Plato
Phiên Tòa và cái Chết của Socrates
Euthyphro – Apology - Crito - Cảnh chết trích từ Phaedo
Bản Anh ngữ của G. M. A. Grube “The Trail and Death of Socrates”. Hackett; Indianapolis, Indiana: 1920
Triết học Tây phương mở đầu bằng một cái Chết,
cái chết của Socrates.
Người Dịch
Lê Dọn Bàn
Lê Dọn Bàn
Tại thời điểm xử án và chấp hành bản án của mình năm 399 BC, Socrates đã bảy mươi tuổi. Ông đã sống xuốt thời đại của Pericles khi Athens ở trên đỉnh cao sức mạnh đế quốc và uy lực văn hoá của nó, sau đó qua 25 năm chiến tranh với Sparta, dẫn đến Athens bị bại trận năm 404, nối tiếp là cuộc cách mạng do tập đoàn lãnh đạo, và cuối cùng, sự phục hồi của nền dân chủ. Trong hầu hết thời gian này, ông là một nhân vật nổi tiếng, khai triển triết lý của ông về cuộc đời trên những đường phố của Athens với bất cứ ai là người quan tâm lắng nghe. “Sứ mệnh” của ông, như ông giải thích trong lời cãi trước tòa (Apology) là để phơi bày sự vô minh của những người nghĩ rằng mình khôn ngoan và cố gắng thuyết phục những công dân thành phố của ông là mỗi người chịu trách nhiệm về những thái độ đạo đức của mình. Những đàm thoại ban đầu của Plato, trong đó Euthyphro là một thí dụ hay, cho thấy ông tìm kiếm để định nghĩa những thuật ngữ về đạo đức và đặt những câu hỏi khó đáp. Không có lý do gì để giả định rằng những câu hỏi này đã chỉ hạn chế vào đời sống của những cá nhân. Thật vậy, nếu ông đặt câu hỏi về những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ, và với nó đã cũng chấp nhận và thực hiện bất cứ một điều gì giống như thái độ Plato đã gán cho ông, không phải tự hỏi nền dân chủ vừa được khôi phục (tại sao) nên xem ông có một ảnh hưởng xấu trên giới trẻ.
Với sự phát triển của nền dân chủ và trong sự dậy men của trí thức chin mùi trong thế kỷ thứ năm TCN, đã cảm thấy có một nhu cầu cho giáo dục cao cấp hơn. Để đáp ứng, đã khởi phát một số giáo sư du hành, những người được gọi là những nhà Sophist. Tất cả trong số họ đã dạy khoa hùng biện, nghệ thuật nói trước công chúng, vốn đã là một vũ khí mạnh mẽ, bởi vì tất cả những quyết định quan trọng đã được thực hiện bởi những hội đồng của công dân thuộc nam giới trưởng thành, hoặc ở những tòa án với bồi thẩm đoàn rất lớn. Không có gì đáng ngạc nhiên, trong não thức công chúng, Socrates thường bị nhầm lẫn với những nhà sophist này, vì cả hai đều có khả năng đặt câu hỏi về những giá trị đã được thiết lập và được thừa kế. Nhưng những khác biệt của họ là quan trọng: Những sophist tuyên xưng đưa người ta đi trên đường đến thành công, trong khi Socrates phủ nhận rằng ông đã dạy bất cứ một điều gì, những đàm thoại của ông nhằm khám phá ra sự thật, khi có được kiến thức và sự hiểu biết về cuộc đời và những giá trị của nó, vốn ông nghĩ là cơ bản nhất của một cuộc sống tốt đẹp và của triết học, với ông là một đạo đức cũng như một theo đuổi trí thức. Do đó nghịch lý nổi tiếng của ông là - đạo đức là kiến thức - và rằng khi người ta làm điều sai lầm đó là chỉ bởi vì họ không biết bất kỳ gì tốt hơn. Chúng ta thường được bảo rằng trong lý thuyết này, Socrates bỏ qua ý chí, nhưng điều đó là vướng một phần ngộ nhận. Mục đích là không phải lựa chọn điều đúng, nhưng là trở thành kiểu như con người không thể chọn điều sai, và là những ai không còn có bất kỳ sự lựa chọn nào trong vấn đề. Đây là những gì ông đôi khi diễn tả như là - trở thành như một gót - bởi vì những vị gót, khi ông nói trong Euthyphro (10d), yêu cái đúng vì nó thì đúng ; họ không thể làm khác và không còn có sự lựa chọn nào hết cả, và họ không thể là nguyên nhân của sự tà ác.
Bản dịch trong tập sách này cung cấp toàn bộ giải thích của Plato về tấn tuồng xử án và cái chết của Socrates. Những nhắc nhở về phiên tòa sắp tới và những tội buộc kể trong Euthyphro như là một loại giới thiệu về tấn tuồng này. Apology là phiên bản của Plato về bài phát biểu của Socrates với hội đồng bồi thẩm để tự cãi cho mình. Trong Crito chúng ta thấy Socrates từ chối cứu mạng mình bằng cách trốn thoát ra ngoài sống lưu vong. Phaedo cho một giải thích về cuộc thảo luận với bạn bè của ông ở trong tù vào ngày cuối cùng của đời mình, chủ yếu là về vấn đề bất tử của linh hồn.
Ảnh hưởng của Socrates với những người đồng thời với ông khó có thể là được phóng đại, đặc biệt là với Plato, nhưng không phải chỉ mình Plato mà thôi, đối với cả một số tác giả đã viết về Socrates trong đầu thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. Và ảnh hưởng của ông trên những triết gia sau này, phần lớn thông qua Plato, cũng rất lớn. Tác động này, ít nhất là với những người đương thời của ông, do không chỉ lý thuyết của ông, nhưng phần lớn trong nhân cách và cá tính của ông, cá tính bình thản, tự tin nổi lên một cách hết sức sinh động từ ngòi bút của Plato, và đặc biệt là từ tường thuật của Plato về phiên tòa, tù giam và khi thi hành bản án tử hình bằng uống thuốc độc.
Chú ý: Với vài ngoại lệ, bản dịch này dựa trên văn bản Oxford Burnet.
G. M. A. Grube
EUTHYPHRO
Euthryphro ngạc nhiên khi gặp Socrates trong hành lang tòa án của quan archon trưởng, Socrates không phải là loại người có công việc liên hệ với những tòa án. Socrates giải thích rằng ông bị một Meletus truy tố với tội danh làm hư hỏng giới trẻ và không tin tưởng vào những vị gót mà thành phố tin tưởng. Sau một thảo luận ngắn gọn về việc này, Socrates thắc mắc về công chuyện của Euthryphro tại tòa án, và được kể rằng Euthryphro đang khởi tố cha mình về án mạng một người làm công mà chính ông này là kẻ giết người. Gia đình và bạn bè của Euthryphro tin rằng hướng diễn tiến hành động của ông là không kính tín, nhưng Euthryphro giải thích rằng trong chuyện này, họ là sai lầm và phơi bày sự thiếu hiểu biết của họ về bản chất của lòng đạo hạnh. Điều này tự nhiên dẫn đến Socrates hỏi, lòng đạo hạnh [1] là gì? và phần còn lại của đàm thoại được dành để tìm kiếm một định nghĩa về lòng đạo hạnh, minh họa Socrates tìm kiếm những định nghĩa phổ quát của đạo đức học, vốn chúng đã được đã dành trọn trong một số những đàm thoại ban đầu của Plato. Như thường lệ, không định nghĩa nào tìm được đã làm hài lòng Socrates.
