Richard Dawkins
(The God Delusion)
Chương 4
Tại sao hầu như chắc
chắn là không có Gót (tiếp theo)
Nguyên lý loài người: phiên bản vũ trụ
Chúng ta không chỉ sống trên một hành tinh thân thiện, nhưng cũng trong một vũ trụ thân thiện. Nó dẫn đến từ thực tại về hiện hữu của chúng ta rằng những định luật vật lý phải là đủ thân thiện để cho phép sự sống phát sinh. Khi chúng ta nhìn bầu trời đêm, thấy những sao sáng, đó không phải là ngẫu nhiên, vì những vì sao là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự hiện hữu của hầu hết những nguyên tố hóa học, và nếu không có hóa học, đã không thể có sự sống. Những nhà vật lý đã tính toán rằng, nếu những qui luật và những hằng số vật lý đã khác biệt ngay cả dù chỉ một tí, vũ trụ đã phát triển trong một cách mà sự sống sẽ không thể nào có thể có được. Những nhà vật lý khác nhau đã trình bày những cách khác nhau, nhưng kết luận luôn luôn giống nhau. Martin Rees, trong Just Six Numbers [1], liệt kê sáu hằng số cơ bản, đó là những con số mà người ta tin rằng ở chỗ nào cũng vẫn có trị giá như nhau trong toàn vũ trụ. Mỗi trong sáu con số này thì được điều chỉnh khéo léo, theo ý nghĩa là, nếu nó đã chỉ hơi khác đi một chút, vũ trụ sẽ khác biệt toàn diện, và giả định rằng cũng sẽ không thân thiện với sự sống .[2]
Điểm liên quan ở đây là trị giá của
“lực mạnh” rất quan trọng ấn định hiện tượng chuỗi nổ hạt nhân dây chuyền kéo
lên đến nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn. Nếu “lực mạnh” đó đã là quá nhỏ, tạm
nói 0,006 thay vì 0,007, vũ trụ sẽ không có gì ngoài hydrogen, và kết quả là
không có hóa học thú vị đáng chú ý nào. Nếu nó là quá lớn, tạm nói 0,008, tất
cả hydrogen sẽ kết hợp để tạo những nguyên tố nặng hơn. Một hóa học mà không có
hydrogen không thể tạo ra sự sống như chúng ta biết nó. Vì một điều, là sẽ
không có nước. Giá trị Goldilock – 0,007 – thì vừa đúng để đem lại sự phong phú
của những nguyên tố mà chúng ta cần cho một hóa học thú vị đáng chú ý và hỗ trợ
sự sống.
Tôi sẽ không đi hết những con số của
Rees còn lại. Kết luận cuối cùng cho mỗi con số này là giống nhau. Con số thực
thì nằm trong một băng tầng Goldilock gồm những trị giá, mà nếu nằm ngoài
chúng, sự sống đã không thể có. Chúng ta nên đối ứng với điều này thế nào? Tuy
nhiên, lại lần nữa, một bên chúng ta có trả lời theo lối tin-có-gót, và bên
kia, trả lời theo nguyên lý loài người. Người tin-có-gót nói rằng, khi thiết
lập vũ trụ, Gót đã điều chỉnh những hằng số cơ bản của vũ trụ để mỗi hằng số
nằm đúng trong vùng Goldilock của nó, cho việc sáng tạo sự sống. Như thể Gót đã
có sáu núm vặn, ông có thể xoay đi xoay lại mỗi núm, dò thử từng tí một, và ông
đã cẩn thận điều chỉnh mỗi núm vặn vào đúng trị giá Goldilock của nó. Vẫn như
bao giờ, trả lời theo lối tin-có-gót thì tối mò không thỏa đáng hết sức, vì nó
vẫn chừa lại sự hiện hữu của Gót vốn không giải thích được. Một Gót có khả năng
tính toán những trị giá của sáu con số Goldilock ít nhất sẽ phải có xác xuất
không thể xảy ra cũng bằng như xác xuất của sự kết hợp vừa vặn của chỉnh những
con số đó, quả thực là có xác xuất rất khó xảy ra – vốn nó thực sự là tiền đề
của toàn bộ thảo luận chúng ta đang có. Nó dẫn đến theo sau đó là trả lời của
người tin-có-gót đã hoàn toàn thất bại trong việc thực hiện được bất kỳ một
tiến bộ nào theo hướng giải quyết vấn đề đang có trên tay. Tôi không thấy có
thay thế nào khác, ngoài việc loại bỏ nó, trong khi đồng thời kinh ngạc đến
thán phục trước con số những người không thể nhìn thấy vấn đề, và họ có vẻ thực
sự hài lòng với Luận chứng “Gót là người vặn núm quay vòng”.
Có lẽ lý do về tâm lý cho sự mù lòa
hết sức kinh ngạc này có một gì đó liên hệ với sự kiện là nhiều người, không
như những nhà sinh vật học, đã không được chọn lọc tự nhiên nâng ý thức của họ
lên và không có được sức mạnh của chọn lọc tự nhiên để thuần hóa sự xem dường
không thể nào có thể được. J. Anderson Thomson, từ viễn kiến của ông, một y sĩ chuyên về bệnh tâm thần theo
thuyết tiến hóa, chỉ cho tôi thêm một lý do nữa, những thiên kiến tâm lý có
trong tất cả chúng ta, đều hướng về sự nhân vật hóa những vật vô tri vô giác
như là những tác nhân. Như Thomson cho biết, chúng ta có khuynh hướng lầm lẫn
bóng đen với một tên trộm, hơn là lầm lẫn tên trộm với một bóng đen. Một lầm
lẫn quá đáng – “đoán già” là phí thì giờ. Một lầm lẫn thiếu sót – “đoán non” có
thể chết người. Trong một lá thư gửi cho tôi, ông đã nêu ý kiến, rằng trong quá
khứ tổ tiên chúng ta, thách thức lớn nhất của chúng ta trong môi trường chúng
ta đã đến từ mỗi người với nhau. ”Di sản của điều đó là sự giả định thế chỗ tự
động, thường là sợ hãi, về ý định con người. Chúng ta có một khó khăn lớn lao
để nhìn thấy cho được bất cứ gì khác hơn nhân quả (giữa) con người”. Chúng ta, theo tự nhiên, đã tổng quát hóa điều đó với ý
định thần linh. Tôi sẽ trở lại sự cám dỗ của “những tác nhân” trong Chương 5.
Những nhà sinh học, với ý thức của họ
đã được sức mạnh của chọn lọc tự nhiên nâng cao để giải thích sự nổi lên của
những điều xem dường không thể xảy ra, là có khó có thể hài lòng với bất kỳ lý
thuyết nào lẩn trốn vấn đề của xác xuất không thể xảy ra, trong toàn bộ. Và
phản ứng theo quan điểm tin-có-gót với câu đố bí ẩn của không thể xảy ra là một
sự lẩn trốn với tỷ lệ quá lớn đến kỳ dị. Nó thì nhiều hơn là một phát biểu lại
của vấn đề, nó là một khuếch đại dị hợm của vấn đề. Chúng ta sau đó, hãy quay
sang nguyên lý loài người như lựa chọn thay thế. Trả lời của nguyên lý loài
người, trong dạng tổng quát nhất của nó, là chúng ta có thể chỉ thảo luận câu
hỏi trong loại vũ trụ mà nó có khả năng sản xuất chúng ta. Sự hiện hữu của
chúng ta, như thế xác định rằng những hằng số cơ bản của vật lý đã phải nằm
trong vùng Goldilock tương ứng của chúng. Trước câu đố bí ẩn về sự hiện hữu của
chúng ta, những nhà vật lý khác nhau gắn bó với những loại giải pháp khác nhau
của nguyên lý loài người
Những nhà vật lý thực tiễn và cứng
đầu, nói rằng sáu núm vặn đó vốn ngay khởi đầu đã không bao giờ có tự do để
xoay chuyển di dịch cho khác đi. Khi chúng ta sau cùng nếu đạt đến được một Lý thuyết về Tất cả [4]
, vẫn hy vọng từ lâu, chúng ta sẽ thấy rằng sáu con số chìa khóa này, chúng phụ
thuộc vào lẫn nhau, hoặc vào môt-gì khác vẫn còn chưa được biết rõ, theo những
cách thức mà chúng ta ngày nay không thể tưởng tượng được. Sáu con số có thể
thành ra không được tự do để thay đổi hơn là tỷ số giữa chu vi của vòng tròn
với đường kính của nó [5].
