Thursday, June 11, 2020

Bhikkhu Bodhi – Tìm một nơi để từ đó bắt đầu

Tìm một nơi để từ đó bắt đầu 

(Finding a Place from Which to Start)
Bhikkhu Bodhi







Khi người ta bắt đầu định chọn một tôn giáo, người ta chọn thế nào cho đúng? Những tôn giáo khác nhau đem cho cho chúng ta những viễn tượng thật khác nhau về bản chất của đời sống con người và những con đường thực hành rất khác nhau, khiến tìm một giản đồ thống nhất có khả năng dung hợp những đòi hỏi đối nghịch của chúng là điều khó có thể được.Thế nhưng, có rất nhiều tùy thuộc trên sự lựa chọn vốn chúng ta thực hiện. Hầu hết những tôn giáo bảo chúng ta rằng thế giới là sự sáng tạo của một Gót toàn năng, và chúng nói rằng nếu chúng ta muốn được cứu vớt, chúng ta phải chấp nhận gót này với lòng tin và yêu vị này với tất cả tồn tại của chúng ta. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta gặp phải là những tôn giáo khác nhau đều mô tả những Gót của họ hoàn toàn khác nhau, trong những cách không tương đồng, và chúng ta không có phương tiện nào trong tay cho việc tự xác định mô tả nào thì đúng và mô tả nào thì sai; và cũng có thể là chúng tất cả đều không chấp nhận được. Một số tôn giáo dạy rằng chúng ta sống chỉ một đời duy nhất trên trái đất và sau đó sống đời vĩnh hằng trong một cõi khác; tùy thuộc vào việc chúng ta đã ứng xử thế nào trong đời sống này; những tôn giáo khác dạy rằng chúng ta liên tục trải qua nhiều những đời sống khác nhau, trong thế giới này và trong những thế giới khác, cho đến khi chúng ta đat được sự giải thoát khỏi chuỗi của những tái sinh.

Đạo Phật là một tôn giáo không-tin-có-gót, dạy rằng có tái sinh. Nó không chấp nhận bất kỳ một khái niệm nào về một vị gót sáng tạo, nhưng dạy rằng chúng ta luân hồi từ đời này sang đời khác, trong cõi người và trong những cõi khác, tùy theo nghiệp của chúng ta, nghĩa là những hành động có chủ ý của chúng ta. Khi tôi giảng Dhamma, tôi không ngần ngại dạy những giáo lý cơ bản này của Phật học. Không có gì khác thường khi những người mới biết đạo Phật, đến với tôi và nêu câu hỏi về có bao nhiêu giáo lý đạo Phật họ phải chấp nhận, trước khi họ có thể hòa nhập những thực hành đạo Phật vào trong đời sống hàng ngày của họ. Họ có phải tin vào sự tái sinh? Họ có phải tin vào những cõi trời và những tầng địa ngục không? Họ có phải tin vào những vị trời và những những con ma đói [1] không?

Tôi không bao giờ thúc giục những người khác chấp nhận không phê phán trọn khối những học thuyết và những tin tưởng đạo Phật cổ điển. Đối với tôi, những giảng dạy của đạo Phật không phải là những giáo điều mà người ta phải nhắm mắt chấp nhận. Trong thực tế, tôi thường tán thưởng điều đó hơn, khi người ta đến với tôi bày tỏ nghi ngờ và dè dặt. Khi đó, tôi biết rằng người này thì sẵn sàng để xem xét những giảng dạy với sự chân thành sốt sắng, và một khi họ có được lòng tin vào Dhamma, nhiều phần xảy ra rằng lòng tin này sẽ vững chãi và kiên định.

