Friday, April 9, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (Hết)



Những Vấn đề của Triết học

The Problems of Philosophy
Bertrand Russell






Chương XV. Giá trị của triết học

Giờ đây, đến phần cuối sự duyệt xét ngắn ngủi và rất không đầy đủ của chúng ta, về những vấn đề của triết học, để kết luận, sẽ đáng xem xét đâu là giá trị của triết học và tại sao nó nên được học hỏi. Cần thiết hơn để xem xét câu hỏi này, nhìn theo sự kiện có nhiều người, dưới ảnh hưởng của khoa học, hay những công việc mưu sinh thực tế, đã nghiêng sang nghi ngờ không biết triết học phải chăng có là bất cứ gì tốt hơn sự vô tội chẳng hại gì ai, nhưng không là gì khác ngoài những vặt vãnh vô ích, chẻ sợi tóc làm tư, và những tranh cãi về những vấn đề quan tâm với kiến thức nào là không thể có được.



Cái nhìn này về triết học xem dường như hậu quả, có phần từ một quan niệm sai lầm về những cứu cánh của cuộc đời, có phần từ một quan niệm sai lầm về thứ của cải lợi ích nào mà triết lý nỗ lực đạt tới. Khoa học vật lý, thông qua môi giới trung gian của những sáng chế, hữu ích cho hàng hà sa số những người hoàn toàn dốt nát về nó; như vậy, việc nghiên cứu khoa học vật lý là đáng khuyến khích, không chỉ vì, hoặc chủ yếu vì, những tác dụng trên các sinh viên, nhưng có phần đúng ra là vì tác dụng của nó trên nhân loại nói chung. Thế nên, hữu dụng thiết thực không thuộc về triết học. Nếu việc nghiên cứu triết học có được dẫu một giá trị bất kỳ nào hay chăng cho những ai khác hơn là với những sinh viên của khoa triết học, nó phải chỉ là gián tiếp, thông qua những ảnh hưởng của nó vào những đời sống của những người nghiên cứu nó. Thế nên, đó là trong những ảnh hưởng này, nếu như có ở bất cứ nơi nào, giá trị của triết học phải được tìm kiếm chính yếu và trước hết.

Nhưng xa hơn nữa, nếu như chúng ta không thất bại trong nỗ lực xác định giá trị của triết học, chúng ta trước hết phải gỡ ra khỏi trí não chúng ta những định kiến về những gì đã sai lầm gọi là những con người “thực tế”. Người “thực tế”, như từ này thường được sử dụng, là một người chỉ nhận ra những nhu cầu vật chất, người nhận thấy rõ rằng con người phải có thức ăn cho cơ thể, nhưng quên mất sự cần thiết của việc cung cấp thức ăn cho trí tưởng. Nếu tất cả mọi người ai ai cũng sung túc, nếu nghèo đói và bệnh tật đã được giảm xuống mực thấp nhất có thể được của chúng, sẽ vẫn còn có rất nhiều điều phải làm để tạo ra một xã hội có giá trị xứng đáng; và ngay cả trong thế giới đương có hiện nay, của cải lợi ích cho trí tưởng thì ít nhất cũng quan trọng như là của cải lợi ích cho cơ thể. Chính là tuyệt đối chỉ giữa những của cải cho trí tưởng mà giá trị của triết học được tìm thấy; và chỉ những ai không lãnh đạm với những của cải này mới có thể được thuyết phục rằng việc nghiên cứu triết học không phải là một phí phạm thời gian.

