Bertrand Russell
Về những gì liên quan
đến những người Mycenaeans, rất nhiều điều biết nhưng không được chắc chắn. Phải
chăng văn minh của họ là do bị dân Cretans chinh phục mà có? Họ nói tiếng Hylạp?
hoặc họ đã là một chủng tộc bản địa trước đó? Không thể có được trả lời chắc chắn
cho những câu hỏi này, nhưng có bằng chứng khiến điều có thể đã xảy ra là họ bị
chinh phục bởi những dân nói tiếng Hylạp, và rằng ít nhất là tầng lớp quý tộc
bao gồm những người xâm lăng có tóc màu vàng từ miền Bắc, những người này đã
đem theo tiếng Hylạp đến cùng với họ [3].
Những người Hylạp đã đến đất Hylạp trong ba đợt kế tiếp, đầu tiên là những người
Ionians, sau đó những người Achaeans, và cuối cùng là những người Dorians. Những
người Ionians xuất hiện, mặc dù là những người xâm lăng, đã thu nhận hầu như
hoàn toàn nền văn minh Cretan, giống như, về sau này, những người LaMã đã thu
nhận nền văn minh của Hylạp. Nhưng những người Ionians bị quấy phá, và phần lớn
bị chiếm mất hết đất, bởi những người Achaeans kế theo họ.Từ những phiến đá khắc
chữ Hittite tìm thấy tại Boghaz-Keui, được biết những người Achaeans có một đế
quốc tổ chức lớn rộng vào thế kỷ mười bốn TCN. Nền văn minh Mycenaean, vốn đã bị
suy yếu do chiến tranh của Ionians và Achaeans, thực tế đã bị phá hủy bởi những
người Dorians, những người cuối cùng xâm lăng Hylạp. Trong khi những người xâm
lăng trước đó đã phần lớn tiếp nhận tôn giáo của Minoan, những người Dorians giữ
lại tôn giáo gốc Ấn-Âu của tổ tiên của họ. Tôn giáo của Mycenaean, tuy nhiên,
dai dẳng sống tiếp, đặc biệt là trong các giai cấp thấp hơn, và tôn giáo của
Hylạp cổ điển là một sự pha trộn của cả hai. Trong thực tế, một vài số những nữ
thần cổ điển có gốc Mycenaean.
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần I – Các triết gia trước Socrates
Chương I – Sự bừng dậy của Văn minh HyLạp
Trước khi văn hoá
Minoan [1]
bị huỷ diệt, nó lan sang phần Hylạp đất liền, khoảng năm 1600 TCN, văn hoá này
suy thoái dần dần trong nhiều chặng, đến tận 900 TCN. Văn minh ở vùng đất liền
này được gọi là Mycenaean, biết được qua những mộ các vì vua và cũng qua các
pháo đài xây trên những đỉnh đồi, cho thấy có lo sợ về chiến tranh nhiều hơn so
với lúc ở đảo Crete. Cả lăng mộ lẫn pháo đài còn tạo mãi những ấn tượng không
phai trong tưởng tượng của cố điển Hylạp. Những sản phẩm mỹ thuật cổ điển hơn
trong các cung điện, đã hoặc thực là công trình của người Cretan, hay rất gần
gũi với mỹ thuật của Crete. Văn minh Mycenaean [2],
đã được nhìn qua một màn mờ ảo huyền thoại, là những gì vẽ trong các trường thi
của Homer.
Mặc dù các kết toán
trên đây xem chừng như có thể đã xảy ra, một điều phải được ghi nhớ rằng chúng
ta không biết có phải những người Mycenaeans đã là người Hylạp hay không. Những
gì chúng ta biết được là văn minh của họ đã suy tàn, rằng thời điểm nó chấm dứt
là khi văn minh đồ sắt thay thế văn minh đồ đồng, và ưu quyền trên biển đã chuyển
sang tay những người Phoenicians một thời gian rồi.
Cả hai sự kiện trên
diễn ra ở phần sau của thời đại Mycenaean, và sau kết thúc của nó, một số những
dân xâm lược định cư và trở thành những người canh nông, trong khi có một số bị
tiếp tục đẩy tới, đầu tiên vào những đảo và vùng Tiểu Á, sau đó vào Sicilia và
miền nam Italia (phần nam bán đảo Ý), nơi đó, họ thành lập những thành phố sống
bằng thương mại hàng hải. Chính là từ những thành phố hàng hải này, người Hylạp
đầu tiên đã thực hiện những cống hiến mới có giá trị cho nền văn minh; sự ưu thắng
của Athens đến sau này, và đã được liên kết, khi nó đến, hoàn toàn với sức mạnh
hải quân.
Phần đất liền của Hylạp
là núi và phần lớn không màu mỡ. Tuy thế, có nhiều những thung lũng phì nhiêu,
dễ dàng có lối thông ra biển, nhưng lại bị những núi non ngăn chặn nên không dễ
giao thông liên lạc bằng đường bộ với lẫn nhau. Trong những thung lũng này, những
cộng đồng tách biệt nhỏ đã lớn lên, sống bằng nông nghiệp, và tập trung quanh một
thị trấn, thường thường gần với biển. Trong những trường hợp đó, điều tự nhiên
xảy ra là ngay khi dân số của một cộng đồng bất kỳ nào đã tăng trưởng thành quá
lớn so với nguồn tài nguyên nội địa của nó, những ai không thể sống nhờ vào đất,
nên chuyển sang lấy nghề đi biển. Những thành phố của vùng đất liền đã khai dựng
những thuộc địa, thường là ở những địa điểm, ở đấy sinh kế được dễ dàng hơn nhiều
so với ở nhà. Thế nên, trong giai đoạn lịch sử sớm nhất, người Hylạp ở Tiểu Á, ở
Sicily, và ở Ý đã giàu có hơn nhiều so với những người Hylạp lục địa.
Hệ thống xã hội rất
khác nhau trong những vùng khác nhau của Hylạp, Ở Sparta, một tầng lớp quý tộc
nhỏ dựa trên lao động của những nông nô bị áp bức thuộc một chủng tộc khác;
trong những vùng canh nông nghèo hơn, dân số bao gồm chủ yếu là nông dân trồng
trọt đất của riêng họ với sự giúp đỡ gia đình. Nhưng những nơi nào có thương mại
và công nghiệp phát triển mạnh mẽ, những công dân tự do giàu có lớn bằng vào
nhân công của những nô lệ – đàn ông trong khai mỏ, phụ nữ trong công nghệ dệt vải.
Tại Ionia, những nô lệ này đến từ những dân man rợ xung quanh, và như một quy
luật, lần đầu bị bắt làm nô lệ trong chiến tranh. Gia tăng giàu có đã gia tăng
cô độc ngày càng lớn nơi những phụ nữ tai mắt đáng trọng, sau này những người
này chỉ đóng một phần nhỏ vào trong những khía cạnh của cuộc sống văn minh Hylạp,
ngoại trừ ở Sparta.
Có một sự phát triển
rất tổng quát, đầu tiên từ chế độ quân chủ sang chế độ quý tộc, sau đó đến một
luân phiên giữa chuyên chế và dân chủ. Các nhà vua đã không có quyền tuyệt đối,
giống như của Egypt và Babylon, họ được một Hội đồng Trưởng Lão làm cố vấn, và
không thể vô sự miễn nhiễm, nếu vượt tập quán, phá phong tục. “Chuyên chế” [4]
không nhất thiết có nghĩa là chính phủ xấu, nhưng chỉ là sự cai trị của một người
tuyên xưng uy quyền nhưng không phải từ truyền nghiệp mà có. “Dân chủ” có nghĩa
là chính phủ của tất cả những công dân, không bao gồm những người nô lệ và phụ
nữ. Những nhà chuyên chế thuở đầu, như Medici, đã mua quyền lực của mình thông
qua sự kiện là thành viên giàu nhất của giới mình, là những quí tộc. Thường thường
nguồn gốc sự giàu có của họ là sở hữu chủ những mỏ vàng và bạc, làm càng thêm lợi
nhuận vì sự thiết lập hệ thống tiền đúc, đến từ những vương quốc Lydia, ở cạnh
Ionia [5].
Tiền đúc dường như đã được phát minh ra không lâu trước 700 TCN.
Một trong những kết
quả quan trọng nhất, đối với những người Hylạp, trong thương mại hay cướp biển
– lúc đầu tiên cả hai hầu như chẳng khác biệt gì nhau – đã là sự thu nhận thuật
viết chữ. Mặc dù chữ viết đã có mặt hàng ngàn năm ở Egypt và Babylon, và những
người Minoan dân đảo Crete đã có một thứ chữ viết (mà chưa được giải mã), không
có chứng cứ để đi đến kết luận rằng người Hylạp đã biết viết chữ cho đến khoảng
thế kỷ thứ mười TCN. Họ đã học thuật này từ người Phoenician, những người này,
giống như những cư dân khác của Syria, đã có dịp tiếp xúc được với những ảnh hưởng
của cả hai Egypt và Babylon, và họ là những người giữ quyền ưu thắng trong
thương mại hàng hải cho đến khi có sự nổi lên của những thành phố Hylạp của
Ionia, tại Ý, và Sicily. Trong thế kỷ mười bốn, viết cho Ikhnaton (vua dị giáo
của Egypt), những người Syria vẫn còn sử dụng những hình nêm theo lối của
Babylon, nhưng Hiram của thành phố Tyre [6]
(969-936) đã sử dụng bảng chữ cái của Phoenician, mà rất có thể đã phát triển từ
chữ viết của Egypt. Những người Egypt đã sử dụng, buổi ban đầu, một dạng chữ viết
gồm thuần hình vẽ, dần dần từng bước, những hình ảnh, càng thành qui ước nhiều
hơn, đi đến biểu tượng cho những âm tiết (những âm tiết đầu tiên từ những tên gọi
những vật được họa hình), và cuối cùng là những chữ cái riêng biệt, trên nguyên
tắc của “A là một người thợ bắn nỏ (Archer) nhắm bắn một con ếch” [7].