Đức Phật cũng vậy, đã không hề mong đợi những người đến với ngài để tìm hướng dẫn phải qui phục ngài và đặt trọn lòng tin tuyệt đối không nghi ngờ vào mọi điều ngài nói. Lòng tin thì rất quan trọng để tiến xa hơn trên đường đi của người đạo Phật, vì nó là hạt giống vốn từ nó tất cả những phẩm tính tốt lành lớn dậy, là ánh sáng soi đường cho chúng ta vượt qua bóng tối của do dự ngờ vực và hoang mang lẫn lộn. Nhưng để lòng tin nảy mầm và bắt sâu những rễ khỏe mạnh, nó phải được cấy trồng trong đất màu tự do dinh dưỡng, và đất màu thích hợp cho lòng tin không phải là một não thức bị thu hẹp vào trong ‘đức tin’ bởi những đòi hỏi giáo điều, bởi sợ hãi trước trừng phạt và bởi những trông mong ân huệ của những ban thưởng về một ‘tràn đầy sung sướng’, và ‘cực kỳ thỏa mãn’ sau cái chết. Đức Phật đã đối đãi với những người đến tìm học với ngài như những con người trưởng thành, có khả năng tự đưa ra những quyết định sáng suốt. Thay vì dùng những đe dọa lẫn mua chuộc như một loại hối lộ, ngài đã kêu gọi hai khả năng vốn vẫn có sẵn với tất cả chúng ta, những khả năng vốn chúng ta có thể dùng để tìm một điểm khởi đầu phù hợp để giải quyết những nghi ngờ tinh thần của chúng ta. Thứ nhất là khả năng suy ngẫm trên những kinh nghiệm của chúng ta, để thẩm định những kinh nghiệm của chúng ta một cách trung thực và sáng suốt. Thứ hai là khả năng suy diễn từ những kinh nghiệm sống của chúng ta, đó là, để lấy được những suy luận từ những gì nằm trong phạm vi của những kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta, đem ứng vào những lĩnh vực rộng lớn hơn, liên quan đến chúng ta nhưng không trong tầm với để có thể đến gần hầu quan sát trực tiếp.

Điểm khởi đầu của tất cả suy đi nghĩ lại trong đạo Phật là một thôi thúc phổ quát nằm ở đáy của bản thể chúng ta: mong muốn tránh khổ sở đau đớn và tìm hạnh phúc an lành. Để nhìn nhận sự thật này không đòi hỏi rằng chúng ta phải đồng ý với bất kỳ một học thuyết nào trong đó kêu gọi đến những vấn đề vượt ngoài phạm vi của kinh nghiệm của chính chúng ta. Chúng ta chỉ cần nhìn vào não thức của chính mình, và sau đó sẽ thấy rõ rằng sự mong muốn để tránh đau đớn và khổ sở, và để có được hạnh phúc và an lành chân thực, chúng làm nền móng cho tất cả suy nghĩ và hành động của chúng ta. Đó là mong muốn này định hình đời sống của chúng ta, thể hiện trong những chương trình và kế hoạch, những cái nhìn xa rộng và chủ trương gánh vác của chúng ta; đó là khát vọng này hướng tới sự tự do thoát khỏi buồn khổ và sự thể hiên hạnh phúc vốn trở thành phân tán trong hàng ngàn những hy vọng và những sợ hãi.

Bắt đầu với quan sát này, sau đó chúng ta có thể diễn dịch mục đích cơ bản của chúng ta vào trong hai câu hỏi:

(1) Chúng ta có thể làm gì để tránh đau khổ? 
(2) Chúng ta có thể làm gì để có được hạnh phúc? 

Khi chúng ta nêu lên những câu hỏi này, chúng ta có thể thấy rằng thực sự chúng ta đều dành hầu hết thời giờ vào hành động để tránh đau khổ và đạt được hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu những hành động thông thường không-hướng dẫn, dựa trên bản năng tự phát và vị kỷ tính toán, đã tự động đảm bảo cho chúng ta hạnh phúc mà chúng ta sâu xa mong muốn, chúng ta sẽ không phải là thôi không thỏa mãn với đời sống tục lụy của chúng ta, hay thôi không cảm nhận một nhu cầu cho hướng dẫn tinh thần. Vấn đề của chúng ta là những hành động tự nhiên, hàng ngày của chúng ta không lấp đầy được mong muốn của chúng ta về hạnh phúc sâu xa và phẩm chất vượt trội. Trái lại, chúng hoặc giữ chúng ta trói buộc vào những thói quen buồn tẻ, mệt mỏi hoặc, nếu chúng ta cư xử không đúng mực, đẩy chúng ta rơi sâu vào xung đột và đau khổ. Do đó, những câu hỏi mà chúng ta đã thành hình, phải được diễn tả chính xác hơn. Những gì chúng ta phải hỏi là:

(1) Chúng ta nên làm gì để tránh tổn hại và đau khổ lâu dài? 
(2) Chúng ta nên làm gì để đạt được hạnh phúc và an lành lâu dài?

