The Problems of Philosophy
Bertrand Russell
Chương XIV. Những Giới hạn của Kiến thức Triết học
Cho đến giờ, trong tất cả những gì chúng ta đã nói liên hệ đến triết học, chúng ta họa hiếm mới đã chạm đến nhiều những nội dung vốn chiếm một không gian lớn lao trong những biên soạn của hầu hết những triết gia. Hầu hết những triết gia – hay, với ước lượng nào đi nữa, rất đông đảo - tự xưng là có khả năng có thể dùng lý luận siêu hình tiên nghiệm, chứng minh được những thứ như là những tín điều nền tảng của tôn giáo, tính duy lý thiết yếu của vũ trụ, tính-ảo của vật chất, tính không-thực của tất cả xấu-ác, và tiếp tục tiếp nữa như thế. Không có thể nghi ngờ rằng hy vọng tìm thấy lý do để tin tưởng những thứ như-thế là những-thế, đã vẫn là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều sinh viên dành trọn đời theo đuổi môn triết học. Hy vọng này, tôi tin rằng, là vô vọng. Đã xem ra rằng siêu hình học sẽ không đạt được kiến thức về vũ trụ như một toàn bộ, và rằng những chứng minh đã đề xuất – dựa trên nền tảng của những luật lôgích, những thứ như thế và như thế phải hiện hữu, và những thứ như thế và như thế khác không thể - chúng không có khả năng sống sót nổi sau một nghiên cứu phê phán thật nghiêm cẩn. Trong chương này, chúng ta sẽ vắn tắt suy xét loại đường lối, trong đó những lý luận như thế đã được gắng thử, với một cái nhìn nhằm khám phá xem không biết chúng ta có thể hy vọng rằng nó có thể có giá trị vững chắc hay không.
Người đại diện lớn trong thời hiện đại, của loại quan điểm mà chúng ta muốn khảo sát, là Hegel (1770-1831). Triết học của Hegel rất khó khăn, và những nhà bình giải khác biệt với nhau về sự giải thích chân thực của nó. Theo giải thích mà tôi sẽ nhận, vốn nó là của nhiều, nếu không phải là của hầu hết những nhà bình giải, và nó có giá trị và đáng ca ngợi trong việc đem lại một loại triết học đáng chú ý và quan trọng, luận đề chính của ông là - tất cả mọi sự-vật thiếu sót, không phải là ToànThể [1], một cách hiển nhiên là có tính mảnh vụn, rời rạc, và một cách hiển nhiên không có khả năng hiện hữu nếu không có được sự bổ túc cung cấp từ phần còn lại của thế giới. Giống hệt như một nhà so sánh cơ thể học, từ chỉ một mảnh xương, thấy được loại thú vật nào đã phải là với toàn bộ xương, nên nhà siêu hình cũng thế, theo như Hegel, từ bất kỳ một mẩu nào của thực tại, xem thấy cái-gì mà toàn bộ thực tại phải là – ít nhất trong những nét đại cương lớn của nó. Tất cả mỗi một mảnh riêng biệt hiển nhiên của thực tại có, như nó đã có, những cái móc vốn chúng bám chặt lấy cái mảnh kế cận, đến phiên mảnh kế cận, nó có những cái móc mới, và cứ tiếp tục như thế , cho đến khi toàn thể vũ trụ được tái xây dựng. Sự chưa hoàn thành, chưa-đầy-đủ có tính chất yếu tính này, theo như Hegel, xuất hiện đồng đều ngang nhau trong thế giới của tư tưởng và trong thế giới của những sự vật. Trong thế giới của tư tưởng, nếu chúng ta lấy bất kỳ một ý tưởng nào nó là trừu tượng hay chưa-đầy-đủ, chúng ta thấy, khi xem xét, rằng nếu như chúng ta quên đi tính chưa-đầy-đủ của nó, chúng ta thành ra dính mắc vào những mâu thuẫn; những mâu thuẫn này xoay ý tưởng trong vấn đề vào thành phản ngược của nó, hay phản đề, và để có thể vượt thoát, chúng ta phải tìm một ý tưởng mới, kém phần chưa-đầy-đủ hơn, đó là hợp đề của ý tưởng ban đầu của chúng ta với phản đề của nó [2]. Ý tưởng mới này, mặc dù kém tính chất chưa-đầy-đủ hơn là cái ý tưởng mà chúng ta đã bắt đầu với, sẽ được thấy là, dù sao đi nữa, vẫn còn là chưa hoàn toàn trọn đủ, nhưng chuyển nó sang thành phản đề của nó, với phản đề này, nó phải được hợp lại trong một tổng đề mới. Trong cách thức này, Hegel tiến lên dần cho đến khi ông đến được cái “Ý Tưởng Tuyệt Đối” [3], nó là, theo như ông, không có sự bất túc, hay chưa-đầy-đủ , không có đối nghịch, và không cần phát triển nào thêm nữa. Ý Tưởng Tuyệt Đối, thế nên, là đủ để diễn tả Thực tại Tuyệt Đối, nhưng tất cả những ý tưởng thấp hơn chỉ mô tả thực tại như nó xuất hiện với một cái nhìn cục bộ thiên lệch, không phải như là cái-một nó liên tục quan sát