Bước cuối cùng này, vốn chính những người Egypt đã không thực hiện được với dẫu
bất kỳ mức độ hoàn chỉnh nào, nhưng do những người Phoenician, đã đem cho bảng
chữ cái cùng tất cả những ưu điểm của nó. Người Hylạp, vay mượn từ người
Phoenician, đã sửa chữa bảng chữ cái cho phù hợp với ngôn ngữ của họ, và thực
hiện đổi mới quan trọng của việc thêm những nguyên âm thay vì chỉ có những phụ
âm. Có thể có không có nghi ngờ rằng việc tiếp nhận phương pháp viết chữ rất tiện
lợi này đã nhanh chóng thúc đẩy sự trối dậy của nền văn minh Hylạp.
Sản phẩm đáng ghi nhận
đầu tiên của văn minh Hylạp là Homer. Tất cả những gì về Homer là phỏng đoán,
nhưng ý kiến đánh giá tốt nhất dường đã xem ông là một loạt những nhà thơ, hơn
là chỉ một cá nhân. Có lẽ Iliad và Odyssey giữa hai tập trường thi này đã mất
khoảng hai trăm năm để hoàn thành, một số nói từ 750 đến 550 TCN, trong khi có
những người khác cho rằng “Homer” đã gần hoàn thành vào cuối thế kỷ thứ tám. Những
bài thơ Homeric, trong hình thức hiện tại của chúng, đã được đưa đến Athens bởi
Peisistratus, người trị vì (với những dứt quãng) từ 560 đến 527 TCN. Từ thời của
ông trở về sau, những thanh thiếu niên Athens học Homer nằm lòng, và điều này
là một phần quan trọng nhất trong giáo dục của họ. Trong một vài phần của Hylạp,
đặc biệt là ở Sparta, Homer không có cùng thế giá như thế, cho đến một thời điểm
về sau này.
Những bài thơ
Homeric, giống những chuyện tình hiệp sĩ mã thượng [8]của
thời cuối Trung Cổ, đại diện cho quan điểm của một tầng lớp quý tộc đã văn
minh, họ làm ngơ trước những mê tín nhiều loại của hạng tiện dân hạ lưu, vốn vẫn
còn tràn lan giữa quần chúng. Trong những thời càng về sau, nhiều những mê tín
này đã lại nổi lên thành phổ biến. Hướng dẫn bởi khoa nhân loại học [9],
những người viết hiện đại đã đi đến kết luận rằng Homer, do đó, rất xa mới là
(tác giả) nguyên thủy, nhưng là một người sàng lọc, một kiểu duy lý hóa của thế
kỷ XVIII những huyền thoại cổ đại, duy trì dương cao một lý tưởng của giai tầng
bên trên về sự tỏa sáng thanh lịch. Những vị thần Olympian, những người đại diện
cho tôn giáo trong Homer, đã không chỉ là những đối tượng thờ phượng giữa những
người Hylạp, không cả trong thời của ông hoặc cả thời sau đó. Có những yếu tố khác
đen tối hơn và man dã hơn trong tôn giáo bình dân, bị trí thức Hylạp hết sức
ngăn giữ chúng, nhưng chúng nằm mai phục chờ dịp phóng dậy trong những thời điểm
của sự yếu kém hay của kinh hoàng. Trong thời của suy đồi, những tin tưởng mà
Homer đã loại bỏ, đã được chứng tỏ là chúng đã tiếp tục tồn tại, có chôn chỉ một
nửa, trong suốt thời kỳ cổ điển. Thực tế này giải thích rất nhiều điều mà nếu
không sẽ có vẻ bất nhất và đáng ngạc nhiên.
Tôn giáo sơ khai, ở
khắp mọi nơi, đã là từ bộ tộc chứ không phải từ cá nhân. Một số nghi thức nào
đó được thực hiện, được dự định, qua ma thuật giao cảm, để thêm tăng những lợi
ích cho bộ lạc, đặc biệt là về phồn thực cho thực vật, động vật, và con người.
Đông chí [10]
đã là một thời điểm, khi ấy mặt trời đã phải được khuyến khích để đừng tiếp tục
giảm dần sức mạnh; mùa xuân và mùa gặt hái cũng được đòi có những nghi lễ thích
hợp. Những điều này đã luôn luôn giống như tạo ra một sự phấn khích tập thể lớn
rộng, trong đó những cá nhân bị mất cảm giác của họ về sự tách biệt và cảm thấy
chính mình là một với toàn thể bộ lạc. Ở khắp mọi nơi, trên thế giới, đến một
giai đoạn nhất định nào đó của tiến hóa tôn giáo, những động vật linh thiêng và
con người đã bị đem giết trong nghi lễ và bị đem ăn thịt. Trong những vùng khác
nhau, giai đoạn này đã xảy ra tại những thời điểm rất khác nhau. Sự giết người
làm vật hy sinh thường tồn tại dài lâu hơn sự ăn thịt những nạn nhân trong hiến
tế; tại Hylạp đến buổi đầu của thời đại lịch sử, nó vẫn còn chưa tuyệt diệt. Những
lễ nghi về phồn thực sinh sản mà không còn có những diện mạo tàn nhẫn như vậy
đã phổ thông trên toàn cõi Hylạp; đặc biệt, những Bí ẩn Eleusinian [11],
đã thiết yếu mang tính canh nông trong sự biểu tượng của chúng.
Phải thừa nhận rằng
tôn giáo như trong Homer thì không phải là rất có tính tôn giáo. Những vị gót
hoàn toàn là con người, chỉ khác với người thường là bất tử, và có được những
quyền năng siêu nhân. Về mặt đạo đức, không có gì để nói cho họ, và khó mà hiểu
xem làm sao họ lại có thể đã tạo khởi nhường ấy kính sợ. Trong một số đoạn, giả
định là (xuất hiện) muộn về sau, đã đối xử bất kính với họ theo kiểu Voltaire.
Tình cảm tôn giáo đích thực như thế, nếu như có tìm thấy trong Homer thì ít
liên quan với những vị thần của Olympus, hơn là với những nhân vật mờ ảo loại
như Định Mệnh, hay Tất Yếu, hay Số Phận, những bóng hình này không chừa ai,
ngay cả thần Zeus cũng là đối tượng của chúng. Định Mệnh đã tác động một ảnh hưởng
lớn lao trên tất cả tư tưởng Hylạp, và có lẽ là một trong những nguồn mà từ đó
khoa học đã rút lấy được niềm tin tưởng vào quy luật của tự nhiên.
Những gót Homeric đã
là những vị gót của một lớp quý tộc chinh phục, không phải những vị gót phồn thực
hữu ích của những người thực sự cày cấy đất đai. Như Gilbert Murray [12]
nói:
“Những vị gót của hầu
hết các quốc gia đều tuyên bố đã tạo ra thế giới. Những gót Olympus không tuyên
bố những thứ như thế. Nhiều nhất mà họ có từng nói là họ đã chinh phục nó. Và
khi họ đã chinh phục những vương quốc của họ, họ làm những gì? Họ có tham gia
vào chính phủ không? Họ thúc đẩy canh nông không?. Họ có thực hành những nghề
thương mại hay công nghiệp không? Không có lấy đến một mảnh những chuyện đó. Việc
gì mà họ phải làm bất cứ một công việc ngay thực nào? Họ tìm thấy là dễ dàng
hơn nếu sinh sống bằng của thu góp, và giáng sấm sét nổ tan tành những ai không
chịu góp nộp. Họ là những thủ lĩnh chuyên nghề chinh phục, những vua cướp biển.
Họ chiến đấu, và tiệc tùng, và chơi đùa, và làm nhạc đàn hát; họ uống rượu như
hũ chìm, và phá cười với người thợ rèn què khập khiễng [13]
hầu tiệc cho họ. Họ không bao giờ sợ hãi gì cả, ngoại trừ với vị vua của họ. Họ
không bao giờ nói dối, ngoại trừ trong tình yêu và chiến tranh”.
Những anh hùng đầy
tính người của Homer, tương bằng như thế, họ không xử sự được tốt đẹp cho lắm.
Gia đình hàng đầu là Gia tộc của Pelops, nhưng họ đã không thành công trong việc
thiết lập một mẫu mực cho đời sống gia đình hạnh phúc.
