Bertrand Russell
(Ideas that have harmed Mankind)
Những bất hạnh của loài người có thể chia thành hai hạng: Thứ nhất, những gì gây ra bởi môi trường phi nhân, và thứ hai, những gì gây ra bởi tha nhân. Như nhân loại đã tiến bộ về kiến thức và kỹ thuật, hạng thứ hai đã trở thành một tỷ lệ có phần trăm liên tục tăng dần trên tổng số. Trong những thời cổ, nạn đói, lấy thí dụ, là do những nguyên nhân thiên nhiên, và mặc dù người ta đã làm hết sức mình chống lại nó, những số lớn trong họ đã chết vì đói. Ở thời điểm hiện nay, có những phần lớn của thế giới đang đối mặt với sự đe dọa của nạn đói, nhưng mặc dù những nguyên nhân thiên nhiên đã góp phần vào tình trạng này, những nguyên nhân chủ yếu là từ con người. Trong sáu năm, những quốc gia văn minh của thế giới cho dành tất cả những năng lực tốt nhất của họ để giết hại lẫn nhau, và họ đột nhiên thấy khó khăn để chuyển tất cả sang giữ cho mỗi một trong đám họ được sống còn. Sau khi phá hủy những thu hoạch canh nông, tháo gỡ những máy móc nông nghiệp, và làm rối loạn tổ chức vận chuyển, họ thấy không là vấn đề dễ dàng để cứu trợ nạn thiếu hụt hoa màu ở một nơi, bằng những phương tiện của sự quá dư thừa ở một nơi khác, vốn đã là dễ dàng thực hiện nếu như hệ thống kinh tế đã hoạt động với trật tự bình thường. Như điều minh họa này cho thấy, bây giờ là con người là thù địch tệ hại nhất của con người. Thiên nhiên, có đúng thật, vẫn nhìn cho chắc là chúng ta là rồi sẽ chết, nhưng với sự tiến bộ trong y học, nó sẽ trở thành càng thêm phổ biến hơn cho con người sống cho đến tận khi họ mãn phần đời. Chúng ta được giả định là ước ao sống mãi mãi và hân hoan mong đợi những vui sướng bất tận của thiên đường, trong đó, bởi phép lạ, sự đơn điệu sẽ không bao giờ lớn dậy thành nhạt nhẽo. Nhưng trên thực tế, nếu bạn hỏi bất kỳ người nào là người bộc trực, không còn trẻ nữa, ông là rất có thể nói với bạn rằng, sau khi đã nếm mùi sự sống trong thế giới này, ông không có mong ước lại bắt đầu lần nữa như một “đứa trẻ mới” trong một thế giới khác. Trong tương lai, do đó, có thể được nhận rằng phần nhiều những tà độc quan trọng nhất mà nhân loại phải xem xét là những tà độc mà họ gây ra cho nhau qua ngu dốt hay ác tâm hoặc cả hai.
Tôi nghĩ rằng những tà độc mà người ta gây ra cho lẫn nhau, và bằng triệt hạ giáng xuống chính tự thân họ, có nguồn gốc chính của chúng trong những đam mê tà độc đúng hơn là trong những ý tưởng hay những tin tưởng. Nhưng những ý tưởng và nguyên tắc mà chúng thực gây hại, như một quy luật, mặc dù không phải luôn luôn, là trùm áo che dấu những đam mê tà độc. Ở Lisbon , khi những người rối đạo [1] bị đốt sống trước công chúng, đôi khi xảy ra một trong số họ, chủ yếu do một sự công khai từ bỏ vì sáng trí, sẽ được ban ơn được chịu thắt cổ, trước khi bị ném vào đám lửa. Điều này sẽ làm cho những người xem rất tức giận đến nỗi giới chức trách đã gặp khó khăn rất lớn trong việc ngăn ngừa họ đánh xé kẻ sám hối và chính họ dành đốt người này. Cảnh tượng những quằn quại thống khổ của những nạn nhân, trên thực tế, là một trong những khoái lạc chính yếu mà dân chúng trông đợi để làm sinh động lên một cuộc sống có phần nào buồn tẻ. Tôi không thể nghi ngờ rằng lạc thú này đã đóng góp lớn lao vào tin tưởng chung rằng đốt sống những người rối đạo là một hành động chính đáng. Điều cùng một loại áp dụng vào chiến tranh. Những người mạnh mẽ và tàn bạo thường tìm thấy chiến tranh là thích thú, miễn là nó là một chiến tranh chiến thắng và rằng không có quá nhiều lẫn lộn với hãm hiếp và cướp bóc. Đây là một sự trợ giúp rất lớn trong việc thuyết phục người ta rằng chiến tranh là chính đáng. Tiến sĩ Arnold, người anh hùng của Những ngày còn đi học của Tom Brown [2], và là nhân vật cải cách học đường tư thục [3] được ngưỡng mộ, đã gặp một số kẻ lập dị là những người nghĩ rằng đánh trẻ con bằng roi gậy là sai lầm. Bất cứ ai đọc ông la toáng lên bộc phát sự tức giận phẫn nộ đối với ý kiến này, sẽ bị buộc phải kết luận rằng ông rất thích đánh vụt trẻ con bằng roi gây, và không muốn được bị tước đoạt niềm vui này.
Sẽ là điều dễ dàng nhân lên những trường hợp để hỗ trợ cho luận đề rằng những ý kiến vốn chúng biện minh cho sự tàn ác được dấy khởi lên từ những nội lực thôi thúc có tính bản năng của tàn ác. Khi chúng ta dành thì giờ để duyệt xét lại những ý kiến của những thời trước đây mà bây giờ được nhận ra là phi lý, sẽ tìm thấy được rằng chín lần trong mười lượt chúng đã như thế về phần biện minh cho sự tạo tác đau khổ. Hãy lấy làm thí dụ, sự thực hành y khoa. Khi thuốc mê [4] đã được phát minh, chúng đã được cho là tà ác như là một nỗ lực để ngăn chặn của ý định của Gót. Bệnh mất trí [5] được cho là là do từ bị “quỉ ám” [6], và người ta tin rằng những ma quỷ trú ẩn trong một người điên có thể bị đuổi ra bằng cách gây đau đớn cho người này, và như thế làm chúng khó chịu. Trong việc theo đuổi quan điểm này, những người điên dại được điều trị hết năm này qua năm khác, với sự tàn bạo có hệ thống và đầy ý thức. Tôi không thể nghĩ được bất kỳ một trường hợp nào thuộc về một điều trị y khoa sai lầm mà đã là dễ chịu hơn là đã khó chịu cho bệnh nhân. Hay một lần nữa, lấy giáo dục đạo đức. Hãy xem xét có bao nhiêu sự tàn bạo đã được chứng minh bằng những vần này:
Một con chó, một người vợ, và cây hạt dẻ,
Bạn càng đánh chúng bao nhiêu chúng càng tốt hơn bấy nhiêu [7].
Tôi không có kinh nghiệm về tác dụng đạo đức của sự quất roi [8] vào cây hạt dẻ, nhưng không có một người văn minh nào hiện nay sẽ biện minh cho những vần tục ngữ về phần đánh vợ. Tác dụng cải tạo của sự trừng phạt là một niềm tin khó chết [9], chủ yếu là tôi nghĩ, bởi vì nó là làm thỏa mãn quá đi những xung lực sadích [10] của chúng ta.
Nhưng mặc dù những đam mê đã có nhiều chuyện hơn những niềm tin với những gì không ổn trong đời sống con người, ấy thế nhưng những niềm tin, đặc biệt là chỗ nào chúng cổ xưa và có hệ thống và thể hiện trong những tổ chức, có một quyền lực lớn lao để trì hoãn những thay đổi về những quan điểm, và về ảnh hưởng trong những chiều hướng sai lầm trên những người vốn nếu họ thế đã không có những cảm xúc mạnh mẽ chẳng trong chiều hướng nào. Bởi vì chủ đề của tôi là “Những ý tưởng vốn làm hại loài người”. đặc biệt đó chính là những hệ thống những niềm tin gây hại mà tôi sẽ xem xét.
Rõ ràng nhất về mặt lịch sử đã qua, là trường hợp do những niềm tin thành lập, có thể được gọi là tôn giáo hoặc mê tín dị đoan, tùy theo thiên kiến cá nhân của một người. Đã được giả định là đem giết người làm vật hy sinh sẽ cải thiện mùa màng, lúc đầu hoàn toàn do những lý do ma thuật, và sau đó bởi vì máu của những nạn nhân đã được nghĩ là làm hài lòng những vị gót, những vị này chắc chắn đã được tạo lập trong hình ảnh của những tín đồ của họ [11]. Chúng ta đọc trong tập Cựu Ước rằng, đó là một nhiệm vụ tôn giáo để tiêu diệt hoàn toàn những chủng tộc bị chinh phục, và rằng nếu như có chừa lại, ngay cả gia súc và cừu của họ, là một là một tội bất kính tín. Đen tối của những kinh hoàng và những bất hạnh trong đời sống đã đến đè nén trên những người Ai Cập và người Etruscan, nhưng chưa bao giờ đạt đến được mức phát triển trọn vẹn của chúng cho đến khi Kitô giáo chiến thắng. Những ông “thánh” u tối, những người kiêng cữ tất cả thú vui của giác quan, những người sống cô độc trong sa mạc, bản thân họ từ chối thịt và rượu và xã hội của phụ nữ, dù sao đi nữa, đã không bắt buộc phải kiêng hết tất cả những thú vui. Những thú vui của não thức đã được xem là vượt trội so với của thân xác, và một chỗ cao trong những thú vui của não thức đã được gán cho sự suy tưởng về sự những tra tấn bất tận vĩnh viễn mà những người ngoại đạo và những người rối đạo sẽ phải gánh chịu sau chốn trần gian này. Là một trong những khía cạnh tiêu cực của chế độ tu-hành-xác [12] là nó không thấy có hại gì trong những lạc thú ngoại trừ những lạc thú của cảm giác, và tuy thế nhưng, sự thực là, không phải những lạc thú cao thượng nhất, nhưng cũng là những lạc thú tồi tệ nhất, là thuần túy trong não thức. Hãy xem xét những lạc thú của Satan của Milton [13] khi Satan trầm ngâm về khốc hại mà ông ta có thể gây cho con người. Như Milton khiến cho ông ta nói:
Não thức có chốn riêng nó, và tự thân nó
Có thể dựng một thiên đường từ hỏa nguc, một hỏa ngục từ thiên đướng [14]
Và tâm lý học của Satan là rất không khác biệt với của Tertullian [15], người hả hê trong suy nghĩ rằng ông sẽ có thể từ thiên đường nhìn ra những khổ đau của những kẻ chịu đọa đày. Sự giảm thiểu trong giữ mình tu-hành-xác trước những niềm vui của giác quan đã không phát huy lòng từ ái hay khoan dung, hoặc bất kỳ những đức tính khác nào mà một viễn tượng không mê tín dị đoan về cuộc sống con người sẽ dẫn chúng ta đi đến mong muốn. Ngược lại, khi một người tự tra tấn mình, ông ta cảm thấy rằng nó cho ông ta một quyền được tra tấn những người khác, và nghiêng ông ta sang chấp nhận bất kỳ một hệ thống giáo điều nào trong đó quyền này được vũ lực bảo vệ.
