diễn đạt có hệ thống hình thức cổ điển thì gây hiểu lầm trong những cách thức quan trọng.
Sau đó, ít
nhất, mỗi ngôn ngữ kết hợp một chuỗi những bước tính toán thỏa mãn Thuộc tính
Cơ bản. Do đó, một lý thuyết của ngôn ngữ, theo định nghĩa, là một ngữ pháp
phát sinh, và mỗi ngôn ngữ là những gì được gọi trong những thuật ngữ kỹ
thuật là một “ngôn ngữ-I” – “ I” viết tắt cho bên trong, cá thể và cường
độ: chúng ta quan tâm trong việc khám phá những bước tính toán thực sự, không
phải một số tập hợp gồm những đối tượng nó liệt kê, trong những thuật ngữ kỹ
thuật, những gì nó “phát sinh mạnh”, tương tự (lỏng lẻo) như những chứng
minh được một hệ tiên đề (toán học) phát sinh.
Cũng có một
khái niệm “phát sinh yếu” – tập hợp gồm những diễn đạt được tạo ra,
tương tự như tập hợp những định lý được phát sinh. Ngoài ra còn có một
khái niệm “ngôn ngữ-E”, viết tắt cho ngôn ngữ bên ngoài, vốn nhiều người
– không phải tôi – đồng nhất nó với một kho tổng hợp dữ liệu hay với một tập
hợp vô hạn vốn được phát sinh yếu.[5] Những nhà triết học, ngôn ngữ học, nhận thức học và khoa học về cômputơ
đã thường hiểu ngôn ngữ là những gì đã được phát sinh yếu. Nhưng ngay cả
khái niệm phát sinh yếu thì có thể định nghĩa được cho ngôn ngữ con người hay
không thì là điều không rõ ràng. Tốt nhất, nó thì phát sinh từ khái niệm cơ bản
hơn của ngôn ngữ-I. Đây là những vấn đã thảo luận sâu rộng trong những năm
1950, mặc dù đã không được ‘tiêu hóa’ thích hợp, tôi tin thế.. [6]
Tôi sẽ giới
hạn sự chú ý ở đây vào ngôn ngữ-I, một thuộc tính sinh học của con
người, (phần lớn thuộc) một số thành phần phụ của bộ óc, một cơ quan của não
thức / não bộ trong ý hướng lỏng lẻo trong đó từ ngữ “cơ quan” được dùng trong
sinh học. Tôi coi não thức ở đây là bộ óc, được nhìn ở một mức độ trừu tượng
nhất định. Phương cách giải quyết này đôi khi đã gọi là khung nền cấu trúc sinh
học-ngôn ngữ [7] . Nó được xem như tranh luận còn chưa ngã ngũ, nhưng không có những cơ
sở, theo ý kiến của tôi. [8]
Trong những năm trước đó, Thuộc tính Cơ bản đã cưỡng lại sự hình thành
diễn đạt rõ ràng. Lấy một số công trình cổ điển, với Ferdinand de Saussure,
ngôn ngữ (theo nghĩa liên hệ) là một kho chứa của những hình ảnh từ ngữ trong
những não thức của những thành viên của một cộng đồng, vốn “tồn tại chỉ nhờ một
loại hợp đồng do những thành viên của một cộng đồng đã ký kết”. Với Leonard Bloomfield,
ngôn ngữ là một mảng [hay một nhóm lớn gồm những sự vật việc được định vị trât
tự cụ thể] của những thói quen để đáp ứng với một set của những tình cảnh vốn
một người tự thấy mình trong đó, hay những trạng thái của sự việc, bằng những
âm thanh nói ra theo qui ước thông thường và đáp ứng với những âm thanh này
bằng những hành động. Ở những nơi khác, Bloomfield đã định nghĩa ngôn ngữ là
“toàn bộ của những nói ra được tạo trong một cộng đồng lời nói” – một gì đó
giống như khái niệm trước đó về ngôn ngữ của William Dwight Whitney như “phần
chính (cấu trúc vật chất) của những dấu hiệu đã nói ra và nghe được qua đó suy
nghĩ thì chủ yếu được diễn đạt trong xã hội loài người”, như thế “những dấu
hiệu nghe được cho suy nghĩ” – mặc dù đây là một khái niệm có phần nào khác
biệt trong những lối với nó \tôi sẽ trở lại. Edward Sapir đã định nghĩa ngôn
ngữ như “một phương pháp thuần túy con người và không-trực giác của việc truyền
thông những ý tưởng, những cảm xúc và những mong ước bằng phương tiện của một
hệ thống gồm những ký hiệu đã được tạo ra tự nguyện”. [9]
Với những khái niệm như vậy, không phải là không tự nhiên để
theo những gì Martin Joos đã gọi là truyền thống Boas [10], chủ trương
rằng những ngôn ngữ có thể khác nhau tùy tiện và mỗi ngôn ngữ mới phải được
nghiên cứu không với những định kiến sẵn trước. [11] Theo đó, lý
thuyết ngữ học gồm những tiến trình phân tích để thu giảm một tổng thể tài liệu
viết nói thành hình thức được xếp đặt, cơ bản là những kỹ thuật phân chia thành
phần và xếp loại. Sự phát triển tinh tường nhất của khái niệm này đã là Phương
pháp của Zellig Harris.[12] Một hình
thức cụ thể thời nay (của nó) cho rằng lý thuyết ngôn ngữ là một hệ thống của
những phương pháp cho việc hoạt động giải quyết những diễn đạt.[13]
Trong những năm đầu, có thể hiểu được rằng câu hỏi “Ngôn ngữ là gì?” đã
nhận được chỉ những trả lời không xác định như những câu đã nhắc đến, làm ngơ
không chú ý đến Thuộc tính Cơ bản. Tuy nhiên, là ngạc nhiên khi thấy rằng những
trả lời tương tự vẫn lưu hành trong khoa học nhận thức thời nay. Không phải
không điển hình là một nghiên cứu dương thời về sự tiến hóa của ngôn ngữ, trong
đó những tác giả mở đầu bằng viết rằng “chúng ta hiểu ngôn ngữ như một bộ đầy
đủ của những khả năng để ghép âm thanh với ý nghĩa, gồm cấu trúc cơ bản vốn hỗ
trợ nó”, [14] về cơ bản
là một lập lại phát biểu của Aristotle, và quá mơ hồ để đặt cơ sở cho tìm hiểu
xa hơn. Thêm nữa, không nhà sinh vật học nào sẽ nghiên cứu sự tiến hóa của hệ
thống thị giác, sau khi không giả định hơn gì về những
đặc điểm có thể quan sát được trong một
cá thể là
sự biểu hiện của những gen [15], ngoài
việc nó đem cho một hệ đầy đủ của những khả năng để ghép kết nối [16] kích thích
với những gì nhận hiểu được, cùng với bất cứ gì hỗ trợ nó.
Sớm hơn nhiều trước đó, ở những khởi nguồn của khoa học thời nay, đã có
những ngầm báo hiệu gián tiếp về một bức tranh có phần giống với của Darwin và
của Whitney. Galileo đã tự hỏi về “sự siêu việt của tinh thần” của con người,
kẻ “đã mơ đến việc tìm những phương tiện để truyền thông những suy nghĩ sâu xa
nhất của người ấy cho một người bất kỳ nào khác… bằng những sắp xếp khác nhau
của hai mươi chữ khắc lên trên một trang sách”, một thành tích “vượt qua tất cả
những phát minh tuyệt vời”, ngay cả của “một Michelangelo, một Raphael, hay một
Titian”. [17] Cùng một
nhìn nhận, và sự quan tâm sâu xa hơn cho tính cách sáng tạo của việc dùng thông
thường của ngôn ngữ, đã sớm thành một yếu tố cốt lõi của triết học-khoa học
phái Descartes, thực sự, là một tiêu chuẩn chủ yếu cho sự hiện hữu của tinh
thần như một thực thể riêng biệt. Khá hợp lý, điều đó đã dẫn đến những cố gắng
để nghĩ ra những thí nghiệm để xem liệu một sinh vật khác có một não thức giống
như của chúng ta hay không, đáng chú ý là của Géraud de Cordemoy.[18] . Những thí
nghiệm này có phần nào giống với “thí nghiệm Turing”, mặc dù được quan niệm
hoàn toàn khác. Thí nghiệm của De Cordemoy giống như một thí nghiệm tính axit
bằng giấy quỳ tím, một cố gắng để lấy ra những kết luận về thế giới thực tại.
Trò chơi bắt chước của Turing, như ông đã nói rõ, không có những tham vọng như
vậy.[19]
Đặt những câu hỏi quan trọng này sang một bên, ngày nay không có lý do
gì để nghi ngờ cái nhìn trực giác sâu xa nền tảng của phái Descartes, rằng việc
dùng của ngôn ngữ có một tính cách sáng tạo: nó là sáng kiến điển hình với
không giới hạn, thuận hợp với những hoàn cảnh, nhưng không do hoàn cảnh gây ra
– một sự khác biệt quyết định – và có thể sinh ra những suy nghĩ trong những
người khác khiến họ nhận ra rằng chính họ đã có thể diễn tả. Chúng ta có thể bị
hoàn cảnh và điều kiện nội bộ “kích động hoặc “có khuynh hướng” để nói trong
những cách nhất định này nhưng không trong những cách khác, nhưng chúng ta
không bị “bắt buộc” phải làm như vậy, như những người kế tục Descartes đã nói. Chúng
ta cũng nhớ rằng nhận xét ngắn gọn và nhiều ý nghĩa thường được trích dẫn hiện
nay của Wilhelm von Humboldt rằng ngôn ngữ gồm cách dùng vô hạn những phương
tiện hữu hạn nhắc đến cách dùng. Đầy đủ hơn, ông viết rằng “Ngôn ngữ thì hầu
như đối mặt khác thường với một lĩnh vực vô tận và thực sự vô biên, yếu tính
của tất cả những gì có thể được suy nghĩ. Do đó, nó phải đem dùng vô hạn những
phương tiện hữu hạn, và có khả năng để làm như vậy, qua năng lực tạo nên bản
chất định tính của ngôn ngữ và tư tưởng”.[20] Như thế,
ông tự đặt mình trong truyền thống của Galileo và những người khác, những người
liên kết chặt chẽ ngôn ngữ với tư tưởng, mặc dù đi xa hơn nữa, trong khi xây
dựng một hình thức khác của một khái niệm truyền thống về ngôn ngữ như “sự việc
đáng ghi nhận nhất về tự ngã chúng ta thời nay’, trong câu nói gần đây của
Tattersall.
Đã từng có tiến bộ lớn trong việc hiểu biết những phương tiện hữu hạn
khiến cách dùng vô hạn của ngôn ngữ thành điều có thể được, nhưng phần kể sau
vẫn còn là một bí ẩn, mặc dù có những tiến bộ quan trọng đáng ghi nhận trong sự
hiểu biết những quy ước vốn hướng dẫn cách dùng thích hợp, một câu hỏi hạn hẹp
hơn nhiều. Một bí ẩn sâu kín đến mức nào là một câu hỏi khó trả lời, tôi sẽ trở
lại với nó trong chương 2.
