Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)
Chương 5
Những gốc rễ của tôn giáo
Với một nhà tâm lý học theo thuyết tiến hóa,
trước những quá đáng rườm rà phổ quát của những nghi lễ tôn giáo, với tổn hại
của chúng về thì giờ, nguồn lực, đau đớn và thiếu hụt, làm người ta nên nghĩ
rằng tôn giáo, cũng sinh động sặc sỡ như cái trôn của con khỉ đỏ đít, có thể là
do thích nghi mà có. (Marek Kohn).
Mọi người đều có lý
thuyết yêu chuộng riêng của họ cho câu hỏi tôn giáo từ đâu đến, và tại sao tất
cả những nền văn hóa loài người đều có tôn giáo. Nó đem lại sự an ủi và khuây
khỏa dễ chịu. Nó hun đúc sự kết đoàn trong những nhóm. Nó đáp ứng khao khát của
chúng ta muốn hiểu lý do tại sao chúng ta hiện hữu. Tôi sẽ đi đến với những
giải thích thuộc loại này trong chốc lát, nhưng tôi muốn bắt đầu với một câu
hỏi trước, một câu hỏi có ưu tiên vì những lý do chúng ta sẽ thấy: một câu hỏi
về chọn lọc tự nhiên theo học thuyết Darwin.
Biết rằng chúng ta là những sản phẩm
của tiến hóa theo Darwin, chúng ta nên hỏi áp lực, hoặc những áp lực nào, chọn
lọc tự nhiên ban đầu tạo ra, đã nghiêng thuận lợi cho sự thúc đẩy đến tôn giáo.
Câu hỏi dành được sự cấp thiết từ những suy xét theo tiêu chuẩn Darwin về sự
quản lý tiện tặn những nguồn lực. Tôn giáo thì rất tốn kém, rất lãng phí xa xỉ,
và lựa chọn theo Darwin thường quen nhắm vào sự lãng phí, lấy nó làm mục tiêu
để loại trừ. Thiên nhiên là một nhà kế toán hà tiện, bất đắc dĩ nếu phải tiêu
thì dè xẻn từng xu, nhìn đồng hồ, trừng phạt sự lãng phí cỏn con nhất. Không
ngơi và không ngừng, như Darwin giải thích, “chọn lọc tự nhiên là rà soát hàng
giờ và hàng ngày, trên toàn thế giới, mọi biến thái, thậm chí chỉ một li một
tí; từ chối những gì là xấu, gìn giữ và cộng lại tất cả những gì là tốt, âm
thầm và vô cảm, bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào nếu đem cho cơ hội, làm việc
vào sự cải tiến của từng tổ chức hữu cơ của hữu thể”. Nếu một con thú sống
trong hoang dã thường xuyên thực hiện một vài hoạt động vô dụng, lựa chọn tự
nhiên sẽ nghiêng thuận lợi sang những cá nhân đối thủ, thay vào đó, là kẻ dành
thời giờ và năng lực, cho sự sống còn và tái tạo. Thiên nhiên không thể kham
nổi trò phù phiếm lấy sự phô trương khôn ngoan làm vui. Chủ nghĩa ích nhiều lợi
đông mới đáng khen [1], tàn nhẫn là
quân bài thắng trọn ván, ngay cả khi nếu nó không luôn luôn có vẻ như vậy.
Đối với một nhà theo thuyết tiến hoá,
những nghi lễ tôn giáo “nổi bật như những con công trong một trảng rừng có mặt
trời chiếu sáng” (câu văn của Dan Dennett). Hành vi tôn giáo là một tương
đương, được viết-lớn-hơn cho con người, của sự tắm kiến hay sự xây dựng của
chim bower. Nó thì tốn thì giờ, tốn năng lực, thường cũng hoang phí quá đáng trong
trang trí công phu như bộ lông của một con chim “chim-thiên-đường”.[5]
Tôn giáo có thể gây nguy hiểm cho đời sống của cá nhân sùng đạo, cũng như đời
sống của những người khác. Hàng ngàn người đã bị tra tấn vì lòng trung thành
của họ với một tôn giáo, bị những cuồng tín đàn áp, ngược đãi vì những gì vốn
trong nhiều trường hợp là một một lòng tin có thể chọn lựa thay thế nhưng chỉ
hơi phân biệt được là khác nhau. Tôn giáo tiêu thụ ngấu nghiến tài nguyên, đôi
khi trên một quy mô rộng lớn. Một nhà thờ trung cổ có thể tiêu thụ một trăm
nhân công trong hàng thế kỷ xây dựng của nó, nhưng không bao giờ được dùng làm
nhà ở, hoặc cho bất cứ một mục đích nào có thể nhận là có ích. Đó có phải đã là
một thứ kiến trúc của đuôi con công? Nếu có thế, là nhằm mục đích quảng cáo với
ai? Âm nhạc trong nhà thờ và tranh vẽ trưng bày lòng mộ đạo đã độc quyền xử
dụng phần lớn những tài năng thời Trung cổ và Phục hưng. Những người sùng đạo
đã chết cho những gót của họ, và cũng giết người khác vì những gót của họ; tự
đánh roi vào lưng họ cho đổ máu, tự thệ nguyện sống một đời độc thân không giao
hợp nam nữ, không kết hôn, hoặc với im lặng cô đơn, tất cả trong sự phục vụ cho
tôn giáo. Tất cả những điều đó để làm gì? Lợi ích của tôn giáo là gì?
Khi dùng từ “lợi ích”, theo Darwin,
bình thường có nghĩa là một vài nâng cao mức độ, phẩm lượng, giá trị, làm mạnh
thêm hơn cho sự sống còn của những gene của mỗi cá nhân. Những gì bị thiếu ở
chỗ này là điểm quan trọng rằng lợi ích theo Darwin thì không chỉ giới hạn với
những gene của những cá nhân tổ chức sinh vật. Có ba mục tiêu có thể thay thế
được về lợi ích. Một phát sinh từ lý thuyết của sự chọn lọc nhóm, và tôi sẽ đi
đến đó. Thứ nhì tiếp đến từ lý thuyết mà tôi ủng hộ trong The Extended Phenotype: những cá nhân bạn đang theo dõi có thể làm
việc dưới ảnh hưởng thao túng của những gene trong một cá nhân khác, có thể là
một ký sinh trùng. Dan Dennett nhắc chúng ta rằng chứng cảm lạnh thông thường
là phổ quát trong tất cả những dân tộc của loài người, trong cùng một cách rất
tương tự như tôn giáo, thế nhưng chúng ta không muốn đưa lên ý kiến là chứng
cảm lạnh lợi ích cho chúng ta. Có rất nhiều những thí dụ đã biết về những động
vật đã thao túng vào trong sự ứng xử theo một cách như để làm lợi về phần dẫn
truyền của một ký sinh trùng sang một “khổ chủ” kế tiếp của nó. Tôi đã gói gọn
điểm này trong “định lý chủ yếu về những phenotype
được kéo dài” [6] của tôi:
“Hành vi của một động vật có khuynh hướng để tối đa hóa sự sống còn của những
gene “cho” hành vi đó, cho dù xảy ra là những gene đó có hay không có hiện diện
trong cơ thể của động vật cụ thể thực hiện điều đó”.
Thứ ba, “định lý chủ yếu” có thể thay
thế những “gen” với thuật ngữ tổng
quát hơn, những “replicator”. Sự kiện
rằng tôn giáo là ở khắp mọi nơi có thể có nghĩa là nó đã làm việc cho lợi ích
của một vài điều gì đó, nhưng nó có thể không là cho chúng ta, hoặc cho những
gene của chúng ta. Nó có thể là vì lợi ích của chỉ bản thân của chính những ý
tưởng tôn giáo, tới mức mà chúng hành xử một phần nào trong một cách giống-như-gen, như những replicator. Tôi sẽ giải quyết điều này dưới đây, dưới nhan đề “Hãy bước
nhẹ, vì bạn dẫm trên những meme của
tôi [7].
Đồng thời, tôi nhấn mạnh thêm, với những cách giải thích truyền thống hơn của
học thuyết Darwin, trong đó “lợi ích” được giả định để hiểu nghĩa là lợi ích
cho sự sống còn và và tái sinh sản cá nhân.
Những dân tộc săn bắn hái lượm, như
những bộ lạc thổ dân ở Australia, có lẽ sống trong một vài gì đó giống cách tổ
tiên xa xưa của chúng ta đã sống. Triết gia khoa học Kim Sterelny của New
Zealand / Australia tóm thu một tương phản nổi bật trong đời sống của họ. Một
mặt, những thổ dân là những người sống sót tuyệt diệu dưới những điều kiện
trong đó thử thách những kỹ năng thực tiễn của họ đến cùng cực. Tuy nhiên,
Sterelny nói tiếp tục, thông minh như loài người của chúng ta có thể là, chúng
ta thì thông minh một cách lệch lạc.
Cũng chính những dân tộc là những người rất hiểu biết về thế giới tự nhiên, và
biết làm thế nào để sống còn trong đó, đồng thời làm não thức của họ lộn xộn
với những tin tưởng mà rõ ràng chúng sai lầm đến lấy tay sờ được, và với chúng,
từ “vô dụng” là một cách nói nhẹ, quá độ lượng. Bản thân Sterelny quen thuộc
với những dân bản xứ của Papua New Guinea. Họ sống sót dưới những điều kiện
khắc nghiệt, gian khổ mới kiếm được miếng ăn, bằng “một sự hiểu biết chính xác
đến mức huyền thoại về môi trường sinh học của họ” hằn sâu như vết roi khắc.
“Tuy nhiên, họ kết hợp hiểu biết này với những ám ảnh sâu xa và tàn phá về sự ô
nhiễm của kinh nguyệt phụ nữ, và về pháp thuật phù thủy. Nhiều những văn hóa
địa phương bị giày vò khổ sở bởi khiếp hãi những phù thủy và phép thuật, và bạo
lực đi kèm với những khiếp hãi đó”. Sterelny thách thức chúng ta giải thích
“làm thế nào chúng ta đồng thời có thể vừa quá thông minh và quá đần độn” [8]
.
