Một Dẫn nhập
Mark Siderits
Yogācāra:
Chỉ-những-ấn tượng và sự Phủ nhận những Đối tượng Vật chất
Chúng ta đã thấy trong chương trước rằng trong
những ý tưởng Mahāyanā mới với ý nghĩa triết học quan trọng nhất là học thuyết về Không [1]. Trường
phái Yogācāra đại diện cho một cách thức của việc gắng tìm ý nghĩa của học
thuyết đó. Nó thực hiện điều này bằng việc mở rộng một lý thuyết vốn phủ nhận
sự tồn tại của những đối tượng hữu hình của thế giới bên ngoài. Trong chương
này, chúng ta sẽ khảo sát lý thuyết đó, và những luận chứng vốn những triết gia
Yogācāra đã đem cho nó hậu thuẫn. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét quan điểm kết quả
có thể được nối kết như thế nào với khẳng định rằng tất cả mọi sự vật việc đều
trống rỗng, và tất cả những gì điều này có thể có liên quan với việc đạt
nirvanā.
8.1
Yogācāra là một trong hai trường phái chính yếu của
đạo Phật Mahāyanā. Tuy nhiên, nó không là trường phái có sớm hơn trong hai.
Những ý tưởng vốn đã trở thành cơ bản của Madhyamaka, trường phái lớn kia, đã
bắt đầu xuất hiện trong những sūtra có lẽ sớm nhất cũng phải vào cuối thế kỷ
thứ nhất TCN. Và những ý tưởng này đã nhận được sự hình thành triết học đầu
tiên của chúng, trong công trình của Nāgarjuna, người sáng lập trường phái
Madhyamaka, vào khoảng giữa thế kỷ thứ hai CN. Ngược lại, những sūtra vốn đầu tiên
nói rõ những ý tưởng đặc biệt Yogācāra dường như đã xuất hiện không sớm hơn thế
kỷ thứ hai CN. Và những người sáng lập của trường phái, Asaṅga và Vasubandhu,
đều thường được định năm tháng vào khoảng giữa thế kỷ thứ tư CN. Tại sao, sau
đó, chúng ta thảo luận Yogācāra trước Madhyamaka? (Madhyamaka sẽ là đề tài của
Chương 9). Điều này phần lớn vì triết học Yogācāra đại diện cho một sự khai
triển của dự án Abhidharma vốn chúng ta đã tìm hiểu trong Chương 6. Đúng là một
số yếu tố của Yogācāra đã phát triển trong sự phản ứng với những ý tưởng của
Madhyamaka sớm hơn trước đó. Vì vậy, chúng ta sẽ phải nói một gì đó về
Madhyamaka ngõ hầu hiểu một số khía cạnh của những mục tiêu triết học Yogācāra.
Nhưng trong phần lớn, một khi chúng ta đã hiểu những gì Abhidharma tất cả là về
những gì, chúng ta sẽ có ít khó khăn trong việc xem những triết gia Yogācāra
bận rộn về những gì.
Điều này thì không ngạc nhiên, như truyền thống duy
trì, nếu Vasubandhu, người đồng sáng lập trường phái là cùng một người chúng ta
đã gặp trong Chương 6, như tác giả của Abhidharmakosa
và bình luận của nó. Truyền thống đã chủ trương rằng Vasubandhu đã chuyển
từ những quan điểm Abhidharma của ông sang Yogācāra là nhờ vào Asaṅga [2], người
anh của ông. Một số những học giả thời nay tin rằng thực sự có hai Vasubandhu
khác nhau, một là tác giả của Abhidharmakośa
và một kia là người phái Yogācāra [3]. Những
gì rõ ràng là Vasubandhu, người có tác phẩm chúng ta sẽ khảo sát, thì rất thông
thạo những vấn đề trong Abhidharma. Những gì Vasubandhu sẽ làm là dùng một tập
hợp những câu hỏi vốn đã được nêu bên trong Abhidharma để biện luận (mặc dù xem
dường cực đoan) cho một thay đổi đơn giản trong toàn bộ bức tranh Abhidharma:
rằng thay vì có năm skandhas, thực ra
chỉ có bốn, không có rūpa (danh-sắc)
hay thể dạng vật chất. [4]
Tên của trường phái này, ‘Yogācāra’, nghĩa đen là
‘sự thực hành của yoga’. Nhưng trường phái cũng được gọi với nhiều tên khác
như: ‘Vijñānavāda’, ‘Cittamātra và ‘Vijñaptimātra’. Tên gọi đầu tiên trong số
này có nghĩa là ‘học thuyết về ý thức’ (skandhas
thứ năm), tên gọi thứ hai có nghĩa là ‘chỉ ý thức’ (citta và vijñāna là từ
đồng nghĩa) và tên gọi thứ ba có nghĩa là ‘chỉ những ấn tượng’. (Chúng ta sẽ
nhanh chóng đi đến xem xét một vijñāna hay
‘ấn tượng’ có thể là gì). Bây giờ ‘-chỉ’ trong hai tên gọi sau cho thấy chủ
trương của trường phái này là – không-gì tồn tại ngoài những sự vật việc
tinh thần. Nó ngầm cho thấy, nói khác đi, Yogācāra là một hình thức của thuyết duy ý.[5] Và đó
thực sự là phát biểu trung tâm củaYogācāra. Nhưng điều này có liên quan gì đến
‘sự thực hành của yoga’? Những gì xem dường như có thể đã xảy ra là siêu hình
học Yogācāra đã xuất phát từ suy đoán liên quan với nội dung của yoga hay thực
hành quán định. Ở đây điều quan trọng là những giai đoạn cao hơn của thực hành
quán định có liên quan đến sự tập trung nhận thức về những đối tượng hoàn toàn
tinh thần. Vì quán định được công nhận là đóng một vai trò quan trọng trong
việc đi đến giác ngộ, có lẽ đối với một số những bậc thày quán định, có vẻ rằng
sự hiểu biết không sáng suốt vốn phải được khắc phục để đạt nirvanā đã có liên
quan với tin tưởng của chúng ta vào những sự vật việc có tồn tại độc lập với ý
thức, những sự vật việc vật chất. Có lẽ họ đã nghĩ rằng nếu chúng ta có thể đi
đến việc nhìn thế giới như chỉ những ấn tượng, khi đó sự chấm dứt đau khổ nhất
thời vốn đã đạt được trong những trạng thái xuất thần quán định có thể được kéo
dài đến đời sống hàng ngày của chúng ta.
Công việc của chúng ta, tuy nhiên, không là để suy
đoán về những nguồn gốc lịch sử của học
thuyết chỉ-những ấn tượng. Những gì chúng ta muốn biết là có thể có lý do
gì để tin vào điều đó. Làm sao một ai bất kỳ có thể chấp nhận một quan điểm kỳ
lạ như vậy? Không phải điều hiển nhiên đơn giản là có những đá và cây, nhà và ô
tô, trái đất, mặt trời? Thế còn chúng ta thì sao, làm sao chúng ta tồn tại
nhưng không có cơ thể và bộ óc? Có lẽ bây giờ chúng ta đã chấp nhận rằng cuối
cùng không có những sự vật việc như cây cối và ô tô, cơ thể và bộ óc. Sau tất
cả, chúng là, những toàn bộ do những phần tạo thành. Nhưng thế còn những phần
cuối cùng vốn một khái niệm giả tạo như một cây được làm thành, những rūpa dharmas? Chắc chắn chúng phải tồn
tại nếu não thức thì sắp sửa để thực hiện hoạt động xây dựng của nó trong việc
thu thập chúng vào với nhau để hình thành những gói/bó (ngũ uẩn) hay những tổng
hợp? [6] (Xem
Chương 4). Chắc chắn đó là hiển nhiên rằng có một gì đó ngoài kia vốn chúng ta ý thức về nó, khi chúng ta có kinh
nghiệm giác quan?
Điều đầu tiên để nói trong đáp ứng với những câu
hỏi (hoàn toàn hợp lý chính đáng) này là những người phái Yogācāra, như
Vasubandhu sẽ khởi đi từ chỗ những người phái Sautrāntika đã để lại. Nhớ lại
(từ Chương 6) rằng Sautrāntika đã khai triển quan điểm về nhận thức giác quan
gọi là ‘Thuyết Ảnh tượng’. Đây là quan điểm rằng những gì chúng ta nhận thức
trực tiếp trong việc kinh nghiệm giác quan thức tỉnh thì không là đối tượng bên
ngoài, nhưng đúng hơn là một hình ảnh tâm lý vốn giống như đối tượng, và có
nguyên nhân là sự tiếp xúc giác quan-đối tượng. Vì việc ý thức thức tỉnh của
chúng ta về một hình ảnh tâm lý thì điển hình là kết quả của tiếp xúc giống như
vậy. Chúng ta đã thường biện minh trong việc suy diễn về sự tồn tại của một đối
tượng bên ngoài rằng nó thì giống như hình ảnh. Sau đó, chúng ta có thể nói
rằng chúng ta đang ý thức gián tiếp về một đối tượng bên ngoài, một gì đó hữu
hình vật chất vốn tồn tại độc lập với não thức. Vì vậy, trong kinh nghiệm giác
quan trung thực – kinh nghiệm vốn không là kết quả của những thành tố bj bóp
méo như những giác quan sai lầm hay ảo giác – chúng ta thực có tri giác những
vật thể. Nhưng chú ý rằng điều này thì chỉ gián
tiếp. Chúng ta không bao giờ trực tiếp ý thức về đối tượng bên ngoài vốn
chúng ta nghĩ chúng ta tri giác. Nó luôn luôn là một gì đó có sự tồn tại của nó
chúng ta chỉ suy luận. Những gì một nhà lý thuyết chỉ-những ấn tượng như
Vasubandhu muốn biết là lý do gì khiến chúng ta phải tin cậy vào suy luận này.
Họ sẽ tuyên bố rằng khi chúng ta khảo sát nó trong chi tiết, nó sẽ quay ra là
không xứng đáng với sự tin tưởng là đúng thực.
‘Ấn tượng’ trong ‘chỉ-những ấn tượng’ thì giống những gì vốn người Thuyết Ảnh tượng
gọi môt ảnh tượng: một hình ảnh tâm lý vốn là đối tượng chủ ý trong những nhận
thức giác quan của chúng ta. Người theo thuyết chỉ-những ấn tượng là một người duy ý, trong khi người theo Thuyết Ảnh tượng là một người duy thực
(một người khẳng định sự tồn tại của những đối tượng bên ngoài). Họ không đồng
ý trong những quan điểm bản thể học của họ. Nhưng họ đồng ý về – chúng ta đang
trực tiếp ý thức trong kinh nghiệm giác quan chúng ta – thì là gì. Phải rõ ràng về điều này ngay từ
đầu là điều quan trọng. Phán đoán khách quan thực tiễn thông thường – không chỉ
của chúng ta nhưng có lẽ là của mọi văn hóa – là duy thực trong siêu hình học
của nó. Ở đây phán đoán thực tiễn thông thường ủng hộ người Thuyết Ảnh tượng.
Nhưng phán đoán khách quan thực tiễn thông thường thì mạnh mẽ không đồng ý với Thuyết
Ảnh tượng về – chúng ta nhận thức được những đối tượng bên ngoài vốn cả hai bên
tin rằng tồn tại – thì như thế nào.
Quan điểm của phán đoán khách quan thực tiễn thông thường là thuyết duy thực
trực tiếp – quan điểm cho rằng trong kinh nghiệm giác quan thức tỉnh chúng ta
trực tiếp nhận thức đối tượng bên ngoài. Hầu hết người ta giữ quan điểm này đó
là vì họ nghĩ rằng để cho thấy rằng có những đối tượng vật lý thì dễ dàng: tất
cả những gì chúng ta cần làm là nhìn. Khi Samuel Johnson, nhà từ điển học người
England thế kỷ 18, nghe đến chủ nghĩa duy ý của Berkeley, kể rằng ông đã đá vào
một hòn đá và nói ‘Tôi phủ nhận nó, do đó
(thế này)’. Nhưng nếu bạn hiểu
những luận chứng hỗ trợ Thuyết Ảnh tượng, bạn sẽ hiểu tại sao việc đó thì không
dễ dàng như vậy. Không nghi ngờ rằng Tiến sĩ Johnson có những kinh nghiệm giác
quan vốn ông giải thích khi ông đá một hòn đá – một đối tượng bên ngoài. Nhưng
những kinh nghiệm giác quan đó có là một vấn đề của ý thức trực tiếp một hòn đá
không? Nếu Thuyết Ảnh tượng thì chính xác khi đó chúng thì không là vấn đề. Tất
cả những gì Johnson đã có ý thức trực tiếp là những hình ảnh tâm lý. Người theo
Thuyết Ảnh tượng chủ trương rằng những hình ảnh này đã được gây ra bởi sự tiếp
xúc giác quan-đối tượng giữa chân của Johnson và hòn đá. Nhưng để biết rằng hòn
đá tồn tại, chúng ta tất sẽ phải cho thấy rằng kinh nghiệm đã được gây ra trong
cách này. Chỉ có kinh nghiệm thôi thì không bao giờ đủ.
Đây là chỗ Vasubandhu bắt đầu lập luận của ông cho
chỉ-những ấn tượng Bản văn chúng ta sắp xem xét gọi là Vimśatikā(’20 câu’) [7], là phần
thứ nhất của một tác phẩm có hai phần, tựa đề toàn bộ của nó là Vijnaptimātratāsiddhi, hay ‘Bằng Chứng
Rằng Chỉ Có Những Ấn Tượng’. Vimśatikābắt
đầu như sau:
1. [Thế giới] này thì không là gì ngoài những ấn
tượng, vì nó biểu hiện chính nó như một đối tượng không-thực,
Cũng giống như trường hợp của những ai là người có
bệnh mắt bị đục thủy tinh thể nhìn thấy những sợi lông không-thực trên mặt
trăng và (những) tương tự (loại như thế).
Khi một người có bệnh thủy tinh thể mắt bị đục [8] nhìn vào
mặt trăng, họ có kinh nghiệm nhìn thấy mặt trăng như có những sợi ông bao phủ.
Kinh nghiệm giác quan của họ giống như những gì một ai đó với thị giác bình
thường thấy, khi họ nhìn một cái đầu có tóc bị gió thổi bay. Vì vậy, từ nội
dung của kinh nghiệm giác quan của họ, người bệnh thủy tinh thể mắt bị đục sẽ
nói rằng họ thấy những sợi lông trên mặt trăng. Nhưng không có lông trên mặt
trăng, vì vậy những gì họ đang thấy thì không thể là đúng. Họ đang thấy một gì
đó, dẫu vậy; có thực sự một gì đó vốn họ nhận thức được. Không ai từng có kinh
nghiệm nhìn thấy hình vuông-tròn, hay
đứa con của một người phụ nữ vô sinh.
Nếu những gì họ ý thức không là một đối tượng bên ngoài (lông trên mặt trăng),
nó là gì? Xem dường chúng ta phải nói ở điểm này là họ ý thức được một hình ảnh
tâm lý. Vasubandhu đồng ý, nhưng ông gọi nó là một ấn tượng, và thêm rằng nó tự thể hiện như một đối tượng bên
ngoài trong khi thực sự không có sự vật việc gì giống thế bên ngoài não thức.
Đây là ý của ông khi ông nói rằng người có bệnh đục thủy tinh thể mắt nhận thức
được một ấn tượng vốn ‘tự thể hiện như một đối tượng không thực’. Những gì họ
nhận thức được chỉ là một ấn tượng: nó không là một đối tượng vật lý, cũng
không là ảnh tượng cho một đối tượng vật lý. Nhưng ấn tượng tự trình bày với
người có bệnh đục thủy tinh thể mắt như thể nó là một đối tượng bên ngoài. Vì
vậy, trừ khi họ biết rõ hơn, họ sẽ là chỉ cần làm giống như Johnson: họ nói,
‘Dĩ nhiên có những sợi lông trên mặt trăng, tôi có thể thấy chúng!’
Đã đủ nhiều về thí dụ ‘lông trên trăng’ của
Vasubandhu. Ông nói có nhiều những sự vật việc khác loại giống như sự việc này,
và chúng ta có thể tưởng tượng loại những sự vật việc ông có trong não thức:
màu vàng vốn một người bị bệnh hoàng đản trông thấy khi nhìn vào một vỏ sò màu
trắng, con rắn chúng ta thấy trong sân lúc trời choạng vạng khi trông thấy ống
cao su dẫn nước trong vườn, vv ... Nhưng chú ý những gì khác ông đang nói: rằng
toàn bộ thế giới của kinh nghiệm giác quan của chúng ta thì giống như thế này.
Đó là, ông đang biện luận:
Nội dung của một kinh nghiệm giác quan trình bày
chính nó như một đối tượng bên ngoài khi không có đối tượng nào như vậy tồn
tại.
Bất cứ sự vật việc gì trình bày chính nó như một
đối tượng bên ngoài khi không có đối tượng nào như vậy tồn tại.thì chỉ là một
ấn tượng, giống như những sợi lông trên mặt trăng khi người có bệnh đục thủy
tinh thể mắt nhìn thấy
KL: Những nội
dung của kinh nghiệm giác quan đều chỉ là những ấn tượng
Như thế, những gì ông nói là khi chúng ta có những
kinh nghiệm giác quan, những gì chúng ta ý thức được, đều chỉ là những hình ảnh
tâm lý (người theo Thuyết Ảnh tượng sẽ đồng ý với điều này), và những hình ảnh
tâm lý này đều không là những ảnh tượng của những đối tượng bên ngoài. Tại sao
không? Những sợi lông người đục thủy tinh thể mắt nhìn thấy đều không là những
ảnh tượng, vì không có bất kỳ sợi lông nào như thế trong thế giới bên ngoài. Và
tất cả những kinh nghiệm giác quan của chúng ta đều giống đúng như thế: chúng
dường như là để trình bày một gì đó vốn là thực sự trong thế giới bên ngoài
trong khi không có một bất kỳ sự vật việc nào giống như vậy.
8. 2
Nhưng làm thế nào Vasubandhu biết rằng không có bất
kỳ đối tượng vật lý nào bên ngoài? Không phải rằng đó là những gì ông được cho
là đang cố gắng chứng minh? Tại điểm này, chúng ta có thể ngờ rằng lập luận của
Vasubandhu là một lập luận vòng tròn – tiền đề của lập luận giả định sự thật
của kết luận. Tuy nhiên, những gì ông thực sự đã làm là đặt định một thách thức
cho phía đối lập duy thực theo Thuyết Ảnh tượng: Có bằng chứng gì ở đó rằng
hình ảnh chúng ta nhận thức trong kinh nghiệm giác quan là gây nên do tiếp xúc
với những đối tượng bên ngoài? Vasubandhu nhìn nhận rằng lập luận ông đưa ra
trong câu 1 sẽ không thuyết phục được một người duy thực. Ông đã đưa ra luận
chứng nhằm kích thích phía đối lập để nêu lên những phản đối chống lại thuyết chỉ-những ấn tượng. Ở đây ông
đơn giản chỉ theo hình thức tiêu chuẩn cho những tác phẩm triết học India: nói
rõ vị trí của riêng bạn và vắn tắt trỏ vào chứng cớ hỗ trợ của nó, sau đó để
phía đối lập nêu lên những phản đối và xem nếu bạn có thể lập luận chính đáng
thành công lý thuyết của bạn trong đáp ứng với chúng không.
Những phản đối vốn phía đối lập sắp sửa đem cho đều
tất cả có nghĩa để là những lý do cho câu hỏi tại sao chúng ta nên tin kinh
nghiệm giác quan của chúng ta – những hình ảnh tâm lý chúng ta ý thức được
trong tri giác – đều có những đối tượng vật lý là nguyên nhân. Trước khi xem
xét một trong những lý lẽ những người phía đối lập đưa ra, có thể là có ích để
bạn dừng lại và xem những lý do gì bạn có thể nghĩ đến để hỗ trợ tuyên bố rằng
có những đối tượng vật lý. (Hãy nhớ rằng ‘Vì tôi có thể thấy chúng! ‘không được kể).
Ở đây, [phía đối lập] nói:
2. Nếu một ấn tượng thì thiếu vắng đối tượng bên
ngoài, khi đó nó sẽ là không có sự xác định về không gian và thời gian,
Nó sẽ là không có sự xác định trong dòng chảy tâm
lý [của người tri giác] và nó sẽ không có hậu quả.
Điều này có nghĩa gì? Nếu một ấn tượng của màu
sắc-và-hình dạng, v.v ..., xảy ra trong sự vắng mặt của bất kỳ vật thể bên ngoài
nào loại như màu sắc-và-hình dạng vv ... , nó thì không nổi lên từ màu
sắc-và-hình dạng đối tượng bên ngoài vv ... ; khi đó, tại sao nó lại xảy ra ở
một nơi nhất định nào đó, không phải ở khắp mọi nơi? Và tại sao, nó xảy ra ở
nơi đó, có phải nó xảy ra ở một thời gian nhất định nào đó,nhưng không phải lúc
nào cũng xảy ra? Và tại sao nó xuất hiện trong những dòng chảy tâm lý của tất
cả ai có ở đó vào thời điểm và địa điểm đó, không chỉ trong một mình ai ở đó,
đúng như sự xuất hiện của những sợi lông, và những tương tự trong những dòng
chảy tâm lý của những người bị đục thủy tinh thể mắt không xảy ra [trong những
dòng chảy] của người khác? những sợi lông, sâu bọ, và những tương tự được những
người bị đục thủy tinh thể mắt không tạo ra hậu quả; nó không là trường hợp vốn
những sự vật việc khác hơn những sự vật việc này đều không có hậu quả. Thức ăn,
thức uống, hàng vải, chất độc, vv ... , nhìn thấy trong khi ngủ, không tạo ra
hậu quả của thức ăn, vv ... và nó không là trường hợp vốn những sự vật việc này
không thông thường tạo ra hậu quả. Đó là vì sự sự không-thực của nó vốn thành
phố của những Gandhārva [9] không có
những hậu quả; nó không là trường hợp vốn những thành phố khác là không tạo ra
[những hậu quả]. Do đó trong trường hợp thiếu vắng, không có đối tượng bên ngoài,
xác định không gian và thời gian, xác định dòng chảy tâm lý, và khả năng tạo
hậu quả đều là không giải thích được.
Mặc dù ở đây có bốn lý do, chúng ta có thể hợp
chung lý do thứ nhất (xác định không gian) và thứ hai (xác định thời gian) vào
thành một, tính xác định không-thời gian. Ý tưởng là rằng kinh nghiệm giác quan
lúc tỉnh thức của chúng ta tuân theo một số những mẫu thức giống như-quy tắc.
Chỉ ở những địa điểm và thời điểm xác định nhất định nào đó chúng ta có những
loại kinh nghiệm nhất định nào đó. Chúng ta không biết mùi của bánh mì nướng
trừ khi chúng ta đang ở trong nhà bếp; và ngay cả khi ở đó, chỉ khi bánh mì
trong lò (hay vừa mới đem ra lò) khiến chúng ta có kinh nghiệm. Tại sao ý tưởng
này là bằng chứng cho sự tồn tại của những vật thể? Ý tưởng ở đây là một người
duy thực có thể giải thích những sự kiện này về kinh nghiệm của chúng ta, nhưng
một người duy ý thì không thể. Người duy thực sẽ nói rằng kinh nghiệm giác quan
của chúng ta trưng bày tính xác định không gian-thời gian vì nó tùy thuộc vào
tiếp xúc với đối tượng bên ngoài được đặt trong những phần khác nhau của không
gian. Và vì phải mất thời gian cho thân thể chúng ta di chuyển từ một vùng
không gian nơi một vật thể nằm đến một vị trí khác, chúng ta cũng có thể giải
thích tại sao thường có một khoảng cách thời gian giữa quyết định của tôi để đi
đến hồ bơi và kinh nghiệm ngửi mùi nước clorine. Người duy thực không thấy làm
sao người theo thuyết chỉ-những ấn tượng có thể giải thích những tính cách đặc
biệt này của kinh nghiệm chúng ta.
Một từ nên nói ở đây về làm thế nào để hình thành
những phản đối. Phía đối lập đặt phản đối từ sự xác định không gian như là
tuyên bố rằng những kinh nghiệm giác quan chỉ xảy ra ‘ở một nơi nào đó’. Đây là
một phản đối phát biểu trong lối lập luận vòng tròn. Như một nhà lý thuyết
chỉ-những ấn tượng. Vasubandhu phủ nhận sự tồn tại của những vị trí không gian.
