Wednesday, July 15, 2020

Bhikkhu Bodhi – Trao Phẩm Giá Cho Đời Người


Trao Phẩm Giá Cho Đời Người
Giving Dignity to Life

Tỳ kheo Bodhi







Để hỏi – sống với giá trị xứng đáng của con người nghĩa là gì – có thể nghe lạc lõng trong một thời giống như của chúng ta, khi tranh đấu vật vã như điên cuồng lo toan nhu cầu cơm áo hiếm khi cho phép chúng ta được rảnh rỗi để nghĩ ngợi những vấn đề nhọc nhằn như vậy. Nhưng nếu chúng ta ngưng một khoảnh khắc dành cho câu hỏi này một chút suy nghĩ, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận rằng nó không chỉ là sự trầm ngâm của một ai đó có quá thừa thì giờ trong tay. Câu hỏi không chỉ chạm tới chính ý nghĩa của cuộc đời chúng ta, nhưng ngay cả đi xa hơn, vượt quá cố gắng cá nhân tìm kiếm lâu dài và khó khăn của chúng ta về ý nghĩa để nhìn sâu vào chính những suối nguồn của văn hóa thời nay. Vì nếu không thể nào để sống với giá trị xứng đáng của con người, khi đó đời người không có chủ đích nào vượt quá phạm vi kinh nghiệm bình thường hoặc đơn thuần vật chất của con người, và trong một trường hợp như vậy, chủ đích duy nhất của chúng ta trong khoảng thời gian ngắn ngủi chúng ta có được tất là giành dựt bất cứ gì với ham hố nhất thời, trước khi những ánh sáng lịm tắt vĩnh viễn. Nhưng nếu chúng ta có thể nhận hiểu được ý nghĩa của việc sống với giá trị xứng đáng của con người, khi đó chúng ta cần xem xét có phải chúng ta thực sự xếp đặt đời sống của chúng ta theo cách chúng ta nên sống, và ngay cả rộng hơn, có phải văn hóa của chúng ta khuyến khích một lối sống với giá trị xứng đáng của con người hay không.


Mặc dù ý tưởng về giá trị xứng đáng của con người – hay phẩm giá con người – có vẻ đủ đơn giản ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng nó thực sự khá phức tạp. Từ điển Webster’s Collegiate (1936) của tôi định nghĩa giá trị xứng đáng của con người như “sự nâng cao của nhân cách, giá trị nội tại, sự xuất sắc, sự cao quý của cách thức ứng xử, phương diện hay phong cách”. Quyển Roget's Thesaurus (1977) gộp chung nó với “danh giá, quý trọng, nổi tiếng, danh dự, vinh quang, có tiếng, danh tiếng”bằng chứng cho thấy trong bốn mươi năm qua, nghĩa dùng nhiều nhất của từ ngữ đã trải qua một chuyển đổi. Khi chúng ta hỏi về việc sống với giá trị xứng đáng, chú ý của chúng ta nên tập trung vào sự khác biệt tinh tế cũ hơn của từ này. Những gì tôi có trong suy nghĩ là sống với tin tưởng vững chắc rằng đời người thì tự có giá trị bên trong, rằng chúng ta có được một tiềm năng cho sự xuất sắc đạo đức vốn cộng hưởng với nhịp điệu của mùa đi theo năm tháng và với bài tụng ca không-tiếng của những dải sao sáng lặng lẽ trên trời cao.

Ngày nay, việc theo đuổi có ý thức theo sau giá trị xứng đáng của con người không được phổ thông nhiều, sau khi bị xô lấn bởi những đối thủ cạnh tranh gay gắt như giàu có và quyền lực, thành công và danh tiếng. Đằng sau sự suy giảm giá trị của con người này là một chuỗi của những phát triển trong tư tưởng phương Tây vốn đã nổi lên trong phản ứng với những cứng chặt trong giáo điều của gót học Kitô. Thuyết tiến hóa của Darwin, luận điểm của Freud về cái Đó [1], thuyết kinh tế quyết định [2] – rằng kinh tế ấn định, định hình và xác định tất cả chính trị, xã hội, văn hóa, trí thức và kỹ thuật của văn minh. –  mô hình computơ của não thức:  tất cả những xu hướng này, phát sinh ít nhiều độc lập với nhau, nhưng đã cùng nhau làm suy yếu khái niệm rằng đời sống của chúng ta có giá trị hơn số tiền trong chương mục nhà băng của chúng ta. Khi rất nhiều tiếng nói vững tin như thế nói ngược lại, chúng ta không còn cảm thấy chính đáng khi xem bản thân chúng ta như sự lên ngôi vinh quang của Gót sáng tạo. Thay vào đó, chúng ta đã được thuyết phục, rằng chúng ta chẳng là gì nhưng chỉ những gói gồm những chất nguyên sinh do những gene vị kỷ [3] điều khiển, loài động vật linh trưởng thông minh có bằng đại học, và những danh thiếp giao dịch đang miệt mài kiếm ăn trên những đường cao tốc nhưng không giữa những rừng cây.

