Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)
Chương 4
Tại sao hầu như chắc chắn là không có
Gót (tiếp theo)
Một tạm nghỉ xen giữa tại trường Cambridge
Trong một hội thảo gần đây về khoa học và tôn giáo ở
Cambridge, nơi tôi đưa ra lập luận tôi đang gọi ở đây là luận chứng 747 Sau
cùng, tôi đã đương đầu với, để nói ít nhất, những gì đã là một thất bại
thân hữu trong việc đạt đến một hội họp của những não thức về vấn đề sự đơn giản
của Gót. Kinh nghiệm đã là một “hé mở sáng mắt”, và tôi mong chia xẻ nó với bạn
đọc.
Đầu tiên, tôi phải thú nhận (đó có lẽ là một từ đúng)
rằng cuộc hội thảo đã được Quỹ Templeton tài trợ. Những người đến nghe đã được
chọn lựa cẩn thận từng người, từ một nhóm nhỏ gồm những nhà báo khoa học ở Anh
và Mỹ. Tôi đã là tiêu biểu cho người không-tin-có-gót trong số mười
tám người được mời đến nói chuyện. Một trong những nhà báo, John
Horgan, kể lại rằng mỗi người trong số họ đã được trả món tiền kếch sù
15.000 $ để tham dự hội thảo, chưa kể tất cả những chi phí khác. Điều này
làm tôi ngạc nhiên. Kinh nghiệm lâu dài của tôi về hội thảo của giới
học giả đã không có trường hợp nào trong đó những người nghe (như ngược với
những người nói chuyện) lại được trả tiền để đến nghe. Nếu như tôi đã
biết, lập tức những nghi ngờ của tôi đã nổi lên rồi. Có phải Templeton đã dùng
tiền của mình để mua chuộc những nhà báo khoa học, và xoay chuyển tính trung thực
khoa học của họ? Sau đó, John Horgan cũng đã tự hỏi một điều tương tự,
và đã viết một bài báo về toàn bộ kinh nghiệm của ông.[1]
Trong đó, ông đã tiết lộ, làm tôi thất vọng, rằng việc quảng cáo có tôi
tham dự như một diễn giả, đã giúp ông và những người khác gác qua nghi ngờ
của họ:
Nhà sinh vật học người Anh Richard Dawkins, sự tham
dự của ông trong cuộc họp đã giúp thuyết phục tôi và những đồng nghiệp
khác về tính chính đáng của nó, là diễn giả duy nhất đã tố cáo
những tin tưởng tôn giáo như là không tương đồng với khoa học, bất hợp
lý, và gây hại. Những diễn giả khác – ba người theo thuyết không thể biết,
một người Dothái, một người đê-ít, và 12 người Kitô (một triết gia Muslim phút
cuối đã không tham dự) – đã đem cho một góc nhìn cong lệch rõ ràng nghiêng
sang thuận lợi cho tôn giáo và đạo Kitô.
Những chuyện trò của tôi với người mộ đạo, khiến
tôi thâm cảm tại sao một số người thông minh, có học thức cao lại là người ôm lấy
tôn giáo. Một phóng viên đã bàn luận về kinh nghiệm của “nói như
thánh nhập, hay lên đồng” [2],
và một người khác mô tả có một quan hệ như “chung giường chung chiếu”
với Jesus. Những đoan quyết của tôi đã không thay đổi, nhưng của những người
khác thì có. Ít nhất một anh chàng nói rằng lòng tín mộ của mình đã chao đảo như
một kết quả của sự giải phẫu tôn giáo của Dawkins. Và nếu Quỹ Templeton có
thể trợ giúp đưa đến thậm chí chỉ một bước nhỏ như thế, chuyển hướng viễn ảnh của
tôi về một thế giới không tôn giáo, nó có thể xấu thế nào?
Bài báo của Horgan đã được nhà đại lý văn học John
Brockman đưa ra công luận lần thứ nhì, trên trang web “Edge” của ông (thường được
mô tả như là một xa-lông khoa học trực tuyến), ở đó nó khêu lên những phản ứng
khác loại, gồm một từ nhà vật lý lý thuyết Freeman Dyson. Tôi đáp ứng
với Dyson, bằng cách trích dẫn từ bài phát biểu nhận giải Templeton của
ông. Cho dù ông thích nó hay không, bằng cách chấp nhận giải
Templeton, Dyson đã gửi một dấu hiệu mạnh mẽ tới mọi người. Nó sẽ được tiếp
nhận như một sự tán trợ cho tôn giáo, bởi một trong những nhà vật lý lỗi lạc nhất
thế giới.
“Tôi hài lòng là một trong vô số những người
Kitô không quan tâm gì nhiều đến giáo lý Gót Ba Ngôi, hay sự thật lịch
sử của những Phúc âm”.
Nhưng không phải đó chính xác là những gì bất kỳ
nhà khoa học không-tin-có-gót nào cũng sẽ nói, nếu ông ta muốn người nghe
vẫn xem ông như người Kitô? Tôi đã lấy thêm những trích dẫn từ diễn văn nhận
giải của Dyson, diễu cợt gài xen thêm vào những câu hỏi tưởng tượng (in
nghiêng) với một viên chức Templeton:
Ồ, ông cũng muốn một gì đó sâu sắc hơn một chút, có
phải thế không? nếu như vầy thì sao …
“Tôi không làm bất kỳ sự phân biệt rõ ràng giữa
tinh thần và Gót. Gót là những gì tinh thần trở thành, khi nó đã vượt
quá khỏi quy mô của sự nhận hiểu của chúng ta”.
Tôi nói như thế đã đủ chưa, và bây giờ tôi có thể
quay về với công việc trong vật lý chưa? Ồ, vẫn chưa đủ hả? OK, vậy
như vầy thì sao:
“Ngay cả trong lịch sử khủng khiếp của thế kỷ hai mươi,
tôi thấy một vài bằng chứng về sự tiến bộ trong tôn giáo. Hai cá
nhân làm thí dụ điển hình của những tà ác của thế kỷ chúng ta,
Adolf Hitler và Joseph Stalin, đã đều là những người tự nhận mình
không-tin-có-gót ”.[3]
Bây giờ tôi đi được chưa đây?
