Friday, March 18, 2011

Bertrand Russell - Lý Thuyết về Giá trị Thặng Dư

Lý Thuyết về Giá trị Thặng Dư

The Theory of Surplus Value
Bertrand Russell







 thuyết của Marx về giá trị thặng dư thì đơn giản trong đại cương chính yếu, mặc dù phức tạp trong những chi tiết của nó. Ông biện luận rằng một người lao động ăn lương giờ, sản xuất hàng hóa có giá trị bằng với tiền lương của người ấy tính trong một phần ngày công, thường được cho là vào khoảng một nửa, và trong phần ngày công còn lại của người ấy, đã sản xuất hàng hoá vốn trở thành tài sản của nhà tư bản, mặc dù ông ta đã không phải trả một món tiền nào cho những hàng hoá đó. Thế nên, người lao động ăn lương giờ sản xuất nhiều hơn so với tiền người ấy được trả công; giá trị của sản phẩm có thêm này là những gì Marx gọi là “giá trị thặng dư”. Từ giá trị thặng dư đưa đến lợi nhuận, tiền thuê nhà, tiền nộp cho nhà thờ [1], tiền thuế  -  trong một từ, tất cả mọi thứ chỉ trừ tiền công.



Quan điểm này dựa cơ sở trên một lập luận kinh tế vốn không phải là hoàn toàn dễ theo dõi, càng khó khăn hơn thế, vì nó một phần là vững chắc, một phần ngụy biện. Tuy nhiên, là điều rất cần thiết để phân tích lâp luận của Marx, vì nó đã có một tác động sâu xa trên sự phát triển của chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản.

Marx bắt đầu từ học thuyết kinh tế chính thống rằng giá trị trao đổi của một món hàng hóa thì tỉ lệ thuận với số lượng lao động cần thiết cho sự sản xuất ra nó. Chúng ta đã xem xét học thuyết này rồi [2] trong liên hệ với Ricardo [3], và đã thấy rằng nó đúng chỉ một phần và trong những trường hợp nào đó nhất định. Nó là đúng chừng nào chi phí sản xuất được biểu hiện bằng tiền lương, và có sự cạnh tranh giữa những nhà tư bản, họ giữ giá thật thấp ở mức có thể được. Nếu những nhà tư bản tự lập thành (tổ hợp như) một Trust hoặc Cartel [4], hoặc nếu chi phí nguyên liệu thô chiếm một phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, lý thuyết thôi không còn đúng nữa. Tuy nhiên, Marx đã chấp nhận lý thuyết từ những nhà kinh tế của thời đại ông, mặc dù ông khinh miệt họ, hiển nhiên ông đã không có một khảo sát nào về những nền tảng trong sự ủng hộ nó.

Bước tiếp theo trong lập luận có nguồn gốc (mà không thừa nhận đúng mức) từ Malthus [5]. Nó tiếp đi từ lý thuyết dân số của Malthus rằng luôn luôn sẽ có cạnh tranh giữa những người lao động ăn lương giờ, vốn nó sẽ bảo đảm giá trị của lao động, giống như của những mặt hàng khác, nên được đo lường bằng chi phí sản xuất của nó (và tái sản xuất). Đó là nói rằng, tiền lương sẽ đủ cho những nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình của ông, và trong một hệ thống cạnh tranh chúng không thể vượt lên trên mức này.

Lý thuyết về dân số của Malthus, giống như lý thuyết về giá trị của Ricardo, là đối tượng chịu những giới hạn mà chúng ta đã xem xét rồi. Marx luôn luôn khinh miệt phủ nhận nó, và là chắc chắn phải như thế, bởi vì như Malthus đã cẩn thận để chỉ ra, nếu như nó vững và chấp nhận được, nó sẽ làm cho tất cả những công xã thuộc loại Không tưởng [6] là không thể nào có được. Nhưng Marx không đưa ra bất kỳ luận chứng hữu lý nào chống lại Malthus, và điều lại vẫn còn đáng chú ý hơn, ông chấp nhận mà không hỏi han gì về luật nói rằng tiền lương phải luôn luôn (trong một hệ thống cạnh tranh) là ở một mức đủ sống, vốn tùy thuộc vào sự chấp nhận của chính cái lý thuyết mà vào những thời điểm khác ông bác bỏ.

Từ những tiền đề này, lý thuyết lao động về giá trị và luật sắt về tiền công, lý thuyết về giá trị thặng dư xem dường đã theo đến. Người lao động ăn lương giờ, chúng ta hãy nói thí dụ, làm việc mười hai giờ một ngày, và trong sáu giờ sản xuất ra giá trị của lao động của ông ta. Những gì ông sản xuất trong sáu giờ còn lại, giá trị thặng dư của ông ta, đại diện cho sự bóc lột của nhà tư bản.  Mặc dù nhà tư bản không phải trả tiền cho sáu giờ sau cùng, ấy thế nhưng, vì một vài lý do không được giải thích, ông này có khả năng làm cho giá của sản phẩm của ông tỉ lệ thuận với thời gian-lao động cần thiết cho sự sản xuất. Marx quên rằng toàn bộ lý thuyết này tùy thuộc vào sự giả định rằng tất cả những lao động phải được thanh toán tiền công, và giả định thêm nữa rằng những nhà tư bản cạnh tranh lẫn với nhau [7]. Trong sự vắng mặt của những giả định này, không có lý do tại sao giá trị sẽ là tỉ lệ thuận với thời gian lao động của sự sản xuất.