Tuy nhiên, những ý tưởng như vậy đã biến dạng một hình thức, thấm nhiễm từ những giảng đường hàn lâm vào trong văn hóa đại chúng, đang soi mòn ý thức của chúng ta về phẩm giá con người trên nhiều mặt. Kinh tế trong thị trường tự do, người chủ quán xuyến công việc của trật tự xã hội thời nay, đi đầu dẫn đường. Với hệ thống này, hình thức quan hệ chính yếu của con người là đầu tư và mua bán, với bản thân mọi người được tính toán đơn giản như những con người sản xuất và những con người tiêu thụ, ngay cả đôi khi như những hàng hóa. Những chế độ chính trị dân chủ rộng lớn của chúng ta, không màng đến tình cảm cá nhân, thu giảm cá nhân vào thành một khuôn mặt không tên trong đám đông, bị những khẩu hiệu, hình ảnh và hứa hẹn thao túng vào trong việc bỏ phiếu cách này hay cách khác. Những thành phố đã mở rộng thành những khu rừng đô thị ngổn ngang, dơ bẩn và nguy hiểm, những người cư ngụ của chúng bàng hoàng lẫn ngơ ngác tìm một lối thoát dễ dàng với trợ giúp của ma túy và tình dục không thương yêu. Sự tăng cao về tội phạm, tham nhũng chính trị, những biến động đột ngột trong đời sống gia đình, sự băng hoại môi trường: tất cả những sự việc này đều nói với chúng ta cũng nhiều về sự suy thoái trong cách chúng ta nhìn vào bản thân, cũng như cách chúng ta quan hệ với những người khác.

Giữa những quặn đau này của hy vọng đã gần tuyệt vọng, có thể nào Dhamma giúp chúng ta lấy lại ý thức về giá trị xứng đáng của con người đã mất của chúng ta và từ đó đem cho đời sống của chúng ta ý nghĩa mới hay không? Trả lời cho câu hỏi này là , và theo hai cách: thứ nhất, bằng minh chứng cho tuyên xưng của chúng ta về phẩm giá sẵn có bên trong, và thứ hai, bằng cho chúng ta thấy những gì chúng ta phải làm để phẩm giá sẵn có bên trong chúng ta thành hiện thực.

Với đạo Phật, giá trị xứng đáng sẵn có bên trong của con người không phát sinh từ quan hệ của chúng ta với một Gót toàn năng hay một ‘linh hồn’ bất tử được phú bẩm cho chúng ta. Thay vào đó, nó bắt nguồn từ vị trí cao quí của sự sống con người trong sự mở rộng của sự tồn tại của sự sống có đau khổ. Khác xa với việc thu giảm con người thành đám con cái của may rủi, đức Phật dạy rằng cõi người là một cõi rất đặc biệt đứng vững chãi ở trung tâm tinh thần của vũ trụ. Điều làm cho sự sống con người trở thành đặc biệt là con người có khả năng lựa chọn đạo đức vốn những loại sinh vật khác không có. Mặc dù khả năng này chắc chắn phải chịu những điều kiện hạn chế, chúng ta luôn sở hữu, trong trực tiếp trước mắt, một mức độ của tự do bên trong chính chúng ta, vốn cho phép chúng ta thay đổi bản thân và từ đó thay đổi thế giới.

Nhưng đời sống trong cõi người thì xa mới đến được mức độ của thoải mái an tĩnh. Trái lại, nó khó khăn và phức tạp khó có thể mường tượng được, đầy rẫy những mâu thuẫn và những hàm hồ đạo đức đem đến tiềm năng to lớn cho cả Tốt Lành lẫn Xấu Ác. Sự phức tạp đạo đức này có thể làm đời sống con người thực sự là một cuộc vật lộn đau đớn để sống còn, nhưng nó cũng khiến cõi người trở thành mảnh đất màu mỡ nhất để gieo những hạt giống của giác ngộ. Chính tại những ngã rẽ hàm hồ không rõ ràng, đầy trêu chọc này, trong hành trình dài của sự sống đau khổ, khiến chúng ta có thể hoặc vươn lên cao của sự vĩ đại tinh thần hay rơi xuống sâu những vực đồi trụy. Hai tùy ý chọn lựa đều đâm nhánh từ mỗi khoảnh khắc hiện tại, và chọn lựa nào chúng ta lựa chọn cũng tùy thuộc chính chúng ta.