Dyson có thể dễ dàng bác bỏ điều ngụ ý trong
những trích dẫn từ bài phát biểu nhận giải Templeton này của ông, nếu như
ông đã chỉ giải thích rõ ràng những bằng chứng nào ông tìm thấy để tin vào
Gót, trong một vài điều gì đó nhiều hơn là chỉ theo ý hướng của Einstein,
như tôi đã giải thích ở Chương 1, chúng ta đều tất cả có thể ghi tên
chẳng khó khăn gì. Nếu tôi hiểu điểm Horgan nêu lên, đó là tiền bạc của
Templeton làm hư hỏng khoa học. Tôi chắc chắn Freeman Dyson thì ở
trên mức quá cao để có thể bị làm hư hỏng. Tuy nhiên, bài phát biểu của
ông là vẫn đáng tiếc, nếu nó xem dường rồi thành một thí dụ cho những
người khác. Tiền phát giải Templeton, thêm hai số không lớn hơn món tiền ưu
đãi đem cho những nhà báo đến nghe hội thảo ở Cambridge, đã rõ ràng được
thiết lập để lớn hơn so với giải Nobel. Trong lối nói Faust mặc cả bán hồn
cho quỉ, triết gia Daniel Dennett bạn tôi một lần có nói đùa với
tôi, “Richard, nếu có bao giờ bạn rơi vào cảnh khó khăn, túng thiếu
…”
Tôi đã không
có cảm tưởng những nhà gót học, những người chống dựng chống đỡ thoái thác này,
là họ đã cố ý lấp lửng không trung thực. Nhưng tôi nghĩ rằng họ
đã chân thành. Tuy nhiên, tôi đã không thể cưỡng không nhớ lại bình
luận của Peter Medawar về The
Phenomenon of Man của nhà chăn chiên Teilhard de Chardin; trong quá trình
của những gì có thể gọi là bài phê bình sách tiêu cực nhất của mọi thời: “Tác
giả của nó có thể được tha thứ tội không trung thực chỉ trên những lý do
thực sự rằng trước khi lừa dối người khác, ông đã cố gắng hết sức nhọc nhằn
để tự đánh lừa chính mính”. [5] Những nhà gót học tôi gặp ở Cambridge
đã tự định nghĩa họ vào một Khu
vực an toàn về nhận thức luận, nơi đó biện luận theo lý trí không thể lọt vào, không đến với họ được,
vì họ đã tuyên bố ban lệnh rằng điều
đó là không thể được. Tôi là ai đây mà nói rằng luận chứng duy lý là
loại luận chứng độc nhất được chấp nhận xem xét? Có những con đường
khác, bên cạnh khoa học, dẫn đến hiểu biết; và điều là phải khai triển một
trong những con đường khác này của sự hiểu biết, mà để biết Gót.
Quan trọng
nhất trong những con đường khác này của sự hiểu biết đã hóa ra là kinh
nghiệm thuộc cá nhân chủ quan về Gót. Nhiều người thảo luận tại hội thảo
Cambridge đã xưng rằng Gót “đã nói” với họ, trong đầu họ, cũng
sống động và thân mật riêng tư y hệt như từ một con người nào khác nếu làm thế. Tôi
đã giải quyết với ảo tưởng và ảo giác trong Chương 3 (“Luận chứng từ
kinh nghiệm cá nhân”), nhưng tại hội thảo Cambridge, tôi thêm vào hai
điểm. Thứ nhất, rằng nếu Gót thực sự đã truyền thông với con người, “sự
kiện” đó sẽ một cách mạnh mẽ không nằm ngoài khoa học. Gót thính lình phá đến, từ
một bất cứ cõi vượt ngoài-thế gian nào đó, cho là chốn cư trú tự nhiên của ông,
nổ bùng xuyên qua, đâm tóe va chạm, lao vào trong thế giới của chúng ta, đụng tại
chỗ mà những lời gửi, tin nhắn của ông có thể được bộ óc con người chặn lại và
tiếp nhận – và hiện tượng nư thế lại không có gì liên quan với khoa
học? Thứ hai, một Gót có khả năng gửi đi những tín hiệu có thể hiểu
được đến với hàng triệu người cùng một lúc, và cũng tiếp nhận những tin nhắn (cầu
nguyện) từ tất cả hàng triệu người này cùng một lúc, dù ông có là bất cứ gì-gì
nào khác lạ đến đâu đi nữa, ông không thể là đơn giản. Với băng tầng
truyền thông phát sóng tín hiệu thuộc loại loại rộng lớn như vậy! Gót
không có thể có một bộ óc làm bằng những tế bào thần kinh, hoặc một CPU của
máy cômputơ làm bằng silicon, nhưng
nếu ông có những quyền năng như vẫn thường gán cho chính ông, ông đã phải được tạo
dựng bằng vài một-gì-gì-đó với rất hết sức công phu và không ngẫu nhiên, nhiều
hơn so với bộ óc lớn nhất hoặc máy cômputơ lớn nhất mà chúng ta được biết.
Thỉnh
thoảng, vẫn lập lại, những nhà gót học thân hữu của tôi đã quay về điểm liên hệ
với vấn đề đang bàn, rằng phải có một lý do khiến tại sao có một-gì đó hơn
là không có một-gì. Đã phải có một nguyên nhân đầu tiên của tất cả
mọi sự-vật, và chúng ta cũng có thể mạnh bạo cho nó cái tên là Gót. Vâng,
tôi đã nói, nhưng nó phải là đơn giản, và do đó dù bất cứ tên gì khác mà chúng
ta đem gọi nó, Gót thì không phải là một tên gọi thích hợp (trừ khi chúng
ta rất rõ ràng gạt bỏ khỏi nó tất cả những hành lý mà từ “Gót” mang theo trong
não thức của hầu hết người tín ngưỡng, mộ đạo). Nguyên nhân đầu tiên mà
chúng ta tìm kiếm phải có được sự đơn giản cơ bản cho một cần trục đã gài
buộc sẵn để mở máy lên là đứng dậy làm việc, mà cuối cùng dựng lên thế giới như
chúng ta biết trong sự hiện hữu phức tạp hiện nay của nó. Đi đến đề
nghị rằng động lực ban đầu nguyên thủy đã là đầy phức tạp, đủ để tự dầm mình thỏa
mãn trong khái niệm một thiết kế thông minh, chứ chưa nói gì về sự đọc được đầu óc, soi được
tâm trí của hàng triệu con
người đồng thời một lúc, là có giá trị tương đương với xáo một bộ bài bridge rồi chia cho chính mình một tay bài toàn hảo. Hãy nhìn quanh thế
giới của sự sống, như ở rừng nhiệt đới Amazon phong phú với những tầng
(sinh vật) đan lẫn vào nhau của loài dây leo, loài bromeliads, những rễ và cành cuốn như vòm cột; những
đoàn quân của rừng đông đảo, gồm những giống kiến và giống báo đốm, giống heo nọc
và những giống nhái sống trên cây, và những giống vẹt. Những gì bạn
đang nhìn thấy là tương đương cùng xác xuất của một tay bài bridge toàn hảo (hãy cứ suy nghĩ về tất
cả những cách khác bạn có thể hoán chuyển từng phần, không một cách nào trong
số đó sẽ làm được việc) – ngoại trừ việc chúng ta biết nó đã ra đời như thế
nào: bằng cần trục dần dần của chọn lọc tự nhiên. Không phải chỉ những
nhà khoa học mới là người nổi loạn
trước sự câm nín chấp nhận trước một xác xuất không thể xảy ra loại như thế, phát
sinh một cách tự nhiên; ý thức phổ biến thông thường cũng nhất định cưỡng
chống lại nó nữa. Để đưa lên ý tưởng rằng cái nguyên nhân đầu tiên, cái
không rõ vĩ đại, nó lại có trách nhiệm cho một gì hiện hữu có phần đúng hơn là
cho một không-gì, là một hữu thể có khả năng của thiết kế vũ trụ và của sự nói
chuyện với một triệu người cùng một lúc, là một thoái thác toàn bộ trách
nhiệm để tìm một giải thích. Đây là một sự triển lãm khiếp đảm đáng sợ của
dầm mình trong tự thỏa mãn, phủ
nhận suy tưởng, cái móc không
tưởng tự móc với trời không.