Chỉ những đối tượng vật lý có thể có vị trí không gian. Khi đối phương nói rằng
kinh nghiệm của chúng ta có tính xác định không gian, họ thực sự đã giả định
những gì họ định chứng minh, rằng có những vật thể bên ngoài. Tuy vây, có một
gì đó với phản đối này mặc dù; nó chỉ cần được đặt lại trong một cách cách
không là câu hỏi theo lập luận vòng tròn.
Để làm điều này, chúng ta cần nhắc với chính chúng
ta về những gì người duy thực và người duy ý cùng đồng ý. Cả hai chấp nhận quan
điểm rằng kinh nghiệm giác quan gồm trong sự ý thức trực tiếp của những hình
ảnh tâm lý. Như thế, đó phải là chúng ta xây dựng khái niệm của chúng ta về
không gian từ những tính chất đặc biệt của những hình ảnh đó. Hãy xem xét, lấy
thí dụ, những kinh nghiệm thị giác chúng ta có, khi chúng ta nói chúng ta ở
trong bếp. Trong khi chúng ta đã có thói quen để mô tả những kinh nghiệm này
trong những thuật ngữ của đối tượng vật chất (nhìn thấy bồn rửa chén bát bên
cạnh lò bếp, vv ... ), Thay vào đó, chúng ta có thể mô tả chúng như sự ý thức
của những hình ảnh của những màu sắc-và-hình dạng nhất định nào đó (màu vàng và
hình bầu dục, màu trắng và hình chữ nhật, vv ... ). Sau đó chúng ta có thể mô
tả những hình dạng có màu sắc-và-hình dạng này như gánh chịu với chúng những
liên hệ khác biệt lẫn nhau trong trường thị giác (ở trên, về bên trái của, vv
... ) Dĩ nhiên trường thị giác tự thay đổi theo thời gian, như thế chúng ta sẽ
cần một vài cách để theo dõi những thay đổi này. Nhưng chúng ta có thể làm điều
này, một khi chúng ta ghi nhận rằng một số tính chất đặc biệt thường xuyên lập
lại. Thí dụ, sau khi đốm màu vàng hình bầu dục biến mất từ cạnh trái của trường
thị giác, một đốm màu tương tự có thể xuất hiện ở bên phải. (Đây là loại kinh
nghiệm chúng ta thực sự có khi chúng ta nói rằng chúng ta đã đi một vòng hoàn
tất theo chiều kim đồng hồ). Vắn tắt, những gì chúng ta có thể làm, trong ngắn
hạn, là xây dựng một hiện tượng chỉ thuần ngôn ngữ, một hiện tượng ghi lại tất
cả những tính chất đặc biệt vốn thông thường chúng ta mô tả trong những thuật
ngữ không gian, nhưng làm như vậy chỉ trong những từ ngữ của những tính chất
đặc biệt của hiện tượng thuần túy – những gì chúng ta trực tiếp ý thức trong
kinh nghiệm giác quan. Sự phản đối từ tính xác định về không-thời gian, khi đó
có thể được đưa vào ngôn ngữ đó. Một ngôn ngữ như thế có thể kềnh càng và lúng
túng khi dùng. Nhưng nếu chúng ta muốn phản đối lại lập luận của Vasubandhu,
chúng ta cần phải chắc chắn chúng ta không chỉ việc giả định rằng một thế giới
bên ngoài tồn tại. Chúng ta cần phải đặt phản đối của chúng ta trong những
thuật ngữ trung lập, những thuật ngữ vốn cả chúng ta và phía đối lập của chúng
ta đều có thể chấp nhận như một mô tả không thiên vị của bằng chứng. Nói rõ
phản đối từ tính xác định về không-thời gian trong một ngôn ngữ thuần túy hiện
tượng sẽ là một cách để làm điều đó.
Sự phản đối duy thực tiếp theo sẽ nêu lên những gì
chúng ta có thể gọi là sự đồng thuận liên chủ thể: sự kiện là trong những
trường hợp tương tự những người nhận thức khác nhau (dòng chảy tâm lý khác
nhau) có những kinh nghiệm giác quan tương tự. Điều này không đúng với những
kinh nghiệm đó vốn tất cả chúng ta đều đồng ý chỉ là những ấn tượng – chẳng hạn
như nhìn thấy lông trên mặt trăng hay nhìn thấy vỏ sò màu vàng. Vì vậy, người
duy thực sẽ nói, phải có một số khác biệt giữa những những trường hợp đó và kinh
nghiệm giác quan bình thường vốn giải thích tại sao chỉ có sự đồng thuận liên
chủ thể với trường hợp kể sau. Và giải thích duy nhất người duy thực có thể
thấy là những kinh nghiệm giác quan bình thường có nguyên nhân là những sự vật
việc được quan sát công khai và do đó tồn tại độc lập với những dòng chảy tâm
lý. Vì vậy, giải thích tính chất đặc biệt này của kinh nghiệm của chúng ta đòi
hỏi chúng ta giả định rằng có những đối tượng vật lý.
Phản đối sau cùng quan tâm đến một gì đó gọi là
hiệu lực. Nó cũng liên quan đến việc so sánh những kinh nghiệm vốn đã công nhận
là chỉ những ấn tượng với kinh nghiệm giác quan bình thường. Ở đây sự khác biệt
là điều sau có hậu quả vốn điều trước không có. Khi tôi ‘thấy’ con rắn trong
vườn lúc trời choạng vạng, tôi không có kinh nghiệm phụ sau đó của cảm thấy bị
rắn cắn, trong khi nếu tôi có kinh nghiệm thị giác tương tự dưới những điều
kiện ánh sáng tốt hơn, tôi có thể. Kinh nghiệm lúc thức khi ăn một bữa ăn thịnh
soạn thì theo sau bởi cảm giác no đầy, trong khi một kinh nghiệm tương tự trong
ngủ mơ thì không. (Phản đối này này cũng cần được xây dựng một cách cẩn thận
bằng một hiện tượng chỉ thuần ngôn ngữ để tránh câu hỏi lối lập luận vòng tròn.
Người duy thực không thể chỉ đơn giản nói là chúng ta chỉ cảm thấy no đầy khi
chúng ta ăn ‘thức ăn thật’)
Có những phản đối nào khác có thể được nêu lên phản
lại lập luận của Vasubandhu không? Một phản ứng phổ thông đối với bất kỳ hình
thức nào của quan điểm duy ý là nếu nó đã là đúng thì kinh nghiệm giác quan sẽ
chỉ giống sự tưởng tượng. Điều này xảy ra vì những người duy ý phủ nhận rằng
những kinh nghiệm giác quan có nguyên nhân là những sự vật việc tồn tại độc lập
với não thức của chúng ta hay những dòng chảy tâm lý. Vì vậy, những hình ảnh
chúng ta ý thức được trong kinh nghiệm giác quan, cách nào đó, phải được não
thức tạo ra. Và điều này làm cho kinh nghiệm giác quan xem chỉ giống như sự
tưởng tượng. Khi chúng ta mơ về việc trúng xổ số hay mộng tưởng hão huyền được
bên cạnh một ai đó chúng ta thấy hấp dẫn, đó là những mong muốn trong dòng chảy
tâm lý của chúng ta vốn ấn định cho những hình ảnh nào xuất hiện. Kinh nghiệm
giác quan không giống như vậy. Trong khi chúng ta có thể có một vài kiểm soát
trên những tri giác của chúng ta – chúng ta luôn luôn có thể nhắm mắt hay bịt mũi
hay bỏ đi – đó rõ ràng là không thể nào gần với sự kiểm soát chúng ta có trên
những nội dung của tưởng tượng của chúng ta. Bây giờ sự phản đối từ hậu quả có
thể được xây dựng như làm một điểm tương tự. Nhưng chúng ta có thể muốn để tính
sự phản đối từ tưởng tượng như một thách thức tách biệt cho nhà lý thuyết chủ
trương chỉ-những ấn tượng: ‘Không phải là điều này thì tương đương với việc nói
(một cách phi lý) rằng chúng ta bịa đặt nên nó tất cả?’
8. 3
Bây giờ, chúng ta đã làm sáng tỏ những loại phản đối
vốn một người duy thực tinh vi có thể đưa ra, đến lúc để nhà lý thuyết
chỉ-những ấn tượng phản đáp. Có hai điều bạn cần phải biết để hiểu những trả
lời của Vasubandhu trong phần tiếp sau. Điều dầu tiên có liên quan với những prēta, loài sinh vật khốn khổ, ăn uống
của chúng chỉ gồm phân, nước tiểu, mủ và máu. Người ta có thể tự hỏi tại sao
một prēta không thể uống bất cứ gì
ngoài nước tiểu, mủ và máu. Người duy thực đạo Phật trả lời rằng ở nơi nào
chúng ta thấy một dòng sông đầy nước, loài quỉ đói này thấy một dòng chảy của
những chất lỏng kinh tởm. Và đây không là vì những prēta này sống trong một số thế giới nào khác, nơi tất cả những
con sông đều bị ô nhiễm. Đây là vì nghiệp của một prēta khiến nó thấy và uống nước tiểu, mủ và máu, trong khi chúng
ta thấy nước và uống nước. Điều thứ hai liên quan đến những người được giao cho
địa ngục. Như sự trừng phạt cho những hành động tà ác của họ, những sinh vật
này bị những loài quỷ khác nhau tra tấn, hành hạ liên tục. Nhưng những loài quỷ
này đã đến đó như thế nào? Hãy nhớ rằng tất cả ‘những sinh vật’, hiểu như những
gì có sự sống, đều là những đối tượng của karma
và tái sinh, cho nên nếu những loài quỉ tra tấn ‘cư dân’ trong địa ngục cũng
đều là là những những sinh vật, tình trạng của chúng cũng phải là kết quả của karma. Nhưng điều này đã đập mạnh vào
người đạo Phật như một gì nghe không xuôi. Giả định rằng một ai nào đó bị giữ
trong địa ngục suốt đời chắc phải đã phạm những tà ác nghiêm trọng trong kiếp
trước của họ, nhưng loài quỷ không chịu đau khổ. Cho nên nó đã trở thành giáo
điều chính thống rằng loài quỷ không là những những sinh vật. Thay vào đó chúng
được dựng nên bởi karma của những prēta – một loại của ảo giác của
đám đông, nếu bạn muốn. Cùng biện giải tương tự sẽ giúp giải thích những sự vật
việc khác lạ khác về địa ngục, chẳng hạn như sự kiện đôi khi địa ngục có mưa
lửa. Điều không phải là như thể có những định luật vật lý khác biệt trong địa
ngục; thay vào đó là karma khiến mọi
sự vật việc hiện ra để hoạt động khác đi như thế. Trong trả lời những phản đối
của người duy thực, Vasubandhu sẽ dùng hai điểm này trong khái niệm duy thực
đạo Phật về cách karma hoạt động thế
nào.
[Chúng ta trả lời:] Những điều này không phải tất
cả là không giải thích được.
3. Sự xác định không gian, vv ... , đã thiết lập
như trong những giấc mơ; cũng lại thế như với loài prēta
Là sự xác
định của dòng chảy tâm lý [đã giải thích], vì tất cả chúng thấy là những con
sông của mủ, vv ...
Nó được thiết lập bằng loại suy với ngủ như thế
nào? Trong ngủ, trong sự vắng mặt một đối tượng bên ngoài, trong đó thấy một
con sâu, một lùm cây, một người đàn bà, một người đàn ông, vv ... , nhưng chỉ ở
một chỗ xác định, không phải ở khắp nơi. Và là ở chỉ vị trí đó, những gì-kể đó
thì trông thấy chỉ ở một thời điểm cụ thể, không phải lúc nào cũng thấy. Thế
nên, sự xác định không gian và thời gian được thiết lập nhưng không có một đối
tượng bên ngoài. Và sự xác định của dòng chảy tâm lý được thiết lập bằng loại
suy tương tự với những prēta như thế
nào? Sông mủ là sông đầy những mủ, từ là một từ kép như ‘ghee- pot’ (bình/chậu-đựng bơ). những prēta, sinh vật được sinh ra như kết quả của karma tương tự, tất cả thấy một dòng sông của mủ; nó không chỉ một prēta [kẻ trông thấy sông mủ]. Vì nó
thì đầy với mủ, do đó, nó thì đầy với nước tiểu, phân, vv ... , và chúng bị
những người mang gậy và kiếm canh gác – đây là những gì được trỏ cho thấy bởi
từ ‘etc…’. Thế đó là sự xác định của dòng chảy tâm lý đã giải thích mặc dù đối
tượng của những ấn tượng là không-thực.
4. Có sự tạo ra của một hậu quả như với những mộng
tinh; hay như trong địa ngục
Tất cả đều trông thấy những người canh gác địa
ngục, vv ... , và từ họ có sự tra tấn.
Cần hiểu rằng việc sinh ra những hậu quả thì được
chứng minh bằng loại suy với hiện tượng mộng tinh. Giống như ngủ, không có việc
ăn nằm nam nữ, nhưng có những ‘giấc mơ ướt’, được đánh dấu bới (người nam) chảy
tinh dịch. Trong lối này, theo cách dùng những thí dụ loại như vậy, có bốn
[phản đối] về sự xác định không gian và thời gian, vv ... , để được trả lời.
Một lần nữa, nó nên được hiểu như đã được chứng minh ‘như trong địa ngục, vv
... ’ Nó được thiết lập thế nào? ‘Sau khi thấy những người canh gác địa ngục,
và sự tra tấn từ họ’. Cũng giống như đã được cho rằng những cư dân của địa ngục
trông thấy những người canh gác địa ngục vào những những thời gian và địa điểm
xác định. Từ ‘vv ... .’ có nghĩa là họ cũng thấy những con chó, con quạ, núi và
sắt và những tương tự xảy ra ớ đấy. Và việc này được tất cả họ nhìn thấy, không
chỉ bởi một. Và điều được thiết lập rằng những sự vật việc này gây ra sự tra
tấn đó, mặc dù những người canh gác địa ngục vv ... là không thực, vì là của có
hiệu quả của kết quả của những hành vi tương đương gây nghiệp [trong một kiếp
trước]. Vì vậy, nó nên được hiểu rằng bốn [phản đối] cũng có thể được trả lời
trong những cách khác.
[Phản đối:] Nhưng tại sao nó không cho phép những
người canh gác địa ngục, những con chó, con quạ là thực?
[Trả lời:] Vì chúng không thể nhận chịu như hậu quả
(không quả nghiệp); vì chúng không có kinh nghiệm đau khổ như [những prētas có], chúng không thể nhận [như
hậu quả là có] sự cư trú trong địa ngục. [Nếu những người canh gác đã là thực
và do đó chịu khổ sở,] ở đó sẽ không có phân biệt một này với một khác giữa
những (sinh linh) đau khổ đó – ‘đây là những cư dân của địa ngục, đó là những
người canh gác của chúng’. Và nếu giữa những sinh linh đau khổ đó có sự tương
tự [của những người canh gác và những cư dân] trong hình dạng, sức mạnh và sức
nặng, sau đó sẽ không có sợ hãi [với những người canh gác, vv ... ] Và làm thế
nào những [người canh gác] đó, bản thân họ không thể chịu đựng được những đau
khổ của thiêu đốt, trong khi (sống) trên cùng một nền (địa ngục) làm bằng sắt
đốt cháy, gây khổ sở cho những người khác ở đó? Và làm sao có thể có được rằng
những ai là người không có [karma xác
định để trở thành] cư dân của địa ngục lại ở trong địa ngục?
[Phản đối:] Nhưng đối với vấn đề đó, thì sao có thể
được cho những con vật có thể lên được cõi trời? Bởi cùng một lý do, [nếu có
thể có loài vật ở trên trời] nó sẽ là có thể được để có những loài loài vật
khác và những prēta như những người
canh gác, vv ... , trong địa ngục. [10]
[Đáp lại:]
5. Trong khi những con vật có thể đạt cõi trời
được, nhưng không thế với địa ngục,
Vì chúng
không có kinh nghiệm đau khổ, chúng không được sinh ra như là với những prēta.
Những con vật đó đạt được tái sinh trên cõi trời là
những sinh vật ở đó chúng có kinh nghiệm những sung sướng đã được tạo ra ở đó
khi đó vì [trong quá khứ của chúng, chúng đã thực hiện] những hành vi có khả
năng để sản sinh ra những sung sướng thuộc về cõi đó. Nhưng những người canh
gác của địa ngục, vv ... , không trong cùng cách tương tự có kinh nghiệm sự đau
khổ của địa ngục. Thế nên là sự sinh ra như vậy [trong địa ngục] thì những con
vật không đạt đến, mặc dù những prētas
thì có.
[Phản đối:] Những cư dân của địa ngục có những tri
giác về những người canh giữ địa ngục vv ... ; nó là bởi phương tiện của karma của họ vốn ở đó trong địa ngục có
sinh ra những yếu tố khác nhau với màu sắc riêng biệt và – hình dạng, sức vóc
và sức mạnh. Sau đó, khi những yếu tố khác nhau này đã biến đổi và được nhìn
thấy thực hiện những hành động như nghiền nát bàn tay, vv ... sợ hãi nảy sinh
[trong những prētas]. Tương tự, họ
[được biến thành] núi trong hình dạng của những con quỷ Mesa, vốn bay qua lại,
và những bụi cây có gai sắt, chĩa lên và xuống. Nhưng điều này không có nghĩa
rằng những sự việc này là không-thực
[Đáp lại:]
6. Nếu bạn để cho có thể xảy của những yếu tố được karma sinh ra, của những cư dân địa
ngục,
Tại sao bạn
không để cho có sự thay đổi của ý thức?
Tại sao không như vậy, cho phép rằng đó là chỉ ý
thức của họ đã được biến đổi bởi karma
của họ? Tại sao, thay vào đó, đặt để ra những yếu tố [vật chất] [do karma tạo ra]? Hơn thế nữa,
7. Bạn giả định rằng hậu quả thì ở nơi nào đó khác
với (chỗ có) dấu vết karma.
Có lý do gì ở đó để không nói rằng nó thì chính xác
ở chỗ có dấu vết?
Nó được giả định là có sản sinh ở đó [trong địa
ngục] của những yếu tố trong một cách thức bằng những phương tiện của karma của những cư dân địa ngục; và
những điều này đã biến đổi. Những dấu vết karma
của họ được chứa trong những dòng chảy tâm lý [của những cư dân địa], chúng
không có nơi nào khác. Và hậu quả của nó thì chỉ là chỗ nào có dấu vết – tại
sao không cho phép rằng một sự biến đổi của ý thức, nó là như thế? Có lý do gì
ở đó để hỗ trợ rằng hậu quả của nó thì ở chỗ không có dấu vết?
Như Vasubandhu nói trong giới thiệu câu 3, phương
sách của ông sẽ là để cho thấy rằng hiện tượng của tính xác định thời gian
không gian, vv ... , có thể được giải thích với không giả định rằng có những
đối tượng vật lý. Một cách ông tìm để làm điều này là cho thấy rằng có những
trường hợp của những ấn tượng đơn thuần, chúng trưng bày những thuộc tính đặc
biệt vốn phía đối lập nghĩ rằng chứng minh sự tồn tại của những sự vật việc bên
ngoài. Thí dụ, những giấc mơ có thể trưng bày tính xác định không-thời gian
cũng như hậu quả. Khi chúng ta thấy một gì đó trong một giấc mơ, nó là ở một
địa điểm và thời gian cụ thể trong giấc mơ đó, không phải luôn luôn và khắp
nơi. [11] Một số
những giấc mơ cũng có cùng những loại hậu quả như kinh nghiệm giác quan có khi
tỉnh táo của cùng loại tương tự. Cả hai, một giấc mơ dục tình sống động và một
kinh nghiệm dục tình khốc liệt giống nhau trong khi tỉnh táo, thí dụ, có thể có
cùng kinh nghiệm giác quan xuất tinh theo sau. Nhưng chúng ta đồng ý tất cả
rằng những gì chúng ta nhận thức được trong những giấc mơ đều là chỉ những ấn
tượng: trong khi bản thân chúng có mặt như bên ngoài, chúng hoàn toàn là tâm lý
trong cả bản chất lẫn nguyên nhân. Vì vậy, sự kiện rằng những kinh nghiệm giác
quan khi thức có những đặc tính của tính xác định không-thời gian và hậu quả
không cho thấy rằng chúng phải được những đối tượng vật chất gây ra.
Điều này có thực sự trả lời những phản đối từ tính
xác định và hậu quả? Có một ý hướng trong đó điều này là một trả lời thành
công. Phía đối lập duy thực tuyên bố rằng tính xác định không-thời gian và hậu
quả là những thuộc tính đặc biệt vốn đã chứng minh những kinh nghiệm giác quan
khi thức của chúng ta có nguồn gốc từ bên ngoài. Vì vậy, tất cả Vasubandhu cần
làm là tìm những trường hợp có những thuộc tính đặc biệt đó nhưng phía đối lập
sẽ thừa nhận rằng chúng chỉ là những ấn tượng Nhưng chúng ta có thể không hài
lòng với trả lời này. Tại sao không? Vâng, hầu hết những giấc mơ đều thiếu hậu
quả. Và tính xác định thời gian không gian của những giấc mơ của chúng ta xem
dường khác với của kinh nghiệm giác quan khi thức. Sẽ khéo hơn nếu có một vài
giải thích về những khác biệt này. Những thí dụ về giấc mơ không thỏa mãn đòi
hỏi của chúng ta cho một giải thích về những thuộc tính đặc biệt của kinh
nghiệm giác quan khi thức.
Vasubandhu cố gắng giải quyết cần thiết đó với
những thí dụ của ông về những prēta
và những cư dân của địa ngục. Sự đồng thuận liên chủ thể và hậu quả được kể là
có, không phải do việc giả định tất cả chúng ta đều nhìn thấy và cảm nhận cùng
một đối tượng có thể quan sát công khai, nhưng đúng hơn do sự tương tự trong karma của chúng ta. Việc đó hoạt động
như thế nào? Vâng, giả định chúng ta đã được sinh ra như loài chó thay vì loài
người. Trong trường hợp đó, giờ đây chúng ta sẽ có kinh nghiệm giác quan rất
khác biệt. Thính giác và khứu giác của chúng ta sẽ chính xác tinh tường hơn,
thí dụ, và thị giác về màu sắc của chúng ta sẽ kém tinh tường. Nếu chúng ta tin
rằng đó là karma đã ấn định trạng
thái trong đó chúng ta được sinh ra, khi đó chúng ta sẽ nói đó là do karma (tốt) của chúng ta khiến chúng ta
có loại những kinh nghiệm màu sắc chúng ta có. Và chú ý từ ‘chúng ta’. Bạn và
tôi và hầu hết những người khác đều cùng có những thuộc tính đặc biệt phổ thông
của kinh nghiệm thị giác của chúng ta vì (giả định rằng) chúng ta có karma tốt tương tự. Vì vậy, đây là một
khởi đầu hướng tới việc giải quyết cần thiết của chúng ta về một giải thích
thực.
Nhưng điều này có làm được việc không? Giả định
chúng ta ở trong cùng một phòng. Vì chúng ta là con người, chúng ta sẽ có những
kinh nghiệm thị giác tương tự. Thay vào đó, giả như chúng ta đã sinh ra như
những con chó, chúng ta sẽ có những kinh nghiệm nhất định nào đó về khứu giác.
Nhưng điều đó, chúng ta có thể nghĩ, chỉ vì con người chúng ta đã sinh ra với
những loại cơ năng giác quan nhất định; giả như chúng ta đã sinh ra là chó,
chúng ta tất đã có những bộ máy khứu giác khác biệt. Và giải thích này về sự
khác biệt vẫn còn đòi hỏi chúng ta để giả định rằng có một môi trường vật lý
duy nhất trong đó những cơ năng giác quan đó đang hoạt động. Đó là vì tấm thảm
thì màu xanh khiến tất cả chúng ta đều thấy màu xanh (nhưng loài chó thì không,
vì chúng đều mù-màu). Những gì Vasubandhu cần là một lối không duy-thực của
việc giải thích những gì tạo những kinh nghiệm. Và đây là thí dụ về những cư
dân của địa ngục định đem cho ý nghĩa. Tất cả những sinh vật này đều có một
điểm giống nhau là đều có karma
(xấu). Vì karma đó, tất cả họ đều có
những kinh nghiệm tương tự về việc nhìn thấy những con quỷ và những tương tự.