Hosion thuật ngữ tiếng Hylạp có nghĩa, trong trường hợp đầu tiên, kiến thức về những nghi thức thích đáng trong cầu nguyện và hy sinh, và dĩ nhiên sự thực hiện nó (như Euthyphro đã định nghĩa nó trong câu 14b [2]). Nhưng rõ ràng là Euthryphro sử dụng nó theo nghĩa rộng hơn nhiều về hành vi đạo đức nói chung (thí dụ như của chính ông) và trong nghĩa như vậy, từ ngữ thì thực tiễn là tương đương với sự công chính (công lý của Republic), quá trình chuyển biến là pương cách của hành vi làm hài lòng những vị gót.
Ngoài tư cách là một thí dụ tuyệt vời của những đàm thoại ban đầu, thường được gọi là những đàm thoại Socrates [3], Euthyphro chứa một vài đoạn có ý nghĩa triết học quan trọng. Chúng bao gồm những đoạn mà trong đó Socrates nói về của một Thể Dạng [4] , trình bày bởi tất cả những hành động mà chúng ta gọi là đạo hạnh (5d), cũng như một đoạn trong đó chúng ta được bảo - những vị gót yêu những gì là đạo hạnh vì nó là đạo hạnh, chứ nó không phải là đạo hạnh bởi vì được những vị gót yêu (10d). Một đoạn khác làm rõ sự khác biệt giữa chi và loài (l1e) [5]. Những ý nghĩa hàm ngụ sẽ được bàn luận thêm ở những ghi chú trong những đoạn này.
G. M. A. Grube
EUTHYPHRO
(I. Socrates và Euthyphro tình cờ gặp nhau ở hành lang tòa án của quan archon-trưởng)
EUTHYPHRO [6]: Có gì mới đây hả Socrates, khiến ông bỏ nơi lui tới bình thường của mình ở Lyceum [7] và phí thời giờ của ông ở đây, trong sân tòa án của quan archon-trưởng [8]? Chắc chắn là ông không khởi tố một ai đó trước quan archon-trưởng như tôi đấy chứ?
SOCRATES: Những người Athens không gọi đây là một khởi tố nhưng là một cáo trạng buộc tội [9], Euthyphro ạ.
E: Ông nói cái gì đây ? Một người nào đó đã phải truy tố ông, vì ông sẽ không nói với tôi rằng ông đã truy tố một người nào khác đấy chứ?
S: Không, thực vậy.
E: Nhưng một người nào khác đã truy tố ông?
S: Hoàn toàn là thế .
E: Người ấy là ai?
S: Tự tôi, tôi không biết anh ta, Euthyphro. Anh ta rõ ràng là trẻ tuổi và không được biết nhiều. Người ta gọi anh là Meletus, tôi tin vậy. Anh ta thuộc về deme [10] Pitthean, không biết bạn có biết bất cứ ai từ deme đó gọi là Meletus, với mái tóc dài, râu quai nón không nhiều, và một cái mũi hơi khoằm như mũi chim ưng.
E: Tôi không biết anh ta, Socrates. Những tội gì anh ta mang ra cáo buộc ông?
S: Tội gì? Một tội không tầm thường, tôi nghĩ, vì không phải là chuyện nhỏ để một người trẻ tuổi có kiến thức về một chủ đề quan trọng như vậy. Anh ta nói rằng anh biết thanh niên của chúng ta bị hư hỏng và ai làm hư chúng. Anh hẳn là khôn ngoan, và khi anh thấy sự thiếu hiểu biết của tôi làm hư hỏng những người đồng thời của anh, anh tiến hành để buộc tội tôi với thành phố như mẹ của những thanh niên. Tôi nghĩ anh ấy là duy nhất trong những người hoạt động chính trị của chúng ta bắt đầu trong con đường đúng, vì đó là đúng trước tiên nên chăm sóc giới trẻ sao cho càng tốt như có thể càng hay, cũng giống như một người nông dân tốt là chắc chắn chăm sóc những cây con đầu tiên, và những cây khác sau. Cũng vậy, nên Meletus loại bỏ khỏi chúng ta ai làm hư hỏng những chồi non, như anh nói, và rồi sau đó, anh sẽ rõ ràng là bận tâm với những người lớn tuổi hơn, và trở thành một nguồn phước lành lớn cho thành phố, như có vẻ sẽ có khả năng xảy ra với ai là người bắt đầu theo lối này.
E: Tôi ước gì điều này là đúng, Socrates, nhưng tôi sợ sự ngược lại có thể xảy ra. Với tôi xem ra anh ta bắt đầu bằng làm tổn hại đến chính trái tim của thành phố bằng cố gắng làm điều không đúng với ông. Nói cho tôi biết, anh ta nói những gì mà bảo là ông làm hỏng giới trẻ?
S: Những điều lạ lùng, khi nghe anh ta kể chúng, bởi vì anh ấy nói rằng tôi là một người làm ra những vị gót, và trên nền tảng rằng tôi tạo ra những vị gót mới, trong khi không tin tưởng vào những vị gót cũ, anh ấy đã truy tố tôi vì lợi ích của họ, như anh ta đã nói theo lối thế .
E: Tôi hiểu, Socrates. Đây là vì ông nói rằng dấu hiệu thần linh cứ xảy đến với ông [11]. Vì vậy, anh ta đã viết bản cáo trạng này chống lại ông như một người là kẻ làm những đổi mới trong những nội dung tôn giáo, và anh ta đi ra tòa để vu khống ông, biết rằng những điều như thế đó có thể dễ dàng trình bày sai lạc với đám đông. Cùng một điều này cũng đúng như trong trường hợp của tôi. Bất cứ khi nào tôi nói về những vấn đề thiêng liêng trong một Hội Đồng [12] và báo trước tương lai, họ cười dìm tôi xuống như thể tôi bị điên, và tôi đã báo trước không có gì mà không xảy ra. Tuy nhiên, họ ghen tị với tất cả chúng ta những người làm điều này. Người ta không cần lo lắng về họ, nhưng đối đầu thẳng với họ.
S: Euthyphro thân mến, có lẽ bị cười thì không thành vấn đề, bởi vì người Athens không lấy làm phiền bất cứ ai họ nghĩ rằng thông minh, miễn là người này không giảng dạy sự khôn ngoan của mình, nhưng nếu họ nghĩ rằng người này làm cho những người khác là giống như chính ông ta, họ nổi giận, không biết là vì ghen tị như bạn nói hay không, hoặc vì một số lý do khác.
E: Tôi chắc chắn chẳng có mong ước để thử nghiệm những cảm xúc của họ về phía tôi trong vấn đề này.
