Wednesday, November 23, 2011

Plato - Republic (6)


Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)





QUYỂN 2
(tiếp theo và hết)


(SOCRATES kể tiếp tục:)

Giờ đây, tôi đã luôn luôn ngưỡng mộ những cá tính tự nhiên của Glaucon và Adeimantus, nhưng tôi đặc biệt hài lòng khi tôi nghe những gì họ đã phải nói trong dịp này, và tôi trả lời:

Con người nổi tiếng đó, người yêu của Glaucon [1] đã không sai để bắt đầu khúc bi ca ông đã viết, khi bạn tự làm nổi bật chính mình trong trận chiến tại thành Megara [2], bằng cách gọi bạn là “Những con trai của Ariston, một người lẫy lừng của gia đình tựa-như-gót”. Điều đó, người bạn thân mến của tôi, đã là nói rất hay rất khéo, theo quan điểm của tôi. Vì một điều gì đó tất cả như giống-gót đã phải tác động lên bạn, nếu như bạn đã không chịu bị thuyết phục rằng bất công là tốt hơn công lý, và ấy thế bạn có thể nói giống như vậy nhân danh nó. Và tôi không tin rằng bạn thực sự không bị thuyết phục bởi những lời của bạn. Tôi suy ra điều này từ nhân cách tổng quát của bạn, vì nếu như tôi đã chỉ có những luận chứng của bạn để tiếp tục, tôi sẽ không tin tưởng bạn. Tôi càng tin tưởng bạn bao nhiêu, tuy nhiên, tôi càng hang mang bấy nhiêu về phần phải làm những gì. Tôi không thấy làm thế nào tôi có thể giúp đỡ được. Thật vậy, tôi tin rằng tôi không có khả năng về điều đó. Và đây là bằng chứng của tôi: Tôi nghĩ rằng những gì tôi đã nói với Thrasymachus cho thấy rằng công lý là tốt hơn so với bất công, nhưng bạn sẽ không chấp nhận điều đó từ tôi như đó là một chứng minh. Về mặt khác, tôi không thấy làm thế nào tôi có thể từ chối, tôi không giúp đỡ. Vì tôi sợ rằng nó thậm chí có thể là không đạo hạnh để một người thở vào trong thể xác và có khả năng nói, và thế nhưng lại đứng yên không làm gì cả, và không bảo vệ công lý khi nó đang bị lên án. Điều tốt nhất, sau đó, là đem cho công lý bất kỳ sự trợ giúp nào mà tôi có thể.

Glaucon và những người khác khẩn cầu tôi đừng từ bỏ những luận chứng, nhưng hãy giúp đỡ trong tất cả mọi cách để theo dấu và tìm lấy xem công lý và bất công mỗi chúng là gì, và sự thật về những lợi ích tương ứng của chúng. Vì vậy, tôi nói với họ những gì tôi đã có trong não thức:


Điều tra chúng ta đang thực hiện không phải là một dễ dàng, theo quan điểm của tôi, nhưng đòi hỏi thị lực sắc bén. Thế nên, vì chúng ta không phải là người thông minh, tôi nghĩ chúng ta nên áp dụng phương pháp điều tra mà chúng ta sẽ sử dụng, nếu vì thiếu thị lực sắc bén, chúng ta được bảo phải xác định những chữ cái từ xa, và sau đó nhận thấy rằng cùng những chữ cái tương tự hiện diện ở những nơi khác trong một kích thước lớn hơn và trên một bề mặt lớn hơn. Chúng ta sẽ xem điều đó là trời giúp, tôi nghĩ, khi được phép xác định những chữ cái lớn đầu tiên, và sau đó kiểm tra những cái nhỏ hơn để xem liệu chúng có thực sự giống nhau.
ADEIMANTUS: Dĩ nhiên chúng ta sẽ xem thế. Nhưng như thế nào trường hợp này tương tự với điều tra của chúng ta về công lý theo quan điểm của ông?
SOCRATES: Tôi sẽ cho bạn biết. Chúng ta nói, không phải hay sao, rằng có một công chính thuộc về một người độc nhất, và cũng có một vốn một thuộc về toàn bộ một thành phố?
ADEIMANTUS: Chắc chắn.
SOCRATES: Và có phải một thành phố thì lớn [3] hơn so với một người độc nhất?
ADEIMANTUS: Vâng, nó thì lớn hơn.
SOCRATES: Có lẽ, vậy sau đó, sẽ có công chính hơn trong sự vật lớn hơn, và nó sẽ là dễ dàng hơn để phân biệt. Vì vậy, nếu bạn sẵn sàng, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm ra xem loại sự việc gì là công lý trong những thành phố, và sau đó tìm nó trong từng cá nhân, để xem nếu thực thể lớn hơn là tương tự trong thể dạng với một cái nhỏ hơn.


(Thành phố thử tạo dựng đầu tiên)