Nhưng những con quỷ này chính chúng lại chỉ là sản phẩm của karma của những cư dân. Bây giờ những
người đạo Phật duy thực đã đầu tiên đưa ra lý thuyết này về những con quỷ, họ
không nghi ngờ gì về những con quỉ như những đối tượng vật chất (những kết hợp
của những ‘yếu tố’) vốn đã cách nào đó, do karma
của những người (chịu tra tấn hành hạ) đau đớn) tạo ra. Nhưng, Vasubandhu hỏi,
tại sao giả định rằng những con quỷ tồn tại bên ngoài những dòng chảy tâm lý
của những cư dân địa nguc? Sau cùng, karma
là một gì đó tinh thần. Đó là ước muốn hay ý định đằng sau một hành động khiến
gây nên quả karma sau cùng được tạo
ra. Nếu hạt giống karma là trong dòng
chảy tâm lý, không phải nó là ‘nhẹ hơn’ để giả định quả của nó thì cũng có ở
đó? Khi những người dân địa ngục tất cả nhìn thấy một con quỷ, họ đang có kinh
nghiệm một loại ảo giác tập thể.
Những gì Vasubandhu đang nói, khi đó, là điều này.
Những thèm muốn vốn đã thúc đẩy những hành động quá khứ của chúng ta đã tạo ra
những hạt giống karma. Những hạt
giống này, giống như tất cả những tồn tại, đều là nhất thời, khoảnh khắc. Nhưng
điển hình, khi một hạt giống mất tồn tại, nó gây cho một hạt giống khác tương
tự, đi vào tồn tại trong dòng chảy tâm lý đó. Luật nhân quả karma định rõ những điều kiện theo đó
một hạt giống sẽ chín và mang quả. Quả của hạt karma là một ấn tượng – một hình ảnh tâm lý vốn trình bày chính nó
như một đối tượng bên ngoài. Vì cùng luật nhân quả karma cai quản tất cả những dòng chảy tâm lý, karma tương tự sẽ dẫn đến những kinh nghiệm giác quan tương tự.
Tính đồng nhất của những luật nhân quả karma
cũng tương tự như vậy, giải thích cho tính xác định không-thời gian: hạt giống
gây ra việc nhìn thấy một hình hoa hồng sẽ chỉ chín sau một số những kinh
nghiệm khác, chẳng hạn như những kinh nghiệm vốn chúng ta hiểu như những kinh
nghiệm ‘đi vào trong vườn’. Chúng ta cũng có thể dùng luật nhân quả karma để giải thích hậu quả. Thèm muốn
tạo ra một giấc mơ ăn uống thì đơn giản là không đủ mạnh để tạo ra quả karma của một cảm giác no đầy; thèm muốn
dẫn đến một kinh nghiệm ăn khi thức thì có. Chúng ta ngay cả có thể giải thích
sự kiện rằng kinh nghiệm giác quan khi thức, theo cùng một cách, thì cũng giống
như tưởng tượng, chúng không nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. Nếu đó là
những thèm muốn của chúng ta gây nên kinh nghiệm hiện tại của chúng ta, khi đó
vì chúng ta không thể thay đổi quá khứ, không phải tự hỏi rằng tại sao chúng ta
có rất ít trực tiếp kiểm soát với bản chất của những nhận thức hiện tại của
chúng ta. Vì vậy, tất cả những tính chất đặc biệt của kinh nghiệm giác quan của
chúng ta có thể được giải thích lý do bởi giả thuyết rằng chúng là những ấn
tượng gây ra bởi những hạt giống karma
quả theo luật nhân quả.
Vậy đã sao? Có lẽ bạn đang nghĩ rằng Vasubandhu thì
được đón nhận hoàn toàn với giải thích của ông về kinh nghiệm giác quan, nhưng
bạn thích kinh nghiệm riêng của bạn hơn. Ngay cả khi chúng ta chấp nhận karma (và chúng ta sẽ nhanh chóng đi đến
câu hỏi đó), chúng ta vẫn sẽ có hai giải thích ganh đua về kinh nghiệm: giải
thích chỉ-những ấn tượng trong những điều kiện của những hạt karma và luật nhân quả karma, và giải thích quen thuộc của
chúng ta trong những điều kiện của giác quan tương giao với những đối tượng vật
chất trong thế giới bên ngoài. Tại sao từ chối mô hình quen thuộc vốn mọi người
khác chấp nhận để ủng hộ một vài thay thế khác lạ? Nhưng Vasubandhu có thêm một
cách khai triển khác. Nhớ lại câu hỏi ông hỏi trong câu 6. Tại sao đặt ra những
yếu tố vật chất? Điều này có thể va vào bạn như một câu hỏi lạ, nhưng nó là
thuận lý. Trong tranh luận giữa người Thuyết Ảnh tượng duy thực và nhà lý
thuyết chỉ-những ấn tượng, những đối tượng vật chất thực sự là những thực thể
không thể quan sát được vốn người duy thực nêu lên để làm cho lý thuyết của họ
hoạt động. Chúng thì không thể quan sát được vì tất cả chúng ta từng bao giờ
trực tiếp có ý thức đều là những hình ảnh tâm lý (những gì những người duy thực
gọi là những ảnh tượng). Những đối tượng vật lý không bao giờ được quan sát
trực tiếp, chúng chỉ có thể được suy diễn từ bản chất của những gì chúng ta có
quan sát trực tiếp, tức là. những hình ảnh tâm lý vốn làm thành kinh nghiệm
giác quan của chúng ta. Và suy luận dẫn đến tin tưởng của chúng ta vào những
đối tượng vật lý thì chỉ là một suy diễn vốn sự giải thích duy thực đã dựa
trên: vì những kinh nghiệm của chúng ta có những thuộc tính đặc biệt như vầy và
như vầy…, chúng phải do những đối tượng bên ngoài gây nên. Nếu người theo Thuyết
Ảnh tượng thì đúng về tin tưởng của chúng ta được hình thành như thế nào trong
một thế giới bên ngoài, khi đó những đối tượng vật lý thực sự đều là những thực
thể không quan sát được vốn đã được đưa ra trên cơ sở của một lý thuyết nhất
định. Và bây giờ Vasubandhu có thể dùng người bạn cũ của chúng ta, Nguyên tắc của Cái Nhẹ:
Nguyên tắc
của Cái Nhẹ: Với hai
lý thuyết cạnh tranh, mỗi lý thuyết đều hay ngang nhau về giải thích và tiên
đoán những hiện tượng liên quan, chọn lý thuyết nhẹ hơn, đó là, lý thuyết đặt ra số ít nhất những thực thể không
thể quan sát được.
Đây là những gì đằng sau câu hỏi của Vasubandhu,
Tại sao phát minh ra (đó là, đưa ra) những yếu tố vật chất? Lý thuyết chỉ-những
ấn tượng và lý thuyết đại diên duy thực, cả hai đem cho những giải thích về
cùng một tập hợp của hiện tượng, kinh nghiệm giác quan của chúng ta. Chúng đồng
ý về những gì những quan sát được là: những thực thể tinh thần, gồm những hình
ảnh tâm lý nhưng cũng gồm cả những sự vật việc như thèm muốn và cảm xúc. Chúng
cũng đồng ý rằng karma đóng một vai
trò trong việc giải thích kinh nghiệm của chúng ta. Tuy nhiên, lý thuyết duy
thực có một đưa ra thêm: những đối tượng vật lý, những sự vật việc vốn trên
nguyên tắc thì không thể quan sát được. Nếu hai lý thuyết đều tốt trong việc
giúp chúng ta tiên đoán dòng chảy tương lai của kinh nghiệm giác quan của chúng
ta, sau đó bằng cái nhẹ, lý thuyết
chỉ-những ấn tượng thì thích hợp hơn.
Ghi nhận, nhân việc này, rằng đây không là một luận
chứng từ lập trường hoài nghi về thế giới bên ngoài. Những người đã nghiên cứu
triết học phương Tây hiện đại có thể mong đợi rằng Vasubandhu sẽ biện luận như
thế này: ‘Chúng ta không thể chứng minh rằng đối tượng vật chất thực sự tồn
tại. (Làm thế nào chúng ta có thể chứng minh một cách dứt khoát điều này nếu
chúng ta không bao giờ có thể nhận thức trực tiếp về chúng? Vì tất cả chúng ta
biết rằng chúng ta có thể là ở trong một hệ thống hoàn toàn khép kín của thực
tại ảo). Vì vậy, Chúng ta không có lý do gì để nói rằng chúng tồn tại. Do đó
chúng ta phải kết luận rằng chúng không tồn tại’. Nhưng ‘lập luận dựa trên cái nhẹ’ của ông thì thực sự khá khác
với luận chứng từ lập trường hoài nghi này. Đó không là hoài nghi về thế giới
bên ngoài vốn ông nghĩ hỗ trợ cho thuyết chỉ-những-ấn tượng. Đó là nguyên tắc
của cái Nhẹ. Ý tưởng đằng sau nguyên tắc đó là khi chúng ta đặt ra những thực
thể thừa thãi, điều này rất có thể là não thức đã đặt thêm lợi ích của nó chồng
chất lên trên thế giới. Lập luận của Vasubandhu không dựa trên những cân nhắc
tri thức học (lập trường hoài nghi là một vị trí tri thức học), nhưng trên
những cân nhắc vốn chúng đều siêu hình nghiêm ngặt.
Lập luận có thành công không? Đây là một của những
chỗ ở đó nó dường như làm một khác biệt liệu một người có chấp nhận lý thuyết karma và tái sinh hay không. Giả thích
của Vasubandhu về kinh nghiệm giác quan đòi hỏi phải có những hạt karma và luật nghiệp báo nhân quả. Vì
vậy, nếu chúng ta có ít hay không có lý do để chấp nhận ý tưởng đó, thì xem
dường như lập luận của ông từ nguyên tắc chọn cái nhẹ sẽ không thành công. Có
bất kỳ lựa chọn thay thế nào cho một nhà lý thuyết chỉ-những ấn tượng thời nay
có thể dùng thay thế không? Berkeley dùng Gót để giải thích cho những tính chất
và trạng thái thường xuyên trong kinh nghiệm giác quan của chúng ta. Theo
Berkeley, những hình ảnh giác quan (Berkeley gọi chúng là những ‘ý tưởng ‘) đều
có nguyên nhân để xảy ra trong não thức chúng ta bởi một não thức khác mạnh mẽ
hơn, đó là của Gót. Và những mô hình có trật tự trong đó những ý tưởng này xảy
ra trong chúng ta là lời chứng cho sự quan tâm của Gót đối với phúc lợi của
chúng ta. Nhưng một giải thích như vậy sẽ không hấp dẫn được một người đạo
Phật. Đối với những não thức của Berkeley (của chúng ta và của Gót) là những
thực thể suy nghĩ – đúng là thứ gồm những sự vật việc vốn lý thuyết anātman đạo Phật phủ nhận.
Một người đạo Phật tân tiến ngày nay có thể thích
ứng ý tưởng căn bản của Vasubandhu với một văn hóa hoài nghi về karma hay không? Có lẽ. Chúng ta có thể
có khả năng để hiểu được ý tưởng rằng đơn
thuần chỉ-những ấn tượng đều có nguyên nhân là những tham ái (thèm muốn)
trong quá khứ. Hãy xem cảnh rửa tay nổi tiếng ở Màn 1 của vở kịch Macbeth của Shakespeare. Tại sao Phu nhân
Macbeth lại thấy máu trên tay bà, khi cả chồng bà và cả chúng ta trong những
người xem kịch đều không nhìn thấy bất kỳ thứ gì như vậy? Rõ ràng vì cảm giác
tội lỗi, bà cảm thấy do phần bà đã đóng trong việc đưa chồng bà đến phạm tội
giết người. Vì vậy, trong trường hợp này, ít nhất chúng ta có thể hiểu một tham
ái có thể phục vụ như nguyên nhân của một ấn tượng sau này như thế nào. Thế nên
ở đó phải có ít nhất một số những luật nhân quả nối kết những tham ái trong quá
khứ với những ấn tượng hiện tại bằng tác động vào những điều kiện. Và như thế
có lẽ những luật nhân quả như vậy có thể đóng một vai trò lớn hơn trong kinh
nghiệm của chúng ta, so với ngờ vực của chính chúng ta – dẫn đến không chỉ với
những gì chúng ta gọi là ảo giác, nhưng với nhiều loại hơn nữa của những kinh
nghiệm thông thường. Khi đó, những tương đồng giữa những tham ái trong quá khứ
của những dòng chảy tâm lý khác biệt cũng có thể giải thích sự đồng thuận liên
chủ thể. Đây là những loại sự vật một nhà lý thuyết chỉ-những ấn tượng thời nay
có thể nói, để cố gắng làm lập luận của Vasubandhu về nguyên tắc cái nhẹ hoạt
động. Sau đó, nó có sẽ thành công
không? Đây là một câu hỏi chúng ta sẽ phải quay lại sau. Vì có ít nhất một bước
ngoặt với luận chứng, liên quan với câu hỏi – như thế nào chúng ta bảo rằng hai
giải thích ganh đua là ‘tốt như nhau’. Bước ngoặt đó sẽ không xuất hiện cho đến
khi chúng ta đi đến câu 18 và khái niệm ‘xác định lẫn nhau’ của những dòng chảy
tâm lý.
8.4
Bây giờ chúng ta sẽ nhảy qua những câu 8 –10 (chúng
ta sẽ quay lại chúng sau) và xem xét một luận chứng chủ yếu thứ hai cho
chỉ-những ấn tượng, được trình bày trong câu 11 – 15. Ở đây, Vasubandhu tiếp
tục tấn công, tìm cách để cho thấy giả thiết rằng có những đối tượng vật lý thì
không mạch lạc lôgích. Ông bắt đầu với một phản đối mới: ngay cả đức Phật chủ
trương rằng có những đối tượng vật lý. Đức Phật đã thường nói về những sự vật
việc loại như āyatanas của màu
sắc-và-hình dạng [12], vv ...
Điều đó tỏ ra ngài đã tin rằng có những đối tượng vật lý vốn là nguyên nhân
những kinh nghiệm của chúng ta của việc nhìn màu sắc-và-hình dạng, ngửi mùi khó
chịu, vv ... Dĩ nhiên Vasubandhu có lý thuyết riêng của ông về lý do đức Phật
đã nói những sự vật việc như vậy. (Chúng ta sẽ đến với nó sau này). Nhưng phía
đối lập muốn biết tại sao chúng ta không chỉ đơn giản là sẽ chấp nhận điều giải
thích rõ ràng nhất: đức Phật đã nói những sự vật việc này vì ngài là một người
duy thực. Bây giờ, đây không chỉ là phản đối nghiêm trọng nhất với chỉ-những ấn
tượng, trừ khi bạn đã tin rằng lời đức Phật, lấy làm chứng, thì có thẩm quyền
về những câu hỏi liên quan đến bản chất sau cùng của thực tại. Vì vậy, đây
không là một phản đối ý nhị về triết học. Nhưng những gì Vasubandhu phải nói
trong đáp ứng thì ý nhị về triết học. Những gì Vasubandhu sẽ làm là nhìn vào
hai lý thuyết khác nhau liên quan đến bản chất của rūpa dharma: thuyết atom và thuyết những đặc thù-thuộc tính. (Xem
Chương 6 về hai thuyết này). Trong những câu 11 – 14, ông sẽ cố gắng cho thấy
rằng thuyết atom không thể giải thích được kinh nghiệm giác quan của chúng ta.
và trong câu 15, ông sẽ lập luận rằng thuyết những đặc thù-thuộc tính cũng
không thể làm được. Vì vậy, nếu chúng ta đúng khi nghĩ rằng chỉ có những dharma mới có thể là thực cuối cùng, nó sẽ
quay ra cho thấy rằng không một lý thuyết duy thực có sẵn nào có thể là đúng.
[Trả lời: Chúng ta không nên lấy việc đức Phật đã
đề cập đến những đối tượng vật chất] vì,
11. Rằng [āyatana]
thì không là một, cũng không là đối tượng chủ ý một số nhiều được những atom
tạo nên,
chúng cũng không là gói/bó (tập hợp/uẩn), vì atom
thì không được chứng minh.
Điều này có ngĩa gì? Nếu āyatana của màu sắc-và-hình dạng vv ... đều tương ứng những đối
tượng chủ ý của những ấn tượng của màu sắc-và-hình dạng, vv ... khi đó chúng
hoặc sẽ là những đơn lẻ, giống như ‘toàn bộ’ được những Vaibhāṣika đưa ra, hoặc
chúng sẽ là số nhiều được tạo thành từ những atom, hay chúng sẽ tự thân là
những gói bó, tập hợp của những atom. Nhưng đối tượng chủ ý thì không là một
đơn lẻ, vì người ta không bao giờ thấu hiểu một toàn bộ vốn nó thì tách biệt
với những phần của nó. Nó cũng không là một số nhiều, vì người ta không thấu
hiểu những atom một cách đơn lẻ. Cũng không, sau cùng, là những gói bó [tập hợp
của những atom] trở thành đối tượng chủ ý của tri giác, vì không có sự thiết
lập rằng atom là một đơn lẻ thực.
Tại sao nó thì không thiết lập được? Vì,
12ab. Atom phải có sáu phần, vì nó nối kết đồng
thời với sáu atom khác. Atom sẽ có sáu phần nếu nó nối kết đồng thời với sáu
atom,với sáu mặt, vì rằng chỗ một atom thì là một atom khác, là điều không thể.
12cd. [Nếu không thế] nó sẽ là một khối rất lớn có
kích thước của một atom, vì tất cả sáu (atom) sẽ là trong cùng một chỗ.
Hay khác đi, không gian [chiếm bởi] một atom là cả
sáu atom. Khi đó, vì tất cả đều cùng một chỗ, chúng sẽ cùng với nhau tất cả là
một khối lớn có kích thước của một atom; sau đó vì thiếu sự phân tách với nhau,
không có khối dù lớn thế nào có thể nhìn thấy được.
[Phía đối lập:] những atom hoàn toàn không hợp
nhất, vì chúng đều là không-phần. Vì thế thiếu xót không nảy sinh như một hệ
quả [của vị trí của chúng tôi]. Những gói-bó tuy nhiên, có nối kết. Những người
phái Vaibhāsika của Kashmir nói.như thế. [13]
Nên trả lời họ như sau: Gói bó của những atom thì
không là một đối tượng khác biệt với những [atom] đó.
13. Nếu những atom không kết hợp, khi đó về phương
diện những gói bó của chúng, việc [kết hợp] này có ở đó là gì?
Điều là không thể là họ thấy rằng việc kết hợp của
chúng không xảy ra vì tính không-phần của chúng.
Giả định rằng những sự vật được gói bó không kết
hợp cái này với cái kia. Sau đó, điều nên được trỏ cho thấy rằng phủ nhận việc
kết hợp trên cơ sở của tính không-phần của những atom là không đúng, vì người
ta khi đó không thể nhìn nhận sự kết hợp của gói bó, ngay cả dù nó có những
phần. Thế nên, điều không dẫn đến theo rằng atom là một thực thể riêng biệt.
Thêm nữa, bất kể người ta có công nhận những atom kết hợp hay không,
14. Không có tính riêng lẻ của (sự vật) gì vốn có
thể được chia vào trong những phần không gian riêng biệt.
Trên giả định ngược lại, tại sao có bóng râm và cản
trở? Nếu khối lớn thì không riêng lẻ tách biệt, hai (tính chất) này không tiêu
biểu đặc điểm cho nó.
Nói cách khác, nếu có những phần không gian riêng
biệt của atom, như phần phía đông, phần ở trên, vv ... , khi đó, làm thế nào sẽ
có bất kỳ riêng lẻ nào của một atom với một bản chất như vậy?
Nếu mỗi atom không có những phần không gian riêng
biệt, khi đó làm thế nào khi mặt trời hiện ra, ở một nơi có bóng râm, ở một nơi
khác có ánh nắng? Sẽ không có chỗ nào ở đó nó thì khác biệt nhau với việc chỗ
nào có ánh sáng mặt trời. Và làm thế nào có thể có cản trở của một atom với một
atom khác, nếu những phần không gian riêng biệt thì không được đặt ra? Atom
không có phần nào khác dù là gì, bằng việc ở chỗ nào đến đó, nó có thể bị một
atom khác kháng cự. Khi đó, như đã nói ở trên, trong sự thiếu vắng của sự kháng
cự, toàn bộ gói bó sẽ có kích thước của một atom, vì tất cả sẽ chiếm cùng một
chỗ.
[Phản đối:] Tại sao không nói điều này, bóng râm và
cản trở gắn liền với khối lớn, không phải với atom?
[Trả lời:] Khối lớn nào có thể được đặt ra như tách
biệt với những atom thế nhưng lại được mô tả đặc điểm bởi hai việc [bóng râm và
cản trở] này? Không có gì, và như thế, nói, ‘nếu khối lớn không là một gì đó
tách biệt, hai việc này không mô tả tính cách nó. Đó là, nếu khối lớn không
được đặt ra như là một gì đó tách biệt với những atom, sau đó hai việc này sẽ
không mô tả đặc điểm nó.
[Phản đối:] Atom, gói bó, và tương tự, là những xây
dựng giả tạo, đâu là lý do của việc xem xét chúng khi những đặc tính của màu
sắc-và-hình dạng không thể bị phủ nhận?
[Trả lời:] Vậy thì, đặc điểm của chúng là gì?
[Phía đối lập:] Thuộc tính của là đối tượng chủ ý
của thị giác, vv ... và tính-có-màu xanh, vv ...
[Trả lời:] Đó thì đích xác là những gì đang được
bàn bạc cho thấu đáo, cho dù bất cứ gì được coi là đối tượng chủ ý của thị
giác, v.v., là một thực thể duy nhất hay một số nhiều.
[Phía đối lập] Bạn nói gì?
[Trả lời;] Lầm lỗi liên quan trong số nhiều đã được
trỏ cho thấy.
15. Nếu nó [đối tượng chủ ý] là một đơn lẻ, sẽ
không xảy ra (1) đi tới dần dần, (2) đồng thời vừa nắm bắt và không không nắm
bắt, (3) sự xuất hiện cùng nhau của những sự vật việc tách biệt, và (4) sự
không nhìn thấy những sự vật việc nhỏ bé.
(l) Nếu chúng ta đã tương ứng để giả định rằng đối
tượng chủ ý của thị giác thì không là một số nhiều, nhưng một thực thể
không-phân chia, khi đó sẽ không có một gì như đi tới dần dần trên mặt đất, tức
là đi bộ. Vì với một bước duy nhất, một người sẽ đi qua tất cả ngay lập tức (2)
Lại nữa sẽ là điều không thể cho một người đồng thời nắm bắt phần gần của một
gì và không nắm bắt phần xa. Nắm bắt và không không nắm bắt lấy một và cùng một
sự vật việc cùng một lần là điều không thể. (3) Cũng không thể là có sự xuất
hiện của một số nhiều của những sự vật việc tách biệt, giống như, những con voi
hay những con ngựa, ở những nơi tách biệt. Vì một này thì đúng ở chỗ một kia
là, làm thế nào có thể nghĩ được rằng cả hai đều khác biệt? Ngoài ra, vì một
không gian trống thì chiếm giữ giữa hai sự vật việc, làm sao có thể rằng chỗ
nào thì bị chiếm giữ và không bị chiếm giữ bởi chúng thì được coi là một? (4)
Cũng sẽ không là có tính không phân chia của những loài vật nhỏ li ti sống
trong nước có cùng màu với những con vật lớn, nếu điều giả định rằng sự khác
biệt của thực thể thì được xác định chỉ bởi sự khác biệt trong những đặc tính,
không theo những cách khác [như số lượng, vị trí, thời gian, v.v.].
Thế nên tất yếu, sự phân biệt [giữa những thực thể]
đòi hỏi việc đưa ra những atom. Và rằng [atom] không thể chứng minh được là một
sự tồn tại cá thể. Rằng là không chứng minh, tính khách quan của những [được
cho là] đối tượng chủ ý của thị lực, v.v., cụ thể là màu sắc-và-hình dạng,
v.v., thì không chứng minh được; do đó, điều được cho thấy rằng chỉ một mình
những ấn tượng là tồn tại.