Triết học, giống như tất cả những ngành học khác, chủ yếu nhắm đến kiến thức. Những kiến thức nó nhằm mục tiêu là loại kiến thức trong đó đem đến nhất quán và hệ thống cho tổng thể của những ngành khoa học [1], và là loại vốn thành quả có từ một sự khảo cứu phê phán những nền tảng của những xác quyết, những thiên kiến, và những tin tưởng của chúng ta. Nhưng không thể duy trì được rằng triết học đã từng có bất kỳ chừng mực thành công rất lớn nào trong những nỗ lực của nó để cung cấp những câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi của nó. Nếu bạn hỏi một nhà toán học, một nhà khoáng vật, một sử gia, hay bất kỳ một người học thức nào khác, những gì là tổng thể của những chân lý đã được xác định chắc chắn bởi môn khoa học của ông ta, trả lời của ông ta sẽ dài đến mãi chừng nào bạn vẫn sẵn sàng nghe. Nhưng nếu bạn đặt cùng một câu hỏi với một triết gia, nếu thành thực, ông sẽ phải thú nhận rằng ngành học của ông đã không đạt được những kết quả tích cực như những ngành khoa học khác đã đạt được. Điều này là đúng, phần bởi có thể giải thích được qua thực tế là, ngay sau khi kiến thức liên quan đến bất kỳ đối tượng nào trở thành có thể rõ ràng dứt khoát, đối tượng này hết được gọi là triết học, và trở thành một khoa học riêng biệt. Toàn bộ nghiên cứu những gì trong bầu trời, mà bây giờ thuộc về thiên văn học [2], đã một thời vốn bao gồm trong triết học; công trình tuyệt vời của Newton đã được gọi là “những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên[3]. Tương tự như vậy, nghiên cứu về trí tưởng con người, vốn đã là một phần của triết học, hiện nay được tách khỏi triết học, và đã trở thành khoa học tâm lý học. Như vậy, trong một mức độ lớn lao đáng kể, tính không chắc chắn rõ ràng của triết lý là biểu kiến, là ngoại hiện, hơn là thực: những câu hỏi đó chúng đã có khả năng có thể có những trả lời dứt khoát xong rồi, đã được đặt sang qua khoa học, trong khi còn để lại chỉ những câu hỏi đã không có thể đưa ra trả lời rõ ràng ở thời điểm hiện tại, hình thành thặng dư được gọi là triết học.

Điều này, tuy nhiên, chỉ là một phần của sự thật liên quan đến tính không chắc chắn, thiếu xác định của triết học. Có rất nhiều câu hỏi - và trong số chúng, có những câu quan tâm sâu thẳm nhất đến đời sống tinh thần của chúng ta – những câu hỏi này, trong hạn mực chúng ta có thể nhìn thấy, phải vẫn còn lại đó, vô giải pháp với trí tuệ con người, trừ khi khả năng của nó trở nên hoàn toàn ở một thứ bậc khác hẳn với những gì chúng bây giờ đang có. Vũ trụ có bất kỳ một nhất quán nào không trong chương trình hay trong cứu cánh, hay phải chăng nó là một tụ tập ngẫu nhiên của những nguyên tử? Phải chăng ý thức là một phần vĩnh cửu bất biến của vũ trụ, đem lại hy vọng về sự tăng trưởng vô hạn của khôn ngoan, hoặc nó là một ngẫu nhiên phù du trên một hành tinh nhỏ bé, mà ở đấy, sự sống đến cuối cùng phải trở thành không có-thể-được? Có phải tốt lành và xấu ác cũng quan trọng với vũ trụ hay chỉ với con người? Triết học đã hỏi những câu hỏi như thế, và đã trả lời khác nhau bởi những triết gia khác nhau. Nhưng đã xem ra rằng, không biết cho dù trả lời sẽ có khám phá ra được hay không, những trả lời được triết học đề nghị là không có một nào trong số chúng chứng tỏ cho thấy là đúng cho được. Tuy vậy, dù hy vọng có mỏng manh đến mấy về khám phá ra một trả lời, nó là phần của công việc của triết học để tiếp tục xem xét những câu hỏi như vậy, để làm chúng ta ý thức được về tầm quan trọng của chúng, khảo sát tất cả những tiếp cận với chúng, và để giữ cho sống động mối quan tâm suy đoán đó trong vũ trụ, mà nó dễ có khả năng bị giết mất một khi chính chúng ta tự hạn chế mình vào kiến thức chắc chắn có thể biết dứt khoát.

