Tuesday, March 8, 2011

Bertrand Russell - Lý thuyết Duy vật về Lịch sử

Lý thuyết Duy vật về Lịch sử

(The Materialistic Theory Of History)

Bertrand Russell






Khái niệm duy vật về lịch sử, như nó được gọi tên, là do Marx, và làm nền tảng cho toàn bộ triết học Cộng sản. Tôi không có ý nói, dĩ nhiên, là một người không thể là một người cộng sản mà không chấp nhận nó, nhưng như trong thực tế, nó được Đảng Cộng sản chấp nhận, và như nó ảnh hưởng sâu sắc quan điểm của họ về phần chính trị và chiến thuật. Danh xưng không chuyển tải chính xác chút nào tất cả về những gì lý thuyết có hàm nghĩa. Nó có nghĩa là tất cả những các hiện tượng quần chúng [1] của lịch sử được quyết định bởi những động cơ kinh tế. Quan điểm này không có kết nối yếu tính nào với chủ nghĩa duy vật trong ý nghĩa triết học. Chủ nghĩa duy vật trong ý nghĩa triết học có thể được định nghĩa là lý thuyết cho rằng tất cả những xuất hiện nhìn bên ngoài như thuộc não thức, hoặc là thực sự vật chất, hoặc trong bất cứ mức độ nào, có những nguyên nhân hoàn toàn vật chất. Chủ nghĩa duy vật trong ý nghĩa này cũng đã được Marx thuyết giáo, và được tất cả những nhà Marxist chính thống chấp nhận. Những luận chứng tán dương hay chống lại nó là dài và phức tạp, và chúng ta không cần phải quan tâm, bởi vì trong thực tế, đúng thật hay sai lầm của nó chuyên chở rất ít, hoặc không chuyên chở gì về chính trị.


Đặc biệt, chủ nghĩa triết học duy vật không chứng minh rằng những nguyên nhân kinh tế là nền tảng trong chính trị. Quan điểm của Buckle [2], thí dụ, theo đó khí hậu là một trong những yếu tố quyết định, cũng tương đương ngang bằng với chủ nghĩa duy vật. Cũng thế là quan điểm của Freud, vốn truy dấu tất cả mọi thứ về quan hệ tình dục. Có vô số những cách nhìn lịch sử vốn chúng là duy vật trong ý nghĩa triết học mà  không phải là kinh tế, hay rơi vào trong vòng những công thức của những người theo Marx. Thế nên, “khái niệm duy vật về lịch sử” có thể là sai lầm ngay cả nếu như chủ nghĩa duy vật theo ý nghĩa triết học là đúng thực.

Mặt khác, nguyên nhân kinh tế có thể nằm ở dưới đáy của tất cả những biến cố chính trị, ngay cả nếu triết học duy vật có là sai. Những nguyên nhân kinh tế hoạt động thông qua khát khao của con người với những sự sở hữu, và sẽ là tối cao nếu khát khao này đã là tối cao, ngay cả dẫu nếu khi khát khao có thể không giải thích được trong những điều kiện duy vật, từ một quan điểm triết học.

Do đó, không có kết nối logich nào dù một trong hai cách giữa triết học duy vật và những gì được gọi là “khái niệm duy vật về lịch sử”.

Mất vài khoảnh khắc để nhận ra những sự kiện giống như thế này, bởi vì mặt khác những lý thuyết chính trị đều được hỗ trợ và bị phản đối với những lý do rất không liên hệ gì với nhau, và những lập luận của triết học lý thuyết được sử dụng để xác định những câu hỏi vốn phụ thuộc trên những sự kiện cụ thể của bản chất con người. Sự hỗn hợp này làm thiệt hại cả triết học lẫn chính trị, và do đó là quan trọng để tránh.

Vì lý do khác, cũng vậy, cố gắng đặt một cơ sở lý thuyết chính trị trên học thuyết triết học là điều không nên mong muốn. Học thuyết triết học của chủ nghĩa duy vật, nếu có đúng chăng tất cả, sẽ là đúng ở khắp mọi nơi và đúng luôn luôn, chúng ta không thể mong đợi ngoại lệ đối với nó, nói rằng, ở trong Phật giáo hoặc trong phong trào Hussite [3]. Và do đó, nó xảy ra rằng những người mà chính trị của họ được giả định là một hệ quả của siêu hình học của họ phát triển tuyệt đối và tràn lan càn quét, không có khả năng thừa nhận rằng một lý thuyết tổng quát của lịch sử, có tốt nhất đi nữa, là chỉ đúng trên toàn bộ và trong chính yếu. Tính chất giáo điều của chủ nghĩa cộng sản theo Marx tìm thấy hỗ trợ trong cơ sở triết học được giả định của học thuyết, nó có sự chắc chắn cố định của thần học Catô, mà không có sự  uyển chuyển thay đổi và hoài nghi thực dụng của khoa học hiện đại.