không ngừng nhìn chung cái ToànThể. Như thế Hegel đạt đến cái kết luận rằng Thực tại Tuyệt Đối hình thành một hệ thống hài hòa duy nhất, không trong không gian hay thời gian, không trong bất cứ cấp độ xấu ác nào, toàn vẹn lý trí, và toàn vẹn tinh thần. Bất cứ dạng ngoài nào mâu thuẫn với, trong thế giới chúng ta được biết, có thể chứng minh được một cách lôgích –ông tin tưởng như thế – là hoàn toàn do bởi cái nhìn mảnh vụn mang tính chắp vá, rời rạc của chúng ta về vũ trụ. Nếu như chúng ta đã nhìn toàn bộ vũ trụ, giống như chúng ta có thể giả sử Gót nhìn nó, không gian, và thời gian, và vật chất, và xấu ác, và tất cả những đấu tranh gắng gỏi và vật lộn vùng vẫy đều sẽ biến mất, và thay vào đó, chúng ta sẽ thấy một nhất thể tinh thần bất biến toàn hảo vĩnh cửu.
Trong nhận thức này, có một cái-gì siêu phàm tuyệt vời không thể phủ nhận được, một cái-gì mà chúng ta có thể đã muốn chịu nhường để chuẩn y. Song le, khi những luận chứng đứng chống đỡ của nó đã được xem xét cho cẩn thận, chúng hiện ra có bao hàm nhiều mập mờ rối rắm, và nhiều những giả định không có lý do xác đáng. Cái thuyết giáo nền tảng trên đó hệ thống được xây dựng là – cái gì chưa-đầy-đủ phải là không tự-hiện tồn [4], nhưng phải cần sự hỗ trợ của những-gì khác, trước khi nó có thể hiện hữu. Nó đã chủ trì rằng bất cứ cái-gì mà có những quan hệ với những-gì ở ngoài tự thân, nó phải chứa đựng một vài tham khảo dẫn dắt đến với những-gì bên ngoài, trong tự bản chất riêng nó, và vì thế cho nên, đã không có thể là cái-gì là đó, nếu như những-gì ở ngoài đã không hiện hữu. Bản chất của một người, lấy thí dụ, thì đã lập thành bởi những ký ức của ông ta, và còn lại là bởi kiến thức của ông ta, bởi những thương yêu và oán ghét của ông ta, và vân vân; thế nên, nếu trừ ra những đối tượng mà ông ta biết, hay yêu, hay ghét, ông ta đã không có thể là những-gì mà ông ta là. Chủ yếu và hiển nhiên, ông ta là một vụn mảnh (chưa trọn vẹn); nếu nhận lấy như tổng-số thành của thực tại, ông ta đã sẽ thành là tự mâu thuẫn.
Toàn bộ cái nhìn này, tuy nhiên, xoay trên khái niệm về “bản chất” của một sự-việc-gì, nó xem ra có nghĩa là “tất cả những sự thực về sự-việc-gì”. Dĩ nhiên là trong trường hợp một sự thực nối kết một sự-việc-gì với một sự-việc-gì khác, nó đã không có thể tồn tại nếu như sự-việc-gì khác đã không tồn tại. Nhưng một sự thực về một sự-việc-gì thì không phải là phần của cái sự-việc-gì tự thân, mặc dù theo như lối dùng kể trên, nó phải là phần của “bản chất” của sự-việc-gì. Nếu chúng ta nói - bản chất của sự-việc-gì - có nghĩa là tất cả những sự thực về sự-việc-gì, trong trường hợp đó, một cách mộc mạc đơn giản, chúng ta không thể biết “bản chất” của một sự-việc-gì, trừ khi chúng ta biết tất cả những quan hệ của sự-việc-gì với tất cả những sự-việc-gì khác trong vũ trụ. Nhưng nếu từ “bản chất” đã được dùng với nghĩa này, chúng ta sẽ phải chấp nhận rằng sự-việc-gì đó có thể được biết, trong khi “bản chất” của nó thì không được biết, hay dù bất cứ ước lượng nào đi nữa, thì không được biết một cách trọn vẹn. Có một sự lẫn lộn, khi cách dùng này của từ “bản chất” được xử dụng, giữa kiến thức về những-sự-việc-gì và kiến thức về những sự thực. Chúng ta có thể có được kiến thức về một sự-việc-gì qua quen biết, ngay cả như nếu chúng ta biết chỉ một ít những mệnh đề xác nhận về nó – về mặt lý thuyết, chúng ta không cần biết bất cứ một mệnh đề xác nhận nào về nó cả. Thế nên, quen biết với một sự-việc-gì không bao hàm kiến thức về “bản chất” của nó theo nghĩa dẫn kể ở trên. Và mặc dù quen biết với một sự-việc-gì thì bao hàm - trong sự hiểu biết của chúng ta - một bất kỳ mệnh đề xác nhận nào đó về một sự-việc-gì, kiến thức về “bản chất” của nó, theo trong nghĩa đã dẫn trên, thì không có dính dáng với. Thế nên,
(1) Quen biết với một sự-việc-gì, một cách lôgích không bao hàm một kiến thức về những quan hệ của nó, và
(2) Một kiến thức về một vài những quan hệ của nó không bao hàm một kiến thức về tất cả những quan hệ của nó, cũng không (bao hàm) một kiến thức về “bản chất” của nó theo nghĩa dẫn trên.