Nhiều những triết gia, có thực vậy, đã chủ trì rằng triết học có thể thiết lập được sự đúng thật của những trả lời nào đó cho những câu hỏi loại nền tảng như vậy. Họ đã giả định rằng những gì là quan trọng nhất trong những tin tưởng tôn giáo đã có thể chứng minh được chỉ bằng vào sự trình bày cho thật chặt chẽ là đúng. Để có thể phán đoán những cố gắng loại như thế, cần thiết phải làm một cuộc thăm dò về kiến thức con người, và hình thành một ý kiến về phần những phương pháp của nó và những giới hạn của nó. Đối với một đề tài loại như thế, tuyên bố một cách giáo điều sẽ là không khôn ngoan; nhưng nếu như những điều tra ở những chương trước của chúng ta đã không dẫn chúng ta đi trệch lối, chúng ta sẽ bắt buộc phải từ bỏ hy vọng vào sự tìm kiếm những chứng minh có tính triết lý cho những tin tưởng tôn giáo [4]. Thế nên chúng ta không thể gộp chung bất kỳ một tập hợp nào gồm những trả lời minh bạch cho những câu hỏi loại như thế vào là thành phần của giá trị của triết học. Do lý do này, một lần nữa, giá trị của triết học phải không phụ thuộc trên giả định về một bất kỳ tổng thế kiến thức có thể khẳng định dứt khoát chắc chắn nào, thu hoạch được bởi những người nghiên cứu nó.

Giá trị của triết học là, trong thực tế, được tìm phần lớn trong tính rất không-chắc-chắn, thiếu xác-định của nó. Con người không nhiễm một chút triết học nào, sống qua xuốt cuộc đời bị giam cầm trong những định kiến xuất phát từ ý thức thông thường chung, từ những tin tưởng quen thuộc có từ, hoặc tuổi tác mình, hoặc quốc gia mình, và từ những xác quyết vốn chúng đã lớn dậy trong trí tưởng của mình, mà chính lý trí cân nhắc thận trọng của mình đã thiếu xót, không từng hợp tác, hay cũng đã chẳng từng cho phép. Đối với một người loại như vậy, thế giới có khuynh hướng trở nên xác định, hữu hạn, rõ ràng; những đối tượng thông thường không quấy dựng những câu hỏi, và những khả năng cơ hội không quen thuộc bị khinh bỉ gạt bỏ. Ngay sau khi chúng ta bắt đầu triết lý, về mặt ngược lại, chúng ta tìm được, như chúng ta đã thấy trong những chương mở đầu của chúng ta, dẫu đến cả những-gì là thông thường hàng ngày nhất, dẫn đến những vấn đề mà với chúng, chỉ có thể đưa ra được những trả lời rất không đầy đủ, chưa xong. Triết học, mặc dù không có khả năng có thể bảo chúng ta với sự chắc chắn, câu trả lời đúng - cho những nghi ngờ vốn nó nêu lên - là gì, nó có khả năng đề nghị nhiều những khả năng phóng mở lớn rộng những tư tưởng chúng ta, và giải phóng chúng thoát khỏi sự chuyên chế của tập quán. Thế nên, trong khi giảm thiểu cảm giác của chúng ta về chắc chắn, về phần cái gì những-gì , nó tăng lên rất nhiều kiến thức của chúng ta về phần cái gì những-gì có thể được là, nó loại bỏ những chủ nghĩa giáo điều có phần nào kiêu ngạo của những người chưa bao giờ đã đi vào vùng của nghi ngờ được thả tự do, và nó giữ cho sống động cảm quan ngạc nhiên của chúng ta bằng cách cho thấy những-gì quen thuộc dưới một khía cạnh lạ lẫm, không quen thuộc.