Một thế kỷ trước, Otto Jespersen đã nêu lên câu hỏi – những cấu trúc của
ngôn ngữ “đi vào thành là-có trong não thức của một người nói” như thế
nào, – trên cơ bản của kinh nghiệm hữu hạn, sau khi đem cho một “ý niệm của cấu
trúc” vốn là “đủ xác định để hướng dẫn người này trong việc đóng-khung những
câu nói riêng của người ấy”, quan trọng cốt yếu là “những diễn đạt tự do” vốn
điển hình là mới với cả người nói lẫn người nghe. [21] Việc làm
của nhà ngữ học, sau đó là khám phá những tiến trình đẫ thiết lập này và chúng
nảy sinh thế nào trong não thức, và xa hơn nữa, khai quật “những nguyên tắc lớn
nền tảng cho những ngữ pháp của tất cả những ngôn ngữ”, và bằng việc khai quật
chúng để có được “một cái nhìn trực giác sâu xa hơn vào trong bản chất ở tận
cùng đáy của ngôn ngữ con người và của tư tưởng con người” – những ý tưởng vốn
ngày nay nghe có vẻ kém lạ hơn nhiều so với như chúng đã được nghe trong kỷ
nguyên khoa học của thuyết cấu trúc như một trường phái tâm lý học vốn đã đi
đến thống trị phần lớn lĩnh vực, sau khi loại ra bên lề những quan tâm của
Jespersen và truyền thống vốn từ đó chúng đã bắt nguồn . [22]
Xây dựng lại chương trình của Jespersen, việc làm chính là điều tra bản
chất thực của những mặt giao tiếp và những tiến trình phát sinh vốn liên hệ
chúng trong những ngôn ngữ-I khác nhau, và để xác định chúng nảy sinh trong não
thức và được dùng như thế nào, chú ý tập trung chính của quan tâm đương nhiên
là “ những diễn tả tự do. “ Và đi xa hơn, để khai quật những thuộc tính sinh
học đã cùng chia sẻ, vốn xác định bản chất của ngôn ngữ-I có thể tiếp cận được
với con người, chủ đề của UG, ngữ pháp phổ quát, trong nhũng hình thức trình
bày thời nay của “những nguyên tắc lớn nền tảng cho những ngữ pháp của tất cả
những ngôn ngữ” của Jespersen, giờ đây được diễn đạt lại như một câu hỏi về khả
năng di truyền vốn mang cho khả năng ngôn ngữ độc đáo của con người và những
diễn đạt biểu hiện cụ thể của nó trong những ngôn ngữ-I.
Sự chuyển đổi của quan điểm giữa thế kỷ 20 sang ngữ pháp phát sinh bên
trong khung cấu trúc sinh học-ngôn ngữ đã mở lối đến sự tìm hiểu xa rộng hơn
nhiều vào trong bản thân ngôn ngữ và những đề tái liên quan với ngôn ngữ. Phạm
vi của những tài liệu thực nghiệm có sẵn từ những ngôn ngữ của những kiểu hình
khác loại uyên bác nhất đã được mở rộng rất lớn, và chúng được nghiên cứu sâu ở
một mức độ đã không thể tưởng tượng được trước đây 60 năm. Sự chuyển đổi này
cũng làm giàu thêm rất nhiều bằng chứng vốn đè nặng trên sự nghiên cứu từng của
ngôn ngữ riêng lẻ, để gồm sự tiếp thu, khoa học thần kinh, những phân ly (ngôn
ngữ và không-ngôn ngữ) và nhiều những gì khác, và cũng cả những gì học được từ
việc nghiên cứu của những ngôn ngữ khác, trên giả định đã khẳng định rõ ràng
rằng khả năng cho ngôn ngữ dựa trên vốn sinh học vốn đã được ban cho.
Ngay khi
những cố gắng sớm nhất đã làm để xây dựng rõ ràng những ngữ pháp phát sinh 60
năm trước, đã tìm thấy nhiều hiện tượng khó hiểu, chúng đã không được ghi nhận,
đến chừng nào Thuộc Tính Cơ Bản đã không được hình thành và giải quyết rõ ràng,
và cú pháp đã chỉ được coi là “cách dùng của những từ” được quy ước và loại suy
xác định. Điều này phần nào gợi nhắc đến những giai đoạn đầu của khoa học thời
nay. Trong nhiều nghìn năm, những nhà khoa học đã hài lòng với những giải thích
đơn giản cho những hiện tượng quen thuộc: đá rơi và hơi nước bốc lên vì chúng
đang tìm kiếm vị trí tự nhiên của chúng; những đối tượng tác động lãn nhau vì
những thiện cảm và ác cảm; chúng ta nhận biết một tam giác vì hình dạng của nó
bay ra trong không khí và tự cấy vào não của chúng ta, v.v. Khi Galileo và những
người khác để cho chính họ lấy làm phân vân khó hiểu về những hiện tượng của tự
nhiên, khoa học thời nay bắt đầu – và đã nhanh chóng phát hiện rằng nhiều tin
tưởng của chúng ta là vô nghĩa và trực giác của chúng ta thường sai. Sẵn sàng
để là phân vân khó hiểu là một ‘nét’ giá trị để vun trồng từ trạng thái trẻ con
đến tìm tòi cấp cao.
Một khó hiều
về ngôn ngữ vốn đã đưa ra ánh sáng 60 năm trước, và vẫn còn sống động, và tôi
nghĩ rất có ý nghĩa trong việc đem nó vào đây, có liên quan đến một sự kiện đơn
giản gợi tò mò muốn biết. Hãy xem xét câu “theo bản năng, những con chim ưng
vốn bay bơi” [23]. Trạng từ “theo bản năng” được kết hợp với một động từ, nhưng nó là
“bơi”, không phải “bay”. Không có vấn đề gì với ý tưởng rằng những con chim ưng
bay được thì bơi được theo bản năng, nhưng nó không thể được diễn tả cách này.
Tương tự với câu hỏi “có phải những con chim ưng vốn bay bơi được không?”
là về khả năng bơi, không phải bay. [24]
Những gì khó
hiểu là sự liên kết của những yếu tố khởi đầu-mệnh đề “theo bản năng” và “có
thể” với động từ thì xa và dựa trên những thuộc tính về cấu trúc, thay vì với
gần hơn và dựa trên chỉ những thuộc tính xa gần đường thẳng, một phép toán tính
toán rất đơn giản hơn nhiều, và một điều vốn sẽ là tốt nhất/tối ưu cho sự tiến
hành ngôn ngữ. Ngôn ngữ khai thác một thuộc tính của khoảng cách cấu trúc tối
thiểu, không bao giờ dùng hoạt động đơn giản hơn nhiều của khoảng cách xa gần
đường thẳng tối thiểu; trong trường hợp này và nhiều trường hợp khác, sự dễ
dàng của việc tiến hành thì bị làm ngơ trong sự thiết kế của ngôn ngữ. Trong
những thuật ngữ kỹ thuật, những quy luật đều tùy thuộc-cấu trúc trong
mọi trường hợp, bỏ qua thứ tự xa gần theo đường thẳng. Sự khó hiểu là điều này
tại sao lại như thế – không chỉ cho tiếng England, nhưng cho mọi ngôn ngữ,
không chỉ cho những xây dựng này nhưng cũng cho tất cả những xây dựng khác,
trên một phạm vi rộng lớn.
Có một giải
thích đơn giản và có vẻ đáng tin cho sự kiện rằng đứa trẻ biết trả lời đúng
theo phản xạ trong những trường hợp loại giống như vậy, dù bằng chứng thì khiêm
tốn, không đáng kể, hay không có: thứ tự xa gần theo đường thẳng thì chỉ đơn
giản không sẵn đó cho người học ngôn ngữ chạm mặt với những thí dụ loại như
vậy, người được một nguyên tắc sâu xa không dò được hướng dẫn, vốn hạn chế
tìm kiếm với khoảng cách cấu trúc tối thiểu, ngăn chặn hoạt động đơn giản hơn
rất nhiều của khoảng cách đường thẳng xa gần tối thiểu. Tôi không biết giải
thích nào khác. Và đưa lên giải thích này dĩ nhiên ngay lập tức đòi giải thích
hơn nữa: Tại sao điều này là như thế? Thế còn tính cách đã xác định về di
truyền của ngôn ngữ – UG – vốn áp đặt điều kiện cụ thể này là gì ?
Nguyên tắc
khoảng cách tối thiểu thì dùng rộng rãi trong thiết kế ngôn ngữ, giả định là một
trường hợp của một nguyên tắc tổng quát hơn, gọi nó là Tính Toán Tối Thiểu [25], đến lượt nó, giả định là một trường hợp của một thuộc tính lại còn rất
tổng quát hơn nhiều của thế giới hữu cơ hoặc ngay cả xa hơn thế nữa. Tuy nhiên,
phải có một số thuộc tính đặc biệt của thiết kế ngôn ngữ vốn giới hạn Tính Toán
Tối Thiểu vào khoảng cách cấu trúc hơn là khoảng cách đường thẳng xa gần, bất
chấp sự đơn giản hơn nhiều của sự tính toán và sự tiến hành kể sau.
Có bằng
chứng độc lập từ những nguồn khác, gồm khoa học thần kinh, hỗ trợ cùng kết
luận. Một nhóm khảo cứu ở Milan đã nghiên cứu hoạt động não của những đối tượng
đã được trình bày với hai loại kích thích: những ngôn ngữ phù hợp với UG đươc
đặt ra, và những ngôn ngữ khác không phù hợp với UG; trong trường hợp sau, thí
dụ, một quy tắc cho sự phủ định vốn đặt thành phần phủ định sau từ thứ ba, một
hoạt động tính toán đơn giản hơn nhiều so với những quy tắc phủ định trong ngôn
ngữ con người. Họ tìm thấy rằng trong trường hợp phù hợp với UG, có sự khởi
động bình thường trong những khu vực ngôn ngữ (của não), dù không phải khi thứ
tự xa gần theo đường thẳng được dùng.[26] Trong trường hợp đó, việc làm được hiểu như một vấn đề khó hiểu (thuộc
lĩnh vực) không-ngôn ngữ, như hoạt động của não đã cho thấy. Công trình của Neil
Smith và Ianthi -Maria Tsimpli với một đối tượng tuy suy yếu về nhận thức nhưng
có năng khiếu về ngôn ngữ đã đi đến những kết luận tương tự – nhưng đáng chú ý
là, đã tìm thấy những người bình thường cũng thế, đã không có khả năng để giải
quyết với những vi phạm của UG, sau khi dùng thứ tự xa gần theo đường thẳng.
