Cái Ta và cái
Đó
Sigmund Freud
(1856-1939)
The Ego and
the Id
Das Ich und
das Es (1923)
Chương V
Những
liên hệ tùy thuộc của Ego
Sự phức tạp của nội dung
vấn đề của chúng ta phải là một cái cớ để xin lỗi cho sự kiện rằng không một
đầu đề chương sách nào của quyển sách này hoàn toàn tương ứng với nội dung của
chúng, và rằng khi quay sang những khía cạnh mới của chủ đề, chúng ta không
ngừng lộn trở lại những nội dung đã từng được bàn luận rồi.
Như thế, chúng ta đã nhiều
lần lập lại, nói rằng Ego, trong một
mức độ rất lớn, được hình thành từ những
đồng hóa nhân cách, vốn chúng chiếm chỗ của những kết tập năng lượng đã
bị Id bỏ rơi; rằng sự đồng hóa nhân
cách đầu tiên trong số này luôn luôn cư xử như là một cơ năng đặc biệt trong Ego, và đứng riêng ra khỏi Ego
trong hình thức của một Super-ego,
trong khi về sau này, khi nó lớn mạnh hơn, Ego
có thể trở thành đề kháng hơn với những ảnh hưởng của những sự đồng hóa nhân
cách như vậy. Super-ego có được vị trí đặc biệt của nó trong Ego, hoặc trong liên quan với Ego, nhờ vào một yếu tố phải được xem
xét từ hai mặt: về một mặt, nó đã là sự đồng hóa nhân cách đầu tiên, và là một
đồng hóa xảy ra trong khi Ego vẫn còn
yếu ớt, và về mặt khác, nó là thừa kế cho mặc cảm Oedipus, và thế nên đã đem
giới thiệu những đối tượng cực kỳ quan trọng vào Ego. Quan hệ của Super-ego
với những thay đổi về sau này của Ego
thì đại khái tương tự như của giai đoạn tình dục chủ yếu trong thời thơ ấu với
đời sống tình dục về sau khỏi tuổi dậy thì. Mặc dù nó có thể tiếp cận được với
tất cả những ảnh hưởng sau này, dù sao đi nữa trong suốt cuộc đời, nó vẫn duy
trì cá tính nhân cách đã đem cho nó từ những nguồn gốc biến thái của nó từ mặc
cảm-người cha - cụ thể là, khả năng đứng riêng ra khỏi và khả năng làm chủ Ego. Nó là một vật tưởng niệm về sự yếu
kém trước đây và sự phụ thuộc trước đây của Ego,
và Ego trưởng thành vẫn bị giữ lại là
đối tượng với sự thống trị của nó. Như đứa trẻ đã một lần từng bị bắt buộc vâng
lời cha mẹ của nó, Ego tuân phục cũng
giống thế với phạm trù mệnh lệnh của Super-ego
của nó.
Nhưng sự bắt nguồn của Super-ego từ những kết tập năng
lượng-vào-đối tượng đầu tiên của Id,
từ mặc cảm Oedipus, thậm chí với nó có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Sự bắt
nguồn này, như đã được cho chúng ta thấy (chương 3), mang nó vào trong quan hệ
với những thu nhận có tính phát sinh chủng loại của Id và làm nó thành một sự tái sinh của những cấu trúc-ego trước đây, vốn đã bỏ lại đằng sau
những kết tủa của chúng trong Id. Thế nên, Super-ego luôn luôn gần gũi với Id và có thể hoạt động như đại diện
mặt-đối-mặt của nó với Ego. Nó chạm xuống đến sâu thẳm trong Id, và vì lý do đó nó cách xa với ý thức
hơn so với Ego.[1].
Chúng ta sẽ hiểu rõ nhất
giá trị về những quan hệ này bằng quay sang một số những sự kiện bên giường
bệnh, tuy đến nay đã lâu, mất tính mới lạ của chúng, nhưng vẫn còn chờ dành cho
thảo luận lý thuyết.
Có những con người nhất
định nào đó là người ứng xử trong một kiểu cách khá khác thường trong khi được phân tích tâm lý. Khi người ta nói
một cách hy vọng cho họ, hay bày
tỏ sự hài lòng với tiến bộ của sự điều trị, những người này cho thấy những dấu
hiệu của sự bất mãn, và tình trạng của họ lúc nào cũng trở nên tồi tệ hơn. Mới
đầu, người ta nhìn điều này như là sự thách thức và như một cố gắng để chứng
minh sự ưu thắng của họ với người y sĩ, nhưng sau đó người ta đi đến chấp nhận
một cái nhìn sâu hơn và đúng hơn. Người ta trở nên bị thuyết phục, không chỉ
rằng những người như vậy không thể chịu đựng được bất kỳ khen ngợi hoặc phê
bình đề cao nào, nhưng rằng họ phản ứng ngược chiều với sự tiến bộ của việc
điều trị. Kết quả có phải xảy ra như giải pháp nào dù một phần, và trong những
người khác thực có kết quả, trong một sự cải tiến hoặc đình chỉ nhất thời của
những triệu chứng, đã nhất thời tạo ra trong họ một sự trầm trọng thêm bệnh tật
của họ, họ thành ra tệ hơn trong tiến trình điều trị thay vì thành tốt hơn.
Chúng trưng bày những gì được biết đến như là một “phản ứng trị bệnh tiêu cực”.
