Thursday, November 28, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (14)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)






Chương 5 (tiếp theo)

Đã chín mùi tâm lý sẵn cho tôn giáo


Ý tưởng về những sản-phẩm-phụ tâm lý lớn dậy một cách tự nhiên từ lĩnh vực quan trọng và đang phát triển của khoa tâm lý học tiến hóa [1]. Những nhà tâm lý học tiến hóa nêu ý kiến rằng, cũng giống đúng như mắt là cơ quan đã tiến hóa để nhìn, và cánh là một cơ quan đã tiến hóa để bay, như thế bộ óc là một sưu tập của những cơ năng (hoặc “những mô-đun”) để đối ứng với một tập hợp của những nhu cầu về sự nhận-chuyển-giải những dữ liệu thông tin chuyên biệt. Có một mô-đun để đối ứng với liên hệ họ hàng, một mô-đun để đối ứng với những đổi chác qua lại, một mô-đun để đối ứng với sự đồng cảm cùng người khác, và vân vân. Tôn giáo có thể được xem như một sản phẩm phụ của sự sai hỏng, lạc đích, ngoài dự định [2] của một vài trong số những mô-đun này, lấy thí dụ, những mô-đun để hình thành những lý thuyết về những não thức khác, để tạo dựng những liên minh, và để đối xử phân biệt có lợi cho thành viên trong-nhóm và chống lại người lạ. Bất kỳ một nào trong những mô-đun này có thể được dùng như tương đương trong con người với sự định hướng bay trong con bướm đêm, tinh tế nhưng mong manh, dễ bị tổn thương, gây kết quả ngoài dự định, theo cùng một loại của đường lối như tôi đã đưa lên ý kiến về sự cả tin của trẻ em. Nhà tâm lý học Paul Bloom, một người ủng hộ khác của quan điểm “tôn giáo là một sản phẩm phụ”, trỏ ra rằng trẻ em có một khuynh hướng hướng tự nhiên, hướng tới một thuyết nhị nguyên về não thức. Với ông, tôn giáo là một sản phẩm phụ của quan điểm nhị nguyên trong bản năng, thuộc loại giống như thế. Loài người chúng ta, ông đưa ý kiến, và đặc biệt là trẻ em, đều tự nhiên là những người có quan điểm nhị nguyên bẩm sinh.

Một người theo quan điểm nhị nguyên thừa nhận có một sự khác biệt cơ bản giữa vật chất và ý thức tinh thần. Một người theo quan điểm nhất nguyên, ngược lại, tin rằng ý thức tinh thần là một sự biểu hiện của vật chất – của thể chất vật lý trong một bộ óc, hoặc có lẽ một cômputơ – và không thể tồn tại tách biệt khỏi vật chất. Một người nhị nguyên tin rằng ý thức tinh thần [3] là một loại nào đó của linh hồn tách-biệt-với-thể-xác, nhưng cư ngụ trong thể xác, và do đó có thể hình dung được rằng nó có thể rời cơ thể, tồn tại ở một nơi nào khác. Những người nhị nguyên sẵn sàng giải thích những bệnh tâm thần như là “bị ma quỷ chiếm hữu” (bệnh quỉ ám), những ma quỷ đó là những hồn ma mà trú ngụ của chúng trong cơ thể là tạm thời, như chúng có thể bị đánh “bật thoát ra ngoài” [4]. Những người nhị nguyên nhân cách hóa những đối tượng vật lý vô tri giác ở mỗi cơ hội mơ hồ, mong manh nhất, nhìn thấy những linh hồn và ma quỷ ngay cả trong những thác nước và mây trời [5].

Tiểu thuyết Vice Versa, năm 1882 của F. Anstey, có nghĩa hiểu được với một người nhị nguyên, nhưng với một người “dệt bằng sợi nhuộm thuần chỉ màu nhất nguyên” như tôi, thì thật sự hoàn toàn không thể hiểu được. Ông Bultitude và con trai ông tìm thấy một cách bí ẩn rằng cơ thể của họ đã bị đánh tráo. Với nhiều thích thú của đứa con trai, người cha trong cơ thể người con thì buộc phải đi học, trong khi người con, trong cơ thể của người cha, gần như làm hỏng hết doanh nghiệp của người cha, qua những quyết định ấu trĩ của mình. Một cốt truyện có tình tiết tương tự đã được P. G. Wodehouse dùng trong Laughing Gas, trong đó có Bá tước Havershot và một đứa con trai là một ngôi sao màn bạc, cả hai bị gây mê cùng một lúc, khi đương trên ghế của hai nha sĩ khác nhau, nhưng có phòng bệnh gần nhau trong cùng một khu phố, nên người này đã tỉnh dậy trong cơ thể của người kia. Một lần nữa, cốt truyện có nghĩa lý chỉ với một người nhị nguyên. Phải có một-gì-đó tương ứng với Bá tước Havershot mà lại không là một phần cơ thể của ông, nếu không thế, làm sao ông có thể tỉnh dậy trong cơ thể của con ông, là một tài tử màn bạc trẻ tuổi? [6]

Giống như hầu hết những nhà khoa học, tôi không phải là một người theo thuyết nhị nguyên, nhưng dù sao đi nữa, tôi vẫn có khả năng dễ dàng thưởng thức Vice VersaLaughing Gas. Paul Bloom sẽ giải thích điều này là mặc dù tôi đã học hỏi để là một người nhất nguyên trí thức, tôi vẫn là một con người động vật, và do đó đã tiến hóa từ một người nhị nguyên trong bản năng. Ý tưởng rằng có một cái-tôi ngồi trên cao, nhìn xuống từ đâu đó đằng sau mắt tôi, và có khả năng, ít nhất là trong văn chương tiểu thuyết, đi vào và trú ngụ trong đầu một người nào khác, đã khắc sâu trong tôi, và trong tất cả mọi con người khác, bất kể những ý định trí tuệ chúng ta chính đáng hướng đến quan điểm nhất nguyên. Bloom hỗ trợ luận thuyết của ông với bằng chứng thực nghiệm, cho thấy xảy ra với trẻ em nhiều hơn với người lớn, là những người nhị nguyên, đặc biệt là trẻ em hết sức nhỏ tuổi. Điều này đưa lên ý tưởng rằng một khuynh hướng nhị nguyên đã được xây dựng vào trong não, và theo như Bloom, cung cấp sẵn một khuynh hướng tự nhiên có trước, để ôm giữ những ý tưởng tôn giáo.

Bloom cũng nêu ý tưởng rằng chúng ta đã được xếp đặt từ bẩm sinh, mang sẵn điều kiện để nghiêng sang là những người theo thuyết Sáng tạo. Chọn lọc tự nhiên thì “trực giác không nhận hiểu được”. Đặc biệt trong trẻ em có khuynh hướng gán định mục đích cho tất cả mọi sự vật việc, như nhà tâm lý Deborah Keleman cho chúng ta biết, trong bài viết của bà ‘Có phải trẻ em là những người tin-có-gót theo trực giác?’ [7]. Mây là “để cho mưa”. Những hòn đá nhọn là “để cho những con vật có thể dùng cọ gãi, khi chúng bị ngứa”. Sự gán định mục đích cho tất cả mọi sự vật việc được gọi là thuyết cứu cánh. Trẻ em là những người theo thuyết cứu cánh bẩm sinh, và nhiều người lớn không bao giờ vượt qua, ra khỏi nó. [8]

Lối nhìn bẩm sinh, theo thuyết nhị nguyên và thuyết cứu cánh xếp đặt chúng ta, khi có những điều kiện đúng, sẵn sàng đi đến tôn giáo, giống hệt như con bướm đêm của tôi, phản ứng với la bàn ánh sáng đã sẵn đặt chúng bay đến sự “tự tử” không thể tránh. Quan điểm nhị nguyên bẩm sinh của chúng ta chuẩn bị chúng ta để tin vào một “hồn người”, cư trú trong cơ thể, thay vì đúng hơn là một phần cấu thành bất phân của cơ thể. Một tinh thần tách-lìa-với-thân-xác loại giống như thế, có thể dễ dàng được tưởng tượng để tiếp tục ở một chốn khác nào đó, sau cái chết của thể xác. Chúng ta có thể cũng dễ dàng hình dung sự hiện hữu của một thần linh siêu nhiên như là tinh thần thuần túy, không phải là một thuộc tính trồi lên mặt của vật chất phức tạp, nhưng hiện hữu độc lập với vật chất. Thậm chí còn hiển nhiên hơn nữa, thuyết cứu cánh ấu trĩ dàn xếp trước đâu đó chúng ta cho tôn giáo. Nếu mọi sự-vật-việc đều có một cứu cánh, cứu cánh đó của nó là gì? Là của Gót, dĩ nhiên.

