Saturday, March 31, 2012

Sigmund Freud - Tôtem và Tabu (3)


Tôtem và Tabu
Những giống nhau giữa đời sống tâm lý của người sơ khai và của người bệnh nhiễu loạn nơ rô
Sigmund Freud
(tiếp theo …)






Chương IV.   Hệ tin tưởng tôtem tái diễn trong Tuổi thơ

3.
Đi vào trong sự tối đen này, kinh nghiệm của phân tích tâm lý ném lên một tia ánh sáng duy nhất.

Quan hệ của trẻ thơ với loài vật có chung nhiều với của con người nguyên thủy. Đứa trẻ còn chưa cho thấy bất kỳ dấu vết của tự hào nào vốn sau đó chuyển con người văn minh trưởng thành đến lập một đường phân chia rõ ràng giữa bản chất của chính mình và của tất cả những loài vật khác. Đứa trẻ không do dự gán cho loài vật sự bình đẳng hoàn toàn, đứa bé có thể cảm thấy chính nó liên hệ gần gũi với con vật hơn là với người lớn chắc chắn bí ẩn, trong sự tự do mà nó nhận biết những nhu cầu của nó.

Không phải là không thường xuyên một rối loạn lạ lẫm gây tò mò tự nó thể hiện trong sự hiểu biết tuyệt vời này giữa trẻ em và động vật. Đứa trẻ đột nhiên bắt đầu sợ hãi một loài động vật nào đó nhất định và tự phòng vệ nó chống lại sự nhìn thấy, hay sờ chạm vào bất kỳ một con thú riêng biệt nào của loài này. Những kết quả hình ảnh từ thực tế bệnh viện của một phobia động vật, vốn là một trong số những bệnh psychoneurotic xảy ra thường xuyên nhất của lứa tuổi này và có lẽ là hình thành sớm nhất của một bệnh như vậy. Ám ảnh sợ hãi (phobia) là như một quy luật, liên quan đến loài động vật vốn đứa trẻ, cho đến tận lúc đó, đã cho thấy sự chăm chú sống động nhất, và đã không có gì dính líu với một con thú riêng lẻ cùng loại. Trong những thành phố, sự lựa chọn về giống vật nào có thể trở thành đối tượng của phobia là không nhiều. Chúng là loài ngựa, loài chó, loài mèo, ít hơn là loài chim, và thu hút chú ý nhất là những loài thường rất nhỏ như sâu bọ và loài bướm. Đôi khi những giống vật được đứa trẻ biết đến chỉ từ sách tranh ảnh, và những chuyện thần tiên; chúng trở thành đối tượng của sự lo lắng vô nghĩa và quá mức, được thể hiện với những phobia này, thường là hiếm khi có thể học được nguyên nhân vốn cách thức trong đó một sự lựa chọn khác thường như thế của sự lo lắng đã có được. Tôi đã mang ơn bác sĩ Karl Abraham về bản tường thuật của một trường hợp mà trong đó đứa trẻ tự nó giải thích sợ hãi của nó với con ong bắp cày khi nói rằng màu sắc và những sọc của cơ thể con ong đã làm nó nghĩ đến con cọp, vốn từ tất cả những gì nó đã nghe, cũng có thể là đáng sợ hãi.

Những phobia về động vật còn chưa được thành đối tượng của sự điều tra phân tích cẩn thận, mặc dù chúng rất xứng đáng như thế. Những khó khăn của phân tích trẻ em thuộc về một tuổi quá nhạy cảm có lẽ đã là động lực của sự thờ ơ giống vậy. Thế nên, không thể khẳng định được rằng ý nghĩa tổng quát của những chứng bệnh này thì đã được biết, và bản thân tôi không nghĩ rằng nó sẽ quay sang trong tất cả mọi trường hợp là giống như nhau. Nhưng một số những phobia loại như hướng về loài động vật lớn hơn đã chứng minh có thể tiếp cận được để phân tích, và thế nên đã phản bội bí mật của chúng với người điều tra. Trong mọi trường hợp, nó đã là như nhau: sự sợ hãi ở dưới đáy đã là người cha, nếu những đứa trẻ được khám bệnh đã là con trai, và (sợ hãi người cha) đã chỉ đơn thuần chuyển chỗ lên con vật. [1]

Mỗi một trong bất kỳ kinh nghiệm nào trong phân tâm học đã chắc chắn nhìn thấy những trường hợp như vậy, và đã nhận được cùng một ấn tượng từ chúng. Nhưng tôi có thể tham khảo về chỉ một ít những tường thuật chi tiết về đề tài. Đây là một ngẫu nhiên của sự ghi chép văn bản của những trường hợp loại như thế, từ đó không nên rút ra kết luận rằng khẳng định tổng quát của chúng ta là dựa trên chỉ sự quan sát rải rác. Lấy thí dụ tôi đề cập đến một tác giả, M. Wulff của thành Odessa, người đã tự bận rộn rất thông minh với chứng nhiễu loạn nơ-rô của tuổi thơ. Ông kể, trong liên hệ với lịch sử của một chứng bệnh, là một đứa bé trai chín tuổi bị một phobia về con chó khi lên bốn tuổi. “Khi đứa bé nhìn thấy một con chó chạy trên đường phố, đứa bé đã khóc và kêu lên: ‘Chó ơi, đừng chạm vào tôi, tôi sẽ ngoan’” Nói “là ngoan”, đứa bé muốn nói “không chơi đàn violin nữa” (nghĩa là thực hành sự thủ dâm) [2].  

Cùng tác giả đó, sau đã tổng kết: “ám ảnh phobia với con chó của đứa bé thì thực sự là sự sợ hãi của nó với người cha đã chuyển chỗ trên con chó, vì sự diễn tả khác lạ của nó:  “chó ơi, tôi sẽ ngoan” – đó là nói rằng, tôi sẽ không thủ dâm - thực sự chỉ về người cha, người đã cấm sự thủ dâm”. Sau đó, ông thêm một điều gì đó trong một ghi chú vốn hoàn toàn đồng ý với kinh nghiệm của tôi, và đồng thời làm chứng cho sự phong phú của những kinh nghiệm như vậy: “những phobias như vậy (về  ngựa, chó, mèo, gà và những động vật gia súc khác) tôi nghĩ rằng, là ít nhất cũng  phổ biến như pavor nocturnus [3] trong thời thơ ấu, và thường tự hiển lộ chính nó trong phân tích như là một chuyển chỗ của sợ hãi từ một người, cha hay mẹ,  sang với những con thú. Tôi không sẵn sàng để khẳng định rằng phobia xảy ra rộng rãi về chuột và chuột nhắt có cùng một cơ chế tương tự”.

