Sunday, August 8, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (1)


Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.
Bertrand Russell

Our Knowledge of the External World




Bài Giảng I

Những khuynh hướng hiện đại

Triết học, từ những thời sớm nhất, đã tạo lập những tuyên xưng lớn hơn, và đã đạt được ít những kết quả hơn, so với bất kỳ một ngành học nào khác. Kể từ Thales nói tất cả là nước, những triết gia đã sẵn sàng với những khẳng định xuôi tai về tổng-số-thành của những sự vật; và những chối bỏ cũng xuôi tai như vậy của những triết gia khác, kể từ Anaximander đã mâu thuẫn với Thales. Tôi tin rằng thời gian giờ đã đến lúc tình trạng không được hài lòng này của sự việc có thể được đưa đến một kết thúc. Trong tiến trình những bài giảng tiếp sau, chủ yếu bằng xử dụng một số những vấn đề đặc biệt như những thí dụ, tôi sẽ cố gắng để chỉ ra đâu là chỗ trong đó những tuyên xưng của những triết gia đã là thái quá, và tại sao những thành tựu của họ đã không lớn được hơn. Những vấn đề và phương pháp của triết học, tôi tin rằng, đã bị tất cả những trường phái nhận thức sai lạc, nhiều những vấn đề truyền thống của nó là không giải quyết được với những phương tiện của chúng ta về kiến thức, trong khi những vấn đề khác không kém quan trọng hơn và bị xao lãng hơn, bằng một phương pháp kiên nhẫn hơn và thỏa đáng hơn, có thể được giải quyết với tất cả mức độ chính xác và chắc chắn, vốn  những ngành khoa học tiên tiến nhất đã đạt được.



Trong những triết lý ngày nay, chúng ta có thể phân biệt ba loại chủ yếu, chúng thường kết hợp bằng những phần tỷ lệ khác nhau trong riêng một triết gia, nhưng khác biệt trong bản chất và xu hướng. Đầu tiên trong số này, tôi sẽ gọi là truyền thống cổ điển, bắt nguồn trong dòng chính từ Kant và Hegel; nó đại diện cho nỗ lực làm thích ứng những phương pháp và những kết quả của những triết gia xây dựng lớn lao từ Plato trở xuống, với nhu cầu hiện nay. Loại thứ hai, có thể được gọi là evolutionism [1], rút lấy ưu thế của nó từ Darwin, và phải được kể có Herbert Spencer như vị đại diện triết học đầu tiên của nó, nhưng trong thời gian gần đây, chủ yếu thông qua William James và Henri Bergson [2] , trở thành mạnh bạo hơn nhiều và tìm tòi nhiều hơn trong những sáng kiến của nó, so với lúc còn trong tay Herbert Spencer. Loại thứ ba, có thể được gọi là “logical atomism” [3]  vì thiếu một tên tốt hơn, đã dần dần thấm nhập vào triết lý thông qua việc giám sát khắt khe của toán học. Loại triết lý này, vốn là loại mà tôi mong mỏi chủ trương, vẫn chưa có nhiều người hết lòng gia nhập hàng ngũ, nhưng thuyết “new realism” [4] , vốn có khởi đầu của nó nhờ trường Harvard, là đã rất rộng lớn được thâm nhập tinh thần của nó. Nó đại diện, tôi tin rằng, cho cùng một loại bước tiến như đã được Galileo đưa vào vật lý: sự thay thế những kết quả kiểm chứng được, chi tiết, và từng phần một, cho những tổng quát lớn rộng không thử nghiệm đã được đề nghị chỉ bằng một kêu gọi nào đó nhất định với tưởng tượng. Nhưng trước khi chúng ta có thể hiểu những thay đổi đã được tán thành bởi triết lý mới này, chúng ta phải ngắn gọn xem xét và phê phán hai loại khác kia, vốn nó phải ganh đua với chúng.



A.            Truyền thống Cổ điển


Hai mươi năm trước, truyền thống cổ điển, sau khi đánh bại truyền thống đối lập của những người theo chủ nghĩa duy nghiệm nước Anh, đã giữ thống trị gần như không tranh cãi trong tất cả những trường đại học nước Anh. Đến ngày nay, mặc dù nó đương mất dần đất đứng, nhiều những vị giảng dạy lỗi lạc nhất vẫn gắn bó với nó. Trong giới học thuật nước Pháp, mặc dù có Henri Bergson [5], nó mạnh hơn rất nhiều tất cả những đối thủ của nó kết hợp lại, và ở nước Đức, nó có nhiều người ủng hộ sôi nổi. Dù sao đi nữa, trên toàn bộ, nó đại diện cho một lực lượng đương suy sụp, và nó đã thất bại trong việc thích ứng chính nó vào tính khí của thời đại. Những người ủng hộ nó trong chính yếu là những người ngoài triết học có kiến thức văn học, hơn là những người đã cảm nhận được nguồn hứng khởi từ khoa học. Ngoài những luận chứng dựa trên lý trí, có một số những lực lượng trí thức nhất định chống lại nó, cùng những sức mạnh nói chung vốn chúng đã phá đổ những tổng đề lớn khác trong quá khứ, và đương làm cho thời đại của chúng ta thành một kết tập bối rối không hiểu được, trong đó những tổ tiên chúng ta bước vào giữa ánh sáng rõ ràng ban ngày của sự chắc chắn không-phải-hỏi.

Những thúc đẩy nguyên thủy, vốn truyền thống cổ điển đã phát triển ra từ đó, đã là niềm tin chất phác của những triết gia Hylạp vào sự toàn năng của lý luận. Việc khám phá ra hình học đã làm họ chuếnh choáng say, và phương pháp diễn dịch  tiên nghiệm của nó đã hiện ra như có khả năng ứng dụng phổ quát. Họ sẽ chứng minh, lấy thí dụ, rằng tất cả thực tại là một, rằng không có điều-gì loại như là thay đổi, rằng thế giới của cảm giác là một thế giới của không gì khác chỉ ảo ảnh; và sự lạ lùng của những kết quả của họ không cho họ chút e sợ, vì họ tin vào tính đúng đắn của lý luận của họ. Thế nên, đã đi đến là nghĩ rằng chỉ đơn thuần là bằng vào suy nghĩ, những sự thật đáng ngạc nhiên và quan trọng nhất, bao gồm cả toàn bộ thực tại có thể thiết lập được với một sự chắc chắn mà không những quan sát ngược lại nào có thể lay chuyển được. Một khi sự thúc đẩy sống động của những triết gia buối đầu đã chết đi, vị thế của nó đã được uy quyền và truyền thống thế chỗ, tăng cường, trong thời Trung cổ, và gần như cho đến chúng ta ngày nay, bởi hệ thống môn thần học.

Triết học hiện đại, từ Descartes trở đi, mặc dù không bị ràng buộc với thẩm quyền tương tự như của thời Trung cổ, vẫn chấp nhận nhiều hay ít một cách không-phê-phán lôgíchh Aristotle. Hơn nữa, ngoại trừ ở nước Anh, nó đã vẫn tin rằng đó là một phương pháp lý luận  tiên nghiệm có thể tiết lộ những bí mật chưa-khám-phá khác về vũ trụ, và có thể chứng minh thực tại là khá khác biệt với những-gì nó xem ra xuất hiện như với sự quan sát được trực tiếp. Đó là tin tưởng này, hơn là bất kỳ nguyên lý đặc thù nào kết quả từ nó, mà tôi coi như là đặc tính phân biệt của truyền thống cổ điển, và cho đến nay, như là những trở ngại chính cho một thái độ khoa học trong triết học.

Bản chất của triết lý đã thể hiện trong truyền thống cổ điển có thể làm rõ ràng được hơn bằng lấy một thí dụ cụ thể như một minh hoạ. Cho mục đích này, chúng ta hãy cùng xem xét trong ngắn ngủi những học thuyết của F. H. Bradley  [6]  , người có lẽ là đại diện nổi bật nhất của trường phái này ở nước Anh. Appearance and Reality của F. H. Bradley  là một quyển sách gồm hai phần, phần thứ nhất gọi là Mặt Ngoài, phần thứ hai Thực tại. Phần thứ nhất xem xét và lên án hầu như tất cả những-gì tạo nên thế giới hàng ngày của chúng ta: những điều-sự-vật-việc, và những phẩm chất, những quan hệ, không gian và thời gian, sự thay đổi, nguyên nhân, hoạt động, tự ngã. Tất cả những điều này, mặc dù trong một số sự kiện ở một vài ý hướng vốn chúng xứng đủ chỉ thực tại, không là thực như chúng xuất hiện. Điều-gì là thực là một duy-nhất, không-thể-phân-chia, toàn bộ phi thời gian, được gọi là Tuyệt Đối, vốn nó trong một số ý hướng là tinh thần, nhưng không bao gồm những linh hồn, hoặc bao gồm tư tưởng, và ý chí như chúng ta biết chúng. Và tất cả điều này được thiết lập bởi lập luận lôgíchh trừu tượng, thú nhận tìm thấy những tự mâu thuẫn trong những phạm trù bị đã bị lên án như chỉ không gì hơn là dạng ngoài xuất hiện, và không để lại chọn-lựa-thay-thế có-thể-đứng-vững nào cho loại Tuyệt Đối vốn nó cuối cùng đã được khẳng định là thực.