Nếu chúng ta giả định rằng có nhiều nhà tư bản cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh đương khảo sát, sau đó, giả sử tình trạng của sự việc đã là khởi đầu như Marx giả định, điều sẽ có thể có được là hạ giá thành và vẫn tạo được một lợi nhuận, vốn do đó sẽ được thực hiện như là một kết quả của sự cạnh tranh. Nhà tư bản, đó là sự thật, sẽ phải trả tiền thuê địa điểm, và có thể là tiền lãi trên tiền đã vay, nhưng  đến mức như ông quan tâm, ông sẽ bị đẩy xuống đến mức lợi nhuận thấp nhất mà tại đó ông nghĩ rằng nó có đáng bõ công để tiếp tục doanh nghiệp. Nếu, mặt khác, không có cạnh tranh gì cả, giá hàng sẽ cố định, như với tất cả những độc quyền, bởi nguyên tắc của “những gì mà giao thương cho phép” [8], vốn nó không có gì để tác dụng với số lượng lao động đã tham gia.

Do đó, trong khi đó là điều không thể phủ nhận rằng những người làm giàu bằng sự khai thác lao động, phân tích của Marx về quá trình kinh tế mà qua đó điều này được thực hiện xem dường như là bị sai lầm. Và lý do chính tại sao nó không đúng là việc chấp nhận lý thuyết của Ricardo về giá trị.

Tôi đã viết ở trên như thể (ngoài những sự thay đổi bất thường lên xuống của tiền tệ) mặc dù giá trị có thể được đo bằng giá hàng. Điều này, thực sự, theo đến từ định nghĩa về giá trị, đó là số lượng của những hàng hóa khác sẽ trao đổi với một hàng hóa đã qui định. Giá cả chỉ đơn thuần là một phương tiện để diễn tả những giá trị trao đổi của những hàng hóa khác nhau trong những điều kiện có thể đo lường được: nếu chúng ta muốn so sánh những giá trị của một số mặt hàng hóa khác nhau, chúng ta làm như vậy một cách dễ dàng nhất bằng phương cách của giá hàng của chúng, nghĩa là (dùng vàng làm bản tệ) bằng giá trị trao đổi của chúng trong quan hệ với vàng. Miễn là chừng nào giá trị có nghĩa “giá trị trao đổi”, sự kiện thực tế là (tại bất kỳ thời điểm nào) giá trị được đo bằng giá hàng là một hệ quả chỉ thuần lôgích của định nghĩa.

Nhưng Marx có một khái niệm khác về giá trị vốn nó xung đột ngầm trong bóng tối với định nghĩa về giá trị như là giá trị trao đổi.  Khái niệm khác này, vốn nó không bao giờ nổi lên rõ ràng, là có tính đạo đức hay tính siêu hình, nó xem dường như có nghĩa là “một món hàng hóa phải nên được trao đổi với những gì”. Một vài trích dẫn sẽ minh họa cho sự khó khăn để dẫn đến ý nghĩa của Marx về điểm này.

“Giá hàng”, ông nói, “là tên-gọi-bằng-tiền của sức lao động đã thực hiện trong một món hàng hóa. Do thế, nó là diễn đạt của sự tương đương của một món hàng với tổng số tiền cấu thành giá hàng của nó, là một phép lặp thừa [9], cũng đúng như trong tổng quát, sự diễn đạt của giá trị tương đối một món hàng hóa là một phát biểu về sự tương đương của hai món hàng hóa. Nhưng mặc dù giá hàng, với tư cách là tiêu biểu cho độ lớn của giá trị của một món hàng hóa, là tiêu biểu của tỷ số-trao đổi của nó với tiền bạc, nó không dẫn đến rằng tiêu biểu của tỉ lệ trao đổi này phải nhất thiết là tiêu biểu của độ lớn của giá trị của hàng hóa. . . . Độ lớn của giá trị diễn đạt một quan hệ của sản xuất xã hội, nó diễn đạt sự kết nối vốn nhất thiết hiện hữu giữa một điều khoản nào đó nhất định và phần của tổng thời gian lao động của xã hội cần thiết để sản xuất ra nó. Ngay sau khi độ lớn của giá trị được hoán đổi sang thành giá hàng, quan hệ cần thiết ở trên có hình dạng của một tỉ lệ trao đổi ít nhiều ngẫu nhiên giữa một mặt hàng duy nhất và một mặt hàng khác, mặt-hàng-tiền bạc. Nhưng tỉ lệ trao đổi này có thể diễn đạt, hoặc là trong độ lớn thực sự của giá trị của hàng hóa đó, hoặc là số lượng vàng chênh lệch từ giá trị đó, với nó, tùy theo với những hoàn cảnh, nó có thể được nhường cho. Do đó, có thể có xảy ra những không-tương-đẳng định lượng giữa giá hàng và của tầm quan trọng của giá trị, hoặc độ sai lệch của cái sau này với cái trước, là thừa hưởng trong tự thân dạng-thức-giá-hàng”. 

Cho đến đây, có thể giả định rằng Marx suy nghĩ chỉ về những dao động nhất thời bất ngờ, chẳng hạn như có thể là do sự sắc sảo hoặc túng thiếu tương đối của người mua và người bán. Tuy nhiên, ông tiếp tục đến một sự phân biệt nghiêm trọng hơn giữa giá cả và giá trị, trong đó, nếu ông đã dõi xoát lại, nó đã  phải nêu lên  những khó khăn cho ông vốn ông dường như vẫn không hay biết. Ông nói:

“Tuy nhiên, cái dạng-thức-giá-hàng [10] thì không chỉ tương đồng với khả năng của một sự bất tương hợp định lượng [11] giữa độ lớn của giá trị và giá hàng, tức là giữa cái kể trước và biểu hiện của nó bằng tiền bạc, nhưng nó cũng có thể che giấu một sự mâu thuẫn về chất lượng, quá nhiều như vậy, khiến nỗi mặc dù tiền không là gì khác, nhưng là hình-thức-giá-trị của những hàng hoá, giá hàng thôi không còn thể hiện hoàn toàn giá trị. Những đối tượng mà trong tự thân chúng không là những hàng hóa, chẳng hạn như lương tâm, danh dự, và vân vân, có khả năng  được chủ sở hữu của chúng đem rao bán, và từ như thế mà có được, thông qua giá của chúng, hình thức của những hàng hoá. Do đó một đối tượng có thể có một giá mà không có giá trị. Giá trong trường hợp đó là tưởng tượng, như những số lượng nào đó nhất định trong toán học. Mặt khác, dạng-giá-cả tưởng tượng đôi khi có thể che giấu, hoặc là trực tiếp hoặc gián tiếp, tương quan-giá trị thực sự, lấy thí dụ, giá của đất hoang không canh tác, vốn nó là không có giá trị, bởi vì không có lao động của con người đã được kết hợp trong nó”.

