Monday, March 5, 2012

Sigmund Freud - Ego và Id (5)


Cái Ta và cái Đó
Sigmund Freud (1856-1939)

The Ego and the Id
Das Ich und das Es (1923)




Chương IV

Hai Lớp Bản năng

Chúng ta đã nói rồi, nếu sự phân định chúng ta đã làm não thức thành vào một Id, một Ego, và một Ego-Lý tưởng, có trình bày bất kỳ tiến bộ nào trong kiến ​​thức chúng ta, nó phải làm chúng ta có khả năng để hiểu thông xuốt hơn những quan hệ năng động bên trong não thức, và mô tả chúng rõ ràng hơn. Chúng ta cũng đã kết luận rồi rằng Ego thì đặc biệt nằm dưới ảnh hưởng của sự nhận thức, và tuyên bố rộng rãi, rằng những nhận thức có thể nói được là có cùng tầm quan trọng đối với Ego, như những bản năng có tầm quan trọng đối với Id. Đồng thời, Ego là đối tượng chịu ảnh hưởng của những bản năng, với Id cũng vậy, vì như chúng ta biết, thuộc về nó vốn chỉ một phần được sửa đổi đặc biệt.

Gần đây, tôi mới phát triển một quan điểm về những bản năng [1], vốn tôi sẽ chủ trương ở đây, và sẽ lấy làm cơ sở cho những thảo luận thêm của tôi. Theo quan điểm này, chúng ta phải phân biệt hai lớp [2] gồm những bản năng, một trong chúng, những bản năng tình dục hoặc Eros, thì kể là rõ ràng dễ thấy hơn và dễ tiếp cận hơn để nghiên cứu. Nó không chỉ đơn thuần gồm bản năng tình dục đích thực không bị ngăn cấm, và những xung động bản năng thuộc một bản chất có mục tiêu bị cấm đoán, hoặc được thăng hoa bắt nguồn từ nó, nhưng cũng gồm cả bản năng tự bảo tồn, vốn phải được gán vào ego, và khi bắt đầu công việc phân tích của chúng ta, chúng ta đã có lý do đúng để tương phản nó với những bản năng-có đối tượng tình dục. Lớp thứ hai của những bản năng là không dễ dàng để chỉ ra như thế; cuối cùng, chúng ta đã đi đến nhận ra chứng sadism [3] như đại diện của nó. Trên cơ sở của những cân nhắc về mặt lý thuyết, được sinh học hỗ trợ, chúng ta đưa ra giả thuyết về một bản năng Chết [4], nhiệm vụ của nó là dẫn sự sống hữu cơ quay về lại trong trạng thái bất động vô tri giác; về mặt khác, chúng ta đã giả định là Eros, bằng cách  đem lại nhiều hơn và rộng hơn sự kết hợp của những phân tử, trong đó chất sống được phân tán gieo rắc, nhằm đến phức tạp sự sống, và đồng thời, tất nhiên, nhắm đến bảo tồn nó. Làm theo lối này, cả hai bản năng sẽ là bảo thủ trong ý nghĩa chặt chẽ nhất của từ này, vì cả hai sẽ cố gắng để thiết lập lại một trạng thái của những sự vật vốn đã bị xáo trộn bởi sự xuất hiện của sự sống. Sự xuất hiện của sự sống như vậy, sẽ là nguyên nhân của sự tiếp tục lâu dài của sự sống, và đồng thời, cũng của sự gắng sức hướng tới cái chết; và tự chính sự sống sẽ là một xung đột và thỏa hiệp giữa hai khuynh hướng này. Vấn đề về nguồn gốc của sự sống sẽ vẫn còn là một vấn đề có tính cách vũ trụ; và vấn đề về mục tiêu và cứu cánh của sự sống sẽ được trả lời một cách nhị nguyên.[5]

Trên quan điểm này, một tiến trình sinh lý đặc biệt (của tiến trình tổng hợp từ tiến trình phân hóa thải năng lực [6]) sẽ được gắn buộc với mỗi lớp của hai lớp những bản năng, cả hai loại bản năng sẽ hoạt động trong tất cả những phân tử của thực thể sống, mặc dù trong những tỷ lệ không bằng nhau, như thế khiến một vài một-thực thể có thể là đại diện chính yếu của Eros.

Giả thuyết này không chiếu sáng, dẫu gì đi nữa, trên cách thức trong đó hai lớp bản năng được nấu chảy, pha trộn, và kết hợp với nhau, nhưng vì điều này diễn ra thường xuyên và hết sức rộng rãi nên là một giả định không thể thiếu được cho sự hình thành nhận thức của chúng ta. Nó xuất hiện rằng, như là một kết quả của sự kết hợp của những cơ cấu sinh vật đơn bào vào những hình thức đa bào của sự sống, bản năng chết của tế bào đơn có thể thành tựu là bị trung hòa (vô hiệu hóa), và những xung động phá hoại được chuyển hướng sang thế giới bên ngoài qua tính khí cụ của một cơ quan (cơ thể) đặc biệt. Cơ quan đặc biệt này xem dường như sẽ là cơ chế bắp thịt; và như thế, bản năng chết dường như thể hiện chính nó - mặc dù có lẽ chỉ trong một phần - như một bản năng của sự phá hoại hướng ra chống với thế giới bên ngoài và những cơ cấu sinh vật khác [7].