Tôi không
ủng hộ một vài loại thuộc đường lối suy nghĩ chật hẹp nào đó của khoa học. Nhưng
ít nhất rằng bất kỳ một tìm kiếm chân thực nào cho chân lý, cũng phải có khi khởi
đầu để giải thích những xác xuất khổng lồ quái dị loại như vậy, như của một khu rừng nhiệt đới, một
khối san hô ngầm, hoặc một vũ trụ là một cần trục và không phải là một cái móc
đính vào trời cao. Cần trục không phải là sự chọn lọc tự nhiên. Phải
thừa nhận rằng, không ai đã từng bao giờ nghĩ được một-gì tốt
hơn. Nhưng có thể có những gì khác vẫn chưa được khám phá. Có lẽ
sự “phồng nở” mà những nhà vật lý đưa lên làm định đề như xảy ra chỉ chiếm một vài phần
của yoctosecond [6] đầu tiên của
sự hiện hữu của vũ trụ sẽ xoay ra, khi nó được hiểu rõ hơn, là một cần trục vũ trụ để
đứng bên cạnh cùng với một cần trục sinh học của Darwin. Hoặc có lẽ
một cần trục khó nắm bắt mà những nhà vũ trụ học tìm kiếm sẽ là một phiên bản
của chính ý tưởng của Darwin: hoặc là mô hình của Smolin, hoặc một gì đó
tương tự. Hoặc có thể nó sẽ là multiverse
cộng với nguyên lý loài người, được Martin Rees và những người khác tán thành. Nó
thậm chí có thể là một thiết kế siêu nhân, nhưng nếu như vậy, nó sẽ chắc chắn nhất
không là một nhà thiết kế người vứa
mới thình lình vọt bắn vào hiện
hữu, hoặc người luôn luôn hiện hữu. Nếu (vốn tôi không tin dù chỉ lấy một
khoảnh khắc) vũ trụ của chúng ta được thiết kế, và một lý do mạnh mẽ hơn nếu nhà thiết kế đọc được suy nghĩ của chúng ta, và ban
phát khuyên bảo từ sự toàn trí, tha thứ, và cứu chuộc, bản thân nhà thiết
kế phải là sản phẩm cuối cùng của một vài loại cầu thang cuốn tích lũy, hay
cần trục, có thể là một phiên bản của lý thuyết Darwin trong một vũ trụ
khác.
Trước những
phê bình của tôi ở Cambridge, phản ứng từ hố hào phòng thủ cuối cùng là sự tấn
công. Toàn bộ thế giới quan của tôi bị lên án như là “thế kỷ mười
chín”. Đây này là một biện luận tệ đến nỗi tôi xuýt nữa đã bỏ qua không
buồn nhắc đến nó. Nhưng thật đáng tiếc, tôi gặp nó khá thường xuyên. Không
cần phải nói, để gọi một luận chứng là thuộc thế kỷ mười chín thì không phải
giống như giải thích nếu nó có những gì là sai. Một vài những ý tưởng của thế
kỷ thứ mười chín đã là những ý tưởng rất hay, ít nhất không kể ý tưởng nguy
hiểm của riêng Darwin. Trong trường hợp nào đi nữa, mảnh nhỏ của chuyện gọi
tên bôi nhọ đặc biệt này xem ra dối trá đóng mặt đạo đức giả, như nó đã
xảy ra, từ một cá nhân (một nhà địa chất học ở Cambridge, chắc chắn đã
tiến nhanh trên con đường – của Faust - bán hồn cho quỉ, đến một giải Templeton
tương lai), người đã biện minh cho tin tưởng Kitô của mình bằng cách gọi đến
những gì mà ông gọi là sử tính của Tân Ước. Đó đã đúng hệt như đã xảy ra trong thế
kỷ mười chín, với những nhà gót học, đặc biệt là ở Đức, đã đi đến nghi ngờ nghiêm
trọng sử tính vẫn được gán cho Tân ước, khi dùng những phương pháp lịch sử dựa
trên bằng chứng để xem xét và đánh giá nó. Điều này, thực vậy được những
nhà gót học đã nhanh chóng chỉ ra, tại hội thảo Cambridge.[7]
Dù trường
hợp nào đi nữa, tôi biết chế nhạo “ thế kỷ mười chín” của thời đã xưa. Nó
đi với diễu cợt “xóm của người không-tin-có-gót”. Nó đi với “Trái ngược với
những gì bạn dường như nghĩ, Ha Ha Ha chúng tôi không tin vào một ông già
với một bộ râu quai nón dài bạc trắng nữa Ha Ha Ha”. Tất cả ba diễu cợt là dấu
hiệu có ý nghĩa ngầm cho một gì khác, cũng như, khi tôi sống ở Mỹ vào cuối
những năm 1960, “luật pháp và trật tự “ đã là dấu hiệu có ý nghĩa ngầm của
những chính trị gia cho thành kiến kỳ thị người da đen .[8] Vậy
thì, nghĩa ngầm của dấu hiệu “Ông thật là thế kỷ mười chín” trong bối cảnh
của một luận chứng tranh cãi về tôn giáo là gì? Nó là dấu hiệu cho: “Ông quá
thô lỗ và không tế nhị, làm sao ông lại có thể vô cảm và vô lịch sự như
vậy được, để hỏi tôi một câu hỏi trực tiếp, thẳng vào mặt, như “Bạn có tin có những phép lạ hay không?”, hay “ Bạn có tin
Jesus do một trinh nữ sinh ra hay không? Ông không biết rằng trong xã hội lịch sự, chúng ta không hỏi
những câu hỏi như vậy hay sao? Đó là loại của những câu hỏi đã đưa ra
công chúng trong thế kỷ mười chín!” . Nhưng hãy nghĩ về lý do tại sao lại
xem nó là bất lịch sự, nếu hỏi thẳng trực tiếp như vậy, những câu hỏi về
thực tế khách quan của người có tôn giáo ngày nay. Nó là thế vì nó làm xấu
hổ! Nhưng đó là câu trả lời (thú nhận mê tín) mới làm nên xấu hổ, nếu bảo câu
hỏi bất là lịch sự, là không tế nhị.
