Friday, August 25, 2023

Noam Chomsky – Ngôn ngữ và Tự do

Ngôn ngữ và Tự do
(Language and Freedom)

Noam Chomsky

 

 




Giới thiệu


Noam Chomsky, nay đã hơn 90 tuổi, vốn là Giáo sư Phân khoa Ngôn ngữ và Triết học, Học Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), U.S. [1] Ông là nhà trí thức nhiều uy tín và có ảnh hưởng rất lớn, vào bâc nhất thế giới. Ông nổi tiếng như một trí thức lỗi lạc vào nửa sau thế kỷ 20 và có thể tiếp tục giữ vị trí này trong nhiều thế kỷ tới. Tên tuổi của ông nổi bật ở U.S. vào cuối những năm 60, khi ông trở thành nhà bất đồng chính kiến ​​hàng đầu trong học giới chống lại Chiến tranh Việt Nam. Danh tiếng của ông đến từ những bài viết, cả sách lẫn báo, về những vấn đề chính trị xã hội ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, gần đây nhất là ở đảo Đông Timor [2]. Chomsky được biết nhiều qua phong cách trình bày đặc biệt của ông: không khô cứng hàn lâm, nhưng thân mật giản dị, trực tiếp thông tin đối thoại với rất giàu tài liệu khách quan, cùng sự mổ xẻ tinh tế sắc bén và phân tích uyên bác, đôi khi mạnh tay không khoan nhượng. Tất cả dẫn người đọc đến những kết luận không thể tránh, hay làm ngơ được. Nằm chìm dưới tất cả những bài viết của ông là ý niệm của ông về bản chất nền tảng của một con người – sáng tạo và tự do – với sự hiện hữu của một não thức con người như được giả định trước. Những quan điểm của ông, lần lượt bắt nguồn từ tư tưởng của ông về bản chất của ngôn ngữ vốn đã chiếm lĩnh suy nghĩ của ông từ cuối những năm 1940.

 

Danh tiếng Chomsky như một nhà tư tưởng chính trị-xã hội đã hầu như làm lu mờ tư thế chuyên môn của ông như một nhà ngôn ngữ học lỗi lạc, với giới người đọc thông thường. Quyển sách nhỏ của ông Syntactic Structures (Những Cấu Trúc Cú Pháp ) do một nhà xuất bản (Mouton and Co.) khi đó không được biết đến nhiều Holland, xuất bản năm 1957, đã mở ra những gì ngày nay gọi là Cách mạng Chomsky, không chỉ trong ngôn ngữ học nhưng còn trong những lĩnh vực liên quan, đã phân những nhà khoa học xã hội thành hai nhóm, theo Chomsky và, không-theo Chomsky. Chuyên khảo Aspects of the Theory of Syntax (Những Phương Diện Của Lý Thuyết Cú Pháp) năm 1965 của ông, do nhà xuất bản đại học MIT xuất bản, trình bày quan điểm về ngôn ngữ của ông, nay gọi là Standard Theory (Lý Thuyết Tiêu chuẩn) [3] đã tạo ra một lượng lớn những tranh luận giữa những nhà chuyên môn của nhiều ngành học khác nhau, ngay cả đến nay vẫn còn chưa lắng.

 

Bài viết sau đây đã trình bày trong nội dung của tranh luận sôi nổi nói trên về trí thức và chính trị, như một bài diễn giảng Đại học Loyola, Chicago, January 8-9, 1970, như phần của Hội thảo về Tự do và Khoa học Nhân văn của trường đại học này. Đây là một trong những bài viết hiếm hoi, trong đó Chomsky liên hệ suy nghĩ của ông về bản chất của ngôn ngữ với tự do.

 

Chomsky đi theo nhữngông gọi là ‘thuyết xã hội tự do’ (libertarian socialism), vốnmột một hình thái xã hội tiếp theo trong giai đoạn xã hội kỹ nghệ. Nó sẽ được thành lập dựa trên quyền tự do, lựa chọn và hành động, sự bảo đảm những quyền cá nhân. Chomsky truy ngược về nguồn gốc của suy tưởng như vậy, vốn đã có ảnh hưởng của nó trong gần một trăm năm, cho đến sự xuất hiện của tưởng về hành vi duy nghiệm-duy vật (materialist-empiricist-behavioural) cuối thế kỷ 19, với những triết gia như Schelling, Rousseau, Kant, Descartes và người theo ông này là Cordemoy, Wilhelm von Humboldt và những người khác. Yếu tính tổng quát của tư tưởng của họ là bản chất của con người / con người được nhìn như có trí tuệ /lý trí / não thức và tự do, một này có trong một kia, một này không thể hoạt động nếu không có một kia. Ngoài ra, Humboldt nêu lên thuộc tính về sáng tạo đã dựa trên suy tưởng về ngôn ngữ của ông. Với Humboldt, ngôn ngữ con người là một tiến trình sáng tạo tự do, có một hình thức cố định – một tiến trình phát sinh có gốc rễ từ bản chất của não thức con người. Với não thức con người, học tập là một loại của hồi tưởng. Được kinh nghiệm kích thích, nó lấy ra từ những nguồn lực có bên trong của nó và đi theo một con đường vốn tự nó ấn định. Tất yếu và tự do, quy luật và lựa chọn, những hình thức-có sẵn/những giới hạn ràng buộc và tính sáng tạo cùng đều là những phương diện của bản chất con người. Ngôn ngữ cung cấp một thể hiện lấy thí dụ để minh họa đặc tính của hành vi theo quy luật điều chỉnh và sáng tạo tự do, một phương diện điển hình của tổ chức cấu trúc và vận hành của tinh thần con người.

 

Chomsky cảm thấy rằng để hệ thống kiến ​​thức dựa trên yếu tính này của bản chất con người, thì cần phải phá vỡ để ra khỏi phần lớn những gì của khoa học xã hội và hành vi hiện tại (tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học, kinh tế và khoa học thần kinh) thời nay. Ông còn hy vọng vào sự phát triển một khoa học xã hội dựa trên những định đề có cơ sở thực nghiệm liên quan đến bản chất con người, tức là những hình thức biểu đạt nghệ thuật, tri thức khoa học, ngôn ngữ, phạm vi hệ thống đạo đức và cấu trúc xã hội, vv …, con người có thể hình dung và đạt được.

 

Vasant R Khokhle

Cựu giáo sư & trưởng khoa ngôn ngữ học,

University of Mumbai, India

 

 

 

Ngôn ngữ và Tự do [4]

 

Khi tôi được mời nói về đề tài “Ngôn ngữ và tự do”, tôi đã bối rối đã bị thu hút với tò mò tìm hiểu. Phần lớn sinh hoạt chuyên môn của tôi đã dành cho sự nghiên cứu ngôn ngữ. Sẽ không có khó khăn gì lớn trong việc tìm một đề tài để bàn luận trong lĩnh vực đó. Và có nhiều để nói về những vấn đề của tự do và giải phóng, như chúng tự nêu lên cho chúng ta và những người khác trong khoảng giữa thế kỷ XX. Nhưng rắc rối trong tựa đề của bài giảng này là sự liên kết. Trong cách thức nào ngôn ngữ và tự do được liên kết với nhau? [5]

 

Như một vào đầu, tôi xin nói chỉ một lời về sự nghiên cứu hiện nay của ngôn ngữ, như tôi thấy. Có nhiều phương diện của ngôn ngữ và của việc dùng ngôn ngữ vốn nêu lên những câu hỏi thu hút mò muốn tìm hiểu, nhưng – trong phán đoán của tôi – cho đến nay, chỉ có một ít đã dẫn đến công trình lý thuyết có giá trị đóng góp vào sự tiến bộ của ngôn ngữ học. Đặc biệt, những hiểu biết trực tiếp sâu xa nhất của chúng ta đều thuộc lĩnh vực của cấu trúc ngữ pháp hình thức. Một người biết một ngôn ngữ đã học được một hệ thống của những quy luật và những nguyên tắc – một “ngữ pháp phát sinh”, trong từ ngữ chuyên môn – vốn liên kết âm thanh và ý nghĩa trong một số kiểu thức đặc biệt. Thêm nữa, đã có một sự trở lại với quan tâm về “ngữ pháp phổ quát”, bây giờ hiểu như lý thuyết cố gắng xác định những thuộc tính tổng quát đó của những ngôn ngữ, vốn con người có thể học theo cách bình thường. Ở đây, cũng đã đạt được những tiến bộ ý nghĩa.

 

Đề tài thì thuộc loại quan trọng đặc biệt. Nó là thích hợp để nhìn ngữ pháp phổ quát như sự nghiên cứu một trong những khả năng thiết yếu của não thức. Do đó, chúng ta thì rất thích thú, như tôi tin tưởng, để tìm ra rằng những nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát thì giàu có, trừu tượng và hạn chế [6], và trên nguyên tắc có thể dùng để xây dựng những giải thích cho nhiều hiện tượng khác nhau. Ở giai đoạn hiện nay của hiểu biết của chúng ta, nếu ngôn ngữ là để cung cấp một bàn đạp cho sự nghiên cứu những vấn đề khác của bản chất con người, thì chúng ta sẽ phải quay chú ý sang những phương diện này của ngôn ngữ, vì lý do đơn giản rằng đóchỉ những phương diện này vốn được hiểu biết ở mức độ thỏa đáng. Trong một ý hướng khác, việc nghiên cứu những thuộc tính hình thức của ngôn ngữ vén mở lên cho thấy một gì đó của bản chất của con người, trong một cách tiêu cực: nó nhấn mạnh rất rõ ràng những giới hạn của sự hiểu biết của chúng ta về những thuộc tính đó của não thức, vốn vẻ như chỉ riêng con người mới có, và sự việc đó phải đi vào trong những thành tựu văn hóa của họ, trong một phương cách gần gũi mật thiết, dù sự hiểu biết của chúng ta về bản chất chính xác của quan hệ này vẫn còn mù mờ, chưa sáng tỏ hoàn toàn.

 

Trong việc đi tìm một điểm khởi hành, người ta tự nhiên quay về một thời kỳ trong lịch sử tư tưởng phương Tây khi nó đã là có thể để tin rằng “ý nghĩ của việc làm cho tự do thành tổng thể và bản chất của triết học đã giải thoát tinh thần con người trong tất cả những liên hệ của nó, và . . . đã đem cho khoa học, trong tất cả những phần của nó, một sự tái định hướng mạnh mẽ hơn bất kỳ cách mạng nào trước đó .[7] Từ “cách mạng” mang nhiều liên kết trong đoạn văn này, vì Schelling cũng tuyên bố rằng “con người được sinh ra để hành động chứ không phải để suy đoán”; và khi ông viết rằng “đã đến lúc để tuyên xưng một tự do của tinh thần cho một loài người cao quí hơn, và thôi không còn nhẫn nại nữa với những tiếc nuối đẫm nước mắt của những người khóc than cho những xiềng xích đã mất của họ”, chúng ta nghe những vang vọng của tư tưởng tự do và những hành động cách mạng của cuối thế kỷ XVIII. Schelling viết rằng “khởi đầu và cứu cánh của tất cả triết học là – Tự do”. Những từ này đều thấm nhuần ý nghĩa và tính cấp thiết ở một thời điểm khi mọi người đang tranh đấu để thoát khỏi những xiềng xích của họ, để chống lại uy quyền vốn đã mất tuyên xưng giá trị pháp lý của nó, để xây dựng những thể chế xã hội nhân đạo và dân chủ hơn. Đó là một thời điểm khiến triết gia có thể được thúc đẩy để tìm hiểu vào bản chất của tự do con người và những giới hạn của nó, và có lẽ để kết luận, với Schelling, rằng nhìn theo hướng ego con người, “yếu tính của nó là tự do”; và theo hướng triết học, “vinh dự cao nhất của Triết học là đúng ở chỗ đó, nó đặt tất cả trên sự tự do con người”.

