Monday, April 5, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (7)


Những Vấn đề của Triết học
The Problems of Philosophy
Bertrand Russell







Chương XI. Về Kiến thức Trực giác


Có một ấn tượng phổ thông rằng tất cả những gì mà chúng ta tin tưởng đã phải có khả năng có bằng chứng, hay ít nhất là được cho thấy rất khả hữu. Phần đông cảm thấy với một tin tưởng không có lý do nào có thể trưng dẫn, là một tin tưởng vô lý. Trong chủ yếu, cái nhìn này là đúng. Hầu hết tất cả những tin tưởng thông thường của chúng ta – chúng hoặc là được suy diễn, hay có khả năng có thể được suy diễn từ những tin tưởng khác – những tin tưởng khác này có thể được xem là đem cho chúng lý do. Như một thông lệ, lý do đã bị quên đi, hoặc ngay cả đã chưa từng có mặt một cách hữu thức trong trí não chúng ta. Rất ít người trong chúng ta đã từng tự hỏi mình, thí dụ, có lý do gì để giả sử là những thức ăn chúng ta vừa mới ăn sẽ không hoá ra là chất độc. Tuy vậy, chúng ta cảm thấy, khi bị thử thách, rằng một lý do hoàn toàn tốt đẹp có thể được tìm thấy, ngay cả khi chúng ta không sẵn sàng với nó vào lúc này. Và chúng ta thường thường là chính đáng trong tin tưởng này.

Nhưng chúng ta hãy tưởng tượng một người nào đó, giống như Socrates [1] khăng khăng, với dẫu bất cứ lý do gì đi nữa chúng ta đưa cho, ông ta tiếp tục yêu cầu một lý do cho một lý do. Chẳng chóng thì chầy, và có lẽ cũng rất khá lâu, chúng ta rồi phải bị đẩy đến một điểm, mà chúng ta không thể tìm được bất kỳ lý do thêm xa nào nữa, và chỗ ấy, nó trở nên gần như chắc chắn rằng không còn có lý do nào xa hơn, ngay cả trên mặt lý thuyết, có thể khám phá được nữa. Khởi đi với những tin tưởng phổ thông của đời sống hàng ngày, chúng ta có thể được lái ngược trở lại, từ điểm đến điểm, đến khi chúng ta đi đến một vài nguyên lý tổng quát, hoặc một số trường hợp cá biệt của một nguyên lý tổng quát, chúng xem ra hiển nhiên sáng tỏ, và không phải tự nó có khả năng có thể được diễn dịch từ bất cứ-gì hiển nhiên hơn thế. Trong hầu hết những câu hỏi của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như không biết thức ăn của chúng ta chắc có lẽ là bổ dưỡng và không độc, chúng ta sẽ được lái ngược trở lại nguyên lý quy nạp, mà chúng ta đã thảo luận trong Chương VI. Nhưng vượt quá khỏi đó, xem ra là không còn thoái lui xa hơn nữa. Nguyên lý tự nó được liên tục sử dụng trong lý luận của chúng ta, đôi khi hữu thức, đôi khi vô thức, nhưng không có lý luận nào mà nó bắt đầu từ một vài nguyên lý tự-hiển-nhiên đơn giản hơn, dẫn chúng ta tới nguyên lý qui nạp như là kết luận của nó. Và cũng đúng như thế với những nguyên lý lôgích khác. Sự đúng thực của chúng là hiển nhiên với chúng ta, và chúng ta sử dụng chúng trong xây dựng những chứng minh, nhưng tự bản thân chúng, hoặc ít nhất là một vài trong số chúng, không thể chứng minh được

Tự-hiển nhiên, tuy nhiên, thì không chỉ giới hạn vào trong một số giữa những nguyên lý tổng quát mà chúng không thể chứng minh được. Khi một số nào đó những nguyên lý lôgích đã được chấp nhận, phần còn lại có thể từ chúng được diễn dịch ra, nhưng những mệnh đề diễn dịch thường thường cũng tự-hiển-nhiên như những mệnh đề mà đã đã được giả định với không chứng minh. Tất cả môn số học, hơn nữa, có thể được diễn dịch từ những nguyên lý tổng quát của lôgích, nhưng những mệnh đề đơn giản của số học, chẳng hạn như “hai và hai là bốn”, cũng đồng thời tự-hiển-nhiên như là những nguyên lý của lôgích.

Cũng còn, có vẻ như, mặc dù điều này thì gây tranh cãi hơn, rằng có một số nguyên lý đạo đức tự-hiển nhiên, chẳng hạn như “chúng ta phải theo đuổi những gì là tốt”.

Cần nên quan sát được rằng, trong tất cả những trường hợp của những nguyên lý tổng quát, những trường hợp cá biệt, đề cập đến những-gì quen thuộc, là hiển nhiên hơn nguyên lý tổng quát. Lấy thí dụ, luật không mâu thuẫn phát biểu rằng không-gì có thể vừa có cả hai - có một thuộc tính nào đó và không có nó. Điều này hiển nhiên ngay sau khi đã hiểu nó, nhưng nó không hiển nhiên cách như thế, như với một hoa hồng cá biệt mà chúng ta xem thấy, không thể vừa màu đỏ và không màu đỏ. (Dĩ nhiên cũng có thể, là có những phần của hoa hồng có thể màu đỏ, và có những phần không màu đỏ, hay là hoa hồng có thể có sắc hồng mà chúng ta khó có thể biết liệu gọi là màu đỏ hay không, nhưng trong trường hợp trước, rõ rệt đây là hoa hồng như một toàn bộ không phải là màu đỏ, trong khi ở những trường hợp sau, trả lời là xác định về mặt lý thuyết ngay khi chúng ta đã quyết định về một định nghĩa chuẩn xác của “đỏ”). Thường thường là qua những trường hợp cá biệt mà chúng ta đi đến được có khả năng thấy nguyên lý tổng quát. Chỉ những người đã thực hành quen giải quyết trong những trừu tượng, có thể sẵn sàng hiểu thấu một nguyên lý tổng quát mà không cần sự giúp đỡ của những cá biệt.

Ngoài những nguyên lý tổng quát, loại khác nữa của những sự thật tự-hiển-nhiên là những sự thật trực tiếp bắt nguồn từ cảm giác. Chúng ta sẽ gọi sự thật loại như vậy là “sự thật của tri giác”, và những phán đoán phát biểu chúng, chúng ta sẽ gọi là “phán đoán của tri giác”. Nhưng ở đây, đòi hỏi một mức độ thận trọng nào đó khi tiếp nhận được bản chất chính xác của những sự thật mà chúng là tự-hiển nhiên. Thực tại dữ liệu-giác quan, chúng không đúng hay sai. Một mảng màu sắc cá biệt mà tôi nhìn thấy, thí dụ, chỉ đơn giản hiện hữu, có đó: nó không phải là cái loại sự-vật-việc-gì mà là đúng hay sai. Đúng là có một mảng như vậy, đúng là nó có một hình dạng nào đó, và mức độ bóng sáng, đúng là nó thì bao quanh bởi những màu sắc nào đó khác. Nhưng cái mảng tự thân, giống như tất cả mọi gì-gì khác trong thế giới của giác quan, là một loại khác nhau triệt để từ gốc rễ với những-gì-gì mà chúng là đúng hay sai, và do đó không thể một cách đích đáng được nói là đúng.[2] Thế nên, bất cứ sự thật tự-hiển-nhiên gì-gì nào có thể thu nhận được từ những giác quan của chúng ta, chúng phải khác biệt với những dữ liệu-giác quan vốn từ đấy chúng đã được thu nhận.

Có vẻ như là có hai loại những sự thật tự-hiển-nhiên về tri giác, mặc dù có lẽ trong những phân tích cuối cùng vừa qua, hai loại có thể kết hợp thành một. Trước hết, có loại mà chỉ đơn giản khẳng định sự hiện hữu của dữ liệu-giác quan, không phân tích nó trong bất kỳ cách nào. Chúng ta thấy một mảng của màu đỏ, và chúng ta phán đoán “có như vậy-và-như-vậy một mảng màu đỏ”, hoặc chặt chẽ hơn “có cái đó”; đây là một loại phán đoán trực giác của tri giác. Cái loại khác kia phát sinh khi đối tượng của giác quan thì phức tạp, và chúng ta đặt nó làm đối tượng để phân tích đến một mức độ nào đó. Nếu như, lấy thí dụ, chúng ta thấy một mảng tròn màu đỏ, chúng ta có thể phán đoán “cái mảng đỏ ấy thì tròn”. Lại nữa, đây là một phán đoán của tri giác, nhưng nó khác với loại trước đây của chúng ta. Trong loại hiện nay của chúng ta, chúng ta có đơn nhất một dữ liệu-giác quan, trong đó có cả màu sắc và hình dạng: màu sắc là màu đỏ và hình dạng là hình tròn. Phán đoán của chúng ta phân tích dữ liệu-giác quan thành màu sắc và hình dạng, và sau đó kết hợp chúng lại bằng cách nói rằng - màu đỏ có dạng vòng tròn. Một thí dụ khác của loại phán đoán này là “cái này thì ở bên phải của cái kia” trong đó “cái này” và “cái kia” được được nhìn thấy cùng một lúc. Trong loại phán đoán này, dữ liệu-giác quan có chứa những thành phần trong chúng có một vài quan hệ với nhau, và phán đoán khẳng định rằng những thành phần có mối quan hệ này.