Trong khi khả năng chỉ con người mới có này cho sự lựa chọn đạo đức và sự thức tỉnh tinh thần ban cho giá trị xứng đáng, tự nhiên sẵn có bên trong, với đời sống con người, Đức Phật không nhấn mạnh điều này nhiều như ngài nhấn mạnh vào khả năng của chúng ta để thu tập giá trị xứng đáng tích cực. Khả năng này được tóm gọn bằng một từ đem khí sắc của nó cho toàn bộ giảng dạy, ariya hay cao quý. Giảng dạy của Đức Phật là ariyadhamma, học thuyết cao quý [4], và mục đích của nó là để thay đổi con người từ ‘những người trần tối tăm không-hiểu biết’ thành những người học trò cao quý chói sáng với trí tuệ cao thượng. Sự thay đổi không đến đơn thuần từ lòng tin tưởng và sự nhiệt thành kính tín, nhưng bằng bước đi trên con đường (giải thoát là) đạo Phật, nơi đó biến những yếu nhược của chúng ta thành những sức mạnh vô địch, và sự thiếu hiểu biết của chúng ta thành kiến thức.

Khái niệm về giá trị xứng đáng thu tập được thì liên hệ chặt chẽ với ý tưởng của sự  tự chủ. Tự chủ có nghĩa là tự kiểm soát và tự làm chủ, được tự do, tránh thoát lay chuyển của đam mê và tiên kiến, có khả năng đề chủ động xác định chính mình. Để sống với giá trị xứng đáng con người có nghĩa là trở thành người chủ của chính mình: để thực hiện những công việc của một người trên cơ bản của những lựa chọn tự do của chính một người, thay vì bị xô đẩy bởi những thế lực ngoài tầm kiểm soát của một người. Cá nhân tự chủ thu lấy được sức mạnh của mình từ bên trong, tránh khỏi những sai khiến của thèm muốn và thiên vị, được hướng dẫn bởi một khát khao với sự ngay thẳng công chính và một nhận thức bên trong về sự thật.

Cá nhân tiêu biểu cho đỉnh cao của giá trị xứng đáng của con người cho đạo Phật là arahant, người được giải thoát, người đã đạt đến đỉnh cao của tự chủ tinh thần: giải thoát khỏi sự sai khiến của lòng tham, thù hận và si mê. Chính từ arahant cho thấy ý nghĩa về giá trị xứng đáng này: từ này có nghĩa là “người xứng đáng”, người xứng đáng với sự cúng dường của những vị thần và con người. Mặc dù trong điều kiện hiện tại của chúng ta, chúng ta vẫn có thể ở xa tầm mức của một vị thần, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn lạc lối, vì phương tiện để đạt được mục tiêu cao nhất đã nằm trong tầm tay của chúng ta. Phương tiện là Con Đường Tám Chân Chính, với hai trụ cột chính kiến và chính nghiệp. Chính kiến là thành tố đầu tiên của con đường và hướng dẫn cho tất cả những thành tố khác. Sống với chính kiến là thấy rằng những quyết định của chúng ta được kể, rằng những hành động chủ ý của chúng ta có những hậu quả vượt ra ngoài bản thân chúng và dẫn đến hạnh phúc hay đau khổ lâu dài của chúng ta. Đối tác tích cực của chính kiến là chính nghiệp, hành động được hướng dẫn bởi lý tưởng ưu việt về đạo đức và tinh thần. Chính nghiệp trong thân xác, lời nói và não thức mang đến sự hoàn thành bảy yếu tố khác của Con Đường Tám Chân Chính, đỉnh cao là kiến thức và sự giải thoát thực sự. 

Trong thế giới tất bật sôi động điên cuồng ngày nay, loài người đang khinh xuất xoay chiều đi theo hai hướng hủy  diệt. Một là con đường của đấu tranh và đối đầu bạo động, một kia là con đường của tự phóng túng trong phù phiếm. Bên dưới những tương phản rõ ràng của chúng, những gì hợp nhất hai thái cực này là chúng có chung một sự khinh thường về giá trị xứng đáng của con người: cái trước vi phạm giá trị xứng đáng của người khác, cái sau làm suy yếu giá trị xứng đáng của chính mình. Con Đường Tám Chân Chính của đức Phật là một con đường ở giữa, tránh tất cả những cực đoan có hại. Đi theo con đường này không chỉ mang lại một giá trị xứng đáng thầm lặng vào trong đời sống của một người, nhưng cũng trả lời cho thái độ hoài nghi khinh miệt của thời chúng ta bằng ghi nhận nhắc nhở của sự khẳng định tốt lành.


Bhikkhu Bodhi
[‘Giving Dignity to Life’, by Bhikkhu Bodhi. Access to Insight (BCBS Edition), 5 June 2010,
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/bodhi/bps-essay_38.html]



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất





[2] thuyết kinh tế-xã hội của Marx.
[3] thuyết tiến hóa, Richard Dawkins trình bày trong tác phẩm nối tiếng The Selfish Gene (1976) của ông.
[4] ariyadhamma: có thể hiều là giáo pháp cao quí trong nội dung của bài này - đã có dịch sang tiếng Việt là Pháp của bậc Thánh