Trong câu 11, Vasubandhu nhắc đến ba sự việc vốn
một người thuyết atom có thể nói về những atom đóng góp thế nào vào kinh nghiệm
giác quan của chúng ta. Đầu tiên là đối tượng chủ ý của tri giác là một toàn bộ
tồn tại bao trùm trên những phần atom của nó, và thứ hai là đối tượng chủ ý của
tri giác là chính những atom riêng lẻ. Vasubandhu phủ nhận chúng vì những lý do
hiển nhiên rằng toàn bộ thì không thực, và những atom riêng lẻ thì quá nhỏ để nhận
biết với những giác quan. Nhưng thứ ba là một gì đó mới: atom kết hợp để tạo
thành những gói-bó và trong những gói-bó những atom riêng lẻ có thể thực hiện
một gì đó chung vốn chúng không thể làm trong riêng lẻ. Ý tưởng nói giản lược
thế này: nếu một bông tuyết rơi trên người bạn, có lẽ nó sẽ không được ghi
nhận, nhưng nếu đủ những bông tuyết vướng vào nhau tạo thành nắm tuyết, bạn có
thể cảm nhận chúng khi chúng rơi trên người bạn. Điều chủ yếu ở đây là gói bó
thì không được giả định để là một toàn bộ tồn tại thêm vào những phần. Đó là lý
do những người thuyết atom duy thực gọi nó là một ‘gói bó’: như một cách của
việc làm rõ rằng chúng ta thực sự chỉ nói về tất cả những atom riêng lẻ đó
(chúng duy nhất là những sự vật vật chất thực cuối cùng người thuyết atom nhìn
nhận). Chọn lựa ‘gói bó những atom’ được giả định là kết hợp những lợi ích của
chọn lựa ‘một toàn bộ’ (một gì đó đủ lớn để thấy và cảm nhận) và chọn lựa ‘số
nhiều của những atom’ (những atom thực để hoạt động như những nguyên nhân),
trong khi không thừa kế những thiếu xót nào của cả hai.
Bây giờ
chúng ta có thể tự hỏi không biết cái nhìn này thì có thực sự khác biệt với cái
nhìn vốn nói rằng đối tượng của tri giác là toàn bộ hay không. Nhưng Vasubandhu
thì sẵn sàng để đặt câu hỏi đó qua bên, vì ông nhìn thấy một khó khăn thúc bách
hơn. Chính xác như thế nào những atom đi đến với nhau để tạo một gói-bó vốn là
lớn hơn bất kỳ nào của những atom cấu thành của nó? Như bạn có thể nhớ lại,
những người Abhidharma đã thảo luận về một số cách có thể giải quyết vấn đề
này. Vasubandhu biện luận rằng không một nào của những cách này sẽ làm được
việc. Luận chứng bắt đầu bằng câu 12, chỗ ông xem xét những gì xem ra là những
lựa chọn căn bản vốn người thuyết atom có. Để hiểu những gì ông đang nói, bạn
cần hiểu mô hình tiêu chuẩn của một tổng hợp những atom thì có 7 atom: một ở
giữa, một ở mỗi bốn hướng chính (bắc, nam, vv ... ), và một bên trên và một bên
dưới. Chúng ta có thể tưởng tượng những mô hình khác của những atom để tạo
thành một tổng hợp, nhưng con số những mô hình thì không thành vấn đề. Vấn đề ở
đây là câu hỏi – chúng ta có được một gì đó lớn hơn như thế nào, khi những atom
đến với nhau. Và những gì Vasubandhu đang nói trong câu 12 là điều này chỉ có
thể xảy ra nếu atom riêng lẻ đã có một kích thước nào đó hữu hạn. Nếu atom
không có kích thước – nếu nó là chỉ đơn thuàn là điểm vè mặt hình học, một gì
đó không có chiều dài, chiều rộng hay chiều cao – sau đó đặt những atom khác
cùng với một atom trung tâm để tạo thành một tổng hợp sẽ không dẫn đến bất cứ
gì lớn hơn atom ban đầu của chúng ta. Đây là điểm của ông trong câu 12cd: nếu
atom trung tâm không có kích thước, sau đó chỗ một atom ở phía đông chạm vào
nó, phải là cùng một chỗ như một atom ở phía ở phía tây chạm vào nó. Vậy 3 atom
đó sẽ không lớn hơn atom vốn chúng ta bắt đầu với nó. Những atom phải có một
kích thước nào đó, nếu những gói-bó là để đủ lớn để những giác quan của chúng
ta khám phá ra. Nhưng, ông nói trong câu 12ab và một lần nữa trong câu 14ab,
nếu một atom có kích thước sau đó nó phải là một toàn bộ làm bằng những phần.
Vậy thì atom sẽ không là một thực thể thực.
Tại sao
atom phải có những phần? Hãy tưởng tượng 3 atom, cái đầu tiên M ở giữa, cái thứ
hai L chạm nó ở bên trái ML của nó, và cái thứ ba R chạm M ở bên
phải MR của nó. Bây giờ nếu 3 atom với nhau sẽ lớn hơn M, ML
và MR phải ở hai mặt khác nhau của M. Như thế phải có khoảng cách
bên trong M để tách hai mặt này ra. Bên trong của M, có nghĩa là, phải chứa
đựng những khu vực không gian riêng biệt, khu vực kề ML, và khu vực
kề MR. Và Vasubandhu thì nói rằng những khu vực không gian riêng
biệt này bên trong atom được tính là những phần.
Chúng ta
có thể tìm thấy tuyên bố cuối cùng này đáng nghi ngờ. Chúng ta có thể đồng ý
với Vasubandhu rằng nó là khó có thể tưởng tượng rằng những atom không có kích
thước gì cả, rằng chúng chỉ là những điểm hình học. Nhưng không phải một atom
là một gì đó có kích thước quá nhỏ đến mức không thể chia thành bất cứ gì nhỏ
hơn nữa hay sao? (Hãy nhớ rằng ‘atom’ chúng ta ở đây có nghĩa là một gì đó thực
sự không thể phân chia được, và không phải là những gì chúng ta (nhầm lẫn) gọi
bằng tên đó ngày nay). Chúng ta có thể chấp nhận rằng atom phải chứa những vùng
không gian riêng biệt trong chính nó: một giáp bên trái, một kia giáp bên phải,
vv ... Nhưng vì những vùng không gian này không thể về vật chất tách rời nhau,
tại sao nên gọi chúng là những phần? Không phải bản thân Vasubandhu (nói như
một Sautrāntika), người đã nói rằng thử nghiệm một gì đó là thực cuối cùng, là
nó không thể bị phá vỡ như một cái bình có thể bị rơi vỡ? (Xem Chương 6.) Tại
sao khả năng của chúng ta để phân biệt về tinh thần giữa những vùng khác nhau
của atom sẽ cho thấy atom có những phần và vì vậy thì không thực cuối cùng, nếu
atom là một gì đó thật sự không thể phân chia?
Vasubandhu
sẽ trả lời rằng thử nghiệm thực về tính cách là thực cuối cùng của một gì đó là
rằng nó không vay mượn bản chất của nó từ những sự vật việc khác. Đây là ý của
ông khi ông nói trong Abhidharmakośa-bhāṣya
rằng chúng ta đạt đến những dharma
khi chúng ta đạt đến một gì đó không chỉ không thể bị phá vỡ, như một cái bình
có thể bị phá vỡ, nhưng cũng không thể bị phân tích về khái niệm. Một gì đó cho
thấy sự phức tạp về phẩm tính, chẳng hạn như một trạng thái tâm lý phức tạp, có
thể không thể phân chia vật chất được vì nó không là một đối tượng vật lý và vì
vậy không có bất kỳ kích thước không gian nào. Tuy nhiên, nó có thể được phân
tích thành những thành phần. Và điều này cho thấy rằng nó vay mượn những thuộc
tính của nó từ những thành phần đó; nó là một toàn bộ làm bằng những phần và do
đó không là thực cuối cùng. Vasubandhu bây giờ đang nói điều này cũng áp dụng
cho những atom. Ngay cả nếu nó không thể bị phân thành nhiều phần, cho đến mức
như nó chứa đựng những vùng không gian riêng biệt, nó vay mượn bản chất của nó
từ những thành phần của nó. Khi chúng ta loại bỏ atom như chỉ một điểm, chúng
ta đi đến tự nhận rằng việc có một (kích thước rất nhỏ) là bản chất bẩm sinh tự
nhiên của một atom. Nhưng bản chất đó quay ra là vay mượn từ những kích thước
(nhỏ hơn) của những vùng không gian làm nên nó. Vì vậy, một atom không thể là một
dharma.
Sẽ không
giúp thêm được gì để đề nghị rằng những rūpa-dharma là những vùng không gian nhỏ hơn
này vốn tạo nên atom. Vì chính xác cùng việc lý luận sẽ áp dụng với chúng, như
Vasubandhu đã dùng chống lại thực tại của atom. Mỗi chúng phải có một kích
thước hữu hạn, và vì vậy phải là làm thành từ những vùng không gian nhỏ hơn
nữa. Tiến trình này sẽ không bao giờ đi đến một chấm dứt. Đây là một hệ quả của
sự phân chia đến vô hạn của không gian: giữa hai điểm bất kỳ, bất kể gần nhau
bao nhiêu, có nhiều vô tận những điểm khác biệt.
Vì vậy,
có lẽ là lúc để xem lại chọn lựa tùy ý của việc nói rằng atom hoàn toàn không
có kích thước gì cả. Chúng ta đã thấy rằng nếu những atom-điểm (điểm hình học) đã chạm, chúng sẽ tất cả ‘dồn hết’ trong
cùng một vị trí, vì vậy cho dù có bao nhiêu atom tạo nên gói-bó tập hợp, nó sẽ
không bao giờ trở nên lớn hơn. Nhưng nếu những atom không chạm vào thì sao?
Điều gì sẽ xảy ra nếu một gói-bó tập hợp gồm 7 atom-điểm, mỗi chúng nằm ở một khoảng cách nào đó với phần còn lại?
Khi đó, gói-bó tập hợp sẽ có một vài kích thước hữu hạn, và nó có thể được dùng
như khối-xây dựng của những đối tương vật lý lại còn lớn hơn.
Trong câu
13, Vasubandhu trỏ cho thấy một vấn đề với đề nghị này. Nếu chúng ta cho phép
rằng những atom trong một tổng hợp không chạm, chúng ta vẫn phải nói rằng một
tổng hợp chạm một tổng hợp khác. Vì nếu không, chúng ta giải thích thế nào sự
kiện là hai gói-bó tập hợp riêng biệt chiếm những vị trí không gian khác nhau –
vốn chúng ta phải làm nếu những gói-bó tập hợp liền kề làm thành những sự vật
lớn hơn? Khi hai gói-bó tập hợp tiếp xúc, điều gì là để ngăn chặn một gói bó
không chiếm cùng một không gian với một gói bó khác? Một một gói bó phải có khả
năng để cản trở những gói bó khác. Bạn có thể nghĩ điều này không là vấn đề, vì
gói-bó tập hợp có kích thước. Chúng ta có thể phân biệt giữa một bên của tập
hợp thứ nhất nơi một tập hợp thứ hai chạm vào nó, và phía bên kia nơi gói-bó
tập hợp thứ hai bị cản trở. Chúng ta có thể làm điều này vì chúng ta đồng ý
rằng gói-bó tập hợp được tạo thành từ những vùng không gian riêng biệt giữa một
bên và bên khác. Nó là atom vốn chúng ta đang giả định không có kích thước,
không là tổng hợp. Vấn đề là gói-bó chính nó chỉ là một khái niệm giả tạo. Sự
vật thực duye nhất trong bức tranh này sẽ phải là những atom, và chỉ những sự
vật việc thực sự mới có thể làm được bất kỳ công việc thực nào. Vì vậy, nếu một
gói-bó tập hợp là cản trở một gói-bó tập hợp khác, thì những atom riêng lẻ phải
là cản trở những atom khác. Và Vasubandhu muốn biết như thế nào điều này thì có
thể nếu những atom chỉ đơn thuần là những điểm.
Đây là
câu hỏi Vasubandhu đang nêu lên trong câu 14cd. Ông dẫn hai vấn đề cho người
theo thuyết atom, những vấn đề của bóng râm và cản trở, nhưng chúng thực sự là
một khó khăn duy nhất. Ngõ hầu cho một sự vật A cản trở một sự vât B, A phải
ngăn B không di chuyển vựt quá phía gần của A ở và tiến về phía xa của A. Để
con đập giữ nước lại, nó phải dừng nước ở phía thượng nguồn; nếu nước chảy
xuống phía hạ lưu của đập, sau đó đập đã không thành công trong việc cản trở
nước, và nước sẽ chảy qua đập. Nhưng bây giờ hãy tưởng tượng một con đập chỉ
dày một atom, và giả định rằng những atom chỉ đơn thuần là những điểm. Sau đó,
khi một atom nước chạm vào phía thượng nguồn của một trong những atom đất tạo
nên con đập, nó đã đạt tới phía hạ lưu của atom đó rồi. Vì vậy, atom đất đó đã
không thành công trong việc cản trở nước. Thêm một lớp atom đất thứ hai vào đập
của chúng ta cũng không giúp ích gì, vì chúng sẽ như thế, không thể ngăn nước
chảy xuống những phía hạ lưu của chúng. Trên giả thuyết rằng những atom là
những điểm, không có lượng atom nào có thể cản trở bất cứ điều gì. Tương tự như
vậy, dù có bao nhiêu atom như vậy tạo thành một cái cây, khi mặt trời chiếu vào
phía nam, sẽ không có bóng râm nhưng chỉ có ánh sáng mặt trời ở phía bắc của
cây.
Ở điểm
này, chúng ta có thể hỏi không biết Vasubandhu đã xem xét tất cả những trường
hợp có thể với người thuyết atom hay không. Có lẽ ông đã có ý đúng về giả
thuyết rằng atom có kích thước, nhưng có phải ông đã thực sự bác bỏ quan điểm
rằng những atom chỉ đơn thuần là những điểm? Có thể người thuyết atom không nói
rằng những atom không cần chạm vào nhau để cản trở nhau? Có lẽ atom tạo ra một
lực đẩy trên những atom khác, và đây là những gì giữ chúng tách biệt. Điều này
sẽ giải thích những atom đất trong đập ngăn chặn những atom nước chảy xuống hạ
lưu như thế nào: vì lực đẩy lẫn nhau, những atom nước hoàn toàn không bao giờ
chạm vào những atom đất đó ở phía thượng nguồn của đập. Nó cũng sẽ giải thích
cách những atom tạo nên cây ngăn ánh sáng mặt trời chiếu tới phần mặt đất phía
bắc của cây. Vasubandhu không nói gì về giả thuyết này. Và ý tưởng về lực tác
động trên những hạt atom xem dường giống như một cái nhìn chính đáng; nó là,
sau cùng, một gì đó giống như những gì những nhà vật lý thời nay cho chúng ta
biết. Vì vậy, xem dường như Vasubandhu vẫn chưa thành công trong việc phủ nhận
thuyết atom.
Tuy
nhiên, có một nguyên nhân khiến Vasubandhu đã không cho loại quan điểm này sự
cân nhắc nghiêm chỉnh. Nó liên quan đến những gì được gọi là ‘tác động ở một
khoảng cách’: một đối tượng tác động trên một đối tượng khác, khi cả hai không
tiếp xúc với nhau và không có một gì đó thứ ba truyền tác động từ đối tượng này
sang đối tượng kia. Vật lý thời nay quả thực có đưa ra những loại tác động khác
nhau ở một khoảng cách, chẳng hạn như lực hấp dẫn. Nhưng đây là ý tưởng vốn hầu
hết người ta đều có nhiều khó khăn để thấu hiểu. Đó là lý do chúng ta có khuynh
hướng nghĩ về lực hấp dẫn như một loại cánh tay vô hình vươn ra và kéo những sự
vật xuống. Chúng ta nghĩ về lực hấp dẫn theo cách này vì chúng ta thấy khó để
thấy như thế nào trái đất có thể hành động trên một gì đó vốn nó không trong sự
tiếp xúc với, chẳng hạn như người nhảy dù vừa rời khỏi máy bay. Do đó chúng ta
nghĩ về lực hấp dẫn như một sức mạnh, và chúng ta nghĩ về những sức mạnh như
những sự vật việc vô hình vốn vươn ra, để đẩy hay kéo. Những nhà triết học
India cổ điển đã thảo luận về trường hợp của từ tính, vốn là một hiện tượng gợi
ý tác động ở một khoảng cách. Ngay cả còn có một tranh luận trong Abhidharma về
việc liệu thị giác có phải chạm vào đối tượng của nó để cho tri giác xảy ra hay
không. Nhưng khi nó đi đến hiện tượng như sự cản trở, hay ngăn chặn, ở đó giả
định xem dường đã đòi đỏi có sự tiếp xúc.
Mặc dù
điều này có thể giải thích tại sao Vasubandhu đã không xem xét quan điểm rằng
những atom cản trở qua những lực đẩy tác động ở một khoảng cách, chúng ta vẫn
muốn biết liệu quan điểm có thể là đúng hay không. Nếu giả thuyết này đã được
trình bày với Vasubandhu, ông có thể nói gì để bác bỏ nó? Có ít nhất một khó
khăn ông có thể trỏ cho thấy: áp dụng Luật Bình Phương Nghịch Đảo [14] với giả thuyết này dẫn đến những kết quả phi lý.
Luật bình phương nghịch đảo nói rằng lực A tác động trên B thì tỉ lệ nghịch với
bình phương của khoảng cách giữa A và B. Vì vậy, nếu chúng ta tăng gấp đôi
khoảng cách giữa chúng, lực A tác động trên B là một phần tư những gì nó đã là
trước đó. Ngược lại, nếu chúng ta giảm một nửa khoảng cách thì lực tăng gấp bốn
lần. Bây giờ hãy nhớ rằng không gian đó là chia nhỏ đến vô hạn. Điều này có
nghĩa là nếu atom chỉ là những điểm, khoảng cách giữa hai atom A và B có thể
phân đôi đến vô hạn lần. Vì vậy, khi B tiến tới A, lực A tác động trên B sẽ
nhanh chóng đi tới vô cực. Và điều này xem dường phi lý. Làm thế nào có thể một
gì đó không có kích thước gì cả, nhưng trong chính nó lại có nhiều lực hơn là
sẽ có trong vũ trụ? [15]
Trong câu
14, một đối lập mới đồng ý với Vasubandhu rằng thuyết atom sẽ không hoạt động.
Những atom và những gói bó, tập hợp của những atom, đối lập này nói, đều không
gì khác hơn chỉ là ‘những xây đắp được dựng lên’, những thực thể chúng ta sáng
tạo ra như phần của những nỗ lực của chúng ta để làm cho kinh nghiệm có ý nghĩa
về việc đặt những sự vật vào với nhau và tách chúng ra khỏi nhau. Những atom,
sau cùng, trên nguyên tắc là không thể quan sát được. Vì vậy, nếu chúng ta là
những người duy nghiệm giỏi, chúng ta nên cẩn thận với việc đưa chúng ra, chỉ
làm như thế nếu không có những cách ‘nhẹ hơn’ nào khác, để giải thích hiện
tượng. Đối lập này nghĩ rằng lý thuyết
những đặc thù-thuộc tính là một cách như vậy. Trong lý thuyết này, những những
đối tượng vật lý bình thường là những gói bó, không là những khối tập hợp của
những atom, nhưng của những rūpa dharma
đặc thù-thuộc tính. Những sự vật việc không-phần, từ chúng đã tạo nên một cái
bàn, chúng không là những sự vật rất nhỏ ‘không thể phân tách’ như atom đất
(những khối/đống đồ cứng), nhưng đúng hơn là những thuộc tính như độ cứng, độ trắng, độ mịn, vv ... Hãy
nhớ rằng những đặc thù-thuộc tính này được nghĩ là tồn tại cho dù chúng ta có
tri giác chúng hay không. Khi thị giác của tôi tiếp xúc với thuộc tính độ trắng, gây ra một hình ảnh tâm lý vốn
giống tương tự như độ trắng tồn tại ‘ngoài kia’. Và đó là vì độ trắng này có khuynh hướng để xảy ra
cùng với một số loại nhất định khác của những đặc thù-thuộc tính, chẳng hạn như
một hình dạng nhất định, một độ mịn nhất định nào đó, v.v., khiến chúng ta xây
dựng khái niệm tưởng tượng của cái bàn như một ‘sự vật’ vốn chúng ta nghĩ đến
như việc hỗ trợ tất cả những thuộc tính này. Sự thật thì đúng là ngược lại với
những gì chúng ta nghĩ, mặc dù: nó là những đặc thù-thuộc tính thực sự vốn ‘hỗ
trợ’ sự tưởng tượng của cái bàn. Bây giờ lý thuyết này về những rūpa dharma có lợi thế là nó chỉ đề cập
đến những sự vật việc chúng ta có thể quan sát: màu sắc, hình dạng, kết cấu,
mùi vị và những loại tương tự. Và xem dường như những sự vật việc này có thể
không phải chịu cùng một vấn đề phân chia vốn những atom trở thành nạn nhân của
vấn đề này. Những sự vật việc như độ trắng và độ mịn là những phẩm tính đơn
giản – chúng là những loại những sự vật việc chỉ có thể được biết bằng kiến
thức từ quen biết. Và nó không có ý nghĩa để nói rằng một độ mịn nào đó thì được tạo thành từ những sự vật việc nhỏ hơn.
Chúng có thể là gì, những độ mịn vốn
mịn hơn? Vì vậy, có lẽ quan điểm này – vốn ban đầu nghe khá kỳ quặc – thì đáng
xem xét.
Vasubandhu trình bày bốn khó khăn cho quan điểm
trong câu 15. Bình luận thảo luận những khó khăn này trong những thuật ngữ của
ngôn ngữ ‘sự vật’ bình thường của chúng ta, nhưng chúng được trình bày tốt hơn
nếu được đặt trong những thuật ngữ của một ngôn ngữ hiện tượng. (Nhà lý thuyết
những đặc thù-thuộc tính sẽ nói rằng những danh từ của một ngôn ngữ hiện tượng
đều tất cả là tên gọi của những rūpa
dharma, vì vậy ngôn ngữ này có thể đưa ra sự thật cuối cùng về thế giới bên
ngoài). Với phản đối đầu tiên, hãy tưởng tượng bạn đang có kinh nghiệm thị giác
bạn diễn dịch là bạn đang đứng trước một cánh đồng có màu xanh đồng nhất: bạn
thấy một màu xanh nhất định nào đó với một hình dạng nhất định nào đó. Tại sao,
Vasubandhu hỏi, rằng khi bạn có kinh nghiệm, chúng ta hiểu như bước một bước,
bạn tiếp tục nhìn thấy cùng một màu xanh? Để nói cho rõ ràng hơn, hãy tưởng
tượng bạn đang có kinh nghiệm chúng ta sẽ giải thích như việc nhìn thấy một
mảnh giấy màu xanh trên nền đất: bạn nhìn thấy một màu xanh có hình dạng tương tự.
Trong trường hợp đó, bạn sẽ không tiếp tục thấy màu xanh sau khi có kinh nghiệm
chúng ta gọi là đi một bước. Điều gì giải thích sự khác biệt? Hai đặc thù-thuộc
tính đều có cùng màu và hình dạng giống nhau, do đó, không nên có bất kỳ sự
khác biệt giữa chúng, nhưng rõ ràng là có. Dĩ nhiên, chúng ta muốn nói có một
sự khác biệt ở đây: dharma độ xanh
đầu tiên thì lớn hơn dharma độ xanh
thứ hai. Nhưng để nói một cái lớn hơn cái kia là nói về kích thước, và việc đó
sẽ chính xác đưa lên vấn đề vốn lý thuyết đặc thù-thuộc tính đã đang cố gắng
tránh. Vì nếu một gì đó có kích thước, thì nó được làm bằng những phần và do đó
không thể là một dharma.
Trong khi phản đối thứ nhất liên quan đến thị giác,
thì phản đối thứ hai liên quan đến xúc giác. Giả định bạn đang có những kinh
nghiệm vốn chúng ta gọi là cầm một quả chuối trong tay bạn. Điều này sẽ liên
quan đến việc bạn thấy một màu vàng nào đó, ngửi thấy một mùi nào đó và cảm
nhận độ mịn nhất định và hình dạng nhất định nào đó. Xem xét chỉ hình dạng vốn
bạn biết qua xúc giác. Hình dạng đó có hai đầu, nhưng bất cứ một khi nào, bạn
có thể biết chỉ một đầu nhưng không đầu kia. Như thế lcó thể là thế nào? Trả
lời hợp lôgích duy nhất là ở bất cứ một khi nào, bạn có nhận thức qua chạm vào
chỉ một phần của hình dạng quả chuối. Nhưng dĩ nhiên để nói điều này là để nói
rằng hình dạng có những phần, và do đó không là một dharma. Vì vậy, một lần nữa những gì là bề ngoài một đặc thù-thuộc
tính quay ra không là một thực thể cuối cùng thực sự.