Một khi chúng ta đã chấp nhận ý tưởng về một sự hỗn hợp của hai lớp những bản năng với nhau, khả năng xảy ra - hoàn chỉnh nhiều hay ít – có một sự “phân giải” [8] của chúng tự đẩy vào tay chúng ta [9]. Thành phần có tính bạo dâm của bản năng tình dục sẽ là một thí dụ cổ điển có thể dùng được về một sự hỗn hợp bản năng; và chứng bạo dâm vốn đã làm tự nó thành độc lập như một sự suy đồi sẽ là có tính điển hình cho một sự phân giải, mặc dù không là một sự phân giải được đưa đến những cực đoan. Từ điểm này, chúng ta được một cái nhìn của một lĩnh vực lớn gồm những sự kiện vốn trước đây chưa từng được xem xét dưới ánh sáng này. Chúng ta nhận thấy rằng cho những mục đích của sự tháo xả [10], bản năng hủy diệt thì thường quen được đưa vào trong dịch vụ của Eros; chúng ta nghi ngờ rằng chứng ngất xỉu khi động kinh (epileptic) [11] là một sản phẩm và sự chỉ định dấu hiệu của một sự phân giải bản năng; [12] và chúng ta đi đến hiểu rằng phân giải bản năng và sự xuất hiện được đánh dấu của bản năng chết, đòi hỏi sự xem xét cụ thể trong số những hậu quả của một vài chứng loạn thần kinh nghiêm trọng - lấy thí dụ, chứng nơ–rô bị ám ảnh. Làm một tổng quát hóa nhanh chóng, chúng ta có thể ước đoán rằng yếu tính của một thoái bộ [13] của libido (lấy thí dụ - từ giai đoạn bộ phận sinh dục sang giai đoạn bạo dâm hậu môn) nằm trong một phân giải của những bản năng, giống đúng như, theo chiều ngược lại, sự tiến tới từ giai đoạn trước đó đi đến dứt khoát một giai đoạn bộ phận sinh dục sẽ là chịu điều kiện bởi một sự thăng tiến của những thành phần mang tính gợi dâm [14]. Câu hỏi cũng phát sinh – không biết sự mâu thuẫn vừa yêu vừa ghét [15] thông thường, vốn nó thì quá thường xuyên là mạnh mẽ bất thường trong sự phân bối có tính bẩm sinh [16] sang chứng loạn thần kinh, không nên được coi như là sản phẩm của một sự phân giải; tuy nhiên, sự mâu thuẫn vừa yêu vừa ghét là một hiện tượng cơ bản đến nỗi rằng nó có thể đại diện cho một sự hỗn hợp bản năng vốn đã không được hoàn tất.

Là điều tự nhiên, với chú tâm chúng ta nên quay sang thăm dò không biết liệu có thể không có những kết nối hướng dẫn có thể truy tầm được giữa những cấu trúc chúng ta đã giả định là hiện hữu - Ego, Super-egoId - về một mặt, và hai lớp những bản năng, về một mặt khác, và hơn nữa, không biết liệu nguyên tắc lạc thú chi phối những tiến trình não thức có thể được cho thấy có bất kỳ quan hệ không thay đổi nào với cả hai lớp của những bản năng, và với những sự khác biệt này mà chúng ta đã vẽ trong não thức. Nhưng trước khi chúng ta thảo luận điều này, chúng ta phải xóa đi một nghi ngờ, vốn nó nổi lên trong liên quan đến những thuật ngữ trong đó vấn đề tự nó được phát biểu. Có đó, nó là sự thật, không nghi ngờ gì về nguyên tắc lạc thú, và sự phân biệt ở bên trong Ego có sự biện minh từ chữa trị tốt thực tế bệnh viện; nhưng sự phân biệt giữa hai lớp của những bản năng xem ra không được làm vững tâm đầy đủ, và có thể là những sự kiện của phân tích từ thực tế bệnh viện có thể được tìm thấy, vốn sẽ làm kỳ vọng về nó trôi mất.

Xem ra dường có một sự kiện giống như thế. Đối với sự đối lập giữa hai lớp của những bản năng, chúng ta có thể đặt hai đối cực của yêu và ghét [17]. Không có khó khăn trong việc tìm kiếm một đại diện của Eros; nhưng chúng ta phải lấy làm khoan khoái rằng chúng ta có thể tìm thấy một đại diện của bản năng cái chết khó nắm bắt trong bản năng của sự hủy diệt, vốn nó bị ghét chỉ lối đến. Bây giờ, sự quan sát thực tế bệnh viện cho thấy rằng không chỉ duy có tình yêu, không lạ lùng gì, đều đặn đi kèm với thù ghét (tâm lý mâu thuẫn vừa yêu vừa ghét), và rằng không chỉ trong những quan hệ của con người – thù ghét thường xuyên là báo trước của thương yêu, mà cũng còn trong một số trường hợp ghét đổi thành yêu, và yêu đổi thành ghét. Nếu sự thay đổi này thì khác hơn, không chỉ đơn thuần là một tiếp nối trong thời gian – đó là nếu một trong số chúng - thực sự biến thành cái kia - sau đó, bên dưới một sự phân biệt cơ bản như vậy, rõ ràng nền tảng được cắt đi, cũng như là giữa những bản năng gợi dâm và những bản năng chết, một bản năng được tiền giả định có những tiến trình sinh lý chạy trong những hướng đối nghịch.