 

Chúng ta đang sống, một lần nữa, ở một thời như vậy. Một dậy men cách mạng đang tràn qua Thế Giới Thứ Ba, đánh thức đông đảo dân chúng khỏi sự hôn mê thụ động và sự phục tùng trong uy quyền truyền thống. Có những người cảm thấy rằng những xã hội kỹ nghệ cũng đã chín mùi cho sự thay đổi cách mạng – và tôi không chỉ nói tới những đại diện của phong trào Tả Phái Mới [8] . Sự đe dọa của sự thay đổi mang tính cách mạng gây ra áp bức và phản ứng. Những dấu hiệu của nó đều hiển nhiên trong nhiều dạng khác nhau, ở France, ở Soviet Union, ở U.S. – ít nhất, không kém quan trọng, ở thành phố chúng ta đang hội họp. Khi đó, là tự nhiên rằng chúng ta chúng ta nên xem xét một cách trừu tượng (suy nghĩ trên những khái niệm lý thuyết), những vấn đề của tự do con người và chuyển sự quan tâm và chú ý thực sự sang suy nghĩ của một thời kỳ trước, khi những thể chế xã hội cổ xưa đã là đối tượng của phân tích phê phán và tấn công liên tục. Điều là tự nhiên và thích hợp, miễn là chúng ta ghi nhớ nhắc nhở của Schelling rằng con người được sinh ra không để chỉ cân nhắc suy nghĩ, nhưng cũng để hành động. [9]

 

Một trong những điều tra sớm nhất và đáng ghi nhận nhất của thế kỷ thứ mười tám, về tự do và nô lệ, Discourse on Inequality của Rousseau (1755), về nhiều mặt, nó là một luận văn ngắn cách mạng [10] . Trong đó, ông tìm để “nóinguồn gốc và tiến triển của sự bất bình đẳng, sự thiết lập và lạm dụng của những hội đoàn chính trị, trong chừng mức những sự việc này có thể suy ra được từ bản chất của con người chỉ bằng ánh sáng lý trí”. Những kết luận của ông đã đủ gây sốc khiến những giám khảo chấm giải của hàn lâm viện thành phố Dijon, vốn ban đầu tác phẩm đã được gửi đến, đều gạt bỏ, không nghe đọc trọn bản thảo. [11] Trong nó, Rousseau thách đố tính cách hợp pháp của hầu như mọi thể chế xã hội, cũng như quyền kiểm soát đất đai và tài sản cá nhân. Đây là “những chiếm đoạt. . . đã dựng lên chỉ trên một quyền bấp bênh và lạm dụng. . . sau khi có được chỉ bằng sức mạnh, sức mạnh có thể chiếm lấy chúng, khiến ngay cả (kẻ giàu cũng) không có căn cứ để khiếu nại. [12] Ngay cả tài sản nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh cá nhân mà có, cũng không được coi là có giá trị pháp lý hay cơ sở đạo đức chính đáng hơn so với những hình thức sở hữu tài sản khác”. Chống lại một tuyên bố loại như vậy, một người có thể phản đối: “Bạn có biết rằng một đông đảo đồng loại của bạn chết hay khổ sở vì cần những gì bạn có thừa thãi không? Và rằng bạn cần có sự đồng ý và nhất trí nói ra rõ ràng của loài người để chiếm lấy cho chính bạn bất gì từ những cần thiết duy trì sự sống cơ bản vốn vượt quá mức thông thường của bạn?”. Đó là ngược với luật của tự nhiên rằng “một nhúm người thì tràn ngập những dư thừa trong khi đông đảo đang đói khát thiếu những thiết yếu để sống”.

 

Rousseau biện luận rằng xã hội dân sự, thì khó có thể xem không gì khác hơn một âm mưu của giới giàu có để bảo đảm sự cướp bóc của họ. Lên mặt đạo dức giả, giới giàu có kêu gọi những người xung quanh “thiết lập những quy định về công lý và hòa bình vốn tất cả mọi người đều phải tuân theo, vốn chúng không trừ một ai, và một cách nào đó bù đắp cho những bốc đồng thất thường của số phận bằng việc đặt những người có quyền lực ngang với những người yếu kém trong những bổn phận tương trợ ” – những luật đó, như Anatole France đã nói, với sự uy nghiêm của chúng, không cho cả người giàu và người nghèo quyền bình đẳng được nằm ngủ dưới gầm cầu vào ban đêm [13]. Bằng những luận chứng như vậy, người nghèo và người yếu bị dụ dỗ: “Tất cả đã háo hức chạy đến nhận xiềng xích của họ, nghĩ rằng họ đã nắm được bảo đảm cho tự do của chính họ . . . “ Thế nên, xã hội và luật pháp” đã đem những gông cùm mới cho kẻ yếu nghèo và sức mạnh mới cho kẻ giàu, đã hủy hoại tự do tự nhiên trong mọi thời đại, vĩnh viễn thiết lập luật về tài sản và bất bình đẳng, đã hoán đổi một sự chiếm đoạt xảo quyệt khôn ngoan thành một quyền không thể đảo ngược, và vì lợi ích của một nhóm nhỏ những người tham vọng, từ đó về sau đặt cả nhân loại vào lao động, nô dịch và khốn khổ. Những chính phủ không thể tránh được khuynh hướng đi đến quyền lực tùy tiện, không hạn chế, vì “tham nhũng và giới hạn cực đoan của chúng”. Quyền lực này “về bản chất là bất hợp pháp”, và những cách mạng mới phải hoàn toàn giải tán chính phủ, hay đem nó đến gần hơn với những thể chế hợp pháp của nó …. Sự nổi dậy vốn kết thúc bằng việc bóp cổ hay truất ngôi một bạo chúa là một hành động hợp pháp cũng như những hành động vốn ông ta ngày trước đã trừ khử những sinh mạng và tài sản những thần dân của ông. Sức mạnh là những gì một mình đã duy trì bạo chúa, Sức mạnh là những gì một mình lật đổ bạo chúa.

 

Những gì đáng chú ý, trong liên kết hiện tại, là con đường vốn Rousseau đi theo để đến những kết luận này “bằng ánh sáng của chỉ một mình lý trí”, sau khi bắt đầu với những ý tưởng của ông về bản chất con người. Ông muốn nhìn con người “như tự nhiên đã hình thành con người”. Đótừ bản chất tự nhiên con người vốn những nguyên lý của quyền tự nhiên và những nền tảng của hiện hữu xã hội phải được suy diễn.

 

Cũng nghiên cứu này về con người sơ khai, về những nhu cầu thực của họ và về những nguyên tắc cơ bản chi phối trách nhiệm của họ, thì cũng là phương tiện tốt duy nhất người ta có thể dùng để tháo gỡ những đông đảo khó khăn vốn chúng tự hiện ra, liên quan đến nguồn gốc của sự bất bình đẳng đạo đức, nền tảng thực của cơ quan chính trị, những quyền hỗ tương của những thành viên và hàng nghìn câu hỏi tương tự khác cũng quan trọng vì chúng tuy đã được giải thích nhưng không rõ ràng.

 

Để xác định bản chất của con người, Rousseau đi đến so sánh con người và con vật. Con người thì “thông minh, tự do. . . loài vật duy nhất được ban cho lý trí”. Những loài vật khác đều “thiếu thông minh lẫn tự do”.

 

Trong mọi động vật, tôi thấy chỉ một bộ máy tài tình vốn thiên nhiên đã ban cho nó những giác quan để tự phục hoạt sự sống và tự bảo đảm an toàn, đến một điểm nhất định nào đó, nhằm tránh tất cả những gì có khuynh hướng hủy hoại hay xáo trộn nó. Tôi nhận thấy đúng cùng những sự việc tương tự trong bộ máy con người, với khác biệt rằng chỉ một mình thiên nhiên làm mọi sự việc trong những hoạt động của một con thú, trong khi con người góp phần vào hoạt động của nó, cách một tác nhân tự do. Con vật trước chọn lựa hay từ chối bằng bản năng, và con vật sau bằng một hành động của tự do, như thế khiến một con thú không thể đi lệch ra ngoài quy luật được ấn định cho nó, ngay cả nếu làm thế sẽ có lợi cho nó, và một con người thì tránh quy luật vốn thường gây tổn hại cho nó. . . . Không quá nhiều là do hiểu biết khiến tạo nên sự khác biệt của con người giữa những động vật, như đó là cách một tác nhân tự do của nó. Thiên nhiên ra lệnh cho mọi loài động vật và con thú tuân theo. Con người cũng nhận được những động lực tương tự, nhưng con người nhận ra rằng nó có quyền tự do chấp nhận hay phản kháng; và trên hết, chính trong ý thức về sự tự do này vốn tính siêu việt của tinh thần của nó được thể hiện. Với vật lý giải thích một cách nào đó cơ năng hoạt động của những giác quan và sự hình thành những ý tưởng; nhưng trong sức mạnh của ý chí, hay đúng hơn của sự lựa chọn, và trong xúc cảm của sức mạnh này, người ta chỉ tìm thấy những hành vi thuần túy tinh thần vốn những định luật cơ học không giải thích được gì về chúng

Thế nên yếu tính của bản chất con người là tự do của con người và ý thức về tự do này. Do đó, Rousseau có thể nói rằng “Những luật gia, những người đã nghiêm trọng tuyên bố rằng đứa con của một nô lệ sẽ sinh ra là một nô lệ, đã quyết định trong những từ ngữ khác, rằng một con người sẽ không được sinh ra như một con người”. [14]

 

Những chính trị gia và trí thức khôn ngoan, tìm những cách để làm mờ đi sự kiện rằng thuộc tính thiết yếu và ấn định của con người là tự do của nó: “Họ gán cho con người một khuynh hướng tự nhiên để phục dịch, không nghĩ rằng cũng giống như tự do, thật thà tội và đức hạnh – giá trị của chúng được nhận biết chỉ chừng nào người ta được vui hưởng chúng và thẩm vị khao khát dành cho chúng sẽ mất đi ngay khi chúng bị lấy mất. Ngược lại, Rousseau vặn hỏi một cách văn vẻ: “tự do với tư cách là cao quí nhất trong những khả năng của con người, liệu không phải là làm bản chất của con người hèn kém đi, khi đặt chính con người trên cùng mức độ của những con thú bị nô lệ bản năng, ngay cả xúc phạm nguồn sáng tạo của sự hiện hữu của một người, để không ngần ngại từ bỏ món quà quí giá nhất trong tất cả quà tặng đã người ấy được ban cho, và đặt chúng ta vào vi phạm tất cả những tội ác nguồn sáng tạo ấy ngăn cấm chúng ta, để làm vừa lòng một người chủ hung bạo hay mất trí một câu hỏi, trong những từ ngữ tương tự, đã được nhiều người chống quân dịch của U.S. trong ít năm vừa qua đặt ra, và cũng bởi nhiều người khác, những người đang bắt đầu hồi phục sau thảm họa của văn minh phương Tây thế kỷ XX, vốnrất bi thảm đã chứng thực nhận định của Rousseau:

 

Do đó những chiến tranh quốc gia đã nổi lên, những chinh chiến, những chém giết và những trả thù trừng phạt làm thiên nhiên rúng động lý trí kinh hoàng, và tất cả những tiên kiến kinh tởm đó vốn đưa việc gây đổ máu con người lên hàng vinh dự giữa những phẩm hạnh. Những người tử tế nhất đã học để coi việc giết đồng loại như một trong những nhiệm vụ của họ; lâu dài, con người được thấy tàn sát lẫn nhau hàng ngàn, dù không biết lý do; nhiều những giết người hơn đã xảy ra trong chỉ một ngày chinh chiến, và nhiều kinh hoàng hơn đã xảy ra khi chỉ một thành phố bị thất thủ, so với những gì đã xảy ra trong tình trạng của tự nhiên suốt trong nhiều thế kỷ trên toàn trái đất.

 

Bằng chứng của học thuyết của ông, rằng sự đấu tranh cho tự do là một thuộc tính tất yếu của con người, rằng giá trị của tự do được cảm nhận chỉ chừng nào người ta được vui hưởng nó, Rousseau thấy trong “những kỳ công được tất cả những dân tộc tự do đã làm để bảo vệ chính họ khỏi sự áp bức”. Đúng, đónhững người đã buông bỏ đời sống của một người tự do, không làm gì ngoài không ngừng lớn tiếng khoe khoang sự bình yên và an vui họ được hưởng trong những xiềng xích của họ . . . . Nhưng khi tôi thấy những người khác hy sinh những lạc thú, an vui, tài sản, quyền lực, và chính mạng sống cho sự bảo tồn của sự việc tốt lành duy nhất này, vốn những người bị mất nó đã khinh miệt; khi tôi nhìn thấy những loài thú sinh ra trong tự do và khinh miệt sự giam cầm, lao vỡ đầu vào những song sắt của chuồng nhốt chúng; Khi tôi nhìn thấy rất nhiều những giống dân tuy còn sống hoàn toàn trần truồng man dã, nhưng coi thường lối sống buông thả phóng đãng của những dân châu Âu, và họ chịu đói khát, hỏa hoạn, binh đao và cái chết chỉ để bảo vệ độc lập của họ, tôi cảm thấy rằng những người trong tình trạng mất tự do thì không thích hợp để thảo luận về khái niệm tự do.