“Tantalos, người khai
mở triều đại vốn gốc châu Á, đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng một hành vi phạm
thượng trực tiếp với những vị gót, một số cho biết, qua cách cố gắng lừa gạt những
vị gót vào việc ăn thịt người, đó là thịt của Pelops, vốn chính là con trai của
ông ta. Sau khi Pelops đã kỳ diệu sống lại, đến lượt ông này xúc phạm thần
thánh. Ông thắng cuộc đua xe ngựa nổi tiếng chống lại Oinomaos, vua xứ Pisa, nhờ
sự thông đồng với người đánh xe của vị vua tên Myrtilos này, và sau đó đã vứt bỏ
sự liên minh với người mà ông đã hứa sẽ hậu thưởng, bằng cách hất ngã người này
xuống biển. Ác báo nguyền rủa truyền xuống. những con trai của ông, Atreus và
Thyestes, dưới hình thức của cái mà người Hylạp gọi là “ate”, một sức rất mạnh
mẽ, nếu không phải thực sự là sức không cưỡng được, thúc đẩy phải nhúng tay vào
tội ác. Thyestes làm hư hỏng người vợ của anh trai mình, và do đó xoay sở ăn cắp
mất sự “may mắn” của gia đình, con cừu lông vàng nổi tiếng. Đến phiên Atreus
giành chắc sự lưu đày người anh em của mình, rồi cho gọi lại, giả lý do hoà giải,
và đãi tiệc người này bằng thịt của chính con cái của ông ta. Bây giờ đến con
trai Atreus là Agamemnon phải hứng chịu lời nguyền. Agamemnon là người đã xúc
phạm Artemis bằng cách giết chết một con nai thiêng, đã hy sinh chính con gái
mình là Iphigenia, để xoa dịu nữ thần Artemis và có được một lối an toàn cho hạm
đội của mình đi đến thành Troy, và đến lượt mình bị người vợ bất trung
Klytaimnestra cùng tình nhân Aigisthos, vốn là con sống sót của Thyestes, giết
hại. Đến phiên Orestes; con của Agamemnon, trả thù cha bằng cách giết chết mẹ
và (chú họ) Aigisthos”. [14]
Homer, nếu xem như là
một thành tích hoàn tất, là một sản phẩm của Ionia, tức là một phần của Hylạp
Tiểu Á và những đảo lân cận. Chậm nhất là vào khoảng thế kỷ thứ VI, những bài
thơ Homeric trở thành không đổi nữa, có hình thức như chúng hiện nay. Cũng
trong thế kỷ này, đã bắt đầu khoa học, và triết học, và toán học Hylạp. Vào
cùng thời gian này, có những sự kiện có tầm quan trọng cơ bản đã xảy ra trong
những phần khác của thế giới. Khổng Tử, Đức Phật, và Zoroaster, nếu như họ đã
có thực, có lẽ thuộc về cùng một thế kỷ [15].
Vào giữa của thế kỷ, đế quốc Persia được Cyrus thành lập; về gần hướng với nó
là những thành phố Hylạp của Ionia, mà người Ba Tư đã cho phép chúng có một quyền
tự chủ giới hạn, đã thực hiện một cuộc nổi dậy không thành công, Darius đã dẹp
yên, và những người tài giỏi nhất của họ đã lìa quê quán sống tha phương. Một số
đông những triết gia của thời kỳ này đã là những người tị nạn, những kẻ lang
thang từ thành phố này sang thành phố khác, trong những vùng của thế giới Hylạp
hãy còn chưa bị nô lệ, họ truyền bá văn minh mà cho đến thời đó, vẫn giới hạn,
chủ yếu chỉ thu hẹp ở Ionia. Họ được tiếp đãi tử tế trên những bước lang thang
của họ. Xenophanes, người đã thành công nở rộ ở phần sau của thế kỷ thứ sáu, và
đã là một trong số những người tị nạn, nói: “Đây là thuộc về loại điều chúng ta
nên nói lúc ở cạnh lò sưởi lửa trong tiết mùa đông, khi chúng ta nằm trên giường
mềm, sau khi một bữa ăn tốt, uống rượu nho ngọt và cắn đậu chickpeas: “Ngài thuộc
về xứ nào, và đã bao nhiêu tuổi? Khi người Mede (Ba tư) xuất hiện, ngài được
bao nhiêu tuổi? Thưa ngài – kẻ nhân hậu?”. Phần còn lại của Hylạp thành công
trong việc bảo toàn sự độc lập của mình tại trận Salamis và Plataea, sau đó
Ionia đã được giải phóng một thời gian [16].
Hylạp đã phân chia
thành một số đông những nhà nước nhỏ và độc lập, mỗi nhà nước bao gồm một thành
phố với một vài địa vực nông nghiệp bao quanh. Mức độ văn minh rất khác nhau
trong những phần khác nhau của thế giới Hylạp, và chỉ có một thiểu số của những
thành phố đã đóng góp vào tổng số chung của thành tựu Hylạp. Sparta, phần nó
tôi sẽ có nhiều điều để nói sau, đã quan trọng trong một ý nghĩa về quân sự,
nhưng không phải về văn hóa. Corinth thì giàu có và thịnh vượng, một trung tâm
thương mại lớn, nhưng không giàu có về phần đóng góp những nhân vật lớn lao.
Sau đó, có những cộng
đồng vùng quê thuần túy nông nghiệp, chẳng hạn như vùng Arcadia ai cũng biết tiếng,
mà những người thành thị tưởng tượng là thôn dã lý tưởng, nhưng thực sự đầy những
kinh hoàng dã man cổ đại.
Những cư dân thờ thần
Pan, và có một vô số những cúng bái về phồn thực [17],
trong đó, thường thường chỉ vẻn vẹn một trụ cột vuông đã đủ đóng vai thay chỗ
cho một tượng thần. Những con dê là biểu tượng của khả năng sinh sản, bởi vì những
người nông dân quá nghèo chẳng có nổi con bò. Khi khan hiếm thực phẩm, những bức
tượng của Pan bị đánh đập. (Những điều tương tự vẫn đang được thực hành ở những
làng hẻo lánh nước Tàu). Có một gia tộc tin rằng là giống người-sói [18],
đã liên kết, có lẽ, với sự lấy người làm vật hy sinh và ăn thịt người. Đã được
nghĩ rằng bất cứ ai, nếu nếm thịt của một người nạn nhân hy sinh, sẽ trở thành
một người sói. Có một hang động thiêng liêng thuộc thần Zeus Lykaios
(sói-Zeus); trong hang này không một ai có bóng, và ai mà đã bước vào đấy, sẽ
chết trong vòng một năm. Tất cả điều mê tín dị đoan này vẫn hưng thịnh cho đến
tận thời cổ điển [19].
Pan, tên gốc ban đầu
là “Paon”, nghĩa là người cho ăn, hoặc người người chăn cừu, đã có được danh
xưng được biết nhiều hơn, được hiểu như có nghĩa của “Gót-Tất Cả” (All-God),
khi sự tôn thờ Pan được Athens thu nhận vào thế kỷ thứ năm, sau trận chiến
tranh với xứ Ba Tư (Persian War) [20].
Tuy nhiên đã có trong
Hylạp cổ đại, rất nhiều những-gì chúng ta có thể cảm thấy đã như là tôn giáo
theo nghĩa chúng ta hiểu của từ này. Điều này đã được kết nối, không phải với
những gót trên Olympus, nhưng với Dionysus, hay còn gọi là Bacchus, người mà
chúng ta nghĩ một cách tự nhiên nhất, như một vị gót có phần nào không đáng trọng
vì rượu nho và say sưa. Trong cách thức thoát lên từ sự tôn thờ vị này, có phát
dựng một sự huyền bí sâu xa, nó có ảnh hưởng rất lớn lao với nhiều những triết
gia, và thậm chí đã có một phần trong việc định hình dạng cho gót học đạo
Kitô, là rất đáng chú ý, và phải được thông hiểu đối với bất cứ ai muốn nghiên
cứu sự phát triển của tư tưởng Hylạp.
Dionysus, hoặc
Bacchus, gốc ban đầu là một vị thần xứ Thrace. Những người Thracians vốn rất
kém văn minh so với người Hylạp, những người Hylạp coi họ như là man di [21].
Giống như tất cả những người canh nông nguyên thủy, họ có những tín ngưỡng thờ
sự phồn thực, và một vị thần đã phát huy khả năng sinh sản dồi dào. Tên của ông
ta là Bacchus. Chưa bao giờ được cho rõ ràng là Bacchus có hình dạng của một
người đàn ông hay của một con bò đực. Khi những người này khám phá ra cách làm
rượu bia, họ nghĩ say rượu là thần thánh, và đã đem vinh dự cho Bacchus. Đến
khi, sau đó, họ đi biết về những cây nho và học uống rượu nho, họ nghĩ còn tốt
hơn nữa về ông. Chức năng của ông trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản, nói
chung đã phần nào trở thành thứ cấp, dưới chức năng của ông trong quan hệ với
cây nho và cái điên lúy túy thần thánh tạo bởi rượu nho.