Một thí dụ ngắn có thể đủ để minh họa cho phương pháp của F. H. Bradley. Thế giới này cuất hiện như là đầy rất nhiều những sự-vật-việc, với những quan hệ khác nhau, lẫn với nhau:  bên phải và trái, trước và sau, cha và con, và cứ như vậy. Nhưng những quan hệ, theo như F. H. Bradley , được tìm thấy khi xem xét là tự mâu thuẫn và do đó không thể có được.  Trước tiên ông lập luận rằng, nếu có những quan hệ, phải là có những phẩm chất vốn giữa những chúng, những quan hệ kết giữ.  Phần này của lý luận của ông không cần phải ngăn trở chúng ta. Ông sau đó tiến tiếp:

“Nhưng làm thế nào quan hệ có thể giữ vững những phẩm chất, về mặt kia, là không-hiểu-được. Nếu nó là không-gì đối với những phẩm chất, vậy chúng không có liên hệ gì cả, và, nếu thế, như chúng ta đã thấy, chúng  đã thôi không còn là những phẩm chất, và mối quan hệ của chúng là một phi-thực thể  .  Nhưng nếu nó là một cái gì đó đối với chúng, vậy rõ ràng chúng ta sẽ đòi hỏi một quan hệ kết nối mới. Đối với quan hệ, khó có thể được chỉ đơn thuần là tính từ của một hoặc cả hai thuật-từ của nó; hay ít nhất, vì như thế xem có vẻ không thể-biện-hộ được. Và với tư cách là một-cái-gì tự chính nó, nếu nó không tự mang một mối quan hệ với những thuật-từ, trong cách thức có thể lĩnh hội được nào - nó sẽ thành công trong vai trò là bất-cứ-gì với chúng đây? Nhưng một lần nữa ở đây, chúng ta đang vội vã đâm vào dòng xoáy của một quá trình vô vọng, vì chúng ta bị buộc phải tiếp tục tìm kiếm những mối quan hệ mới mà không có kết thúc. Những liên kết được hợp nhất bằng một liên kết, và sự gắn kết để hợp nhất này là một liên kết vốn nó cũng có hai đầu nối: và những đầu nối này, mỗi chúng yêu cầu một liên kết tươi mới để nối chúng với cái cũ. Vấn đề là tìm xem như thế nào quan hệ có thể giữ vững những phẩm chất của nó, và vấn đề này là không có giải đáp” [7]

Tôi không đề nghị xem xét luận chứng này trong chi tiết, hoặc chỉ ra những điểm chính xác, trong quan điểm của tôi, nó sai lầm chỗ nào. Tôi đã trích dẫn nó chỉ như là một thí dụ về phương pháp. Hầu hết mọi người sẽ thừa nhận, tôi nghĩ, rằng nó được tính toán để tạo ra bối rối, hơn là thuyết phục, bởi vì có nhiều cơ hội hơn cho sai lầm trong một luận chứng rất tinh tế, trừu tượng, và khó khăn, hơn là trong  trưng bày như thế một sự kiện như sự liên hệ trong những sự-vật-việc-gì trong thế giới. Đối với những người Greeks thưở đầu, những người mà thực tế với họ chỉ được biết có mỗi hình học như khoa học duy nhất, đã có thể đi theo lý luận với đồng ý ngay cả khi nó dẫn tới những kết luận lạ lùng nhất. Nhưng với chúng ta, với những phương pháp thử nghiệm và quan sát của chúng ta, kiến thức của chúng ta về lịch sử lâu dài của những sai lầm  tiên nghiệm đã bị khoa học thực nghiệm bác bỏ, nó đã trở thành tự nhiên để hoài nghi có một sai lầm trong bất cứ diễn dịch nào trong đó kết luận dường như mâu thuẫn với những sự kiện phơi mở. Nó rất dễ dàng để đem theo sự hoài nghi như thế đi thật xa, và đó là điều đáng mong muốn, nếu có thể, để thực sự khám phá ra bản chất chính xác của sai lầm này, khi nó hiện hữu. Nhưng không có hoài nghi rằng những gì chúng ta có thể gọi là cái nhìn thực nghiệm đã trở nên phần của thói quen của não thức của những người có học thức nhất, và là điều này, chứ không phải là bất kỳ luận chứng xác định nào, đã làm giảm bớt sự nắm giữ của truyền thống cổ điển đối với sinh viên triết học, và công chúng có học thức nói chung.

Chức năng của lôgích trong triết học, như tôi sẽ cố gắng trình bày ở giai đoạn sau, là chủ yếu quan trọng bậc nhất, nhưng tôi không nghĩ chức năng của nó là như những-gì nó đã có trong truyền thống cổ điển. Trong truyền thống đó, lôgích trở thành xây dựng qua phủ nhận. Chỗ nào có một số những lựa chọn,  thoạt nhìn đầu tiên, là có vẻ có thể ngang bằng thay thế lẫn nhau được, lôgích được dùng để lên án tất cả chúng,  chỉ trừ một lại, và một đó rồi tiếp được đem tuyên bố là được thực hiện trong thế giới thực tại. Như thế, thế giới được xây dựng bằng những phương tiện của lôgích, với ít ỏi hoặc không dựa gì trên kinh nghiệm cụ thể. Chức năng thật sự của lôgích là, theo ý kiến của tôi, đối ngược đích xác với điều này. Khi đã áp dụng vào những nội dung của kinh nghiệm, nó là phân tích hơn là suy diễn; lấy a priori (tiên nghiệm), nó cho thấy sự có-thể-có của những lựa chọn thay thế đã không ngờ cho đến nay, thường xuyên nhiều hơn là sự không-thể-có của những lựa chọn thay thế mà xem dường như có-thể-có prima facie (mới nhìn thoạt đầu). Thế nên, trong khi nó giải phóng trí tưởng tượng về phần những-gì thế giới có thể là, nó từ chối thiết lập luật lệ về phần những-gì thế giới . Sự thay đổi này, mà đã được mang lại bởi một cuộc cách mạng nội bộ trong lôgích, đã cuốn trôi những công trình xây dựng đầy tham vọng của siêu hình học truyền thống, ngay cả đối với những người có niềm tin  vào lôgích là lớn nhất, trong khi với nhiều người, những người xem lôgích như một sự hão huyền vốn nó đã đem những hệ thống nghịch lý cho lớn dậy, dường như không xứng đáng ngay cả với sự bác bỏ. Thế nên trong tất cả mọi phía, những hệ thống này đã ngừng thu hút, và thậm chí ngay cả thế giới triết học có xu hướng không đếm xỉa đến chúng ngày càng nhiều.

Một hoặc hai trong số những học thuyết được ưa chuộng của trường phái chúng ta đang xem xét có thể được đề cập để minh họa cho bản chất của những tuyên bố của nó. Vũ trụ này, nó bảo chúng ta, là một “nhất thể hữu cơ”, giống như một động vật hoặc một tác phẩm mỹ thuật hoàn hảo. Điều này có nghĩa là, nói cho rộng rãi, rằng tất cả những phần khác nhau vừa vặn ăn khớp với nhau, và cùng hoạt động, và là những-gì chúng đương là bởi vì vị trí của chúng trong toàn bộ. Tin tưởng này đôi khi được đã đẩy tới một cách giáo điều, trong khi tại những thời điểm khác, nó được một số luận chứng lôgích bảo vệ, nếu nó là đúng, mỗi một phần của vũ trụ là một mô hình thu nhỏ, một sự phản ánh thu nhỏ của toàn bộ. Nếu như chúng ta đã biết tự chúng ta thật xuyên xuốt theo như học thuyết này, chúng ta đã nên sẽ biết tất cả mọi thứ. Ý thức thông thường sẽ phản đối một cách tự nhiên rằng có những-gì mà người ta nói ở Nước Tàu, vốn quan hệ của họ với chúng ta là thật gián tiếp và tầm thường, mà chúng ta không thể suy luận ra được bất cứ điều gì quan trọng vốn như đối với họ, từ bất kỳ sự kiện nào về chính chúng ta. Nếu như có những sinh vật sống ở sao Mars hay trong nhiều phần xa xôi hơn của vũ trụ, cùng một luận chứng trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng hơn nữa, có lẽ toàn bộ nội dung của không gian và thời gian mà trong đó chúng ta sống, tạo nên chỉ một hình thức của nhiều những vũ trụ, mỗi một trong chúng xem dường ra như chính tự thân hoàn tất. Và như vậy, khái niệm về sự thống nhất cần thiết của tất cả, nó giải quyết chính nó vào trong sự nghèo túng của trí tưởng tượng, và một lôgích tự do hơn tháo gỡ chúng ta khỏi thể chế nhân từ khoác áo thẳng lưng vốn chủ nghĩa duy ý chìa bàn tay ra cho như toàn bộ của hữu thể.

Một học thuyết khác rất quan trọng được hầu hết, mặc dù không phải là tất cả, trường phái chúng ta đang xem xét chủ trương, là học thuyết rằng tất cả thực tại là những gì được gọi là “trí não” hoặc “tinh thần”, hoặc rằng cho dẫu ở mức độ nào đi nữa, tất cả thực tại cho sự hiện hữu của nó thì phụ thuộc trên những gì là trí não. Quan điểm này thường được đặc biệt diễn tả trong dạng phát biểu rằng mối quan hệ của người biết và cái-được-biết là cơ bản, và rằng không có gì có thể hiện hữu trừ khi nó hoặc là biết, hay được biết đến. Một lần nữa ở đây, cùng một chức năng lập pháp được gán cho một biện luận  tiên nghiệm: đó là tư tưởng rằng có những mâu thuẫn trong một thực tại không-biết. Một lần nữa, nếu tôi không nhầm, luận chứng là nguỵ biện, và một lôgích tốt hơn sẽ cho thấy rằng không có những giới hạn có thể được đặt ra về phạm vi và tính chất của cái không-biết. Và khi tôi nói chuyện về cái không-biết, tôi không có nghĩa là chỉ đơn thuần là những gì cá nhân chúng ta không biết, nhưng những gì không biết với bất kỳ não thức nào. Ở đây cũng như những nơi khác, trong khi lôgích cũ đóng lại những cơ hội khả hữu và giam cầm trí tưởng tượng trong những bức tường quen thuộc, những lôgích mới hơn cho thấy là những gì có thể xảy ra, và từ chối để quyết định về phần những gì phải xảy ra.

Truyền thống cổ điển trong triết học là đứa con còn sống sót cuối cùng của hai bậc cha mẹ rất đa dạng: sự tin tưởng Hylạp vào lý trí, và tin tưởng Trung cổ trong sự ngăn nắp ghọn ghẽ của vũ trụ. Đối với những nhà giáo dục kinh viện, họ đã sống giữa những chiến tranh, những thảm sát, và những dịch lệ, không có gì xuất hiện ra làm mê mẩn thú vị hơn là sự an toàn và trật tự. Trong những ước mơ được lý tưởng hoá của họ, nó là sự an toàn và trật tự mà họ tìm kiếm: vũ trụ của Thomas Aquinas hoặc Dante là nhỏ và gọn gàng như là một nội thất của người Dutch. Với chúng ta, với người mà an toàn đã trở thành đơn điệu tẻ nhạt, với người mà những man dã nguyên sinh của tự nhiên là đã quá xa xôi đến trở thành một thứ gia vị làm đẹp lòng cho lề thói hàng ngày đặt định trật tự của chúng ta, thế giới của những giấc mơ là rất khác nhau từ những gì nó đã là trước đây đang giữa lúc những cuộc chiến tranh của Guelf và Ghibelline [8]. Do vậy phản đối của William James chống lại cái mà ông gọi là “vũ trụ khối”[9]   của truyền thống cổ điển, do vậy sự tôn thờ của Nietzsche với sức mạnh, do vậy sự khát máu trong ngôn từ của nhiều những người cầm bút. Nền tảng tiềm ẩn dã man của bản chất con người, không được thoả mãn trong hành động, tìm một lối thoát trong trí tưởng tượng. Trong triết học, như ở nơi khác, xu hướng này có thể nhìn thấy, và là điều này, hơn là lý luận hình thức, mà đã gạt sang một bên truyền thống cổ điển cho một triết học vốn nó tự tưởng tượng nó là cường tráng hơn và sinh động hơn [10]