Một hạng [3] khác của những phán đoán trực giác, tương tự với của những giác quan, và tuy vậy lại khá khác biệt với chúng, là phán đoán của ký ức. Có một vài nguy hiểm trong lẫn lộn về phần bản chất của ký ức, bắt nguồn từ sự kiện là ký ức về một đối tượng dễ có khả năng đi kèm với một hình ảnh của đối tượng, và dẫu vậy, hình ảnh không thể là thuộc phần cấu tạo nên ký ức. Điều này dễ dàng thấy được chỉ đơn giản ghi nhận rằng hình ảnh là trong hiện tại, trong khi đó những-gì được hồi tưởng thì biết là trong quá khứ. Hơn nữa, chúng ta hầu như chắc chắn có thể có khả năng so sánh cho đến một vài mức độ, hình ảnh của chúng ta với đối tượng được nhớ lại, nhờ thế chúng ta thường biết, trong những giới hạn có phần nào rộng rãi, hình ảnh của chúng ta chính xác đến đâu; nhưng điều này sẽ không thể có được, trừ khi đối tượng, như đối lại với hình ảnh, trong một vài cách nào đó đã là trước não thức. Thế nên, yếu tính của ký ức là không tạo thành bởi hình ảnh, nhưng bằng cách có trực tiếp ngay trước não thức một đối tượng vốn đã được nhận biết là thuộc quá khứ. Nhưng trừ ra sự kiện của ký ức trong ý hướng này, chúng ta đáng ra không biết rằng đã từng có một quá khứ nào cả, cũng đáng ra không có khả năng có thể hiểu được từ “quá khứ”, không khác hơn gì một người mù bẩm sinh có thể hiểu được từ “ánh sáng”. Thế nên, phải có những phán đoán trực giác của ký ức, và dựa trên chúng, cuối cùng tất cả kiến thức của chúng ta về quá khứ tuỳ thuộc vào đấy.

Tuy nhiên, trường hợp của ký ức, nêu lên một khó khăn, do nó là sai lầm ai cũng biết, và như thế đã ném nghi ngờ lên sự đáng tin cậy của những phán đoán trực giác nói chung. Khó khăn này không phải là một khó khăn không quan trọng. Nhưng trước hết, chúng ta hãy thu phạm vi của nó càng hẹp càng tốt. Nói rộng rãi, ký ức là đáng tin cậy tỷ lệ thuận với sự sống động của kinh nghiệm và độ gần gũi của thời gian. Nếu nhà hàng xóm bị sét đánh trước đây nửa phút, ký ức của tôi về những gì tôi đã thấy và đã nghe, sẽ đáng tin cậy đến mức rằng sẽ là lố bịch nếu như nghi ngờ không biết đã có một lòe sáng nào cả hay không. Và cũng thế, áp dụng với những kinh nghiệm kém sống động hơn, miễn là chúng mới gần đây. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng, nửa phút trước đây tôi đã ngồi trong cùng một cái ghế tôi đang ngồi bây giờ. Đi ngược về một ngày, tôi tìm thấy những thứ mà tôi khá chắc chắn, những thứ khác mà tôi gần như chắc chắn, những thứ khác mà tôi có thể trở thành chắc chắn nhờ suy nghĩ và gọi lên những trường hợp tham sự, và một vài điều mà với chúng, tôi không chắc chắn gì cả. Tôi hoàn toàn chắc chắn là tôi đã dùng bữa điểm tâm của tôi sáng nay, nhưng nếu tôi đã lãnh đạm về bữa sáng của tôi, như một triết gia đã nên là, tôi đã nên nghi ngờ. Còn về phần câu chuyện luận bàn trong bữa ăn sáng, tôi có thể nhớ lại dễ dàng một vài số trong chúng, một số với một nỗ lực, một số nhưng chỉ với một thành phần lớn nghi ngờ, và một số không nhớ được chút nào tất cả. Như vậy, có một sự thay đổi tiệm tiến liên tục trong mức độ của tự-hiển-nhiên về những gì tôi nhớ, và một sự thay đổi tiệm tiến tương ứng trong sự đáng tin cậy về ký ức của tôi.

Thế nên, trả lời đầu tiên cho khó khăn của ký ức sai lầm là nói rằng ký ức có những mức độ tự-hiển nhiên, và những mức độ này tương ứng với những mức độ của sự tin cậy của nó, đạt dần đến một tự-hiển-nhiên hoàn hảo, và đáng tin cậy hoàn hảo, trong ký ức của chúng ta về những biến cố vốn gần đây và sinh động.

Tuy nhiên, có vẻ như rằng có những trường hợp có tin tưởng rất vững chắc vào một ký ức mà nó toàn bộ là sai lầm. Có thể có được rằng, trong những trường hợp này, những gì thực sự đã nhớ lại, theo ý nghĩa là trực tiếp trước não thức, là một-gì đó khác hơn là cái-gì đã tin sai nhầm vào, mặc dù một-gì đó thường thường liên kết với nó. George IV [4], được kể lại, là cuối cùng đã tin rằng ông đã có mặt trong trận chiến Waterloo, bởi vì ông đã quá thường nói rằng ông từng có mặt. Trong trường hợp này, những gì đã nhớ lại ngay lập tức là sự khẳng định đã lặp đi lặp lại của ông, sự tin tưởng vào những gì ông đã khẳng định (nếu như nó hiện hữu) sẽ được tạo thành bởi sự liên kết với sự khẳng định được nhớ lại, và như thế, sẽ không là một trường hợp của ký ức thực đúng nghĩa. Có vẻ như là những trường hợp về ký ức sai lầm có thể có lẽ tất cả sẽ được giải quyết theo cách này, i.e. chúng có thể được cho thấy không phải là những trường hợp thuộc về ký ức gì hết cả, trong ý nghĩa nghiêm ngặt của nó.

Một điểm quan trọng về tự-hiển-nhiên được làm cho sáng tỏ qua trường hợp của ký ức, và đó là, tự-hiển-nhiên có những mức độ: nó không phải là một phẩm chất mà chỉ đơn giản là hiện diện hoặc vắng mặt, nhưng là một phẩm chất có thể có mặt nhiều hơn hay ít hơn, trong những thay đổi tiệm tiến khác nhau, sắp xếp có thứ hạng, từ sự chắc chắn tuyệt đối, xuống đến một mờ nhạt hầu như không thể trông thấy. Những sự thực của tri giác và một số của những nguyên lý lôgích có mức độ rất cao nhất của tự-hiển nhiên; Những sự thực của ký ức gần gũi có một mức độ hầu như cao cũng ngang bằng. Những nguyên lý quy nạp có kém tự-hiển-nhiên hơn so với một số những nguyên lý khác của lôgích, chẳng hạn như “những gì dẫn đến từ một giả thiết đúng, phải là đúng”. Những kỷ niệm có một tự-hiển-nhiên thu giảm dần, khi chúng trở nên xa hơn và mờ hơn; những sự thực của lôgích và của toán học (nói rộng rãi) có ít tự-hiển nhiên, khi chúng trở nên phức tạp hơn. Những phán đoán của những giá trị đạo đức nội tại, hoặc thẩm mỹ nội tại, có một số có khả năng tự-hiển nhiên, nhưng không nhiều.

Những mức độ của tự-hiển-nhiên là quan trọng trong tri thức luận, bởi vì, nếu như những mệnh đề có thể (như xem ra như có lẽ thật) có một số mức độ của tự-hiển-nhiên mà là không đúng, sẽ là không cần thiết phải từ bỏ tất cả những kết nối giữa tự-hiển-nhiên và sự đúng thật, nhưng chỉ giản dị nói rằng, chỗ nào có một mâu thuẫn, mệnh đề nào tự-hiển-nhiên hơn thì được giữ lại, và từ chối mệnh đề nào kém tự-hiển-nhiên hơn.

Có vẻ như, tuy nhiên, rất khả hữu, rằng hai khái niệm khác nhau được kết hợp trong “tự-hiển nhiên” như đã giải thích ở trên; một trong chúng, cái tương ứng với mức độ cao nhất của tự-hiển nhiên, thực sự là một bảo đảm không thể sai lầm của sự thật, trong khi cái kia, mà tương ứng với tất cả những mức độ khác, không đưa ra một bảo đảm không thể sai lầm, nhưng chỉ có một sự đoán chừng nhiều hơn hoặc ít hơn. Điều này, tuy nhiên, chỉ là một đề nghị, mà cho đến giờ, chúng ta không thể khai triển xa hơn nữa. Sau khi chúng ta đã giải quyết với bản chất của sự đúng thật, chúng ta sẽ trở lại với chủ đề về tự-hiển nhiên, trong sự nối kết với sự phân biệt giữa kiến thức và sai lầm.


Chương XII. Đúng thực và Sai Lầm

Kiến thức của chúng ta về những sự thật, không như kiến thức của chúng ta về những sự vật, có một đối nghịch, mệnh danh sai lầm. Đối với phần những sự vật được quan tâm, chúng ta có thể biết chúng, hay không biết chúng, nhưng không có trạng thái quả quyết nào của não thức có thể được mô tả như là kiến thức sai lầm về những sự vật[5], cho đến chừng nào, ở bất kỳ mức độ nào, nếu như chúng ta giới hạn mình vào trong kiến thức do quen biết. Bất cứ gì chúng ta đã quen biết với, phải là điều-việc-cái gì đó, chúng ta có thể rút ra những suy luận sai lầm từ sự quen biết của chúng ta, nhưng bản thân sự quen biết không thể dối gạt. Thế nên đối với phần quen biết không có giá trị nhị nguyên. Nhưng đối với kiến thức về những sự thực, có một nhị nguyên [6]. Chúng ta có thể tin rằng gì-đó là sai, cũng giống ngang như gì-đó là đúng. Chúng ta biết rằng với rất nhiều những đề tài, rất nhiều người khác nhau giữ những ý kiến rất khác nhau, và rất không tương đồng với nhau: từ thế nên một số những tin tưởng phải là sai lầm. Bởi vì những tin tưởng sai lầm thường thường bám giữ chắc mạnh cũng giống như những tin tưởng đúng thực, nó trở thành một câu hỏi khó khăn - làm thế nào chúng có thể được phân biệt với những tin tưởng đúng thực. Làm thế nào chúng ta biết được, trong một trường hợp cho sẵn, rằng tin tưởng của chúng ta không là sai lầm? Đây là một câu hỏi rất khó khăn vào bực lớn nhất, với nó, hoàn toàn không có thể có trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, có một câu hỏi sơ bộ, nó phần nào ít khó khăn hơn, và đó là: chúng ta hàm nghĩa gì khi nói - đúng thực và sai lầm? Chính là câu hỏi sơ bộ này sẽ được xem xét trong chương này.