ADEIMANTUS: Tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng hay.
SOCRATES: Trong thảo luận của chúng ta, nếu chúng ta có thể xem xét một thành phố đang thành hình, sẽ không phải là chúng ta cũng thấy công lý của nó đang thành hình, và cũng cả bất công của nó nữa?
ADEIMANTUS: Chúng ta có lẽ sẽ thấy.
SOCRATES: Và một khi tiến trình đó được làm xong, có phải là chúng ta có thể mong đợi để tìm thấy những gì chúng ta đang tìm kiếm dễ dàng hơn?
ADEIMANTUS: Đúng, dễ dàng hơn nhiều.
SOCRATES: Thế vậy, bạn có nghĩ rằng chúng ta nên cố gắng thử thực hiện nó? Đó không phải là công việc nhỏ, theo quan điểm của tôi. Vì vậy, hãy suy nghĩ cho kỹ.
ADEIMANTUS: Đã suy nghĩ kỹ rồi. Đừng làm bất cứ điều gì ngoài việc cố gắng thử xem.
SOCRATES: Tốt, vậy sau đó, một thành phố đi đến hiện hữu, tôi tin rằng, vì không ai trong chúng ta là tự lập, tự cung ứng được với riêng từng cá nhân, nhưng mỗi người đều có nhiều nhu cầu mà người ấy không thể đáp ứng. Hay bạn nghĩ rằng một thành phố được thành lập trên một vài nguyên tắc nào khác? [4]
ADEIMANTUS: Không, không nguyên tắc nào khác.
SOCRATES: Sau đó, vì chúng ta có nhiều những nhu cầu, và vì không một ai trong chúng ta đến gặp một ai khác vì một nhu cầu, và đến một người thứ ba vì một nhu cầu khác, chúng ta thu thập nhiều người vào một định cư duy nhất như những những người hùn hạp cùng phe và những người trợ giúp. Và chúng ta gọi một định cư chia sẻ chung phần giống như thế là một thành phố [5]. Không phải là vậy sao?
ADEIMANTUS: Vâng, thực vậy.
SOCRATES: Và nếu họ chia sẻ những sự vật với người này người kia - nếu họ cho một gì đó lẫn nhau, hoặc lấy một gì đó từ lẫn nhau -  không phải là họ làm thế vì tin rằng điều này là tốt hơn cho mỗi bản thân?
ADEIMANTUS: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Vậy nào, sau đó, trong thảo luận của chúng ta, chúng ta hãy cùng tạo ra một thành phố từ khởi đầu. Nhưng người sáng tạo thực sự của nó, có vẻ như, sẽ là nhu cầu của chúng ta.
ADEIMANTUS: Chắc chắn.
SOCRATES: Bây giờ, đầu tiên và lớn nhất của những nhu cầu của chúng ta là cung cấp thực phẩm ngõ hầu duy trì sự tồn tại và đời sống.
ADEIMANTUS: Vâng, hoàn toàn thế.
SOCRATES: Thứ hai là nơi cư ngụ, và thứ ba là quần áo, và những thứ thuộc loại như thế đó.
ADEIMANTUS: Đúng vậy.
SOCRATES: Hãy kể tôi nghe, sau đó, làm sao một thành phố sẽ có thể cung cấp tất cả những điều này? Sẽ không phải là một người phải là một người làm ruộng, một người khác là người xây cất, và một người khác là một thợ dệt? Và không phải là chúng ta nên thêm một thợ giày cho họ, hoặc một người nào khác để chăm sóc những nhu cầu của thể xác của chúng ta?
ADEIMANTUS: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Một thành phố với những nhu cầu thiết yếu tối thiểu [6] nhất, sau đó, sẽ gồm bốn hoặc năm người đàn ông?
ADEIMANTUS: Rõ ràng.
SOCRATES: Vâng, sau đó, mỗi người trong số họ có nên đóng góp công việc của mình cho việc sử dụng chung của tất cả? Tôi muốn nói là, một người làm ruộng, mặc dù ông chỉ là một người, có cung cấp thức ăn cho bốn người, và chi tiêu gấp bốn lần thời gian và sức lao động để cung cấp thức ăn được chia sẻ bởi họ tất cả? Hoặc ông ta không nên quan tâm về tất cả mọi người khác? ông có nên chỉ sản xuất 1 / 4 lượng thực phẩm trong 1 / 4 thời gian cho bản thân mình thôi? Có phải ông nên dành 3 / 4 kia để cung cấp một cái nhà, một áo choàng [7] và giày dép? Ông có nên tránh cho ông khỏi phải phiền hà chia sẻ với những người khác và chú tâm chỉ vào những công chuyện riêng của mình mà thôi hay không?
ADEIMANTUS: Chọn lựa đầu tiên, Socrates, có lẽ là dễ dàng hơn.
SOCRATES: Không có gì lạ trong đó, có Zeus chứng giám. Bạn thấy, nó xảy ra với tôi trong khi bạn đang nói thế, trước hết tất cả, chúng ta không phải tất cả đã được sinh ra giống như nhau. Ngược lại, mỗi chúng ta khác nhau phần nào trong bản chất với những người khác, một người là phù hợp với một công việc, một người khác với một công việc khác. Hay bạn không nghĩ thế sao?
ADEIMANTUS: Tôi nghĩ thế.
SOCRATES: Tốt, sau đó, có phải một người sẽ làm công việc tốt hơn nếu như ông ta thực hành nhiều những kỹ thuật, hay nếu ông ta thực hành một?
ADEIMANTUS: Nếu ông ta thực hành một.
SOCRATES: Và nó cũng rõ ràng, tôi nhận nó, nếu như một ai bỏ lỡ thời điểm cơ hội trong bất kỳ công việc nào, công việc sẽ bị hư hỏng.
ADEIMANTUS: Đó là rõ.
SOCRATES: Điều đó, tôi nhận nó, là vì sự việc phải làm sẽ không chờ đợi cho đến khi người làm có thảnh thơi để làm điều đó. Không, thay vào đó người làm, tất yếu, phải chú ý thông xuốt chặt chẽ tới những gì phải được thực hiện, và không chừa nó lại để đổi lấy cho mình những khoảnh khắc nhàn rỗi.
ADEIMANTUS: Vâng, ông ta phải.
SOCRATES: Kết quả, sau đó, là hàng hóa phong phú hơn và chất lượng tốt hơn, được sản xuất dễ dàng hơn, nếu mỗi người làm một việc mà ông ta phù hợp tự nhiên và làm nó ở thời điểm thuận lợi, vì thời giờ của ông ta không bị ràng buộc với tất cả những việc khác.
ADEIMANTUS: Tuyệt đối thế.
SOCRATES: Sau đó, Adeimantus, chúng ta sẽ cần nhiều hơn bốn công dân để cung cấp những điều chúng ta đã đề cập đến. Vì một người nông dân sẽ không làm cày của chính mình, nó có vẻ như, nếu nó là một cái cày tốt, cũng không làm cuốc của mình, cũng không bất kỳ nông cụ nào khác. Một người thợ mộc sẽ cũng không như thế - và ông ta, cũng cần rất nhiều dụng cụ. Và cũng đúng thế với một thợ dệt và thợ đóng giày, không phải sao?
ADEIMANTUS: Phải.
SOCRATES: Vì vậy, những thợ mộc, những thợ sắt, và nhiều những thợ thủ công khác thuộc loại như thế sẽ cùng chung thành phố nhỏ của chúng ta, và làm nó lớn hơn.
ADEIMANTUS: Vâng, đúng vậy.
SOCRATES: Tuy nhiên, nó vẫn sẽ không là một chốn định cư rất lớn, ngay cả nếu chúng ta thêm những người chăn bò, người chăn cừu, và những người nuôi những gia súc khác, như thế những người làm ruộng sẽ có bò để kéo cày, những con bò kéo xe của người xây nhà sẽ được dùng chung với những người làm ruộng khi vận chuyển vật liệu của họ, và da bò cùng lông cừu cho những người thợ giày và thợ dệt dùng.
ADEIMANTUS: Nó sẽ cũng không là một thành phố nhỏ, nếu nó phải có tất cả những thứ đó.
SOCRATES: Hơn nữa, nó gần như là không thể được, dù ở mức nào, để thiết lập chính thành phố trong những loại vị trí nơi mà nó sẽ không cần phải nhập cảng.
ADEIMANTUS: Vâng, điều đó là không thể.
SOCRATES: Sau đó, chúng ta sẽ cần những người khác là người sẽ nhập cảng bất cứ gì là cần từ một thành phố khác.
ADEIMANTUS: Chúng ta sẽ.
SOCRATES: Và nếu người phục vụ của chúng ta đi tay không đến một thành phố khác, mà không có bất cứ gì nằm trong những sự vật cần thiết cho những người mà là những người ấy ông ta đang cố gắng để có được những gì người của mình cần, ông ta sẽ ra về tay không, ông sẽ không thế?
ADEIMANTUS: Tôi nghĩ như vậy.
SOCRATES: Những công dân của chúng ta, sau đó, phải sản xuất không chỉ đủ cho chính mình ở nhà, mà cũng còn những hàng hoá đúng chất lượng và số lượng để đáp ứng các nhu cầu của người khác.
ADEIMANTUS: Vâng, họ phải.
SOCRATES: Vì vậy, chúng ta sẽ cần những người làm ruộng và những thợ thủ công khác nhiều hơn trong thành phố của chúng ta.
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Và cũng có những người phục vụ khác, tôi tưởng tượng, những người coi sóc nhập cảng và xuất cảng. Đây là những thương gia, phải không?
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Chúng ta sẽ cần những thương gia, sau đó.
ADEIMANTUS: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Nếu thương mại được chuyên chở bằng đường biển, chúng ta sẽ cần một một số rất lớn rất nhiều người khác có kiến ​​thức chuyên môn về doanh nghiệp của đường biển.
ADEIMANTUS: Một số rất lớn rất nhiều, thực vậy.
SOCRATES: Lại nữa, nội trong vòng chính thành phố, làm thế nào mọi người sẽ chia sẻ người này với người kia những sự vật mỗi người trong đám họ sản xuất? Đó đã là nhắm mục đích để chia sẻ, sau tất cả, mà chúng ta đã liên kết với nhau và đã  tạo dựng một thành phố.
ADEIMANTUS: Rõ ràng, họ phải làm điều đó bằng cách mua và bán.
SOCRATES: Sau đó, chúng ta sẽ cần một nơi họp chợ [8] và một tiền tệ [9] để trao đổi giống như vậy.
ADEIMANTUS: Vâng, thực vậy.
SOCRATES: Vì vậy, nếu một người làm ruộng hay thợ thủ công khác đem một số sản phẩm của mình đến nơi họp chợ, và ông ta không đến cùng một lúc với những người là người muốn trao đổi với ông ấy, ông ta sẽ  ngồi không ở chợ, sản phẩm kỹ thật của mình bị bỏ quên?
ADEIMANTUS: Không phải tất cả thế. Ngược lại, sẽ có người nhận biết tình trạng này và cung cấp dịch vụ cần thiết – trong những thành phố được tổ chức tốt, chúng nói chung thường có những người có cơ thể là yếu nhất, và là những người không phù hợp để làm bất kỳ công việc loại nào khác. Công việc của họ là đợi đó ở nơi họp chợ và đổi thành tiền những hàng hoá của những người có một gì đó để bán, và sau đó đổi hàng hoá đó lấy tiền với những ai muốn mua chúng.
SOCRATES: Nhu cầu này, sau đó, làm cho những nhà bán lẻ có mặt trong thành phố của chúng ta. Những người chờ đợi trên thị trường, và cung cấp dịch vụ này về mua và bán, được gọi là những nhà bán lẻ, không phải họ hay sao, trong khi những người đi lại (buôn bán) giữa những thành phố là những thương gia?
ADEIMANTUS: Vâng, đúng thế.
SOCRATES: Ngoài ra còn có những người phục dịch khác, tôi nghĩ, những người có trí não sẽ không hoàn toàn hội đủ điều kiện cho họ là những thành viên trong cộng đồng của chúng ta, nhưng những người có thể xác đủ mạnh để lao động nặng nhọc. Vì vậy, họ bán sự sử dụng sức mạnh của họ với một mức giá gọi là tiền lương, và đó là lý do tại sao  họ được gọi là những người làm công ăn lương. Không phải là như vậy sao?
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Vì vậy, những người làm công ăn lương, có vẻ như được dùng để hoàn thành thành phố của chúng ta?
ADEIMANTUS: Tôi nghĩ như vậy.
SOCRATES: Vâng, sau đó, Adeimantus, có phải thành phố của chúng ta bây giờ phát triển đến hoàn chỉnh?
ADEIMANTUS: Có lẽ nó đã.
SOCRATES: Sau đó, chỗ nào công lý và bất công được tìm thấy ở trong đó? Chúng ta xem xét chúng đi vào với gì của người dân?
ADEIMANTUS: Tôi chẳng có ý nào, Socrates, trừ khi nó là một chỗ nào đó trong một vài nhu cầu nào đó mà những người này có từ người này với người kia, lẫn nhau.
SOCRATES: Có lẽ những gì bạn nói là đúng. Chúng ta phải điều tra nó và đừng lùi lại. Thứ nhất, sau đó, chúng ta hãy cùng xem - sẽ dẫn mọi người đến loại đời sống nào, những người đã được cung cấp theo cách này. Họ sẽ làm thực phẩm, rượu nho, quần áo, và giày, sẽ không thế sao? Và họ sẽ xây nhà cho bản thân họ. Vào mùa hè, phần đông họ sẽ làm việc trần truồng và chân không, nhưng trong mùa đông, họ sẽ mặc quần áo đầy đủ và đi giày. Về dinh dưỡng, họ sẽ cung cấp bản thân với bữa ăn lúa mạch và bột mì, vốn họ sẽ nhào bột và nướng thành những bánh ngọt thượng hạng và những ổ bánh mì, và dọn trên một rá bằng sậy hoặc trên những lá sạch. Họ sẽ thể nằm ngả trên những ghế dài dặt rải rác lẫn với những cây yew và những cây myrtles, và tiệc tùng với con cái của họ, uống rượu nho của họ, và, đội lên đầu những vòng kết hoa, hát tụng ca ngợi những vị gót. Họ sẽ vui sướng ăn nằm, có quan hệ tình dục với nhau, nhưng họ sẽ không sinh sản trẻ em nhiều hơn mức những nguồn lực của họ cho phép, vì sợ rằng họ rơi vào một trong hai - nghèo đói hoặc chiến tranh.

(Thành phố thêm xa hoa sang trọng)

Tại điểm này, Glaucon chen vào ngắt lời và nói:

Có vẻ như ông cho mọi người của ông ăn tiệc mà không có bất kỳ một thức ăn thêm nào [10].