Hình thức tu-hành-xác của tàn ác, bất hạnh thay, không chỉ giới hạn trong những hình thức quyết liệt hơn của giáo điều đạo Kitô, vốn hiện nay hiếm khi được tin kèm với sự tàn bạo trước đây của chúng. Thế giới đã sản xuất những hình thức và đe dọa mới thuộc cùng một mẫu thức tâm lý tương tự. Những người Nazis trong những ngày trước khi họ đạt được quyền lực, đã sống những đời lao động cần mẫn, bao gồm nhiều hy sinh thú vui dễ dàng và hiện thời trong sự tuân phục với niềm tin trong sự tích cực hăm hở và trong châm ngôn của Nietzsche rằng người ta phải nên làm cho chính mình cứng rắn. Ngay cả sau khi họ đạt được quyền lực, khẩu hiệu “súng hơn là bơ” vẫn bao gồm một sự hy sinh của những thú vui giác quan cho những thú vui tinh thần của viễn tượng chiến thắng – trên thực tế, đó chính là cùng những thú vui vốn với chúng, Satan của Milton đã tự giải khuây mình khi bị lửa của hỏa ngục tra tấn. Cùng một lối suy nghĩ được tìm thấy trong những người Cộng sản nghiêm túc, với họ xa xỉ sang trọng là một tội lỗi xấu xa, công việc khó khăn gian khổ là nhiệm vụ chính yếu, và đói nghèo phổ quát là phương tiện để đi đến thời đại hoàng kim . Sự kết hợp của lối tu hành xác và tàn ác đã không biến mất với giáo điều đạo Kitô mềm dịu đi, nhưng nó đã mang lấy những hình thức mới thù địch với đạo Kitô. Hiện vẫn còn có rất nhiều của cùng một lối suy nghĩ: nhân loại được chia thành phe những ông thánh và những kẻ tội lỗi; những ông thánh là rồi sẽ đạt được cực lạc ở thiên đường của Nazi hay cộng sản, trong khi những kẻ tội lỗi sẽ bị thanh trừng, hoặc phải quằn quại với những đau đớn như con người có thể gây ra trong những trại tập trung - thấp hơn nhiều, dĩ nhiên, nếu so với những gì vốn Gót toàn năng đã được nghĩ là giáng xuống trong hỏa ngục, nhưng cũng là những ác độc tàn hại nhất mà con người với sức hạn chế của họ có thể đạt được. Thế nhưng, với những ông thánh, tiếp theo sau “tiếng hét của họ vốn chiến thắng, bài ca của họ vốn no nê” [16], vẫn còn có một giai đoạn thử thách khó khăn của tập sự, như bài thánh ca Kitô nói trong việc mô tả những lạc thú của thiên đàng.
Bởi vì mẫu thức tâm lý này xem ra hết sức bền bỉ dai dẳng và hết sức có khả năng tự nó đóng bộ những áo choàng ngoài hoàn toàn mới của giáo điều, nó phải có gốc rễ của nó phần nào sâu xa trong bản tính loài người. Đây là loại vấn đề được những nhà phân tâm học nghiên cứu, và trong khi tôi còn rất xa với sự tán thành tất cả những học thuyết của họ, tôi nghĩ rằng những phương pháp tổng quát của họ là quan trọng nếu chúng ta muốn tìm ra nguồn gốc của cái ác ở trong những sâu thẳm nhất bên trong chúng ta. Hai khái niệm sinh đôi là tội lỗi [17] và trả thù trừng phạt xem ra có vẻ nằm ở gốc của nhiều những gì là dũng mãnh nhất cả trong tôn giáo và chính trị. Tôi không thể tin được, như một số những nhà phân tâm, rằng cảm giác về tội lỗi là bẩm sinh, mặc dù tôi tin rằng nó là một sản phẩm rất sớm của tuổi thơ ấu. Tôi nghĩ rằng, nếu cái cảm giác này có thể xóa sạch được, số lượng tàn ác trên thế giới sẽ hết sức giảm bớt rất nhiều. Cho rằng chúng ta là tất cả những người tội lỗi, và chúng ta đều xứng đáng bị trừng phạt, rõ ràng là có nhiều để nói về một hệ thống vốn nó gây ra hình phạt cho rơi trên những người khác, khác hơn là bản thân chúng ta. Những tín đồ phái Calvin [18], bởi đó là sắc lệnh của lòng thương xót không đáng hưởng, sẽ đến thiên đường, và những cảm xúc của họ rằng tội lỗi đáng trừng phạt sẽ nhận được đơn thuần một sự hài lòng thay cho người khác. Những người cộng sản có một cái nhìn tương tự. Khi chúng ta được sinh ra, chúng ta không chọn chúng ta được sinh ra tư bản hay vô sản, nhưng nếu là những người kể sau, chúng ta là trong đám được chọn, và nếu thuộc nhóm kể trước, chúng ta là không. Với không bất kỳ một lựa chọn nào về phần chúng ta riêng, chỉ bằng sự làm việc của thuyết tất định kinh tế, chúng ta chịu định mệnh lầ được vào phía bên phải trong một trường hợp, và ở phía sai trái trong trường hợp khác. Thân phụ của Marx đã trở thành người theo đạo Kitô khi Marx còn là một cậu bé, và ít nhất, một số trong những giáo điều ông đã phải chấp nhận chúng dường như đã kết thành quả trong tâm lý đứa con trai của ông.
Một trong những hiệu quả lạ lẫm của sự quan trọng vốn mỗi chúng ta gắn nó với chính mình, là chúng ta có xu hướng tưởng tượng số phận tốt hay xấu của riêng chúng ta là mục đích của những hành động của người khác. Nếu bạn, trên xe lửa, đi qua một cánh đồng có những con bò đương gặm cỏ, đôi khi bạn có thể nhìn thấy chúng chạy ra xa trong khiếp hãi khi xe lửa đi qua. Con bò, nếu nó là một nhà siêu hình học, sẽ biện luận: “Tất cả mọi thứ trong những ước muốn, và những hy vọng, và những sợ hãi của riêng tôi có nhắc nhở đến bản thân tôi, vì thế bằng quy nạp tôi kết luận rằng tất cả mọi thứ trong vũ trụ có nhắc nhở đến bản thân tôi. Cái xe lửa ồn ào này, do đó, dự định sẽ làm hoặc tốt hoặc xấu cho tôi. Tôi không thể giả sử rằng nó có ý định làm tốt cho tôi, vì nó đến trong một dạng đáng sợ hết sức, và do đó, như một con bò thận trọng, tôi sẽ hết sức để thoát khỏi nó”. Nếu như bạn đã giải thích cho con vật nhai lại siêu hình này là chuyến xe không có ý định rời khỏi đường rầy, và hoàn toàn thờ ơ với số phận của con bò, con vật đáng thương sẽ hoang mang bởi không điều gì mà lại phi tự nhiên đến thế. Đoàn xe lửa vốn không muốn điều xấu cũng chẳng muốn điều tốt cho con bò, sẽ xem ra lạnh lẽo hơn và đáng kinh hoàng cùng cực hơn là một đoàn xe lửa mà muốn điều xấu cho con bò. Đúng như điều này đã xảy ra với con người. Vận hành của tự nhiên đôi khi mang lại cho họ may mắn, đôi khi xấu ác. Họ không thể tin rằng điều này xảy ra do ngẫu nhiên. Con bò, vì biết có một đồng bạn vốn đã đi lạc lên những đường rầy, và bị một toa tàu đâm chết, sẽ theo đuổi những suy nghiệm triết học của nó, nếu như con bò đã được ưu đãi với mức độ thông minh vừa phải vốn đặc trưng cho hầu hết những con người, đến cái điểm kết luận rằng con bò bất hạnh đã bị gót của đường rầy trừng phạt vì có tội. Con bò sẽ vui mừng khi thày chăn chiên của nó đặt hàng rào dọc theo đường sắt, và sẽ cảnh báo những con bò trẻ và hay nhảy cỡn hơn đừng bao giờ sẵn sàng lợi dụng những lỗ hổng ngẫu nhiên trong hàng rào, bởi vì giá của tội lỗi là cái chết. Bằng những huyền thoại tương tự, con người đã thành công, mà không phải hy sinh sự tự cho mình là quan trọng của họ, trong việc giải thích nhiều rủi ro trong đó họ là chủ nhân. Nhưng đôi khi bất hạnh giáng xuống với vẹn toàn đạo hạnh, và chúng ta sẽ nói gì đây trong trường hợp này? Chúng ta sẽ vẫn bị cảm giác của chúng ta là chúng ta phải là trung tâm của vũ trụ ngăn ngừa khỏi sự thừa nhận rằng bất hạnh chỉ đơn thuần đã xảy ra với chúng ta mà nó không là ý định của bất cứ ai cả, và vì chúng ta vốn giả định là không xấu xa, bất hạnh của chúng ta phải là do ác tâm của ai đó, đó là nói rằng, do ai đó muốn làm tổn thương chúng ta từ sự thù ghét mà thôi không hơn, và không phải từ những hy vọng về lợi thế nào cho ai. Đó là trạng thái này của não thức đã đem lại sự nổi dậy của môn học về ma quỉ [19], và niềm tin vào thuật phù thủy [20], và phù phép ma thuật [21]. Phù thủy là một người làm những người láng giềng bị thương vì chỉ thuần oán ghét, không phải từ bất kỳ hy vọng được thêm lợi nào. Niềm tin vào thuật phù thủy, cho đến khoảng giữa thế kỷ XVII, có đủ sức đem lại một lối thoát thỏa mãn nhất cho cảm xúc tuyệt vời của sự tàn ác tự cho là chính đáng [22]. Có bảo đảm xác đáng của kinh Thánh cho niềm tin, vì Kinh Thánh nói: “Ngươi chớ làm khổ một phù thủy bằng cách để nó sống” [23]. Và trên nền tảng này, toà án dị giáo trừng phạt không chỉ những phù thủy, nhưng cả những người không tin vào sự có thể có thuật phù thủy, bởi vì không tin đó là rối đạo. Khoa học, bằng cách đem cho một vài cái nhìn sáng suốt vào luật nhân quả tự nhiên, đã làm tiêu tan niềm tin vào ma thuật, nhưng không có thể hoàn toàn xua tan sợ hãi và cảm giác bất an vốn đã đưa nó lên. Trong thời đại mới, cùng những cảm xúc tương tự đã tìm thấy một lối thoát trong sự sợ hãi những nước ngoài, một lối thoát, vốn nó phải được thú nhận, đòi hỏi không nhiều trong lối của hỗ trợ mê tín dị đoan.