Dĩ nhiên, là điều cần thiết với Marx, với thuyết lao động về giá trị của ông, để duy trì rằng đất chưa khai phá không có giá trị. Bởì vì nó thường thường có một giá, sự phân biệt giữa giá và giá trị là thiết yếu với ông ở điểm này. Giá trị-trao-đổị, bây giờ nó xuất hiện, không phải là số lượng thực sự của những động sản, của cải khác, với chúng một mặt hàng hóa nhất định, trên thực tế, có thể được trao đổi; nó là lượng của cải mà hàng hóa có thể được trao đổi, nếu người ta đánh giá những hàng hóa theo tỉ lệ với số lượng lao động cần thiết để sản xuất chúng. Marx cũng thừa nhận rằng người ta không đánh giá như thế những  hàng hóa khi họ đang mua và bán, bởi vì nếu họ đã làm thế, nó sẽ không thể nào trao đổi đất chưa khai phá, trên đó không có lao động đã được tiêu tốn, với vàng, vốn nó đã phải khai mỏ mới có. Theo đó khi Marx nói rằng giá trị của một món hàng hóa được đo bằng số lượng lao động cần thiết để sản xuất nó, ông không có ý nói là bất cứ sự-vật gì về hàng hóa là có thể bán được trên thị trường. Vậy thì, ông nói có nghĩa gì?

Ông có thể hàm nghĩa một trong hai điều. Ông có thể đưa ra chỉ đơn thuần một định nghĩa bằng miệng về từ “giá trị”: khi tôi nói về “giá trị” của một mặt hàng (ông có thể nói), tôi muốn nói là số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra nó, hay đúng hơn, khối lượng như vậy của những mặt hàng khác như là một số lượng lao động tương đương sẽ sản xuất. Hoặc nữa, ông có thể sử dụng từ “giá trị” trong một ý nghĩa đạo đức: ông có thể muốn nói là hàng hóa nên trao đổi tỉ lệ tương ứng với lao động đã liên quan, và sẽ làm như vậy trong một thế giới được công lý kinh tế cai trị. Nếu ông chấp nhận điều đầu tiên của những lựa chọn thay thế này, hầu hết những mệnh đề trong lý thuyết về giá trị của ông trở nên tầm thường, trong khi những mệnh đề vốn chúng khẳng định một kết nối giữa giá trị và giá hàng trở nên tùy tiện độc đoán và vẫn còn sai một phần. Nếu ông chấp nhận giải pháp thay thế thứ hai, ông thôi không còn phân tích những sự kiện kinh tế, nhưng thiết lập một lý tưởng kinh tế. Hơn nữa, lý tưởng này sẽ là không thể có được, vì những lý do nhấn mạnh trong lý thuyết của Ricardo về cho thuê: một giạ lúa mì trồng trên đất xấu thể hiện nhiều lao động hơn một giạ trồng trên đất tốt, nhưng không có thể trong bất kỳ một hệ thống kinh tế tưởng tượng nào, lại được bán với một giá cao hơn. Hoặc ý nghĩa của “giá trị” là chỉ nói miệng, hoặc là mang ý đạo đức thay vào, do đó (dù một nào trong hai), giảm lý thuyết kinh tế của Marx xuống đến một tình trạng mập mờ hoang mang.

Diễn dịch mang tính đạo đức của “giá trị”, tuy nhiên, dường như đã có một số ảnh hưởng, không chỉ với Marx, nhưng với tất cả những ai là người ủng hộ lý thuyết lao động về giá trị. Trong trường hợp của Marx, điều này được xác minh bởi sự kiện là, kết hợp với giá của đất chưa khai phá, ông đề cập đến những thứ như giá của danh dự của một người, nơi mà chúng ta cảm thấy rằng có cái gì đó mang tính đáng khiển trách đạo đức trong sự hiện hữu của một giá cả. Trong trường hợp của những nhà kinh tế khác, là thú vị chú ý để quan sát rằng Hodgskin [12], vốn từ đó Marx đã học nhiều, và là người đầu tiên trong số những nhà lý thuyết áp dụng lý thuyết lao động về giá trị theo trong quyền lợi của giai cấp vô sản, tìm thấy nguồn gốc của lý thuyết này trong học thuyết của Locke [13] là sự biện chính của sở hữu tư nhân là quyền của một người với sản phẩm của sức lao động riêng mình [14].  Nếu anh ta trao đổi sản phẩm lao động của mình với một sản phẩm có ngang cùng một số lượng lao động của một người khác, công lý được bảo tồn, lý thuyết lao động như thế là phù hợp với đạo đức. Quan điểm này, có lẽ là vô thức, dường như có ảnh hưởng với Marx: nơi giá hàng và giá trị phân rẽ ra, ông cảm thấy rằng giá cả đã tiêu biểu cho sự gian ác của chủ nghĩa tư bản.

Phần lớn giá trị hiệu quả của những văn bản của Marx phụ thuộc vào những giả định ngầm trong những  minh họa số học của ông. Chúng ta hãy cùng lấy một trong đám này như điển hình của chúng.

