Monday, April 26, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (4)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Try
(tiếp theo)


Quyển Một – Triết học Cổ thời





Chương 2 – Trường phái Milesian

Trong tất cả mọi lịch sử triết học cho sinh viên, điều đầu tiên được nhắc đến là triết học đã bắt đầu với Thales, người đã nói rằng tất-cả-mọi-thứ được tạo bởi nước. Điều này làm nản lòng người mới bắt đầu, là người đang cố gắng – có lẽ không phải là rất nhiều – để cảm nhận được sự tôn trọng đối với triết học mà chương trình giảng dạy dường như mong đợi. Có đó, tuy nhiên, dư dật lý do để cảm thấy tôn trọng dành cho Thales, mặc dù có lẽ, như một nhà khoa học, hơn là một triết gia, theo nghĩa hiện đại của từ này.

Thales là người quê quán ở thành Miletus [1], tại Tiểu Á, một thành phố thương mại sầm uất, ở đấy có một số dân nô lệ đông đảo, và một cuộc kình chống giai cấp gay gắt giữa giàu và nghèo trong lớp dân cư tự do. “Tại Miletus đám dân giả đầu tiên đã chiến thắng và giết vợ và con cái của những quý tộc, sau đó những tầng lớp quý tộc chiếm lại ưu thế, và đã đốt sống những đối thủ, đã thắp sáng các vùng trống của thành phố với những ngọn đuốc sống” [2]. Những hoàn cảnh tương tự như thế đã xảy ra trong hầu hết những thành phố Hylạp vùng Tiểu Á trong thời của Thales.

Miletus, giống như những thành phố thương mại khác của Ionia, đã trải qua những phát triển quan trọng về kinh tế và chính trị trong thế kỷ thứ bảy và thứ sáu. Đầu tiên, quyền lực chính trị thuộc về một tầng lớp quý tộc địa chủ, nhưng dần dần được thay thế bằng một giai cấp tài phiệt của những thương nhân. Những người này, đến lượt họ, đã bị thay thế bởi một nhà độc tài, người này (như lệ thường), đã chiếm được quyền lực nhờ vào sự hỗ trợ của đảng dân chủ. Vương quốc Lydia nằm ở phía đông của những thị trấn biển Hylạp, nhưng vẫn giữ những mối giao hảo thân thiện với họ, cho đến khi sụp đổ của Nineveh (612 TCN). Điều này bỏ mặc Lydia được tự do chuyển sự chú ý của mình sang phương Tây, nhưng Miletus thường thành công trong việc giữ gìn những mối quan hệ thân thiện, đặc biệt là với Croesus, vị vua Lydian cuối cùng, người đã bị Cyrus chinh phục năm 546 TCN. Cũng đã có những mối quan hệ quan trọng với Egypt, ở đó, nhà vua đã dựa vào những lính đánh thuê Hylạp, và đã mở cửa một số thành phố cho thương mại Hylạp. Định cư đầu tiên của người Hylạp tại Egypt là một đồn quân do những người Milesian đồn trú; nhưng quan trọng nhất, trong khoảng thời gian 610-560 trước Công nguyên, là thành Daphnae. Nơi đây, Jeremiah và nhiều những người tị nạn Dothái khác, đã tị nạn, trốn chạy khỏi vua Nebuchadrezzar (xứ Babylon) (Jeremiah 43:5 ff); nhưng trong khi Egypt chắc chắn đã gây ảnh hưởng với người Hylạp, người Dothái đã không, và chúng ta cũng không thể giả sử rằng (nhà tiên tri) Jeremiah cảm thấy bất cứ điều gì, ngoài sự thất kinh đối với những người Ionians hoài nghi.