Vào thời điểm nào sự
tôn thờ Bacchus đã di cư từ Thrace sang Hylạp thì không biết rõ, nhưng nó có vẻ
như đã xảy ra đúng khi bắt đầu của thời đại lịch sử. Sự thờ cúng Bacchus đã gặp
sự thù địch từ phía chính thống, nhưng dẫu sao đi nữa, tự nó vẫn được thiết lập.
Nó chứa đựng nhiều yếu tố dã man, như xé xác những dã thú và ăn sống sạch trọn.
Nó có một yếu tố gợi hiếu kỳ của chủ nghĩa bình đẳng nữ quyền [22].
Những nữ chủ đáng kính và những nữ tì, trong những tụ tập thành đoàn đông đảo,
sẽ dành trọn suốt đêm trên những đồi trọc, nhảy múa trong phấn chấn mê sướng ngất
ngây, và trong một thứ đắm say, có lẽ vì rượu một phần, nhưng chủ yếu là thần
bí. Các đức ông chồng thấy chuyện thực hành này khó chịu, nhưng đã không dám phản
đối chống lại tôn giáo. Cả hai – vẻ đẹp và tính dã man của tín ngưỡng – được viết
rõ trong Bacchae của Euripides [23].
Sự thành công của
Bacchus tại Hylạp là không đáng ngạc nhiên. Giống như tất cả những cộng đồng đã
được văn minh một cách nhanh chóng, những người Hylạp, hoặc ít nhất là một phần
tỷ lệ nhất định nào đó của họ, đã phát triển một tình yêu với cổ sơ nguyên
khai, và sự khao khát tìm một lối sống bản năng hơn, và nồng nhiệt hơn, so với
cuộc sống bị câu thúc bởi đạo đức đương thời. Đối với người nam hay nữ, người ấy
do cưỡng bách, thì đã văn minh trong hành vi hơn là trong cảm xúc, hợp lý là
chán ngấy, và đức hạnh thì cảm thấy như một gánh nặng và một sự nô lệ. Điều này
dẫn đến một phản ứng trong tư tưởng, trong cảm xúc, và trong thế cách cư xử.
Chính là phản ứng trong tư tưởng mà chúng ta sẽ đặc biệt quan tâm, nhưng trước
tiên, phải nói một vài điều gì đó về những phản ứng trong cảm giác và trong cư
xử.
Con người văn minh
thì khác biệt với con người dã man ở sự thận trọng, hoặc, sử dụng một thuật ngữ
rộng rãi hơn một chút, biết tiên liệu. Anh ta sẵn sàng chịu đựng những đau đớn,
thiệt thòi hiện tại, cho lợi ích của niềm vui trong tương lai, ngay cả khi nếu
những niềm vui còn khá xa trong tương lai. Thói quen này bắt đầu là quan trọng
với sự trối dậy của nông nghiệp; không có con vật và không có người man dã nào
sẽ làm việc trong mùa xuân, ngõ hầu có thực phẩm trong mùa đông sắp đến, ngoại
trừ một vài hình thức của hành động thuần túy do bản năng, chẳng hạn như ong
làm mật, hoặc sóc chôn hạt. Trong những trường hợp này, không có tiên liệu; có
một thôi thúc trực tiếp đưa tới một hành động, hành động đó, với những con người
quán sát, là rõ ràng sau này sẽ hữu ích. Thực sự gọi là có tiên liệu chỉ phát
sinh, khi người đó làm một cái gì đó, về hướng của cái gì đó, nhưng không có
thôi thúc hấp tấp nào dục dã anh ta, nhưng vì lý trí anh ta bảo rằng anh sẽ được
lợi nhuận của nó một ngày nào đó trong tương lai. Săn bắn không đòi hỏi tiên liệu,
vì nó là vui thú, nhưng cấy trồng trên đất là lao động, và không thể thực hiện
từ động lực hấp tấp tự phát.
Văn minh, kiểm soát sự
hấp tấp tự phát, không chỉ thông qua những tiên liệu, vốn nó là một kiểm soát tự
quản, mà còn thông qua pháp luật, phong tục, và tôn giáo. Nó thừa hưởng được sự
kiểm soát này từ dã man, nhưng làm cho nó kém tính bản năng đi và thành hệ thống
hơn. Một số hành vi được gắn nhãn là tội hình sự, và bị trừng phạt; một số những
hành vi khác nào đó, mặc dù không bị trừng phạt theo luật định, nhưng bị dán
nhãn là đồi bại xấu xa, và phơi bày những ai bị kết tội kiểu này ra trước sự bất-chấp-thuận
của xã hội. Những cơ chế của quyền tư hữu mang theo với nó sự chinh phục phụ nữ,
và thường tạo ra một giai cấp nô lệ. Về một mặt, những mục tiêu của cộng đồng
thúc ép trên những cá nhân và bắt phải tuân, và về mặt khác, cá nhân sau khi đã
thu tập thói quen vốn xem đời sống của mình như một tổng thể, ngày càng hy sinh
hiện tại của mình cho tương lai của mình.
Hiển nhiên rằng quá
trình này có thể được kéo đẩy đi rất xa, lấy thí dụ, bởi tham tiền keo kiệt.
Nhưng dẫu với không đi đến cực đoan như vậy, sự thận trọng, khôn ngoan có thể dễ
dàng bao gồm sự mất mát của một vài trong số những điều tốt đẹp nhất của cuộc đời.
Những tín đồ của Bacchus phản ứng chống lại sự khôn ngoan. Trong tự nhiễm độc [24],
thể chất hay tinh thần, anh ta phục hồi một sự mãnh liệt của cảm xúc mà đã bị sự
khôn ngoan phá hủy; anh thấy thế giới tràn đầy ngất ngây khoái cảm và tuyệt vời
đẹp, và trí tưởng tượng của anh đột nhiên được giải phóng khỏi nhà tù của những
bận bịu thường ngày. Những nghi thức Bacchic đã sản xuất ra cái được gọi là “sự
nhiệt tình”, có nghĩa là, theo từ nguyên, có thần thánh , có gót nhập vào người
tín đồ, người này tin rằng anh ta trở thành một với vị thần thánh. Rất nhiều
trong những gì là thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại, là những gì liên quan đến
một vài yếu tố của sự nhiễm độc [25],
một số khác do khôn ngoan thận trọng bi quét đi bởi đam mê. Nếu không có yếu tố
Bacchic, đời sống sẽ chẳng lý thú gì; những với nó, đời sống (lại) là nguy hiểm.
Thận trọng so đo với đam mê là một cuộc xung đột chạy dọc xuốt lịch sử. Nó
không phải là một cuộc xung đột mà trong đó chúng ta phải nên hoàn toàn đứng về
phe với một bên nào.
Trong vòm trời của tư
tưởng, văn minh tỉnh táo là đại thể đồng nghĩa với khoa học. Tuy nhiên, khoa học,
tinh thuần, không pha trộn, thì không làm thoả mãn, không đáp ứng được; con người
cũng cần đam mê và nghệ thuật, và tôn giáo. Khoa học có thể thiết lập những giới
hạn về mặt kiến thức, nhưng không nên đặt những giới hạn cho tưởng tượng. Trong
số những triết gia Hylạp, cũng như trong số những triết gia thuộc những thời
sau này, đã có những người chủ yếu là khoa học và những người chủ yếu là tôn
giáo; những người kể sau đã nợ nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, từ tôn giáo của
Bacchus. Điều này áp dụng đặc biệt với Plato, và thông qua ông đến những phát
triển sau này, mà cuối cùng đã được biểu hiện trong gót học Kitô giáo.
Sự thờ phụng Bacchus
trong dạng nguyên thuỷ của nó là man dã, và trong nhiều cách là ghê tởm gớm ghiếc.
Không phải là ở dạng này nó đã ảnh hưởng đến những triết gia, nhưng trong dạng
đã tinh thần hoá được quy công cho Orpheus, một kẻ ẩn dật, và đã lấy tinh thần
thay thế cho sự nhiễm độc vật chất.
Orpheus là một khuôn
mặt mờ nhạt nhưng đáng chú ý. Một số chủ trương rằng ông là một người thực, một
số khác cho rằng ông là một vị gót, hoặc một vị anh hùng trong tưởng tượng.
Theo như (lời kể) truyền thống, ông từ Thrace đến, như Bacchus, nhưng có vẻ như
có thể đã xảy ra là ông (hoặc sự di chuyển gắn liền với tên ông) đến từ đảo Crete.
Điều chắc chắn là những học thuyết Orphic chứa nhiều điều vốn xem ra có nguồn đầu
tiên của nó từ Egypt, và đã chủ yếu là thông qua đảo Crete mà Egypt đã ảnh hưởng
Hylạp. Orpheus được kể lại đã là một nhà cải cách, và là người đã bị xé xác ra
thành từng mảnh bởi những phụ nữ Maenads điên rồ đã bị kích động vì chính thống
Bacchic. Sự đam mê âm nhạc của ông đã không quá nổi bật trong những hình thức
cũ của truyền thuyết, như nó đã trở thành sau đó. Chủ yếu ông là một nhà tu và
là một triết gia. Bất-cứ-gì mà nếu như có thể đã là giảng dạy của Orpheus (nếu
như ông từng có thực), những giảng dạy của nhóm tín ngưỡng Orphics thì nổi tiếng.