Trong chương này, chúng ta sẽ không hỏi - làm thế nào chúng ta có thể biết - không biết một tin tưởng là đúng hay sai: chúng ta đương hỏi, câu hỏi - không biết một tin tưởng có là đúng hay sai - có hàm nghĩa gì. Hy vọng là một trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, có thể giúp chúng ta đạt được một trả lời cho câu hỏi những tin tưởng nào là đúng thực, nhưng lúc này đây, chúng ta chỉ hỏi “đúng thực là gì?” và “sai lầm là gì?”, mà không “những tin tưởng nào là đúng thực?” và “những tin tưởng nào là sai lầm?” Rất quan trọng để giữ cho những câu hỏi khác nhau này hoàn toàn riêng biệt, bởi vì bất kỳ một sự lẫn lộn nào giữa chúng thì chắc chắn đem lại một trả lời mà nó không thực sự có thể dùng được cho cái nào cả.

Có ba điểm phải tôn trọng trong cố gắng khám phá bản chất của sự đúng thật, ba điều kiện tất yếu mà bất cứ lý thuyết nào cũng phải đáp ứng trọn vẹn.

(1) Lý thuyết về sự thật của chúng ta phải thế nào về phần chấp thuận đối nghịch của nó, sự sai lầm. Một số đông nhiều những triết gia đã thất bại trong sự đáp ứng điều kiện này cho thoả đáng: họ đã xây dựng những lý thuyết, cứ y theo chúng, tất cả suy nghĩ của chúng ta phải nên là đúng thực, và sau đó, đã có khó khăn lớn nhất trong việc tìm kiếm một chỗ cho sự sai lầm. Trong phương diện này, lý thuyết của chúng ta về tin tưởng, phải khác với lý thuyết về sự quen biết của chúng ta, bởi vì trong trường hợp của quen biết, nó đã không cần thiết phải ghi nhận bất kỳ đối nghịch nào.

(2) Xem ra rõ ràng hiển nhiên rằng, nếu như đã không có những tin tưởng, đã không có thể có sự sai lầm, và cũng không có sự thật nốt, trong cái nghĩa sự thật thì tương ứng với sự sai lầm. Nếu chúng ta tưởng tượng ra một thế giới của chỉ vật chất không thôi, sẽ không có chỗ cho sự sai lầm trong một thế giới như vậy, và mặc dù nó sẽ có thể chứa những-gì có thể được gọi là “những sự kiện”, nó sẽ không chứa đựng bất kỳ sự thật nào, theo nghĩa trong đó những sự thật là những thứ thuộc cùng loại như những sai lầm. Trong thực tế, sự thật và sai lầm là những thuộc tính của những tin tưởng và những phát biểu: do thế nên, một thế giới của chỉ không-gì khác ngoài vật chất, vì nó không chứa đựng những tin tưởng hoặc những phát biểu, sẽ cũng không chứa đựng sự thật hoặc sai lầm.

(3) Nhưng, như ngược lại với những gì chúng ta vừa mới nói, quan sát thấy được rằng sự thật hoặc sự sai lầm về một tin tưởng, luôn luôn phụ thuộc vào cái-gì đó vốn nằm ở ngoài bản thân chính sự tin tưởng. Nếu như tôi tin rằng Charles I đã chết trên đoạn đầu đài, tôi thật sự tin, không vì bất kỳ phẩm chất nội tại nào của tin tưởng của tôi, vốn nó có thể được khám phá chỉ đơn giản bằng cách xem xét sự tin tưởng, nhưng vì một sự kiện lịch sử đó đã xảy ra hai thế kỷ rưỡi trước đây. Nếu tôi tin rằng Charles I đã chết trên giường của ông, tôi tin tưởng một cách sai lầm: không có mức độ nào về sự sống động trong tin tưởng của tôi, hoặc của cẩn thận trong khi dẫn đến nó, phòng ngừa được nó tránh khỏi sai lầm, lại nữa vì những gì xảy ra đã lâu, và không phải vì bất kỳ thuộc tính nội tại nào của tin tưởng của tôi. Do thế nên, mặc dù sự thật và sự sai lầm là thuộc tính của những tin tưởng, chúng chính là những thuộc tính phụ thuộc vào những quan hệ của những tin tưởng với những thứ-gì khác, không phải trên bất kỳ phẩm chất nội tại nào của những tin tưởng.

Điều thứ ba trong những điều kiện tất yếu kể trên dẫn chúng ta đến chấp nhận một cái nhìn – trong toàn bộ giữa những triết gia, nó đã vẫn là phổ thông nhất là – sự thật gồm trong một vài hình thức của tương ứng giữa tin tưởng và sự kiện [7]. Tuy nhiên, tuyệt không hề là một vấn đề dễ dàng để khám phá ra một hình thức của sự tương ứng, mà không có những không-đồng-ý với nó không thể bác được. Bởi điều này một phần - và một phần bởi cảm giác rằng, nếu sự thật bao gồm trong một tương ứng của tư tưởng với cái-gì ở bên ngoài tư tưởng, tư tưởng có thể không bao giờ biết khi đã đạt đến được sự thật - nhiều những triết gia đã được đưa đến cố gắng tìm một vài định nghĩa cho sự thật mà chúng sẽ không bao gồm trong quan hệ với một cái-gì đó hoàn toàn bên ngoài tư tưởng. Nỗ lực quan trọng nhất với một định nghĩa thuộc loại như thế này là lý thuyết rằng - sự thật gồm trong sự chặt chẽ nhất quán [8]. Đã được nói rằng dấu hiệu của sự sai lầm là sự thất bại, không tạo được chặt chẽ nhất quán trong toàn bộ những tin tưởng của chúng ta, và rằng yếu tính của một sự thật là làm nên phần của cả hệ thống tròn vẹn hoàn toàn phát triển vốn nó là Sự-Thật.

Tuy nhiên, có một khó khăn lớn trong cái nhìn này, hay đúng hơn là có hai khó khăn lớn. Thứ nhất là không có lý do để giả sử rằng chỉ có thể có được một - toàn bộ mạch lạc của những tin tưởng – mà thôi. Có thể được phép rằng, với đủ tưởng tượng, một tiểu thuyết gia có thể sáng tạo ra một quá khứ cho thế giới mà nó sẽ hoàn toàn ăn khớp với những-gì chúng ta biết, và thế nhưng nó lại hết sức khác biệt nếu so với cái quá khứ thực sự. Trong thêm nhiều những vấn đề khoa học, chắc chắn rằng thường là có hai, hay hơn, những giả thuyết mà chúng giải thích cho tất cả những dữ kiện được biết về một số đối tượng, và mặc dù, trong những trường hợp loại như vậy, những nhà khoa học cố gắng tìm những sự kiện mà chúng sẽ loại trừ tất cả những giả thuyết, chỉ trừ còn lại một, (nhưng) không có lý do tại sao họ nên thành công luôn luôn.

Trong triết học, lại nữa, xem ra không phải là không thông thường có hai giả thuyết so bì tranh chấp nhau, cả hai đều có khả năng giải thích được tất cả những sự kiện. Thế nên, lấy thí dụ, có thể đời sống là một giấc mơ dài, và rằng thế giới bên ngoài chỉ có cái mức độ của thực tại, mà những đối tượng của những giấc mơ có, nhưng mặc dù một cái nhìn giống như vậy, xem không có vẻ là không phù hợp với những sự kiện đã được biết, không có lý do để chuộng nó hơn là cái nhìn của ý thức bình thường, theo đó những người khác và những-gì khác quả là hiện hữu thực sự. Thế nên, tính mạch lạc, như đã định nghĩa về sự thật, thất bại vì không có chứng cớ nào rằng có thể chỉ có một hệ thống nhất quán chặt chẽ.

Còn không-đồng-ý kia với định nghĩa này về sự thật, là nó giả định đã biết được ý nghĩa của “nhất quán chặt chẽ”, trong khi đó, trên thực tế, “nhất quán chặt chẽ” lại có tiền giả định về sự đúng thực của những nguyên lý của lôgích. Hai mệnh đề là nhất quán chặt chẽ khi cả hai có thể đúng, và không nhất quán chặt chẽ khi có ít nhất một trong hai phải sai lầm. Bây giờ, để biết liệu có phải cả hai mệnh đề có thể đều là đúng, chúng ta phải biết những sự thật loại như thế, vì luật không mâu thuẫn. Lấy thí dụ, hai mệnh đề, “cây này là một cây sồi” và “cây này không phải là một cây sồi” , không nhất quán chặt chẽ , bởi vì luật không mâu thuẫn. Nhưng nếu luật không mâu thuẫn chính nó lại đã là đối tượng cho sự thử nghiệm về tính nhất quán chặt chẽ, chúng ta phải nên thấy rằng, giả như nếu chúng ta rổi chọn rằng nó là sai, sẽ không-gì nữa là không nhất quán chặt chẽ với bất cứ gì nào khác. Thế nên, những luật của lôgích cung cấp bộ xương hay cái khung dàn dựng làm khuôn khổ, trong đó những thử nghiệm về nhất quán chặt chẽ được áp dụng, và (nhưng) chính bản thân chúng không thể được thiết lập bằng thử nghiệm này.

Do hai lý do trên, tính nhất quán chặt chẽ không thể được chấp nhận như đem cho ý nghĩa của sự thật, mặc dù nó thường là một thử nghiệm quan trọng nhất của sự thật, sau khi một ý nghĩa nào đó của sự thật đã trở nên được biết?

Do thế nên, chúng ta bị đẩy lùi trở lại về sự tương ứng với sự kiện như tạo thành bản chất của sự thật. Điều còn lại là định nghĩa một cách chính xác - “sự kiện” với chúng ta nghĩa là gì, và cái gì là bản chất của sự tương ứng, vốn nó phải tồn tại giữa tin tưởng và sự kiện, ngõ hầu tin tưởng đó có thể là đúng.