“Thêm một thí dụ nữa. Jacob đem cho tính toán sau đây vào năm 1815. Do điều chỉnh trước đó của một số mặt hàng, nó là rất không hoàn hảo, tuy nhiên cho mục đích của chúng ta, nó là đủ. Trong đó ông giả định giá của lúa mì là 8 đồng shilling một góc phần tư  [15], và năng suất bình quân cho mỗi mẫu Anh là  22 giạ  Anh [16]

Gía trị đã sản xuất cho mỗi sào Anh (acre) 


£
s
d

£
s
d








Hạt giống
1
9
0
Thuế thập phân, Tỉ giá,
& Tiền thuế
1
1
0
Phân bón
2
10
0
Tiền thuê
1
8
0
Tiền công
3
10
0
Lợi nhuận của chủ nhà vườn
& tiền lãi
1
2
0
















Total . . .
7
9
0
Total . . .
3
11
0

Giả sử rằng giá của sản phẩm là bằng ngang như giá trị của nó, ở đây chúng ta thấy giá trị thặng dư được phân phối dưới nhiều đề mục khác nhau của tiền lời, tiền lãi, tiền thuê, … vân vân.  Chúng ta không dính dáng gì với những điều này trong chi tiết; chúng ta đơn giản chỉ cộng chúng với nhau, và tổng số là giá trị thặng dư bằng £3 11s 0 d [17]. Tống số £3 19s 0 d, trả cho hạt giống và phân bón, là vốn bất biến (constant capital) [18], và chúng ta đặt nó bằng zero. Còn lại món tiền tổng số  £3 10s 0d, đó là vốn khả biến (variable capital) ứng trước: và chúng ta thấy một giá trị mới bằng  £3 10s 0d  +  £3 11s 0d đã được sản xuất ra trong chỗ của nó.

Thế nên s / v = (£3 11 s 0 d) / (£3 10 s 0 d), cho một tỉ lệ của giá trị thặng dư của hơn 100 phần trăm. Người lao động dùng mất hơn một-nửa ngày làm việc vủa mình trong sự sản xuất giá trị thặng dư, vốn những người khác, dưới những viện dẫn khác nhau, chia trong đám với nhau.”

Trong minh họa này, s nghĩa là giá trị thặng dư, và v vốn khả biến, tức là tiền lương. Sẽ nhìn thấy được rằng Marx bao gồm trong giá trị thặng dư toàn bộ những gì chủ nhà vườn làm ra, và toàn bộ những tỉ giá và tiền thuế. Do đó, ngụ ý trong việc tính toán: (a) rằng người chủ nhà vườn không làm việc, (b) rằng những tỉ giá và tiền thuế được giao toàn bộ vào tay người giàu nhàn rỗi [19]. Dĩ nhiên, Marx sẽ chẳng làm điều nào của những giả định này trong những thuật ngữ dứt khoát rõ ràng, nhưng chúng được ngầm định trong những con số của ông, cả trong trường hợp này và trong mọi minh họa tương tự. Năm 1815, năm mà thí dụ lấy ở trên được áp dụng, mức tỉ giá chủ yếu là chi vào tiền lương, theo Luật Nghèo cũ [20]. Tiền thuế, là đúng thực, chủ yếu đi thẳng vào những người nắm tiền quỹ, nhưng trong phần còn lại, một vài là chắc chắn đã chi tiêu trong những cách hữu ích - lấy thí dụ, trong việc điều hành viện Bảo tàng nước Anh, mà không có nó, Marx đã không thể viết bản văn kiệt tác của ông [21].

Quan trọng hơn vấn đề tỉ giá và thuế là vấn đề công việc của nhà tư bản. Trong trường hợp của một nhà tư bản nhỏ, chẳng hạn như một chủ nhà vườn, nông dân, là điều lố bich nếu xem ông ta như là một trong những người giàu có ăn không ngồi rồi. Nếu một trang trại được nhà nước điều hành, nó sẽ cần một quản lý, và một quản lý có năng lực có thể hầu như chắc chắn giành được một tiền lương khoảng bằng lợi nhuận của người chủ nhà vườn, tính một năm này sang năm khác. Những nhà sản xuất bông vải của những năm trước 1846, những người đã hình thành quan niệm của Engels về tư bản, và từ đó của Marx, đã phần lớn là những người trong cách tương đối khá nhỏ, người đã làm việc gần như hoàn toàn trên vốn đã vay mượn. Thu nhập của họ phụ thuộc vào khả năng của họ trong việc sử dụng tiền đã được cho họ vay mượn. Có sự thật là họ đã tàn bạo, nhưng không đúng sự thật rằng họ đã nhàn rỗi. Một ai đó đã phải tổ chức một nhà máy, một ai đó đã phải mua máy móc và bán những sản phẩm, một ai đó đã phải giám sát công việc hằng ngày. Trong những ngày đầu của chủ nghĩa tư bản, tất cả điều này đã được chủ nhân thực hiện; ấy thế nhưng Marx coi toàn bộ thu nhập của người chủ như là hoàn toàn do chiếm đoạt được từ giá trị thặng dư của những người làm công của ông ta tạo ra. Tôi biết có những đoạn trong đó điều ngược lại được thừa nhận, nhưng chúng lẻ loi, trong khi giả định rằng người sử dụng lao động - người làm chủ - không làm việc - thì được phổ biến.