Một trong những nguồn lớn mạnh nhất của niềm tin sai lầm là đố kị thèm muốn.Trong bất kỳ một thị trấn nhỏ nào, nếu bạn có hỏi giới tương đối đủ ăn đủ mặc, bạn sẽ tìm thấy rằng tất cả họ đều thổi phồng thu nhập của những người hàng xóm của họ, vốn đem cho họ một cơ hội để biện minh cho một sự buộc tội của về tính bần tiện, bủn xỉn. Những ganh ghét đố kị của phụ nữ đã trở thành phương ngôn ai cũng biết trong nam giới, nhưng trong bất kỳ một văn phòng lớn nào, bạn sẽ tìm thấy chính xác cùng một loại ganh ghét đố kị giữa những nhân viên văn phòng nam giới. Khi một ai trong họ bảo đảm sẽ được thăng thưởng, những người khác sẽ nói: “Humph! Ông đó, anh kia,… biết cách làm vừa lòng những tai to mặt lớn. Tôi đã có thể tiến cũng nhanh như anh ta nếu như tôi đã chọn hạ thấp bản thân mình, bằng sử dụng những nghệ thuật của nịnh bợ vốn anh ta đã làm không biết xấu hổ. Chả ngờ gì là công việc của anh ta sáng bóng hào nhoáng, nhưng nó thiếu chắc chắn, và sớm hay muộn những khẻ có thẩm quyền sẽ tìm ra sai lầm của họ”. Tất cả những người nam tầm thường sẽ nói như thế, nếu một người thực sự có khả năng được cho phép đi lên nhanh như khả năng của ông ta đáng được hưởng, và đó là lý do tại sao có một khuynh hướng chấp nhận luật lệ về thâm niên, trong đó, vì nó không có gì dính dáng với giá trị, nó không làm tăng lên cùng một sự bất mãn của lòng ghen tị.
Trong thời gian có chiến tranh Thế giới thứ I, tôi quen nghe người Anh nói thương mại Anh sẽ được hưởng lợi vô cùng như thế nào từ sự hủy hoại thương mại Đức, đó là là một trong những thành quả chiến thắng chính của chúng ta. Sau chiến tranh, mặc dù chúng ta nên giữ ham thích để tìm một thị trường trên lục địa của châu Âu (cho chúng ta), và mặc dù đời sống công nghiệp của Tây Âu phụ thuộc vào than từ vùng Ruhr (của Đức), chúng ta không thể khiến tự chúng ta để cho công nghiệp than vùng Ruhr được sản xuất hơn mức một phần rất nhỏ của những gì nó sản xuất trước khi Đức bị đánh bại. Toàn bộ triết lý kinh tế quốc gia, hiện phổ cập trên toàn thế giới, là dựa trên những niềm tin sai lầm rằng những lợi ích kinh tế của một quốc gia là nhất thiết phải phản ngược với của người khác. Niềm tin sai lầm này, bằng sản xuất những hận thù và cạnh tranh quốc tế, là một nguyên nhân của chiến tranh, và trong cách này có xu hướng làm cho nó tự thân thành đúng, bởi vì chiến tranh một lần đã bùng nổ, mâu thuẫn về lợi ích quốc gia trở nên chỉ quá thực tế. Nếu bạn cố gắng giải thích cho một ai đó, nói thí dụ, trong ngành thép, rằng khả năng có thể thịnh vượng ở những nước khác có thể là lợi thế cho ông ta, bạn sẽ tìm thấy hầu như hoàn toàn không thể nào làm ông ta thấy được lý luận, bởi vì chỉ có người nước ngoài mà với họ ông sống động nhận thức được là những đối thủ cạnh tranh của ông trong công nghiệp thép. Những người nước ngoài khác là những bong mờ, với họ ông không có cảm xúc quan tâm. Đây là gốc tâm lý của kinh tế dân tộc, và chiến tranh, và nạn đói nhân tạo, và tất cả những tệ nạn khác, chúng sẽ mang văn minh của chúng ta đến một kết thúc thảm hại và đáng trách, trừ khi con người có thể được đưa dẫn đến để có một tầm nhìn rộng hơn và ít kích động tâm lý hơn về mối những tương quan hai chiều của họ.
Một trong những kết quả bất hạnh nhất của sự cúi mặt dễ thua của chúng ta với ghen tị là nó đã gây ra một khái niệm sai lầm hoàn toàn của lợi ích cá nhân kinh tế, cả về cá nhân lẫn quốc gia. Tôi sẽ minh họa bằng một dụ ngôn. Thuở đó, xưa lắm, có một thị trấn trung bình gồm có một số hàng thịt, một số hàng bánh, vv. Một người bán thịt, người năng động khác thường, quyết định rằng ông sẽ được thật nhiều lợi nhuận lớn hơn nếu tất cả những hàng thịt khác bị hủy hoại và ông trở thành một kẻ độc quyền. Bằng cách bán phá giá có hệ thống với họ, ông đã thành công trong mục tiêu của mình, mặc dù trong khi đó với tổn thất, ông đã gần như kiệt quệ khả năng của ông về vốn và tín dụng. Đồng thời một người thợ làm bánh năng động đã có cùng một ý tưởng này, và đã theo đuổi nó đến một kết thúc thành công tương tự. Trong mọi thương mại mà sống bằng cách bán hàng cho người tiêu dùng, cùng sự việc tương tự đã xảy ra. Mỗi những người độc quyền thành công đã có một dự đoán hạnh phúc của tạo dựng một tài sản, nhưng tiếc là người hàng thịt sạt nghiệp không còn ở vị trí để mua bánh mì, và những thợ bánh mì sạt nghiệp đã không còn ở vị trí này để mua thịt. nhân viên của họ đã phải thất nghiệp và đã đi nơi khác. Hậu quả là, mặc dù hàng thịt và bánh mì mỗi người giờ có độc quyền, nhưng họ bán ra ít hơn so với họ bán trong những ngày cũ. Họ đã quên rằng trong khi một người có thể bị thương bởi những đối thủ cạnh tranh của mình, ông được hưởng lợi từ những khách hàng của ông, và khách hàng trở nên nhiều hơn khi mức độ của sự thịnh vượng chung được tăng lên. Ghen tị đã làm cho họ tập trung sự chú ý của họ vào những đối thủ cạnh tranh và quên hoàn toàn khía cạnh của sự thịnh vượng của họ vốn phụ thuộc vào những khách hàng. Đây là một ngụ ngôn, và thị trấn mà tôi đương nói không bao giờ có thực, nhưng thay thế thị trấn với thế giới, và cá nhân với những quốc gia, và bạn sẽ có một hình ảnh hoàn hảo của chính sách kinh tế phổ quát được theo đuổi trong ngày nay. Mỗi quốc gia được thuyết phục rằng quyền lợi kinh tế của nó là trái ngược với của mọi quốc gia khác, và rằng nó phải được lợi nhuận nếu những quốc gia khác bị đẩy xuống đến khốn cùng [24].
Một đam mê khác gây ra những niềm tin sai lầm vốn là tai hại về chính trị là kiêu hãnh – kiêu hãnh về quốc gia, chủng tộc, giới tính, tầng lớp, hoặc tín ngưỡng. Khi tôi còn trẻ, nước Pháp vẫn được xem như kẻ thù truyền thống của nước Anh, và tôi đã nhận như là một sự thật không thể cải rằng một người Anh có thể đánh bại ba người Pháp. Khi nước Đức đã trở thành kẻ địch niềm tin này đã được sửa đổi, và người Anh thôi không còn nhạo báng nhắc đến thiên hướng của người Pháp thích ăn ếch [25]. Nhưng bất chấp những nỗ lực của chính phủ, tôi nghĩ rằng ít người Anh thành công trong sự chân thực xem những người Pháp là ngang bằng với họ. Những người Mỹ và người Anh, khi họ trở thành quen thuộc với vùng Balkan, cảm thấy một sự miệt thị kinh ngạc khi họ nghiên cứu về tình trạng thù hằn lẫn nhau của Bulgaria và Serbia , hoặc Hungary và Rumanians. Là hiển nhiên với họ rằng những thù hằn này là phi lý, và niềm tin của mỗi quốc gia nhỏ bé vào sự ưu việt riêng của mình không có cơ sở khách quan. Nhưng hầu hết trong số họ là hầu như không thể thấy được rằng tự hào quốc gia của một Đại Cường thì bản chất là vô lý cũng như của một quốc gia Balkan nhỏ bé.