 

Những ý tưởng có nhiều tương tự được Kant đã diễn tả, bốn mươi năm sau. Kant nói, ông không thể chấp nhận phát biểu rằng có một số người “chưa đủ chín cho tự do”, lấy thí dụ, những nông nô của một số địa chủ:

 

Nếu một người chấp nhận giả định này, tự do sẽ không bao giờ thành tựu được; vì người ta không thể đi đến sự trưởng thành cho tự do nếu không đã có được nó rồi; người ta phải là tự do để học cách dùng sức mạnh của mình một cách tự do và có ích. Những cố gắng đầu tiên để được tự do chắc chắn sẽ khốc liệt và sẽ dẫn đến một tình trạng đau thương và nguy hiểm hơn tình trạng trước đây vì tuy có sự kiểm soát từ bên ngoài nhưngcũng mang lại một an toàn nhất định.. Tuy nhiên, người ta có thể đạt được lý trí chỉ qua kinh nghiệm của chính mình và người ta phải được tự do để có thể thực hành chúng . . . . Để chấp nhận nguyên lý rằng tự do thì không đáng gì cả cho những aingười dưới sự kiểm soát của một người và rằng người ta mãi mãi có quyền từ chối nó với họ, là một xâm phạm những quyền của chính Gót, đấng đã tạo ra con người để là tự do.[15]

 

Nhận xét thì đặc biệt đáng chú ý vì bối cảnh của nó. Kant đã đang bào chữa cho Cách mạng France, trong thời kỳ Khủng bố, chống lại những người đã tuyên bố rằng nó cho thấy khối quần chúng chưa được sẵn sàng cho đặc quyền của tự do. [16] Nhận xét của Kant có liên quan đến thời nay. Không một người có lý trí nào sẽ tán thành bạo lực và khủng bố, đặc biệt, khủng bố của nhà nước thời hậu cách mạng, sau khi rơi vào tay một chế độ chuyên quyền tàn ác, hơn một lần đã đạt đến mức dã man không thể diễn tả được. Thế nhưng, không một aihiểu biết hay nhân đạo nào sẽ quá vội vàng lên án bạo lực thường xảy ra khi khối đông dân chúng bị áp bức từ lâu nổi lên chống lại những kẻ áp bức họ, hay thực hiện những bước đầu tiên hướng tới tự do và tái thiết xã hội.

 

Bây giờ, để tôi trở lại biện luận của Rousseau phản đối tính cách hợp pháp của uy quyền đã thiết lập, cho dù đó là quyền lực chính trị hay quyền lực tài sản. Điều nổi bật là biện luận của ông, cho đến điểm này, đi theo một mô hình Descartes quen thuộc. Con người là duy nhất, vượt khỏi những giới hạn của giải thích vật lý; mặt khác, con thú chỉ là một bộ máy tài tình, do luật tự nhiên điều khiển. Tự do của con người và ý thức của nó về sự tự do này phân biệt nó với bộ máy-súc vật. Những nguyên lý của giải thích cơ học không có khả năng để giải thích những thuộc tính này của con người, dù chúng có thể giải thích cho cảm giác và ngay cả sự kết hợp của những ý tưởng, trong đó nhìn theo hướng “con người khác với con thú chỉ trong mức độ”.

 

Với Descartes và những người theo ông, như Cordemoy, dấu hiệu chắc chắn duy nhất rằng một sinh vật khác có một não thức, và thế nên cũng nằm ngoài những ranh giới của giải thích cơ học, là việc dùng ngôn ngữ trong cách thức bình thường, sáng tạo của con người, nằm ngoài kiểm soát của những kích thích quan sát được, mới lạ và đổi mới, thuận hợp với những hoàn cảnh, mạch lạc và khơi gợi trong não thức chúng ta những suy nghĩ và những ý tưởng mới. [17] Với những người theo Descartes, có thể thấy rõ rằng bằng quan sát bên trong, mỗi người đều có một não thức riêng, một thực thể yếu tính của nó là tư tưởng; cách dùng ngôn ngữ sáng tạo của nó phản ảnh sự tự do của tưởng và nhận thức. Khi chúng ta có bằng chứng rằng một sinh vật khác, cũng thế, dùng ngôn ngữ trong cách thức tự do và sáng tạo này, dẫn chúng ta đến việc cũng gán cho nó một não thức giống như của chúng ta. Từ những giả định tương tự liên quan đến những giới hạn bên trong của sự giải thích cơ học, nó không thể giải thích cho sự tự do của con người và ý thức về tự do của con người, Rousseau tiếp tục khai triển phê phán của ông với những thể chế độc tài, vốn chúng phủ nhận thuộc tính tự do thiết yếu của con người, trong mức độ khác nhau.

 

Nếu chúng ta kết hợp những phỏng đoán này, chúng ta có thể khai triển một liên kết đáng chú ý giữa ngôn ngữ và tự do. Ngôn ngữ, trong những thuộc tính thiết yếu của nó và cách thức của việc dùng nó, đem cho tiêu chuẩn cơ bản cho việc xác định rằng một sinh vật khác là một hữu thể với một não thức con người và khả năng con người cho suy nghĩ tự do và tự biểu hiện, và với nhu cầu thiết yếu của con người cho tự do, thoát khỏi những kềm chế từ bên ngoài của uy quyền áp bức. Thêm nữa, chúng ta có thể cố gắng tiến hành từ điều tra chi tiết về ngôn ngữ và việc dùng của nó đến một hiểu biết sâu hơn và cụ thể hơn về não thức con người. Tiến hành trên mô hình này, chúng ta có thể cố gắng xa hơn để nghiên cứu những phương diện khác của bản chất con người đó, như Rousseau đã nhận xét đúng, nó phải được thấu hiểu chính xác nếu như chúng ta có thể có khả năng để phát triển, về lý thuyết, những nền tảng cho một trật tự xã hội hợp lý.

 

Tôi sẽ quay lại vấn đề này, nhưng trước tiên, tôi muốn truy tìm thêm suy nghĩ của Rousseau về vấn đề. Rousseau tách ra khỏi truyền thống Descartes trong nhiều phương diện. Ông định nghĩa “tính chất đặc biệt của loài người” như “khả năng tự hoàn thiện của con người, vốn “với sự giúp đỡ của những hoàn cảnh, liên tục phát triển tất cả những khả năng khác, và nằm trong chúng ta, cũng nhiều trong cả chủng loại, như trong mỗi cá nhân”. Theo hiểu biết của tôi, khả năng tự hoàn thiện và sự hoàn thiện của loài người qua sự truyền đạt văn hóa thì đã không được những người theo Descartes thảo luận trong bất kỳ thuật ngữ tương tự nào. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng những nhận xét của Rousseau có thể được hiểu như một khai triển của truyền thống Descartes trong một hướng chưa được thăm dò, hơn là một phủ nhận và bác bỏ nó. Không có bất nhất trong ý niệm rằng những thuộc tính giới hạn của não thức làm nền tảng cho bản chất con người tiến hóa về lịch sử, vốn phát triển bên trong những giới hạn vốn chúng đặt ra; hay những thuộc tính này của não thức đem cho khả năng của sự tự hoàn thiện; hay rằng, bằng cung cấp ý thức về tự do, những thuộc tính thiết yếu này của bản chất con người đem cho con người cơ hội để tạo những điều kiện xã hội và những hình thái xã hội để tối đa những thể có được cho tự do, sự đa dạng và sự tự thể hiện của cá nhân. Để dùng một loại suy trong số họcchỉ vì những số nguyên không gồm tất cả những phân số, điều này không có nghĩa là tập hợp những số nguyên không phải là một tập hợp vô hạn – Tương tự, không thể phủ nhận khả năng “tự hoàn thiện” của con ngườivô hạn, đúng là có những đặc tính nội tại của não thức vốn giới hạn sự phát triển của nó. Tôi muốn biện luận rằng theo một nghĩa nào đó rằng ngược lại thì đúng thực, nếu không có một hệ thống giới hạn chính thức thì không có những hành vi sáng tạo; đặc biệt, trong trường hợp thiếu vắng những thuộc tính nội tại và giới hạn của não thức, thì chỉ có thể có “sự đinh dạng của hành vi” nhưng không có những tác động sáng tạo của sự tự hoàn thiện. Hơn nữa, quan tâm của Rousseau với đặc tính tiến hóa của sự tự hoàn thiện mang chúng ta từ một điểm nhìn khác, trở lại một quan tâm cho ngôn ngữ con người, vốn nó hiện ra như một tiên quyết cho sự tiến hóa như thế của xã hội và văn hóa, cho sự hoàn thiện của chủng loại của Rousseau, vượt trên những hình thức thô sơ nhất.

 

Rousseau chủ trương rằng “mặc dù cơ quan của tiếng nói, thì tự nhiên có với con người, nhưng bản thân tiếng nói thì dù sao đi nữa không tự nhiên có với con người”. Lại nữa, tôi thấy không có mâu thuẫn nào giữa quan sát này và cái nhìn điển hình của Descartes rằng những khả năng bẩm sinh đều là những khả năng “có tính cách thiên phú”, vốn dẫn chúng ta đến tạo ra những ý tưởng (cụ thể là những ý tưởng bẩm sinh) trong một cách thức cụ thể dưới những điều kiện của sự kích thích nhất định từ ngoài vào, nhưng sự việc đó cũng cung cấp chúng ta với khả năng để tiến hành trong suy nghĩ của chúng ta với không cần những yếu tố bên ngoài như vậy. Khi đó, ngôn ngữ cũng vậy, là tự nhiên với con người trong một cách thức đặc biệt. Đây là một nhận thức có ý nghĩa và hoàn toàn nền tảng quan trọng, tôi tin, vốn đã bị những nhà ngôn ngữ học duy lý coi thường, dưới tác động phần lớn của tâm lý học duy nghiệm trong thế kỷ thứ mười tám và sau đó. [18]

 

Rousseau bàn luận khá dài về nguồn gốc của ngôn ngữ, dù ông thú nhận chính ông không có đủ khả năng để nắm vững vấn đề được một cách hài lòng. Thế nên:

 

nếu con người cần tiếng nói để học ngõ hầu để học suy nghĩ, họ lại còn có nhu cầu lớn hơn của việc biết suy nghĩ thế nào ngõ hầu để tìm ra nghệ thuật của tiếng nói [19] . . . . Vì vậy, người ta khó có thể hình thành những phỏng đoán vững vàng được về nghệ thuật này của sự truyền thông những suy nghĩ và việc thiết lập sự giao tiếp giữa những não thức; một nghệ thuật cao vời vốn bây giờ rất xa với so với hình thức nguyên thủy của nó.. . . .

 

Ông chủ trương rằng “ những ý tưởng tổng quát chỉ có thể đi vào não thức với giúp đỡ của những từ ngữ, và sự hiểu biết chỉ nắm bắt chúng được qua những mệnh đề” – một sự kiện vốn nó ngăn cản động vật, không có lý trí, với việc hình thành những ý tưởng như vậy, hay từng bao giờ có được “tính có thể hoàn thiện vốn tùy thuộc trên chúng”. Vì vậy, ông không thể hình dung được phương tiện qua chúng “những nhà ngữ pháp mới của chúng ta bắt đầu mở rộng những ý tưởng của họ và tổng quát hóa những từ ngữ của họ”, hay để phát triển những phương tiện “để diễn đạt tất cả những suy nghĩ của con người”: “những con số, những từ trừu tượng, những thì động từ bất định [20], và tất cả những thì của động từ, tiểu từ, cú pháp, sự liên kết của những mệnh đề, lý luận và sự hình thành của tất cả lôgích của sự nói viết”. Ông có phỏng đoán về những giai đoạn sau của sự hoàn thiện của chúng loại, “khi những ý tưởng của con người đã bắt đầu lan truyền và nhân rộng, và khi sự truyền thông gần gũi hơn giữa họ được thiết lập, [và] họ tìm kiếm nhiều những dấu hiệu hơn và một ngôn ngữ rộng rãi hơn”. Nhưng ông không vui, phải buông bỏ “vấn đề khó khăn sau đây: gì thiết yếu nhất, xã hội đã hình thành trước, dẫn đến sự điển chế của ngôn ngữ, hay ngôn ngữ đã phát minh trước cho sự thiết lập của xã hội?”