Không nghi ngờ rằng có một
gì đó trong những người này vốn làm cho chính nó chống lại sự hồi phục của họ,
và cách nó giải quyết thì khiếp hãi như thể đó là một sự nguy hiểm. Chúng ta đã
thành quen để nói rằng sự cần thiết có bệnh tật đã nắm tay trên trong họ, so
với mong muốn được hồi phục. Nếu chúng ta phân tích sự đề kháng này theo lối
thông thường - sau đó, ngay cả sau khi trừ bớt đã được thực hiện cho một thái
độ thách thức hướng về với y sĩ, và cho sự dán chặt vào những hình thức khác
nhau của lợi lộc đến từ bệnh tật, phần lớn hơn của nó vẫn còn bị bỏ lại; và
điều này cho thấy chính nó như là mạnh nhất trong số tất cả những chướng ngại
để đi đến hồi phục, mạnh mẽ hơn so với những quen thuộc của tính bất khả tiếp
cận mang tính chỉ-yêu-mình, một thái độ tiêu cực hướng về y sĩ, và bám chặt với
lợi ích có được từ bệnh tật.
Đến cuối cùng, chúng ta đi
đến thấy rằng chúng ta đang đối phó với những gì có thể được gọi là một yếu tố “đạo đức”, một cảm giác về phạm tội,
vốn nó đương tìm thấy thỏa mãn của nó trong bệnh tật, và từ chối không chịu
buông bỏ sự trừng phạt chịu đau khổ. Chúng ta sẽ là đúng khi xem giải thích nản
lòng này là cuối cùng. Tuy nhiên, về phần có liên quan đến con bệnh, cảm xúc
tội lỗi này thì câm không nói, nó không bảo với người ấy là ông ta phạm tội,
ông ta không cảm thấy tội lỗi, ông cảm thấy bị bệnh. Cảm xúc tội lỗi này, vốn
nó là vô cùng khó khăn để vượt qu, thể hiện chính nó chỉ như một sự đề kháng
với sự hồi phục. Đây cũng là đặc biệt khó khăn để thuyết phục người bệnh rằng
động cơ này nằm sau sự kéo dài bị bệnh của ông ta, ông giữ chặt lấy giải thích
hiển nhiên hơn rằng điều trị bằng phân tâm thì không phải là thuốc chữa đúng
với trường hợp của ông [2].
Mô tả chúng ta vừa đem
cho, áp dụng với hầu hết những trường hợp cực đoan nhất của tình trạng này của
sự việc, nhưng trong một chừng mức kém hơn, yếu tố này phải được nhận biết
trong rất nhiều trường hợp, có lẽ trong tất cả những trường hợp tương đối nghiêm
trọng của chứng bệnh rối loạn thần kinh. Trong thực tế, nó có thể là chính xác
đúng yếu tố này trong tình cảnh, thái độ của ego lý tưởng, nó xác định mức độ nghiêm trọng của một bệnh rối loạn
thần kinh. Do đó, chúng ta sẽ không ngần ngại để thảo luận đầy đủ hơn về đường
lối trong đó cảm xúc tội lỗi thể hiện chính nó dưới những điều kiện khác nhau.
Một giải thích về ý thức
cảm xúc tội lỗi thông thường (lương tâm) trình bày không có những khó khăn, nó
được dựa trên sự căng thẳng giữa Ego
và Ego-lý tưởng và là sự biểu hiện
của một sự lên án của Ego bởi cơ năng
phê phán của nó. Những cảm giác về tự ti đã biết quá rõ trong thần kinh học có
lẽ không xa với nó. Trong hai chứng bệnh rất quen thuộc, cảm xúc tội lỗi là
được ý thức mạnh mẽ quá mức; Ego-lý tưởng
phơi bày trong chúng mức độ nghiêm
trọng đặc biệt, và thường nổi cơn cuồng nộ chống lại Ego một cách tàn nhẫn. Thái độ của Ego-lý tưởng trong hai trường hợp này, chứng ám ảnh loạn thần kinh
và chứng u uất, trình bày cho thấy cùng với sự tương tự này, những khác biệt mà
không phải là kém ý nghĩa quan trọng.
Trong những hình thức nhất
định của chứng ám ảnh loạn thần kinh, cảm xúc tội lỗi là quá mức ồn ào nhưng
không thể biện minh chính nó với Ego.
Hệ quả theo sau đó là Ego của người
bệnh nổi loạn chống lại sự qui tội của cảm xúc tội lỗi, và tìm sự hỗ trợ của y
sĩ khi (Ego) thoái thác, không nhận
chịu nó. Sẽ là dại dột để chấp nhận thế trong việc này, vì nếu làm như vậy sẽ
không có hiệu quả. Phân tích tâm lý cuối cùng cho thấy rằng Super-ego đang bị ảnh hưởng bởi những
tiến trình vốn Ego vẫn không biết
đến. Có thể được khám phá ra những xung lực bị trấn áp đó vốn chúng thực sự ở
dưới đáy cùng của cảm xúc tội lỗi. Vì vậy, trong trường hợp này, so với Ego, Super-ego biết nhiều hơn về Id vô thức.
Trong chứng bệnh bị u
uất, ấn tượng rằng Super-ego đã có
được một nắm giữ trên hữu thức thì lại còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhưng ở đây Ego không liều lĩnh phản đối, nó thú
nhận tội lỗi của mình và khuất phục chịu trừng phạt. Chúng ta biết sự khác
biệt. Trong chứng ám ảnh loạn thần kinh, những gì đã trong câu hỏi đã là những
xung lực khách quan, chúng đã vẫn nằm ngoài Ego,
trong khi trong chứng u uất, những đối tượng của thịnh nộ Super-ego
giáng xuống đã được đưa vào trong Ego
qua sự đồng hóa nhân cách.
Điều chắc chắn là không rõ
ràng về lý do tại sao cảm xúc tội lỗi đạt đến một sức mạnh phi thường như thế
trong hai chứng rối loạn loạn thần kinh, nhưng vấn đề chính được trình bày
trong tình trạng này của sự việc nằm ở một hướng khác. Chúng ta sẽ tạm hoãn
thảo luận về nó cho đến khi chúng ta giải quyết xong với những trường hợp khác,
trong đó cảm xúc tội lỗi vẫn còn là vô thức.