Nó sẽ đến lượt hiện ra rằng chỉ có một con đường cho một vũ trụ được thành
hình. Chẳng những còn diệu vợi mới cần đến Gót để xoay vòng sáu núm vặn, vì
không có nút vặn nào để quay vòng.
Những nhà vật lý khác (Chính Martin
Rees sẽ là một thí dụ) thấy điều này không thỏa mãn, và tôi nghĩ rằng tôi đồng
ý với họ. Quả thực là hoàn toàn thuận lý nếu cho rằng chỉ có một cách độc nhất
cho một vũ trụ hình thành. Nhưng tại sao một-cách đó đã lại phải là một
thiết-lập-sẵn thuộc loại giống như thế cho sự tiến hóa cuối cùng sẽ xảy ra của
chúng ta? Tại sao nó lại đã phải là loại vũ trụ mà có vẻ như thể, trong lời của
những nhà vật lý lý thuyết Freeman Dyson, là “nó phải đã biết rằng sắp có chúng
ta” ? Triết gia John Leslie dùng sự tương đồng với một tội nhân bị một đội súng
hành quyết đem xử bắn. Cũng đúng là có thể có trường hợp tất cả mười tay súng
sẽ đều bắn hụt tội nhân của họ. Với nhận thức muộn màng, người sống sót đã tìm
thấy mình trong một vị trí để suy ngẫm vể may mắn của mình, hắn có thể nói vui
vẻ, “Vâng, rõ ràng là tất cả họ đều bắn sai, hoặc tôi sẽ không còn được ở đây
để suy nghĩ về nó”. Nhưng ông có thể vẫn còn nghi ngờ, tha thứ được, tự hỏi tại
sao tất cả họ đều bắn sai, và loay hoay với giả thuyết cho rằng họ đã bị ai đó hối
lộ, hay đều say rượu.
Phản đối này có thể được trả lời bằng
đề nghị, vốn chính Martin Rees hỗ trợ, rằng có nhiều vũ trụ, cùng hiện hữu
giống như những bong bóng của đám bọt, trong một “multiverse” – (hay “megaverse”,
như Leonard Susskind thích gọi nó) [6].
Những luật và những hằng số của bất kỳ một vũ trụ, giống như vũ trụ quan sát
được của chúng ta, đều là luật-địa phương. Multiverse
như một toàn thể có một lượng thừa thãi những tập hợp của những luật-địa phương
để lựa chọn thay thế. Nguyên lý loài người nhảy vào để giải thích rằng chúng ta
phải là ở trong một trong những vũ trụ đó (có lẽ là một thiểu số) mà luật-địa
phương của nó xảy ra ngẫu nhiên là thuận lợi cho sự tiến hóa cuối cùng xảy ra
của chúng ta, và như thế là sự suy ngẫm cho vấn đề.
Một phiên bản thích thú của thuyết multiverse phát sinh từ những cân nhắc
về số phận cuối cùng của vũ trụ chúng ta. Tùy theo trị giá những con số giống
như sáu hằng số Martin Rees, vũ trụ chúng ta có thể có định mệnh sẽ mở rộng vô
hạn định, hoặc có thể sẽ ổn định ở một trạng thái cân bằng, hoặc sự mở rộng có
thể sẽ tự đảo ngược chiều và nó đi vào một sự co rúm, cuối cùng đưa đến cái gọi
là sự “Co Rúm Lớn” [7]. Một vài mô
hình Co Rúm Lớn sau đó đã bật ngược trở lại về sự mở rộng, và cứ tiếp tục như
thế vô thời hạn, hãy tạm nói rằng, trong một chu kỳ thời gian 20-tỷ năm. Mô
hình thông thường vẫn chấp nhận của vũ trụ chúng ta nói rằng thời gian đã bắt
đầu từ vụ Mở Bùng Lớn, cùng với không gian, khoảng 13 tỷ năm trước. Mô hình
chuỗi những Co Rúm Lớn sẽ chữa thêm vào tuyên bố trên: thời gian và không gian
của chúng ta thực sự đã bắt đầu từ vụ Mở Bùng Lớn của chúng ta, nhưng điều này
chỉ là vụ nổ mới nhất trong một chuỗi dài những vụ Mở Bùng Lớn, mỗi một chúng
là khởi đầu bởi một Co Rúm Lớn đã chấm dứt vũ trụ trước đó trong chuỗi dài.
Không ai hiểu những gì diễn ra trong một điểm có sự khác thường và duy nhất [8],
như vụ Mở Bùng Lớn, vì vậy có thể mường tượng được rằng những luật và hằng số
được đặt định lại với những trị
giá mới, mỗi lần như thế. Nếu chu kỳ bùng-nổ-mở rộng-co-ép rúm-lại đã
được diễn ra bất tận mãi mãi như một (cái đàn) accordion vũ trụ, chúng ta có một chuỗi nối tiếp, hơn là một song
song với nhau, của phiên bản của multiverse
này. Một lần nữa, nguyên lý loài người cũng làm nhiệm vụ giải thích của nó.
Trong tất cả những vũ trụ trong những chuỗi nối tiếp, chỉ một thiểu số đã có
những núm vặn của chúng “điều chỉnh” với những điều kiện hữu cơ cho sự sống.Và,
dĩ nhiên, vũ trụ hiện tại đã là một trong những thiểu số đó, vì chúng ta đang ở
trong nó. Vì thế thành ra, phiên bản chuỗi những multiverse này, bây giờ phải được đánh giá kém có khả năng xảy ra
hơn không như một lần trước đây, vì bằng chứng gần đây thì đang bắt đầu để lái
chúng ta xa khỏi hướng của mô hình Mở Bùng Lớn. Giờ đây, nhìn như thể hữu vũ
trụ chúng ta có ý định không ngừng mở ra lớn rộng mãi mãi.
Một nhà vật lý lý thuyết, Lee Smolin,
đã phát triển một biến thể theo Darwin, làm ao ước đến trêu ngươi, trên lý
thuyết multiverse, gồm cả hai yếu tố
chuỗi nối tiếp và song song. Ý tưởng của Smolin, đã khai triển trong The Life of the Cosmos, có bản lề dựa
trên lý thuyết rằng những vũ trụ con-gái đã được những vũ trụ cha mẹ sinh ra,
không phải từ trong một Co-Rúm-Lớn toàn vẹn còn đủ lông đủ cánh, nhưng có nhiều
phần hơn là từ những Hố-đen. Smolin thêm vào một hình thức của tính di truyền:
những hằng số cơ bản của một vũ trụ con-gái là những phiên bản hơi “đột biến”
của những hằng số của cha mẹ nàng. Di truyền là thành tố thiết yếu của sự chọn
lọc tự nhiên theo Darwin, và phần lý thuyết còn lại của Smolin đi theo Darwin
một cách tự nhiên. Những vũ trụ nói đến đó, có những gì nó cần để “sống còn” và
“tái tạo”, chúng trở nên ưu thắng trong multiverse.