Kiêu hãnh chủng tộc lại còn có hại nhiều hơn so với kiêu hãnh quốc gia. Khi tôi ở nước Tàu, tôi rất ngạc nhiên trước sự kiện là những người Tàu học thức có lẽ đã văn minh cao hơn bất kỳ những con người nào khác mà tôi đã may mắn được gặp. Tuy nhiên, tôi tìm thấy số những người da trắng thô tục và ngu dốt vốn là những người xem thường thậm chí những người Tàu giỏi dang nhất chỉ bởi màu da vàng của họ Nói chung, người Anh đáng trách về điều này hơn người Mỹ, nhưng có những trường hợp ngoại lệ. Tôi đã một lần đồng hành với một học giả người Tàu thuộc hạng học rất rộng, không chỉ thuộc loại truyền thống của nước Tàu, mà còn của những loại dạy ở những trường đại học phương Tây, một người với một tầm mức rộng rãi về văn hóa mà tôi khó hy vọng mong ước cho được bằng. Ông và tôi đã đi cùng vào một ga-ra xe một để thuê một chiếc ô tô. Người chủ ga ra đã thuộc một loại người Mỹ xấu, người đã đối xử với người bạn Tàu của tôi như với rác rưởi, khinh miệt buộc tội ông là người Nhật, và làm tôi sôi máu vì sự ngu xuẩn ác độc của ông ta. Thái độ tương tự của người Anh ở Ấnđộ [26], đã trầm trọng thêm bởi quyền lực chính trị của họ, đã là một trong những nguyên nhân chính của sự va chạm phát sinh trong nước đó giữa người Anh và những người Ấnđộ có học thức. Tính ưu việt của một giống dân với một giống dân khác là hầu như không bao giờ tin được với bất cứ lý do tốt đẹp nào. Miễn là chừng nào người Nhật tháng trận, họ thích thú giữ một khinh miệt với người da trắng, vốn là tương ứng với sự khinh miệt người da trắng đã có với họ khi họ yếu kém. Tuy nhiên, đôi khi cảm giác ưu việt trên không có dính líu gì với sức mạnh quân sự. Những người HyLạp xem thường những người ngoại quốc là man rợ, ngay cả vào những thời điểm khi những dân man rợ vượt họ trong sức mạnh thiện chiến. Những người sáng xuốt hơn trong số những người Hylạp cho rằng chế độ nô lệ là chính đáng, miễn là những ông chủ là dân Hylạp và những nô lệ là dân ngoại quốc man rợ, nếu như không thế là trái với tự nhiên. Người Dothái đã có, trong thời cổ, một niềm tin khá đặc biệt vó chính sự ưu việt chủng tộc của chính họ. Kể từ khi đạo Kitô trở thành tôn giáo của Nhà nước, những người không phải dân Dothái đã có một niềm tin cũng vô lý như thế vào sự ưu việt của mình với những người Dothái. Những niềm tin thuộc loại này gây hại vô hạn, và nó phải nên, nhưng là không, một trong những mục tiêu của giáo dục để xóa sạch chúng.Tôi đã nói một lúc trước về thái độ ưu việt mà người Anh đã cho phép mình trong giao dịch với những cư dân của Ấn Độ, vốn trong nước đó đã tự nhiên phẫn uất nó, nhưng hệ thống giai cấp xuất hiện như là một kết quả của những xâm lược liên tiếp của những chủng tộc “cao cấp” từ phương Bắc, và trong tát cả mỗi mảnh của nó cũng đáng phản đối như sự kiêu ngạo của người da trắng.
Niềm tin vào sự ưu việt của phái nam, vốn giờ đây đã chính thức tàn lụi ở những nước phương Tây, là một thí dụ hiếu kỳ đáng chú ý về tội lỗi của kiêu hãnh.
Tôi nghĩ, không bao giờ có bất kỳ một lý do nào để tin vào bất kỳ một bẩm sinh ưu việt nào của nam giới, ngoại trừ bắp thịt to khỏe của họ. Tôi nhớ có một lần đi đến một nơi mà họ giữ một số bò đực thuộc nòi tốt, và những gì làm một con bò nổi tiếng là những phẩm chất cho sữa của tổ tiên giống cái của nó. Nhưng nếu những con bò đực đã được kéo lên hàng nòi tốt, chúng sẽ là rất khác biệt. Không gì đã được nói về tổ tiên giống cái, ngoại trừ việc chúng đã là dễ bảo và đoan chính, trong khi tổ tiên giống đực có thể đã là từng được ăn mừng vì uy thắng tối cao của chúng trong trận chiến. Trong trường hợp những gia súc, chúng ta có thể có một cái nhìn vô tư về giá trị tương đối của phái tính, nhưng trong trường hợp của riêng loài của chúng ta, chúng ta tìm thấy điều này khó khăn hơn. Sự ưu việt của phái nam trong những thời trước đây đã dễ dàng được chứng tỏ, bởi vì nếu một người phụ nữ chất vấn chồng mình, ông có thể đánh bà ấy. Từ ưu thế trong phương diện này, những mặt khác được nghĩ là thuận theo cùng. Đàn ông đã là có lý hơn so với phụ nữ, nhiều sáng tạo hơn, ít bị cảm xúc của họ xoay chuyển hơn, và vân vân. Những nhà cơ thể học [27], cho đến khi người phụ nữ có quyền bỏ phiếu, đã phát triển một số những luận chứng khéo léo từ sự nghiên cứu não bộ để cho thấy khả năng lực trí tuệ của phái nam phải lớn hơn so với phái nữ. Mỗi một lập luận của đám này đã lần lượt được chứng minh là ngụy biện. nhưng nó luôn luôn nhường chỗ cho một luận chứng khác, từ đó cùng một kết luận sẽ dẫn đến theo. Đã thường được chủ trương rằng bào thai nam tiếp nhận một linh hồn [28] sau sáu tuần thụ thai, nhưng những phụ nữ chỉ có được sau ba tháng. Ý kiến này cũng đã bị bỏ rơi từ khi phụ nữ có quyền bầu cử. Thomas Aquinas phát biểu trịch thượng lối cha mẹ, như một điều gì đó hoàn toàn hiển nhiên, rằng người nam là có lý trí hơn so với người nữ. Về phần tôi, tôi không nhìn thấy có bằng chứng nào về điều này. Một số nhỏ những cá nhân có một vài tia sáng le lói mỏng manh của lý trí trong một vài chiều hướng, nhưng xa cho đến cùng những quan sát tôi có, những tia sáng le lói như thế đó không phổ thông ở phái nam nhiều hơn ở phái nữ. Sự thống trị của phái nam đã có một số những tác dụng rất đáng tiếc. Nó làm cho những quan hệ mật thiết nhất của con người, đó là hôn nhân, thành một của chủ nhân và nô lệ, thay vì là một giữa những đối tác bình đẳng. Nó đã làm cho một người nam thành không cần thiết để làm hài lòng một người nữ, để có thể cưới cô ấy làm vợ của ông, và đó hạn chế nghệ thuật tán tỉnh nam nữ vào những quan hệ ngoài lối thường. Do sự phân tách bắt buộc với những phụ nữ đáng kính, nó làm cho họ nhạt nhẽo và không còn được thú vị chú ý, chỉ những phụ nữ có thể là thú vị chú ý và hứa hẹn phiêu lưu là những người phá lệ xã hội. Do những nhạt nhẽo của những phụ nữ đáng kính, những người nam văn minh nhất trong những quốc gia văn minh nhất thường đã trở thành đồng tính luyến ái. Do sự kiện là không có bình đẳng trong hôn nhân, những người nam đã trở thành gắn chặt với những tập quán thống trị độc đoán.Tất cả điều này có bây giờ ít nhiều đã chấm dứt ở những nước văn minh, nhưng nó sẽ còn là một thời gian dài trước khi một trong cả hai, hoặc nam hoặc nữ, học được để hoàn toàn thích ứng hành vi của họ với tình thái mới của sự việc. Sự giải phóng ban đầu luôn luôn có một số hiệu ứng xấu nào đó, nó để cho những người trước đây ở trên đau nhức và những người ở dưới trước đây quá tự quả quyết. Nhưng là hy vọng rằng thời gian sẽ mang lại điều chỉnh trong vấn đề này như trong những vấn đề khác.