Tìm thấy được điều này chủ
yếu là trong chứng hysteria [3], và trong những trạng thái của một loại
chứng động kinh. Ở đây, cơ chế mà theo đó cảm xúc tội lỗi vẫn còn vô thức thì
dễ để khám phá. Ego động kinh ngăn
đẩy một nhận thức đau buồn vốn qua đó những chỉ trích của Super-ego đe dọa nó, trong cùng một lối trong đó nó là trong thói quen ngăn đẩy một sự
dồn-năng-lượng-vào-đối tượng không thể chịu đựng kéo dài được – bằng một hành
động đàn áp. Do đó, nó là Ego thì
chịu trách nhiệm về cảm xúc tội lỗi đương còn trong vô thức. Chúng ta biết
rằng, như một quy luật, Ego thực hiện
những đàn áp trong dịch vụ phụng sự cho, và theo chỉ thị của Super-ego của nó; nhưng đây là một
trường hợp trong đó nó đã quay cùng một vũ khí sang chống lại (người) đốc công
khắc nghiệt của nó. Trong chứng ám ảnh loạn thần kinh, như chúng ta biết, hiện
tượng hình thành-phản ứng chiếm ưu thế, nhưng ở đây, trong chứng hysteria, Ego thành công chỉ trong việc
giữ được một khoảng cách xa với vật liệu vốn cảm xúc tội lỗi đề cập đến.
Người ta có thể đi xa hơn
và đánh liều đưa giả thuyết rằng một phần lớn của cảm xúc tội lỗi phải bình
thường vẫn còn vô thức, vì nguồn gốc của lương tâm được kết nối mật thiết với
mặc cảm Oedipus, vốn thuộc về vô thức. Nếu có bất cứ một ai đã nghiêng sang
phía đưa ra mệnh đề nghịch lý rằng - con người bình thường không phải là chỉ vô
đạo đức nhiều hơn so với người ấy tin tưởng, mà cũng còn đạo đức nhiều hơn so
với người ấy được biết, phân tích tâm lý, trên những khám phá của nó, nửa đầu
của khẳng định này dựa yên trên đó, sẽ cũng không có phản đối nào với nửa thứ
hai. [4]
Đã là một bất ngờ thấy
rằng một sự gia tăng trong cảm xúc tội lỗi vô thức này có thể xoay người ta sang
thành những kẻ phạm tội ác. Nhưng nó là một sự kiện không còn nghi ngờ. Trong
nhiều những kẻ phạm tội ác, đặc biệt là những người trẻ tuổi, có thể là dò ra
được một cảm xúc về tội lỗi rất mạnh mẽ vốn nó đã có trước khi xảy ra tội ác,
và do đó không phải là kết quả của nó, nhưng là động cơ của nó. Nó như thể nếu
như nó đã là một khuây khỏa để có được khả năng buộc chặt cảm xúc tội lỗi vô
thức này vào một-gì-đó có thực và trực tiếp trước mắt [5].
Trong tất cả những tình
huống này, Super-ego trưng bày sự độc
lập của nó với Ego ý thức, và những
quan hệ mật thiết của nó với Id vô
thức. Giờ đây, sau khi quan tâm đến sự quan trọng chúng ta đã gán cho những dư
lượng thuộc lời nói tiền ý thức trong Ego,
câu hỏi nêu lên không biết liệu nó có thể là trường hợp xảy ra rằng Super-ego, cho đến mức như nó là vô
thức, gồm trong những trưng bày-bằng-từ-ngữ giống như thế hay không, và nếu nó
không thế, nó gồm những gì khác trong nó. Trả lời chúng ta sẽ nghiêng sang sẽ
là – điều không thể được cho Super-ego
cũng như cho Ego để từ chối nguồn gốc
của nó từ những điều đã nghe; vì nó là một phần của Ego và vẫn còn có thể đi đến được với ý thức bằng lối của những
trưng bày-bằng-từ-ngữ này (những
khái niệm, những trừu tượng). Tuy nhiên, năng
lượng tập trung vào đối tượng không với đến được những nội dung này của Super-ego từ nhận thức thính giác (nghe
hướng dẫn, hoặc đọc), nhưng từ những nguồn trong Id.
Câu hỏi vốn chúng ta đã
hoãn chưa trả lời, như sau: Như thế nào Super-ego
tự nó biểu hiện yếu tính như một cảm xúc tội lỗi (hay đúng hơn, như sự phê bình
- vì cảm xúc tội lỗi là sự nhận thức trong Ego
trả lời cho sự phê bình này) và thêm nữa, phát triển sự khe khắt khác thường
như thế, và tính nghiêm khắc như thế hướng về Ego? Nếu trước tiên, chúng ta quay về chứng u uất, chúng ta tìm
thấy rằng Super-ego hết sức mạnh mẽ,
vốn nó đã nắm chặt được những cuồng nộ có ý thức chống lại Ego với bạo lực tàn nhẫn, như thể nó đã chiếm hữu toàn bộ sự bạo
dâm (sadism) có sẵn trong người liên
hệ. Đi theo quan điểm của chúng ta về chứng sadism,
chúng ta nên nói rằng thành tố hủy hoại đã tự nó đào hào cố thủ trong Super-ego và đã quay sang chống lại Ego. Những gì bây giờ nắm giữ thống trị
trong Super-ego, như nó đã, là một cấy trồng thuần khiết của
bản năng chết, và trong thực tế nó thường xuyên thành công đủ để lèo lái ego vào trong cái chết, nếu ego không ngăn chống bạo chúa của nó kịp
thời bằng cách xoay vòng, chạy vào chứng mania.
[6]
Những khiển trách của
lương tâm trong một số hình thức nhất định của chứng ám ảnh loạn thần kinh như
lo lắng cùng cực và dằn vặt đày đọa, nhưng ở đây tình thế thì kém rõ ràng để
hiểu hơn. Cũng cần đáng lưu ý, rằng trái ngược với chứng u uất, chứng ám ảnh
loạn thần kinh trong thực tế không bao giờ đi đến bước của sự tự hủy diệt; nó
như thể người bệnh đã được miễn nhiễm chống lại nguy cơ tự tử, và so với như
trong chứng động kinh, ông ta thì được bảo vệ tốt hơn rất nhiều với sự tự tử.