Giờ đây, sự
kết nối với thế kỷ thứ mười chín thì rõ ràng. Thế kỷ mười chín là lần cuối cùng
khi nó đã là có thể, để một người
có học thức thừa nhận sự tin tưởng vào những phép lạ, giống như sự sinh nở (của
Maria) nhưng vẫn không bị rách màng trinh, mà không bị xấu hổ, cảm thấy ngượng
ngùng bối rối. Ngày nay khi bị ép, nhiều tín đồ Kitô có học thức vẫn quá
trung thành, vẫn không dám phủ nhận sự sinh đẻ còn trinh, và sự chết rồi
lại sống dậy (Jesus phục sinh). Nhưng nó làm chính họ ngượng ngùng xấu hổ,
vì đàu óc có lý trí của họ đều biết những điều đó là phi lý, thế nên, họ thích hơn là đừng
phải bị hỏi. Thế nên, nếu ai đó giống như tôi, cứ khăng khăng hỏi câu hỏi, đó là tôi
là người bị lên án là có tư cách của “thế kỷ mười chín. Nó thực sự là rất
buồn cười, khi bạn nghĩ về nó. [9]
Tôi rời
cuộc hội thảo, phấn khích và thêm
sinh lực, và vững mạnh hơn trong đoan quyết của tôi rằng luận chứng dựa trên
xác xuất không thể xảy ra – trong mở đầu liều
lĩnh chiếc máy bay Boeing 747 sau cùng. – là một
luận chứng rất nghiêm trọng phản lại sự hiện hữu của Gót, và là một luận
chứng mà tôi chưa nghe một nhà gót học nào đưa ra được lấy một trả lời
thuyết phục, mặc dù đã có rất nhiều cơ hội và những mời ngỏ họ làm như
vậy. Dan Dennett mô tả đúng, nó như là “một phản bác không thể phản biện,
ngày nay cũng tàn phá mạnh mẽ như khi Philo dùng nó để đánh Cleanthes quị ngã
trong Những Đối thoại của Hume, hai
thế kỷ trước đây [10]. Một cái
móc-trời đã là hay nhất, tối thiểu chỉ để tạm hoãn giải pháp (vội vàng) cho vấn
đề, nhưng Hume đã không thể nghĩ được bất kỳ một cần trục nào, do đó, ông
đã đành buông thua”[11].
Darwin, dĩ nhiên, đã cung cấp chiếc “cần trục” quan trọng sinh tử. Hume
nếu biết, hẳn đã phải yêu thích nó biết bao [12].
Chương này gồm
luận chứng trung tâm trong quyển sách của tôi, và như thế, dù với cơ nguy
lập lại những gì đã nghe nói, tôi sẽ tóm tắt nó như một chuỗi có sáu điểm.
1.
Một trong những thách thức lớn nhất
đối với trí tuệ con người, qua những thế kỷ, đã là để giải thích mặt ngoài
xem phức tạp, dường khó có thể xảy
ra, giống như được thiết kế trong vũ trụ, nó phát sinh thế nào.
2.
Sự quyến rũ tự nhiên là gán buộc thuộc
tính mặt ngoài của thiết kế với bản thân thiết kế thực sự. Trong
trường hợp của một vật phẩm nhân tạo giống như một cái đồng hồ, nhà thiết kế
thực sự đã là một kỹ sư thông
minh. Là điều quyến rũ để áp dụng cùng một lôgích vào một con mắt nhìn, hoặc
một cánh bay, một con nhện, hoặc một con người.
3.
Sự quyến rũ này là một quyến rũ
sai, vì giả thuyết người thiết kế ngay lập tức nâng lên vấn đề lớn hơn của
- ai thiết kế người thiết kế? Toàn bộ vấn đề chúng ta bắt đầu, đã là vấn
đề của giải thích xác xuất hầu như không thể xảy ra. Điều rõ ràng không là
giải pháp nếu nêu lên một mệnh đề giả định một gì đó nhưng lại có xác xuất không
thể xảy ra còn cao hơn. Chúng ta cần một “cần trục”, không phải là một
“cái móc trời”, vì chỉ một cần trục mới có thể làm được công việc của làm
việc dần lên và tin cậy hợp lý, đi từ đơn giản đến phức tạp, mà nếu không
đã là phức tạp với xác xuất hầu như không thể xảy ra.
4.
Cần trục khéo léo và mạnh mẽ nhất
cho đến nay đã được khám phá là Sự tiến hóa của Darwin do sự chọn lọc
trong tự nhiên. Darwin và những người tiếp nối ông đã cho thấy những sinh
vật sống với xác xuất thống kê không thể xảy ra thật ngoạn mục của chúng và dạng ngoài
xuất hiện như của thiết kế, đã tiến hóa thế nào bằng những mức độ
chậm, dần dần, từ những khởi đầu đơn giản. Bây giờ, chúng ta có thể an
toàn nói rằng những ảo ảnh về sự thiết kế trong những sinh vật sống chỉ là –
một ảo ảnh.
5.
Chúng ta vẫn chưa có một cần trục
tương đương cho vật lý. Một vài loại lý thuyết multiverse trong nguyên tắc có thể đem cho vật lý cùng một giải
thích làm việc được như thuyết Darwin đã cho sinh học. Loại giải thích này thì bề ngoài nông
cạn kém hài lòng hơn so với phiên bản sinh học của học thuyết Darwin, vì
nó đặt những đòi hỏi nặng hơn về sự may mắn. Nhưng nguyên lý loài
người cho phép chúng ta giả định có nhiều may mắn hơn, so với sự thoải mái mà trực
giác giới hạn của con người chúng ta đã có được với nó.
6.
Chúng ta không nên từ bỏ hy vọng về
một cần trục tốt hơn sẽ phát sinh trong vật lý, một gì đó cũng mạnh mẽ như
thuyết Darwin trong sinh học.Nhưng ngay cả trong sự vắng mặt của một cần
trục đủ hài lòng mạnh mẽ để sánh hợp với một của sinh học, những cần trục tương
đối yếu chúng ta có hiện nay , khi được nguyên lý loài người tiếp tay, là tự hiển nhiên rõ
ràng tốt hơn so với giả thuyết móc trời tự bị đánh bại của một kẻ thiết
kế thông minh.
Nếu luận
chứng của chương này được chấp nhận, tiền đề hiện thực của tôn giáo – Giả
thuyết Gót – thì không giữ vững được. Gót hầu như chắc chắn không
hiện hữu. Cho đến nay, đây là kết luận chính của quyển sách. Bây giờ,
có nhiều câu hỏi theo chân đến. Ngay cả nếu chúng ta chấp nhận rằng Gót
không hiện hữu, phải chăng tôn giáo vẫn còn rất nhiều thuộc tính của nó có
ích lợi? Không phải là nó an ủi người ta hay sao? Không phải là nó
gây động lực cho mọi người làm điều tốt lành hay sao? Nếu như không có tôn
giáo, làm thế nào chúng ta sẽ biết điều gì là tốt? Dù trong trường hợp nào đi nữa, tại sao lại
quá ác cảm với nó như vậy? Tại sao, nếu nó là sai, không phải mọi nền văn
hóa trên thế giới đều có tôn giáo hay sao? Đúng hay sai, tôn giáo là phổ
biến khắp nơi, như thế, nó đến từ
đâu? Đó là câu hỏi sau vừa nêu đó,
chúng ta sẽ hướng tới kế tiếp.
Những gốc rễ của tôn giáo
Với một nhà tâm lý học
theo thuyết tiến hóa, trước những quá đáng rườm rà phổ quát của những nghi lễ tôn
giáo, với tổn hại của chúng về thì giờ, nguồn lực, đau đớn và thiếu hụt, làm người
ta nên nghĩ rằng tôn giáo, cũng sinh động sặc sỡ như cái trôn của con khỉ đỏ
đít, có thể là do thích nghi mà có. (Marek Kohn).