S: Có lẽ bạn dường như làm cho mình, nhưng hiếm khi có sẵn sàng, và không muốn dạy sự khôn ngoan của riêng bạn, nhưng tôi sợ rằng sự ưa thích của tôi vói mọi người, làm cho họ nghĩ rằng tôi tuôn ra bất cứ gì tôi phải nói, cho bất cứ ai, không chỉ không tính tiền công, nhưng còn ngay cả vui mừng khen thưởng bất cứ ai là người sẵn sàng lắng nghe. Nếu sau đó họ đã có ý định để cười tôi, như bạn nói rằng họ cười với bạn, thì sẽ không có gì khó chịu khi phí thời giờ của họ trong tòa án để cười đùa và bỡn cợt, nhưng nếu như họ sẽ nghiêm trọng, những gì sẽ xảy ra thì không rõ ràng, ngoại trừ với người tiên tri như bạn.
E: Có lẽ nó sẽ chẳng đi đến đâu, Socrates, và bạn sẽ chiến đấu trong chuyện tố tụng của bạn theo như bạn nghĩ rằng tốt nhất, như tôi nghĩ rằng tôi sẽ (trong vụ kiện) của tôi.
S: Euthyphro vụ kiện của bạn là gì? Bạn bị người ta kiện, hay bạn kiện người ta?
E: Đi kiện người ta.
S: Bạn truy tố ai?
E: Một người mà tôi nghĩ là có điên mới truy tố.
S: Bạn có truy đuổi một người nào đó sẽ dễ dàng trốn thoát khỏi tay bạn?
E: Còn xa mới được thế, vì ông ta khá già.
S: Ai vậy ?
E: Cha tôi.
S: Bạn khả kính thân mến ơi! Cha của bạn?
E: Chắc chắn.
S: Buộc tội gì? Trường hợp nào đấy?
E: Giết người, Socrates.
S: Trời cao ơi! Chắc chắn, Euthyphro, hầu hết con người sẽ không biết họ có thể làm điều này làm như thế nào và cho đúng. Đây không phải là phần cho bất cứ ai làm điều này, nhưng thuộc một ai là người tiến thật xa trong sự khôn ngoan.
E: Vâng, có Zeus chứng giám, Socrates, đó là như vậy.
S: Nếu vậy người bị cha bạn đã giết chết là một người trong họ hàng của bạn? Hay hiển nhiên như thế phải không, vì bạn sẽ không truy tố cha của bạn vì sát hại một người xa lạ [13].
E: Thật là lố bịch đáng buồn cười, Socrates, để bạn nghĩ rằng nó làm nên bất kỳ khác biệt nào cho dù nạn nhân là một người lạ hoặc một người thân. Người ta chỉ nên xem liệu kẻ giết người đã hành động một cách công chính hay không, nếu anh ta đã hành động một cách công chính, để anh ta đi, nhưng nếu không, người ta nên truy tố, đó là để nói, như nếu kẻ giết người cùng chia lò sưởi và bàn ăn với bạn. Ô nhiễm môi trường là như nhau nếu bạn biết làm bầu bạn với con người như vậy và không tẩy rửa sạch chính mình và anh ta, bằng cách đưa anh ta ra công lý. Nạn nhân là một tùy thuộc của tôi, và khi chúng tôi làm ruộng ở Naxos [14], anh là một người đầy tớ của chúng tôi. Anh giết chết một trong những nô lệ của gia đình chúng tôi trong tức giận say rượu, do đó cha tôi trói tay chân và ném anh ta xuống một cái rãnh, sau đó gửi một người đến đây để hỏi tu sĩ [15] xem nên làm những gì. Trong thời gian đó ông đã không nghĩ hoặc quan tâm gì đến người bị trói, vì là một kẻ giết người, và nó đã không thành vấn đề gì nếu như anh ta có chết, mà anh ta đã chết thật. Đói và lạnh và bị trói đã gây ra cái chết của anh ta, trước khi sứ giả từ người muốn tìm gặp trở về. Cả cha tôi và những thân nhân khác của tôi tức giận rằng tôi khởi tố cha tôi vì tội giết người, thay mặt cho một kẻ giết người, trong khi thậm chí ông đã không giết chết anh ta, họ nói, và ngay cả khi ông có làm thế đi nữa, kẻ chết đó không xứng đáng được nghĩ đến, bởi vì anh ta đã là một kẻ giết người. Họ nói, đó là không-đạo hạnh khi một đứa con trai khởi tố cha của mình về tội giết người. Tuy nhiên, những ý tưởng của họ về thái độ của thần linh với lòng đạo hạnh và vô hạnh là sai, Socrates.
S: Trong khi đó, xin Zeus chứng giám, Euthyphro, bạn nghĩ rằng kiến thức của bạn về thần linh, về lòng đạo hạnh và về vô đạo hạnh, thì thật chính xác thế nên, khi những điều đó đã xảy ra như bạn nói, bạn không có sự sợ hãi đã hành động vô đạo hạnh trong việc đưa cha của bạn để xét xử?
E: Tôi sẽ chẳng làm nên trò trống gì, Socrates, và Euthyphro sẽ là không giỏi hơn đa số người ta, nếu như tôi đã không có kiến thức chính xác về tất cả những điều như vậy.
S: Thực vậy, điều quan trọng nhất, Euthyphro đáng ngưỡng mộ của tôi, là tôi nên trở thành học trò của bạn, và về phần bản cáo trạng, thách thức Meletus về chính tất cả những điều này, và nói với anh ta: trong quá khứ cũng thế, tôi xem kiến thức về thần linh là quan trọng nhất, và bây giờ mà anh ta nói rằng tôi phạm tội ứng chế và đổi mới về những vị gót, tôi đã trở thành học trò của bạn. Tôi sẽ nói với anh ta: “Meletus, nếu bạn đồng ý rằng Euthyphro là khôn ngoan trong những vấn đề này, hãy xem xét tôi cũng thế nữa, tôi có những tin tưởng đúng, và đừng đưa tôi ra tòa. Nếu bạn không nghĩ thế, vậy nên truy tố người thày dạy đó của tôi, chứ không phải là tôi, về tội làm hư hỏng những người lớn tuổi hơn, tôi và cha của ông ta, bằng cách dạy tôi và bằng đòi đưa ra tòa và trừng phạt cha của ông ta”. Nếu anh ta không tin, và không hủy bỏ sự truy tố tôi, hay không truy tố bạn thay vì tôi, tôi sẽ lặp lại cùng thách thức trước tòa án.
E: Vâng, nhờ Zeus, Socrates, và nếu anh ta có truy tố tôi, tôi nghĩ rằng tôi sẽ tìm thấy những điểm yếu của anh ta, và chuyện nói tại tòa án sẽ là về anh ta, hơn là về tôi.
(II. Socrates hỏi Euthyphro định nghĩa đạo hạnh là gì?)
S: Chính là vì tôi nhận ra điều này khiến tôi rất muốn trở thành học trò của bạn, bạn thân mến của tôi ơi. Tôi biết rằng những người khác cũng như Meletus này, thậm chí không có vẻ chú ý đến bạn, trong khi ấy anh ta thấy tôi quá sáng và rõ, khiến anh ta truy tố tôi về tội không kính tín [16]. Vậy bây giờ hãy nói tôi nghe, xin Zeus chứng giám, những gì bạn vừa mới đây chủ trương là bạn biết rõ: sự việc loại gì bạn nói chúng là sự tin kính và là sự không tin kính, cả hai như đối với vấn đề giết người và những sự việc khác; hoặc là đạo hạnh thì không là một và không giống nhau trong mọi hành động, không-đạo hạnh là đối nghịch của tất cả những gì là đạo hạnh và giống như chính đạo hạnh, và tất cả mọi thứ mà là không-đạo hạnh trình bày với chúng ta với một thể dạng [17], hoặc dạng-ngoài với chừng mức nó là không-đạo hạnh.