Như Smith kết luận: “hình thức xếp đặt ngôn ngữ của thí nghiệm dường như ngăn
cản chúng không cho làm sự tổng quát hóa tùy thuộc-cấu trúc thích hợp,
ngay cả dù chúng có thể giải quyết những vấn đề so sánh tương đương được với dễ
dàng trong một môi trường không-ngôn ngữ”. [27]
Có một nỗ
lực hoạt động nhỏ trong khoa học nhận thức điện toán [28] đang cố gắng cho thấy rằng những thuộc tính này của ngôn ngữ có thể học
được bằng phân tích thống kê của Data Cực Lớn [29]. Trong thực tế, đây là một trong số rất ít thuộc tính có ý nghĩa của
ngôn ngữ đã từng được nhắc đến – không hời hợt, dù với mức độ nào đi nữa –
trong những thuật ngữ này. Mọi cố gắng vốn là đủ rõ ràng để được điều tra đã
cho thấy bị thất bại, không thể khắc phục được.[30] Nhưng quan trọng hơn, những cố gắng đó đầu tiên đã không là mục đích
chính. Nếu chúng đã được thành công, vốn trông thấy là điều không thể được,
chúng sẽ bỏ bỏ lại, không động gì đến câu hỏi nghiêm trọng ban đầu và duy nhất:
Tại sao ngôn ngữ luôn luôn dùng thuộc tính tính toán phức tạp của khoảng
cách cấu trúc tối thiểu trong những trường hợp liên quan, trong khi luôn luôn
bỏ qua lựa chọn đơn giản hơn nhiều của khoảng cách tối thiểu xa gần đường
thẳng? Thất bại, không thấu hiểu điểm này là một minh họa cho việc thiếu sẵn
sàng để thấy khó hiểu, phân vân vốn tôi đã nhắc ở trước, bước đầu tiên của tiến
trình nghiêm chỉnh tìm hiểu khoa học, như đã nhìn nhận trong những ngành khoa
học thực nghiệm, ít nhất kể từ Galileo.
Một luận thuyết rộng hơn là thứ tự xa gần theo đường thẳng thì không bao
giờ có sẵn cho sự tính toán trong những phần lõi của ngôn ngữ bao gồm cú
pháp-ngữ nghĩa. Khi đó, thứ tự xa gần theo đường thẳng là một phần ngoại vi của
ngôn ngữ, một phản chiếu của những thuộc tính của hệ thống phối hợp cảm giác và
vận động,vốn đòi hỏi nó: chúng ta không thể nói song song, hoặc tạo những cấu
trúc, nhưng chỉ những chuỗi của những từ. Hệ thống phối hợp cảm giác và vận
động thì không đặc biêt thích ứng với ngôn ngữ trong những phương diện nền
tảng: những phần thiết yếu cho sự thể hiện bên ngoài và tri giác dường như đã
có từ rất lâu trước khi ngôn ngữ xuất hiện. Có bằng chứng rằng hệ thống thính
giác của loài chimpanzee có thể là thích nghi được khá tốt cho tiếng nói
con người [31] , mặc dù
loài ape không thể thực hiện được ngay cả bước đầu tiên trong việc tiếp
thu ngôn ngữ, lấy ra những dữ liệu liên quan về ngôn ngữ từ “sự hỗn độn bùng
vỡ, ù ù” xung quanh chúng, như trẻ sơ sinh con người. làm ngay một lần, theo
phản xạ, không phải là một thành tích nhỏ, không đang kể. Và dù khả năng để
điều khiển đường (hệ thống) phát âm cho lời nói hiện ra có vẻ là đặc biệt-con
người, nhưng sự kiện đó không thể duy trì quá nhiều sức nặng, sau khi đã biết
việc tạo ra ngôn ngữ của con người là độc lập về phương thức, như công trình
gần đây về ngôn ngữ ký hiệu đã thiết lập, và có rất ít lý do để hoài nghi rằng
loài ape có đủ những khả năng ra dấu hiệu (động tác). Hiển nhiên là
những thuộc tính nhận thức sâu xa hơn nhiều đã gồm trong sự tiếp thu và thiết
kế ngôn ngữ.
Mặc dù vấn đề chưa giải quyết xong xuôi, có bằng chứng đáng kể rằng luận
đề rộng hơn thực sự có thể là đúng: thiết kế ngôn ngữ về nền tảng làm ngơ thứ
tự và những sắp xếp bên ngoài khác. Đặc biệt, sự diễn giải ngữ nghĩa trong
những trường hợp cốt lõi tùy thuộc trên thứ bậc, không trên thứ tự thấy trong
những dạng thức bên ngoài. Nếu thế, khi đó Thuộc tính Cơ bản thì không chính
xác như tôi đã hình thành nó trước đó, và như nó đã được hình thành trong tài
liệu văn học gần đây – những bài viết của tôi, cũng vậy. Đúng hơn, Thuộc tính
cơ bản là sự tổng quát hóa của một chuỗi vô hạn của những diễn đạt có cấu trúc
thứ bậc ghép kết nối tới mặt giao tiếp khái niệm-có chủ đích, đem cho một loại
“ngôn ngữ của suy nghĩ” —và hoàn toàn có thể là LOT [32] duy nhất
như vậy, mặc dù có những câu hỏi đáng chú ý nảy sinh ở đây. Những câu hỏi đáng
chú ý và quan trọng cũng nảy sinh về trạng thái và tính cách của phép ghép kết
nối này, vốn tôi sẽ đặt nó sang một bên.
Nếu dòng lý luận này tổng quát thì đúng, khi đó có lý do hợp lý để quay
về với một khái niệm truyền thống của ngôn ngữ như “một dụng cụ của suy nghĩ ”,
và đổi lại phát biểu của Aristotle cho thích ứng; ngôn ngữ không là âm thanh
với ý nghĩa nhưng ý nghĩa với âm thanh – tổng quát hơn , với một số hình
thức của sự thể hiện bên ngoài, điển hình là âm thanh mặc dù những phương thức
khác đều có sẵn: công trình của thế hệ trước về ký hiệu đã cho thấy những điểm
tương đồng đáng ghi nhận với ngôn ngữ nói trong cấu trúc, sự tiếp thu, và sự
biểu hiện thần kinh., mặc dù phương thức của sự thể hiện bên ngoài dĩ nhiên là
hoàn toàn khác nhau.
Đáng ghi nhận rằng sự thể hiện bên ngoài thì hiếm khi dùng. Hầu hết cách
dùng ngôn ngữ phần nhiều không bao giờ là được thể hiện bên ngoài . Đó là một
loại của đối thoại bên trong, và khảo cứu giới hạn trên đề tài, trở lại một số
quan sát của Lev Vygotsky, [33] phù hợp với
những gì sự quan sát bên trong đưa lên – ít
nhất là của tôi: những gì đạt đến ý thức là những mảnh vụn phân tán. Đôi khi,
những diễn đạt đã hình thành-đầy đủ ngay lập tức xuất hiện bên trong, quá nhanh
khiến những phát âm rõ ràng không thể dự vào, hoặc ngay cả có thể hướng dẫn
chúng. Đây là một đề tài đáng chú ý vốn đã rất ít được thăm dò , nhưng có thể
làm đối tượng để điều tra và có nhiều hệ quả bất ngờ.
Đặt vấn đề vừa nói sang một bên, sự khảo sát của sự thiết kế của ngôn
ngữ cho lý do hợp lý để chú ý xem xét một khái niệm truyền thống của ngôn ngữ
như một dụng cụ chủ yếu của suy nghĩ. Khi đó sự biểu hiện ra bên ngoài sẽ là
một tiến trình phụ thuộc, những thuộc tính của nó là một phản xạ – phần lớn
hoặc hoàn toàn độc lập – của hệ thống phối hợp giác quan-vận động. Điều tra
thêm hỗ trợ kết luận này. Theo đó, tiến trình là một phương diện ở vòng ngoài
của ngôn ngữ, và rằng những cách dùng cụ thể của ngôn ngữ vốn tùy thuộc trên sự
thể hiện ra bên ngoài, trong số chúng là sự truyền thông, lại còn ở vòng ngoài
nhiều hơn, ngược lại với giáo điều ảo vốn không có hỗ trợ thực sự quan
trọng. Cũng theo đó, rằng suy đoán mở rộng bao quát về tiến hóa ngôn ngữ trong
những năm gần đây thì đi sai đường, với tập trung chú ý của nó trên truyền
thông.
Thực vậy, đó là giáo điều ảo cho rằng chức năng của ngôn ngữ là truyền
thông. Một hình thành điển hình của ý tưởng là như sau: “Là điều quan trọng
rằng trong một cộng đồng của những người dùng ngôn ngữ, rằng những từ được dùng
với cùng nghĩa. Nếu điều kiện này được đáp ứng, nó dễ dàng giúp cho cứu cánh
chính yếu của ngôn ngữ vốn là sự truyền thông. Nếu một người không dùng những
từ với nghĩa vốn hầu hết mọi người gắn vào chúng, người này sẽ thất bại để
truyền thông hiệu quả với những người khác. Như vậy người ta sẽ đánh bại mục
đích chính của ngôn ngữ”.[34]
Trước tiên,,
thật lạ lùng để nghĩ rằng ngôn ngữ có một mục đích. Những ngôn ngữ không là
những dụng cụ vốn con người thiết kế nhưng là những đối tượng sinh học, giống
như hệ thống thị giác, miễn dịch hay tiêu hóa. Những cơ quan loại giống như thế
đôi khi được cho là có những chức năng, là để cho một vài mục đích. Nhưng khái
niệm đó thì cũng không rõ ràng. Lấy thí dụ như xương sống. Có phải chức năng
của nó là giữ chúng ta cho thẳng lưng, bảo vệ những dây thần kinh, sản xuất
những tế bào máu, lưu trữ canxi, hay tất cả những chức năng trên? Những câu hỏi
tương tự nảy sinh khi chúng ta hỏi về chức năng và thiết kế của ngôn ngữ. Ở
đây, những cân nhắc suy nghĩ về tiến hóa thường được đem vào, nhưng những điều
này thì không phải là không liên quan; cũng như với xương cột sống. Với ngôn
ngữ, những suy đoán khác nhau về sự tiến hóa thường quay sang những loại hệ thống
truyền thông được thấy trong khắp vương quốc động vật, nhưng đó lại đúng là một
phản ảnh của giáo điều thời nay và có nhiều phần xảy ra là một ngõ cụt, vì
những lý do đã nhắc và tôi sẽ trở lại điều đó.
Thêm nữa, ngay cả cho đến mức ngôn ngữ được dùng cho sự truyền thông, những
ý nghĩa không cần thiết phải là có chung (hay những âm thanh, hay những cấu
trúc). Truyền thông không là một sư việc có-hay-không, nhưng đúng hơn là một sự
việc nhiều-hay-ít. Nếu những tương đồng thì không đủ, việc truyền thông thất
bại đến một mức độ nào đó, như trong đời sống bình thường.
Ngay cả nếu
thuật ngữ “truyền thông” được lấy đi phần lớn thực chất ý nghĩa và được dùng
như một thuật ngữ dùng để chỉ gộp chung những loại khác nhau của giao tiếp xã
hội, nó vẫn là một phần thứ yếu của việc sử dụng ngôn ngữ thực sự, cho bất cứ
gì quan sát đó có giá trị.
Vắn tắt,
không có nền tảng cơ bản cho giáo điều thường chấp nhận, và đến giờ đã có bằng
chứng khá quan trọng rằng nó thì giản dị là sai. Không nghi ngờ gì, ngôn ngữ
thì đôi khi được dùng cho truyền thông, cũng thế là thời trang, diễn tả trên
mặt và tư thế đi đứng, và nhiều sự việc khác. Nhưng những thuộc tính nền tảng
của thiết kế ngôn ngữ cho thấy rằng một truyền thống phong phú thì chính xác
trong việc nhìn ngôn ngữ như một dụng cụ chủ yếu của suy nghĩ, ngay cả nếu
chúng ta không đi cũng xa như Humboldt trong việc định rõ hai sự việc này.