Họ tin vào sự tái sinh của những hồn người chết [26];
họ dạy rằng từ đây về sau, những linh hồn có thể đạt được vĩnh cửu trong hạnh
phúc, hay đoạ đày, hay chịu trừng phạt hành khổ tạm thời, là tuỳ theo cách mình
sống ở đây trên mặt đất. Họ nhằm đến trở nên “tinh khiết”, một phần qua những lễ
thanh tẩy, một phần bằng cách tránh một số loại ô nhiễm nào đó nhất định. Những
người chính thống nhất trong số họ kiêng không ăn thịt động vật, ngoại trừ
trong những dịp lễ nghi khi họ ăn nó như ăn một thiêng liêng. Con Người, họ chủ
trì, là một phần của đất, một phần của trời; một đời sống tinh khiết hiểu là có
phần trời tăng dần, và phần trần giảm nhỏ dần. Đến cuối cùng, một người có thể
trở thành một với Bacchus, và được gọi là “một Bacchus”. Có một nền gót học phức
tạp công phu, y dựng theo đó Bacchus đã hai lần được sinh ra, một lần từ mẹ là
Semele [27],
và một lần từ đùi của cha mình là Gót Zeus.
Huyền thoại Dyonysus
có nhiều dạng. Theo một trong số chúng, Dyonysus là con trai của thần Zeus và
Persephone; trong khi vẫn còn là một đứa bé, Những thần Titans xé đứa bé thành
mảnh, ăn hết thịt chỉ chừa lại trái tim. Một số dạng nói rằng, trái tim đã được
Zeus đưa cho Semele, những dạng khác kể rằng Zeus nuốt chửng nó; dù trong dạng
nào của cả hai, nó đưa tới sự ra đời lần thứ nhì của Dyonysus. Xé xác một động
vật hoang dã và ăn ngấu nghiến thịt còn sống nguyên của nó như những tín đồ
Bacchae, là giả định đã tái lập, diễn lại sự xé xác và ăn thịt Dyonysus như của
những Titans, và con vật, trong một ý nghĩa nào đó, là một hóa thân của Gót [28].
Những Titans đã được sinh ra từ cõi trần, nhưng sau khi đã ăn thịt gót, họ có một
ít chất thần linh. Vì vậy, con người là một phần trần tục, một phần thần thánh,
và những nghi thức Bacchic tìm cách làm cho anh ta thêm gần như hoàn toàn thần
thánh.
Euripides đặt một lời
xưng tội vào miệng của một thày tu Orphic, có tinh cách truyền giảng, cung cấp
tài liệu [29]:
Chúa tể Europa [30]
thuộc dòng Tyrian,
sinh ra từ Zeus, vị có dưới chân
hàng trăm thành trì xứ Crete,
Tôi tìm tới Ngài, từ ngôi đền mờ tối ấy,
Mái dựng bằng đà Quick và Carven
Bằng thép Chalyb và máu bò mộng hoang dã.
Những khớp nối không tì vết của gỗ Cypress
Tạo vững chãi, có một dòng tinh khiết
một ngày của tôi đã trôi. Kẻ tôi tớ là tôi,
Phát khởi nguyện, của Idaean Jove [31]
Nơi nửa đêm Zagreus phóng mắt nhìn khắp, tôi đi lang thang;
tôi đã chịu đựng sấm gào của ông;
Thỏa mãn những yến tiệc đỏ máu ròng ròng
Giữ chặt đuốc lửa của núi Người Mẹ Lớn
Tôi được tự do và được gọi tên là
Một Bacchos của những Thày Tu Nam phái
Trong y phục trắng tinh khiết tôi đã được sinh sạch trơn
Khỏi sự sinh thấp hèn của con người và quan tài đất sét
Và lưu đày khỏi môi tôi thật xa cách
Không chạm đến tất cả (mọi thứ) thịt (vì) ở đó đã từng là Đời
Sống.
Những phiến Orphic [32]
đã được tìm thấy trong những phần mộ, ghi những hướng dẫn cho những hồn của người
chết về phần làm thế nào để tìm đường của mình trong thế giới kế tiếp, và phải
nói gì để chứng minh mình xứng với sự cứu rỗi. Chúng bị vỡ và không đầy đủ; bản
gần như hoàn tất nhất (bản Petelia) như sau:
Ngươi sẽ tìm thấy ở phía bên trái Dinh thự của Hades [33]
một Suối nước,
Và đứng bên cạnh đó là một một cây cypress trắng.
Nhắm hướng Suối nước này, tiến lại gần và không xa
Nhưng nhà ngươi sẽ tìm thấy một cây khác nữa cạnh Hồ của Ký Ức
Nước lạnh chảy tuôn ra, và có những Lính gác đứng trước,
(Ngươi hãy) nói: “Tôi là một đứa con của Trái Đất và của của
Trời đầy sao,
Nhưng dòng giống tôi thì chỉ là của Trời (mà thôi): điều này
chính ông cũng tự biết.
Tôi khô vì khát và đang chết. Cho tôi nhanh lên, nước lạnh
chảy từ từ Hồ Ký Ức”.
Và họ sẽ cho ngươi uống nước từ các suối nước thiêng liêng
Và từ đó về sau, giữa những anh hùng khác, ngươi sẽ có ngôi
các hạ.
…
Một phiến khác viết –
“Chào người, kẻ đã phải chịu những đau khổ. Từ Người, nhà ngươi đã thành Gót”.
Và chưa hết trong một mảnh khác: “Kẻ Hạnh Phúc và được Ân phước, nhà ngươi là
Gót thay vì phải chết”.
Suối nước trong đó hồn
không uống là suối quên Lethe, nó đem lại sự lãng quên. Suối nước khác là suối
nhớ Mnemosyne. Những hồn người chết trong thế giới sau, nếu như nó đạt được sự
cứu rỗi, không phải là quên đi, nhưng, ngược lại, là có được một trí nhớ vượt
trên tự nhiên.
Orphics là một giáo
phái tu ẩn dật khắc khổ; rượu nho với họ chỉ là một biểu tượng, như sau này,
trong phép bi tích Kitô giáo. Việc say sưa họ đã đi tìm là sự “nhiệt tình”, là
sự hợp nhất với gót. Họ đã tin rằng chính họ, bằng cách này, có được kiến thức
thần bí vốn không thể nhận được bằng những đường lối thông thường. Yếu tố thần
bí đã đi vào triết học Hylạp với Pythagoras, ông vốn là một nhà cải cách của
tôn giáo Orphism, cũng giống như Orpheus vốn đã là một nhà cải cách của tôn
giáo Bacchus. Từ Pythagoras, yếu tố Orphic nhập vào triết lý của Plato, và từ
Plato vào phần lớn triết học về sau này nếu nó đã có bất kỳ một mức độ tôn giáo
nào.
Một số yếu tố chắc chắn
Bacchic đã sống sót ở bất cứ nơi nào đạo Orphism có ảnh hưởng. Một trong số này
là tính chất bình đẳng nữ quyền, trong Pythagoras đã có nhiều tính chất ấy, và
trong Plato, tính chất ấy đã đi xa đến mức đòi hoàn toàn bình đẳng chính trị
cho phụ nữ. “Phụ nữ như là một phái tính”, Pythagoras nói, “họ tự nhiên gần gũi
với lòng kính tín tôn giáo [34].”
Một yếu tố Bacchic khác là sự kính trọng cảm xúc mãnh liệt. Bi kịch Hylạp đã lớn
dậy từ những nghi lễ thờ thần Dionysus. Euripides, đặc biệt vinh danh hai vị
gót chính của Orphism, là Bacchus và Eros. Ông không dành kính trọng cho con
người khéo xử, tự trọng đứng đắn, nhưng lạnh lẽo, người như thế, trong bi kịch
của ông, là dễ dàng có khuynh hướng rồi bị đẩy thành điên cuồng, hoặc nếu
không, bị những gót đưa đau thương đến, vì oán hận sự báng bổ bất kính của người
loại này.
Truyền thống như
thông lệ đối với người Hylạp là rằng họ đã trưng bày một sự tĩnh khiết đáng ngưỡng
phục, nó giúp họ có khả năng chiêm nghiệm đam mê mà không phải nhuốm đam mê, cảm
nhận được vẻ đẹp biểu hiện trong bất cứ gì, nhưng chính họ thì điềm tĩnh và
hùng vĩ oai nghiêm. Đây là một cái nhìn rất một chiều. Có lẽ nó đúng với Homer,
Sophocles, và Aristotle, nhưng dứt khoát là không đúng sự thật với những người
Hylạp, những người đã tiếp cận, trực tiếp hay gián tiếp, bởi những ảnh hưởng của
Bacchic hoặc của Orphic. Tại Eleusis, nơi những Bí ẩn Eleusinian hình thành nên
phần linh thiêng nhất của tôn giáo nhà nước Athens, một bài thánh ca được hát,
nói rằng:
Với cốc rượu nhà ngươi vẫy cao,
với nhà ngươi chè chén truy hoan đến điên cuồng
Cho thung lũng Eleusis đầy hoa
Thách thức Ngươi – Bacchus, khải hoàn ca, chào!