Chúng ta có thể thấy rằng điều gì bảo đảm cho sự an toàn của Ego là sự kiện rằng đối tượng đã được
giữ lại. Trong chứng ám ảnh loạn thần kinh, nó đã trở thành có thể có được,
thông qua một sự thoái bộ [7] về tổ chức (của những bản năng-cấu
thành) tiền-cơ-quan-sinh-dục [8],
vì những xung lực-yêu thương tự chúng chuyển đổi chính chúng thành những xung
lực gây hấn hung hãn chống lại đối tượng. Ở đây, một lần nữa, bản năng hủy diệt
đã được buông tay, để cho tự do và nó tìm để tiêu diệt đối tượng, hoặc ít nhất
là xuất hiện như có ý định đó. Những mục đích này đã không được Ego chấp nhận, và ego tranh đấu chống lại chúng với những sự hình thành-phản ứng, và
những biện pháp đề phòng, chúng vẫn còn trong Id. Super-ego, tuy nhiên,
cư xử như thể Ego đã phải chịu trách
nhiệm về chúng, và đồng thời cho
thấy qua sự nghiêm trọng mà với
nó, nó đánh đuổi những ý định hủy hoại này vốn chúng không phải phải chỉ đơn
thuần là có cái vẻ giống như được gợi lên bởi sự thoái bộ, nhưng là một thay
thế thực sự của thù ghét cho yêu thương. Bất lực trong cả hai hướng, Ego tự bảo vệ nó một cách hão huyền tự
phụ, cũng giống như chống lại những sự thủ mưu xúi bẩy của Id giết người, và chống lại những khiển trách của một lương tâm
trừng phạt. It nhất nó thành công trong sự kềm giữ những hành động tàn bạo nhất
của cả hai bên; thành quả đầu tiên là sự tự hành hạ dai dẳng không bao giờ kết
thúc, và cuối cùng tiếp sau đến một sự tra tấn hệ thống hành hạ đối tượng,
trong mức như nó thì trong tầm tay.
Những bản năng chết nguy
hiểm được giải quyết trong cá nhân bằng nhiều cách khác loại: một phần chúng
được xoay sở thành vô hại bằng cách được trộn lẫn với những thành phần gợi dâm,
một phần chúng được xoay hướng về phía thế giới bên ngoài trong hình thức cảu
sự gây hấn hung hãn, trong khi trong một mức độ lớn, chắc chắn chúng tiếp tục
công việc nội bộ của chúng không
bị cản trở. Sau đó, như thế nào trong chứng thần kinh u uất, Super-ego có thể trở thành một thứ của
chốn-tụ tập cho nhũng bản năng chết?
Từ quan điểm của kiểm soát
bản năng, của đạo đức, có thể nói được về Id
rằng nó thì hoàn toàn không đạo đức, về Ego
rằng nó gắng sức để là đạo đức, và về Super-ego
rằng nó có thể là siêu đạo đức và sau đó trở thành cũng độc ác như chỉ Id có thể độc ác được. Điều đáng chú ý
rằng một người càng kìm hãm sự hung hăng của mình đối với bên ngoài bao nhiêu
thì càng nghiêm trọng hơn - đó là gây hấn hung hãn - ông ta trở thành trong Ego-lý tưởng của mình. Quan điểm thông
thường nhìn thấy tình thế theo lối ngược lại: tiêu chuẩn được thiết lập bởi ego lý tưởng xem dường như là động lực
cho sự trấn áp sự gây hấn hung hãn. Tuy nhiên, Sự kiện còn lại như chúng ta đã
phát biểu về nó: một người càng điều khiển tính gây hấn hung hãn của mình bao
nhiêu, khuynh hướng lý tưởng của người ấy sẽ trở thành càng sâu đậm hơn bấy
nhiêu chống lại Ego của chính mình [9].
Nó giống như một chuyển đổi vị trí, một vòng quay trên chính Ego của mình.
Nhưng ngay cả đạo đức bình thường thông thường có một kềm giữ thô bạo, một phẩm
chất cấm đoán tàn nhẫn. Chính từ điều này, thực đúng vậy, khiến khái niệm nổi
lên về một hữu thể trên cao hơn, là kẻ ban phát sự trừng phạt một cách không
lay chuyển được [10].
Tôi không thể đi xa hơn trong
xem xét của tôi về những câu hỏi này mà không cần giới thiệu một giả thuyết còn
mới. Super-ego phát sinh, như chúng
ta biết, từ một sự đồng hóa nhân cách với người cha được nhận như một mô hình.
Tất cả mỗi đồng hóa nhân cách như thế là nằm trong bản chất của sự hủy tính
dục, hoặc thậm chí của một sự thăng hoa. Giờ đây, xem dường có vẻ khi một
chuyển đổi thuộc loại này diễn ra, một sự phân giải bản năng xảy ra trong cùng
một lúc. Sau khi thăng hoa thành phần gợi dâm thôi không còn có sức mạnh để
ràng buộc toàn bộ của tính hủy hoại vốn đã được kết hợp với nó, và tính này
được phóng thích trong hình thức của một khuynh hướng gây hấn hung hãn và hủy
hoại. Sự phân giải này sẽ là nguồn gốc của những đặc tính tổng quát của sự khắc
nghiệt và tàn bạo được trưng bày bởi lý tưởng – “Nhà ngươi sẽ phải” [11]
độc tài của nó.