Tôi có thể được quen biết, lấy thí dụ, với sự đau răng của tôi, và kiến thức này có thể là cũng hoàn toàn trọn vẹn như kiến thức qua quen biết có thể từng có được, mà không phải biết tất cả những-gì mà người nha sĩ (là người không quen biết với nó) có thể bảo tôi về nguyên nhân của nó, và như thế nên tôi không biết cái “bản chất” của nó theo nghĩa dẫn trên. Thế nên sự kiện là một-sự-việc-gì có những quan hệ không chứng minh rằng những quan hệ của nó là một cách lôgích phải tất yếu cần thiết. Nói thể có nghĩa là, chỉ đơn giản từ không gì ngoài hơn sự kiện rằng - nó là sự-việc-gì nó là – chúng ta không thể diễn dịch rằng cái nó-đó phải có những quan hệ nhiều loại khác nhau vốn trong thực tế nó có đấy. Điều này xem ra dẫn đến chỉ bởi vì chúng ta đã biết nó rồi.
Nó dẫn tiếp đến rằng chúng ta không thể chứng minh được vũ trụ như một tổng thể toàn bộ thành hình một hệ thống hài hòa đơn nhất [5] giống như thể là Hegel tin tưởng nó thành hình. Và nếu như chúng ta không thể chứng minh được điều này, chúng ta cũng không thể chứng minh được sự không-thực của không gian, và thời gian, và xấu ác [6], vì đây là điều được Hegel diễn dịch từ tính chất tương hệ và mảnh vụn chắp vá của những sự-việc-gì này. Thế nên chúng ta bị bỏ lại với sự điều tra vụn mảnh về thế giới, và không có thể có khả năng biết những tính chất của những phần của vũ trụ vốn chúng xa biệt khỏi với kinh nghiệm của chúng ta. Kết quả này, nó thật đáng thất vọng với những ai đã có hy vọng vốn được xây dựng từ những hệ thống của những triết gia, (nhưng) nó là thành hòa điệu với tính khí duy khoa học và duy qui nạp của thời đại chúng ta, và nó đã được chứng minh là đúng từ toàn bộ cuộc khảo sát về kiến thức nhân loại vốn nó đã chiếm trọn những chương trước của chúng ta.
Hầu hết những nỗ lực với những tham vọng lớn lao của những nhà siêu hình học đã tiến hành bởi nỗ lực để chứng minh rằng những đặc trưng ngoại hiện giống như vậy và tựa như vậy của thế giới thực tại đã tự mâu thuẫn, và do đó không có thể là thực. Xu hướng toàn bộ của tư tưởng hiện đại, tuy nhiên, ngày cảng tăng theo hướng cho thấy những mâu thuẫn được giả định đã là huyễn tưởng, và rằng rất ít ỏi có thể được chứng minh tiên nghiệm từ những cân nhắc về những gì phải là. Một minh hoạ tốt về điều này có thể cung cấp được với không gian và thời gian. Không gian và thời gian xuất hiện là kéo ra đến vô hạn, và có thể phân chia đến vô cùng. Nếu chúng ta du hành dọc theo một đường thẳng về hướng nào cũng được, là điều khó khăn để tin tưởng rằng chúng ta sẽ cuối cùng chạm đến điểm tận cùng, quá khỏi nó có không-gì cả, dẫu ngay cả không gian trống không. Một cách tương tự, nếu trong tưởng tượng, chúng ta du hành giật lùi, hoặc tiến về phía trước trong thời gian, rất khó để tin rằng chúng ta sẽ chạm đến được một thời gian đầu tiên hoặc cuối cùng, với dẫu ngay không cả thời gian trống nào quá sau nó. Thế nên, không gian và thời gian xuất hiện là vô hạn trong khoảng kéo dài và mở rộng.