Xem như là một ước đoán gần đúng có tính thực tiễn, không phải như là một luật siêu hình chính xác, khái niệm duy vật về lịch sử có một chừng mức rất lớn của sự thật. Hãy lấy, như là một thí dụ cụ thể về sự đúng thực của nó, ảnh hưởng của chủ nghĩa công nghiệp [4] trên những ý tưởng. Đó là chủ nghĩa công nghiệp, hơn là những lập luận của những người theo chủ nghĩa Darwin và những phê phán với kinh Thánh, vốn đã dẫn đến sự phân rã của niềm tin tôn giáo trong giai cấp công nhân thành thị. Đồng thời, chủ nghĩa công nghiệp, đã làm sống lại niềm tin tôn giáo giữa giới giàu có. Trong thế kỷ thứ mười tám, những quý tộc Pháp chủ yếu đã trở thành những nhà tư tưởng tự do, vô thần; bây giờ con cháu của họ phần lớn là người theo đạo Catô, bởi vì nó đã trở thành cần thiết cho tất cả những lực lượng phản động để đoàn kết chống lại giai cấp vô sản cách mạng. Hãy lấy, một thí dụ nữa, sự giải phóng phụ nữ. Plato, Mary Wolstonecraft, và John Stuart Mill đã đưa ra những luận chứng đáng ngưỡng mộ, nhưng chỉ ảnh hưởng với một ít nhà triết học duy ý [5] bất lực. Chiến tranh đã xảy ra, dẫn đến sự sử dụng nhân công phụ nữ trong ngành công nghiệp trên một quy mô lớn, và ngay lập tức những luận chứng ủng hộ cho phụ nữ được quyền bỏ phiếu được xem là không thể cưỡng lại. Hơn thế nữa, luân lý truyền thống về tình dục bị sụp đổ, bởi vì toàn bộ cơ sở của nó là sự phụ thuộc về kinh tế của phụ nữ với những người cha và người chồng của họ. Thay đổi trong vấn đề đạo đức tình dục như thế mang lại với họ những thay đổi sâu sắc trong suy nghĩ và cảm xúc của những người nam và nữ  bình thường, họ thay đổi pháp luật, văn học, nghệ thuật, và tất cả những loại của những tổ chức vốn xem dường  xa vời với kinh tế.

Những sự kiện giống như những điều này biện minh cho những người theo Marx, như họ phát biểu, trong khi nói về “ý thức hệ tư sản”, có nghĩa là loại đạo đức đã được áp đặt lên thế giới bởi những người chiếm hữu tư bản. Mãn nguyện, với phần mình có, có thể được lấy làm điển hình cho những đức tính mà giới giàu có rao giảng cho giới nghèo. Họ thành thật tin tưởng rằng nó là một đức tính, với mọi mức độ, trước đây họ đã thực hành. Những người nhiều tín ngưỡng hơn trong số những người nghèo cũng tin vào nó, một phần từ ảnh hưởng của những người có uy tín,, một phần từ một thúc đẩy để chịu tuân phục, những gì MacDougall gọi là  “cảm giác tự tiêu cực”, vốn nó thông thường hơn là so với một số người nghĩ. Tương tự như vậy, những người đàn ông rao giảng về đức hạnh trinh tiết của phái nữ, và phụ nữ thường thường chấp nhận giảng dạy của họ, cả hai bên thực sự tin vào thuyết lý, nhưng sự dai dẳng của nó chỉ có thể qua sức mạnh kinh tế của nam giới. Điều này dẫn đến những phụ nữ lầm lỗi bị trừng phạt ở đây trên mặt đất, vốn nó làm cho trừng phạt thêm nữa ở đời sau xem ra dường có thể có. Khi những hình phạt kinh tế không còn, việc kết án của tội lỗi dần dần bị suy thoái. Trong những thay đổi như vậy, chúng ta thấy sự sụp đổ của "ý hệ tư tưởng tư sản”.

Nhưng bất chấp tầm quan trọng cơ bản của những sự kiện kinh tế trong việc xác định chính trị và tin tưởng của một thời đại hay một quốc gia, tôi không nghĩ rằng những yếu tố phi-kinh tế có thể được bỏ qua mà không có những sai lầm chết người  trong thực tế.