E: Hết sức chắc chắn, Socrates.
S: Vậy nói cho tôi biết, đạo hạnh là gì, và không-đạo hạnh là gì, nào bạn nói gì nào?
(III. Định nghĩa thứ nhất của Euthyphro: đạo hạnh là những gì Euthyphro đang làm, truy tố kẻ làm điều sai quấy)
(III. Định nghĩa thứ nhất của Euthyphro: đạo hạnh là những gì Euthyphro đang làm, truy tố kẻ làm điều sai quấy)
E: Tôi nói rằng đạo hạnh là làm những gì tôi đang làm bây giờ đây, truy tố kẻ làm điều sai quấy [18], có thể là về giết người, hoặc cướp đền thờ, hoặc bất cứ điều gì khác, dù kẻ làm điều sai quấy là cha hoặc mẹ của bạn, hoặc bất cứ ai khác; không truy tố là không-đạo hạnh. Và quan sát, Socrates, mà tôi có thể trích dẫn pháp luật như là một bằng chứng chắc chắn rằng đây là như vậy. Tôi đã nói với những người khác rằng những hành động như vậy là đúng, không thiên vị những kẻ không sợ trời [19], bất cứ họ là ai. Những người này tự họ tin rằng Zeus là công chính nhất của những vị gót, nhưng họ đồng ý rằng ông trói của cha ông vì ông này nuốt đám con trai của ông một cách bất công, và rồi đến phiên ông thiến cha mình vì những lý do tương tự [20]. Nhưng họ tức giận với tôi vì tôi truy tố cha tôi vì việc làm sai trái của ông. Họ mâu thuẫn với chính mình trong những gì họ nói về những vị gót và về tôi.
S: Thật vậy, Euthyphro, đây là lý do tại sao tôi là một bị cáo trong vụ án, bởi vì tôi thấy khó chấp nhận những điều giống như đang được nói về những vị gót, và nó có thể là lý do tôi sẽ được bảo là tại sao tôi làm sai. Bây giờ, tuy nhiên, nếu bạn là người có kiến thức đầy đủ về những điều như vậy, cùng có những quan điểm với họ, vậy xem ra sau đó chúng ta cũng phải đồng ý với họ. Đối với những gì chúng ta sẽ nói, chúng ta ai là người đồng ý rằng chúng ta không có kiến thức về họ? Hãy nói cho tôi, có gót của tình hữu nghị chứng dám, bạn có thực sự tin những điều này là đúng sự thật?
E: Có, Socrates, và cũng thế với thậm chí còn nhiều điều đáng ngạc nhiên, mà đa số không có hiểu biết.
S: Và bạn có tin rằng thực sự có chiến tranh giữa những vị gót, và những thù hằn khủng khiếp và những trận đánh nhau, và những sự việc khác như những nhà thơ đã kể, và những câu chuyện thiêng liêng khác như là những cây bút giỏi đã thêu dệt, và như là những trình bày đã trang trí trên áo choàng của nữ thần [21] khi được rước lên tận đồi Acropolis? Có phải chúng ta nói rằng những điều này là thật, Euthyphro?
E: Không chỉ những điều này, Socrates, nhưng như tôi đã nói vừa mới giờ đây, nếu bạn muốn, tôi sẽ liên hệ nhiều sự việc khác về những vị gót mà tôi biết sẽ làm bạn ngạc nhiên.
S: Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên, nhưng bạn sẽ kể cho tôi nghe những chuyện này lúc nào khác rỗi rảnh. Còn bây giờ, hãy cố nói cho tôi biết rõ ràng hơn những gì tôi đã hỏi chỉ mới giờ đây, bởi vì bạn của tôi ơi, bạn đã không dạy tôi đầy đủ khi tôi hỏi bạn những gì là đạo hạnh, nhưng bạn nói với tôi rằng những gì bạn đang làm bây giờ, truy tố cha của bạn về tội giết người, là đạo hạnh.
E: Và tôi nói sự thật, Socrates.
S: Có lẽ. Tuy nhiên, bạn đồng ý có rất nhiều những hành động khác là đạo hạnh.
E: Có đấy.
S: Ghi nhớ rằng lúc ấy tôi đã không yêu cầu bạn cho tôi biết một hoặc hai của nhiều những hành động đạo hạnh, nhưng chính cái thể dạng nó làm cho tất cả những hành động đạo hạnh là đạo hạnh, bởi vì bạn đã đồng ý rằng tất cả những hành động không-đạo hạnh là không-đạo hạnh, và tất cả hành động đạo hạnh là đạo hạnh qua một thể dạng, hay có phải bạn không nhớ? [22]
E: Tôi nhớ.
S: Vậy nói cho tôi biết thể dạng này chính nó là gì, để tôi có thể suy ngẫm về nó, và dung nó như là một mô hình, nói rằng bất kỳ hành động nào của bạn hay của một người khác là thuộc về loại đạo hạnh đó, và nếu nó không thuộc vào là nó không phải.
E: Nếu đó là như thế bạn muốn, Socrates, đó là như thế tôi sẽ cho bạn biết.
S: Đó là những gì tôi muốn.
(IV. Định nghĩa thứ nhì của Euthyphro: đạo hạnh là những gì những vị gót yêu thích)
E: Vậy thì, những gì những vị gót yêu thích là đạo hạnh, những gì không là không phải.
S: Tuyệt vời, Euthyphro! Bây giờ bạn đã trả lời theo cách tôi muốn. Cho dù câu trả lời của bạn là đúng hay không tôi còn chưa biết, nhưng bạn sẽ cho tôi thấy rõ ràng rằng những gì bạn nói là đúng thật.
E: Chắc chắn.
S: Vậy nào, chúng ta hãy cùng xem xét những gì chúng ta định nói. Một hành động hay một con người những vị gót yêu thích là đạo hạnh, nhưng một hành động hay một con người những vị gót ghét là không-đạo hạnh. Chúng không phải là như nhau, nhưng hoàn toàn đối ngược, đạo hạnh và không-đạo hạnh. Không phải là vậy hay sao?
E: Nó thực sự là vậy.
S: Và điều đó dường như là một phát biểu hay?
E: Tôi nghĩ vậy, Socrates ạ.
S: Chúng ta cũng đã nói rằng những vị gót ở trong tình trạng bất hòa, nghĩa là họ chống đối kình địch lẫn nhau Euthyphro, và rằng họ thù địch với nhau. Có phải cũng đã nói điều đó?
E: Đã có nói
S: Những gì là đối tượng của sự bất đồng đã gây hận thù và giận dữ? Chúng ta hãy cùng nhìn nó theo cách này. Nếu bạn và tôi khác nhau về phần con số nào lớn hơn, sự bất đồng này có làm chúng ta thành những kẻ thù và giận dữ với nhau, hoặc chúng ta sẽ tiến hành đếm và sớm giải quyết sự bất đồng giữa chúng ta về điều này?
E: Chúng ta chắc chắn sẽ làm như vậy.