Ngoài phần hữu dụng của nó trong sự cho thấy những khả năng đã không ngờ có thể có được, triết học có một giá trị - có lẽ giá trị chính yếu của nó - thông qua sự vĩ đại của những đối tượng mà nó suy tưởng, và sự tự do có từ thoát vượt những mục tiêu hẹp hòi và cá nhân, vốn là kết quả từ suy tưởng này. Đời sống của con người bản năng thì bị đóng chặt trong cái vòng của những bận tâm riêng tư của anh ta: gia đình và những bạn bè có thể gồm trong, nhưng thế giới bên ngoài kia thì không được xét kể đến, trừ khi như nó may ra có giúp cho, hay gây cản trở với những gì đến từ phía trong vòng tròn của những thèm muốn bản năng. Trong một cuộc sống loại như vậy, có cái gì đó nóng sốt vật vã và tù túng, nếu đem so với những gì của cuộc sống triết học là an tĩnh và tự do. Thế giới riêng tư của những bận tâm bản năng là một thế giới nhỏ nhoi, giữa một thế giới vây quanh rất lớn và có năng lực mạnh mẽ, mà sớm hay muộn nó rồi phải phá hỏng thế giới riêng của chúng ta xuống thành điêu tàn đổ nát. Trừ khi chúng ta có thể phóng rộng những bận tâm của chúng ta về phần bao gồm cả toàn thể thế giới bên ngoài, chúng ta sẽ vẫn còn lại như một cái đồn xép nằm trong một pháo đài đã bị vây khổn, biết rằng kẻ thù đã chặn hết đường thoát, và rằng sự đầu hàng ở tận cùng cùng là điều không thể tránh khỏi. Trong một đời sống như vậy, không có an bình, nhưng là một xung đột liên tục giữa khăng khăng ham muốn và sự của bất lực của ý chí. Trong cách này hay cách khác, nếu đời sống của chúng ta có là cao cả và tự do, chúng ta phải thoát khỏi cái nhà tù này và sự xung đột này.

Một cách trốn thoát là bằng suy tưởng triết học. Suy tưởng triết học, trong cái nhìn tổng quát rộng rãi nhất của nó, không phân chỉa vũ trụ thành hai phe thù địch - bạn hữu và kẻ thù, giúp ích đỡ đần và không thân thiện, tốt và xấu - nó nhìn toàn bộ một cách vô tư, không thiên vị. Suy tưởng triết học, khi nó tinh khiết không bị pha trộn, nó không có mục đích chứng minh rằng phần còn lại của vũ trụ là thân thuộc với con người. Tất cả mọi thu tập kiến thức là một sự mở rộng của Tự Ngã, nhưng sự mở rộng này thì đạt được một cách hay nhất khi nó đã không được tìm kiếm một cách trực tiếp. Nó đạt được khi khát khao về kiến thức hoạt động chỉ một mình đơn độc, bởi một nghiên cứu trong đó nó không có ước muốn định trước là những đối tượng của nó nên có tính chất này hay kia, nhưng thích ứng Tự Ngã với những tính chất mà nó tìm thấy trong những đối tượng của nó. Sự mở rộng này của Tự Ngã thì không thu đạt được, một khi giữ lấy Tự Ngã như nó là, chúng ta cố gắng trình bày rằng thế giới như hết sức là tương tự với Tự Ngã này, và kiến thức về nó thì có thể có được, mà lại không phải chấp nhận một bất kỳ nào của những gì xem ra xa lạ. Ước ao để chứng minh điều này là một hình thức tự khẳng định, và như tất cả mọi tự khẳng định, nó là một chướng ngại cho sự phát triển của Tự Ngã mà nó vốn ước ao, và với nó, Tự Ngã tự biết rằng nó có khả năng. Tự khẳng định, trong suy đoán triết học, cũng như những nơi khác, xem thế giới như là một phương tiện cho những cứu cánh của riêng nó; thế nên nó làm cho thế giới có kém phần đáng kể hơn là với Tự Ngã, và Tự Ngã đặt để những giới hạn cho sự lớn lao của những của cải lợi ích của nó. Ngược lại, trong suy tưởng, chúng ta bắt đầu từ phi-Ngã[5], và thông qua sự vĩ đại của nó [6], những ranh giới của Tự Ngã được mở rộng; thông qua sự vô cùng của vũ trụ, trí tưởng vốn suy tưởng về nó[7] , đạt được một vài phần-chia của sự vô cùng.

