Sunday, April 1, 2012

Sigmund Freud - Tôtem và Tabu (4)


Tôtem và Tabu
Những giống nhau giữa đời sống tâm lý của người sơ khai và của người bệnh nhiễu loạn nơ rô
Sigmund Freud







Chương IV.   Hệ tin tưởng tôtem tái diễn trong Tuổi thơ

5.
Bây giờ chúng ta hãy cùng hình dung một cảnh tượng một bữa ăn tôtem dường vậy, và chúng ta hãy cùng tô điểm nó hơn thêm với một vài đặc tính có lẽ có thể có vốn trước đây đã không được xem xét thỏa đáng. Như thế, chúng ta có thị tộc, vốn vào một dịp nghiêm trọng giết chết tôtem của mình một cách tàn nhẫn và ăn sống nó, trong máu, thịt, và xương. Đồng thời lúc đó, những thành viên của thị tộc, giả trang như tôtem, nhái tiếng kêu và bắt chước chuyển động của nó, như thể họ muốn nhấn mạnh vào bản sắc chung của họ (với nó). Cũng còn có một hữu thức thành tựu rõ ràng rằng một hành động đang được diễn ra vốn nó bị cấm với từng cá nhân, và nó chỉ có thể được biện minh qua sự tham dự của tất cả, thế nên không ai được cho phép tự mình đứng ngoài sự giết chết và lễ tiệc tô tem. Sau khi hành động này được hoàn tất, con vật bị giết được thương tiếc và than khóc. Than khóc cái chết là cưỡng bách, bị buộc tuân hành bởi sự sợ hãi của một sự trừng trị tội lỗi đương đe dọa, và mục đích chính của nó, như Robertson Smith nhận xét về một cơ hội tương tự, là để tự xả tội chính mình khỏi trách nhiệm về sự giết hại. [1]

Nhưng sau tang thương này, có đến theo lễ hội náo động vui tươi đi kèm với sự tháo gỡ xiềng xích của tất cả mỗi xung lực (bản năng) và sự cho phép của sự tất cả được thỏa mãn. Ở chỗ này, chúng ta tìm thấy dễ dàng một cái nhìn sâu vào trong bản chất của kỳ nghỉ lễ - holiday.[2]


Một kỳ nghỉ lễ là một quá đáng – hay đúng hơn là một thái quá đã đề nghị - được cho phép, một vi phạm nghiêm trọng của một sự cấm đoán. Người ta không phạm những thái quá vốn luôn luôn lúc nào cũng được đặc trưng cho những kỳ nghỉ lễ, như là kết quả của một mệnh lệnh để ở trong một tâm trạng nghỉ lễ, nhưng vì trong chính bản chất của một kỳ nghỉ lễ có sự quá đáng; tâm trạng nghỉ lễ có nguyên nhân từ sự buông thả của những gì đã bị cấm đoán, nếu không (có nghỉ lễ) như thế.

Nhưng sự than khóc về cái chết của con vật tôtem có gì liên hệ với sự giới thiệu đưa đến tinh thần nghỉ lễ này? Nếu như con người đã vui sướng về sự giết chết con tôtem, vốn là nếu không thế họ đã bị ngăn cấm, tại sao họ cũng khóc thương nó?

Chúng ta đã nghe nói rằng những thành viên của thị tộc trở nên thánh thiện qua việc ăn uống tôtem và nhờ đó cũng làm mạnh lên sự đồng hóa nhân cách của họ với nó và với lẫn nhau. Sự kiện rằng họ đã hấp thụ được đời sống thánh thiện vốn thực thể (thịt) của tôtem đã mang truyền với nó, có thể giải thích được tâm trạng của ngày nghỉ lễ và tất cả mọi thứ vốn là kết quả đến từ nó.