Trong những phát triển với quy mô lớn hiện đại của doanh nghiệp tư bản, đó là sự thật, nhà tư bản thường được nhàn rỗi. Những người có cổ phần của công ty đường sắt không làm gì cả, và những giám đốc không làm gì cho nhiều lắm, trong đường lối quản lý công việc kinh doanh. Công tác quản lý, trong tất cả những quan tâm lớn rộng, có xu hướng rơi xuống nhiều hơn và nhiều hơn nữa vào tay của những chuyên gia làm công ăn lương, để lại những nhà tư bản như chỉ đơn thuần là những người nhận lợi nhuận. Đến mức như chủ nghĩa xã hội trình bày một tổ chức khoa học hơn của ngành công nghiệp, ít hỗn loạn hơn và ít thiếu  xót trong sự cẩn thận đắn đo suy tính trước, những chuyên gia làm công ăn lương có thể được dự kiến sẽ có cảm tình với nó. Tuy nhiên, họ ít khi làm như vậy, bởi vì, như là một kết quả của sự thiên vị được Marx đưa ra, chủ nghĩa xã hội đã nghiêng sang đại diện, như không chỉ cho những công nhân chống lại người giàu  có nhàn rỗi, nhưng cho cả những  người lao động chân tay, chống lại cả người giàu lẫn người lao động trí não. Marx, bằng cách làm ngơ trước những chức năng của những tư bản quy mô nhỏ trong việc quản lý kinh doanh của họ, đã tạo ra một lý thuyết  vốn nó không công bằng với những chuyên gia được trả lương là những người làm công tác quản lý trong chủ nghĩa tư bản quy mô lớn. Tuyên dương ca ngợi lao động chân tay như đối nghich với lao động trí não là một lỗi lầm lý thuyết, và những hiệu quả chính trị của nó đã là thảm hại.

Có thể nói rằng dù Marx đã đúng hay không trong những chi tiết tinh vi của phân tích kinh tế của ông không là điều quan trọng. Ông đã đúng trong việc chủ trì rằng giai cấp vô sản đã bị khai thác tàn nhẫn, và sự khai thác họ là do sức mạnh của giới giàu có. Để phân biệt một tầng lớp người giàu có với một tầng lớp khác, từ quan điểm này, là không đi đến đâu, điều quan trọng là chấm dứt sự bóc lột, và điều này chỉ có thể làm được bằng chinh phục quyền lực trong một cuộc chiến đấu tập thể cùng chống lại giới giàu có.

Đối với điều này có hai bất đồng ý. Đầu tiên là, việc hủy bỏ sự bóc lột, nếu thực hiện không khôn ngoan, có thể để lại giai cấp vô sản còn nghèo hơn nhiều so với trước; thứ hai, rằng Marx đã không phân tích đúng sức mạnh của đồng tiền nằm ở chỗ nào, và do đó đã đem lại cho ông một số kẻ thù không cần thiết.

Phản đối đầu tiên của những bất đồng ý này áp dụng với sự phá hủy của bất kỳ một hệ thống nào trong đó quyền lực được phân bố không đồng đều. Những ai nắm giữ quyền lực luôn luôn sẽ sử dụng địa vị của họ để có được những lợi thế đặc biệt cho chính họ; đồng thời, nói chung họ sẽ muốn ngăn chặn tình trạng hỗn loạn, và để đảm bảo một hiệu dụng nào đó nhất định trong hệ thống qua đó họ có lợi nhuận. Họ sẽ có xu hướng có một độc quyền thuộc về kinh nghiệm trong chính quyền và quản trị. Nó cũng có thể xảy ra rằng, nếu họ đột nhiên bị lật đổ, thiếu kiến thức và kinh nghiệm về phần những người trước đó đã bị áp bức sẽ làm cho chính những người này rơi vào khổ sở thậm chí còn nhiều hơn so với những khổ sở đã thoát khỏi. Nếu điều này không xảy ra, thì phải có, ở phía bên mới được giải phóng, một lượng có khả năng đủ tri thức về chính quyền và kỹ thuật để tiếp tục đời sống chính trị và kinh tế của cộng đồng. Những cuộc cách mạng thành công, chẳng hạn như cuộc Cách mạng Pháp, đã có nhiều kiến thức và thông minh ở bên của những người nổi loạn hơn là giữa những người chống đỡ cho hệ thống cũ. Trong trường hợp điều kiện này không thỏa mãn, quá trình chuyển đổi là ràng buộc với chịu đựng gian khổ, và có thể không bao giờ thành công trong sự tạo ra bất cứ cải tiến nào. Điều nghi ngờ là không biết dân chúng Haiti đã được hạnh phúc hơn hay không, kể từ khi họ lật bỏ quyền lực của người Pháp.

Đối với phân tích về sức mạnh của đồng tiền, tôi nghĩ rằng Henry George [22] là nhiều gần đúng hơn Marx. Henry George, theo sau Spence và những người theo phái trọng nông ở Pháp [23], đã thấy nguồn gốc của quyền lực kinh tế trong đất đai, và cho rằng cải cách cần thiết duy nhất là trả tiền thuê đất cho Nhà nước hơn là cho những chủ đất tư nhân. Đây cũng là quan điểm của Herbert Spencer cho đến khi ông trở nên già và thành khả kính. Trong những hình thức cũ hơn của nó, nó chắc chắn là không áp dụng được với thế giới hiện đại, nhưng nó chứa một yếu tố quan trọng của sự thật, vốn Marx thật không may mắn, bị hụt mất. Chúng ta hãy cùng cố gắng phát biểu nội dung trong những thuật ngữ hiện đại.