B.            Evolutionism


Thuyết tiến hoá, trong một dạng này hay khác, là tín ngưỡng ưu thắng của thời đại chúng ta. Nó thống trị chính trị của chúng ta, văn chương của chúng ta, và không phải là ít nhất, triết học của chúng ta. Nietzsche, pragmatism[11], Henri Bergson, là những giai đoạn trong phát triển triết học của nó, và sự nổi tiếng của họ vượt xa những giới của những triết gia chuyên nghiệp cho thấy sự cộng hưởng của nó với tinh thần thời đại. Nó tin tưởng chính nó đặt nền tảng vững chắc trên khoa học, một giải phóng mang cho những hy vọng, một hứng cảm của một niềm tin truyền thêm sinh lực trong quyền lực của con người, một liều thuốc giải chắc chắn cho uy quyền suy tưởng luận lý của thuyết sùng thượng cổ Hylạp[12] và uy quyền giáo điều của những hệ thống trung cổ. Chống lại một tín ngưỡng quá thời thượng và quá dễ chịu thoải mái, nó có vẻ như vô ích để đưa lên một phản đối; và với nhiều phần của tinh thần của nó, tất cả mỗi con người hiện đại phải là có sự cảm tình. Nhưng tôi nghĩ rằng, trong sự say sưa của một thành công nhanh chóng, nhiều những gì là quan trọng, và sống còn cho một sự hiểu biết đích thực về vũ trụ đã bị lãng quên. Một cái gì đó của thuộc về lý tưởng văn hoá cổ Hylạp  phải được kết hợp với tinh thần mới trước khi nó có thể nổi lên từ nhiệt tâm của tuổi thanh niên vào sự khôn ngoan của tuổi trưởng thành. Và đây là thời gian để nhớ rằng sinh học không phải là khoa học duy nhất, và cũng chưa phải là mô hình mà tất cả bản thân những khoa học khác phải thích ứng với. Evolutionism, như tôi sẽ cố gắng trình bày, không phải là một triết học thực sự khoa học, không trong những phương pháp của nó, hoặc cũng không trong những vấn đề mà nó xem xét. Triết lý thực sự khoa học là một cái gì đó khó khăn hơn và đứng-cách-biệt hơn, hấp dẫn với những hy vọng kém trần tục hơn, và đòi hỏi một kỷ luật nghiêm khắc hơn cho sự thực hành thành công của nó.

Origin of Species của Darwin, đã thuyết phục thế giới rằng sự khác biệt giữa những loài khác nhau của động vật và thực vật không phải là sự khác biệt cố định bất biến, giống như nó hiện ra. Học thuyết về những loài tự nhiên, đã đem lại sự phân loại dễ dàng và xác định chắc chắn, vốn đã được đưa lên ngai thờ trong truyền thống tôn theo Aristotle, và đã được bảo vệ bởi lẽ nó cần thiết cho giáo điều chính thống, đột nhiên bị tống trôi sạch vĩnh viễn khỏi thế giới sinh học. Sự khác biệt giữa con người và những động vật thấp hơn, vốn đối với sự tự phụ con người của chúng ta xem xuất hiện ra rất lớn, được chứng tỏ là một thành tích dần từng bước, liên quan đến những sinh vật trung gian không thể chắc chắn được đặt, hoặc là trong, hoặc ngoài gia đình của giống người. Mặt trời và những hành tinh đã được Laplace trình bày là rất có thể bắt nguồn từ một nebula nguyên thủy, ít hoặc nhiều hơn không khác biệt. Thế nên, những mốc ranh cắm cố định cũ đã trở thành dao động và không rõ ràng, và tất cả những nét phác thảo sắc sảo đã bị lu mờ. Những sự vật và những giống loài bị mất ranh giới của chúng, và không ai có thể nói, chỗ nào chúng đã bắt đầu, hay chỗ nào chúng đã kết thúc.

Nhưng nếu tự phụ con người đã đứng khựng lại trong giây lát vì thân tộc của mình với giống ape, nó sớm tìm thấy một lối để tự xác nhận lại chính nó, và lối  đó là “triết học” của sự tiến hóa. Một quá trình dẫn từ con amoeba đến con người, đã hiện ra với những triết gia hiển nhiên là một sự tiến bộ, mặc dù không biết con amoeba sẽ có đồng ý với quan điểm này hay không,  thì không được biết. Thế nên chu kỳ của những thay đổi vốn khoa học đã cho thấy là lịch sử có-thể-có của quá khứ, đã được hoan nghênh như đã hiển lộ một luật về phát triển theo hướng tốt trong vũ trụ - một sự tiến hóa hoặc sự tháo mở của một lý tưởng thong thả tự hiện thân trong thực tại. Nhưng một quan điểm như vậy, mặc dù nó có thể thoả mãn Spencer và những người mà chúng ta có thể gọi là những nhà tiến hoá theo lối Hegel, không thể được chấp nhận là xứng đủ đối với những người sùng tín đầy nhiệt tâm về sự thay đổi. Một lý tưởng mà thế giới liên tục tiến gần hướng tới nó, đối với những não thức này, là quá chết và tĩnh, không gây được những cảm hứng. Không chỉ là những khát vọng, nhưng cũng cả lý tưởng nữa, phải thay đổi và phát triển với quá trình tiến hóa, phải là không có mục tiêu cố định, nhưng có một liên tục thay đổi theo thị hiếu của những nhu cầu mới, bởi nhịp đẩy đó là sự sống, và trong chỉ một mình nó đem tính thống nhất cho tiến trình.

Kể từ thế kỷ 17, những người mà William James mô tả là “não thức khoan hoà”  đã vẫn dấn thân vào một cuộc đấu tranh tuyệt vọng với quan điểm cơ học máy móc về tiến trình của thiên nhiên vốn khoa học vật lý xem dường đã áp đặt. Một phần lớn của sự hấp dẫn của những truyền thống cổ điển là do đem cho đào thoát khỏi thuyết cơ giới mà nó cung cấp. Nhưng giờ đây, với ảnh hưởng của sinh học, những “não thức khoan hoà”,  tin rằng một đào thoát  cơ bản hơn là có thể có, quét qua một bên không chỉ những định luật vật lý, nhưng toàn bộ phương tiện xem dường không-thể-thay-đổi của lôgích, với những khái niệm cố định của nó, những nguyên lý chung của nó, và những lý luận của nó, vốn chúng xem ra có thể ép buộc ngay cả những sự đồng ý không-muốn nhất. Teleology [13] thuộc loại cũ hơn, do đó, vốn nó xem Tận-cùng như là một mục tiêu cố định, đã có thể nhìn thấy được một phần, hướng về đó mà chúng ta đã dần dần tiếp cận, bị Henri Bergson phủ nhận,  như là không cho phép đủ cho sự thống trị tuyệt đối của sự thay đổi. Sau khi giải thích tại sao ông không chấp nhận thuyết cơ giới, ông tiếp:[14]

“Nhưng thuyết finalism [15] căn bản cũng hoàn toàn khó chấp nhận được như thế, và cũng do cùng nguyên nhân. Học thuyết teleology, trong dạng cực đoan của nó, thí dụ như chúng ta tìm thấy trong Leibniz, bao hàm ý những sự-vật và những hiện hữu chỉ không gì ngoài thể hiện một chương trình đã được xếp đặt từ trước. Nhưng nếu như không có gì không thấy trước, không có can thiệp hay sáng tạo trong vũ trụ, thời gian thì vô dụng, lại nữa.  Như trong giả thuyết mang tính cơ học máy móc, ở đây, lại lần nữa, được giả định là tất cả thì được đem cho. Thuyết mục đích như thế được hiểu chỉ là thuyết cơ giới đảo ngược. Nó tuôn ra từ cùng một tiền đề, với chỉ có duy sự khác biệt này, đó là trong sự chuyển động của trí thức hữu hạn của chúng ta dọc theo những sự việc tiếp nối nhau, sự tiếp nối kế tục đó của chúng thu giảm lược về chỉ không gì hơn là một ngoại hiện, nó đưa ra đằng trước chúng ta ánh sáng mà nó tuyên bố đó là để dẫn đường cho chúng ta, thay vì đặt nó ở đằng sau. Nó thay thế sự lôi cuốn của tương lai với sự thúc đẩy của quá khứ. Nhưng diễn tiến tiếp nối giữ nguyên chỉ là một ngoại hiện, như thực vậy chính tự sự chuyển động. Trong lý thuyết Leibniz,, thời gian thì giản lược vào một tri thức lẫn lộn, tương đối với chỗ đứng của con người, một tri thức vốn nó sẽ tan biến, giống như hơi đất dâng lên, đối với một não thức ngồi ở trung tâm của những sự việc.

“Tuy thế nhưng finalism không giống như mechanism, một học thuyết với những nét đại cương cứng chắc. Nó chấp nhận những uốn nắn nhiều đến như chúng ta thích. Còn thuyết triết lý cơ học máy móc thì nhận lấy hoặc bỏ lại: nó phải bỏ lại nếu như có ít nhất dù một hạt bụi, bởi đi chệch ra ngoài con đường máy móc đã tiên đoán thấy trước, nếu như trình bày cho thấy một dấu vết nhỏ nhất của sự đột biến. Học thuyết về những mục đích cuối cùng, ngược lại, sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn phủ nhận được.   Nếu một dạng của nó bị đặt qua một bên, nó sẽ mặc dạng khác. Những nguyên tắc của nó, vốn yếu tính là tâm lý, thì rất uyển chuyển. Nó có thể thật là mở rộng được, và như thế nên nó thật là bao gồm, rằng một người chấp nhận một vài điều gì của nó ngay một khi người ấy phủ nhận thuyết mechanism thuần tuý. Lý thuyết chúng tôi đề nghị sẽ trình bày trong quyển sách này, do đó sẽ là cần thiết,  nhận phần của thuyết finalism cho đến một phạm vi nào đó”.

Dạng thuyết finalism của Bergson tuỳ thuộc trên khái niệm về đời sống của ông.  Đời sống, trong triết học của ông, là một dòng chảy liên tục, trong đó tất cả những phân chia là nhân tạo và không thực.  Phân tách những sự-việc, những bắt đầu và những chấm dứt, tất cả chẳng qua chỉ là những giả tưởng tiện lợi: chỉ có một chuyển đổi êm thắm xuông xẻ, không dứt nối. Những tin tưởng của ngày hôm nay có thể được kể là đúng ngày hôm nay, nếu như nó đưa chúng ta trôi theo dòng; nhưng ngày mai nó sẽ là sai lầm, và phải được thay thế bằng những tin tưởng mới để đáp ứng với tình thế mới. Tất cả suy nghĩ của chúng ta bao gồm những giả tưởng tiện lợi, sự tưởng tượng đông đặc dòng trôi: thực tại tiếp tục trôi bất chấp tất cả những giả tưởng của chúng ta, và mặc dù nó có thể sống, nó không thể hình thành nhận thức được bằng tư tưởng. Không biết vì sao, không có phát biểu nào rõ ràng dứt khoát, sự bảo đảm thì nhét gọn vào rằng tuy tương lai chúng ta không thể tiên đoán thấy trước nó, sẽ tốt đẹp hơn quá khứ hay hiện tại: người đọc thì tựa như một đứa trẻ chờ đợi một cái kẹo bởi vì nó đã được bảo mở miệng nó ra và nhắm hết mắt nó lại.  Lôgích, toán học, vật lý học, biến mất trong triết học này, bởi vì chúng quá “tĩnh”; những-gì là thực là một thúc dục xung động và chuyển động hướng về một mục đích, nó giống như một cầu vồng, lui dần khi chúng ta tiến tới gần, và làm cho tất cả mọi chốn khác đi khi chúng ta đến với nó so với nó đã hiện ra là như lúc còn ở cách một quãng xa.