Dành một chốc lát, chúng
ta hãy cùng xem xét chứng ám ảnh loạn thần kinh một lần nữa. Ở đây, tình trạng
của sự việc thì khác biệt. Sự phân giải của yêu thương vào trong sự gây hấn đã
không là do tác dụng bởi những công việc của Ego, nhưng là kết quả của một sự thoái bộ vốn nó đã xảy ra trong Id. Nhưng tiến trình này đã mở rộng vượt
ra ngoài Id vào trong Super-ego, mà bây giờ nó tăng cường
tính nghiêm khắc của nó đối với Ego
vô tội. Tuy nhiên, có vẻ như trong trường hợp này, không ít hơn như trong chứng
thần kinh u uất, Ego, sau khi đã dành
kiểm soát được libido - ham muốn tình
dục - bằng phương tiện của sự đồng hóa nhân cách, Super-ego, qua những cơ chế hữu hiệu của sự gây hấn hung hãn vốn đã
trộn lẫn với libido, đã trừng phạt Ego vì làm như vậy.
Những ý tưởng của chúng ta
về Ego đang bắt đầu thành rõ ràng, và
những quan hệ khác loại của nó đang chiếm được sự phân biệt đậm nét. Bây giờ,
chúng ta thấy Ego trong mạnh mẽ của
nó và yếu đuối của nó. Nó được giao phó cho những chức năng quan trọng. Nhờ vào
sự liên hệ của nó với hệ thống nhận thức, nó mang lại cho tiến trình não thức
một mệnh lệnh kịp thời và giao trình chúng cho “thử nghiệm-thực tại” [12].
Bằng cách chen-vào-giữa những tiến trình suy nghĩ, nó bảo đảm một sự tạm hoãn
của động cơ những sự tháo xả và kiểm soát sự tiếp cận với tính chuyển động [13].
Quyền lực thứ hai này, để chắc chắn, là một câu hỏi nhiều về phần hình thức hơn
thực tế; trong vấn đề hành động vị trí của của Ego như một quốc vương trong nhà nước lập hiến, với không phê chuẩn
của ông không luật nào được ban hành, nhưng là người sẽ chần chừ lâu trước khi
áp đặt quyền phủ quyết của mình trên bất kỳ biện pháp nào được Nghị viện đưa
ra. Tất cả những kinh nghiệm của đời sống có nguồn gốc mà không làm giàu cho Ego; tuy nhiên, Id, là thế giới bên ngoài thứ hai của nó, vốn nó gắng sức để đưa
vào trong chinh phục cho chính nó. Nó kéo ham muốn tình dục libido ra từ Id và chuyển đổi những những kết tập năng lượng vào đối tượng của Id vào trong những cấu trúc-Ego. Với sự giúp đỡ của Super-ego, trong một cách thức vốn vẫn
còn mờ tối chưa rõ rệt với chúng
ta, nó rút tỉa trên những kinh nghiệm của những thời quá khứ được trữ trong Id.
Có hai lối đi mà qua đó
những nội dung của Id có thể thâm
nhập vào trong Ego. Một lối là trực
tiếp, một lối kia được Ego-lý tưởng
dẫn đường; lối nào trong hai lối chúng có thể đi, đối với một số hoạt động tâm
thần, là có tầm quan trọng quyết định: Ego
phát triển từ những bản năng nhận thức để kiểm soát chúng, từ tuân theo bản
năng để ức chế chúng. Trong thành tựu này một phần công trạng lớn được thực
hiện bởi Ego lý tưởng, mà thực sự là
thuộc phần một hình thành-phản ứng chống lại những tiến trình bản năng của Id. Phân tích tâm lý là một khí cụ cho
phép Ego đạt được một chinh phục tiến
bộ với Id.
Tuy nhiên, từ một cái nhìn
khác, chúng ta thấy cũng một ego này
như là một sinh vật đáng thương,
phải phục dịch ba ông chủ, và hệ quả là bị ba mối nguy hiểm đe dọa: từ
thế giới bên ngoài, từ ham muốn tình dục libido
của Id, và từ tính nghiêm khắc của Super-ego. Ba thứ lo lắng tương ứng với
ba nguy hiểm này, vì lo lắng là biểu hiện của một sự rút lui từ nguy hiểm. Là
một sinh vật-biên cương, Ego cố gắng
làm trung gian giữa thế giới và Id,
để làm cho Id mềm dẻo với thế giới,
và bằng phương tiện của hoạt động bắp thịt của nó, để làm thế giới chiều theo
mong muốn của Id. Trên thực tế nó ứng
xử như người y sĩ trong tiến trình
điều trị bằng phân tích tâm lý: nó đem chính nó ra cho, với chú ý nó trả về thế
giới thực tại, như là một đối tượng tình dục với Id, và nhằm mục đích gắn libido
của Id vào chính nó. Nó không chỉ là
một trợ giúp cho Id, nó còn là một nô
lệ phục tùng, cũng là người tán tỉnh lấy tình yêu của ông chủ mình. Bất cứ khi
nào có thể được, nó cố gắng để vẫn giữ quan hệ tốt với Id, nó mặc quần áo cho vô
thức của Id, nó ra lệnh với những sự duy lý hóa của
tiền-ý thức của nó, nó giả vờ rằng Id thì
cho thấy sự vâng phục với cảnh cáo của thực tại, ngay cả khi trên thực tế Id vẫn ngoan cố và không nhượng bộ, nó
cải trang những xung đột của Id với
thực tại, và nếu có thể, cả những xung đột của nó với Super-ego nữa. Trong vị trí nằm giữa đường của nó giữa Id và thực tại, nó thường chỉ là quá
phải chịu nhường cho cám dỗ để trở thành vai nịnh bợ, vai lợi dụng cơ hội, và
vai nói dối, giống như một chính trị gia người thấy sự thật nhưng vẫn muốn giữ
vị trí của mình trong ưa chuộng phổ thông của dân chúng.
Hướng về hai lớp của những
bản năng, thái độ của Ego không phải
là vô tư. Qua công việc đồng hóa nhân cách và thăng hoa của nó, nó đem cho
những bản năng chết trong Id sự trợ
giúp của nó trong việc chiếm giữ kiểm soát libido
của Id, nhưng khi làm như vậy nó có
nguy cơ trở của thành đối tượng của bản năng chết, và của chính nó bị lụi chết.
