Ý thức tội lỗi
Bertrand Russell
The Sense of Sin
Ý thức tội lỗi
Tội lỗi là một khái niệm chủ chốt và quan trọng bậc nhất trong đạo Kitô và trong đời sống tâm lý của các tín đồ đạo này. Có thể nói toàn thể tôn giáo này đã xây dựng trên khái niệm về ý thức tội lỗi con người. Sách Giáo lý của hội nhà thờ Catô cho chúng ta một định nghĩa về tội lỗi như sau: “đó là một thất bại vì không chân thực yêu thương Gót” và nó đã được thánh chiên Augustine định nghĩa như là “một phát biểu, một tác động, hoặc một mong muốn đi ngược lại với luật đời đời”, luật đời đời của ông dĩ nhiên là Gót, thế nên tội lỗi là một sự chống lại Gót.
Bertrand Russell không những phản đối nhưng còn lên án ý thức này hiểu như trong đạo Kitô, còn phổ thông ở xã hội Âu Mỹ, những người Kitô luôn luôn đấm ngực - “Mea culpa” – “lỗi tại tôi, tại tôi trăm đường” – ông nói:
“Có trong ý thức tội lỗi một cái gì đó đê tiện đáng khinh, một cái gì đó thiếu lòng tự trọng. Không-gì là tốt đã từng có thể làm được cho bất kỳ một ai bởi sự đánh mất lòng tự trọng”.
Dĩ nhiên không tránh khỏi sẽ có khi chúng ta phạm lỗi lầm đáng hổ thẹn về đạo đức. Nếu như có làm điều sai trái, ông giải thích: “Người có lý trí sẽ nhìn hành vi không đáng mong của riêng mình như là ông nhìn những hành ví đó nơi những người khác, như là những hành vi đã được tạo ra bới những trường hợp nhất định nào đó, và để có thể tránh được, hoặc bởi một nhận thức toàn diện đầy đủ hơn rằng chúng không đáng mong muốn, hoặc ở chỗ nào điều này là có thể, bằng cách tránh những trường hợp đó vốn là nguyên nhân gây ra chúng”. Cái gọi là “tiếng nói của Gót” đó đã gây tác hại, ông phân tích để đi đến nhận xét: “Ý thức tội lỗi trong thực tế, còn quá xa mới là một nguyên nhân cho một đời sống lương thiện, nhưng hầu như là ngược lại”. Và kết luận “nó là một trong những nguyên nhân tâm lý tiềm ẩn nền tảng quan trọng nhất của bất hạnh trong đời người ở tuổi trưởng thành.”
Những lời phân tích đó vừa khách quan, vừa khôn ngoan; mà lại thật thực tiễn, sáng suốt.
Bản dịch từ Bertrand Russell. Russell on Religion. Louis Greenspan & Stefan Andersson biên tập. nxb Routledge, New York, NY, 2002. pp 186-194.
Người dịch
Lê Dọn Bàn
Ý thức tội lỗi
Quan tâm về ý thức tội lỗi, chúng ta đã có dịp để nói một vài điều, nhưng giờ đây chúng ta phải đi vào trong nó cho đầy đủ hơn nữa, vì nó là một trong những nguyên nhân tâm lý tiềm ẩn nền tảng quan trọng nhất của bất hạnh trong đời người tuổi trưởng thành.
Có một tâm lý học tôn giáo truyền thống về tội lỗi mà không một nhà tâm lý học hiện đại nào có thể chấp nhận. Nó đã giả định, đặc biệt là với những người đạo Tin Lành, rằng lương tâm hé mở với tất cả mỗi người khi ông ta bị cám dỗ vào một hành động tội lỗi, và rằng sau khi nhúng tay vào một hành động loại như vậy, ông ta có thể kinh nghiệm một trong hai cảm giác đau đớn, một gọi là hối hận [1], trong nó không có điểm khen, và một kia được gọi là ăn năn [2], nó có khả năng lau sạch tội lỗi của ông ta. Trong những nước theo đạo Tin lành, ngay cả nhiều người trong số những người đã mất niềm tin của họ, vẫn tiếp tục chấp nhận, với ít hơn hay nhiều hơn những sửa đổi của quan điểm chính thống về tội lỗi, trong một thời gian. Trong thời chúng ta, một phần do khoa phân tâm học, chúng ta có tình trạng ngược lại về vấn đề câu chuyện: không chỉ những người phi-chính thống phủ nhận học thuyết cũ về tội lỗi, nhưng nhiều người vẫn tự coi mình là chính thống cũng làm giống như vậy. Lương tâm đã thôi không còn là một cái gì đó bí ẩn, vốn vì nó đã là bí ẩn, nên đã có thể được xem như tiếng nói của Gót. Chúng ta biết rằng lương tâm ra lệnh bắt làm những hành vi khác nhau trong những phần khác nhau của thế giới, và nói một cách rộng rãi, khắp mọi nơi, nó ứng hợp với những tục lệ của bộ tộc. Nếu vậy những gì thực sự xảy ra khi lương tâm cắn rứt một người như ông ta?