“Những gì nó cần” bao gồm sự lâu dài đủ để “tái sản xuất”. Vì những hành động
sinh sản diễn ra trong những Hố đen [9],
nên những vũ trụ thành công phải có những gì nó cần để làm những Hố đen. Khả
năng này kéo theo nhiều thuộc tính khác. Thí dụ, khuynh hướng để vật chất ngưng
tụ thành những đám mây (vũ trụ) và sau đó thành những ngôi sao là một điều kiện
tiên quyết để làm những Hố đen. Những ngôi sao cũng vậy, như chúng ta đã thấy,
là những gì phải có trước cho sự phát triển của hóa học lý thú, và như thế có
sự sống. Thế nên, Smolin đưa lên ý kiến, đã có một sự chọn lọc tự nhiên theo
lối Darwin của những vũ trụ trong multiverse,
trực tiếp thiên về sự tiến hóa của Hố đen, và gián tiếp thiên về sự sinh thành
của sự sống. Không phải tất cả những nhà vật lý đều nồng nhiệt với ý tưởng của
Smolin, mặc dù Murray Gell-Mann, một nhà vật lý đoạt giải Nobel, được trích dẫn
khi nói: “Smolin? Có phải là cái ông trẻ tuổi đó, với những ý tưởng điên rồ?
Ông ta có thể không phải là sai đâu”. [10]
Một nhà sinh học tinh nghịch có thể tự hỏi không biết có phải một vài nhà vật
lý khác thì cần một sự nâng cao ý thức theo thuyết tiến hóa Darwin hay không. [11]
Là như bị quyến rũ để nghĩ (và nhiều
người đã không chống lại nổi) rằng đưa lên giả định có một số lượng tràn đầy
những vũ trụ là một xa xỉ hoang phí vốn không nên được cho phép. Nếu chúng ta
sẽ cho phép sự ngông cuồng quá đáng của một multiverse,
theo lối biện luận như thế, chúng ta cũng có thể thà bị treo cổ cướp lấy cả con
cừu lớn thay vì chỉ một con chiên con, và cho phép là có một Gót. Không phải
chúng cả hai đều là những giả thuyết đưa ra cho một mục đích đặc biệt và không
kiêng khem dè xẻn hay sao, và cũng đều không thỏa đáng hài lòng? Những người
nghĩ như thế là đã không có ý thức của họ được nâng lên bởi chọn lọc tự nhiên.
Sự khác biệt chủ yếu giữa giả thuyết Gót thực sự quá đáng và giả thuyết multiverse xem ra có vẻ quá đáng là một
khác biệt của xác xuất thống kê.
(Vũ trụ, không chỉ một nhưng muôn vàn vũ trụ chập chùng, đang sống động
sinh diệt, ngoài kia), multiverse – cho tất cả những gì mà nó là quá mức, thì đơn giản. Gót,
hoặc một bất kỳ thông minh nào, chọn lựa quyết định, làm tác nhân tính
toán, sẽ phải là có xác xuất không
thể xảy ra hết sức cao, trong cùng
ý hướng xác xuất thống kê rất
giống như những thực thể mà ông ta giả định là phải giải thích (sự hiện hữu của
chúng). Multiverse có thể xem dường
như ngông cuồng quá đáng, nhưng chỉ trong con
số những vũ trụ. Nhưng nếu mỗi một trong những vũ trụ thì đơn giản trong
những luật cơ bản của nó, chúng ta vẫn không nêu lên giả điịnh về bất cứ điều
gì có xác xuất cao không thể xảy ra. Nhưng ngược lại phải nói là có xác xuất
cao về phía đối nghịch, phía của bất kỳ một loại nào của thông minh.
Một vài nhà vật lý được biết là mộ
đạo (Russell Stannard và nhà chăn chiên John Polkinghorne là hai thí dụ người
Anh tôi đã có dịp nhắc). Có thể đoán trước, họ nắm ngay lấy xác xuất không thể
xảy ra của những hằng số vật lý, tất cả đều được điều chỉnh vào trong những
băng tầng chật hẹp nhiều ít của Goldilock, và cho rằng phải có một thông minh
trong vũ trụ, là một ai đó chủ định đã thực hiện những điều chỉnh. Tôi đã bác
bỏ tất cả những đề nghị loại như vậy, vì chúng nêu lên những vấn đề lại
còn lớn hơn là (vấn đề) chúng định
giải quyết. Nhưng những người tin có Gót đã làm những gắng gỏi nào để trả lời?
Làm thế nào để họ có thể đối ứng với lý luận rằng nếu một Gót, có khả năng của
sự thiết kế một vũ trụ, điều chỉnh thật chu đáo, và nhìn xa trông rộng đoán
trước đâu ra đấy để dẫn đến sự tiến hóa sinh học của chúng ta, phải là một thực
thể vô cùng phức tạp và có xác xuất không thể xảy ra, là kẻ thậm chí cần một
giải thích thậm chí còn lớn hơn là giải thích mà ông ta được giả định là cung
cấp? [12]
Nhà gót học Richard Swinburne, như
chúng ta đã biết để mong đợi, nghĩ rằng ông có một trả lời cho vấn đề này, và
ông đã trình bày nó với chi tiết trong quyển sách của ông Is there a God?. Ông bắt đầu bằng cách cho thấy rằng tấm lòng của
ông thì ở đúng chỗ khi chứng minh một cách thuyết phục rằng tại sao chúng ta
nên luôn thích những giả thuyết đơn giản nhất phù hợp với những sự kiện. Khoa
học giải thích những sự vật phức tạp nhưng nhìn trong những tác động qua lại
của những sự vật giản dị hơn, sau cùng là những tác động qua lại của những hạt
cơ bản. Tôi (và tôi dám nói cả bạn) nghĩ rằng đó là một ý tưởng giản dị tuyệt
đẹp rằng tất cả mọi sự vật đều được những hạt cơ bản đó làm nên, mặc dù hết sức
quá nhiều, nhưng chúng tất cả đều được rút ra từ một tập hợp nhỏ và hữu hạn của
những loại của hạt cơ bản. Nếu chúng
ta có hoài nghi, phải có lẽ là do chúng ta nghĩ rằng ý tưởng thì quá đơn giản.
Nhưng đối với Swinburne nó không đơn giản chút nào, nhưng hoàn toàn ngược lại.
Cho rằng số lượng những hạt của bất
kỳ một loại nào, hãy tạm mói những electrons,
là lớn, Swinburne nghĩ rằng điều là có quá nhiều của một sự trùng hợp khiến cho
số hết sức nhiều đến như thế lại đều cùng có những thuộc tính giống nhau. Một electron, ông có thể chấp nhận được.
Nhưng những tỷ và những tỷ những electrons,
tất cả đều có cùng những thuộc tính, đó là những gì thực sự kích thích sự nghi
ngờ của ông. Đối với ông, điều đó sẽ là đơn giản hơn, tự nhiên hơn, ít đòi hỏi
khắt khe hơn của giải thích, nếu tất cả những electrons đã là khác lẫn nhau. Tệ hơn nữa, không một electron nào
lại tự nhiên giữ thuộc tính của nó lâu hơn một khoảnh khắc, mỗi một chúng nên thay đổi thất thường, tuỳ tiện và nhanh chóng từ khoảnh
khắc này sang khoảnh khắc khác.. Đó là quan điểm của Swinburne về trạng thái tự
nhiên của những công việc đơn giản. Bất cứ điều gì đi nữa mà đồng nhất hơn
(những gì bạn hay tôi sẽ gọi là đơn giản hơn) đòi hỏi một giải thích đặc biệt.