S: Lại nữa, nếu chúng ta có bất đồng về cái lớn hơn và cái nhỏ hơn, chúng ta sẽ quay sang đo lường và sớm thôi bất đồng.
E: Đó là như vậy.
S: Và về nặng hơn và nhẹ hơn, chúng ta sẽ rút về cân nặng nhẹ và được hòa giải.
E: Dĩ nhiên.
S: Chủ đề bất đồng nào sẽ làm cho chúng ta giận dữ và thù địch với nhau nếu như chúng ta không thể đi đến một quyết định? Có lẽ bạn không có một câu trả lời sẵn sàng, nhưng xem xét như tôi kể cho bạn liệu những đối tượng này là công chính và không công chính, đẹp và xấu, tốt lành và tệ hại. Không phải hay sao đây là những chủ đề bất đồng về những gì, khi chúng ta không thể đi đến một quyết định thỏa đáng, bạn và tôi và những người khác trở thành thù địch với nhau bất cứ khi nào chúng ta gặp phải?
E: Đó là sự bất đồng, Socrates, về những chủ đề đó.
S: Thế còn những vị gót, Euthyphro? Nếu thực sự họ có bất đồng, sẽ không phải về cùng những chủ đề này hay sao?
E: Chắc chắn phải như vậy.
S: Sau đó, theo như lập luận của bạn, Euthyphro tử tế của tôi, Những vị gót khác nhau xem xét những điều khác nhau, là công chính, đẹp đẽ, xấu xí, tốt lành và xấu xa, vì họ sẽ không hiềm khích với nhau, trừ khi họ bất đồng về những chủ đề này, họ sẽ thế phải không?
E: Bạn đúng đấy.
S: Và họ thích những gì mỗi người trong số họ coi là đẹp, tốt, và công chính, và ghét những đối lập của những điều này?
E: Chắc chắn.
S: Nhưng bạn nói rằng cùng những điều được một số những vị gót coi là công chính và những vị khác coi là bất công, và khi họ tranh chấp về những điều này, họ hiềm khích và chiến tranh với nhau. Không phải rằng như vậy sao?
E: Là như vậy
S: Vậy cùng những điều tương tự sau đó được yêu bởi những vị gót và bị ghét bởi những vị gót, và sẽ là có cả hai vừa được-gót-yêu và bị-gót-ghét.
E: Xem có vẻ có thể thế.
S: Và cùng những điều tương tự sẽ là có cả hai vừa đạo hạnh và không-đạo hạnh, theo như lập luận này?
E: Tôi sợ là như thế.
S: Như thế, bạn đã không trả lời câu hỏi của tôi, bạn con người ngạc nhiên. Tôi đã làm không hỏi bạn điều gì cùng là vừa đạo hạnh và không-đạo hạnh, và nó xuất hiện rằng những gì được những vị gót yêu cũng bị họ ghét. Vì vậy, nó là không có gì đáng ngạc nhiên hết cả nếu hành động hiện tại của bạn, cụ thể là trừng phạt cha của bạn, có thể làm hài lòng Zeus nhưng không làm hài lòng Kronos [23]và Ouranos [24], làm đẹp lòng Hephaestus [25] nhưng làm bực mình Hera [26], và làm như vậy với bất kỳ vị gót khác, những vị bất đồng với nhau về chủ đề này.
(V. Tạm ngưng: Những vị gót bất đồng)
E: Tôi nghĩ, Socrates, về chủ đề này không có những vị gót nào sẽ bất đồng với nhau, rằng dù ai đi nữa đã giết chết bất kỳ ai một cách bất công nên chịu trả hình phạt.
S: Vâng bây giờ, Euthyphro, có bạn đã bao giờ nghe thấy bất kỳ một người nào duy trì rằng một ai đã giết hoặc làm bất cứ điều gì khác một cách bất công không nên phải chịu trả hình phạt?
E: Người ta không bao giờ ngừng tranh luận về chủ đề này, cả ở những nơi khác và ở tòa án, bởi vì khi họ đã phạm vào nhiều điều sai lầm, họ làm và nói bất cứ gì để tránh hình phạt.
S: Họ có đồng ý họ đã làm sai hay không, Euthyphro, và mặc dù đồng ý như thế, tuy nhiên họ vẫn nói rằng họ không nên bị trừng phạt?
E: Không, họ không đồng ý về điểm đó.
S: Như vậy họ không nói hay làm bất cứ điều gì cả. Bởi vì họ không đánh liều nói điều này, hoặc bàn cãi rằng họ phải không chịu hình phạt nếu như họ đã làm sai, nhưng tôi nghĩ rằng họ phủ nhận đã làm sai. Không phải như vậy sao?
E: Điều đó đúng.
S: Vậy sau đó, họ không tranh cãi rằng kẻ làm sai trái phải bị trừng phạt (hay không), nhưng họ có thể không đồng ý về phần ai là người phạm pháp, hắn đã làm những gì và khi nào.
E: Bạn nói đúng.
S: Không phải là những vị gót có cùng một kinh nghiệm hay sao, nếu thực sự họ đang bất đồng ý kiến với nhau về công chính và bất công, như là luận chứng của bạn duy trì? Một số khẳng định rằng họ sai lầm, vị này với vị kia, lẫn nhau, trong khi những vị khác từ chối nó, nhưng không ai trong số những vị gót hoặc những con người đánh liều nói rằng kẻ phạm pháp phải không bị trừng phạt.
E: Vâng, đó là sự thật, Socrates, về phần điểm chính.
S: Và những ai không đồng ý, dù là người hay những vị gót, tranh luận về mỗi hành động, nếu thực sự như những vị gót không đồng ý. Một số vị nói việc đã được làm một cách công bằng, những vị khác nói một cách bất công. Không phải như vậy sao?
E: Vâng, đúng vậy.
S: Giờ đây cũng thế, này Euthyphro thân yêu của tôi, rằng tôi có thể trở thành khôn ngoan hơn, hãy cho tôi biết bằng chứng nào bạn có rằng tất cả những vị gót xem người đã bị giết một cách bất công là kẻ đã thành một kẻ giết người trong lúc làm tôi tớ ở nhà bạn, vốn đã bị chủ của nạn nhân trói lại, và đã chết trong khi bị trói, trước khi người trói anh ta biết được từ người tiên tri những gì phải làm với anh ta, và rằng đó là đúng để một đứa con trai đi tố cáo và truy tố cha mình, thay mặt cho con người như vậy. Nào, hãy thử chỉ cho tôi một dấu hiệu rõ ràng rằng tất cả những vị gót chắc chắn tin hành động này là đúng. Nếu bạn có thể cung cấp cho tôi đủ bằng chứng về điều này, tôi sẽ không bao giờ ngừng ca tụng khôn ngoan của bạn.
E: Đây có lẽ không phải là việc dễ dàng đâu, Socrates, mặc dù tôi có thể chỉ cho bạn rất rõ ràng.
S: Tôi hiểu rằng bạn nghĩ rằng tôi đần độn hơn so với ban bồi thẩm, vì bạn rõ ràng là sẽ cho họ thấy rằng những hành động này là bất công và tất cả những vị gót ghét những hành động như vậy.
E: Tôi sẽ chỉ cho họ thấy rõ ràng điều đó, Socrates, chỉ cần nếu họ lắng nghe tôi.