Dù những chi tiết có khác biệt trên
toàn thế giới, không văn hóa được biết nào lại không có một vài phiên bản của
những nghi lễ tiêu phí thì giờ, tiêu phí tài sản, kích động sự thù địch, những
hoang tưởng [9]
phản-thực tại, sự phản-tác dụng sản-xuất của tôn giáo. Một vài cá nhân có học
thức có thể từng từ bỏ tôn giáo, nhưng tất cả đều đã được nuôi dạy trưởng thành
trong một nền văn hóa có tôn giáo, từ đó họ thường phải làm một quyết định có ý
thức để bỏ đi. Câu nói đùa ở Bắc Ireland trước đây, “Vâng, nhưng bạn là một
người không-tin-có-gót Thệ phản, hay một người không-tin-có-gót Catô?” sắc nhọn
với sự thật cay đắng. [10]
Hành vi tôn giáo có thể được gọi là một hành vi phổ quát của con người, trong
cùng một lối như có thể gọi hành vi tình dục giữ những người khác giới tính. Cả
hai sự khái quát hóa đều để xảy ra những trường hợp ngoại lệ cá nhân, nhưng tất
cả những ngoại lệ đó chỉ hiểu tường tận, quá tường tận đến chua chát, được quy
tắc mà từ đó chúng đã rời bỏ bước đi. Những thuộc tính nổi bật phổ quát của một
chủng loại đòi hỏi một giải thích theo học thuyết Darwin.
Hiển nhiên, không có khó khăn trong
việc giải thích lợi thế của hành vi tình dục, theo Darwin. Nó là về chuyện sinh
con đẻ cái, việc làm ra trẻ nhỏ, ngay cả trong những dịp mà sự ngừa thai hoặc
đồng tính luyến ái làm nó có vẻ thất bại. Nhưng thế còn những hành vi tôn giáo
thì sao? Tại sao con người nhịn ăn nhịn uống, quỳ gối, phủ phục bái lạy, tự
đánh bằng roi, gật đầu như ma dại vào một bức tường, kéo nhau đi thập tự
chinh, hoặc nếu không thì đắm mình trong những thực hành tốn kém vốn có thể phí
phạm hết đời sống, và trong những trường hợp cực đoan, chấm dứt đời sống?
Những Lợi
thế Trực tiếp của Tôn giáo
Có một ít bằng chứng rằng tin tưởng
tôn giáo bảo vệ con người khỏi những bệnh có liên hệ với sự căng thẳng tinh
thần. Bằng chứng thì không mạnh, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu nó đã đúng, vì
cùng một loại lý do như “chữa bệnh bằng
lòng tin tôn giáo” có thể thành ra được việc trong một số trường hợp [11].
Tôi ước là đã không cần để nói thêm rằng những tác động có lợi thuộc loại như
vậy, không có cách nào làm những tuyên xưng của tôn giáo tăng thêm giá trị về
sự thực. Trong lời của George Bernard Shaw, “Sự kiện rằng một người tin vào Gót
thì vui sướng hơn một người hoài nghi thì không thêm gì vào vấn đề hơn sự kiện
rằng một người say rượu thì vui sướng hơn một người tỉnh táo.”
An ủi và làm vững dạ là thuộc vào
phần những gì một y sĩ có thể đem cho một bệnh nhân. Điều này không nên vội bỏ
ngay đi mà không suy nghĩ. Y sĩ của tôi không thực hành lối chữa bệnh dùng lòng tin, theo nghĩa đen
của cách “đem cho những bàn tay” [12].
Nhưng nhiều lần, tôi đã từng được “chữa khỏi” một vài bệnh nhẹ ngay lập tức,
bằng một giọng trấn an từ một khuôn mặt thông minh ngước lên từ một cặp ống
nghe. Hiệu ứng chất thuốc vờ [13]
đã có hồ sơ khảo cứu rõ ràng, và ngay cả không còn là rất bí ẩn. Những viên
thuốc giả [14],
hoàn toàn không gây tác động dược khoa, cho thấy có cải thiện sức khỏe. Đó là
lý do tại sao những thử nghiệm thuốc mới theo phương pháp mù-đôi phải dùng những chất thuốc vờ như những kiểm soát. Đó là lý
do tại sao những liều thuốc của homoeopathy
[15]
xem ra khỏi bệnh, mặc dù chúng đã được làm thật loãng đến mức chúng có cùng
phân lượng thành phần tác động như sự kiểm soát chất thuốc vờ – zêrô những phân tử. Ngẫu nhiên, một phó
sản do không may của sự lấn chiếm của những luật sư trên lãnh vực của những y
sĩ, làm những y sĩ bây giờ sợ, không viết toa có chất thuốc vờ trong hành nghề
bình thường. Hoặc qui định hành chính có thể buộc họ trong những ghi chú giấy
mực, phải ghi là có chất thuốc vờ, mà bệnh nhân có thể tìm biết được, tất nhiên
sẽ làm hỏng mục đích. Những người trị bệnh theo Homoeopathy có thể đạt được những thành công tương đối, không giống
như những y sĩ truyền thống, vì họ vẫn được phép cho chất thuốc vờ – nhưng dưới
tên gọi khác. Họ cũng có nhiều thì giờ dành vào việc nói chuyện hơn, và chỉ đơn
giản là ân cần với người bệnh. Thêm nữa, trong buổi đầu của lịch sử lâu dài của
nó, danh tiếng của Homoeopathy đã vô
tình được tăng mạnh vì sự kiện là những biện pháp trị liệu của nó đã không làm
gì tất cả – ngược lại với những thực hành y khoa chính thống y tế, chẳng hạn
như làm chảy máu, vốn có tác động gây hại (về mặt khác).
Có phải tôn giáo là một chất thuốc vờ làm tuổi thọ kéo dài qua
cách giảm bớt căng thẳng? Có thể, mặc dù thuyết này phải chịu được một tấn công
dữ dội của những người hoài nghi, họ chỉ ra nhiều trường hợp trong đó tôn giáo
là nguyên nhân gây nên, hơn là làm bớt căng thẳng. Thật khó để tin rằng, thí
dụ, sức khỏe thì được cải thiện bằng trạng thái đau khổ, kéo dài như
bán-vĩnh-viễn, về phạm tội, về sự tự cho mình “có tội” mà một người Catô Lamã
có được, từ sự yếu đuối bình thường của con người, và từ sự thông minh thấp hơn
bình thường. Có lẽ đó là không công bằng để chỉ nói về những người Catô. Nhà
hài hước người Mỹ Cathy Ladman quan sát thấy rằng “Tất cả những tôn giáo đều
giống nhau: tôn giáo về cơ bản là cảm xúc phạm tội, với những ngày lễ khác
nhau” [16].
Dù trường hợp nào đi nữa, tôi thấy lý thuyết chất thuốc vờ không xứng đáng với
hiện tượng tôn giáo phổ biến đông đảo trên toàn thế giới. Tôi không nghĩ rằng
lý do chúng ta có tôn giáo là vì nó làm giảm mức độ căng thẳng tinh thần của tổ
tiên chúng ta. Đó không phải là một lý thuyết đủ lớn cho sự việc, mặc dù nó có
thể đã đóng một vai trò phụ thuộc. Tôn giáo là một hiện tượng lớn và nó cần một
lý thuyết lớn để giải thích nó.
Những lý thuyết khác đều hoàn toàn
hụt hẫng tất cả, không có những điểm quan trọng trong những giải thích theo
Darwin. Tôi đang nói về những ý kiến nêu lên như “tôn giáo làm thỏa mãn sự tò mò
của chúng ta về vũ trụ và chỗ đứng của chúng ta ở trong đó”, hay “tôn giáo thì
an ủi”. Có thể có một vài sự thật về tâm lý ở đây, như chúng ta sẽ thấy trong
Chương 10, nhưng không một nào trong hai, thì trong bản thân nó là một giải
thích theo Darwin. Như Steven Pinker đã gắt gao trực tiếp về lý thuyết an ủi,
trong How the Mind Work: “nó chỉ nêu
lên câu hỏi rằng tại sao một não thức
sẽ tiến hóa để tìm an ủi trong những tin tưởng mà nó rõ ràng có thể thấy là
sai. Một người đương lạnh cóng không tìm thấy sự khây khỏa dễ chịu bằng cách
tin tưởng rằng anh ta thì đương ấm áp; một người mặt đối mặt với một con sư tử
thì không làm mình thành thoải mái tự nhiên bằng tin tưởng khăng khăng rằng đó
là một con thỏ” [17]. Ở mức độ
thấp nhất, lý thuyết an ủi cần phải được thông dịch vào những thuật ngữ của
thuyết Darwin, và điều đó thì khó hơn là bạn có thể tưởng. Những giải thích tâm
lý cho những tác dụng mà mọi người tìm thấy một vài tin tưởng dễ chịu hay khó
chịu là những giải thích đến lưng chừng gần đúng, nhưng không rốt ráo sau cùng.
Những người theo thuyết Darwin làm rõ
nhiều về sự khác biệt này giữa lưng chừng gần đúng và rốt ráo sau cùng. Giải
thích lưng chừng gần đúng cho sự nổ bùng trong ống xi-lanh của một động cơ nổ
liên quan đến bu-gi bật lửa điện. Giải thích rốt ráo sau cùng liên quan đến mục
đích mà vụ nổ được thiết kế: để đẩy một piston trong xi lanh, do đó làm quay
một crankshaft [18].
Nguyên nhân gần đúng của tôn giáo có thể là có nhiều hoạt động quá trong một
vùng nhánh đặc biệt nào đó của bộ óc [19].
Tôi sẽ không theo đuổi ý tưởng của khoa thần kinh học về một “trung tâm gót”
trong bộ óc, vì ở đây tôi không bận tâm với những câu hỏi tương đối, phoảng
đoán gần đúng. Đó không phải là để làm giảm giá trị của chúng. Tôi khuyên bạn
nên đọc Michael Shermer How We Believe:
The Search for God in an Age of Science [20] để có một thảo luận rõ ràng và ngắn
gọn, trong đó gồm cả ý kiến của Michael Persinger và những người khác nữa, nêu
lên rằng thần thái nửa mê nửa tình, “thấy” những gì người quanh không thấy, như
vẫn kể trong tôn giáo, chúng liên quan đến bệnh động kinh phần bộ óc ở bên
trong khoàng vùng màng tang. [21]
Nhưng bận tâm của tôi trong chương
này là những giải thích rốt ráo sau cùng theo Darwin. Nếu những nhà thần kinh
học tìm thấy một “trung tâm gót” trong óc, những nhà khoa học theo Darwin như
tôi vẫn sẽ muốn hiểu áp lực nào của chọn lọc tự nhiên nghiêng sang làm nó có
lợi thếphát triển. Tại sao những người trong số tổ tiên chúng ta, những người
đã có khuynh hướng di truyền để phát triển có một “trung tâm gót”, sống sót để
có nhiều con cháu nối dòng hơn những đối thủ là những người đã không có chăng?