Viết lại cách khác này khác trước ba phương diện. Đầu tiên, nó định tính chất cho đau khổ vốn chúng ta muốn tránh và hạnh phúc chúng ta muốn có như ‘lâu dài’, qua đó chỉ định rằng những gì chúng ta tìm kiếm thì không chỉ đơn thuần là sự hài lòng nhất thời, vốn có thể nhanh chóng kéo theo cay đắng và hối tiếc đến ngay sau, nhưng những phúc lợi ổn định, vững chắc và lâu dài. Thứ hai, nó liên kết đau khổ với sự tổn hại, chỉ định rằng những gì chúng ta tìm để tránh thì không chỉ cảm giác đau đớn nhưng còn thương tổn cá nhân, vốn có thể gồm tổn hại cho nền tảng xây dựng đạo đức của nhân cách chúng ta. Và thứ ba, nó liên kết hạnh phúc với sự an lành, chỉ định rằng những gì chúng ta muốn đạt thì không chỉ là một trạng thái tâm lý của sự cảm nhận vui sướng, đỉnh cao của hưng phấn, nhưng một trạng thái an tĩnh tốt lành bên trong, vững chãi chống lại mất mát tương lai.

Một khi chúng ta đặt những câu hỏi dùng những thuật từ này, đức Phật bảo chúng ta hãy dùng kinh nghiệm của riêng chúng ta như một sự hướng dẫn cho việc xác định những trả lời đúng. Đầu tiên ngài nói với chúng ta đâu là chỗ chúng ta không nên quay sang tìm những trả lời. Trong kinh Kalama nổi tiếng (Anguttara Nikaya III 65), ngài khuyên chúng ta không nên tìm đến những truyền thống cho là nắm giữ chân lý nên đòi tôn kính và tuân phục, đến những đạo sư dòng dõi truyền thừa, đến những tập hợp những bản văn thiêng liêng cho là chép lại chính lời của thần thánh. Điều này không có nghĩa là những truyền thống, những truyền thừa và những bản văn thiêng liêng không thể giúp ích chúng ta tìm những trả lời. Điều đó không có nghĩa là chúng sai. Điều đó chỉ có nghĩa là chúng đều không phải là không thể đặt làm đối tượng của hoài nghi (ít nhất lúc đầu). Những truyền thống có thể đã được truyền lại toàn hảo, không thiếu xót; nhưng chúng có thể là sai. Những bản văn có thể được coi là thiêng liêng, rằng chân lý sau tấm màn đã được thần linh vén lên để lộ cho thấy, nhưng những bản văn này vẫn có thể là những công trình của những tác giả con người và những giảng dạy của họ có thể là xa lệch với chính thần linh của họ. Đức Phật cũng bảo chúng ta đừng dựa vào lôgích và lý luận trừu tượng. Một lần nữa, điều này không có nghĩa là lôgích và lý luận là vô ích. Nó chỉ có nghĩa là những trả lời chúng đưa ra sẽ luôn luôn mở ra cho thử thách mới. Một chuỗi lý luận có thể hoàn toàn thuận lý khi nó đi từ những tiền đề đến những kết luận; nhưng những tiền đề là những định đề, những loại mệnh đề này được giả định là đúng để suy luận, chúng có thể vẫn chịu thách thức trong tương lai. Hoặc chuyển từ một bước lý luận sang bước tiếp theo có thể vẫn còn sai lầm hiện chưa thấy. Do đó, ngay cả khi dùng với lý trí lỗi lạc nhất, lôgích vẫn có thể dẫn đến kết luận mâu thuẫn không ngờ. Thêm nữa, đức Phật bảo chúng ta đừng để bị cuốn theo những người ăn nói đầy ấn tượng mê mẩn và những đạo sư tài ba thuyết phục quyến rũ. Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể học hỏi từ những người khác, hay những hướng dẫn những đạo sư tinh thần đưa ra thì tự bản chất đều không đáng tin cậy. Chỉ là những thày dạy khác nhau, gây ấn tượng và lôi cuốn thuyết phục không kém nhau, có thể dạy những điều khác nhau, vốn mỗi người đều tuyên bố là sự thật cao nhất; họ có thể đưa ra những trả lời khác nhau cho những câu hỏi tinh thần quan trọng nhất. Tuy nhiên, chúng ta đang tìm một nền tảng vững chắc, không thể lay chuyển, không sai sót, sơ hở, để đứng trên đó, cho một số sự thật vốn vượt trên nghi ngờ và thách thức.