Phân tâm học đã tiết lộ với chúng ta rằng con vật tôtem thực sự là một thay thế cho người cha, và điều này thực sự giải thích sự mâu thuẫn rằng giết con vật tôtem là thường bị cấm, rằng giết chết nó có kết quả một kỳ nghỉ lễ, và rằng con vật bị giết và thế nhưng được khóc thương. Thái độ mâu thuẫn tình cảm vốn ngày nay vẫn đánh dấu mặc cảm về người cha trong trẻ em của chúng ta, và thường xuyên tiếp tục như thế vào cuộc sống người trưởng thành, cũng đã kéo dài đến người cha thay thế bởi động vật tôtem.

Nhưng nếu chúng ta nối kết sự thông dịch của tôtem như được phân tâm học đã đem cho, với lễ tiệc tôtem và giả thuyết của Darwin về trạng thái nguyên thủy của xã hội loài người, một hiểu biết sâu sắc hơn trở thành có thể được, và có thể được cung cấp một giả thuyết vốn nó có thể xem dường tuyệt vời khác thường, nhưng nó có lợi thế của thiết lập được một sự thống nhất không ngờ giữa một loạt những hiện tượng từ trước đến giờ vẫn bị tách biệt.

Quan niệm của Darwin về bầy đàn nguyên thủy, dĩ nhiên, không cho phép về những khởi đầu của hệ tin tưởng tôtem. Chỉ có một người cha ghen tuông cường bạo, người giữ tất cả những phụ nữ cho riêng mình và xua đuổi đi những đứa con trai mới lớn dậy. Trạng thái nguyên thủy này của xã hội đã không đâu từng quan sát được. Tổ chức nguyên thủy nhất mà chúng ta biết, mà ngày nay vẫn còn hiệu lực với những bộ lạc nào đó, là những liên kết của nam giới bao gồm những thành viên có quyền bình đẳng, chịu sự hạn chế của hệ thống tôtem, và thành lập trên chế độ mẫu quyền [3], hoặc truyền dòng qua người mẹ. [4] Có thể một cái đã là có kết quả từ một cái khác hay không, và điều này đã có thể được như thế nào?

Bằng cách dựa căn cứ lý luận của chúng ta trên sự ăn mừng của tôtem, chúng ta ở một vị trí để cho một trả lời: Một ngày [5] những anh em trai đã bị tống ra khỏi bầy, đã hợp sức, đã giết chết và đã ăn thịt người cha, và như thế chấm dứt bầy đàn nguyên thủy của người cha. Hợp nhau lại, họ đã dám liều và đã thực hiện được những gì nếu chỉ một mình có thể vẫn còn không thể nào đã xảy ra được. Có lẽ một vài tiến bộ văn minh, như việc dùng một vũ khí mới, đã cho họ cảm xúc của thắng vượt. Dĩ nhiên những người man rợ ăn thịt đồng loại này đã ăn thịt nạn nhân của họ. Người cha nguyên thủy cường bạo này chắc chắn đã là khuôn mẫu bị ghen tị và bị sợ hãi đối với mỗi người trong bầy anh em trai. Bây giờ họ hoàn tất sự đồng hóa nhân cách của họ với ông ta bằng cách cắn nuốt thịt ông và mỗi đứa con thu được một phần sức mạnh của ông. Bữa tiệc tôtem, vốn có lẽ là lễ kỷ niệm ăn mừng đầu tiên của loài người, sẽ là sự lập lại và truy điệu về hành vi tội phạm (giết cha) đáng ghi nhớ này, rất nhiều điều đã bắt đầu với nó: tổ chức xã hội, những hạn chế đạo đức, và tôn giáo. [6]