Kết luận
ngay cả trở thành chắc chắn tin cậy hơn nếu chúng ta xem xét Thuộc tính Cơ bản
kỹ lưỡng hơn. Một cách tự nhiên, chúng ta tìm kiếm giải thích đơn giản nhất của
Thuộc tính Cơ bản, lý thuyết với ít nhất những những quy định tùy tiện – hơn
nữa, sau cùng mỗi chúng là một rào cản cho một vài giải
thích của nguồn gốc của ngôn ngữ. Và chúng ta hỏi việc phải dùng đến phương
pháp khoa học tiêu chuẩn này sẽ mang chúng ta đi xa đến đâu.
Hoạt động
tính toán đơn giản nhất, nằm chìm trong một vài cách thức trong mọi thủ tục
tính toán liên quan, lấy những đối tượng đã được xây dựng X và Y và hình thành
một đối tượng mới Z. Gọi nó là sự Hợp nhất. Nguyên tắc của Tính toán Tối
thiểu ấn định rằng cả X và Y đều không bị sự Hợp Nhất sửa đổi và rằng
chúng xuất hiện trong Z không có thứ tự. Do đó Hợp Nhất ( X, Y ) = {X,
Y}. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là bộ óc có chứa những tập hợp, như một số
cách diễn dịch sai hiện hành tuyên bố, nhưng đúng hơn rằng bất cứ gì đang xảy
ra trong bộ óc có những thuộc tính vốn có thể được mô tả tính chất đặc biệt
trong những thuật ngữ thích hợp này – cũng giống đúng như chúng ta không mong
đợi để tìm thấy sơ đồ Kekulé [35] cho chất benzen trong một ống nghiệm.
Lưu ý rằng
nếu ngôn ngữ quả thực thuận hợp theo nguyên tắc của Tính Toán Tối Thiểu về mặt
này, chúng ta có một trả lời có phạm vi và ảnh thưởng xa rộng. cho câu hỏi khó
trả lời – tại sao thứ tự xa gần theo đường thẳng chỉ chỉ là một thuộc tính phụ
trợ của ngôn ngữ, rõ ràng không có sẵn cho những tính toán về cú pháp và về ngữ
nghĩa cốt lõi: thiết kế ngôn ngữ thì hoàn hảo về mặt này (và lại nữa, chúng ta
có thể hỏi tại sao). Nhìn xa hơn, bằng chứng tăng lên trong sự ủng hộ của kết
luận này. [36]
Giả định X và Y được hợp nhất và không một nào là phần của một kia, như
trong việc kết hợp ‘đọc’ và ‘quyển sách đó’ để thành hình đối
tượng cú pháp tương ứng với ‘đọc quyển sách đó’. [37] Gọi trường
hợp đó là Hợp Nhất Bên ngoài. Giả định rằng một này là phần của một kia,
như trong kết hợp Y = quyển sách nào, và X = Giáp đọc quyển sách nào,
để tạo thành quyển sách nào Giáp đọc quyển sách nào, vốn nổi lên như
“quyển sách nào Giáp đã đọc” bằng những hoạt động thêm vốn tôi sẽ quay
lại. chúng. Đó là một thí dụ của hiện tượng phổ biến của sự chuyển dịch [38] trong ngôn
ngữ tự nhiên: những cụm từ được ở một nơi nhưng được giải thích ở nơi đó và ở
cả nơi khác, do đó câu được hiểu như “về mặt quyển sách x nào, (thì) Giáp đọc
quyển sách x”. Trong trường hợp này, kết quả của Hợp Nhất của X và Y lại là {X,
Y}, nhưng với hai sao chép của Y (= quyển sách nào), một bản gốc còn lại trong
X, bản kia là sao chép đã đỏi chỗ, đã hợp nhất với X. Gọi đó là Hợp Nhất Bên
Trong.
Điều quan trọng là tránh một cách giải thích sai lầm phổ thông, cũng gặp
cả trong những tài liệu chuyên môn. Không có hoạt động Sao chép hay Tái-Hợp-Nhất.[39] Hợp Nhất
Bên Trong xảy ra để phát sinh hai sao chép, nhưng đó là kết quả của Hợp Nhất
theo nguyên tắc Tính Toán Tối Thiểu , vốn giữ Hợp Nhất trong dạng đơn
giản nhất của nó, không can thiệp với một nào trong những phần tử được Hợp
Nhất. Những khái niệm mới về Sao chép hoặc Tái-Hợp-Nhất không chỉ là
thừa thãi; chúng cũng gây ra những khó khăn đáng kể, trừ khi bị
bó buộc chặt chẽ mẽ phải tuân theo những điều kiện đặc biệt rất cao của Hợp
Nhất Bên Trong, vốn được đáp ứng tự động theo khái niệm đơn giản nhất của Hợp
Nhất. [40]
Hợp Nhất Bên Ngoài và Hợp Nhất Bên Trong là hai trường hợp duy nhất có
thể xảy ra của Hợp Nhất hai phần tử. Cả hai đều tự do nếu chúng ta hình thành
Hợp Nhất theo cách tối ưu, khi áp dụng với bất kỳ hai đối tượng nào về cú pháp vốn đã xây
dựng xong rồi, không thêm điều kiện nào nữa. Nó sẽ đòi hỏi sự qui định để ngăn
chặn, hoặc một trong hai trường hợp của Hợp Nhất, hoặc để làm phức tạp không
một nào trong chúng. Đó là một sự kiện quan trọng. Trong nhiều năm, cũng cả
chính tôi – đã giả định rằng chuyển dịch là một thứ “không hoàn hảo” của ngôn
ngữ, một thuộc tính khác lạ vốn phải được giải thích cho mất đi, bằng một số
phương pháp và những giả định phức tạp hơn về UG. Nhưng điều đó hóa ra là không
đúng. Chuyển dịch là những gì chúng ta sẽ mong đợi trên những giả định đơn giản
nhất. Sẽ là một không hoàn hảo nếu như đã thiếu nó. Đôi khi đã có ý kiến rằng
Hợp Nhất Bên Ngoài thì cách nào đó là đơn giản hơn và nên có ưu tiên trong sự
thiết kế hoặc sự tiến hóa. Không có cơ sở cho tin tưởng đó. Nếu có chăng bất cứ
gì, người ta có thể biện luận rằng Hợp Nhất Bên Trong thì đơn giản hơn vì nó
gồm hết sức rất ít việc tìm kiếm của không gian hoạt động cho sự tính toán – không phải rằng người ta nên chú ý nhiều đến điều
đó.
Một sự kiện quan trọng khác là Hợp Nhất Bên Trong trong dạng đơn giản
nhất của nó – sau khi làm đúng theo nguyên tắc bao trùm của Tính Toán Tối Thiểu
– thường mang lại cấu trúc thích hợp cho sự diễn dịch ngữ nghĩa, như vừa minh
họa trong trường hợp đơn giản của “ quyển sách nào Giáp đã đọc” [41]. Tuy nhiên,
những trường hợp này là những cấu trúc sai cho hệ thống giác quan-vận động:
trong ngôn ngữ về phổ quát, chỉ có sao chép nổi bật nhất về cấu trúc thì được
phát âm, như trong trường hợp này: sao chép dưới thấp hơn thì bị xóa. Có một
lớp để lộ cho thấy gồm những ngoại lệ vốn trong thực tế hỗ trợ cho luận điểm tổng
quát, nhưng tôi sẽ đặt điều đó sang một bên. [42]
Sự xóa bỏ của những sao chép theo đến từ một áp dụng không tranh luận
khác của Tính Toán Tối Thiểu : tính toán và phát âm rõ ràng từng tiếng một
càng ít càng tốt. Kết quả là những câu đã phát âm rõ ràng có những chỗ trống.
Người nghe phải tìm ra xem yếu tố bị thiếu thì ở chỗ nào. Như đã biết nhiều
trong sự nghiên cứu về nhận thức và phân tích câu và cú pháp những phần của câu
[43] , điều đó
đem lại những vấn đề khó khăn cho chức năng tiến hành ngôn ngữ, điều-gọi là
những vấn đề lấp-chỗ-trống. Trong lớp rất rộng này gồm những
trường hợp này cũng thế, thiết kế ngôn ngữ chuộng sự tính toán tối thiểu, bỏ
qua những phức tạp trong việc tiến hành và dùng ngôn ngữ.
Lưu ý rằng bất kỳ lý thuyết ngôn ngữ nào vốn thay thế Hợp Nhất Bên Trong
bằng những cơ chế khác đều có hai gánh nặng chứng minh phải đáp ứng: là điều
cân thiết để biện minh sự quy định ngăn cản Hợp Nhất Bên Trong và cũng cả những
cơ chế mới dự định để giải thích cho sự chuyển dịch – trong thực tế, sự chuyển
dịch với những sao chép, thông thường là những dạng thức đúng cho sự diễn dịch
ngữ nghĩa.