Tôi đã thuật lại “Phân tích về Phobia của một bé trai năm tuổi[4] mà người cha của người bệnh đã trao em bé này cho tôi. Đó là một sự sợ hãi loài ngựa đã là kết quả khiến em bé từ chối không chịu đi trên đường phố. Em bày tỏ sự e ngại của em rằng con ngựa sẽ đi vào phòng và cắn em. Nó đã chứng tỏ rằng điều này đã có nghĩa là sự trừng phạt với ước muốn rằng của em rằng con ngựa nên bị ngã xuống (chết). Sau những đảm bảo đã làm đứa bé trút được gánh sợ hãi với cha mình, nó đã chứng minh rằng em đang tranh đấu chống lại mong muốn có nội dung là sự vắng mặt (ra đi hoặc chết) của người cha. Em bé chỉ ra thật quá đơn giản rằng em cảm thấy người cha là đối thủ của mình với những biệt đãi thiên vị của người mẹ, vốn là người mà những ao ước tình dục bắt đầu nảy nở của em đã được những linh cảm đen tối nhắm tới. Thế nên, em bé đã có thái độ tiêu biểu của đứa trẻ con phái nam với cha mẹ của nó mà chúng ta gọi là “mặc cảm Oedipus” trong đó chúng ta nhận ra sự phức tạp trung ương của những chứng nhiễu loạn nơ-rô nói chung. Qua sự phân tích những “chú bé John” chúng ta đã học được một sự kiện là rất có giá trị liên quan đến hệ tin tưởng tôtem, cụ thể là trong những điều kiện như vậy, đứa trẻ chuyển chỗ một phần của cảm xúc của mình từ người cha sang một vài động vật.

Phân tích tâm lý đã cho thấy những cách liên kết, vừa quan trọng và ngẫu nhiên trong nội dung, dọc theo đó một chuyển chỗ loại như thế đã diễn ra. Nó cũng cho phép người ta đoán những động cơ của sự chuyển chỗ. Lòng ghét là hậu quả từ sự tranh dành lấy người mẹ không thể thấm nhập đời sống tâm lý của đứa bé mà không bị ức chế, em bé đã phải tranh cãi với những sự thương mến âu yếm và sự ngưỡng mộ mà em đã cảm thấy đã có với cha mình từ ban đầu, thế nên đứa con đã tiếp nhận một thái độ  nước đôi, hai mặt; hoặc thái độ mâu thuẫn xúc động đối với người cha và giảm bớt được sự tự mâu thuẫn xung đột này bằng cách chuyển chỗ cảm xúc thù địch và lo lắng của mình sang một thay thế cho người cha. Tuy nhiên, sự chuyển chỗ không có thể, làm giảm nhẹ xung đột bằng cách đưa về một sự phân chia êm thấm giữa những cảm giác thương mến âu yếm và ác cảm thù địch. Ngược lại, sự xung đột đã được tiếp tục trong sự dẫn chiếu về đối tượng mà sự chuyển đối đã được thực hiện và cũng lan truyền tính mâu thuẫn đến với nó. Không nghi ngờ gì rằng (một) chú bé John đã không chỉ sợ hãi, nhưng kính trọng và chú ý với loài ngựa. Ngay sau khi sự sợ hãi của mình đã được tiết chế nhẹ đi, em đồng hóa chính mình với con vật đáng sợ, em nhảy vòng quanh như một con ngựa, và bây giờ nó là em là người đánh người cha. Trong một giai đoạn khác của giải pháp của phobia, em bé đã không đắn đo để đồng hóa cha mẹ mình với những loài thú vật lớn khác.  [5]

Chúng ta có thể đánh bạo với ấn tượng rằng một số những nét đặc trưng của hệ tin tưởng tôtem dội trở lại như là một biểu hiện tiêu cực trong những phobia động vật này của trẻ em. Nhưng chúng ta mang nợ S. Ferenczi [6] với một quan sát cá nhân đẹp đẽ về những gì phải được gọi là một trường hợp của hệ tin tưởng tôtem tích cực trong đứa trẻ. [7] Đó là sự thật rằng với em bé Arpád, người mà Ferenczi thuật lại, tầm quan trọng về tôtem không đánh thức trong kết nối trực tiếp với mặc cảm Oedipus, nhưng trên cơ sở của một tiền đề narcistic – yêu chính mình - cụ thể là, sợ hãi về sự bị thiến dương vật. Nhưng bất cứ ai nhìn chăm chú qua lịch sử của một chú bé John, cũng sẽ tìm thấy ở đấy có tràn đầy bằng chứng rằng người cha đã được ngưỡng mộ như là người sở hữu của bộ phận sinh dục lớn, và đã đáng sợ như đe dọa đến bộ phận sinh dục riêng của đứa trẻ. Trong mặc cảm Oedipus cũng như trong mặc cảm bị thiến dương vật, người cha đóng cùng một vai trò tương tự của đối thủ đáng sợ (đe dọa) đến quyền lợi tình dục của đứa trẻ. Thiến và thay thế của nó qua sự bịt mất một đầu thông là sự trừng phạt người cha đe dọa.  [8]

Khi em bé Arpád được hai tuổi rưỡi, trong khi tại một khu nghỉ mát mùa hè, em đã một lần cố thử đi tiểu vào chuồng gà, và trong dịp này một con gà đã cắn một miếng, hay mổ vội vào dương vật của em bé. Một năm sau, khi trở lại cùng địa điểm cũ,  chính em bé tự trở thành một con gà, là chỉ quan tâm đến chuồng gà và đến tất cả những sự vật diễn ra trong đó, và đã bỏ, thôi không nói tiếng người, và chỉ cục tác tiếng gà và gáy như gà. Ở tuổi lên năm, trong thời gian quan sát, em bé đã nói chuyện trở lại, nhưng em nói chỉ không gì ngoài chuyện loài gà và những loài gia cầm khác. Em không chơi với đồ chơi nào khác và chỉ hát những bài hát trong đó nếu có điều gì đó về loài gà. Hành vi của em bé đối với động vật tôtem của em là tinh tế mâu thuẫn, thể hiện chính nó trong ghét và yêu quá độ. Em thích nhất chơi trò giết loài gà. “Việc giết mổ của loài gia cầm đã hầu như một lễ hội cho em. Em có thể nhảy múa quanh những xác con vật hàng giờ mỗi lần trong trạng thái hưng phấn mãnh liệt”  [9]. Nhưng sau đó em hôn và vuốt ve con vật đã bị giết, và chùi sạch và mơn trớn âu yếm những hình nộm gà mà bản thân em đã đối xử tệ hại.