Bây giờ, trong trường hợp một người nào đó trước tiên yêu, và sau đó ghét, cùng một người (hoặc ngược lại) vì người kia đã cho người này lý do để làm như vậy, đã rõ ràng là không dính dáng gì với vấn đề của chúng ta. Trường hợp kia cũng thế, trong đó những cảm xúc của thương yêu đã còn chưa trở nên thể hiện tự bộc lộ ra để bắt đầu với, bằng sự thù địch và những khuynh hướng gây hấn hung hãn; vì nó có thể là ở chỗ này, thành phần phá hoại trong sự dồn-năng-lực-vào-đối tượng đã vội vã đến trước và chỉ về sau đó thành phần gợi dâm mới gia nhập. Nhưng chúng ta biết nhiều những trường hợp trong tâm lý học về chứng neuroses [18], trong đó nó là có vẻ hợp lý để giả định rằng một sự chuyển đổi đã diễn ra. Trong chứng persecutory paranoia [19] người bệnh dựng rào ngăn đẩy một sự gắn bó đồng tính quá mạnh với một vài người cụ thể nào đó trong một lối đặc biệt; và như là kết quả là cá nhân này là người mà người bệnh yêu thích nhất, sẽ trở thành một kẻ bức hại, và người bệnh nhắm đến cá nhân này một sự gây hấn hung hãn thường thường nguy hiểm. Ở đây chúng ta có quyền gài vào một giai đoạn trước đó vốn nó đã biến yêu thành ghét. Trong trường hợp nguồn gốc của chứng đồng tính luyến ái, và cũng của những cảm xúc xã hội hủy-tính-dục, điều tra phân tích đã chỉ gần đây đã dạy chúng ta nhận ra rằng những cảm xúc bạo động của sự đối địch cạnh tranh là có mặt vốn dẫn đến những khuynh hướng gây hân hung hãn, và rằng là chỉ sau khi những điều này đã được khắc phục mà đối tượng trước đây bị ghét mới trở thành người được yêu, hoặc làm phát sinh sự đồng hóa nhân cách [20]. Câu hỏi đặt ra không biết trong những trường hợp này, chúng ta sẽ giả định một chuyển đổi trực tiếp của ghét thành yêu hay không. Điều là rõ ràng rằng ở đây những thay đổi là hoàn toàn nội bộ và một thay đổi trong hành vi của đối tượng không đóng phần trong đó.

Tuy nhiên, có một cơ chế khả hữu khác, vốn chúng ta đã đi đến biết về nó, bởi sự điều tra phân tích về những tiến trình có liên quan đến sự thay đổi trong chứng paranoia. Một thái độ nước đôi là có mặt ngay từ đầu và sự chuyển đổi là có nguyên nhân bởi những phương tiện của một di chuyển phản ứng của sự tập trung năng lực, năng lực bị thu hồi từ xung lực gợi dâm và được cộng thêm vào với xung lực thù địch.

Không hoàn toàn cùng là một sự việc, nhưng một-gì-đó giống nó xảy ra khi sự cạnh tranh thù địch dẫn đến sự đồng tính luyến ái thì bị khắc phục. Thái độ thù địch không không có triển vọng được thỏa mãn; do đó - vì những lý do kinh tế, - đó là nó được một thái độ yêu thương thay thế, vốn trong đó có triển vọng được thỏa mãn hơn - đó là có khả năng có cơ hội của sự tháo xả. Như thế nên chúng ta thấy rằng chúng ta không bị bắt buộc trong bất kỳ những trường hợp này để phải giả định một sự chuyển đổi trực tiếp của ghét thành yêu, vốn nó sẽ là không tương hợp với sự phân biệt tính chất giữa hai lớp của những bản năng.

Tuy nhiên, sẽ được chú ý rằng bằng sự đưa vào giới thiệu cơ chế khác này của sự chuyển đổi yêu sang ghét, chúng ta đã mặc nhiên thực hiện một giả định khác vốn nó xứng đáng được phát biểu rõ ràng.  Chúng ta đã thừa nhận như - mặc dù trong não thức - cho dù trong Ego hoặc trong Id - có hiện hữu một năng lực có thể chuyển vị được, tự nó trung lập, nó có thể được thêm vào một xung lực khiêu dâm có phẩm chất khác biệt hoặc một xung lực phá hoại, và tăng thêm tổng số kết tập năng lực của nó. Nếu không giả định sự hiện hữu của một năng lực có thể chuyển vị thuộc loại như thế này, chúng ta không thể mở được đường tiến. Câu hỏi duy nhất là nó từ đâu đến, nó thuộc về những gì, và nó có ý nghĩa những gì.

Vấn đề về tính chất của những xung động bản năng, và của sự kiên trì của nó trong suốt những thăng trầm khác nhau của chúng, thì vẫn còn rất mờ tối và hầu như cho đến nay vẫn chưa bị tấn công. Trong những bản năng cấu thành tình dục [21], vốn đặc biệt là có thể tiếp cận được để quan sát, có thể khả hữu để lĩnh hội được số ít những tiến trình vốn chúng là thuộc về cùng thể loại như những gì chúng ta đang thảo luận. Chúng ta thấy, lấy thí dụ, rằng một số mức độ của truyền thông hiện hữu giữa những bản năng cấu thành, rằng một bản năng bắt nguồn từ một nguồn kích thích tình dục [22] đặc biệt có thể làm thay đổi hơn cường độ của nó để củng cố một bản năng cấu thành khác có nguồn gốc từ một nguồn khác, rằng sự thỏa mãn của một bản năng có thể chiếm chỗ sự thỏa mãn của một bản năng khác, và nhiều những sự kiện hơn nữa có cùng bản chất – khiến chúng phải khuyến khích chúng ta mạo hiểm đưa ra những  giả thuyết nhất định nào đó.