Nhằm mục đích để thấy những kết quả này có thể chấp nhận được, hoàn toàn bên ngoài ức thuyết tin tưởng của chúng ta, chúng ta chỉ cần giả định rằng đám anh em trai kết bầy với nhau đã bị chế ngự bởi cùng những xúc cảm mâu thuẫn hướng về người cha, mà chúng ta có thể chứng minh được – giống như sự vừa yêu vừa ghét mâu thuẫn của nội dung mặc cảm với người cha trong tất cả những trẻ con chúng ta và trong những bệnh nhân neurotics. Chúng ghét người cha là người đã rất mạnh mẽ đứng sừng sững chắn đường những đòi hỏi tình dục của chúng, và khát khao quyền lực của chúng, nhưng chúng cũng thương yêu và ngưỡng phục ông. Sau khi đã thỏa mãn sự căm thù của chúng bằng cách giết bỏ ông, và đã thực hiện mong muốn của chúng để đồng nhất với ông, những xung lực bị xua đuổi trấn áp vốn mềm mỏng dịu dàng hơn đã phải trở lại tự khẳng định chúng. [7] Điều này đã diễn ra dưới hình thức hối lỗi, một xúc cảm về tội lỗi được tạo lập vốn đã trùng hợp ở đây với sự hối hận thông thường cảm thấy. Người chết bây giờ đã trở nên mạnh mẽ hơn so với khi vẫn còn sống, ngay cả khi chúng ta quan sát điều ấy trong những số phận của con người ngày nay. Những gì sự hiện diện của người cha đã ngăn chặn chính họ trước đây, bây giờ bị cấm cản trong trạng thái tâm lý của sự “tuân phục xảy ra sau” [8] vốn chúng ta biết rất rõ từ phân tâm học. Những đứa con đã tháo gỡ việc làm của họ bằng cách tuyên bố rằng sự giết hại con vật thay thế cho người cha, tôtem, là không được phép, và đã từ bỏ những thành quả của hành động của họ bằng cách tự từ chối chính họ những phụ nữ đã được giải phóng. Thế nên, họ đã tạo ra hai tabu nền tảng của hệ tin tưởng tôtem từ cảm thức về tội lỗi của đứa con trai, và vì chính lý do này, những điều này phải tương ứng với hai ước muốn bị đàn áp của mặc cảm Oedipus. Bất cứ ai là người không tuân lời đã trở nên tội lỗi của hai tội phạm duy nhất vốn gây rắc rối xã hội nguyên thủy. [9]

Hai tabu của hệ tin tưởng tôtem vốn đạo đức của con người bắt đầu với nó, chúng không có cùng giá trị tâm lý ngang nhau. Một trong chúng, sự chừa ra con vật tôtem, là hoàn toàn dựa trên những động cơ tình cảm; người cha đã bị giết bỏ và không có gì trong thực tế có thể đền bù cho việc này. Tuy nhiên, điều kia, việc cấm loạn luân, ngăn cấm quan hệ tình dục giữa thân tộc, bên cạnh đó, đã có một nền tảng thực tiễn vững mạnh. Nhu cầu tình dục không đoàn kết con người, nó chia rẽ con người. Mặc dù những anh em trai đã hợp sức lực ngõ hầu thắng vượt người cha, mỗi đứa trong bọn chúng là đối thủ của nhau giữa những phụ nữ. Mỗi đứa con trai đã muốn có tất cả những phụ nữ cho riêng mình như người cha, và trong tranh giành của mỗi người này chống lại người kia; tổ chức cộng đồng vừa mới có sẽ bị bóp chết. Vì đã không có còn bất kỳ một ai mạnh hơn tất cả những người còn lại – là người có thể thành công tiếp nhận vai trò của người cha trước đây. Vì vậy, không có gì còn lại cho những anh em trai, nếu như họ muốn sống với nhau, ngoại trừ dựng lên những ngăn cấm về quan hệ tình dục giữa thân tộc - có lẽ sau nhiều những trải nghiệm khó khăn - qua đó tất cả họ đều như nhau cùng từ chối những phụ nữ là những người họ thèm muốn, và trên lý do vì chính những người đó trước tiên đã khiến họ giết chết người cha. Thế nên họ đã cứu vãn được tổ chức vốn đã làm cho họ mạnh mẽ, và nó có thể đã dựa trên những tình cảm đồng phái tính và những hoạt động vốn chúng có thể đã tự thể hiện trong thời gian họ bị xua đuổi. Có lẽ tình trạng này cũng hình thành những mầm mống của cơ chế về quyền người mẹ được Bachofen [10] khám phá, sau đó được bãi bỏ bởi sự sắp xếp gia đình theo phụ quyền.