Arpád tự mình cẩn thận để có chắc chắn rằng ý nghĩa của hoạt động tò mò lạ lẫm của em không thể cứ tiếp tục bị ẩn dấu. Có những lúc em đã thông dịch những mong muốn của mình từ phương pháp biểu hiện thuộc về totem, ngược trở lại vào trong của đời sống hàng ngày. “Bây giờ tôi nhỏ, bây giờ tôi là một con gà. Khi tôi lớn hơn tôi sẽ là một gà lớn. Khi tôi lớn hơn nữa, tôi sẽ là một con gà trống”. Một lần khác, em bất ngờ bày tỏ mong muốn ăn một “mẹ trong chậu, “(do sự tương tự, “gà trong chậu”). Em rất tự do thẳng thắn với những đe dọa công khai về thiến những người khác, giống đúng như chính em đã nhận được chúng trên lý do về sự bận tâm với thủ dâm dương vật của chính mình.

Theo Ferenczi không nghi ngờ gì về phần nguồn gốc sự quan tâm của em bé Arpád trong những hoạt động của sân gà: “Những hoạt động tình dục liên tục giữa gà trống và gà mái, việc gà đẻ trứng, và bầy gà con từ từ ra khỏi trứng ấp”  [10] thỏa mãn tò mò tình dục của cậu bé vốn thực sự đã hướng về đời sống gia đình con người. Những đối tượng mong muốn của cậu bé đã được hình thành trên mô hình của đời sống loài gà khi chúng ta tìm thấy cậu bé nói với một người phụ nữ hàng xóm: “Tôi sẽ kết hôn với bà, và em gái của bà, và ba chị em họ của tôi, và chị nấu ăn, không, thay vì chị nấu ăn, tôi sẽ kết hôn với mẹ tôi”.

Về sau, chúng ta sẽ có thể có khả năng hoàn thành sự xem xét của chúng ta về những quan sát này;  hiện giờ, chúng ta sẽ chỉ trỏ ra được hai nét đặc điểm vốn cho thấy một sự tương ứng có giá trị với hệ tin tưởng tôtem: sự đồng hóa nhân cách hoàn toàn với động vật tôtem,  [11] và thái độ mâu thuẫn tác động tình cảm đối với nó. Theo quan điểm của những quan sát này, chúng ta tự cho là mình đã chính đáng khi thay thế người cha với động vật tôtem trong công thức của phái nam của hệ tin tưởng tôtem. Sau đó chúng ta ghi chú rằng khi làm như vậy, chúng ta đã không bước thêm một bước tiến mới, hoặc táo bạo đặc biệt nào. Vì chính người nguyên thuỷ tự họ nói điều đó và cho đến mức độ như hệ thống tôtem vẫn còn hiệu lực ngày nay, tôtem được gọi là tổ tiên và người cha nguyên thủy. Chúng ta chỉ hiểu theo nghĩa đen những diễn tả này của những chủng tộc vốn những nhà dân tộc học đã không biết phải làm gì với nó, do đó có khuynh hướng đẩy nó ra nền sau. Ngược lại, khoa Phân tâm học lưu ý chúng ta, để nhấn mạnh trên ngay đúng điểm này, và để kết nối nó với nỗ lực giải thích hệ tin tưởng tôtem. [12]

Kết quả đầu tiên của sự thế chỗ của chúng ta là rất đáng kể. Nếu con vật tôtem là người cha, sau đó hai mệnh lệnh chính của hệ tin tưởng tôtem, hai quy luật tabu cấu thành hạt nhân của nó,  - không giết con vật tôtem, và không dùng một phụ nữ thuộc cùng tôtem cho những mục đích tình dục, - chúng đồng ý trong  nội dung với hai tội ác của Oedipus, người giết cha mình và lấy mẹ mình làm vợ, và cũng với hai mong muốn nguyên thủy của đứa trẻ, vốn có sự xua đẩy trấn áp của nó không đủ, hoặc có những hình thức tái thức tỉnh của có lẽ tất cả những chứng nhiễu loạn nơ-rô. Nếu như sự tương đồng này là khác hơn một màn kịch lừa đảo của ngẫu nhiên, nó sẽ tất yếu tạo điều kiện cho chúng ta để chiếu ánh sáng lên nguồn gốc của hệ tin tưởng tôtem trong thời tiền sử. Nói cách khác, chúng ta sẽ thành công trong làm cho điều có thể xảy ra được rằng hệ thống tôtem là kết quả của những điều kiện cơ sở của mặc cảm Oedipus, giống như phobia động vật của “chú bé John” và sự lệch lạc sang những con gà của “em bé Arpád” là kết quả của nó. Để theo dõi khả năng này, chúng ta sẽ học trong những gì sau đây một điểm khác lạ của hệ thống totem, hoặc như chúng ta có thể nói, của tôn giáo tôtem, vốn cho đến bây giờ, đã khó có thể được đưa vào thảo luận.