SOCRATES: Đúng thực đấy, tôi đã quên rằng họ cũng sẽ có thức ăn thêm - muối, dĩ nhiên, và ô liu và phô mai, và họ sẽ luộc rễ cây và rau cải theo lối mà họ đun sôi chúng ở vùng quê. Chúng ta sẽ cho họ những món tráng miệng nữa, tôi tưởng tượng, gồm quả sung, đậu chickpea, và đậu hột. Và họ sẽ nướng myrtles và hạt sồi  trước ngọn lửa [11] và uống rượu có chừng mực điều độ. Và như vậy họ sẽ sống trong hòa bình và có sức khỏe tốt, có vẻ như thế, và khi họ chết ở một tuổi chín già, họ sẽ để lại một loại đời sống tương tự cho con cái của họ.
GLAUCON: Nếu như ông đã đương sáng lập một thành phố của những con lợn, Socrates, không phải những gì ông vừa cung cấp đúng sẽ làm cho họ phì béo?
SOCRATES: Vậy là gì đây, bạn sẽ muốn tôi làm, Glaucon?
GLAUCON: Chỉ cần những gì là thông thường. Nếu họ không phải chịu khó nhọc, họ nên được nằm ngả trên những ghế dài [12] thích hợp, tôi giả định rằng, ăn tại bàn, và có những thức ăn thêm và những món tráng miệng mà ngày nay mọi người có.
SOCRATES: Hay đấy, tôi hiểu. Có vẻ như không phải là chỉ đơn thuần về những nguồn gốc của một thành phố mà chúng ta đang xem xét, nhưng cũng nguồn gốc của một thành phố mà nó thì sang trọng nữa. Và đó có thể không là một ý tưởng tệ đâu. Vì khi xem xét một thành phố loại như thế, chúng ta có lẽ có thể xem công lý và bất công lớn lên như thế nào trong những thành phố. Tuy nhiên, thành phố đích thực, theo quan điểm của tôi, là một chúng ta đã mô tả: một thành phố lành mạnh, như nó đã là. Nhưng nếu bạn cũng muốn xem xét vào một thành phố sôi động, vậy là thế đi. Không có gì để ngăn chúng ta. Bạn thấy đấy, những điều tôi đã đề cập trước đó, và cách sống mà tôi đã mô tả, có vẻ như sẽ không đáp ứng một số người; nhưng ghế dài, bàn, và những đồ đạc trong nhà khác sẽ phải được thêm vào đấy, và những thức ăn thêm, dĩ nhiên, và hương đốt, nước hoa, gái điếm, bánh ngọt, và sự phong phú rất nhiều loại của mỗi một trong số họ. Đặc biệt, chúng ta không có thể chỉ cần đem cho họ những thiết yếu mà chúng ta đã đề cập lúc đầu, chẳng hạn như nhà, quần áo và giày; không, thay vào đó chúng ta sẽ phải làm cho vẽ tranh và thêu vải thành công việc, và đi tìm vàng và ngà voi, và tất cả những loại của tất cả mọi thứ của loại như thế. Không phải là như vậy sao?
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Vậy thì chúng ta sẽ phải mở rộng thành phố của chúng ta một lần nữa: cái khỏe mạnh là thôi không phù hợp nữa. Ngược lại, bây giờ chúng ta phải tăng nó lên về kích thước và dân số, và làm đầy nó với vô số những thứ xa hơn những gì là thiết yếu cho một thành phố - những thợ săn, lấy thí dụ, và tất cả những diễn viên – những người bắt chước đó [13] . Nhiều những người vừa kể sau làm việc với hình dạng và màu sắc; nhiều với âm nhạc – những nhà thơ và những người trợ giúp của họ, những rhapsode [14], những diễn viên, những vũ công hợp xướng, những nhà dựng sân khấu. Và có sẽ phải có những thợ thủ công của những thiết bị nhiều loại phong phú, bao gồm, giữa những thứ khác nữa, có những thứ cần thiết cho trang sức của phụ nữ. Đặc biệt, sau đó, chúng ta sẽ cần thêm nhiều những người giúp việc hơn - bạn không nghĩ đến sao, chẳng hạn như thày giáo dạy kèm, những vú em, những người giữ trẻ, những người làm đẹp, thợ cắt tóc [15], và những đầu bếp nấu thức ăn thêm và những đầu bếp nấu thịt? Thêm nữa, chúng ta cũng sẽ cần những người nuôi lợn. Con vật này đã không có trong thành phố trước đây của chúng ta, vì không có nhu cầu cho nó, nhưng chúng ta sẽ cần nó trong thành phố này. Và chúng ta cũng sẽ cần một số lượng lớn những loài động vật nuôid để lấy thịt khác, không phải sao, chúng ta, nếu một người nào đó sẽ ăn thịt chúng?
GLAUCON: Chúng ta chắc chắn sẽ.
SOCRATES: Và nếu chúng ta sống như thế, sẽ không phải là chúng ta có một nhu cầu lớn hơn nhiều về những y sĩ hơn là chúng ta đã cần trước đây?
GLAUCON: Có, lớn hơn nhiều.
SOCRATES: Và đất, tôi đồng ý thế, vốn đã là đủ để nuôi sống đám dân số chúng ta đã có trước đấy, giờ đây sẽ là nhỏ và sẽ không đủ. Hoặc bạn không đồng ý?
 GLAUCON: Tôi đồng ý.
SOCRATES: Không phải là chúng ta sẽ phải chiếm đất của một vài láng giềng của chúng ta, sau đó, nếu như chúng ta rồi có đủ để làm đồng cỏ và đồng cày? Và sẽ không phải rồi đến phiên hàng xóm của chúng ta cũng muốn chiếm một phần của chúng ta, nếu như họ cũng đã buông bỏ chính họ với sự thu nhập không cùng về tiền bạc và đã đạp lên quá giới hạn của những tham muốn cần thiết của họ?
GLAUCON: Vâng, đó là hoàn toàn không thể tránh khỏi, Socrates.
SOCRATES: Và bước tiếp theo sẽ là chiến tranh, Glaucon, bạn không đồng ý sao?
GLAUCON: Tôi đồng ý.

(Những người giám hộ)

SOCRATES: Bây giờ, chúng ta hãy cùng không nói vội, liệu những tác động của chiến tranh là tốt hay xấu, nhưng chỉ nói rằng chúng ta đã tìm thấy nguồn gốc của chiến tranh: nó đi đến từ cùng những thành tố đó, sự xảy ra của nó là nguồn gốc của những ác hại lớn nhất cho những thành phố và những cá nhân trong chúng.
GLAUCON: Thật vậy, nó thế.
SOCRATES: Thành phố phải được mở rộng thêm nữa, sau đó, Glaucon thân mến của tôi, và không chỉ là một ít, nhưng bằng kích thước của cả một đội quân. Nó sẽ đánh trận với những kẻ xâm lược trong bảo vệ sự giàu có của thành phố, và của tất cả những điều khác, chúng ta vừa mô tả.
GLAUCON: Tại sao như vậy? Không phải là chính những cư dân đã đủ cho mục đích đó?
SOCRATES: Không, không phải, dù với bất cứ mức độ nào, nếu sự thỏa thuận mà bạn và tất cả chúng ta còn lại đã thực hiện khi chúng ta thành lập thành phố đã là một thỏa thuận tốt. Tôi nghĩ chúng ta đã đồng ý, nếu bạn nhớ rằng nếu chỉ một người duy nhất lại thực hành nhiều những kỹ năng là không thể nào giỏi được.
GLAUCON: Đúng vậy, chúng ta đã nói thế.
SOCRATES: Vâng, sau đó, không bạn nghĩ rằng chiến tranh là một kỹ năng?
GLAUCON: Nó là, quả thật vậy.
SOCRATES: Vì vậy, chúng ta có nên quan tâm nhiều về kỹ năng đóng giày hơn so với kỹ năng của chiến tranh?
GLAUCON: Hoàn toàn không.
SOCRATES: Tốt, bây giờ, chúng ta ngăn một thợ đóng giày tránh khỏi việc cùng một lúc cố gắng làm người làm ruộng, thợ dệt, hoặc thợ xây dựng, thay vì chỉ là một thợ đóng giày, để nhằm bảo đảm rằng công việc của thợ đóng giày đã được thực hiện tốt. Tương tự như vậy, chúng ta cũng đã giao chỉ đúng công việc mà với nó ông đã có một năng khiếu tự nhiên so với mỗi của những người khác, và nói rằng ông sẽ làm việc đó xuốt đời mình, tránh miễn không phải làm bất kỳ những công việc nào khác, như thế để không bỏ lỡ những khoảnh khắc cơ hội để thực hành nó cho hay. Nhưng không phải quan trọng nhất là chiến tranh được thực hiện cho hay? Hoặc có phải chiến đấu một chiến trận quá dễ dàng khiến một người làm ruộng, một thợ đóng giày, hoặc bất kỳ một thợ kỹ thuật nào khác có thể đồng thời là một người lính, ngay cả mặc dù không ai có thể trở nên cho lắm thành một người chơi cờ checker hay, hay người chơi dice giỏi, nếu anh ta coi nó chỉ như là một việc bên lề và không thực hành nó từ thời thơ ấu? Có thể nào một ai đó chỉ cần nhặt lên một lá chắn, hoặc bất kỳ một vũ khí nào hoặc công cụ chiến tranh nào khác, và ngay lập tức trở thành một chiến binh có khả năng trong một chiến đấu trên bộ [16] hoặc bất cứ loại khác nào của chiến đấu có thể có được, ngay cả khi không có đâu dụng cụ nào khác khiến một người khi nhặt nó lên là thành một thợ thủ công, hoặc một người tranh giải thể thao [17],  hoặc là thậm chí của bất kỳ dịch vụ nào khác cho anh ta, trừ khi anh ta đã có kiến ​​thức về nó và đã đã thực hành đầy đủ?
GLAUCON: Nếu những dụng cụ có thể làm được điều đó, chúng sẽ có giá, thực vậy.
SOCRATES: Sau đó đến mức độ mà công việc của người giám hộ là quan trọng nhất, nó đòi hỏi sự tự do nhất từ ​​những thứ khác, cũng như tài khéo kỹ thuật và thực hành lớn nhất.
GLAUCON: Tôi nên nghĩ như vậy.
SOCRATES: Và không phải là nó cũng đòi hỏi một người có bản chất rất phù hợp với thực hành đó?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Sau đó, nhiệm vụ của chúng ta, có vẻ như, để lựa chọn, nếu chúng ta có thể, mà bản chất, những loại bản chất, con người phù hợp để bảo vệ thành phố.
GLAUCON: Vâng, đó là nhiệm vụ của chúng ta.
SOCRATES: Có Zeus chứng giám, đó là nhiệm vụ không tầm thường mà chúng ta phải nhận lấy, sau đó. giống như tất cả, chúng ta phải đừng có co người lại trước nó, nhưng chúng ta làm đến mức tốt nhất chúng ta có thể làm.
GLAUCON: Không, chúng ta phải không co lại.
SOCRATES: Bạn có nghĩ rằng có bất kỳ sự khác biệt nào, khi nói đến công việc của bảo vệ, giữa bản chất của một con chó săn quý tộc và của một trẻ gốc gác có tư cách quí tộc?
GLAUCON: Ông có ý nghĩa gì?
SOCRATES: Tôi muốn nói là cả hai trong số chúng phải có mắt sắc, nhanh chóng bắt được những gì chúng thấy, và cũng phải mạnh mẽ nữa, trong trường hợp chúng phải đánh nhau với gì đó chúng vồ chiếm được.
GLAUCON: Có, chúng cần tất cả những điều này.
SOCRATES: Và chúng phải can đảm, chắc chắn, nếu thực sự chúng sẽ chiến đấu giỏi.
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Bây giờ, có phải một con ngựa, một con chó, hoặc những động vật khác sẽ dũng cảm nếu như nó không có tinh thần? Hoặc bạn đã không nhận thấy đúng như thế nào tinh thần là không thể vượt nổi và không thể bại nổi [18], do đó sự hiện diện của nó làm cho toàn bộ linh hồn không sợ gì cả và không thể thắng nổi trong bất kỳ tình huống nào?
GLAUCON: Tôi đã nhận thấy điều đó.
SOCRATES: Sau đó, nó là rõ ràng phẩm chất thể xác nào những người bảo vệ nên có.
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Và về phần có liên quan đến linh hồn của họ, ở bất kỳ tỷ lệ nào, phải là có tinh thần.
GLAUCON: Điều đó cũng thế.
SOCRATES: Nhưng với bản chất như thế, Glaucon, làm thế nào họ sẽ tránh cư xử như nhưng người man rợ với nhau và với những công dân khác?
GLAUCON: Có Zeus chứng giám, điều đó sẽ không dễ dàng với họ.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn họ phải dịu dàng với những công dân và khắc nghiệt với những kẻ thù của họ. Nếu không, họ sẽ không chờ đợi đến phiên cho những người khác tiêu diệt họ, nhưng chính họ sẽ làm điều đó trước tiên với bản thân.
GLAUCON: Đó là sự thật.
SOCRATES: Chúng ta sẽ làm gì, sau đó? Ở đâu chúng ta có thể tìm thấy một nhân tính vừa dịu dàng và có tinh thần cao cùng một lúc? Bởi vì một bản chất tự nhiên dịu dnagf là dĩ nhiên đối nghịch với của một loại có tinh thần.
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn nếu một người nào đó thiếu một trong những phẩm chất này, ông không có thể là một người giám hộ tốt. Tuy nhiên, sự kết hợp của những phẩm chất dường như là không thể. Và do đó, nó dẫn đến rằng một người giám hộ tốt là không thể có được.
GLAUCON: Tôi sợ như vậy.