Câu hỏi cuối cùng theo Darwin thì không phải là một câu hỏi hay hơn, không phải
là một câu hỏi sâu xa hơn, không phải là một câu hỏi khoa học hơn so với câu
hỏi ước đoán thần kinh. Nhưng nó là một câu hỏi mà tôi đang nói đến ở đây.
Những người theo thuyết Darwin cũng
không hài lòng với những giải thích chính trị, chẳng hạn như “tôn giáo là một
công cụ được giai cấp nắm quyền lực xử dụng để nô dịch những giai cấp bị trị thấp
kém”. Điều đó chắc chắn là đúng với những nô lệ da đen ở nước Mỹ (trước đây), đã
được những hứa hẹn về một đời khác đem cho họ sự an ủi, khiến sự bất mãn của họ
với đời này đã khựng lại, và do đó những chủ nhân họ được hưởng lợi. Câu hỏi
không biết có phải những tôn giáo đều do những thày chăn chiên duy kỷ bất chấp
đạo lý, hoặc những nhà cai trị có ý đồ đã xây dựng, thiết kế nên hay không, là
một câu hỏi thú vị nên theo dõi. Nhưng trong bản thân nó vẫn không phải là một
câu hỏi theo thuyết Darwin. Những người theo thuyết Darwin còn vẫn muốn biết
tại sao người ta thành mềm yếu, dễ dàng để mình bị thương tổn trước những mê
hoặc quyến rũ của tôn giáo, và do đó mở ra tự đón những lợi dụng, bóc lột, và
khai thác của những nhà chăn chiên, những nhà chính trị, và những vua chúa.
Một kẻ thao túng, duy kỷ bất chấp đạo
lý đầy thủ đoạn, có thể dùng thèm muốn xác thịt như một dụng cụ của quyền lực
chính trị, nhưng chúng ta vẫn cần giải thích theo Darwin lý do tại sao nó lại
nên sự, thành công, được việc. [22]
Trong trường hợp của thèm muốn xác thịt, ham muốn tình dục, câu trả lời thì dễ
dàng: bộ óc của chúng ta đã được dựng lập để biết hưởng thú vui tình dục của
quan hệ xác thịt, ở trạng thái tự nhiên của nó, trong khi “làm ra” những đứa
con. Hoặc một tay thao túng chính trị cũng có thể dùng tra tấn để có được những
mục đích của mình. Một lần nữa, theo Darwin lại phải cung cấp giải thích cho lý
do tại sao tra tấn có hiệu lực; tại sao chúng ta sẽ làm hầu như bất cứ gì để
tránh đau đớn mãnh liệt. Một lần nữa nó có vẻ rõ ràng đến mức nhàm chán, nhưng
theo Darwin vẫn cần phải nói nó ra rõ ràng: chọn lọc tự nhiên đã thiết lập nhận
thức về đau đớn như là một dấu hiệu của sự tổn thương cơ thể, đe dọa đến tính
mạng, và đã “prôgram” chúng ta để
tránh nó [23].
Những cá nhân hiếm hoi là những người không thể cảm thấy đau, hoặc không quan
tâm về nó, thường dễ bị chết, hay chết non do những thương tích mà phần chúng
ta còn lại đã có hành động thận trọng để ngừa tránh. Cho dù đó là sự quá ích kỷ
chỉ biết mình không màng đến ai khác đã khai thác, hoặc cho dù nó chỉ thể hiện
bản thân nó một cách đột ngột tự nhiên, những gì cuối cùng giải thích cho sự
thèm muốn để có những gót?
Sự Chọn lọc
Nhóm
Một vài những giải thích được gán cho
là cuối cùng, quay ra là – hoặc được khẳng định công khai – những lý thuyết về
“chọn lọc nhóm”. Chọn lọc nhóm là ý tưởng tranh luận rằng chọn lọc Darwin chọn
giữa những chủng loại hay những nhóm
khác của những cá nhân. Nhà khảo cổ học trường Cambridge, Colin Renfrew nêu ý
kiến rằng đạo Kitô đã sống sót bằng một hình thức của sự chọn lọc nhóm, vì nó
hun đúc ý tưởng về lòng trung thành trong-nhóm, và tình yêu thương anh em
trong-nhóm, và điều này đã giúp những nhóm có tôn giáo sống sót, với tổn hại
thiệt thòi cho những nhóm kém ý thức tôn giáo hơn. Người rao giảng tiên phong
của lý thuyết chọn-nhóm ở Mỹ là D. S. Wilson, ông đã phát triển độc lập một đề
nghị tương tự nhưng dài hơi hơn, trong Darwin’s
Cathedral [24]
Dưới đây là một thí dụ được nghĩ ra,
để cho thấy một thuyết chọn lọc nhóm
về tôn giáo có thể giống như thế nào. Một bộ lạc với một “gót của những chiến
trận” hiếu chiến sôi động, chiến thắng những bộ lạc đối thủ có những thần thúc
dục hòa bình và hòa hợp, hoặc những bộ lạc không có gót nào cả. Những người ra
trận, là người có lòng tin không lay chuyển rằng cái chết của một người tử đạo
sẽ gửi họ thẳng lên thiên đường, họ sẽ chiến đấu dũng cảm, và nhiệt thành sẵn
sàng từ bỏ đời sống của họ. Như thế, những bộ lạc với loại này của tôn giáo là
có nhiều hứa hẹn sống sót trong chiến tranh giữa những bộ lạc, lấy gia súc của
những bộ lạc bị chinh phục và chiếm những phụ nữ của họ như thê thiếp. Những bộ
lạc thành công như vậy sinh sản con đàn cháu đống đông đảo thành những bộ lạc
con, những bộ lạc con bùng lớn mở rộng và cũng sinh sôi nảy nở hơn nữa, thành
nhiều những bộ lạc cháu, và tất cả đều thờ cùng một gót. Ý tưởng về một nhóm
sinh sản, như tôm cá đẻ trứng hết chùm này đến chùm khác, hay giống một tổ ong
dày nhung nhúc phải phân bầy, thì không là một lý lẽ không có vẻ hợp lý, nhân
đây cũng nói thế. Nhà nhân chủng học Napoleon Chagnon đã vẽ bản đồ chỉ về sự
tách đôi mở rộng như vậy của những làng (thổ dân), trong công trình nghiên cứu
được ca ngợi của ông, về “Dân tộc Quyết liệt”, những người Yanomamo của rừng
Nam châu Mỹ .[25]
Chagnon không là một người ủng hộ
thuyết chọn lọc nhóm, và tôi cũng không. Có những phản đối kịch liệt với nó. Là
một người đứng về một phái trong tranh cãi, tôi phải dè chừng và tỉnh táo để
đừng cỡi con ngựa tinh thần yêu thích, đường Tiệm cận [26],
của tôi đi lạc, lệch khỏi lối đi chính của quyển sách này. Một vài nhà sinh vật
học, ngoài ý muốn của mình, tự cho thấy một sự lẫn lộn giữa chọn lọc nhóm đích
thực, như trong thí dụ giả thuyết của tôi về thần chiến tranh, và một gì đó
khác mà họ gọi là chọn lọc nhóm,
nhưng khi xem xét kỹ lưỡng hơn, nó quay ra là sự chọn lọc những người thân, họ
hàng cùng máu mủ, hay lòng thương người, lòng vị tha với ý mong được đáp trả
(xem Chương 6). [27]
Những người trong phái chúng tôi, là
những người giảm giá trị của thuyết chọn lọc nhóm, thừa nhận rằng nó có thể xảy
ra trên nguyên tắc. Câu hỏi đặt ra là không biết liệu nó có tương đương với một
sức mạnh đáng kể trong sự tiến hóa hay không. Khi nó được đọ sức với lựa chọn ở
những cấp thấp hơn – Như khi chọn lọc nhóm được đưa ra như một giải thích cho
sự tự hy sinh cá nhân – lựa chọn cấp thấp có nhiều cơ hội là mạnh mẽ hơn. Trong
bộ lạc giả thuyết của chúng ta, hãy tưởng tượng có một chiến binh vị kỷ độc
nhất trong một đạo quân bao trùm những người khao khát tử đạo, tha thiết chết
cho bộ lạc và nhận một phần thưởng là thiên đàng. Người này sẽ chỉ hơi có ít cơ
hội xảy ra hơn, là bị bên thắng tóm được, ở cuối trận chiến, vì hậu quả của sự
bám giữ ở đằng sau (mọi người khác) để cứu lấy cái cổ của riêng mình. Sự tử đạo
của những đồng đội sẽ lợi ích cho người này, nhiều hơn lợi ích cho mỗi người đã
tử đạo, tính trên trung bình, vì họ bị chết hết. Người này có cơ hội hơn, là sẽ
sinh sản được nhiều hơn những người kia, và gene của người vị kỷ này, vì từ
chối sự chết vì đạo, đã có nhiều khả năng được sản xuất, tiếp tục sao chép vào
những thế hệ tiếp theo. Do đó, trong những thế hệ tương lai, những khuynh hướng
đưa đến sự tử đạo sẽ giảm bớt.