Nhằm mục đích có khả năng giúp đỡ trong cách này nó đã tự làm đầy nó với libido, thế nên chính nó trở thành đại
diện của Eros, và từ đó về sau, nó
khao khát sống và nhận yêu thương.
Nhưng vì công việc thăng
hoa của Ego có kết quả trong một sự
phân giải của những bản năng và một sự giải phóng cho những bản năng gây hấn
hung hãn trong Super-ego, cuộc tranh
đấu của nó chống lại libido phơi nó
ra với nguy hiểm của sự bị ngược đãi và của cái chết. Trong khi điêu đứng đau
khổ dưới những tấn công của Super-ego, hoặc
thậm chí có thể ngã gục trước chúng, Ego
thì gặp một số phận giống như của những sinh
vật sống đơn bào [14]
bị phá hủy bởi những sản phẩm phân hủy vốn chính chúng đã tạo ra. [15]
Từ quan điểm kinh tế, đạo đức như chức năng hành xử trong Super-ego có vẻ là một sản phẩm tương tự của sự phân hủy.
Trong số những quan hệ phụ
thuộc, Ego đứng trong đó, quan hệ với
Super-ego có lẽ là đáng chú ý nhất.
Ego là vị trí thực sự của sự lo lắng [16].
Bị đe dọa bởi những nguy hiểm từ ba hướng, nó phát triển những phản xạ- trốn
chạy bằng cách rút tỉa những kết tập năng lượng riêng của nó từ sự nhận thức về
đe dọa, hoặc từ tiến trình được xem là tương tự trong Id, và phát nó ra như là sự lo lắng. Phản ứng nguyên sơ này thì sau
đó được thay thế bởi sự đem ra thực hiện những kết tập năng lượng bảo vệ (cơ
chế của chứng thần kinh bị ám ảnh). Những gì làm Ego sợ hãi từ bên ngoài và từ nguy hiểm với libido không thể xác
định được cụ thể; chúng ta biết rằng sợ hãi là thuộc về tình trạng bị choáng
ngợp hoặc bị tiêu diệt, nhưng nó không thể nắm được để phân tích [17].
Ego chỉ đơn thuần tuân theo cảnh cáo
của nguyên tắc lạc thú. Mặt khác, chúng ta có thể biết những gì ẩn đằng sau nỗi
sợ hãi của Ego về Super-ego, sự sợ hãi của lương tâm. [18]
Hữu thể siêu việt, vốn nó chuyển vào trong Ego
lý tưởng, đã một lần đe dọa thiến, và sợ hãi sự bị thiến này có lẽ là cái nhân
quấn quang nó tiếp theo sợ hãi của lương tâm đã tụ thập, nó là nỗi khiếp sợ này
dai dẳng tồn tại như là sợ hãi của
lương tâm.
Câu nói vẫn quá đề cao,
“mọi sự sợ hãi cuối cùng là sự sợ hãi cái chết”, hầu như không có bất kỳ ý
nghĩa nào, và dẫu trong mức nào đi nữa cũng không thể biện minh được [19].
Dường như với tôi, về mặt trái lại, hoàn toàn chính xác để phân biệt sự sợ hãi
cái chết với sự sợ hãi về một đối tượng (lo lắng thực tế) và với lo lắng liên
hệ với libido của nhiễu loạn thần kinh. Nó trình bày một vấn đề khó khăn với
phân tích tâm lý, vì cái chết là một khái niệm trừu tượng với một nội dung tiêu
cực mà với nó không có vô thức tương ứng nào có thể tìm thấy được. Có vẻ như
rằng cơ chế của sự sợ hãi về cái chết có thể chỉ là Ego buông tay từ bỏ những kết tập năng lượng ham muốn tình dục
tự-yêu-mình của nó trong một chừng mức rất lớn - có nghĩa là, nó buông bỏ tự
thân nó, cũng đúng giống như nó buông bỏ một vài đối tượng bên ngoài trong những trường hợp khác, trong đó nó
cảm thấy lo lắng. Tôi tin rằng sự sợ hãi về cái chết là một gì đó xảy ra giữa Ego và Super-ego.
Chúng ta biết rằng sự sợ
hãi cái chết làm nó xuất hiện dưới hai điều kiện (vốn thêm nữa, hoàn toàn tương
tự với những tình trạng trong đó phát triển những loại lo lắng khác), cụ thể
là, như một phản ứng với một nguy hiểm bên ngoài và như là một tiến trình bên
trong, như thí dụ trường hợp của chứng thấn kinh u uất. Một lần nữa một biểu
hiện của chứng rối loạn thần kinh có thể giúp chúng ta hiểu một trường hợp bình
thường.
Nỗi sợ hãi cái chết trong
chứng thấn kinh u uất chỉ thừa nhận một giải thích: đó là Ego tự buông bỏ mình vì nó cảm thấy bản thân nó bị Super-ego ghét và bức hại, thay vì yêu
thương. Do đó, đối với Ego sống đồng
nghĩa với là được thương yêu - được Super-ego
thương yêu, vốn ở đây một lần nữa xuất hiện như là đại diện của Id. Super-ego
làm tròn cùng một chức năng bảo vệ và cứu vớt đã được hoàn thành trong
những tháng ngày trước đó của người cha, và về sau đó của Gót phù trợ [20]
hoặc của Số mệnh. Tuy nhiên, khi Ego
thấy chính nó trong một nguy hiểm thật sự quá mức mà nó tin rằng mình không thể
vượt qua được bằng sức mạnh riêng của mình, nó bị ràng buộc để rút ra cùng một
kết luận. Nó thấy chính nó bị bỏ rơi
bởi tất cả những lực lượng bảo vệ và để cho chính nó chết. Ở đây, thêm
nữa, là một lần nữa cùng một tình trạng như nằm lót bên dưới trạng thái lo lắng
lớn lao đầu tiên của sự ra đời và sự lo lắng ấu thơ - sự lo lắng đến từ sự phân
tách khỏi người mẹ bảo bọc [21].