”Đó là chỉ vì những electrons và
những chút-xíu chất đồng, và tất
cả những đối tượng vật chất khác, đều có cùng năng lực trong thế kỷ hai mươi
tương tự như chúng đã có trong thế kỷ mười chín, khiến những sự vật là như chúng đang là giờ đây”.
Gót đi vào. Gót đến để giải cứu bằng
cách duy trì, liên tục và với chủ ý kỹ càng, tất cả những thuộc tính của tất cả
những tỷ và tỷ của những electron và
những mảnh đồng, để làm trung hoà khuynh hướng khắc sâu tự nhiên của chúng, nếu
như không thế, chúng chao đảo điên dại, biến động vô chừng và thất thường. Đó
là lý do tại sao khi bạn đã từng nhìn thấy một electron, nghĩa là bạn đã nhìn thấy tất cả những electron khác, đó là lý do tại sao tất
cả những mảnh-nhỏ-xíu của đồng phản ứng như tất cả những mảnh đồng nhỏ-xíu khác, và đó là lý do tại
sao mỗi electron và mỗi mảnh đồng
nhỏ-xíu vẫn giống hệt như nhau từ sát na này qua sát na khác và từ thế kỷ này
sang thế kỷ kia. Đó là vì Gót
không ngừng rời mắt, buông tay dẫu chỉ một ngón trên từng và mỗi hạt, kiềm chế
sự liều lĩnh thái quá của nó, và đánh nó,
lùa nó vào trong hàng ngũ với những đồng bạn của nó, để giữ cho chúng tất cả cùng giống như
nhau!.
Nhưng làm thế nào Swinburne có thể
chủ trương được rằng giả thuyết này, với Gót không ngừng liên tục, cùng một lúc
kềm giữ hằng hà sa số ngón tay trên những electron
bướng bỉnh, lại là một giả thuyết đơn
giản? Nó là, dĩ nhiên, điều ngược lại với đơn giản mới đúng. Swinburne lôi
trò lừa ra đến thành công, tự mình lấy làm thỏa mãn, bằng một cú ngoạn mục của
trí thức mặt dày mày dạn không biết xấu hổ là gì. Ông khẳng định, không có biện
minh, rằng Gót là một thực chất duy nhất
độc nhất. Thật là một hà tiện cực kỳ xuất sắc dành cho những nguyên nhân dùng
để giải thích, so với tất cả những tỷ lần hàng tỷ những hà sa số những electron độc lập, tất cả chỉ xảy ra là
giống nhau như cùng một khuôn!
Thuyết tin-có-gót tuyên bố
rằng tất cả những đối tượng khác,
vốn hiện hữu là đã có nguyên nhân
hiện hữu và được giữ trong hiện hữu, bởi chỉ một thực thể, Gót. Và nó tuyên bố rằng tất cả mọi
thuộc chất vốn mỗi thực thể có, là do Gót đã tạo nên hay cho phép nó hiện diện.
Nó là một dấu ấn nổi bật của một giải thích đơn giản để nêu lên định đề dùng
một vài nguyên nhân. Có thể về phương diện này không có giải thích đơn giản hơn
một giải thích đã đưa giả định chỉ một nguyên nhân. Thuyết tin-chỉ-một-gót thì
đơn giản hơn thuyết tin-nhiều-gót. Và thuyết tin-chỉ-một-gót đặt định đề cho
một nguyên nhân của nó, một người [với] quyền năng vô hạn (Gót có thể làm bất
cứ điều gì nếu điều ấy có thể thuận lôgích), kiến thức vô hạn (Gót biết tất cả
mọi điều mà có thể biết được một cách lôgích), và tự do vô hạn.
Swinburne nhún nhường rộng rãi rằng
Gót không thể hoàn thành những kỳ công nào nếu về lôgích là không thể làm được,
và người ta cảm thấy cảm ơn sự nhẫn nại nhún nhường này. Nhưng sau khi nói thế
xong, quyền lực vô hạn của Gót đã được đặt xuống mà không có giới hạn nào trong
những mục tiêu để giải thích. Có phải là khoa học có một chút khó khăn khi giải
thích X? Không thành khó khăn đâu. Chẳng cần phải ghé mắt nhìn X thêm một lần,
dù vội vàng đi nữa. Quyền lực vô hạn của Gót dễ dàng được tải thoắt đến ngay
không tốn công sức nào, để giải
thích X (Cùng với tất cả mọi sự-vật-việc, đủ các-thứ-này-nọ khác), và nó thì
luôn luôn là một giải thích đơn giản tột
bực, vì sau cùng tất cả, chỉ có độc nhất một Gót. Còn gì có thể đơn giản hơn
thế?
Vâng, trên thực tế, hầu như tất cả
mọi thứ, (mọi sự-vật-việc, hết thảy
các-thứ-này-nọ). Một Gót có khả năng liên tục giám sát và kiểm soát tình
trạng riêng lẻ của mỗi hạt cấu-phần-atom [13] trong vũ trụ không thể là đơn giản. Sự hiện hữu của ông sẽ cần một giải thích to
lớn vượt quá mọi kích thước, tựa loài voi mammoth
khổng lồ nay đã tuyệt tích, với quyền của nó riêng đòi phải có. Tệ hơn nữa (từ
điểm nhìn theo hướng của sự đơn giản), những “bốn góc tám hướng mười phương”
kia của hữu thức không lồ của Gót là đều đồng thời bận rộn với những việc làm
và những cảm xúc và những cầu nguyện của tất cả từng con người một – và bất cứ
gì là những người ngoài hành tinh có thông minh cũng có thể có trên những hành
tinh khác trong galaxy này và 100 tỷ galaxy khác. Ông thậm chí, theo như
Swinburne, đã phải liên tục đi đến những quyết định là không can thiệp kỳ diệu (như vẫn tin là) bằng những phép lạ, để mặc chúng ta, không cứu chúng ta khi
chúng ta bị bệnh ung thư. Điều đó
sẽ không bao giờ làm được việc gì, vì “Nếu Gót nhất nhất đáp ứng mỗi cầu nguyện
cho người thân để phục hồi, để khỏi bệnh ung thư, sau đó bệnh ung thư sẽ không còn là một vấn đề
cho con người để phải giải quyết”.
Và rồi như thế sau đó, chúng
ta sẽ tìm kiếm phải làm gì đây với thời giờ của chúng ta? [14]
Không phải
tất cả những nhà gót học đều đi xa đến thế như Swinburne. Tuy nhiên, đáng ghi
nhận là ý kiến cho rằng giả thuyết Gót là đơn
giản có thể tìm thấy được trong những tác phẩm gót học hiện đại. Keith
Ward, lúc đó là giữ ghế giáo sư “Hoàng gia” của ngành gót học tại Oxford, đã
rất rõ ràng về vấn đề này, trong quyển sách năm 1996 của ông, God, Chance and Necessity :
Như
một vấn đề của thực tế, người tin-có-gót sẽ cho rằng Gót là giải thích rất
thanh lịch, tiết kiệm ngắn gọn và
hiệu quả cho sự hiện hữu của vũ trụ. Nó là tiết kiệm ngắn gọn vì nó kết buộc tất cả sự hiện hữu và bản chất của
tuyệt đối tất cả mọi sự vật việc trong vũ trụ về chỉ một hữu thể, một cứu cánh
cuối cùng vốn gán một lý do cho sự hiện hữu của tất cả mọi sự vật việc, bao gồm
cả chính nó. Nó là thanh lịch vì từ ý tưởng chính yếu - ý tưởng về một hữ thể toàn hảo nhất có
thể có được – toàn bộ bản chất của Gót và sự hiện hữu của vũ trụ có thể được giải
thích dễ hiểu.