Trong thực tế, từ “lương tâm” bao gồm nhiều những cảm xúc khác nhau; đơn giản nhất trong số này là sự sợ hãi nếu bị khám phá ra. Bạn, người đọc, tôi chắc chắn, bạn sống một cuộc sống hoàn toàn không bợn mảy may đáng trách nào, nhưng nếu bạn có sẽ hỏi một ai nào đó, người ấy đã có lúc hành động trong một cách thức khiến ông ta sẽ bị trừng phạt nếu điều ấy được biết đến, bạn sẽ thấy rằng khi sự phát hiện này dường như sắp xảy ra đến nơi rồi, người trong câu hỏi ăn năn về tội phạm của mình. Tôi không nói rằng điều này sẽ áp dụng cho người ăn trộm chuyên nghiệp vốn hy vọng một số năm tù như là một liều lĩnh nghề nghiệp, nhưng nó áp dụng với những người có thể được gọi là người phạm tội đạo mạo, như người quản lý ngân hàng đã thụt két trong một chốc lát bị căng thẳng, hoặc một thày chăn chiên đã bị cám dỗ bởi mê đắm vào một số nhục cảm bất thường. Những người như vậy có thể quên đi tội phạm của họ khi có vẻ như ít có cơ hội bị phát hiện, nhưng khi chúng được phát hiện ra, hoặc có nguy cơ nghiêm trọng sẽ bị như vậy, họ ao ước họ đã là trong sạch đạo hạnh nhiều hơn, và ao ước này có thể đem cho họ một cảm thức sống động về tầm vóc lớn lao của tội lỗi của mình. Liên kết chặt chẽ với cảm thức này là sự sợ hãi trở thành kẻ bị ruồng bỏ khỏi bầy đàn của mình. Một người chơi bài gian lận, hoặc không thanh toán những món nợ về danh dự của ông, không có gì từ bên trong mình để đứng lên chống đỡ lại sự không chấp thuận của bầy đàn khi họ khám phá được về ông. Trong điều này, ông không giống như người sáng tạo tôn giáo, người chủ trương vô chính phủ, và người làm cách mạng, tất cả những người cảm thấy rằng, bất cứ điều gì có thể là số phận của họ trong hiện tại, tương lai là với họ, và sẽ vinh danh họ cũng nhiều như trong hiện tại đã nguyền rủa họ. Những người này, mặc dù với sự thù địch của bầy đàn, không cảm thấy tội lỗi, nhưng với con người vốn hoàn toàn chấp nhận đạo đức của bầy đàn, trong hành động chống lại nó, bị thương tổn chịu bất hạnh lớn lao khi ông ta mất đẳng cấp, và nỗi sợ hãi về tai họa, hoặc đau đớn của nó khi nó đã xảy ra, nó có thể một cách dễ dàng gây cho ông ta xem hành vi của mình như là tội lỗi. Nhưng ý thức tội lỗi trong những hình thức quan trọng nhất là một cái gì đó đi xuống thâm sâu hơn. Nó là cái gì đó mà có những nguồn gốc của nó từ trong vô thức, và không xuất hiện ra trong ý thức như là nỗi sợ hãi vì sợ những người khác không chấp thuận. Trong ý thức của một số loại hành vi được dán nhãn tội lỗi mà sự tự xem xét nội tâm không xem thấy có lý do nào. Khi một người phạm vào những hành vi này, ông ta cảm thấy không an tâm thoải mái mà không mấy biết tại sao. Ông mong muốn ông thuộc vào thứ người có thể tránh những gì ông tin là tội lỗi. Ông có ngưỡng mộ đạo đức chỉ với những người mà ông tin là có lòng trong sạch. Ông nhận ra với một mức độ hoặc nhiều hay ít hơn về hối tiếc là không phải ông là một vị thánh; quả thực là quan niệm của ông về bậc thánh có lẽ là một quan niệm mà nó gần như không thể nào thực hiện được trong một cuộc sống bình thường hàng ngày. Hệ quả là ông đi qua cuộc sống với một ý thức tội lỗi, cảm thấy rằng cái tốt đẹp nhất không là cho ông ta, và những giây phút cao nhất của đời ông là những khoảnh khắc của sự ăn năn cắn rứt.