Cùng những kết luận giữ đúng trong những trường hợp phức tạp hơn. Lấy
thí dụ, hãy xem xét câu “[bức tranh nào của ông ấy] có phải đã thuyết phục nhà
bảo tàng rằng [[mọi họa sĩ] đều thích nhất]?” [44] Nó thì
chuyển hóa bởi Hợp Nhất Bên Trong từ cấu trúc cơ bản “[những bức tranh nào của
ông ấy] chúng đã thuyết phục nhà bảo tàng rằng [[mọi họa sĩ] thích [bức tranh
nào của ông ấy] nhất ] ?”, đã hình thành trực tiếp bởi Hợp Nhất Bên Trong, với
sự chuyển dịch và hai sao chép. Cụm từ phát âm “bức tranh nào của ông ấy” được
hiểu là đối tượng của “thích”, ở vị trí khoảng trống, tương tự như “một trong
những bức tranh của ông ấy” trong “chúng đã thuyết phục nhà bảo tàng rằng [[mọi
họa sĩ] đều thích [một trong số những bức ảnh của ông ấy] đẹp nhất]. “ Và đó
chỉ là cách diễn dịch vốn cấu trúc cơ bản với hai sao chép cung ứng.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Sep/2022)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] Những công trình nghiêm cứu
ngữ học của Chomsky đặc biệt đã làm thay đổi bản chất của chính ngành học này,
qua đó dẫn đến những kết luận có ý nghĩa triết học lớn lao. Một vấn đề trung
tâm đã thống trị phần lớn triết học thế kỷ 20, là câu hỏi về quan hệ giữa
ngôn ngữ và thế giới . Wittgenstein, thí du, đã như quị lụy suốt đời ông
với vấn đề này. Chomsky, như một nhà ngôn ngữ học, lập luận rằng đường lối chúng
ta thực sự có được cách dùng ngôn ngữ và qua đô với quan hệ của nó với kinh
nghiệm, và quan hệ của nó với thế giới, tất cả đều hoàn toàn khác với những gì
truyền thống triết học Anglo-Saxon đã duy trì. Chomsky giữ vai trò chính trong
việc lật đổ thuyết hành vi tâm lý như giáo điều chính trong nghiên cứu tâm lý
học và triết học, phục hồi cách tiếp cận triết học của chủ nghĩa duy lý, và làm
khái niệm về bẩm sinh và mô-đun được tôn trọng trong nghiên cứu về não thức. Chomsky đầu tiên đưa ra ý tưởng
của ông vào cuối những năm 1950 như phần của phê bình trường phái Tâm Lý Học
Hành Vi (behavioral psychology) của ông. Quan điểm trong thuyết tâm lý học
hành vi cho rằng mỗi cá nhân con người bước vào thế giới như một khối vật chất,
không có gì khác nhau, dễ uốn nắn. Sau đó được môi trường của nó nhào nặn và
định hình, qua những tiến trình của kích thích và phản ứng. Qua thưởng/phạt, củng
cố của những phản ứng và liên kết những ý tưởng khiến cá nhân phát triển và học,
gồm việc học ngôn ngữ. Chomsky biện luận rằng điều này không thể giải thích
được hiện tượng là hầu như mọi người, bất kể mức độ thông minh, đều làm được một
việc cực kỳ khó khăn, là dùng một ngôn ngữ thành thạo; ngay cả khi không được chủ
ý dạy, như trường hợp của hầu hết chúng ta, và họ làm được điều này trong một
thời gian rất ngắn, ngay sau khi ra đời. Ông lập luận rằng để điều này xảy ra như
thế, chúng ta phải được program-sẵn trước về di truyền. Do đó, tất cả
những ngôn ngữ của con người phải có chung một cấu trúc cơ bản tương ứng với program-sẵn
trước này. Điều này cũng có một số ý nghĩa tiêu cực. Quan trọng nhất là bất
cứ sự vật việc gì không thể phù hợp với cấu trúc này; bất cứ sự việc vật gì
không bị vướng trong ‘mắt lưới’ của mạng lưới cụ thể này, với chúng ta về ngôn
ngữ, chúng đều không thể diễn đạt và không thể hiểu được. Như thế, những nguyên
tắc chung cho tất cả những ngôn ngữ đã đặt những giới hạn quan trọng với khả
năng hiểu biết thế giới và trao đổi, thông tin ý nghĩ của chúng ta. Noam
Chomsky (khi còn ở trường MIT) nghiên cứu những gì đã trở thành khoa học
nhận thức, một lĩnh vực hướng đến việc khai mở những biểu hiện tinh thần, và
những quy luật nền tảng cho những khả năng tri giác và nhận thức của chúng ta. Chomsky
và những đồng nghiệp của ông đã lật đổ thuyết hành vi thịnh hành đương
thời, do nhà tâm lý học B.F. Skinner (ở Harward) dẫn đầu. Bác bỏ dứt khoát những
giải thích của những người thuyết tâm lý hành vi về việc học ngôn ngữ, đánh dấu
bằng bài Chomsky phê bình (1959) quyển Verbal Behavior (1957) của
Skinner. Trong đó Skinner đã cố gắng giải thích khả năng ngôn ngữ dùng những nguyên
tắc của tâm lý học hành vi. Skinner nhấn mạnh trên những liên kết lịch sử giữa
một kích thích và phản ứng của động vật—một cách tiếp cận có thể đóng khung như
một loại phân tích thống kê duy nghiệm, tiên đoán những gì sẽ xảy ra dựa trên
những gì đã xảy ra (hành vi quá khứ). Chomsky đã đưa ra thuyết Tinh Thần (Mentalism)
hay Bẩm sinh (Innatism) về học tập, nhấn mạnh vai trò
của não thức trong việc tiếp thu ngôn ngữ, lập luận rằng con người có khả năng
ngôn ngữ bẩm sinh để nói/học ngôn ngữ. điều này làm cho khả năng ngôn ngữ
của con người là vô tận. Chomsky cũng tin rằng thành phần sinh học này của ngôn
ngữ kết nối tất cả những ngôn ngữ. (a) Khả năng Ngôn ngữ: theo lời Chomsky “...bức tranh nổi bật về ngôn ngữ (khi tôi mới ra trường – University of
Pennsylvania.) đã là ngôn ngữ trong yếu tính là một hệ thống những thói quen
hay những kỹ năng hay những khuynh hướng để hoạt động, và ngôn ngữ có được qua dạy
dỗ huấn luyên, qua sự lặp lại, có lẽ qua quy nạp hay khái quát hóa hay liên
kết. Và kiến thức của một người, là hệ thống thói quen của một người, được phát
triển chỉ đơn giản qua sự bồi đắp tăng dần theo kinh nghiệm, tuân theo những
tiến trình này của khái quát hóa và loại suy. Và bức tranh rõ ràng là một giả
định về thực tại nhưng được trình bày như là một sự thật tiên nghiệm, điều vốn chắc
chắn là không phải vậy. Ý tôi là rõ ràng là không tất yếu rằng ngôn ngữ là một
hệ thống loại thế đó, rằng nó không được tiếp thu và là bất cứ sự việc gì tương
tự như vậy”. (b) ... chúng ta có thể nói rằng ngôn ngữ ngay cả không được học, .... Đối
với tôi, có vẻ như nếu chúng ta muốn một đưa ra một ẩn dụ hợp lý, chúng ta sẽ nói
về sự tăng trưởng. Đối với tôi, ngôn ngữ dường như phát triển trong não
thức thì đúng hơn, theo cách những hệ thống cơ thể phát triển. .. Thực sự .. tôi
nghĩ không phải là không thuận lý để nhìn não thức như một hệ thống gồm những
cơ năng tinh thần, trong đó ngôn ngữ là một. Mỗi cơ năng có cấu trúc được năng
khiếu di truyền về sinh học ấn định, với những tác động và ảnh tưởng đối ứng,
tổng quát cũng được bản chất bẩm sinh sinh học của chúng ta ấn định, tăng trưởng
qua tác động của kinh nghiệm, định hình và trau dồi khả năng diễn đạt lưu loát,
mạch lạc, khi cá nhân phát triển qua những giai đoạn đời sống Nói cách khác,
chúng ta được program sẵn để học một ngôn ngữ, giống như cách chúng ta được
program sẵn để phát triển tay chân và dậy thì ở tuổi thiếu niên, và tất cả
những loại tiến trình tăng trưởng đôi khi xảy ra châm hơn khác? Đúng vậy, ... và
tuổi dậy thì là một thí dụ điển hình, là trường hợp phát triển sinh học của sự
phát triển tự động di truyền vốn đã program sẵn về bản chất nhưng xảy ra sau
khi sinh. Và trong thực tế, chúng ta có thể (nói) ... ngay cả cái chết, cũng đã
được di truyền ấn định. Đó là chúng ta được cấu tạo về sinh học để đến một thời
điểm nhất định nào đó, những tiến trình sống của chúng ta dừng lại. Nhưng, sự kiện
có những phát triển diễn ra sau khi sinh vật đã bắt đầu như một hiện hữu độc
lập, (thực vẫn) không (xác định) cho chúng ta biết gì về việc đó, có phải nó là
một phát triển được ấn định về di truyền hay không. [theo Bryan Magee – phỏng vấn Chomsky
(1978)]. Như thế, quan niệm về ngôn ngữ của Chomsky đã nhấn mạnh trên sự phức tạp
của những biểu hiện bên trong, đã ‘ghi chép’ trong genome và sự trưởng thành của chúng dưới ánh sáng của
dữ liệu phù hợp trong một hệ thống tính toán tinh vi, một hệ thống không thể
chia nhỏ hữu ích thành một tập hợp những liên kết. Những nguyên tắc liên kết
của thuyết hành vi không thể giải thích được sự phong phú của kiến thức ngôn
ngữ, cách chúng ta đem dùng nó một cách sáng tạo bất tận, hay sự tiếp thu nhanh
chóng của trẻ em với tối thiểu và không hoàn hảo trong tiếp cận ngôn ngữ, thể hiện
qua môi trường văn hóa của chúng. "Khả năng ngôn ngữ", như Chomsky đề
cập, là một phần của nguồn gen di truyền trong cơ cấu sinh vật. Chúng ta phải
nghiên cứu nó, không ảo tưởng; thực tiễn và duy thực, như nghiên cứu hệ thống
thị giác, miễn dịch, tuần hoàn, .... những hệ thống sinh học tương tự khác của
con người.
[2] [Charles
Darwin, The Descent of Man (London: Murray, 1871), chap. 3.]
[3] [Ian
Tattersall, Masters of the Planet: The Search for Our Human Origins (New
York: Palgrave Macmillan, 2012), xi.]
[4] unbounded
array: ở đây hiểu như một chuỗi [hay một sắp xếp với thứ tự] vô hạn –
(Chomsky dùng khái niệm array của toán học)
[5] [Thât ngữ là
của tôi. Xem Noam Chomsky, Knowledge of Language: Its Nature, Origin, and
Use (New York: Praeger, 1986). Nhưng tôi đã định nghĩa nó gần như trống
rỗng, như bất kỳ khái niệm ngôn ngữ nào khác ngoài ngôn ngữ-I.]
[6] [Một
nguồn của hiểu lầm có thể là trong tác phẩm ban đầu, ‘ngôn ngữ’ đôi khi được định
nghĩa trong những đoạn giới thiệu trong những từ ngữ của sự phát sinh yếu, mặc
dù cách dùng đã nhanh chóng đủ khả năng, vì những lý do đã giải thích].
[7]
biolinguistics
[8] Ngôn ngữ đã được coi là đối
tượng của ngôn ngữ học. Nhưng Noam Chomsky nhấn mạnh rằng ngôn ngữ là một khái
niệm vô dụng đối với khoa học ngôn ngữ. Ông lập luận rằng quan tâm của ngôn ngữ
học nên là ngữ pháp (grammar). Ông đổi tên gọi ngôn ngữ và ngữ pháp (hay
văn phạm – grammar), là ngôn ngữ bên ngoài (ngôn ngữ-E) và ngôn ngữ bên trong
(ngôn ngữ-I). Theo Chomsky, ngôn ngữ-E (ngôn ngữ) là một gì đó trừu tượng hiện
ra bên ngoài từ bộ máy thực sự của não thức chúng ta và Ngôn
ngữ-I (ngữ pháp) là cơ chế vật lý của bộ óc chúng ta. Nếu chúng ta được
ban cho Ngữ pháp phổ quát (UG) khi mới sinh và có ngôn ngữ-I sau khi
những nhân số được xây dựng trong UG được thiết lập theo cách này hay cách khác,
và ngôn ngữ-I phát sinh ra ngôn ngữ E, thì ngôn ngữ-I sẽ là đối tượng của khoa
học ngôn ngữ. Nhưng nếu không có gì ngoài ngôn ngữ (ngôn ngữ-E) nói hayviết
quanh chúng ta và nếu xem ngữ pháp (ngôn ngữ-I) là những quy tắc có nguồn từ ngôn
ngữ (ngôn ngữ-E), thì chúng ta sẽ có một câu chuyện hoàn toàn khác. Nói cách
khác, ngôn ngữ nói hoặc viết xung quanh chúng ta khi đó sẽ là đối tượng của
khoa học ngôn ngữ. Theo lý thuyết
ngôn ngữ học của Chomsky, những đối tượng nghiên cứu thích hợp là những ngôn
ngữ I (ngôn ngữ-bên trong) đến từ sự tự kết hợp bên trong những người nói
tiếng mẹ đẻ, qua học hỏi hay đồng hóa vô thức, và thành phần bản chất của mỗi
người, nhưng không là những ngôn ngữ-E (ngôn ngữ-bên ngoài), hay ngôn ngữ
mọi người trong công chúng dùng. Chomsky phủ nhận rằng những ngôn ngữ-E công cộng
là đối tượng thích hợp của nghiên cứu khoa học. Thật vậy, ông không cho rằng những
ngôn ngữ-E có thể được xác lập nhất quán, hợp lý, vì chúng đơn giản không tồn tại.