Tôi không thể thấy một lối thoát, và khi xem xét lại những gì đã có ở trước, tôi nói:

Chúng ta đáng bị mắc kẹt, Glaucon thân mến của tôi. Vì chúng ta đã mất dấu của so sánh tương tự chúng ta đưa ra.
GLAUCON: Ông nói có nghĩa là thế nào?
SOCRATES: Chúng ta đã bỏ qua một thực tế rằng những bản chất thuộc loại chúng ta nghĩ rằng không thể có, những loại bao gồm những phẩm chất đối nghịch này.
GLAUCON: Ở đâu?
SOCRATES: Bạn có thể thấy sự kết hợp cũng trong những động vật khác nữa, nhưng đặc biệt trong loài vật mà chúng ta đã so sánh người giám hộ. Vì bạn biết, dĩ nhiên, đó là con chó săn cao quý tự nhiên có một cá tính thuộc loại đó. Chúng là như dịu dàng như có thể dịu dàng được với những người chúng thân thuộc và quen biết, nhưng là đối nghịch với những người mà chúng không biết.
GLAUCON: Vâng, tôi biết điều đó.
SOCRATES: Vì vậy, sự kết hợp chúng ta muốn là có thể có, rốt cuộc tất cả, và những gì chúng ta đang tìm kiếm trong một người giám hộ tốt là không trái với thiên nhiên.
GLAUCON: Không, tôi cho rằng không.
SOCRATES: Bây giờ, bạn không nghĩ rằng người giám hộ của chúng ta trong tương lai, bên cạnh việc có tinh thần, bởi bản cũng phải là triết lý [19]?
GLAUCON: Ông nói có nghĩa là thế nào?Tôi không hiểu.
SOCRATES: Nó cũng là một một gì đó mà bạn nhìn thấy ở những con chó, và nó sẽ làm chúng ta tự hỏi về giá trị của con thú.
GLAUCON: Trong cách nào?
SOCRATES: Trong cách của một con chó khi nhìn thấy một người nào đó nó không biết, nó được tức giận, ngay cả trước khi bất cứ điều gì xấu xảy ra với nó. Nhưng khi nó nhận ra một ai đó nó biết, đón chào ông  ấy, ngay cả khi nó chưa bao từng giờ nhận được bất cứ môt điều gì tốt từ ông ta. Bạn không bao giờ tự hỏi về điều đó?
GLAUCON: Tôi chưa bao giờ để ý về điều đó cho đến bây giờ. Nhưng rõ ràng rằng một con chó quả có  làm điều thuộc loại như thế.
SOCRATES: Vâng, điều đó dường như là một phẩm chất tự nhiên tinh thuần, và là một vốn thực sự triết lý.
GLAUCON: Bằng cách nào?
SOCRATES: Bằng cách nó phán đoán bất cứ điều gì nó thấy được, xem hoặc là một người bạn hoặc một kẻ nghịch trên cơ sở không có gì khác hơn là một người nó biết một người kia nó không biết. Và làm thế nào nó có thể được là bất cứ điều gì ngoài một người yêu sự học hỏi [20] nếu nó định nghĩa những gì là của riêng nó và những gì là xa lạ với nó trong những điều kiện của hiểu biết và sự thiếu hiểu biết?
GLAUCON: Nó chắc chắn không thể là bất cứ gì, trừ điều ấy.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn tình yêu sự học hỏi và triết học đều là một giống nhau, phải không?
GLAUCON: Vâng, chúng đều giống nhau.
SOCRATES: Vậy thì không phải là chúng ta có thể tự tin cho rằng cùng một điều cũng đúng với một con người nữa hay sao- rằng nếu anh ta sẽ dịu dàng với của mình và những người anh biết, anh phải là, bởi bản chất, một người yêu sự học hỏi và một triết gia?
GLAUCON: Chúng ta có thể.
SOCRATES: Vậy sau đó, triết lý và có tinh thần, có nhanh nhẹn, và cũng cả sức mạnh, phải tất cả được kết hợp trong bản chất của bất cứ ai sẽ là người giám hộ thực sự cao thượng và tốt [21] của thành phố chúng ta.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Sau đó, đó là những gì ông sẽ phải là như ở khởi đầu. Nhưng làm thế nào chúng ta nuôi họ cho lớn lên và giáo dục họ? Nếu chúng ta tìm hiểu chủ đề đó, có sẽ mang chúng ta lại bất kỳ một gần gũi nào hơn với mục tiêu của cuộc điều tra của chúng ta, là khám phá nguồn gốc của công lý và bất công trong một thành phố ? Chúng ta muốn giải thích của chúng ta được đầy đủ, nhưng chúng ta không muốn nó là dài hớn một bất kỳ nào không cần thiết.

Và anh của Glaucon trả lời:
Tôi là một người trông đợi chắc chắn rằng điều tra này sẽ giúp chúng ta.

(Giáo dục những người giám hộ)