Cấp thiết nghiêm trọng theo Darwin
Mọi người đều có lý thuyết ưa thích riêng của mình về câu
hỏi tôn giáo từ đâu đến, và tại sao tất cả những nền văn hóa con người đều có
nó. Nó đem cho sự an ủi và thoải mái. Nó nuôi dưỡng sự kết hợp với nhau trong
những nhóm. Nó đáp ứng được mong muốn của chúng ta hiểu lý do tại sao chúng ta hiện hữu.
Lê Dọn Bàn tạm
dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2013)
[1]
[J. Horgan, 'The
Templeton Foundation: a skeptic's take', Chronicle of Higher Education, 7 April
2006. See also http://www.edge.org/3rd_culture/horgan06/horgan06_index.html.]
[2]
speaking in tongues
[3]
[* Vu khống bôi nhọ này được giải quyết trong Chương 7. ]
[4]
[* Cáo buộc này là gợi nhớ của “NOMA”, mà thổi phồng tuyên bố tôi đã giải quyết
trong Chương 2. ]
[5] [P.B. Medawar, bài điểm sách The Phenomenon of Man, in lại trong
Medawar (1982:242)]
Sir Peter Medawar phê bình The
Phenomenon of Man (Le Phénomène Humain, 1955) – như sau:
“Nó là một quyển sách
được nêu lên rộng rãi là hết sức sâu xa và có ý nghĩa quan trọng, nó tạo ra một
gì đó giống như một phấn khích rạo rực khi nó xuất bản ở Pháp, và một vài người
điểm sách quanh đây đã gọi nó là Sách của Năm --- một người, gọi nó là
Sách của Thế kỷ. Tuy nhiên, phần lớn của nó, tôi sẽ cho thấy, là vô nghĩa, đánh
lừa ra từ một đông đảo khác loại những hình tượng siêu hình, và tác giả của nó
có thể được tha thứ tội không trung thực chỉ với những lý do thực sự rằng trước
khi lừa dối những người khác, ông đã cố gắng rất nhọc nhằn để tự dối chính
mình. Không thể đọc The Phenomenon of Man đọc mà không có một cảm xúc
nghẹt thở, hào hển há hốc miệng (kinh ngạc) và vật vã mình mẩy để tìm ý nghĩa.
Có một luận chứng trong đó, là chắc chắn --- nhưng một luận chứng yếu đuối,
trình bày một cách dị hợm, ghê tởm --- và điều này tôi sẽ phơi bày chi tiết khi
đến lượt, nhưng đầu tiên hãy xem xét văn phong, bởi vì dó là từ văn phong tạo
ra những ảo ảnh của nội dung, và nó là một nguyên nhân cũng như đơn thuần
chỉ là một triệu chứng của những cơn động kinh trước giờ tận thế đáng báo động
của Teilhard.”
Sir Peter B. Medawar (1915
– 1987). – Nhà miễn dịch học người Anh, giải Nobel Y học năm 1960, do công
trình cấy ghép mô tế bào của ông ngày nay đã đưa đến sự thay ghép những cơ quan
trong cơ thể con người –Vài dòng nữa từ bài phê bình nổi tiếng này của Medawar
về một quyển sách nổi tiếng:
“… Tôi đã đọc và nghiên cứu
The Phenomenon of Man với đau xót thực sự, thậm chí tuyệt vọng. …
Teilhard đã dám viết một
phương trình rất rõ ràng là “Sự tiến hóa = Sự nổi lên của ý thức”, ông không đi
xa đến như để viết “Omega = Gót”, nhưng trong quá trình chạy quanh của một số
tín mộ tôn giáo mờ tối mơ hồ, ông bảo chúng ta rằng Gót, giống như Omega,
là một “trung tâm của những trung tâm”, và tại một chỗ, ông đề cập đến
“Gót-Omega”.
(…I have read and
studied The Phenomenon of Man with real distress, even with
despair….Teilhard has dared to write an equation so explicit as 'Evolution =
Rise of Consciousness' he does not go so far as to write 'Omega = God'; but in
the course of some obscure pious rant he does tell us that God, like Omega, is
a 'Center of centers', and in one place he refers to 'God-Omega'. … .)
Pierre Teilhard de Chardin
là một thày chăn chiên Jesuit và cũng là nhà khoa học địa chất và cổ sinh vật,
nổi tiếng thời ông – Ông say mê nghiên cứu thuyết tiến hóa và giữ lòng
sùng mộ đạo Catô, và điều sau đã dẫn đến hiện tượng lừa mình để dối người; ông
đã uốn ghép một học thuyết duy vật khoa học (Darwin) với lý thuyết gót học thần
bí (Kitô), để chống đỡ cho tôn giáo vốn trước sau hoàn toàn trên nền tảng phản
duy vật, và phản khoa học, và như lời Medawar một nhà khoa học lỗi lạc, Chardin
đã “không trung thực” với khoa học của ông, tuy thế tha thứ được vì ông “trước
khi lừa dối những người khác, ông đã cố gắng rất nhọc nhằn để tự dối chính
mình”. Thảm kịch trí thức, giữa Kitô và khoa học, triết học này nhắc chúng ta
đến những trí thức Pháp khác, như Pascal, Descartes, ... tư tưởng của họ đều có
những phần lệch lạc, vì thiếu ánh sáng lý trí từ thực tại; đều đã bị trộn với
nhiều chất liệu vẫn được gọi là “tâm linh”, hay ca ngợi là tinh thần (hiểu như
trên vật chất), vốn đến từ những bóng ma thần bí đã đè nặng trên não thức họ từ
thơ ấu, trong những năm tháng quì trên ghế nhà nguyện, hay cô độc bước suy ngẫm
giữa những hàng cột dài trong hành lang tu viện, tất cả dưới một thứ bóng tối
nhiều hư hơn thực của những nhà thờ âm u; trong đó, những hình ảnh trên kính
màu huyền ảo, đã khắc sâu thành huyễn tưởng giữa não thức sùng tín những kẻ đầy
lòng mộ đạo.
[6]
Yoctosecond: (10-24) của một giây
[7] Sử
tính của Tân Ước, và sử tính của Jesus là hai câu hỏi lớn, vắn tắt như sau:
(a) Hai quyển Cựu
ước và Tân ước – đặc biệt Tân ước, có bao nhiêu phần lịch sử, bao nhiêu phần
huyền thoại?
(b) đưa đến câu
hỏi quan trọng gọi là sử tính của Jesus (historicity of Jesus) – sử tính của
nhân vật có thân thế kể trong những tập sách của Tân Ước, vẫn gọi là phúc âm.
Nhân vật Jesus người thành Nazareth có thực hay không, nếu
thực, thực ở chỗ nào, đúng đến đâu? Nếu không thực, huyền thoại nào, đến từ
đâu?
Bắt đầu từ thế
kỷ 18 – nổi tiếng với David Friedrich Strauss (1808–1874) và tác phẩm Life
of Jesus. Cho đến nay, đã có nhiều đợt khác nhau, xử dụng những phương
pháp nghiên cứu văn bản khác nhau để gạn lọc phần lịch sử trong truyền thuyết.