Tất cả quyền lực để bóc lột những người khác tùy thuộc vào sự sở hữu của một số độc quyền, hoặc toàn bộ hoặc một phần, vĩnh viễn hoặc tạm thời, nhưng độc quyền này có thể là độc quyền của những loại đa dạng nhất. Đất đai là hiển nhiên nhất. Nếu tôi sở hữu đất ở London hay New York, tôi có thể, do luật cấm xâm nhập trái phép, viện dẫn toàn bộ những lực lượng của Nhà nước để ngăn chặn những người khác sử dụng đất của tôi mà không có sự đồng ý của tôi. Những ai là người muốn sống, hoặc làm việc trên đất của tôi do đó phải trả tiền thuê cho tôi, và nếu đất của tôi là có rất nhiều lợi điểm, họ phải trả tiền thuê rất cao cho tôi. Tôi không phải làm bất cứ điều gì hết tất cả để đổi lấy tiền thuê đất. Nhà tư bản phải tổ chức một doanh nghiệp, nhà  chuyên môn  phải thực hành kỹ năng của mình, nhưng người chủ đất có thể thu tiền lệ phí về công nghiệp của họ mà không làm gì cả. Tương tự như vậy nếu tôi có mỏ  than hoặc sắt hoặc khoáng chất nào khác, tôi có thể viết ra những điều khoản của riêng tôi với những người muốn khai thác nó, miễn là tôi để lại cho họ một lợi nhuận tỉ lệ trung bình. Tất cả những cải tiến trong công nghiệp, mọi sự gia tăng dân số của thành phố, tự động làm tăng những gì người chủ đất có thể đòi hỏi trong những hình thức tiền cho thuê. Trong khi những người khác làm việc, ông vẫn còn nhàn rỗi, nhưng việc làm của họ đem lại cho ông khả năng giàu lớn hơn và càng giàu hơn.

Đất đai, tuy nhiên, không có nghĩa là hình thức duy nhất của sự độc quyền. Những người nắm tiền vốn kinh doanh, một cách tập thể, là những người độc quyền như đối với những người đi vay, đó là lý do tại sao họ có thể đòi tiền lãi. Việc kiểm soát tín dụng là một hình thức độc quyền khá là quan trọng như đất đai. Những người kiểm soát tín dụng có thể khuyến khích hoặc hủy hoại một doanh nghiệp như phán đoán của họ có thể trực tiếp làm, họ có thể thậm chí, trong những giới hạn, quyết định liệu một ngành công nghiệp trong tổng quát là được thịnh vượng hay chịu suy đồi. Quyền lực này họ có từ sự độc quyền.

Những người có quyền lực kinh tế nhất trong thế giới hiện đại lấy nó trong kết hợp từ đất đai, khoáng sản, và tín dụng. Những nhà ngân hàng lớn kiểm soát những mỏ sắt, than, và những hệ thống đường sắt; những nhà tư bản nhỏ hơn nằm trong tay sinh sát của họ, gần cũng hoàn toàn như những người vô sản. Sự chinh phục sức mạnh kinh tế đòi hỏi như bước đầu tiên của nó là lật đổ những độc quyền. Sau đó sẽ vẫn còn chờ xem, trong một thế giới mà trong đó không có độc quyền tư nhân, không biết những con người, là những kẻ đã đạt được những thành công do kỹ năng mà không cần sự trợ giúp của sức mạnh cuối cùng của kinh tế, họ có thực hiện tác hại nhiều hơn hay không. Nó là câu hỏi, trong kết toán cuối cùng, không biết thế giới bây giờ sẽ là tốt hơn, nếu như ông Henry Ford đã bị ngăn chặn không được sản xuất xe ô tô giá rẻ, và tác hại vốn những nhà công nghiệp lớn thực hiện thường phụ thuộc vào việc tiếp cận của họ với một số nguồn thuộc quyền lực độc quyền. Trong những tranh chấp lao động, chủ nhân là kẻ địch trực tiếp, nhưng thường không quá một tư nhân trong hàng ngũ kẻ địch. Kẻ địch thực sự là nhà độc quyền.


Bertrand Russell

(Freedom and Organization, London: Allen & Unwin; Freedom Versus Organization, New York: W. W. Norton, 1934.)


Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Mar, 2011)


(Dịch từ: Bertrand Russell, “The Theory of Surplus Value” (1934), trong The Basic Writings of Bertrand Russell (1903-1959), Part XII, The Philosopher in the Field of Economics, ed. Robert. E. Egner và Lester E Denonn. London: Routledge, 2009, pp. 489-496)


[1] Tithes: một phần mười tiền thu nhập hàng năm, trước đây được thu như tiền thuế, đặc biệt đóng vào quĩ tài chính cho giới thày chăn chiên và những hội nhà thờ.

[2] Bài này – xuất hiện đầu tiên trong tập Freedom and Organisation, 1814-1914 của B. Russell.  Đây là chương XIX trong tập này – sau các chương về Malthus (VIII), Bentham (IX), Mill (X) , và Ricardo (XI).
 
[3] David Ricardo (1772 – 1823) nhà kinh tế chính trị người Anh.  Ông được xem là một trong những nhà kinh tế cổ điển quan trọng, có ảnh hưởng nhất, cùng với Thomas Malthus, Adam Smith, and John Stuart Mill.

Trường phái cổ điển của lý thuyết kinh tế bắt đầu với Adam Smith, The Wealth of Nations. xuất bản năm 1776, xác định đất đai, lao động, và vốn là ba yếu tố sản xuất và đóng góp chính cho sự giàu có của một quốc gia. Theo quan điểm của Smith, nền kinh tế lý tưởng là một hệ thống thị trường tự điều hành, tự động đáp ứng các nhu cầu kinh tế của dân chúng.  Ông mô tả cơ chế thị trường như là một “bàn tay vô hình” dẫn tất cả các cá nhân, trong việc theo đuổi của tự-lợi ích riêng của họ, để tạo ra lợi ích lớn nhất cho xã hội như một toàn thể.