Bây giờ, tôi không đề nghị vào lúc này, đi vào một xem xét chuyên môn của triết lý này. Lúc này, tôi chỉ muốn thực hiện hai phê bình về nó -  đầu tiên, đó là sự thật của nó không đến theo sau từ những-gì khoa học đã nêu lên có-thể-xảy-ra liên quan về những sự kiện của tiến hóa, và thứ hai, những động cơ và những quan tâm chú ý vốn khởi hứng cho nó là hoàn toàn và không gì ngoài thực tiễn, và những vấn đề mà nó giải quyết  thật là quá đặc biệt, khiến nó khó có thể được coi là thực sự chạm vào bất cứ những câu hỏi nào mà đối với  não thức của tôi cấu thành thành triết lý đích thực.

(1) Những-gì khoa sinh học đã nêu lên có-thể-xảy-ra là các chủng loại đa dạng phát sinh bởi sự thích nghi từ những tổ tiên kém phân dị khác biệt hơn.  Sự kiện này tự nó cực kỳ lý thú đáng chú ý, nhưng nó không phải là loại sự kiện mà từ đó dẫn theo những hệ quả triết học. Triết học là tổng quát, và không có một quan tâm đặc thù nào trong tất cả những-gì vốn hiện hữu. Những thay đổi đã gieo xuống những thành phần vụn nhỏ của vật chất trên bề mặt trái đất là rất quan trọng đối với chúng ta như là những hữu thể đang hoạt động, nhưng đối với chúng ta như là triết gia, chúng không gây chú ý lớn hơn những thay đổi khác trong những thành phần của vật chất ở nơi khác. Và nếu những thay đổi trên bề mặt trái đất trong thời gian một vài những triệu năm cuối cùng vừa qua, đối với những khái niệm đạo đức của chúng ta đã hiện ra là trong bản chất của một sự tiến bộ, điều đó không đem cho nền tảng nào để tin rằng sự tiến bộ là một luật chung của vũ trụ. Ngoại trừ dưới ảnh hưởng của ước muốn, không ai sẽ thú nhận, dù trong một giây phút, một tổng quát hóa quá thô thiển như vậy từ một tuyển chọn nhỏ bé đến như thế của những sự kiện. Những gì thực kết quả, không phải đặc biệt từ khoa sinh học, nhưng từ tất cả những khoa học mà giải quyết với những gì hiện hữu, là chúng ta không thể hiểu thế giới trừ khi chúng ta có thể hiểu được thay đổi và liên tục. Điều này lại còn hiển nhiên trong vật lý hơn là trong sinh học. Nhưng việc phân tích những thay đổi và liên tục không phải là một vấn đề mà sinh học hoặc vật lý hoặc ném lên bất kỳ soi sáng nào: nó là một vấn đề thộc về một loại mới, thuộc một loại khác biệt của nghiên cứu. Câu hỏi liệu thuyết evolutionism đem cho một câu trả lời đúng hoặc sai cho vấn đề này hay không, thế nên, không phải là một câu hỏi được giải quyết  bằng cách kêu gọi đến những sự kiện đặc biệt, như sinh học và vật lý tiết lộ. Trong giả định một cách giáo điều một câu trả lời nhất định cho câu hỏi này, thuyết evolutionism thôi không còn là khoa học, thế nhưng chỉ là  khi chạm vào câu hỏi này mà thuyết evolutionism đạt đến nội-dung-chủ đề của triết học. Chủ thuyết evolutionism như vậy bao gồm hai phần: một phần không triết học, nhưng chỉ có một sự khái quát hóa vội vã thuộc loại mà những khoa học đặc biệt  từ đó về sau có thể xác nhận đúng hoặc chứng minh sai; một phần kia không khoa học, nhưng chỉ không gì ngoài là một giáo điều không được chống đỡ, thuộc về triết lý vì nội-dung-chủ đề của nó, nhưng không có cách nào là có thể diễn dịch được  từ những sự kiện mà thuyết evolutionism đã dựa trên chúng.

(2) Thích thú quan tâm đặc biệt trỗi bật của thuyết evolutionism là trong câu hỏi về định mệnh con người, hay ít nhất định mệnh của Đời sống. Nó thích thú quan tâm nhiều về đạo đức và hạnh phúc hơn là về kiến thức cho vì mục đích của kiến thức.  Phải thừa nhận rằng cùng một điều như thế cũng có thể nói được về nhiều những triết lý khác, và rằng một khát khao đối với một thứ kiến thức mà triết học thực sự có thể đem cho thì thật là rất hi hữu. Nhưng nếu như triết học có trở nên có tính khoa học – và đó là đối tượng của chúng ta để khám phá ra làm thế nào điều này có thể thành đạt được – là điều cần thiết đầu tiên và trên tất cả là những triết gia nên thu tập lấy được sự tò mò trí thức khách quan lạnh lẽo vốn nó là đặc điểm của con người khoa học chân chính đích thực. Kiến thức quan tâm với tương lai – vốn nó là thứ kiến thức phải được tìm kiếm nếu như chúng ta có biết về định mênh con người – thì có thể-có trong vòng những giới hạn chật hẹp. Không có thể nào nói được là đến bao nhiêu những giới hạn có thể mở rộng được với sự tiến bộ của khoa học. Nhưng những-gì là hiển nhiên là bất kỳ một mệnh đề phát biểu nào về tương lai, do nội-dung-chủ đề của nó, nó thuộc về một vài khoa học đặc thù nào đó, và đảm bảo là chắc chắn, nếu không là hoàn toàn, là do những phương pháp của khoa học đó.  Triết học không phải là một con đường tắt cắt ngắn để đi đến cùng một thứ những kết quả như của những ngành khoa học khác.  Nếu như nó là một ngành học đích thực, nó phải có một địa phận của riêng nó, và nhắm đến những kết quả vốn những khoa học khác không có thể hoặc chứng minh hoặc phản chứng minh được.

Sự cân nhắc nghiên cứu mà triết học đó, nếu như có một nghiên cứu như thế, phải bao gồm những mệnh đề tuyên bố vốn chúng không thể tìm thấy xảy ra trong những ngành khoa học khác, là một cân nhắc nghiên cứu vốn nó có những hệ quả có ảnh hưởng sâu rộng rất xa. Tất cả những câu hỏi vốn chúng có cái được gọi là một thích thú quan tâm về con người – giống như là, lấy thí dụ, như câu hỏi về một đời sống tương lai – nó thuộc về, ít nhất là trên lý thuyết, những khoa học đặc biệt, và là có khả năng, ít nhất là trên lý thuyết, thuộc về được quyết định bởi bằng chứng thực nghiệm. Những triết gia đã quá thường xuyên, trong quá khứ, tự cho phép chính họ tuyên bố về những câu hỏi duy nghiệm, và như hậu quả đã tìm thấy chính họ trong mâu thuẫn thảm khốc với những sự kiện đã được chứng minh thật vững chắc. Thế nên chúng ta phải tuyên bổ từ bỏ hy vọng rằng triết học có thể hứa hẹn thỏa mãn cho những khát vọng trần tục của chúng ta. Những gì nó có thể làm được, một khi nó được thanh tẩy hết khỏi những vết nhơ thực tiễn, là giúp chúng ta hiểu được những phương diện tổng quát của thể giới và phân tích lôgích những sự-vật-việc quen thuộc nhưng phức tạp. Qua thành tựu này, nhờ vào đề nghị của những giả thuyết có kết quả, nó có thể hữu ích gián tiếp  trong những khoa học khác, đáng kể là toán học, vật lý  học và tâm lý học. Nhưng một triết học đích thực có tính khoa học không thể hy vọng lôi cuốn quyến rũ được bất kỳ một ai, trừ những người có ước muốn được hiểu biết, được thoát khỏi hoang mang trí thức.  Nó cung hiến, trong lĩnh vực riêng của nó, một thứ thỏa mãn, vốn những khoa học khác cung hiến. Nhưng nó thực không cung hiến, hay toan tính gắng công cung hiến, một giải pháp cho vấn đề của định mệnh con người, hay cho định mệnh của vũ trụ.

Thuyết evolutionism, nếu những-gì đã từng nói là đúng, được xem như một sự khái quát hóa hấp tấp từ những sự kiện đúng ra có phần đặc biệt nào đó, đi kèm với một sự phủ nhận có tính giáo điều với tất cả những nỗ lực để phân tích, và đã hứng khởi từ những thích thú vốn có tính thực tiễn hơn là tính lý thuyết. Thế nên, mặc dù sự quyến rũ của nó với những kết quả chi tiết trong nhiều ngành khoa học khác nhau, nó không thể được xem như mang bất kỳ tính khoa học đích thực nào nhiều hơn so với truyền thống cổ điển mà nó đã thay chỗ.  Làm thế nào triết học có thể là biểu hiện tính khoa học, và cái-gì là nội dung chủ đề đúng thực của triết học, tôi sẽ cố gắng trình bày trước hết bằng những thí dụ về một số kết quả đã thành tựu, và sau đó một cách tổng quát hơn. Chúng ta sẽ bắt đầu với vấn đề của những khái niệm vật lý về không gian, và thời gian và vật chất, như chúng ta đã thấy, chúng vốn đã bị thách thức bởi những cạnh tranh của những nhà theo thuyết evolutionism. Sẽ được chấp nhận rằng những những khái niệm này đại diện cho nhu cầu tái xây dựng, và đúng thực là được chính những nhà vật lý học thúc dục càng càng tăng. Cũng sẽ được chấp nhận rằng sự xây dựng lại phải lấy nhiều giải thích về sự thay đổi và sự trôi chảy miên viễn trong vũ trụ [16] hơn là đã làm trong thuyết cơ giới cũ với khái niệm nền tảng của nó về vật chất không-thể-hủy-hoại. Nhưng tôi không nghĩ rằng sự tái xây dựng thì đòi hỏi từ những giới tuyến của những người theo chủ thuyết Bergson, tôi cũng không nghĩ rằng sự phủ nhận với lôgích của ông có thể là bất cứ gì khác hơn là có hại. Tuy nhiên, tôi sẽ không nhận làm theo phương pháp tranh luận khai mở, nhưng đúng hơn là theo phương pháp tìm tòi độc lập, bắt đầu từ những-gì, trong một giai đoạn tiền-triết học, hiện ra như là những sự kiện, và luôn luôn giữ vững cho gần với những dữ liệu ban đầu này như những đòi hỏi của tính nhất quán sẽ cho phép được.