Hơn nữa, trong thảo luận hiện tại, tôi chỉ đưa ra một giả thuyết, tôi không có bằng chứng đem cung cấp. Có vẻ như một cái nhìn hợp lý đáng tin cậy được rằng năng lực trung lập và có thể chuyển vị này, vốn không nghi ngờ gì là nó hoạt động cả hai trong Ego và trong Id, tiến hành từ kho dự trữ tự-yêu-mình của libido - đó là Eros hủy-tính-dục  . (Những bản năng gợi dâm hiện ra hoàn toàn mềm dẻo, dễ dàng bị chuyển hướng và dễ dàng thay đổi vị trí được – dễ chuyển vị so với bản năng phá hoại.) Từ điều này, chúng ta có thể dễ dàng tiếp tục giả định rằng libido chuyển vị được này thì được dùng để phục vụ nguyên tắc lạc thú, để phòng ngừa những chắn đường tắc nghẽn và để tháo xả được thuận lợi. Trong sự kết nối này, dễ dàng để quan sát một dửng dưng lãnh đạm nhất định về phần con đường vốn sự tháo xả xảy ra dọc theo nó, miễn là chừng nào nó diễn ra bằng cách nào đó. Chúng ta biết nét đặc biệt này, nó là đặc trưng của tiến trình kết tập năng lực trong Id. Nó được tìm thấy trong những kết tập năng lực khiêu dâm, nơi đó có một sự thờ ơ đặc biệt liên quan đến đối tượng tự nó phơi bày, và nó là đặc biệt rõ ràng trong những chuyển đổi đối tượng của cảm xúc  [23] phát sinh trong sự phân tích tâm lý, vốn nó phát triển chắc chắn, không phân biệt đến nhũng cá nhân là những  đối tượng của họ. Mới đây đây không lâu Rank [24] (1913) đã công bố một số thí dụ hay về những lối mà những hành vi trả thù của chứng loạn thần kinh có thể bị chuyển hướng sang những đối tượng sai lầm, đến những người vô can. Ứng xử loại giống như thế trên phần của vô thức nhắc nhở một câu chuyện hài hước về ba người thợ may trong làng, một trong ba người đã bị treo cổ, vì một người thợ rèn duy nhất trong làng đã phạm một tội tử hình [25]. Sự trừng phạt phải là đúng như thế, ngay cả nếu như không đúng người tội phạm. Đó là trong khi nghiên cứu giấc mơ-làm việc [26], chúng ta đầu tiên đã đi đến loại này của sự nới lỏng trong những chuyển vị mà những tiến trình chính yếu làm cho xảy ra. Trong trường hợp đó, do đó đã là những đối tượng đã được chuyển xuống một vị trí không hơn tầm quan trọng thứ hai, cũng đúng giống như trong trường hợp chúng ta đang thảo luận nó là những con đường tháo xả. Sẽ là tính chất đặc trưng của Ego là đặc biệt cụ thể hơn về cả hai lựa chọn – về một đối tượng và về một con đường của tháo xả.

Nếu năng lực thay đổi vị trí được này làm libido – bản năng ham muốn tình dục – (thành) phi-tình-dục, nó cũng có thể được mô tả như là năng lực được thăng hoa, vì nó sẽ vẫn giữ lại mục đích chính của Eros – đó là đoàn kết và ràng buộc – trong chừng mức nó giúp để hướng tới thiết lập sự thống nhất, hoặc khuynh hướng đi tới thống nhất, vốn là đặc trưng đặc biệt của Ego. Nếu tiến trình suy nghĩ, trong ý nghĩa rộng lớn hơn, được bao gồm trong số những chuyển vị này, vậy sau đó, hoạt động của suy nghĩ thì cũng được cung cấp từ sự thăng hoa của những sức mạnh có động lực gợi dâm.

Ở đây một lần nữa chúng ta lại đi đến tình trạng có thể đã từng được thảo luận [27], rằng sự thăng hoa có thể diễn ra thường xuyên, thông qua sự trung gian của Ego. Trường hợp kia sẽ được nhớ lại, trong đó Ego đối phó với kết tập năng lực-vào-đối tượng đầu tiên của Id (và chắc chắn cũng với những kết tập năng lực-vào-đối tượng về sau đó nữa) bằng tiếp nhận kiểm soát libido từ chúng vào trong chính nó và ràng buộc nó với sự thay đổi của Ego đã sản xuất bằng phương tiện của sự đồng hóa nhân cách. Việc chuyển đổi của erotic-libido vào thành ego-libido tất nhiên liên quan đến một sự từ bỏ những mục tiêu tình dục, một sự hủy-tính dục. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, điều này chiếu ánh sáng trên một chức năng quan trọng của Ego trong mối quan hệ của nó với Eros. Thế nên, bằng cách nắm giữ lấy libido từ những kết tập năng lực vào đối tượng, tự thiết lập chính nó như là đối tượng tình yêu duy nhất, và sự hủy-tính-dục hoặc sự thăng hoa libido - ham muốn tình dục - của Id, Ego đang làm việc đối lập với những mục đích của Eros và đặt chính nó vào dịch vụ phụng sự cho những sức mạnh bản năng đối nghịch. Nó phải thu nhận vào một số của những kết tập năng lực vào đối tượng khác của Id, như thế là nói, nó có tham dự vào với chúng. Sau này, chúng ta sẽ trở lại về một hệ quả có thể có được của hoạt động này của Ego.

