Thursday, July 9, 2020

Bhikkhu Bodhi – Hai Kiểu Thức Thực Hành của Vipassana

Hai Kiểu Thức Thực Hành của Vipassana
(Two Styles of Insight Meditation)

Bhikkhu Bodhi









Ngày nay, việc ứng dụng thực hành của Vipassana đã được phổ biến khắp thế giới, tuy nhiên để có được thành tựu này, nó đã trải qua một sự biến dạng tinh tế, không dễ phân tích. Thay vì được dạy như một phần không thể thiếu bên trong của con đường đao Phật, bây giờ nó thường được trình bày như một sự rèn luyện thế tục vốn những quả thành của nó liên quan nhiều với đời sống trần gian hơn với giải thoát khỏi thế gian. Nhiều người thực tập quán tưởng làm chứng cho lợi ích có thể trông thấy mà họ nhận được từ sự thực hành Vipassana, lợi ích gồm từ việc nâng cao hiệu năng làm việc và những quan hệ cá nhân tốt hơn, đến sự an tĩnh sâu xa hơn, từ bi hơn và ý thức nhiều hơn. Tuy nhiên, trong khi những lợi ích như vậy có thể chắc chắn xứng đáng theo đuổi dựa trên giá trị đặc biệt của bản thân chúng, khi xem xét trong riêng lẻ, chúng không phải là mục đích cuối cùng vốn chính đức Phật đã đưa lên như điểm cuối của giảng dạy về tu tập của ngài. Mục đích đó, trong thuật ngữ của những bản kinh, là sự đạt đến nibbāna, sự hủy diệt của tất cả những phiền não ở đây và bây giờ, và sự giải thoát khỏi vòng vô tận của những tái sinh.


Có lẽ áp lực mạnh mẽ nhất đã định dạng cho biểu hiện thời nay của Vipassana là đòi hỏi để chuyển sự thực hành vào trong một môi trường phần lớn thế tục, xa vời với môi trường phát triển cấu trúc truyền thống của tin trưởng và học thuyết đạo Phật. Với bầu không khí hoài nghi trong thời chúng ta, nó khá thích hợp để những người mới đến với Dhamma được mời tự tìm ra tiềm năng vốn có trong sự thực hành cho chính họ. Có lẽ điều sau cùng họ cần là đẩy họ ngay từ đầu vào một chương trình thực hành đầy đủ của học thuyết đao Phật.

Tuy nhiên, dù ban đầu chúng ta có thể đón nhận thực hành quán tưởng với một đầu óc cởi mở và tìm hiểu, đến một điểm nhất định nào đó trong thực hành của chúng ta, không tránh khỏi đi đến một ngã rẽ, ở đó chúng ta có trước mặt một lựa chọn. Hoặc là chúng ta có thể tiếp tục thực hành quán tưởng như một kỷ luật thuần túy tự nhiên, không-tôn giáo, hoặc chúng ta có thể chuyển thực hành này đưa nó về trong bối cảnh ban đầu của hiểu biết và lòng tin đao Phật. Nếu chúng ta chọn con đường đầu tiên, chúng ta vẫn có thể đào sâu thực hành quán tưởng của chúng ta và gặt hái những lợi ích tương tự vốn cho đến giờ chúng ta đã nhận được thêm dồi dào hơn, an tĩnh sâu xa hơn, không câu chấp nhiều hơn, cởi mở hơn, thậm chí là một loại của thấu xuốt thấm thía về ‘lúc này và ở đây’. Dù sao đi nữa, như những quả thành này trong tự thân chúng có thể là đáng mong muốn, đem đối chiếu với những lời dạy của đức Phật, chúng vẫn là chưa hoàn tất. Đối với việc thực hành Vipassana, để đạt được toàn bộ tiềm năng vốn đức Phật đã gán cho nó, nó phải được một số phẩm tính khác bao quanh, vốn gắn chặt nó với cấu trúc nền tảng của giảng dạy.