Yếu tố phi kinh tế hiển nhiên nhất, và yếu tố mà sự sao lãng về nó đã dẫn chủ nghĩa xã hội đi lạc lối nhất, là chủ nghĩa dân tộc [6]. Dĩ nhiên một quốc gia, một khi đã hình thành, có những lợi ích kinh tế vốn phần lớn chúng xác định nền chính trị của nó, nhưng nó không phải là, như một quy luật, những động cơ kinh tế quyết định nhóm nào của những con  người sẽ tạo thành một quốc gia. Trieste, trước chiến tranh, tự xem mình là thuộc Ý, mặc dù toàn bộ sự thịnh vượng của nó như là một cửa biển phụ thuộc vào sự nó thuộc về nước Áo. Không có động lực kinh tế nào có thể giải thích cho sự đối lập giữa Ulster và phần còn lại của Ireland. Tại Đông Âu, sự phân mảnh những quốc gia Balkan tạo nên bởi sự  tự quyết đã rõ ràng là tai hại từ một quan điểm kinh tế, và đã được đòi hỏi  vì những lý do đó vốn đã là tình cảm trong bản chất. Trong suốt cuộc chiến tranh, những người lao động, chỉ có một vài ngoại lệ, tự để chính họ được điều hành bởi tình cảm dân tộc, và làm ngơ trước những lời kêu gọi truyền thống cộng sản: “Công nhân của thế giới, hãy đoàn kết”.  Theo như chủ nghĩa Marx chính thống, họ đã bị lừa dối bởi tư bản khôn ngoan, những người đã tạo lợi nhuận của họ từ những lò sát sinh. Nhưng với bất cứ ai có khả năng quan sát những sự kiện tâm lý, rõ ràng rằng điều này phần lớn là một huyền thoại. Một con số to lớn của những nhà tư bản đã bị hủy hoại bởi chiến tranh, những ai trong giới đó là người trẻ tuổi cũng có khả năng bị giết như những người vô sản. Không nghi ngờ gì là sự cạnh tranh thương mại giữa Anh và Đức đã có rất nhiều điều với gây ra chiến tranh, nhưng sự cạnh tranh là một điều khác biệt với sự tìm kiếm lợi nhuận. Có khả năng là nếu kết hợp những tư bản, cả Anh và Đức có thể đã tạo lợi nhuận  nhiều hơn họ đã làm ra trong sự cạnh tranh, nhưng sự cạnh tranh là bản năng, và hình thức kinh tế của nó là ngẫu nhiên. Những nhà tư bản đã nằm trong tay nắm của những nhà dân tộc chủ nghĩa cũng nhiều như những vô sản “bị lừa dối” của họ. Trong cả hai giai cấp một số đã được thêm lợi bởi chiến tranh, nhưng   ý chí phổ quát đi đến chiến tranh đã không phải được tạo ra bởi hy vọng về tăng thêm lợi. Nó được tạo ra bởi một tập hợp khác của những bản năng, và là một mà tâm lý học theo Marx thất bại không nhận thức đầy đủ.

Những người theo Marx giả định rằng một “bầy đàn” của con người, từ điểm nhìn của bản năng-bầy đàn, là giai cấp của anh ta, và rằng anh ta sẽ kết hợp với những người có có lợi ích giai cấp kinh tế tương tự như của anh ta. Điều này rất đúng chỉ một phần trong thực tế. Tôn giáo đã là yếu tố quyết định nhiều nhất trong việc xác định bầy đàn của một người trong suốt những giai đoạn dài của lịch sử thế giới. Ngay cả bây giờ, một người Catô lao động sẽ bỏ phiếu cho một nhà tư bản Catô hơn là cho một người theo chủ nghĩa xã hội nhưng vô thần. Ở Mỹ những phân chia trong những bầu cử địa phương chủ yếu là trên những đường ranh tôn giáo. Điều này không có gì phải ngờ là tiện lợi cho những nhà tư bản, và có xu hướng làm cho họ thành những người có tôn giáo, nhưng những nhà tư bản không thôi thì không thể sản xuất được kết quả. Kết quả sản xuất được bởi sự kiện là nhiều người lao động thích sự thăng tiến của tín ngưỡng của họ hơn là với sự cải thiện sinh kế của họ. Dù cho một trạng thái não thức như thế có thể đáng khinh đến đâu đi nữa, nó không thiết yếu do những dối trá tư bản.