Vì lý do này, sự lớn lao của tâm hồn[8] không phải được nuôi dưỡng bởi những triết lý vốn chúng đồng hóa vũ trụ với con Người. Kiến thức là một hình thức hợp nhất Tự Ngã và phi-Ngã; như tất cả những hợp nhất, nó bị thương tổn bởi sự thống trị, và do đó, bởi bất kỳ nỗ lực nào ép buộc vũ trụ phải nhập vào phù hợp với những gì chúng ta tìm thấy trong tự thân chúng ta. Có một xu hướng triết học phổ biến rộng rãi hướng về cái nhìn, nó bảo chúng ta rằng Người là thước đo của tất cả vạn vật, rằng sự thật là nhân-tạo, rằng không gian và thời gian, và thế giới của những phổ quát là những thuộc tính của trí tưởng, và rằng, nếu có thể có được bất cứ điều gì không do trí tưởng tạo nên, là không thể biết được, và không kết toán với chúng ta được. Cái nhìn này, nếu như những thảo luận trước đây của chúng ta là đúng, nó là không-đúng, nhưng ngoài sự là không-đúng, nó có hiệu quả cướp đi mất của suy tưởng triết lý hết tất cả những-gì đã đem cho nó giá trị, vì nó xiềng xích suy tưởng vào Tự Ngã. Những gì nó gọi là kiến thức không phải là một hợp nhất với phi-Ngã, nhưng một tập hợp của những định kiến, những tập quán, và những dục vọng, làm thành một tấm màn che không thể xuyên qua được, giữa chúng ta và thế giới bên ngoài kia. Con người, nếu anh ta chỉ tìm thấy niềm vui trong một tri thức luận loại như vậy, giống như con người, người này không bao giờ rời khỏi vòng thân thuộc gia đình, vì sợ lời mình nói có thể không thành được luật lệ.

Suy tưởng triết lý đích thực, về mặt ngược lại, tìm thấy sự thỏa mãn của nó trong tất cả mỗi mở rộng của cái phi-Ngã, trong tất cả những-gì mà chúng phóng lớn những đối tượng được suy tưởng, và làm như thế, với cả chủ thể đương suy tưởng. Tất cả mọi thứ, trong suy tưởng, mà đó là cá nhân, hoặc riêng tư, tất cả mọi thứ tùy thuộc vào tập quán, quyền lợi bản thân, hoặc dục vọng, chúng bóp méo đối tượng, và như thế làm thương tổn đến sự hợp nhất mà trí tuệ đi tìm. Bởi vì như thế tạo nên một hàng rào giữa chủ thể và đối tượng, những-gì là cá nhân và riêng tư kiểu như thế trở thành một nhà tù nhốt giam trí tuệ. Cái trí tuệ tự do sẽ thấy cũng giống như một vị toàn năng tối thượng[9] có thể thấy, không với một ở đây và bây giờ, không với những hy vọng và những lo sợ, không với những xích xiềng của những niềm tin tục lệ và những định kiến truyền thống, nhưng một cách bình tĩnh, thản nhiên, chỉ trong của duy nhất và tuyệt không gì khác khao khát kiến thức - kiến thức như khách quan không-riêng-ai [10], như tinh khiết trầm ngâm, như nó có thể có được cho con người đạt đến. Do đó, trí tuệ tự do cũng sẽ trân trọng thêm hơn giá trị của kiến thức trừu tượng và phổ quát vào trong những gì mà ngẫu nhiên của lịch sử riêng tư không bước vào – nhiều hơn là với kiến thức đem lại từ những giác quan, và phụ thuộc, như kiến thức loại này vốn phải, trên một cái nhìn loại trừ hoàn toàn và cá nhân, và từ một cơ thể, nó vốn có những cơ năng giác quan bóp méo cũng nhiều bằng với mức chúng tiết lộ cho thấy.