 
4 .
Robertson W. Smith, người đã mất năm 1894, là một nhà vật lý học, nhà ngữ văn, nhà phê bình kinh Thánh, và nhà khảo cổ học, một người đa diện cũng như một người suy nghĩ tự do, đã diễn đạt giả định trong công trình của ông về “Tôn giáo của người Semites,” [13]  xuất bản năm 1889, rằng một buổi lễ khác lạ, cái goi là những  những lễ tiệc ăn totem, sớm ngay từ bắt đầu, đã hình thành một phần thuộc toàn bộ  của hệ thống tôtem. Để hỗ trợ cho giả định này, vào thời gian đó, ông đã có trong tay mình chỉ là một mô tả duy nhất của một hành động như vậy từ năm 500 TCN; tuy nhiên, ông đã biết làm thế nào để đem lại một mức độ xác suất cao cho giả định của mình thông qua sự phân tích của ông về bản chất của sự hiến sinh trong những dân Semites cổ thời [14]. Vì như khi sự hiến sinh giả định một người như god [15] chúng ta đang bàn luận ở đây với một suy luận từ một giai đoạn cao hơn của nghi thức tôn giáo với giai đoạn thấp nhất trong hệ tin tưởng tôtem.

Bây giờ tôi sẽ trích dẫn, từ quyển sách tuyệt vời của Smith Robertson [16], những phát biểu về nguồn gốc và  ý nghĩa của nghi thức hiến sinh vốn chúng ta hết sức quan tâm; tôi sẽ chỉ bỏ qua quá nhiều chi tiết hấp dẫn cũng như những phần bàn luận với tất cả những phát triển muộn hơn về sau. Trong trích tỉa theo lối như vậy, không thể nào đem cho người đọc được bất kỳ cảm giác trong sáng, hoặc sức mạnh biện luận nào của bản gốc.

Robertson Smith cho thấy rằng sự hy sinh tại bàn thờ đã là phần thiết yếu của nghi lễ của những tôn giáo cổ thời. Nó đóng cùng một vai trong tất cả những tôn giáo, do đó, nguồn gốc của nó phải được bắt nguồn từ nguyên nhân chung rất tổng quát, có tác dụng đều giống như nhau ở khắp mọi nơi.

Nhưng sự hy sinh [17] - việc làm thiêng liêng [Hylạp] (sacrificium [Hylạp]) - ban đầu có nghĩa là một gì đó khác với những gì những thời về sau đã hiểu về nó: dâng cúng cho vị gót nhằm hòa giải với vị gót ấy hoặc làm vị gót đó nghiêng sang thành là đồng ý thuận lợi (với người dâng cúng). Sự xử dụng theo nghĩa phi-tín ngưỡng của từ này sau đó trở đi bắt nguồn từ ý nghĩa thứ hai của sự hy sinh vì người khác. Như đã được chứng minh, sự hy sinh đầu tiên là không có gì khác hơn là “một hành động xã hội giao hảo giữa vị thần và những người thờ phượng vị thần đó.

Những thức để ăn và để uống đã được mang đến như thức hy sinh, con người đã dâng cúng cho gót của hắn cùng những thức mà bản thân hắn đã ăn để sống, thịt, ngũ cốc, trái cây, rượu nho và dầu . Chỉ riêng về phần có liên quan đến thịt hiến tế đã có những hạn chế và những ngoại lệ. Gót cùng hưởng phần thịt của những con vật hy sinh với những tín đồ của mình, trong khi những thực vật dâng cúng được để lại cho chỉ một mình gót. Không có nghi ngờ gì rằng những hiến sinh với thú vật là cổ hơn, và đã một thời là hình thức duy nhất của sự hy sinh. Những những hiến sinh với thực vật kết quả từ việc dâng cúng từ những trái cây đầu mùa - và tương ứng với những dâng cúng với những thần trồng trọt và thần đất đai. Nhưng sự hiến sinh thú vật là cổ xưa hơn nông nghiệp.

Những tàn dư sống xót của ngôn ngữ làm thành điều chắc chắn rằng phần của sự hiến sinh dành cho thần linh đã được xem như thực phẩm thật sự của vị này. Quan niệm này đã trở thành xúc phạm, khó chịu với ngày càng tăng tiến bộ dần trong sự xóa đi tính chất vật chất cụ thể của những vị thần, và đã được tránh bằng cách cung cấp cho những vị thần chỉ có phần chất lỏng của bữa ăn. Sau đó, với sự dùng lửa, làm cho thịt cúng được dâng cao trong khói từ bàn thờ, làm cho có thể chuẩn bị thức ăn của con người trong cách mà nó đã thích hợp nhiều hơn với những vị thần. Thức uống trong lễ hiến sinh đã là máu của những con vật bị giết hy sinh, rượu nho sau này được dùng như là một thay thế cho máu. Người nguyên thủy coi rượu nho như là “máu của nho”, như những nhà thơ của chúng ta vẫn gọi nó.

Những hình thức lâu đời nhất của lễ hy sinh, cổ xưa hơn sự biết dùng lửa và có kiến thức nông nghiệp, do đó trong sự hy sinh của động vật, có thịt và máu của nó, được thần linh và tín đồ của vị này đã cùng ăn với nhau. Đã là yếu tính rằng  cả hai bên tham dự sẽ nhận phần chia của bữa ăn.

Một lễ hiến sinh loại như thế trong một buổi lễ công cộng, lễ ăn mừng của toàn thể một thị tộc. Trong thực tế, tất cả những tôn giáo đã là một công việc công cộng, nhiệm vụ tôn giáo, đã là một phần của nghĩa vụ xã hội. (Cúng tế) Hiến sinh và lễ hội đi đôi với nhau trong tất cả những chủng tộc, mỗi hiến sinh nhất thiết kéo theo một dịp nghỉ lễ và không có dịp nghỉ lễ nào có thể được tổ chức mà không có một sự hiến sinh. Những lễ hội hy sinh là một dịp để thăng hoa một cách vui vẻ những lợi ích của cá nhân, và nhấn mạnh cộng đồng xã hội, và cộng đồng với thần linh.