Một loại ưu việt khác đương nhanh chóng biến mất là của giai cấp, mà bây giờ chỉ còn tồn tại ở nước Nga Xôviết. Trong nước đó, con của một người giai cấp vô sản có những lợi thế hơn con của một tư sản, nhưng ở những nơi nào khác đặc quyền theo lối cha truyền con nối như thế được coi là bất công. Sự biến mất của phân biệt giai cấp, tuy nhiên, là còn xa mới hoàn tất. Ở nước Mỹ tất cả mọi người có ý kiến rằng ông không có những giai tầng xã hội trên cao, bởi vì tất cả mọi người đều bình đẳng, nhưng ông ta không thú nhận rằng ông không có những giai tầng xã hội dưới thấp, bởi vì từ thời Jefferson trở đi, lý thuyết rằng tất cả con người đều bình đẳng chỉ áp dụng trở ngược lên trên, không đi xuống dưới [29]. Có trong vấn đề này một đạo đức giả sâu xa và phổ biến rộng rãi mỗi khi người ta nói với những thuật ngữ tổng quát. Những gì họ thực sự suy nghĩ và cảm thấy có thể được khám phá bằng cách đọc những tiểu thuyết hạng nhì, trong đó một người thấy rằng nó là một điều đáng sợ khi sinh ra trong phần nghèo khổ của thành phố, và rằng to tiếng về một hôn nhân không môn đăng hộ đối cũng có nhiều như thường có trong một tòa án kiện tụng nhỏ nước Đức. Miễn là chừng nào những bất bình đẳng lớn lao về giàu có còn tồn tại, không phải là dễ dàng để thấy làm thế nào điều này có thể khác đi được. Ở nước Anh, nơi thói trưởng giả màu mè điệu bộ đã ăn sâu, sự cân bằng của thu nhập do chiến tranh đã mang lại, có một tác động sâu xa, và trong giới trẻ, thói trưởng giả màu mè của lớp người lớn tuổi của họ đã bắt đầu có vẻ phần nào kệch cỡm buồn cười. Hiện vẫn còn một lượng rất lớn của thói trưởng giả màu mè đáng tiếc ở Anh, nhưng nó liên kết nhiều hơn với giáo dục và cách thức nói năng hơn là với thu nhập hoặc với địa vị xã hội trong ý nghĩa cũ.
Tự hào về tín ngưỡng là một biến dạng khác cùng một loại thuộc cảm giác. Khi tôi vừa từ nước Tàu mới trở về, tôi diễn thuyết về đất nước đó cho một số câu lạc bộ phụ nữ ở nước Mỹ. Luôn luôn có một phụ nữ cao tuổi là người xem ra đã ngủ trong suốt bài giảng, nhưng lúc cuối sẽ hỏi tôi, phần nào tự đắc, tại sao tôi đã bỏ sót không đề cập rằng, người Tàu là dân ngoại đạo, tất nhiên không thể có đức hạnh. Tôi tưởng tượng rằng những tín đồ Mormons của Salt Lake City đã phải đã có một thái độ tương tự khi những người không Mormons đầu tiên được chấp nhận trong số họ. Trong suốt thời Trung Cổ, những người Kitô và những người Mohammedans đã hoàn toàn thuyết phục lẫn nhau về sự gian ác của phía bên kia, và đã không có khả năng để nghi ngờ về sự ưu việt của chính mình.
Tất cả những điều này là những cách dễ chịu của cảm giác “lớn lao”. Ngõ hầu được hạnh phúc, chúng ta đòi hỏi tất cả những loại hỗ trợ cho lòng tự trọng của chúng ta. Chúng ta là những con người, do đó những con người là cứu cánh của sự sáng tạo. Chúng ta là người Mỹ, do đó nước Mỹ là đất nước riêng của Gót. Chúng ta là da trắng, và do đó Gót nguyền rủa Ham [30] và con cháu ông đã là da đen. Chúng ta là Tin lành hay Catô, như trường hợp có thể là, vì thế người Catô hay Tin Lành, như trường hợp có thể, là một điều ghê tởm đáng ghét. Chúng ta là nam giới, và do đó đàn bà là không biết điều; hay là nữ giới, và do đó đàn ông là thô bạo. Chúng ta là người phương Đông, và do đó phương Tây là hoang dã và lông lá, hoặc người phương Tây, và do đó người phương Đông là là không hiệu quả. Chúng ta làm việc với trí não của chúng ta, và do đó những tầng lớp có học thức là quan trọng; hoặc chúng ta làm việc với hai bàn tay của chúng ta, và do đó chỉ có lao động chân tay mới đem cho phẩm giá. Cuối cùng, và trên hết, mỗi chúng ta có một giá trị mà là hoàn toàn độc nhất, chúng ta là Tự-Chúng-Ta. Với những ngẫm nghĩ an ủi này chúng ta đi ra ngoài để đấu tranh với thế giới, không có chúng, can đảm của chúng ta có thể thất bại. Nếu không có chúng, như sự việc hiện giờ, chúng ta sẽ cảm thấy thấp kém hơn bởi vì chúng ta không học đươc tình cảm của sự bình đẳng. Nếu chúng ta có thể cảm thấy thực sự rằng chúng ta là ngang bằng với những láng giềng của chúng ta, không hơn cũng không thấp kém hơn hơn, có lẽ đời sống sẽ trở nên ít một trận chiến, và chúng ta nên cần ít hơn trong đường lối của huyền thoại say sưa để cho chúng ta lòng can đảm kiểu Hà Lan [31].
Một trong những huyễn tưởng đáng chú ý nhất và có hại mà con người và những quốc gia có thể mắc vào, đó là tự tưởng tượng chính họ là những phương tiện đặc biệt của Ý Chí Thần Linh. Chúng ta biết rằng khi người DoThái xâm chiếm vùng Đất hứa, đã là họ là những người đã làm hoàn thành Mục đích Thánh Linh, và không phải là những người Hittites, Girgashites, Amorites, Canaanites, Perizites, Hivites, hay Jebbusites. Có lẽ nếu những người khác này đã viết những cuốn sách lịch sử dài, nội dung đã có thể được nhìn khác biệt một chút. Thực sự, những người Hittite đã để lại một vài bia ký, vốn trong đó bạn sẽ không bao giờ đoán được họ đã là những kẻ khốn khổ bị bỏ rơi cái gì. Đã được khám phá, “sau khi đã xong xuôi” rằng Rome đã chịu sứ mệnh của những vị gót để chinh phục thế giới. Sau đó, đến tín đồ Islam với niềm tin cuồng tín của mình rằng mỗi chiến sĩ chết trong chiến trận cho Đức tin Chân chính đã đi thẳng vào một thiên đường hấp dẫn hơn so với của những người Kitô, bởi vì những trinh nữ diễm lệ hấp dẫn hơn đàn thụ cầm [32]. Cromwell được thuyết phục rằng ông là công cụ của công lý thần linh được bổ nhiệm để đàn áp người Catô và những kẻ ác độc. Andrew Jackson đã là tác nhân của Định mệnh Biểu hiện [33] trong sự giải phóng Bắc Mỹ khỏi bóng đè của những người Spaniards phá lệ Sabbath [34]. Trong thời chúng ta, thanh kiếm của Gót đã được đặt vào tay của những người theo chủ nghĩa Marx. Hegel đã nghĩ rằng phép Biện chứng với logich định mệnh đã cho nước Đức quyền tối thượng . “Không”, Marx nói, “không phải cho nước Đức, nhưng cho giai cấp vô sản”. Học thuyết này có quan hệ họ hàng với những giáo lý trước đây về Giống dân được chọn và Vận mệnh Hiển nhiên. Trong đặc điểm của thuyết định mệnh, nó đã nhìn cuộc đấu tranh của đối thủ như là một đấu tranh chống lại vận mệnh, và do đó biện luận rằng người khôn ngoan sẽ đặt chính mình về bên thắng càng nhanh càng tốt. Đó là lý do tại sao lập luận này thật là một hữu ích đến thế về chính trị. Phản đối duy nhất với nó, là nó giả định một hiểu biết về những mục đích của Gót, vốn với chúng không có người nào có lý trí có thể đưa ra đòi xác nhận, và rằng trong sự thực hiện chúng, nó biện minh cho một sự ác độc tàn nhẫn vốn nó sẽ bị lên án nếu như chương trình của chúng ta đã chỉ đơn thuần có một nguồn gốc thế tục. Là điều tốt để biết rằng Gót là ở phía chúng ta, nhưng một chút bối rối khi bạn tìm thấy kẻ thù cũng đoan chắc như thế về điều ngược lại. Để dẫn những dòng bất hủ của nhà thơ trong Thế chiến thứ nhất:
“Xin Gót trừng phạt nước Anh”, và “Gót cứu nhà vua” [35]
Gót cái này, và Gót cái kia, và Gót cái khác.
“Gót ơi” Gót nói, “Tôi đã có việc tôi cắt đặt cả rồi”.
Niềm tin vào một sứ mệnh thiêng liêng (của Gót) là một trong nhiều hình thức của sự chắc chắn vốn nó đã thâm nhiễm nhân loại. Tôi nghĩ có lẽ một trong những điều khôn ngoan nhất đã từng nói là khi Cromwell nói với những dân Scots trước trận Dunbar : “Tôi cầu xin bạn trong thâm sâu của Christ, hãy nghĩ rằng điều có thể có được là bạn bị lầm lẫn”. Nhưng những người Scots đã không, và vì thế ông đã phải đánh bại họ trong trận chiến. Là một điều đáng tiếc rằng Cromwell không bao giờ tự nói với mình cùng một nhận xét. Hầu hết những ác độc lớn nhất mà con người đã gây ra cho con người đã thông qua những người cảm thấy gần như hoàn toàn chắc chắn về một điều gì đó, vốn trên thực tế, nó là sai. Biết được chân lý là khó khăn hơn, so với hầu hết những người giả định, và hành động với quyết tâm tàn nhẫn trong niềm tin rằng chân lý là độc quyền của phe đảng của họ là mời gọi thiên tai đến. Những tính toán dài lâu rằng một số điều tà ác nào đó trong hiện tại là đáng giá bõ công gây ra vì lợi ích của một số lợi ích chưa chắc trong tương lai, là luôn luôn bị nhìn với nghi ngờ, bởi vì như Shakespeare nói: “Những gì sẽ đến thì vẫn không chắc chắn” [36]. Ngay cả những người thông minh sắc sảo nhất thì dễ ngả sang lầm lạc man rợ nếu như họ tiên tri quá nhiều như về mười năm tới trước. Một số người sẽ xem lý thuyết này vô đạo đức, nhưng sau hết, chính là sách Phúc âm vốn nó nói “đừng có nghĩ về ngày mai”.
Trong sinh hoạt công cộng, cũng như trong riêng tư, điều quan trọng là lòng khoan dung và tử tế, mà không có sự giả định về một khả năng siêu phàm có thể đọc được tương lai.