Điều này sẽ xem dường như ngụ ý một sự khuếch đại quan trọng của lý thuyết về sự yêu-chỉ-mình (narcissism) [28]. Ở rất sớm ban đầu, tất cả libido được tích lũy trong Id, trong khi Ego vẫn còn trong tiến trình hình thành hoặc vẫn còn yếu ớt. Id gửi phần của libido này ra ngoài, vào những-những kết tập năng lực–trên-đối tượng gợi dâm, và rồi Ego, bây giờ phát triển mạnh mẽ hơn, cố gắng để kiểm soát đối tượng-libido này và tự buộc chính nó với Id như là một đối tượng-thương yêu. Sự yêu-chỉ-mình của Ego như vậy, là một sự yêu-chỉ-mình thứ cấp, vốn đã được thu hồi từ những đối tượng [29].

Chúng ta thấy lập đi lập lại nữa, khi chúng ta có thể để truy dấu những xung động bản năng về ngược lại, chúng tiết lộ chúng là những dẫn xuất của Eros. Nếu như đã không do những cân nhắc đã đưa ra trong Vượt ngoài Nguyên tắc Lạc thú, và cuối cùng do những thành phần bạo dâm vốn gắn kèm chúng với Eros, chúng ta sẽ có khó khăn khi giữ lấy quan điểm nhị nguyên cơ bản của chúng ta [30]. Nhưng vì chúng ta không thể thoát khỏi quan điểm đó, chúng ta được đưa tới kết luận rằng những bản năng chết câm tiếng do tự bản chất của chúng, và tiếng kêu của sự sống hầu hết những phần là thoát ra từ Eros. [31]

Và từ cuộc tranh đấu chống lại Eros! Khó có thể nghi ngờ gì - rằng nguyên tắc lạc thú phục vụ Id như một địa bàn trong đấu tranh của nó chống lại libido – sức mạnh đem giới thiệu những nhiễu loạn vào trong tiến trình của sự sống. Nếu nguyên tắc không đổi của Fechner [32] trị vì sự sống là đúng,[33] thế nên, nó gồm một sự suy xụp đi xuống liên tục hướng tới cái chết, nó là những tuyên đòi của Eros, của những bản năng tình dục, vốn chúng trong hình thức của những nhu cầu bản năng, chúng chống giữ nâng lên mức độ rơi xuống, và đưa vào giới thiệu những căng thẳng tươi mới. Id được nguyên tắc lạc thú hướng dẫn - đó là, bằng sự nhận thức về (những gì) không-lạc-thú – rào cản những căng thẳng này trong nhiều cách khác nhau. Trước hết tất cả, nó làm như thế bằng cách tuân thủ, càng nhanh đến như có thể được càng tốt, với những đòi hỏi của libido không-hủy-tình-dục [34] - bằng cách gắng sức cho sự thỏa mãn của những khuynh hướng tình dục trực tiếp. Nhưng nó làm như thế theo một kiểu cách bao hàm hết sức toàn diện trong liên hệ với một hình thức đặc biệt của sự thỏa mãn, trong đó tất cả những thành phần đòi hỏi cùng hội tụ - bằng buông xả những thực thể tình dục, vốn chúng là những phương tiện đã bão hòa, là nói như thế, của những căng thẳng gợi dâm dục [35].  Sự phóng bắn ra những thực thể tình dục trong hành vi tình dục, trong một ý nghĩa, tương ứng với sự phân ly thể xác-không-mầm-sống với dung dịch-quánh-đặc-mầm-sống [36]. Điều này giải thích cho sự giống nhau giữa trạng thái sau khi hoàn toàn thỏa mãn sinh lý với cái chết, và cho sự kiện rằng cái chết trùng hợp với hành động giao hợp trong một số những động vật hạ đẳng. Những sinh vật này chết ngay trong hành vi của sự tự tái tạo, vì sau khi Eros đã bị loại bỏ qua tiến trình của sự thỏa mãn, bản năng chết được tự do, được buông tay cho việc hoàn thành mục đích của nó. Cuối cùng, như chúng ta đã thấy, Ego, bằng cách thăng hoa một số của libido cho chính nó, và những mục đích của nó, nó giúp đỡ Id trong công việc của Id  làm chủ những căng thẳng.

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Feb/2012)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com