Sức mạnh đạo đức của bữa tiệc ăn thức hiến sinh công cộng đã được dựa trên khái niệm nguyên thủy về ý nghĩa của ăn chung và uống chung. Để ăn và uống với một ai đó đã được đồng thời là một biểu tượng và một chứng thực của cộng đồng xã hội và của giả định về những nghĩa vụ với nhau, sự ăn uống những vật hy sinh đã đem cho biểu hiện trực tiếp với sự kiện là thần linh và tín đồ của ông là những người có truyền thông cùng với nhau – những kẻ hiệp thông - do đó xác nhận tất cả những quan hệ khác của họ. Những phong tục ngày nay vẫn còn hiệu lực giữa người Ả Rập sống trong vùng sa mạc chứng minh sâu xa nhất rằng sức mạnh kết buộc là kết quả từ bữa ăn chung thì không là một yếu tố tôn giáo, nhưng rằng những nghĩa vụ giữa họ với nhau tiếp theo sau đó đã chính là do bản thân hành vi ăn uống. Bất cứ ai là người đã chia sẻ một miếng cắn dù nhỏ nhất với một người như người Beduin, hoặc đã nuốt một hớp sữa của người ấy, không cần phải sợ người ấy như là một kẻ thù nữa, nhưng có thể chắc chắn về sự bảo vệ và giúp đỡ của người ấy. Nhưng thực tế, không mãi mãi, nói cho thật đúng, nó chỉ kéo dài đến chừng nào có thể giả định được rằng những thực phẩm chia phần đã ăn vẫn còn trong cơ thể. Như thế sự kết buộc thực sự của sự hợp nhất đã được mường tượng, nên nó đòi hỏi phải lập lại để tăng cường nó, và làm cho nó được kéo dài.

Nhưng tại sao sức mạnh kết buộc này được gán cho sự ăn và uống chung giữa công cộng? Trong những xã hội nguyên thủy nhất chỉ có một ràng buộc vô điều kiện và không bao giờ hỏng, đó là quan hệ họ hàng. Những thành viên của một cộng đồng tựa vào với nhau và với riêng từng người, như vậy một thân tộc là một nhóm người có đời sống của họ quá ràng buộc vào một sự đồng nhất thể chất mà họ có thể được coi là những bộ phận của một sự sống chung. Do đó, trong trường hợp có một người trong thân tộc này bị giết hại, họ không nói: máu của kẻ này hay kẻ kia đã bị đổ, nhưng máu của chúng ta đã bị đổ. Cách nói theo lối người Hebrew qua đó quan hệ bộ tộc được nhìn nhận là: “Nhà ngươi là xương ta và thịt ta[18]. Thế nên, quan hệ thân tộc biểu thị phần có trong một thực thể chung. Sau đó, là tự nhiên rằng nó không chỉ dựa trên một sự kiện là chúng ta là một phần của thực thể của người mẹ chúng ta vốn là người đã sinh ra chúng ta, và là người có sữa nuôi dưỡng chúng ta, mà cũng còn là thực phẩm ăn sau đó, thông qua đó, cơ thể được kéo dài và làm mới, có thể tiếp nhận và làm tăng quan hệ thân tộc. Nếu một người chia sẻ một bữa ăn với thần linh của người ấy, thế nên sự xác quyết được bày tỏ là rằng một người đã là thuộc cùng một thực thể như với thần linh, do bởi vì đã không có bữa ăn chung nào với bất kỳ một ai đã được nhìn nhận như một người xa lạ.

Như thế, bữa tiệc hiến sinh gốc nguồn ban đầu là một bữa tiệc của thân tộc, tuân theo quy luật là chỉ những ai cùng thân tộc mới có thể ăn chung. Trong xã hội chúng ta, bữa ăn kết hợp những thành viên của gia đình; nhưng bữa tiệc ăn thịt vật hiến sinh không dính líu gì với gia đình. Quan hệ họ hàng thì cổ xưa hơn so với đời sống gia đình, những gia đình lâu đời nhất được chúng ta biết, thường xuyên đã bao gồm những người thuộc về những ràng buộc khác nhau theo quan hệ họ hàng. Những người nam kết hôn với phụ nữ của thị tộc xa lạ, và những đứa trẻ kế thừa thị tộc của người mẹ, không có quan hệ họ hàng giữa người nam và phần còn lại của những người trong gia đình. Trong gia đình như vậy không có bữa ăn chung. Ngay cả ngày nay, những người sơ khai ăn riêng và một mình, và những điều ngăn cấm về mặt tôn giáo của hệ tin tưởng tôtem về phần ăn, thường làm cho họ không có thể nào ăn cùng với vợ và con của họ.

Bây giờ chúng ta hãy cùng quay sang với con vật hy sinh. Đã có, như chúng ta đã nghe nói, không có hội họp của thân tộc mà không có sự hy sinh động vật, và điều này là có ý nghĩa quan trọng, nhưng không được giết động vật trừ trường hợp có dịp nghiêm trọng như vậy. Không có bất kỳ do dự nào khi người ta ăn trái cây, thịt thú vật săn bắt được, và uống sữa của những động vật gia súc, nhưng những đắn đo, ngại ngùng, hay thận trọng tôn giáo đã làm thành một điều không thể nào được là để cá nhân giết một con vật nuôi trong nhà cho mình ăn riêng. Đã có, với hết sức ít nghi ngờ nhất, Robertson Smith nói, rằng mọi sự giết thú vật hy sinh đã ban đầu khởi nguồn là một sự giết thú vật hy sinh của một thị tộc, và rằng việc giết một con vật hy sinh ban đầu thuộc về những hành vi bị cấm với những cá nhân, và chỉ được khẳng định là đúng khi toàn bộ thân nhân đảm nhận trách nhiệm. Người nguyên thủy chỉ có một lớp (loại) của những hành động, vốn như thể đã được đặc trưng, cụ thể là, những hành động đã chạm vào sự thiêng liêng của máu chung của thân tộc. Một sự sống vốn không cá nhân nào có thể lấy đi, và vốn có thể được hy sinh chỉ thông qua sự đồng ý và sự tham gia của tất cả những thành viên của thị tộc đã là trên cùng một trình độ như sự sống của một thành viên của thân tộc. Quy luật là tất cả mọi người khách của bữa tiệc hy sinh phải cùng ăn phần thịt chia của con thú bị hy sinh, có cùng một ý nghĩa tương tự như quy luật rằng việc giết hại  một thành viên của thân tộc phạm tội phải được toàn bộ thân tộc thực hiện. Nói cách khác: con vật bị giết để hy sinh đã được đối xử như một người thân thích cùng thân tộc; cộng đồng làm lẽ hiến tế, gót của nó, và con vật bị giết để hiến tế đã thuộc cùng một dòng máu, và là những thành viên của một thị tộc.