Thay vì gọi bài viết này là “Những ý tưởng vốn đã làm hại loài người”, tôi có lẽ đã có thể gọi nó chỉ đơn giản là “Những ý tưởng đã hại loài người”, bởi vì nhìn thấy rằng tương lai không có thể nói trước được, và có hầu như một bất tận muôn loại khác biệt gồm những tin tưởng có thể có về nó, cơ hội may mắn để bất kỳ một niềm tin nào mà một người có thể nắm giữ rồi có thể đúng là rất mỏng manh. Dù bạn nghĩ gì đi nữa sẽ xảy ra mười năm trong tương lai, trừ khi nó là cái gì đó, như ngày mai mặt trời lại mọc, vốn không dính dáng gì với những quan hệ của con người, bạn hầu như chắc chắn là sai. Tôi tìm thấy tư tưởng này an ủi, khi tôi nhớ một số những tiên tri ảm đạm, bản thân tôi đã hấp tấp vướng lỗi.
Nhưng bạn sẽ nói: làm thế nào nghệ thuật chính trị, quản lý nhà nước có thể có được trừ khi trên sự giả định rằng tương lai, đến một vài chừng mức, có thể được đoán trước. Tôi chấp nhận rằng một vài mức độ của sự thấy trước là cần thiết, và tôi không đề nghị rằng chúng ta hoàn toàn mù tịt. Đó là một lời tiên tri có vẻ đúng nếu bạn bảo một người là một kẻ hạ tiện và ngu dại, anh ta sẽ không yêu bạn, và nó là một lời tiên tri có vẻ đúng nếu bạn nói cùng điều tương tự với bảy mươi triệu người, họ sẽ không yêu bạn. Nó là vững chãi để giả định rằng cạnh tranh cắt cổ sẽ không tạo ra một cảm giác của tình thân hữu tốt đẹp giữa những đối thủ cạnh tranh. Là điều có rất nhiều cơ hội xảy ra nếu hai quốc gia trang bị vũ khí hiện đại đối mặt nhau qua một ranh giới, và nếu những chính khác dẫn đầu của họ dành hết cho những lăng mạ lẫn nhau, dân chúng mỗi bên với thời gian sẽ trở thành hồi hộp lo sợ, và một bên sẽ tấn công vì sợ bên kia làm như vậy. Nó là vững chãi để giả định rằng một đại chiến hiện đại sẽ không nâng mức độ thịnh vượng ngay cả giữa những kẻ chiến thắng. Những khái quát như vậy không khó để biết. Những gì là khó khăn là để dự đoán trong chi tiết những hậu quả lâu dài của một chính sách cụ thể. Bismarck với cực kỳ sắc sảo thắng ba cuộc chiến và thống nhất nước Đức. Kết quả dài hạn chính sách của ông đã là nước Đức đã phải chịu tổn thất hai cuộc bại trận khổng lồ. Những kết quả này có vì ông đã dạy dân Đức làm ngơ với những quyền lợi của tất cả mọi nước, ngoại trừ nước Đức, và tạo ra một tinh thần hiếu chiến vốn cuối cùng thống nhất thế giới chống lại những người kế nhiệm ông. Sự ích kỷ vượt quá một điểm, dù cá nhân hay quốc gia, không phải là khôn ngoan. Có may mắn, nó có thể thành công, nhưng nếu nó không thế, thất bại là khủng khiếp. Rất ít người sẽ thực hiện liều lĩnh này, trừ khi họ được một lý thuyết hỗ trợ, bởi vì chỉ lý thuyết mới làm cho những con người hoàn toàn không thận trọng.
Chuyển quan điểm từ đạo đức sang thuần túy trí tuệ, chúng ta phải tự hỏi chúng ta, khoa học xã hội nào có thể làm được trong đường lối về sự thiết lập những luật nhân quả sao cho sẽ là một trợ giúp với những chính khách trong việc đưa ra quyết định chính trị. Một số những sự việc thực sự quan trọng đã bắt đầu được biết, thí dụ làm thế nào để tránh nạn kinh tế suy sụp và nạn thất nghiệp với quy mô lớn như đã ảnh hưởng thế giới sau cuộc chiến vừa qua. Cũng là điều bây giờ được biết tổng quát do những người đã chịu bõ công để nhìn vào vấn đề, rằng chỉ một chính phủ quốc tế mới có thể ngăn ngừa chiến tranh, và rằng văn minh khó có khả năng sống sót nhiều hơn là một cuộc đại chiến nữa, nếu có. Nhưng mặc dù những điều này được biết, kiến thức thì không hiệu quả, nó đã không thâm nhập vào đám đông rộng lớn của con người, và nó không đủ mạnh để kiểm soát những chủ tâm nham hiểm đen tối. Có đó, trong thực tế, rất nhiều khoa học xã hội hơn những chính trị gia sẵn sàng hoặc có khả năng để áp dụng. Một số người gắn sự thất bại này với nền dân chủ, nhưng như với tôi, nó có vẻ là đậm dấu trong chế độ toàn trị hơn bất cứ nơi nào khác. Niềm tin vào dân chủ, tuy nhiên, giống như bất kỳ niềm tin nào khác, có thể được thực hiện đến mức ở đó nó trở nên cuồng tín, và do đó có hại. Một nhà dân chủ không cần phải tin rằng đa số sẽ luôn luôn quyết định một cách khôn ngoan, những gì ông phải tin là quyết định của đa số, dù khôn ngoan hay không, phải được chấp nhận cho đến một thời điểm mà đa số rồi quyết định khác đi. Và ông tin điều này không phải từ bất kỳ một khái niệm thần bí nào thuộc về khôn ngoan của con người giản phác, nhưng như là thiết bị thực hành tốt nhất cho việc đặt ngự trị của pháp luật vào chỗ ngự trị của sức mạnh tùy tiện chủ quan. Nhà dân chủ cũng không nhất thiết phải tin rằng dân chủ là hệ thống tốt nhất, luôn luôn và ở khắp mọi nơi. Có nhiều những quốc gia vốn thiếu tự kiềm chế và kinh nghiệm chính trị cần thiết vốn đòi hỏi cho sự thành công của những tổ chức nghị viện, nơi mà những nhà dân chủ, trong khi ông ta sẽ muốn dân chúng thu tập được sự giáo dục chính trị cần thiết, sẽ nhận ra rằng nó là vô ích, để tống nhét vào họ quá sớm một hệ thống vốn là gần như chắc chắn sẽ đổ vỡ. Trong chính trị, như những chốn khác, nó không xuông xẻ khi đối phó giữa những tuyệt đối, những gì là tốt trong một thời gian và ở một địa điểm, có thể là xấu ở dịp và chỗ khác, và những gì đáp ứng bản năng chính trị của một quốc gia có thể với quốc gia khác dường như hoàn toàn vô ích. Mục đích tổng quát của dân chủ là đem chính phủ bởi sự đồng ý chung, thay thế cho chính phủ bằng vũ lực, nhưng điều này đòi hỏi phải có một dân chúng vốn đã trải qua một loại huấn luyện nào đó. Với một quốc gia bị chia thành hai phần gần như bằng nhau, vốn ghét lẫn nhau, và khao khát chờ chực xông vào bóp họng lẫn nhau, cái phần vốn chỉ đúng là ít hơn một nửa sẽ không nhu mì khuất phục sự thống trị của phần kia, mà rồi sẽ cái phần chỉ đúng là nhiều hơn một nửa, trong giây phút chiến thắng, sẽ không cho thấy cái loại loại tiết chế điều độ vốn có thể chữa lành đổ vỡ.
Thế giới ngày hôm nay thiếu thốn và cần có hai loại những sự việc. Về một mặt, tổ chức - tổ chức chính trị để loại trừ những chiến tranh, tổ chức kinh tế để những người có khả năng làm việc hiệu quả, đặc biệt là trong những quốc gia đã bị chiến tranh tàn phá, tổ chức giáo dục để tạo ra một chủ nghĩa quốc tế lành mạnh. Một mặt khác nó cần một số những phẩm chất đạo đức nào đó, những phẩm chất vốn đã được những nhà đạo đức đề cao trong nhiều thời đại, nhưng đến nay có thành tựu ít ỏi. Những phẩm chất cần thiết nhất là lòng từ thiện và khoan dung, chứ không phải một số hình thức của niềm tin cuồng tín như tràn lan những chủ nghĩa đã cung cấp cho chúng ta. Tôi nghĩ rằng hai mục tiêu này, về tổ chức và đạo đức, được đan xen chặt chẽ với nhau; đem cho dù cái nào, cái kia rồi sớm theo chân. Nhưng, trong bản chất, nếu như thế giới có chuyển động đúng hướng, sẽ phải chuyển động đồng thời trong cả hai phươg diện. Sẽ phải có một giảm đi dần dần của những đam mê tà độc mà đó là hậu quả tự nhiên sau chiến tranh, và tăng dần của những tổ chức vốn bằng những phương tiện của nó, loài người có thể mang lại sự giúp đỡ chung cho nhau. Sẽ phải có một sự nhận thức rõ một lần cả trí tuệ lẫn đạo đức rằng chúng ta tất cả là một gia đình, và rằng hạnh phúc của không một nhánh nào trong gia đình này có thể được xây dựng an toàn trên sự đổ vỡ của một nhánh khác. Tại thời điểm hiện tại, những khiếm khuyết đạo đức đứng chắn đường của suy nghĩ sáng xuốt, và suy nghĩ lộn xộn đục như bùn khuyến khích khiếm khuyết đạo đức. Có lẽ, mặc dù tôi hiếm hoi dám hy vọng đến nó, bom hydrogen sẽ làm con người khiếp hãi, đẩy họ vào sự tỉnh táo và khoan dung. Nếu điều này như có xảy ra, chúng ta sẽ có lý do để vinh danh những nhà phát minh của nó.