Giống như
Swinburne, Ward lầm lẫn sự giải thích một điều gì đó có nghĩa là gì, và ông
cũng có vẻ như không hiểu khi nói về một gì mà nó là đơn giản có nghĩa là gì.
Tôi không rõ liệu Ward có thực sự nghĩ Gót là đơn giản hay không, hay liệu đoạn
văn trên đã đại diện cho một thực tập có tính giai đoạn nhất thời “vì mục đích
của luận bàn”. John Polkinghorne, trong Science
and Christian Belief, trích dẫn phê bình trước đây của Ward về tư tưởng của
Thomas Aquinas: “Sai lầm cơ bản của nó là trong giả định rằng Gót thì đơn giản một
cách lôgích – đơn giản không chỉ trong ý nghĩa rằng hữu thể của ông thì không
thể phân chia, nhưng trong ý nghĩa mạnh mẽ hơn là những gì là đúng sự thật của
bất kỳ một phần của Gót là đúng thật của toàn bộ. Nó là hoàn toàn mạch lạc, tuy
nhiên, để giả sử rằng Gót, trong khi không thể phân chia, là phức tạp trong nội
tại”. Ở chỗ này, Ward nói đúng. Thật vậy, nhà sinh vật học Julian Huxley, năm
1912, đã định nghĩa sự phức tạp trong điều khoản của “không đồng nhất trong nội
dung, tính chất” [15], qua đó ông
có ý nói về một loại đặc biệt của chức năng không thể phân chia được.[16]
Ở những nơi
khác, Ward cho bằng chứng về sự khó khăn có trong não thức gót học, khi cố nắm
lấy để hiểu xem từ đâu đã đi đến sự phức tạp của sự sống. Ông trích dẫn một nhà
gót học kiêm khoa học, nhà hóa sinh học Arthur Peacocke (người thứ ba trong bộ
ba của tôi gồm những nhà khoa học người Anh sùng đạo), khi nêu lên định đề sự
hiện hữu của vật chất sống của một “khuynh hướng cho sự phức tạp gia tăng”.
Ward đặc trưng điều này như là “một vài đặt nặng của sự thay đổi tiến hóa trong
đó ưu tiên cho sự phức tạp”. Ông tiếp tục bằng nêu lên ý kiến rằng một cái nhìn
thiên lệch như thế “có thể là một vài đặt nặng trên quá trình đột biến, để đảm
bảo đã xảy ra những đột biến phức tạp hơn”. Ward thì nghi ngờ điều này, và ông
nên hoài nghi như thế. Động lực tiến hóa hướng đến sự phức tạp, trong những
dòng dõi đó mà có đi đến xảy ra tất cả chăng nữa, không đến từ bất kỳ khuynh
hướng thừa hưởng nào cho tăng lên phức tạp, và không phải từ sự đột biến thiên
lệch. Nó đến từ chọn lọc tự nhiên: quá trình đó, như đến mức chúng ta biết, là
quá trình duy nhất, cuối cùng có khả năng tạo ra sự phức tạp từ sự đơn giản. Lý
thuyết chọn lọc tự nhiên là đơn giản đích thực. Cũng thế, là nguồn gốc mà từ đó
nó bắt đầu. Điều đó khiến nó giải thích, về mặt khác, là phức tạp gần như vượt
ra ngoài sự có thể nói được: phức tạp hơn bất cứ gì chúng ta có thể tưởng
tượng, tránh được, tiết kiệm được (không phải cần đến) một Gót (cho là) có khả
năng thiết kế nó.
Một tạm nghỉ xen giữa tại trường Cambridge
Trong một
hội thảo gần đây về khoa học và tôn giáo ở Cambridge, nơi tôi đưa ra lập luận
tôi đang gọi ở đây là luận chứng 747 Sau
cùng, tôi đã gặp, để nói ít nhất, những gì là một thất bại thân hữu trong
việc đạt đến một gặp gỡ của những não thức về câu hỏi sự đơn giản của Gót. Kinh
nghiệm đã là một “hé mở sáng mắt”, và tôi mong chia xẻ nó với bạn đọc.
Lê Dọn Bàn tạm
dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2013)
[1] Đúng sáu con số – Martin
Rees. Just Six Numbers: The Deep Forces
that Shape the Universe. Basic Books, 2000.
[2]
[* Tôi nói “có lẽ”, một phần vì chúng ta không biết những hình thức của sự sống
ngoài hành tinh này có thể khác biệt thế nào, và một phần vì điều có thể có được
là chúng ta làm một sai lầm nếu chúng ta xem xét chỉ những hậu quả của sự thay đổi
mỗi lần một hằng.Có thể có những kết hợp
khác của những trị giá của sáu con số đó mà nó sẽ thành ra thân thiện với sự sống,
theo những cách mà chúng ta không khám phá ra nếu chúng ta xem xét chúng chỉ dựa
trên một con số mỗi lần? Dù sao đi nũa,, tôi sẽ tiếp tục, cho đơn giản, như thể
chúng ta thực sự có một vấn đề lớn để giải thích về sự điều chỉnh xem ra tốt đẹp
của những hằng số cơ bản.]
[3]
Strong force – Tổng quát, chúng ta biết có bốn “lực”
tác động trong vũ trụ: lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh, và lực hạt
nhân yếu ( gravity, electromagnetism, and strong and weak nuclear forces)
[4]A theory of everything (ToE) Hay lý thuyết cuối cùng là tên
gọi chung cho bất kỳ một lý thuyết nào trong vật lý lý thuyết (theoretical
physics) nếu sẽ có thể giải thích trọn vẹn và kết hợp vào cùng nhau tất cả
những hiện tượng vật lý đã được biết cho đến nay, và cũng phải tiên đoán được
những gì sẽ xảy ra khi thực hiện bất kỳ một thí nghiệm nào ứng dụng lý thuyết
đó.
Khi Albert Einstein công bố thuyết
tương đối đặc biệt của ông vào năm 1905, mặc dù bên ngoài có vẻ như vật lý
Isaac Newton đã bị đẩy qua một bên, nhưng trong thực tế, Einstein đã sử dụng
vật lý Newton như một cơ sở trên đó ông có thể dựng lý thuyết mới của mình. Vũ
trụ thì quá phức tạp để chỉ một lý thuyết có thể giải thích nó tất cả, vì vậy
các nhà vật lý phải dựa trên tổng hợp nhưng thành quả của các đồng nghiệp đi
trước của họ để tìm hiểu chỉ những gì khiến vũ trụ đang hoạt động. Cơ học
Newton, Điện học Faraday, Điều này bao gồm mô hình của vật lý hạt nhân, lý
thuyết quantum của Max Planck bắt đầu năm 1900, và được cho là một trong những
lý thuyết có ảnh hưởng nhất đến nay. Cơ học Newton mô tả tại sao một quả bóng lăn
cuối cùng dừng lại. Thuyết tương đối Einstein giải thích lý do tại sao chúng ta
không bi bắn văng vào không gian khỏi Trái đất đang quay. Cơ học quantum Max
Planck giải thích lý do tại sao cùng một lực giữ chúng ta đứng vững trên trái
đất nhưng đồng thời không xé cơ thể chúng ta ra từng mảnh. Vấn đề
duy nhất là, không một lý thuyết nào trong số những lý thuyết vật lý nói trên
hoàn toàn, giải thích trọn vẹn tất cả mọi khía cạnh của vũ trụ. Hơn nữa, trong
khi chúng ta biết rằng vũ trụ đang bị ảnh hưởng bởi bốn lực – lực hấp dẫn, điện từ và lực hạt nhân
mạnh và yếu – chúng ta không biết
rõ lực hấp dẫn (trong những cực lớn và cực nhỏ) làm việc cùng với ba lực
kia((trong những cực nhỏ) như thế nào.