Nhưng đối ứng với sự hữu dụng của la bàn ánh sáng trong con bướm đêm là gì? Tại sao chọn lọc tự nhiên có thể đã ưu đãi quan điểm nhị nguyên và thuyết cứu cánh trong những bộ óc của tổ tiên chúng ta và con cháu họ? Cho đến nay, giải thích tôi có về lý thuyết những “người nhị nguyên bẩm sinh” đã đơn giản nêu giả định rằng người ta là những người sinh ra đã tự nhiên là những người theo thuyết nhị nguyên và cứu cánh. Nhưng những gì sẽ là lợi thế theo Darwin? Đoán trước hành vi ứng xử của những thực thể trong thế giới chúng ta thì quan trọng cho sự sống còn của chúng ta, và chúng ta sẽ trông mong chọn lọc tự nhiên đã định hình cho bộ óc của chúng ta để làm điều đó một cách hiệu quả và nhanh chóng. Có thể thuyết nhị nguyên và thuyết cứu cánh phục vụ chúng ta trong khả năng này? Chúng ta có thể hiểu được giả thuyết này hơn, trong ánh sáng của những gì triết gia Daniel Dennett đã gọi là tư thế chủ ý. [9]

Dennett đã cung cấp một phân loại hữu ích có ba-cách “thế đứng”, mà chúng ta chấp nhận khi cố gắng để hiểu và từ đó đoán trước hành vi ứng xử của những thực thể, chẳng hạn như những động vật, những máy móc, hay mỗi chúng ta với nhau. [10] Chúng là thế đứng vật lý, thế đứng thiết kế và thế đứng chủ ý. Thế đứng vật lý luôn luôn làm việc theo nguyên tắc, vì tất cả mọi sự vật sau cùng đều tuân theo những luật của vật lý. Nhưng suy diễn cho ra bằng cách dùng thế đứng vật lý có thể là rất chậm. Đến khi chúng ta ngồi xuống để tính toán xong xuôi tất cả những phản ứng qua lại của những cơ phận chuyển động của một đối tượng phức tạp, dự đoán của chúng ta về hành vi của nó có lẽ sẽ là quá muộn. Đối với một đối tượng mà thực sự là được thiết kế, giống như một máy giặt, hoặc một cây cung, thế đứng thiết kế là một lối tắt, tránh khỏi phí phạm. Chúng ta có thể đoán đối tượng sẽ ứng xử thế nào, bằng cách vượt qua đầu thế đứng vật lý, và để lôi thẳng đến thế đứng thiết kế. Như Dennett nói,

Hầu như bất cứ ai có thể đoán trước khi nào một đồng hồ báo thức sẽ kêu, trên cơ sở của quan sát sơ sài nhất từ bên ngoài. Người ta không biết, hoặc không bận tâm tìm biết, liệu nó chạy bằng dây cót, hay điều khiển bằng pin, hay bằng năng lượng từ ánh sáng mặt trời, liệu nó làm bằng những bánh xe bằng đồng, hay vòng bi bằng ngọc, hoặc bằng những chip silicon – người ta chỉ mặc nhận rằng nó đã được thiết kế sao cho chuông sẽ kêu, khi nó đến giờ báo thức.

Những sinh vật đều không được thiết kế, nhưng chọn lọc tự nhiên của Darwin cấp giấy phép một phiên bản của thế đứng thiết kế cho chúng. Chúng ta có được một lối ngắn, đi tắt, để hiểu về quả tim nếu chúng ta giả định rằng nó “đã được thiết kế” để bơm máu. Đã dẫn Karl von Frisch đến điều tra thị giác màu sắc của loài ong (đối lập với quan điểm chính thống rằng chúng đều mù-màu) vì ông giả định rằng những màu sắc tươi sáng của loài hoa đã được “thiết kế” để thu hút chúng. Những dấu ngoặc kép (quanh từ thiết kế) đã được thiết kế để xua đuổi những người theo thuyết sáng tạo gian dối là những người, nếu không thế, đã có thể tuyên bố rằng nhà động vật học vĩ đại người Austria này là một người trong phe của họ. Không cần phải nói, ông đã hoàn toàn có khả năng chuyển dịch thế đứng thiết kế vào trong những điều kiện tương ứng theo Darwin.

Thế đứng chủ ý là một cắt ngắn khác, và nó tiến bộ hơn so với thế đứng thiết kế. Một thực thể được giả định không chỉ đơn thuần là được thiết kế cho một mục đích, nhưng có, hoặc là một tác nhân với những ý định lèo lái hành động của nó. Khi bạn nhìn thấy một con hổ, tốt hơn là bạn đừng chậm trễ dự đoán về hành vi nó có thể có. Đừng loay hoay chú ý cấu trúc vật lý của những phân tử của nó, và đừng bao giờ nghĩ ngợi về sự thiết kế của bắp thịt, móng và răng của nó. Con thú trông như con mèo to lớn đó có dự định sẽ ăn thịt bạn, và nó sẽ dùng những bắp thịt, móng và răng của nó theo những cách linh hoạt và tháo vát để thực hiện cho được ý định ăn thịt của nó. Cách nhanh nhất để thầm đoán hành vi của nó là quên đi vật lý học và sinh lý học, và cắt nhanh đến chủ ý đuổi theo mồi. Lưu ý rằng, cũng như thế đứng thiết kế làm được việc, ngay cả với những sự vật không thực sự thiết kế, cũng như những sự vật thiết kế, do đó cũng thế, thế đứng chủ ý làm được việc cho những sự vật không có những ý định với chủ tâm tính toán, cũng như những sự vật có những ý định chủ tâm tính toán thực sự.

Với tôi là điều xem dường hoàn toàn thuận lý để nói rằng thế đứng chủ ý có giá trị về sống còn như một cơ cấu của bộ óc, nó đẩy sự quyết định cho nhanh lên trong những hoàn cảnh nguy hiểm, và trong những tình huống xã hội nghiêm trọng. Điều là kém rõ ràng trực tiếp rằng quan điểm nhị nguyên là một kết hợp song hành cần thiết của thế đứng chủ ý. Tôi sẽ không theo đuổi vấn đề ở đây, nhưng tôi nghĩ một trường hợp có thể được khai triển rằng một vài loại lý thuyết về những não thức khác, vốn khá có thể được mô tả như là nhị nguyên, có thể là tiềm ẩn trong thế đứng chủ ý – đặc biệt là trong những tình huống xã hội phức tạp, và thậm chí đặc biệt hơn ở chỗ nào có chủ ý mức độ cao hơn đi vào đóng vai.