Những gì chúng ta muốn tìm là một cơ sở an toàn và vững chắc trên đó chúng ta có thể thiết lập lòng tin; chúng ta không muốn bắt đầu với một đòi hỏi về lòng tin. Do đó, đức Phật nói rằng chúng ta nên bắt đầu với những điều mà chúng ta có thể tự biết và lấy đó như điểm khởi đầu của chúng ta. Khi chúng ta chính mình biết với mình những gì dẫn đến tác hại và đau khổ, khi đó chúng ta sẽ biết những gì chúng ta phải tránh; khi chúng ta biết cho mình những gì dẫn đến hạnh phúc và an lành của chúng ta, khi đó chúng ta sẽ biết những gì chúng ta phải theo đuổi và phát triển.

Cho chắc chắn, đức Phật không để mặc chúng ta với những khả năng cân nhắc lo âu của chúng ta. Ngài cũng không chỉ đơn giản là cho chúng ta một kỹ thuật quán định để thực hành và bảo chúng ta rằng chúng ta không phải nghĩ về bất kỳ những vấn đề to tát nào nhưng chỉ hướng não thức của chúng ta về chủ đề quán định của chúng ta. Đức Phật không đặt đời sống tinh thần chỉ trên nền tảng thuần kỹ thuật, nhưng đem kỹ thuật đặt trong một nội dung và để tìm một nội dung thích hợp cho kỹ thuật, chúng ta phải bắt đầu bằng làm rõ ràng mục đích của sự thực hành của chúng ta.