Lại nữa, nếu chúng ta lấy bất kỳ hai điểm trên một đường thẳng, có vẻ như hiển nhiên rằng phải có những điểm khác ở giữa chúng, mặc dù khoảng cách giữa chúng có thể nhỏ cho đến đâu đi nữa: mọi khoảng cách có thể phân làm đôi, và những phân-nửa lại có thể phân đôi nữa, và cứ như vậy cho đến vô cùng tận. Trong thời gian, tương tự như vậy, mặc dù ngắn ngủi đến đâu trôi qua giữa hai chốc lát, có vẻ như hiển nhiên là sẽ có những chốc lát khác ở giữa chúng. Thế nên, không gian và thời gian xuất hiện là có thể phân chia được đến vô cùng. Nhưng như nghịch lại những sự kiện hiển nhiên – kéo dài vô hạn và phân chia vô cùng – có những triết gia đã đẩy mạnh những luận chứng có xu hướng cho thấy rằng đã không thể có những tập thể [7] vô hạn của những sự-vật-gì, và do đó số lượng những điểm trong không gian, hoặc của những khoảnh khắc trong thời gian, phải là hữu hạn. Như vậy, một mâu thuẫn đã nảy sinh giữa tính chất ngoại hiện của không gian và thời gian, và sự đã giả định không-thể-nào-có-được về những tập thể vô hạn.
Kant, người đầu tiên đã nhấn mạnh mâu thuẫn này, đã suy luận ra sự không-thể-nào-có-được của không gian và thời gian, mà ông đã tuyên bố chẳng qua chỉ đơn thuần có tính chủ quan [8], và kể từ thời ông về sau, rất nhiều triết gia đã tin rằng không gian và thời gian chỉ chẳng qua không gì hơn là những biểu hiện bên ngoài (những ngoại hiện biểu kiến), không phải là đặc tính của thế giới như nó thực sự là. Giờ đây, tuy nhiên, nhờ vào những công lao của các nhà toán học, đáng chú ý là Georg Cantor [9], nó đã hiện ra rằng sự không thể có của những tập thể vô hạn đã là một sai lầm. Trong thực tế, không phải chúng tự mâu thuẫn, nhưng chỉ có tự mâu thuẫn trong một số định kiến thuộc trí não có nhiều phần tương đối ngoan cố khó chữa nào đó. Thế nên, những lý do để nhìn không gian và thời gian như không thực đã trở nên không hoạt động hiệu lực nữa, và một trong những nguồn lớn lao cho những công trình xây dựng siêu hình bị khô kiệt.
Các nhà toán học, tuy nhiên, đã không hài lòng với sự trình bày rằng không gian như nó thông thường đã được giả định coi là khả hữu; họ đã cũng còn trình bày rằng có nhiều những dạng khác của không gian có thể cũng khả hữu ngang bằng, cho đến mức lôgich có thể chứng tỏ được. Một số tiên đề của (hình học) Euclid, vốn chúng hiện ra với ý thức thông thường là thiết yếu tất nhiên, và trước đây đã được các triết gia giả định coi là tất yếu, bây giờ được biết dạng ngoài thiết yếu tất nhiên của chúng là bắt nguồn chỉ đơn giản không gì khác hơn từ sự thân quen của chúng ta với không gian thực tại, và không phải từ bất kỳ một nền tảng lôgích tiên nghiệm nào. Bằng cách tưởng tượng ra những thế giới mà trong đó những tiên đề này là sai, các nhà toán học đã sử dụng lôgích để nới lỏng những định kiến của ý thức thông thường, và cho thấy sự khả hữu của những không gian khác biệt – dăm ba nhiều hơn, dăm ba ít hơn –với không gian mà chúng ta đang sống. Và một vài trong những không gian này khác biệt rất ít so với không gian Euclide, trong ấy nhìn theo hướng quan tâm đã có về những khoảng cách theo như thể chúng ta có thể đo được, rằng không thể nào có thể khám phá bằng cách quan sát để xem - không biết cái không gian thực tại của chúng ta là - hoàn toàn chặt chẽ Euclide, hay là của một (không gian) thuộc về những loại (hình học) khác này. Thế nên, vị trí bị đảo ngược hoàn toàn. Trước đây đã xuất hiện như kinh nghiệm chỉ để lại cho lôgích có một loại không gian, và lôgích đã cho thấy cái kiểu chỉ một loại này là điều không thể được. Giờ đây lôgích trình bày nhiều những loại không gian đến có thể có được, xa biệt ngoài kinh nghiệm [10], và giữa chúng, kinh nghiệm chỉ quyết định một phần. Thế nên, trong khi kiến thức của chúng ta về cái gì là, đã trở nên ít hơn, nếu so với nó đã được giả định là như trước đây, kiến thức của chúng ta về cái gì có thể được là, tăng lên nhiều rất vô cùng. Thay vì bị đóng chặt ở giữa những bức tường chật hẹp, tất cả những xa vời của nó có thể được thăm dò, chúng ta thấy chính chúng ta trong một thế giới mở rộng của những khả năng không trói buộc, trong đó rất nhiều vẫn còn chưa được biết, bởi vì có quá đỗi nhiều để tìm biết.