Những đối tượng nghiên cứu thích hợp là Ngôn ngữ-I; Một ngôn ngữ-I là cá nhân, trong
đó mỗi người nói có một ngôn ngữ-I riêng của mình. Trọng tâm này đảo ngược truyền
thống. Những ngôn ngữ-E như tiếng England, tiếng Swahili, tiếng Việt v.v. với
Chomsky, (tốt nhất) đều là những sự ý tưởng hóa triệt để, hay (tệ nhất)
là những đối tượng giả tạo không mạch lạc. Tốt nhất, ngôn ngữ-E là giao điểm của
những thuộc tính chung của những ngôn ngữ I khác nhau. Vì vậy, chẳng hạn, không
phải những người nói giao tiếp được vì họ có chung một ngôn ngữ; nhưng đúng hơn
ở bất cứ nơi nào có sự trùng lập ngôn ngữ I.thì có thể có sự truyền thông. Ngôn
ngữ-I là ‘bên trong’ theo nghĩa là phần cấu tạo tinh thần của cá nhân người
nói. Nó không phải là một đối tượng của ‘thế giới những thể dạng của Plato’ cũng
không phải là một cấu trúc xã hội. Nhiều triết gia đã thấy rằng sự tập trung
này của Chomsky vào ngôn ngữ-I đưa đến nhiều vấn đề khó giả quyết
Lý thuyết ngôn ngữ học Chomsky
đã thay đổi đường lối nghiên cứu ngôn ngữ theo truyền thống. Bản chất của tri
thức, trong tổng quát vốn gắn chặt với tri thức con người, khiến Chomsky khái
quát hóa lý thuyết nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và thế giới của ông là một
bước tiến lôgích – cụ thể là sự nghiên cứu về sự dúng thật và quy chiếu. Nhưng
lý thuyết của ông đã vẫn tạo tranh luận và đưa lên của ông về ‘những ý tưởng
bẩm sinh’ đã bị một số người duy nghiệm chống lại, họ coi ông là người duy lý. Lý thuyết ngôn ngữ học của Chomsky dựa trên những sự kiện duy nghiệm sau: “đứa
trẻ học ngôn ngữ với những kích thích có giới hạn”, hay vấn đề về ‘sự nghèo nàn
của bằng chứng’ Những gì đem vào trong giai đoạn tiếp thu của một ngôn ngữ tự
nhiên thì giới hạn và suy thoái. Nhũng gì đưa ra thì không thể đơn giản chỉ giải
thích bằng động cơ học tập, như quy nạp và loại suy trên những gì đã đưa vào. Nhũng
gì đưa vào và đưa ra đều khác nhau về cả phẩm lẫn lượng. Một chủ thể biết những
sự kiện ngôn ngữ với không hướng dẫn hay ngay không bằng chứng trực tiếp. Những
sự kiện thực nghiệm này, “kiến thức không cơ sở”, được diễn tả: “Thông thường, kiến
thức của ngôn ngữ đạt được qua tiếp xúc ngắn và đặc điểm của kiến thức nhận được
là phần lớn có thể được xác định trước”. Kiến thức đã xác định trước này là một
số “khái niệm của cấu trúc”, trong não thức của người nói, vốn hướng dẫn người
nói trong việc tiếp thu một ngôn ngữ tự nhiên (tiếng mẹ đẻ) của người này. Cho một
đối tượng biết một ngôn ngữ tự nhiên là cho người này có một ngôn ngữ I nhất
định nào đó. Việc tiếp thu ngôn ngữ, trong những thuật ngữ của ngôn ngữ I,
tương ứng với sự thay đổi của trạng thái não thức/não bộ của một chủ thể. Để biết
ngôn ngữ L là để não thức/bộ não của chủ thể H, ban đầu là trong một trạng thái
S0; để được đặt ở một trạng thái SL nhất định nào đó Một công việc của
khoa học nhận thức sẽ là giải thích về những gì là bộ não của H là, (đặc biệt
là khả năng ngôn ngữ của nó) vốn tương ứng với việc chủ thể H biết ngôn ngữ L.
Chomsky đưa một giả thuyết quan trọng là Ngữ Pháp Phổ Quát (UG).
UG là một sự biểu thị hóa đặc điểm của những nguyên tắc bẩm sinh này của chức
năng ngôn ngữ, I-ngôn ngữ.. Nó là một hệ thống của những điều kiện về ngữ
pháp, những giới hạn về hình thức và sự diễn giải của ngữ pháp ở mọi cấp độ, từ
những cấu trúc sâu của cú pháp, qua thành phần chuyển nghĩa, đến những quy luât
diễn giải những cấu trúc cú pháp về ngữ nghĩa và ngữ âm. (Chomsky, Knowledge
of Language).
Như thế có thể xem UG như phần
riêng biệt của não thức con người, khiến ngôn ngữ trở nên phát sinh và việc học
ngôn ngữ nhanh chóng, dễ dàng. UG như những quy tắc tượng trưng và hệ thống
trong não thức chúng ta. Chúng giúp phân loại, phân tích, phân biệt, đồng hóa,
hiểu và nhận ngôn ngữ con người.
Theo Steven
Pinker – có một gì đó, chúng ta có thể
gọi là “ngữ pháp phổ quát” theo nghĩa sau: đứa trẻ thì có một khuynh hướng có sẵn
(thiên kiến) để phân tích lời nói chúng nghe được theo những cách cụ thể nào đó.
Sự việc không chỉ đơn giản là ghi lại nguyên văn những câu nói. Nhưng một nửa
là nhớ lại của hệ thống ngôn ngữ, nửa kia là algorithm hay quy tắc chi phối,
tìm kiếm, cố gắng rút ra những quy tắc tổ hợp từ chuỗi lời nói. Có một số loại
quy tắc và yếu tố vốn đứa trẻ tìm kiếm để mở khóa. Tập hợp những khả
năng đó là những gì là ngữ pháp phổ quát. Có những tương đồng giữa những
ngôn ngữ trên thế giới đến từ sự kiện là ngôn ngữ được mỗi thế hệ làm mới, qua
não thức của những đứa trẻ, chúng xây dựng nó từ dữ liệu chúng nhận được từ cha
mẹ và bạn bè chúng.
[9] [Ferdinand
de Saussure, Course in General Linguistics (1916; repr., New York:
Philosophical Library, 1959), 13–14; Leonard Bloomfield, “Philosophical Aspects
of Language” (1942), trong A Leonard Bloomfield Anthology, ed. Charles
F. Hockett (Bloomington: Indiana University Press, 1970), 267–70; Bloomfield, A
Set of Postulates for the Science of Language (Indianapolis: Bobbs-Merrill,
1926); Bloomfield, “A Set of Postulates for the Science of Language,” Language
2, no. 3 (1926): 153–64; William Dwight Whitney, The Life and Growth of
Language: An Outline of Linguistic Science (London: King, 1875); Edward
Sapir, Language: An Introduction to the Study of Speech (New York:
Harcourt, Brace, 1921), 8.]
[10] Ferdinand de
Saussure (1857–1913): người Switzerland, sáng lập ngôn ngữ học và ký
hiệu học hiện đại, đồng thời đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa
hậu cấu trúc. Lý thuyết của Saussure được coi như đề xướng tư tưởng “ngôn ngữ
không phản ánh thực tại nhưng đúng hơn là tạo dựng nó” vì chúng ta không chỉ
dùng ngôn ngữ hay gán ý nghĩa cho bất cứ sự vật việc gì là-có trong thế giới
thực tại, nhưng cũng cho bất cứ bất cứ sự vật việc gì không là-có trong đó.
Saussure cho rằng ngôn ngữ phải được coi là một hiện tượng xã hội, một hệ thống
có cấu trúc có thể được xem xét đồng thời (synchronically – như nó ở một
điểm cụ thể bất kỳ nào trong thời gian) và khác thời (diachronically –
như nó thay đổi theo thời gian). Đóng góp chính của Saussure cho thuyết cấu
trúc là lý thuyết của ông về thực tại hai tầng (two-tiered reality) về ngôn ngữ.
Ông phân biệt ngôn ngữ (langue),
với lời nói (parole). Ngôn ngữ là lớp trừu tượng và vô hình,
trong khi Lời nói, lớp thứ hai, là những gì cụ thể chúng ta nhận, nghe
được trong đời sống thực tại. Saussure là một trong những nhà ngôn ngữ học tiên
phong đã nghiên cứu sâu về ký hiệu ngôn ngữ và những yếu tố liên quan với sự
truyền thông con người. Ông mô tả ký hiệu và quan hệ tùy tiện của nó với thực
tại. Ký hiệu ngôn ngữ không là liên hệ giữa sự vật việc và tên gọi, nhưng là
liên hệ giữa khái niệm và mô hình âm thanh của nó (le signifié và le
signifiant). Trong lịch sử ngôn ngữ học, cách tiếp cận của Saussure, như
minh họa trong Cours de linguistique générale (1916) thường được cho là
đã phản lại hai quan điểm đương thới có ảnh hưởng về ngôn ngữ. Quan điểm đầu
tiên được những nhà ngữ học Port-Royal, thành lập vào năm 1660. Arnauld và
Lancelot trong Grammaire générale et raisonnée, ngôn ngữ được coi như một
tấm gương soi của những suy tưởng, và dựa trên một lôgích phổ quát. Với Ngữ
Pháp Port-Royal (The Port-Royal Grammar), ngôn ngữ về cơ bản là duy lý.
Quan điểm thứ hai, là của ngôn ngữ học thế kỷ 19, trong đó lịch sử của một ngôn
ngữ cụ thể được coi như để giải thích tình trạng hiện tại của ngôn ngữ đó.
Trong trường hợp thứ hai, Sanskrit, ngôn ngữ thiêng liêng của India thời cổ,
được cho là ngôn ngữ cổ nhất, cũng được cho là có chức năng như một liên kết,
đã kết nối giữa tất cả những ngôn ngữ Ấn-Âu, như thế khiến cuối cùng, ngôn ngữ
và lịch sử của ngôn ngữ sẽ thành một. Cách tiếp cận lịch sử đối với ngôn ngữ
và, ở một mức độ thấp hơn, cách tiếp cận duy lý, giả định rằng ngôn ngữ về cơ
bản là một tiến trình đặt tên – gắn những từ với những sự vật việc, cho
dù chúng là tưởng tượng hay không – và rằng có một loại liên kết nội tại nào đó
giữa tên gọi và đối tượng của nó. Tại sao một tên gọi cụ thể lại được gắn với một
đối tượng hoặc ý tưởng cụ thể, người ta tin rằng, có thể được xác định về lịch
sử – hoặc ngay là về thời tiền sử. Càng đi ngược dòng lịch sử, người ta cho
rằng càng đi đến một xảy ra trùng hợp giữa tên gọi và đối tượng của nó. Như
Saussure đã nói, một quan điểm như vậy giả định rằng ngôn ngữ về cơ bản là một việc
nghĩ ra hoặc lựa chọn tên gọi cho những sự vật việc (nomenclature = the
assigning of names/ danh pháp): một tập hợp của những tên gọi cho những đối
tượng và ý tưởng. Trong Những bài giảng về ngôn ngữ học tổng quát nói
trên, Saussure coi ngôn ngữ như một hệ thống của những ký hiệu được xây dựng
theo quy ước.