Dennett nói về chủ ý mức độ-thứ ba (chàng tin rằng nàng đã biết chàng thèm muốn nàng), mức độ-thứ tư (nàng nhận ra rằng chàng đã tin rằng nàng biết rằng chàng đã thèm muốn nàng), và thậm chí chủ ý mức độ-thứ năm (ông thày bói, hay thày pháp đoán rằng người phụ nữ là nàng nhận ra rằng người đàn ông là chàng đã tin rằng nàng biết rằng chàng đã thèm muốn nàng). Những mức độ rất cao của chủ ý có lẽ là giới hạn vào hư cấu, như đã châm biếm trong tiểu thuyết khôi hài của Michael Frayn The Tin Men: “Nhìn Nunopoulos, Rick biết rằng ông đã gần như chắc chắn rằng Anna đã cảm thấy một sự khinh thường say đắm cho sự thất bại của Fiddlingchild, đã không hiểu cảm xúc của nàng với Fiddlingchild, và nàng cũng biết rằng Nina biết nàng biết về hiểu biết của Nunopoulos ... ” [11] Nhưng sự kiện rằng chúng ta có thể cười vào những vòng vo suy đoán như vậy về não – thức-khác trong tiểu thuyết thì có lẽ bảo chúng ta một vài điều gì đó quan trọng về cách não thức chúng ta đã được chọn lọc tự nhiên để làm việc trong thế giới thực tại.

Ít nhất, trong những mức độ thấp hơn của nó, giống như thế đứng thiết kế, thế đứng chủ ý tiết kiệm được thời gian vốn có thể là quan trọng cho sống còn. Hệ quả là, chọn lọc tự nhiên đã định hình bộ óc để đem thế đứng chủ ý dùng như một lối tắt, cắt ngắn. Chúng ta đã được prôgram [12] về sinh học để gán buộc những ý định vào với những thực thể mà hành vi của chúng liên quan, bận tâm chúng ta. Một lần nữa, Paul Bloom dẫn bằng chứng thực nghiệm rằng trẻ em, đặc biệt có nhiều phần xảy ra, là chúng tiếp nhận thế đứng chủ ý. Khi những trẻ nhỏ xem thấy một đối tượng hiện ra có vẻ như đương đi sau một đối tượng khác (thí dụ, trên một màn ảnh cômputơ), chúng cho rằng mình đang chứng kiến một cuộc đuổi theo linh động của một tác nhân có chủ ý, và chúng trưng bày cho thấy sự kiện này qua ghi nhận có ngạc nhiên khi tác nhân giả định đã thất bại, không tiếp tục theo đuổi.

Thế đứng thiết kế và thế đứng chủ ý là những cơ cấu có ích lợi của bộ óc, quan trọng vì làm nhanh lên sự đoán-ngầm về những thực thể vốn thực sự là vấn đề cho sự sống còn, chẳng hạn như những con thú săn mồi, hoặc những bạn tình tương lai. Nhưng, giống như những cơ cấu khác của bộ óc, những thế đứng này có thể lạc đích, gây những kết quả trái dự định, ngoài mong muốn. Trẻ em, và những người sơ khai, gán buộc những ý định vào thời tiết, vào sóng nước và dòng chảy cuốn xoáy, vào những tảng đá rơi lở. Tất cả chúng ta là đều có khuynh hướng phạm vào cùng điều tương tự với những máy móc, đặc biệt là khi chúng làm chúng ta thất vọng. Nhiều người sẽ nhớ lại với thiện cảm cái ngày xe của Fawlty Basil bị hỏng máy, không chạy, trong khi ông đương có sứ mệnh chết sống để cứu Gourmet Night khỏi một thảm họa. Ông đã công bằng cảnh cáo nó, đếm đến ba, sau đó vùng ra khỏi xe, tước một nhánh cây và đập xe ô tô đến chỉ còn gang tấc là “lìa đời”! [13] Hầu hết chúng ta đã ở trong hoàn cảnh đó, ít nhất là trong giây lát, với một máy cômputơ, nếu không phải với một xe ô tô. Justin Barrett ghép từ viết tắt những chữ đầu HADD [14], để chỉ khí cụ sáng chế để khám phá tác nhân hiếu động. Chúng ta hiếu động dò tìm ra những tác nhân, ở chỗ không có tác nhân nào, và điều này khiến chúng ta nghi ngờ, cho là hoặc có ác ý hoặc tử tế, ở chỗ, trong thực tại, thiên nhiên thì chỉ vô tình [15]. Tôi bắt gặp chính tôi trong giây lát chứa chấp bực bội cáu kỉnh chống lại một vài sự vật vô tri giác vô tội, như dây xích xe đạp của tôi. Có một tường thuật cảm động thấm thía mới đây về một người ngã vì vấp vào dây buộc giày của chính mình, tại nhà Bảo tàng Fitzwilliam ở Cambridge, sau khi lăn xuống cầu thang, va vỡ ba lọ sứ Tàu đời Quing vô giá: “Ông ta đã rơi xuống giữa những lọ sứ và chúng vỡ vụn thành một triệu mảnh. Ông vẫn ngồi đó choáng váng khi nhân viên xuất hiện. Tất cả mọi người đứng xung quanh đều trong im lặng, như thể bị sốc. Người đàn ông cứ chỉ vào giày của mình, nói rằng, “Nó đây này; nó là thủ phạm” [16]

Những giải thích khác về tôn giáo như một sản phẩm phụ đã được Hinde, Shermer, Boyer, Atran, Bloom, Dennett, Keleman và những người khác đề nghị. Một điều có thể có đặc biệt hấp dẫn đáng chú ý, đã được Dennett đề cập, là sự phi lý trí của tôn giáo là một sản phẩm phụ của một cơ cấu phi lý trí đặc biệt được xây đắp vào trong bộ óc: khuynh hướng của chúng ta, vốn giả định có lợi thế về di truyền, để rơi vào tình yêu.

Nhà nhân loại học Helen Fisher, trong Why We Love, đã diễn tả một cách đẹp đẽ sự điên rồ của tình yêu lãng mạn, và tuyệt đỉnh của nó thì so sánh với những gì có vẻ thuần túy cần thiết như thế nào. Hãy nhìn vào nó theo cách này. Từ điểm nhìn của một người, hãy nói rằng, không chắc rằng bất kỳ một phụ nữ nào trong số những người quen của ông là đáng yêu đến một trăm lần hơn so với đối thủ cạnh tranh (tình yêu) gần nhất của cô này, nhưng đó là ông có thể mô tả cô khi “yêu” như thế nào. Thay vì sự hết lòng đến cuồng tín với một-vợ-một-chồng mà chúng ta dễ bị mắc, một vài loại “đồng thời yêu nhiều người và đều biết” [17] thì là hợp lý hơn khi nhìn lướt qua mặt ngoài của nó. (Đó là tin tưởng rằng một người đồng thời có thể yêu một vài người khác phái, cũng giống như một người có thể yêu nhiều hơn một loại rượu nho, nhà soạn nhạc, quyển sách, môn thể thao.) Chúng ta vui vẻ chấp nhận rằng chúng ta có thể yêu nhiều hơn chỉ một (đối tượng), hoặc con cái, cha mẹ, anh chị em, thày giáo, bạn bè, hoặc chim kiểng, thú-cưng nuôi trong nhà. Khi bạn nghĩ về nó như vậy, không phải là sự loại trừ hoàn toàn mà chúng ta mong đợi trong tình yêu vợ chồng là rõ ràng lạ lùng? Thế nhưng, điều đó là những gì chúng ta mong đợi, và đó là những gì chúng ta đặt ra để đạt được. Phải có một lý do. [18]

Helen Fisher và những người khác đã cho thấy rằng khi đương trong tình yêu thì đi kèm với những trạng thái độc đáo của não, gồm sự hiện diện của những hóa chất hoạt động trong nơ-rôn (trong thực hành, như những loại thuốc tự nhiên), chúng là rất đặc biệt và đặc trưng của tình trạng này. Những nhà tâm lý học tiến hóa đồng ý với Fisher rằng “tiếng sét ái tình” phi lý trí có thể là một cơ cấu để đảm bảo sự trung thành với một người cùng-làm-cha-mẹ, tồn tại cho đủ lâu dài để cùng nuôi một đứa con. Từ một quan điểm theo Darwin, không phải nghi ngờ, là điều quan trọng để chọn một người bạn tình tốt, vì rất nhiều những lý do đủ loại khác nhau. Nhưng một khi lựa chọn đã làm xong – cho dù là một lựa chọn xấu – và đã thụ thai, sắp có con, điều quan trọng hơn là gắn bó với lựa chọn đó, dù phải qua đèo lội suối, từ dày đến mỏng, ít nhất đến khi đứa trẻ được cai sữa.