[1] [Beyond the Pleasure Principle.]
Freud xem bản năng là một thúc đẩy mang tính cơ thể và tiền-ngôn ngữ; nó điều khiển – hay nói nôm na –đưa đẩy lèo lái - những hành động của chúng ta. Freud có một phân biệt giữa bản năng và phản đề của nó, là ý thức/vô thức. Vì bản năng là có trước khi có ngôn ngữ (tiền-ngôn ngữ), và như thế, chỉ có thể dùng một ý tưởng nào đó để làm đại diện cho bản năng. Những gì bị dồn nén, trấn áp (trong vô thức) là không tự thân là bản năng đúng nghĩa, nhưng là những biểu hiện có liên hệ với sự biểu tỏ có tính lý tưởng (the ideational presentation) của bản năng, đó chỉ là một cách nói khác rằng những xung lực nguyên thủy sâu xa nhất của chúng ta, những bản năng – chúng đều vượt quá khả năng của chúng ta để trình bày chúng. Phân tâm học tìm ý nghĩa của phần vô thức, đến một mức độ nào đó như có thể “hiểu” được, và như vậy, chỉ nhằm chữa trị, làm những bước gỡ bỏ những tác dụng, hay nâng lên khỏi những gì là bản năng, vẫn còn mờ tối.
Freud xây dựng lý thuyết về bản năng của ông trong Three Essays on the Theory of Sexuality (1905), rồi trong "Instincts and their Vicissitudes" (1915), và về sau khai triển một khái niệm khác đi và tổng quát hơn trong Beyond the Pleasure Principle (1920) Với Freud, khái niệm về bản năng là một khái niệm nằm chênh vênh ở một ranh giới, ranh giới của những lĩnh vực tâm linh và tế bào cơ thể. Ông dằng co giữa việc định tính cho bản năng – phải chăng nó là một kích thích hữu cơ (organic stimulus), là một đòi hỏi tác động trên guồng máy tâm linh – hay nó là một đại diện cho một đòi hỏi-kích thích có tính hữu cơ (organic need-stimulus) như thế.
Từ của Freud cho bản năng là Trieb, (gốc từ treiben, “xô đẩy”) – nếu dịch là “dồn đẩy có tính bản năng” (instinctual drive) hơn là chỉ “bản năng” xuông, như trong bản dịch Anh văn phổ thông vẫn dùng này của Freud.
Cũng nói thêm, hai lớp của bản năng Freud trình bày trong chương này –1) Eros hoặc libido - bản năng tình dục - mà sau này ông nhìn thấy như tương ứng với bản năng sống, bản năng tự bảo quản, và 2) Thanatos hoặc bản năng cái chết, ông gọi là “xung lực lao đến cái chết” - một mong muốn tự nhiên để, theo lời chính ông  -"thiết lập lại một trạng thái của những sự vật đã  bị sự xuất hiện của sư sống làm xáo trộn”.
Trước 1920 – trong những gì quanh Freud, có sự nhấn mạnh nhiều về libido – vẫn được đơn giản hóa là bản năng tình dục, còn bản năng chết, chỉ xuất hiện về sau trong giả thuyết mới của ông. Thế nên, ông được biết đến nhiều, cũng như tên tuổi của ông hầu như gắn liền với lớp bản năng thứ nhất – Eros – dưới tên phổ thông hơn là libido - bản năng tình dục.
[2] Class – “lớp”  theo nghĩa toán học, cũng như “set” (tập hợp)
[3] Sadism (ác dâm) và masochism (khổ dâm) là những chứng bệnh bạo dâm tâm lý.
[4] Death Intincts (Thanatos): hay death drive (Đẩy về cái Chết): là xung lực thúc đẩy sinh vật sống (hữu cơ) quay trở về trạng thái vô cơ, hay trạng thái trước khi có hình hài, trước khi sinh ra – trước khi có đời sống. Thường khó nhận thấy vì bản năng Chết không xuất hiện cô lập, không đứng riêng một mình; nhưng thường pha trộn với  bản năng khác – như khi một phần của nó được kết nối với phản đề của nó là Eros, khi đó, tác động của nó trở nên rõ ràng, đặc biệt qua sự thúc ép, đòi lặp đi lặp lại. Như Freud nói trên – động năng của nó nhắm đem những sinh vật sống quay trở về trạng thái vô cơ, động năng này là một thành phần của tất cả những xung lực bên trong chúng ta. Trong hình thức kết hợp, động lực chính của nó là hướng tới sự giải thể, tháo gỡ, và phân ly. Ở dạng thuần khiết của nó, im lặng trong guồng máy tâm linh, nó bị libido chinh phục tới một mức độ nào đó và do đó chệch hướng quay ra với thế giới bên ngoài qua những sức mạnh bắp thịt của những xung lực đưa tới sự hủy diệt, hay làm chủ, hoặc ý chí nắm quyền lực: dấu hiệu của nó là những chứng bạo dâm tâm lý. Vói người khác là ác dâm; phần còn lại bên trong chính mình, chính yếu là những kích thích khổ dâm, hay những hình thức của sự tự hành hạ, tự làm khổ mình.
Được mô tả đầu tiên trong Beyond the Pleasure Principle, theo Freud “mục tiêu của tất cả sự sống là sự chết - the goal of all life is death” (1920). Ông lưu ý rằng sau khi con người trải qua một chấn thương tâm lý (chẳng hạn như chiến tranh), họ thường diễn lại kinh nghiệm đó. Ông kết luận rằng con người nắm giữ một mong muốn vô thức để chết, nhưng mong muốn này chủ yếu bị những bản năng sống kềm chế.
Theo quan điểm của Freud, hành vi tự hủy hoại là một biểu hiện của năng lực được tạo ra bởi bản năng chết. Khi năng lực này được hướng ra ngoài vào những người khác, nó được thể hiện như trong sự gây hấn hung hăng và những gì có trộn bạo lực, ác độc.
[5] [Cf. xem chú thich sau.]