Trên cơ sở của nhiều những bằng chứng, Robertson Smith đồng nhất những động vật bị hy sinh với những động vật tôtem cổ. Trong một thời đại muộn hơn về sau, có hai loại hy sinh, những hy sinh của động vật gia súc thường cũng được ăn, và những hy sinh bất thường của những động vật đã bị cấm như là ô uế. Tiếp tục thăm dò sau đó cho thấy rằng những động vật ô uế không sạch này vốn đã linh thiêng, và chúng đã được hiến sinh với những vị thần vốn với họ chúng đã là linh thiêng, rằng những con vật này ban đầu được đồng nhất với chính những vị gót, và rằng trong lễ hiến sinh, những tín đồ một cách nào đó đã nhấn mạnh quan hệ máu huyết của mình với vị gót và với con vật. Nhưng sự khác biệt này giữa những hy sinh bình thường và “thần bí” cũng vẫn đã không giữ được lâu cho đúng, ngay trong những thời còn sớm hơn nữa. Ban đầu tất cả những con thú vật đã là linh thiêng, thịt của chúng đã bị cấm ăn, và chỉ có thể ăn được trong vào những dịp trang trọng, với sự tham gia của toàn thân tộc.Việc giết mổ con thú cũng trở nên bằng như làm đổ máu của thân nhân cùng thân tộc, và đã phải được làm với cùng những biện pháp phòng ngừa cẩn trọng và những bảo đảm chống lại sự khiển trách.

Sự thuần hóa những loài động vật thành những gia súc, và sự khởi lên cách tạo giống loài trâu bò trong chăn nuôi dường như ở khắp nơi đã đưa đến sự chấm dứt hệ tin tưởng tôtem thuần túy và khắt khe trước đây của những thời sớm nhất. [19] Nhưng sự linh thiêng như thế vẫn bám chặt vào những loài thú vật gia súc trong những gì được bây giờ là một tôn giáo “chăn nuôi” [20], đã là đủ khác thường đặc biệt để chúng ta nhận ra nét đặc sắc thuộc về tôtem của nó. Ngay cả trong cuối thời cổ điển, nghi thức ở nhiều những địa phương đã mô tả sự trốn chạy của người giết thụ vật hy sinh, tức là người lo việc cúng tế thần, sau lễ hy sinh, như thể để thoát khỏi sự trả thù. Tại Hylạp, ý tưởng một thời phải là phổ biến chung rằng sự giết chết một con bò đực đã thực sự là một tội nặng. Tại lễ hội Bouphonia ở thành Athens, một vụ xử án chính thức đã triệu tập tất cả những người tham gia vào (việc giết con vật hy sinh), đã được lập lên sau lễ hiến sinh. Cuối cùng, đã được đồng ý trút trách nhiệm tội giết con vật hy sinh vào con dao, sau đó con dao này bị ném xuống biển [21].

Mặc dù có sự sợ khiếp hãi vốn nó bảo vệ sự sống của những động vật với tư cách là người thân tộc, thỉnh thoảng đã là thành cần thiết phải giết con vật trong hội họp kín tín cẩn trang nghiêm, và để chia thịt và máu của nó giữa những thành viên của thị tộc. Động cơ vốn ra lệnh cho hành động này hé mở cho thấy ý nghĩa sâu xa nhất về yếu tính của sự hy sinh. Chúng ta nghe nói rằng trong những thời sau, mỗi khi ăn chung, sự gia nhập trong cùng một thực chất vốn nhập vào cơ thể của họ, đã thiết lập một mối kết buộc linh thiêng giữa những người có truyền thông với nhau [22]; trong những thời cổ xưa lâu đời nhất, ý nghĩa này là dường như được gán cho chỉ với sự gia nhập trong thực thể của một con thú linh thiêng bị hy sinh. Bí ẩn thiêng liêng của cái chết hy sinh đã được xác minh là đúng trong việc rằng chỉ duy trong cách này mối kết buộc linh thiêng mới thiết lập được, vốn nó hợp nhất những người tham dự với nhau và với thần linh của họ[23]

Mối kết buộc này là không có gì khác hơn là sự sống của con vật bị hy sinh vốn sống trong thịt và máu của nó và đã được chia sẻ bởi tất cả những người tham dự bằng phương tiện của bữa tiệc hiến tế. Một ý tưởng loại như thế đã là cơ sở cho tất cả những kết buộc bằng máu [24], qua đó con người vẫn trong những thời sau trở thành thề nguyền cam kết với nhau. Khái niệm hết mực thực tiễn về huyết tộc – cùng chung giòng máu - như một sự đồng hóa với thực thể (có chung) làm cho dễ hiểu trước sự cần thiết phải thường xuyên có dịp làm mới nó, qua tiến trình vật chất của những bữa tiệc ăn thịt con vật hiến sinh [25].

Bây giờ, chúng ta sẽ ngừng trích dẫn từ dòng suy nghĩ của Robertson Smith ngõ hầu đưa ra một tóm tắt cô đọng về những gì là yếu tính trong đó. Khi khái niệm về tài sản tư hữu đi vào thành hiện hữu, sự hy sinh đã được hình tượng như là một quà dâng cho thần linh, như một chuyển nhượng của cải từ thuộc con người đến thuộc thần linh. Nhưng sự diễn dịch này chừa lại tất cả những đặc thù khác lạ của nghi lễ hiến tế vẫn không giải thích được. Trong những thời cổ xưa nhất, chính con vật hy sinh tự thân nó là linh thiêng, và sự sống của nó không thể vi phạm được; nó chỉ có thể bị lấy đi sự sống trong sự hiện diện của thần linh, với toàn bộ bộ tộc tham gia, dự phần và nhận chia tội lỗi, ngõ hầu có thể cung cấp thực thể thánh linh, vốn  qua sự ăn nó mà những thành viên của thị tộc tự mình được bảo đảm về sự đồng nhất thể chất của họ với  nhau và với thần linh. Sự hy sinh là một phép bí tích – một gì đó có ý nghĩa huyền bí và linh thiêng [26], và con vật bị hy sinh bản thân nó là một trong những họ hàng của thân tộc.Trong thực tế, nó đã là con vật tôtem cũ, trước đây, là chính gót nguyên thủy mà qua sự giết chết và ăn thịt nó, khiến những thành viên của thị tộc được  hồi sinh và bảo đảm sự tương đồng của họ với gót.