Bây giờ bạn sẽ có thể tự mình nghĩ ra phản đối thứ
ba và thứ tư như thế nào. Điểm tổng quát của câu 15 thì rõ ràng. Trong khi lý
thuyết những đặc thù-thuộc tính về những rūpa-dharma dường
như hoạt động trong một số trường hợp, nó không thể giải thích cho tất cả những
kinh nghiệm giác quan của chúng ta. Có một số kinh nghiệm giác quan dường như
đòi hỏi sự tồn tại của sự vật với kích thước. Và một khi chúng ta chấp nhận
chúng, chúng ta rơi trở lại vào những khó khăn của việc phân chia đến vô hạn
vốn bao vây người theo thuyết atom. Có cách nào khác để tránh né vấn đề này
không? Sautrāntika, chúng ta có thể nhớ lại, phủ nhận rằng hình dạng là một dharma. Khó khăn ở đây có thể giúp chúng
ta hiểu lý do. Tất cả những phản đối của Vasubandhu với lý thuyết những đặc
thù-thuộc tính trong cách này hay cách khác đều đưa đến hình dạng, như thế có
lẽ phủ nhận rằng hình dạng là thực cuối cùng, có thể giúp người duy thực trả
lời những những phản đối này. Lấy thí dụ, nếu chúng ta không thể nói rằng hai
cây xanh chúng ta thấy có cùng hình dạng giống nhau, sau đó không có lý do để
mong đợi rằng kinh nghiệm của chúng ta về cây đầu tiên sẽ giống như kinh nghiệm
của chúng ta về cây thứ hai. Như thế sự kiện rằng sau khi ‘đi một bước duy
nhất’ tôi vẫn thấy màu xanh trong trường hợp đầu tiên, nhưng không trong trường
hợp thứ hai, sẽ không đặt ra một vấn đề. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể mô tả
tất cả kinh nghiệm giác quan của chúng ta trong một ngôn ngữ hiện tượng vốn
không nhắc đến đến hình dạng, và do đó không vô tình đem vào kích thước. Nếu
vậy, khi đó có lẽ người duy thực có thể nói rằng đối tượng của tri giác là đặc
thù-thuộc tính bên ngoài. Điều này có thể là một việc đáng thăm dò. Nhưng ít
nhất ban đầu nó xem dường không quá hứa hẹn. Rất khó để xem như thế nào chúng
ta có thể loại bỏ tất cả nói năng về hình dạng khỏi ngôn ngữ hiện tượng của
chúng ta và vẫn thành công trong việc mô tả tất cả những thuộc tính đặc biệt
quan trọng của kinh nghiệm của chúng ta. Thí dụ, chúng ta phân loại lá cây chủ
yếu dựa trên hình dạng của chúng: Chúng ta gọi những lá phong và những cây sồi
lá vì những hình dạng phổ thông và phân biệt của chúng. Người duy thực có công
việc của họ dành sẵn cho họ nếu họ muốn giải cứu quan điểm rằng đối tượng của
tri giác là một đối tượng bên ngoài trong dạng của một đặc thù-thuộc tính.[16]
8.5
Với điều này, chúng ta sẽ chấm dứt việc khai triển
lập luận chính yếu thứ hai của Vasubandhu. Trong phần còn lại của Viṃśatika, ông xem xét thêm nhiều phản
đối. Chúng ta sẽ khảo sát chỉ một đoạn của phần cuối cùng này:
[Phản đối:] Nó có thể được giải quyết cho dù [đối
tượng bên ngoài] thì tồn tại hay không tồn tại bằng việc đem dùng những phương
tiện của kiến thức. Và trong tất cả những phương tiện của kiến thức, nó là
tri giác vốn là (phương tiện) quan trọng nhất. Khi đó, nếu đối tượng bên ngoài
thì không-tồn tại, làm thế nào có thể có sự nhận thức, ‘tôi đang cảm nhận’?
[Đáp lại:]
16. Nhận thức tri giác thì chỉ giống như trong
những giấc mơ và tương tự; hơn nữa, khi [nhận thức] đó xảy ra,
Đối tượng bên ngoài thì không nhìn thấy; làm thế
nào có thể được nghĩ rằng đây là một trường hợp của tri giác?
Như đã giải thích ở trên [câu.3], ngay cả khi không
có một đối tượng bên ngoài [nhận thức giác quan có thể xảy ra].
Hơn nữa, khi [một nhận thức tri giác] đó xảy ra,
đối tượng bên ngoài thì không nhìn thấy; làm thế nào có thể nghĩ rằng đây là
một trường hợp của tri giác? Nó là khi nhận thức tri giác xảy ra khiến một
người nói, ‘tôi đang cảm nhận’. Ở thời điểm đó, không nhìn thấy đối tượng bên
ngoài, vì phán đoán thì chỉ được ý thức-não thức thực hiện và vì ý thức thị
giác thì khi đó đã tiêu tan. Làm thế nào có thể nói được rằng đây là một trường
hợp của tri giác? Đặc biệt khi đối tượng bên ngoài là nhất thời, như thế phải
còn nhiều hơn nữa màu sắc hay hương vị của nó khi đó thì tiêu tan?
[Phản đối:] Chúng ta không nhớ gi đó vốn đã không
kinh nghiệm, và điều này đòi hỏi kinh nghiệm của một đối tượng bên ngoài. Đây
thì không gì khác hơn sự nhìn thấy. Thế nên, nó là tri giác đó liên quan đến
màu sắc-và-hình dạng, v.v., vốn đều là đối tượng chủ ý của nó
[Trả lời:] Việc nhớ lại này của những đối tượng đã
kinh nghiệm không chứng minh được gì, vì
17. Như đã từng nói rồi, một ấn tượng mang hình
dạng của [đối tượng] đó; ký ức phát sinh từ điều này;
Trong giấc ngủ, người chưa thức giấc không chắc
chắn được về sự vắng mặt của một đối tượng thị giác.
Như đã nói trước đây, một ấn tượng về ý thức thị
giác mang hình dạng của một đối tượng bên ngoài phát sinh ngay cả khi không có
một đối tượng bên ngoài. Từ chỉ một ấn tượng như vậy, có nảy sinh một ấn tượng
tâm lý tùy thuộc-ký ức, một sự đại diện của điều đó, vốn được xây dựng dưới
dạng của màu sắc-và-hình dạng, vv ... Như thế, từ sự xảy ra của ký ức, không
theo đến (rằng có) sự tồn tại của những đối tượng bên ngoài.
[Phản đối:] Nếu giống như trong ngủ, cũng như vậy
trong trạng thái thức, ấn tượng có một đối tượng chủ ý với không là-có một sự vật
việc thực bên ngoài, khi đó thế giới sẽ ý thức về sự không tồn tại ăn khớp của
nó về [đối tượng bên ngoài] đó. Nhưng nó không (ý thức). Thế nên, nó thì không
là trường hợp rằng sự thấu hiều của những đối tượngs bên ngoài đều tất cả,
giống như ngủ, là không có những đối tượng bên ngoài
[Trả lời:] Điều này thì không thể chấp nhận. Đối
với những ai đang tỉnh, họ đã kém sáng suốt do giấc ngủ của những tác dụng [karma] đã xây dựng lập đi lập lại sai
lầm, không nhận hiểu rằng khi họ tri giác một đối tượng bên ngoài, nó thì không
thật, chính xác như trong giấc ngủ. Nhưng khi nào, qua việc đạt đến được nhận
thức không-khái niệm, vượt ngoài kinh nghiệm bình thường, chỉ đơn thuần vật
chất của con người.[17], vốn thì
trái ngược với thế đó, một người [thực sự] thức tỉnh, khi đó bởi lý do của sự
biểu hiện của nhận thức trần tục đã được tinh khiết, vốn thu nhận được trong sự
thức tỉnh của [nhận thức siêu việt] đó, một người thấu hiểu chính xác sự không tồn tại của một đối tượng bên ngoài.
Điều này thì giống cũng [như trường hợp của giấc ngủ và thức tỉnh thông
thường].
[Phản đối:] Nếu những ấn tượng của những sinh vật
phát sinh mang những ảnh tượng của những đối tượng bên ngoài chỉ vì những biến
đổi đặc biệt trong những dòng chảy tâm lý của riêng [những sinh vật], và không
vì những đối tượng bên ngoài riêng biệt, sau đó làm thế nào nó có thể cho thấy
rằng những ấn tượng của những sinh vật đều được xác định bởi sự liên kết với
những người bạn tốt và xấu, và bởi việc nghe những học thuyết đúng và sai, vì
những người bạn tốt và xấu hay những học thuyết đó đều không tồn tại [theo như
bạn]?
[Đáp lại:]
18. Có sự xác định lẫn nhau của những ấn tượng qua
sự ảnh hưởng qua lại.
Trong ngủ não thức thì bị trạng thái mê mệt khuất
phục; nó không có cùng hậu quả.
Xác định lẫn nhau của những ấn tượng xảy ra giữa
tất cả những sinh vật được liên kết phù hợp bởi phương tiện của ảnh hưởng qua
lại của những ấn tượng. ‘Lẫn nhau’ có nghĩa là giữa một này và một khác. Theo
đó, ấn tượng riêng biệt phát sinh trong một dòng chảy tâm lý từ một số ấn tượng
khác biệt với một dòng chảy tâm lý khác, không phải với từ một đối tượng bên
ngoài riêng biệt.
[Phản đối:] Nếu như trong giấc ngủ như thế cũng như
trong trạng thái thức, ấn tượng không có đối tượng bên ngoài, tại sao nó không
là trường hợp vốn hành vi tốt và xấu có cùng những kết quả [karma] tương lai mong muốn và không mong
muốn, cho dù một người thì đang ngủ hay không?
[Trả lời:] Vì ‘trong giấc ngủ não não thức bị trạng
thái mê mệt khuất phục’; nó [hành vi tốt và hành vi xấu của một người] không có
hậu quả tương tự. ‘Đó là vì lý do này, và không phải vì có những đối tượng bên
ngoài thực sự.
[Phản đối:] Nếu tấy cả điều này chỉ là những ấn
tượng, và không có những sự vật việc như cơ thể và tiếng nói, làm thế nào, lấy
thí dụ, cừu có thể bị những người chăn cừu đuổi bắt và giết chết? Hay nếu cái
chết đó không phải do họ gây ra, thì làm thế nào người chăn cừu như đó nhận
chịu số phận của một kẻ giết hại (sinh vật)?
[Đáp lại:]
19. Cái chết là một sự thay đổi gây ra bởi ấn tượng
khác biệt của một người khác, giống như
Bởi sức mạnh tinh thần của những quỷ thần có xảy ra
mất trí nhớ và tương tự trong những người khác.
Cũng như vì sức mạnh tinh thần của quỷ thần, v.v.,
xảy ra trong những người khác những thay đổi loại như vậy, như sự mất đi của
trí nhớ, những giấc mơ, bị hồn quỉ dữ bắt giữ , và những sự vật việc tương tự.
Vì cũng những khả năng tinh thần của những phù thủy nữa. Hay lại nữa như trong
trường hợp khả năng của Kātyāyana khiến Sarana ngủ mơ. Hay khi Vasumitra bị
đánh bại bởi một kẻ khác (trong trận chiến) vì sự tức giận tinh thần của một
người tu khổ hạnh trong rừng. Trong cùng một cách, qua sức mạnh của một ấn
tượng khác biệt của một người có xảy ra một số hành động vốn gây tổn hại đến
khả năng-tinh thần của một người khác, và thế nên cái chết, đó là, sự cắt ra
khỏi dòng của những [dharma] tương
tự, xảy ra – thế nên, điều đó thì được biết.
Chú ý rằng trong câu 16, Vasubandhu cho một dạng
thu gọn của luận chứng thời gian chậm lụt.
Khi chúng ta gặp luận chứng đó lần đầu (Chương 6), nó đã dùng để hỗ trợ cho Thuyết
Ảnh tượng. Ở đây Vasubandhu dùng nó một cách khác. Phía đối lập đã phản đối
rằng tri giác là quan trọng nhất trong phương tiện của tri thức của chúng ta,
và vì phía đối lập nghĩ rằng tri giác bao gồm sự nhận thức về đối tượng bên
ngoài, họ không thấy một nhà lý thuyết chỉ-những ấn tượng có thể đồng ý như thế
nào rằng tri giác là một phương tiện của kiến thức. Một người duy ý có thể là
một người duy nghiệm như thế nào? Nhưng phản đối này rõ ràng giả định trước một
giải thích duy thực trực tiếp về tri giác. Đối phương chỉ nghĩ chỉ-những ấn
tượng thì không thuận hợp với chủ nghĩa thực nghiệm vì họ nghĩ rằng khi chúng
ta tri giác, chúng ta trực tiếp ý thức được những đối tượng bên ngoài.
Vasubandhu dùng luận chứng thời gian chậm
lụt để cho thấy thuyết duy thực trực tiếp là sai. Tất cả những gì chúng ta
từng biết trực tiếp trong kinh nghiệm giác quan là những hình ảnh tâm lý. Khi
chúng ta lần đầu gặp luận chứng thời gian chậm lụt, nó đã được giả định rằng
những đối tượng vật lý tồn tại. Cho giả định đó, luận chứng thời gian chậm lụt có thể được dùng để
hỗ trợ Thuyết Ảnh tượng. Nhưng một khi nghi ngờ giả định này, luận chứng chỉ có
thể cho thấy rằng đối tượng chủ ý trong kinh nghiệm giác quan là một gì đó bên
trong hay tinh thần; nó không thể được dùng để chứng minh sự tồn tại của đối
tượng vật lý. Chú ý rằng Vasubandhu cũng cho một giải thích về một số những
khác biệt giữa kinh nghiệm giác quan tỉnh thức và kinh nghiệm ngủ mơ. Vì hành
vi tinh thần ít mạnh mẽ hơn trong giấc ngủ, những hành động thực hiện trong
những giấc mơ không có những loại hậu quả karma
vốn hành động khi tỉnh thức có thể có. Ông có thể dùng cùng một cách thức để
giải thích tại sao kinh nghiệm ngủ mơ về ăn một bữa ăn thì điển hình tiếp theo
không có kinh nghiệm của no đầy.
Bây giờ chú ý đến sự phản đối đứng trước câu 18.
Bằng ‘những biến đổi đặc biệt trong dòng chảy tâm lý’ phía đối lập có ý nói là
sự chín mùi của những hạt giống thì giả định là nguyên nhân gây nên những ấn
tượng Như vậy, phía đối lập đang nói Vasubandhu không thể giải thích một người
có thể ảnh hưởng đến những kinh nghiệm của một người khác như thế nào. Một
‘người bạn tốt’ ở đây là một ai đó là người dạy dharma cho những người khác, ‘người bạn xấu’ là một người dẫn dắt
người khác lạc lối, lấy thí dụ, qua việc khiến họ sống đời sống dành vào theo
đuổi lạc thú nhục dục. Nhưng vấn đề là khá tổng quát, và có thể được minh họa
với một thí dụ đơn giản hơn nhiều. Nếu tôi chào bạn và bắt tay bạn, chúng ta
muốn nói rằng những kinh nghiệm giác quan của bạn của nghe lời chào của tôi và
cảm nhận bắt tay của tôi có nguyên nhân là những thèm muốn của tôi, không phải
bởi karma của bạn. Cho đến giờ,
Vasubandhu chỉ đề cập đến một nguồn kinh nghiệm giác quan, sự chín mùi của
những hạt giống karma. Như thế, có vẻ
như lý thuyết của ông không thể giải thích cho sự kiện về những kinh nghiệm
giác quan của chúng ta vốn đến qua sự tác động qua lại cá nhân.[18]
Vasubandhu trả lời bằng bảo chúng ta rằng thực sự
có hai nguồn của những ấn tượng. Ngoài việc những hạt giống karma chín mùi, những ấn tượng cũng có
thể được gây ra trong một dòng chảy tâm lý bởi sự xuất hiện của một ấn tượng
khác biệt trong một dòng chảy tâm lý phù hợp khác. Kinh nghiệm của bạn khi nghe
lời tôi chào và cảm giác bắt tay của tôi đã có nguyên nhân là sự mong muốn của
tôi để làm bạn cảm thấy mình được chào đón. Bây giờ mong muốn này phải có một
sức mạnh nhất định nào đó nếu nó là để tạo ra hậu quả này trong bạn. Nhưng đây
chỉ là sự khác biệt giữa mong muốn thuần túy và quyết định hậu quả. Hai luồng
chảy tâm lý của chúng ta cũng phải được ‘kết nối phù hợp’. Tất cả điều này có
nghĩa là lịch sử trước đó của mỗi luồng chảy tâm lý đã phải dẫn đến những điểm
tương đồng nhất định trong những kinh nghiệm hiện tại. Chúng ta nói rằng bạn sẽ
không nghe thấy lời tôi chào và không cảm nhận cái bắt tay của tôi trừ khi hai
cơ thể chúng ta ở gần nhau. Vasubandhu phủ nhận chúng ta có những cơ thể, nhưng
ông đồng ý rằng một mong muốn có kết quả để làm bạn cảm thấy chào mừng sẽ chỉ
tạo ra những ấn tượng thính giác và xúc giác trong bạn nếu những dòng chảy tâm
lý của chúng ta hiện có chứa những loại của những ấn tượng tương tự, vốn chúng
ta diễn dịch để hiểu như đều đang đứng ở cùng một chỗ. Một lý do tương tự sẽ
giải thích một người có thể giết người khác như thế nào (hay người chăn cừu có
thể giết một con cừu) nếu không có vũ khí cũng không có cơ thể. Trong những
hoàn cảnh thuận hợp, một mong muốn hiệu quả có thể làm xảy ra sự gián đoạn
triệt để của một dòng chảy tâm lý khác biệt. (Nếu có sự tái sinh, dòng chảy tâm
lý tiếp tục dưới những hoàn cảnh đã thay đổi triệt để; nếu không có sự tái
sinh, thì ‘sự gián đoạn’ gồm trong sự chấm dứt của dòng chảy tâm lý đó). Lại
nữa, chỉ đơn thuần một mong ước không thôi sẽ không thể làm được. Nhưng chúng
ta biết sự khác biệt giữa suy nghĩ thoáng qua, ‘Tôi ước gì chúng chết sạch’, và
ý định quả quyết. vốn dẫn đến tính toán hành động và nhất quyết thực hiện ý
định. Những luật cai quản việc gây nên những ấn tượng loại như vậy vốn chỉ loại
vừa kể mới có thể dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng của một chuỗi của những ấn
tượng.
Với tai chúng ta, điều này nghe sẽ bất thường rõ
ràng. Chúng ta nghĩ cách duy nhất một người có thể làm cho một người khác có
những kinh nghiệm là qua một cơ năng hay phương tiện của thân xác: hai môi tôi
chuyển động, màng nhĩ bạn dao động, và bạn nghe giọng nói của tôi. Giải thích
của Vasubandhu bảo chúng ta một não thức có thể tác động trực tiếp trên một não
thức khác. Điều này với chúng ta nghe như ông đang trao cho những dòng chảy tâm
lý những khả năng tinh thần đặc biệt. Và trừ khi bạn tin vào những quỷ thần và
những loài sinh vật khác có huyền thuật, điều này sẽ xem hoàn toàn bí ẩn và rất
khó hiểu.[19] Bây giờ
một người duy ý có thể tiếp tục sự tấn công và nói rằng nếu có bất cứ gì là rất
bí ẩn ở đây, nó là tuyên bố của người duy thực rằng một gì đó tinh thần lại có
thể làm xảy ra một gì đó thể chất. Chúng ta giả định đó là mong muốn của tôi để
chào đón bạn, khiến bàn tay tôi chìa ra để bắt tay bạn. Nhưng làm thế nào mong
muốn này vốn là một gì đó tâm lý, làm xảy ra tác động thân xác? Chúng ta đã
chấp nhận rằng một biến cố tâm lý có thể gây ra một biến cố khác, ít nhất trong
một dòng chảy tâm lý duy nhất. Mong muốn của tôi để giải quyết một số vấn đề
khiến tôi chăm chú tập trung ý thức của tôi vào vấn đề này. Do đó, chúng ta hiểu
như thế nào điều có thể là một mong muốn trong một dòng chảy tâm lý có thể gây
ấn tượng trong một dòng chảy tâm lý khác. Vì ít nhất ở đây chúng ta nói về một
biến cố tâm lý gây ra một biến cố tâm lý khác. Nhưng, một người duy ý có thể
nói, tuyên bố của người duy thực rằng những biến cố tâm lý có thể là nguyên
nhân của những biến cố vật lý (và ngược lại) thì hoàn toàn khó có thể xảy ra,
không tin được.
Một người duy ý có thể nói một gì đó giống thế này.
Nhà duy ý người Britain, Berkeley đã nói thế. Nhưng Vasubandhu đã không nói.
Trong hiểu biết của tôi, cũng không một Yogācāra nào khác nói thế. Lý do cho
điều này thì có lẽ rằng sẽ là điều không xảy ra với hầu hết những người đạo
Phật để nghĩ rằng nó kỳ dị rằng một biến cố tâm lý có thể gây ra một biến cố thể
chất hay ngược lại. Và điều này là vì người đạo Phật, nói tổng quát, hiểu nhân
quả như không gì hơn là sự cùng nhau xuất hiện hay tồn tại, trong liên kết
không bao giờ thay đổi, được đánh dấu bằng biến đổi tương ứng của những yếu tố
đi kèm [20]. Công
thức của đức Phật về luật tương sinh khởi là: ‘bất cứ khi nào điều này xảy ra, điều kia xảy ra, trong trường hợp không
có điều này là sự vắng mặt của điều kia’. Ở đây không viện dẫn gì đến một
vài quyền năng siêu nhiên hay sức mạnh huyền bí nào mang kết quả vào trong tồn
tại; chỉ có hai sự kiện xảy ra, nguyên nhân và kết quả. Vì vậy, sẽ không là
điều xem như kỳ dị về việc một biến cố của một loại có thể mang về một biến cố
khác thuộc một loại rất khác – miễn là chừng nào chúng ta quan sát sự kết hợp
bất biến giữa hai loại biến cố. Đó thì chỉ khi chúng ta nghĩ về nhân quả như
đòi hỏi một gì đó như sức mạnh để liên kết nguyên nhân và hậu quả khiến tác
động qua lại giữa tinh thần-vật chất mới có thể xem là khác thường [21] Những gì
Vasubandhu có thể nói thì chỉ rằng nhân quả tâm lý trực tiếp giữa những dòng
chảy tâm lý khác biệt xem dường kỳ lạ đối với chúng ta, chỉ vì chúng ta đã quen
suy nghĩ trong những điều kiện duy thực ngây thơ [22]. Một khi
chúng ta đã học để xem qua sự diễn giải duy thực chúng ta đã xếp những ấn tượng
chồng lên kinh nghiệm chúng ta, chúng ta sẽ thấy rằng không có gì thực sự là
khác thường về nhân quả tâm lý liên-chủ thể. Vì (trừ khi chúng ta tin rằng thực
sự có những quỷ thần và phù thủy) nó vẫn sẽ là thực rằng một não thức có thể
gây ra những kinh nghiệm trong một não thức khác chỉ trong những hoàn cảnh vốn
chúng ta sẽ thường mô tả như một cơ thể tác động lên một cơ thể khác. Trong khi
không có cơ thể, có ở đó là là những hoàn cảnh mà theo lẽ thường hiểu như một
cơ thể tác động lên một cơ thể khác.Và đây chỉ là những gì Vasubandhu mô tả như
những dòng chảy tâm lý/tinh thần ‘được liên kết một cách thích hợp bằng những
phương tiện của tác động qua lại của những ấn tượng’.