Đứng đầu giữa những phẩm tính như thế là một đôi bổ túc cho nhau của lòng tin đúng và cái nhìn đúng. Như một thành tố của con đường đao Phật, lòng tin (saddhā) không có nghĩa là lòng tin mù quáng nhưng là một sẵn sàng để đón nhận trong tin cậy những tuyên bố khẳng định nhất định nào đó vốn chúng ta, ở giai đoạn phát triển hiện tại của mình, chúng ta chưa thể chứng thực được cho riêng mình. Những tuyên bố khẳng định này liên quan đến cả bản chất của thực tại và những tầng mức cao hơn của con đường. Trong bản đồ truyền thống của tu tập đao Phật, tin tưởng đã đặt ở bắt đầu, như những điều kiện tiên quyết cho những giai đoạn phát triển sau, trong bộ ba gồm đức hạnh, sự tập trung và trí tuệ [1]. Những bản văn kinh điển có vẻ đã không thấy trước việc có thể xảy ra rằng một người thiếu lòng tin vào những giáo lý đặc biệt với Dhamma có thể bắt đầu ngay việc thực hành Vipassana và gặt hái được những kết quả tích cực. Thế nhưng ngày nay, một hiện tượng như vậy đã trở nên phổ biến rộng rãi. Bây giờ, điều là khá phổ thông cho những người tu tập Vipassana để có tiếp xúc đầu tiên với Dhamma qua thực tập chuyên sâu trong quán tưởng, để có ‘cái nhìn sâu xa và nhận thức sáng rõ về những gì đang xảy ra đương khi nó đang xảy ra’, và sau đó dùng kinh nghiệm này như một tiêu chuẩn qui chiếu cho việc đánh giá quan hệ của chúng với sự giảng dạy.

Ở chỗ nối này, sự lựa chọn những người thực hành Vipassana làm, phân họ vào thành hai phái rộng rãi. Một gồm những người tập trung hoàn toàn vào những lợi ích thấy được vốn sự thực hành gây ra lúc này và ở đây, tạm ngưng tất cả bận tâm với những gì nằm ngoài chân trời của kinh nghiệm riêng họ. Phái khác gồm những người nhận thấy rằng sự thực hành chảy đến từ một nguồn suối của hiểu biết sâu xa hơn và rộng lớn hơn so với của riêng họ. Để đi theo sự khôn ngoan này, về nguồn của nó, những người thực hành như vậy sẵn sàng đặt những giả định quen thuộc (về con người và thế giới) của họ dưới những gì giảng dạy đã cho biết, và như thế ôm chặt Dhamma như một toàn thể trọn vẹn.

Sự kiện là Vipassana có thể được thực hành chân thành và quả quyết ngay cả ngoài lãnh vực của lòng tin đao Phật nêu lên một câu hỏi lý thú vốn chưa bao giờ được đặt ra rõ ràng trong những kinh và luận. Nếu Vipassana có thể được theo đuổi chỉ thuần cho những lợi ích có thể nhìn thấy ngay lập tức của nó, khi đó tin tưởng vào đạo Phật đóng vai trò gì trong sự phát triển của con đường giải thoát? Chắc chắn, tin tưởng như một sự chấp nhận hoàn toàn học thuyết đao Phật không phải là một điều kiện cần thiết cho thực hành đao Phật. Như chúng ta đã thấy, những người không đi theo Dhamma như một con đường dẫn đến sự giải thoát tinh thần có thể vẫn chấp nhận những giới luật đạo đức đao Phật và thực hành quán tưởng như một cách để có được sự an tĩnh bên trong.

Do đó, tin tưởng phải đóng một vai trò khác hơn một thúc dục đơn giản hay thuyết phục chân thành để hành động, nhưng bản chất chính xác của vai trò này vẫn còn là câu hỏi. Có lẽ giải pháp sẽ hiện ra nếu chúng ta hỏi rằng lòng tin có nghĩa thực sự là gì trong nội dung của thực hành đao Phật. Cần phải rõ ràng ngay lập tức rằng tin tưởng không thể được giải thích thỏa đáng như chỉ đơn giản là sự tôn kính đức Phật, hay như một vài hỗn hợp của sùng kính, ngưỡng phục và biết ơn. Vì trong khi những phẩm tính này thường có mặt bên cạnh lòng tin, chúng có thể tất cả có mặt dẫu khi chính lòng tin thì vắng mặt.