Nguồn gốc của tất cả những điều này trong mọi trường hợp thực tế là giảng dạy đạo đức mà con người nhận được trước sáu tuổi trong những bàn tay của mẹ hoặc người vú nuôi của ông. Ông đã học trước tuổi đó rằng thề thốt là đồi bại, và không phải là tốt đẹp gì lắm khi sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào ngoại trừ ngôn ngữ (dịu dàng) như của phụ nữ, rằng chỉ có người xấu mới uống rượu, và rằng thuốc lá là không đi đôi với những đức tính cao nhất. Ông đã được học rằng một người không bao giờ nên nói dối. Và trên tất cả, ông được học rằng bất kỳ quan tâm nào đến những bộ phận sinh dục là một điều đáng ghét kinh tởm. Ông biết chúng là quan điểm của mẹ mình, và tin rằng chúng là của vị Sáng tạo của mình. Để được mẹ hoặc vú nuôi, nếu như mẹ có sao lãng, đối xử yêu mến trân quí, là niềm vui lớn nhất của cuộc đời ông ta, và chỉ có thể đạt được thế, khi ông đã không từng được biết là tội lỗi, ngược lại với luật lệ đạo đức. Như thế, ông đi đến liên kết một cái gì đó khủng khiếp mơ hồ với bất cứ hành vi nào trong đó vú nuôi của ông, hoặc mẹ sẽ không chấp thuận. Dần dần khi lớn lên ông quên mất luật lệ đạo đức của ông đã đến từ đâu, và những gì ban đầu là hình phạt nếu không tuân theo nó, nhưng ông đã không ném bỏ luật lệ đạo đức, hoặc ngưng cảm thấy rằng một điều gì đó khủng khiếp đã có khả năng xảy ra với ông, nếu ông ta đã vi phạm nó.
Giờ đây, những phần rất lớn của giảng dạy đạo đức trẻ con này đã khiếm khuyết tất cả những nền tảng hữu lý và như thế nên không thể áp dụng được vào những hành vi thông thường của những người bình thường. Một người xử dụng cái được gọi là "ngôn ngữ xấu”, lấy thí dụ, thì không phải từ một quan điểm hữu lý mà có bất kỳ tồi tệ gì hơn một người không dùng. Tuy nhiên, tất cả mọi người một cách thực tiễn trong cố gắng tưởng tượng ra một vị thánh sẽ xem việc kiêng cữ tránh thề thốt như là điều thiết yếu. Xem xét dưới ánh sáng của lý trí điều này đơn giản chỉ là ngớ ngẩn. Cũng như vậy với rượu và thuốc hút. Đối với rượu, tình cảm không tồn tại ở những nước phía Nam [3], và quả thực có một yếu tố của sự nghịch đạo bất kính về nó, vì là điều được biết rằng Chúa Jesus và những tông đồ uống rượu. Đối với thuốc lá sẽ dễ dàng hơn để duy trì một chủ trương tiêu cực, vì tất cả những vị thánh (Ki tô) vĩ đại nhất đã từng sống trước khi sự sử dụng của nó được biết đến. Nhưng ở đây cũng không là có thể có luận chứng hợp lý. Quan điểm rằng không có thánh nào sẽ hút thuốc sẽ dựa trên phân tích cuối cùng trên quan điểm cho rằng không có thánh nào sẽ làm bất cứ điều gì chỉ vì nó đã đem cho ông ta lạc thú. Yếu tố khổ hạnh này trong đạo đức thông thường đã trở thành gần như vô thức, nhưng nó hoạt động trong tất cả mọi loại thuộc những cách làm cho luật lệ đạo đức của chúng ta thành không hợp lý. Trong một đạo đức hữu lý, sẽ là điều đáng tán dương nếu đem niềm vui đến cho bất kỳ một ai, ngay cả cho chính mình, miễn rằng không có lý, không có gây đau ngược cho chính mình hoặc cho người khác. Con người đạo hạnh lý tưởng, nếu như chúng ta đã tháo bỏ sự khổ hạnh, sẽ là con người cho phép sự vui hưởng tất cả những điều tốt bất cứ khi nào không có hậu quả xấu dẫn đến nặng hơn sự vui hưởng. Một lần nữa hãy lấy vấn đề nói dối. Tôi không phủ nhận rằng có rất nhiều, đến quá nhiều nói dối trong thế giới, và rằng sẽ tốt hơn cho tất cả chúng ta với sự gia tăng tính trung thực, nhưng tôi quả thực từ chối, như tôi nghĩ rằng tất cả mỗi người hữu lý phải thế, rằng sự nói dối là không có trường hợp nào có thể biện hộ. Có một lần, trong khi đi bộ dạo chơi ở vùng quê, tôi nhìn thấy một con cáo mệt mỏi ở những giai đoạn kiệt sức cuối cùng những vẫn buộc mình để chạy. Một vài phút sau đó, tôi thấy những người đi săn. Họ hỏi tôi tôi có thấy con cáo không, và tôi nói có. Họ hỏi tôi nó đã chạy lối nào, và tôi đã nói dối họ. Tôi không nghĩ rằng tôi đã nên từng là một người tốt hơn, nếu tôi đã nói sự thật.