Đây là một thí dụ đùa vui đã được đơn
giản, nhưng nó minh họa một vấn đề kéo dài lâu năm với lựa chọn nhóm. Những lý
thuyết lựa chọn nhóm của tự hy sinh cá nhân là luôn luôn yếu đuối, dễ bị kéo đổ
từ bên trong. Những cái chết và những tái sinh sản cá nhân diễn ra trên một mức
độ thời gian nhanh hơn, và với tần số lớn hơn những sự tuyệt chủng nhóm, và
những sự phân nhóm. Những mô hình toán học có thể được khéo uốn bẻ để sinh ra
những điều kiện đặc biệt, vốn bên dưới chúng, sự lựa chọn nhóm có thể là có sức
mạnh tiến hóa. Những điều kiện đặc biệt này thường không thực tế trong bản
chất, nhưng nó có thể biện luận rằng những tôn giáo trong những nhóm người bộ
lạc hun đúc chỉ đúng như vậy, bằng nếu không có những điều kiện đặc biệt không
thực tế. Đây là một dòng lý thuyết thú vị đáng chú ý, nhưng tôi sẽ không theo
đuổi nó ở đây, ngoại trừ thừa nhận rằng chính Darwin, mặc dù trong bình thường,
ông đã là một người ủng hộ vững chắc sự lựa chọn ở mức độ cá nhân của những cơ
cấu sinh vật, đã đến cũng gần như ông đã từng đến gần với sự lựa chọn nhóm,
trong thảo luận của ông về những bộ tộc con người:
Khi hai bộ lạc của người
nguyên thủy, sống trong cùng vùng đất, đi vào trong cạnh tranh, nếu một bộ lạc
bao gồm (những trường hợp khác là giống bằng nhau) một số lượng lớn hơn những
thành viên can đảm, đồng cảm, và trung thành, là những người luôn luôn sẵn sàng
để báo trước cho nhau biết về nguy hiểm, để giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau; không
phải nghi ngờ gì, bộ lạc này sẽ thành công nhất và chinh phục bộ lạc khác.. .
Dân tộc ích kỷ và hay cãi vã sẽ không gắn bó, và không có sự gắn bó thì không
có thể thực hiện được gì cả. Một bộ lạc nếu có những phẩm chất trên, trong một
mức độ cao, sẽ lan rộng, và sẽ chiến thắng những bộ lạc khác, nhưng trong quá
trình thời gian, phán xét từ tất cả quá khứ lịch sử, đến phiên nó se bị một vài
bộ lạc khác vượt qua, những bộ lạc lại vẫn được ưu đãi còn nhiều hơn.[28]
Để thỏa mãn bất kỳ một nhà chuyên môn
sinh học nào có thể đọc điều này, tôi nên nói thêm rằng ý tưởng của Darwin đã
không là sự lựa chọn nhóm một cách chặt chẽ, trong ý hướng thực sự của những
nhóm thành công sinh sản đông đảo những nhóm con, tần số của những nhóm con có
thể được tính trong một quần thể dân số đông đảo gồm những nhóm. Đúng hơn, thay
vào đó, Darwin đã hình dung những bộ lạc với những thành viên hợp tác một cách
vị tha, chúng lan rộng và trở thành đông đảo hơn tính trên số lượng những cá
nhân. Mô hình của Darwin thì giống hơn với sự lan rộng của sóc lông xám ở Anh
với sự thiệt thòi của sóc lông đỏ: sự thay thế đến từ liên hệ với môi trường
sống, không là lựa chọn nhóm đúng thực. [29]
Dẫu trong trường hợp nào, bây giờ tôi
muốn đặt chọn lọc nhóm qua một bên, và quay sang quan điểm của riêng tôi về giá
trị sống còn của tôn giáo, theo Darwin. Tôi là một trong số ngày càng tăng
những nhà sinh vật học xem tôn giáo như là một
sản phẩm phụ của một gì đó khác. Tổng quát hơn, tôi tin rằng chúng ta,
những người suy đoán về giá trị sống còn theo Darwin, cần “nghĩ sản-phẩm-phụ”.
Khi chúng ta hỏi về giá trị sống còn của bất cứ một gì, chúng ta có thể là hỏi
câu hỏi sai. Chúng ta cần viết lại câu hỏi theo một cách hữu ích hơn. Có lẽ thuộc
tính nổi bật, trong đó chúng ta quan tâm (tôn giáo trong trường hợp này) không
có một giá trị sống còn trực tiếp của riêng nó, nhưng là một sản phẩm phụ của
một gì nào đó khác mà nó có. Tôi thấy hữu ích để giới thiệu ý tưởng sản phẩm phụ với một tương tự lấy từ
lĩnh vực nghiên cứu riêng của tôi về hành vi động vật.
Những con bướm đêm [30]
bay vào ngọn lửa nến đang cháy, và xem dường không giống một tai nạn. Chúng cố
gắng vượt mọi cách của chúng để thực hiện một lễ thiêu thân cho chính chúng.
Chúng ta có thể gắn nhãn cho nó là “hành vi tự thiêu”, và dưới cái tên xao động
đó, tự hỏi cơ duyên nào mà lựa chọn tự nhiên lại có thể nghiêng sang ủng hộ nó.
Điểm tôi muốn nói là chúng ta phải đặt lại câu hỏi trước khi chúng ta có thể
ngay cả cố gắng đưa ra một trả lời thông minh. Đó không phải là tự tử. Mặt
ngoài hiển nhiên xem như tự tử nổi lên như một hiệu ứng phụ không mong muốn,
hoặc sản phẩm phụ của một gì đó khác. Một sản phẩm phụ của .. .
sự-vật-việc-điều gì? Vâng, đây là một có-thể-có, vốn sẽ dùng để nêu lên điểm
muốn nói.
Ánh sáng nhân tạo là một gì mới có
gần đây trong cảnh đêm. Cho đến gần đây, những ánh sáng đêm duy nhất đã là mặt
trăng và những vì sao. Chúng ở điểm vô cực quang học, do đó những tia sáng
chúng phát ra là song song. Điều này phù hợp khít khao để chúng được dùng như
la bàn. Côn trùng được biết là dùng những vật thể trên trời, như mặt trời và
mặt trăng, để giữ chính xác một đường thẳng, và chúng có thể dùng cùng một la
bàn, với dấu hiệu đảo ngược, để quay về tổ sau một chuyến bay quanh săn tìm. Hệ
thống thần kinh của côn trùng là rất thành thạo trong việc thiết lập một quy
tắc thực hành có ứng dụng rộng rãi của loại này: “Giữ vững một đường bay, so
cho những tia sáng chạm vào mắt bạn, theo một góc 30 độ”. Vì những côn trùng có
mắt kép (với những ống thẳng hoặc đường dẫn ánh sáng tỏa ra từ trung tâm của
mắt, như những gai của một con nhím hedgehog),
điều này tương đương trong thực tại với một gì đó cũng đơn giản như để giữ ánh
sáng trong một ống cụ thể, hoặc một đơn vị của mắt nhìn nào đó [31].
Tuy nhiên, tia sáng dùng như la bàn
tùy thuộc quan trọng vào sự kiện những vật thể trên trời nằm ở điểm vô cực
quang học. Nếu không, những tia sáng không song song với nhau, nhưng đồng qui
(về gốc) như những cây căm của một bánh xe (đạp). Một hệ thống thần kinh áp
dụng một qui tắc thực hành 30-độ (hoặc bất kỳ một độ chính xác khác nào đó) với
một ngọn nến gần đó, như thể đó là mặt trăng ở điểm vô cực quang học, sẽ lái
những loài sâu bướm, qua quỹ đạo chao đảo hình xoắn ốc, bay thẳng vào ngọn lửa.
Vẽ nó lên cho chính bạn, dùng một vài độ chính xác như 30 độ, và bạn sẽ tạo ra
một đường logarith xoắn ốc thanh nhã
đẹp đẽ, có tâm trong ngọn nến.
Mặc dù là việc sống chết trong trường
hợp đặc biệt này, quy tắc thực hành có ứng dụng rộng rãi của loài bướm đêm,
trên trung bình, vẫn còn là một quy tắc tốt, vì đối với một con bướm đêm, những
lần nhìn thấy lửa nến là rất hiếm so với những lần nhìn thấy mặt trăng. Chúng
ta không biết đến để chú ý tới hàng trăm bướm đêm đang âm thầm và vẫn giữ đúng
đường bay theo ánh trăng, hay một ánh sao, hoặc ngay cả ánh sáng hắt lên không
trung từ một thành phố ở rất xa. Chúng ta chỉ thấy những cón bướm đêm bay vào
ngọn nến của chúng ta, và chúng ta hỏi câu hỏi sai: Tại sao tất cả những con
bướm đêm lại tự tử? Thay vào đó, chúng ta nên hỏi tại sao chúng lại có hệ thống
thần kinh dẫn đường giữ chặt một góc độ cố định với những tia sáng, một chiến
thuật chỉ khi nó đi sai chúng ta mới nhận thấy. Khi câu hỏi được đặt lại, sự bí
ẩn tan thành hơi bay mất. Không bao giờ đã là đúng để gọi đó là sự tự tử. Nó là
một sản phẩm phụ, không thành công, của một la bàn bình thường vẫn hiệu quả, có
ích.
Bây giờ, áp dụng bài học của sản phẩm
phụ vào hành vi tôn giáo trong con người. Chúng ta quan sát được những số đông
rất nhiều người – trong nhiều lĩnh vực, nó tương đương đến 100 phần trăm – là
người nắm giữ những tin tưởng mà chúng mâu thuẫn thẳng thừng với những sự kiện
khoa học có thể chứng minh được, cũng như với của những tôn giáo đối thủ những
người khác tin theo. Người ta không chỉ giữ những tin tưởng này với sự xác
quyết đam mê, nhưng dành thời giờ và nguồn lực vào những hoạt động tốn kém tuôn
ra từ sự bám giữ chúng. Họ chết cho chúng, hoặc giết người vì chúng. Chúng ta
sửng sốt kinh ngạc trước điều này, cũng giống như chúng ta đã kinh ngạc trước “hành
vi tự thiêu” của loài bướm đêm. Chưng hửng, chúng ta hỏi tại sao. Nhưng điểm mà
tôi muốn nói là chúng ta có thể đang hỏi câu hỏi sai. Những hành vi tôn giáo có
thể là một sản phẩm phụ, không thành công, một sản phẩm không may đã xảy ra của
một khuynh hướng tâm lý ẩn chìm cơ bản mà trong những trường hợp khác, là hữu
ích, hoặc đã một lần là hữu ích. Theo lối nhìn này, khuynh hướng thiên trọng mà
đã được chọn lọc tự nhiên, trong những thế hệ tổ tiên của chúng ta, đã không là
tôn giáo per se [32]:
nó đã có một vài lợi ích nào đó khác, và nó chỉ ngẫu nhiên biểu hiện như hành
vi tôn giáo. Chúng ta sẽ hiểu hành vi tôn giáo chỉ sau khi chúng ta đã đặt lại
tên cho nó.