Những cân nhắc này làm cho
khả hữu để xem sự sợ hãi của cái chết, giống như sự sợ hãi của lương tâm, như
một sự phát triển của sự sợ hãi của sự bị thiến mất cơ quan sinh dục. Ý nghĩa
lớn lao vốn cảm xúc tội lỗi có trong những chứng loạn thần kinh làm cho nó thể
mường tượng được rằng lo lắng chứng loạn thần kinh thông thường thì được tăng
cường trong những trường hợp nghiêm trọng bằng cách tạo ra những lo lắng giữa Ego và Super-ego (sợ bị thiến, của lương tâm, của cái chết).
Cuối cùng chúng ta quay
trở lại Id, nó không có phương tiện
để cho Ego thấy hoặc là yêu hay
ghét. Nó không thể nói những gì nó
muốn, nó đạt không được ý chí thống nhất. Eros
và bản năng chết đấu tranh nội bên trong nó, chúng ta đã từng thấy với những vũ
khí nào một nhóm này của những bản năng tự bảo vệ chống lại nhóm khác. Sẽ là khả
hữu để hình dung ra Id như dưới sự
thống trị của những bản năng chết tuy câm nhưng mạnh mẽ, vốn khát khao được
xuôi tay an bình (được những nguyên tắc lạc thú nhắc nhở) và để đặt Eros, kẻ quấy phá hư hỏng tinh quái, nằm
xuống nghỉ yên, nhưng có lẽ như thế có thể là đánh giá thấp, coi thường phần
đóng vai của Eros.
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Mar/2012)
[1] [Có thể nói rằng Ego theo phân tâm hoặc theo lý thuyết
tâm lý cũng đứng ngược trên đầu của nó không kém hơn so với Ego theo cơ thể giải phẫu học - cortinal homunculus ở chương 2].
[2] [Trận chiến với trở ngại
của một cảm giác vô thức về tội lỗi thì không làm thành dễ dàng cho công việc
của những nhà phân tâm. Không gì có thể làm được để chống lại nó trực tiếp, và
không gì gián tiếp có thể làm được, nhưng chỉ thủ tục chậm chạp của sự gỡ bỏ mặt
nạ những gốc rễ vô thức bị trấn áp của nó, và như thế dần dần chuyển đổi nó vào
thành một cảm xúc về tội lỗi có ý thức.
Người ta có một cơ hội đặc biệt để ảnh hưởng nó khi cảm giác vô thức về tội lỗi
này là một cảm giác “vay mượn” - khi nó là sản phẩm của một sự đồng hóa nhân
cách với một số người khác đã từng là đối tượng của một kết tập năng lượng gợi
dâm. Một cảm xúc tội lỗi đã được tiếp nhận theo cách này thường là dấu vết còn
lại duy nhất của quan-hệ-thương-yêu đã bị bỏ rơi, và không phải là dễ dàng gì
cả để nhận ra giống như vậy. (Sự giống nhau giữa tiến trình này và những gì xảy
ra trong chứng u uất là không thể nhầm lẫn). Nếu người ta có thể gỡ mặt nạ của
sự kết tập năng lượng vào đối tượng trước đây này đằng sau vô thức, cảm xúc tội
lỗi, sự thành công của điều trị thường là rực rỡ, nhưng nếu không thế, kết quả của những nỗ lực của một người
thì không có cách nào là chắc chắn. Nó phụ thuộc chủ yếu vào cường độ của cảm
xúc tội lỗi; thường thường không
có lực phản lại theo cùng một mức độ sức mạnh tương tự vốn sự điều trị có thể
chống đối lại nó. Có lẽ nó cũng thế, có thể phụ thuộc, trên không biệt liệu cá tính của nhà phân
tích cho phép người bệnh đặt ông ta hay không vào vị trí của Ego-lý tưởng của người bệnh, và điều này
liên quan đến một sự cám dỗ với nhà phân tích để đóng vai của nhà tiên tri, vị
cứu tinh và đấng cứu chuộc đối với
người bệnh. Vì những quy
luật của sự phân tâm tuyệt đối phản đối với sự y sĩ đem dùng nhân cách của mình
trong bất kỳ cách thức nào như vậy, phải thành thật thú nhận rằng ở đây chúng
ta có một giới hạn khác nữa với sự hiệu quả của phân tích tâm lý, và sau cùng,
phân tích tâm lý không đặt ra để những phản ứng bệnh lý là không thể có được,
nhưng để đem cho Ego của người bệnh sự tự do để quyết định một cách này hay cách khác.
Freud trở lại chủ đề này
trong bài nghiên cứu của ông trong “The Economic problem of Masochism” (1924c),
S. E., 19, 166, trong đó ông thảo luận về sự phân biệt giữa cảm xúc tội lỗi vô
thức và sự bạo dâm đạo đức. Cũng xem thêm hương 7 và 8 của Văn
minh và những bất mãn từ nó (Civilization and Its Discontents-(1930d]
[3] Hysteria: chứng động kinh - Chứng rối loạn thần
kinh đặc trưng bởi sự cảm xúc dễ bị kích thích và đôi khi mất trí nhớ hoặc cơ
năng cơ thể bị hư hỏng, chẳng hạn như tê liệt, mất cảm giác, mà không có nguyên
nhân hữu cơ.
[4]
[mệnh đề này là chỉ là một nghịch lý ngoài mặt, nó chỉ đơn thuần nói rằng bản
chất con người có một mức độ mở rộng lớn hơn nhiều, cả tốt đẹp và xấu xa, hơn
là nó nghĩ rằng nó có. Có nghĩa là nhiều hơn so với Ego của nó nhận thức được thông qua nhận thức có ý thức.]