Thậm chí cả một ngành học mới – Diễn dịch học (Hermeneutics) đã được tận
dụng để phục vụ cho gót-học, và cho những người trong giới chống trả bào chữa
cho giáo điều Kitô, Tận cùng che dấu là một sự trơ trẽn khoác áo phân
trần với giọng điệu lý thuyết phương pháp luận – câu văn này trong kinh
Thánh phải hiểu thế này, câu kia phải hiểu thế kia… mới đúng; Nghĩa là những lý
thuyết đã được dựng lên, phương pháp đã đến sau, để hỗ trợ cho một cách hiểu
nào đó được mong muốn, phục vụ cho một chủ đích chủ quan đã có trước. Giống như
một con tàu cũ, trước giông tố, sắp chìm đến nơi, những thủy thủ lão luyện phải
tìm cho được những dụng cụ tinh xảo để trám vội ngay vào những lỗ thủng, nước
tràn vào ngày càng lớn.
Hơn nữa, những
câu hỏi trên thực ra chỉ quan trọng và có ý nghĩa với những học giả, những
không với chúng ta. Minh định đâu là thực và giả, không còn là vấn đề quan
trọng đáng chú ý nữa. Câu hỏi Jesus có thực hay không đã bị bỏ ra ngoài những
lớp học triết lý tôn giáo, ngay cả giới triết gia không-tin-gót cũng không dành
thì giờ nghiên cứu nữa về nó nữa – Chỉ còn nghiên cứu về nội dung của Cựu ước
và Tân Ước – trong đó, có thể đi từ hệ luận – nhận định hoàn toàn là huyền
thoại, nhân vật Jesus không có thực; cho đến nhẹ hơn, như ít nhất là – cho rằng
có một nhân vật tên là Jesus, và trong những chi tiết quan trọng về thân thế
Jesus, có những chi tiết có thể tin được là thuộc lịch sử, hiểu là những gì
được xem đã thực xảy ra. Nhưng dù kết luận nào đi nữa về sử tính của Jesus và
nguồn tài liệu hầu như duy nhất là hai quyển thánh Kinh, và những tài liệu phụ
đều chủ quan vì đều đến từ hội nhà thờ của nó; đạo Ki tô – đối tượng của tôn
giáo học – cho đến ngày nay là một thực tại lịch sử – hiểu như nó tạo tác
động vào con người và qua đó tác động vào xã hội loài người qua thời gian, ở
những nơi nào nó có mặt. Thế nên tôn giáo gọi tên là Kitô là thực tại lịch sử,
là tín ngưỡng sống động và hiện tượng xã hội phức tạp, những gì đáng nghiên cứu
là chính nội dung tin tưởng của tôn giáo đó, (không phải triết học, đạo Ki
tô không có triết học, chỉ có gót-học, gót học (theo cách tôi gọi thay cho
từ vẫn dùng là gót học, vì môn học này chỉ học về một gót là Gót Kitô, không
về một thần linh nào khác, vì lý do đơn giản, gót học là môn học để huấn
luyện “tư tưởng chính trị”, đem cho một căn bản lý thuyết và cơ sở suy luận
thống nhất, đặc biệt dành cho những người sẽ chuyên trách vai trò vai “chăn
chiên” trong cộng đồng Kitô, những cán bộ tư tưởng và tổ chức của hội nhà thờ)
– là một tập hợp tích lũy những giáo điều, dù biến đổi theo thời gian, nhưng
trước sau đều vững đặt trên lòng tin); đáng xem xét là tác động của nó
vào lịch sử con người, mới là quan trọng và có ý nghĩa học hỏi ích lợi.
Đừng quên
rằng, có những tôn giáo lớn hàng trăm triệu tín đồ, nhưng không cần phải có một
giáo chủ cụ thể – thí dụ Hinduism. Thế nên, cho dù nếu Jesus là không
thực, cũng như Gót Kitô hoàn toàn không thực, như Dawkins đang chứng minh
cho chúng ta ở đây; cũng không có gì phải ngạc nhiên, vì cũng như những
Brahma, Vishnu, Shiva trong Ấn giáo – đều không “thực”! Nhưng họ có thực trong
não thức tín đồ, thực hơn thực – những không-thực này vẫn
“nói” với các tín đồ có thực. Như tác giả nhắc ở trên.
[8] [*Ở bên Anh, câu “những
khu nội thành” đã là dấu hiệu có ý nghĩa ngầm tương đương, khiến
Auberon Waugh đưa lên dẫn dụ vui nhộn khi nói về “những khu nội thành của hai giới nam nữ”.]
[9] Nếu có thể hãy làm một thí nghiệm trong tưởng tượng, và nếu có can đảm, và cũng có thêm thông cảm, hãy thử hỏi một người quen biết nào đó, có học thức ít nhiều, hai câu hỏi trên, thử xem người ấy – có tin: (a) Maria thực đã sinh con là Jesus, nhưng vẫn không bị rách màng trinh hay không (“trinh nữ Maria”), và (b) Jesus đã chết thực sau khi bị đóng đinh trên giá gỗ, được chôn cất, nhưng ba ngày sau đã sống lại (phục sinh), và nhân vật Jesus bằng xương bằng thịt, đã đau đớn, đã đổ máu, đã quằn quại kêu than như những người bình thường khác cùng cảnh ngộ trên thập giá, con người thật này (chứ không phải hồn ma của một thần linh) lại còn bay lên trời, theo nghĩa đen của từng chữ (thăng thiên) – thử xem thái độ và câu trả lời của người quen biết ấy ra sao.
[9] Nếu có thể hãy làm một thí nghiệm trong tưởng tượng, và nếu có can đảm, và cũng có thêm thông cảm, hãy thử hỏi một người quen biết nào đó, có học thức ít nhiều, hai câu hỏi trên, thử xem người ấy – có tin: (a) Maria thực đã sinh con là Jesus, nhưng vẫn không bị rách màng trinh hay không (“trinh nữ Maria”), và (b) Jesus đã chết thực sau khi bị đóng đinh trên giá gỗ, được chôn cất, nhưng ba ngày sau đã sống lại (phục sinh), và nhân vật Jesus bằng xương bằng thịt, đã đau đớn, đã đổ máu, đã quằn quại kêu than như những người bình thường khác cùng cảnh ngộ trên thập giá, con người thật này (chứ không phải hồn ma của một thần linh) lại còn bay lên trời, theo nghĩa đen của từng chữ (thăng thiên) – thử xem thái độ và câu trả lời của người quen biết ấy ra sao.
Thực tế, chúng ta hiếm có ai từng làm như thế, vì vẫn có một quan niệm
chung, trong đó mặc nhận là mọi người nên theo, vì cho đó là xử sự chính đáng,
rằng chúng ta không nên hỏi những câu hỏi có phần “trắng trợn” – hay “lỗ mãng”
như thế, vì “tin tưởng” loại như thấy có phần nào phi lý, ít nhiều tính chất
khó tin trong một tôn giáo quen thuộc, là vấn đề của từng cá nhân, là thuộc
lĩnh vực riêng tư, và trong một xã hội đề cao quyền thiêng liêng của “tự do tôn
giáo”, mọi người đều có tự do tin vào bất cứ những gì mình tin, thích tin, muốn
tin, những tin tưởng như thế vẫn gọi là những tin tưởng thiêng liêng; “thiêng
liêng” theo ý hướng đó đồng nghĩa với “chấp
nhận không nđược ngẫm nghĩ” và“cấm hỏi han”! Đưa vào trong sinh hoạt, một thái
độ lịch sự, xem là có giáo dục, là không được hỏi những câu hỏi thiếu tế nhị như
vậy; và thực tế là chẳng những không được trả lời, nhưng chắc chắn sẽ gây mất
lòng, phá hỏng tình thân hữu, làm mất quan hệ xã hội.