Từ phân tích này về bản chất của sự hiến sinh, Robertson Smith đã rút ra kết luận rằng những kỳ giết chết và ăn thịt của tôtem có trước khi thời kỳ khi những thần-linh-đã-được-nhân-hóa được tôn kính đã là một phần quan trọng của tôn giáo tôtem. Nghi lễ như loại nghi lễ ăn tiệc tôtem như vậy, ông nghĩ rằng đã được gìn giữ lại cho chúng ta, trong những mô tả của một lễ hiến sinh trong thời sau đó. Thánh Nilus đã kể về một tập tục hy sinh của người Beduins, sống trong sa mạc Sinai vào cuối thế kỷ thứ tư TCN.  Con thú chịu nạn là một con lạc đà, bị trói và đặt nằm trên một bàn thờ thô sơ bằng đá, người thủ lĩnh của bộ lạc đã khiến những người tham dự đi bộ ba lần quanh bàn thờ theo nhịp của bài ca đnag hát kèm, gây ra vết thương đầu tiên trên thân con vật và tham lam uống máu đương phun; sau đó toàn thể cộng đồng đã tự ném xả vào con thú bị hy sinh, lấy kiếm xẻ toạc những miếng thịt vẫn còn quằn quại và ăn tươi nuốt sống chúng với sự vội vàng đến nỗi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn giữa khi sao Mai mới mọc, vốn với những người này sự hy sinh có ý nghĩa, và khi nó mờ dần trước những tia sáng của mặt trời (bình minh), toàn bộ hy sinh, con vật, thịt, da, xương, và ruột, đã được ngấu nghiến ăn sạch. Theo như tất cả những lời khai chứng, nghi lễ man dã này, vốn tự nó nói lên sự cổ xưa của nó, đã không phải là một tập tục hiếm lạ, nhưng là hình thức tổng quát ban đầu của lễ hy sinh tôtem, vốn trong những thời gian muộn hơn về sau, đã trải qua những thay đổi đa dạng nhất.

Nhiều tác giả đã từ chối không nhận cho bất kỳ một sức nặng nào với quan niệm này về lễ tiệc tôtem vì nó không thể được củng cố bằng quan sát trực tiếp trong giai đoạn của hệ tin tưởng tôtem. Chính Robertson Smith tự mình đã dẫn chứng về những thí dụ trong đó có ý nghĩa thiêng liêng và hoàn toàn bí ẩn của sự hy sinh có vẻ chắc chắn, chẳng hạn như những hy sinh con người của người Aztec và những dân tộc khác vốn gợi lại những điều kiện của lễ tiệc tôtem, sự hy sinh gấu của bộ tộc Gấu của dân Ouataouaks [27] tại châu Mỹ, và lễ hội gấu của dân Ainus tại Nhật Bản. Frazer đã đưa ra một liệt kê đầy đủ của những trường hợp này và những trường hợp tương tự trong hai đơn vị của công trình tuyệt vời của ông đã xuất hiện  trong lần sau cùng [28].  Một bộ tộc dân bản địa châu Mỹ ở tiểu bang California vốn thờ kính con chim ó một con  chim lớn thuộc loài chim săn mồi, mỗi năm, giết con chim này một lần với buổi lễ trang trọng, và rồi con chim được dể tang thương tiếc, và da và lông của nó được bảo tồn. Người dân bản địa châu Mỹ Zuni ở tiểu bang New Mexico làm cùng điều tương tự với con rùa thiêng liêng của họ.

Trong những nghi lễ Intichiuma của những bộ lạc vùng trung ương châu Úc, một nét đặc biểm đã được quan sát vốn nó hết sức phù hợp với những giả định của Robertson Smith. Mỗi bộ lạc thực hành phép magich cho sự gia tăng của tôtem của bộ lạc, vốn không thể ăn thịt của nó, là bị ràng buộc để phải ăn một phần của tôtem của bộ lạc trong buổi lễ trước khi nó có thể được những bộ lạc khác chạm vào. Theo Frazer thí dụ tốt nhất của việc tiêu thụ bí tích của tôtem vốn nếu không vẫn bị cấm là được tìm thấy giữa nhưng dân Bini ở Tây Phi, trong liên kết với những nghi lễ chôn cất của bộ lạc này.  [29]

Nhưng chúng ta đi theo Robertson Smith trong giả định rằng sự giết hại có tính chất của một gì đó có ý nghĩa huyền bí và linh thiêng, và sự ăn thịt con vật tôtem chung nhau giữa công cộng, vốn nếu không vẫn bị cấm, đã là một nét đặc biệt quan trọng của tôn giáo tôtem.  [30]


5.
Bây giờ chúng ta hãy cùng hình dung một cảnh tượng một bữa ăn tôtem như vậy và chúng ta hãy cùng trang điểm nó thêm nữa với một vài nét đặc biệt có thể xảy ra vốn trước đây đã không được xem xét cho thỏa đáng. Như thế, chúng ta có thị tộc, vốn vào một dịp trang trọng giết chết tôtem của mình một cách tàn nhẫn và ăn sống nó, gồm tất cả máu, thịt, và xương. Đồng thời những thành viên của thị tộc, ngụy trang giả như tôtem, bắt chước tiếng kêu nó trong tiếng kêu và chuyển động như thể họ muốn nhấn mạnh vào bản sắc chung của họ.

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Mar/2012)
(còn tiếp ...)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com