Phải chăng tôn giáo phi lý trí có thể là một sản phẩm phụ của những cơ cấu phi lý trí mà nguyên thủy đã được xây dựng vào trong não bới sự lựa chọn để con người rơi vào tình yêu ngã vào mê đắm? Chắc chắn, tin tưởng tôn giáo có một vài-gì-đó thuộc cùng một tính cách như rơi vào tình yêu (và cả hai đều có nhiều những thuộc tính của tư thái sảng khoái cao ngất ngưởng như nghiện thuốc ma túy [19]). Nhà tâm lý thần kinh học John Smythies thận trọng rằng có những khác biệt đáng kể giữa những vùng não được kích động từ hai loại cuồng nhiệt. Tuy nhiên, ông cũng ghi nhận một vài tương tự:

Một khía cạnh của nhiều những khuôn mặt của tôn giáo là tình yêu mãnh liệt được tập trung vào một cá nhân siêu nhiên, nghĩa là Gót, cộng với sự sùng kính với những biểu tượng của cá nhân đó. Đời người thì phần lớn là lèo lái bởi những gene ích kỷ của chúng ta và bởi những tiến trình làm vững mạnh thêm. Nhiều những củng cố vững mạnh tích cực bắt nguồn từ tôn giáo: những tình cảm ấm áp và thoải mái của tư cách được yêu thương và được bảo vệ trong một thế giới nguy hiểm, mất đi nỗi sợ cái chết, giúp đỡ đến từ những đồi cao đáp ứng với cầu nguyện trong những lúc khó khăn, vv… Tương tự như vậy, tình yêu lãng mạn với một con người thực khác (thường là với người phái tính đối lập), trưng bày cùng một sự tập trung mãnh liệt vào người kia, và có liên hệ với những sự tăng thêm vững mạnh tích cực. Những cảm xúc này có thể được những biểu tượng của người kia làm bật dậy, chẳng hạn như thư từ, hình ảnh, và thậm chí, như trong thời Victoria, những lọn tóc người tình. Tình trạng của đương trong tình yêu có nhiều đi kèm về tâm sinh lý, chẳng hạn như hơi thở nóng như thở ra từ một lò sưởi. [20]

Năm 1993, tôi đã làm sự so sánh giữa rơi-vào-tình-yêu và tôn giáo, khi tôi ghi nhận rằng những triệu chứng của một cá nhân bị nhiễm bệnh tôn giáo “có thể được gợi nhớ lại sửng sốt với của những (những triệu chứng) thông thường hơn thường liên kết với tình yêu nhục dục. Đây là một lực rất mạnh mẽ hiệu nghiệm trong bộ óc, và đừng ngạc nhiên rằng một vài loại vi-rút đã tiến hóa để khai thác nó” (“virus” ở đây là một ẩn dụ để chỉ tôn giáo: Bài viết của tôi gọi là “virus của não thức”) [21]. Cái nhìn nổi tiếng của thánh chiên nữ Têrêsa Avila biểu lộ một sự cùng cực ngất ngây của khoái cảm xác thịt thì quá nổi tiếng không cần dẫn lại lần nữa. Nghiêm trang hơn, và trên một bình diện dục cảm bớt sỗ sàng hơn, triết gia Anthony Kenny cung cấp lời chứng cảm động về khoái cảm tinh khiết vốn chờ đợi những ai có thể xoay sở để tin tưởng vào sự mầu nhiệm của sự biến đổi bản thể. Sau khi mô tả đã nhận chức thày chăn chiên hội nhà thờ Catô Lamã của mình, đã được quyền khi đặt tay để thực hành lễ ban thánh thể, ông tiếp tục rằng ông nhớ lại một cách sinh động

Sự sung sướng ngất ngây trong những tháng đầu thời gian tôi đã có quyền làm lễ thánh thể. Bình thường vốn là một người thức dậy chậm và uể oải, tôi đã sớm nhảy khỏi giường, hoàn toàn tỉnh táo và đầy hứng khởi khi nghĩ tới hành động trọng đại tôi đã được đặc quyền để thực hiện …

Đã là sự chạm vào cơ thể của Christ, sự gần gũi của một người chăn chiên với Jesus, làm mê hoặc tôi nhất. Tôi sẽ chằm chằm nhìn vào miếng bánh tròn, sau những lời ban phép, với con mắt trìu mến giống như một người yêu nhìn vào mắt người tình của mình … Những ngày đầu đó như một thày chăn chiên vẫn còn trong ký ức tôi như những ngày của hạnh phúc trọn đầy và lớn lao lạ thường, một gì đó quý giá, và lại quá mỏng manh để có thể kéo dài, giống như một cuộc tình lãng mạn, bị thực tế của một hôn nhân khập khễnh vì vụng ghép, đã cắt ngắn.

Tương đương với phản ứng theo la bàn ánh sáng của loài bướm đêm là thói quen rơi vào tình yêu với một và chỉ một người khác phái tính, xem dường hiện ra phi lý trí nhưng hữu ích, Sản phẩm phụ của sự sai hỏng, lạc đích, ngoài dự định – tương đương với sự nhắm bay vào ngọn lửa nến – là rơi vào tình yêu với Yahweh (hoặc với Trinh Nữ Mary, hoặc với một miếng bánh Thánh, hoặc với Allah) và thực hiện những hành vi bất hợp lý thúc đẩy bởi tình yêu như vậy. [22]

Nhà sinh vật học Lewis Wolpert, trong Six Impossible Things Before Breakfast [23] , nêu một đề nghị có thể xem như một khái quát hóa của ý tưởng được xây dựng một cách phi lý trí. Điểm lý luận nêu lên của ông là sự đoan quyết mạnh mẽ một cách phi lý trí là một rào cản chống lại sự nhẹ dạ của não thức: “nếu những tin tưởng cứu sống được con người đã không được bám giữ mạnh mẽ, nó đã phải là bất lợi trong sự tiến hóa của con người buổi ban đầu. Nó sẽ là một bất lợi nghiêm trọng, lấy thí dụ, khi săn bắt hoặc tạo những khí cụ, nếu não thức của một người cứ thay đổi liên tục”. Ý nghĩa nhấn mạnh trong luận chứng của Wolpert là, ít nhất trong một vài trường hợp, khăng khăng bám lấy một tin tưởng phi lý trí thì tốt hơn là để bị lay chuyền, ngay cả khi có bằng chứng mới hoặc diễn dịch suy luân tán thành sự thay đổi. Dễ dàng để nhìn hiện tượng “rơi vào tình yêu” như một trường hợp đặc biệt, và tương ứng dễ dàng để thấy sự “khăng khăng phi lý trí” hay “kiên trì bất hợp lý” của Wolpert như đã lại thêm một khuynh hướng tiền định tâm lý hữu ích có thể giải thích những khía cạnh quan trọng của hành vi tôn giáo phi lý trí: hơn nữa, một sản phẩm phụ khác.