Điều này nêu lên một điểm tổng quát. Là lôi cuốn để
nghĩ rằng mọi sự vật việc sẽ là khác đi, nếu Vasubandhu đã là đúng và đã chỉ có
những ấn tượng. Những gì chúng ta vừa thấy thì trong một ý hướng, không có một
bất kỳ khác biệt nào. Đó là, kinh nghiệm của chúng ta sẽ tiếp tục đúng như nó
vẫn luôn luôn đã xảy ra. Tất cả gì đó sẽ thay đổi là sự diễn giải của chúng ta
về kinh nghiệm đó. Nó sẽ vẫn là đúng rằng chỉ dưới những trường hợp nhất định
nào đó, tôi có thể khiến bạn nghe một gì đó tôi muốn nói với bạn. Bây giờ chúng
ta giải thích sự kiện này về mặt của những tác động qua lại nhân quả của những
cơ thể với những cơ thể khác và với những não thức. Nếu chỉ có những ấn tượng,
chúng ta nên giải thích nó về mặt của nhân quả tâm lý trực tiếp giữa những dòng
chảy tâm lý được liên kết phù hợp. Nhưng đó chính xác là cùng những kinh nghiệm
vốn chúng ta đưa ra hai cách giải thích hoàn toàn khác nhau. Một kết quả đáng
ngạc nhiên của điều này là nhà lý thuyết chỉ-những ấn tượng vẫn có thể thực
hiện tiến trình khoa học. Trong thực hiện tiến trình khoa học chúng ta đang tìm
những qui luật (hợp thức thường xuyên) tđó giúp chúng ta giải thích và đoán
trước tiến trình kinh nghiệm của chúng ta. Chúng ta đã quen nghĩ rằng những sự
vật việc này là để được trình bày trong những thuật ngữ của những luật về hành
vi của những đối tượng vật lý. Nhà lý thuyết chỉ-những ấn tượng sẽ nói, thay
vào đó, chúng phải được đặt trong thuật ngữ của những luật quản trị việc chuyển
đổi những dòng chảy tâm lý. Nhưng những dữ liệu để được giải thích đều là một
như nhau trong cả hai trường hợp. Chúng chỉ là những gì có thể biểu tả bằng một
ngôn ngữ thuần túy hiện tượng. Những luật sẽ khoác những hình thức khác biệt,
và dùng cách đặt tên gọi khác biệt. Nhưng chúng sẽ vẫn là những luật liên quan
đến cách những kinh nghiệm giác quan của chúng ta diễn ra như thế nào.
Tuy vậy, có một bước ngoặt mới nảy sinh từ tuyên bố
của Vasubandhu liên quan đến nhân quả tâm lý liên-chủ thể trực tiếp. Điều này
đòi hỏi rằng những luật nhân quả lý thuyết chỉ-những ấn tượng dùng để giải
thích và đoán trước kinh nghiệm giác quan của chúng ta là một mức độ phức tạp
đáng kể hơn ban đầu chúng ta đã nghĩ. Kinh nghiệm của chúng ta về những vật thể
tự nhiên vô tri vô giác như núi và sông sẽ vẫn liên quan đến những luật nhân
quả vốn nối kết những thèm muốn trong quá khứ với những hạt giống karma, vốn đến phiên chín mùi dưới những
điều kiện thích hợp để tạo ra những ấn tượng hiện tại của chúng ta. Nhưng ít
nhất một số những kinh nghiệm giác quan của chúng ta về những người khác sẽ
được giải thích về mặt những luật nhân quả liên kết một mong muốn trong một
dòng chảy tâm lý với một ấn tượng trong một dòng chảy tâm lý khác biệt được
liên kết phù hợp. Và bây giờ hãy xem xét kinh nghiệm của chúng ta về những vật
nhân tạo, những đối tượng có ích chủ ý được con người tạo ra. Một vật nhân tạo
như một cái bình là kết quả của một mong muốn về phần của người thợ gốm, vì vậy
nhà lý thuyết chỉ-những ấn tượng sẽ muốn giải thích kinh nghiệm của chúng ta về
không về mặt của những hạt giống karma,
nhưng về mặt của thèm muốn trong một dòng chảy tâm lý riêng biệt (cụ thể là của
người thợ gốm). Nhưng kinh nghiệm giác quan của chúng ta về cái bình thì không
bị giới hạn chỉ trong những thời gian đó khi chúng ta ‘liên kết phù hợp’ với
dòng chảy tâm lý đó. Chúng ta có thể tiếp tục có kinh nghiệm về cái bình khi
người thợ gốm không còn ở quanh đây nữa, thí dụ, khi người thợ gốm đã chết. [23] Bây giờ
giả thuyết về hạt giống karma đã có ý
định để giải thích một gì đó trong quá khứ xa xôi có thể là nguyên nhân của một
hậu quả hiện tại như thế nào, khi tất cả mọi sự vật việc đều là nhất thời.
Ý tưởng đã là nhân đã sinh ra một hạt giống, vốn nó
lại đã tạo ra một hạt giống khác, v.v., trong một chuỗi không đứt đoạn, cho đến
khi những điều kiện làm cho xảy ra sự chín mùi của hạt giống để tạo ra một ấn
tượng. Và điều này có thể hiểu được khi nguyên nhân từ xa và chuỗi những hạt
giống và ấn tượng tất cả thuộc về cùng một dòng chảy tâm lý. Nhưng không rõ
ràng giả thuyết những hạt giống có thể hoạt động thế nào trong trường hợp kinh
nghiệm của chúng ta về những vật nhân tạo. Những hạt giống không thể trong dòng
chảy tâm lý của người thợ gốm, vì chúng ta có thể có những kinh nghiệm-cái bình
sau khi luồng tâm lý đó đã chấm dứt. Như vậy, có phải, mong muốn của người thợ
gốm đã gây ra những hạt giống trong những dòng chảy tâm lý của những người bây
giờ nhìn thấy cái bình? Giả định cái bình vốn tôi thấy bây giờ đã đã làm từ
mười năm trước. Sau đó mong muốn của người thợ gốm sẽ gây ra một hạt giống
trong dòng chảy tâm lý ‘của tôi’ mười năm trước, và hạt giống đó sẽ được sao
chép trong một chuỗi không đứt đoạn cho đến hiện tại, khi tôi cuối cùng có
những kinh nghiệm được tính như những điều kiện của sự chín mùi (chẳng hạn như
kinh nghiệm chúng ta gọi là đi bộ vào một phòng trưng bày hay triển lãm đồ
gốm). Nhưng làm thế nào vốn mong muốn của người thợ gốm ‘biết’ để trồng một hạt
giống trong dòng chảy tâm lý của tôi? Có phải nó đã ‘biết’ rằng trong mười năm
tôi sẽ quan tâm đến những đồ gốm? Hay đúng hơn là rằng mong muốn của người thợ
gốm gây ra những hạt giống trong mọi dòng chảy tâm lý, và chỉ những dòng chảy
tâm lý có kinh nghiệm phù hợp mới từng có chuỗi những hạt giống chín mùi để tạo
ra một ấn tượng-cái bình? Trong trường hợp đó, sẽ là có một số lượng hạt giống
lớn khủng khiếp trong mỗi dòng chảy tâm lý. Mọi sự vật việc trở nên ngay cả
phức tạp hơn khi ai đó quyết định đập vỡ cái bình. Điều đó có nghĩa là những
hạt giống trong một số chuỗi tâm lý, về mặt khác, bây giờ đều sẽ không chín mùi
để tạo ra những ấn tượng cái bình. Điều đó được giải thích thế nào?
Vấn đề ở đây thì không là nhà lý thuyết chỉ-những
ấn tượng đã không thể giải thích tất cả những sự kiện về kinh nghiệm của chúng
ta về những vật nhân tạo. Ở chỗ nào có những hợp thức thường xuyên thành qui
luật đích thực trong kinh nghiệm của chúng ta, họ luôn có thể giải thích chúng
bằng việc dùng những luật nhân quả vốn nối kết chỉ những biến cố tâm lý. Vấn đề
là để làm như vậy, họ sẽ cần phải làm cho những luật nhân quả của lý thuyết của
họ cực kỳ phức tạp. Ý tưởng quan trọng hơn cả thì đúng hơn là, phía đối lập duy
thực có thể nói rằng không còn rõ ràng rằng lý thuyết chỉ-những ấn tượng cũng
tốt bằng lý thuyết duy thực trong việc giải thích và đoán trước kinh nghiệm
giác quan của chúng ta. Một điều chúng ta đòi hỏi những lý thuyết của chúng ta
là tương đối chúng dùng những luật đơn giản và dễ hiểu. Và nó có thể thội không
còn rõ ràng rằng lý thuyết chỉ-những ấn tượng thực hiện điều này. Đây có thể là
một cách để người duy thực đáp ứng với lập luận về nguyên tắc cái nhẹ của
Vasubandhu? Điều này có thể là nên thăm dò. Dẫu vây, giả định rằng nó hoạt
động. Có phải đây sẽ là một sự biện bạch theo phán đoán thực tiễn dựa trên lý
trí thông thường không? Chú ý rằng khi đó người ta đi đến có thể nói rằng chúng
ta nên tin những đối tượng vật lý tồn tại chỉ vì lý thuyết này mang lại cách
đơn giản nhất để hiểu được những mẫu thức trong kinh nghiệm của chúng ta. Đây
có thể là một cách để bảo vệ chủ nghĩa duy thực, nhưng nó sẽ bỏ lại chúng ta
một chặng đường dài khỏi thuyết duy thực trực tiếp của phán đoán thực tiễn dựa
trên lý trí thông thường.
8.6
Trong
phần của Vimśatikā vốn chúng ta nhảy
qua, Vasubandhu bảo cho chúng ta biết ý tưởng thì thực sự là gì. Phần này của
bản văn bắt đầu với phía đối lập hỏi Vasubandhu, nếu không có những đối tượng
vật chất, tại sao đức Phật đã nói về những āyatanas
hay những lĩnh vực giác quan, chẳng hạn như lĩnh vực tri giác của màu
sắc-và-hình dạng. [24] Vasubandhu trả lời rằng đức Phật đã dùng những
phương pháp sư phạm thích ứng thực tiễn của ngài (upāya) và đem cho một giảng dạy vốn hoạt động trên hai mức độ khác
nhau, tùy vào những người nghe giảng.
Đối với những người nghe thông thường, đây là một lối để đưa ra ý tưởng rằng
những skandhas đều trống rỗng tự.thân
[25] Nhưng với
những người đã tiến xa hơn, giảng dạy này có thể được diễn giải trong một lối
như để đưa ra ý tưởng rằng tất cả những
dharma đều thiếu một yếu tính đã gán cho chúng. Hiểu ở mức độ thứ nhất, đức
Phật giảng dạy rằng con người thì không có cái-tôi, hay yếu tính, ở mức độ thứ
thứ hai, rằng những dharma đều không
có bản chất bẩm sinh tự nhiên (chúng trống rỗng). Thế nên, lối thứ nhất đại
diện cho hiểu biết trong Abhidharma về
dharma, lối thứ hai đại diện cho hiểu biết trong Mahāyanā. Đây là cách ông
nói điều đó:
10. Thế nên có sự trao truyền rằng con người cá thể
thì trống vắng của cái-tôi; lại nữa, theo một lối khác,
Giảng dạy là sự trao truyền rằng những dharma đều trống vắng của yếu tính, bằng
lối của một yếu tính đã tạo dựng sai lầm.
Giảng dạy điều này, nó thì đã trao truyền rằng con
người cá thể thì trống vắng của cái-tôi. ‘Từ hai [loại của āyatana, đối tượng và giác quan] sáu [loại ý thức] là được tạo ra,
nhưng không có một sự vật việc nào vốn là người xem, [người nghe, người ngửi,
người nếm, người cảm,] người nghĩ’ – sau khi biết điều này, những người được
hướng dẫn trong sự giảng dạy của không-có-cái-tôi của con người đi vào trong sự không-có-cái-tôi của con người cá
thể. ‘Theo một lối khác’ – cụ thể là bằng phương tiện của giảng dạy của chỉ những ấn tượng. Điều này trao truyền
sự không-yếu tính của những dharma thế
nào? Sau khi biết rằng sự thể hiện này của màu sắc-và-hình dạng, vv ... , nổi
lên chỉ như một ấn tượng, đó là, rằng không có dharma nào mang đặc điểm xác định của màu sắc-và-hình dạng, v.v.,
vậy thì [yếu tình] gì tồn tại?
[Phản đối:] Nếu quả thực không có dharma nào tồn tại ở bất cứ đâu, khi đó
là ‘chỉ những ấn tượng’ này cũng không tồn tại. Nó được thiết lập thế nào?
[Trả lời:] Nó thì không là trường hợp rằng sự
không-yếu tính của những dharma thì
được trao truyền bằng việc nói rằng không dharma
nào tồn tại ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, những gì được người hiểu biết không sáng
suốt tạo dựng sai lầm – chẳng hạn như bản chất bẩm sinh tự nhiên của những dharma, những gì thì được thấu hiểu và
người thấu hiểu, vv ... – bằng phương tiện của yếu tính đã tưởng tượng [của
những ấn tượng] đó, sự không-yếu tính của chúng [thì được trao truyền]; nhưng
điều này không được thực hiện bằng phương tiện của yếu tính không thể diễn đạt
đó vốn là đối tượng của nhận thúc của những vị Phật. Vì sự không-yếu tính của
chỉ-những-ấn tượng – thì cũng được trao truyền bằng phương tiện của một bản
chất được xây dựng của một ấn tượng khác, sự không-yếu tính của tất cả những dharma thì được trao truyền bằng
sự thiết lập của chỉ những ấn tượng, không bằng sự phủ nhận sự tồn tại của
chúng.
Như những Yogācāra hiểu nó, Mahāyanā giảng dạy đặc
biệt rằng tất cả dharma đều trống
rỗng thì được hiểu như tuyên bố rằng tất cả chúng đều thiếu những bản chất bẩm
sinh tự nhiên vốn chúng ta sai lầm gán chồng lên chúng. Trong trường hợp của
những rūpa-dharma, Vasubandhu chủ
trương, bản chất sai lầm này đã gán này gồm là-có (đối tượng) bên ngoài. Tại
sao lại là điều quan trọng để vượt thắng sự gán chồng sai lầm này? Khi chúng ta
tưởng tượng sai lầm là có những đối tượng bên ngoài, chúng ta được dẫn đến suy
nghĩ trong về phương diện của quan điểm nhị nguyên ‘cái được thấu hiểu và
kẻ/người thấu hiểu’, của gì là ‘ngoài kia’ và gì là ‘trong đây’ – nói vắn tắt,
của thế giới bên ngoài và cái-tôi. Việc trở thành để thấy được rằng không có
thế giới bên ngoài, Vasubandhu nghĩ, là một phương tiện của việc vượt thắng một
cách tế vi của chính việc tin tưởng vào một ‘cái tôi’.
Triết gia Germany thế kỷ 18, Immanuel Kant đã tìm
cách để bác bỏ thuyết duy ý chủ quan của Berkeley, sau khi phát biểu rằng chúng
ta phải giả định có những đối tượng vật lý tồn tại độc lập với ý thức của chúng
ta. Lập luận của Kant là nếu không có khái niệm về một gì đó thường hằng và độc
lập với não thức (có nghĩa là, một thế giới khách quan của những đối tượng vật
lý), chúng ta không bao giờ có thể đến được khái niệm của chúng ta về một cái
‘Tôi’ vốn là chủ thể của những nội dung kinh nghiệm khác biệt. Vắn tắt, không
có ý hướng của chủ quan hay sự ‘ở đây’ nếu không có một ý hướng của khách quan
như sự ‘ngoài kia’. Vasubandhu sẽ đồng ý, nhưng ông và Kant đi đến những kết
luận hoàn toàn đối lập. Kant nghĩ rằng vì chúng ta phải tin vào một chủ thể lâu
dài của ý thức, chúng ta cũng phải tin rằng có những đối tượng vật lý.
Vasubandhu, thay vào đó, nghĩ rằng một khi chúng ta thấy tại sao những đối
tượng vật lý không thể tồn tại, chúng ta sẽ mất tất cả xúi giục hay quyến rũ để
nghĩ rằng có một ‘cái-tôi’ thực sự bên trong. Có thực sự là chỉ những ấn tượng,
nhưng chúng ta chồng lên chúng những xây dựng sai lầm của khách thể và chủ thể.
Việc thấy được điều này sẽ tháo gỡ chúng ta khỏi khái niệm sai lầm của một ‘cái
tôi’ [26]
Điểm này được thực hiện trong một bình luận trong
phần khác của Vijnaptimatratasiddhi
của Vasubandhu, là Triṃśikā
(‘30-câu’). Vì bản văn này, vốn nhiều về giải thoát và ít về triết học hơn
trong ý hướng của nó so với Triṃśikā,
chúng ta thôi không có bình luận của Vasubandhu kèm với những câu kệ. Nhưng ở
đây là nhà bình luận Sthiramati sau này, giải thích một điểm Vasubandhu đưa ra trong
câu 28:
‘Vì không có việc thấu hiểu trong sự vắng mặt của
một-gì để được thấu hiểu’. Có một-gì thấu hiểu nếu có một gì để được thấu hiểu,
nhưng không (là trường hợp) trong sự vắng mặt của môt-gì thì để được thấu hiểu.
Chỗ không có gì để được thấu hiểu, cũng dẫn đến sự vắng mặt của một-gì thấu
hiểu, không của chỉ sự vắng mặt của sự vật việc để được thấu hiểu. Thế nên, ở
đó nổi lên nhận thức không-khái niệm vượt-thế gian vốn là giống như với không
đối tượng và không chủ thể nhận thức.
Nhưng tại sao kết quả nhận thức thì ‘không-khái
niệm’? Và Vasubandhu (trong bình luận về Triṃśikā
câu 10, chúng ta vừa khảo sát) đã có ý gì khi nói đến một ‘bản chất không thể
diễn tả’ vốn được người giác ngộ nhận thức? Có phải chúng ta đang chạm vào một
gì huyền bí ở đây? Có phải chúng ta đang được bảo hãy tin vào những gì chỉ
những nhà thực hành yoga mới có thể thực sự biết qua khả năng trực giác phi-lý
trí của họ?
Có lẽ không. Ở điểm này trong Triṃśikā, Vasubandhu vừa đã giải thích học thuyết trisvabhāva của Yogācāra, học thuyết
rằng có ba bản chất bẩm sinh tự nhiên, mỗi với loại riêng của nó về sự trống
rỗng. Điều này chính thức trình bày sự diễn giải của Yogācāra về học thuyết
Śūnyatā. Nhớ lại rằng học thuyết này – rằng tất cả những dharma đều trống rỗng về bản chất bẩm sinh tự nhiên – được cho là
dứt khoát của Mahāyanā, và Yogācāra là một trường phái Mahāyanā. Nhưng nếu
chúng ta tiếp nhận giảng dạy về sự (/tính/trạng thái/bản chất) ‘trống rỗng’
theo nghĩa đen, khi đó với những gì những
dharma được giả định để là (cụ thể là, những sự vật việc với bản chất bẩm
sinh tự nhiên), nó xem như loại trừ chính sự tồn tại của chúng. Và đây là một
gì lúng túng khó xử cho Yogācāra, với tuyên bố của nó rằng có những sự vật việc
là thực cuối cùng, trong dạng của những ấn tượng. Học thuyết trisvabhāva, [27] hay ba
bản chất bẩm sinh tự nhiên, và ba loại của trống rỗng, là cách của họ để cố
gắng hòa giải học thuyết Chỉ-Những Ấn Tượng với học thuyết về Không. Những trisvabhāva hay ba bản chất bẩm sinh tự
nhiên là bản chất bẩm sinh tự nhiên tưởng tượng (parikalpita), bản chất bẩm sinh tự nhiên tùy thuộc (paratantra) bản chất bẩm sinh tự nhiên
toàn hảo (parinispanna). [28] Chúng ta
hãy xem chúng được giải thích như thế nào trong những câu của Vasubandhu (và
bình luận của Sthiramati). Đầu tiên ông nói mỗi bản chất là gì, sau đó ông sẽ
giải thích mỗi bản chất có thể nói là trống rỗng theo ý nghĩa gì.
20. Bất kỳ gì bị phân biệt là khác bởi bất kỳ khái
niệm nào,
Đó là bản chất bẩm sinh tự nhiên [29] đã tưởng
tượng; Nó thì không thực.
Ông nói ‘bởi bất kỳ khái niệm nào’ để cho thấy sự
vô tận của những khái niệm sẵn có qua sự phân biệt đối lập giữa những gì là bên
trong và những gì bị phân biệt là khác như những sự vât việc bên ngoài. … Bất
kỳ sự vât việc gì là đối tượng của khái niệm hóa và do đó thì không thực, do
không có tồn tại, chỉ sự vât việc đó là những gì có bản chất bẩm sinh tự nhiên
đã tưởng tượng; nó không có bản chất bẩm sinh tự nhiên vì nó thì nhờ vào những
nguyên nhân và những điều kiện. Vì [nếu nó đã có bản chất bẩm sinh tự nhiên và
như thế đã là thực] khi đó sẽ có một bội phần của những khái niệm mâu thuẫn lẫn
nhau [chẳng hạn như ‘có kích thước’ và ‘không có kích thước’] áp dụng với một
sự vật việc duy nhất và sự vắng mặt của nó. [Nhưng một khái niệm áp dụng với
một sự vật việc thực chỉ khi nó tương ứng với bản chất bẩm sinh tự nhiên của sự
vật việc đó.] Và đó là điều không thể, vì (ở đó) có một bội phần của những bản
chất bẩm sinh tự nhiên mâu thuẫn nhau nhìn về phương diện một sự vật việc duy
nhất hay sự vắng mặt của nó.
21 ab. (Cái) Bản chất bẩm sinh tự nhiên tùy thuộc
là những khái niệm vốn bắt nguồn từ sự tùy thuộc vào những điều kiện.
Nghĩa là bất cứ gì bị cai quản và điều khiển bởi
những nguyên nhân và những điều kiện khác biệt, bắt nguồn tùy thuộc vào một gì
đó khác biệt.
2l cd. Cái toàn hảo là bất cứ gì có [cái tùy thuộc]
vốn thì vĩnh viễn không có cái trước đây [đã tưởng tượng].
Là có một khái niệm, (cái) bản chất bẩm sinh tự
nhiên tưởng tượng có bản chất của [tính lưỡng nguyên của] được thấu hiểu và
người thấu hiểu. Bản chất bẩm sinh tự nhiên tưởng tượng thì gọi là ‘đã tưởng
tượng’ vì, là có một khái niệm, một được thấu hiểu-người thấu hiểu không thực
(chủ thể-đối tượng) được xây dựng. Bản chất bẩm sinh tự nhiên toàn hảo là bất
cứ gì của sự tùy thuộc thì vĩnh viễn và luôn luôn thoát khỏi sự [phân đôi] thấu
hiểu-người thấu hiểu đó.
22ab. Thế nên, nó [cái toàn hảo] thì không chỉ đơn
giản giống hệt với [cái tùy thuộc] đó, nó thì không là phân biệt cũng không là không-phân
biệt với cái đó.
Cái toàn hảo là bản chất (yếu tính/là-có) của cái
tùy thuộc vĩnh viễn thoát khỏi bản chất bẩm sinh tự nhiên của cái tưởng tượng.
Và bản chất của tư cách tự do đó thì không là chính xác để nói là phân biệt hay
không-phân biệt [với bản chất cái tùy thuộc].
22cd. Nó [cái toàn hảo] nên được tuyên bố là giống
đúng như vô thường, vv ... [cái tùy thuộc] thì không được nhìn thấy khi [cái
toàn hảo] đó không được nhìn thấy.
[Cái toàn hảo thì giống đúng như vô thường:] Cũng
giống như vô thường, đau khổ và không-có-cái-tôi đều là không phân biệt với những
khuynh hướng vướng mắc với một tình trạng, thái độ cụ thể hoặc hành động trong
một cách cụ thể, vv … chúng cũng là không phân biệt. Nếu vô thường thì đã phân
biệt với những khuynh hướng vướng mắc, sau đó những những khuynh hướng vướng
mắc sẽ là vĩnh viễn. Nhưng nếu chúng thì không phân biệt thì những khuynh hướng
sẽ là của môt bản tính loại như để bị tiêu diệt, giống như vô thường ... Khi nó
– bản chất bẩm sinh tự nhiên toàn hảo – không được nhìn thấy, cái đó – bản chất
tự nhiên tùy thuộc – thì không được nhìn thấy. Nếu bản chất bẩm sinh tự nhiên
toàn hảo, được thấu hiểu qua một nhận thức không-khái niệm vượt-trần tục, không
được thấy, hiểu, chứng kiến, sau đó cái tùy thuộc thì không được thấu hiểu qua
nhận thức đó, vì sự nhận thức trần gian tinh khiết này tì nhận được như một hệ
quả của điều đó.