Những gì đã xảy đến trong trường hợp của không gian và thời gian, ở một mức độ nào đó, cũng đã xảy ra như thế trong những chiều hướng khác. Nỗ lực thiết định vũ trụ bằng phương tiện của những nguyên tắc tiên nghiệm đã bị vỡ đổ xuống; lôgích thay vì, như trước đây, là thanh chắn những cơ hội khả năng, đã trở nên kẻ giải phóng lớn lao cho trí tưởng tượng, khi đem trình bày vô số những lựa chọn thay thế, chúng gần gũi với ý thức vô tư thông thường chung, và dành lại cho kinh nghiệm phần vụ về quyết định, ở nơi mà quyết định là có thể có, giữa nhiều những thế giới mà logich đem cung cấp cho sự lựa chọn của chúng ta. Thế nên, kiến thức về phần cái gì (là) hiện hữu trở thành có giới hạn, so với những gì chúng ta có thể học hỏi từ kinh nghiệm - không phải so với những gì chúng ta có thể thực sự kinh nghiệm, bởi vì, như chúng ta đã thấy, có nhiều kiến thức qua mô tả liên quan đến những sự-viêc-điều mà chúng ta không có kinh nghiệm trực tiếp. Nhưng trong tất cả mọi trường hợp của kiến thức qua mô tả, chúng ta cần một vài nối kết của những phổ quát, làm cho chúng ta có khả năng, từ một dữ liệu như thế và như thế, suy luận ra một đối tượng của một loại nhất định nào đó, như đã hàm ý trong dữ liệu của chúng ta. Thế nên, đối với những đối tượng vật lý, ví dụ, nguyên tắc rằng dữ liệu-giác quan là những dấu hiệu của những ðối týợng vật lý – thì chính nó là một nối kết của những phổ quát; và chỉ là duy nhất trong hiệu năng của nguyên tắc này mà kinh nghiệm cho phép chúng ta có khả năng thu tập được kiến thức liên quan đến những đối tượng vật lý. Cũng cùng như thế, áp dụng với luật nhân quả, hoặc, hạ thấp xuống đến cái là kém tổng quát hơn, với những nguyên lý như luật hấp dẫn.
Những nguyên lý loại như thể luật hấp dẫn đã được chứng minh, hoặc đúng hơn là đã được biểu hiện như rất có thể xảy ra được, bằng một sự kết hợp giữa kinh nghiệm với một vài nguyên lý tiên nghiệm hoàn toàn, như nguyên lý qui nạp. Như vậy, kiến thức trực giác của chúng ta, vốn là nguồn gốc của tất cả những kiến thức khác của chúng ta về những đúng thực, thì thuộc về một trong hai loại: kiến thức duy nghiệm thuần túy, nó bảo chúng ta về sự hiện hữu và về một vài thuộc tính của những sự-vật-gì cá biệt nào đó, mà chúng ta có được quen biết với chúng, và kiến thức tiên nghiệm thuần túy, nó đem cho chúng ta những sự nối kết giữa những phổ quát, và khiến chúng ta có khả năng rút được những suy luận từ những sự kiện cụ thể đặc thù được đem cho trong kiến thức duy nghiệm. Kiến thức suy diễn của chúng ta luôn luôn phụ thuộc vào một vài kiến thức tiên nghiệm thuần túy, và thường thường cũng phụ thuộc vào một vài kiến thức duy nghiệm thuần túy.