Mặc dù những “Trinh nữ Maria” và “Phục Sinh/Thăng Thiên” là những hiện
tượng tôn giáo được phô trương đề cao trong ngoài một cách công nhiên như sự
kiện hiển nhiên, những sự thật linh thiêng, không chút e dè khiêm tốn, nhưng
hỏi han về hiện tượng này lại bị xem như một “tabu”, một thứ cấm kị xã hội, như
Dawkins giải thích – vì nó đưa người bị hỏi vào bối rối, ngượng ngập hay xấu
hổ- vì trong một khoảnh khắc bất ngờ đã đặt
họ phải đối diện với chính họ - thấy họ rõ ràng và chân thực vẫn mặc nhận những
phi lý như thế, và có lẽ hoặc họ vẫn
không dám hoặc không thể thú nhận mình
đã sai lầm đến đâu, và có lẽ Dawkins chưa nói đủ - không đơn giản chỉ thấy sai
lầm hay phi lý trong hai điều trên, nhưng sẽ kéo theo đến cho thấy – trong ngắn
vội - những sai lầm, phi lý, lớn hơn thế, cả những hành động, những ý định,
những toan tính, có thể lớn lao quan
trọng với một người, vốn người ấy đã đặt trên nền tảng của tín ngưỡng có những niềm
tin phi lý như thế, nghĩa là sẽ đưa đến những nền tảng của nhân sinh quan, thế
giới quan phức tạp. Tôi gọi đó là thẹn thùng bối rối của cả một đời! Nên khó
tha thứ cho một ai đã đưa đến một tín đồ kia đến tình huống đó.
Thêm chút thì giờ, ngẫm nghĩ một chút như thế, sẽ thấy ngay thực
tế không tất cả đơn giản có thể thu gọn vào chỉ như vậy. Một khi chúng ta
suy nghĩ thêm nữa – rằng tin tưởng của một người nào đó, nếu sai lầm, hiển
nhiên đều trước sau sẽ gây tai hại, ít nhất và trước hết là cho chính người ấy
đã đành, nhưng phần lớn các trường hợp, cũng còn gây tại hại, cho những người quanh
họ, hay cho cả cộng đồng hay xã hội của họ, tất nhiên còn tùy theo vị trí xã
hội của người ấy. Những chiến tranh, bạo động, tàn ác trong lịch sử loài người,
đều có gốc rễ không xa từ những tin tưởng sai lầm, đặc biệt là trong tôn giáo,
tín ngưỡng, đạo đức; ngay cả những nguyên nhân vẫn cho là thuần chính trị, xã
hội, cũng có trộn phần tôn giáo trong đó, phần lớn khó lòng tách bạch tôn giáo
khỏi chính trị, lẫn văn hóa, và xã hội. Hiển nhiên hơn nữa là trong trường hợp
tin tưởng tôn giáo hay chính trị nếu còn đi kèm với ý tự cao, độc tôn – thí dụ
cụ thể là – chỉ những gì mình tin mới là phải, chỉ tôn giáo mình theo không
chỉ là đúng, nhưng duy nhất là đúng
– chỉ vị thần mình thờ mới là thần linh thực, là gót thực, tất cả những
thần linh khác đều không là “thằng mọi đen”, thì lý thuyết của họ cũng chỉ dẫn
con người đến hư vô, yếm thế; không thể so sánh với những người đứng đầu, hay trong
giới lãnh đạo thi hành giáo điều tôn giáo của mình, những người này cũng không
bao giờ sai! Với những tin tưởng loại tự cho là đúng thực, duy nhất, độc tôn
như thế, sẽ dễ dàng và tự nhiên dẫn đến hiện tượng – công khai hay ngấm
ngầm nuôi dưỡng một thái độ bất mãn, không thể chấp nhận một ai nào khác có tin
tưởng khác biệt, đến từ cùng tôn giáo hay từ tôn giáo khác với của mình, và những
ai như thế phải là sai lầm, đáng ghét, đáng trừng phạt, không thể chấp nhận,
không thể hòa giải được, và từ thái độ này đi đến bạo lực chỉ thêm một bước rất
ngắn nữa! Vì những người có thái độ như thế sẽ không bao giờ đứng yên, không
bao giờ chỉ dừng ở phê bình chỉ trích, nhưng trước sau sẽ đi đến dùng sức mạnh
của bắp thịt, gươm đao, súng đạn.
Trong một xã hội, nếu mỗi người đều không thể nào chấp nhận được sự khác
biệt thấy có nơi người khác, dù trong lĩnh vực nào, dù mức độ nào, xã hội của
những con người đó không bao giờ có an bình, không bao giờ có tiến bộ vật chất
lẫn tinh thần.
Quay về hai câu hỏi thí dụ quen thuộc trên – mà những người trong hội
thảo Cambridge đã chế nhạo Dawkins là cổ lỗ, sống sượng như vẫn từ “thế kỷ 19”
– và ông đã phân tích lý do tường tân ở trên, tôi chỉ nhân đây, nói thêm một ý ngắn
– với những ai tin tưởng như thế, và tự ngượng ngập khi nhận biết tin tưởng đó
là những phi lý, (hay gọi là huyền thoại
cũng là một các thoái thác khác, và huyền thoại vẫn tác động vào đời sống con
người) – nếu như thế, có bao giờ họ sẽ đi đến tự nhìn lại tôn giáo của mình, và
từ đó thấy được những hạn hẹp, sai lầm trong tôn giáo của mình, rồi dẫn đến
việc nhìn lại những lập trường, đánh giá lại quan điểm chính trị, lịch sử, xem
xét lại những thái độ về văn hóa, xã hội khác,...vv.. trước giờ vẫn có nữa. Tất
cả chúng đều đã đến từ, hay đặt trên, chính tôn giáo đó – vốn nay có cơ hội hé
mở cho thấy, dù ít hay nhiều, là có những kẽ hở, những chỗ rách,những khiếm
khuyết, sai lầm,..nói chung là không “toàn thiện, toàn mỹ, toàn chân” như vẫn
được dạy dỗ và tin theo đến giờ – nếu có được thay đổi bản thân như thế, sẽ đem
lại lợi ích cho cả xã hội – khiến xã hội được an bình, vững vàng ổn định, bớt phân
rẽ hơn, từ đó thêm tiến bộ. Tôi không đi xa, dù mong muốn – vì không muốn bị
lên án cực đoan, hay tham lam quá nhiều; như đòi hỏi những tín đồ nên tự hỏi –
nếu một tôn giáo đã có những nền tảng sai lầm, phản lý trí, phản khoa học, loại
như thế, vậy toàn bộ tôn giáo đó có giá trị gì hay không, sau khi đánh giá suy
ngẫm lại, những gì của nó còn có thể giữ, đến đâu, và những gì khác của nó phải
thay đổi, hay phải ném bỏ.