Giả định rằng phải có một mối chỉ phổ quát liên kết tất cả chúng với
nhau: một Lý thuyết về Tất cả.
[5]
Số Pi π
[6]
Tôi thích giữ nguyên những danh từ khoa học, khi có thể; còn nếu muốn dịch tạm
sẽ là: “đa vũ trụ”, và “vũ trụ lớn”.
[*Susskind
(2006) đưa ra một quảng diễn rực rỡ tuyệt vời của nguyên lý loài người trong megaverse. Ông nói rằng hầu hết những nhà
vật lý ghét ý tưởng này. Tôi không thể hiểu tại sao. Tôi nghĩ rằng nó thì đẹp –
có lẽ vì ý thức của tôi đã được Darwin nâng lên.]
[7]
Big Bang và Big Crunch: Mở Bùng Lớn và
Co Rúm Lớn của Vũ Trụ:
1.
The Big Bang model: Mô hình Mở Bùng
Lớn: Với quần chúng phổ thông, mô hình này có nghĩa là vũ trụ đã bắt đầu từ
một điểm duy nhất, đã trải qua một sự bùng nổ, và kể từ đó vật chất vẫn tiếp
tục bay tứ tán, theo mọi hướng tách ra xa khỏi nhau. Tuy nhiên, Big Bang
thực sự KHÔNG phải là một vụ nổ gì hết tất cả. Đây là một cái tên gây nhầm lẫn
đáng tiếc và những nhà vũ trụ học hiện nay muốn chữa lại cho đúng. Nhưng tên
gọi này đã thành phổ thông, quá quen thuộc với số đông, gây hiểu lầm cho những
ai không có kiến thức khoa học.
Theo như lý
thuyết Big Bang, vũ trụ bắt đầu rất nóng và rất đậm đặc hơn ngày nay,
đã mở rộng và theo thời gian đã nguội dần. Lý thuyết không nói đến sự “bùng
nổ”, vì nếu thế đã phải có một gì bị nổ, bị bắn tung, từ một điểm trung tâm nào
đó vào không gian chờ sẵn. Nhưng thuyết Big Bang nói rằng chính không gian đã
mở rộng. Tất cả mọi sự vật (toàn vũ trụ) thì chạy ra xa lẫn nhau. Thuyết Big
Bang thì thực sự là nói về một sự mở lớn của vũ trụ (an expansion of the
universe). Không gian ở khắp nơi, mở rộng ra như nhau tất cả mọi hướng, nhanh
bằng nhau. Một phương diện khó hiểu của thuyết Big Bang là ý tưởng rằng ở chính
khoảnh khắc xảy ra Big Bang, vũ trụ đã hiện hữu trong một “điểm”, hay đúng hơn
một duy nhất có nhiệt độ và mật độ
đậm đặc vô cùng (a singularity of infinite temperature and density). Đây là chỗ
đến nay vẫn chưa ngã ngũ và nhiều lý thuyết ra đời để giải thích về những “vô
cùng” này, Có thể xem những “vô cùng” này là những thất bại, đã không thực sự
mô tả được vũ trụ. Và đây là chỗ vẫn có những lý thuyết mới đưa ra để giải
thích những khoảnh khắc khởi đầu này của hiện tượng chúng ta gọi là Big Bang - Mở Bùng Lớn – một từ do Sir Fred Hoyle, nhà thiên văn học lỗi lạc người Anh thế kỷ
20, người chủ trương Mô hình trạng thái ổn định của vũ trụ, đã có ý mỉa mai, gọi thuyết này là “Big Bang!”. Ông
không tin theo lối giải thích – hiểu như – đánh đùng một cái (Bang) thật lớn
(Big) rồi vũ trụ ra đời ! Vũ trụ theo ông lúc nào cũng có đó, sẽ mãi có đó,
không có khởi đầu như kiểu Big Bang!
2.
“Big Bang” là sự mở
rộng hoặc kéo dài của không gian. Nên tôi tạm dịch là Mở
Bùng Lớn. (Do những lý do trên, tôi không dùng từ “Vụ Nổ Lớn” vẫn có) Nó
KHÔNG phải như vẫn thông thường hiểu là đã có những sự vật (hay những dạng sơ
khai nào đó của vật chất, những hạt atom hay sub-atom chẳng hạn)
đã bắt đầu, hay đang bay ra từ một điểm. Nhưng theo thuyết của mô hình Mở Bùng
Lớn này, tất cả mọi sự vật đều đang di chuyển ra xa nhau. (hiện tượng vũ trụ
mở rộng, trước đây, người ta tưởng chỉ có trong những giai đoạn đầu, nhưng nay
cho thấy có những bằng chứng vũ trụ vẫn đang mở rộng, tuy không biết đến đâu và
đến bao giờ!). Nó giống như có một tấm màn cao su vô hạn (hay cái võng lưới lớn
bao la) với rất nhiều người ngồi trên đó. Kéo căng tấm cao su ra mọi hướng, và
tất cả mọi người trên đó đều di chuyển ra xa nhau. Mỗi sự vật là đều đang ở
trung tâm của một vụ mở lớn. Nó là một ảo ảnh quang học - tất cả mọi người di
chuyển ra khỏi tất cả mọi người khác (những người trên tấm cao su, hay cái lưới
võng lớn) và không có trung tâm. Tôi lập lại, không có chỗ nào, hay ở đâu là
trung tâm cả! (tất cả vũ trụ, như chúng biết, ngay từ “điểm đó” ở Mở Bùng Lớn
khởi đầu, và nó vẫn không là trung tâm, nhưng nó là toàn thể vũ trụ, và thực ra
đến nay, sau khi đã mở rộng, chúng ta cũng không thể định được chỗ nào là trung
tâm, Không có
trung tâm của vũ trụ! Vũ trụ chúng ta bắt đầu với một Mở Bùng Lớn khoảng 14 triệu năm trước,
và đã vẫn tiếp tục mở rộng từ đó. Thế nhưng không có một trung tâm của sự mở
rộng, nó là như nhau ở khắp mọi nơi. Mở
Bùng Lớn không nên được hình dung như một vụ nổ bình thường. Vũ trụ không
mở rộng ra từ một trung tâm nào vào không gian cả, đúng hơn, toàn thể vũ trụ
đang mở rộng và nó làm như vậy bằng nhau ở tất cả mọi nơi, như hiểu biết hiện
nay theo các nhà bác học cho phép chúng ta có thể nói thế) – Chúng ta
hãy tưởng tượng diễn tiến này ngược lại, như kể một câu chuyện từ kết cục
về mở đầu, hay chiếu phim một phim xinê ngược chiều, giật lùi thời gian,
và như thế tấm màn cao su đàn hồi, bớt căng dãn dần dần, co lại hẹp hơn và mọi
người lại thấy gần nhau hơn. Khi tất cả mọi người hết sức gần như vậy, đó là hiện
tượng nén chặt – khi nén chặt, mọi người chồng chất trên đầu nhau, hay tất cả các
atom hay sub-atom của toàn vũ trụ nén đặc lại cực nhỏ, vũ trụ là
khối nén đó - đó là là sự khởi đầu của hình ảnh của vụ mở bùng lớn - điểm có vũ
trụ nén chặt là điểm vũ trụ dị thường và độc nhất (the cosmic singularity): Tại
điểm đó, vũ trụ có mật độ và nhiệt độ gần như vô hạn.