Nhưng trên hết tất cả, đó là trong lĩnh vực tính dục mà giảng dạy đạo đức thiếu thời gây hại. Nếu một đứa trẻ đã được giáo dục theo truyền thống qui ước có phần nào nghiêm khắc từ cha mẹ, hoặc những vú nuôi, đến thời gian lên sáu tuổi, sự liên kết giữa tội lỗi và những cơ quan tính dục được thiết lập thật vững chắc cho đến nỗi nó dường như sẽ không bao giờ từng tháo gỡ được hoàn toàn trong suốt phần còn lại của cuộc đời. Cảm giác này là tất nhiên được củng cố bởi mặc cảm Oedipus, bởi vì người phụ nữ được yêu thương nhất trong thời thơ ấu là một người mà tất cả những tự do tính dục là không-thể-được. Kết quả là những người đàn ông trưởng thành cảm thấy những người phụ nữ là hư hỏng, thành hạ cấp vì tính dục, và không thể tôn trọng vợ mình, trừ khi những bà vợ ghét giao hợp tính dục. Nhưng người có vợ lãnh cảm sẽ bị thúc đẩy bởi bản năng để tìm kiếm sự thỏa mãn bản năng ở nơi khác. Sự thỏa mãn bản năng của ông, tuy nhiên, ngay cả khi ông tìm thấy nó trong giây lát, sẽ bị nhiễm độc bởi những ý thức tội lỗi, như thế nên ông không thể có được sung sướng trong bất kỳ một mối quan hệ nào với một người phụ nữ, cho dù trong hay bên ngoài hôn nhân. Về phía người phụ nữ, là cùng một loại những điều sẽ xảy ra, nếu như cố ấy đã được dạy dỗ rất nhấn mạnh về những gì được gọi là “tinh khiết”. Một cách bản năng cô kềm giữ mình lại trong những quan hệ tính dục của cô với chồng cô, và sợ rằng có bắt nguồn được bất kỳ niềm vui nào từ chúng. Trong thời đại ngày nay, tuy nhiên, có rất ít hơn nhiều của điều này, về phần phụ nữ hơn là so với năm mươi năm đã có trước đây. Tôi phải nói rằng hiện nay giữa những người có giáo dục, đời sống tính dục của nam giới bị méo mó hơn, và bị đầu độc nhiều hơn bởi những ý thức tội lỗi, hơn là so với phụ nữ.
Đã bắt đầu có nhận thức phổ biến rộng rãi, mặc dù dĩ nhiên không phải về phần của công luận có thẩm quyền, về những tệ nạn của giáo dục giới tính truyền thống đối với trẻ thơ. Quy tắc đúng thì đơn giản: cho đến khi một đứa trẻ gần tuổi dậy thì, đừng dạy cho em, nam hay nữ, bất cứ điều gì về đạo đức tính dục, và cẩn thận tránh gieo trồng ý tưởng rằng có bất cứ điều gì ghê tởm trong những chức năng tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian tiến dần, khi trở nên cần thiết để giảng dạy kiến thức đạo đức, hãy chắc chắn rằng nó là hữu lý, và tại mỗi điểm bạn có thể cho những cơ sở tốt đẹp với những gì bạn nói. Nhưng không phải là về giáo dục mà tôi muốn bàn chuyện trong quyển sách này. Trong quyển sách này, tôi quan tâm đúng hơn là với những gì mà người lớn có thể làm để giảm thiểu những tác động xấu của giáo dục không khôn ngoan trong việc gây ra một cảm giác bất hợp lý về tội lỗi.