Trí tưởng một khi nó trở nên quen thuộc với tự do và không thiên vị của suy tưởng triết học, sẽ giữ gìn một-cái-gì đó với cũng cùng một tự do và không thiên vị trong thế giới của hành động và tình cảm. Nó sẽ xem những mục đích của nó, và những mong muốn của nó, như là những phần của cả toàn bộ, với vắng mặt đi sự khăng khăng vốn là những kết quả từ sự nhìn xem chúng như những vụn mảnh cực nhỏ trong một thế giới, ở đó những hành động của bất kỳ một người nào không ảnh hưởng gì đến tất cả những phần còn lại. Vô tư, không thiên vị trong suy tưởng, nó là khao khát không pha trộn, tinh thuần về sự thật, là chính cùng một phẩm chất của trí tưởng, với nó, trong hành động là công lý, và trong cảm xúc đó là tình yêu phổ quát đó, có thể được đem cho tất cả, và không chỉ với những ai nếu đã được đánh giá là hữu ích, hoặc đáng ngưỡng mộ. Vì vậy, suy tưởng mở rộng không chỉ những đối tượng của những suy nghĩ của chúng ta, nhưng cũng với những đối tượng của những hành động của chúng ta, và những cảm tình thiện ý của chúng ta: nó làm chúng ta trở thành những công dân của cả vũ trụ, không còn chỉ là của một thành phố có tường thành vây quanh, lâm chiến với tất cả còn lại. Trong tư cách công dân vũ trụ này bao gồm tự do chân thực của con người, và sự giải thoát con người khỏi sự nô dịch của những hy vọng chật hẹp và những sợ hãi.

Như thế, để tổng kết thảo luận của chúng ta về giá trị của triết học; Triết học là để được học hỏi, không phải vì lợi ích của bất kỳ những trả lời rõ ràng dứt khoát nào, cho những câu hỏi của nó, bởi vì không có trả lời rõ ràng dứt khoát nào, như là một quy luật, có thể được biết là đúng thực, nhưng có phần hơn là vì lợi ích của tự chính những câu hỏi, bởi vì những câu hỏi này mở rộng quan niệm của chúng ta về những gì có thể có được, làm phong phú sự tưởng tượng trí tuệ của chúng ta, và làm giảm nhỏ đi sự đoan chắc giáo điều vốn chúng đóng trí tưởng lại trước những suy luận; nhưng vượt trên tất cả, bởi vì thông qua sự vĩ đại của vũ trụ mà triết lý suy tưởng, trí tưởng cũng được kết xuất tuyệt vời lớn lao, và trở thành có khả năng thực hiện sự hợp nhất đó với vũ trụ, vốn cấu thành sự tốt đẹp tối thượng của trí tưởng.

Bertrand Russell



Ghi Chú về Thư Mục

Sinh viên nào muốn thu tập được một kiến thức triết học cơ bản sẽ tìm thấy, vừa dễ dàng hơn, và vừa ích lợi hơn, bằng đọc thẳng một vài trong số những công trình của các triết gia lớn, thay vì cố gắng rút tỉa lấy một cái nhìn bao trùm tổng quát, từ những quyển sách loại sổ tay, hướng dẫn. Sau đây là thư mục đề nghị đặc biệt:

Plato: Republic, đặc biệt những quyển VI và VII.
Descartes: Meditations.
Spinoza: Ethics.
Leibniz: The Monadology.
Berkeley: Three Dialogues between Hylas and Philonous.
Hume: Enquiry concerning Human Understanding.
Kant: Prolegomena to any Future Metaphysic.