Về phần niên đại của Thales, bằng chứng tốt nhất, như chúng ta đã thấy, là ông đã nổi tiếng vì tiên đoán một thiên thực, qua đó, theo những nhà thiên văn học, đã phải diễn ra trong năm 585 TCN. Bằng chứng khác, nếu giống như thế, ứng thuận với việc đặt những hoạt động của ông trong khoảng thời gian này. Không có chứng cớ của thiên tài dị thường về phần ông để tiên đoán được một thiên thực. Miletus đã liên minh với Lydia, và Lydia đã có những liên hệ văn hóa với Babylon, và những nhà thiên văn học Babylon đã phát hiện ra rằng những thiên thực tái diễn trong một chu kỳ khoảng mười chin năm. Họ có thể dự đoán nguyệt thực với hầu như hoàn toàn thành công, nhưng về phần nhật thực, họ đã bị cản trở bởi một thực tế là một nhật thực có thể được nhìn thấy ở một nơi và không ở một nơi khác. Do vậy họ chỉ có thể biết rằng vào ngày tháng năm đó như thế, đáng bõ công tìm xem có một thiên thực hay không, và điều này có lẽ là tất cả những gì Thales đã biết. Cả ông cũng như họ đều không biết tại sao lại có chu kỳ này.

Thales được nói là đã đi du lịch sang Egypt, và từ đó đã đem về cho người Hylạp khoa học về hình học. Những gì người Egypt đã được biết về hình học chủ yếu là những quy tắc phỏng đoán ước tính [3], và không có lý do để tin rằng Thales đã đi đến những chứng minh diễn dịch, giống như sau này người Hylạp đã phát kiến. Ông dường như đã phát hiện ra làm sao tính toán được khoảng cách của một con tàu trên biển từ những quan sát lấy tại hai điểm trên đất, và làm thế nào để ước tính chiều cao của một kim tự tháp từ chiều dài của cái bóng của nó. Nhiều định lý hình học khác được quy cho ông, nhưng có thể là không đúng.

Ông là một trong Bảy Người Khôn Ngoan của Hylạp [4], mỗi người trong số họ đã được đặc biệt lưu ý vì một câu nói khôn ngoan; câu của ông, theo như truyền thống, là “nước là nhất”.

Theo như Aristotle, ông nghĩ rằng nước là thực thể nguyên thủy, tất cả những-gì-khác từ đó mà được hình thành ra, và ông duy trì rằng trái đất dựa trên nước. Aristotle cũng nói về ông rằng ông nói nam châm có một linh hồn trong nó, bởi vì nó di chuyển những chất sắt; hơn nữa, mà tất cả mọi thứ là đầy những gót (những thần thánh). [5]

Phát biểu rằng – tất cả mọi thứ được tạo nên bởi nước – thì được nhìn như một giả thuyết khoa học, và không có cớ gì để xem đó là một câu ngu dại. Hai mươi năm trước đây, quan điểm được nhìn nhận rằng tất cả mọi thứ được tạo nên bởi hydro, vốn nó là hai phần ba của nước. Người Hylạp đã hấp tấp liều lĩnh trong những giả thuyết của họ, nhưng trường phái Milesian, ít nhất, đã sửa soạn để thử nghiệm chúng một cách thực nghiệm. Quá ít ỏi được biết về Thales để có thể tái dựng ông cho được tất cả tốt đẹp, nhưng những người kế tục của ông ở Miletus được biết đến nhiều hơn, và là hợp lý để giả sử có một cái gì đó trong quan điểm của họ đã đến từ ông. Khoa học của ông và triết lý của ông, cả hai đã còn thô sơ, nhưng chúng đã là thứ như kích thích được cả sự suy nghĩ lẫn sự quan sát.