Nếu chúng ta xem xét lòng tin, hay tin tưởng tôn giáo này, chặt chẽ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng bên cạnh những nội dung cảm xúc của nó, nó cũng gồm một thành phần tri thức. Điều chính và thiết yếu này là một sẵn sàng để chấp nhận đức Phật như người độc nhất đã tìm ra và tuyên bố về sự thật giải thoát. Nhìn từ góc độ này, tin tưởng nhất thiết gồm một quyết định. Như từ ‘quyết định’ ngụ ý (quyết định = cắt đứt), để đặt tin tưởng vào một gì đó là để thực hiện một hành vi của đối xử với phân biệt. Do đó tin tưởng tôn giáo trong đao Phật, ít nhất là ngầm, kéo theo một sự phủ nhận về những tuyên xưng của những thày dạy tinh thần khác để trở thành người mang thông điệp giải thoát ngang hàng với chính Đức Phật. Như một quyết định, tin tưởng cũng kéo theo sự chấp nhận. Nó gồm một sẵn sàng để chính mình mở ra với những nguyên lý được đấng Giác ngộ làm cho biết được, và tuân thủ theo chúng như những hướng dẫn tin cậy về kiến ​​thức và tác phong ứng xử.

Chính quyết định này phân rẽ những người đón nhận thực hành Vipassana như một môn học thuần túy tự nhiên với những người thực hành nó trong khuôn khổ của tin tưởng tôn giáo đạo Phật. Những người trước bằng cách đình chỉ bất kỳ phán xét nào về bức tranh của thân phận con người do đức Phật truyền đạt, giới hạn thành quả của thực hành với những gì vốn tương thuận với một thế giới quan tự nhiên và thế tục. Những người sau, bằng cách chấp nhận sự tiết lộ của chính Đức Phật về thân phận con người, đạt được sự truy cập vào mục đích mà chính Đức Phật nêu cao như là mục đích cuối cùng của sự thực hành.

Trụ cột thứ hai ủng hộ sự thực hành của Vipassana là phần đối ứng về nhận thức của lòng tin, cụ thể là cái nhìn đúng (samma ditthi). Qua từ ‘cái nhìn’ có thể gợi ý rằng người thực tập thực sự nhìn thấy những nguyên lý được xem là đúng, nhưng khi bắt đầu thực tập, việc này hiếm khi xảy ra. Tất cả nhưng trừ chỉ một vài người thực tập có khả năng đặc biệt có sẵn, cái nhìn đúng ban đầu có nghĩa là tin tưởng đúng, sự đón nhận những những nguyên lý và những học thuyết từ lòng tự tin vào sự giác ngộ của đức Phật. Mặc dù những người đao Phật với quan điểm hiện đại đôi khi cho rằng đức Phật nói người ta chỉ nên tin vào những gì người ta có thể xác minh được cho mình, không có tuyên bố như vậy tìm thấy trong kinh điển Pali. Những gì đức Phật quả thực nói là người ta không nên nhắm mắt chấp nhận những giảng dạy của ngài, nhưng nên tìm hiểu ý nghĩa của chúng và cố gắng để nhận ra sự thật của chúng cho chính mình.

Trái với đao Phật theo quan điểm hiện đại, có nhiều những nguyên lý được đức Phật dạy như thiết yếu với việc hiểu đúng vốn trong trạng thái hiện tại của chúng ta, chúng ta không thể thấy được cho chính mình. Những nguyên lý này không phải là không quan trọng, vì chúng định nghĩa khung cấu trúc của toàn bộ chương trình giải thoát của đức Phật. Chúng không chỉ mô tả những chiều sâu xa hơn của đau khổ vốn chúng ta cần thoát khỏi, nhưng chúng trỏ tới hướng sự giải thoát đích thực nằm trong đó, và quy định những bước dẫn đến sự thực hiện của mục đích.