Kiến thức triết học, nếu những gì đã nói ở trên là đúng, không khác biệt yếu tính với kiến thức khoa học; không có nguồn đặc biệt nào của khôn ngoan mà mở cửa với triết học nhưng không với khoa học, và những kết quả đã thu được từ triết học căn bản không khác với những gì đã thu được từ khoa học. Đặc trưng yếu tính của triết học khiến nó là một môn học tách biệt với khoa học là tính chất phê phán. Nó khảo sát một cách phê phán những nguyên lý xử dụng trong khoa học và trong đời sống thường ngày, nó khám xét truy tầm cho ra bất kỳ mâu thuẫn bất nhất nào có thể có trong những nguyên lý này, và nó chỉ chấp nhận chúng, như là kết quả của một khảo sát phê phán, sau khi đã không xuất hiện lý do nào để loại bỏ chúng. Nhiều triết gia đã tin tưởng, nếu như một khi gỡ đã thoát ràng buộc khỏi những chi tiết không quan hệ, những nguyên lý cơ bản tiềm ẩn làm cơ sở cho khoa học đã có khả năng đem cho chúng ta những kiến thức liên quan đến vũ trụ như một toàn bộ, kiến thức như thế sẽ có cùng đòi hỏi về sự tin tưởng của chúng ta như kiến thức khoa học đã có, nhưng khảo sát của chúng ta đã không phát giác được một bất kỳ kiến thức nào loại như vậy, và do đó, về phương diện những học thuyết đặc biệt của những nhà siêu hình học dũng cảm, đã có một kết quả chủ yếu là tiêu cực. Nhưng đối với những gì vốn thông thường sẽ được chấp nhận như là kiến thức, kết qủa của chúng ta trong chủ yếu là tích cực: chúng ta đã hiếm khi tìm thấy lý do để phủ nhận kiến thức loại như thế, như hậu quả của sự phê phán của chúng ta, và chúng ta đã xem thấy không có lý do nào để giả sử con người không có khả năng với loại kiến thức mà hắn nói chung đã tin có được.
Tuy nhiên, khi chúng ta nói về triết học như một sự phê phán về kiến thức, là điều cần thiết để đặt một giới hạn nào đó. Nếu chúng ta nhận lấy thái độ hoàn toàn hoài nghi, bằng tự đặt chính chúng ta hoàn toàn ngoài tất cả mọi kiến thức, và yêu cầu, từ vị trí bên ngoài này, để bị bắt buộc phải trở lại vào trong vòng tròn của kiến thức, chúng ta đang đòi hỏi những gì là không-thể-được, và chủ nghĩa hoài nghi của chúng ta có thể không bao giờ bị bác bỏ được. Bởi vì tất cả phủ nhận phải bắt đầu bằng một vài mảnh kiến thức mà những người tranh cãi cũng cùng chia sẻ; từ nghi ngờ trống trơn, không có biện luận nào có thể bắt đầu. Do đó sự phê phán về kiến thức mà triết học sử dụng phải không là thuộc loại hủy hoại tiêu cực này, nếu như rồi có đạt được bất kỳ một kết quả nào. Chống lại thuyết hoài nghi tuyệt đối này, không có thể đưa ra một luận chứng lôgích nào. Nhưng không phải là điều khó khăn để thấy rằng sự hoài nghi loại này là không hợp lý. “Phương pháp nghi ngờ” của Descartes, triết học hiện đại đã bắt đầu với nó, thì không thuộc loại này, nhưng đúng hơn là thuộc loại phê phán mà chúng ta đang khẳng định là yếu tính của triết học. “Phương pháp nghi ngờ” của ông gồm có trong sự nghi ngờ bất cứ điều gì xem ra có vẻ đáng nghi ngờ; tạm dừng với mỗi phần hiển nhiên của kiến thức, tự hỏi chính ông, không biết - trong ngẫm nghĩ, ông có thể cảm thấy chắc chắn rằng ông thực sự biết nó - hay không. Đây là loại phê phán nó tạo dựng triết học. Một vài kiến thức, chẳng hạn như kiến thức về hiện hữu của dữ liệu-giác quan chúng ta, xuất hiện khá rõ là không thể hoài nghi, cho dẫu chúng ta ngẫm nghĩ về nó bình tĩnh và rốt ráo đến đâu đi nữa. Đối với kiến thức như vậy, sự phê phán triết lý không đòi hỏi rằng chúng ta nên kiêng, tránh không tin tưởng. Nhưng có những tin tưởng - chẳng hạn, lấy thí dụ, như tin tưởng rằng những đối tượng vật lý giống tương tự như những dữ liệu-giác quan của chúng ta - chúng có là thích thú, cho đến khi chúng ta bắt đầu suy tưởng, thấy chúng tan hết đi không còn gì, lúc đặt chúng làm đối tượng của một tìm hiểu kỹ lưỡng. Những tin tưởng dường thế, triết học sẽ mời chúng ta gạt bỏ, trừ khi một vài đường dây biện luân mới nào tìm thấy sẽ hỗ trợ chúng. Nhưng loại bỏ những tin tưởng, vốn chúng không xuất hiện như mở ngỏ ra bất kỳ những phản đối nào, dẫu cho chúng ta xem xét chúng chặt chẽ đến đâu đi nữa, thì không là hữu lý, và không phải là điều triết học chủ trương.