Nếu, sau đó, tôn giáo là một sản phẩm
phụ của một gì đó khác, một gì khác đó là gì? những gì là đối ứng với thói quen
điều chỉnh hướng bay của loài bướm đêm bằng la bàn theo tia sáng từ những nguồn
sáng trên trời cao? Những gì là những nét đặc biệt có lợi thế nguyên thủy mà
đôi khi bị thất bại, không đến được kết quả muốn đến, (như đạn) bị bắn lạc, để
tạo ra tôn giáo? Tôi sẽ cung cấp một gợi ý bằng cách minh họa, nhưng tôi phải
nhấn mạnh rằng nó chỉ là một thí dụ về loại
của điều tôi muốn nói, và tôi sẽ đi đến những gợi ý song song đã được những
người khác đề nghị. Tôi gắn bó với nguyên tắc tổng quát – là câu hỏi nên được
nêu đúng cách, và nếu cần, phải viết lại, – hơn là tôi với bất kỳ trả lời đặc
biệt nào.
Giả thuyết cụ thể của tôi là về trẻ
em. Hơn bất kỳ chủng loại nào khác, chúng ta sống sót bằng những kinh nghiệm
tích lũy của những thế hệ trước, và kinh nghiệm cần được truyền lại cho trẻ em
cho sự bảo vệ và tốt lành của chúng. Về mặt lý thuyết, trẻ em có thể học hỏi từ
kinh nghiệm cá nhân rằng không nên đi quá gần một bờ vách đá, đừng ăn những hột
màu đỏ chưa ai ăn thử bao giờ, đừng bơi tắm trong vùng nước đã biết có nhiều cá
sấu. Nhưng, để nói tối thiểu nhất, rằng sẽ có một lợi thế chọn lọc với đầu óc
trẻ con nếu có được quy tắc thực hành với ứng dụng rộng rãi: phải tin, không
hỏi han gì cả, vào bất cứ điều gì những người-lớn của nó bảo nó. Vâng lời những
cha mẹ của mình, tuân theo những già lão của bộ lạc, đặc biệt khi họ dùng một
giọng nghiêm trọng, dọa nạt. Tin vào những người lớn của mình, không đặt câu
hỏi. Đây là một quy tắc chung có giá trị với một đứa trẻ. Tuy nhiên, như với
loài bướm đêm, nó có thể đi sai.
Tôi không bao giờ quên một bài giảng
kinh hoàng, nói ở nhà nguyện trường tôi học khi tôi còn nhỏ. Kinh hoàng khi
nhìn lại, đó là: ở thời gian đó, bộ óc trẻ con của tôi chấp nhận nó theo tinh
thần dự định của người thuyết giáo. Ông kể cho chúng tôi một câu chuyện về một
tiểu đội lính, đang thao tập cạnh một đường xe hỏa. Tại một thời điểm quan
trọng, người trung sĩ huấn luyện viên sao lãng, bị mất chú ý, và ông đã không
kịp ra lệnh ngừng lại. Những binh sĩ đã được huấn luyện rất kỹ phải chấp hành
mệnh lệnh không hỏi han, nên họ cứ tiếp tục đều bước đi tới, thẳng vào đường
sắt có một đoàn tàu đang lao tới. Bây giờ, dĩ nhiên, tôi không tin vào câu
chuyện, và tôi hy vọng nhà truyền giáo cũng chẳng tin. Nhưng tôi đã tin vào
điều đó khi tôi lên chín, vì tôi nghe, một người lớn có uy quyền với tôi, kể nó.
Và cho dù ông có tin hay không, nhà thuyết giáo đã muốn trẻ con chúng tôi phải
ngưỡng phục và lấy đó làm khuôn mẫu, sự phục tùng nô lệ và không chất vấn, cho
dù vô lý đến đâu, một mệnh lệnh từ một nhân vật uy quyền. Nói cho bản thân tôi,
tôi nghĩ chúng tôi đã ngưỡng phục điều đó. Như một người trưởng thành, tôi thấy
gần như không thể nào kể công trạng rằng tự ngã thơ ấu của tôi đã có tự hỏi
liệu tôi đã có thể có can đảm để làm nhiệm vụ của mình bằng cách bước đều theo
đoàn vào gầm con tàu. Nhưng điều đó, cho những gì nó có giá trị, là tôi nhớ lại
những cảm xúc của mình thế nào. Bài giảng rõ ràng là đã gây ấn tượng sâu xa với
tôi, vì tôi đã nhớ nó và kể lại nó cho bạn.
Để công bằng, tôi không nghĩ rằng nhà
chăn chiên thuyết giáo nghĩ rằng ông đem cho một thông điệp tôn giáo. Nó đã có
nhiều phần quân sự hơn là tôn giáo, theo tinh thần của bài “Tiến lên Lữ đoàn Kỵ
binh” của Tennyson, mà ông cũng có thể đã trích dẫn:
“Tiến lên Lữ đoàn Kỵ binh”
Có phải đã có một người
mất tinh thần?
Không đâu, dù những chiến
binh biết
một ai đó đã luống cuống:
Phần họ là không phải trả
lời,
Phần họ là không hỏi lý do
tại sao,
Phần họ là chỉ làm và
chết:
Vào trong thung lũng của
Tử thần
sáu trăm người phóng trên
lưng ngựa.
(Một trong những bản thu âm sớm nhất
và thô tạp nhất của giọng nói con người từng được thực hiện là của Lord
Tennyson, chính ông đọc bài thơ này, và ấn tượng của sự cất tiếng nói trũng
xuống dọc một đường hầm tối, dài từ những sâu thẳm của quá khứ, nghe dường như
phù hợp đến lạ lùng ghê sợ) Từ quan điểm chỉ huy trên cao, sẽ là điều điên rồ
nếu cho phép mỗi cá nhân người lính tự do quyết định có hoặc không chấp hành
mệnh lệnh. Những quốc gia có binh đội của họ hành động theo sáng kiến riêng của
mình chứ không phải là tuân theo mệnh lệnh có khuynh hướng thua trận. Từ quan
điểm của quốc gia, điều này vẫn còn là một quy tắc thực hành tốt, ngay cả khi
nó đôi khi dẫn đến những thảm họa cho những cá nhân. Binh lính được luyện tập
để trở thành càng giống nhiều như máy móc tự động, hoặc những cômputơ, càng
tốt.
Những máy cômputơ làm những gì chúng
được bảo làm. Chúng nô lệ tuân theo bất kỳ hướng dẫn chi tiết bảo làm nào ghi
trong ngôn ngữ viết prôgram riêng của
chúng. Đây là cách thế nào chúng đã làm được những việc hữu ích trong việc sao-chép-viết-in bản văn và lập-bảng-kế-toán tự động. [33]
Tuy nhiên, như một sản phẩm phụ, không thể tránh khỏi, chúng cũng máy móc ngang
như robot trong việc tuân theo những
hướng dẫn chi tiết (dù có khi) bảo làm sai. Chúng không có cách nào để bảo rằng
liệu một hướng dẫn chi tiết sẽ có tác dụng tốt hay xấu. Chúng chỉ đơn giản tuân
theo, như những người lính có bổn phận là phải thế. Đó là sự vâng lời mù quáng
không hỏi han, khiến cho những cômputơ thành có ích, và cũng là chính xác cùng
một điều này làm chúng dễ dàng, không thể tránh, sẽ bị nhiễm những virus và worm. [34] Một cômputơ prôgram được viết với ác tâm gây
hại, lẻn vào máy, với mệnh lệnh hướng dẫn, lấy thí dụ, bảo rằng, “Hãy cóppy tôi và gửi tôi đến mọi địa chỉ được
tìm thấy trong hardisk này”, mệnh
lệnh này sẽ đơn giản được nghe theo, và sau đó lại được những cômputơ khác trên đường nó được gửi đi,
tuân theo nhiều lần thêm nữa, nhân (số máy bị phá hoại) lớn lên với cấp số
nhân. Là điều khó khăn, có lẽ không thể nào làm được, để nghĩ ra và chế tạo
(như hiện nay) một cômputơ hữu ích,
chỉ biết vâng lời, và đồng thời có thể miễn dịch, không bị nhiễm trùng.
Nếu tôi đã khéo làm được công việc
(sửa soạn) làm mềm (nền suy nghĩ) của tôi, bạn sẽ đã có trọn vẹn luận chứng của
tôi về bộ óc của trẻ em và tôn giáo. Lựa chọn tự nhiên xây dựng bộ óc trẻ em
với khuynh hướng tin tưởng vào bất cứ điều gì cha mẹ và những trưởng lão bộ lạc
nói với chúng. Sự tuân phục tin cậy như vậy thì có giá trị để sống còn: tương
tự như con bướm đêm giữ vững đường bay theo ánh trăng. Nhưng mặt trái của sự
vâng lời tin tưởng là sự khuất phục cả tin đến mức nô lệ. Sản phẩm phụ không
thể tránh khỏi là sự yếu đuối, dễ tự bị tổn thương, bị virus não thức gây nhiễm
độc. Vì những lý do rất tuyệt vời, liên hệ với sự sống còn theo Darwin, đầu óc
trẻ con cần phải tin cậy cha mẹ, và những người lớn tuổi mà cha mẹ bảo chúng
phải tin tưởng. Một hệ quả tự động là kẻ tin tưởng đó không có cách nào phân
biệt lời khuyên tốt với lời khuyên xấu. Đứa trẻ không thể biết rằng “Đừng có
chèo thuyền trong sông Limpopo đầy cá sấu” là lời khuyên tốt, nhưng “con phải
giết cúng một con dê mỗi khi thấy trăng tròn, nếu không, mưa sẽ không rơi nữa”,
thì tốt nhất chỉ là một sự phí thì giờ và mất những con dê. Cả hai lời nhắc nhở
đều nghe đáng tin cậy ngang nhau. Cả hai đều đến từ một nguồn tôn kính và được
truyền đi với một thành khẩn nghiêm trọng đòi hỏi kính trọng và đòi hỏi vâng
lời. Cũng xảy ra như vậy với những mệnh đề nói về thế giới, về vũ trụ, về đạo
đức và về bản chất con người. Và, rất có thể, khi đứa trẻ lớn lên và chính nó
có con cái, tự nhiên nó sẽ chuyển toàn bộ đó sang con cái của riêng nó – vô
nghĩa cũng như có nghĩa – dùng cùng một cách thế trang trọng đã được truyền
nhiễm.