Trong khi Adam Smith nhấn mạnh việc sản xuất các nguồn thu nhập, David Ricardo tập trung vào việc phân phối thu nhập giữa các chủ đất, công nhân, và những nhà tư bản. Ricardo đã nhìn thấy một  xung đột giữa những chủ đất về một mặt, và lao động và tiền vốn về một mặt khác. Ông đặt giả thuyết rằng sự tăng trưởng của dân số và vốn đầu tư, ép mạnh vào một nguồn cung cấp cố định của đất, đẩy giá thuê lên và kéo tiền lương và lợi nhuận xuống.

Thomas Robert Malthus sử dụng các khái niệm về giảm thiểu lợi nhuận để giải thích mức sống thấp. Dân số, ông lập luận, có xu hướng tăng vọt lũy tiến, bỏ xa sự sản xuất thực phẩm, vốn chỉ tăng theo đường thẳng. Sức mạnh của một dân số tăng nhanh so với một số lượng đất hạn chế, có nghĩa là giảm dần giá trị  lao động. Kết quả, ông tuyên bố, là tiền lương thấp kinh niên, không nâng mức sống vượt quá mức sinh hoạt tối thiểu cho hầu hết dân chúng.

Malthus cũng đặt câu hỏi về xu hướng tự động của một nền kinh tế thị trường để sản xuất công ăn việc làm cho mọi người. Ông đổ lỗi nạn thất nghiệp do xu hướng của nền kinh tế muốn hạn chế chi tiêu của mình bằng cách tiết kiệm quá nhiều, một vấn đề bị lãng quên cho đến khi John Maynard Keynes làm sống lại trong những năm kinh tế khủng hoảng 1930.

Cuối truyền thống kinh tế cổ điển, John Stuart Mill rời bỏ các nhà kinh tế cổ điển trước đó về sự tất yếu của sự phân phối thu nhập được tạo bởi hệ thống kinh tế thị trường. Mill chỉ ra một sự khác biệt rõ rệt giữa hai vai trò của thị trường: phân bổ nguồn tài nguyên và phân phối thu nhập. Thị trường có thể hiệu quả trong phân bổ nguồn lực tài nguyên, nhưng không trong phân phối thu nhập, ông đã viết, làm cho xã hội cần thiết phải can thiệp.

Đến đây, dẫn đến trường phái kinh tế theo Marx, thách thức cơ sở của lý thuyết cổ điển. Viết giữa thế kỷ 19, Karl Marx nhìn chủ nghĩa tư bản như là một giai đoạn tiến hóa trong tiến trình phát triển kinh tế. Ông tin rằng chủ nghĩa tư bản cuối cùng sẽ huỷ diệt chính nó và được kế tục bởi một thế giới mà không có sở hữu tư nhân.

[4] Chúng ta đã dịch những danh từ kinh tế đặc biệt này bằng phiên âm – nay để nguyên. Hiểu là những tổ hợp gồm những công ti lớn liên kết với nhau – Trust chặt chẽ hơn, và vững chãi hơn. Ở những cartel, những công ti thành viên vẫn giữ độc lập

[5] Thomas Robert Malthus (1766-1834): Đóng góp chính của ông là làm nhấn mạnh liên hệ giứ mức cung của thực phẩm và (mức cầu) của dân số. Tuy nhiên loài người đã không đi đến nạn nhân mãn mức chết đói vì con người thay đổi ững xử của họ trước những thúc đẩy kinh tế.

Nhận xét là trong khi sản lượng lương thực phẩm có xu hướng tăng số học (arithmetically), dân số tự nhiên có xu hướng tăng với tốc độ hình học (nhanh hơn - geometric rate), Malthus lập luận không có gì ngạc nhiên khi con người, thế nên chọn lựa để giảm (hoặc "kiểm soát") mức tăng dân số. Con người có thể gia tăng sản xuất lương thực, Malthus cho rằng, chỉ bằng những phương pháp chậm, khó khăn như thu hồi đất chưa sử dụng, hoặc thâm canh, nhưng họ có thể kiểm soát tốc độ tăng trưởng dân số hiệu quả hơn bằng cách kết hôn muộn, sử dụng biện pháp tránh thai, di cư, hoặc, trong nhiều trường hợp cực đoan, dùng đến giảm thiểu săn sóc y tế, dung túng bệnh lan truyền trong xã hội, hoặc điều kiện sống nghèo khổ, gây chiến tranh, hoặc thậm chí giết trẻ sơ sinh (infanticide).

[6] Utopias
[7] CTTG – Nghĩ rằng điều này Engels phát biểu trong dẫn nhập của ông ở La Misère de la Philosophie.

[8] “the traffic will bear”: những điều kiện hiện hành sẽ cho phép hay để xảy ra. 
[9] tautology
[10] price-form
[11] a quantitative incongruity

[12] Thomas Hodgskin (1787-1869): là sĩ quan hải quân Anh trước khi quay sang kinh tế. Ông nhiệt tình quan tâm với số phận những người lao động sau những kinh nghiệm của ông có với sự sự ngược đâi những thủy thủ. Bàn luận của ông về giá trị lao động tiếp nối David Ricardo và đi trước John Stuart Mill's. Karl Marx và Frederick Engels trong Capital nhắc dẫn tên ông.

[13] John Locke (1632-1704) được xem như triết gia người Anh vĩ đại nhất, cha đẻ của chủ nghĩa thực  nghiệm mới (modern empiricism), về chính trị, là cha đẻ của chủ nghĩa tự do (liberalism);  John Locke bênh vực những quyền tự nhiên (natural rights) của con người – ý tưởng răng mỗi người làm chủ mình và có những tự do nhất định không thể bị nhà nước hay bất kỳ ai ước đoạt. Khi một người lao động làm việc tạo kết quả sản xuất, kết quả ấy là sở hữu của người ấy.