Có rất nhiều truyền thuyết về ông, nhưng tôi không nghĩ có gì nhiều hơn đãđược biết ngoài vài sự kiện tôi đã đề cập. Một vài những câu chuyện khá khôi hài thú vị, ví dụ, chuyện của Aristotle đã kể trong tập Chính trị (1259a): “Ông bị chê trách vì sự nghèo khó của ông, nó giả định là cho thấy triết lý thì vô dụng. Theo như câu chuyện, bằng kỹ năng nhìn sao của mình, tuy lúc ấy đương mùa đông, nhưng ông biết rằng sẽ có một vụ mùa ôliu trúng lớn trong năm tới, vì thế, có một ít tiền, ông đã đặt cọc cho việc sử dụng tất cả các lò-ép dầu ôliu trong vùng Chios và Miletus, mà ông thuê được giá thấp vì không ai bỏ thầu tranh với ông. Khi đến mùa thu hoạch, và nhiều người đã muốn tất cả các lò ép vào cùng một lúc, và thật thình lình bất ngờ, ông đã mở các lò với bất cứ với mức giá nào tùy ý ông thích, và đã làm được một số tiền lớn. Thế nên, ông cho mọi người thấy những triết gia có thể dễ dàng làm giàu nếu họ muốn, nhưng tham vọng của họ thuộc những loại khác”.

Anaximander, nhà triết gia thứ hai của trường Milesian, có nhiều điều đáng chú ý hơn Thales. Niên đại của ông không chắc chắn, nhưng ông đã được nói là sáu mươi bốn tuổi ở năm 546 TCN, và có lý do để giả sử rằng đây là đâu đó gần với sự thật. Ông cho rằng tất cả những mọi thứ đến từ một thực thể nguyên thủy, nhưng nó không phải là nước, như Thales đã chủ trì, hoặc từ bất kỳ những thực thể nào khác mà chúng ta đã biết được. Nó là vô tận, vĩnh cửu và không-tuổi, và “nó bao trùm tất cả những thế giới” – vì ông đã nghĩ thế giới của chúng ta chỉ là một trong rất nhiều. Thực thể nguyên thủy đã được chuyển vào thành những thực thể nhiều loại khác nhau, chúng ta quen thuộc với chúng, và chúng lại chuyển dạng vào mỗi một trong chúng lẫn nhau. Về phần này, ông đã cho một tuyên bố quan trọng và đáng chú ý:

“Vào trong cái mà từ đó những sự vật nhận lấy sự nổi lên của chúng, chúng sẽ vượt qua xa một lần nữa, như là được thụ phong chức, vì chúng đã làm sự đền bù thiệt hại và sự hài lòng với lẫn nhau, đối với bất công của chúng theo với trình tự cao thấp của thời gian. “

Ý tưởng về công lý, cả cho vũ trụ và cho con người, đã góp một phần vào tôn giáo Hylạp và triết học, mà không phải là tất cả hoàn toàn cho một người thời nay có thể hiểu dễ dàng; thực sự từ “công lý” [6] của chúng ta khó mà biểu tả những gì nó có nghĩa (ở đây), nhưng rất khó tìm được bất kỳ một từ nào khác cho thích hợp hơn. Tư tưởng Anaximander biểu tả xem ra có thể là như thế này: đã nên như có một phần tỷ lệ nhất định nào đó của lửa, của đất, và của nước trong thế giới, nhưng mỗi yếu tố (đã được nhận thức như một gót) liên tục không ngừng cố gắng để mở lớn rộng “vương quốc” của nó. Nhưng có một thứ, loại như cần thiết, hoặc quy luật tự nhiên mà nó liên tục không ngừng uốn nắn, đền bù sự cân bằng; nơi nào đã từng có lửa, lấy thí dụ, nơi đó có tro bụi, đó là đất. Quan niệm về công lý này – của sự không dẫm đạp vĩnh viễn lên trên những ranh giới phân định – là một trong những niềm tin tưởng sâu xa nhất của Hylạp. Các gót, các vị thánh thần cũng là đối tượng của công lý, cũng nhiều ngang như với những con người, nhưng cái quyền lực tối cao này đã tự nó không mang tính cách cá nhân, và không phải là một Gót tối cao.