(HẾT)


Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Apr/2010)






Có thế đọc nguyên bản – từ Project Gutenberg - ở đây: The Problems of Philosophy by Bertrand Russell
Và có thể nghe đọc toàn bộ tập sách trong: LibriVox: free audiobooks The Problems of Philosophy



[1] nguyên văn - “unity and system to the body of the sciences”
[2] Astronomy – ngành khoa học cổ nhất – bắt đầu từ tín ngưỡng, tôn giáo, và huyền thuật (nay vẫn còn trong khoa chiêm tinh - astrology), thành một ngành của triết học, trước khi hoàn toàn thành khoa học.
Trong triết học Hy lạp – Triết gia như Plato and Aristotle xem thiên văn học như triết học về tự nhiên (natural philosophy), tìm những lý do giải thích sự vận hành các thiên thể và vũ trụ. Timaeus của Plato và mô hình vũ trụ của Aristotle có ảnh hưởng tồn tại cho đến tận thế kỷ 16.
Xem thêm - Russell, “Triết học cho người không học triết - Philosophy for Laymen”. (bản dịch LDB)
[3] Nhan đề tác phẩm của Isaac Newton “Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica”.
[4] Chúng ta không thể chứng minh tin tưởng tôn giáo là đúng thực theo triết học, nhưng có thể phủ nhận chúng một cách triết lý, chủ yếu là dùng phương pháp triết học lôgích, nghĩa là chứng minh rằng những tin tưởng tôn giáo (ở đây là tôn giáo độc thần, Abraham phương Tây):
- sai lầm, tuyệt không có nền tảng triết lý (như chính Russell đã chứng minh trong luận văn nổi tiếng của ông: Russell - Tại Sao Tôi Không là người Kitô? – bản dịch LDB)
- hơn nữa, còn là phi lý, bởi vì bản chất của chúng là những niềm tin, dù khoác áo trá hình nào đi nữa, vẫn tuyệt đối không dựa trên lý trí, nhưng đi ngược lại lý trí con người (thí dụ trong Michael Martin - Có phải đạo Kitô phi lý không? - bản dịch LDB)
[5] Nguyên văn “not-Self” – tạm dịch là cái không tự ngã, “phi-Ngã”, tránh lẫn lộn với từ trong Phật học – “vô ngã” – có nghĩa hoàn toàn khác.
Theo nội dung ở đây của Russell, phi-Ngã (“not-Self” ) chỉ đơn giản gồm những gì không phải là Ta, tạm dùng khái niệm:
- tập hợp U = toàn thể những-gì trong vũ trụ, trong đó có những-gì-là-Ta
- tập hợp T = những-gì-là-Ta gọi là Ngã, là Tự-ngã, là Ta, T là tập hợp con của U (T U )
- Phi-Ngã = những gì trong U nhưng không trong T. ( U\T ).
T mở lớn rộng, nghĩa là U\T thu hẹp, với U giả định là vĩ đại, bất biến - sự vĩ đại của U mang đến sự cao cả cho T, qua suy tưởng triết học như Russell trình bày trên đây. T mở lớn rộng một cách cao cả bằng con đường trí tuệ, thu tập kiến thức: “Kiến thức là một hình thức hợp nhất Tự Ngã và phi-Ngã”.
[6] Của suy tưởng.
[7] Suy tưởng vũ trụ.
[8] Nguyên văn “soul” – thường vẫn được dịch là linh hồn – nhưng với Russell, trong quan điểm triết học của ông, ông chỉ muốn nói đến cái mà chúng ta vẫn có tên gọi là “tâm hồn” – phần ở “trong”, phi vật chất của sự sống ở mỗi cá nhân..
Riêng về “linh hồn” theo nghĩa tôn giáo – xem bài của Russell – bản Việt dịch : What is the soul? - Linh hồn là gì? (bản dịch LDB).
[9] Nguyên văn – tác giả dùng “God” – với ý – một đấng tối cao toàn năng (giả định) – gọi là Gót – xem bài của Russell – bản Việt dịch “Có gót hay không (bản dịch LDB).
[10] impersonal – phi nhân vị, không riêng ai