Trên mô hình này chúng ta nên trông
đợi rằng, trong những khu vực địa lý khác nhau, những tin tưởng tùy tiện khác
nhau, không một nào trong số chúng có bất cứ cơ sở thực tại nào, sẽ được truyền
lại, sẽ được tin tưởng với cùng một xác quyết như những mảnh hữu ích của sự
khôn ngoan truyền thống, thuộc loại giống như tin tưởng rằng phân bón thì tốt
cho cây trồng. Chúng ta cũng nên trông đợi rằng những mê tín dị đoan và những
tin tưởng phản thực tại khác sẽ tiến hóa theo từng địa phương– thay đổi qua
những thế hệ – hoặc bằng cách trôi dạt ngẫu nhiên [35]
hoặc do một vài loại tương đồng với sự lựa chọn theo Darwin, sau cùng cho thấy
một mô hình của sự phân kỳ có ý nghĩa đáng kể từ một tổ tiên chung. Những ngôn
ngữ trôi dạt ra xa từ một một nguồn nguyên sinh chung [36]
nếu được có đủ thời gian trong sự phân tách địa lý (Tôi sẽ trở về điểm này
trong một khoảnh khắc). Cùng một điều xem dường có vẻ cũng đúng với những tin
tưởng tùy tiện và vô căn cứ, và những huấn thị, truyền xuống qua những thế hệ –
những tin tưởng mà đã có lẽ đã gặp gió thuận chiều của sự có thể prôgram được
cho hữu dụng của bộ óc trẻ em.
Những người điều khiển dẫn dắt tôn
giáo đều nhận thức rất rõ sự yếu đuối dễ gây tổn thương của bộ óc con trẻ, và
sự quan trọng của tiến hành nhồi sọ những giáo điều thật sớm. Dòng chăn chiên
Jesus khoe khoang, “Hãy cho tôi đứa trẻ với bảy năm đầu đời của nó, và tôi sẽ
cho bạn con người”, thì không phải là kém chính xác (hoặc nham hiểm) dù luận
điệu quá sáo mòn tầm thường [37].
Trong thời gian gần đây, James Dobson, người sáng lập của phong trào “Tập trung
vào gia đình”, [38] nổi tiếng
bỉ ổi, thì cũng quen thuộc với nguyên tắc giống thế: “Những ai là người kiểm
soát những gì con trẻ được dạy, và những gì họ kinh nghiệm – những gì họ thấy,
nghe, nghĩ, và tin– sẽ ấn định những đường hướng tương lai cho đất nước” [39].
Nhưng hãy nhớ rằng, đề nghị cụ thể
của tôi về sự cả tin hữu ích của não thức trẻ con chỉ là một thí dụ về loại gồm những sự việc mà có thể là
tương tự với sự điều chỉnh hướng bay của loài bướm đêm theo ánh trăng hay ánh
sao. Nhà nghiên cứu hành vi động vật Robert Hinde, trong Why Gods Persist [40],
và nhà nhân loại học Pascal Boyer, trong Religion
Explained [41], và Scott
Atran, trong In God We Trust [42],
đã độc lập phát huy ý tưởng tổng quát của tôn giáo như là một sản phẩm phụ của
nhiều khuynh hướng tâm lý bình thường – nhiều những sản phẩm phụ, tôi nên nói,
vì với những nhà nhân loại học là đặc biệt quan tâm để nhấn mạnh trên tính đa
dạng của những tôn giáo trên thế giới, và thêm nữa cũng trên những gì chúng đều
có chung. Những khám phá của những nhà nhân loại học có vẻ lạ lẫm với chúng ta,
chỉ vì chúng là không quen thuộc. Tất cả những tin tưởng tôn giáo có vẻ kỳ cục,
dại dột, kỳ quái, không tin nổi … với những người không lớn lên trong chúng.
Boyer đã nghiên cứu về dân tộc Fang ở Cameroon, những người này tin …
… rằng những phù thủy, ở
bên trong người, lại có thêm một cơ phận thân thể giống như một con thú-vật,
con này ban đêm bay ra, và đi tàn phá hoa màu của người khác, hoặc đánh thuốc
độc vào máu của họ. Họ cũng nói rằng đôi khi những phù thủy này kết tập, mở tiệc
chiêu đãi lớn, nơi họ cắn xé những nạn nhân của họ, và hoạch định những tấn
công trong tương lai. Nhiều người sẽ cho bạn biết, rằng có một người bạn của
một người bạn, thực sự thấy những phù thủy bay trên làng vào ban đêm, ngồi trên
một chiếc lá chuối và ném những mũi tên huyền bí xuống nhiều nạn nhân không
ngờ.
Boyer tiếp tục với một giai thoại cá
nhân:
Tôi đã đề cập đến những
điều này, và những lạ lùng đường xa xứ lạ lý thú khác, trong một bữa ăn tối ở
Đại học Cambridge, khi một trong những người khách mời của chúng tôi, một nhà
gót-học nổi tiếng tại Cambridge, quay sang tôi và nói: “Đó là những gì làm cho
ngành nhân loại học quá hấp dẫn và cũng quá khó khăn. Ông phải giải thích làm
sao người ta có thể tin tưởng những vô nghĩa như vậy “. Nó làm tôi thộn mặt ra
sững sờ. Cuộc nói chuyện đã tiếp tục chuyển sang đề tài khác, trước khi tôi có
thể tìm thấy một phản ứng thích hợp – để loay hoay với ấm trà và bình nước
(trên bàn).
Giả định rằng nhà gót học trường
Cambridge đã là một người Kitô như số đông bình thường, ông đã có thể có tin
tưởng vào một vài kết hợp của những điều sau đây:
• Trong
thời của những tổ tiên, một người đã được sinh ra từ một người mẹ còn trinh, và
không có cha về phương diện (tinh trùng) sinh lý học.
• Chính
người không cha này đã gọi lớn tiếng một người bạn tên là Lazarus, người đã
chết từ lâu đến phát thối ra rồi, và Lazarus tức thì sống lại.
• Bản
thân người không cha này đã sống lại sau khi chết và chôn đã ba ngày.
• Bốn
mươi ngày sau, người không cha này lên một đỉnh đồi, và sau đó thân xác biến
mất vào trong bầu trời.
• Nếu
bạn thầm thì những suy nghĩ riêng tư trong đầu bạn, người không cha, và “cha”
của ông ta (ông này thì cũng chính là người không cha) sẽ nghe những suy nghĩ
của bạn, và có thể hành động theo chúng. Ông có khă năng đồng thời nghe những
suy nghĩ của tất cả mọi người khác trên thế giới.
• Nếu
bạn làm một điều gì xấu ác, hoặc một điều gì tốt lành, cũng chính người không
cha này nhìn thấy hết tất cả, ngay cả nếu không ai khác nhìn thấy. Bạn có thể
được khen thưởng, hoặc bị trừng phạt tương xứng, tất cả gộp chung sau cái chết
của bạn.
• Người
mẹ còn trinh, của người không cha, không chết bao giờ, nhưng thân thể “bay lên
cao” vào trong thiên đàng.
•
Bánh bằng bột mì và rượu bằng nước nho, nếu được một người đóng vai chăn chiên
(là người phải có đủ hai hòn dái) [43]
ban phước “trở thành” thể xác, và máu của người không cha.
Một nhà
nhân loại học khách quan, chân ướt chân ráo, (từ rất xa lạ) lần
đầu đến gặp tập hợp những tin tưởng này khi đi nghiên cứu thực tế ở trường
Cambridge, sẽ làm gì với chúng?
Đã chín mùi
tâm lý sẵn cho tôn giáo
Ý tưởng về những sản-phẩm-phụ tâm lý lớn dậy một cách tự nhiên từ
lĩnh vực quan trọng và đang phát triển của khoa tâm lý học tiến hóa.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2013)
[1]
utilitarianism
[2]
[Trích dẫn trong Dawkins (1982: 30)] – Dawkins,
R. (1982). The Extended Phenotype. Oxford: W. H. Freeman.
[3]
bower
[4]
anting
[5]
Bird-of-paradise: tên một loài hoa, và cũng là tên một loài chim, vì màu sắc sực
sỡ của chúng
[6]
Phenotype: Tổng số những đặc
tính được biểu hiện của một tổ chức sinh vật dưới ảnh hưởng của một tập hợp đặc
thù gồm những yếu tố môi trường, không phụ thuộc vào genotype thực sự
của tổ chức sinh vật. Là những kết quả từ phản ứng qua lại giữa genotype
và môi trường. Có thể hiểu vắt tắt là sự biểu hiện vật lý bên ngoài của một
sinh vật như phân biệt với cấu thành di truyền của nó (genotype) bên
trong.
Genotype: Toàn bộ tập hợp gồm những
gene trong một tổ chức sinh vật. Hoặc một tập hợp những alleles, chúng
xác định sự biểu hiện của một đặc tính hay đặc điểm (phenotype)
Replicator: Đơn vị tự sao chép
hoặc tạo ra một bản sao chính xác của một sợi polynucleotide, như DNA.
[9]
Fantasy: hoang tưởng khác với tưởng
tượng (imagination) – Tưởng tượng và hoang tượng, cả hai đều đề cập đến những
hình ảnh được giữ hoàn toàn thuần túy trong não thức. Trí tưởng tượng là tên
gọi cho khả năng vô tận mà con người mơ ước dựng lên bằng cách trộn các khái
niệm trừu tượng mà họ đã đặt vào não thức của họ. Những khái niệm trừu tượng
này được tạo ra khi chúng ta còn là con trẻ qua kinh nghiệm của chúng ta với
các đối tượng thực tại trong thế giới. Hoang tượng là những hình ảnh không được
kết nối với thế giới cụ thể.
[10]
Xung đột kéo dài hàng thế kỷ (từ thế kỷ 17) cho đến nay ở Northern Ireland – giữa
những những người Kitô, Thệ phản (Anh và Scot) và Catô (Irish), một trong những
động cơ mãnh liệt nhất là dị biệt tôn giáo.