Mặc dù sự tranh luận khai mở là hầu như luôn luôn không có kết quả trong triết học, do sự kiện là không có hai triết gia nào từng hiểu lẫn nhau, thế nhưng xem ra cần thiết nói một vài điều ở lúc bắt đầu trong sự biện chính cho tinh thần khoa học như đối nghịch với thái độ huyền bí. Siêu hình học, từ thuở đầu, đã được phát triển bởi sự thống nhất hay sự xung đột của hai thái độ này. Giữa những triết gia sớm sủa nhất của Hylạp. Những người Ionians đã là khoa học hơn, và những người Sicilians huyền bí hơn [17]. Giữa đám những người kể sau, Pythagoras, lấy thí dụ, đã trong bản thân ông là một sự hỗn hợp lạ lùng của hai khuynh hướng: thái độ khoa học đã dẫn ông tới những tam giác vuông góc, trong khi thị kiến huyền bí đã cho ông thấy ăn đậu hột là xấu xa tội lỗi.

Tự nhiên, đã hẳn là đủ, những người theo ông chia thành hai phái, những người yêu các tam giác vuông góc, và những người ghét cay ghét đắng đậu hột, nhưng phái kể trước chết ngấm, tuy nhiên để lại một hương vị ám ảnh của chủ thuyết huyền bí [18] trên phần lớn luận đoán toán học Hylạp, và đặc biệt trên những quan điểm về toán học của Plato. Tất nhiên, Plato là hiện thân của cả hai thái độ khoa học và huyền bí trong một hình thức cao hơn người đi trước ông, nhưng thái độ huyền bí rõ ràng mạnh hơn trong của hai, và bảo đảm chiến thắng cuối cùng bất cứ khi nào cuộc xung đột là sắc nét. Hơn nữa, Plato đã thu nhận từ những triết gia phái Eleatic[19] phương sách sử dụng lôgích để đánh bại ý thức thông thường, và như thế, để sân mở trống cho chủ thuyết huyền bí - một phương sách những người bám chặt lấy truyền thống cổ điển vẫn còn dùng trong trong thời hôm nay của chúng ta.

Lôgích được dùng trong sự bảo vệ chủ thuyết huyền bí xem ra với tôi phạm lỗi lầm với lôgích, và trong một bài giảng sau, tôi sẽ phê bình nó trên nền tảng này. Nhưng huyền bí triệt để hơn không sử dụng lôgích, vốn họ khinh thường: thay vì thế, họ khẩn cầu với giao truyền trực tiếp đến từ thị kiến sâu thẳm của họ. Giờ  đây, mặc dù chủ thuyết huyền bí phát triển trọn vẹn là hiếm có ở phương Tây, một vài bột màu của nó vẽ màu những suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là về phương diện nội dung trong đó họ có những xác quyết mạnh mẽ không dựa trên bằng chứng. Trong tất cả những ai nhiệt tình tìm kiếm món hàng trốn chạy và khó khăn, sự xác quyết là gần như không thể cưỡng lại được, rằng có trong thế giới một điều-gì-đó, sâu xa hơn, có nghĩa lý hơn, hơn là sự phồn tạp của những sự kiện nhỏ bé được ghi chép theo thời gian và được khoa học phân loại. Đằng sau tấm màn che của những điều trần tục này, họ cảm thấy một cái gì đó rất khác biệt chiếu lờ mờ không rõ rệt, bừng lên trong giây phút trọng đại của soi sáng, vốn chỉ duy có thế đem cho bất cứ gì đáng được gọi là kiến thức đích thực về sự thật. Thế nên, tìm kiếm những khoảnh khắc như vậy, đối với họ là con đường của trí tuệ khôn ngoan, chứ không phải là, giống như con người của khoa học, lạnh lùng quan sát để phân tích với không cảm xúc, và chấp nhận với không hỏi han về thực tại ngang bằng nhau của cái tầm thường và cái quan trọng.

Về thực tại hay phi-thực tại của thế giới của huyền bí, tôi không biết chút gì. Tôi không có ước muốn phủ nhận nó, thậm chí cũng chẳng tuyên bố rằng thị kiến sâu thẳm mà nó phơi mở không phải là một thị kiến sâu thẳm đích thực. Những gì tôi thực muốn thực chủ trương - và nó là ở chỗ này mà thái độ khoa học trở nên mệnh lệnh - là thị kiến sâu thẳm đó, không được thử nghiệm và không được hỗ trợ, là một bảo đảm không đầy đủ cho sự thật, bất chấp sự kiện rằng nhiều sự thật quan trọng nhất đã được đề xuất trước tiên bởi những phương tiện của nó. Nói về một đối lập giữa bản năng và lý trí là điều phổ thông; trong thế kỷ thứ mười tám, sự đối lập đã được rút thăm thuận lợi cho lý trí, nhưng dưới ảnh hưởng của Rousseau và phong trào lãng mạn, chọn lựa ưu đãi đã được đem cho bản năng, trước tiên bởi những người đã nổi loạn chống lại những hình thức nhân tạo của chính quyền và tư tưởng, và sau đó, khi chống đỡ thuần túy bằng lý trí của thần học truyền thống ngày càng trở nên khó khăn, bởi tất cả những ai cảm thấy trong khoa học có một sự đe dọa những tín ngưỡng vốn chúng liên kết với một viễn tượng tinh thần nhìn về cuộc sống và thế giới. Dưới tên gọi “trực giác”, Bergson đã nâng bản năng lên địa vị trọng tài duy nhất của chân lý siêu hình. Nhưng trong thực tế, đối lập giữa bản năng và lý trí chủ yếu là ảo ảnh không thực. Bản năng, trực giác, hoặc thị kiến sâu thẳm là những gì đầu tiên dẫn đến những tin tưởng vốn sau đó lý trí xác nhận đúng, hoặc xác nhận sai; nhưng sự xác nhận, nơi nó là có thể được, trong phân tích cuối cùng, bao gồm thỏa thuận với những tin tưởng khác vốn không kém tính bản năng. Lý trí là một sức mạnh hài hoà, kiểm soát, hơn là một của sáng tạo. Ngay cả trong những lĩnh vực thuần túy lôgích nhất, đó là thị kiến sâu thẳm đến trước tiên với những gì là mới lạ.

Chỗ nào bản năng và lý trí đôi khi xung đột là có liên quan đến những tin tưởng duy nhất, chúng được duy trì theo bản năng, và được duy trì với quyết tâm đến nỗi không một mức độ bất đồng nào với những tin tưởng khác đưa đến từ bỏ chúng. Bản năng, giống như tất cả những khả năng của con người, là dễ nghiêng về sai lầm. Những bản năng trong những người lý trí yếu thường không được sẵn sàng thú nhận điều này về phần bản thân chính họ, mặc dù tất cả thừa nhận nó về phần những người khác. Những chỗ bản năng ít dễ nghiêng về sai lầm nhất là trong những vấn đề thực tiễn vốn về phần chúng phán đoán đúng là một trợ giúp cho sự sống còn; thân hữu và thù địch với những người khác, lấy thí dụ, thường cảm thấy có kỳ thị đặc biệt khác thường dưới lớp cải trang rất kỹ lưỡng. Nhưng ngay cả trong những vấn đề như thế, một ấn tượng sai lầm có thể được đưa ra vì sự lãnh đạm hoặc tâng bốc, và trong những vấn đề kém thực tế trực tiếp, chẳng hạn như với triết học giải quyết, những tin tưởng rất mạnh tính bản năng có thể là hoàn toàn nhầm lẫn, như chúng ta có thể đi đến nhận biết thông qua sự bất nhất của chúng nhận thức được,  so với những tin tưởng khác cũng mạnh mẽ ngang bằng. Đó là những cân nhắc như vậy mà cần thiết phải có sự hòa giải hài hòa của lý trí, vốn thử nghiệm những tin tưởng của chúng ta bằng  khả năng tương thích lẫn nhau của chúng, và xem xét, trong những trường hợp nghi vấn, những nguồn có thể có của lỗi lầm ở một bên và ở một bên khác kia. Trong điều này không có chống đối với bản năng như một toàn thể, nhưng chỉ với sự tin cậy mù quáng  trên một của một số khía cạnh đặc biệt lý thú của bản năng mà loại trừ những cái khác thông thường hơn nhưng không phải là kém không có những khía cạnh đáng tin cậy. Đó là sự thiên lệch một chiều như vậy, không phải tự thân bản năng, mà lý trí mà nhằm đến sửa chữa.

Đây là những câu châm ngôn ít nhiều mòn nhạt có thể được minh họa bằng ứng dụng với biện hộ của Bergson vể “trực giác” như chống lại “trí tuệ”. Ông nói, có “hai con đường khác nhau hết sức sâu xa để hiểu biết một điều-sự-gì. Cái đầu tiên ngụ ý rằng chúng ta di chuyển vòng quanh đối tượng; cái thứ hai là chúng ta đi vào trong nó. Cái đầu tiên phụ thuộc vào quan điểm mà tại đó đặt chúng ta đứng, và trên những biểu tượng mà chúng ta tự thể hiện chúng ta. Cái thứ hai không phụ thuộc vào một quan điểm, cũng không phải dựa vào bất kỳ biểu tượng nào. Loại kiến thức đầu tiên có thể nói là dừng lại ở sự tương đối; loại thứ hai, trong những trường hợp có thể có được, đạt được sự tuyệt đối[20]. Cái thứ hai của cả hai, đó là trực giác, ông nói, nó là “loại cảm tình trí thức mà với nó một người tự đặt chính mình vào giữa trong một đối tượng ngõ hầu đồng làm một với những gì là độc đáo trong nó, và do đó không diển tả được” (trang 6). Trong minh hoạ, ông đề cập đến tự-kiến thức: “có một thực tại, ít nhất, vốn tất cả chúng ta nắm bắt từ bên trong, bằng trực giác và không bằng phân tích đơn giản. Nó là cá tính riêng của chúng ta trong sự trôi chảy của nó qua thời gian -  tự ngã của chúng ta tồn tại kéo dài” (p 8). Phần còn lại của của triết lý Bergson bao gồm trong sự tường trình, thông qua những phương tiện không hoàn hảo của từ ngữ,  kiến thức đạt được bằng trực giác, và dẫn đến sự lên án hoàn toàn về tất cả những kiến thức bắt nguồn từ khoa học và ý thức thông thường.