SOCRATES: Có Zeus chứng giám, trong trường hợp đó, Adeimantus thân mến của tôi, chúng ta phải không buông bỏ nó, ngay cả nếu như nó hóa ra là một công việc dài dòng.
ADEIMANTUS: Không, chúng ta phải không.
SOCRATES: Thôi nào, sau đó, và giống như người trong một câu chuyện ngụ ngôn kể những câu chuyện lúc họ rảnh rỗi, chúng ta hãy cùng vào thảo luận của chúng ta về giáo dục những người này.
ADEIMANTUS: Vâng, chúng ta hãy.
SOCRATES: Vậy sau đó, giáo dục sẽ là gì? Hoặc có phải là khó khăn để tìm một giáo dục hay hơn một giáo dục vốn đã được khám phá trải qua một giai đoạn dài thời gian– huấn luyện thể dục cho cơ thể và huấn luyện âm nhạc cho linh hồn [22] ?
ADEIMANTUS: Vâng, nó là.
SOCRATES: Bây giờ, không phải chúng ta sẽ bắt đầu huấn luyện âm nhạc trước huấn luyện thể dục?
ADEIMANTUS: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và có phải bạn gồm những câu chuyện kể dưới huấn luyện âm nhạc, phải không bạn?
ADEIMANTUS: Phải, tôi có.
SOCRATES: Nhưng không phải là có hai loại câu chuyện, một đúng và một khác sai?
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Và giáo dục phải đem dùng cả hai, nhưng đầu tiên là về những cái sai?
ADEIMANTUS: Tôi không hiểu ông nói với nghĩa gì.
SOCRATES: Không phải bạn hiểu rằng trước tiên chúng ta bắt đầu bằng kể những câu chuyện cho trẻ em? Và chắc chắn chúng là sai trong toàn bộ, mặc dù chúng có một vài sự thật trong chúng. Và chúng ta sử dụng những câu chuyện kể cho trẻ em trước khi huấn luyện thể dục.
ADEIMANTUS: Đó là sự thật.
SOCRATES: Vậy thế, đó là những gì tôi muốn nói khi nói rằng huấn luyện âm nhạc nên được thực hiện trước khi huấn luyện thể dục.
ADEIMANTUS: Và ông đã đúng.
SOCRATES: Bây giờ, bạn biết, không phải sao, rằng sự bắt đầu bất cứ công việc nào là phần quan trọng nhất, đặc biệt là khi chúng ta đang đối phó với bất cứ một-gì non trẻ và mềm mỏng? Vì đó là khi nó là đặc biệt dễ uốn dát, và nhận đón tốt nhất bất cứ mô hình nào người ta muốn gây ấn tượng trên nó.
ADEIMANTUS: Chính xác như vậy.
SOCRATES: Vậy sau đó, chúng ta sẽ có nên bất cẩn để trẻ em của chúng ta nghe bất kỳ những câu chuyện cổ nào được tạo dựng bởi bất cứ ai, và đem lấy những tin tưởng vào linh hồn của chúng, vì phần lớn hầu hết, là đối nghịch với những điều vốn chúng ta nghĩ rằng chúng nên giữ khi chúng lớn lên?
ADEIMANTUS: Chúng ta chắc chắn sẽ không cho phép điều đó, hoàn toàn tất cả.
SOCRATES: Vì vậy, công việc đầu tiên của chúng ta, có vẻ như, là giám sát những người kể chuyện: nếu họ tạo dựng nên [23] một câu chuyện tốt lành, chúng ta phải chấp nhận nó; nếu không, chúng ta phải gạt bỏ nó. Chúng ta sẽ thuyết phục những bà vú và những bà mẹ để kể những câu chuyện có thể chấp nhận được với con cái của họ, và dành thời gian rất nhiều hơn vào việc uốn nắn linh hồn của chúng với những câu chuyện này hơn là họ dành thời gian vào việc uốn nắn thân thể chúng bằng dùng tay chân. Nhiều trong số những câu chuyện họ kể hiện nay, tuy nhiên, phải bị ném ra ngoài.
ADEIMANTUS: Những loại nào?
SOCRATES: Trong những câu chuyện kể có ý nghĩa quan trọng hơn, chúng ta cũng sẽ xem xét cả những chuyện kể ít quan trọng hơn. Chắc chắn là những chuyện quan trọng hơn và những chuyện ít quan trọng hơn đều theo cùng một khuôn mẫu và có cùng những tác dụng tương tự. Anh không nghĩ thế sao?
ADEIMANTUS: Thực vậy, tôi có. Nhưng tôi không hiểu chút nào tất cả, ông nói những câu chuyện quan trọng hơn có nghĩa gì.
SOCRATES: Những câu chuyện Homer, Hesiod, và những nhà thơ khác kể với chúng ta. Sau cùng tất cả, họ chắc chắn đã soạn những câu chuyện sai sự thật, vốn chúng được kể và vẫn còn đương được kể với người ta.
ADEIMANTUS: Ông muốn nói những câu chuyện nào? Và trong chúng ông thấy sai lầm gì?
SOCRATES: Những sai trá đầu tiên và quan trọng nhất mà người ta phải tìm, đặc biệt là nếu sự sai trái không có những tính năng tốt.
ADEIMANTUS: Đúng, nhưng nó gì?
SOCRATES: Sử dụng một câu chuyện để tạo ra một hình ảnh xấu về những gì những vị gót và những anh hùng là giống như thế, giống đúng như một họa sĩ có thể vẽ một bức tranh mà nó không giống chút nào tất cả với những sự vật ông đang cố gắng để vẽ.
ADEIMANTUS: Đúng, ông là đúng để tìm lỗi với như thế. Nhưng những trường hợp đặc biệt nào, những loại những trường hợp, ông định nói?
SOCRATES: Thứ nhất, sai lầm lớn nhất về những điều quan trọng nhất không có tính năng tốt -  tôi muốn nói đến Hesiod kể với chúng ta về cách Uranus đã cư xử như thế nào, Cronus đã trừng phạt ông vì nó như thế nào, và đến phiên ông đã bị chính con trai mình trừng phạt như thế nào [24]. Nhưng ngay cả khi những câu chuyện này là thực, chúng nên được im lặng bỏ qua, tôi sẽ nghĩ, và không nên kể quá vô ý tứ như thế với giới ngu dại và giới trẻ. Và nếu vì một lý do nào đó, phải kể chúng, chỉ có số rất ít người nên nghe kể chúng — những người cam kết giữ bí mật và đã phải cúng thề với hiến sinh không chỉ là một con lợn, nhưng một một gì đó quá lớn và khan hiếm khiến số lượng của những người nghe chúng được giữ càng nhỏ càng tốt.
ADEIMANTUS: Vâng, những câu chuyện đó chắc chắn gây rắc rối.
SOCRATES: Và chúng không nên được cho kể trong thành phố của chúng ta, Adeimantus. Không có người trẻ nào nên nghe kể rằng nếu như anh ta có phạm một tội ác tồi tệ nhất, anh đã không làm một sự việc gì đáng sửng sốt, hoặc nếu như anh ta có gây tất cả những loại hình phạt với người cha bất công, anh ta sẽ chỉ làm giống như vị gót đầu tiên và lớn lao nhất trong những vị gót.
ADEIMANTUS: Không, có Zeus chứng giám, tự tôi không nghĩ rằng những câu chuyện này là phù hợp để được đem kể cho biết.
SOCRATES: Thật vậy, chúng ta phải không được cho phép bất kỳ những câu chuyện nào về những vị gót gây chiến, đánh nhau, hoặc âm mưu chống lẫn nhau, nếu chúng ta muốn những người bảo hộ của thành phố chúng ta nghĩ rằng đó là đáng xấu hổ dễ bị khiêu khích vào hận thù lẫn nhau. Sau cùng tất cả, những câu chuyện đó cũng chẳng phải là đúng sự thật nữa. Vẫn còn nên ít hơn nữa những trận chiến giữa những vị gót và những khổng lồ, hoặc nhiều những phong phú đủ các loại những thù hận của những vị gót và những anh hùng đối với gia đình và bạn bè của họ, xảy ra trong những câu chuyện kể cho những người bảo vệ nghe, hoặc trong những tranh thêu [25]họ xem thấy. Ngược lại, nếu chúng ta bằng cách nào đó sẽ thuyết phục mọi người rằng không có công dân nào từng ghét một công dân khác, và nó không tín  ngưỡng, không đạo hạnh nếu làm như vậy, sau đó, đó là những điều mà những người lớn tuổi nam lẫn nữ nên nói với họ kể từ thời thơ ấu trở đi. Và những nhà thơ chúng lắng nghe khi chúng lớn lên, phải bị bắt buộc nói với chúng cùng một loại những sự việc như thế. Câu chuyện về Hera bị con trai của bà xích lại, về mặt khác, hoặc về Hephaistos bị cha mình ném khỏi trời khi ông cố gắng cứu mẹ của mình khỏi một trận đánh đòn, hoặc về cuộc chiến của những vị gót trong Homer, chúng không nên được nhận vào thành phố của chúng ta, dù  như là những biểu tượng ngụ ngôn hay không là những ngụ ngôn biểu tượng [26]. Vì con trẻ không thể phân biệt những gì là ngụ ngôn từ với những gì không là ngụ ngôn. Và những tin tưởng chúng hấp thụ ở tuổi đó là khó khăn để xóa và có xu hướng trở thành không thay đổi được. Vì những lý do này, sau đó, chúng ta có lẽ nên dành sự cẩn thận tối đa để bảo đảm rằng những câu chuyện đầu tiên chúng nghe về đức hạnh là những câu chuyện tốt nhất để cho chúng nghe.
ADEIMANTUS: Đúng, như thế có ý nghĩa. Nhưng nếu, tại điểm này, một ai đó một lần nữa hỏi chúng ta những câu chuyện này là những câu chuyện nào, chúng ta nên trả lời thế nào?
SOCRATES: Hiện giờ, bạn và tôi không phải là những nhà thơ, Adeimantus, nhưng chúng ta đang thành lập một thành phố. Và nó là thích hợp để những người sáng lập biết những mô hình mà những nhà thơ phải căn cứ câu chuyện của họ trên đó, và từ đó những nhà thơ phải không được đi chệch. Nhưng tự họ không nên làm bất kỳ bài thơ nào.
ADEIMANTUS: Đúng thế. Nhưng mô hình vốn những câu chuyện về những gót phải tuân theo chính xác là gì [27]?
SOCRATES: Một một gì đó giống như thế này: dù trong anh hùng ca, sử thi, thơ trữ tình, hoặc bi kịch, một vị gót phải luôn luôn được trình bày như ông là.
ADEIMANTUS: Vâng, ông phải.
SOCRATES: Bây giờ, những vị gót [28], Dĩ nhiên, là tốt đẹp thực sự, phải không, và phải được mô tả như giống như vậy?
ADEIMANTUS: Chắc chắn.
SOCRATES: Và chắc chắn không gì tốt là có hại, có phải không?
ADEIMANTUS: Tôi cho rằng không.
SOCRATES: Tốt, có thể những gì không có hại, có thể tác hại bất cứ gì nào?
ADEIMANTUS: Không, không bao giờ.
SOCRATES: Và có thể những gì không có hại, có thể làm bất cứ điều gì xấu?
ADEIMANTUS: Không, nó cũng không thể làm điều đó.
SOCRATES: Nhưng những không làm một điều gì xấu có phải không có thể là nguyên nhân gây ra bất cứ điều gì xấu, nó có thể không?
ADEIMANTUS: Không, nó không có thể.
SOCRATES: Thế còn điều gì là tốt thì sao? Nó thì có lợi phải không?
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Vì vậy, nó là nguyên nhân của sự làm tốt?
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Vậy nên, điều gì là tốt không phải là nguyên nhân của tất cả mọi sự việc. Thay vào đó, nó là
nguyên nhân của những sự việc vốn là tốt, trong khi của những điều xấu không phải là nguyên nhân.
ADEIMANTUS: Chính xác.
SOCRATES: Vì vậy, vì những vị gót là tốt, họ không như quần chúng tuyên bố - là nguyên nhân của tất cả mọi thứ. Thay vào đó, họ là một nguyên nhân gây ra chỉ có một vài điều vốn xảy ra loài người, trong khi hầu hết họ không phải là nguyên nhân gây ra. Vì những điều tốt đẹp là ít hơn so với những điều xấu trong đời sống chúng ta. Trong số những điều tốt đẹp, chỉ một mình họ là nguyên nhân, nhưng chúng ta phải tìm một số những nguyên nhân khác cho những điều xấu, không phải là những vị gót.
ADEIMANTUS: Đó là hoàn toàn đúng theo quan điểm của tôi.