William Dwight Whitney, (1827
– 1894): nhà ngôn ngữ học người US và
là một trong những học giả Sanskrit lỗi lạc nhất thời bấy giờ, đặc biệt được
chú ý nhờ công trình cổ điển của ông, Ngữ pháp Sanskrit (1879).
Franz Boas (1858-1942): Một trong
những người sáng lập ngành nhân chủng học US. Kinh nghiệm sống của ông giữa
những người Eskimo và người Kwakiutl ở vùng Bờ biển Tây Bắc nước US, đã lôi
cuốn ông vào nghiên cứu ngôn ngữ. Ông lập luận rằng người ta không thể thực sự
hiểu một văn hóa khác, nếu không trực tiếp đi sâu vào ngôn ngữ của nó. Ông nhấn
mạnh, nhu cầu nghiên cứu ngôn ngữ như vậy không chỉ là một nhu cầu thực tiễn,
nhưng còn là một nhu cầu lý thuyết, do sự liên hệ mật thiết giữa văn hóa và ngôn
ngữ:
“Trong tất cả những chủ đề
được nhắc đến từ trước đến nay, một kiến thức về ngôn ngữ của những người bản
địa America, dùng như một bổ sung quan trọng cho sự hiểu biết đầy đủ của những phong
tục và những tín ngưỡng của dân tộc vốn chúng ta đang nghiên cứu. Nhưng trong
tất cả những trường hợp này, dịch vụ vốn ngôn ngữ thêm vào cho chúng ta trước
hết là một dịch vụ thực tiễn – một phương tiện đi đến một hiểu biết rõ ràng hơn
của những hiện tượng dân tộc học vốn trong tự thân chúng không có liên quan gì
vói những vấn đề ngôn ngữ ... Tuy nhiên, có vẻ rằng một nghiên cứu lý thuyết
ngôn ngữ của những dân bản địa thì không kém phần quan trọng so với một kiến
thức thực tiễn của chúng; rằng thuần túy điều tra ngôn ngữ là một phần không
thể thiếu của điều tra kỹ lưỡng của tâm lý của những dân tộc trên thế giới. Nếu
dân tộc học được hiểu như khoa học giải quyết nghiên cứu những hiện tượng tinh
thần của đời sống của những dân tộc trên thế giới, thì ngôn ngữ loài người, một
trong những biểu hiện quan trọng nhất của đời sống tinh thần, sẽ như tự nhiên
thuộc lĩnh vực công việc của dân tộc học”.
Edward Sapir (1884-1939.): một trong những nhà ngôn ngữ học và nhân chủng học America hàng đầu, trong
thời của ông. Sapir nổi tiếng do những đóng góp của ông trong nghiên cứu những
ngôn ngữ của người bản địa Bắc America. Là người sáng lập ngôn ngữ học dân tộc
học (ethnolinguistics), nghiên cứu tương quan hệ của văn hóa và ngôn ngữ, Sapir
cũng là người phát triển chính của trường ngôn ngữ học cấu trúc (mô tả) của US.
Ông từng là sinh viên của Boas ở Columbia.
Sapir lập luận rằng ngôn ngữ
không tĩnh nhưng động, nó thay đổi liên tục. Sapir gọi sự thay đổi đó là sự
“Trôi dạt ngôn ngữ”( Language Drift). Một phần của ngôn ngữ thay đổi nhanh chóng trong khi một
phần khác chậm hơn nhiều. Khi thực tại thay đổi, ngôn ngữ cũng thay đổi. Ngược
lại, do ngôn ngữ thay đổi nên thực tại cũng thay đổi theo. Chúng ta nghĩ,
nghe, nhìn và cư xử qua ngôn ngữ của mình. Ngôn ngữ phục vụ như một ‘sàng
lọc’ nhất định, qua đó chúng ta kinh nghiệm và giải thích thực tại. Mỗi văn hóa
đều có ngôn ngữ riêng của nó, hay một set gồm những sàng lọc’, qua đó nó đặt
đinh sẵn những đưa dẫn những thành viên của nó đến với những loại kinh nghiệm
và suy nghĩ nhất định. Không có ngôn ngữ, thật khó để tưởng tượng đời sống con
người. Một số những ý tưởng của Sapir về ảnh hưởng của ngôn ngữ với những cách
thức trong đó người ta suy nghĩ đã được Benjamin Whorf tiếp nhận và mở rộng, Sự
phát triển của những ý tưởng này của Whorf sau này được gọi là “Giả thuyết
Sapir-Whorf” và đã đặt nền móng phát triển cho ngành ngôn ngữ học dân tộc.
Leonard Bloomfield (1887 –
1949): nhà ngôn ngữ học người US,
người có ảnh hưởng chi phối sự phát triển của ngôn ngữ học cấu trúc ở US những
năm 1930 -1950. Ông đặc biệt được biết đến với Language (1933), một công
trình có ảnh hưởng lớn đến tiến trình tiếp theo của ngôn ngữ học ở US, trong
nửa đầu thế kỷ XX. Công việc của ông đã giúp thiết lập ngôn ngữ học như một
ngành khoa học độc lập.
Trong Language (1933), Bloomfield
lập luận rằng ngôn ngữ học cần phải khách quan hơn nếu nó trở thành một khoa
học thực sự. Ông tin rằng mục tiêu chính của tìm hiểu ngôn ngữ nên là những
hiện tượng có thể quan sát được, hơn là những tiến trình nhận thức trừu tượng.
Tránh những tiến trình nhận thức và những tiến trình không quan sát được khác,
Bloomfield đã áp dụng những nguyên tắc của thuyết hành vi trong tâm lý học vào
lĩnh vực ngôn ngữ, bác bỏ cái nhìn rằng cấu trúc của ngôn ngữ phản ánh cấu trúc
của tư tưởng. (Thuyết hành vi trong tâm lý học dựa trên chủ trương rằng hành vi,
của con người cũng như loài vật, có thể được nghiên cứu một cách khoa học và
hiểu được nhưng không cần viện dẫn những trạng thái tinh thần bên trong. Ba
nhân vật chính đã dẫn đến sự phát triển của phương pháp này: Ivan Pavlov, John
B. Watson và B.F. Skinner) Thế nên, ông ủng hộ việc thiết lập những phương pháp
mô tả chính xác thông qua đó cách dùng ngôn ngữ học có thể được nâng lên mức độ
của một ngành học tích cực. Để tách ngôn ngữ học khỏi bất kỳ lý thuyết tâm lý
học nào,
Trong tác phẩm của mình, Bloomfield
đã áp dụng khái niệm cấu trúc ngôn ngữ từ Ferdinand de Saussure. Tương tự như
Saussure, Bloomfield chủ trương rằng những ngôn ngữ ở mọi thời đại đều gồm
những hệ thống của những yếu tố có tương quan với nhau: từ vựng, ngữ pháp và âm
vị học. Bloomfield cũng tiếp nhận sự phân biệt của Saussure giữa cách tiếp cận
“đồng thời” (trong đó thời gian là một biến số) và cách tiếp cận “khác thời”
(trong đó thời gian là một hằng số). Bloomfield chú tâm đến cả hai, lập luận
rằng ngôn ngữ thay đổi qua tiến trình lịch sử, cũng như tại một thời điểm cụ
thể. Bloomfield đã bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng cấu trúc của ngôn ngữ phản
ánh cấu trúc của suy tưởng. Ông tin rằng ngôn ngữ nói là đối tượng duy nhất của
nghiên cứu và áp dụng những tiến trình phân tích khác nhau để nghiên cứu ngôn
ngữ. Ông cho thấy cách phân tích ngôn ngữ nói bằng chia nó thành những đơn vị
nhỏ nhất – những âm vị (phonemes), những hình thái (morphemes) và những kết
hợp của những đơn vị đó tạo thành những cấu trúc từ vựng cao hơn.Bloomfield
cũng nhấn mạnh rằng những nhà ngôn ngữ học cần nghiên cứu ngôn ngữ nói
hơn là ngôn ngữ viết (qua những tài liệu viết trong một ngôn ngữ), vì ngôn ngữ
thay đổi theo thời gian và nghĩa của một gì ngày nay có thể khác với những gì
nó có nghĩa trong quá khứ. Do đó, những tài liệu viết không thể là đại diện đầy
đủ của một ngôn ngữ nói. Mặc dù cách giải quyết của ông đã thiết lập ngôn ngữ
học như một bộ môn khoa học, nhưng việc ông tách biệt những hiện tượng ngôn ngữ
khỏi môi trường xã hội và tinh thần không-ngôn ngữ của chúng là một sự giới hạn
nghiêm trọng, vì con người là những sinh vật xã hội và ngôn ngữ là một dụng cụ
thiết yếu.của truyền thông.
[11]
[Martin Joos, bình luận trong Readings in Linguistics: The Development of
Descriptive Linguistics in America Since 1925 , ed. Martin Joos
(Washington, D.C.: American Council of Learned Societies, 1958).]
[12] [Zellig
Harris, Methods in Structural Linguistics (Chicago:University of Chicago
Press, 1951).]
[13] [Một sự thụt
lùi, Tôi nghĩ thế, vì nó lẫn lộn những ý niệm khác biệt nền tảng: năng lực và
hiệu quả làm việc – đại khái là những gì chúng ta biết và những gì chúng ta làm
– không giống như hệ thống của Harris, vốn không có điều đó.]
[14] [Dan Dediu
and Stephen C. Levinson, “On the Antiquity of Language: The Reinterpretation of
Neandertal Linguistic Capacities and Its Consequences,” Frontiers in
Psychology 4, no. 397 (2013): 1–17, doi:10.3389/fpsyg.2013.00397.]
[15] phenotype
[16] map/mapping:
vẫn dịch là ánh xạ (toán) , tôi muốn dùng ‘ghép kết nối’- theo ý trong định
nghĩ của mapping [Một cách kết nối nhũng đối tượng duy nhất đến mọi điểm trong
một set nhất định đã cho . Hàm số f:A|->B từ A sang B là một hàm số f, sao
cho mỗi a trong A , chỉ có một đối f(a) trong B)].
[17]
[Galileo Galilei, Dialogue Concerning the Two Chief World Systems
(1632), end of “The First Day.”]
[18] [Cho
những tham khảo và thảo luận, xem Noam Chomsky, Cartesian Linguistics: A
Chapter in the History of Rationalist Thought, 3rd ed., ed., với lời giớ
thiệu, James McGilvray (Cambridge: Cambridge University Press, 2009).]
[19] Turing
Test (Thử nghiệm Turing) nổi tiếng ngày nay, là tên gọi sau này của ‘trò
chơi bắt chước’ (the imitation game) Turing đưa ra trong bài viết
“Computing Machinery and Intelligence”, Mind, 1950). Bài viết cân nhắc
trên câu hỏi ‘những máy móc có thể suy nghĩ hay không?, suy ngẫm rất nhiều
trên sự khó khăn trong việc trả lời câu hỏi này, qua tính hàm hồ trong những từ
‘máy móc’ và ‘suy nghĩ’. Turing đưa lên ý tưởng thay thế sự suy nghĩ hay trí
thông minh của con người bằng sự bắt chước. Ông đưa ra “trò chơi bắt chước”,
trong đó một người sẽ được yêu cầu đối thoại qua máy viễn ký với hai đối tượng ẩn
sau những cửa đóng kín. Đối tượng thứ nhất là một người khác, đối tượng thứ hai
là một máy computer. Mỗi bên cố gắng thuyết phục người khách quan phán xét rằng
mình thực sự là một con người. Như thế, có trí thông minh là có hành động
như một con người hơn là có một bộ óc hoạt động như một con người. Hoặc, thậm
chí đúng hơn, trí thông minh – bất kể đó là gì, một gì vốn diễn ra bên trong một
con người hay một bộ máy – là một đề tài trò chuyện kém thú vị và hữu hiệu hơn
so với tác động của một tiến trình loại giống như vậy,
[20] [Wilhelm von
Humboldt, On Language: On the Diversity of Human Language Construction and
Its Influence on the Mental Development of the Human Species, trans. Peter
Heath (1836; New York: Cambridge University Press, 1988), 91.]