3.
Kể từ khi những nhà khoa học đầu tiên đề xuất lý
thuyết Mở Bùng Lớn, nhiều người đã đặt câu hỏi và chỉ trích mô hình này. Thí dụ:
- Mở Bùng Lớn cho thấy vũ
trụ bắt đầu từ con số không, như thế đã vi phạm Luật thứ nhất của nhiệt động lực
học (the first law of thermodynamics), theo đó
nói rằng vật chất hay năng lượng không thể tạo ra hoặc phá hủy được.
- Sự hình thành của những
ngôi sao và những sông sao, Mở Bùng Lớn vi phạm Luật thứ nhì của nhiệt động lực
học (the law of entropy). Luật này nêu rằng trong những hệ thống khép kín, theo
thời gian có sự thay đổi là sẽ trở nên
ít được tổ chức hơn; hay nói vắn tắt , sự “vô
trật tự, hay lệch lạc” sẽ tăng dần theo thời gian.( the entropy of an isolated
system will increase)
- Trong giai đoạn khởi phát
– dù cực ngắn ngủi - Mở Bùng Lớn dường như vi phạm nguyên tắc là không gì có thể
di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Tốc độ ánh sáng là một hằng số trong vũ trụ.
Những người ủng hộ lý thuyết Mở Bùng Lớn nói chung đều
giải thích rằng những chỉ trích như vậy là không có cơ sở, vì hai lý do. Thứ nhất,
lý thuyết Mở Bùng Lớn không giải thích việc tạo lập vũ trụ (vũ trụ đã được tao
lập bằng những gì, từ đâu?), nhưng đúng hơn là nói về sự hình thành, tiến hóa của
nó (vũ trụ đã hình thành, thay đổi và khởi đầu của nó là ra sao, thế nào?). Thứ
hai, những định luật khoa học bị phá vỡ khi chúng ta đi về gần điểm vũ trụ dị
thường và độc nhất. Ở điểm ấy, tất cả những luật vật lý chúng ta biết có lẽ không
còn được áp dụng.
4.
Có nhiều mô hình khác đưa ra, cố gắng để giải thích
sự phát triển của vũ trụ, mặc dù không mô hình nào trong số chúng có được một sự
phổ biến rộng rãi như mô hình Mở Bùng Lớn :
- Mô hình trạng thái ổn định
của vũ trụ (The steady-state model): Vũ trụ từ bao giờ vẫn thế, vũ trụ luôn luôn có đó
và sẽ luôn luôn vẫn có mật độ tương tự. Lý thuyết này hòa giải với bằng chứng mới
đây rằng vũ trụ đang mở rộng, bằng cách đưa ra thuyết vũ trụ vẫn tạo thêm vật
chất, và tỷ lệ tạo ra này bằng tỷ lệ mở rộng của nó. Tuy nhiên lại có những suy
diễn mới, cho rằng vũ trụ không mở rộng nữa, nhưng chỉ dày nặng thêm. (Trong gần
một thế kỷ, sự đồng thuận giữa các nhà thiên văn đã là vũ trụ bắt đầu với Mở Bùng
Lớn và đã vẫn mở rộng từ đó. Giả thuyết vũ trụ mở rộng này được hình thành bởi
vì các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong khi phân tích quang phổ ánh sáng phát
ra từ các ngôi sao, có một độ lệch đỏ
(redshift) xảy ra, - chỗ có sự thay đổi tần số của nó khi một đối tượng phát
ánh sáng đang di chuyển ra xa chúng ta. Tuy nhiên lại có những suy diễn mới,
cho rằng vũ trụ không mở rộng nữa, hiện tượng redshift, có thể là triệu chứng của
một-gì khác, có thể là một sự gia tăng trong tổng khối lượng (mass) trong vũ trụ.)
- Mô hình Ekpyrotic (The Ekpyrotic model): cho
thấy vũ trụ của chúng ta là kết quả của một vụ va chạm của hai thế giới (brane)
ba-chiều, trong một không gian có thêm, không gian ẩn (là chiều thứ tư).
- Thuyết Bật Ngược lớn (The big bounce
theory): cho thấy vũ trụ của chúng ta là một trong hàng loạt những vũ trụ, bắt đầu
với mở rộng, sau đó co lại. Lập đi lập lại chu kỳ mở rông-co-lại này sau vài tỷ
năm. Thuyết Bật Ngược lớn cho thấy vũ trụ của chúng ta vướng trong một chu trình
vĩnh cửu của những Mở Bùng Lớn và Co Rúm Lớn.
[8]
Singularity: Theo Vật lý vũ trụ (Astrophysics), là chính
khoảnh khắc xảy ra Big Bang, vũ trụ đã hiện hữu trong một “điểm”, hay đúng hơn
một duy nhất có nhiệt độ và mật độ đậm đặc vô cùng (a singularity of
infinite temperature and density). Khái niệm là vật chất cô đọng, có tỷ trọng
cực lớn và thể tích cực nhỏ, nhiệt độ cao vô cùng.
[9]
Khái niệm Hố đen (black hole):
1.
Một hố-đen
vũ trụ là một chỗ trong không gian vũ trụ, ở đó lực hấp dẫn rất mạnh, mạnh đến
nỗi ánh sáng bị “hút” không thể phát sáng. Lực hấp dẫn mạnh như thế vì vật chất
đã bị cô đọng , dồn nén cứng vào một không gian cực nhỏ. Hiện tượng này có thế
xảy ra khi một ngôi sao bị “chết”. Không có ánh sáng phát ra từ một hố đen vũ
tru, chúng ta không “thấy”, nên chỉ đoán, bằng cách quan sát những ngôi sao
quanh nó, những ngôi sao này có những khác thường, (như quĩ đạo lệch, hay phát
một thứ ánh sáng có năng lượng cao đặc biệt)
Những hố
đen vũ trụ có thể rất nhỏ hay rất lớn. Nhỏ nhất chỉ bằng một atom (dù khối
lượng – mass - của nó rất lớn). Một loại hố đen khác gọi là “stellar” – khối lượng có thể khoảng 20
lần của mặt trời chúng ta. Có thể có rất nhiều stellar như thế trong giòng sao
Milky Way của chúng ta. Loại hố đen vũ trụ lớn hơn nữa là “supermassive”. Khoảng 1 triệu lần lớn hơn mặt trời. Trong Milky
Way, supermassive của nó được các nhà bác học đặt tên là Sagittarius A, nó có
một khối lượng của khoảng 4 triệu mặt trời, thu gọn trong một quả bóng rất lớn,
có thể chứa vài triệu quả đất!
Những nhà
khoa học nghĩ rằng những hố đen nhỏ nhất được thành lập khi vũ trụ bắt đầu.
Những hố đen lớn hơn, Stellar xảy ra khi một vì sao bùng vỡ, hiện tượng gọi là supernova, phần của nó bắn ra thành mây
bụi không gian, nhưng có những phần của nó đổ vào trong giữa, thành hố đen
stellar
Còn những
hố đen không lồ supermassive được thành lập khi galaxy thành lập, mỗi galaxy lớn đều có một hố đen
supermassive ở trung tâm của nó.