Tiến trình này, vì nó về phe với những tin tưởng mang tính bản năng trong một xung đột, đại diện cho sự cần thiết của biện minh bằng chứng minh về sự đáng tin cậy lớn hơn của những tin tưởng của một phe  hơn của phe khác. Bergson cố gắng biện minh điều này đầu tiên theo hai cách, bằng giải thích rằng trí tuệ là một khả năng thuần tuý thực tế được thiết kế để bảo đảm thành công sinh học; thứ hai, bằng nhắc đến những thành tựu xuất sắc của bản năng ở động vật, và bằng cách chỉ ra những đặc tính của thế giới, trong đó, mặc dù trực giác có thể nắm bắt chúng, nhưng với trí tuệ là hoang mang như ông diễn dịch về nó.

Về lý thuyết của Bergson cho rằng trí tuệ là một khả năng thuần tuý thực tế đã phát triển trong cuộc đấu tranh cho sự sống còn [21], và không phải là một nguồn gốc của những tin tưởng thực sự, chúng ta có thể nói, đầu tiên, đó là qua trí tuệ mà chúng ta biết về cuộc đấu tranh cho sự sống còn, và về dòng dõi tổ tiên sinh học của con người: nếu trí tuệ sai đường lạc lối, toàn bộ của chỉ đơn thuần là suy luận lịch sử này đoán chừng  là không có thật. Nếu, mặt khác, chúng ta đồng ý với Henri Bergson trong suy nghĩ rằng sự tiến hóa đã diễn ra như Darwin đã tin, sau đó, không chỉ là trí tuệ, nhưng tất cả những khả năng của chúng ta, vốn  đều đã được phát triển dưới sự căng thẳng của tiện ích thiết thực. Trực giác được xem thấy khi nó tốt nhất – lấy thí dụ, về phần những cá tính và những khuynh hướng của con người khác.Bergson dường như cho rằng khả năng cho kiến thức thuộc loại này thì kém có thể giảng giải bởi cuộc đấu tranh cho sự sống còn hơn, thí dụ,  khả năng toán học thuần túy. Tuy nhiên, người thời man dã bị sự thân thiện giả mạo lường gạt có thể sẽ phải trả giá mất mạng vì sai lầm của mình; trong khi đó, ngay cả trong những xã hội văn minh nhất, người ta không bị giết vì kém cỏi thiếu khả năng toán học. Tất cả những trường hợp nổi bật nhất của ông về trực giác ở động vật có một giá trị sống còn rất trực tiếp. Thực tế là, tất nhiên, trong cả hai trực giác và trí tuệ đã được phát triển bởi vì chúng hữu ích, và nói rộng rãi, rằng, chúng hữu ích khi chúng đưa ra sự thật, và trở thành có hại khi chúng đưa ra sự sai lầm. Trí tuệ, trong trường hợp con người văn minh, như khả năng nghệ thuật, có đôi khi được phát triển vượt quá cái điểm mà ở đó nó là hữu ích cho cá nhân, mặt khác, trên toàn bộ, trực giác dường như giảm dần với văn minh tăng lên. Nói rộng rãi, nó lớn hơn ở trẻ em hơn ở người lớn, trong người thiếu-giáo dục nhiều hơn người có giáo dục. Có lẽ ở giống chó nó vượt quá bất cứ thứ gì được tìm thấy ở con người. Nhưng những ai, kẻ nào tìm thấy trong những sự kiện  này một khuyến cáo của trực giác, nên quay về rừng sống đời hoang dã, nhuộm mình với chàm xanh và sinh sống bằng cây gai quả dại.

Kế tiếp, chúng ta hãy cùng xem xét không biết trực giác có nắm giữ bất kỳ một tính chất không-thể-sai-lầm nào như Bergson tuyên đòi cho nó hay không. Theo như ông, trường hợp điển hình nhất của nó là sự hiểu biết của chúng ta về tự chúng ta. Thế nhưng sự tự-biết-mình, ai cũng biết như phương ngôn, là hiếm hoi và khó khăn. Phần lớn con người ta, lấy thí dụ, có trong bản tính tự nhiên của họ sự ác độc, sự tự cao tự đại, và những thèm muốn mà vốn chúng đều hầu như hoàn toàn vô thức, không tự biết, mặc dù ngay cả những người  bạn thân nhất của họ có thể nhận thấy không chút khó khăn nào. Có đúng là trực giác có một tính chất thuyết phục vốn trí tuệ thiếu hụt: trong khi nó có mặt, hầu như không thể nào hoài nghi sự thực của nó. Nhưng nếu như trong xem xét, nó sẽ hiện ra, ít nhất cũng là dễ sai lầm như trí tuệ. Tính chủ quan lớn hơn của nó chắc chắn trở thành một điểm xấu đáng phạt, làm cho nó chỉ càng lừa dối hơn thêm không cưỡng lại được. Ngoài sự tự hiểu biết về chúng ta, mọt trong những thí dụ nôit bật nhất của trực giác là kiến thức mà người ta tin tưởng người ta nắm giữ được về những người mình đang yêu: bức tường giữa những cá tính khác biệt xem như trở thành trong xuốt, và người ta nghĩ rằng họ đương nhìn sâu vào tận trong tâm hồn kẻ kia như nhìn vào chính tâm hồn mình. Thế nhưng trong những trường hợp như thế, lừa dối được thực hành thường xuyên với thành công; và ngya cả ở những chỗ không có chủ tâm lừa dối, kinh nghiệm dần đần chứng minh, như một qui luật, rằng cái thị kiến sâu thẳm giả định đã là ảo tưởng, và rằng những phương pháp dọ dẫm hơn, thong thả hơn của trí tuệ, hơn trong dài lâu đáng tin cậy hơn.

Bergson chủ trương rắng trí tuệ chỉ có thể đối phó với những-gì trong chừng nào chúng tương đồng giống như những-gì đã được kinh nghiệm từ quá khứ, trong khi trực giác có sức mạnh của sự nắm bắt được sự độc đáo và mới lạ vốn luôn luôn thuộc về mỗi khoảnh khắc tươi mới. Rằng có một-gì-đó độc đáo và mới trong mỗi phút giây, chắc chắn là đúng; cũng đúng là điều này không thể hoàn toàn diễn tả bằng những phương tiện của những khái niệm trí thức. Chỉ có sự quen biết trực tiếp mới có thể đem cho kiến thức về những gì là độc đáo và mới lạ. Nhưng sự quen biết trực tiếp thuộc loại như vầy được đem cho đầy đủ trong cảm giác, và không đòi hỏi, trong chừng mức như tôi có thể thấy, bất kỳ một khả năng của trực giác nào cho sự nắm bắt nhận thức được chúng. Nó không là trí thức mà cũng chẳng là trực giác, nhưng là cảm giác, vốn nó đem lại dữ kiện mới: nhưng khi dữ kiện là mới trong bất kỳ phương cách đáng kể nào, trí tuệ thì phải là có khả năng nhiều hơn để giải quyết với nó hơn là trực giác có thể đã là. Một con gà mái giữa bầy thiên nga con, không có hoài nghi gì rằng có những trực giác vốn xem ra đặt con gà này ở giữ đám thiên nga này, và không chỉ biết về chúng một cách phân tích; nhưng khi đám thiên nga con lội xuống nước, toàn thể trực giác hiển nhiên đó xem ra thành ảo ảnh, và con gà mái bị bỏ lại bơ vơ trên bờ bất lực. Trực giác, trong thực tế, là một phương diện và phát triển của bản năng, và giống như tất cả các bản năng, nó đáng ngưỡng mộ trong những môi trường quen thuộc đó, vốn chúng đã khuôn đúc những tập quán của con vật trong câu hỏi xem xét, nhưng hoàn toàn bất lực ngay một khi môi trường thay đổi trong một cách mà nó đòi hỏi một vài phưong thức hành động không thông thường, quen thuộc.

Hiểu biết có tính giải thích lý thuyết về thế giới, vốn là mục tiêu của triết học, không phải là một nội dung thuộc về quan trọng thực tiễn cho các động vật, hay cho các người sơ khai, hay ngay cả cho hầu hết những con người văn minh. Thế nên, khó khăn mà có thể giả định là những phương pháp nhanh chóng, sống sượng và sẵn sàng của bản năng hay trực giác sẽ tìm thấy một mảnh đất được thuận lợi cho ứng dụng của chúng trong lĩnh vực này. Nó là hoạt động thuộc những loại cũ hơn, vốn nó đem ra liên hệ thân tộc của chúng ta với những thế hệ xa vời của những tổ tiên động vật và giống nửa-người, vốn nó trưng bày trực giác ở chỗ tài giỏi nhất của nó. Trong những nội dung như tự-bảo-toàn và thương yêu, trực giác sẽ hành động đôi khi (mặc dù không phải luôn luôn) với sự nhanh nhẹn và độ chính xác đáng kinh ngạc so với trí tuệ phê phán. Nhưng triết lý không phải là một trong những theo đuổi vốn để minh họa cho sự ham thích của chúng ta với quá khứ: nó là một theo đuổi rất nhiều tinh lọc hơn, rất cao văn minh hơn, đòi hỏi cho sự thành công của nó, một sự giải thoát nào đó nhất định khỏi đời sống của bản năng, và thậm chí, đến có lúc, một thái độ xa lánh cách biệt khỏi tất cả những hy vọng và những sợ hãi trần tục. Thế nên, không phải là trong triết học, chúng ta có thể hy vọng thấy trực giác trong khéo giỏi nhất của nó. Ngược lại, kể từ khi những đối tượng thực sự của triết học, và những tập quán của tư tưởng đã đòi hỏi cho sự nắm hiểu của chúng, là sự xa lạ, khác thường, và lãnh đạm tách biệt, nó là ở đây, hầu như hơn ở bất cứ nơi nào khác, chứng minh trí tuệ vượt trội trực giác, và những xác quyết nhanh chóng thiếu phân tích, là ít xứng đáng nhất để được chấp nhận không phê phán.