 

Những người theo Descartes đã giải quyết vấn đề phức tạp, dường như không thể giải quyết được [21] bằng việc nêu lên sự hiện hữu của một đặc tính đặc biệt-chủng loại, một thực thể thứ hai vốn dùng như những gì chúng ta có thể gọi là “nguyên lý sáng tạo” cùng với “nguyên lý cơ học” vốn xác định hoàn toàn hành vi của động vật. Với họ, đã không cần thiết để giải thích nguồn gốc của ngôn ngữ trong tiến trình của tiến hóa lịch sử. Đúng hơn, bản chất của con người thì khác biệt về phẩm chất: không có lối đi’ từ cơ thể đến não thức [22]. Chúng ta có thể diễn giải lại ý tưởng này trong những từ ngữ hiện tại hơn bằng phỏng đoán những đột biến khá đột ngột và mạnh mẽ có thể đã dẫn đến những phẩm chất của trí thông minh, theo như chúng ta biết, vốn chúng là duy nhất với con người, sở hữu ngôn ngữ theo nghĩa của con người là chỉ số đặc biệt, dấu hiệu dễ thấy nhất của những phẩm chất này. [23] Nếu sự việc này là đúng, ít nhất là một sự gần đúng đầu tiên với những sự kiện, thì việc nghiên cứu ngôn ngữ có thể được kỳ vọng sẽ cung cấp một bước khởi đầu mở đường, hay có thể là một mô hình, cho một điều tra về bản chất con người vốn sẽ cung cấp nền tảng cho một lý thuyết toàn diện hơn về bản chất con người.

 

Để kết thúc những nhận xét lịch sử này, như đã làm ở những chỗ khác,[24] tôi muốn, quay sang Wilhelm von Humboldt, một trong những nhà tư tưởng cuốn hút và kích thích suy nghĩ nhất của thời kỳ. Humboldt, một mặt, là một trong những nhà lý thuyết uyên thâm nhất của ngôn ngữ học tổng quát, và mặt khác, một người sớm mạnh mẽ ủng hộ những giá trị của thuyết tự do. Khái niệm cơ bản của triết lý của ông là Bildung, vốn, như J.W. Burrow diễn đạt, “ông muốn nói đến sự phát triển trọn vẹn nhất, giàu có nhất và hài hòa nhất của những tiềm năng của cá nhân, cộng đồng hay cả loài người”. [25] Suy nghĩ riêng của ông có thể dùng như một trường hợp lấy làm thí dụ. Theo hiểu biết của tôi, dù ông không liên hệ công khai chi tiết những ý tưởng của ông về ngôn ngữ với tư tưởng xã hội tự do của ông, nhưng khá rõ ràng, có một nền tảng bản vốn chúng được khai triển từ đó, một khái niệm về bản chất con người vốn gây hứng khởi cho cả hai ý tưởng của Humboldt về ngôn ngữ và tư tưởng xã hội theo chủ nghĩa tự do của ông. On Liberty của Mill được coi như châm ngôn cho công thức của Humboldt về “nguyên lý hàng đầu” trong tư tưởng của ông: “sự quan trọng tuyệt đối và thiết yếu của sự phát triển con người trong sự đa dạng giàu có nhất của nó”. Humboldt kết thúc phê bình của ông với nhà nước độc tài, nói rằng: “Tôi cảm thấy chính tôi trước sau phấn chấn với một ý thức của sự tôn trọng sâu xa nhất cho phẩm giá vốn có của bản chất con người, và cho tự do, vốn mình nó xứng đáng với phẩm giá đó”. Nói vắn tắt, khái niệm của ông về bản chất con người là như vầy:

 

Cứu cánh đích thực của Con Người, hay những gì vốn được những mệnh lệnh vĩnh cửu và bất biến của lý trí quy định, và không do những ham muốn mơ hồ và nhất thời đưa lên, là sự phát triển cao nhất và hài hòa nhất của khả năng của con người thành một tổng thể hoàn chỉnh và nhất quán. Tự do là điều kiện đầu tiên và không thể thiếu vốn khả năng phát triển đó đòi hỏi phải có; – liên hệ mật thiết với tự do, đúng vậy là kinh môt tiếp xúc với những hoàn cảnh nhiều loại. [26]

 

Giống như Rousseau và Kant, ông chủ trương rằng:

 

không gì thúc đẩy sự chín muồi này cho tự do nhiều như chính tự do. Sự thật này, có lẽ, có thể không được nhìn nhận bởi những người đã quá thường dùng sự chưa chín muồi này như một bào chữa cho việc tiếp tục áp bức. Nhưng với tôi, dường như không có nghi ngờ gì, là nó đến từ chính bản chất tự nhiên của con người. Sự không có khả năng cho tự do chỉ có thể nảy sinh từ một thiếu hụt của năng lực đạo đức và trí tuệ; làm tăng lên năng lực này là cách duy nhất để cung ứng cho thiếu hụt này; nhưng để làm sự việc này, giả định trước việc thực tập của năng lực, và việc thực tập này giả định trước sự tự do vốnđánh thức hoạt động tự phát. Chỉ rõ ràng là chúng ta không thể gọi là trao cho tự do, khi những ràng buộc được nới lỏng nhưng người gánh chịu không cảm thấy những ràng buộc đó như những hạn chế. Nhưng không người nào trên trái đất – dù bản chất bị bỏ rơi đến đâu, và hoàn cảnh bị suy thoái đến đâu – đúng khi nói rằng tất cả những ràng buộc áp bức họ. Chúng ta hãy tháo gỡ từng ràng buộc một, vì cảm giác của tự do thức tỉnh trong những trái tim con người, và chúng ta sẽ đẩy nhanh tiến bộ ở mỗi bước.

 

Những ai không hiểu sự việc này “chỉ có thể bị ngờ là hiểu sai bản chất con người, và mong muốn biến con người thành những máy móc”.

 

Trong nền tảng, con người là một hữu thể sáng tạo, tìm tòi và tự hoàn thiện: “Tìm tòi và sáng tạo – đây là những trung tâm vốn mọi theo đuổi của con người ít nhiều đều trực tiếp xoay quanh”. Nhưng tự do của tư tưởng và trí tuệ nhận thức sáng suốt đều không chỉ dành cho giới trí thức thượng lưu. Vang vọng từ Rousseau, Humboldt phát biểu, “Có một đó hạ thấp bản chất con người trong ý tưởng phủ nhận với bất kỳ một người nào quyền để là một người”. Sau đó, ông lạc quan về những tác động trên tất cả “sự truyền bá kiến thức khoa học bởi tự do và trí tuệ nhận thức sáng suốt”. Nhưng “tất cả văn hóa đạo đức chỉ nảy sinh và trực tiếp từ đời sống bên trong của tinh thần con người, và chỉ có thể được kích thích trong bản chất con người, và không bao giờ được tạo ra từ bên ngoài bởi những khéo léo kỹ xảo nhân tạo”. “Việc vun trồng hiểu biết, cũng như bất kỳ khả năng nào khác của con người, thường đạt được bằng hoạt động của chính người ấy, sự khéo léo của chính người ấy, hay những phương pháp của người ấy nhưng dùng những khám phá của những người khác . . . . “Khi đó, giáo dục phải cung cấp những cơ hội cho sự tự hoàn thiện; nó có thể tốt nhất là cung cấp một môi trường giàu có và đầy thử thách cho cá nhân để thăm dò, trong cách riêng của người ấy. Ngay cả một ngôn ngữ, nói một cách chính xác, không thể được dạy, nhưng chỉ được “đánh thức trong não thức: người ta chỉ có thể cung cấp một con đường hướng dẫn khởi đầu vốn theo đó nó sẽ tự phát triển”. Tôi nghĩ rằng Humboldt sẽ tìm thấy phần lớn suy nghĩ giống như của Dewey về giáo dục. Và ông cũng có thể đã thấu hiểu giá trị sự mở rộng mang tính cách mạng gần đây của những ý tưởng như vậy, chẳng hạn, bởi những người Catô cấp tiến ở châu Mỹ Latinh, những người quan tâm với “sự thức tỉnh của ý thức”, nói về “sự chuyển biến của những tầng lớp thấp kém thụ động bị bóc lột, vào thành những người làm chủ số phận của chính họ với ý thức và phê phán[27] giống như nhiều những nhà cách mạng trong Thế giới thứ ba ở những nơi khác. Tôi chắc chắn rằng ông sẽ đồng ý với những chỉ trích của họ với nhà trường vốn bận tâm vào việc truyền tải kiến thức hơn với sự sáng tạo, trong số những giá trị khác, của một tinh thần phê phán. Từ quan điểm xã hội, những hệ thống giáo dục được định hướng để duy trì những cấu trúc kinh tế và xã hội hiện có, thay vì chuyển đổi chúng. [28]

 

Nhưng quan tâm của Humboldt với tính tự phát đi xa hơn sự thực hành giáo dục trong nghĩa hẹp. Nó cũng chạm đến vấn đề của lao động và sự bóc lột. Những nhận xét, vừa dẫn, về sự vun trồng của hiểu biết qua hành động tự phát tiếp tục như sau:

. . . con người không bao giờ coi những gì người ấy được như của riêng người ấy, cũng nhiều như với những gì do người ấy làm ra; và người lao động chăm sóc một mảnh vườn thì có lẽ là chủ nhân đúng nghĩa của nó, hơn là những người thích thú với những hoa trái, nhưng thờ ơ với việc vun trồng. . . . . Trong cái nhìn cân nhắc theo hướng này, [29] có vẻ như tất cả nông dân và thợ thủ công đều có thể được nâng lên hàng những nghệ nhân; nghĩa là, những người yêu lao động của họ vì giá trị tự thân của lao động, cải thiện nó bằng thiên tài dẻo dai và kỹ năng sáng tạo của riêng họ, và qua đó vun trồng trí thức của họ, làm cao quí nhân phẩm của họ, tôn vinh và hoàn thiện những thích thú của họ. Và như thế, nhân loại sẽ trở nên cao quí bởi chính những gì vốn giờ đây, dù tự chúng đẹp đẽ trong tự thân, lại thường dùng vào việc làm suy thoái nhân loại ..... . . Nhưng tự do chắc chắn vẫn còn là điều kiện tất yếu, nếu không có nó, ngay cả những theo đuổi bản chất cá nhân thích hợp nhất của con người, có thể không bao giờ thành công trong việc tạo ra những ảnh hưởng tốt lành như vậy. Bất cứ gì không náy sinh từ sự lựa chọn tự do của con người, hay chỉ là kết quả của mệnh lệnh và hướng dẫn, không vào trong chính bản thể của người ấy , nhưng vẫn xa lạ với bản chất thực sự của người ấy; người này không thực hiện nó với năng lực thực sự của con người, nhưng chỉ đơn thuần với sự chính xác máy móc.

 

Nếu một người hành động trong một cách thuần túy máy móc, phản ứng với những mệnh lệnh hay giảng dạy từ bên ngoài, thay vì theo những cách được xác định bởi lợi ích và khả năng và sức lực của chính người này, thì “chúng ta có thể ngưỡng mộ những gì người này làm, nhưng chúng ta coi khinh những gì người này là”. [30]

 

Dựa trên những quan niệm như vậy, Humboldt đặt nền tảng cho những ý tưởng của ông liên quan đến vai trò của nhà nước, vốn có khuynh hướng “biến con người trở thành một công cụ phục dịch những mục đích độc đoán của nó, không coi trọng những mục đích cá nhân của con người”. Học thuyết của ông là tự do cổ điển, phản đối mạnh mẽ tất cả trừ những hình thức can thiệp tối thiểu nhất của nhà nước vào đời sống cá nhân hay xã hội.

 

Viết trong những năm 1790, Humboldt đã không có khái niệm gì về những hình thức vốn thuyết tư bản kỹ nghệ sẽ mang lấy. Do đó, ông không quá lo lắng về những nguy cơ của quyền lực tư nhân.

 

Nhưng khi chúng ta suy ngẫm (vẫn giữ lý thuyết khác với thực hành) rằng ảnh hưởng của một cá nhân (một công dân bình thường) thì có thể bị giảm sút và suy tàn, từ sự cạnh tranh, đến tiêu tan tài sản, ngay cả cái chết; và rõ ràng rằng không có những dự phòng xảy ra nào trong số này có thể được áp dụng cho Nhà nước; chúng ta vẫn còn bị bỏ lại với nguyên lý là nhà nước thì không nên can thiệp vào bất cứ gì không liên quan trực tiếp đến vấn đề an ninh.. . . .