Những nguyên lý này gồm những học thuyết tôn giáo của cái nhìn đúng, cả ‘trần tục’ và ‘siêu việt’. Cái nhìn đúng trần tục là loại của hiểu chính xác dẫn đến một điểm đến may mắn bên trong vòng quay của những tái sinh. Nó gồm một sự chấp nhận của những nguyên lý của nghiệp và quả nghiệp; của sự phân biệt giữa hành động công đức và tà ác [2]; và của không gian bao la và nhiều những thế giới của saṃsāra trong đó có thể diễn ra tái sinh. Cái nhìn đúng siêu việt là cái nhìn dẫn đến giải thoát khỏi toàn bộ saṃsāra. Nó tất yếu gồm sự hiểu biết Bốn Sự Thật Cao Quí trong những hệ luận sâu xa hơn của chúng, vì không đơn thuần chỉ đem cho là một chẩn đoán của sự đau khổ tâm lý nhưng một mô tả về sự ràng buộc luân hồi và một chương trình hành động cho sự giải thoát cuối cùng. Đó là cái nhìn đúng siêu việt hiện ra ở đầu của Con Đường Tám Chân Chính và hướng dẫn bảy thành tố khác về hướng của sự chấm dứt đau khổ.

Trong khi những kỹ thuật thực tế cho việc thực hành Vipassana có thể là giống như một với kỹ thuật của những người theo đuổi nó như một kỷ luật thuần túy tự nhiên và của những người đón nhận nó dưới khung cấu trúc của Dhamma, tuy nhiên hai phong cách thực hành sẽ khác nhau sâu xa khi nhìn về những kết quả vốn những kỹ thuật đó có thể đem lại. Khi thực hành dựa trên nền tảng của sự hiểu biết tự nhiên, Vipassana có thể mang lại sự an tĩnh lớn hơn, hiểu biết và không câu chấp hơn, cởi mở hơn hơn, ngay cả những kinh nghiệm của cái nhìn sâu xa vào bên trong. Nó có thể làm sạch những phiền não của và những vấn đề thô thiển hơn cho não thức trong một sự đón nhận an tĩnh của những thăng trầm của đời sống. Vì những lý do này, không nên xem thường phương thức thực hành này. Tuy nhiên, từ một điểm nhìn sâu xa hơn, sự lấy dùng này của quán tưởng đao Phật vẫn không còn chưa hoàn tất. Nó vẫn còn bị giới hạn trong phạm vi của sự tồn tại chịu điều kiện nhân quả, vẫn buộc chặt vào vòng quay của nghiệp và quả của nó.

Tuy nhiên, khi Vipassana được giữ vững lâu dài từ nền tảng bởi lòng tin sâu xa vào đức Phật như vị thầy đã hoàn toàn giác ngộ, và được chiếu sáng từ trên cao bằng khôn ngoan của việc giảng dạy, nó có được một khả năng mới vốn sự tiếp cận khác không có. Bây giờ nó hoạt động với sự hỗ trợ của khách quan, không ràng buộc, di chuyển về hướng giải thoát cuối cùng. Nó trở thành chìa khóa để mở những cánh cửa của không-Chết, những phương tiện để có được một tự do vốn không bao giờ có thể bị mất. Với điều này, Vipassana vượt trên những giới hạn của điều kiện, vượt ngay cả trên chính nó, để đi đến mục tiêu đích thực của nó: xóa bỏ tất cả những xiềng xích của tồn tại và tháo gỡ khỏi cái vòng vẫn có từ không-có-khởi-đầu của sinh, già và chết.

Bhikkhu Bodhi (2005)
[Access to Insight (BCBS Edition), 16 June 2011,
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/bodhi/bps-essay_45.html]


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul2020)