23. Nhìn về phương diện ba lớp bản chất bẩm sinh tự
nhiên, có một ba lớp không có của bản chất bẩm sinh tự nhiên,
Sự không có của bản chất bẩm sinh tự nhiên đã được
dạy về phương diện tất cả những dharma
như một nhóm chung.
24. (Cái) Thứ nhất là không có chính đặc tính tiêu
biểu xác định của của nó; (cái) tiếp theo là không có một bản chất qua tự thân
của nó, (cái) cuối cùng có sự thiếu sót [cuối cùng] của bản chất bẩm sinh tự
nhiên.
25ab. Đó là sự thật cuối cùng của những dharma, vì đó thì cũng là Như-Thế. [30]
Thứ nhất là ‘bản chất bẩm sinh tự nhiên được tưởng
tượng’, cái này không có bản chất bẩm sinh tự nhiên, (nó xem như có là) chỉ bởi
đặc tính tiêu biểu xác định của của nó, vì đặc tính tiêu biểu xác định của nó
thì đã sai lầm gán buộc, như là việc xác định đặc tính tiêu biểu của rūpa cho rūpa, đó là của kinh nghiệm để cảm nhận, vv ... Thế nên, không có
hình thức riêng của nó, như ‘hoa
trên-trời’ [31], nó thì
không có chính hình thức riêng của nó.
Kế tiếp là ‘bản chất bẩm sinh tự nhiên tùy thuộc’.
Về nó, bản chất thì không qua chính nó, như với một sự xuất hiện phép thuật, vì
nó phát sinh trong tùy thuộc vào những điều kiện khác. Do lý do đó, vì căn
nguyên của nó thì không ứng hợp với việc nó biểu hiện thế nào, liên quan đến
nó, ở đó nói là không có bản chất bẩm sinh tự nhiên qua nguồn gốc.
‘Đó là sự thật cuối cùng của những dharma, vì đó cũng là như thế’. Ý nghĩa của điều đó là rằng nó
là nhận thức vượt-thế gian vì không gì vượt trên nó. Hay bản chất bẩm sinh tự
nhiên parinispanna thì nói là sự thật
cuối cùng vì giống như không gian, nó thì ở khắp nơi đồng nhất như nhau và
thuần khiết. Vì bản chất bẩm sinh tự nhiên toàn hảo là bản chất cao nhất của
tất cả những dharma vốn lệ thuộc bởi bản chất, bản chất bẩm sinh tự nhiên toàn
hảo là (trạng thái/tính) ‘không’ cao nhất, vì nó có bản chất sự vắng mặt của cái toàn hảo như bản chất của nó [Triṃśikā. 20 – 25]
Chúng ta có thể nghĩ về trisvabhāva như ba lối khác nhau trong đó thực tại có thể được
kinh nghiệm. Mỗi loại của trạng thái ‘không’ khi đó đại diện cho một dạng của
diễn dịch sai lầm vốn phải tước bỏ đi khỏi lối đó của việc tiếp nhận kinh
nghiệm của chúng ta. Cái được tưởng tượng đại diện cho lối phán đoán thực tiễn
theo kiến thức thông thường của hiểu biết về thế giới: nghĩ về nó như gồm những
đối tượng, mỗi chúng với những bản chất riêng của chúng, được một chủ thể ý
thức nắm giữ. Sự phân đôi đối nghịch chủ thể-khách thể vốn cấu trúc sự diễn
giải này của kinh nghiệm đòi hỏi việc dùng những khái niệm. Khi tôi nghĩ đến
kinh nghiệm của tôi như cảm nhận thế đó về một cốc cà phê nóng, điều này đòi
hỏi việc dùng khái niệm của một đối tượng vật lý với một phương diện của kinh
nghiệm, và khái niệm của một cảm giác (như một trạng thái chủ thể, một trạng
thái về ‘cái tôi’) với một phương diện khác. Nhưng nếu chỉ-những ấn tượng là
đúng, đây là những gán buộc sai lầm. Chúng ta sai lầm gán buộc những bản chất
đặc biệt với những kinh nghiệm của chúng ta khi chúng ta nghĩ về chúng trong
lối này. Để nhận ra điều này là để nhìn kinh nghiệm trong lối tùy thuộc, chỉ
như dòng chảy của những ấn tượng tùy thuộc vào những
nguyên nhân và những điều kiện trước đó. Cái tùy thuộc là những gì còn lại khi
chúng ta tước đi ra khỏi cái tưởng tượng những gì đã sai lầm gán buộc qua việc
dùng những khái niệm và sự phân đôi đối nghịch chủ thể-khách thể. Nhưng đến mức
độ vốn chúng ta đang nghĩ về nó, dù cách nào đi nữa – ngay cả nếu chỉ như dòng
chảy phi-nhị nguyên của chỉ-những ấn tượng – chúng ta vẫn đang khái niệm hóa
nó. Vì vậy nếu, như những kinh Mahāyanā dường như chủ trương, sự nảy nở nhanh
chóng khái niệm (prapañca) [32] là sự
biểu hiện nền tảng nhất của sự hiểu biết không sáng suốt, sau đó có vẫn còn một
gì đó để bị tước đi khỏi sự tùy thuộc. Thế nên, chúng ta đến được cách thức
toàn hảo của việc tiếp nhận kinh nghiệm của chúng ta, vốn nó là chỉ sự nhìn
thuần khiết với không bất kỳ cố gắng khái niệm hóa hay diễn giải nào. Bây giờ
điều này thì cũng trống không, nhưng chỉ (trống không) với chính nó như một
diễn giải. Nghĩa là, cách thức nhận thức này thì hoàn toàn không có tất cả
những khái niệm, và như thế là trống vắng về hữu thể của bản chất của cái đã
toàn hảo. Về nó, không có gì có thể được nói hay suy nghĩ, nó thì chỉ tinh
thuần tức thời trưc tiếp. Tuy nhiên, Chú ý rằng điều này thì không để hiểu như
kinh nghiệm về một số ‘vòm trời’ phân biệt. Cái toàn hảo và cái tùy thuộc không
phân biệt về bản thể học; cái trước thì chỉ là cái sau bị tước đi những gì nó
thì thực sự là hoàn toàn không có. Điều này thì quan trọng vì một con người
giác ngộ không thể sống lâu dài đắm mình hoàn toàn trong cách thức nhận thức
toàn hảo. Để sinh hoạt trong thế giới, người ta phải dùng những khái niệm. Cái
tùy thuộc đại diện cho Yogācāra, một loại của ‘nhận thức tinh khiết thế gian’
trong đó một người giác ngộ có thể dùng những khái niệm thông thường trong khi
nhận biết chúng như những gì chúng thực là – những sản phẩm của sự hiểu biết
không sáng suốt.
Điều này làm sáng tỏ những gì Vasubandhu đã muốn
nói trong Viṃśatikā, câu 10, rằng
giảng dạy chỉ-những ấn tượng truyền
đạt tế nhị và gián tiếp được nền tảng thâm sâu của bản thể là không trong tất cả những dharma, nhưng không bắt đầu lẫn vào quan điểm hư vô của nói rằng không dharma nào đã từng tồn tại. Ông đã
tương phản diễn giải Yogācāra của ông về bản
thể là Không với diễn giải của Madhyamaka. Đọc hiểu trisvabhāva Yogācāra nên là chọn lựa thích hợp, ông nghĩ, vì nó
không rời đi nhưng để yên tại chỗ một số bản chất nền tảng ẩn chìm – trạng thái-một gì đó (dharmatā) hay trạng thái-như thế đó (tathatā) [33] – vì
trên nền đó, hiểu biết không sáng suốt đã chồng lên những xây dựng sai lầm của
nó. Nhưng chính xác là tại sao những gì để lại thì ‘không thể diễn tả được’,
tại sao tất cả sự khái niệm hóa phải vượt quá những giới hạn của lẽ thường?
Trong những bình luận của ông về Triṃśikā
câu 20, Sthiramati dường như nói rằng những khái niệm có thể áp dụng với
những sự vật việc thực, chỉ nếu những sự vật việc đó đã có những bản chất được
những khái niệm diễn tả. Như thế, khái niệm ‘màu’ có thể áp dụng với những dharma thực, chỉ khi đã có những sự vật
việc thực vốn đã có bản chất của là-có-màu
sắc. Nhưng, ông nói, vì mỗi sự vật việc thực là sản phẩm của nhiều những
nguyên nhân và điều kiện, sẽ lại phải có cũng nhiều những khái niệm (và thường
không tương đồng nhau) có thể áp dụng được với một sự vật việc thực đem cho,
như có những nguyên nhân và điều kiện cho sự tồn tại của nó. Và trong trường
hợp đó, một sự vật việc đem cho tất sẽ có một bội phần của những bản chất bẩm
sinh tự nhiên phân biệt đặc biệt. Điều đó thì rõ ràng là không thể. Chỉ một
khái niệm tưởng tượng có thể có một bản chất phức tạp và những gì chúng ta đang
tìm kiếm là sự thật cuối cùng. Vì vậy, nếu lý luận là vững chặt hợp lý ở đây,
chúng ta có thể thấy tại sao cuối cùng những sự vật việc thực sẽ phải vượt khỏi
sự khái niệm hóa và như thế,trong bản chất thì không thể diễn đạt được. Nhưng
vẫn còn không hoàn toàn rõ ràng rằng tại sao bất cứ một gì vốn đã trong bất kỳ
một cách khái niệm hóa nào sẽ phải có một bản chất phức tạp. Một giải thích đầy
đủ của điểm này sẽ phải đợi đến Chương 10.
Đọc thêm
Hai thảo
luận mới đây về Yogācāra đã đem cho một giải thích khác về quan hệ của nó với
Madhyamaka, khác hơn diễn giải đã cho ở đây, là Ian Charles Harris, The Continuity of Madhyamaka and
Yogacara in Indian Mahayana Buddhism
(Leiden: EJ. Brill, 1991), và Gadjin M. Nagao, Mādhyamika and Yogacara, ed. and trans. L.S. Kawamura (Albany, NY:
SUNY Press, 1991).
Về một
thuật kể của Nyāya đáp ứng với chỉ-những ấn tượng, xem Chương 7 của B. K.
Matilal, Perception:
An essay on classical Indian theories of perception (Oxford:
Nxb Đại học Oxford, 1986). Cũng xem Joel Feldman, ‘Vasubandhu’s Illusion
Argument and the Parasitism of Illusion upon Veridical Experience’, Philosophy East and West 55
(2005): 529-41.
Về sự
hình thành cổ điển của chủ nghĩa duy ý phương Tây, xem George Berkeley, A Treatise Concerning the Principles
of Human Knowledge. Một phân
tích chi tiết về toàn bộ hệ thống của Berkeley, thấy trong phần liên quan của
Jonathan Bennett, Locke, Berkeley, Hume (Oxford:
Nxb Đại học Oxford, 1971).
Về những nguồn gốc và phát triển của học thuyết
những hạt giống karma và những lý
thuyết liên quan về ‘tàng thức’ (Ālaya-Vijñāna)
xem Lambert Schmithausen, Ālaya-Vijñāna:
on the origin and the early development of a central concept of Yogācāra philosophy
(Tokyo: Tokyo: International Institute for
Buddhist Studies, 1987).
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Aug/2020)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] Śūnyatā: học thuyết về Không (vẫn dịch là tính
không). Học thuyết này là một nền tảng cốt lõi của triết học đạo
Phật, nhưng bản thân thuật ngữ thì không phải là một gì dễ dàng nhất để nắm vững
và thấu hiểu, đặc biệt khi đầu tiên mới đến với đạo Phật. Học thuyết về Không
thì phổ thông với tất cả những truyền thống đạo Phật và được nhấn mạnh rằng một
hiểu biết sâu xa về trạng thái của Không sẽ đem lại khả năng tiếp cận một thành
tựu lớn rộng và sâu xa hơn về những giảng dạy của đức Phật. Tuy nhiên, tự nó đứng
riêng, thuật ngữ ‘không’ không thể biểu
thị trọn vẹn ý nghĩa của ý nghĩa thực sự dùng trong kinh điển đạo Phật. Bản
thân thuật ngữ ‘không’ có thể dễ dàng gợi lên hình ảnh về trạng thái của sự trống
không (cái không), không có gì (tính không), hư vô, vô vọng hay đơn giản chỉ là
sự vắng mặt của mọi sự vật việc. Những nhà bình luận đạo Phật thường nhận ra sự
mơ hồ này và khi thảo luận về thuật ngữ ‘sự/cái không’ (Sanskrit: shunyata),
đặt câu hỏi: ‘trống không của cái gì?’ Câu trả lời chính mà họ đưa ra là ‘trống
không của bản chất riêng của nó (Sanskrit: svabhava)’. [trong tiếng Viêt là vẫn dịch
là ‘tự tính’, nên vẫn dịch
śūnyatā là tính không],
Trong khi thuật ngữ ‘không’ được
biết đến nhiều trong giới đạo Phật, thì thuật ngữ đối lập của nó ít được thảo
luận hơn nhiều, mặc dù thực tế rằng việc hiểu biết về ‘bản chất-riêng’ thì rất quan trọng để hiểu được thuật ngữ
trước. Dịch ‘bản chất riêng’ bắt nguồn từ thuật ngữ Sanskrit ‘svabhava’, có
thể được chia thành tiền tố ‘sva’,
có nghĩa là ‘sở hữu’ hay một ý thức về tự sở hữu, và từ ‘bhava’, nghĩa đen có thể dịch
là ‘bản thể’, ‘sự tồn tại’ hoặc ‘bản chất’. Điều được những nhà bình luận nhấn
mạnh là ‘không’ thì có nghĩa là thiếu ‘bản chất riêng’, tức là thiếu bất cứ sự vật
việc gì có thể chỉ ra sự tồn tại độc lập, tách biệt khỏi những nguyên nhân và
điều kiện.
[2] Asaṅga (Vô Trước 無著): nổi tiếng vào thế kỷ
5, người thành Puruṣapura, India, là anh (cùng cha khác mẹ) của Vasubandhu.
Tác phẩm Mahāyāna-saṃgraha (Nhiếp đại thừa luận) gồm 11 chương. Nó giới thiệu
những khái niệm Yogācāra khác nhau như tàng thức (ālaya-vijñāna), tam tánh
(tri-svabhāva), ngũ hành (pañca-mārga), và thành quả của giác ngộ (bodhi). Mặc
dù không có nguyên bản Sanskrit nào được tìm thấy, tác phẩm vẫn tồn tại trong
các bản dịch tiếng Tibet và Tàu cùng với một số bình luận quan trọng.
[3] [Nhiều học giả cũng tranh luận về sự hiện hữu lịch
sử của người sáng lập thứ ba theo truyền thống của Yogācāra, là Maitreya.]
[4] corporeality – vât thể
[5] idealism
[Trong triết
học, ‘chủ thuyết duy ý’ là tên gọi phát biểu siêu hình rằng không-gì tồn tại
vốn là độc lập của não thức. Ở phương Tây, người nổi tiếng nhất chủ trương quan
điểm này là triết gia người Britain thế kỷ 18 George Berkeley. Nhưng đôi khi
Hegel, triết gia người Germany thế kỷ 19, có lập trường khá khác biệt cũng được
gọi là một người duy ý. Để nhấn mạnh khác biệt này, quan điểm giống như của
Berkeley được gọi là chủ thuyết duy ý chủ quan, trong khi giống như của Hegel
được gọi là ‘chủ thuyết duy ý tuyệt đối’. Nhưng vì chúng ta sẽ không bận tâm
với chủ nghĩa duy ý Hegel ở đây, tôi sẽ dùng ‘chủ nghĩa duy ý’ chỉ với nghĩa
‘chủ thuyết duy ý chủ quan’ đa dạng theo Berkeley]
Phát biểu cổ điển và tiêu biểu cho quan điểm duy ý chủ quan (subjective
idealism), là George Berkeley, với tuyên bố nổi tiếng: ‘esse est percipi’ tạm
dịch ‘tồn tại là tri thức được’; đó là nói một gì nếu không nghĩ, tưởng, biết
đến được thì không tồn tại. Triết học của Hegel được xem là chủ thuyết duy ý
tuyệt đối (absolute idealism), trong khi Kant tự nhận triết học của ông là duy
ý siêu nghiệm (transcendental idealism).
[6] aggregates = những toàn bộ, hay gói bó (như những uẩn/ngũ uẩn)
Vijñaptimātratāsiddhi là tác phẩm nổi tiếng nhất của
Vasubandhu, gồm hai chuyên luận: Viṃśatikā
Kārikā
và Triṃsikākā-kārikā. Luận 20 câu (gọi tắt Viṃśatikā) là
một bản văn biện hộ, chủ yếu là nêu rõ và bác bỏ những phản đối chính yếu và
quan trọng nêu lên cho học thuyết Duy Ý. Luận 30 câu (gọi tắt Trimśatikā)
trình bày khẳng định
học thuyết Vijñānavāda của Vasubandhu. Những khái luận này, trình bày hình thức
học thuyết cổ điển của triết học ‘chỉ-những
ấn tượng’,
văn bản là một dấu mốc trong lịch sử của học thuyết Duy Ý đạo Phật.
Có thể
chia những nguồn văn bản để tìm hiểu triết học Yogācāra thành hai nhóm chính. Nhóm
thứ nhất gồm những sutras, chúng bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 3 CN., qua đó
Yogācāra đã tiếp nhận những vấn đề triết học để giải quyết, Trong số những
sutra này có thể kể Saṃdhinirmocanasūtra,
Mahāyāna-abhidharmaśāstra, và Laṅkāvatārasūtra, etc...: Nhóm thứ hai
gồm những bình luận và yếu lược do hai vị sáng lập trường phái Yogācāra là
Asaṅga và Vasubandhu viết. Của Asaṅga có thể kể: Maahāyāna Saṃgraha, Abhidharma
Samuccaya và một bình luận về Saṃdhinirmocanasūtra.
Nhưng quan trọng, có ảnh hưởng nhất là những chuyên luận của Vasubandhu: Viṃśatikā Kārikā (Luận hai mươi câu) với
bình luận của nó (Viṃśatikāvṛtti), Triṃśikā-kārikā (Luận ba mươi câu) [hai chuyên luận này vốn có tên
gọi chung là Viṃśatikā-vijñapti-mātratā-siddhi]
và Trisvabhāvanirdeśa (Tam Tính Luận
Kệ). Đây là những chuyên luận nền tảng của trường phái Yogācāra. Yogācāra đã
giới thiệu một số khái niệm, học thuyết mới quan trọng, gồm khái niệm về
vijñapti-mātra (chỉ-nhận thức),
trisvabhāva (ba tự tính) ālaya-vijñāna (tàng thức), āśraya-parāvṛtti
(chuyển y), và lý thuyết về tám ý thức. Những nghiên cứu tỉ mỉ về sự nhận thức
của những triết gia Yogācāra cũng đưa đến hai phát triển quan trọng: một hệ
thống tâm lý trị liệu phức tạp và chi tiết và nỗ lực sốt sắng về nhận thức luận
đã dẫn đến một số công trình tinh vi nhất về nhận thức học và lôgích học của
lịch sử triết học India.
b.
Viṃśatikā Kārikā và Triṃśikā-kārikā đã đến với chúng ta qua những
bản dịch tiếng Tàu là: Duy thức Nhị
Thập Luận 唯識二十 論 và Duy thức Tam Thập Luận Tụng 唯識三十論頌. Những bản văn
Yogācāra đã trước sau được những nhà sư-học giả nổi tiếng dịch sang tiếng Tàu,
trong ba dịp khác nhau: Bodhiruci (?–527), Paramārtha (c. 499–569), và
Xuanzang (Huyền Trang 602–664). Đầu tiên là bản dịch Viṃśatikā Vijñaptimātratāsiddhi (Viṃśatikā & bình luận của Ācārya
Sthīramati) của Bodhiruci, được gọi là 大乘楞伽經唯識論/ Đại
thừa lăng già kinh Duy Thức Luận. Mặc dù văn
bản gốc có 22 câu, trong bản dịch này có 23 câu. Thứ hai là bản dịch của Paramārtha
cùng một văn bản, nhưng tên của nó được đổi thành 大乘 唯 识 论 / Đại
Thừa Duy Thức Luận và nó có 24 câu. Thứ ba là bản dịch cùng một văn bản của
HuyềnTrang, nhưng nó chỉ có 21 câu. Ông gọi nó là 唯识 二十 论 / Duy Thức Nhị Thập Luận. Bản của
Huyền Trang phổ thông nhất và cũng mới nhất, ông dịch chúng sau chuyến du học ở
Nalanda. Những bản dịch này là tư tưởng cơ bản của trường phái Duy thức (唯識) và Pháp Tướng (法相) ở nước Tàu.
Cả ba dịch giả này đã dùng thuật ngữ “duy thức” (唯识) có nghĩa là
“chỉ ý thức” (vijñāna-mātratā)
cho thuật ngữ “vijñaptimātratā” của Vasubandhu vốn có nghĩa là chỉ sự thành lập khái niệm/ sự ý
tưởng hóa (唯 了 别). [Thêm nữa, trong tiếng Tàu, bốn từ: (a) ‘心 tâm (dịch citta); (b) 意 thức
(dịch manas); (c) 识
thức (dịch vijñāna) (biết, phân
biệt, thấy mà nhận biết được); (d) 了liễu (Hiểu biết) (dịch
vijñapti), cơ bản đồng nghĩa]
Thế nên, nhiều học giả cho rằng Yogācāra
Vijñānavāda đã bị hiểu lầm là thuyết Duy Ý được thấy trong triết học phương
Tây. Giáo sư David J. Kalupahana (1936–2014), một trong những học giả đầu tiên
nêu lên điều này. Theo những học giả này, hiểu lầm này được thấy ngay cả trong
một số bình luận Yogācāra ở India. Sau đó, hiểu lầm này lan sang Tàu và Tibet
qua những bản dịch Sanskrit Yogācāra. Hầu hết những kinh điển Yogācāra
Sanskrit, giống như nhiều văn bản đạo Phật Bắc truyền khác, nay đã bị mất, và
cũng chỉ một số được tìm thấy còn truyền lại, trong những bản dịch tiếng Tàu và
Tibet. Khi những nguồn này được các học giả hiện đại khôi phục sang Sanskrit,
họ hoàn toàn đã chỉ có thể dựa trên những bản dịch này. Kết quả dẫn đến quan
niệm nhìn triết học Yogācāra như một chủ nghĩa duy ý, tương tự với chủ nghĩa
duy ý triết học phương Tây, và do đó, triết học Yogācāra đã được biết như một
hệ thống triết học ‘duy ý’, truyền thống Yogācāra được gọi là trường phái Duy
thức trong đạo Phật.
c.
Yếu
tố chính vốn là nguyên nhân của nguồn gốc những trường phái đạo Phật là nỗ lực
của những nhà sư-học giả đạo Phật khác nhau để giải thích lại đạo Phật ban đầu.
Trước vấn đề rằng – nếu mọi hiện tượng sinh khởi nhân quả trong thế giới là vô
thường và nếu không có tự-ngã thì sao mọi sự vật việc có thể tồn tại và tái
sinh từ kiếp này sang kiếp sau. Họ cần phải trả lời những câu hỏi này theo quan
điểm đạo Phật ban đầu. Thế nên, những nhà sư đạo Phật khác nhau đã đưa ra cách
giải thích riêng của họ và như thế dẫn đến sự phát triển những nhóm hoặc truyền
thống khác nhau. Họ dùng lôgích và lý luận để trả lời những vấn đề này và làm nảy
sinh nhiều quan điểm đối lập nhau. Trong tiến trình diễn giải triết học này, những
nhóm này tác động lẫn nhau.
Yogācāra
chịu ảnh hưởng học thuyết ‘không’ (śūnyatā) của Mādhyamaka. Khái niệm ‘không’ của
Ācārya Nāgārjuna có thể được tiếp nhận như có nghĩa của hư vô (nothingness), và
tư tưởng hư vô (nihilism). Một nhóm nhà sư khác coi đây là sự hiểu lầm về Phật
học. Những nhà sư này đã cố gắng để giải thích những giảng dạy trong đạo Phật
ban đầu theo một quan điểm tích cực hơn. Những vị này về sau được gọi là những
Yogācāra.