Nói vắn tắt, sự phê phán không nhằm đến cái xác quyết gạt bỏ, với không lý do, nhưng nhằm đến xem xét mỗi mảnh của kiến thức rõ ràng trên giá trị xứng đáng của nó, và giữ lại bất cứ điều gì vẫn còn xuất hiện như là kiến thức, sau khi xem xét này hoàn tất. Rằng vẫn còn lại một vài rủi ro có thể sai lầm, đó là điều phải được thừa nhận, bởi vì con người là có thể sai lầm. Triết học có thể tuyên bố chính đáng rằng nó làm giảm thiểu nguy cơ sai lầm, và rằng trong một số những trường hợp, nó chuyển biến nguy cơ sai lầm thành nhỏ đến mức không đáng kể trong thực tế. Làm nhiều hơn như thế này là không thể nào được, trong một thế giới mà những nhầm lẫn phải xảy ra; và làm hơn như thế này, không có người biện hộ thận trọng nào của triết học sẽ tuyên bố là đã được thực hiện.
Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Apr/2010)
[1] “Whole” của triết học Hegel – “Toàn thể” là không gì hơn bản chất thiết yếu khi đạt đến mức viên mãn qua một tiến trình tự phát triển của chính nó (ông gọi là biện chứng ba bước: đề, phản đề, hợp đề).
[2] Những khái niệm quen thuộc nổi tiếng trong tiến trình biện chứng của Hegel: thesis – antithesis – synthesis. (chính đề + phản đề = hợp đề).
Tiến trình từ chính đề + phản đề đi lên hợp đề là sự loại trừ (Aufheburg), kết quả là sự “ném lên cao” (aufgehoben) để có hợp đề. Có thể gọi đây là “biện chứng tinh thần” nguyên ủy.
Sau đó, người thực sự phát triển mô hình này, mệnh danh là “biện chứng lịch sử” là nhà thơ F. V. Schiller và triết gia J.G. Fichte.
Nhưng “biện chứng duy vật” – từ của G. Plekhanov, và sau đó do K. Marx và F. Engels phát triển, hai vị này nhìn lịch sử như một tiến trình biện chứng thúc đẩy bởi mâu thuẫn giai cấp. Tiến trình biện chứng không là những đối lập của các lý thuyết hay ý tưởng, nhưng thay vào đó là tranh chấp đối lập giữa các giai cấp có nền tảng kinh tế trong xã hội .
Với Hegel, kết quả của tiến trình biện chứng là Thực tại Tuyệt Đối, một ToànThể của tinh thần, cũng là một kiến thức tuyệt đối (das absolute Wissen). Với K. Marx và F. Engels, kết quả của biện chứng duy vật là một xã hội toàn hảo, không giai cấp: xã hội công xã (communism) (vốn dùng từ dịch của Tàu, nên đã vẫn gọi là xã hội cộng sản).
[3] “Absolute Idea”.
[4] “self-subsistent” - “tự-hiện tồn”
[5] “a single harmonious system” : một hệ thống hài hòa đơn nhất.
[6] “evil” – tạm dịch là “ấu ác”– không đơn giản chỉ là xấu và ác hay bất thiện, nhưng trong triết lý và tôn giáo phương Tây, có nghĩa lớn rộng hơn – ở đây là một năng lực có tầm vũ trụ (cosmic force).
Gần nhất - nhưng không đồng nghĩa - với ý niệm này là “âm” nhìn theo hướng đối nghịch với “dương” – hiện thể thành: tối, lạnh, và trong trong đạo đức có khi là: xấu, ác, quỉ quyệt, nham hiểm, không ngay thẳng,
[7] Tác giả dùng – “collections” – hiểu là “tập thể” - không dùng “set”. Nên cố giữ nguyên ý – không dịch là tập hợp (set).
[8] Kant, Immanuel (1724-1804) Theo lý thuyết của ông, tính không (spatiality) và tính thời (temporality) chỉ là những dạng thức(forms) trong đó sự vật xuất hiện trước chúng ta. Theo ông không gian và thời gian không thực sự hiện hữu ở ngoài chúng ta, nhưng là những dạng của trực giác (“forms of intuition”), nghĩa là những điều kiện của nhận thức do não thức con người mà có.