[1] Khái niệm displacement của Freud: Chuyển chỗ - là một trong những phương pháp theo đó những gì đã bị xua đuổi trấn áp nhưng vẫn trở lại trong những cách che dấu, ngụy trang. Đối với Freud, "chuyển chỗ là những phương tiện theo nguyên tắc được sử dụng trong các những biến dạng của giấc mơ, trong đó những suy nghĩ trong khi mơ vẫn phải chịu tự kiểm duyệt". Cùng một loại chuyển chỗ có thể xảy ra trong sự hình thành-triệu chứng những bênh tâm lý, trong phobia. như trên.
[2] [M. Wulff, “Contributions to Infantile Sexuality,” Zentralbl. f. Psychoanalyze, 1912, II, Nr. I, p. 15.]
[3] Night terrors (sleep terrors): Khiêp hãi về đêm (ác mộng) những chứng mất ngủ - hay không ngủ được bình thường, người bị chứng này thường choàng dậy giữa giấc ngủ, có ác mông nào đó thường  không rõ rệt, nhiều khi không nhớ mộng những gì, nhưng thức dậy trong một trạng thái kinh hoàng khiếp hãi.
[4] [“Little Hans,” translated by A. A. Brill, Moffat, Yard & Co.]
[5][“The Phantasy of the Giraffe,” l. c., p. 30.]
[6] Sándor Ferenczi (1873-1933): nhà phân tâm học người Hungary, lý thuyết gia chính của trường phái Phân tâm học và đã là một trong những “môn đồ” đầu tiên của Freud.
[7] [S. Ferenczi, “Contributions to Psychoanalysis,” p. 204, translated by Ernest Jones, R. G. Badger, Boston, 1916.]
[8] [So sánh những trao đổi của Reitler, Ferenczi, và and Eder về sự thay thế vị trí cho sự mù lòa trong the Oedipus myth for castration. Intern. Zeitschrift f. arzte. Psychoanalyze, 1913, I, No. 2.]
[9][ Ferenczi, l. c., p. 209.]
[10] [Ferenczi, l. c., p. 212.]
[11] [Frazer tìm thấy yếu tính của hệ tin tưởng tôtem trong sự đồng hóa nhân cách này: “hệ tin tưởng tôtem là một sự đồng hóa nhân cách của một người với tôtem của người ấy” “Totemism and Exogamy,” IV, p. 5.]
[12] [Tôi mang nợ Otto Rank đã tường thuật về một trường hợp của một phobia với chó trong một người trẻ tuổi thông minh, có giải thích về như thế nào người ấy đã có chứng bệnh này, nghe nổi bật giống như lý thuyết totem của người Aruntas đã kể ở trên. Người trẻ tuổi này đã nghe từ cha rằng mẹ mình một lần trong thời gian mang thai mình đã bị một con chó gây khiếp sợ.]
[13] [“The Religion of the Semites,” Second Edition, London, 1907.]
[14] Theo định nghĩa trong lời mở đầu tập sách này “Semites gồm những dân Arabs, Hebrews, Phoenicians, Aramaens, Babylonians và Assyrians – trong thời cổ đã sống trên toàn bán đảo Arabs – gồm Syria, Mesopotamia, Irac, Iran và Armenia”. Điểm quan trọng là “từ những dân Semites này, đã phát sinh ba tôn giáo lớn Juda, Ki tô và Islam”.
[15] Godlike – người nhưng siêu phàm như thần linh, như gót.
[16][W. Robertson Smith, “The Religion of the Semites,” 2d Edition, London, 1907.]
[17] Sacrifice: lễ hiến tế, lễ hy sinh: thường giết người, rồi sau đó thay dần bằng loài vật (bò, cừu, lợn, gà…) để dâng cúng những vị gót, thần.  (Latin: sacrificium))
[18] “thou art my bone and my flesh” – câu trong kinh Thánh - Genesis 29:14
[19] [“The inference is that the domestication to which totemism leads (when there are any animals capable of domestication) is fatal to totemism.” Jevons, “An Introduction to the History of Religion,” 1911, fifth edition, p. 120.]
[20] Những thuật ngữ loại như – “con chiên, mục sư, mục vụ”,… trong đạo Kitô. (“clergy doing pastoral work” – “giới thày chăn chiên làm công việc chăn chiên” – mục vụ)  - người đứng đầu tổ chức thế giới của hội  nhà thờ Catô, Vatican – vẫn được những tín đồ - “con chiên” - xưng tụng là “vị chủ chiên”. Mặc dù về mặt khác, nếu theo kinh Thánh mới, Jesus là con một người thợ mộc, đoạn kể nhiều nhất về đời ngắn ngủi của ông, cho biết ông sống giữa những người đánh cá, và những học trò đầu tiên của ông là trong đám dân đánh cá, dấu hiệu tượng trưng ban đầu của đạo Kitô là hình con cá, ngày nay vẫn còn - như chữ alpha (α), chưa phải là dấu chữ thập như ngày nay thường thấy.
[21] Bouphonia (τὰ βουφόνια). Lễ hội vinh danh thần Zeus ở thành Athens. Còn gọi là Rites of the Festival of the Ox Murder.
[22] Trong đạo Kitô – là những người hiệp thông – người tin vào giáo chủ và “thông tin” được với giáo chủ.
[23] [. l. c., p. 313.]
[24] Cắt máu, trích máu (tay) thề nguyền, hay uống máu ăn thề. Đặc biệt là thường chỉ có giữa nam phái là đồng bạn, đồng chí, hội kín, đảng bí mật… ; nhưng không có giữa quan hệ thương yêu nam nữ (tabu loạn luân- cùng máu huyết)
[25] Ăn thịt con vật linh thiêng – để đồng hóa hay đồng nhất mình với linh thiêng (thần linh, gót, giáo chủ), nhưng một thời gian sau, máu thịt con vật trong mình cũng sẽ bị tiêu mất, nên lại phải ăn lần nữa, và tiếp tục như thế để làm mới, để fuy trì, sự đồng nhất, hiệp thông với thần linh.
Giải thích theo Robertson Smith như vậy, giúp chúng ta hiểu có sự kiện tại - tại sao lại phải “làm mới lời thề”- phải “thề lại” – vì sự linh thiêng của lời thể nằm trong máu –  một khi biết trong thực tế, máu uống đã tan (hay thịt ăn đã tiêu) – phải làm lại.
[26] Sacrament: có khá nhiều nghĩa - ở đây tác giả chỉ muốn dùng để chỉ một gì đó được xem như có ý nghĩa thiêng liêng và cũng hoàn toàn bí ẩn không thể hiểu hay phân tích được.
[27] Outaouais
[28]The Golden Bough,” Part V, “Spirits of the Corn and of the Wild,” 1912, in the chapters: “Eating the God and Killing the Divine Animal.”
[29] [Frazer, “Totem and Exogamy,” Vol. II, p. 590.]
[30] [Tôi không phải là không biết những phản đối với lý thuyết này về lễ tiệc hy sinh như đã được Marillier, Hubert, Mauss và những vị khác trình bày, nhưng bản chất chúng không làm suy yếu những lý thuyết của Robertson Smith.]