Tất cả chính trị được chi phối bởi những ham muốn của con người. Lý thuyết duy vật lịch sử, trong phân tích vừa qua, đòi hỏi giả định rằng mọi người có ý thức chính trị thì bị chi phối bởi một ước muốn độc nhất - ước muốn để tăng phần chia của mình trong những sản phẩm tiện nghi, và, hơn nữa, rằng phương pháp của ông để đạt được mong muốn này sẽ thường là tìm cách gia tăng phần chia của giai cấp của ông ta, không phải chỉ riêng phần chia cá nhân của ông. Nhưng giả định này là rất xa sự thật. Con người ước muốn quyền lực, họ mong muốn những thỏa mãn cho sự tự hào và sự tự tôn trọng mình. Họ khát khao chiến thắng trước những đối thủ, rất sâu xa đến nỗi họ sẽ phát minh ra một sự kình địch với mục đích vô thức cho một chiến thắng thành khả hữu Tất cả những động cơ này cắt ngang động cơ thuần khiết kinh tế trong những đường lối là quan trọng thực tiễn.

Có nhu cầu của một điều trị cho những động cơ chính trị bằng những phương pháp của phân tâm học. Trong chính trị, như trong đời sống riêng, con người phát minh ra những huyền thoại để hợp lý hóa hành vi của họ. Nếu một người nghĩ rằng chỉ có động cơ hợp lý trong chính trị là tự thăng tiến trong kinh tế, ông sẽ thuyết phục mình rằng những điều ông muốn làm sẽ làm cho ông ta giàu có. Khi ông muốn đánh nhau với người Đức, ông bảo với mình rằng sự cạnh tranh của họ đương phá hoại thương mại của ông. Nếu, mặt khác, ông là một nhà “duy ý”, những người chủ trương rằng chính trị của mình nên nhắm vào sự tiến bộ của nhân loại, ông sẽ nói với mình rằng những tội ác của những người Đức đòi hỏi họ phải chịu bẽ mặt nhục nhã. Những người theo Marx thấy qua điều kể sau là ngụy trang, nhưng không thấy qua điều kể trước. Mong ước tiến bộ  kinh tế cho riêng một người là là tương đối hợp lý. Đối với Marx, người đã thừa hưởng tâm lý học duy lý thế kỷ thứ mười tám từ những nhà kinh tế chính thống của người Anh, sự tự làm giàu xem dường như mục đích tự nhiên của những hành động chính trị của một người. Nhưng tâm lý học hiện đại đã lặn sâu hơn xuống đại dương của điên dại mà trên đó chiếc bè nhỏ nhoi của lý trí con người dập dềnh không vững. Sự lạc quan trí tuệ của một thời đại đã qua không còn có thể có nữa với những người hiện đại học hỏi về bản chất con người. Tuy nhiên, nó nấn ná lưu lại trong chủ nghĩa Marx, làm cho những người theo Marx cứng nhắc và thành Kẻ-gò-khuôn-ép-khổ [7] trong sự đối xử của họ với đời sống thuộc về bản năng. Thuộc về sự lạnh cứng này, khái niệm duy vật lịch sử là một thí dụ nổi bật.

Trong chương tiếp theo, tôi sẽ cố gắng phác đại cương một tâm lý chính trị vốn xem ra với tôi gần đúng nhiều hơn là của Marx.

(The Practice and Theory of Bolshevism (Thực hành và lý thuyết của Bolshevism). London: Allen & Unwin, 1920.)

 Bertrand Russell

Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Mar, 2011)


(Dịch từ: Bertrand Russell, “The Materialistic Theory Of History (1920), trong The Basic Writings of Bertrand Russell (1903-1959), Part XIII, The Philosopher of History, ed. Robert. E. Egner và Lester E Denonn. London: Routledge, 2009, pp. 506-510)


[1] mass-phenomena – tôi nhấn mạnh (LDB)

[2] Henry Thomas Buckle (1821 –1862) sử gia người Anh, tác giả A History of Civilization. Buckle tưởng tượng rằng Lịch sử có thể trở thành cũng khoa học như bất kỳ của các môn khoa học tự nhiên nào khác, nếu chúng ta chỉ nhìn nhận sự hiện hữu của những luật được áp dụng một cách cũng chặt chẽ trong các sinh hoạt của con người như là những luật, chắc chắn hiển nhiên và tất định, của thế giới tự nhiên, được áp dụng trong thế giới vật chất. Đó là khí hậu, thực phẩm, đất đai, và các khía cạnh của thiên nhiên là những nguyên nhân chính của tiến bộ trí tuệ.
[3] The Hussites là một phong trào vận động trong đạo Kitô theo những giảng dạy của nhà cải cách tôn giáo người Czech là Jan Hus (1369–1415).
[4] Industrialism
[5] Idealist – idealism
[6] Nationalism
[7] Procrustean – từ Procrustes - (Greek mythology) - là người khổng lồ trong huyền thoại Hylạp, là kẻ ăn trộm và sát nhân, Procruste bắt và rồi buộc người bị bắt vào một chiếc giường sắt, kéo chân nạn nhân dài ra hoặc chặt ngắn chân của họ đi, để cho vừa với cái giường.