SOCRATES: Vậy sau đó, chúng ta sẽ không chấp nhận từ Homer - hoặc từ bất cứ ai khác – điều sai lầm ngu dại của ông tạo ra về những vị gót, khi ông nói: “Có hai hũ ở ngưỡng cửa của Zeus, một hũ chứa đầy những số phận tốt, hũ kia với những số phận xấu”, và người mà Zeus cho một hỗn hợp của những hũ này, “đôi khi gặp một số phận xấu, đôi khi gặp một số phận tốt”. Nhưng ai là người nhận được số phận của mình hoàn toàn từ hũ thứ hai, “nạn đói ác độc lan tràn trên đất thiêng liêng”. Chúng ta cũng sẽ không tha thứ chấp nhận câu thành ngữ nói rằng: “Zeus là người phân phát cả tốt và xấu cho những con người sống chết”.  Về việc phá vỡ lời thề và thỏa thuận ngừng chiến của Pandarus [29], nếu có ai cho chúng ta biết rằng nó đã có nguyên nhân từ Athena và Zeus, hay Themis và Zeus đã chịu trách nhiệm về xung đột và tranh chấp giữa những vị gót, chúng ta sẽ không khen ngợi người ấy. Chúng ta cũng sẽ không cho phép những bạn trẻ được nghe những lời của Aeschylus [30]: “Một vị gót làm cho con người tội lỗi, khi ông ta muốn phá hủy một ngôi nhà hoàn toàn”.[31] Và nếu có bất cứ một ai soạn một bài thơ, giống chẳng hạn như bài những dòng này được trích ra, về những đau khổ của Niobe [32], hoặc về nhà Pelops [33], hoặc câu chuyện của thành Troy, hoặc bất cứ gì khác thuộc về loại như thế đó, anh ta nên buộc phải nói rằng những điều này không phải là những công việc của một vị gót. Hoặc, nếu chúng là những công việc của một vị gót, sau đó những nhà thơ phải tìm đại thể thứ giải thích về họ, mà chúng ta giờ đang tìm kiếm: anh ta phải nói rằng những hành động của những vị gót là tốt và công chính, và những người bị họ trừng phạt sẽ được hưởng lợi ích từ họ. Chúng ta sẽ không cho phép anh ta nói rằng những người bị trừng phạt là bị làm cho khốn khổ, và rằng đó là một vị gót là người đã làm cho họ như thế , nhưng chúng ta sẽ cho phép anh ta để nói rằng người xấu đang khốn khổ vì họ cần sự trừng phạt, và rằng trong việc trả hình phạt, họ được hưởng lợi ich của gót đó. Nhưng về câu nói rằng một gót, ông ta tự thân là tốt lành, mà là nguyên nhân của tà ác, chúng ta sẽ đánh lại điều đó trong tất cả các cách. Chúng ta sẽ không cho phép bất cứ ai nói điều đó trong thành phố của hắn ta, nếu thành phố là được quản lý tốt - hoặc cũng không để bất cứ ai nghe thấy điều đó – dù là trẻ hay già, cho dù với vần điệu hoặc không vần điệu. Đối với những câu chuyện này là không kính tín, vô đạo hạnh, bất lợi cho chúng ta, và không thuận hợp với lẫn nhau.
ADEIMANTUS: Tôi thích pháp luật của ông, và tôi sẽ bỏ phiếu với ông cho nó.
SOCRATES: Điều này, vậy sau đó, sẽ là một trong những pháp luật hoặc những mô hình liên quan đến những vị gót mà những người phát ngôn và nhà thơ sẽ có phải tuân theo: rằng những vị gót không phải là nguyên nhân của tất cả những sự việc, nhưng chỉ của những sự việc tốt.
ADEIMANTUS: Và nó là một hoàn toàn thỏa đáng.
SOCRATES: Bây giờ, thế còn luật thứ hai này thì sao? Bạn có nghĩ rằng những vị gót là những phù thủy, là những người cố tình mang những hình dạng khác nhau tại những thời điểm khác nhau, đôi khi bằng cách tự họ thay đổi và sửa đổi hình dạng của riêng họ vào thành một số lượng lớn những hình dạng, đôi khi bằng cách đánh lừa chúng ta đi đến nghĩ rằng họ đã làm như vậy? Hoặc họ đơn giản là những sinh linh, và ít nhất tất cả lại có lẽ từ bỏ những hình dạng riêng của họ?
ADEIMANTUS: Tôi không thể nói bất chợt .
SOCRATES: Tốt, nếu một gì đó từ bỏ hình dạng riêng của mình, không phải là nó, hoặc tự gây ra sự thay đổi, hoặc bị thay đổi bởi cái gì khác?
ADEIMANTUS: Nó phải.
SOCRATES: Bây giờ, những điều tốt nhất là ít có cơ xảy ra nhất là để sửa đổi hoặc thay đổi, phải không? Lấy thí dụ, một thể xác bị thay đổi vì thức ăn, uống, và làm việc, và tất cả những cây cối bởi mặt trời, gió, và tác động tương tự khác -  nhưng những gì tốt nhất, khỏe mạnh nhất là ít thay đổi nhất, không phải là như vậy sao?
ADEIMANTUS: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và có phải một linh hồn là dũng cảm và hiểu biết nhất là ít chịu nhất bị xáo trộn hoặc bị thay đổi bởi bất kỳ ảnh hưởng bên ngoài?
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Và cùng một giải thích giống như thế chắc chắn cũng áp dụng được ngay cả với những sản phẩm chế tạo, chẳng hạn như những dụng cụ, những nhà ở, và quần áo: những thứ đó nếu tốt và được chế tạo khéo, chúng cũng ít bị thay đổi nhất theo thời gian hoặc bất kỳ ảnh hưởng khác.
ADEIMANTUS: Đúng vậy.
SOCRATES: Vì vậy, bất cứ điều gì trong điều kiện tốt - cho dù là do bản chất hay kỹ thuật tạo dựng hoặc cả hai - là chủ thể ít nhất để bị thay đổi bởi một gì khác.
ADEIMANTUS: Nó có vẻ như vậy.
SOCRATES: Nhưng những vị gót, dĩ nhiên, cũng như những điều thuộc về họ, là tốt nhất trong mọi cách.
ADEIMANTUS: Họ chắc chắn thế.
SOCRATES: Vì vậy, trên quan điểm này, những vị gót sẽ ít có nhất khả năng có nhiều hình dạng.
ADEIMANTUS: Ít có khả năng nhất, thực vậy.
SOCRATES: Sau đó, họ có sẽ thay đổi hoặc sử đổi bản thân họ?
ADEIMANTUS: Rõ ràng như vậy, nếu thực sự họ có thay đổi gì đi tất cả.
SOCRATES: Họ thay đổi mình thành một một gì đó tốt hơn và đẹp nhiều hơn nữa, hoặc vào một một gì đó tồi tệ hơn và xấu hơn, so với chính họ?
ADEIMANTUS: Sẽ là phải vào thành một gì đó tồi tệ hơn, nếu thực sự họ có thay đổi gì đi tất cả. Vì chắc chắn chúng ta sẽ không nói rằng những gót là thiếu hụt một trong hai – đẹp đẽ hay đức hạnh.
SOCRATES: Bạn hoàn toàn đúng. Và bạn có suy nghĩ, Adeimantus, đó bất cứ ai, cho dù gót hay con người, cố tình làm cho mình tồi tệ hơn trong bất kỳ cách nào?
ADEIMANTUS: Không, đó là không thể nào.
SOCRATES: Nó cũng là không thể, sau đó cho một vị gót muốn tự sửa đổi bản thân mình. Ngược lại, vì mỗi vị gót là, có vẻ như, đẹp đẽ và tốt nhất đến như có thể, ông luôn luôn phải không giới hạn luôn luôn giữ lại hình dạng của mình.
ADEIMANTUS: Theo quan điểm của tôi, ít nhất, đó là hoàn toàn tất yếu.
SOCRATES: Không một nhà thơ nào của chúng ta, sau đó, con người rất tốt của tôi, thì sẽ nói rằng: “Những vị gót, như những người lạ từ những vùng đất xa lạ, khoác nhận nhiều dạng cải trang khi họ đến thăm những thành phố chúng ta” [34]. Họ cũng phải không kể những dối trá về Proteus và Thetis, hoặc trình bày Hera [35], trong những bi kịch của họ, hoặc những bài thơ khác, đã cải trang thành một nữ tu thu nhận của bố thí cho “những đứa con cho-sự-sống của Inachus, sông Argive” [36], hoặc kể cho chúng ta bất kỳ nào của những dối trá khác thuộc loại giống như thế. Những bà mẹ cũng thế, đã chịu ảnh hưởng những câu chuyện, vốn làm khiếp hãi trẻ em, không kể những câu chuyện xấu về những vị gót là người đi lang thang loanh quanh vào ban đêm trong giả dạng của nhiều những nhân vật lạ lùng và muôn hình nhiều dạng khác nhau, để những bà mẹ đừng báng bổ những vị gót, và đồng thời, làm cho con trẻ của họ cũng thành hèn nhát.
ADEIMANTUS: Thật vậy, họ không nên.
SOCRATES: Nhưng, dù tự thân những vị gót là những loại của những điều mà không thể thay đổi, họ có làm cho chúng ta nghĩ rằng họ xuất hiện trong những cải trang muôn hình nhiều dạng khác nhau, đánh lừa chúng ta và sử dụng thuật phù thủy trên chúng ta?
ADEIMANTUS: Có lẽ họ làm.
SOCRATES: Cái gì vậy? Liệu một gót sẽ sẵn sàng nói dối bằng cách trình bày trong lời nói hoặc hành động những gì chỉ là ảo tưởng?
ADEIMANTUS: Tôi không biết.
SOCRATES: Bạn không biết hay sao rằng tất cả những vị gót và con người ghét một nói dối thực, nếu một người có thể gọi nó như thế?
ADEIMANTUS: Ông nói với nghĩa gì?
SOCRATES: Tôi muốn nói là không một ai chủ ý muốn nói dối về những điều quan trọng nhất với những gì là quan trọng nhất trong chính tự thân mình. Ngược lại, ông lo sợ nếu giữ một nói dối ở đó có nhiều hơn bất cứ điều gì.
ADEIMANTUS: Tôi vẫn không hiểu.
SOCRATES: Đó là vì bạn nghĩ rằng tôi đang nói một một gì đó sâu xa. Tôi chỉ đơn giản có nghĩa là nói dối và đã nói dối với linh hồn về những điều chúng là [37], và ngu si không biết gì, và có và giữ một nói dối ở chỗ đó, là những gì tất cả mọi người sẽ ít chấp nhận nhất tất cả, thực vậy, họ đặc biệt ghét nó ở đó.
ADEIMANTUS: Họ chắc chắn làm thế.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn, như tôi đang nói trong lúc này, sẽ là chính xác nhất để nói rằng nó thực sự gọi là nói một nói dối – sự ngu si thiếu hiểu biết trong linh hồn của một người vốn người ấy đã bị nói dối. Vì một nói dối trong ăn nói là một thứ bắt chước của sự tác động trong linh hồn, một hình bóng của nó đi đến thành hiện hữu theo sau nó, và không phải hoàn toàn là một nói dối thuần túy Không phải là như vậy sao?
ADEIMANTUS: Đúng, nó là.
SOCRATES: Một nói dối thật sự, sau đó là bị ghét không chỉ bởi những vị gót, mà còn bởi con người.
ADEIMANTUS: Tôi nghĩ là thế.
SOCRATES: Thế còn về một nói dối trong nói năng thì sao? Không phải là có những khi nó hữu dụng, và như vậy không xứng đáng bị ghét? Thế còn khi chúng ta đang đối phó với kẻ thù, hoặc với những người gọi là bạn bè, những người này hoặc vì mất trí hoặc vì ngu si thiếu hiểu biết, đương cố gắng làm điều gì đó xấu? Không phải là một loại thuốc hữu ích để ngăn chặn họ? Và xem xét trường hợp của những câu chuyện mà chúng ta nói đến vừa mới đây - những câu chuyện đó chúng ta kể vì chúng ta không biết sự thật về những biến cố thời cổ đó: bằng cách tạo những nói dối mà chúng chứa đựng cũng nhiều giống sự thật đến mức có thể được, không phải chúng ta làm chúng có chỗ dùng?
ADEIMANTUS: Chúng ta chắc chắn có làm.
SOCRATES: Trong những cách này, sau đó, có thể một nói dối là hữu ích cho một vị gót? Có thể ông nói dối bằng cách tạo sự-gần-giống-như về sự thật của những sự kiện cổ đại vì sự thiếu hiểu biết của ông về chúng?  
ADEIMANTUS: Nó sẽ là lố bịch khi nghĩ thế.
SOCRATES: Sau đó, không có gì thuộc về nhà thơ nói dối trong một vị gót?
ADEIMANTUS: Không có, theo quan điểm của tôi.
SOCRATES: Có thể nào ông nói dối, sau đó, vì sợ hãi của kẻ thù của mình?
ADEIMANTUS: Khó mà thế
SOCRATES: Vì sự ngu ngốc hoặc điên rồ của gia đình hoặc bạn bè của mình, sau đó?
ADEIMANTUS: Không có ai là người ngu ngốc hoặc điên rồ mà là một người bạn của những vị gót.
SOCRATES: Vì vậy, gót không có lý do để nói dối?
ADEIMANTUS: Tuyệt không.
SOCRATES: Như thế, cả hai, những gì là quỉ thần[38] và những gì là linh liêng là hoàn toàn miễn sạch những nói dối.
ADEIMANTUS: Tuyệt đối.
SOCRATES: Một vị gót, sau đó, là tất cả đơn giản, đúng trong cả lời nói và hành động. Ông không thay đổi chính bản thân ông hoặc lừa dối người khác bằng phương tiện của những hình ảnh, của lời nói, hoặc bằng cách gửi những dấu hiệu, cho dù họ đang thức tỉnh hay ngủ mơ.
ADEIMANTUS: Đó là quan điểm của tôi – dù ở mức nào, bây giờ mà tôi đã nghe những gì ông phải nói.
SOCRATES: Bạn đồng ý, sau đó, rằng đây là mô hình thứ hai, người ta phải tuân theo khi nói chuyện, khi sáng tác những bài thơ về những vị gót: những vị gót không phải là những phù thủy người thay đổi hình dạng bản thân họ, cũng không phải họ đánh lừa chúng ta bằng cách kể những lừa dối bằng lời nói và hành động.
ADEIMANTUS: Tôi đồng ý.
SOCRATES: Mặc dù chúng ta ca ngợi nhiều điều trong Homer, sau đó, chúng ta sẽ không chấp thuận chuyện Zeus gửi một giấc mơ đến Agamemnon, cũng không về Aeschylus khi ông cho Thetis nói rằng Apollo đã hát, trong lời tiên tri tại đám cưới của bà:
Về may mắn tốt lành những con cái tôi sẽ có
Thoát những tật bệnh xuốt hết đời chúng dài
Và về tất cả những phước lành tình bạn hữu vốn những vị gót sẽ mang lại cho tôi.
Tôi hy vọng rằng miệng thần linh của gót Phoebus sẽ được sạch những nói dối,
Ưu đãi như nó là với kỹ năng của thuật tiên tri.
Tuy nhiên, chính vị gót, người đã ca, người đã tại yến lễ,
Người là người đã nói tất cả những điều đó, chính ông là
Người đã giết con trai tôi [39].