Để giúp chúng ta được rõ ràng về mục đích của chúng ta, đức Phật nêu một số câu hỏi nhất định để hướng việc suy nghĩ của chúng ta vào trong những dòng chảy đúng thực. Những câu hỏi này không đưa chúng ta vào trong đám sương mù của suy đoán siêu hình, vào trong những thuyết về khởi đầu và chấm dứt của thế giới. Chúng không đưa ra bất kỳ kêu gọi nào cho tin tưởng vào những sự vật việc nằm ngoài lĩnh vực của quan sát. Thay vào đó, chúng đưa chúng ta hướng đến một sự quán sát về những não thức sinh động của chính chúng ta và suy ngẫm về những hành động của chính chúng ta. Những câu hỏi ngài hỏi ˗˗ hoặc muốn chúng ta tự hỏi ˗˗ liên quan đến chủ ý, những động lực nền tảng của suy nghĩ, cảm xúc và hành động không chủ ý. Đức Phật muốn chúng ta tự hỏi ˗˗ liệu khi tham lam, hận thù và vô minh nảy sinh trong não thức chúng ta, chúng phát sinh cho lợi ích của chúng ta hay cho đau khổ của chúng ta. Câu trả lời, một cách tự nhiên, sẽ là tham lam, thù hận và vô minh [2] phát sinh cho đau khổ của chúng ta. Chúng có thể cho chúng ta sung sướng, nhưng những gì chúng mang lại là một sung sướng nhất thời, vốn cũng có thể có đau khổ lâu dài theo đến sau. Chúng ta có thể thấy rằng chúng nổi lên gây đau khổ cho chính chúng ta, và chúng cũng đẩy chúng ta đến hành động trong những đường lối gây khốc hại và đau thương cho những người khác. Mức độ khốc hại và đau khổ mà chúng gây ra có thể không đặc biệt rõ ràng trong mọi trường hợp cá nhân, nhưng khi chúng ta nhìn hậu quả của tham lam, thù hận và vô minh như những động lực cho hành động trên một quy mô toàn cầu, sự nguy hiểm trở nên kinh hoàng. Trong suy ngẫm, chúng ta có thể thấy rằng những hành động nảy sinh từ tham lam, thù hận và vô minh có thể có sức tàn phá khủng khiếp. Quả thực, ngẫm nghĩ như vậy sẽ mở cho chúng ta thấy ngay lập tức rất nhiều rõ ràng thế giới này từ những tin tức loan báo hàng ngày của chúng ta: một thế giới bị nhiễm độc bởi bạo lực vô nghĩa lẫn tàn bạo man rợ, bởi chiến tranh đau thương, bởi khai thác cạn kiệt mội trường thiên nhiên của chúng ta; hơn nữa, một thế giới, trong đó những người có trách nhiệm gây nhiều tổn hại nhất đều không tự hổ thẹn, nhưng dùng những xảo thuật gian manh để chối bỏ trách nhiệm về những hành động của họ. Nhưng nếu chúng ta có thể nhìn sự việc này khi bức tranh được phóng lớn trên mức thế giới, sau đó chúng ta có thể quay lại với bất kỳ trường hợp cụ thể nào của tham lam, thù hận và ảo tưởng, và nhận ra rằng đó là từ những hạt mầm nhỏ này, những động lực suy nghĩ và hành động không-tốt-lành này, khiến những thảm họa khủng khiếp nổi lên và đem đến quá nhiều khốn khổ đau thương. Khi đó, chúng ta có thể nhận thức thêm rằng nếu chúng ta có muốn xếp đặt để bảo đảm hạnh phúc và an lành của chính mình, và để thúc đẩy hạnh phúc và an lành của những người khác, là điều cần thiết rằng chúng ta phải kiềm chế và vượt thắng sự tham lam, thù hận và ảo tưởng của chính mình. Điều này khi đó trở thành đòi hỏi đầu tiên của một con đường tinh thần.

Một chuỗi những câu hỏi tiếp theo đức Phật nêu lên, đem ánh sáng đến phía đối nghịch của não thức. Ngài hỏi chúng ta để xem xét, ˗˗ liệu một khi không tham lam, không hận thù và không ảo tưởng nổi lên trong não thức chúng ta, chúng phát sinh vì tốt lành của chúng ta hay tác hại của chúng ta. Ba thuật ngữ này, được phát biểu trong dạng phủ định, đều đồng nghĩa với bố thí, từ bi và trí tuệ [3]. Khi chúng ta suy ngẫm, chúng ta có thể thấy rằng bố thí, từ bi và trí tuệ nảy sinh cho phúc lợi và hạnh phúc của chúng ta. Khi chúng ta có khả năng rộng rãi đem cho những người khác, từ quan tâm với hạnh phúc của họ, chúng ta kinh nghiệm thanh thản và an bình, tự do, thoát khỏi kìm kẹp của vướng mắc chấp trước. Khi trái tim của chúng ta vượt trên tức giận và thù hận và tỏa ra từ bi, một mong muốn chân thực cho an lành và hạnh phúc của những người khác, chúng ta kinh nghiệm an lạc và hòa hợp. Khi não thức của chúng ta được chiếu sáng bằng ánh sáng của hiểu biết, khi chúng ta nhìn và hiểu những nguyên lý chân chính, chúng ta kinh nghiệm sự tươi sáng và sự rõ ràng. Sau đó chúng ta có thể nhận ra rằng nếu chúng ta muốn chắc chắn có an lành và hạnh phúc của chính mình, và để thúc đẩy an lành và hạnh phúc của những người khác, thì chúng ta cần phải nuôi dưỡng bố thí, từ bi và trí tuệ. Điều này sau đó trở thành đòi hỏi thứ hai của một con đường tinh thần.