Thế nên, tôn giáo tín ngưỡng dù xem vội vàng bên ngoài là như chỉ thu
hẹp hoạt động và ảnh hưởng trong mức độ từng
cá nhân, riêng tư; nhưng tác động của nó vào tâp thể, ành hưởng vào những lĩnh
vực sinh hoạt của toàn bộ xã hội, đặc biệt trong kinh tế, chính trị, thật sâu
rộng, phức tạp, và dẫn đến nhiều tai hại, nguy hiểm thực sự và lớn lao khi nó
có những sai lầm, mà mọi người vẫn được bảo hãy làm ngơ hay phải làm ngơ.
[10]
Dialogues Concerning Natural Religion (1779) của David Hume
(1711-1776). Qua đàm luận, ba nhân vật trong tập sách này, trong vai các triết gia
là Demea, Philo, và Cleanthes, tranh biện về bản chất của sự hiện hữu của Gót.
Tôi sẽ dịch và giới thiệu công trình
triết lý quan trọng này, khi thì giờ cho phép, cùng với những tác phẩm triết
học quan trọng khác của nhà triết gia vĩ đại này - A Treatise of Human Nature (1739 -1740), the Enquiries concerning Human Understanding (1748) và Concerning the Principles of Morals
(1751).
[11]
[Dennett (1995:
155).]
[12]
Trong Darwin's Dangerous Idea: Evolution
and the Meanings of Life (1995), triết gia Mỹ, Daniel Dennett dùng hai hình
ảnh “skyhook” và “cranes” – tôi tạm dịch là “móc trời” và “cần trục” để
minh họa quá trình tiến hóa – của các sinh vật, và những cơ quan sinh vật phức
tạp - từ những thể dạng giản dị dễ hiểu đến phức tạp rắc rối khó hiểu trước câu
hỏi chúng đã hình thành thế nào. Theo ông có hai lối trả lời:
Skyhook
- móc trời : Một cái móc từ trời cao
thòng xuống, kéo sự vật lên, nâng ngay lên tầng cao, phức tạp – tựa một bàn tay
từ trời không – như trời, thần, gót, tiên, hay ma quái,… đã thiết kế, làm sẵn, đem
lại cho thế giới tự nhiên, từ những sinh vật đơn giản đến phức tạp như con người,
đén những cơ phận sinh vật phức tạp như con mắt, cánh bay. Giải thích này như đưa
ra một cái móc trời – cái móc từ trời
buông xuống, một bày tay thò ra là xong ngay: con mắt, cánh bay hình thành – đó
là cách giải thích chúng ta vẫn nghe - bằng “phép lạ”, bằng sự “huyền diệu”, bằng
“bí nhiệm”, nghĩa là không thể hiểu nối, con người đừng cố hiểu, nghĩa là trước
sau không giải thích gì cả. Giải thích bằng gọi tên, ngay một lần đã xong, một
cái móc buộc vào trời cao, thò xuống
kéo sự vật lên, chúng thành phức tạp, thành toàn thiện, toàn hảo.
Cranes - cần trục: một cần trục như thường thấy ở các công trường xây cất, có
nền vững đặt trên bánh xe lớn, di chuyển trên mặt đất, móc, trục, nâng vật liệu
từ chỗ thấp lên chỗ cao, xếp, ghép sự vật vào với nhau chồng lớp, chất cao, phức
tạp – cho chúng ta thấy sự vật từ đâu, sự vật được nâng dần ra sao – từ đất thấp,
đơn giản; chậm rãi, dần dần lên cao, ít thành nhiều - ra sao, lên từng mức cao,
rồi đến thật cao, quá tầm nhìn chúng ta, thật nhiều không đếm được nữa; Khi đặt nó trên cao, xoay sở, dò chừng cho
sự vật được vững chãi, có đôi khi cũng bị hụt, vỡ, đổ; nhưng với khéo léo tích
lũy và kiên nhẫn, cùng thời gian, cuối cùng đã thành công; khi nó hiện ra sau cùng
ở trên cao, đông, nhiều, xem ra phức tạp, nếu không thấy cần trục đã làm việc từ
trước, chúng ta có thể tự hỏi sao chúng có thể lên cao đến thế, nhiều và phức tạp
đến thế - nhưng nếu đã thấy cần trục làm việc, hay nhớ lại nó làm việc ra sao, dù
sau khi nó đã dời đi chỗ khác, tất cả quá trình làm việc của nó cho thấy và giải
thích mọi sự vật dẽ dàng và tự nhiên, đã đi từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến
nhiều; vì đi từng bước, vì có thời gian, vì có sửa đổi cho thuận hợp, nên không
có gì khó hiểu nữa - và đó là thuyết tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên, làm mất hết
những gì vẫn xem là huyền bí, ngay cả cũng không có gì xem như tài tình hay khéo
léo.
Tương tự
như như một thang cuốn, từng bực, đi lên cao – từ đất, đặt nền tảng trên đất, từng
bước một, đi dần, thành phức tạp, lên cao. Như chúng ta thaotj vào trong một của
hàng bách hóa lạ, thấy các sản phẩm bày biện, người đi lại ở trên những từng
cao, nhưng nhìn quanh không thấy cầu thang cuốn, hay dấu hiệu chỉ thang máy ở đâu,
chúng ta cũng có thể tự hỏi sao họ có thể lên trên đó được, nhưng không bao giờ
có ý tưởng – họ “bay” chẳng hạn, hay có nhân viên nào kéo, nâng họ lên chẳng hạn
– vì chúng ta biết là họ không bay, cũng không có ai nhắc họ lên, không có “móc
trời” nào – nhưng phải có thang bộ hay thang máy đâu đây, và chúng ta an tâm đi
tìm, vì chúng ta đã từng thấy thang máy, một loại “cần trục” đứng kéo bằng ròng
rọc; ở những cửa hàng bách hóa, siêu thị tương tự khác, trước đó.
Dennett
dùng thuật ngữ “móc trời” để mô tả một nguồn gốc, của một gì phức tạp xem có vẻ
thiết kế, mà không xây dựng trên những tầng mức thấp hơn, đơn giản hơn – ông
muốn chỉ những giải thích – tại sao, thế nào, bằng “do phép lạ”, bằng những cái
móc từ trời thòng xuống kéo lên cao. Dennett tương phản những lý thuyết phức
tạp đòi hỏi phải có “phép lạ”, “từ trời”
như vậy với những lý thuyết dựa trên những “cần trục”; là những cấu trúc
dùng trong kỹ nghệ, cho phép xây dựng thành công các đơn vị hết sức phức tạp,
thật cao vượt quá tầm nhìn chúng ta;
nhưng chúng đã được thiết
lập kiên cố bắt đầu từ “mặt đất”, khởi đầu từ đơn giản, trên nền tảng của khoa
học vật lý.