Trong tập sách Social Evolution của ông, Robert Trivers đã mở rộng lý thuyết tiến hóa năm 1976 của ông về sự tự lừa dối bản thân. Tự lừa dối là

Sự che dấu sự thật với não thức ý thức thì tốt hơn để che dấu nó với người khác. Trong chủng loại riêng của chúng ta, chúng ta nhận ra rằng mắt láo liên, lòng bàn tay toát mồ hôi và giọng nói ồm ồm có thể cho thấy sự căng thẳng đi kèm với hiểu biết đầy ý thức về lừa sự dối được toan tính. Bằng cách trở thành vô thức về sự lừa dối của mình , kẻ lừa dối người khác dấu đi những dấu hiệu này khỏi người quan sát. Anh ta hoặc cô ấy có thể nói dối mà không có sự căng thẳng đó đi kèm với sự lừa dối. [24]

Nhà nhân chủng học Lionel Tiger nói một-gì đó tương tự trong Optimism: the Biology of Hope. Sự kết nối với loại của phi lý trí nhưng có tính xây dựng, chúng ta vừa thảo luận thì được xem thấy trong đoạn văn của Trivers về “sự tự vệ được ý thức”:

Có một khuynh hướng cho con người có ý thức để nhìn thấy những gì họ ước muốn nhìn thấy. Họ thật sự có khó khăn trong sự nhìn thấy những sự việc có chứa đựng những ý nghĩa tiêu cực, trong khi nhìn thấy với dễ dàng tăng lên với những sự vật mà là tích cực. Lấy thí dụ, những từ ngữ gợi dậy sự lo lắng, hoặc do lịch sử cá nhân một người, hay vì vận dụng kinh nghiệm, đòi hỏi soi sáng nhiều hơn trước khi đầu tiên được nhận thức. [25]

Sự liên hệ của điều này với sự suy nghĩ bằng ước muốn, với ảo tưởng của tôn giáo không cần phải viết hết ra.

Lý thuyết tổng quát về tôn giáo như là một sản phẩm phụ ngẫu nhiên – một sai hỏng, lạc đích, ngoài dự định của một vài điều gì đó hữu ích – là một lý thuyết tôi muốn biện hộ. Những chi tiết có thể khác nhau, phức tạp và còn tranh cãi. Nhằm mục đích để minh hoạ, tôi sẽ tiếp tục dùng lý thuyết “đứa trẻ cả tin” của tôi như đại diện của những lý thuyết “sản phẩm phụ” trong tổng quát. Lý thuyết này – rằng bộ óc trẻ em, vì những lý do tốt, dễ bị nhiễm những “virus” của bệnh tâm thần – sẽ đập vào một vài độc giả như là không đầy đủ. Dễ bị tổn thương là chuyện não thức có thể là, nhưng tại sao nó phải bị nhiễm virus này thay vì virus kia? Phải chăng có một vài loại virus đặc biệt là thành thạo trong gây nhiễm cho những não thức dễ bị tổn thương? Tại sao sự “gây nhiễm” lại biểu hiện bản thân nó như tôn giáo, hơn là ... vâng, gì đó? Một phần của những gì tôi muốn nói là điều đó không thành vấn đề, dù là phong cách đặc biệt nào của sự vô nghĩa lây nhiễm bộ óc trẻ thơ. Một khi bị nhiễm, đứa trẻ sẽ lớn lên và lan nhiễm thế hệ kế tiếp với cùng một điều vô nghĩa, bất cứ nó xảy ra điều đó là gì.

Một khảo sát nhân loại học như The Golden Bough của Frazer [26] cho chúng ta ấn tượng sâu đậm về sự đa dạng của những tin tưởng phi lý trí của con người. Một khi đào sâu cố thủ trong một văn hóa, chúng tồn tại dai dẳng, tiến hóa và phân kỳ, theo một cách thức gợi chúng ta nhớ lại sự tiến hóa sinh học. Tuy nhiên, Frazer phân biệt rõ một vài nguyên tắc tổng quát, lấy thí dụ “ma thuật trong trị liệu homoeopathy”, trong đó những bùa phép và thần chú đã vay mượn một vài khía cạnh tượng trưng của đối tượng trong thế giới thực tại, mà chúng đang có ý định gây ảnh hưởng. Một thí dụ với hậu quả bi đát là tin tưởng rằng sừng tê giác nghiền thành bột có tính chất tính kích thích tình dục. Vừa ngu ngốc vừa vô nghĩa, truyền thuyết bắt nguồn từ sự giống nhau về hình dạng của sừng tê với một dương vật. Sự kiện rằng “ma thuật trong trị liệu homoeopathy” là phổ biến rộng rãi như vậy, cho thấy sự vô nghĩa lây nhiễm những bộ óc dễ bị tổn thương thì không phải là hoàn toàn ngẫu nhiên, tùy tiện vô nghĩa.

Là thích thú cuốn hút để theo đuổi sự tương đồng về sinh học đến điểm tự hỏi  – liệu không biết có điều gì đó tương ứng với lựa chọn tự nhiên đang làm việc hay không. Có phải một vài ý tưởng thì lan rộng hơn những ý tưởng khác, vì ưu điểm giá trị hay sức lôi cuốn nội tại, hoặc phù hợp hơn với những khuynh hướng tâm lý đương thời hiện có, và có phải điều này giải thích cho bản chất và những thuộc tính của những tôn giáo trong tại, như chúng ta nhìn chúng, trong một vài điều gì đó như cách chúng ta dùng chọn lọc tự nhiên để giải thích cho những tổ chức sinh vật sống? Là điều quan trọng để hiểu rằng “ưu điểm giá trị” ở đây chỉ có nghĩa là khả năng sống còn và lan tràn. Nó không có nghĩa là sự khen tặng xứng đáng từ một phán đoán về giá trị tích cực – một gì-đó của nó mà chúng ta có thể tự hào nhìn theo con người.

Ngay cả trên một mô hình tiến hóa, ở đó nó không phải có bất kỳ một chọn lọc tự nhiên nào. Những nhà sinh vật học thừa nhận rằng một gene có thể lan rộng qua một dân số, không phải vì nó là một gene tốt, nhưng đơn giản vì nó là một gene có may mắn. Chúng ta gọi đây là sự trôi dạt gene di truyền [27]. Nó quan trọng thế nào nhìn trong tương đồng song song với chọn lọc tự nhiên là vấn đề còn tranh cãi. Nhưng bây giờ đã chấp nhận rộng rãi trong hình thức của điều được gọi là lý thuyết trung lập của di truyền học phân tử [28]. Nếu một gene đột biến thành một phiên bản khác biệt của tự thân nó, trong đó có tác dụng giống nhau, sự khác biệt là trung lập, và chọnlọc tự nhiên không thể nghiêng sang có lợi cho một này hay một kia. Tuy nhiên, bởi những gì mà những nhà thống kê gọi là sự sai lầm lấy mẫu qua nhiều thế hệ, dạng đột biến mới hình thành cuối cùng có thể thay thế dạng nguyên thủy trong tập hợp gene của một dân số [29]. Đây là một thay đổi tiến hóa thực sự ở mức độ phân tử (ngay cả khi không có thay đổi quan sát thấy được trong thế giới của toàn bộ những cơ cấu sinh vật). Đây là một thay đổi tiến hóa trung lập mà nó không mang nợ gì với sự chọn lọc những gì có ưu thế.

Tương đương trong văn hóa với sự trôi dạt gene di truyền trong sinh học là một (giải thích có thể) lựa chọn, có sức thuyết phục, một lựa chọn mà chúng ta không thể làm ngơ khi suy nghĩ về sự tiến hóa của tôn giáo. Ngôn ngữ tiến hóa theo một cách gần như sinh học, và đường hướng tiến hóa của nó xem có vẻ như vô-hướng, khá giống như sự trôi dạt ngẫu nhiên. Đó là truyền xuống, qua những thế hệ, một tương tự trong văn hoá với của di truyền học, thay đổi từ từ qua nhiều thế kỷ, cho đến khi những sợi phức hợp (của DNA) cuối cùng khác nhau đã tách ra cho đến điểm ở đó chúng không hiểu được lẫn nhau. Có thể rằng một vài những quá trình tiến hóa của ngôn ngữ đã được hướng dẫn bởi một loại lựa chọn tự nhiên, nhưng luận chứng đó không có vẻ rất thuyết phục. Tôi sẽ giải thích dưới đây là một vài ý tưởng như vậy đã được nêu lên cho những khuynh hướng chính trong ngôn ngữ, chẳng hạn như sự Thay đổi lớn trong phát âm Nguyên âm xảy ra trong tiếng Anh từ đến thế kỷ mười lăm đến mười tám [30]. Nhưng một giả thuyết chức năng như vậy thì không cần thiết để giải thích hầu hết những gì chúng ta quan sát được. Có vẻ như có thể xảy ra rằng ngôn ngữ bình thường tiến hóa bằng tương đương văn hóa của sự trôi dạt gene di truyền ngẫu nhiên. Trong những phần khác nhau của Châu Âu, tiếng Latin “trôi dạt” để trở thành tiếng Spanish, Portugese, Ý, Pháp, Romansche và những phương ngữ khác nhau của những ngôn ngữ này. Đó là, ít nhất để nói rằng, không rõ ràng rằng những trôi dạt thay đổi tiến hóa này phản ánh những lợi thế địa phương hay “những áp lực của sự lựa chọn”.