Trong Bacchae của
Euripides, điệp khúc của Maenads trưng bày một kết hợp của chất thi ca và chất
man dại, vốn rất trái ngược với sự tĩnh khiết. Họ ăn mừng vui sướng khi xé xác
một con thú hoang từng đùi thịt một, và ăn sống tại chỗ, ngay lúc ấy:
Ô vui mừng, vui mừng trên Núi Cao,
Cho ngất đi trong cuộc tranh đua dài đến mệt lử, kiệt sức,
Khi da con nai thiêng dính (lủng lẳng)
Và tất cả gì khác đã bị quét đi xa
Cho niềm vui của những suối đỏ bắn phun,
Cho máu của những con dê núi toạc thịt,
Huy hoàng của con thú hoang đói mồi thèm khát
Nơi đỉnh đồi bắt con mồi của ngày,
Đến xứ Phrygia, đến những ngọn núi xứ Lydia
trên đường, Bromios là dẫn đầu.
(Bromios là một tên
khác trong rất nhiều tên của Dyonysus). Nhảy múa của những người nữ Maenads [35]
trên sườn núi không chỉ khốc liệt; nó là một lối thoát cho những gánh nặng và
quan tâm của nền văn minh, vào thế giới của cái đẹp không-người, và tự do với
gió và với những tinh tú. Trong một tâm trạng ít cuồng điên, họ hát lên:
Sẽ rồi còn đến lại với tôi nữa hay không
Những cuộc nhảy múa dài, thật dài,
Kéo từ đêm tối cho đến tận sáng lúc những ngôi sao nhạt mờ
Tôi rồi còn cảm sương đêm thấm họng, và dòng gió lộng
trong tóc tôi nữa không? Rồi chân chúng tôi thoáng trắng
trong bóng đêm mờ mở rộng?
Ôi chân nai thoát chạy về hướng rừng xanh
Một mình trong cỏ và dáng đẹp yêu kiều
Những con bị săn nhảy bắn, không kém kinh hoảng,
Khỏi bẫy xập và cái đè chết chóc,
Thế nhưng có một giọng vẫn từ những âm xa xôi,
một giọng nói và một sợ hãi một sự cuống quit của những con
chó săn,
Ôi bầy đoàn dũng mãnh làm việc mê cuồng
Tiến lên, dù vấp phải sông, và dù ràng buộc
Đấy là vui hay khiếp sợ, bạn dậm chân mau?
Tới những vùng đất thân yêu một mình, không nam giới quấy
nhiễu
Nơi không âm thanh của tiếng nói, và giữa những bóng râm
xanh
muôn điều nhỏ bé của rừng xanh, sống đời không bắt gặp.
Trước khi lập đi lập
lại rằng người Hylạp đã được “tĩnh khiết”, thử tưởng tượng những mệnh phụ của
Philadelphia [36]
hành xử theo cách này, ngay cả trong một vở kịch của Eugene O'Neill.
Những Orphic là không
có nhiều “tĩnh khiết” hơn tín đồ của tôn giáo không cải cách Bacchus. Đối với đạo
Orphic, đời sống trong thế giới này là khổ đau và muộn phiền. Chúng ta bị buộc
vào một bánh xe, nó vốn xoay vòng qua những chu kỳ bất tận của sinh và tử; đời
sống đích thực của chúng ta là của những vì sao, nhưng chúng ta bị buộc với mặt
đất. Chỉ bằng cách thanh tẩy và từ khước, và một đời sống tu hành khổ hạnh,
chúng ta mới có thể thoát ra khỏi bánh xe (luân hồi), và cuối cùng mới đạt được
sự ngây ngất của hợp nhất với thần thánh , với gót. Đây không phải là cái nhìn
của những người có cuộc sống dễ dàng và thoải mái. Nó có phần giống nhiều với
bài hát tôn giáo của những nô lệ da đen:
Tôi sẽ kể cho Gót nghe tất cả những phiền đau của tôi,
khi nào tôi về nhà .
Không phải tất cả người
Hylạp, nhưng một tỷ lệ lớn trong số họ, đã đam mê, đã bất hạnh, đã lâm chiến
đánh lẫn nhau, đã bị đẩy đi dọc một con đường bởi trí tuệ, và dọc một con đường
khác bởi đam mê, với trí tưởng tượng thụ tạo ra thiên đường, và với sự tự-khẳng
định ngang ngạnh tạo ra địa ngục. Họ đã có một châm ngôn “không-có-gì quá nhiều”,
nhưng trong thực tế họ đã quá mức trong tất cả mọi thứ – trong tinh thuần suy tưởng,
trong thơ ca, trong tôn giáo, và trong tội lỗi. Chính là sự kết hợp đó, của đam
mê và trí tuệ đã làm họ trở nên vĩ đại, trong thời gian họ đã là vĩ đại. Không
chỉ riêng một cái nào đã có thể chuyển hóa thế giới cho tất cả tương lai về
sau, như họ đã chuyển hóa nó. Khuôn mẫu của họ trong thần thoại không phải (vị
vua thiên đình) Olympian là Zeus, nhưng là Prometheus, người đã đem lửa xuống từ
trời, và đã được báo đáp bằng khổ hành vĩnh viễn.
Nếu lấy ra như điển
hình cho người Hylạp như một toàn thể, tuy nhiên, những gì vừa nói sẽ là cũng
phiến diện một mặt như quan điểm rằng người Hylạp đã được đặc trưng bởi tính
“tĩnh khiết”. Trong thực tế, có hai khuynh hướng ở Hylạp, một gồm đam mê, tôn
giáo, thần bí, khác-thế gian, cái kia là vui vẻ, thực nghiệm, lý trí, và quan
tâm trong sự thu tập một kiến thức đa dạng về những sự kiện. Herodotus đại diện
cho xu hướng này sau này, cũng như thế là những triết gia sớm nhất của Ionia,
cũng như thế, đến một mức, cả Aristotle. Beloch (op. cit, I, 1,. P. 434), sau
khi mô tả Orphism, có nói:
“Nhưng quốc gia Hylạp
đã quá đầy sự mạnh mẽ trẻ trung đối với việc chấp nhận tổng quát một niềm tin
mà nó phủ nhận thế giới này, và chuyển đời sống thực sang cái Bên-Kia. Tương tự
theo đó, học thuyết Orphic vẫn hạn chế trong vòng tương đối hạn hẹp của lễ thu
nạp, mà không có được một ảnh hưởng dẫu nhỏ nhất trong tôn giáo của Nhà nước,
ngay cả trong những cộng đồng như Athens, những nghi lễ Bí ẩn (Eleusinian) đã
không được đưa lên vào hàng những nghi lễ Nhà nước, và không đặt nó dưới sự bảo
hộ của pháp luật. Trọn một nghìn năm đã trôi qua, trước khi những ý tưởng này –
trong một bộ áo gót học hoàn toàn khác biệt [37],
mới đã thực – đạt được chiến thắng trong thế giới Hylạp”.
Có vẻ như rằng đây là
một phát biểu cường điệu, khá phóng đại, đặc biệt là đối với những bí ẩn
Eleusinian, vốn đã được thai nghén với tôn giáo Orphism. Nói một cách rộng rãi,
những người có tính khí tín ngưỡng đã quay sang với Orphism, trong khi những
người duy lý khinh thường nó. Người ta có thể so sánh tình trạng của nó với của
giáo phái Methodism tại nước Anh trong cuối thế kỷ XVIII và đầu XIX.
Chúng ta biết được ít
hay nhiều hơn về những gì một người Hylạp có học thức đã học từ cha mình, nhưng
chúng ta biết rất ít về những gì, trong những năm sớm sủa nhất, ông ta đã học
những gì từ người mẹ, là người, trong một mức độ lớn, đã bị cấm cửa khỏi sự văn
minh, mà trong đó những người đàn ông đã lấy làm ham mê vui thích. Có vẻ như khả
hữu rằng những người Athens có học thức, ngay cả trong thời kỳ thịnh vượng nhất,
mặc dù có duy lý cho đến đâu, qua sự biểu tả minh bạch của họ về tiến trình của
ý thức trí não, đã giữ lại từ truyền thống và thời thơ ấu, một phương cách
nguyên sơ hơn về tư duy và cảm giác, nó đã luôn luôn có khả năng chứng tỏ toàn
thắng trong những thời kỳ căng thẳng. Vì lý do này, không có phân tích đơn giản
nào về nhãn quan Hylạp mà có khả năng là đầy đủ.
Ảnh hưởng của tôn
giáo, đặc biệt hơn là những tôn giáo phi-Olympian [38],
trên tư tưởng Hylạp đã không được nhìn nhận đầy đủ mãi cho đến thời gian gần
đây. Một cuốn sách cách mạng, Jane Harrison Khai
Mở về sự Nghiên cứu Tôn giáo của Hylạp (Prolegomena
to the Study of Greek Religion) đã nhấn mạnh vào cả hai – những yếu tố
nguyên sơ và những yếu tố Dionysiac trong tôn giáo của những người Hylạp bình
thường; Từ Tôn giáo đến Triết học của
F. M. Cornford, đã cố gắng để làm những sinh viên của triết học Hylạp nhận thức
về ảnh hưởng của tôn giáo trên những triết gia, nhưng không có thể được chấp nhận
hoàn toàn như là đáng tin cậy, trong nhiều cách diễn giải của nó, hoặc về nội
dung đó, trong phần nhân chủng học của nó [39].