Cho phù hợp với ba điều tất yếu của chúng ta, chúng ta phải tìm một lý thuyết về sự thật, nó:

(1) Cho phép để cho sự thật có một đối nghịch, gọi tên cho chính xác là sự sai lầm,
(2) Làm cho sự thật là một thuộc tính của những tin tưởng, nhưng
(3) Làm cho nó là một thuộc tính hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan hệ của những tin tưởng với những-gì bên ngoài.

Sự cần thiết của sự cho phép có sai lầm, làm không thể nào nhìn tin tưởng như là một quan hệ của não thức với một đối tượng đơn lẻ, mà đã có thể được nói là cái-gì đã tin tưởng. Nếu tin tưởng đã được xem như thế, chúng ta đã nên phải thấy rằng, giống như sự quen biết, nó đã không thừa nhận đối lập của sự thật và sự sai lầm, nhưng đã phải là bao giờ cũng đúng. Điều này có thể được làm rõ ràng bằng những thí dụ. Othello tin một cách sai lầm rằng Desdemona yêu Cassio [9]. Chúng ta không thể nói rằng tin tưởng này bao gồm trong một liên hệ với một đối tượng duy nhất, “tình yêu của Desdemona với Cassio”, bởi nếu như đã có một đối tượng như thế, tin tưởng đã là đúng thật. Trong thực tế, đối tượng như vậy không có, và vì vậy Othello không thể có bất kỳ một liên hệ nào với một đối tượng như vậy. Do thế nên tin tưởng của ông không thể nào có-thể-có bao gồm trong một quan hệ với đối tượng này[10].

Có thể cũng được phép nói rằng tin tưởng của ông là một quan hệ với một đối tượng khác biệt, gọi tên cho rõ là “Desdemona yêu Cassio”; nhưng hầu như cũng khó khăn để giả sử rằng có một đối tượng như thế này, khi mà Desdemona không yêu Cassio, cũng khó như khi đã giả sử rằng có “tình yêu của Desdemona với Cassio”. Do thế nên, tốt hơn là sẽ tìm một lý thuyết về tin tưởng mà không làm nó gồm trong một quan hệ của não thức vào một đối tượng duy nhất.

Là điều thông thường nghĩ về những quan hệ như chúng luôn luôn được nắm giữ giữa hai thuật từ [11], nhưng trong thực tế, không phải luôn luôn là điều như vậy. Một số những quan hệ đòi hỏi ba thuật từ, một vài đòi bốn, và vân vân. Lấy làm thí dụ, mối quan hệ “ở giữa”. Cho đến chừng nào chỉ đem vào có hai thuật từ, quan hệ “ở giữa” là không thể có được: ba thuật từ là con số nhỏ nhất để khiến nó trở nên là có thể có được. York là giữa London và Edinburgh; nhưng nếu London và Edinburgh đã là những địa điểm duy nhất có trên thế giới, không-gì có thể có được giữa một nơi và một nơi khác. Tương tự như vậy, ghen tương đòi hỏi ba người: không có thể có quan hệ như vậy mà không bao gồm đến ít nhất là ba. Như một mệnh đề như “A ước mong B thúc đẩy hôn nhân của C với D” bao gồm đến một mối quan hệ của bốn thuật từ; đó là nói, A và B, C và D tất cả đều đem vào, và mối quan hệ liên hệ không có thể được diễn tả bằng cách nào khác hơn là trong một hình thức bao gồm đến tất cả bốn. Những trường hợp có thể được nhân lên vô hạn định, nhưng đã nói đủ để cho thấy rằng có những mối quan hệ mà nó đòi hỏi nhiều hơn hai thuật từ trước khi chúng có thể xảy ra[12].

Mối quan hệ liên quan trong phán đoán hoặc tin tưởng, nếu như sự sai lầm được đúng đủ cho phép là có, phải đã được nhận là một quan hệ giữa nhiều những thuật từ, không phải giữa có hai. Khi Othello tin rằng Desdemona yêu Cassio, ông phải không có trước não thức của ông duy một đối tượng độc nhất, “tình yêu của Desdemona với Cassio”, hoặc “Desdemona đó yêu Cassio”, bởi vì như thế sẽ đòi hỏi rằng đã có những sự sai lầm khách quan, mà chúng tồn tại một cách độc lập với bất kỳ những não thức nào; và điều này, mặc dù một cách lôgích không thể phủ nhận được, là một lý thuyết nên tránh, nếu có thể. Vì vậy, là dễ dàng hơn để giải thích cho sự sai lầm, nếu như chúng ta đã nhận lấy phán đoán là một mối quan hệ trong đó não thức và những đối tượng khác loại liên quan với nhau, tất cả đều xảy ra riêng biệt với nhau; như thế là để nói, Desdemona, và yêu thương, và Cassio, tất cả phải là những thuật từ trong quan hệ nó tồn tại khi Othello tin rằng Desdemona yêu Cassio. Quan hệ này, vì thế nên, là một quan hệ của bốn thuật từ, bởi vì Othello cũng là một trong những thuật từ của quan hệ này. Khi chúng ta nói rằng đó là một mối quan hệ của bốn thuật từ, không có nghĩa là chúng ta nói Othello có một quan hệ nào đó đến Desdemona, và có cũng quan hệ như thế với yêu thương, và cũng thế nữa với Cassio. Điều này có thể đúng với một số quan hệ khác hơn là tin tưởng, nhưng tin tưởng, rõ ràng, không phải là một mối quan hệ trong đó Othello đã có với từng mỗi một của ba thuật từ liên hệ, nhưng với tất cả chúng cùng với nhau: chỉ có duy một thí dụ về mối quan hệ của tin tưởng có liên quan, nhưng một thí dụ này đan kết bốn thuật từ vào chung cùng nhau. Thế nên, chuyện thực sự xảy ra vào thời điểm khi Othello nuôi dưỡng tin tưởng của mình, là quan hệ đó được gọi là “tin tưởng” thì được đan kết vào nhau thành một hợp nhất phức tạp bốn điều kiện Othello, Desdemona, yêu thương, và Cassio. Những gì được gọi là tin tưởng hay phán đoán, là không gì khác nhưng chỉ là mối quan hệ này của tin tưởng hay của phán đoán, chúng liên kết một não thức với một vài những-gì khác hơn ngoài chính nó. Một hành vi [13]của sự tin tưởng hoặc của sự phán đoán là sự xảy ra giữa những thuật từ nào đó tại một vài thời gian cá biệt nào đó, của mối quan hệ của sự tin tưởng hay sự phán đoán [14].

Giờ đây, chúng ta ở trong một tư thế để hiểu – cái-gì là cái nó phân biệt một phán đoán đúng thật với một phán đoán sai lầm. Cho mục đích này, chúng ta sẽ nhận lấy những định nghĩa nhất định. Trong tất cả mỗi hành vi của sự phán đoán, có một não thức nó phán đoán, và có những thuật từ quan hệ đến cái nó phán đoán. Chúng ta sẽ gọi não thức là chủ thể trong sự phán đoán, và những thuật từ còn lại là những đối tượng. Vì vậy, khi Othello phán đoán rằng Desdemona yêu Cassio, Othello là chủ thể, trong khi những đối tượng là: sự yêu thương, và Desdemona, và Cassio. Những chủ thể và những đối tượng, được gọi chung là những thành tố[15] của sự phán đoán. Sẽ quan sát thấy được là trong bốc bừng của phán xét có cái được gọi là một “ý hướng” hay “chiều hướng”. Chúng ta có thể nói, một cách ẩn dụ, rằng nó đặt những đối tượng của nó trong một trật tự nào đó, mà chúng ta có thể chỉ ra qua những cách thức của trật tự của những từ trong câu. (Trong một ngôn ngữ biến hoá [16], thí dụ bởi sự khác biệt giữa chủ ngữ và thuật ngữ [17]). Phán đoán của Othello, rằng - Cassio yêu Desdemona - khác với phán đoán của ông ta rằng - Desdemona yêu Cassio - mặc dù sự kiện là nó gồm cũng cùng những thành tố, bởi vì trong hai trường hợp những mối quan hệ của phán đoán đặt những thành tố trong một trật tự khác nhau. Tương tự, nếu Cassio phán đoán rằng - Desdemona yêu thương Othello, những thành tố của phán đoán vẫn như nhau, nhưng trật tự của chúng là khác nhau. Thuộc tính có một “ý hướng” hay “chiều hướng” này, là một (thuộc tính), mà quan hệ của phán đoán chia sẻ với tất cả những quan hệ khác. “Ý hướng” của những quan hệ là nguồn gốc tối hậu của bậc, và chuỗi [18] , và một loạt những khái niệm toán học; nhưng chúng ta không cần phải quan tâm bản thân chúng ta hơn nữa với khía cạnh này.