[11]
Faith
Healing: Chữa bệnh bằng tin
tưởng tôn giáo được thành lập trên niềm tin rằng những người hoặc những nơi nào
đó nhất định có khả năng chữa và làm lành– bệnh – rằng một ai đó hoặc một gì đó
có thể làm khỏi bệnh hoặc chữa lành những vết thương chỉ qua một kết nối chặt
chẽ với một quyền lực cao hơn. Chữa bệnh dùng tin
tưởng có thể gồm sự cầu nguyện, hay hành hương, như đi viếng một thánh tích tôn
giáo, hoặc chỉ đơn giản là một lòng tin mạnh mẽ vào một đấng tối cao. Chữa bệnh dùng tin tưởng được cho là bắt đầu ngay
cả trước khi có lịch sử ghi chép của con người.
Ngày nay,
thuật ngữ này trong phổ thông hiểu là trong đạo Kitô. Một số người diễn giải
kinh Thánh, đặc biệt là Tân Ước, như giảng dạy vào niềm tin và thực hành, của
chữa bệnh dùng đức tin. Trong kinh Thánh, cả Gót và những người thánh linh được
cho là có sức mạnh để chữa bệnh. Qua năm tháng đến nay, bao gồm cả thế kỷ XX,
đã có nhiều thuật kể về những vị thánh chiên thực hiện chữa bệnh bằng phép lạ.
Ngày nay, đặc biệt ở Mỹ, một số giáo phái vẫn thực hành một số hình thức của chữa bệnh chỉ dùng tin tưởng tôn giáo.
[12]
Tác giả chơi chữ – nguyên văn “laying on of
hands” – “đem cho những bàn tay” – là một thành ngữ rất quen thuộc và là một ý
tưởng nền tảng – một gì đó xung quanh ý niệm trao truyền sức mạnh tinh thần, ban
phước lành, trong những sinh hoạt Kitô.
[13]
placebo: chất thuốc vờ, chất thuốc
không có dược liệu, dược liệu không hoạt động; nhắm tới
tác động tâm sinh lý, thay vì sinh hóa, vật lý. Chất thuốc vờ này cũng
được xử dụng để kiểm soát (so sánh) trong thí nghiệm chất thuốc mới, hay thử
nghiệm thuốc mới để quan sát hiệu quả.
[14]
dummy pills: viên thuốc-giả: những viên thuốc có hìn dạng
và nhãn hiệu như thuốc thực, nhưng chỉ bằng bột, đường, hay nước,… hay chỉ có
những chất thuốc vờ.
[15]
Homoeopathy: (Homöopathie Đức – homéopathie Pháp) – nếu muốn theo Tàu thì gọi là
“vi lượng đồng căn liệu pháp” –
dĩ nhiên “dịch” như thế, chỉ dùng một tên gọi ngoại
lai, thay một tên gọi ngoại lai khác không giúp người đọc hiểu Homoeopathy
là gì.
Homoeopathy
là một hệ thống y học hoàn chỉnh có mục đích là hỗ trợ xu
hướng tự nhiên của cơ thể con người để tự chữa bệnh . Nó thừa nhận rằng tất cả
các triệu chứng của bệnh tật chỉ đơn thuần là một biểu hiện của bất hòa, mất
cân bằng trong toàn thể con người, và chính bệnh nhân là đối tượng điều trị chứ
không phải bệnh tật. Thuốc lấy từ các nguồn thực vật , động vật và khoáng sản.
Một quá trình được gọi là potentization,
trong đó các chất thuốc phải trải qua một loạt những pha loãng và lắc mạnh, làm
giảm tác dụng không mong muốn của thuốc và một cách nghịch lý làm tăng sức mạnh
của sản phẩm kết quả.
Một liều thuốc homoeopathic kích thích khả năng tự
chữa bệnh của cơ thể, bằng cách huy động các hệ thống phòng thủ và làm việc
trong những khía cạnh tinh thần, tình cảm và thể chất của con người. Các loại
được sử dụng trong điều trị homoeopathic, mặc dù bề ngoài tương tự như các loại
thuốc của y sĩ thông thường, nhưng có khác biệt đáng kể về nguồn gốc, cách
chuẩn bị, và liều lượng. Nhìn theo một cách, đó là một chút giống như cố gắng
để tìm đúng chìa khóa để mở một ổ khóa. Trong trường hợp này đó là việc lựa
chọn đúng được các liều thuốc để chữa trị, hy vọng chúng sẽ tác động như kích
thích thích hợp với cơ thể, để chính cơ thể người bệnh sẽ mở khóa của tiến
trình tự hồi phục.
[16]
Những lễ tôn giáo lớn như: Christmas (Kitô),
Hanukkah (Juda), Kwanzaa (Pan-Africanism), Diwali (Hinduism) và Yule (bắc Âu)
đều xảy ra trong tháng 12, trước sau Winter Solstice. Thực ra, chúng đều có gốc
từ những lễ hội có trước những tôn giáo đó. Đánh dấu những mốc thời gian quan
trọng trong đời sống con người định cư, họ quan tâm đến thời tiết vì là một
thành tố hết sức quan trọng, sống còn và tái tạo hiểu như Darwin, của sinh hoạt
nông nghiệp.
[17]
Pinker, S. How the Mind Works (Norton, 1997) – Não thức làm việc thế nào
[18]
chuyển động thẳng của piston trong xi
lanh, nhờ chuyển động của trục quay crankshaft
thành chuyển động quay vòng – khi điện bật lửa bugi đốt cháy hỗn hợp xăng trộn không khí từ ngoài đưa vào buồng nổ
kín, không khí ở đây nở lớn, đẩy piston trong ống xi lanh.
[19]
Hyperactivity in a particular node of the brain.
[20]
Xem chú thích trước – Michael Shermer. How We Believe: The
Search for God in an Age of Science. New York: W. H. Freeman and Co., 2000 Chúng
ta tin tưởng như thế nào: Sự truy tìm Gót trong một thời đại khoa học.
Michael Persinger, một nhà thần kinh học tại đại
học Laurentian, Canada, người đã thực hiện một thí nghiệm đặc biệt – bằng cách
tạo kích thích, gây một “động kinh cực nhỏ” (micro-seizures) ở thùy thái dương
trong não (temporal lobe), như thế đã tạo ra được một số những hiện tượng, có
thể là những gì trước đây vẫn được thuật lại, mô tả là kinh nghiệm “tâm linh”,
hay “siêu nhiên” – đó là cảm giác có một hiện diện khác lạ trong phòng;
một kinh nghiệm ngoài-thân xác, ngay cả một thứ vẫn nghe nói là “cảm thấy có
một gì đó”, thường nhắc bàn trong tôn giáo. Persinger gọi những kinh nghiệm này
là những trạng thái “thoáng qua, hay nhất thời, của thùy não thái dương”
(temporal lobe transients), hay là sự tăng giảm, hay bất cân bằng trong những
mô thức chuyền bắn đi những nơrôn thần kinh, xảy ra trong thùy thái dương (vùng
não bên trong, quanh màng tang, tai).
“Cảm thức về tự thân, chủ thể” (sense of self) hiểu
như có một-gì-là-mình khác biệt với tất cả, Persinger nói, được lớp ngoài cùng
của bán cầu trái, hay lớp chất xám vỏ não trái (left hemisphere temporal
cortex) nắm giữ. Khi não bộ làm việc bình thường, điều này cũng giống như cảm
thức của lớp vỏ não phải tương ứng. Khi hai hệ thống (cảm thức) này ở mỗi bán
cầu vỏ não không còn phối hợp hoạt động bình thường, như khi có một động kinh
nhỏ, hay một biến cố chốc lát, thoáng qua, – ông thiết lập được như kể trong
thí nghiệm trên – giải thích được như là nguyên nhân khiến chủ thể có kinh
nghiệm về một sự “hiện diện” trong phòng (trong thực tế đang quan sát, không có
ai khác); và “hiện diện” đó có thể được cho là một thiên thần, một con quỉ, một
người hành tinh, hay một bóng ma. Người đó cũng có thể có kinh nghiêm như rời
bỏ cơ thể mình (như những kinh nghiệm gần-như-chết), hay ngay cả kinh nghiệm
vẫn nói tới là “trông thấy” Gót.
Khi amygdala (khối
chất xám, nhỏ bằng và có dạng như một hạt hạnh nhân, nằm cuối thùy thái dương)
cũng can dự vào những biến cố chốc lát, thoáng qua (transient event) nói trên,
những yếu tố xúc cảm tăng cường khiến kinh nghiệm rõ rệt hơn, và khi kinh
nghiệm này kết nối với những chủ đề tinh thần, thần linh, nó có thể là một sức
mạnh đưa đến những cảm giác mãnh liệt, “như thật” về tôn giáo. (theo Michael
Shermer).
[21]
temporal lobe epilepsy: temporal
lobe: một trong bốn phần chính của bộ óc, nằm ở vị trí có bên ngoài là màng
tang, quanh tai, đây vùng của ngôn ngữ, hình ảnh, thông tin, xếp đặt thông tin,
ký ức, học hỏi.
[22]
Rất phổ thông – xưa nay – mỹ nhân kế.
[23]
tôi vẫn thấy từ “lập trình” là ngớ ngẩn
– nên giữ là program là prôgram, hiểu
đơn giản như trong phổ thông ngày nay là – một chuỗi những mệnh lệnh cho máy cômputơ
thực hiện một công việc nào đó đã sửa soạn và ấn định trước; cũng vậy, hãy dịch
computer là cômputơ. Nếu không liên hệ
với cômputơ, dùng từ với nghĩa có trước
là “chương trình”.
Dịch program là lập trình cũng như đầu thế kỷ XX, chúng ta đã thử “dịch” automobile là “tự động xa” vậy, ngờ nghệch và buồn cười.
[24]
David Sloan Wilson. Darwin’s Cathedral:
Evolution, Religion, and the Nature of Society (University Of Chicago
Press, 2003). Nhà thờ chính tòa của
Darwin: Tiến hóa, Tôn giáo, và Bản chất của Tổ chức Xã hội.
[25]
[N. A. Chagnon, 'Terminological kinship, genealogical relatedness and village
fissioning among the Yanomamo Indians', in Alexander and Tinkle (1981: ch.
28).]
Người
Yanomami (cũng còn gọi là Yanamamo, Yanomam, hay Sanuma) là một nhóm khoảng 20
đến 30 nghìn thổ dân Nam Mỹ, sống trong vùng hẻo lánh, khoảng trên 100 làng,
rải rác hai bên biên giới giữa hai nước Venezuela và Brazil.
[26]
Tangent
[27]
reciprocal altruism
[29]
ecological replacement.