Như
thế, đó là đáp ứng với khái niệm ‘không’ của Mādhyamika, khiến Yogācāra đã bắt
nguồn. Những triết gia Abhidharma giảng dạy rằng ý thức phát sinh khi những
giác quan tiếp xúc với những đối tượng. Yogācāra lật ngược lập trường của phán đoán khách quan thực tiễn thông thường này trong Abhidharma. Những gì
Yogācāra tuyên bố là ý thức thực sự tạo ra kinh nghiệm của những giác quan và
những đối tượng của chúng. Không phải một chủ thể và một đối tượng kết hợp với
nhau để tạo ra kinh nghiệm nhận thức, như trong mô hình Abhidharma.
Đối
với Yogācāra, kinh nghiệm của một người về cả bản thân và thế giới phát sinh
tùy thuộc từ một tiến trình cơ bản hơn của ý thức. Như Laṇkāvatārasūtra nói, ý
thức giống như nước tự hình thành thành những sóng. Sáu giác quan và những đối
tượng của chúng phát sinh tùy thuộc vào ý thức. Đằng sau tiến trình ý tưởng hóa
này của sáu ý thức là, một dạng thức của ý thức thứ bảy họ gọi là manas (mạt-na thức 末 那 識) Họ đưa ra ý thức thứ tám và cuối
cùng, ālayavijñāna “kho ý thức” (ālaya-vijñāna (s); A-lại-da thức 阿 賴 耶 識) Yogācāra tuyên bố rằng kho ý thức
này gồm những “hạt giống” karma đã
tích trữ trong nó, hình thành tiến trình kinh nghiệm nhận thức.
Học
thuyết Yogācāra thường tóm tắt trong thuật ngữ vijñapti-mātra (không-gì-ngoài-ý
thức hay ‘chỉ ý thức’). Khái niệm này hiểu là xác định chỉ ‘ý thức’ là thực và
mọi gì khác đều do ‘ý thức’ tạo ra. Tuy nhiên, bản thân những lập luận của
Yogācāra mang một nội dung rất khác. Ý thức (vijñāna) không phải là thực
tại cuối cùng hay giải pháp, nhưng đúng hơn gốc rễ của vấn đề. Yogācāra còn trình bày những gì được
gọi là tri-svabhāva (ba bản tính/tự tính) của kinh nghiệm. Đầu tiên là bản chất
parikalpita (tưởng tượng/ vọng tưởng 妄 想) của kinh nghiệm. Đó là, trong kinh
nghiệm thông thường của một người. Đối với Yogācāra, bản chất tưởng tượng của
kinh nghiệm được tạo ra bởi những hạt giống karma
trong kho ý thức, cùng với nhận thức tự ngã của não thức. Thứ hai là bản chất
“tùy thuộc lẫn nhau” paratantra (y
tha khởi 依 他 起)
của kinh nghiệm. Ở
đây, chúng ta tìm thấy “sự thật cuối cùng” của Madhyamaka rằng tất cả những thực
thể đều phát sinh tùy thuộc hay tương thuộc nhau và do đó, không có “bản thể
riêng”. Yogācāra chỉ ra rằng bản chất tùy thuộc lẫn nhau này của cái tôi và những
thực thể của kinh nghiệm được tạo ra bởi kho ý thức. Tuy nhiên, vì không hiểu
biết khiến người ta tưởng tượng rằng tự thân và những đối tượng của thế giới là
độc lập, nên người ta phát triển những chấp trước, phiền não và khổ đau. Vì sự
vướng mắc vào những sự vật việc có độc lập tưởng tượng nên Yogācāra đặt ra bản
chất thứ ba. Nó làm như vậy để nhấn mạnh nhu cầu thanh lọc bản thân khỏi sự ngu
tối vốn đang chồng chất sự hình thành tưởng tượng về độc lập trên bản chất tùy
thuộc lẫn nhau của mọi sự vật việc. Bằng thanh lọc này, người ta có thể ngừng lại
việc này, thấy được sự thật về sự tương sinh khởi của kinh nghiệm, và trở nên
thoát khỏi ràng buộc và ô uế của kinh nghiệm. Kết quả của thanh lọc này là bản
chất thứ ba, được gọi là bản chất pariniṣpanna
(hoàn thiện – viên thành thật tính 圓 成 實 性) của kinh nghiệm. Theo giải thích
trên, rõ ràng triết học Yogācāra có nhiều phương diện. Giải thích rằng thế giới
bên ngoài chỉ là sự ý tưởng hóa, được tạo ra bởi não thức bên trong. Cách hiểu
này cũng có hai mặt, (a) một là thế giới bên ngoài thực sự không tồn tại mà chỉ
có não thức tồn tại. (b) Cách hiểu kia là cả não thức và thế giới bên ngoài đều
thực sự tồn tại, nhưng nếu không có sự vận hành và liên hệ của não thức thì
không có cách nào để kinh nghiệm thế giới bên ngoài, và theo nghĩa đó thế giới
bên ngoài không tồn tại; cái duy nhất tồn tại, là não thức. Ý tưởng thứ nhất gần
với chủ nghĩa duy ý trong tư tưởng Vedanta và tư tưởng duy ý trong triết học
phương Tây. Ý tưởng thứ hai nhấn mạnh nhiều hơn vào sự tồn tại và hoạt động của
não thức. Có lẽ, nó có thể gần hơn với giải thích của đạo Phật ban đầu về não
thức (‘Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm
với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật
kéo’ Dhammapada). Như truyền thống
này rất nhấn mạnh sự tồn tại của ‘vijñāna’, nên theo truyền thống, những học giả
Phật học đã chấp nhận quan điểm này như một hình thức của chủ nghĩa duy ý, lý
thuyết cho rằng thế giới là sản phẩm của não thức. Ngày nay, vẫn còn tiếp tục
bàn luận cách giải thích này.
d.
Thay
vì vẫn thường liên kết triết học Yogācāra với quan điểm duy ý, một hướng nghiên
cứu mới, dựa trên truyền thống triết học đạo Phật Tibet, nhìn Yogācāra theo hiện
tượng luận (Edmond Husserl) – hiện tượng luận, hiểu như sự thăm dò những cấu
trúc của tư tưởng, não thức và những tiến trình nhận thức, tương quan giữa não
thức và thế giới chúng ta tiếp nhận trực tiếp qua tri giác, và phân tích bản chất
những kinh nghiệm nhận thức của chúng ta với thế giới như những hiện tượng –
Nhìn theo hướng này, Yogācāra phê phán đối
tượng của nhận thức, đối tượng hiểu như không phải như một gì đó tồn tại
trong thế giới, thí dụ, như đám khói, ngọn lửa trên đồi ngoài kia, nhưng như
‘khói, lửa, đồi’ trong não thức tôi.
Khói, lửa như những gì kinh nghiệm, nhận thức qua tri giác. Phân tích hình thức
tồn tại này của chúng, tương quan và vai trò đặc biệt giữa nào thức và hình thức
tồn tại này, như thế dẫn đến nhận định nổi tiếng rằng chúng là chỉ những ấn tượng
(vijñapti-mātra),
hay nói nôm na, hình thức tồn tại này chỉ là những xây dựng tinh thần; những
dòng chảy biến động chúng ta gọi là những trạng thái tâm lý; chúng không thực, ở đây cũng không nên hiểu ‘thực
như là có hay không có, nhưng hiểu là chúng không thực vì chúng không tin cậy được. Chúng không (là nhân) nên không
(đưa đến quả) dẫn đến những hành động hiệu quả. Thế nên chúng không thực Đó
chính là hướng Vasubandhu
phân tích khái niệm
śūnyatā trong đối tượng của nhận thức. Qua đó, Vasubandhu
đồng thời cũng phủ nhận thái độ nhị nguyên trong tương quan chủ thể-khách thể của
kinh nghiệm nhận thức, phê phán những sai lầm của tự ngã trong vai trò chủ thể
nhận thức của mô hình đó, sau đó đưa về quan điểm của đạo Phật – có những tiến
trình nhận thức nhưng không có một gì như chủ thể của tiến trình đó.
Cũng
phải thêm, thế nên ở đây, vijñapti-mātra – chỉ những ấn tương – không nên nhìn theo hướng
bản thể luận (có/không có; tồn tại/không tồn tại) nhưng theo hướng giải thoát
luận. Yogācāra
sau cùng đưa chúng ta
đến nhận thức bản chất của chính nhận thức, rằng tất cả những gì não thức
(citta) chúng ta tiếp nhận từ thế giới, đều là chỉ những xây dựng tinh thần của
chúng ta, qua đó cho thấy gốc rễ đích thực của những đau khổ của chúng ta. Như
thế Yogācāra
chủ yếu nói về khổ đế, nói về não thức và những ấn
tượng của nó để hành động (yoga >
chuyển hóa, thanh lọc não thức) đó là nhìn theo hướng praxis của cứu cánh giải thoát.
[8]
Những bản dịch tiếng England là
‘cataract’: đục thủy tinh thể; trong
khi nguyên bản là ‘taimirika’ Taimira (तैमिर):
A disease of the eyes (dimness): một bệnh mờ mắt? – trong một bản dịch tiếng Việt
– dùng ‘bệnh nhặm mắt’. Nhân đây cũng ghi thêm – có 3 bản dịch chính thức của (a) Bản
dich từ nguồn tiếng Sanskrit: Sylvain Lévi, ed., Vijñaptimātratāsiddhi: Deux
Traités de Vasubandhu: Viṃśatikā (La
Vingtaine), Accompagnée d'une explication
en prose, et Triṃśikā (La Trentaine), avec le Commentaire de Sthiramati
(Paris: Librairie Ancienne Honoré Champion, 1925). (b) Bản dich từ Tibet: N.
Aiyaswami Sastri, Viṃśatikā Vijñaptimātratāsiddhi,
rNam par rig pa tsam du grub pa ñi su pa, with introduction, notes and an
index verborum (Gangtok: Namgyal Institute of Tibetology, 1964). (c) Bản dich từ
nguồn tiếng Tàu: Clarence Herbert Hamilton, Wei
Shih Er Lun, or, The Treatise in Twenty
Stanzas on Representation-Only (New Haven: American Oriental Society, 1938)
Kumārila, triết gia/tu sĩ Hindu, thế kỷ 7, đã soạn Nirālambanavāda đê phản bác những tuyên bố của Vasubandhu trong Vīmśatikā. Vīmśatikā đã được xếp trong số những bản văn triết học bị hiểu lầm
vào hàng nhất thế giới, nhưng nhờ những phản bác lịch sử của Kumārila khiến Vīmśatikā đã được đọc trong bối cảnh nội
dung lịch sử văn bản của chính Vīmśatikā.
[9] Gandhārva: những thần (bán thần) nổi tiếng với tài năng âm nhạc, trong huyền
thoại India (?)
[10] prēta (प्रेत) (<pra+ita);
kẻ/người đã ra khỏi thế giới này, chết, qua đời; sau đó cũng có nghĩa những ‘cư
dân’ của địa ngục (nāraka): Một
‘bóng ma’ hay ‘một quỉ đói’ – một trong những loại sinh vật ở những cõi tái
sinh thấp nhất, đôi khi có khả năng hiện ra với con người. Trọng thần thọai
Hindu, Pretas là ‘vong linh’ (phần không có vật chất của người sống) Nơi trú ngụ
có tên gọi là Preta-Loka: ở đây những người có karma xấu bị đày đọa tra tấn. Những preta được cho là phải chịu hình phạt của đói khát vĩnh viễn. Những
pertas thường được mô tả trong tranh vẽ đạo Phật như những sinh vật có miệng nhỏ
như lỗ chân kim khiến chúng không bao giờ có thể ăn uống đủ để thoát khỏi đói
khát. Nhà bình luận (Maha Prajnaparamita
Sastra của Nāgarāja) Asvabhāva viết: “Trong khi những pretas, do quả nghệp của những hành động kiếp trước của chúng
(vipākabala), thấy một dòng sông đầy mủ (nadī
pūyapūrṇā), súc vật (tiryañc), cá
(matsya), v.v. … thấy một gì để uống
(pāna), một chỗ ở, và sống ở đó.
Trong khi con người (manuṣya) nhìn thấy trong đó nước trong, tinh khiết thơm
ngon: họ dùng nó để tắm, để làm dịu cơn khát của họ” – dài dòng để cho thấy dịch
vắn tắt là ‘ngạ quỉ’ 餓鬼 thì không hết nghĩa, khi từ có bàn đến trong bản văn triết học
văn quan trọng này. Để thể hiểu không sai lệch, chúng ta phải đọc và trở về với
bối cảnh văn hóa và tín ngưỡng của cổ Hindu.
[11] [Bạn có thể nghĩ rằng không có gì trong giấc mơ có thể
có tính xác định không gian, vì giấc mơ là ‘tất cả trong não thức’, đó là,
những sự vật việc chúng ta ‘thấy’ trong một giấc mơ không có vị trí không gian.
Nhưng hãy xem xét sự kiện là một giấc mơ có thể được mô tả bằng một hiện tượng
hoàn toàn thuần túy ngôn ngữ. Và nhớ lại những gì đã nói ở trên về việc nêu
phản đối từ tính xác định không gian trong một ngôn ngữ như vậy. Sự kiện là nội
dung của một giấc mơ có thể được mô tả trong cùng ngôn ngữ cho thấy rằng những
giấc mơ cũng có thể thể cho thấy tính xác định không gian]
[12] āyatana (s, p); trần cảnh, xứ, Mười hai xứ (trần cảnh) gồm
các giác quan và những đối tượng của nó. Năm giác quan là mắt, mũi, miệng, lưỡi,
thân và 5 đối tượng là sắc, tiếng, mùi, vị và cảm giác thân thể. (từ điển Phật
học)
[13] Vùng Kashmir-Gandhara đa là trung
tâm khởi nguyên và phát triển của trường phái Sarvāstivāda-Vaibhāsika.
[14] Inverse Square Law
[15] [Ghi nhận rằng điều này không bác bỏ quan điểm rằng
có tác động ở một khoảng cách. Những gì nó bác bỏ là sự hợp lại của quan điểm
đó và tuyên bố rằng atom vốn tác động thì chỉ là một điểm không kích thước. Tác
động ở một khoảng cách sẽ làm việc trong kết hợp với quan điểm rằng những hạt
vật chất có kích thước hữu hạn. Vì khi đó sẽ có chỉ có một số lần hữu hạn người
ta có thể giảm một nửa khoảng cách giữa những trung tâm của những hạt trước khi
chúng đi đến tiếp xúc. Khó khăn vốn Vasubandhu sẽ thấy ở đây thì chỉ là một
atom có kích thước phải có những phần.]
[16] [Một có thể xảy ra khác có thể đáng thăm dò là hình
dạng đó thực sự là một dharma, nhưng
ngoài ra còn có những dharma kích
thước. Vì vậy, mỗi sự xuất hiện của một dharma
màu chẳng hạn, như màu xanh lá cây đi kèm với một vài dharma hình dạng, chẳng hạn như ‘tròn’. Nhưng một dharma xanh đi kèm với một dharma tròn có thể đi kèm với dharma 'rộng lớn', trong khi một dharma khác đi kèm với dharma 'nhỏ'. Liệu điều này có thể được
thực hiện để làm việc là câu hỏi. Một quan tâm có thể là nó sẽ kết thúc bằng
phía ‘nặng’. Cách tiếp cận này cũng thất bại, không giải quyết khó khăn trọng
tâm của phản đối thứ hai]
[17] nhận thức
siêu việt : cũng là vượt trên bình thường; xuất sắc.
[18] [Thực sự, bạn có thể tự hỏi nếu những nhà lý thuyết
chỉ-những ấn tượng thì cũng không vướng mắc vào quan điểm chỉ tự-ngã của riêng một người tồn tại (solipsism), quan điểm rằng
chỉ có một dòng chảy tâm lý, cụ thể là của riêng bạn. Nếu không có những đối
tượng bên ngoài, liệu có dòng chảy tâm lý khác, hay chỉ dòng chảy tâm lý của
tôi vốn là duy nhất tồn tại? Yasubandhu không là người biện hộ cho quan điểm
chỉ tự-ngã của riêng một người tồn tại, nhưng ông không đưa ra biện luận cho sự
tồn tại của những não thức khác. Tuy nhiên, trong số những người Yogācāra sau
này, đã có một tranh luận về sự tồn tại của não thức khác]
[19] [Vasubandhu và những người nghe của ông có thể đã
tin. Đó là lý do bản văn của ông nhắc đến những quỷ thần và phù thủy: vì họ
đồng ý rằng một số những sinh vật có những năng lực như vậy, nó sẽ không xem
dường quá kỳ quặc đối với họ rằng tất cả những sinh vật đều có thể. Chúng ta
vẫn không tin, vì vậy là đáng bõ công để hỏi quan điểm này có thể bảo vệ được
trong cách nào khác không.]
[20] [Như chúng ta sẽ thấy trong Chương 9, Những
Madhyamaka sẽ biện luận không chỉ rằng bất cứ điều gì nhiều hơn thế này là
không có cơ sở, nhưng ngay cả quan điểm nhân quả này cũng không thể là sự thật
cuối cùng]
[21] [Ở đây, đúng hơn là một lý do khác biệt để là hoài
nghi về sự tác động qua lại giữa não thức-cơ thể. Giả định chúng ta đã tin rằng
mọi biến cố vật lý có thể được giải thích trong những điều kiện của một số luật
vật lý. Và giả định chúng ta cũng tin rằng những luật vật lý chỉ nhắc đến những
biến cố vật lý. Sau đó, chúng ta tất tin rằng mọi biến cố thể chất đều có một
số biến cố thể chất khác như nguyên nhân của nó. Giả định chúng ta cũng đã tin
rằng những thèm muốn là tâm lý, và là không thể chất (như những biến cố treng
não). Sau đó giải thích biến cố thể chất của tay tôi vươn ra bắt tay bạn, bằng
việc nói rằng nó đã được gây ra bởi một biến cố tâm lý, giống như mong muốn của
tôi để chào đón bạn, sẽ là vượt quá tất yếu, đến phi lý; ở đó đã có rồi một giải
thích đầy đủ về biến cố này trong một số điều kiện của những biến cố thể chất
(chẳng hạn như một biến cố trong não). Nhưng lập luận này dựa trên giả định
rằng những luật nhân quả khoa học phù hợp chỉ có thể liên kết những nguyên nhân
thể chất với những hiệu quả thể chất Một người duy thực đạo Phật có thể nói
rằng chúng ta không có lý do đặc biệt để tin điều này – trừ khi chúng ta đã tin
rằng sức mạnh thể chất là cần thiết để mang lại hiệu quả thể chất.]
[22] Naïve realism
[23] [Nếu bạn tin vào sự tái sinh, bạn có thể nói rằng
dòng chảy tâm lý của người thợ gốm vẫn tiếp tục như cũ. Vì thếnhững thèm muốn
trong dòng chảy tâm lý đó vẫn có thể sẽ là nguyên nhân của chúng ta về cái
bình. Nhưng giả định đó là một người thợ gốm đã giác ngộ làm cái bình vốn chúng
ta đang thấy. Dòng chảy tâm lý của một người đã giác ngộ thì chấm dứt khi họ
chết, như thế vấn đề vẫn còn đó.]
[24] āyatana (s, p);
trần cảnh, xứ, Mười hai xứ (trần cảnh) gồm các giác quan và những đối tượng
của nó. Năm giác quan là mắt, mũi, miệng, lưỡi, thân và 5 đối tượng là sắc, tiếng,
mùi, vị và cảm giác thân thể. Ngoài ra, đạo Phật kể thêm ý, tức là khả năng suy
nghĩ (s, p: manas) và đối tượng của nó là các ý nghĩ (tâm pháp). (Chân Nguyên
& Ng Tường Bách. Td Phật học)
[25] [Cụ thể qua việc cho thấy rằng ý thức phải là vô
thường. Học thuyết mười hai āyatanas
là trung tâm của lập luận của đức Phật rằng ý thức phải hoàn toàn vô thường. Xem
Chương 3]
[26] [Chú ý rằng điều này không dựng thành một luận chứng
cho quan điểm Yogācāra. Để nói rằng thuyết chỉ-những ấn tượng giúp loại bỏ đau
khổ thì không là đem cho một lý do để người ta sẽ tin vào nó. Tin tưởng rằng có
một số tiền lớn trong trương muc nhà băng của tôi, có thể làm giảm bớt lo lắng
đau khổ của tôi về tình trạng tài chính, nhưng đó thì không là lý do để tin nó
là thực. Tất cả những gì chúng ta đang làm ở điểm này là hỏi thuyết chỉ-những
ấn tượng có thể có ý nghĩa quan trong gì về phương diện cứu cánh giải thoát,
nếu nó là đúng thực; nhưng chúng ta không thăm dò hay tìm hiểu sự đúng thực của
nó.]
[27] trisvabhāva: Tam tướng 三 相
[28] tôi dịch lấy
ý theo tác giả – những từ này có thể đối chiếu với: parikalpita
(s); Biến kế sở chấp 遍
計 所 執,
huyễn giác 幻 覺, vọng kế 妄
計; vọng tưởng
妄 想; paratantra
(s); y tha khởi 依
他 ; pariniṣpanna-svabhāva (s); viên thành thật
tính 圓 成 實
性.起. (Chân Nguyên & Ng Tường Bách. Phật Học Từ Điển)
[29] svabhāva
[30] thusness – Chân Như – có
những bản tiếng Anh dịch là ‘Thatness’, ‘Thusness’, ‘Suchness’, … Thí dụ Câu
25: ‘Dharmanam
paramarthas-ca sa yatas-tathata-api sah Sarva-kalam tatha-bhavat sa eva vijnapti-matrata’,
dịch như sau:
(a) The
final meaning of all events is Thatness
and is so throughout all time and is only representation.
(b) This supreme truth about all dharmas
(dharmaparamartha) is also Bhutatathata
(c) The
ultimate [nature] of [all] dharmas is also Suchness
(tathatā), because its nature is always just as it is. It is just the state
of cognition-only (vijñapti-mātra).
Hay bản Tàu:
(d) 此諸法勝義 亦即是真如 常如其性故 即唯識實性 – ‘thử chư pháp thắng nghĩa, diệc tức thị chân
như, thường như kì tính cố, tức duy thức thật tính’ (Huyền Trang)
[31] Những nhà
tư tưởng đạo Phật ở India thời trung cổ thường dùng hình ảnh của ‘hoa trên
trời’ (kha-pus_pam) như một phần của
chứng minh lôgich biện chứng. Trong những nội dung lôgich thông thường, ‘hoa
trên trời’ dùng trong nghĩa bóng để chỉ bất cứ gì không thể có, hoặc chỉ đơn
giản là để thí dụ một thuật ngữ chủ quan như không thực nghiệm tồn tại và do đó
bác bỏ tính hợp lệ của mệnh đề khẳng định nó.
[32] Prapañca (S.): Thuật ngữ triết học đạo
Phật, mô tả trạng thái tinh thần thông thường. Nghĩa đen của nó là ‘chế tạo’,
thường được dịch là ‘sự gia tăng khái niệm’ hoặc “sự trau chuốt về khái niệm”
[xem Tương Ưng Bộ Kinh, IV, 72].
Chúng ta không chỉ đơn giản hiểu một đối tượng. Thay vào đó, chúng ta hiểu nó
như là điểm tụ của vô số những liên tưởng: khi nhìn một cây, chúng ta tri giác
một thực thể tạo thành từ thân, cành và tán lá nhưng cũng một gì đó có thể cho
gỗ và bóng râm. Trong nhận thức, chúng ta thường được một dòng chảy của khuynh
hướng khái niệm hóa hỗ trợ, vốn có nguồn gốc cuối cùng của chúng trong những
quy ước ngôn ngữ và những thực hành phân loại. Những khuynh hướng khái niệm hóa
này lấn át và bóp méo kinh nghiệm tri giác (Coseru, Christian, The Stanford Encyclopedia of
Philosophy). Trong những bản kinh
tiếng Việt, có khi dịch là hí luận: 戲論:
[33] dharmatā: Bản chất nội tại hay thực tại của những hiện tượng như được
nhìn thấy, theo Mahāyāna. khi chúng thoát khỏi một chủ thể nhận thức và những đối
tượng nhận thức. Tương đương về nghĩa của tráng thái như thế đó (tathatā) và tráng thái không (śūnyatā).