Anaximander đã có một biện luận để chứng minh rằng thực thể nguyên thủy đã không thể được là nước, hoặc bất kỳ yếu tố được biết nào khác. Nếu như một trong chúng đã là nguyên thủy, nó đã sẽ chinh phục những cái khác. Aristotle kể lại rằng Anaximander nói là những yếu tố đã được biết này, chúng trong vị thế đối lập lẫn với nhau. Không khí thì lạnh, nước thì ẩm ướt, và lửa thì nóng. “Và do đó, nếu có một trong số chúng đã là vô hạn, đám còn lại đã mất, thôi không còn có nữa, có đâu đến giờ này”. Thực thể nguyên thủy, do đó, phải là đứng trung lập trong xung đột tầm vũ trụ này.

Đã có một chuyển động vĩnh cửu, trong quá trình của nó đó, đã đưa dẫn đến nguồn gốc của những thế giới. Các thế giới đã không được tạo ra, như trong thần học Dothái hay Kitô giáo, nhưng đã tiến hóa. Cũng có sự tiến hóa trong vương quốc những loài động vật. Những sinh vật sống đã nổi lên từ yếu tố ẩm, khi nó đã bốc hơi vì mặt trời. Con Người, giống như tất cả những động vật khác, đều là hậu duệ của loài cá. Con Người phải đã bắt nguồn từ, chuyển hoá từ những động vật thuộc một loại khác biệt, bởi vì, cứ trông vào giai đoạn ấu thơ dài của mình, con người đã không thể sống sót, ban đầu, như con người bây giờ.

Anaximander đã có đầy những tính tò mò khoa học. Ông được nói là người đầu tiên đã làm một bản đồ. Ông cho rằng trái đất là có hình dạng như một xi lanh. Ông được kể lại, nhiều chỗ thay đổi, đã nói là mặt trời lớn bằng như trái đất, hoặc 27 lần lớn hơn, hoặc 28 lần lớn hơn.

Bất cứ chỗ nào đi nữa, ông là độc đáo, ông là khoa học và duy lý.

Anaximenes, vị cuối cùng của bộ ba Milesian, không khá lý thú như Anaximander, nhưng ông đã tạo một số tiến bộ quan trọng. Niên đại về ông là rất không chắc chắn. Ông là chắc chắn tiếp là tiếp nối Anaximander, và ông chắc chắn đã hưng thịnh trước 494 TCN, vì đó là năm thành Miletus đã bị người Ba Tư phá hủy, trong quá trình đàn áp của họ đã dập tắt những cuộc nổi dậy của người Ionian.

Thực thể cơ bản, ông nói, là không khí. Linh hồn là không khí; lửa là không khí đã bị loãng; khi ngưng tụ, đầu tiên không khí trở thành nước, sau đó, nếu tiếp tục ngưng tụ, thành đất, và cuối cùng là đá. Lý thuyết này có giá trị đáng khen trong sự làm tất cả những sự khác nhau, là giữa số lượng của những thực thể khác nhau, phụ thuộc hoàn toàn dựa trên mức độ đông đặc, ngưng tụ.

Ông nghĩ rằng trái đất là hình như một bàn tròn, và rằng không khí bao gồm tất cả mọi thứ: “Cũng giống hệt như linh hồn của chúng ta, là không khí, giữ chúng ta lại với nhau, do như thế, hơi thở và không khí bao gồm toàn thế giới”. Xem dường như là thế giới (biết) thở. [7]

Ở thời cổ đại, Anaximenes được ngưỡng mộ nhiều hơn Anaximander, mặc dù hầu hết bất cứ một thế giới hiện đại nào cũng sẽ làm ngược lại sự định giá. Ông đã có một ảnh hưởng quan trọng trên Pythagoras, và về nhiều suy đoán tiếp sau này. Phái Pythagoras phát hiện ra rằng trái đất là hình cầu, nhưng những nhà theo thuyết nguyên tử [8] đã tôn trọng giữ theo quan điểm của Anaximenes, rằng nó có hình dạng như một cái đĩa.