Vấn đề ở đây là giống như đã chạm chán với chúng ta trong những chương trước đó, tức là của sự cưỡng bách vô thức để ghi nhận về những niềm tin hợp lý vốn nó chi phối suy nghĩ có ý thức của chúng ta. Con người không được cho phép chính mình bị nghiêng ngả bởi tính khí của họ, tin tưởng vào một điều ở lúc này, và vào một điều khác ở lúc khác. Ý thức tội lỗi là đặc biệt nổi bật nhất ở thời điểm khi ý chí hữu thức thì suy yếu do mệt mỏi, bởi bệnh tật, bằng uống rượu, hoặc từ bất kỳ nguyên nhân nào khác. Những gì một người cảm thấy ở những thời điểm này (trừ khi gây ra bởi say sưa) thì được giả định là một mặc khải từ tự ngã cao hơn của chính ông. “Con quỉ đã bị bệnh, con quỉ sẽ là một vị thánh” [4]. Nhưng đó là phi lý để giả định rằng những khoảnh khắc của yếu đuối đem cho cái nhìn sâu sắc hơn những khoảnh khắc của khỏe mạnh. Trong khoảnh khắc của syếu đuối, là khó khăn để chống lại những đề nghị trẻ con, nhưng không có bất cứ lý do dẫu thế nào để xem những đề nghị giống như vậy như là đáng chọn hơn hơn so với niềm tin của tuổi trưởng thành khi làm chủ trọn vẹn những khả năng của mình. Về mặt ngược lại, những gì một người có suy nghĩ cân nhắc tin tưởng với trọn lý do khi ông khỏe mạnh cường tráng, đối với ông ta phải phải nên là tiêu chuẩn như về phần những gì ông tốt hơn cả là nên tin tưởng trong tất cả mọi lần. Có thể khá được là vượt thắng được những đề nghị trẻ con của vô thức, và thậm chí thay đổi nội dung của vô thức, bằng cách sử dụng đúng loại kỹ thuật. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu cảm thấy hối hận về một hành vi vốn lý trí của bạn bảo bạn rằng nó không phải là xấu xa, kiểm xoát những nguyên nhân gây cảm giác hối hận của bạn, và thuyết phục bản thân chính bạn những phi lý của chúng trong chi tiết. Hãy để những niềm tin hữu thức của bạn thật sống động vàdứt khoát, khiến chúng tạo một ấn tượng trên vô thức của bạn đủ mạnh mẽ để đối phó với những ấn tượng của vú nuôi, hoặc mẹ của bạn, khi bạn còn là một trẻ sơ sinh. Đừng bằng lòng với một hoán chuyển giữa những khoảnh khắc của sự hợp lý và những khoảnh khắc của sự vô lý. Nhìn thật sát vào sự vô lý với một quyết tâm không tôn trọng nó, và không để nó chi phối bạn. Bất cứ khi nào nó tống những suy nghĩ dại dột, hoặc những cảm xúc vào ý thức của bạn, hãy kéo chúng lên tận gốc, kiểm tra chúng, và ném bỏ chúng. Đừng cho phép chính bạn vẫn còn lại như là một sinh vật dao động chập chờn, nghiêng ngả nửa vì lý trí, và một nửa vì sự điên rồ trẻ con. Đừng sợ là bất kính đối với ký ức của những người đã kiểm soát thơ ấu của bạn. Thời ấy, đối với bạn họ đã xem dường mạnh mẽ và khôn ngoan bởi vì bạn còn yếu đuối và dại dột; giờ đây, bạn không là một nào trong hai, là công việc của bạn để xem xét sức mạnh và khôn ngoan thấy bên ngoài của họ, để cân nhắc liệu họ xứng đáng với sự tôn kính mà từ sức mạnh của thói quen bạn vẫn ban cho chúng . Hãy nghiêm trang tự hỏi bạn liệu thế giới có tốt hơn vì sự giảng dạy đạo đức theo lối truyền thống đem cho giới trẻ. Lưu ý đến bao nhiêu là mê tín dị đoan không pha trộn thực sự đi vào trong sự tạo nên con người đạo đức theo thói thường qui ước, và ngẫm nghĩ rằng, trong khi tất cả những loại đạo đức nguy hiểm tưởng tượng được phong bị chống lại bằng những cấm đoán cực kỳ điên rồ, những nguy hiểm đạo đức thực sự mà một người trưởng thành bị đặt vào phải va chạm trong thực tế thì đã không được nhắc nhở đến. Những gì là những hành vi có hại thực sự mà con người trung bình bị cám dỗ? Thực hành sắc bén trong kinh doanh thuộc những