[6] Catabolismn: tiến trình tạo năng lực: xảy ra khi những phân tử phức tạp bị phá vỡ thành những phân tử đơn giản hơn, năng lực được phóng thích; đó là quá trình trao đổi năng lực từ sự hủy hoại  (destructive metabolism), ngược lại là Anabolism: một quá trình trao đổi năng lực khi tổng hợp những phân tử đơn giản – năng lực được kết hợp  (constructive metabolism).
[7] [Freud trở lại điểm này trong “The Economic Problem of Masochism”, S.E., 19, 193.]
[8] defusion: sự tháo gỡ, sự phân giải:  Freud dùng những từ hỗn hợp và phân giải (fusion/defusion - Mischung/Entmischung), để chỉ sự trộn lẫn và phân giải bản năng sống và những bản năng chết – như ông đang giải thích ở đây. Sự hỗn hợp và phân giải đặc biệt với những bản năng năng (Triebmischung / Triebentmischung).
Phân giải được xem là chức năng của id, trong khi hỗn hợp là công việc của ego. Phân giải bản năng tạo nên sự dồn nén, trấn áp, và sự đồng hóa nhân cách và sự thăng hoa, chúng có khuynh hướng là nguyên nhân của sự phân giải.
[9] [Cf. cuối chương 3 – Những gì nói tiếp về phần sadism đã được báo trong Beyond the Pleasure Principle (1920g), S.E., 18, 54; I.P.L., 4, 48.]
[10] Discharge: “tháo xả” được Freud dùng trong lý thuyết của ông về những bộ máy tâm linh đối phó như thế nào với sự kích thích. Khái niệm tháo xả do đó đề cập đến một phóng thích hướng ra ngoài của năng lực được sản xuất trong bộ máy tâm linh khi bị kích thích, cho dù kích thích có nguồn gốc từ bên ngoài hay bên trong. Freud đã thảo luận tháo xả khi ông mô tả nguyên tắc lạc thú/ không lạc thú: tháo xả đi với nguyên tắc lạc thú, sự lưu giữ (không tháo xả được) di với nguyên tắc không lạc thú. Chúng ta nên nhớ lại rằng, theo Freud, gốc khởi dậy của bản năng là một trạng thái kích thích trong cơ thể và mục đích của nó là để loại bỏ (bằng cách thỏa mãn) sự kích thích này.
[11] Epilepsy: chứng động kinh: là điều kiện vật lý của cơ thể xảy ra khi có một sự thay đổi ngắn gọn bất ngờ trong hoạt động của não. Khi những tế bào não không làm việc bình thường; ý thức, cử động, hoặc hành động của một người có thể bị  đột ngột thay đổi trong một thời gian ngắn. Những thay đổi vật lý trong cơ thể được gọi là những co giật động kinh (epileptic seizures). Bệnh động kinh do đó xuất hiện bên ngoài như một rối loạn co giật. Một người có thể lên cơn co giật nhưng không bị động kinh.
[12] [Cf. bài nghiên cứu sau này của Freud về chứng ngất xỉu động kinh của Dostoevsky (1928b)]
[13] Regression: thoái bộ - một sự rút lui hay quay trở lại một trạng thái (tâm lý - kém phát triến, kém tiến hóa hơn) trước đó.
[14] [Freud trở lại điểm này trong Inhibitions, Symptoms and Anxiety (1926d), S.E., 20, 114; I.P.L., 28, 28.]]
[15] Ambivalence: sự mâu thuẫn tâm lý - vừa yêu vừa ghét
[16] Constitution: ở đây hiểu như tất cả những cá tính và khuynh hướng, trong cơ thể lẫn tinh thần, mà mỗi các nhân đem vào đời sống từ khi được sinh ra. Nó là những phần trong cá nhân có tính bẩm sinh, di truyền hay do di truyền quyết định.
[17] [Về những gì tiếp sau, xem bàn luận sớm hơn trước đó về sự quan hệ giữa yêu và ghét trong “Instincts and their Vicissitudes” (1915c – cũng như chương V và VI của Civilization and ít Discontents (1930a)]
[18] Neuroses: những chứng nhiễu loạn thần kinh, nhưng người bệnh vẫn còn biết mình là ai, nhận thức được thực tại. Xem chú thích trước về những chứng nơ-rô và psy-cô.
[19] Persecutory paranoia - Đây là loại phổ biến nhất của chứng paranoia, trong chứng này, người bệnh tự khiến mình tin rằng tất cả những người quanh mình đều là kẻ thù, đều muốn hãm hại và có khi muốn giết mình. Trong loạn tưởng, những người vốn đã có tính khí hung hãn, gấy hấn, thường quay sang thành những kẻ giết người nguy hiểm.
[20] [Xem chú thích chương trước ]
[21] component instincts: những bản năng cấu thành – là từ của Freud dùng để chỉ bất kỳ một trong những thành tố khác biệt nào, khi chúng hợp với nhau, và tổ chức trong những cách thức đặc biệt để đem lại hình dạng cho những bản năng ở trạng thái cuối cùng, hoàn toàn phát triền, trong tương lai. Những quan sát của Freud về thời kỳ xảy ra những sự thành hình này, đặc biệt quan trọng và xoay quanh bản năng tình dục.
[22] Erotogenic: có tính kích thích tình dục, gây cảm xúc xác thịt - Freud chủ yếu vẫn sử dụng thuật ngữ này để chỉ một số vùng cơ thể cụ thể, đặc biệt là, bộ phận sinh dục, miệng, và hậu môn. Những khu vực này, ông xem là vị trí của những bản năng đặc biệt được gọi là những “bản năng cấu thành” – như nói ở chú thich trên. (Tương ứng với những giai đoạn phát triển tâm lý cá nhân: giai đoạn miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục.)
[23] Transferences: Trong Phân tâm, tiến trình trong đó những cảm xúc và những khao khát vốn có nguồn gốc là được gắn bó với một nhân vật nào đó, như cha, mẹ, anh chi, hay em chẳng hạn, nhưng một cách vô thức đã chuyển sang một người khác, đặc biệt là người đương đóng vai phân tâm – nhà phân tâm.