(VI. Định nghĩa thứ ba của Euthyphro: đạo hạnh là những gì Tất cả những vị gót yêu thích)
S; Họ sẽ lắng nghe nếu họ nghĩ bạn cho họ thấy rõ ràng. Nhưng điều suy nghĩ này đã đến với tôi khi bạn đương nói, và tôi đương xem xét nó, tôi nói với mình: “Nếu Euthyphro cho ta thấy một cách thuyết phục chắc chắn rằng tất cả những vị gót xem một cái chết như thế là bất công, vậy đến mức độ nào lớn hơn ta đã học được từ anh ta về bản chất của lòng đạo hạnh và không-đạo hạnh? Hành động này sẽ sau đó, có vẻ như bị những vị gót ghét, nhưng cách đó đạo hạnh và không-đạo hạnh không được định nghĩa giờ đây, bởi vì những gì những vị gót ghét bỏ đã được cho thấy cũng được họ yêu”. Vì vậy, tôi sẽ không khăng khăng nhấn mạnh vào điểm này, chúng ta hãy cùng giả định, nếu bạn muốn, tất cả những vị gót xem việc này bất công và tất cả họ đều ghét nó. Tuy nhiên, có phải đây là sửa chữa chúng ta đang làm trong thảo luận của chúng ta, đó những gì tất cả những vị gót ghét là không-đạo hạnh, và những gì tất cả họ yêu là đạo hạnh, và rằng những gì một số các vị gót yêu và những vị khác ghét là không có hay có cả hai? Đó có phải là cách như thế giờ đây bạn muốn chúng ta định nghĩa lòng đạo hạnh và không-đạo hạnh?
E: Điều gì ngăn cản chúng ta làm như vậy, Socrates?
S: Không có gì về phần tôi, Euthyphro, nhưng bạn nhìn xem không biết liệu về phần bạn đề nghị sẽ khiến bạn có thể dạy tôi cách dễ dàng nhất hay không những gì bạn đã hứa.
E: Tôi chắc chắn sẽ nói rằng đạo hạnh là những gì tất cả những vị gót yêu, và những gì ngược lại, tất cả những vị gót ghét, là không-đạo hạnh.
S: Sau đó, một lần nữa chúng ta hãy cùng xem xét liệu đáo có phải là một phát biểu vững vàng hay không hay là chúng ta đã để nó đi qua, và nếu một trong chúng ta, hoặc một người nào đó khác, chỉ đơn thuần nói rằng một điều gì là như thế như vậy, liệu chúng ta có chấp nhận rằng nó là như vậy? Hoặc chúng ta nên xem xét những gì người nói có nghĩa gì?
E: Chúng ta phải xem xét nó, nhưng tôi nghĩ chắc chắn rằng giờ đây nó là một phát biểu chính xác.
S: Chúng ta sẽ sớm biết rõ hơn không biết nó có là hay không. Hãy xét điều này: Có phải đạo hạnh được những vị gót yêu bởi vì nó là đạo hạnh, hay là nó là đạo hạnh bởi vì nó được những vị gót yêu? [27]
E: Tôi không hiểu bạn định nói những gì, Socrates.
S: Tôi sẽ cố gắng giải thích rõ ràng hơn: chúng ta nói về cái gì đó được-mang đi [28] và mang đi một cái gì đó, về một cái gì đó được-dẫn đi và một cái gì đó dẫn đi, về một cái gì đó được-nhìn thấy và một cái gì đó nhìn thấy, và bạn hiểu rằng những điều này đều khác nhau tất cả từ điều này đến điều kia và chúng khác nhau như thế nào?
E: Tôi nghĩ rằng tôi biết.
S: Như thế, có một cái gì là được-yêu và một cái gì đó yêu, và yêu là một điều khác biệt.
E: Tất nhiên.
S: Vậy nói cho tôi biết, không biết cái đó vốn nó được-mang đi là được-mang đi vì có một người nào đó mang nó đi, hay vì một vài lý do nào khác.
E: Không, đó là lý do.
S: Và điều đó vốn được-dẫn đi là như vậy bởi vì một người nào đó dẫn nó, và rằng điều đó vốn được-nhìn thấy vì một người nào đó nhìn thấy nó?
E: Chắc chắn.
S: Nó không phải là được nhìn thấy bởi một người nào đó bởi vì nó (có trạng thái) được-nhìn thấy, nhưng trái lại nó (có trạng thái) được-nhìn thấy bởi vì một ai đó nhìn thấy nó, có phải không - cũng không phải nó (có trạng thái) là được-dẫn đi bởi vì một người nào đó dẫn nó, nhưng vì có một người nào đó dẫn nó khiến nó (có trạng thái) là được-dẫn đi; cũng không một người nào đó mang đi một đối tượng bởi vì nó (có trạng thái) được-mang đi, nhưng nó (có trạng thái) được mang đi vì có người mang nó đi. Có phải những gì tôi muốn nói rõ ràng không, Euthyphro? Tôi muốn nói điều này, cụ thể là, nếu bất cứ điều gì đi đến thành-là (có một trạng thái), hoặc bị-xúc động, nó không đi đến thành-là bởi vì nó có trạng thái-là, nhưng nó có trạng thái-là bởi vì nó đi đến thành-là, cũng không phải là nó bị-xúc động bởi vì nó là (có trạng thái) bị xúc động nhưng vì một cái gì đó xúc động nó. Hay bạn không đồng ý? [29]
E: Tôi đồng ý.
S: Điều gì (có trạng thái) được-yêu là do, hoặc một điều gì đó thành ra là thế, hoặc một điều gì đó là bị xúc động bởi một điều gì đó? [30]
E: Chắc chắn.
S: Như thế, nó là cùng một trường hợp tương tự như những điều vừa đề cập; nó không phải là được-yêu thích bởi những người yêu thích nó vì nó có trạng thái được-yêu, nhưng nó có trạng thái được-yêu bởi vì họ yêu thích nó?
E: Tất phải thế.
S: Vậy sau đó chúng ta nói gì về đạo hạnh, Euthyphro? Chắc chắn đó nó được yêu thích bởi tất cả những vị gót, theo như những gì bạn nói?
E: Đúng.
S: Nó được yêu bởi vì nó là đạo hạnh, hoặc vì một lý do khác?
E: Không vì lý do khác.
S: Vậy nó được-yêu bởi vì nó là đạo hạnh, nhưng không phải nó là đạo hạnh bởi vì nó được-yêu? [31]
E: Rõ ràng.
S: Và bởi vì những vị gót yêu nó, nó là được-yêu và được-quý với những vị gót?
E: Tất nhiên.
S: Được-gót-yêu vậy thì sau đó không cùng là một như đạo hạnh, Euthyphro, mà đạo hạnh cũng chẳng cùng là một như được-gót-yêu, như bạn nói nó là, nhưng cái này khác với cái kia
E: Làm sao thế, Socrates?
S: Bởi vì chúng ta đồng ý rằng đạo hạnh thì được-yêu vì lý do là nó là đạo hạnh, nhưng nó không phải là đạo hạnh vì nó được yêu. Không phải như vậy sao?
E: Phải.
S: Và rằng điều được-gót-yêu, mặt khác, là như vậy bởi vì nó được những vị gót yêu, bởi chính sự kiện là (có tư cách/trạnh thái) được-yêu, nhưng không phải nó được yêu vì nó là được-gót-yêu.