Trước khi dấn mình vào những thảo luận có phần nào khó khăn và trừu tượng, vốn chúng nằm phía trước chúng ta, sẽ tốt hơn là làm một một cuộc khảo sát về những hy vọng mà chúng ta có thể giữ lại và những hy vọng chúng ta phải bỏ.  Hy vọng về sự thỏa mãn đối với những khát khao có tính con người hơn của chúng ta – hy vọng về chứng minh được rằng thế giới có đặc tính đạo đức đáng mong ước này, hay đáng mong ước kia –không phải là một hy vọng, đến mức tôi có thể thấy được, mà triết học có thể làm dẫu bất-cứ-gì dầu-là-gì đi nữa để thỏa mãn. Sự khác biệt giữa một thế giới tốt và một thế giới xấu là một sự khác biệt giữa những đặc tính cá biệt của những-gì cá biệt vốn chúng hiện hữu trong những thế giới này: nó không phải là một sự khác biệt trừu tượng đủ thích đáng đến từ địa bàn của triết học. Yêu và ghét, lấy thí dụ, là những đối nghịch luân lý, nhưng đối với triết học, chúng là những thái độ rất tương tự gần nhau trong quan hệ với những đối tượng. Dạng tổng quát và cấu trúc của những thái độ này hướng tới những đối tượng vốn chúng cấu thành những hiện tượng trí não là một vấn đề của triết học; nhưng sự khác biệt giữa yêu và ghét không phải là một sự khác biệt của dạng thức hay cấu trúc, và như thế nên là đúng hơn thuộc về một ngành khoa học đặc biệt là tâm lý học, hơn là thuộc về triết học. Thế nên những quan tâm đạo đức vốn chúng luôn luôn gây hứng khởi cho những triết gia phải nằm ở hậu trường: một vài loại quan tâm đạo đức có thể gây hứng khởi cho cả toàn bộ nghiên cứu, nhưng phải là không một quan tâm nào ngăn che những chi tiết, hay được mong đợi có trong những kết quả đặc biệt vốn chúng săn tìm.

Nếu quan điểm này thoạt lần đầu tiên nhìn xem ra đáng thất vọng, chúng ta có thể nhắc nhở chúng ta rằng một sự thay đổi tương tự đã được tìm thấy cần thiết trong tất cả những ngành khoa học khác. Những nhà vật lý hay hóa học bây giờ không đòi hỏi phải chứng minh tầm quan trọng đạo đức của những atoms hoặc những ions của mình; nhà sinh vật học không bị trông chờ phải chứng minh công dụng của giống cây hoặc giống vật mà ông mổ xẻ. Trong những thời đại tiền-khoa học, không phải đã như thế. Thiên văn học, thí dụ, đã được nghiên cứu bởi vì con người tin vào chiêm tinh học: đã nghĩ rằng những chuyển vận của những hành tinh có quan hệ trực tiếp nhất và quan trọng trên những cuộc đời của những con người. Có thể đoán chừng khi tin tưởng này bị phân rã và sự nghiên cứu vô tư  của thiên văn học bắt đầu, nhiều người đã tìm thấy chiêm tinh học thu hút thú vị, đã quyết định rằng thiên văn học đã có quá ít quan tâm đến con người để xứng đáng được học tập. Vật lý, như xuất hiện trong Timaus của Plato, lấy thí dụ, có đầy những khái niệm đạo đức: đã là một phần thiết yếu của trong  mục đích của nó nhằm chứng minh rằng trái đất là xứng đáng với sự ngưỡng mộ. Trái lại, những nhà vật lý học hiện đại, mặc dù ông không muốn phủ nhận rằng trái đất là đáng ngưỡng mộ, ông đã không quan tâm, với tư cách là một nhà vật lý, với những đóng góp đạo đức của nó: ông là chỉ đơn thuần có quan tâm đến tìm ra những sự kiện, không phải để xem xét liệu chúng là tốt hay xấu. Trong tâm lý học, thái độ khoa học lại còn mới gần đây hơn, và khó khăn hơn là trong khoa học vật lý: đó là điều tự nhiên để xem rằng bản chất con người là một trong hai, hoặc là tốt hoặc là xấu, và giả định rằng sự khác biệt giữa tốt và xấu, vốn quan trọng nghiêm trọng đến như thế trong thực tại, phải là cũng quan trọng trong lý thuyết. Chỉ là trong thế kỷ vừa qua mà một khoa tâm lý học trung lập về đạo đức đã lớn dậy, và ở đây cũng thế, sự trung lập về đạo đức đã là thiết yếu cho sự thành công khoa học.

Trong triết học, cho đến nay, tính trung lập về đạo đức đã hiếm khi được tìm kiếm và hầu như chưa từng bao giờ đạt được. Con người đã nhớ những ước muốn của họ, và đã phán xét những triết lý trong liên quan với những ước muốn của họ. Đẩy đi từ những ngành khoa học đặc biệt, tin tưởng rằng những khái niệm của thiện và ác phải kham nổi một chìa khóa cho sự hiểu biết về thế giới, đã tìm kiếm một nơi trú ẩn trong triết học. Nhưng ngay cả từ chốn tị nạn cuối cùng này, nếu như triết học không còn giữ là một tập hợp của những ước mơ đẹp lòng, tin tưởng này phải được đẩy tới tiến về trước. Nó là một phổ biến rằng hạnh phúc không phải tốt nhất đạt được bởi những ai tìm kiếm nó trực tiếp; và có vẻ như cũng đúng sự thật giống như thế với sự thiện. Trong suy nghĩ, ở bất kỳ tỷ lệ nào, những ai quên đi  thiện và ác, và chỉ tìm kiếm để biết những sự kiện, có nhiều khả năng để đạt được cái thiện hơn những người vốn họ nhìn thế giới qua những trung gian bị bóp méo vì  những ham muốn của riêng họ.

Sự mở rộng bao la trong kiến thức của chúng ta về những sự kiện trong thời gian gần đây, đã có như trong thời Phục hưng nó đã có, hai tác dụng trên viễn cảnh trí thức tổng quát. Về một mặt, nó đã làm cho con người không tin tưởng vào sự thật của những hệ thống lớn rộng, đầy tham vọng: những lý thuyết đến và đi nhanh chóng, mỗi một phục vụ  cho một thời ngắn ngủi, để phân loại những sự kiện được biết và thúc đẩy việc tìm kiếm cho những cái mới, nhưng mỗi một đến phiên mình chứng minh là không thoả đáng để đối phó với những sự kiện mới khi chúng đã được tìm thấy. Ngay cả những người phát minh ra những lý thuyết, trong khoa học, không xem chúng như là một bất cứ gì, nhưng chỉ là một cái dựng lên vội vàng tạm thời. Cái  lý tưởng của một sự tổng hợp tóm-thu-bao-gồm tất cả, chẳng hạn như thời Trung cổ đã tin rằng mình đã đạt được, lùi càng xa hơn và xa hơn nữa vượt ra ngoài giới hạn của những gì xem ra có vẻ có-thể-làm-được. Trong một thế giới như vậy, như trong thế giới của Montaigne, không có gì có vẻ như đáng giá, ngoại trừ việc phát kiến thêm nhiều sự kiện hơn và nhiều hơn nữa, mỗi một chúng lại đến phiên giáng đòn chí tử vào một vài lý thuyết được trân quí; sự thăng tiến trí tuệ trưởng thành một cách mệt mỏi, và trở nên luộm thuộm nhếch nhác qua tuyệt vọng.

Về mặt khác, những sự kiện mới đã mang lại những năng lực mới; sự kiểm soát vật lý của con người trên những sức mạnh tự nhiên ngày càng tăng với sự nhanh chóng không tiền khoáng hậu, và hứa hẹn sẽ tăng trong tương lai, vượt quá tất cả mọi giới hạn có thể định được dễ dàng. Thế nên, song song bên cạnh tuyệt vọng về phương diện lý thuyết sau cùng, có một chủ nghĩa lạc quan lớn lao về phương diện thực hành: những-gì con người có thể làm được có vẻ gần như vô hạn. Những giới hạn cố định cũ của sức mạnh con người, như cái chết, hay sự phụ thuộc vào sự chạy đua trên một trạng thái quân bằng của những sức mạnh vũ trụ, là bị quên bỏ, và không có sự kiện khó chịu nào được cho phép đập vỡ trên giấc mộng về sự toàn năng. Không triết lý nào được dung thứ nếu như nó đặt giới hạn cho khả năng của con người trong sự làm hài lòng những ước muốn của mình, và thế nên cái lý thuyết rất tuyệt vọng đã được gọi đến bảo im lặng đi mỗi thì thầm hoài nghi về phần những khả năng hứa hẹn của thành tích thực tiễn.

Trong sự chào mừng sự kiện mới, và trong sự hoài nghi của chủ nghĩa giáo điều [22] liên quan đến vũ trụ nói chung, tinh thần hiện đại, tôi nghĩ, nên được chấp nhận trong toàn thể như là một tiến bộ. Nhưng cả hai trong những kỳ vọng thực tiễn của nó, và trong tuyệt vọng về lý thuyết của nó, với tôi có vẻ như đi quá xa. Hầu hết những gì là vĩ đại nhất trong con người thì được gọi tiến ra trước trong đáp ứng với sự đe doạ về những hy vọng của mình bởi những chướng ngại tự nhiên bất biến; với kỳ vọng sự toàn năng, hắn ta trở thành tầm thường và một chút phi lý. Và ở bên phần lý thuyết, chân lý siêu hình cuối cùng, mặc dù ít tóm-thu-bao-gồm tất cả hơn,  và khó đạt được hơn so với nó đã hiện ra với một số những triết gia trong quá khứ, tôi tin rằng, có thể được khám phá bởi những ai là những người sẵn sàng kết hợp sự hy vọng, sự kiên nhẫn, và sự cởi mở não thức của khoa học, với một cái gì đó của cảm giác Hylạp đối với cái đẹp trong thế giới trừu tượng của lôgích và đối với giá trị nội tại cơ bản tối cùng trong sự trầm tưởng về sự thật.

Triết học, do đó, vốn nó là thực sự được cảm hứng từ tinh thần khoa học, phải đối phó với một số những vấn đề có gọi là khô khan và trừu tượng, và phải không hy vọng tìm thấy một câu trả lời cho những vấn đề thực tiễn của đời sống. Đối với những ai là những người muốn hiểu biết nhiều về những gì đã có trong quá khứ vốn đã từng là khó khăn nhất và mịt mờ, trong sự tạo thành của vũ trụ, nó có những phần thưởng tuyệt vời đem cho - những khải hoàn đáng ghi nhận như của Newton và Darwin, và cũng quan trọng về lâu dài, cho sự rèn đúc những tập quán trí não của chúng ta. Và nó mang lại với nó - như một phương pháp điều tra mới và mạnh mẽ thường luôn luôn làm vậy - một cảm giác về quyền lực và một hy vọng về tiến bộ đáng tin cậy hơn và có nền tảng tốt hơn, so với bất kỳ một gì vốn dựa trên sự tổng quát hoá vội vã và trá nguỵ về phần bản chất của vũ trụ nói chung. Nhiều những hy vọng vốn đã gây cảm hứng cho những triết gia trong quá khứ  nó không thể tuyên xưng là hoàn thành, nhưng những hy vọng khác, thuần tuý trí thức hơn, nó có thể thoả mãn trọn vẹn hơn là những thời trước đã tưởng rằng có thể có được với não thức con người.








Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Aug, 2010)
(còn tiếp….)