Trường phái Milesian là quan trọng, không phải vì những gì nó đã đạt được, nhưng vì những gì nó đã thử gắng. Sự ra đời của nó đã được mang đến nhờ vào những tiếp xúc của não thức Hylạp với của Babylon và của Egypt. Miletus đã là một thành phố thương mại giàu có, trong đó những định kiến nguyên sơ và những mê tín đã được làm mềm đi, bởi sự giao hữu với nhiều những quốc gia. Xứ Ionia, cho đến khi bị vua Darius chinh phục thành nô lệ vào đầu thế kỷ thứ năm, đã là vùng quan trọng nhất về mặt văn hóa của thế giới Hylạp. Nó đã gần như hoàn toàn không bị những phong trào tôn giáo có kết nối với Dionysus và Orpheus động đến; tôn giáo của nó là những gót của Olympic, nhưng dường như tôn giáo cũng đã không được tiếp nhận cho rất nghiêm túc. Những suy đoán của Thales, Anaximander, và Anaximenes được coi như là những giả thuyết khoa học, và hiếm khi hiển thị bất kỳ một sự xâm nhập quá đáng nào của những ham muốn mang dạng con người, và những ý tưởng đạo đức. Các câu hỏi họ đã hỏi đã là những câu hỏi rất hay, và sinh lực của những câu hỏi này đã tạo hứng khởi cho những nhà điều tra tiếp theo sau.

Giai đoạn kế tiếp trong triết học Hylạp, được gắn buộc với những thành phố Hylạp ở miền nam bán đảo Ý, thì có tính chất tôn giáo nhiều hơn, và đặc biệt, nhiều tính chất (thần bí) Orphic hơn – trong một số cách thức nào đó khác, thì nó đáng chú ý, thú vị hơn, đáng ngưỡng mộ về mặt thành tựu, nhưng trong mặt tinh thần, lại kém khoa học hơn của Milesians.

Chương 3 – Pythagoras

Pythagoras, ảnh hưởng của ông trong thời cổ đại và hiện đại, là đề tài của tôi trong chương này, về phương diện trí tuệ, ông là một trong những người quan trọng nhất đã từng sống, cả khi ông khôn ngoan, và khi ông không khan ngoan.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2010)






[1] Miletus là một thành phố của xứ Ionia; Ionia cổ thời là một thuộc địa của Greek, nằm trên bờ biển Aegean, phía tây của vùng thường gọi là Tiểu Á (Asia Minor), nay là lãnh thổ của quốc gia Turkey.
Trong thế kỷ VI TCN, Miletus sản xuất ba triết gia: Thales, Anaximander, and Anaximenes. Những triết gia này được gọi chung là trường phái Milesian. Cả ba đều tìm kiếm một thực thể vật chất nguyên thủy, bất biến duy nhất cho tất cả mọi-sự-vật trong vũ trụ.
[2] CTTG – Rostovtsev, History of the Ancient World, Vol. I, p.204.
[3] rules of thumb.
[4] Seven Wise Men of Greece: danh sách bảy người lỗi lạc của cổ Hylạp – gồm các nhà chính trị gia và triết gia. Liệt kê có khác nhau, tựu chung phổ thông nhất là: Bias, Chilon, Cleobulus, Periander, Pittacus, Solon, and Thales.
[5] Burnet (Early Greek Philosophy, p.51) đặt câu hỏi về câu nói cuối này.
[6] Nguyên văn “justice”.
[7] Tác giả phê bình dí dỏm.
[8] Atomist: Những nhà theo thuyết nguyên tử trong cổ thời – gồm các triết gia như Democritus, Epicurus, và Lucretius. Họ đã đi đến một lý thuyết (triết lý – chưa khoa học), theo đó, những hạt bất hoại, đơn giản và nhỏ bé đã là những thành tố cơ bản của toàn vũ trụ. Russell sẽ bàn trong chương 9 tới đây.