Về mặt khác, tuyên xưng về hệ tin tưởng tôtem được coi là nỗ lực đầu tiên với một tôn giáo thì được kết nối với tabu khác, vốn là tabu bảo vệ sự sống của động vật tôtem. Những xúc cảm của những người con trai đã tìm thấy một thay thế tự nhiên và thỏa đáng cho người cha trong con vật, nhưng sự đối xử cưỡng bách của họ với nó đã thể hiện nhiều hơn mức cần thiết để trưng bày sự hối hận. Kẻ thay thế cho người cha có lẽ được dùng trong cố gắng để làm dịu cảm giác nóng cháy về tội lỗi, và là để làm cho xảy ra một loại thuộc về sự hoà giải với người cha. Hệ thống tôtem đã là một loại thuộc về sự thỏa thuận với người cha trong đó người sau đã ban cấp cho tất cả những gì mà huyễn tượng của đứa con có thể mong đợi từ ông, sự bảo vệ, sự chăm sóc, và sự khoan thứ, để đổi lấy điều lời thệ nguyện đã đem lại để tôn vinh cuộc đời của ông, đó là để nói, không lập lại hành động chống lại tôtem mà qua đó người cha thực sự đã thiệt mạng. Hệ tin tưởng tôtem cũng chứa đựng một nỗ lực để biện minh. “Nếu người cha đã đối xử với chúng ta giống như tôtem, chúng ta đã không bao giờ bị cám dỗ để giết ông.” Như thế, hệ tin tưởng tôtem đã giúp đánh bóng lên thực trạng của sự việc, và làm cho người ta quên đi biến cố vốn nó có nợ nguồn gốc của nó.

Trong sự liên kết này đã hình thành một số tính chất đặc biệt vốn từ thời về sau đã xác định đặc tính của mọi tôn giáo. Tôn giáo tôtem đã được cấp phát từ cảm thức về tội lỗi của những đứa con trai như một nỗ lực để làm dịu nhẹ tạm thời xúc cảm này, và để hoà giải người cha đã bị thương qua sự tuân phục xảy ra sau đó. Tất cả những tôn giáo về sau này đều chứng minh là những nỗ lực để giải quyết cùng một vấn đề, chỉ biến đổi khác nhau cho thuận hợp với trình độ của văn hóa trong đó chúng đã gắng thử, và tương ứng với những con đường mà chúng đã nhận lãnh; dù thế nào, chúng tất cả là những phản ứng nhằm vào cùng một biến cố trọng đại vốn văn hóa đã bắt đầu, và kể từ đó, nó vốn đã không để cho loài người đi đến nghỉ yên.