 

Ông nói về sự bình đẳng thiết yếu của hoàn cảnh của những công dân tư nhân [31], và dĩ nhiên không có ý tưởng nào về những cách thức vốn trong đó khái niệm “cá nhân tư nhân” sẽ được diễn giải lại trong kỷ nguyên của thuyết tư bản doanh nghiệp. Ông đã không thấy trước rằng “Dân chủ với phương châm bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và thuyết Tự do với quyền con người trên cá nhân riêng của người ấy của nó, cả hai đều [sẽ] bị phá đổ trong những thực tại của kinh tế tư bản”. [32] Ông đã không thấy trước được, trong một nền kinh tế tư bản ‘săn người’ [33], rằng sự can thiệp của nhà nước sẽ là cần thiết tuyệt đối để bảo tồn sự tồn tại của con người và ngăn chặn sự tàn phá của môi trường vật chất— tôi nói một cách lạc quan. Như Karl Polanyi, đã một lần chỉ ra thị trường tự điều chỉnh “không thể tồn tại trong bất kỳ khoảng thời gian nào nếu không triệt tiêu bản chất tự nhiên và con người của xã hội; nó sẽ hủy diệt con người về thể chất và chuyển biến môi trường quanh con người thành một vùng hoang dã”. [34] Humboldt đã không thấy trước được những hậu quả của đặc tính hàng hóa của sức lao động, học thuyết (trong những lời Polanyi) rằng “không phải để quyết định nơi nào hàng hóa nên được bán, nên dùng nó cho mục đích gì, ở mức giá nàođược trao tay, đổi chủ, và nó nên được tiêu thụ hay tiêu hủy theo cách nào. Nhưng hàng hóa, trong trường hợp này, là mạng sống của con người, và sự bảo vệ xã hội do đó là một nhu cầu tối thiểu để giới hạn những hoạt động phi lý và phá hoại của thị trường tự do cổ điển. Humboldt cũng đã không hiểu rằng những liên hệ kinh tế tư bản duy trì một hình thức trói buộc vốn ngay từ năm 1767, Simon Linguet đã tuyên bố rằng còn tồi tệ hơn cả chế độ nô lệ.

 

Đóviệc không thể sống bằng bất kỳ phương tiện nào khác đã buộc những người lao động ở nông trại của chúng ta phải cày xới những vùng đất mà họ không ăn trái cây, và những người thợ nề của chúng ta phải xây dựng những tòa nhà mà họ sẽ không sống trong đó. Chính nhu cầu đã kéo họ đến những khu chợ nơi họ chờ đợi những người chủ sẽ tử tế mua chúng cho họ. Chính sự mong muốn đó đã buộc họ phải quỳ trước người giàu có để xin phép ông ta làm giàu cho ông ta. . . . Việc ngăn cấm chế độ nô lệ đã mang lại cho anh ta lợi ích hiệu quả gì? . . . Bạn nói rằng anh ấy được tự do. Bạn nói rằng người ấy được tự do. A! Đó là sự bất hạnh của người ấy. Người nô lệ rất quý giá đối với chủ vì số tiền mà ông ta đã phải trả để mua nô lệ. Nhưng những người thợ thủ công chẳng tốn kém gì với những người giàu có xa hoa đã thuê người này. . . . Người ta nói rằng những người này không có chủ - họ có một ông chủ, và ông chủ khủng khiếp nhất, hống hách nhất, đó là nhu cầu. Chính điều này đã khiến họ rơi vào tình trạng phụ thuộc tàn nhẫn nhất.

 

Nếu có một gì làm hạ thấp bản chất con người trong ý tưởng của sự trói buộc, khi đó cần phải chờ đợi một sự giải phóng mới, “giai đoạn giải phóng thứ ba và cuối cùng của lịch sử” của Fourier, sẽ biến giới vô sản thành những người tự do bằng loại bỏ tính chất hàng hóa của lao động, kết thúc chế độ nô lệ làm công ăn lương, và đặt những tổ chức thương mại, kỹ nghệ và tài chính dưới sự kiểm soát của dân chủ.[35]

 

Có lẽ Humboldt có thể đã chấp nhận những kết luận này. Ông đồng ý rằng sự can thiệp của nhà nước vào đời sống xã hội là hợp pháp nếu “tự do sẽ phá hủy chính những điều kiện néu không có chúng không chỉ tự do nhưng ngay cả bản thân sự tồn tại cũng không thể tưởng tượng nổi” – chính xác là những hoàn cảnh vốn nảy sinh trong một nền kinh tế tư bản không bị giới hạn. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự chỉ trích của ông với chế độ quan liêu và nhà nước chuyên quyền là một lời báo trước hùng hồn về một số phương diện ảm đạm nhất của lịch sử thời nay, và cơ sở phê bình của ông có thể áp dụng cho một loạt những thể chế cưỡng chế nhiều hơn những gì ông đã tưởng tượng.

 

Mặc dù biểu lộ một học thuyết tự do cổ điển, Humboldt không là người theo thuyết cá nhân nguyên thủy với phong cách của Rousseau. Rousseau tán dương con người man rợ “sống với chính mình”, [36] ông thấy không có gì phải dùng “con người xã hội, luôn luôn ngoài chính mình, [người] biết sống chỉ theo ý kiến của những người khác. . những người phụ thuộc vào ý kiến ​​của người khác để có ý thức về bản thân. [37] Cách nhìn của Humboldt khá khác biệt:

 

. . . Toàn bộ đặc điểm chung của những ý tưởng và lập luận đã mở ra trong luận văn này có thể được rút gọn thành thế này,, rằng trong khi chúng sẽ phá vỡ mọi gông cùm trong xã hội loài người, chúng sẽ cố gắng tìm ra càng nhiều liên kết xã hội mới càng tốt. Con người cô lập không có khả năng để phát triển hơn con người bị gông cùm.

 

Thế nên, ông mong muốn một cộng đồng của sự liên kết tự do, không bị nhà nước hay những thể chế độc tài khác áp bức, trong đó những người tự do có thể sáng tạo và tìm hiểu, và đạt được sự phát triển cao nhất của quyền năng của họ – vượt xa thời đại của ông, Humboldt trình bày một viễn tượng theo thuyết vô chính phủ vốn là thích hợp, có lẽ cho giai đoạn tiếp theo của xã hội kỹ nghệ. Có lẽ chúng ta có thể mong đợi một ngày khi những sợi dây khác nhau này sẽ được kết hợp với nhau trong khuôn khổ của thuyết xã hội tự do, một hình thức xã hội hầu như không tồn tại ngày nay, mặc dù có thể trông thấy những yếu tố của nó: trong việc bảo đảm những quyền cá nhân vốn đã đạt được hình thức cao nhất của nó – mặc dù vẫn còn thiếu sót một cách bi thảm – trong những nền dân chủ phương Tây; trong kibbutzim của Israel; trong những thí nghiệm với những hội đồng công nhân ở Yugoslavia; trong cố gắng để đánh thức ý thức dân chúng và tạo ra một sự tham gia mới vào tiến trình xã hội vốn là yếu tố nền tảng trong những cách mạng của Thế giới thứ ba, cùng tồn tại một cách khó khăn với thực hành độc tài không thể bào chữa được.

 

Một khái niệm tương tự về bản chất con người làm nền tảng cho công trình của Humboldt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một tiến trình sáng tạo tự do; những luật và nguyên lý của nó thì cố định, nhưng cách thức trong đó những nguyên tắc của hình thành [38] .được đem dùng thì tự do và đa dạng vô tận. Ngay cả việc giải thích và dùng từ ngữ cũng liên quan đến một tiến trình sáng tạo tự do. Việc dùng ngôn ngữ bình thường và sự tiếp thu ngôn ngữ tùy thuộc vào nhữngHumboldt gọi là hình thức cố định của ngôn ngữ, một hệ thống của những tiến trình phát sinh vốngốc rễ từ bản chất của não thức con người và bị ràng buộc nhưng không quyết định sự sáng tạo tự do của trí thông minh bình thường, hay ở cấp độ cao hơn và nguyên bản hơn, của nhà văn hay nhà tư tưởng vĩ đại. Humboldt, một mặt, là người theo Plato, người nhấn mạnh rằng học tập là một loại của hồi tưởng, trong đó não thức, được kinh nghiệm kích thích, rút ra từ nguồn lực nội tại của riêng nó và đi theo một con đường chính nó xác định; và ông cũng là một người theo thuyết lãng mạn, đồng điệu với sự đa dạng văn hóa, và những khả năng vô tận cho những đóng góp tinh thần của những thiên tài sáng tạo. Không có mâu thuẫn trong sự việc này, nhiều hơn là mâu thuẫn trong sự khăng khăng của lý thuyết mỹ học rằng những tác phẩm cá nhân của thiên tài đều bị ràng buộc bởi nguyên lý và quy luật. Việc dùng ngôn ngữ bình thường, sáng tạo, vốn với nhà duy lý theo Descartes là chỉ số tốt nhất của sự tồn tại của một não thức (của người) khác, giả định trước một hệ thống những quy luật và nguyên lý chung của một loại vốn những nhà ngữ pháp duy lý đã cố gắng, với một số thành công, để xác định và làm rõ ràng.

 

Nhiều nhà phê bình ngày nay cảm nhận một bất đồng trong tin tưởng rằng sự sáng tạo tự do diễn ra bên trong – thực tế là giả định trước – một hệ thống của những ràng buộc và những nguyên lý cai quản là sai lầm về cơ bản trong cách hiểu của họ, dĩ nhiên, trừ khi họ nói đến mâu thuẫn” trong nghĩa lỏng lẻo và ẩn dụ của Schelling, khi ông viết rằng “nếu không có mâu thuẫn của tất yếu và tự do, không chỉ triết học nhưng mọi tham vọng cao thượng hơn của tinh thần sẽ chìm vào cái chết vốnđặc biệt với những khoa học trong đó mâu thuẫn không có chức năng gì”. Nếu không có sự căng thẳng giữa tính tất yếu và tự do, quy luật và lựa chọn, có thể là không có sáng tạo, không có truyền thông giao tiếp, không có những hành động mang ý nghĩa nào cả.

 

Tôi đã thảo luận những ý tưởng truyền thống này khá dài, không phải vì chú tâm với quá khứ, nhưng vì tôi nghĩ rằng chúng có giá trị và đúng về cơ bản, và chúng đưa ra lộ trình vốn chúng ta có thể đi theo với lợi ích. Hoạt động xã hội phải được làm sống động bằng một viễn cảnh của một xã hội tương lai, và bằng những phán xét rõ ràng về giá trị liên quan đến tính chất của xã hội tương lai này. những phán xét này phải xuất phát từ một số khái niệm về bản chất con người, và người ta có thể tìm kiếm những nền tảng duy nghiệm bằng việc thăm dò bản chất con người như nó được bộc lộ bởi hành vi của con người và sự sáng tạo của con người, vật chất, trí tuệ và xã hội. [39] Có lẽ chúng ta đã đạt đến một thời điểm trong lịch sử khi có thể suy nghĩ nghiêm trang về một xã hội trong đó những liên kết xã hội được tạo thành tự do thay thế những gông cùm của những thể chế chuyên quyền, đúng hơn theo nghĩa được truyền đạt bởi những nhận xét của Humboldt vốn tôi đã trích dẫn, và chi tiết thêm hoàn toàn theo truyền thống của thuyết xã hội tự do trong những năm sau đó.

 

Thuyết tư bản bóc lột [40] đã tạo một hệ thống kỹ nghệ phức tạp và một kỹ thuật tiến bộ; nó cho phép một mở rộng đáng kể của sự thực hành dân chủ và đã bồi dưỡng những giá trị tự do nhất định, nhưng bên trong những giới hạn vốn hiện đang bị thúc ép và phải khắc phục. Nó không phải là một hệ thống phù hợp cho thời giữa-thế kỷ XX. Nó không có khả năng đáp ứng những nhu cầu con người vốn chỉ có thể được diễn tả trong những thuật ngữ tập thể, và khái niệm của nó về người con người cạnh tranh, người chỉ tìm cách tối đa hóa tài sản và quyền lực, người tự đặt mình vào những liên hệ thị trường, cho sự bóc lột và quyền lực bên ngoài, là phản nhân đạo và không thể dung thứ được trong những ý nghĩa sâu xa nhất. Một nhà nước chuyên quyền thì không là một thay thế chấp nhận được; cũng không thể chấp nhận được thuyết tư bản nhà nước quân sự hóa ở U.S. hay nhà nước quan liêu, tập trung phúc lợi xã hội như mục tiêu của sự hiện hữu con người. Sự biện minh duy nhất cho những thể chế áp bức là sự khan hiếm nguồn lực vật chất hay sự thiếu hụt tiến bộ văn hóa. Nhưng những thể chế như vậy, ở những giai đoạn nhất định của lịch sử, vẫn duy trì và tạo ra một thiếu hụt như vậy, và ngay cả đe dọa sự tồn vong con người. Khoa học và kỹ thuật ngày nay có thể giải phóng con người về sự cần thiết của lao động chuyên biệt, ngu xuẩn không cần suy nghĩ. Trên nguyên tắc, chúng có thể cung cấp cơ sở cho một trật tự xã hội hợp lý dựa trên sự liên kết tự do và kiểm soát dân chủ, nếu chúng ta có ý chí để tạo ra nó.