[14] CTTG - Halévy, Thomas Hodgskin, pp. 208–9, Société Nouvelle de Librairie et d’édition, Paris,
[15] A quarter of grain = 8 bushels (291 liters, based on the British Imperial bushel),
[16] Bushels
[17] Tiền Anh – 3 pounf, 11 shilling, 0 pence

[18] Constant capital (c) vốn bất biến: khái niệm của Karl Marx. Nó chỉ một hình thức của tiền vốn đầu tư trong sản xuất, ngược với variable capital (v) vốn khả biến: đó là phí tổn trong sự thuê năng lực lao động. Marx đã thêm vào các định nghĩa về vốn như trên . Vốn khả biến dùng để chỉ đầu tư của nhà tư bản trong năng lực lao động, được xem như là nguồn duy nhất của giá trị thặng dư. Nó được gọi là "khả biến" vì lượng giá trị nó có thể sản xuất thay đổi từ số tiền (vốn) nó tiêu thụ, ví dụ như nó tạo ra giá trị mới. Trong lý thuyết kinh tế Marx, vốn bất biến đề cập đến đầu tư vào các khía cạnh của sản xuất mà không phải lao động, giống như nhà máy và máy móc. Karl Marx cho rằng tư bản cố định là quan trọng bởi vì nó đóng góp chỉ giá trị thay thế của riêng nó vào với những mặt hàng mà nó (vốn) được sử dụng để sản xuất.

Trong kinh tế, cả cổ điển lẫn Marx, vốn là tiền dùng để mua sự-việc-vật gì đó ngõ hầu để bán. Của cải đến từ tiến trình luân chuyển và hình thành nên cơ bản cho hệ thống kinh tế gọi là tư bản như chúng ta biết ngày nay.

[19] Theo tính toán trên đây – tổng số thành sau khi bán hàng, đem trừ chỉ tiền công trả công nhân là giá trị thặng dư – đó là tính toán quá đơn giản – vì hiệu số kể trên, chưa tính tiền thuế, tiền lãi phải trả (nếu chủ nhân đi mượn vốn) và cả tiền công cho người chủ - vì ông này cũng có làm việc, có thể không lao động chân tay, nhưng không phải là “ngồi chơi xơi nước”. Và trong một quốc gia như nước Anh, tiền thuế cũng không hoàn toàn là không “chảy” về phục vụ người lao động, thí dụ như những tiện ích công công (trường học, thư viện, giao thông, y tế,…)

[20] The poor law amendment act 1834.  Một cách vắn tắt – trong nước Anh đã có luật giúp đỡ, cứu tế, người nghèo – từ 1556, thời nữ hoàng Elizabeth I. Đến khi cuộc cách mạng Anh bùng nổ ở thế kỷ 19, luật này được sửa đổi và bổ túc, khắc nghiệt hơn, thí dụ loại bỏ, những người không công ăn việc làm nhưng mạnh khỏe, có khả năng, trong đám những người nghèo thành thị.  Russell nhắc “Luật Nghèo cũ” – chỉ luật cũ có từ đời Elizabeth I.

[21]  Marx đã sống ở London như một người hoạt động chính trị lưu vong từ 1849 đến khi ông chết năm 1883. Giống nhiều người trước và sau ông, Marx tìm thấy phòng đọc của thư viện trong viện bảo tàng nước Anh  (British Library Reading Room at the British Museum) là chỗ lý tưởng để suy nghĩ và sáng tạo. Những ai muốn dùng phòng này phải viết đơn xin và được người thủ thư trưởng cấp thẻ đọc sách. Trong số những người có thẻ đọc sách nổi tiếng, có thể kể: Karl Marx, Lenin, Carlyle, Thackeray, Dickens, Shaw, Lenin, Ghandi, Sir Arthur Conan Doyle. Tất cả đã đến ngồi trên những ghế da, dưới mái nhà vòm cung cao vút, vây quanh là những kệ cao chạm mái, chất đầy sách.

Marx nhận thẻ đọc sách năm 1850, chính ở đây, tại phòng đọc sách nổi tiếng này, ông đã khảo cứu và viết bộ ‘magnum opus’ - Das Kapital..

[22] Henry George (1839-1897) – tác giả người Mỹ, kinh tế và chính trị gia. Nổi tiếng vì lập luận rằng tiền thuê nhà đất nên được chia đều do mọi người trong xã hội hơn là thuộc sở hữu tư nhân.

[23] Physiocrat – physiocracy:  chủ nghĩa trọng nông (重農主義): Học thuyết và hệ thống kinh tế chủ trương rằng sự giàu có bao bao gồm trong các sản phẩm của đất đai; tất cả các lao động đầu tư trong sản xuất công nghiệp và trong việc phân phối của cải, mặc dù có ích, nhưng không sinh sản gì thêm, và rằng thu nhập của Nhà nước nên được cung cấp bằng một thứ thuế trực tiếp trên đất đai. Gỉa thuyết kinh tế này còn được gọi là physiocratism.

Trong những người ủng hộ lý thuyết của physiocracy; là một nhóm các nhà triết học Pháp và các nhà kinh tế chính trị, có François Quesnay (1694-1774) dẫn đầu. Họ cho rằng, một hiến pháp hoặc trật tự tự nhiên hiện hữu trong xã hội, vi phạm chúng là nguyên nhân của tất cả các tệ nạn gây khổ đau cho con người. Một quyền cơ bản bắt nguồn từ hiến pháp, hay trật tự này được chủ trì là tự do của con người về tư tưởng , tài sản và các hợp đồng, trao đổi. Các physiocrats coi đất hay nguyên liệu thô là nguồn duy nhất của sự giàu có, bỏ qua không kể đến những yếu tố như lao động và vốn đầu tư. Họ vẫn cho rằng, tài sản bao gồm hoàn toàn trong những gì đất đai sản xuất, thế nên tất cả thu nhập của chính phủ chỉ phải thu góp qua một loại thuế trực tiếp về đất đai.