E: Đúng.
S: Nhưng nếu có (tư cách) được-gót-yêu và đạo hạnh đã là một như nhau, Euthyphro thân yêu của tôi ơi, và đạo hạnh được yêu thích bởi vì nó là đạo hạnh, vậy sau đó (tư cách) được-gót-yêu sẽ là được yêu thích bởi vì nó có (tư cách) được-gót-yêu, và nếu có (tư cách) được-gót-yêu bởi vì những vị gót yêu nó, sau đó đạo hạnh cũng sẽ có (tư cách) đạo hạnh vì nó đã được những vị gót yêu thích; nhưng bây giờ bạn thấy rằng chúng là những trường hợp trái nghịch, như có tư cách hoàn toàn khác với lẫn nhau: một điều thuộc về bản chất được yêu thích bởi vì nó được yêu thích, điều khác kia được yêu thích bởi vì thuộc về bản chất được yêu thích. Tôi sợ, Euthyphro, khi bạn hỏi lòng đạo hạnh là gì, bạn đã không muốn làm cho bản chất của nó rõ ràng với tôi, nhưng bạn nói với tôi một một tấc dụng hay một phẩm lượng của nó, rằng đạo hạnh có phẩm lượng của tư cách được yêu bởi tất cả những vị gót, nhưng bạn chưa nói với tôi đạo hạnh là những gì. Bây giờ, nếu bạn sắn lòng, đừng che giấu tôi những gì, nhưng nói cho tôi biết từ đầu một lần nữa những gì là lòng đạo hạnh, không biết có phải là được-yêu bởi những vị gót hoặc có một vài phẩm lượng khác - chúng ta sẽ không tranh cãi về điều đó - nhưng chú tâm chặt chẽ cho tôi biết những gì là đạo hạnh và là không-đạo hạnh.
(VII. Tạm ngưng lần thứ hai: Socrates và Daedalus)
E: Nhưng Socrates, tôi không có cách nào nói cho bạn những gì tôi có trong não thức, bởi vì bất kỳ mệnh đề nào chúng ta đưa ra, chúng đi vòng quanh và từ chối không chịu đứng im ở chỗ chúng ta thiết lập nó.
S: Những phát biểu của bạn, Euthyphro, xem dường như thuộc về ông tổ của tôi, Daedalus [32]. Nếu như tôi đã phát biểu chúng và nêu chúng lên, bạn sẽ có lẽ chế nhạo tôi và nói rằng vì quan hệ họ hàng của tôi với ông ta nên những kết luận của tôi trong cuộc thảo luận cứ chạy đi và sẽ không ở lại nơi đặt chúng. Về phần những mệnh đề này của bạn, tuy nhiên, chúng ta cần một số nói đùa khác, vì chúng sẽ không đứng im cho bạn, như bạn nói với chính mình.
E: Tôi nghĩ rằng cùng một lời nói đùa sẽ đủ cho thảo luận của chúng ta, Socrates, bởi vì tôi không phải một trong những người làm cho chúng đi vòng và không yên ở cùng một chỗ, bạn mới là Daedalus; đến mức như tôi quan tâm chúng sẽ còn yên ở chỗ chúng đã là.
S: Xem ra có vẻ như như tôi đã thông minh hơn Daedalus trong việc sử dụng tài khéo của tôi, bạn tôi ơi, trong khi ông chỉ có thể di chuyển những sự vật ông đã tự mình làm, nhưng tôi có thể làm di chuyển của người khác cũng như của riêng tôi. Và phần thông minh nhất của tài khéo của tôi là tôi thông minh hơn mà lại không muốn được thế, bởi vì tôi thà có những phát biểu của bạn với tôi vẫn không động đậy hơn là có sự giàu có của Tantalus [33] cũng như sự thông minh của Daedalus. Nhưng điều này đã đủ. Vì tôi nghĩ rằng bạn đang làm những khó khăn không cần thiết, tôi cũng nôn nóng như bạn tìm một cách để dạy cho tôi về lòng đạo hạnh, và tôi không bỏ cuộc trước khi bạn bỏ cuộc. Hãy xem không biết bạn có nghĩ rằng tất cả những gì là đạo hạnh thì tất yếu thuộc về công chính.
E: Tôi nghĩ như vậy.
(VIII. Những đòi hỏi của một định nghĩa)
S: Và sau đó tất cả những gì công chính là đạo hạnh? Hoặc là tất cả những gì đạo hạnh là công chính, nhưng không phải tất cả những gì công chính là đạo hạnh, nhưng một số của nó là có và một số là không?
E: Tôi không theo kịp những gì bạn đang nói, Socrates.
S: Tuy nhiên, bạn trẻ hơn tôi cũng nhiều bằng bạn khôn ngoan hơn. Như tôi nói rằng, bạn đang làm những khó khăn vì sự giàu có của bạn về khôn ngoan. Hãy bình tĩnh lại, thưa ngài thân yêu của tôi, những gì tôi nói là không khó nắm bắt. Tôi đang nói ngược lại những gì nhà thơ là người đã viết: “Bạn không ước gọi tên Zeus, người đã làm nó, và người đã làm tất cả mọi thứ lớn dậy, bởi vì nơi nào có sợ hãi nơi đó cũng có xấu hổ” [34]. Tôi không đồng ý với nhà thơ. Tôi sẽ cho bạn biết tại sao?
E: Xin vui lòng.
S: Tôi không nghĩ rằng “nơi nào có sợ hãi nơi đó cũng có cũng xấu hổ”, vì tôi nghĩ rằng nhiều người sợ bệnh tật và nghèo khó và nhiều những thứ khác giống như vậy cảm thấy sợ hãi, nhưng không bị xấu hổ về những điều mà họ sợ hãi. Bạn không nghĩ như vậy sao?
E: Tôi có, thực vậy.
S: Nhưng có nơi nào có xấu hổ cũng có sợ hãi. Bởi vì nếu như có bất kỳ một ai, người ấy cảm thấy xấu hổ và bối rối vì bất cứ điều gì, không phải cùng một lúc cũng có sợ hãi và sợ một tai tiếng cho sự gian ác?
E: Anh ta chắc chắn là sợ.
S: Vậy sau đó là không phải nếu nói “nơi nào có sợ hãi cũng có xấu hổ”, nhưng là nơi nào có xấu hổ cũng có sợ hãi, vì sợ hãi bao gồm một vùng lớn hơn xấu hổ. Xấu hổ là một phần của sợ hãi, cũng như số lẻ là một phần của số, với kết quả là điều không đúng sự thật rằng nơi nào có số nơi đó cũng có số lẻ, nhưng (đúng) rằng nơi nào có số lẻ nơi đó cũng có số. Bây giờ bạn bây giờ theo kịp tôi chưa?
E: Chắc chắn.
S: Đây là loại bao gồm những điều tôi đã hỏi trước đây, không biết nơi nào có đạo hạnh nơi đó cũng có công chính, nhưng nơi nào có công chính không phải luôn luôn có đạo hạnh, bởi vì đạo hạnh là một phần của công chính. Chúng ta sẽ nói thế phải không, hay bạn nghĩ khác đi?
E: Không, chỉ giống như thế, vì những gì bạn nói xem ra là đúng.