Vẫn còn có một đặc tính khác đã gìn giữ trung thực trong tôn giáo, vốn đã xuất hiện rồi trong hệ tin tưởng tôtem vào thời điểm này. Căng thẳng dằng co mâu thuẫn có lẽ là quá lớn để bất kỳ sắp xếp nào điều chỉnh được, hoặc nếu không thế, những điều kiện tâm lý là hoàn toàn bất lợi cho bất kỳ loại dàn xếp nào những xúc cảm trái ngược này. Điều chắc chắn là đáng chú ý rằng sự hàm hồ mâu thuẫn gắn buộc vào mặc cảm với người cha cũng vẫn tiếp tục trong hệ tin tưởng tôtem và trong những tôn giáo nói chung. Những tôn giáo của hệ tin tưởng tôtem bao gồm không chỉ biểu hiện của sự hối hận và cố gắng hòa giải, mà còn phục vụ để kỷ niệm sự chiến thắng trên người cha. Thích thú thỏa mãn thu được như kết quả của nó, tạo ra lễ hội kỷ niệm của ngày tiệc tôtem, mà trong đó những hạn chế của sự vâng lời tiếp theo đã bị đình chỉ, và làm nó thành một nhiệm vụ phải lập lại tội phạm người giết người thân - ở đây là người cha - qua sự hy sinh của những động vật tôtem cũng thường xuyên như những lợi ích của hành động này, cụ thể là, sự chiếm đoạt tài sản của người cha, đe dọa sẽ biến mất như là một kết quả của những ảnh hưởng của cuộc sống bị thay đổi. Chúng ta cũng sẽ không ngạc nhiên khi tìm thấy rằng một phần của sự thách thức của đứa con trai cũng tái xuất hiện, thường trong những cải trang trá hình đáng chú ý nhất và những đảo ngược, trong sự hình thành của những tôn giáo về sau này.

Nếu xa như thế chúng ta đã đi theo sau, trong tôn giáo và những giới răn đạo đức - nhưng đã ít khác biệt trong hệ tin tưởng tôtem - những hậu quả của những xung lực mềm dịu hơn đối với người cha khi chúng được chuyển vào thành hối hận, chúng ta phải đừng bỏ qua sự kiện là với phần lớn những khuynh hướng vốn chúng đã thúc đẩy để giết người cha đã còn giữ lại sự chiến thắng. Những xúc cảm xã hội và anh em  vốn sự thay đổi lớn này dựa trên đó, từ nay trở đi, trong thời gian dài, tác hành ảnh hưởng lớn nhất trên sự phát triển của xã hội. Chúng tìm thấy biểu hiện trong sự thánh hóa của giòng máu chung, và trong nhấn mạnh trên sự đoàn kết về đời sống bên trong thị tộc. Như thế, trong đảm bảo đời sống giữa lẫn nhau, những anh em biểu hiện sự kiện rằng không ai trong số họ sẽ bị người khác đối xử như tất cả họ đã đối xử với người cha. Họ ngăn ngừa một sự lập lại số phận của người cha. Việc thành lập ngăn cấm trong xã hội chống lại sự giết người anh em đã được thêm vào vơi sự ngăn cấm giết tôtem, vốn là dựa trên những nền tảng tôn giáo. Sẽ là vẫn còn phải một thời gian dài trước khi có giới răn loại bỏ hạn chế cho những thành viên của bộ lạc và thừa nhận câu nói đơn giản: Nhà ngươi sẽ không được giết. Lúc đầu thị tộc anh em đã chiếm chỗ của bầy đàn người cha và được đảm bảo bằng những ràng buộc máu. Xã hội giờ đây dựa trên sự phức tạp của những tội phạm thông thường, tôn giáo trên ý thức về  tội lỗi và hệ quả hối hận, trong khi đạo đức thì một phần dựa trên những điều bắt buộc của xã hội và một phần trên sự chuộc tội mà ý thức tội lỗi này đòi hỏi.

Thế nên, phân tâm học, trái với những khái niệm mới hơn về hệ thống tôtem, và phù hợp nhiều hơn với những khái niệm cũ, đưa mời chúng ta thuyết phục cho một kết nối mật thiết giữa hệ tin tưởng tôtem và hôn chế dị tộc, cũng như cho nguồn gốc đồng thời của chúng.

6 .
Tôi chịu dưới ảnh hưởng của nhiều động lực mạnh vốn giữ tôi đừng gắng thử để bàn luận về sự phát triển xa hơn nữa của những tôn giáo, từ khởi đầu của chúng trong hệ tin tưởng tôtem đến trạng thái hiện tại của chúng. Tôi sẽ đi đến kết luận chỉ với hai mối dây như tôi thấy chúng xuất hiện với sự khác biệt đặc biệt chạy xuyên ngang là: động cơ của sự hy sinh totem, và quan hệ của đứa con trai với người cha...

