Hai
Khuôn Mặt Của Dhamma
(Two Faces of the Dhamma)
Bhikkhu Bodhi
Trong gặp gỡ đầu tiên, đạo Phật thách đố chúng ta như
một paradox [1]. Về trí thức, nó xuất hiện
như một sự vui sướng lớn của con người có tư tưởng tự do: tỉnh táo, duy thực, không
giáo điều, hầu như khoa học trong thái độ và phương pháp của nó. Nhưng nếu
chúng ta đi đến tiếp xúc với Dhamma sống động từ bên trong, chúng ta sẽ sớm tìm
thấy rằng nó có một mặt khác vốn có vẻ như là phản đề của tất cả những giả định
duy lý trước đó của chúng ta. Chúng ta vẫn không gặp những tín điều khô cứng hay
những phỏng đoán tùy tiện, nhưng chúng ta có gặp những lý tưởng tôn giáo của
lánh đời, chiêm niệm quán tưởng và nhiệt thành kính tín; một cơ thể của những học
thuyết liên quan đến những vấn đề vượt trên nhận thức và linh cảm nghi ngờ; và ˗˗ có
lẽ gây bối rối nhất ˗˗ một chương trình tu tập trong đó tin
tưởng tôn giáo là một đức tính tốt, nghi ngờ như một ngăn trở, rào cản và xiềng
xích.
Khi chúng ta cố gắng xác định quan hệ của chúng ta với
Dhamma, cuối cùng chúng ta thấy mình bị thách thức để hiểu được hai khuôn mặt
dường như không thể hòa giải được của nó: khuôn mặt duy nghiệm quay sang thế giới,
bảo chúng ta điều tra và xác minh mọi sự vật việc cho chính mình, và khuôn mặt
tôn giáo quay sang những gì ngoài phạm vi nhận thức của con người, sau đời sống
này, khuyên chúng ta xua tan những nghi ngờ của chúng ta, và đặt tin cậy vào người
Thày và Giảng dạy của ngài.
Một cách chúng ta có thể giải quyết vấn đề khó chọn giải
đáp này là chỉ chấp nhận một khuôn mặt của Dhamma là chân chính và gạt bỏ khuôn
mặt kia như không đúng chủ định hay thừa thãi. Do đó, với sùng tín của đạo Phật
truyền thống, chúng ta có thể ôm nhận lấy mặt tôn giáo của lòng tin và nhiệt
thành kính tín, nhưng né tránh thế giới quan thiết thực, không tình cảm. và nhiệm
vụ của tìm hiểu với phê phán; hoặc, với những bào chữa của những người biện hộ
bênh vưc đạo Phật thời nay, chúng ta có thể nhiệt tình tán thành tư tưởng duy
nghiệm của Dhamma và sự tương đồng của nó với khoa học, nhưng lúng túng vấp ngã
về mặt tôn giáo. Tuy nhiên, suy ngẫm về một tinh thần đạo Phật chân chính thực
sự đòi hỏi, cho thấy rõ rằng cả hai khuôn mặt của Dhamma đều chân chính như
nhau và cả hai phải cùng được đem vào cân nhắc xem xét. Nếu chúng ta không làm
như vậy, chúng ta không chỉ có nguy cơ chấp nhận một quan điểm sai lệch về giảng
dạy, nhưng sự gắn bó tu tập của chúng ta với Dhamma có thể bị những thái độ mâu
thuẫn và thiên lêch làm cản trở.
Tuy nhiên, vấn đề vẫn là đưa hai khuôn mặt của Dhamma
vào với nhau, nhưng không đẩy chúng vào tự mâu thuẫn. Chìa khóa, chúng ta đề
nghị, để đạt được sự hòa giải này, và như thế để bảo đảm sự thuận hợp bên trong
trước lẫn sau của quan điểm và thực hành của chúng ta, nằm trong việc xem xét
hai điểm cơ bản: thứ nhất, mục đích hướng dẫn của Dhamma; và thứ hai, chương
trình hành đông thực tiễn [2] mà nó sử dụng để đạt được
mục đích đó. Mục đích là đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ. Dhamma không có mục
đích cung cấp cho chúng ta thông tin vật lý về thế giới vật chất, và do đó, mặc
dù có sự tương đồng với khoa học, những mục tiêu và sự quan tâm của nó tất yếu
phải khác với những gì của khoa học. Chủ yếu và thực chất, Dhamma là một con đường
dẫn đến sự giải thoát tinh thần, để giải thoát khỏi vòng quay bất tận của sinh,
tử và khổ. Được cung cấp cho chúng ta như phương tiện không thể thay thế của giải
thoát, Dhamma không tìm kiếm chỉ đơn thuần sự tán đồng trí thức, nhưng đòi hỏi
một đáp ứng vốn nhiều phần xảy ra là trọn vẹn tôn giáo. Nó trực tiếp nói với
chúng ta ở nền tảng của sự là-có chúng ta, và ở đó nó đánh thức lòng tin tưởng,
nhiệt thành kính tín, và sự cam kết thích ứng khi mục đích cuối cùng của sự tồn
tại của chúng ta bị đe dọa.
Nhưng với đạo Phật, lòng tin tưởng, sự nhiệt thành
kính tín chỉ làm khuấy động cho những gì thúc đẩy chúng ta bước vào và bước đi kiên
trì trên con đường; bởi bản thân chúng, chúng không thể bảo đảm được sự giải
thoát. Nguyên nhân chính của sự trói buộc và đau khổ, đức Phật dạy, là sự không-hiểu
biết liên quan đến bản chất thực của tồn tại; do đó trong chương trình hành
đông thực tiễn hướng đến giải thoát của đạo Phật, dụng cụ chính phải là trí tuệ,
kiến thức và cái nhìn sâu xa, thấu hiểu, thấy được ‘sự vật việc như chúng thực là’ [3].
Điều tra và tìm hiểu với phê phán, lạnh lẽo và không cam kết, tạo thành bước đầu
tiên hướng tới sự khôn ngoan, cho chúng ta khả năng giải quyết những hoài nghi
của chúng ta và nắm bắt khái niệm về những sự thật mà sự giải thoát của chúng ta
phụ thuộc vào chúng. Nhưng hoài nghi và tra hỏi không thể tiếp tục vô thời hạn.
Một khi chúng ta đã quyết định rằng Dhamma sẽ là phương tiện của chúng ta đi đến
tự do tinh thần, chúng ta phải bước lên tàu: chúng ta phải bỏ lại sự do dự của
mình và dấn mình trọn vẹn vào tu tập vốn sẽ đưa chúng ta từ tin tưởng đến cái
nhìn xa rộng của giải thoát.
Đối với những người đón nhận Dhamma để tìm kiếm trí thức
hoặc cảm xúc hài lòng, chắc chắn nó sẽ hiện ra hai khuôn mặt, và một khuôn mặt sẽ
luôn luôn là một câu đố. Nhưng nếu chúng ta sẵn sàng để đón nhận Dhamma theo những
điều kiện riêng của nó, như con đường
thoát khổ, sẽ không có hai khuôn mặt nào cả. Thay vào đó, chúng ta sẽ thấy
những gì đã có từ đầu: khuôn mặt duy nhất của Dhamma, giống như bất kỳ khuôn mặt
nào khác, thể hiện hai mặt bổ sung cho nhau.
Bhikkhu Bodhi
[Buddhist Publication Society Newsletter cover essay
#2 (Autumn 1985)]
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul2020)
[1] vẫn dich là
nghịch lý, nhưng ở đây paradox hiểu như
quan điểm/thái độ; không phải phát biểu/hoàn cảnh/sự việc
[2] tác giả
dùng strategy – tôi nghĩ praxis thì
thích hợp hơn
[3] Yathā-bhūta-ñāna-dassana: 'the knowledge and vision according to
reality', = thấu hiểu, thấy được ‘sự vật việc như chúng thực là’ – thực
tướng của mọi hiện tượng (vạn pháp).