Có thể hiểu
hố đen là những ngôi sao chết, không sáng nữa, nhỏ hơn lúc sống, nhưng những gì
quanh nó không bị “hút” vào. Mặt trời của chúng ta một ngày nào đó sẽ tắt,
chết; nhưng nó không đủ lớn để thành một hố đen, và trái đất
chúng ta chết theo, không có cảnh bị hút vào hố đen mặt trời!
2.
Khái niệm Black hole – bắt đầu với John
Michell, năm 1783, trong một báo cáo khoa học của ông với Royal Society (Hàn lâm
viện Hoàng gia Anh). Sau đó, đến 1916, Albert Einstein tiên đoán black holes với
thuyết tương đối tổng quát của ông (general theory of relativity). Từ “black
hole” là một từ khoa học phổ thông do nhà vũ trụ học người Mỹ John Wheeler, năm1967
đã ghép thành.
Ngày nay, khái niệm này đang
thay đổi, nếu ai còn nghĩ “hố đen là nơi không gì có thể thoát ra ngoài, kể cả ánh
sáng” – có lẽ phải sửa soạn để tìm học thêm. Một trong những định nghĩa ngày
nay, thời hậu- Einstein, những hố đen vũ trụ, không là ‘hố’ và cũng không ‘đen’ – nhưng là “những đối
tượng được tạo thành hoàn toàn và chỉ thuần từ chiều không-thời uốn cong” (objects made wholly and solely from curved
spacetime”).
[10]
[John Brockman
trích dẫn Murray Gell-Mann, trên trang web 'Edge':
http://www.edge.org/3rd_culture/bios/smolin.html.]
[11] Lee Smolin. The Life of The Costnos (Đời sống của Vũ trụ). New York: Oxford University Press, 1997. Smolin
là nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng với lý thuyết chọn lọc tự nhiên trong vũ trụ
(cosmological natural selection), áp dụng phương pháp luận Darwin để trả lời
câu hỏi các luật vật lý trong vũ trụ đã được chọn lựa như thế nào. Ông nêu ý
tưởng rằng mỗi vũ trụ trong multiverse,
chúng cũng theo chu trình “thành trụ hoại không”, từ Big Hole này đến Big Hole
khác. Mỗi vũ trụ trong multiverse ra đời , sinh sản, tiến hóa, di truyền, nghĩa
là có đời sống của chúng.
Mỗi đêm nhìn trời sao, như trong một
bức tranh nổi tiếng của Van Gogh, trước mắt chúng ta, là vũ trụ đang sống.
[12]
Một thực thể thông minh (a), sáng tạo, thiết kế ra vũ trụ (b). Nếu đồng ý (b) là
một sự kiện hết sức phức tạp, có xác xuất hết sức cao, khó lòng có thể xảy ra, đến
không thể xảy ra; xác xuất đó là p(b); thì xác xuất để có một thực thể thông
minh, sáng tạo ra vũ trụ phức tạp, lại càng cao hơn, xác xuất để a có thể có là
p(a). Xác xuất p(a) phải là lũy thừa bậc n của xác xuất p(b)!
[13]
Subatomic: tầng của những hạt cấu-phần-atom,
những hạt nhỏ hơn atom tạo thành atom,
chúng ở trong atom, không “phụ” cũng không “hạ” (vì không có gì là “chính”, hay ở “trên”) – nhưng
đơn giản là những thành phần cấu tạo của mỗi atom – hay những hạt cực nhỏ là những cấu-phần của nó – thí dụ những
electron chạy ở những quĩ đạo vòng
ngoài, và những proton, neutron (trong có những quark) làm thành phần có vị trí ở giữa, thường
gọi là nhân (nucleus), của mỗi atom.. “Lực mạnh” giữ những hạt cấu phần
atom vào nhau, “lực yếu” làm chúng phân rã chậm (decay).
[14]
Lý luận vừa ác độc, vừa ngu xuẩn, vừa điên dại như Swinburne, và của
những nhà gót học khác, đều theo đến tự nhiên từ cùng một thất bại là họ đã
không trả lời được vấn nạn tà ác (tại sao có đau khổ, xấu ác trên thế
gian, nếu thế gian do một Gót vẫn được ca ngợi là đầy lòng thương yêu tạo ra,
nhưng tại sao đã “sáng tạo” con người lại cũng “sáng tạo” những thiên tai như
sóng thần, động đất, … những bệnh nan y cho ấu nhi mới lọt lòng, tật dị chứng …
cho trẻ thơ?)
Lý luận đã dẫn trên, có cùng một nền tảng mê muội
như của nữ tu Teresa thành Calcuta, hay bà sơ người Albani, tên tục là Anjezë
Gonxhe Bojaxhiu. Bà đã nhặt nhạnh những nạn nhân bênh tật và nghèo khổ bị xã
hội bỏ rơi của thành phố xứ Ấn này, đem về nuôi với kết quả trực tiếp là thu
được tiền, lấy được tiếng thơm cho hội nhà thờ trên khắp thế giới. Nhưng một
mặt khác, như những chứng nhân đã thuật lại – trong Nhà cho những người bệnh
chờ chết (Homes for the Dying) đó, người ta có thể “nghe tiếng thét gào của những
nạn nhân có dòi bọ chui ra từ những vết thương lở lói, hở miệng trên người của
họ, vì không cho họ thuốc giảm đau. Trên nguyên tắc quản lý của bà Teresa đưa
ra, những thuốc giảm đau đớn đều không được phân phát cho các bệnh nhân đang
chờ chết đó uống, ngay cả trong những trường hợp nặng nề đau đớn kịch liệt
nhất. Theo như bà Teresa, đang được Vatican sửa soạn dư luận để phong chức
“thánh chiên”, sự đau đớn thân xác là “quà tặng đẹp nhất cho một cá nhân khiến
người ấy có thể dự phần vào sự thống khổ của chúa Kitô”!
Dawkins, đặc biệt không xử dụng Luận chứng Tà ác
trong việc bác bỏ Giả thuyết Gót Hiện hữu – vì theo ông: vấn nạn đó đã đặt trên
ít nhất ba định đề: (a) có một gót, (b) gót đó toàn năng, toàn trí, toàn thiện,
sau đó, cho thấy sự mâu thuẫn giữa (a) và (b) – đó là (c) tại sao gót đó để xảy
ra những thảm cảnh thấy trong trần gian và đời người?
Dawkins cũng như chúng ta đều không chấp nhận (a)
và dĩ nhiên đưa ra thêm (b) là đòi hỏi nhiều quá, thế nên nói chi đến mâu thuẫn
(c) – vì như thế cũng như đi hỏi, hay buộc tội một gì đó vốn trước tiên đã không
có thật lại còn cho thêm cho rằng một gì đó là tốt (nhỡ là tên chuyên nghề
ăn cướp, lừa đảo thì sao), đã thế nếu còn hỏi thêm tại sao điều xấu lại cứ xảy
ra – cả ba điều đều không đứng vững!
Thực ra – Luận chứng Tà ác là một luận chứng rất
vững mạnh – giả định có (a) và yếu tính hiện hữu của (a) là (b) để cho thấy nếu
nhận (a, b) sẽ phải đi đến một mâu thuẫn phi lý là (c) – mâu thuẫn này sẽ phủ
nhận (a), (a, b) như thế không thể có thực, vì c là thực.
Nhưng
ở đây, Dawkins không cần đến luận chứng cổ điển này – ông dùng nền tảng thuần
khoa học – thuyết tiến hóa, xác xuất thống kê – để chứng minh Gót là một huyễn
tưởng. Đó là độc đáo của ông.
[15]
heterogeneity
[16] [Ward (1996: 99); Polkinghorne (1994: 55).]