[1] “Thuyết tiến hóa”: Trong tập sách này, khi có thể, tôi sẽ thử để nguyên các tên gọi những học thuyết triết học phương Tây, vì  tôi, nếu có “dịch” thường là chúng ta sẽ “dịch” chúng bằng cách dùng:
a.       một từ Tàu  (thường là phiên âm từ Tàu, do người Tàu đã phiên âm hay dịch ý)
b.       một từ Hán Việt 
c.        một từ  thuần Việt (rất hiếm)
Trong cả 3 trường hợp, thực sự chỉ là lấy một từ hay cụm từ nào đó bằng tiếng Tàu, rồi xem như tương đương với từ Anh, Pháp. Những từ Tàu “dịch” này, chúng thường rất tối nghĩa, hay vô nghĩa đến ngớ ngẩn, chúng ta xét cho kỹ, chỉ dùng chúng như một dấu hiệu ngôn từ, có tính cách hoán chuyển tương đương, nghĩa của chúng, và trước hay sau không thể tìm được trong từ tiếng Tàu, thế nên, cuối cùng khi triển vẫn vẫn là phải truy về tận gốc phương Tây của nó.

Ở một chỗ khác tôi có nói, chúng ta không có nên mượn, du nhập một khái niệm (khái niệm x) từ phương Tây, thường là trong tư tưởng, triết học (tạm không kể khoa học), các nhà triết học Tây phương gọi nó là (“tên của X”), chúng ta mượn từ Tàu gọi là (chi hồ giả dã) thường vì văn tự Tàu, khác dạng, không thể nhập thẳng “tên của X” được, chúng ta bắt chước cũng dịch là “chi hồ giả dã” (đúng hơn là phiên âm một từ Tàu đã dịch theo lối hiểu của họ, với từ trong nội dung văn hoá tư tưởng của họ), hay chúng ta nghĩ ra một từ, thường dùng từ Hán Viêt, có thể có pha từ thuầnViệt, từ Hán Việt nay có nghĩa đổi không còn như từ Hán đang dùng bên Tàu nữa – nên gọi nó là “chi hồ giả dã nôm”. Khi đọc những “chi hồ giả dã” này – muốn hiểu “khái niệm x”, cho đúng và đầy đủ, rồi ít nhiều lại phải giải thích và truy về “tên của X”!

Nếu chỉ có khái-niệm-x và tên-của-X thì có lẽ cũng tạm xong với chi-hồ-giả-dã, nhưng trong tư tưởng phương Tây, biến thái rất nhanh và giàu có, chúng sẽ kéo ra cả một tộc họ- những khái-niệm-x và tên-của-X. Thí dụ: chủ nghĩa tên-của-X, người theo chủ nghĩa tên-của-X , nguười chống lại chủ nghĩa tên-của-X, trường phái tên-của-X mới, tên-của-X hoá, tên-của-X thành Y,...Trong trường hợp này, chúng ta mượn chi hồ giả dã, thành rất lúng túng, và sẽ có những từ trong nội dung tư tưởng phương Tây có liên hệ gia đình, nhưng biến mất trong lối dịch chi-hồ-giả-dã.

Tư tưởng thành rối rắm, ngôn ngữ thì luôn vay mượn, kéo theo suy tưởng qua những lối gián tiếp: gốc Tây- sang chữ Tàu - về người đọcViệt, suy nghĩ Việt có phần nào bị thui chột ít nhiều. Đáng lẽ nên là Tây sang Việt, trực tiếp.
Nếu giữ được nguyên gốc, còn có thể tránh được khó khăn như sau. Khi dịch một từ abc sang thành chi-hồ-giả-dã, phải ở một thời điểm t nào đó. Ở thời điểm t đó, abc trong ngôn ngữ gốc của nó được hiểu một cách nào đó, thí dụ abc-hiểu-tại-t  và người dịch (Tàu) sang chi-hồ-giả-dã tại-t , có thể gần với, tương đương với abc-hiểu-tại-t  .

Nhưng các ý niệm khoa học và triết học của phương Tây luôn luôn thay đổi, một thời gian sau t, abc không hoàn toàn hiểu như abc-hiểu-tại-t nữa, đã chuyển đi, thành abc-hiểu-sau-t. Trong khi đó chúng ta giữ chi-hồ-giả-dã tại-t , không thành tương đương với abc-hiểu-sau-t.

Lấy thí dụ - ngày nay evolution không có nghĩa là tiến hoá nữa, đúng hơn là biến hoá. “Thuyết tiến hóa”, nếu có từ nào gần hơn với “evolutionism” – có lẽ phải là “thuyết biến hoá”. Trong từ nguyên, và cả trong nội dung, evolutionism của sinh học, không hàm ý thay đổi đi lên hay đi xuống, chỉ có sự thay đổi để thích hợp với môi trường sống để tồn tại và phát triển thôi, sự thay đổi này không có hướng “lên” hay “xuống”, không “tiến” không “lùi”.

Dĩ nhiên, những ai học sinh học, giờ đây đều hiểu như vậy, cho nên từ “tiến” trong “tiến hoá” đã thành vô nghĩa, hay không mang nghĩa đúng đến cho người đọc. Rối rắm, lệch lạc như vậy, để hiểu cho đúng, chúng ta lại quay về với gốc của từ này, đó là “evolutionism”. Tính chất động của tư tưởng phương Tây, khiến dịch thành khó khăn. Nhất là dịch nghĩa, chúng ta có thể kể một vài atom/nguyên tử, computer/điện toán, ...

Trong trường hợp phiên âm, các tên riêng, chúng ta đã đi một bước xa, phiên âm trực tiếp, không dùng từ Tàu: Tokyo chứ không Đông Kinh, Paris chứ không Ba Lê, Kant chứ không “Kăng tơ”. Và Bertrand Russell chứ không “Béc-tơ-răng Rút-xen”.

Giới thiệu các ý niệm, khái niệm mới  từ các nguồn ngoài vào tiếng Việt; ngoài mục đích nhằm quảng diễn tư tưởng lạ, hay phổ thông học thuyết mới, còn có một mục đích khác là làm giàu cho tiếng Việt, mục đích này khó có thể thành công nếu chỉ dừng lại ở chỗ xử dụng dùng các từ Tàu.

[2] Trong tập sách này, và nhiều chỗ khác, Russell dùng tiếng tôn xưng Ông để gọi Bergson (M. Bergson), một triết gia Pháp nổi danh đương thời với ông. Triết gia lỗi lạc này là giáo sư tại các trường hàng đầu nước Pháp: Ecole Normale Supérieure và Collège de France. Bergson thường được gọi là Henri-Louis Bergson hay phổ thông và chính thức hơn là Henri Bergson (1859-1941).

Tác giả viết bài giảng này khi Bergson còn sống, nên xưng hô như vậy. Cũng như ông gọi một vị giáo sư khác ở Cambridge, nhắc tới sau đây, bằng danh xưng ông, Bradley .

Tôi sẽ thay thế bằng danh xưng Henri Bergson và Francis Herbert Bradley

[3] “Thuyết phân tích lôgích atom ý tưởng”: “atom” ở đây chỉ atom của ý tưởng trong sự phân tích ngôn ngữ, của Bertrand Russell (1872-1970) và Ludwig Wittgenstein (1889-1951) buổi đầu. Lý thuyết này chủ trương rằng tất cả những mệnh đề phát biểu có ý nghĩa phải được phân tích thành những thành phẩn cơ bản – không thể phân tích hơn được nữa - ở mức atom. Mỗi thành phần này trực tiếp “chỉ” vào những thành phần của thế giới thực tại.

[4] Chủ nghĩa Duy thực mới, hay Tân Duy thực - new realism, cũng còn gọi là neo realism. Phong trào vận động triết học ở nước Mỹ đầu thế kỷ 20, khởi với bản tuyên ngôn phổ biến trong tập san Journal of Philosophy (1910), nhan đề “A Program and First Platform of Six Realists.” Sáu triết gia là những giáo sư Mỹ: Ralph Barton Perry, William P. Montague, E. B. Holt, Walter Pitkin, Edward Spaulding, vàWalter Marvin.

Among the doctrines in the New Realist platform were the rejection of the fundamental character of epistemology; the view that the entities investigated in logic, mathematics, and science are not “mental” in any ordinary sense; the view that the things known are not the products of the knowing relation nor in any fundamental sense conditioned by their being known; and the view that the objects known are immediately and directly present to consciousness while being independent of that relation.

[5] Henri Louis Bergson (1859-1941), was a French philosopher of evolution who saw the world as struggle between humankind’s life force which he termed élan vital. He claimed that élan vital is the creative impulse that shapes all life, as opposed to the evolution theory of natural selection by Charles Darwin.

His philosophy proceeds from a fundamental distinction between life force, the elan vital and the material, Élan Vital versus the Material: two conflicting impulses of the universe. The first one is the urge to continually create and diversify, while the other, an entropic compulsion to make everything uniform, dissipating energy and resisting the flow of life. Bergson argues that everything is determined not by prior cause but by some future potentiality. Élan vital is the driving force of novelty seen in works of art, music and literature.
[6] Francis Herbert Bradley (1846–1924) là triết gia nổi tiếng và được xem như đại diện cho trường phái Duy Ý tại nước Anh trong thời của ông.

[7] CTTG- Appearance and Reality, pp. 32-33.
[8] Hai bè cánh chính trị đối nghịch trong chính trường nước Germany và Italy trong thời Trung Cổ. Một phe là những Guelfs, những người có cảm tình và ủng hộ chế độ vua chiên (papacy), và những Ghibellines, những người có cảm tình và ủng hộ đế chế các hoàng đế LaMã người German, sự phân rẽ này tạo nên chiến tranh thường trực giữa các thành phố vùng bắc Italy, trong các thế kỷ 13 và 14.

[9] block universe
[10] CTTG – đã viết trước August 1914.
[11] chủ nghĩa thực dụng
[12] Hellenism
[13] Teleology:  cứu cánh luận - loại lý thuyết, hay luận thuyết, hơn là triết lý, vì dựa trên tin tưởng hay nhận thức rằng sự phát triển sinh và vật lý quanh chúng ta, nơi con người cũng như vũ trụ hướng tới một cứu cánh nào đó. Như trong tự nhiên và lịch sử (Hegel và Marx).

[14] CTTG - Creative Evolution, bản dịch tiếng Anh, p. 41. 

[15] Finalism: thuyết mục đích – chủ trương những mục đích tận cùng, hay cứu cánh, quyết định dòng chảy của tất cả những biến cố, sự kiện.
[16] Universal flux.

[17] CTTG – Cf. Burnet, Early Greek Philosophy, pp. 85 ff.
[18] mysticism
[19] The Eleatics: trường phái triết học thời tiền-Socrates tai thành Elea, một thuộc địa Greek ở Nam Ý, do Parmenides thành lập vào thế kỷ 5 TCN, những người nổi tiếng khác còn kể: Zeno xứ Elea, và Melissus xứ Samos.
[20] CTTG - Introduction to Metaphysics, p. i.
[21] i.e. cạnh tranh sinh tồn – từ cũ vẫn dùng khi nói về thuyết Darwism.
[22] dogmatism