Tôi phỏng đoán rằng những tôn giáo, giống như những ngôn ngữ, tiến hóa với sự ngẫu nhiên đầy đủ, từ những khởi đầu đã tùy tiện đầy đủ, để tạo ra sự bối rối không biết đâu mà lần mò – và đôi khi sự nguy hiểm – trước sự giàu có đa dạng mà chúng ta quan sát được. Đồng thời, cũng có thể xảy ra là một hình thức của sự lựa chọn tự nhiên, ghép cặp với với sự thống nhất trong cơ bản của tâm lý con người, gây nên cho bằng được rằng những tôn giáo đa dạng cùng có những thuộc tính nổi bật trong phổ biến chung. Nhiều tôn giáo, thí dụ, giảng dạy giáo lý khách quan đáng ngờ, nhưng lý thuyết có hấp dẫn chủ quan rằng những cá tính của chúng ta tồn tại sau cái chết của thể xác chúng ta. Ý tưởng về sự bất tử, tự thân nó sống sót trường tồn và lan truyền rộng vì nó uốn mình phục vụ cho sự mơ tưởng. Và mơ tưởng thì đáng kể, vì tâm lý học con người có một khuynh hướng gần như phổ quát để cho mong muốn tô màu trên tin tưởng (“Ước muốn của ngươi đã là cha, Harry, cho suy nghĩ đó”, như Henry IV Phần II, nói với con trai mình [31]).

Không phải nghi ngờ gì – xem dường rằng nhiều những thuộc tính của tôn giáo là rất khít khao khéo léo để giúp cho sự sống còn của riêng tôn giáo, và sự sống còn của những thuộc tính liên hệ, trong lo lắng của chính bát nháo văn hóa con người. Câu hỏi bây giờ đặt ra là liệu sự vừa vặn khéo léo đã được thực hiện từ “thiết kế thông minh” hay qua “chọn lọc tự nhiên. Trả lời là có thể là cả hai. Về mặt thiết kế, những cán bộ cao cấp trong hàng lãnh đạo tôn giáo có dư khả năng để biến những mánh khóe giúp cho tôn giáo sống còn nên lời thành khẩu hiệu. Martin Luther đã nhận thức quá rõ rằng lý trí là kẻ thù không đội trời chung của tôn giáo, và ông thường xuyên cảnh cáo về những nguy hiểm của nó: “Lý trí là kẻ thù lớn nhất mà đức tin đã từng có, lý trí không bao giờ nói đến sự trợ giúp những điều tâm linh, nhưng nhiều thường xuyên hơn là không, nó đấu tranh chống lại Lời thiêng của Gót, đối xử với khinh miệt tất cả gì xuất phát từ Gót”. [32] Lại nữa: “Ai muốn là một người Kitô nên rách mắt khỏi lý trí của mình”. Và lại một lần nữa: “Lý trí nên bị phá hủy trong tất cả những người Kitô”. Luther hẳn đã có không có khó khăn nào trong sự thiết kế, xếp đặt trù tính một cách thông minh những khía cạnh không thông minh của một tôn giáo để giúp nó sóng còn, tồn tại. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông, hoặc bất cứ ai khác, đã thiết kế nó. Nó cũng có thể đã tiến hóa bởi một hình thức (không thuộc sinh học) của lựa chọn tự nhiên, mà với Luther không là người thiết kế của nó, nhưng một người quan sát sắc sảo những hiệu ứng của nó.

Cho dẫu theo Darwin qui ước thông thường, sự chọn lọc những gene có thể đã nghiêng thuận lợi sang ủng hộ những khuynh hướng đã có sẵn trong tâm lý, vốn chúng tạo ra tôn giáo như là một sản phẩm phụ, nhưng sự định hình những chi tiết có lẽ đã không xảy ra. Tôi đã gợi ý rằng, nếu chúng ta sẽ áp dụng một vài hình thức của lý thuyết chọn lọc tự nhiên với những chi tiết đó, chúng ta không nên tìm trong những gene nhưng trong những tương đương văn hóa của chúng. Có phải tôn giáo đã được thực hiện trên những thứ loại như meme?


Hãy bước nhẹ, vì bạn dẫm trên những meme của tôi

Sự thật, trong những nội dung của tôn giáo, thì đơn thuần là ý kiến đã sống sót. (Oscar Wilde )

Chương này đã bắt đầu với nhận xét theo Darwin, rằng chọn lọc tự nhiên ghét cay ghét đắng sự hoang phí, thừa thãi, bất kỳ thuộc tính nổi bật phổ biến nào của một chủng loại – như tôn giáo – phải đã ban cho một vài lợi thế nào đó, nếu không nó đã không sống còn. Nhưng tôi mớm gợi ý rằng lợi thế không nhất thiết phải góp phần cho lớn vào sự sống còn, hay sự thành công trong sinh sản của cá nhân.

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)