 

Một viễn cảnh của một trật tự xã hội trong tương lai, đến lượt nó, dựa trên một khái niệm của bản chất con người. Nếu trong thực tế, con người là những hữu thể hoàn toàn mềm mỏng, uốn nắn được đến vô hạn, không có những cấu trúc não thức bẩm sinh và không có những nhu cầu nội tại về tính cách văn hóa hay xã hội, khi đó họ là những đối tượng thích hợp cho việc “định hình của hành vi” bới thẩm quyền nhà nước, quản lý doanh nghiệp, nhà chuyên môn khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng chính trị, , hay ủy ban trung ương. Những aingười với chút tin tưởng vào loài người sẽ hy vọng sự việc này không là như vậy và sẽ cố gắng xác định những đặc điểm nội tại của con người vốn cung cấp khuôn khổ cho sự phát triển trí tuệ, sự tăng trưởng ý thức đạo đức, thành tựu văn hóa và sự tham gia vào một cộng đồng tự do. Theo một cách tương tự phần nào đó, một truyền thống cổ điển đã nói về những thiên tài nghệ thuật hành động trong và theo một số cách thách đố nào đó một khuôn khổ của quy luật. Ở đây chúng ta chạm đến những vấn đề vốn còn ít được hiểu. Với tôi, dường như chúng ta phải mạnh mẽ và triệt để, tách khỏi phần lớn khoa học hành vi xã hội ngày nay, nếu chúng ta muốn đi tới một hiểu biết sâu hơn về những vấn đề này.

 

Ở đây, cũng vậy, tôi nghĩ rằng truyền thống tôi vừa vắn tắt xem lại cho một đóng góp. Như tôi đã quan sát, những người đã quan tâm với tính chất khác biệt và tiềm năng của con người, đã nhiều lần lập lại, đều được đưa đến một cân nhắc kỹ lưỡng về những thuộc tính của ngôn ngữ. Tôi nghĩ rằng nghiên cứu ngôn ngữ có thể đem cho một vài những khái niệm mơ hồ khởi đầu của việc hiểu biết của hành vi do qui luật quản lý [41] và những khả năng cho hành động tự do và sáng tạo trong khuôn khổ của một hệ thống qui luật, ít nhất, phản ảnh những đặc tính nội tại của cấu chức tinh thần con người. Với tôi, có vẻ là hợp lý để nhìn sự nghiên cứu ngày nay của ngôn ngữ, trong một cách nào đó, như một quay về với khái niệm của Humboldt về hình thức của ngôn ngữ: một hệ thống những tiến trình phát sinh bắt nguồn từ những thuộc tính bẩm sinh của não thức, trong lời của Humboldt, cho phép dùng vô hạn những phương tiện hữu hạn. Ngôn ngữ không thể được mô tả như một hệ thống của hành vi có tổ chức. [42] Thay vào đó, để hiểu ngôn ngữ được dùng như thế nào, chúng ta phải thăm dò hình thức ngôn ngữ trừu tượng – ngữ pháp tổng quát của nó, theo thuật ngữ ngày nay. Để học một ngôn ngữ là để xây dựng cho một người hệ thống trừu tượng này, dĩ nhiên là vô thức. Nhà ngôn ngữ học và nhà tâm lý học chỉ có thể tiến hành nghiên cứu việc sử dụng và tiếp thu ngôn ngữ trong chừng mực họ phần nào nắm vững được những thuộc tính của hệ thống vốn người biết ngôn ngữ đó đã thành thạo. Hơn nữa, với tôi, có vẻ như một lập luận thuyết phục có thể được đưa ra trong việc hỗ trợ cho tuyên bố duy nghiệm rằng có thể có được một hệ thống như vậy, trong những điều kiện nhất định về thời gian và sự sẵn có của những cơ hội hay nguồn lực, chỉ bằng một bộ óc vốn được phú bẩm phú với một số thuộc tính nhất định vốn bây giờ chúng ta có thể dự kiến mô tả bằng một số chi tiết. Miễn là chúng ta tự giới hạn, về khái niệm, trong việc điều tra về hành vi, tổ chức của nó, sự phát triển của nó qua tác động hỗ tương với môi trường, chúng ta nhất định bỏ lỡ những đặc tính này của ngôn ngữ và não thức. Trên nguyên tắc, những phương diện khác của tâm lý và văn hóa con người có thể được nghiên cứu theo một cách tương tự.

 

Có thể hình dung được, theo cách này, chúng ta có thể phát triển một khoa học xã hội dựa trên những định đề có cơ sở thực nghiệm liên quan đến bản chất con người. Cũng giống như chúng ta nghiên cứu phạm vi ngôn ngữ vốn con người có thể đạt được, với một số thành công, chúng ta cũng có thể cố gắng nghiên cứu những hình thức diễn đạt nghệ thuật, với vấn đề đó, hay kiến thức khoa học vốn con người có thể hình dung tưởng tượng, và có lẽ ngay cả phạm vi của những hệ thống đạo đức và cấu trúc xã hội trong đó con người có thể sống và hoạt động, với khả năng và nhu cầu nội tại của họ. Có lẽ người ta có thể tiếp tục sang dự án một khái niệm của tổ chức xã hội – vốn trong những điều kiện nhất định về văn hóa vật chất và tinh thần – khuyến khích và đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người tốt nhất – nếu là như vậy – cho sáng kiến tự phát, công việc sáng tạo, tinh thần đoàn kết, theo đuổi công bằng xã hội.

 

Tôi không muốn phóng đại, như tôi chắc chắn, vai trò của sự thăm dò nghiên cứu về ngôn ngữ. Ngôn ngữ là sản phẩm của trí tuệ con người, vốn hiện nay, là thứ dễ tiếp cận nhất để nghiên cứu. Một truyền thống giàu có đã coi ngôn ngữ là một tấm gương phản chiếu của não thức. Ở một mức độ nào đó, chắc chắn có sự thật và cái nhìn sâu xa có ích trong ý tưởng này.

 

Tôi không kém bối rối hơn trước đề tài “ngôn ngữ và tự do” so với khi tôi bắt đầu – và không kém bị thu hút hơn với tò mò tìm hiểu. Trong những nhận xét mang tính phỏng đoán và đại cương này, có những khoảng trống quá bao la khiến người ta có thể hỏi những gì sẽ còn lại, khi ẩn dụ và phỏng đoán không có cơ sở bị loại bỏ. Đó là tỉnh táo để nhận ra – như tôi tin chúng ta phải – rằng chúng ta đã tiến bộ ít biết bao trong kiến thức của chúng ta về con người và xã hội, hay ngay cả trong việc hình thành rõ ràng những vấn đề vốn có thể được nghiên cứu nghiêm chỉnh. Nhưng tôi nghĩ, có một vài chỗ đứng có vẻ khá vững chắc. Tôi muốn tin rằng việc đào sâu nghiên cứu của một phương diện của tâm lý con người – ngôn ngữ con người – có thể đóng góp vào một khoa học xã hội nhân văn vốn cũng sẽ đóng vai trò như một dụng cụ cho hành động xã hội. Không cần phải nói, cần phải nhấn mạnh rằng hành động cải thiện xã hội không thể chờ đợi một lý thuyết được thiết lập vững chắc về bản chất con người và xã hội, cũng như giá trị của điều sau không thể được xác định bởi những hy vọng và phán xét đạo đức của chúng ta. Cả hai – phỏng đoán và hành động – phải tiến triển hết sức như chúng có thể,. mong đến ngày việc tìm hiểu lý thuyết sẽ cung cấp một hướng dẫn vững chắc cho đấu tranh bất tận, thường nghiệt ngã, nhưng không bao giờ là đấu tranh vô vọng cho tự do và công bằng xã hội.

 

Noam Chomsky

 

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Sep/2023)

(Còn tiếp ... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com




[1] Đến năm nay, 2023 – ông 94 tuổi, vốn là giáo sự học viện (Institute Professor) và giáo sư hưu trí (ở MIT (1955-2002), hiện là giáo sư khoa Ngôn ngữ học, và giữ ghế giáo sư Agnese Nelms Haury trong Chương trình Agnese Nelms Haury về Môi trường và Công bằng Xã hội, Đại học Arizona. Ông vẫn tiếp tục giảng dạy nhiều khóa học, gồm ngôn ngữ học, triết học, lịch sử tư tưởng và những vấn đề xã hội và chính trị ở cả hai trường đại học, đặc biệt ở trường Arizona, trong nhiều hội thảo, ông đóng vai trò của một ‘trí thức của công chúng’, chia sẻ kiến thức chuyên môn về ngữ học và về những lĩnh vực khác. của ông với đông đảo những người xem-nghe, khắp thế giới.

Ông là hội viên của American Academy of Arts and Sciences và the National Academy of Science (Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia) US. Ông cũng đã nhận nhiều giải thưởng vì những đóng góp trong nghiên cứu ngôn ngữ học, lịch sử tư tưởng và triết học, gồm Giải thưởng Kyoto, Huy chương Helmholtz và Giải thưởng Người tạo hòa bình Dorothy Eldridge.

[2] Khi dịch bài này là chiến tranh giữa Mỹ và Nga ở Ukraine, và thêm chiến tranh Palestine/Hamas-Zionism/Israel vừa tái tiếp diễn.

[3] The Standard Theory / Lý Thuyết Tiêu Chuẩn (Standard Theory of Transformational-Generative Grammar) là thành phần then chốt trong khung khuôn khổ ngữ pháp phát sinh của Noam Chomsky, ông khai triển khoảng giữa thế kỷ 20. Mục đích chính của nó là mô tả tỉ mỉ và hệ thống hóa cấu trúc ngữ pháp của những ngôn ngữ cụ thể như tiếng Anh hay tiếng Pháp. Khi làm như vậy, Lý thuyết Tiêu chuẩn mở cố gắng khai mở cho thấy liên hệ giữa ngữ pháp cụ thể của một ngôn ngữ với những nguyên tắc phổ quát của Ngữ Pháp Phổ Quát (UG).

[4] Trích từ For Reasons of State, New York: Pantheon Books, 1973.

Luận văn này đã được trình bày như một bài nói chuyện trong Hội thảo Tự do và Khoa học Nhân văn, Đại Học Loyola, Chicago, 8-9 tháng 1, 1970. In lại, từ The Chomsky Reader, James Peck biên tập. New York: Knopf Doubleday Publishing Group, 1987.

Dịch từ: 

THE NOAM CHOMSKY WEBSITE – CHOMSKY.INFO

https://chomsky.info/language-and-freedom/

 

Những chú thích trong ngoặc vuông [... ] dịch theo nguyên bản.

Những chú thích khác, với những sai lầm nếu có, là của tôi, sẽ tìm chữa sau. Tôi đặt trọng tâm trên những khái niệm trong ngữ học, tri thức học của Chomsky

 

 

[5]

a.