Chúng ta đã nói về mối quan hệ được gọi là “phán đoán” hay “tin tưởng” [19] như đan kết cùng nhau vào thành một hợp nhất phức tạp chủ thể và những đối tượng. Về phương diện này, phán đoán thì giống hệt y như tất cả mọi quan hệ khác. Bất cứ khi nào một quan hệ giữ giữa hai hay nhiều thuật từ, nó hợp nhất những thuật từ vào thành một hợp nhất phức tạp. Nếu Othello yêu Desdemona, quả là có một hợp nhất phức tạp như “tình yêu của Othello cho Desdemona”. Những thuật từ đã hợp nhất bởi quan hệ có thể tự thân chúng là phức tạp, hoặc có thể đơn giản, nhưng cái toàn bộ vốn là kết quả từ chúng được hợp nhất phải là phức tạp. Bất cứ nơi nào có một quan hệ nó liên kết những thuật từ nào đó, chỗ đó có một đối tượng phức tạp được hình thành từ sự hợp nhất của những thuật từ, và ngược lại, bất cứ nơi nào có một đối tượng phức tạp, có một mối quan hệ nó liên kết những thành tố của nó. Khi một hành vi tin tưởng xảy ra, có một phức tạp, trong đó “tin tưởng” là mối quan hệ hợp nhất, và chủ thể và những đối tượng được sắp xếp theo một trật tự nào đó bởi “ý hướng” của mối quan hệ của tin tưởng. Trong số những đối tượng, như chúng ta đã thấy khi xem xét “Othello tin rằng Desdemona yêu Cassio”, một trong số phải là một mối quan hệ - trong trường hợp này, mối quan hệ “yêu thương”. Tuy nhiên, mối quan hệ này, vì nó xảy ra trong hành vi của tin tưởng, không phải là mối quan hệ tạo ra sự hợp nhất của hợp nhất phức tạp, bao gồm chủ thể và những đối tượng. Mối quan hệ “yêu thương”, vì nó xảy ra trong hành vi của tin tưởng, là một trong số những đối tượng - nó là một viên gạch trong cơ cấu, chứ không phải xi măng. Xi măng là mối quan hệ “tin tưởng”. Khi tin tưởng là đúng, có một sự hợp nhất phức tạp khác, trong đó mối quan hệ vốn nó đã là một trong số những đối tượng của niềm tin liên kết với những đối tượng khác. Thế nên, thí dụ như, nếu Othello thật sự tin tưởng rằng Desdemona yêu Cassio, khi ấy có một sự hợp nhất phức tạp, “tình yêu của Desdemona với Cassio”, nó tạo thành chỉ hoàn toàn tuyệt không gì khác ngoài những đối tượng của niềm tin, trong cùng một trật tự như chúng đã có trong niềm tin, với mối quan hệ nó đã là một trong những đối tượng xảy ra bây giờ như là xi măng gắn kết với nhau những đối tượng khác của niềm tin. Mặt khác, khi một tin tưởng là sai, không có sự hợp nhất phức tạp như vậy tạo thành chỉ bằng những đối tượng của niềm tin. Nếu Othello tin sai lầm rằng Desdemona yêu Cassio, khi ấy không có sự hợp nhất phức tạp như “tình yêu của Desdemona dành cho Cassio”[20].

Vì vậy, một tin tưởng là đúng khi nó tương ứng với một phức tạp kết hợp nào đó, và sai khi nó không [21]. Giả sử, vì lợi ích của tính xác định, rằng những đối tượng của tin tưởng có hai thuật từ và một quan hệ, những thuật từ là được đặt trong một trật tự nào đó bởi “ý hướng” của sự tin tưởng, sau đó nếu hai thuật từ trong trật tự đó được hợp nhất bởi quan hệ vào thành nên một phức tạp, tin tưởng là đúng, nếu không, đó là sai. Điều này tạo thành định nghĩa của sự thật và sự sai lầm mà chúng ta đã đương tìm kiếm. Phán đoán hoặc tin tưởng là một sự hợp nhất phức tạp nào đó, trong đó có một não thức là một thành phần của nó; nếu những thành tố còn lại, lấy theo trật tự mà chúng có trong niềm tin, tạo thành một sự hợp nhất phức tạp, khi đó tin tưởng là đúng, nếu không, nó là sai.

Thế nên, mặc dù tính thật và tính sai lầm là những thuộc tính của những tin tưởng, thế những nhưng trong một ý hướng chúng là những thuộc tính ngoại tại, vì điều kiện về sự thật của một tin tưởng là một-cái-gì không liên quan đến những tin tưởng, hoặc (nói tổng quát) với bất kỳ não thức nào hết cả, nhưng chỉ có những đối tượng của niềm tin. Một não thức, nó tin tưởng, tin tưởng thật sự khi có một là một phức tạp tương ứng không liên quan đến não thức, nhưng chỉ với những đối tượng của nó. Sự tương ứng này đảm bảo sự thật, và sự vắng mặt của nó đưa đến sự sai lầm. Do đó chúng ta kết toán đồng thời cho cả hai sự kiện rằng những tin tưởng:

(a) phụ thuộc vào những não thức cho sự hiện hữu của chúng ,
(b) không phụ thuộc vào những não thức trí cho sự thật của chúng.

Chúng ta có thể phát biểu lại lý thuyết của chúng ta như sau: Nếu chúng ta lấy một tin tưởng giống như “Othello tin rằng Desdemona yêu Cassio”, chúng ta sẽ gọi Desdemona và Cassio là những đối tượng-thuật từ [22], và yêu thương là đối tượng-quan hệ [23]. Nếu có một sự hợp nhất phức tạp “tình yêu của Desdemona với Cassio”, bao gồm những đối tượng-thuật từ có liên hệ như bởi đối tượng-quan hệ, trong cùng một trật tự như chúng có trong niềm tin, sau đó hợp nhất phức tạp này được gọi là sự kiện tương ứng với niềm tin. Vì vậy, một tin tưởng là đúng khi có một sự kiện tương ứng, và là sai khi không có sự kiện tương ứng.

Sẽ được xem thấy rằng những não thức không tạo ra sự thật hoặc sự sai lầm. Chúng tạo ra những tin tưởng, nhưng khi một khi những tin tưởng được tạo ra, não thức không thể làm cho chúng đúng hoặc sai, ngoại trừ trong trường hợp đặc biệt, nơi chúng quan tâm những-gì trong tương lai mà chúng là nằm trong phạm vi quyền lực của người tin tưởng, chẳng hạn như đón một chuyến tàu. Điều làm cho một tin tưởng đúng thực là một sự kiện, và sự kiện này không (trừ những trường hợp đặc biệt) trong bất cứ cách nào liên quan với não thức của người có niềm tin.

Giờ đây, sau khi đã quyết định chúng ta hàm nghĩa gì qua đúng thực và sai lầm, tiếp đến, chúng ta phải xem xét những cách thức nào để biết liệu tin tưởng này, hay tin tưởng kia đúng hay sai. Nghiên cứu này sẽ chiếm chương kế tiếp.


Chương XIII. Kiến thức, Sai Lầm, và Quan điểm khả hữu

Câu hỏi về phần - chúng ta hàm nghĩa gì qua đúng thực và sai lầm, mà chúng ta xem xét trong chương trước, thì kém lý thú hơn nhiều so với câu hỏi về phần – làm thế nào chúng ta có thể biết điều gì là đúng và điều gì là sai. Câu hỏi này sẽ chiếm chúng ta trọn trong chương hiện tại. Có thể không nghi ngờ gì rằng một số những tin tưởng của chúng ta là sai lầm: thế nên chúng ta được dắt đến thăm dò xem sự chắc chắn nào chúng ta có thể đã từng có, rằng những tin tưởng như vậy và như vậy là không sai lầm. Nói một cách khác, chúng ta có thể đã từng bao giờ biết đươc bất-cứ-gì cả hay không, hay phải chăng chúng ta chỉ đơn thuần một đôi khi do may mắn tin tưởng cái-gì là đúng thực? Trước khi chúng ta có thể bắt tay vào câu hỏi này, chúng ta phải, tuy nhiên, trước tiên quyết định chúng ta hàm nghĩa gì qua “biết”, và câu hỏi này không phải là dễ dàng như tưởng có thể đã được giả sử.

Thoạt nhìn đầu tiên, chúng ta đã có thể tưởng tượng rằng kiến thức có thể được định nghĩa là “tin tưởng đúng thực”. Khi những-gì chúng ta tin là đúng, có thể giả định rằng chúng ta đã đạt được một kiến thức về những-gì chúng ta tin tưởng. Nhưng điều này sẽ không phù hợp với cách thức trong đó từ này thông thường được sử dụng. Để lấy một thí dụ rất thô thiển: Nếu một người tin rằng tên họ của vị thủ tướng mới quá cố bắt đầu với một chữ B, ông ấy tin những-gì là đúng, bởi vì vị thủ tướng mới quá cố là Sir Henry Campbell Bannerman. Nhưng nếu như ông ta đã tin rằng ông Balfour là vị thủ tướng mới quá cố, ông ta sẽ vẫn tin rằng tên họ của vị thủ tướng mới quá cố bắt đầu với một chữ B,, nhưng tin tưởng này, mặc dù đúng thật, sẽ không được nghĩ là đã thành nên kiến thức. Nếu một tờ báo, bởi một dự đoán thông minh, đã thông báo kết quả của một trận chiến, trước khi bất kỳ một điện tín nào đem báo kết quả được tiếp nhận, có thể là nhờ vào may mắn tốt đẹp, nên đã loan báo những-gì mà sau đó lại thành ra là kết quả đúng thực, và nó có thể tạo ra tin tưởng trong một vài những độc giả kém kinh nghiệm của nó. Nhưng mặc dù sự đúng thực trong tin tưởng của họ, họ không thể được nói là có kiến thức. Như thế nên, rõ ràng là một tin tưởng đúng thực thì không phải là kiến thức khi nó được rút ra từ một tin tưởng sai lầm.

Trong cách thức giống thế, một tin tưởng đúng thực không thể được gọi là kiến thức khi nó được diễn dịch bởi một tiến trình lầm lạc của lý luận, ngay cả nếu như những tiền đề từ đó nó được diễn dịch là đúng thực. Nếu tôi biết rằng tất cả mọi người Hy Lạp là nam giới, và rằng Socrates là một người, và tôi suy luận rằng Socrates là một người Hy Lạp, tôi không thể nói là biết rằng Socrates là một người Hy Lạp, bởi vì, mặc dù những tiền đề của tôi và kết luận của tôi là đúng thực, kết luận không tiếp dẫn theo chân từ những tiền đề.

Nhưng có phải chúng ta nói rằng không có gì là kiến thức ngoại trừ những-gì được diễn dịch một cách chặt chẽ từ những tiền đề đúng hay không? Rõ ràng là chúng ta không thể nói điều này. Một định nghĩa loại như thế thì đồng thời vừa quá rộng rãi vừa quá chật hẹp. Trước tiên, nó quá rộng, bởi vì không phải đã là đủ rằng những tiền đề của chúng ta nên là đúng thật, chúng cũng phải còn là được biết. Người mà tin rằng ông Balfour là vị thủ tướng mới quá cố, có thể tiếp tục rút ra những diễn dịch chặt chẽ từ những tiền đề đúng là họ của vị thủ tướng mới quá cố bắt đầu với một chữ B, nhưng ông ta không thể được nói là biết những kết luận đạt được bởi những diễn dịch này. Vì vậy chúng ta sẽ phải bổ xung định nghĩa của chúng ta bằng cách nói rằng kiến thức là những gì được rút ra chặt chẽ từ những tiền đề được biết. Điều này, tuy nhiên, là một định nghĩa chạy vòng quanh: nó giả định rằng chúng ta đã biết rồi cái-gì là ý nghĩa của “những tiền đề được biết”. Nó có thể, do đó, tốt nhất là xác định một loại kiến thức, loại kiến thức chúng ta gọi là suy diễn [24], như đối ngược với kiến thức trực giác. Chúng ta có thể nói rằng: “kiến thức suy diễn là những gì được rút ra chặt chẽ từ những tiền đề được biết bằng trực giác”. Trong phát biểu này không có khuyết điểm hình thức, nhưng nó để lại định nghĩa cho kiến thức trực giác vẫn còn phải tìm.