Phát biểu quân bình nhất, tôi được biết đến là John Burnet, Triết học Hylạp thời ban đầu, đặc biệt
là Chương II, “Khoa học và Tôn giáo”. Một cuộc xung đột giữa khoa học và tôn
giáo nổi lên, ông nói, trên “sự hồi sinh tôn giáo cuốn qua Hylạp vào thế kỷ thứ
sáu trước Công nguyên”, cùng với sự chuyển dịch của sân khấu từ Ionia sang
phương Tây. “Những tôn giáo của Hellas [40]
lục địa”, ông nói, “đã phát triển trong một cách rất khác so với của Ionia. Đặc
biệt, việc thờ phượng Dionysus, vốn đến từ Thrace, và hiếm khi đề cập đến trong
Homer, đã chứa trong mầm một cách nhìn hoàn toàn mới vào mối quan hệ của con
người với thế giới. Chắc chắn sẽ là sai lầm nếu như gán công cho những người
Thracians với bất kỳ một trong những quan điểm rất phấn khởi cao hứng nào;
nhưng có thể không có nghi ngờ rằng, đối với những người Hylạp, hiện tượng lúy
túy say sưa, đã gợi ý rằng linh hồn con người là một cái-gì-đó, khác hơn là một
sao chụp lung linh của tự ngã, và rằng chỉ khi nó đã “thoát khỏi ngoài thân
xác”, nó mới có thể cho thấy bản chất thật sự của nó.
“Đã xem thể như tôn
giáo của Hylạp đã sắp sửa bước vào cùng một giai đoạn giống như của những tôn
giáo của phương Đông đã đạt được; và, chỉ trừ ra với sự nổi lên của khoa học, rất
khó có thể xem những gì có thể kìm giữ kiểm xoát xu hướng này. Là điều thông
thường nói rằng người Hylạp đã được cứu thoát khỏi một tôn giáo của loại phương
Đông vì họ không có chế độ tu sĩ chuyên nghiệp, nhưng điều này là sai lầm lấy hậu
quả làm nguyên nhân. Chế độ tu sĩ chuyên nghiệp không tạo ra những giáo điều, mặc
dù họ bảo tồn chúng một khi chúng đã được tạo dựng; và ở những giai đoạn sớm
hơn trong phát triển của họ, những dân tộc phương Đông không có những chế độ tu
sĩ chuyên nghiệp theo chiều hướng đã dự định. Không phải nhiều ở sự vắng mặt của
một chế độ tu sĩ chuyên nghiệp dường thế, nhưng là từ sự hiện hữu của những trường
phái khoa học đã cứu được Hylạp.
“Tôn giáo mới – vì
trong một chiều hướng, nó là mới, mặc dù trong một chiều hướng khác, nó cũ như
loài người – đã đạt điểm phát triển cao nhất của nó với nền tảng của những cộng
đồng Orphic. Xa đến mức chúng ta có thể thấy, bản quán nguyên thủy của những cộng
đồng này là Attika; nhưng chúng tràn lan đặc biệt nhanh chóng khác thường, đặc
biệt là ở miền Nam Italy và Sicily. Đầu tiên và trước hết tất cả chúng là những
hiệp hội tôn thờ phụng gót Dionysus; Nhưng chúng được phân biệt bởi hai tính chất,
chúng đã là mới so với những người Hylạp, họ đã tìm trong sự mặc khải như là
nguồn của thẩm quyền tôn giáo, và họ đã tổ chức vào thành những cộng đồng nhân
tạo. Những bài thơ có nội dung gót học của họ đã được gán cho Orpheus xứ
Thrace, người đã tự mình xuống cõi chết của Hades, và do thế đã là một một hướng
dẫn an toàn vượt qua những nguy nàn vốn chúng chắn đường hồn người đã lìa xác
trong thế giới kế tiếp”. Burnet tiếp tục nói rõ – có một sự giống nhau tương tự
nổi bật giữa những tin tưởng của Orphic và của những tin tưởng đương phổ biến ở
India vào khoảng cùng thời gian đó, mặc dù ông ngừng lại, và nói rằng – thời ấy
không thể có được bất kỳ liên lạc nào. Sau đó ông đi đến ý nghĩa gốc của từ
“orgy” [41]đã
được dùng bởi những tín đồ Orphics có nghĩa là “lễ ban thánh thể” [42],
và được chủ đích là để thanh tẩy linh hồn của người tín đồ, và khiến nó có khả
năng thoát khỏi bánh xe sinh tử. Những tín đồ Orphics, không giống như những
thày tu của các tín ngưỡng thờ các Gót Olympian, đã thành lập cái mà chúng ta
có thể gọi là “giáo đoàn”, tức là những cộng đồng tôn giáo mà bất cứ ai, không
phân biệt chủng tộc hoặc giới tính, có thể được thu nhận qua lễ kết nạp, và từ
những ảnh hưởng của họ đã phát sinh quan niệm về triết học như một cách sống.
Chương 2. Trường phái Milesian
Trong
tất cả mọi lịch sử triết học cho sinh viên, điều đầu tiên được nhắc đến là triết
học đã bắt đầu với Thales, người đã nói rằng tất-cả-mọi-thứ được tạo bởi nước.
Điều này làm nản lòng người mới bắt đầu, là người đang cố gắng – có lẽ không phải
là rất nhiều – để cảm nhận được sự tôn trọng đối với triết học mà chương trình
giảng dạy dường như mong đợi. Có đó, tuy nhiên, dư dật lý do để cảm thấy tôn trọng
dành cho Thales, mặc dù có lẽ, như một nhà khoa học, hơn là một nhà triết học,
theo nghĩa hiện đại của từ này.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2010)
[1] Tôi tạm giữ nguyên các
tên god, thần, người và đất. Thí dụ:
- Dyonysus,
Zeus, Persephone, Titans, những người Ionians, Sicilia,Sparta.
- hay giữ cả
thuật từ: thần Olympian = đáng lẽ phải dịch là những thần tin là sống trên núi
Olympus,
- hay giữ
nguyên dạng – Orphism = có nghĩa rộng rãi, tùy ngữ cảnh là tôn giáo, tín ngưỡng,
hay nội dung, hay thần thuyết của tất cả
những gì liên hệ đến Orphic.
- người Ionian, những người Ionians.
- Trừ khi đã rất
phổ thông: Hylạp, Lamã
Có thể, tôi sẽ xem xét lại
và thay đổi sau khi dịch xong hết tập sách này, lúc ấy mong có nhiều thì giờ
hơn và sẽ duyệt lại xem nó có cần thay đổi không, và thống nhất về các tên người,
tên đất. tên học thuyết. Hiện nay chỉ có thì giờ đọc, rồi dịch qua một lần, chủ
yếu là phải không sai ý tác giả, và cố gắng sao cho đừng sai lỗi chính tả (mà
tôi biết còn xót nhiều) (LDB).
[2] Mycenae – thành phố thời
cổ đại Hylạp, vị trí ở đông bắc Peloponnese trong vùng Argolis, khoảng 1.5 giờ
xe nếu đi từ Athens, nay còn nhiều di tích nằm trên một vùng đồi núi đá. Nên
tìm xem bản đồ Hylạp, và cổ Hylạp.
[3] CTTG (Chú thích của tác
giả) – Xem Tôn giáo Minoan-Mycenaean và sự tồn tại của nó trong Tôn giáo Hylạp,
của Martin P. Nilsson, p. 11 ff.
[4] Tyranny – chuyên chế.
[5] CTTG (Chú thích của tác
giả) – Xem P. N. Ure, Nguồn gốc chế độ
chuyên chế (The Origin of Tyranny).
[6] ở vị trí nay là Lebanon
[7] CTTG (Chú thích của tác
giả) – thí dụ “gimel”, chữ cái thứ ba trong bảng chữ cái Hebrew, có nghĩa là
“con lạc đà” (camel) và dấu hiệu cho nó là một hình vẽ đã ước định hóa là của một
con lạc đà.
[8] Courtly romances: thể loại
truyện thơ hay văn xuôi, đặc biệt nội dung có một tình yêu lãng mạn thầm kín giữa
những hiệp sĩ và những mệnh phụ phu nhân trong triều đình.
[9] Anthropology.
[10] winter solstice --
December 22, khi mặt trời ở vị trí cực nam trong năm, nhìn từ bắc bán cầu.
[11] The Eleusinian Mysteries,
lễ hội tôn giáo quan trọng nhất của Hylạp tổ chức hàng năm ở thành phố Eleusis,
tôn vinh nữ thần hạt lúa (mì) và phồn thực Demeter. Những thành viên của lễ hội
có một truyền thống tuyên thề giữ bí mật các chi tiết về lễ nghi thờ cúng.
[12] CTTG – Năm giai đoạn của
Tôn giáo Hylạp (Five stages of Greek religion) , trang 67.