Bertrand Russell (1946)
Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Mar, 2011)
[1] Heretics: thường dịch theo Tàu là “dị giáo đồ” (異教徒) – dị có nghĩa là khác lạ - và có thể hiểu lầm là khác tôn giáo và đàn áp lẫn nhau, như vậy không đúng với nghĩa của từ “heretic” – là những tín đồ của cùng một tôn giáo – là Catô - nhưng những tín đồ này có những suy nghĩ hay hành động sai biệt, không thuận hợp với những giáo điều chính thức đương thời của hội nhà thờ. Họ đã bị chính giáo hội của họ, tức là những đồng đạo của họ lên án “rối đạo”, thường là xử thiêu sống.
Từ “rối đạo” sát nghĩa với “heretic” hơn. Những vụ án “rối đạo” vẫn còn cho đến ngày nay, nhưng không gây tai tiếng nữa vì chỉ ở trong nội bộ giáo hội và thường được che dấu, để tránh dư luận.
Những người ngoại đạo – không cùng tôn giáo – sau, ở châu Âu, đi đến mang nghĩa là không theo đạo Kitô – có từ riêng để chỉ - là “pagans”.
[2] Tom Brown's Schooldays (1857) tiểu thuyết của Thomas Hughes, trong đó Dr. Thomas Arnold là nhân vật hiệu trưởng
[3] Public Schools: hệ thống các trường tư thục có nội trú cho trẻ con từ 13 đến 18 tuổi, giai cấp trung và thượng lưu.
[4] Anesthetics.
[5] Insanity
[6] Hội nhà thờ Catô vẫn còn tin như thế, cho đến tận nay, và một thày chăn chiên có thể “trục tà, bắt quỉ” với một “con bệnh” – exorcisim .
[7] Tục ngữ Anh, Đức, Pháp: “A woman, a dog, and a walnut tree, The more you beat 'em, the better they be” . [1929 E. Linklater Poet's Pub xii.]
[8] Flagellation: hành động lấy roi, gậy tự đánh mình, hay người khác, đặc biệt vì tập quán tôn giáo hay lý do dâm dục (sadomasochism).
Tập quán tôn giáo – thấy trong đạo Kitô, được đề cao ở một vài dòng tu “khổ hạnh”, hay những cá nhân; như vua chiên John Paul II, qua lời những thân cận “sùng kính” kể lại, vẫn giữ riêng một dây lưng quần để nhiều lần tự đánh mình, một nổi tiếng khác là nhóm Opus Dei, đối với họ tự đánh đập mình là “thanh rửa thân xác”. Đây là một truyền thống lâu đời của đạo Kitô, như lời của Paul, người lập đạo này, “I chastise my body” – nguyên ủy có gốc rễ từ giáo lý của hội nhà thờ đề cao chịu dựng đau khổ (suffering) và quan niệm nhị nguyên về linh hồn/thân xác. Về phương diện tâm lý nó rất gần gũi và liên hệ với Sadomasochism.
Khuynh hướng tâm lý dominance và submission quen thuộc trong nhà thờ - là nội dung cơ bản tìm thấy trong sadism và masochism. Cả hai thường được gọi chung là Sadomasochism hay S&M; chúng là hai hình thức biểu hiện xa đọa xa của tình dục, có tương liên và thường được thực hành cùng nhau.
Sadism chỉ những lạc thú nhục dục, xác thịt đến từ tính dục, trong đó kết hợp với sự gây đau đớn, thương tích cho đối tượng tình dục. (tên có từ Marquis de Sade, nhà văn, nhà tư tưởng Pháp, tác giả nhiều kịch bản, truyên dài, ngắn có nội dung cuồng dâm). Masochism, về mặt khác là đối ngịch với sadism. Trong trường hợp này, người thụ nhận thú vui nhục dục được tăng cường khi họ đóng vai nạn nhân, nô lệ; thích thú khi bị đánh đập, khoái cảm khi hứng chịu thương tích. (Tên có từ tác giả Austrian, Leopold von Sacher-Masoch, viết Venus in Fur).
[9] Nội dung cơ bản và giản dị của đao đức Kitô – chính là xây dựng trên niềm in vào tác dụng của sự thưởng phạt với con người. Nó nhuốm tính chất ấu trĩ nhưng thực tế, của loại giáo dục trẻ con trong gia đình của một người cha, một tộc trưởng, nặng về phạt, và đòi hỏi phục tòng tuyệt đối. Nó lại khéo léo kêu gọi đến sử dụng sự huyền bí - cái không biết bao giờ cũng là cái đáng sợ hay quyến rũ hơn cả. Thế nên, có lẽ đây là sự khôn ngoan của nó khi kéo dài thưởng phạt đến sau cả cái chết cuối cùng (thiên đường, hỏa ngục).
[10] Sadistic: ác độc nhưng bản chất có pha trộn tính dục, hay có hình thức biểu hiện kết hợp với dâm dục.
[11] Xem Freud – Tương lai của một ảo tưởng – bản tôi dịch Việt ngữ.
[12] ascetic – ascetism –một người tu luyện – hay lối, chủ trương tu luyện bằng tự hành xác – giữ một lối sống cực kỳ đơn giản, ngưng, nhịn, tránh tất cả những gì dẫn đến thú vui, đặc biệt là những lạc thú đến từ vật chất, giác quan.
Thường dịch là tu khổ hạnh, tôi nghĩ, nó chỉ có nghĩa là hành xác mình, đến từ quan điểm khinh miệt vật chất, nghĩ rằng đày đọa xác thịt sẽ đưa đến thăng tiến về tinh thần. Quan niệm lỗi thời và sai lầm này, ngày nay vẫn còn tìm thấy trong đạo Ki tô, đặc biệt là có một số dòng tu vẫn thực hành các hình thức thuộc loại như tự đánh mình. Tính chất sađích của nó là của Russell chỉ ra.
[13] John Milton (1608-1674) tác giả Paradise Lost và Paradise Regained
[14] “The mind is its own place, and in itself - Can make a heav'n hell, a hell of heav'n.”
[15] Quintus Septimius Florens Tertullianus (160 –220) tác giả quan trọng của đạo Kitô thời sơ khai, người thành Carthage, bắc Phi. Qua những gì ông viết, cho thấy các giáo lý và kỷ luật của hội nhà thờ lúc đầu tiên. Tertullian đã được gọi là “người cha của đạo Kitô La-tinh” và “người sáng lập của thần học phương Tây”.
[16] Lời một bài thánh ca quen thuộc – nói về Jerusalem với Zion và vua David: “There is the throne of David; and there, from care released, the shout of them that triumph, the song of them that feast”.
[17] Xem thêm Bertrand Russell. Ý thức tội lỗi tôi dịch và giới thiệu
[18] Calvinism: Một hệ thống thần học Tin lành do John Calvin (1509-1564) đưa ra. Vài điểm đặc biệt: Con người là tội lỗi và không thể tự cứu rỗi, chỉ Gót mới làm được việc đó. Nhưng Gót đã định sẵn ai là được chọn, và ai là không. Christ không chết cho tất cả mọi người, nhưng chỉ những người được chọn. Những người này là “thánh” (saints).
Thế nên, được cứu rỗi, rồi lên thiên đường là một ân huệ không thể cưỡng lại, và bất chấp những gì người tín đồ làm hay nghĩ. Một khi Gót đã ban cho ân sủng đó cho một người, là tiền định, người ấy không muốn cũng không được (và kẻ muốn cũng không được). Họ làm gì họ nghĩ gì, không là vấn đề nữa. Tôi đoán vì thế, tác giả nói – kẻ chịu hình phạt, có an ủi là chịu thay cho kẻ được chọn nhưng bất xứng. Hiểu theo nội dung giáo lý của phái Tin lành Calvin, Quít làm (tội lỗi) nhưng Cam chịu (bị trừng phạt, xuống địa ngục) – Cam an ủi là mình chịu thay cho Quít, vì Gót đã định như thế, đó là sắc lệnh (fiat) khôn cưỡng. Ai là Cam, ai là Quít chỉ Gót mới biết. Nhìn theo triết học, nó pha trộn một thuyết tất định (determinism) với tôn giáo huyền bí.
[19] Demonology – khái niệm vể ma quỉ, demon, Satan – và thiên thần (angels) và thiên thần sa đọa (Lucifer), theo như trong Cựu Ước, và cả Tân Ước với liên hệ giữa Jesus và Satan.
Hai từ “demon” gốc Greek còn “devil” gốc từ Hebrew. Có thể xem như một sự “nhân hóa” – và tương tự, có thể xem những nhân hóa nhưng đối cực của “Satan”, “demon” là “God”, “angel”.
[20] Witchcraft
[21] black magic: Magic (hay Magick, hay Sorcery): phép phù thuỷ, yêu thuật, ma thuật - định nghĩa như một phương cách điều khiển thế giới tự nhiên – (gồm biến cố, đối tượng, con người và các hiện tượng thiên nhiên) qua những phương cách siêu nhiên, dị thường nằm ngoài phạm vi khoa học, và huyền bí (mystical, paranormal or supernatural).
Người có ma thuật thực hiện qua một trao đổi nào đó với demon – như triệu gọi một demon, yêu cầu demon này thực hiện một công việc, thường là phải đòi hỏi những khả năng siêu nhiên, dị thường và huyền bí nói trên, nhằm một mục đích thường là ích kỷ, có lợi riêng cho người thực hành ma thuật. Đó là tiến trình cơ bản.
Trong lịch sử châu Âu, có một truyền thống lâu dài, các hội nhà thờ kết án black magic, đúng hơn là những người thực hành “pháp thuật” này. Cho rằng họ “giao kết” với “quỉ”, trao đổi để có những năng lực tà độc, hại người. Gọi đó là tả đạo (Left-Hand Path) phục vụ những mục đích vị kỷ, nhất thời và trần tục; chứ không “thánh thiện”, chính đạo, (Right-Hand Path), dùng vào tôn thờ thần linh như của nhà thờ, được gọi là “miracle”. Có thể nhìn như một sự cạnh tranh uy tín với quần chúng mê tín. Uy tín của những mê tín được giảng dạy trong nhà thờ sẽ bị đe dọa, giảm thiểu, nếu như uy tín của những mê tin ngoài nhà thở được để cho nảy nở, phát triển. Thế nên, ở đâu có nhà thở nắm hay chi phối quyền lực chính trị, ở đó có sự săn lùng, lên án, tiêu giệt, giết hại những người phù thủy, thực hành ma thuật.