Bất cứ khi nào bất cứ ai nói những điều như vậy về một vị gót, chúng ta sẽ tức giận với anh ta, từ chối anh ta một ban hợp xướng [40], và không cho phép những thày giáo sử dụng những gì ông nói cho giáo dục của những giới trẻ - không, nếu như những giám hộ của chúng ta sẽ là giống-như gót, kính sợ gót như con người có thể thành được.
ADEIMANTUS: Tôi đồng ý hoàn toàn về những mô hình này, và tôi sẽ dùng chúng như pháp luật.

(Hết Quyển 2)

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Nov/2011)




[1] Có lẽ là Critias – [những quan hệ đồng tính luyến ái giữa nam giới lớn tuổi và trẻ con trai ở tuổi cuối những năm vị thành niên đã là một phần được chấp nhận trong đời sống xã hội của thành Athens, đặc biệt là trong tầng lớp thượng lưu. Xem K. J. Dover, Greek Homosexuality (Cambridge, Mass: Harvard University Press, 1978).]
[2] Trận chiến tại thành Megara (409/408 TCN) là một thí dụ chiến thắng trên đất liền hiếm có của quân đội Athens chống lại với một lực lượng quân đội trong đó bao gồm cả của Sparta.
[3] [Điều này cũng có thể có nghĩa “quan trọng hơn.” – Bloom]
[4] Nguồn gốc của thành phố.
[5] chú ý là một thành phố - polis – là một tập hợp những con người, không phải là tập hợp những dinh thự.
[6] necessary: thiết yếu nhất có thể có nghĩa : (1) thành phố này tối giản – gồm càng tối thiểu những thành phần cần thiết càng tốt; (2) thành phố này hết sức chịu sự chi phối của những gì hết sức cần thiết, hay thành phố không có trọn vẹn những thiết yếu của đời sống (necessitous); hay (3) thành phố này là thành phố đúng nghĩa nhất, thành phố cần có nhất. – Bloom]

[7] Từ himation chỉ loại áo choàng hở một bên vai. Thường thấy trong các tượng hay hình vẽ Hylạp. – Bloom]

[8] [Từ đem cho “market” is agora – “nơi họp chợ”. Nơi tụ họp trung tâm của thành phố; agora là chốn lui tới, chỗ  Socrates xuất hiện, theo lời chính ông. – Bloom]
[9] [Từ - tiền tệ - “currency” tạm dịch nomiama. Nó có nghĩa một gì đó có tính ước định, và từ này từ nomas. Dịch cho sát sẽ là “một hình, một dấu hiệu – hợp pháp hay được thỏa thuận qui ước để trao đổi”. Chú ý ở đây, qui ước đầu tiên, như đối nghịch với tự nhiên, thiên nhiên, trong thành phố là một gì đó có liên hệ với thương mại. – Bloom]

[10] [relish: thức ăn thêm, với người Hylạp - relish (opson); bất cứ gì ăn kèm với thức ăn chính như bánh bột mì hay bột barley], như thí dụ trên - ô liu và phô mai – không phải hiểu như như chúng ta ngày nay chỉ là những chất thường thêm vào thức ăn cho có hương vị để ăn ngon miệng.
[11] [Có vẻ chắc chắn ở chỗ này có một trò chơi chữ có chủ ý – vì myrtle (murton) và acorn (phegos) – hạt cây sồi - là những từ thông thường trong tiếng lóng – chỉ cơ quan sinh dục của nữ và nam.]
Acorn: hạt cây sồi; Myrtle một loại cây xanh quanh năm ở vùng biển Mediterranean – có lá và quả chùm nhỏ mọng có hương của cây tùng xanh juniper và lá cỏ thơm rosemary.
[12] [Người Hylạp ăn – hay ăn tiệc - với tư thế nằm nghiêng, ngả lưng, chống một tay, dựa trên các nệm ghê dài. Vì lý do này những ngời giàu có Athens có kiểu ghế dài thấp, nhiều nệm.. – Bloom]
[13] imitator:
[14] rhapsode: Một người thuộc lòng những khúc anh hùng ca và thuật kể lại với  những thêm thắt linh động mang tính chất trình diễn kịch tính..
[15] Thợ húi đầu
[16] [Lính hoplite, hay “lính bộ vũ khí nặng” – là người mang một khiên chắn lớn (hoplon) và một thanh giáo dài; là một người được ngưỡng mộ và hữu dụng nhất trong quân đội. Những người này đã chiến đấu trong những trận lớn trên bộ và đánh xáp lá cà. Khác với những người lính trang bị vũ khí nhẹ (khinh binh) và những người cỡi ngựa (kỵ binh) thường dùng để khiêu khích hay đánh vào bên sườn của một đạo quân.
Khả năng để cung cấp cho chính mình và sử dụng vũ khí như vậy là một thử nghiệm cho quyền công dân trong các chế độ dân chủ hạn chế, giống như trong năm 411,TCN ở Athens. Nhìn từ quan điểm giàu có (mỗi người lính tự trang bị vũ khí cho mình) và kỹ năng quân sự, điều này phân biệt và làm nổi bật một người với đám đông, thường là khinh binh hay thủy thủ. Chiến đấu với vũ khí nặng (giáo và khiên) được hiểu là loại quan trọng nhất, từ điểm nhìn chiến lược và là một cơ hội cho để biểu hiện sự xuất sắc (hay đức hạnh). Iliad là một bài thánh ca về những  người lính này, trong thời Socrates, quân đội Sparta là khuôn mẫu cho người lính hoplite. – Bloom] – Socrates, theo ông kể, cũng là một hoplite. Những hoplite thường bày trận theo đội hình phalanx, một đội hình đặc biệt, thường khoảng 8 người một hàng ngang, và có 8 hàng như thế, tất cả chặt cẽ thành một khối – cùng di động; tiến lui như sóng cuộn (phalanx).
[17] Athlete: một người thành thạo trong các môn thể thao và những môn thể dục khác – chính yếu là một người tài giỏi trong các môn thi đấu “chạy nhảy và ném” (track and field) 
Gốc: từ Latin athleta, từ Greek athlētēs, từ athlein ‘thi đua để dành giải thưởng’’ từ athlon ‘giải thưởng’. Tôi nghĩ các từ:  lực sĩ, hay vận động viên thể dục, không diễn đúng ý.
[18] [“unbeatable spirited” - Từ dùng ở đây là thymos, và nó diễn tả một trong những khái niệm quan trọng nhất của tập sách. Thymos  là nguyên lý hay là chỗ ngụ của cuồng giận và điên giận. Nó cũng có thể dịch là  - “heart”- “lòng sôi động, phấn khích”, phản ảnh sự phức tạp của thuật ngữ Hylạp. Mặc dù sẽ luôn luôn dịch là “tinh thần” hay “có tinh thần”, nhưng đừng quên nghĩa rộng rãi hơn của nó trong Hylạp, và cách dùng của nó nên cẩn thận theo dõi. – Bloom]
[19] philosophos: dùng ở đây trong ý nghĩa tổng quát chỉ một sự tò mò trí thức muốn biết chỉ vì để hiểu biết. [Từ triết gia có nghĩa là “người yêu sự khôn ngoan” và tương đương với philomathes, “người yêu sự học hỏi”. Hai cách dùng này của từ ngữ và nội dung của nó là những bước đầu đi đến một định nghĩa cho khái niệm khó khăn đó. Đôi khi nó được dịch là triết gia, đôi khi là người yêu khôn ngoan; nhưng chỉ là cùng một từ trong Hylạp.– Bloom]

[20] philomanthes.
[21] [Phát biểu này gồm hai từ: - kalos có nghĩa là “đẹp”, “hay” hay “cao thượng” – và agathos “tốt”. Đó là tổng hợp mà chúng ta gọi là một người quí phái, mã thượng (gentleman). Chỗ nào có thể được, kaloskagathos sẽ dich là nhã hiệp, mã thượng hay cao thượng “gentleman.” – Bloom]
[22] [“Gymnastic”: - thể dục - có nghĩa là tập luyện cơ thể tự nhiên (unadorned body). “Music”: - âm nhạc - nguyên nghĩa gốc là “bất kỳ hoạt động nào được thực hành dưới sự hướng dẫn của những gót Muses”. Điều này có nghĩa đặc biệt chỉ loại thơ trữ tình (lyric) hát với nhạc, vốn không xa với ý nghĩa ngày nay của chúng ta. Socrates mở rộng phần nào ý nghĩa, và đặt trọng tâm trên sự tùy thuộc của những yếu tố vần điệu và nhạc điệu với nội dung nói (phát biểu) và nội dung lý trí (ẩn tàng). Đây là một đổi khác với sự nhấn mạnh truyền thống, và sự ngạc nhiên của chúng ta với cách thức ông diễn dịch từ ngữ “âm nhạc” thì không hoàn toàn xa lạ với những gì người đọc Hylạp đã giả định có kinh nghiệm với sự đối xử có tính cơ bản về chủ đề. Thay đổi từ này sẽ là tiền giả định tác dụng của suy nghĩ của Socrates trước khi có sự kiện. Chúng ta không có tương đương thỏa đáng cho cả hai từ - âm nhạc, thể duc- , và tốt hơn là để mỗi trường hợp riêng lẻ tự nó diễn giải trên cơ sở của sự sử dụng chúng. (Ý nghĩa rộng hơn của “âm nhạc” thì diễn tả trong 617b-c, và trong bài nói của Lorenzo ở mở đầu Act V của The Merchant of Venice.) – Bloom]
[23] [Từ ngữ là poiein - vốn từ “nhà thơ” - “poet”  được rút ra từ nó. Poiein có nghĩa là “làm ra” - “to make”-  và là sự diễn tả tính chất đặc thù của hoạt động của nhà thơ. Thi ca, thơ, thì đúng thực chỉ là một thể dạng của sự làm ra, tạo nên, nhưng nó là một thứ làm ra, tạo nên tiết lộ nhất (hiểu như phơi mở và hiển lộ), và nhà thơ trở thành một người làm, người sản xuất. Trong cách dùng của tiếng Anh, không thể nào dịch nó nhất quán như là “làm”, và do đó “viết” và  “sáng tác” cũng đã được sử dụng khi cần thiết. Nên ghi nhớ từ ngữ đó luôn luôn là poiein, vì khái niệm một điều đã được thực hiện, được làm, và được làm bởi nhà thơ, thường là một phần ý nghĩa của Plato. Diễn giải cổ xưa này về nhà thơ như là người sản xuất là một trái ngược với quan điểm hiện đại nhà thơ là một người sáng tạo. – Bloom]