[13] Chỉ Hephaestus (tương tự,
trong thần thoại Roman là Vulcan) – Hephaestus theo lệnh Zeus trói kẻ ăn cắp lửa
cho loài người là Prometheus, Hephaestus là chồng của Aphrodite, nữ thần sắc đẹp.
Tương tự – Vulcan là thợ
rèn, thần lửa, thần núi lửa, bị khập khiễng chân, chồng của Venus.
[14] CTTG – Primitive Culture in Greece, H. J. Rose,
1925, p. 193.
[15] CTTG – năm tháng về
Zoroaster, tuy nhiên, rất nhiều phần phỏng đoán. Một vài nguồn đặt nó sớm đến
khoảng 1000 B.C. Xem Cambridge Ancient
History, Vol. IV, p. 207
[16] CTTG – Như hậu quả của
Athens bị Sparta đánh bại, người Persians chiếm lại toàn vùng bờ biển Tiểu Á,
phần đất này được thừa nhận thuộc Persia trong hòa ước Antalcidas (
387-86B.C.). Đến 50 năm sau, vùng này lại được sát nhập vào đế quốc của
Alexander.
[17] Fertility cult – các tín
ngưỡng, nhiều hình thức và mức độ, từ sùng bái đến phon gtucj đến tôn giáo, tất
cả đều có nội dung ao ước, cầu mong được dồi dào trong sinh sản – hoặc con người,
hoặc gia súc, hoặc mùa màng.
[18] Were-wolf – nửa người, nửa
sói.
[19] CTTG – Rose, Primitive Greece, p. 65 ff.
[20] CTTG – J. E. Harrison, Prolegomena to the Study of Greek Religion,
p. 651.
[21] Barbarian – đây là gốc
nghĩa của từ “man rợ” – từ của người Hylạp chỉ những dân tộc còn thô lỗ, không
có văn minh như người Hylạp – tương tự như người Tàu trước đây đã gọi các dân tộc
láng giềng của mình là: địch (bộ khuyển – con chó), di, nhung (bộ qua – đồng
hóa với cái mác), man (bộ trùng – con sâu con bọ).
[22] Feminism.
[23] Euripides (Εὐριπίδης)
(ca. 480 TCN – 406 TCN) – tác giả cuối trong ba tác giả bi kịch của cổ đại
Athens (hai tác giả kia là Aeschylus và Sophocles).
[24] Intoxication – làm mất tỉnh
táo, mất sáng suốt, phổ thông bằng cách uống các chất rượu, nhưng cững còn bằng
cách hút, nhai, ngậm các thảo mộc (nhai rễ cây), hay ngày nay dùng các dược liệu.
Nói chung là đưa chất độc vào trong người mình.
[25] CTTG – tôi muốn nói nhiễm
độc tâm thần, không phải do nhiễm độc vì rượu.
[26] “transmigration” trong
tôn giáo, tín ngưỡng là sự tái sinh của linh hồn (“transmigration of the soul”)
. Từ tương đương là “metempsychosis” (triết học) .
Những tôn giáo Orphic, bắt
đầu từ Thrace (tín ngưỡng thờ gót Zagreus), vùng được xem là còn man dã dưới mắt
người Hylạp. Orpheus, vị sáng lập huyền thoại, dạy rằng trong con người, gồm
linh hồn (phần không vật chất) và thân xác, cả hai tuy được kết hợp, nhưng
không quân bình; linh hồn là thiêng liêng, bất tử và mong muốn tự do, nhưng bị
thân xác giam giữ như một tù nhân. Cái chết (chấm dứt thân xác) xoá mở ràng buộc
này, nhưng chỉ được một thời gian ngắn ngủi tự do, vòng tử sinh lại quay tiếp,
đưa đến tái sinh, và linh hồn lại bị tù đày. Như thế linh hồn cứ tiếp tục hành
trình của nó, một thứ luân hồi, giữa giai đoạn tự do ngắn ngủi, và đến tái sinh
lại bị trói buộc, trong thân thể khác (của người hay động vật).
Linh hồn được xem như từ
gót Dionysus (hay Dionysos) nên linh thiêng, bất tử; còn thân thể là từ các gót
cổ sơ Titan, nên phải chịu chết. Thân thể giam giữ linh hồn.
Theo Orpheus, để giải
thoát, tín đồ cần có được ơn cứu chuộc của các vị gót và đặc biệt của gót
Dionysus, và muốn thế, kêu gọi các tín đồ quay trở về với gót bằng cách sống đời
khổ hạnh (trong đó có không ăn thịt), đời sống đạo đức của tự thanh tẩy, vì
càng trong sạch bao nhiêu, càng cao kiếp sống tái sinh sau bấy nhiêu, cho đến tận
cùng cao nhất, như một vòng xoắn hình trôn ốc, ở đỉnh là đời sống bất tử như
Gót Bacchus, vốn linh hồn cũng từ đó đã đi ra, nay trở về, trọn một hành trình.
Khái lược như vậy là nội
dung giảng dạy của đạo Orphism, xuất hiện ở Hylạp khoảng thế kỷ thứ 6 trước
Công nguyên. Ở đoạn trước, tác giả có nhắc đến Những Mật tục của Eleusinian
(Eleusinian Mysteries), lễ hội này là lễ kết nạp vào đạo Orphism.
Trong khái lược, có nhiều
nét quen thuộc và gần gũi với đạo Phật, và đặc biệt tin tưởng vào tái sinh, trừng
phạt tội lỗi trong đời sau, tìm thấy trong các tôn giáo phương Đông khác như
Hinduism, Buddhism, Jainism và Druzism.
Và còn những ý niệm về: lưỡng
nguyên, về linh hồn bất tử, thân xác tội lỗi (Titan còn được xem là tội lỗi),
trừng phạt tội lỗi, thiên đàng bên gót, và quan niệm Gót là gốc của linh hồn,
những ý niệm này rất gần gũi trong gót học đạo Kitô.
[27] Có truyền thuyết khác –
Bacchus có hai mẹ – là Persephone and Semele.
[28] Hiện nay, trong các nhà
thờ Kitô, vẫn cử hành lễ gọi tên là “bí tích thánh thể”, hay ăn bánh thánh uống
rượu thánh – và có nội dung tương tự.
[29] CTTG – Những bài thơ dịch
trong chương này là của giáo sư Gilbert Murray.
[30] Europa – không phải là
gót nữ , nhưng là một công chúa Phoenician. Gót Zeus bắt cóc nàng và đem nàng tới
đảo Crete. Dòng dõi con cái của Europa thành những lãnh chúa đảo Crete.
Tên của châu Âu – Europe
(Eurōpē – Ευρώπη) – gốc từ tên vị nữ nhân huyền thoại này.
[31] Gót hay thần làm mây đen
– black-cloud-gathering god .
[32] Những mảnh nhỏ bằng vàng
có khắc chữ, chôn theo người chết, gọi là “Orphic gold tablets”, tim thấy trong
những ngôi mộ thuộc thời cổ Hylạp, là bằng chứng và tài liệu về tôn giáo cổ của
Hylạp.
[33] Câu trước đó là:
Khi đến nơi, linh hồn sẽ
thấy một dinh thự lớn của gót Hades – vị này là gót cai quản cõi chết
(Underworld), tương tự như trong Việt hay Tàu – một vị tên là Diêm Vương cai quản
Âm phủ.
[34] piety
[35] Là những nữ tín đồ sùng
tín gót Dionysos, những maenads bỏ tất cả để trọn mình trong lễ hội truy hoan.
Họ tổ chức các nghi lễ thờ thần này với bài hát, khiêu vũ, và âm nhạc ở vùng
núi, thường mặc áo da động vật.
[36] The matrons of
Philadelphia: vào khoảng 1800, ở nước Mỹ, tranh đấu cho nữ quyền, và cổ vũ sự
tham dự của nữ giới vào những sinh hoạt cộng đồng.
[37] Chỉ gót học Kitô
[38] Những tôn giáo không tôn
thờ các vị gót Olympian
[39] CTTG – Về một mặt khác,
những sách của Cornford về các đàm thoại của Plato, xem ra với tôi hoàn toàn
đáng khâm phục.
[40] Hellás, Hellas – tên gọi
nước Hylạp – tên gốc – người Tàu đã phiên âm thành Hylạp. Đây là tên goi cũ –
chỉ một nước Hylạp rộng lớn hơn hiên giờ – ngoài Hylạp như hiện nay – phía Tây
lan rộng đến Nam Italy và Sicily, phía đông gồm vùng Tiểu Á, nay là bờ phía Tây
Turkey, và hầu hết các đảo trong vùng.
Xem bản đồ Hellas cổ đại.
[41] “orgy” – có nhiều nghĩa:
- Workship
ancient gods: Trong tôn giáo cổ – ancient hist in ancientGreece and Rome, a
secret rite in which the gods of pleasure, especially Dionysus or Bacchus, were
worshiped with much dancing, drinking, and singing
- Lễ hội hoan lạc phóng túng – trong đó ăn, uống
và hoạt động tính dục vô hạn chế,
- Group sex party: Giao hợp
tính dục tập thể: a gathering at which a group of people indulge in
unrestrained sexual activity
[42] “sacrament”