[22] Lạc thú thấy trong sự tàn sát đáp ứng đòi hỏi của một bản năng tự nhiên nhất của con người, bản năng này có lẽ đi kèm với bản năng tự vệ, và săn mồi, mục đích thực tiễn là dành sống, dành ăn.
Nhưng sau khi đã có ăn, có đời sống không bị đe dọa, con người đã sống kết hợp thành cộng đồng, bản năng chém giết bị lên án, phi-xã hội. Một lối thoát để thỏa mãn nó là trong:
- Những chiến tranh gữa thị tộc, bộ lạc, quốc gia, liên quốc gia (giết để tự vệ, ở đây là tự vệ, bảo vệ quyền lợi – cái ăn - tập thể)
- Những chiến tranh tôn giáo (ganh ghét, tranh dành tín đồ, uy tín, ảnh hưởng).
- Giết người vì tư tưởng (cho mình có chân lý, là duy nhất đúng) vì tôn giáo (nhân danh đạo đức, nhân danh Gót); thực chất là một thứ niềm tin tôn giáo: mê tín.
Russell đã nhắc đến tính chất sa đích ở đoạn trước, khoái cảm có pha trộn tính chất dâm dục khi thấy sự quằn quại đau khổ. Tự hành xác mình rồi hành xác kẻ khác. Khoái cảm đó lên đến cực độ khi nó đi kèm với cuồng tín tôn giáo – hành hạ, tra khảo, giết hại người khác, hai tay đẫm máu, nhưng tin rằng tay mình tinh sạch thuần khiết vô cùng vì mình đứng về phía Gót, những gì mình làm đến từ quyến sách tốt – kinh Thánh.
Đọc lịch sử xâm lăng châu Mỹ của những người châu Âu, đặc biệt là những người Spaniards, khi lên bờ đất mới, những kẻ cầm súng đi tìm vàng, tìm của, tìm đất, mở màn cho những cuộc giết hại tàn khốc những dân tộc vốn đa số tay mở rộng chào đón họ, không có vũ khí tương đương để tự vệ nên cuối cùng chịu phận diệt chủng thảm thương. Nhưng ác hại nhất là các nhà thực dân Kitô, những người tay cầm thập giá, với tàn độc, giáo điều cuồng tín đã đưa đến những hủy diệt văn hóa. Tất cả đều nhân danh Gót. Mỗi nhát dao, mỗi đường gươm, mỗi tiếng súng đều dưới bóng cây thập giá. Một trong những nỗ lực tuyệt vời xảo quyệt để hủy diệt một văn minh lâu đời là những nhà truyền đạo Spanish, trong cuộc xâm lăng vùng Mexico, đã lừa bịp rao giảng – Gót của các người vẫn thờ phụng từ xưa đến giờ cũng chính là Gót của ta – chỉ có tên gọi khác nhau vì ngôn ngữ khác nhau, hình thức khác nhau vì phong tục văn hóa khác nhau, nay nên bỏ cũ theo mới. Và như thế, với thời gian, sáng xuốt lạnh lẽo áp bức, kiên nhẫn và hung bạo diệt chủng, trong khốc liệt của cuồng tín tôn giáo. Bắt đầu từ 1492 - năm Colombus đặt chân lên quần đảo Bahamas - cho đến đầu thế kỷ 17, dưới tay của những conquistadors và missionaries, thổ dân vùng Mexico ngày nay đã mất 90% dân số, vùng Peru từ 6,5 triệu xuồng còn 1 triệu. Gót duy nhất của Abraham đã thay chỗ tất cả những Gót của Aztec, Inca và Maya. Và đằng sau hiện tượng đó là tội ác hủy diệt văn hóa (Ethnocide).
[23] Kêu gọi - hãy giết đi vì như thế là cho một ân huệ!
[24] Trải qua hai chiến tranh thế giới I và II, tôi nghĩ Russell vẫn bị ám ảnh bởi hai cuộc chiến tranh này, chủ yếu là giữa những nước châu Âu (Nhật đứng với Đức, Ý) – và nguyên nhân chủ yếu vẫn được cho là kinh tế. Cạnh tranh thị trường, nguyên liệu, nhân công và tiêu thụ, đã đưa đến những mâu thuẫn quốc gia và chính trị.
[25] Thuở nhỏ, chúng tôi vẫn diễu cợt người Pháp về câu chuyện những người Pháp ở miền Provence (?) có phong tục đi săn, bắt được những con thú săn nhỏ, đem về treo lên gác bếp, ở dưới hứng sẵn một chảo lớn; chờ khi con vật chết thối, thành ròi bọ, những con ròi bọ béo tốt này rớt xuống chảo, họ trộn chúng với bột, ăn như món ăn khoái khẩu!
(Đâu đó trong những quyển sách tập đọc của Auger, lẫn lộn những đoan trích – tôi không còn dám chắc tính xác thực của chúng nữa).
[26] Và của người Pháp ở Đông Dương trước đây với thái độ “sale Anamites”. Và người Tàu cũng không thua ai – đã xem tất cả các dân tộc láng riềng bốn phương là man di mọi rợ, chỉ có một mình dân Tàu ở giữa mới văn minh: Bắc rợ, Tây nhung, Nam man, Đông di.
[27] Anatomists
[28] Theo đạo Kitô, Gót cho mỗi bào thai một linh hồn.
[29] Pháp luật, khi có tranh chấp, bảo vệ và tuyên bố người xem ra có địa vị thấp, ở dưới là bình đẳng với người trên, nhưng không cần phải đi đến xác định người trên bình đẳng với người ở vị trí xã hội thấp hơn. Tôi có thể bình đẳng với ông triệu phú A, bà tỉ phú B, không ai nói là tôi không bình đẳng với họ (trước pháp luật, trong tư cách công dân,...). Nhưng là một nội dung khác khi nói - ông A, bà B là bình đẳng với tôi, vì với địa vị và tiền bạc, họ có những ưu thế xã hội mà tôi không thể có. Bình đẳng chỉ là một khái niệm, một chiều và tương đối.
[30] The Curse of Ham: Tập Genesis ghi câu chuyện Noah nguyền rủa con trai của ông là Ham rằng con cháu của Ham sẽ là những nô lệ cho con cháu của hai đứa con trai khác của ông (Shem và Japheth). Đó là khởi đầu câu chuyện, sau đó các tác giả cả ba tôn giáo Jewish, Christian và Islamic đều kết luận Ham là “cha” của giống dân da đen, và từ đó trong hàng thế kỷ biện minh cho chế độ nô lệ những người da đen.
Noah đi chơi tối về, say sưa, hoàn toàn trần truồng, rôì ngủ quên trong lều (kinh Thánh không chép tại sao ông không có quần áo). Ham, một trong ba đứa con trai thấy vậy, nhưng để mặc, hai đứa kia, Shem và Japheth, không muốn hàng xóm thấy bố mình lõa lồ như thế, nên kín đáo lấy vải che đắp. Sáng dậy, biết chuyện, Noah nguyền rủa Ham – rằng con cái của Ham sẽ đen da, tay chân vất vả, và phải làm việc, hầu hạ cho con cháu của hai người anh em kia. (Genesis 9:19-27).
[31] Dutch courage: can đảm nhưng đến từ say rượu.
[32] Theo lời tả mỗi bên về thiên đường tưởng tượng của mình - thiên đường Islam có những trinh nữ diễm lệ (houri) chăm sóc hầu hạ, trong khi thiên đường của Kitô chỉ có tiếng đàn du dương chào đón.
[33] Manifest Destiny: Định mệnh Biểu hiện - một khái niệm không chính thức, nhưng ảnh hưởng rất lớn vào chính sách bành trướng của nước Mỹ từ những năm1800. Nó được xem là sức mạnh ngầm đã đẩy nước Mỹ mở rộng từ Đông sang Tây nhanh chóng,
Nó cũng vẫn còn thấy cho đến hiện nay trong chính sách ngoại giao, người Mỹ tự hào rằng họ là những người có vị trí đặc biệt để quảng bá dân chủ, và gần đây chuyển sang đẩy mạnh tự do nhân quyền - trên toàn thế giới. Hiểu như – định mệnh đã biểu hiện khiến nước Mỹ giàu mạnh, luôn “hào hiệp” đưa tay đi “viện trợ” khắp thế giới, đóng vai hiệp sĩ của tự do, dân chủ và nhân quyền.
[34] Sabbath-breaking: trong ba tôn giáo Abraham – tín đồ thường phải dành trọn một ngày trong tuần, không được làm gì khác ngoài chuyện cầu nguyện, tôn giáo. Chủ nhật cho phần đông Kitô; Thứ bảy cho Jews (và vài giáo phái Kitô); Thứ sáu cho Muslims. Cho đến gần đây, ở ngay Bắc Mỹ, vẫn có luật cấm chợ ngày chủ nhật, để buộc người ta phải đi nhà thờ.
[35] “Gott strafe England ” là khẩu hiệu của quân đội Đức trong thế chiến thứ I, còn “God save the King!” – lời quốc ca nước Anh. Hai nước đánh nhau, cả hai đều cầu Gót về phe mình.
[36] Những ác độc nhất xảy ra trong tôn giáo và chính trị - là do lối suy nghĩ này – tin chắc mình nắm chân lý duy nhất, hay có thêm tin tưởng tương lai, lịch sử đứng về phía mình – hoặc nếu niềm tin mù quáng – loại đặc biệt chỉ co tôn giáo mới cung cấp được – tin có thần linh (Gót) đứng về phía mình, và thực hiện một sứ mệnh linh thiêng do Gót giao phó.