[24] [Xem Hesiod, Theogony 154-210, 453-506.] - Kronos (hay Cronus) là gót Titan của thời gian và những thời đại, đặc biệt thời gian được xem như hủy hoại và nhai nuốt tất cả. Kronos cai quản vũ trụ trong thời gọi là Hoàng Kim, sau khi chính ông đã cắt dương vật cha mình là Ouranos (bầu trời) và cướp ngôi ông này. Sau đó, sợ lời tiên đoán, rằng ông cũng sẽ chịu số phận như thế. Kronos nuốt sống hết tất cả con mình ngay liền khi chúng vừa ra đời. Vợ ông, Rhea xoay sở đánh lừa và cứu được một đứa trẻ nhất, là Zeus, bằng cách trao cho Kronos nuốt một hòn đá quấn tã trẻ con. Rhea đem dấu Zeus trên đảo Krete và giao cho bà nội là Gaia nuôi. Khi Zeus trưởng thành, được bà nội giúp, đã buộc cha phải nhả ra hết những anh chị của mình, đây là những gót Olympian, họ đánh nhau với các gót Titan, sau mười năm đã đánh bại và dày những Titan này xuống hầm địa ngục Tartaros.
[25] Có lẽ chỉ peplos của Athena – xem Euthyphro.
[26] allegory: a story, poem, or picture that can be interpreted to reveal a hidden meaning, typically a moral or political one
[27] [Theologia: theology – thần học].
[28] [Ho theos: nghĩa đen “vị gót” - nhưng hàm ý số nhiều - “những vị gót” – hiểu theo nghĩa “tất cả những” gót. Như khi chúng ta nói “chim én là một giống chim di” (di cư, đổi chỗ ở theo mùa, khí hậu) – có nghĩa là (tất cả ) những chim én là chim di.]
[29] Pandarus : (huyền thoại Hyl​ạp): con của Lycaon, một người Lycian. Trong Homer, Iliad Book IV, Pandarus đã phá vỡ thỏa thuận ngừng chiến giữa quân đội Troy và Hyl​ạp, bằng sự phản bội làm bị thương Menelaus, vua xứ Sparta; cuối cùng Pandarus bị Diomedes giết chết
[30] Aeschylus  (525/524— 456/455 TCN, Gela, Sicily): Nhà viết kịch nổi danh đầu tiên của Athen, ông nâng thể loại bi kịch - tragedy - lên đỉnh cao của thơ ca và nghệ thuật sân khấu.
[31] [Ba trích dẫn đầu từ Iliad 24. 527-32. Nguồn thứ tư, và trích dẫn từ Aeschylus, chưa được biết. Câu chuyện của Athena thúc dục Pandarus phá vỡ thỏa thuận ngừng chiến được kể ở Iliad 4. 73-126.]
[32] Niobe (thần thoại Hyl​ạp): Niobe là một trong những con khuôn mặt bi thảm nhất trong thần thoại Hylạp. Nàng là con gái của Tantalus và một trong những Euryanassa, Eurythemista, Clytia, hoặc Dione (không ai biết chắc chắn) và có hai anh em, Broteas và Pelops. Niobe là hoàng hậu của xứ Thebes kết hôn với Amphion, vua củaThebes.
Niobe và Amphion có mười bốn đứa con (những Niobids), và trong một khoảnh khắc của kiêu căng, Niobe khoe khoang về bảy con trai và bảy con gái tại một buổi lễ để vinh danh của Leto, con gái của những thần khổng lồ Coeus và Phoebe. Nàng chế nhạo Leto, những người chỉ có hai con, Apollo, thần của tiên tri và âm nhạc, và Artemis, nữ thần đồng trinh của thiên nhiên. Leto đã không coi đó là chuyên xúc phạm nhỏ, và để trả đũa, đã gửi Apollo và Artemis xuống mặt đất để giết tất cả các đứa con của Niobe. Apollo đã giết chết bảy người con trai trong khi họ luyện tập thể dục. Đứa con trai cuối cùng cầu xin để được tha, nhưng mũi tên đã rời khỏi cung Apollo, và cậu bé bị bắn chết. Artemis giết bảy đứa con gái với các mũi tên tẩm thuốc độc. (Một số phiên bản nói có một vài đứa con được tha)
Trước cảnh những đứa con của mình bị giết, Amphion hoặc tự tử hoặc cũng bị giết bởi Apollo vì muốn trả thù cho cái chết của đám con. Trong trường hợp nào đi nữa, toàn bộ gia đình của Niobe đã chết trong một vài phút. Kinh hoàng, nàng bế con gái út trong tay, sau đó chạy sang núi Siplyon ở Tiểu Á. Ở đó nàng hóa đá và từ trong đá hình thành một dòng suối (Achelous) từ những giọt nước mắt không ngừng của nàng. Nàng trở thành biểu tượng của tang tóc vĩnh cửu. Trong chín ngày, những xác con của Niobe không được chôn chất vì Zeus đã biến tất cả người dân của Thebes thành đá. Chỉ đến ngày thứ mười, các vị gót đã thương hại và chôn những đứa con của nàng.
Niobe khóc ngay cả cho đến tận ngày nay. Khắc trên một vách đá trên núi Sipylus là hình ảnh mờ dần của một phụ nữ mà người Hylạp nói là Niobe. Gồm đá vôi xốp, đá dường như khóc như nước sau khi mưa thấm qua nó
Huyền thoại này một cách sống động minh họa bản chất xấu ác của các vị gót. Thông thường, các vị gót sẽ tấn công trả thù chết người với những con người vốn chỉ hành động với những yếu điểm của con người. Leto đã cho toàn bộ gia đình của Niobe bị giết vì một bình luận kiêu ngạo. Chủ đề trả thù chết người này là phổ biến trong thần thoại về Artemis và Apollo. Ví dụ, Artemis biến Actaeon thành một con nai để rồi chính những con chó săn của Actaeon ăn nuốt bởi vì anh ta vô tình nhìn thấy Artemis trần truồng sau khi tắm. Apollo cũng như thế, không hề khoan nhượng. Ông đã giết chết Marsyas, sau khi Marsyas thách thức Apollo trong một cuộc thi âm nhạc. Bị thua, Apollo đã lột da sống Marsyas. Rõ ràng, huyền thoại của Niobe chứng tỏ sự cuồng nộ của cả hai Apollo và Artemis và là một cảnh cáo cho những con người dám so sánh mình với các vị gót.
[33] Pelops (thần thoại Hyl​ạp): Pelops là con của Tantalus, anh em của Niobe, cháu nội của Zeus. Khi còn là một đứa trẻ, Tantalus cắt Pelops thành mảnh nhỏ, hầm trong chảo lớn, và soạn thành món ăn trong một bữa tiệc cho các vị gót. Những vị gót khám phá ra mưu mẹo và làm Pelops sống lại, chỉ có một miếng vai của Pelops đã bị Demeter, và những vị gót thay thế với ngà voi. Sau khi được pục hồi, Pelops thành một thanh niên lại còn đẹp hơn trước..
[34] Odyssey 17. 485-6
[35] Proteus: thường được gọi là Ông già của Biển (Old Man of the Sea), là một thần biển có khả năng tiên tri, con trai của một trong hai Poseidon hoặc Oceanus. Ông thường sống trên đảo Pharos, Egypt, nơi ông chăn đàn seal (chó biển) của Poseidon. Ông ta sẽ đoán tương lai cho những người nào có thể nắm bắt ông ta, nhưng khi bị bắt, ông nhanh chóng khoác nhận tất cả các hình dạng khác nhau có thể tránh phái nói tiên tri. Khi ôm bắt thật chặt thật nhanh mặc dù vùng vẫy, ông sẽ phải quay về dạng thông thường là một ông già và tiên đoán tương lai cho người hỏi.
Thetis: là một trong những nàng Nereids (Nereids là năm mươi con gái của Nereus và Doris sống ở vùng biển Mediterranean. Những phụ nữ xinh đẹp luôn luôn thân thiện và giúp đỡ các thủy thủ chống các cơn bão nguy hiểm, cũng được cho là có thể tiên tri). Zeus thèm muốn nàng, nhưng nàng từ chối sự tiến tới của Zeus. Nữ thần Themis sau đó tiết lộ rằng Thetis đã được định mệnh để sinh một con trai còn mạnh hơn cha mình, lo sợ cho quyền thống trị của mình, Zeus đã buông bỏ và gả Thetis cho một người trần là Peleus, và tất cả các vị gót đã tham dự đám cưới.
Thetis sinh một con trai, Achilles, người mà nàng đã cố gắng không thành công để làm cho đứa trẻ thành bất tử. Trong một phiên bản của câu chuyện, nàng xức dầu cho cơ thể của trẻ sơ sinh với Ambrosia và sau đó đặt nó trên lửa để đốt cháy đi những phần trần gian, nhưng nàng bị gián đoạn khi người cha của đứa trẻ kinh hoàng, nàng đã bỏ gia đình trong một cơn giận dữ. Trong một phiên bản sau đó, nàng nhúng đứa trẻ vào sông Styx, lộn đầu, nắm nó bằng các gót chân, nên tất cả các phần thân thể nhúng nước sông đã trở thành bất khả xâm phạm, nhưng gót chân vẫn còn khô. Achilles sau đó đã bị giết trong cuộc chiến thành Troy.

Hera: Nữ hoàng của các vị gót Olympian. Bà là con gái của Cronus và Rhea, vợ và em gái của gót Zeus. Hera chủ yếu được tôn thờ như một nữ gót của hôn nhân và sinh đẻ. Người ta nói rằng mỗi năm Hera lại trở thành trinh trắng bằng cách tắm trong giếng Canathus. Con của Hera và Zeus là gót thợ rèn Hephaistos, -gót nữ của thanh niên là  Hebe, và gót chiến tranh là Ares. Theo một số nguồn, tuy nhiên, những đứa con của bà được thu thai không có giúp đỡ của một người đàn ông, hoặc bằng cách vỗ tay của mình trên mặt đất, hoặc bằng cách ăn rau diếp lettuce: do đó chúng được sinh ra, không bằng tình yêu nhưng trong ham muốn và lòng thù hận.
Những nhà thơ trinh bày Hera như ghen tuông không ngừng với những cuộc ngoại tình khác nhau của Zeus. Bà trừng phạt đối thủ của mình và con cái của họ, cả trong giới gót nữ và những người trần, với giận dữ không gì kềm hãm được. Bà đặt hai con rắn trong nôi của Heracles, Bà đặt một người khổng lồ trăm mắt canh giữ Io, Bà đẩy cha mẹ nuôi của Dionysus thành điên, và cố gắng để ngăn chặn sự ra đời của Apollo và Artemis. Ngay cả Zeus thường không thể chịu đựng nổi bà. Đôi khi, khi ông tức giận, ông bị xích chân bà vào núi Olympus. Tuy nhiên, Zeus thường dùng mưu: ông hoặc giấu các trẻ con ngoại hôn của mình, ông đã biến chúng thành những động vật.
Tượng Hera là của một người phụ nữ hùng vĩ trang nghiêm.
[36] Inachus: thần sông, là cha của Io, người bị Hera trừng phạt vì Zeus yêu Io.
[37] điều chúng là [thing that is (to on) Vì sự hàm hồ của động từ einai (“to be”), a thing that is - một sự vật mà là - có thể là: (1) một sự vật mà nó hiện hữu (hiện hữu “is”); (2) một sự vật mà nó , lấy thí dụ, đẹp (vị ngữ “is”); (3) một sự vật mà nó là đúng hay một gì đó mà là đúng thật (có tính chất đúng thực “is”). ]
[38] daimonic: [Quỉ thần – Demons – là những gót ở hàng thấp, như là nối giữa gót và con người. Thường thường những con người trước thời trận chiến Troy được xử như những thần nhân như thế. Họ có thể được xác định với những khả năng thiên tài cá nhân. Họ ở trên những anh hùng - heroes  -một mức. Tiếng nói trong Socrates hay daimonion là  “một sự việc thuộc loại quỉ thần” (cf 496c, and Apology, 31d, 27d-e). – Bloom]
[39] Trong Iliad 2. 1-34, Zeus gửi một giấc mơ đến Agamemnon hứa sẽ cho thành công nếu ông tấn công Troy ngay lập tức. Lời hứa là sai. Nguồn của trích dẫn từ Aeschylus là không biết.
Con của Thetis là Achilles, xem chú thích trước về Thetis, đám cưới của Thetis được các gót đến dự.
[40] Nghĩa là không trả tiền cho những diễn viên hợp xướng, hát trong vở kịch của người đó.
Ban hợp xướng trong các hài kịch và bi kịch (diễn ở những sân khấu lộ thiên) là phần của công chúng đóng góp chịu trả tiền. Tại Athens, những công dân giàu có thường trả tiền công và huấn luyện đoàn hợp xướng như phần của trách nhiệm công dân của họ, và cũng là một hình thức phô trương.