Để qua một bên, trong chốc lát, câu hỏi về kiến thức trực giác, chúng ta hãy cùng xem xét định nghĩa đã đề nghị ở trên cho kiến thức suy diễn. Phản đối chính yếu với nó là nó quá nghiêm nhặt giới hạn kiến thức. Nó liên tục xảy ra rằng người ta nuôi dưỡng một tin tưởng đúng thực, vốn nó đã trưởng thành trong họ, vì một vài mảnh kiến thức trực giác mà từ đó nó có khả năng của được suy diễn một cách chặt chẽ, nhưng từ đó nó đã không, thực sự, được suy diễn bởi bất kỳ một tiến trình trình lôgích nào cả.

Để làm thí dụ, lấy những tin tưởng được tạo ra bằng việc đọc. Nếu báo chí loan báo cái chết của nhà vua, chúng ta hoàn toàn rất chính đáng trong tin tưởng rằng nhà vua đã chết, bởi vì đây là loại thông báo nếu như đã sai, nó đã không được loan truyền. Và chúng ta hoàn toàn có dư chính đáng trong tin tưởng rằng báo chí xác định rằng nhà vua đã chết. Nhưng ở đây, kiến thức trực giác mà dựa trên đó tin tưởng của chúng ta đặt cơ sở, là kiến thức về sự hiện hữu của dữ liệu-giác quan suy diễn được qua việc nhìn vào bản in mà nó đem cho tin. Kiến thức này hiếm khi nâng lên vào đến hữu thức, trừ khi ở một người vốn không thể đọc được một cách dễ dàng. Một đứa trẻ có thể nhận biết về những hình dạng của những chữ cái, và vượt qua, dần dần và chật vật, đến một nhận thức về ý nghĩa của chúng. Nhưng bất cứ một ai đã quen với việc đọc, đi qua ngay lập tức đến những-gì là nghĩa của chữ, và không ý thức, ngoại trừ trong suy tưởng, rằng ông ta đã suy diễn kiến thức này từ dữ liệu-giác quan được gọi là nhìn thấy những chữ in. Thế nên, mặc dù một suy luận hợp lệ từ những chữ cái đến ý nghĩa của chúng là khả hữu, và đã có thể được thực hiện bởi người đọc, trong thực tế nó không được thực hiện, bởi vì trong thực tế, ông ta không thực hiện bất kỳ một tác động nào nó thể được gọi là suy luận lôgích. Ấy thế nhưng sẽ là điều phi lý nếu nói rằng người đọc không biết rằng báo chí loan báo cái chết của nhà vua.

Do đó, chúng ta phải chấp nhận là kiến thức suy diễn bất-cứ-gì là kết quả của kiến thức trực giác, ngay cả nếu chỉ đơn giản là qua sự liên hợp, miễn rằng cung cấp được một liên lạc vững chắc theo lôgích; và người đặt câu hỏi có thể trở nên ý thức được sự liên lạc này bằng suy tưởng. Trong thực tế, có rất nhiều cách khác nhau, bên cạnh những suy luận lôgích, nhờ đó chúng ta chuyển từ một tin tưởng này qua tin tưởng khác: sự chuyển di từ những chữ in đến ý nghĩa của nó, minh hoạ cho những cách này. Những cách này có thể được gọi là “suy luận tâm lý”[25]. Vậy thì, chúng ta sẽ chấp nhận những suy luận tâm lý loại như thế, như là một phương tiện của thu tập kiến thức suy diễn, miễn rằng cung cấp được một suy luận lôgích có thể khám phá ra được, chạy song song với suy luận tâm lý. Điều này làm cho định nghĩa của chúng ta về kiến thức suy diễn kém chính xác, không được như chúng ta đã có thể mong muốn, bởi vì từ “khám phá ra được” là mơ hồ: nó không bảo cho chúng ta chừng bao nhiêu suy tưởng là cần thiết để có thể làm nên khám phá. Nhưng trong thực tế, “kiến thức” không phải là một khái niệm chính xác: nó nhập lẫn vào trong “quan điểm khả hữu” [26], như chúng ta sẽ thấy đầy đủ hơn trong diễn trình của chương hiện tại. Một định nghĩa rất chính xác, do đó, không nên tìm kiếm, bởi vì bất kỳ một định nghĩa nào loại như vậy phải không ít thì nhiều, gây hiểu nhầm.

Khó khăn chính yếu về phương diện kiến thức, tuy nhiên, không nảy sinh trên kiến thức suy diễn, nhưng về phương diện kiến thức trực giác. Miễn là chừng nào chúng ta khi đối phó với những kiến thức suy diễn, chúng ta có những thử nghiệm của kiến thức trực giác để lùi trở lại một cách an toàn. Nhưng về phương diện những tin tưởng trực giác, tuyệt là không dễ dàng để khám phá được bất kỳ một tiêu chuẩn nào mà dựa theo đó để phân biệt một số là đúng thật và một số khác là sai lầm. Trong câu hỏi này, có thể đạt được bất kỳ một kết quả thật rất chính xác nào là điều hiếm hoi: tất cả những kiến thức của chúng ta về những sự đúng thực đều bị tiêm nhiễm một vài mức độ của nghi ngờ [27], và một lý thuyết mà lờ đi, bỏ qua thực tế này là sẽ sai lầm rõ ràng. Tuy nhiên, một-gì đó có thể làm được, để giảm bớt những khó khăn của câu hỏi.

Để bắt đầu, lý thuyết của chúng ta về sự thật cung cấp khả năng để phân biệt những sự đúng thực nào đó như tự-hiển-nhiên trong một ý hướng đảm bảo tính không sai lầm. Khi một tin tưởng là đúng thực, chúng ta đã nói, có một sự kiện tương ứng, trong đó rất nhiều những đối tượng của tin tưởng hình thành một phức tạp duy nhất. Tin tưởng được nói là tạo thành kiến thức về sự kiện này, miễn là nó lấp đầy những điều kiện hơi mơ hồ xa thêm nữa đó, mà chúng ta đã đương xem xét trong chương hiện nay. Nhưng đối với bất kỳ sự kiện nào, bên cạnh những kiến thức được tạo thành bởi niềm tin, chúng ta cũng còn có thể có loại kiến thức tạo thành bởi tri giác [28] (dùng từ này trong nghĩa rộng nhất có thể của nó). Thí dụ, nếu bạn biết giờ mặt trời lặn, bạn có thể vào giờ đó, biết sự kiện là mặt trời đương lặn: đây là kiến thức về sự kiện bằng lối của kiến thức về sự những sự đúng thật, nhưng bạn cũng còn có thể, nếu như thời tiết tốt, nhìn về phía tây và thực sự thấy mặt trời đương lặn: trong trường hợp ấy, bạn biết cùng một sự kiện bằng lối của kiến thức về những sự vật.

Thế nên, đối với bất kỳ một sự kiện phức tạp nào, trong lý thuyết, nó có thể được biết trong hai cách: (1) bằng phương tiện của một phán đoán, trong đó một số thành tố của nó đã được phán đoán là có liên hệ, như chúng có liên hệ trong thực tế; (2 ) bằng phương tiện của sự quen biết với chính sự kiện phức tạp, mà (theo một nghĩa rộng) có thể được gọi là nhận thức tri giác, mặc dù tuyệt không có nghĩa là chỉ hạn chế với những đối tượng của các giác quan. Giờ đây, quan sát sẽ thấy được rằng cách thứ hai của hiểu biết một sự kiện phức tạp, cách của sự quen biết, chỉ có thể có được khi thực sự có một sự kiện như thế, trong khi cách đầu tiên, giống như tất cả phán đoán, là mở ra với sai lầm. Cách thứ hai đem cho chúng ta hợp nhất phức tạp, và do đó chỉ có thể có khi những thành tố của nó thực sự có liên hệ thế đó, làm cho chúng kết hợp để tạo thành một phức tạp như vậy. Cách thứ nhất, ngược lại, đem cho chúng ta những thành tố và mối liên hệ một cách tách biệt, và đòi hỏi chỉ những thành tố và những mối liên hệ có trong thực tại: trong cách đó, mối liên hệ có thể không liên hệ với những thành phần, và tuy thế phán đoán có thể xảy ra.

Sẽ nhớ lại ở đoạn cuối của chương XI, chúng ta đã đề nghị rằng có thể có hai loại của tự-hiển nhiên, một loại đem cho một đảm bảo tuyệt đối của sự thật, loại kia chỉ một bảo đảm có thành phần. Bây giờ có thể phân biệt được hai loại này.