Freud
nói một điều hiển nhiên, và đến nay đã thành dễ hiểu – chúng ta không biết “rõ”
về chúng ta – nói chung và về phương diện đạo đức – là chúng ta tốt đến đâu và
xấu đến đâu. Không như Descartes “ngây thơ” – những gì chúng ta biết về chúng
ta không phải là tất cả chúng ta, ít nhất, nếu không muốn nói không phải và còn
là sai lạc với những gì là chúng ta thực – mà “chúng ta thực” có lẽ cũng không
bao giờ biết – hay với nhiều trường hợp – chúng ta không muốn biết, những gì
trong bóng tối, trong vô thức, tốt nhất hãy nằm yên trong vô thức. Phần Id bao la mênh mông đầy những quái vật, những xác quá khứ đã rữa
nát nay chỉ còn xương, thành những bóng ma ám ảnh, đôi lúc hiện hình trong ác
mộng, và thường chúng ta không hiểu vì sao.
[5]
[Một bàn luận đầy đủ về điều này (cùng với một vài tham khảo khác) sẽ được tìm thấy trong Phần III của bài
nghiên cứu của Freud về “Some Character Types” 91916d),. S.E., 14, 332-3.]
[6]
Mania: chứng cuồng lọan thần kinh
[7]
Regression: hiện tượng Freud gọi là thoái bộ (tâm lý): một trong những cơ
chế phòng ngự tâm lý được Freud xác định. Theo Freud có những khi người ta phải
đối mặt với những tình huống trong đó có sự lo lắng quá mức rằng họ không thể
đối phó với nó được, và họ tự bảo vệ mình bằng cách thoái bộ: tự rút lui về một giai đoạn phát triển tâm lý trước đó.
Ví dụ, đứa bé gái ngày đầu tiên phải rời mẹ, rời nhà đến trường đi học. (Ngày
đầu tiên đi học có thể rất đáng sợ) nên em bắt đầu trưng bày những hành vi rất
trẻ con giống như ném đồ vật lung tung, dãy dụa, dậm chân, khóc lóc, ôm chặt
chân mẹ, và thậm chí còn làm ướt quần. Nghĩa là một đứa bé 4,5 tuổi cư xử như
một đứa bé 2,3 tuổi.
[8] Pregenital organization: Chúng ta đã biết giai đoạn cơ quan sinh
dục – một giai đoạn trong sự phát triển tâm lý - giai đoạn tiền-cơ quan sinh dục – là những giai đoạn trước đó,
Pregenital organization là tổ chức của giai đoan tiền-cơ quan sinh dục.
Ý tưởng của một tổ chức
tiền-cơ-quan-sinh dục của ham muốn tình dục (libido) được Freud đưa vào giới thiệu trong nội dung về sự gợi dâm
qua hậu môn. Thuật ngữ “pregenital,”
trong Freud nói chung, xác định tổ chức tâm lý tình dục của đứa trẻ, với nhận
định rằng vai trò những bản năng đóng vẫn còn chưa đặt nặng ưu tiên của sự gợi
dâm trong các khu vực có bộ phận sinh dục. Những bản năng như vậy được gọi là
bản năng cấu thành – hay thành phần - vì chúng vẫn chặt chẽ phụ thuộc vào nguồn
cơ thể, chúng có một phần mục tiêu, và chúng hoạt động độc lập với nhau. Một
phần các hoạt động tình dục bằng miệng và hậu môn được hỗ trợ bởi các chức năng
sinh lý tương ứng: ăn và ỉa.
[9] [Freud đã quay trở lại
nghịch lý này trong Section B của “Some AQđitional notes on Dream-Interpretation
as a Whole” (1925i), S. E.., 19, 134, và cũng trong “The Economic problem of
Masochism” (1924c), ibid., 170 và bàn luận về nó đầy đủ hơn nữa trong chương
VII Văn
minh và những bất mãn từ nó (Civilization and Its Discontents-(1930d)]
[10]
Giải thích của Freud về khái niệm Gót.
[11]
Freud chỉ những điều răn một chiều độc tài (được cho là của Gót, tương truyền
là Moses đã nhận về cho dân Dothái), nay vẫn còn thấy trong hai tôn giáo Kitô
và Dothái, chúng đều bắt đầu bằng - “Thou shalt…” – “Nhà ngươi sẽ phải…”
[12]
[Cf. “The Unconsciuos” (1915e), S.E., 14, 188.]
[13]
[Cf. “Formualtion on the Two principles of Mental Functioning” (1911b). S.E.,
12, 221.]
[14]
Protista - sinh vật sống đơn bào -
khác biệt với thực vật và động vật đa bào, như protozoa, slime molds, và eukaryotic algae.
[15]
[Freud đã bàn luận về những animalculae
trong 1920g; Những sinh vật này ngày nay có lẽ được mô tả là những protozoa - những động vật nguyên sinh – hơn là Protista]
[16]
[Những gì tiếp sau chủ đề lo âu, phải được đọc trong liên hệ với quan điểm
Freud duyệt lại như đã phát biểu trong Inhibitions,
Symptoms and Anxiety (1926d), trong đó hầu hết những điểm nêu ở đây được
bàn luận thêm xa hơn.]
[17]
[Khái niệm về ego trong tư cách “choáng ngợp” (của một “Überwältigung”) xuất
hiện rất sớm trong những văn bản của Freud. Ở đây.có sự liên kết hiển nhiên với
“trạng thái chấn thương tâm lý” của “Inhibitions,
Symptoms and Anxiety” (1926d)]
[18]
[“Gewissensangst”]
[19]
[Cf. Stekel 91908, 5)]
[20]
Providence
[21]
[Một vài thảo luận về sự xuất hiện của khái niệm này ở đây sẽ đươc tìm thấy
trong Lời Giới Thiệu của người biên tập cho “Inhibitions, Symptoms and Anxiety” (1926d)]