[1] [Xem, thí dụ Buss (2005).] Buss, D. M., ed. (2005). The Handbook of Evolutionary Psychology. Hoboken, NJ: Wiley.
[2] Misfiring – trong nguyên văn: súng bắn hỏng – đạn “thối”, “lép”, không nổ, hay nổ nhưng không đúng cách, vỡ nòng, gây bắn lạc, hoặc sai đích; nghĩa là đem lại những kết quả bất ngờ, ngoài dự dịnh, hay không mong muốn.
[3] Họ gọi là tâm thức, một từ mơ hồ (tâm là gì? thế nào? ở đâu?)
[4] Exorcism: một hình thức trừ tà, đánh ma, bắt quỉ; đặc biệt trong đạo Kitô – Rite of Exorcism – là nghi thức đã có từ cổ xưa để trục Satan và quỷ ra khỏi linh hồn người bệnh tin rằng có nguyên nhân là bị chúng chiếm giữ. Không phải thực hành này chỉ phổ thông ở giới tín đồ bình dân, nhưng cả trong hàng cán bộ uy tín nổi tiếng, hay giới lãnh đạo cao cấp của hội nhà thờ: Theo tiết lộ gần đây, nhà chăn chiên cao cấp toàn vùng Calcutta tuyên bố rằng ông đã ra lệnh thực hiện lễ trừ tà cho bà Têrêsa trước khi bà qua đời vào năm 1997. Vua chiên John Paul II đã đích thân thực hiện ba lễ exorcism, lễ đuổi quỉ khỏi những linh hồn bị quỷ ám. Cho đến nay vẫn tồn tại những thực hành rất tương tự với của đạo Kitô, (có khác biệt thực hành tùy tín ngưỡng, dân tộc, văn hóa, nhưng mục đích gần như là một với Kitô) trong dân gian, và khá phổ thông, ngay cả ở Âu Mỹ (có cả một giáo phái còn tồn tại ở nước Anh đến giữa thế kỷ 20 là Wicca), nhưng tất cả trước sau đều bị hội nhà thờ lên án, những người tham dự đều bị cáo buộc là phù thủy (witchcraft), bị truy lùng, giết hại, tiêu diệt. Về y học, những nạn nhân của mê tín này đều có những triệu chứng của những bệnh tâm thần. 
Chúng ta cũng vẫn còn có những loại tương tự với những nhà chăn chiên, trong tín ngưỡng bình dân, như thày m, thày pháp, hay thày cúng, dùng tàn hương nước thải, hô phong bắt quyết (thường bằng âm chữ Tàu, thay vì âm Latin) … để trừ tà bắt quỉ, chữa chạy những người bị cho là bị “ma ám, quỉ hớp hồn”.
[5] Dualismmonolism – với chúng ta, chúng ta thông thường và tự nhiên có lập trường hay một quan điểm nhị nguyên, dù bản thân không biết hay không ý thức trọn vẹn toàn bộ lý thuyết nhị nguyên là thế nào, áp dụng ra sao? …, thí dụ, ở một bài văn, đọc thấy một tác giả nào đó nói đại loại về tinh thần và vật chất, tâm và vật, trong và ngoài, nội tâm và ngoại cảnh, hay "nói chung và nói riêng", …. những hay lý luận loại như vậy, theo giòng suy nghĩ đã đặt định sẵn một khung có sự phân đôi khái quát, từ hết sức thừa thãi và mơ hồ, đến tinh tế sâu xa,… tất cả cho thấy khuynh hướng tự nhiên của con người như Bloom nói ở trên. Cho dù có thể không hoàn toàn đồng ý với Bloom, chúng ta phải nhận những phân tích, hay lập trường theo nhị nguyên loại như thế thường rất dễ được tiếp nhận, phần vì dễ hiểu, phần vì quen thuộc với người nghe.
Có sự phân biệt – nhị nguyên – trong (a) triết học: quan điểm phân biệt não thức(tâm thần) và vật chất, hay vẫn hiểu phổ thông, tâm và vật. (b): trong tâm sinh lý – là sự phân biệt giữa não thức và thân xác.(c): trong tôn giáo (như Kitô) – là quan điểm cho rằng có hai năng lực đối kháng: Xấu và Tốt, (hay Chính/Tà, hay Thiện/Ác, hay Gót/Người) trong vũ trụ, hay ít nhất trong thế giới con người.
[6] F. Anstey (Thomas Anstey Guthrie). Vice Versa: A Lesson to Fathers (Đảo ngược: một bài học cho những người cha).Xuất bản lần đầu năm 1882.
P. G. Wodehouse. Laughing Gas (Cười nôn ruột). Xuất bản lần đầu năm 1936.
[7] [Deborah Keleman, 'Are children "intuitive theists"?', Psychological Science 15: 5, 2004, 295-301.]
[8] Teleology: cho rằng những sự, vật việc đều có, hay hướng tới một mục đích, một cứu cánh. Từ cái ghế để ngồi, cái dao để cắt (đúng),… sẽ đi đến cái mũi để đeo kính, hay con gà để ăn con giun!, hay con suối để cho người ta tắm!
Tổng quát, trước một sự vật việc – gọi là x – nào đó cụ thể – theo Russell – có hai câu hỏi thông thường và tự nhiên để mong “hiểu” được x, cụ thể là (a) – tại sao, hay làm sao có x? Và (b) – x để làm gì?
Câu hỏi (a) là câu hỏi đưa đến kiến thức thực tại và khoa học (hiểu nguyên nhân x theo luật nhân quả)
Câu hỏi (b) là câu hỏi thường đưa đến những phỏng đoán, giả định, và sau cùng đưa đến những tin tưởng, tôn giáo (cho là hiểu x khi có thể gán định một cứu cánh cho x – thí dụ trước câu hỏi tổng quát loại như đâu là ý nghĩa của đời người – sẽ trả lời ý nghĩa (giá trị) nằm trong cuộc đời có cứu cánh là một “Gót” nào đó – gọi là Allah, El-Shaddai, Jehovah, hay Elohim, Yahweh, .. tùy tôn giáo)
Chúng ta đều quen với 2 loại câu hỏi đó – dưới nhiều hình thức – khi chạm mặt với một sự, vật việc mới, lạ – cả hai câu hỏi đều có tính bẩm sinh, bản năng – nhưng câu hỏi loại (b) là câu hỏi của não thức trẻ con, ấu trĩ hơn – đó là câu hỏi nền tảng của thuyết cứu cánh bẩm sinh.
[9] Stance: có thể là một cách thế, một cam kết, một lối giải quyết. Ở đây, là một thái độ của một người (hay tổ chức) có trước, hướng tới một sự vật việc nhất định nào đó; một tư thế.
[10] [Dennett (1987).] Dennett, D. C. (1987). The Intentional Stance. Cambridge, MA: MIT Press.
[11] The Tin Men. Faber & Faber(August 1965)  – Michael Frayn’s first, and now classic novel, was the winner of the Somerset Maugham Award in 1966.
[12] program: nghĩa phổ thông ngày nay, và ở đây, hiểu như một động từ là thực hiện tự động một nhiệm vụ cụ thể, theo những bước đã ấn định chặt chẽ (cho một máy cômputơ hoặc máy loại khác), tất cả đã được ghi chép trong một tập hợp gồm những mệnh lệnh viết bằng côde (để máy cômputơ “hiểu được”  – ngôn ngữ cômputơ ), tôi vẫn nghĩ từ “lập trình” có vẻ ngớ ngẩn, và mù mờ.
Một gì đó được prôgram – hiểu như nó hành động theo một tiến trình đã định sẵn để thực hiện một hành động nào đó, đến một mục tiêu tương ứng cũng đã ấn định sẵn trước, toàn bộ tiến trình hành động này, trong từng chi tiết, đều có tính tự động, máy móc, khôn cưỡng. Khi chúng ta hành động theo bản năng – chạm vật gì nóng thì rụt ngay tay lại – chúng ta đã được bản năng sinh tồn prôgram – những gì liên hệ ở đây như thần kinh, bắp thịt, …  – tất cả như thế, để hành động – giật, co tay lại – đều là máy móc, tự động, khôn cưỡng.
[13] Chương trình tivi khôi hài nổi tiếng của BBC, Fawlty Towers (1975–1979)
[14] Hyperactive agent detection device
[15] chúng ta buồn, nếu đương khi mây xám, trời mưa thì cho rằng mây xám hay mưa bay buồn cùng chúng ta, còn nếu phải khi trời nắng đẹp – thì “trời sáng nắng lung linh trên những đóa hoa rực rỡ, chúng như rưng rưng muốn khóc”! – người buồn – gán cho  – cảnh có vui đâu bao giờ. Khi nhân cách hóa sự vật, chúng ta gán cho chúng một tác nhân hành động, có một tư thế chủ ý.
[16] [Guardian, 31 Jan. 2006.]
[17] Polyamory: The practice, state or ability of having more than one sexual loving relationship at the same time, with the full knowledge and consent of all partners involved.
This is the definition used by California polyamorist Morning Glory Zell, who coined the term in the early 1980's. – “Polyamory differs from adultery because all the partners know about each others' lovers, so there is not secrecy or betrayal”.