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Mar/2012)



[1] [“Religion of the Semites,” 2nd Edition, 1907, p, 412.]
[2] holiday – chúng ta dịch là ngày nghỉ lễ - và lễ là chỉ kỉ niệm về những nhân vật hay biến cố lịch sử. Khái niệm này chúng ta cũng vay mượn từ phương Tây, chắc trong thời Pháp thuộc. Nhưng ở phương Tây, nguồn gốc của nó hoàn toàn xa lạ – chúng là những ngày nghỉ - không được phép làm việc – và có mục đích hoàn toàn tôn giáo.
Từ holiday gốc từ khái niệm "Holy Day" – ngày để phụng sự thần linh – Từ Anh Cổ là hāligdæg. Nó đã chỉ có  ý nghĩa và nội dung đặc biệt thuần tuý tôn giáo. Cũng chỉ mới thế tục hóa từ hai thế kỷ qua.
Tính chất quá đáng hay thái quá, nếu vẫn giữ định nghĩa trên, chúng ta thấy vẫn còn đó trong sự - không làm việc, chỉ nghỉ ngơi hay vui chơi, giải trí - đó là quá đáng, thái quá, đặc biệt hoàn toàn khác với tất cả những ngày còn lại trong năm. Và dĩ nhiên chúng được cho phép.
Như thế, dù chúng ta chỉ “nhập cảng” khái niệm “nghỉ lễ” – không biết hay bỏ qua nguồn gốc tôn giáo của nó ở phương Tây – chúng ta, tôi muốn nói người Việt, vẫn còn giữ những khái niệm sau đây khi nói về nghỉ lễ – một dịp “đặc biệt”, “được phép” làm những gì khác thường, thái quá đó là “vui chơi” hay chỉ đơn giản “không làm gì cả”. Những khái niệm đó là yếu tính của “nghỉ lễ” – như Freud phân tích ở trên, với chúng ta vẫn không mất.  Cũng đừng quên “vui chơi” hay “không làm gì cả”, trong một ý hướng nào đó không chỉ là bị cấm đoán, nhưng còn là có tội, phạm lỗi.
[3] matriarchy
[4] [Để so sánh với một đóng góp mới đây, “The Whole House of The Chilkat,” by G. T. Emmons, American Museum Journal, Vol. XVI, No. 7. (người dịch bản tiếng Anh)]
[5] [Người đọc sẽ tránh được những ấn tượng sai lạc vốn sự giải thích này có thể đưa tới, đem câu kết luận của chương kế tiếp vào trong suy nghĩ cân nhắc.]
[6] [Giả định xem dường khủng khiếp rằng người cha bạo ngược đã bị khắc phục và bị giết bởi một sự kết hợp của những người con trai bị trục xuất cũng đã được Atkinson chấp nhận như là một kết quả trực tiếp của những điều kiện của bầy dàn nguyên thủy theo Darwin. “Một đàn trẻ gồm những anh em sống chung với nhau trong đời sống độc thân bắt buộc, hoặc nhiều nhất trong quan hệ một-vợ-nhiều-chồng với một số phụ nữ bị bắt giữ. Họ là một bầy đàn còn chưa yếu chưa đến đến tuổi dậy thì, nhưng họ sẽ, khi sức mạnh đã đạt được với thời gian, chắc chắn không tránh khỏi sẽ phóng ra những cuộc tấn công kết hợp, đổi mới liên tiếp, một lần nữa và lại một lần nữa, để đánh lấy vợ và đời sống từ người cha bạo chúa” (“Primal Law,” pp. 220–221). Atkinson, người đã sống trọn đời mình ở New Caledonia, và đã có những cơ hội hãn hữu để nghiên cứu những dân bản xứ, cũng đề cập đến sự kiện rằng những điều kiện của bầy đàn nguyên thủy mà Darwin giả định có thể dễ dàng quan sát được, giữa những bầy gia súc và ngựa hoang, và thường xuyên dẫn đến việc giết con vật cha của đàn. Ông sau đó tiếp tục giả định thêm rằng một sự tan rã của những bầy thú diễn ra sau khi loại bỏ người cha, thông qua chiến đấu ác liệt giữa những đứa con chiến thắng, vốn như thế đã loại trừ sự khởi đầu của một tổ chức mới của xã hội: “Một vĩnh viễn cứ lập lại mãi mãi là một sự thừa kế người cha đơn độc bạo chúa bằng bạo lực sang những đứa con trai, những bàn tay giết cha đã chẳng bao lâu như vậy một lần nữa lại thành những bàn tay ghì chặt trong trong xung đột giết hại anh em” (trang 228).
Atkinson, người đã không có những đề nghị của phân tâm học trong tay ông, và cũng không biết những nghiên cứu của Robertson Smith, tìm thấy một quá trình chuyển đổi ít bạo lực hơn từ những bầy đoàn nguyên sơ đi đến giai đoạn xã hội kế tiếp, trong đó nhiều người đàn ông sống chung với nhau trong thỏa thuận hòa bình. Ông gán điều ấy cho tình mẫu tử rằng lúc đầu chỉ có con trai út và những người khác sau này vẫn còn lại trong bầy đoàn, những người đã đổi sự khoan dung này với sự thừa nhận những đặc quyền tình dục của người cha bằng sự kiềm chế mà họ thực hành đối với mẹ và đối với những chị em của mình.
Quá nhiều như thế về lý thuyết rất đáng chú ý của Atkinson, sự tương ứng trong yếu tính của nó với lý thuyết giải thích hệ thống và chi tiết ở đây, và sự đổi hướng của nó làm nên cần thiết phải từ bỏ nhiều thứ khác nữa.
Tôi phải gán sự bất định thời gian, làm ngơ với cách đoạn thời gian, và sự đông đảo của tài liệu trong trình bày ở trên đến một hạn chế mà bản chất của vấn đề đòi hỏi. Nó sẽ cũng chỉ đúng là vô nghĩa để cố gắng giữ  cho sự chính xác trong tài liệu này cũng như nó sẽ là bất công nếu đòi hỏi sự chắc chắn ở đây  .]
[7] [Thái độ xúc cảm mới này phải cũng đã từng chịu trách nhiệm cho sự kiện rằng hành vi không có thể đem lại thỏa mãn hoàn toàn cho bất kỳ ai trong những kẻ vi phạm. Trong một ý nghĩa nào đó, nó đã là vô vọng. Vì không ai trong đám con trai có thể đem ra thực hiện ước muốn nguyên thủy của hắn là chiếm chỗ người cha. Nhưng thất bại, như chúng ta biết, với phản ứng đạo đức, được ưa chuộng nhiều hơn là với thành công.]
[8] subsequent obedience: tuân phục xảy ra sau, sự vâng lời tiếp nối sau đó.
[9] [“giết người và ăn nằm giữa người cùng máu huyết (loạn luân), hoặc hành vi phạm tội của một loại giống như chống lại những định luật thiêng liêng về máu, là trong xã hội nguyên thủy, những tội ác duy nhất để cộng đồng như thế phải chú ý nhìn nhận.….” “Religion of the Semites,” p. 419.]
[10] Johann Jakob Bachofen, (1815-1887), nhà luật học người Swiss, và nhà nhân loại học, tác giả Das Mutterrecht (1861; “Mẫu quyền”) được xem như cống hiến chính yếu và quan trọng vào phát triển của khoa xã hội nhân loại học mới ở đầu thế kỷ XX.