Vì vậy, chúng ta có thể hiểu, ngay tại đây và ngay bây giờ, rằng tham lam, thù hận và ảo tưởng là gốc rễ của tổn hại và đau khổ, trong khi không tham lam, không thù hận và không ảo tưởng ˗˗ hay bố thí, từ bi và trí tuệ ˗˗ là gốc rễ của an lạc và hạnh phúc. Trên cơ bản này, chúng ta có thể chắc chắn rằng bất cứ gì nào khác chúng ta đòi hỏi từ một giảng dạy tinh thần, bất kỳ nguyên tắc nào khác mà nó có thể dạy, nó phải lấy việc loại bỏ tham lam, thù hận và ảo tưởng như mục đích chính của nó, và nó phải đề cao những giá trị như bố thí, từ bi và trí tuệ.

Với đức Phật, hiểu biết này vẫn chưa là dấu hiệu thành tựu của chánh kiến, quan điểm vốn dẫn đi tới, hướng về mục tiêu cuối cùng của giảng dạy của ngài, sự giải thoát khỏi đau khổ. Chánh kiến ​​bắt đầu với một chấp nhận nguyên lý của nghiệp, vốn chủ trương rằng những hành động của chúng ta không thể nào tránh mang lại những quả hay những sản phẩm của chúng, và nguyên lý này tùy thuộc trên sự chấp nhận hệ quả của nó, ý tưởng tái sinh. Nhưng một sự hiểu biết về những hậu quả có thể nhìn thấy ngay lập tức của những gốc rễ của tốt lành và không tốt lành đem cho một điểm khởi đầu để đặt sự tin tưởng vào đức Phật như một người giảng dạy một học thuyết vốn là tốt lành và hỗ trợ hiệu quả về mọi phương diện, một giảng dạy không thể dẫn đến lạc đường. Một khi người ta đạt được lòng tin vào đức Phật bằng xem xét đào sâu vào những phương diện đó trong giảng dạy của ngài vốn đến trong phạm vi kinh nghiệm tức thời của một người, thì người ta có thể đặt tin cậy vào ngài như một người nói sự thật về những sự vật việc nằm ngoài phạm vi kinh nghiệm tức thời của một người. Và trên cơ sở của tin tưởng này, người ta có thể dành trọn toàn tâm toàn ý của mình vào sự thực hành giảng dạy của ngài.

Nhưng ngay cả mục tiêu cuối cùng của giảng dạy của đức Phật cũng tiếp tục với tin tưởng vũng chắc vốn chúng ta đạt được như điểm khởi đầu của chúng ta. Ban đầu, qua suy ngẫm trên chính mình, chúng ta có được lòng tin rằng một kỷ luật tinh thần xứng đáng phải là một kỷ luật dẫn đến việc vượt qua tham lam, thù hận và ảo tưởng. Mục đích cuối cùng của con đường của đức Phật là Nibbana, và trong kinh điển, chúng ta thấy Nibbana được định nghĩa chặt chẽ như sự ‘dập tắt tham lam, dập tắt thù hận, dập tắt ảo tưởng’. Việc thực hành Dhamma là một tiến trình trình dần dần của loại bỏ tham lam, thù hận và ảo tưởng, thay thế chúng bằng ‘đem cho tất cả và cứu giúp khắp nơi’ lớn hơn, với nhân ái và từ bi lớn hơn, với trí tuệ và sự hiểu biết lớn hơn. Lòng tin đến từ việc có được tin tưởng vào đức Phật là lòng tự tin rằng có thể xóa bỏ hoàn toàn tham lam, thù hận và ảo tưởng. Với tin tưởng, người ta theo duổi việc thực hành của con đường của đức Phật trong cảm nhận chắc chắn sự thật rằng con đường này dẫn đến kết thúc của tham lam, thù hận và ảo tưởng.














Bhikkhu Bodhi (1944-)



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jun/2020)



[1] Preta: ngạ quỉ, deva: chư thiên
[2] tác giả dùng “greed, hatred, and ignorance” – với nghĩa khái quát tương đương với “tham, sân, si” - lobha, dosa, moha
[3] generosity (dāna), loving kindness (metta) and wisdom (paññā/prajñā) = bố thí, từ (+bi =từ bi), trí huệ