Chomsky nổi bật như người đề xướng lỗi lạc của thuyết ngữ pháp phổ quát. Khái quát, đây là giả thuyết cho rằng ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một cấu trúc xã hội hay văn hóa, nhưng ít nhất trong một mức độ nền tảng nhất định nào đó, về sinh học, nó là bẩm sinh với con người. Ý tưởng là ngôn ngữ sẵn có trong di truyền và chung cho tất cả mọi người. Có một vài tương đồng giữa UG của Chomsky và lập trường chính trị tả phái của ông. Dù ông có lần phủ nhận: “… tôi sẽ rất vui khi có thể tìm ra những kết nối thuyết phục trí thức giữa một bên là những lập trường vô chính phủ của tôi và bên kia gồm những gì tôi nghĩ (rằng) tôi có thể chứng tỏ hay ít nhất là bắt đầu để nhìn thấy về bản chất của trí tuệ con người. Nhưng đơn giản là tôi không thể tìm thấy những kết nối thỏa mãn về trí thức giữa hai lĩnh vực đó. Tôi có thể tìm ra được một số điểm tiếp xúc mong manh”. Những gì gọi là “tiếp xúc mong manh Chomsky nhắc ở đây có thể nói về sự kiện là UG hàm chứa một yếu tố của bình đẳng. Yếu tố này chống lại sự kỳ thị chủng tộc và làm suy yếu những nhấn mạnh trên sự khác biệt giữa những văn hóa loài người. Tất cả đều hợp với nội dung của phong trào dân quyền ở U.S. vốn Chomsky thường lên tiếng về những vấn đề chính trị-xã hội. Thuyết ngữ pháp phổ quát là một loại hình của lý thuyết thực chứng Anh-Mỹ. Nó nghiêng về khoa học thực nghiệm, và trong hướng này, nó khác với nhũng lý thuyết xã hội lớn" như Mác-xít, hay thuyết kiến tạo xã hội (social constructivism). Tổng quát, Chomsky thuộc về tả phái Anh-Mỹ hơn là tả phái hậu hiện đại lục địa châu Âu, Điều này thể hiện rõ trong tranh luận nổi tiếng của Chomsky với Michel Foucault, năm 1971. Foucault là một người theo thuyết kiến tạo xã hội, hậu hiện đại và hậu Mác-xít. Foucault tập trung phát triển một phê phán về lý thuyết và về lịch sử, toàn diện và bao quát về quyền lực chính trị-xã hội. Trong khi Chomsky tập trung trên thực tại nhiều hơn vào những vấn đề công bằng xã hội cụ thể, thay vì một lý thuyết ‘lớn’, toàn diện và bao quát. Chomsky quan tâm theo đuổi chân lý thực nghiệm, ngay cả khi không có chân lý tuyệt đối hay chân lý cuối cùng nào, trên lý thuyết, cho ông. Ông nghiêng hẳn về đạo đức. Điển hình, ông phê phán thuyết tư bản ở U.S. là bất công và áp bức, vì nó tạo ra và duy trì sự bất bình đẳng trên toàn quốc và toàn cầu. Ông cho rằng thuyết tư bản U.S. kiểm soát về mặt chính trị, thống trị về mặt kinh tế, và áp bức dân chúng về mặt quân sự. Mục đích của ông là nỗ lực hướng tới một xã hội bình đẳng hơn, công bằng hơn. Chomsky tự nhận là người theo thuyết vô chính phủ hay thuyết xã hội tự do.

Trong suốt cuộc đời ông, Chomsky luôn tích cực ủng hộ và vận động cho những quan điểm tự do cấp tiến, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận. Ông đã công khai bảo vệ quyền tự do ngôn luận, ngay cả cho những người phủ nhận Holocaust, và ông đã lên tiếng chống lại một số hành vi phi tự do nhất định trong những gì được gọi là văn hóa hủy bỏ (cancel culture) ngày nay. Trọng tâm trong phê bình chính trị xã hội của Chomsky là phê phán của ông với những phương tiện thông tin đại chúng. Ông coi những phương tiện truyền thông đại chúng phương Tây và đặc biệt là của những tập đoàn doanh nghiệp truyền thông lớn của U.S. như một công cụ tuyên truyền chính yếu. Giống như trong những hệ thống toàn trị, trong những xã hội dân chủ cũng vậy, những phương tiện thông tin đại chúng là công cụ quan trọng nhất để cho giới tinh hoa nhỏ nắm quyền lực, và để ngăn ngừa bất kỳ nổi dậy nào của những người theo thuyết vô chính phủ hay thuyết xã hội. Để trình bày những hoạt động của những phương tiện truyền thông đại như một dụng cụ tuyên truyền trong những nước dân chủ tự do, ông cùng Edward S. Herman đã viết tác phẩm nối tiếng Manufacturing Consent: The Political Economy of the Mass Media, năm 1988.

 

b.

Vắn tắt hơn - với giáo sư Lawrence Krauss. - chúng ta có thể nghe chính ông nói về sự liên hệ này:

Câu hỏi: “Trong bài viết của ông, có nhan đề 'Ngôn ngữ và Tự do', ông đã nhắc đến việc nghiên cứu ngôn ngữ và tâm lý học của ông đã có thể ảnh hưởng thế nào với quan tâm của ông trong việc (hoạt động) làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Ông có thể giải thích điều đó không?

Trả lời: "Chắc chắn rồi! Nó là như thế này: Tôi tin rằng việc nghiên cứu cách mọi người dùng ngôn ngữ và hiểu tâm lý học có thể giúp tạo ra một loại khoa học xã hội vốn tập trung tất cả vào sự hiểu biết và sự cải thiện xã hội. Đó không phải là một liên hệ lôgích đơn giản trực tiếp, vốn có thể dễ dàng chứng tỏ được, nhưng đó là một kết nối vốn tôi trông thấy. Ý tưởng này đã xuất hiện trong Rousseau. …. Rousseau nói về sự bình đẳng trong bài diễn văn thứ hai của ông (Discours sur l'origine et les fondements de l'inégalité parmi les hommes.1755). Ông bắt đầu bằng suy nghĩ về những loài vật , xem chúng như những bộ máy phản xạ (một quan điểm khá nghiêm khắc, theo Descartes) chúng chỉ có thể làm những gì chúng vẫn thường làm, nhưng không sáng tạo. Sau đó, ông nói rằng con người thì đặc biệt, vì chỉ một mình loài người chúng ta có khả năng sáng tạo. Ông cho rằng bất kỳ hệ thống xã hội nào ngăn cản con người với sự sáng tạo đều sai trừ khi chúng có thể đưa ra lý do chính đáng. Điều (ngăn cản) này gồm bất kỳ hình thức nào của thẩm quyền hay uy lực, cho dù đó là trong một gia đìnhgia trưởng, hay trong những vấn đề quốc tế, hay bất cứ gì ở giữa) chúng đều phải chịu (trả lời) thách thức. Đó không phải là một tự có ý nghĩa; nhưng chúng ta phải suy nghĩ thấu đáo mới thấy. Nó giống như bắt đầu với ý tưởng rằng con người có khả năng sáng tạo bẩm sinh và sau đó kết luận rằng những cấu trúc xã hội ngăn cản sự sáng tạo đó là sai, trừ khi chúng được chứng minh là không phải thế. Đôi khi có thể có lý do chính đáng cho quyền lực (chẳng hạn như - nếu tôi đang đi trên đường phố với đứa cháu gái ba tuổi và nó vụt chạy ra đường và tôi nắm lấy tay nó và kéo nó lại, tôi nghĩ tôi có thể đưa ra một biện minh cho điều đó), nhưng lập luận ở đây là bất kỳ một hình thức quyền lực hay thống trị nào cần có phải có biện minh và thường là không thể biện minh được. Trong trường hợp đó, không tìm được lý do nào cho nó, chúng ta phải dỡ bỏ nó và thay thế nó bằng một gì đó tự do và công bằng hơn”. (Krauss và Chomsky đối thoại: An Origins Project Dialogue (2015)

[6] Hạn chế”: những nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát áp đặt những giới hạn hay ràng buộc trên cấu trúc của những ngữ pháp trong những ngôn ngữ tự nhiên.

[7] [F.W. J. Schelling, Philosophical Inquiries into the Nature of Human Freedom. James Gutmann biên dịch, (Chicago: Open Court Publishing Co., 1936)]

 “tư tưởng coi tự do là tổng thể và bản chất của triết học”, “tổng thể” = trọng tâm hay nội dung thiết yếu, ý tưởng trung tâm hay chính yếu của triết học.

Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775–1854) là triết gia chính yếu của chủ thuyết duy ý Germany, phong trào triết học nổi lên ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Cùng với Fichte và Hegel, Schelling đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển của thuyết duy ý Germany trong thời kỳ này.

[8] Tả Phái Mới (New Left): từ chỉ một phong trào chính trị và xã hội nổi bật trong những năm 1960 và 1970, chủ yếu ở những nước phương Tây, gồm U.S. và Europe.. Phong trào này đặc biệt chỉ trích những khuôn khổ chính trị và xã hội đã thiết lập, lên tiếng phản đối Chiến tranh (US-)Việt Nam, đè cao dân quyền và nhiệt tình thúc đẩy những vận động cấp tiến như nam nữ bình quyền, bảo vệ môi trường và phản--đế quốc. Những nhân vật nổi bật của Tả Phái Mới gồm Tom Hayden, Abbie Hoffman, Angela Davis, Bernardine Dohrn, Bill Ayers, Stokely Carmichael (Kwame Ture) và những trí thức như Noam Chomsky. Bắt nguồn từ tinh thần phản đối, đi ngược lại văn hóa chính thống,thống trị của thời đại. Cánh tả Mới được thúc đẩy bởi mong muốn chuyển hóa xã hội và thách thức những chuẩn mực và những cơ cấu uy quyền đã thiết lập.

[9] speculate: suy nghĩ, cân nhắc. – con người sinh ra không chỉ để suy nghĩ, cân nhắc nhưng còn để hành động. Karl Marx cũng cùng quan điểm tương tự trong câu nói nổi tiếng của ông: “Những triết gia cho đến nay chỉ giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau; nhưng vấn đề là thay đổi nó”. Cả hai đều phản ánh ý tưởng rằng sự suy ngẫm và phân tích tri thức sẽ phải dẫn đến hành động thực tiễn thay đổi thế giới, thay vì chỉ dừng lại ở ‘suy nghĩ, cân nhắclý thuyết thuần túy

[10] Trong Luận về bất bình đẳng / Discourse on Inequality (1755), Rousseau thămnhững ý tưởng chính sau:

(a)    Trạng thái tự nhiên: Con người vốn là tốt lành và tự cung tự cấp trong một trạng thái của tự nhiên.

(b)    Nguồn gốc của bất bình đẳng: Bất bình đẳng xã hội xuất hiện cùng với sở hữu tư nhân và sự phát triển của xã hội.

(c)    Khế ước xã hội: Rousseau cổ vuc cho một xã hội được quản lý bởi ý chí chung, trong đó những cá nhân sẵn sàng từ bỏ một số quyền tự do vì lợi ích chung.

(d)    Phê phán nền văn minh: Ông chỉ trích văn minh hiện đại vì cấy trồng và nuôi dưỡng sự bất bình đẳng và làm suy thoái đạo đức.

(e)    Giáo dục và đạo đức: Giáo dục nên tập trung vào phát triển nhân cách đạo đức và đức hạnh

Tác phẩm của Rousseau cuối cùng đặt câu hỏi về tác động của xã hội hiện đại đối với bản chất con người và đề nghị quay trở lại một hình thức tổ chức xã hội công bằng và có ý thức đạo đức hơn.

[11] [R.D. Masters, giới thiệu về ấn bản của ông về Jean-Jacques Rousseau, First and Second Discourses, (New York: St. Martin's Press, 1964).]

[12] “usurpations” cho thấy Rousseau tin rằng những cấu trúc xã hội và tài sản cá nhân này đã bị chiếm đoạt sai trái và bất hợp pháp. Ông tiếp tục lập luận rằng chúng có được qua vũ lực và ép buộc, không qua những phương tiện chính đáng hay công chính. Do đó, theo quan điểm của Rousseau, nếu vũ lực được dùng để tước đoạt những tài sản này khỏi những cá nhân giàu có đang nắm giữ chúng, họ sẽ không có cơ sở chính đáng để khiếu nại vì chính họ giành được của cải và tài sản này dựa trên những gì ông coi là bất công và lạm dụng, ngược đãi.

[13] “quyền ngủ dưới cầu vào ban đêm” ẩn dụ nhấn mạnh ý tưởng rằng, theo lập luận của Rousseau, luật pháp và quy định do người giàu đặt ra được thiết kế để duy trì công bằng và bình đẳng mặt ngoài. Ẩn dụ gợi ý rằng bất kể tình trạng kinh tế của một người (giàu hay nghèo), một số quyền hoặc điều kiện cơ bản nhất định, tượng trưng bằng việcngủ dưới gầm cầu ban đêm”, đều bị từ chối với mọi người giàu nghèo như nhau, luật pháp, vốn được cho là thiết lập công lý và bình đẳng, thường không cung cấp được những nhu cầu cơ bản cho cả người giàu và người nghèo. Nó nêu lên sự đạo đức giả của giới giàu, những người ủng hộ một công lý và bình đẳng trên nguyên tắc nhưng trong thực tế, duy trì những hệ thống bất bình đẳng xã hội.

[14] [So sánh với Proudhon, một thế kỷ sau: “Không cần thảo luận dài dòng để chứng minh rằng quyền lực của việc phủ nhận một người suy nghĩ, ý chí, nhân cách của người ấy, là một quyền lực của sống và chết, và rằng làm một con người thành một nô lệ, là sát hại con người ấy”]

[15] [Trích dẫn trong A Lehning , ed., Bakunin, Etatisme et anarchie (Leiden: EJ Brill, 1967), ghi chú của người biên tập số 50, từ P Schrecker , “Kant et la révolution francaise , Revue Philosophique , tháng 9 – tháng 12 năm 1939.]