Nói khác đi, không gian và thời gian không phải là những thực tại khác quan, nhưng là phần của cấu trúc của nhận thức. Chúng ta không bao giờ “thấy” không hay thời gian, nhưng chúng ta luôn “biết” chúng trong cách chúng ta thấy những đối tượng của thực tại.
[9] Georg Cantor (1845-1918), nhà toán học nước Đức, cuối cùng đặt chuỗi vô hạn (toán học) trên một nền tảng lôgích vững chắc. Có thể phát biểu định nghĩa của ông về “chuỗi vô hạn” một cách đơn giản: một tập hợp là vô hạn, nếu một vài thành phần của nó cũng lớn như toàn thể (a collection is infinite, if some of its parts are as big as the whole).
Hay dùng những khái niệm trong thuyết tập hợp của ông: Một tập hợp những phần tử S gọi là vô hạn nếu những phần tử của tập hợp con thực sự S’ có thể ánh xạ một-với-một tương ứng với những phần tử của S .
Lấy thí dụ – số phần tử trong tập hợp gồm tất cả những con số đếm C = {1,2,3,4,5,.......} có vẻ như ít nhất cũng nhiều gấp đôi số phần tử trong tập hợp gồm tất cả những con số chẵn E = {2,4,6,8,10,.......}, thế nhưng hai chuỗi vô hạn đó, có thể dùng phép ánh xạ một-với-một (one-to-one mapping) tương ứng như sau:
(1→2; 2→4; 3→6; …; n→2n ; …) Như thế hai tập hợp C và E là những chuỗi vô hạn (infinite) có cùng một “số” vô hạn những phần tử. n(C) = n(E); có cùng “bản số” (“cardinality”)
Tưởng nên nhắc lai, trước Cantor, vô hạn chỉ là một ý niệm khả hữu (potential infinite), không thể có trong thực tại và được biểu thị bằng dấu “∞”. Nhưng Cantor, nhấn mạnh và chứng minh là có chuỗi vô hạn trong thực tại (actual infinite);
Phát kiến này có tầm quan trọng lớn lao ngoài lĩnh vực toán học, hay lôgích. Lấy một thí dụ ngẫu nhiên, ở đây: nếu thực sự có chuỗi vô hạn, vậy, quá khứ có thể là vô hạn, nghĩa là không có khởi đầu, nghĩa là không có, hay không cần đến thuyết sáng tạo vũ trụ, không hay không cần thiết có một giả định về khởi đầu (Gót).
[10] Hình học phi-Euclid (non-Euclidean geometries) – bỏ hay thay thế một hay nhiều những tiên đề (axioms) trong hình học Euclid : Định đề thứ năm của Euclid - cho phép một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng cho sẵn, từ một điểm nằm ngoài nó.
Hai trường hợp thay thế nổi tiếng:
- Hình học hyperbol - còn gọi là hình học Bolyai-Lobachevskian: Cho phép hai đường thẳng song song từ một điểm ngoài nói trên – đưa đến hình học hyperbol do hai nhà toán học, N. I. Lobachevsky (người Russia - 1826) và Janos Bolyai (người Hungary-1832), khám phá độc lập nhau.
- Hình học elliptic (elliptic geometry): trong trường hợp ngược lại: không cho phép một đường thẳng song song nào với đường thẳng cho sẵn, từ một điểm nằm ngoài nó – đưa đến hình học elliptic - do nhà toán học người Đức Bernhard Riemann phát triển năm 1854.
Trong thuyết tương đối của Albert Einstein, không gian và thời gian được nhập thành một khái niệm không-thời (spacetime) và hình học phi-Euclid được dùng để giải thích tác động của lực hấp dẫn vào không-thời: ánh sáng đi trong một không gian “cong” nếu gần một thiên thể có sức hấp dẫn lớn, và thời gian “chậm” lại nếu lực hấp dẫn trong không gian yếu.
Trong khuôn khổ bài viết dẫn nhập triết học này của Russell, phát kiến những hình học phi-Euclid đã thách thức và bác bẻ Kant. Tại sao? Vì với Kant phạm trù tiên nghiệm (priori category) thời gian không gì khác là hơn không gian Euclid , và không gian như trong Euclid là không gian duy nhất của trực giác con người. Khi cho thấy có những không gian khác, không khám phá bằng trực giác tiên nghiệm, nhưng bằng tiến trình suy luận lô gích - lý thuyết của Kant về phạm trù tiên nghiệm, ít nhất phạm trù không gian, thành lung lay và như Russell viết, không dùng được nữa. Không gian xem ra không phải tiên nghiệm như Kant nhưng là kiến thức tổng hợp như những kiến thức toán học khác.