loại không bị pháp luật trừng phạt, mạnh tay khe khắt với những nhân viên, đối xử tàn ác với vợ và con cái, có dã tâm hướng về những đối thủ cạnh tranh, tàn bạo trong những xung đột chính trị - đây là những tội lỗi gây hại thực sự được phổ biến giữa những công dân đáng kính và được tôn trọng. Bằng những phương cách của những tội lỗi này, một người gieo rắc bất hạnh trong vòng thân cận trực tiếp quanh mình, và góp phần của mình về hướng phá hoại văn minh. Tuy nhiên, đây không phải là những điều mà làm cho ông ta, khi ông bị bệnh, xem chính mình là một người người bị xã hội ruồng bỏ đã bị tước mất tất cả những tuyên đòi ân huệ thần linh. Đây không phải là những điều làm cho ông ta trong những ác mộng thấy những cái nhìn chau mày của mẹ ném về ông ta chê trách. Tại sao tiềm thức đạo đức của ông ly dị với lý trí như vậy? Bởi vì đạo đức đã tin vào của những người đã phụ trách tuổi thơ ấu của ông là ngớ ngẩn, bởi vì nó không bắt nguồn từ bất kỳ nghiên cứu nào về trách vụ của cá nhân với cộng đồng; vì nó được tạo thành từ những phế liệu cũ của những điều cấm kỵ không hợp lý, và bởi vì nó đã chứa đựng trong tự thân nó những yếu tố của bệnh hoạn bắt nguồn từ đau ốm tinh thần vốn chúng đã gây rắc rối cho Đế quốc La Mã thời đương dãy chết. Đạo đức trên danh nghĩa của chúng ta đã được tạo dựng nên hình bởi những thày chăn chiên và những phụ nữ có tinh thần bị nô lệ. Đây là đến thời mà những người phải đóng góp phần bình thường vào trong cuộc sống bình thường của thế giới đã học được để nổi dậy chống lại cái vô nghĩa lý bệnh hoạn này. Nhưng nếu sự nổi loạn này có thành công được trong việc mang lại hạnh phúc cá nhân, và cho phép một người sống nhất quán với một tiêu chuẩn, không lung lay giữa hai, điều là cần thiết rằng ông ta phải nên suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về những gì lý trí bảo với ông ta. Hầu hết những đàn ông, sau khi họ đã ném bỏ bề ngoài của những mê tín dị đoan từ thời thơ ấu của họ, họ nghĩ rằng không còn có việc gì phải làm nữa. Họ không nhận ra rằng những mê tín dị đoan vẫn còn tiềm ẩn dưới nền tảng. Khi một xác quyết hợp lý đã đi đến, là cần thiết để sống theo nó, để theo những hậu quả của nó, để tìm ra trong chính mình bất cứ niềm tin nào không phù hợp với xác quyết mới dẫu sao còn có thể giữ lại, và khi ý thức tội lỗi lớn dậy mạnh mẽ, như nó thỉnh thoảng sẽ vẫn như vậy, đối xủa với nó không phải như với một mặc khải và như một kêu gọi đến một-gì cao cả hơn, nhưng như một bệnh tật và một yếu đuối, tất nhiên trừ khi nó gây ra bởi một số hành động mà một đạo đức hợp lý sẽ lên án. Tôi không gợi ý rằng một người nên là nghèo nàn về đạo đức, tôi chỉ gợi ý rằng ông nên là nghèo nàn về đạo đức mê tín dị đoan, vốn là một điều rất khác biệt.
Nhưng ngay cả khi một người đã vi phạm, đi ngược lại với luật lệ hữu lý của riêng mình, tôi nghi ngờ liệu một ý thức tội lỗi là phương pháp tốt nhất để đi đến một cách sống cho tốt đẹp hơn. Có trong ý thức tội lỗi một cái gì đó đê tiện đáng khinh, một cái gì đó thiếu lòng tự trọng. Không-gì là tốt đã từng có thể làm được cho bất kỳ một ai bởi sự đánh mất lòng tự trọng. Người có lý trí sẽ nhìn hành vi không đáng mong của riêng mình như là ông nhìn những hành ví đó nơi những người khác, như là những hành vi đã được tạo ra bới những trường hợp nhất định nào đó, và để có thể tránh được, hoặc bởi một nhận thức toàn diện đầy đủ hơn rằng chúng không đáng mong muốn, hoặc ở chỗ nào điều này là có thể, bằng cách tránh những trường hợp đó vốn là nguyên nhân gây ra chúng.