Chúng ta có thể nói rằng một sự thật là tự-hiển-nhiên, trong nghĩa đầu tiên và tuyệt đối nhất, là khi chúng ta có quen biết với sự kiện tương ứng với sự thật. Khi Othello tin rằng Desdemona yêu Cassio, sự kiện tương ứng, nếu như tin tưởng của ông đã là đúng, sẽ là “tình yêu của Desdemona với Cassio”. Đây sẽ là một sự kiện mà không ai có thể có quen biết ngoại trừ Desdemona, thế nên, trong ý hướng tự-hiển-nhiên mà chúng ta đang xem xét, sự thật rằng Desdemona yêu Cassio (nếu như nó đã là một sự thật) đã có thể chỉ tự-hiển-nhiên được với Desdemona. Tất cả những sự kiện của trí não, và tất cả những sự kiện liên quan đến dữ liệu-giác quan, chúng có cùng tính chất riêng tư này: bởi vì chỉ có duy một người có thể có quen biết với những sự kiện của trí não, hoặc dữ liệu-giác quan liên hệ. Thế nên, không có sự kiện về bất kỳ sự-vật-việc-gì cá biệt cụ thể mà có thể là tự-hiển-nhiên cho nhiều người được. Mặt khác, những sự kiện về những phổ quát không có tính chất riêng tư này. Nhiều não thức có thể được quen biết với cùng những phổ quát, vì thế một quan hệ giữa những phổ quát có thể được quen biết với nhiều người khác nhau. Trong tất cả mọi trường hợp, ở đấy chúng ta biết qua quen biết một sự kiện phức tạp, nó bao gồm những thuật từ nào đó, trong một quan hệ nào đó, chúng ta nói rằng sự thật - rằng những thuật từ này chúng thật liên hệ như thế, thuộc loại tự-hiển-nhiên bậc nhất hay tuyệt đối nhất, và trong những trường hợp này, phán đoán rằng những thuật từ có liên hệ đến như thế phải là đúng thực. Thế nên, loại tự-hiển-nhiên này là một đảm bảo tuyệt đối của sự đúng thật.

Nhưng mặc dù loại tự-hiển-nhiên này là một đảm bảo tuyệt đối của sự đúng thật, nó không có khả năng cho chúng ta là tuyệt đối chắc chắn, trong trường hợp của bất kỳ một phán đoán cho sẵn nào đó, rằng phán đoán trong câu hỏi là đúng. Giả sử trước tiên chúng ta nhận thức mặt trời chiếu sáng, vốn là một sự kiện phức tạp, và từ đó tiến hành để làm phán đoán “mặt trời đương chiếu sáng”. Khi di chuyển từ tri thức đến phán đoán, là cần thiết để phân tích sự kiện phức tạp cho sẵn: chúng ta phải tách ra “mặt trời” và “chiếu sáng” là những thành phần của sự kiện. Trong tiến trình này, có thể là có dính phạm vào một sai lầm, thế nên, ngay cả như khi một sự kiện có loại tự-hiển-nhiên vào bậc nhất hay tuyệt đối nhất, một phán đoán, đã tin tưởng rằng tương ứng với sự kiện, thì không phải là tuyệt đối không thể sai lầm, bởi vì nó có thể không thật sự tương ứng với sự kiện. Nhưng nếu như nó có tương ứng (theo nghĩa đã giải thích trong chương trước), vậy thì nó phải là đúng thật.

Loại tự-hiển-nhiên thứ nhì sẽ là thuộc về những phán đoán trong trường hợp cá biệt đầu tiên, và không là được suy diễn từ tri thức trực tiếp của một sự kiện như một hợp nhất phức tạp duy nhất. Loại tự-hiển-nhiên thứ hai này sẽ có những mức độ, từ mức độ rất cao nhất xuống đến một độ nghiêng tối thiểu ngả về niềm tin. Lấy làm thí dụ, như trường hợp của một con ngựa phi xa khỏi chúng ta theo dọc một con đường khô cứng. Lúc đầu, sự chắc chắn của chúng ta rằng chúng ta nghe những tiếng vó là hoàn toàn, dần dần, nếu chúng ta lắng nghe chăm chú, đến lúc có một thời điểm, khi ấy chúng ta nghĩ rằng có lẽ đó là trí tưởng tượng, hoặc tiếng màn cửa đập từ tầng nhà trên, hoặc những tiếng tim đập riêng của chúng ta, cuối cùng chúng ta trở nên nghi ngờ không biết có bất kỳ một tiếng ồn nào tất cả hay không, sau đó chúng ta nghĩ rằng chúng ta không còn nghe được bất cứ điều gì, và cuối cùng, chúng ta biết chúng ta không còn nghe được bất cứ điều gì. Trong quá trình này, có một sự liên tục thay đổi từ từ của tự-hiển nhiên, từ mức độ cao nhất đến thấp nhất, không phải trong tự chính những dữ liệu-giác quan, nhưng trong những phán đoán đã dựa trên chúng.

Hoặc lại nữa: Giả sử chúng ta đang so sánh hai sắc của màu, một xanh và một xanh lá cây [29]. Chúng ta có thể khá chắc chắn rằng chúng có những sắc khác nhau về màu, nhưng nếu xanh lá cây được thay đổi từ từ, thành nhiều hơn và càng nhiều hơn giống như xanh, đầu tiên trở thành một màu xanh-xanh lá cây, sau đó một màu xanh-hơi-xanh lá cây, rồi sau đó thành hẳn màu xanh, sẽ đến có một thời điểm, khi ấy chúng ta nghi ngờ liệu chúng ta có thể nhìn thấy bất cứ sự khác biệt nào không, và rồi sau đó có một thời điểm, khi ấy chúng ta biết rằng chúng ta không thể nhìn thấy bất cứ sự khác biệt nào nữa. Cùng một xảy ra như thế khi chúng ta so dây hay chỉnh âm một nhạc cụ, hoặc trong bất kỳ trường hợp khác, nơi có một sự thay đổi từ từ chuyển tiếp liên tục. Thế nên, tự-hiển-nhiên thuộc loại này là một nội dung của mức độ; và xem ra có vẻ như đơn giản rằng những mức độ càng cao hơn được tin cậy càng nhiều hơn, so với những mức độ thấp hơn.

Trong kiến thức suy diễn, những tiền đề tối hậu của chúng ta phải có một vài mức độ tự-hiển nhiên, và sự liên kết của chúng với những kết luận đã diễn dịch ra từ chúng, cũng phải có như thế. Lấy thí dụ, một mảnh lý luận trong hình học. Không phải là đã đủ nếu chỉ những tiền đề mà từ đó chúng ta bắt đầu phải là tự-hiển-nhiên: cũng còn là điều cần thiết rằng, ở mỗi bước trong lý luận này, sự kết nối của tiền đề và kết luận phải nên là tự-hiển-nhiên . Trong lý luận khó khăn, kết nối này thường chỉ có một mức độ rất nhỏ của tự-hiển nhiên, thế nên những sai lầm của lý luận không phải là không có thể xảy ra ở nơi sự khó khăn là rất lớn.

Từ những gì đã nói, điều là hiển nhiên là cả hai, đối với kiến thức trực giác và đối với những kiến thức suy diễn, nếu chúng ta giả định rằng kiến thức trực giác là đáng tin cậy trong tỷ lệ với mức độ tự-hiển-nhiên của nó, sẽ có một sự tiệm tiến trong tính chất đáng tin cậy, từ sự hiện hữu của dữ liệu-giác quan đáng ghi chú và những đúng thực đơn giản hơn của lôgích và số học, vốn chúng có thể được nhận như là khá chắc chắn, xuống đến những phán đoán chúng xem dường có thể chỉ khả hữu nhiều hơn so với những đối nghịch của chúng. Những gì chúng ta tin tưởng vững chắc, nếu như nó là đúng thực, được gọi là kiến thức, với điều kiện nó là hoặc trực giác, hoặc suy diễn (một cách lôgích hoặc tâm lý) từ kiến thức trực giác mà từ đó nó dẫn theo một cách lôgích. Những gì chúng ta tin tưởng vững chắc, nếu nó không phải là sự thật, được gọi là sai lầm. Những gì chúng ta tin tưởng vững chắc, nếu nó không phải là kiến thức cũng không phải sai lầm, và cũng kể những gì chúng ta tin tưởng một cách do dự, không nhất quyết bởi vì nó là, hoặc nó có nguồn gốc từ, một cái gì đó đã không phải là ở mức độ cao nhất của tự-hiển nhiên, có thể được gọi là quan điểm khả hữu. Thế nên, phần lớn những gì thông thường sẽ được thông qua như là kiến thức thì ít hơn hay nhiều hơn là quan điểm khả hữu.

Đối với quan điểm khả hữu, chúng ta có thể lấy được sự trợ giúp rất lớn từ tính chặt chẽ, vốn chúng ta đã gạt bỏ như định nghĩa của sự đúng thật, nhưng thường thường có thể sử dụng như một tiêu chuẩn. Một toàn bộ những quan điểm khả hữu có tính cách cá nhân riêng biệt, nếu chúng tương hỗ chặt chẽ, trở nên khả hữu hơn là bất kỳ một đơn lẻ nào trong số chúng nếu như đứng riêng biệt. Đó là trong cách này mà nhiều những giả thuyết khoa học thu được tính chất khả hữu của chúng. Chúng ăn khớp vừa vặn vào trong một hệ thống chặt chẽ của những quan điểm khả hữu, và do đó càng trở nên có thể xảy ra hơn là nếu chúng đứng trong cô lập. Cũng cùng một điều áp dụng với những giả thuyết triết học tổng quát. Thông thường trong một trường hợp đơn nhất, những giả thuyết như thế đó có thể xem ra rất đáng nghi ngờ, nhưng tuy thế, trong khi chúng ta xem xét trật tự và tính mạch lạc mà chúng đem vào giới thiệu trong một khối đông đảo những quan điểm khả hữu, chúng trở nên khá gần chắc chắn. Điều này áp dụng, trong trường hợp cụ thể, vào những vấn đề như sự khác biệt giữa những giấc mơ và cuộc sống thức tỉnh. Nếu những giấc mơ của chúng ta, đêm tiếp đêm, đã cũng chặt chẽ mạch lạc đêm này với đêm khác, như những ngày của chúng ta, chúng ta rồi nên khó mà biết – không biết nên tin vào những giấc mơ hay vào cuộc sống thức tỉnh nữa. Thế nên, sự thử nghiệm bằng tính chặt chẽ đã lên án những giấc mơ và chứng thực cuộc sống thức tỉnh. Nhưng thử nghiệm này, mặc dù nó làm tăng xác suất khả hữu những nơi nó thành công, nó không bao giờ mang cho chắc chắn tuyệt đối, trừ khi đã sẵn có sự chắc chắn tại một vài điểm trong hệ thống chặt chẽ mạch lạc. Thế nên, nếu đơn giản chỉ là sắp xếp của quan điểm khả hữu, tự nó sẽ không bao giờ, chuyển biến nó vào thành kiến thức không thể nghi ngờ được.

Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Apr/2010)



[1] Socrates (469 BC–399 BC) triết gia cổ Hy lạp. Được xem như một trong những vị khai sáng nền triết học phương Tây. Một trong những học trò của ông trở nên nổi tiếng lỗi lạc là Plato. Những gì chúng biêt về Socrates chính yếu là qua Plato ghi lại, vì ông không để lại tác phẩm nào.
Ba thày trò Socrates, Plato, và Aristotle được xem như những người đặt nền cho triết học phương Tây. Những câu hỏi họ nêu lên và những lời đáp của họ về chúng, đã thành những đề tài triết học muôn thuở, cho mãi đến tận nay.
Socrates là kiểu mẫu của một vị được gọi là hiền giả (sage) theo nghĩa người thực sống theo những ý tưởng mà mình cho là đúng, chứ không chỉ lý thuyết, dù thái độ sống đó, thường đi ngược hay khác biệt với của xã hội đương thời, nhiều khi đưa tới nguy hiểm cho bản thân. Thí dụ trường hợp Socrates bị buộc tội chết, hay như tác giả bản văn trên, Russell, bị mất chức, vào tù nhiều lần.
Socrates còn được xem là một trong những nhà giáo dục vĩ đại, ông không diễn thuyết nhưng dạy học bằng cách đặt những câu hỏi, qua đó đưa người đối thoại đến lời đáp. Có thể nói từ Socrates, chúng ta đi đến một định nghĩa, xem triết lý là đặt câu hỏi. Trong triết học, sự quan trọng và chính yếu là ở câu hỏi, chứ không phải trả lời, vì nếu câu hỏi đươc đặt cho đúng, trong một hay những cách nào đó, nó sẽ mở lộ trả lời cho chính nó, đó là, hỏi tức trả lời.
Trong bài, Russell viết “insistent Socrates”, là chỉ phương pháp đặt câu hỏi của Socrates (Socratic method of questioning).
[2] Không thể gọi là “đúng” vì cũng không thể gọi là “sai”.
Các dữ liệu giác quan như Russell định nghĩa, chúng là thế, thế này hay thế khác, nhưng không đúng hay không sai.
Nên đừng quên, có những đối tượng chúng ta có thể nói là:
a. Nó có hay không có (hiện hữu)
b. Nó đúng thật hay sai lầm
c. Nó tốt (có giá trị nên theo) hay xấu (nên tránh)
Trong tập sách mỏng cố điển này, như đã nói ở lời mở đầu, Russell thỉnh thoảng phải nhắc tới (a) – bản thể luận, nhưng chủ yếu của ông là nói về (b) – tri thức luận, và không nói gì về (c) – đạo đức luận.
[3] class
[4] Xem chú thích trước – giai thoại về vị vua nước Anh, ông thực sự không hề có mặt trong trận đánh nổi tiếng Waterloo.
[5] Sự vật, chúng có hay không (lĩnh vực của hiện hữu), nhưng không đúng hay sai (lĩnh vực của tri thức)
[6]dualism”: thường dịch là “nhị nguyên”, hay “lưỡng nguyên”, từ này có nhiều nghĩa biến đổi trong lịch sử tư tưởng. Một cách tổng quát, là quan điểm chủ trương thực tại gồm hai phần khác hẳn nhau. Trong triết học về não thức (philosophy of mind), là tin tưởng rằng có phần phi vật chất (mental –trí não) và phần vật chất (bộ óc); chúng khác biệt, hay ít nhất chúng không là một. Thường ngầm hiểu là vật chất và tinh thần, và sẽ thành phức tạp khi dẫn đến các quan điểm khác biệt về giá trị, tầm quan trọng của chúng.
Trong một số lĩnh vực, còn là quan điểm cho rằng có hai loại, hay hai phạm trù những sự-việc-vật hay nguyên tắc. Khi ấy, như trong nội dung đang nói đây, một từ có lẽ đúng hơn là “lưỡng giá”; ở đây chỉ ý - có cặp đôi những giá trị đối lập – thí dụ đúng/sai, có/không có, ... trong đối tượng chúng ta đang xem xét.
[7] Đây là định nghĩa – chúng ta hay nói “sự thật là... chân lý là...” vậy “thế nào là sự thật?” hay “sự thật là gì?” hay “thật là ?” – Russell đưa ra (một) định nghĩa: “sự thật gồm trong một vài hình thức tương ứng giữa tin tưởng và sự kiện”; (nguyên văn “truth consists in some form of correspondence between belief and fact”).
[8] “coherence”- nguyên văn “truth consists in coherence”
[9] Othello, the Moor of Venice bi kịch của William Shakespeare, viết khoảng 1603, có chủ đề là: kỳ thị chủng tộc, tình yêu, ghen tuông và phản bội.
Bốn nhân vật chính: Othello, tướng quân người Moor, vợ là Desdemona; vị tuỳ tướng là Cassio; và người tuỳ viên Iago. Do những tác hành của Iago, cuối cùng Othello đã giết oan Desdemona vì tin vợ mình ngoại tình với Cassio.
[10] Theo dõi thí dụ Russell, ông lấy từ câu chuyện của Shakespeare , vốn rất phổ thông trong thế giới tiếng Anh – giữ thật đơn giản:
- Ba nhân vật: Othello, Cassio, và Desmona.
- Liên hệ: O tin - D yêu C, có nghĩa O tin vào một đối tượng – đó là, tình yêu (T) của D với C.
- Trong thực tế, đối tượng T không có thực, nghĩa là không có - sự hài hoà tương ứng giữa tin tưởng của O và sự kiện T (định nghĩa của Russell về sự thật, ở trên) - nên tin tưởng của O là sai lầm.
[11] “term” – tạm dịch là thuật từ (tương tự như “terminology” đã là thuật ngữ). Khái niệm “denoting” của Russell dùng rất nhiều từ ngữ được dùng trong ngữ học, ngay cả trong lôgích hình thức cũng vậy. Trong thí dụ trên đây, York, London và Edinburgh là những thuật từ. (của quan hệ, hay liên hệ “giữa” hay “ở giữa”).
[12] Nguyên văn “relations”, nhắc lại ở đây, theo Russell, những “quan hệ” là những phổ quát, và chúng ta biết chúng qua trực giác.
[13] Nguyên văn “act” – Russell gọi tin tưởng hay phán đoán là “hành vi” – hay tác động, hiểu như tác động, hay một hành vi của tinh thần, nghĩa là nó có thể tạo một hậu quả nào đó.
[14] Theo Russell, tin tưởng không thể là một quan hệ lưỡng cực - chỉ giữa hai thuật từ (binary relation): người tin tưởng và một sự kiện, vì nếu như thế không thể có tin tưởng sai lầm. Thay vào đó, ông xây dựng một quan hệ nhiều chiều (multigrade relation), hay tạm gọi quan hệ đa cực, giữa người tin tưởng và những đối tượng (đặc thù và phổ quát).
[15] Nguyên văn “constituents”
[16] inflected language – ngôn ngữ biến hoá : thí dụ như tiếng Anh, thay đổi giống, số, thì,..
[17] nominative và accusative.
[18] order và series – khái niệm trong toán học.
[19] Chú ý, nhắc lại ở đây, theo lý thuyết của Russell (triết học phân tích) - phán đoán hoặc tin tưởng cũng là một quan hệ.
[20] Trong thí dụ trên đây về Othello:
- J (o, d, L, c) = Othello tin (hay phán đoán) rằng “Desdemona yêu Cassio”.
- Đó là, một tin tưởng, là một n-tuple, b (ở đây n=4), tin tưởng là một quan hệ J, quan hệ đó là một hợp nhất phức tạp, trong đó có: Othello, Desdemona, tình yêu, và Cassio = [o, d, L, c]. Trật tự các thuật từ được đặt theo ý hướng của tin tưởng của O là d, L, c.
- Nghĩa là: ( b: tin tưởng) (b = ([o, d, L, c]).
Một tin tưởng là đúng, nếu và chỉ nếu những đối tượng của tin tưởng là liên hệ, như chúng đã được phán đoán là có liên hệ.
Trong thí dụ trên – [o, d, L, c] là đúng, iff dLc. Nghĩa là d,L,c tạo nên một toàn bộ hợp nhất phức tạp, nhất trí, không mâu thuẫn nhau.
[21] Lý thuyết của Russell ở đây, về sự thực:
( b)(b là đúng ( x)( y)( R)((b là tin tưởng rằng xRy) & xRy))
[22] object-terms
[23] object-relation
[24] “derivative”: tạm dịch “suy diễn” gốc là “derive” có nghĩa suy ra, diễn dịch ra. Russell cho định nghĩa “kiến thức suy diễn là những gì được rút ra chặt chẽ từ những tiền đề được biết bằng trực giác”.
[25] Psychological inference
[26] probable opinion - quan điểm hay ý kiến khả hữu, hầu như đúng.
[27] Nguyên văn “all our knowledge of truths is infected with some degree of doubt".
[28] Perception – tri giác, tri thức
[29] Trong tiếng Anh, có hai từ phân biệt: “blue” và “green” – tại sao chúng ta chỉ có một từ “xanh”? thế nên đã phải thêm “xanh (như) lá cây” và “xanh (như) nước biển” để phân biệt, mặc dù chúng ta sống cạnh biển, và không thiếu rừng cây, đồi núi. Chưa kể “xanh (da trời)”. Ngồi giữa ruộng lúa, hay đồi cây nhìn lên trời, chúng ta thấy xanh của bầu trời ("trời thu xanh ngắt mấy từng cao" NK) và xanh ruộng lúa, lá mạ, cây cỏ rất khác nhau ("cỏ non xanh tận chân trời" ND).
Theo Russell, chúng là dữ liệu-giác quan, và thành – tri thức (perception) ; sao có sự khác biệt giữa chúng ta và các dân tộc có 2 từ khác nhau để chỉ hai màu rất khác nhau.