[16] “Thời kỳ khủng bố” một giai đoạn trong Cách mạng France, đặc biệt là từ 1793 đến 1794. Đánh dấu bằng bạo lực chính trị cực đoan, hành quyết hàng loạt và khủng bố trừng phạt với sự phê chuẩn của nhà nước. Chính quyền cách mạng dưới ảnh hưởng của Robespierre đã thực hiện những biện pháp hà khắc nhằm củng cố quyền lực và bảo vệ lý tưởng cách mạng. Ủy ban An ninh Công cộng, do Robespierre lãnh đạo, nhằm mục đích loại bỏ những kẻ thù của cách mạng và trấn áp những phần tử phản cách măng. Trong thời gian này, hàng nghìn người, gồm Louis XVI và Marie Antoinette, đã bị xử tử bằng máy chém.

[17] [Tôi đã thảo luận vấn đề này trong Cartesian Linguistics (New York: Harper & Row, 1966) và Language and Mind (New York: Harcourt Brace Jovanovich, ấn bản mở rộng, 1972).]

[18] [Xem những tài liệu tham khảo của chú thích 5, và cũng Aspects of the Theory of Syntax (Cambridge, Mass: MIT Press, 1969) của tôi, (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1969), chap. 1, sec. 8]

[19] nghệ thuật nói: khả năng dùng lời nói một cách thông thạo để giao tiếp, thể hiện suy nghĩ, ý tưởng và cảm xúc.

[20] aorists

[21] the Gordian knot.

[22] there is no passage from body to mind: không có kết nối hoặc chuyển đổi trực tiếp hay đơn giản từ những phương diện vật chất của cơ thể sang những phương diện tinh thần của não thức. Quan điểm cho rằng não thức và cơ thể là những thực thể riêng biệt với những đặc tính riêng biệt và không có cơ chế hay một lối đi đơn giản nào, qua đó những yếu tố vật chất trực tiếp phát sinh những kinh nghiệm hay ý thức tinh thần.

[23] [Tôi không cần phải nói thêm rằng đây không phải là quan điểm phổ biến. Phần thảo luận, xem, xem E.H. Lenneberg, Biological Foundations of Language (New York: John Wiley & Sons, 1967); Language and Mind của tôi; E.A. Drewe et al., “A Comparative Review of the Results of Behavioural Research on Man and Monkey,” (London; Institute of Psychiatry, bản thảo chưa xuất bản, 1969); P.H. Lieberman, D.H. Klatt, and W.H. Wilson, “Vocal Tract Limitations on the Vowel Repertoires of Rhesus Monkeys and other Nonhuman Primates,” Science, June 6, 1969; and P.H. Lieberman, “Primate Vocalizations and Human Linguistic Ability,” Journal of the Acoustical Society of America, vol. 44, no. 6 (1968).]

[24] [Trong những quyển sách được trích dẫn ở trên, và trong Current Issues in Linguistic Theory (New York: Humanities Press, 1964)]

[25] [J.W. Burrow, phần giới thiệu về ấn bản của ông về Wilhelm von Humboldt, Limits of State Action (London: Cambridge University Press, 1969), hầu hết những trích dẫn tiếp sau đã lấy từ nó.]

[26] [So sánh những nhận xét của Kant, trích dẫn ở trên. Luận văn của Kant xuất hiện năm 1793; của Humboldt viết vào năm 1791–92. Nhiều phần đã rõ ràng, nhưng nó không trở nên rõ ràng đầy đủ trong đời ông. Xem Burrow, giới thiệu về Humboldt, Limits of State Action.]

[27] [Thomas G Sanders, “Hội nhà thờ ở châu Mỹ Latinh,” Foreign Affairs, vol. 48, không. 2 (1970).]

[28] [Ibid, Nguồn được cho là những ý tưởng của Paulo Freire. Những chỉ trích tương tự cũng phổ biến trong phong trào sinh viên ở phương Tây. Thí dụ, xem Mitchell Cohen và Dennis Hale, eds., The New Student Left rev. ed. (Boston: Beacon Press, 1967), chương. 3.]

[29] [Cụ thể, một người “chỉ đạt được sự trưởng thành và thanh nhã nhất trong hoạt động của người ấy, khi những lối sống của người ấy phù hợp hài hòa với tính cách của người ấy,” – nghĩa là, khi hành động của người ấy xuất phát một cách tự nhiên từ động lực và khuynh hướng bên trong chính người ấy.]

[30] [Trích dẫn sau từ những bình luận của Humboldt về Hiến pháp France, 1791 phần được dịch trong Marianne Cowan, ed., Humanist Without Portfolio: An Anthology (Detroit: Wayne State University Press, 1963).]

[31] bối cảnh bình đẳng về chính trị và pháp lý

[32] [Rudolf Rocker, “Anarchism and Anarcho-syndicalism,” trong Paul Eltzbacher, Anarchism (London: Freedom Press, 1960). Trong Nationalism and Culture (London: Freedom Press, 1937) của ông, Rocker mô tả Humboldt là “đại diện tiêu biểu nhất ở Germany” của học thuyết về những quyền tự nhiên và sự chống đối nhà nước độc tài. Rousseau được ông coi là tiền thân của học thuyết về chuyên chế, nhưng ông chỉ coi Social Contract nhưng không Discourse on Inequality tự do hơn nhiều. Burrow nhận xét rằng luận văn của Humboldt dự đoán “nhiều lý thuyết chính trị của thế kỷ XIX về loại bình dân, vô chính phủ và chủ nghĩa công nhân sở hữu và quản lý.” và ghi nhận những gợi ý của Marx thời kỳ đầu. Xem thêm Cartesian Linguistics, n. 51, của tôi, cho một số nhận xét]

[33] A predatory capitalist economy: một hệ thống kinh tế đặc trưng bởi sự bóc lột tàn nhẫn trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản. Trong bối cảnh này, từ "săn mồi" gợi ý rằng hệ thống kinh tế ưu tiên việc tìm kiếm lợi ích và tích lũy của cải mà bỏ qua cân nhắc về đạo đức, phúc lợi xã hội hay hạnh phúc của cá nhân và cộng đồng.

[34] [Karl Polanyi, The Great Transformation: The Political and Economic Origins of Our Time (Boston: Beacon Press, 1957).]

[35] [Được Paul Mattick trích dẫn, “Sự kiểm soát của người lao động,” trong Priscilla Long, ed., The New Left (Boston: Porter Sargent, 1969), p. 377.]

giai đoạn giải phóng thứ ba và cuối cùng của lịch sử: Charles Fourier (1772-1837), triết gia và nhà lý luận xã hội người France thế kỷ 19, đã đề xuất lý thuyết ba giai đoạn về tiến hóa xã hội. Giai đoạn đầu tập trung vào việc xóa bỏ chế độ nô lệ, trao tự do cho những người bị nô lệ. Giai đoạn thứ hai nhằm giải phóng phụ nữ và thiết lập bình đẳng nam nữ. Giai đoạn giải phóng thứ ba và cuối cùng của Fourier tìm cách biến đổi giai cấp công nhân, giải quyết những vấn đề kinh tế bằng loại bỏ việc coi lao động như một loại hàng hóa hoặc một sản phẩm có thể bán được trên thị trường, chấm dứt chế độ nô lệ tiền lương và thiết lập quyền kiểm soát dân chủ đối với những tổ chức thương mại, công nghiệp và tài chính. Khái niệm này hình dung một sự chuyển đổi xã hội toàn diện theo hướng tự do và tự chủ của cá nhân, đặc biệt là đối với giai cấp công nhân, bằng loại bỏ những phương diện bóc lột lao động và thực hiện những cơ cấu kinh tế dân chủ.

[36] con người man rợ “sống với tự thân/chính mình: “the savage who lives within himself’”: ý tưởng lãng mạn hóa của Jean-Jacques Rousseau về một cá nhân nguyên thủy hay chưa văn minh, tồn tại trong cô độc khép kín, hoàn toàn tự lập và tự chủ, tách biệt khỏi những cấu trúc xã hội phức tạp.. “Savage/ man rợ” không mang ý miệt thị nhưng chỉ mô tả một con người sống với chính mình giữa thiên nhiên, không chịu ảnh hưởng của xã hội tổ chức. Tất cả, nhấn mạnh trên tự do có từ sự tự chủ và độc lập bản thân.

Khái niệm con người man rợ của Jean-Jacques Rousseau là một lãng mạn hóa ý tưởng về một cá nhân nguyên thủy, thiếu/chưa văn minh, còn sống trong một trạng thái tự nhiên, tránh khỏi những phức tạp xã hội. Điều này trái ngược với hình ảnh của những cá nhân hòa nhập và chịu ảnh hưởng của những khuôn khổ chuẩn mực xã hội. Nhiều triết gia đã phê bình hình ảnh cá nhân man rợ/ nguyên thủy của Rousseau là không chính xác về lịch sử, thành kiến hoài niệm quá khứ, và không bằng chứng duy nghiệm. Những nhà lý thuyết về ‘khế ước xã hội’ như Thomas Hobbes và John Locke đưa ra những quan điểm thay thế, nhấn mạnh sự cần thiết phải quản trị vững mạnh hoặc bảo vệ những quyền cá nhân. Những nhà kinh tế như Adam Smith nhấn mạnh những lợi ích của thương mại và chuyên môn hóa. Những nhà nhân chủng học, gồm Herbert Spencer, Bronisław Malinowski và Lewis Henry Morgan, đóng góp những quan điểm đa dạng, phê phán quan điểm tĩnh của Rousseau về xã hội nguyên thủy và đưa ra một cách hiểu năng động hơn về sự phát triển của con người.

[37] [Rousseau cam kết tuân thủ những chuẩn mực và luật pháp xã hội, thừa nhận rằng ông đã rời bỏ "sự đơn giản ban đầu" của ông và bây giờ dựa trên những cấu trúc này. Ông bày tỏ một trung thành với việc tôn trọng những liên hệ thiết yếu trong xã hội của ông, sốt sắng tuân thủ luật pháp và tuân theo những người có trách nhiệm tạo ra và thực thi chúng. Tuy nhiên, ông chỉ trích một hiến pháp phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ của nhiều cá nhân tên tuổi, chỉ ra rằng mặc dù có những nỗ lực của họ, nó có khuynh hướng tạo ra nhiều tai họa thực sụ hơn là những lợi ích trông thấy bên ngoài.]

[38] Ngữ Pháp Phát Sinh

[39] Ông muốn nói - Nó bao gồm việc nghiên cứu những phương diện khác nhau của hành vi và sáng tạo của con người trên những lĩnh vực khác nhau, gồm vật chất (tạo tác vật chất và cơ sở hạ tầng), trí tuệ (ý tưởng, tin tưởng, kiến thức) và xã hội (tương tác, thể chế, thực hành văn hóa). Điều tra này có thể liên quan đến những lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học, triết học, lịch sử và những lĩnh vực khác, nhằm mục đích đạt được những hiểu biết sâu xa về những phương diện cơ bản của sự hiện hữu, động lực, nhận thức, văn hóa và cấu trúc xã hội của con người.

[40] predatory capitalism

[41] Ông cho rằng rằng nghiên cứu ngôn ngữ có thể cung cấp những hiểu biết sâu xa về hành vi được điều chỉnh bởi quy luật, cho thấy có những hệ thống qui luật chi phối việc dung ngôn ngữ.

[42] Noam Chomsky nhấn mạnh rằng ngôn ngữ không nên đơn giản quy giản thành một hiện tượng về hành vi. Những tiếp cận theo thuyết hành vi truyền thống trong tâm lý học, đặc biệt là những phương pháp của phái B.F. Skinner,đã tập trung vào việc giải thích hành vi của con người qua những hành động có thể quan sát được và những kích thích từ bên ngoài. Tuy nhiên, Chomsky lập luận rằng ngôn ngữ không chỉ là một tập hợp của những hành vi đã học và những phản ứng với những kích thích. Nhấn mạnh rằng ngôn ngữ có một cấu trúc phức tạp vượt ra ngoài hành vi đơn thuần. Nó liên quan đến một hệ thống trừu tượng, một ngữ pháp sáng tạo, bắt nguồn từ những đặc tính tinh thần bẩm sinh của con người. Khi tuyên bố rằng ngôn ngữ không thể được mô tả như một hệ thống của hành vi có tổ chức. Chomsky nêu lên sự thiếu sót của những cái nhìn theo thuyết hành vi thuần túy trong việc nắm bắt những phức tạp của ngôn ngữ. Ông cổ vũ cho một sự hiểu sâu xa hơn vốn xem xét những tiến trình tâm lý bên trong và những cấu trúc bẩm sinh liên quan đến việc đem dùng và tiếp thu ngôn ngữ.