[21] [Otto
Jespersen, The Philosophy of Grammar (New York: Holt, 1924).]
[22] Otto
Jespersen (1860–1943): nguòi Denmark – Trong những năm 1890, Jespersen được biết
đến nhiều nhất như nhà cải cách giảng dạy ngôn ngữ và là nhà ngữ âm học. Ngày
nay ông được nhớ đến chủ yếu như người tiên phong trong lĩnh vực cú pháp và
phát triển ngôn ngữ.
[23] ‘instinctively, eagles that fly swim’ – cho thấy ngôn ngữ
có cấu trúc theo thứ bậc không theo đường thẳng: eagles + (1) Swim & (2)
fly. (Tương tự ? : Cô ấy thi đỗ đại học làm
cả nhà vui mừng. Cô ấy + (1) làm & (2) thi đỗ), hay: Bà già (2) đi
chợ cầu Đông (1) bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói
(2) xem quẻ (1) nói rằng, lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
[24] ‘Can
eagles that fly swim?’
[25]
Minimal Computation,
[26]
[Mariacristina Musso et al., “Broca’s Area and the Language Instinct,” Nature
Neuroscience 4 (2003): 774–81, doi:10.1038/nn1077]
[27] [Neil Smith,
Chomsky: Ideas and Ideals, 2nd ed. (Cambridge: Cambridge University
Press, 2004), 136. cũng xem Neil Smith and Ianthi-Maria Tsimpli, The Mind of
a Savant: Language Learning and Modularity (Cambridge: Blackwell, 1995)]
[28]
computational cognitive science (khoa học nhận thức điện toán), hay
computational psychology (tâm lý học điện toán)
[29] Big
Data: chỉ những dữ liệu cực lớn, nhanh & phức tạp,
có thể định nghĩa với ba chữ V: Volume, Velocity, Variety ( Khối lượng, Vận tốc,
Đa dạng)
[30] [Robert C.
Berwick, Paul Pietroski, Beracah Yankama, and Noam Chomsky, “Poverty of the
Stimulus Revisited,” Cognitive Science 35, no. 7 (2011): 1207–42,
doi:10.1111/j.1551–6709.2011.01189. x.]
[31]
[ W. Tecumseh Fitch, “Speech Perception: A Language-Trained Chimpanzee
Weighs In,” Current Biology 21, no. 14 (2011): R543–46,
doi:10.1016/j.cub.2011.06.035.]
[32]
language of thought:
[33] [Charles
Fernyhough, “The Voices Within: The Power of Talking to Yourself,” New
Scientist, June 3, 2013, 32–35.]
[34] [William
Uzgalis, “John Locke,” trong The Stanford Encyclopedia of Philosophy
(Fall 2012 ed.), ed. Edward N. Zalta,
http://plato.stanford.edu/archives/fall2012/entries/locke/ .]
[35]
Kekulé diagram
[36] Ở đây,
Chomsky đi đến trình bày giả thuyết quan trọng (nhất, theo tôi) của
ông về ngôn ngữ – ngôn ngữ như một dụng cụ chủ yếu của suy nghĩ.
Những cơ chế tiềm ẩn của ngôn ngữ, gồm những biểu thức cấu trúc theo thứ
bậc và lập đi lập lại (structured
hierarchically và recursive) cung cấp một viễn tượng (dưới
dạng một cấu trúc khái niệm) về thế giới, vì chỉ qua ngôn ngữ vốn những
viễn tượng nhất định thành có sẵn cho chúng ta và với những tiến trình
suy nghĩ của chúng ta. Những cơ chế này cung cấp cho chúng ta một cách suy
nghĩ và nói chuyện độc nhất con người về thế giới, vốn khác biệt với
loại suy nghĩ chúng ta cùng có với những loài động vật khác. Nếu
chức năng chính của ngôn ngữ là giao tiếp thì người ta sẽ mong đợi rằng những
cơ chế cơ bản của ngôn ngữ sẽ được cấu trúc theo cách hỗ trợ giao tiếp thành
công. nhưng những cơ chế cơ bản của ngôn ngữ trong thực tế được
cấu trúc theo cách tối đa hóa hiệu quả tính toán, dù điều này làm
suy yếu chính khả năng truyền thông giao
tiếp.
Nói thêm, language
as essentially an instrument of thought – vẫn dịch là ngôn ngữ như
một công cụ của tư duy – tôi tạm dịch đơn giản như trên (‘ngôn ngữ như một dụng
cụ chủ yếu của suy nghĩ’). (a) Nhấn mạnh từ ‘chủ yếu & (b) từ ‘dụng cụ’.
Đặc biệt , dịch ‘instrument’=‘dụng cụ’, theo tôi, cũng không rõ hết được ý tưởng
của Chomsky – đúng hơn instrument ở đây hiểu như ‘một phương
tiện để hoàn thành một gì đó’(a means of getting something done). Vậy
‘language as essentially an instrument of thought’ = ngôn ngữ như một như một
phương tiện để hoàn thành suy nghĩ. Từ ‘instrument’ khi dịch là dụng
cu, gợi nhắc đến từ Organon (Tool) trong Aristotle và Bacon – trong quan niệm rằng ‘lôgích là
dụng cụ của tư tưởng’ và ở đó cũng vẫn hiểu lôgích như ‘phương tiện’ để hoàn thiện suy nghĩ.
Có xảy ra là đôi khi
chúng ta có những ý tưởng, suy nghĩ nhưng khi ấy không tìm được từ ngữ sẵn có
nào trong ngôn ngữ của chúng ta để nói ra, diễn tả chúng (truyền thông) cho người
khác. Sau đó hoặc (a) phải mượn từ nước ngoài nào đó, hoặc (b) phải tạo từ mới.
Nếu thế, khi nói đến làm giàu ngôn ngữ, một trong những gì chúng ta nên
thực tế nghĩ đến là (a) làm giàu tư tưởng cho chính chúng ta (phải suy nghĩ
sáng tao) , sau đó tạo từ ngữ mới tương ứng, đừng vay mượn tương đương. Tôi nêu
lên đây, như một thí dụ ngẫu nhiên trong vội vàng, để cho thấy lý thuyết ngữ
học của Chomsky có những hàm ý rất xa rộng.
[37] {read} +
{that book} = {read that book}
[38] Displacement: sự chuyển dịch là một hiện tượng phổ biến trong những ngôn
ngữ tự nhiên. Những nhà ngữ pháp thường nói về sự chuyển dịch trong những
trường hợp ở đó những quy tắc cho trật tự c ủa
từ ngữ theo đúng qui tắc tiêu chuẩn dẫn đến việc trông đợi sẽ tìm thấy một
từ hay cụm từ ở một vị trí cụ thể trong câu, trong khi thay vào đó, nó xuất hiện
ở một vị trí khác, và vị trí theo với đúng quy tắc tiêu chuẩn thì còn bỏ trống: Thí dụ: ‘quyên sách nào bạn đã mua?’ ‘which
book did you buy?’ minh họa một chuyển dịch, vì cụm danh từ 'cuốn sách
nào'/‘which book), đóng vai trò là chủ ngữ trong câu hỏi, không xảy ra ở vị trí
chủ ngữ theo qui tắc tiêu chuẩn, trong tiếng Anh là sau động từ. Thay
vào đó, nó xuất hiện ở đầu câu (hỏi) và vị trí đối tượng (như một túc từ) vẫn
trống.
[39] Copy
& Remerge
[40] Một trong những kỹ năng cơ bản nhất của người dùng thành
thạo ngôn ngữ là có khả năng kết hợp những đơn vị nhỏ hơn (thí dụ: những
từ) thành những đơn vị lớn hơn (thí dụ: những cụm từ). Hợp nhất (Merge) là một hoạt
động kết hợp đơn giản và nguyên thủy, lấy n đối tượng (thường là hai,
trong trường hợp ngôn ngữ của con người), chẳng hạn như X và Y, và tạo thành
một tập hợp những đối tượng không-thứ tự (Chomsky). Những tài liệu về ngôn ngữ
học lý thuyết đã hội tụ trên giả thuyết rằng ngôn ngữ loài người ở lõi của nó là
một hệ thống chỉ con người mới có của sự Hợp nhất vô hạn, và hoạt động
đơn giản này là động cơ phát sinh duy nhất làm cơ sở cho vô hạn những
diễn tả ngôn ngữ.
Hợp nhất không là một
hoạt động đơn lẻ, nhưng một gia đình của những hoạt động. Để thuộc ‘họ/gia
đình’ hợp nhất, một hoạt động (tính toán) phải có khả năng tạo ra một tập hợp
vô hạn của những đối tượng từ một cơ sở hữu hạn. Loại hoạt động hợp nhất nào
phù hợp với cú pháp hẹp tùy thuộc trên bản chất của những tập hợp vô hạn của những
đối tượng nó đòi hỏi để tạo ra. Chomsky xác định hình thức đơn giản nhất vốn sự
Hợp nhất có thể có là sự hình
thành của những tập hợp chỉ gồm hai phần tử:
Áp dụng cho hai đối
tượng α và b, Hợp nhất tạo thành đối tượng mới γ. γ là gì? γ phải được cấu
thành bằng cách nào đó từ hai phần tử α và β …. Đối tượng đơn giản nhất được
xây dựng từ α và β là tập hợp {α, β}, vì vậy chúng ta coi γ ít nhất là tập hợp
này. Hợp nhất lấy hai phần tử α, β đã tạo sẵn và tạo một phần tử mới gồm hai phần
tử đó; trong trường hợp đơn giản nhất {α, β}.
Chomsky gọi
hình thức này của hợp nhất là “hợp nhất tập hợp (set merge)”. Thêm nữa, hợp nhất
tập hợp là “bên ngoài” nếu α và β là những đối tượng riêng biệt và “bên trong”
(về cơ bản là “di chuyển”) nếu một này là phần của một kia, thí dụ: nếu β là phần
của α, trong trường hợp đó β được gọi là một “sao chép” của những xuất hiện của
nó trong α.
[41]
“which book did John read”
[42] [Tuệ Trịnh,
“A Constraint on Copy Deletion,” Theoretical Linguistics 35, nos. 2–3
(2009): 183–227. . Tôi cũng đặt ra ngoài ở đây một số đề tài vốn nêu lên thêm nhiều
câu hỏi khác nhau, trong số đó có “hoạt động ngầm”, trong đó chỉ sao chép được
hợp nhất đầu tiên thì được thể hiện bên ngoài.]
[43]
parsing
[44]
“[which of his pictures] did they persuade the museum that [[every painter]
likes best]?”