[24] Rank (Rosenfeld) Otto (1884-1939), nhà tâm lý và phân tâm, thư ký đầu tiên của hội Vienna Psychoanalytic Society.
[25] [Câu chuyện đươc Freud kể lại trong chương cuối cùng của tập sách của ông về chuyện khôi hài]
Trong A General Introduction to Psychoanalysis.  1920. Part Two: The Dream XI. The Dream-Work, Ông cũng nhắc lại:
“Tôi có thể có thể cung cấp cho quí vị một ý tưởng về sự nhầm lẫn được tạo ra bằng cách nhắc quí vị về câu chuyện của người thợ rèn đã phạm một tội giết người. Tòa án quyết định hình phạt cho tội phạm phải được thanh toán, nhưng vì người này là thợ rèn độc nhất của cả làng và do đó không thể thiếu được, trong khi có những ba người thợ may, nên một người thợ may này phải bị treo cổ thế cho người thợ rèn”.
[26] Dream-work: giấc mơ làm việc – đó là những tiến trình gây nên sự chuyển hóa của những tư tưởng vô thức vào trong nội dung của những giác mơ, như sự hoán vị, bẻ cong, cô đọng hay tượng trưng.
Sigmund Freud được xem là  "cha đẻ" của ngành phân tâm học, và nhiều người đồng ý tập The Interpretation of Dreams (Giải thích những giấc mơ) của ông, xuất bản năm 1899, đánh dấu sự ra đời của lý thuyết phân tâm học. Mặc dù lý thuyết của Freud, kể từ khi đó đến nay, đã không ngừng bị chỉ trích từ tất cả các bên, nhưng những nhà phê bình cũng như những người ủng hộ, tấ cả đều đồng ý rằng những ý tưởng của Freud đã gây một ảnh hưởng sâu xa trong tư tưởng và văn hóa của thế kỷ XX.
Trong tập The Interpretation of Dreams, Freud phân tích những giấc mơ của chính ông như những thí dụ để chứng minh lý thuyết mới của ông về tâm lý của những giấc mơ. Freud làm một sự phân biệt giữa cái biểu hiện, hoặc ở ngoài mặt của nội dung giấc mơ, và cái tiềm ẩn, hay vô thức, gọi là “những suy tưởng của giấc mơ'”, chúng được thể hiện qua một thứ “ngôn ngữ đặc biệt” của những giấc mơ. Ông đặt giả thuyết rằng tất cả những giấc mơ đại diện cho sự thực hiện của một mong muốn về phần của kẻ nằm mơ và chủ trương rằng ngay cả những giấc mơ đầy lo lắng, và thậm chí cả những giấc mộng dữ đều là những biểu hiện của những ham muốn vô thức. Freud giải thích rằng quá trình "kiểm duyệt" trong những giấc mơ gây ra một "biến dạng" của nội dung giấc mơ, do đó, những gì xuất hiện như tầm thường, vô nghĩa trong một giấc mơ, có thể, thông qua quá trình phân tích, được cho thấy chúng thể hiện một tập hợp mạch lạc những ý tưởng. ‘‘dream work’’ - “giấc mơ làm việc” - là quá trình trong đó não thức đã cô đọng, ngưng tụ, làm biến dạng, bóp méo và diễn dịch những “suy nghĩ của giấc mơ" vào nội dung của giấc mơ. Freud cho thấy rằng giá trị cuối cùng của sự phân tích giấc mơ có thể là trong sự tiết lộ các hoạt động tiềm ẩn của não thức vô thức.
[27] Phần đầu chương III.
[28] Narcissism: Định nghĩa rộng rãi, narcissism - sự yêu-chỉ-mình - là sự “đầu tư” những năng lực của libido vào trong ego. Freud phân định giữa sự yêu-chỉ-mình chính yếu (primary narcissism) là sự tập trung trong trẻ thơ vào thân xác và những nhu cầu của mình và loại trừ của tất cả những ai nào khác; và những hình thức của sự-yêu-chỉ-mình trong đời sống của người trưởng thành, được biểu hiện qua những đối tượng yêu thương được chọn lựa. Theo Freud, tất cả chúng ta đều bắt đầu như những kẻ yêu-chỉ-mình, khi là những trẻ thơ; từ sự yêu chỉ mình nguyên thủy, từ đó, phát triển thành sự yêu-chỉ-mình thứ cấp (secondary narcissism) – khi chúng ta thích ứng với một vài phương diện của ego lý tưởng – thí dụ: chúng ta kiêu hãnh với những thành công của chúng ta, hay nhận thức rằng có những người khác bị chúng ta thu hút, hay quyến rũ được.
[29] [xem Appendix B về một bàn luận về điều này]
[30] [ Trước sau như một, Freud chủ trương một sự phân định nhị nguyên về những bản năng sẽ được thấy trong chú thích dài ở cuối chương 6 của  Beyond the Pleasure Principle]
[31] [Trong thực tế, theo quan điểm của chúng ta là qua những cơ năng của Eros khiến những bản năng phá hoại được hướng ra thế giới bên ngoài vốn đã được chuyển hướng khỏi từ tự ngã].
[32] Gustav Theodor Fechner (1860-1912): Nhà triết học và vật lý học người Đức, sáng lập psychophysics. Thành tích lớn nhất của ông là trong việc nghiên cứu các quan hệ chính xác trong tâm lý học và thẩm mỹ học. Ông đã thiết lập một quy tắc được gọi là luật Fechner, hay luật Weber-Fechner, quy luật tâm lý có giá trị lịch sử quan trọng. Luật này định lượng nhận thức về sự thay đổi khi có một kích thích nhất định. Luật quy định rằng sự thay đổi trong một kích thích sẽ chỉ nhận biết chú ý được là một tỷ lệ không đổi của kích thích ban đầu, trong những giới hạn, cường độ của cảm giác tăng lên như logarithm của kích thích.
[33] [Cf. Beyond the Pleasure Principle (1920g), S.E., 18, 8-10; I.P.L., 4, 2-4.]
[34] “non-desexualized libido
[35] [ Quan điểm của Freud về vai trò của những “thực thể tình dục” sẽ tìm thấy trong tiết 2, bài thứ ba, của tập sách Three Essays (1905d) của ông ]
[36] Soma và germ-plash.