[30]
Moth
[31]
ommatidium
[32]
per se : nguyên văn – trong nội tại,
trong tự thân của nó
[33]
tạm dịch – ở đây – những thuật ngữ: word processing và spreadsheet
calculations.
[34]
virus: một prôgram hay một đoạn ngắn
những mệnh lệnh hướng dẫn, được chuyển nhập lén lút hay bí mật mà chủ nhân
không biết vào máy cômputơ, để hoạt động phá hoại. Worm: một prôgram hay một algorithm,
tự sao chép, trong một network cômputơ để hoạt động phá hoại.
[35]
random drift
[36]
progenitor
[37] Câu châm ngôn vẫn
cho là của những thày chăn chiên Jesuit của dòng Jesus, hội nhà thờ Roma Catô,
một dòng tu lớn của Vatican, có truyền thống hoạt động trong lĩnh vực nghiên
cứu, văn hóa, giáo dục: ''Give me a child for the first seven years, and you
may do what you like with him afterwards.” Thường được hiểu là nhấn mạnh về sự
quan trọng, có tác động lâu dài suốt một đời người của những hướng dẫn đạo đức
và tôn giáo được bắt đầu sớm khi đầu óc đứa trẻ còn như “tờ giấy trắng”.
Các câu khác:
“Give me the child, and I will mould the man”; hay
“Give me the child for seven years, and I will give you the man”.
Luận điệu sáo mòn vì “kiến thức” đó không có gì cao
xa, chúng ta cũng có câu tương tự: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ
vơ mới về”; khác biệt ở chỗ những cán bộ tôn giáo sử dụng nó với mục tiêu thâm
hiểm, sớm biến đầu óc trẻ thơ thành mê tín và ngu muội, sớm bôi bẩn gần hết “tờ
giấy trắng”, không còn chỗ cho những cao đẹp, tốt lành nếu có dịp đến muộn về
sau nữa.
Hai hoạt động chủ yếu của những hội nhà thờ để phát
triển, mang lại cơ hội bành trướng đắc lực trong bất cứ địa bàn hoạt động nào
trên thế giới là: (a) giáo dục và (b) y tế, xã hội – các trường học là cơ sở
hữu hiệu nhất – vừa thu hoạch lợi tức, uy tín tinh thần, tạo công ăn việc làm
cho cán bộ của hội nhà thờ (nuôi người) – vừa thực hiện kế hoạch “trồng
người”, sớm bắt tay vào chương trình nhồi sọ, đem những giáo điều, tin tưởng –
trá hình cao thượng, đẹp đẽ – nhồi nhét vào những đầu óc yếu đuối; khi chúng ở
tuổi sẵn sàng đón nhận, vì chưa đủ phát triển được năng lực tinh thần để biết
lựa chọn, phê phán, so sánh. Và dưới những hình thức của những cơ sở cứu tế xã
hội – đều có diện mạo tử tế, đầy đức đầy hình ảnh cao đẹp tinh khiết “vì người”
– vị tha (nhà thương, nhà dưỡng lão, cô nhi viện, hội từ thiện, ...) – là những
nơi đón nhận, thu nhặt những con người cũng yếu đuối, đã bị thời gian, bệnh tật
tàn phá, hay nghịch cảnh tai biến cuộc sống hủy hoại làm suy xụp, trong những
tình trạng là những con mồi lý tưởng – cả thân xác lẫn tinh thần đều suy nhược
– nên rất dễ dàng bị bị tôn giáo nhiễm độc, chưa kể họ còn tự nguyện. Nên những
nạn nhân này đều sẵn sàng đón nhận những hứa hẹn như đời sau, hy vọng như cứu
rỗi, mà những điều này, lúc còn trẻ, khi còn lành mạnh, có sức khỏe hay đời
sống bình thường, họ đều, nếu không biết, thì cũng ngần ngừ, khi nghe ai nói
đến những huyễn tưởng, ảo vọng, hão huyền đó!
Không làm lạ, hội nhà thờ
có những dòng tu chuyên hành nghề dạy học hay làm công tác y tế xã hội, và
chúng ta có thể thấy bất cứ ở quốc gia nào, hội nhà thờ cũng có mục tiêu chết
sống để sinh tồn, nói theo Darwin, là đòi cho được hoạt động trong hai lĩnh vực
quan trọng đó: giáo dục và y tế – vừa nuôi người (cán bộ tôn giáo) vừa cấy,
trồng người (tín đồ). Một chính quyền sáng suốt, đều phải đi đến tách bạch tôn
giáo và chính trị (đem tăng lữ ra ngoài – Cách mạng Pháp với ảnh hưởng của
Rousseau, Voltaire, Montesquieu) đều thường bắt đầu bằng chặt đứt, hay chặt bớt
hai cánh tay ghê gớm của con bạch tuộc xảo quyệt, thao túng chính trị, nhưng
gián tiếp và trá hình qua sự lũng đoạn não thức yếu đuối, bắt đầu với con trẻ,
rồi thành những dân chúng mê tín, cuồng tín, phần đông sẽ thiển cận, vị kỷ, với
tâm lý trong-nhóm, ngoài-nhóm. Nếu hai cánh tay này vươn ra lớn rộng, sẽ ít
nhất là trì hoãn, hay làm cản trở tất cả những tiến bộ đạo đức, phát triển khoa
học kỹ thuật, và hủy hoại những giá trị văn hóa nhân bản, hay dân tộc; nhưng
phản-tôn giáo đó, trong toàn quốc gia, xã hội.
Chương 9 của tập sách,
Dawkins sẽ trình bày lập trường của ông về vấn đề này, từ những kinh nghiệm
đang có tại các quốc gia Âu Mỹ – cho thấy sự nguy hại của giáo dục – đặc biệt
là giáo dục khoa học (ông kinh hoàng thấy ở Mỹ, tôn giáo thao túng khiến có địa
phương toan tính đòi dạy thuyết thiết kế thông minh, không như một giả thuyết
tôn giáo, nhưng như một giả thuyết “khoa học”, mong nó thế chỗ học thuyết
Darwin). Theo tôi, tôn giáo, như Kitô/Islam, tự thân là một sự nô lệ hóa tư
tưởng con người, nếu đặt giáo dục (phổ thông, và thế tục, dĩ nhiên) trong tay tôn
giáo, chỉ làm sự nô lệ hóa tư tưởng đó thêm trầm trọng, khốc liệt và tất yếu
đưa đến nguy hại, tàn phá con người đến mức không thể chữa chạy – thời Trung cổ
Đen tối của châu Âu, với giáo dục kinh viện, trường học lẫn lộn với nhà thờ,
hay là những nhà thờ trá hình, nên đúng hơn phải gọi là Trung cổ Kitô Đen tối,
vẫn còn đủ chiếu sáng đến ngày mai cho chúng ta một thí dụ giản dị, cụ thể và
hiển nhiên, tối thiểu không ai có thể làm ngơ, như không biết tác dụng kinh
hoàng của thời Đen tối đó!
[38]
[*Tôi lấy làm buồn cười khi tôi thấy “Tập trung vào cái gia đình khốn
khổ của riêng bạn” dán trên cái cản sau của một chiếc xe ở Colorado, nhưng bây
giờ dường như với tôi bớt đi buồn cười. Có lẽ một số trẻ em cần được bảo vệ
khỏi sự nhồi sọ từ chính cha mẹ chúng (xem Chương 9).]
Focus on the Family: phong
trào tôn giáo Kitô trụ sở chính ở My, có những lập trường lạc hậu như: chống
ngừa thai, phá thai, chống hôn nhân hay tình yêu đồng tính, chủ trương đánh đòn
học trò, và cầu nguyện trong lớp học,…tung những tin tức giả khoa học để tuyên
truyền cho lập trường của mình về gia đình (loại như “có nghiên cứu khoa học”
cho thấy hai phụ nữ không thể nuôi dạy con tốt được, trẻ con phải có cha mẹ
khác phái mới tốt được, người có khuynh hướng đồng tính luyến ái có thể trị
liệu được,. ..– tất cả đều không có, và không đúng.…)
[39]
[Quoted in Blaker (2003: 7).]
– Blaker, K., ed. (2003). The
Fundamentals of Extremism: The Christian Right in America. Plymouth, MI:
New Boston.
[40]
Tại sao những Gót vẫn sống dai dẳng –
Robert A. Hinde, Why Gods Persist: A Scientific Approach to Religion
(Abingdon, Oxford, UK: Routledge, 1999).
[41]
Tôn giáo được giải thích – Boyer,
Pascal. Religion Explained: The
Evolutionary Origins of Religious Thought (New York: Basic Books, 2001)
[42]
Scott Atran.
Chúng ta tin Vào Gót – In Gods We Trust: The Evolutionary Landscape of Religion (Oxford
University Press, 2002)
[43]
testicles – dịch theo Tàu là dịch hoàn, cũng chỉ vào cùng một bộ phận
cơ thể, ở đây dĩ nhiên tác giả muốn mỉa mai – một truyền thống vẫn giữ chặt
trong hội nhà thờ, đặc biệt Vatican; cho đến nay, chỉ nam phái mới giữ chức chăn
chiên, đóng những vai cán bộ lãnh đạo; có thể nói hội nhà thờ là hội của nam phái,
có đông đảo phụ nữ, nhung họ chỉ đóng vai phụ thuộc, tùng phục, đứng sau, bên
trong. Không nên nghĩ phải dùng từ Tàu mới “tao nhã” hơn. Tao nhã chính yếu nằm
ở cách nói, không trong những từ nói,
và nếu vẫn nghĩ thế chúng ta sẽ vẫn theo vết xe đổ của những nhà Nho sính Tàu
ngày xưa, cho rằng “nôm na là cha mách qué”. Họ muốn khoe kho chữ Tàu học nhờ của
họ, nhưng cũng có ẩn ý rẻ rúng tiếng mẹ đẻ, không thể phủ nhận. Tại sao lại tự
cho tiếng “nôm na” của mình “thấp” hơn, hay trong thí dụ ở đây là không tao nhã,
kém thanh lịch không bằng tiếng Tàu? khi cả hai từ Việt, Tàu – như thí dụ này –
“dịch hoàn” và “hòn
dái”
đều cùng chỉ một sự vật cụ thể? Về ngữ nghĩa (semantic) không có giá trị hơn, nhưng ít
nhất phải đồng ý, chắc chắn là ngang nhau?