Ý thức tội lỗi trong thực tế, còn quá xa mới là một nguyên nhân cho một đời sống lương thiện, nhưng hầu như là ngược lại. Nó làm cho một người không hạnh phúc và nó làm cho người ấy cảm thấy hèn kém. Bởi vì không hạnh phúc, không vui vẻ, ông có thể chắc sẽ đổ vạ cho những người khác là những người này đã thái quá và đã ngăn cản ông ta được vui hưởng hạnh phúc trong những quan hệ cá nhân. Vì cảm giác thua kém, ông sẽ có một có thái độ hằn học chống lại những người xem ra có vẻ ở trên cao hơn. Ông sẽ thấy ghen tị dễ dàng nhưng ngưỡng mộ khó khăn . Ông sẽ trở thành một người nói chung cau có gắt gỏng và khó gẫn gũi, sẽ tìm thấy mình ngày càng đơn độc. Một thái độ cởi mở và rộng lượng đối với những người khác không chỉ mang lại cho hạnh phúc cho người khác, nhưng là một nguồn hạnh phúc bao la cho người nào có nó, vì nó làm cho ông ta nói chung được ưa thích. Nhưng đó là một thái độ người bị ám ảnh bởi ý thức tội lỗi khó có thể có. Đây là một thành quả của tư thế đĩnh đạc, đàng hoàng và tính tự lực, nó đòi hỏi những gì có thể được gọi là tinh thần hội nhập, theo đó tôi có hàm nghĩa là những lớp khác nhau của bản tính con người: ý thức, tiềm thức và vô thức, làm việc với nhau hài hòa và không lâm trận với nhau vĩnh viễn . Để tạo sự hài hòa như vậy, có thể có được trong hầu hết trường hợp từ sự giáo dục khôn ngoan, nhưng chỗ nào là chỗ giáo dục đã không khôn ngoan, đó là một quá trình khó khăn hơn. Đây là quá trình mà những nhà phân tâm đã thử cố gắng, nhưng tôi tin rằng trong một số rất lớn nhiều những trường hợp, bệnh nhân có thể tự thực hiện những công việc mà vốn trong nhiều trường hợp cực đoan phải yêu cầu sự giúp đỡ của nhà chuyên môn. Chớ nên nói, “Tôi không có thời gian cho những công việc tâm lý như vậy, tôi có một đời bận rộn, đầy tràn công việc, và tôi phải để mặc vô thức của tôi cho những thủ đoạn của chính nó”. Không-gì giảm thiểu nhiều đến như thế, không chỉ về hạnh phúc nhưng cả về hiệu suất như khi một nhân cách chia rẽ chống lại chính nó. Thời gian dùng vào sản xuất nên sự hài hòa giữa những phần khác nhau của nhân cách của một người là thời gian sử dụng hữu ích nhất. Tôi không cho rằng một người nên đặt riêng ra, nói rằng, một giờ mỗi ngày để tự tra vấn. Điều này đối với não thức của tôi, không cách nào có nghĩa là phương pháp tốt nhất, bởi vì nó làm tăng thêm lên sự hướng nội tự-khép-kín, vốn nó là một phần của căn bệnh cần được chữa khỏi, bởi vì một nhân cách hài hòa là hướng ra bên ngoài. Những gì tôi đề nghị là một người nên quyết định với sự nhấn mạnh về phần những gì ông tin tưởng một cách hợp lý, và không bao giờ nên cho phép với những niềm tin không hữu lý đối nghịch, vượt qua không bị thử thách hoặc nắm giữ được ông ta, dù là ngắn ngủi bao nhiêu. Đây là một câu hỏi về lý luận với chính mình trong những khoảnh khắc trong đó ông bị cám dỗ để trở thành trẻ con, nhưng những lý luận, nếu nó là đủ nhấn mạnh, có thể là rất ngắn. Thời gian liên quan, do đó, nên là không đáng kể.
Có ở trong nhiều người một sự không thích sự hợp lý, và nơi nào điều này hiện hữu, những điều thuộc loại mà tôi vừa đương nói sẽ xem ra có vẻ không thích hợp đáng kể và không quan trọng. Có một ý tưởng rằng tính hữu lý, nếu được cho phép thả lỏng hoạt động tự do, sẽ giết hết tất cả những cảm xúc sâu sắc hơn. Niềm tin này xem ra xuất hiện với tôi là do một nhận thức hoàn toàn sai lầm về chức năng của lý trí trong đời sống con người. Nó không phải là công việc của lý trí để tạo ra những cảm xúc, mặc dù nó có thể là một phần của chức năng của nó để khám phá những cách thức ngăn ngừa cảm xúc như là một trở ngại cho hạnh phúc tốt lành. Tìm những cách giảm thiểu hận thù và ghen tị, không có nghi ngờ gì là về phần chức năng của một tâm lý hữu lý. Nhưng đó là một sai lầm nếu cho rằng trong khi giảm thiểu những đam mê này, chúng ta sẽ đồng thời làm giảm sức mạnh của những đam mê mà lý trí không lên án. Trong yêu thương say đắm nồng nàn, trong tình thương của cha mẹ, trong tình bạn, trong lòng nhân từ, trong sự tận tâm với khoa học hay nghệ thuật, không có gì mà lý trí nên ước muốn giảm thiểu. Con người hữu lý, khi ông cảm thấy bất kỳ một hoặc tất cả những cảm xúc này, sẽ hài lòng rằng ông cảm thấy chúng và sẽ không làm gì để giảm bớt sức mạnh của chúng, bởi vì tất cả những cảm xúc này là những phần của đời sống tốt đẹp, đời sống, đó là làm cho cả hai hạnh phúc: trong chính mình và trong những người khác. Không có gì bất hợp lý trong những đam mê như vậy, và nhiều người không hữu lý chỉ cảm thấy được có những đam mê tầm thường nhất. Không có ai cần phải lo sợ rằng bằng cách làm cho chính mình thành hữu lý, ông sẽ làm cho đời sống của mình thành tẻ ngắt. Ngược lại, bởi vì hữu lý bao gồm trong chính yếu của sự hài hòa nội tâm, người đã đạt được nó là tự do hơn trong trầm tưởng của ông về thế giới, và trong việc sử dụng những năng lực của mình để đạt được những mục đích bên ngoài, hơn là người đang bị cản trở bởi những cuộc xung đột vĩnh viễn ở nội tâm. Không có gì là tẻ ngắt đến thế về phần bị đóng thùng trong tự ngã, không có gì làm vui vẻ, hồ hởi đến thế về phần có sự chú tâm và năng lực hướng ra ngoài mình.