[18] Helen Fisher. Why We Love: The Nature and Chemistry of Romantic Love. (New York: Holt, 2004)
[19] [*Xem phơi bày của tôi về Dầu Gerin ma túy nguy hiểm: R. Dawkins, “Gerin Oil”, Free Inquiry: 24: 1, 2003, 9-11. ]
[20] [Smythies (2006).] – Smythies, J. (2006). Bitter Fruit. Charleston, SC: Booksurge. “Thở như ống sưởi (“sighing like furnace”) thành ngữ lấy từ một đoạn thơ Shakespeare “The Seven Ages of Man", trong kịch As You Like It, Act II Scene VII.
[21] Trước đây, đã có quan điểm tâm lý, nhìn và giải thích tôn giáo như một thứ bệnh tâm thần (Freud – xem Sigmund Freud  Tương lai của một Ảo tưởng, tôi tạm dịch và giới thiệu trên blog này), nhưng nay, đi xa hơn, nhìn trong quan điểm tiến hóa sinh học, đặc biệt là sự dai dẳng (vẫn chưa biến mất) và những phi lý trí của nó vẫn lan rộng trong xã hội con người, đi đến quan điểm nhìn và giải thích những tôn giáo như những virút, của những bệnh dịch, khó chữa, dễ nhiễm, lan tràn mạnh.
Đó là ý tưởng là những tôn giáo, như những virút, gây tổn hại cho những ai bị nhiễm phải chúng. Tôn giáo bắt đầu như những sản phẩm phụ (của một hay nhiều những gì đó) nhưng sau đó chúng tiến hóa, phát triển và lan tràn, như những virus, chúng sử dụng con người để truyền đi bản thân chúng, vì lợi ích riêng của chúng và gây thiệt hại cho người bị lây nhiễm. Chúng gây những phí tổn: đòi hỏi một lượng lớn tái sản và thì giờ, tạo những nguy hại, như áp đặt những luân lý, lập trường đem đến nguy hiểm cho sức khỏe, mạng sống; và làm cho người ta tin vào những điều đã được chứng minh là sai lẫm hoặc mâu thuẫn. Như những virus, chúng có những mệnh lệnh loại như phải “sao chép tôi” cho thật nhiều, và chúng thành công bằng cách dùng những đe dọa, những hứa hẹn, và những những meme mánh khóe gian dối, khiến không chỉ làm cho người ta chấp nhận chúng, mà còn tự nguyện muốn tiếp tục lan truyền chúng thêm sang những người khác nữa.
Ý tưởng này bắt đầu với tác phẩm bàn về tiến hóa sinh học The Selfish Gene của Richard Dawkins, sau đó đã được phát triển trong bài viết khác của ông “Virus of the Mind”(1993). Richard Dawkins sử dụng memetics và suy diễn những tương đồng với virus sinh học tế bào và trong cômputơ, và so sánh với bệnh học và dịch tễ học, để phân tích công tác tuyên truyền của những khái niệm, ý tưởng và hành vi ứng xử. Đặc biệt tập trung vào những tin tưởng và hoạt động tôn giáo. Trong bài viết này, Dawkins ghép chữ và đặt ra thuật ngữ faith-sufferer – tôi nghĩ ông mỉa mai những tín đồ Kitô vẫn gọi Jesus là kẻ chịu khổ nạn – nhưng kẻ chịu khổ nạn này sau đó đã gây một hậu quả tai hại cho loài người, là tất cả những ai tin vào ông  – những tín đồ Kitô  – đều phải chịu một thứ khổ nạn khác, đều bị hại vì có virút nằm sâu trong não thức – đều là những kẻ khổ nạn vì “đức tin” = faith-sufferer. Nhân đây nói thêm – khiến chúng ta cũng bị khổ lây. Hình ảnh – tôn giáo là những virút – tôi nghĩ là khéo léo, dù virút gây những bệnh dịch, khó chữa, dễ nhiễm, lan tràn mạnh. Nhưng virút cũng có những tác dụng khía tích cực khác với con người (thí dụ dùng trong những vácxin, hoặc dùng virút để tấn công bacteria, gọi là Bacteriophage), cũng như tôn giáo có những tác dụng tích cực khác, cho cá nhân (an ủi tinh thần, bớt sợ chết…) và cho những ai khéo léo dùng nó (những nhà chính trị, những cán bộ của những hội nhà thờ).
[22] Những nữ tu Kitô vẫn được xem như những “cô dâu” của Christ (brides of Christ), cũng như “Thánh nữ Đồng trinh” là hôn phối, nàng dâu với Gót ma, hay Gót Thần linh (The Holy Virgin là “cô dâu” với Holy Spirit). Đó là quan niệm khá phổ thông trong văn hóa Kitô. “Những cô dâu của Christ” không có nghĩa đen như vợ chồng ăn nằm với nhau, nhưng là một ẩn dụ chỉ sự gắn bó đặc biệt, ăn nằm tinh thần, vẫn giải thích là một nữ tu Kitô là nàng dâu, hôn phối với Christ, trong tinh thần, dâng hiến trọn đời cho Jesus (không phải cho chân lý, lý tưởng, nhưng cho “đức tin” vào bản thân vị giáo chủ ,hay cho chính con người giáo chủ  – như một người vợ dâng hiến cho chồng). Thể hiện qua sự thệ nguyền với Christ qua lời nguyện khi nhập dòng tu: thường có ba điều: Giữ đời nghèo khó, giữ trinh tiết và tuân phục (Poverty, Chastity and Obedience).
Toàn thể hội Nhà thờ Catô cũng tự gọi là “hiền thê” của Christ (l'Eglise est l'Epouse du Christ).Trong những truyện kể về nhân vật Têrêsa Avila nói trên  – thường nhắc chi tiết một thiên thần dùng giáo đâm thủng tim Têrêsa, và Jesus gọi Têrêsa là “hiền thê”.
Dù là nghĩa bóng, ẩn dụ, nhưng chúng ta thấy liên hệ với những tương quan hay hình ảnh của vợ chồng, sự tận hiến thể xác lẫn tinh thần, là những tính chất thấy trong tình yêu nam nữ cả lãng mạn và xác thịt.
[23] Lewis Wolpert. Six impossible things before breakfast, The evolutionary origins of belief. New York: Norton, 2006.
[24] Robert Trivers. Social Evolution. Menlo Park, CA: Benjamin/Cummings, 1985.
[25] Lionel Tiger. Optimism: The Biology of Hope. New York: Simon and Schuster, 1979
[26] James Frazer. The Golden Bough. New York: Macmillan, 1922 – Một công trình nghiên cứu đồ sộ trong lĩnh vực so sánh tôn giáo, ma thuật và truyền thuyết dân gian. The Golden Bough cho thấy những tương đồng song song giữa những nghi thức tế lễ và tin tưởng, những mê tín dị đoan và tabu cấm kị vốn có trong những văn hóa ở thời lịch sử sơ khai với cùng những sự kiện đó trong đạo Kitô. The Golden Bough có một tác động gây ảnh hưởng lớn lao trên tâm lý học và văn chương, và cho đến nay vẫn là một tác phẩm cổ điển, tài liệu phong phú của nhân loại học.
[27] Genetic drift: along with natural selection, mutation, and migration—is one of the basic mechanisms of evolution. In a narrower sense, genetic drift refers to the expected population dynamics of neutral alleles (those defined as having no positive or negative impact on reproductive fitness), which are predicted to eventually become fixed at zero or 100% frequency in the absence of other mechanisms affecting allele distributions. In each generation, some individuals may, just by chance, leave behind a few more descendents (and genes, of course!) than other individuals. The genes of the next generation will be the genes of the “lucky” individuals, not necessarily the healthier or “better” individuals. That, in a nutshell, is genetic drift. It happens to ALL populations—there’s no avoiding the vagaries of chance
[28] Neutral theory of molecular genetics
[29] Gene pool: ao gene chung – tập hợp gene của một dân số
[30] Great Vowel Shift: Sự thay đổi lớn trong phát âm nguyên âm: Thay đổi lớn trong phát âm nguyên âm là sự thay đổi trong thế kỷ 15 trong cách phát âm của nguyên âm dài xảy ra ở nước Anh. Sau biến cố này, cách phát âm nguyên âm chuyển lên cao thêm một nấc.
[31] [*Không phải tôi nói đùa: 1066 and All That.]
Walter Carruthers Sellar, Robert Julian Yeatman, John Reynolds. 1066 and All That: A Memorable History of England, Comprising All the Parts You Can Remember Including One Hundred and Three Good Things, Five Bad Kings and Two Genuine Dates. New York, 1931 – lịch sử nước Anh, viết khôi hài.
[32] [http://jmm.aaa.net.au/articles/14223.htm.]