Đạo đức truyền thống của chúng ta đã quá đáng tự lấy mình làm trung tâm, và quan niệm về tội lỗi là phần của sự chú ý tập trung không khôn ngoan này trên tự ngã. Đối với những người chưa bao giờ trải qua những tâm trạng chủ quan gây ra bởi đạo đức sai lầm này, lý trí có thể là không cần thiết. Nhưng đối với những người đã một lần nhận chịu sự ốm đau bệnh tật, lý trí là cần thiết trong một sự điều trị hữu hiệu. Và có lẽ bệnh tật là một giai đoạn cần thiết trong sự phát triển trí não. Tôi nghiêng sang nghĩ rằng người đã vượt qua nó bằng sự trợ giúp của lý trí đã đạt đến một cấp độ cao hơn người chưa bao giờ có kinh nghiệm hoặc là về bệnh tật hay về chữa lành. Lòng ghét bỏ lý trí vốn là phổ biến trong thời đại của chúng ta phần lớn rất chủ yếu từ sự kiện là những hoạt động của lý trí không được nhận thức trong một cách cơ bản cho đầy đủ. Người tự phân chia chống lại chính mình tìm sự phấn khích và tiêu khiển; ông yêu thích đam mê mạnh mẽ, không phải vì những lý do đứng đắn hợp lý, nhưng bởi vì trong giây phút chúng đưa ông ta ra ngoài khỏi chính mình, và ngăn chặn sự cần thiết đau đớn của suy tưởng. Bất kỳ đam mê nào với ông ta là một hình thức nhiễm độc say sưa, và bởi vì ông không thể nhận thức được hạnh phúc nền tảng, tất cả những giải vây khỏi đau đớn xuất hiện với ông ta chỉ có thể ở dạng say sưa nhiễm độc. Điều này, tuy nhiên, là triệu chứng của một bệnh tật ngấm ngầm sâu kín. Chỗ nào không có bệnh tật loại như vậy, hạnh phúc lớn lao nhất đến kèm với sự sở hữu những khả năng hoàn thiện nhất của một người. Đó là trong những khoảnh khắc khi não thức là hoạt động nhất, và những điều bị quên lãng là ít nhất, là kinh nghiệm được những niềm vui mãnh liệt nhất. Điều này thực sự là một trong những tiêu chuẩn như đá thử vàng tốt nhất của hạnh phúc. Hạnh phúc mà đòi hỏi say sưa nhiễm độc của dẫu bất kỳ thứ nào đi nữa là một loại không làm thỏa mãn và thuộc loại giả mạo. Hạnh phúc mà đáp ứng thỏa mãn chân thực là đi kèm với sự thực tập đầy đủ nhất của những khả năng của chúng ta, và sự thực hiện đầy đủ nhất của thế giới mà trong đó chúng ta đang sống.
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Aug, 2010)
[1] remorse
[2] repentance
[3] Nam châu Âu: Italy, Spain, Pháp.
[4] Những hứa hẹn lúc gặp tai ương, kém may mắn - sẽ không được giữ khi ăn nên làm ra, thịnh vượng. Khi con quỉ bị ốm, nó hứa sẽ đi tu - nhưng khi nó khỏi, nó lại là con quỉ như lúc trước (when the Devil was ill, he wished to be a monk; when the Devil recovered, he was the Devil just as before).