S: Hãy xem những gì đến theo tiếp: nếu đạo hạnh là một phần của công chính, có vẻ như chúng ta phải tìm ra xem nó là phần nào của công chính. Bây giờ nếu bạn hỏi tôi một điều gì đó về những gì chúng ta mới vừa nhắc đến, chẳng hạn như phần nào của (những con) số là số chẵn, và những số đó là số nào, tôi sẽ nói nó là con số mà nó có thể chia được thành hai phần, những phần bằng nhau, chứ không phải là không-bằng nhau. Hay bạn không nghĩ như vậy?
E: Tôi nghĩ vậy.
S: Hãy thử theo cách này cố cho tôi biết phần nào của công lý là đạo hạnh, như thế để nói với Meletus đừng có làm chuyện sai lầm với chúng ta nữa và đừng có truy tố tôi vì tội không kính tín gót, bởi vì tôi đã học được từ bạn đầy đủ những gì là kính tín gót và đạo hạnh và những gì là không.
(IX. Định nghĩa thứ tư của Euthyphro: Đạo hạnh là chăm sóc những vị gót)
E: Socrates, tôi nghĩ kính tín gót và đạo hạnh là là phần của công lý nó có liên quan với sự chăm sóc những vị gót, trong khi đó những gì có liên quan với sự chăm sóc con người là phần còn lại của công lý.
S: Với tôi, bạn dường như nói điều đó rất hay, nhưng tôi vẫn cần một chút kiến thức. Tôi chưa biết những gì bạn hàm nghĩa là chăm sóc, bởi vì bạn không định nói sự chăm sóc của những vị gót cùng trong một ý hướng tương tự như chăm sóc những thứ khác, lấy thí dụ, như chúng ta nói, phải vậy không, rằng không phải mọi người đều biết làm thế nào để chăm sóc cho những con ngựa, trừ những nhà nuôi ngựa giống.
E: Vâng, tôi định nói nó cách đó.
S: Như thế gây ngựa giống là chăm sóc cho giống ngựa.
E: Đúng.
S: Không phải mọi người biết làm thế nào để chăm sóc cho giống chó, trừ những thợ săn.
E: Đó là vậy.
S: Vì vậy, đi săn là sự chăm sóc của giống chó.
E: Đúng.
S: Và chăn nuôi gia súc là sự chăm sóc của gia súc.
E: Hoàn toàn như vậy.
S: Trong khi lòng đạo hạnh và sự tin kính gót là sự chăm sóc của những vị gót, Euthyphro. Có phải đó là những gì bạn định nói?
E: Là thế.
S: Bây giờ chăm sóc trong mỗi trường hợp có cùng tác dụng tương tự, nó nhằm đến sự tốt đẹp và lợi ích của đối tượng được chăm sóc, như bạn có thể thấy những con ngựa do những nhà nuôi ngựa giống chăm sóc được hưởng lợi và trở nên tốt hơn. Hay bạn không nghĩ như vậy?
E: Tôi nghĩ vậy.
S: Như thế những con chó được hưởng lợi từ sự nuôi chó giống, gia súc bằng sự chăn nuôi gia súc, và như vậy với tất cả những giống khác. Hay bạn nghĩ rằng chăm sóc nhằm mục đích gây hại cho đối tượng của sự chăm sóc của nó?
E: Zeus chứng giám, không đâu.
S: Nó nhằm mục đích mang lại lợi ích cho đối tượng chăm sóc của nó?
E: Tất nhiên.
S: Vậy sau đó, đạo hạnh vốn là sự chăm sóc cho những vị gót, có phải nó cũng làm lợi cho những vị gót và làm cho họ tốt hơn? Bạn có đồng ý rằng khi bạn làm điều gì đó đạo hạnh là bạn làm một vài vị trong những vị gót tốt hơn?
E: Có Zeus chứng giám, không đâu.
(X. Định nghĩa thứ năm của Euthyphro: Đạo hạnh là phụng sự những vị gót)
(X. Định nghĩa thứ năm của Euthyphro: Đạo hạnh là phụng sự những vị gót)
S: Tôi cũng chẳng nghĩ rằng đây là những gì bạn định nói – tuyệt không thế - nhưng đó là tại sao tôi đã hỏi bạn những gì bạn hàm nghĩa là sự chăm sóc cho những vị gót, bởi vì tôi đã không tin bạn định nói loại chăm sóc này.
E: Hoàn toàn đúng, Socrates, đó không phải là thứ chăm sóc tôi định nói.
S: Tốt lắm, nhưng loại chăm sóc nào cho những vị gót sẽ là đạo hạnh?
E: Loại chăm sóc, Socrates, của những nô lệ thi hành với những chủ nhân của họ.
S: Tôi hiểu. Nó có khả năng là một loại dịch vụ cho những vị gót.
E: Hoàn toàn như vậy.
S: Bạn có thể kể cho tôi dịch vụ của những y sĩ có mục tiêu của hướng đến thành quả nào? Bạn có nghĩ rằng nó hướng đến thành quả sức khỏe, không phải sao?
E: Tôi nghĩ như vậy.
S: Thế còn dịch vụ của những nhà đóng tàu? Nó được hướng đến thành quả nào?
E: Rõ ràng, Socrates, đến đóng một con tàu.
S: Và dịch vụ với những người xây nhà là đến việc xây một ngôi nhà?
E: Đúng.
S: Nếu đã vậy, nói cho tôi biết, ngài thân ái của tôi, dịch vụ cho những vị gót hướng tới thành quả của mục tiêu nào? Hiển nhiên là bạn biết bởi vì bạn nói rằng trong tất cả mọi người, bạn có kiến thức nhất về sự linh thiêng.
E: Và tôi nói sự thật, Socrates.
S: Nếu vậy, nói cho tôi biết, Có Zeus chứng giám, mục tiêu tuyệt hảo đó là gì mà những vị gót đạt được, khi dùng chúng ta như tôi tớ của họ?
E: Nhiều những điều tốt đẹp, Socrates.
S: Những vị tướng quân cũng thế, bạn ơi. Tuy nhiên bạn có thể dễ dàng nói với tôi quan tâm chính của họ, vốn là để đạt được thắng trận trong chiến tranh, không phải sao?
E: Tất nhiên.
S: Những nông dân cũng thế, tôi nghĩ, đạt được nhiều điều tốt đẹp, nhưng điểm chính trong những nỗ lực của họ là để sản xuất thực phẩm từ đất.
E: Hoàn toàn như vậy.
S: Vậy thì, bạn sẽ tóm tắt thế nào về nhiều những điều tốt đẹp mà những vị gót đạt được?
E: Tôi đã nói với bạn mới vừa không lâu trước đây, Socrates, đó là một công việc đáng kể để có được bất kỳ kiến thức chính xác nào về những điều này, nhưng để diễn tả chỉ đơn giản, tôi nói rằng nếu một người biết nói thế nào, và làm những gì làm hài lòng những vị gót khi cầu nguyện và dâng cúng hy sinh, đó là những hành động đạo hạnh, và những hành động loại giống thế bảo tồn cả hai, phúc lợi cho những nhà tư nhân và phúc lợi cho những công việc công cộng của nhà nước. Ngược lại với những hành động làm hài lòng này là không-đạo hạnh và hủy hoại tất cả mọi thứ.
(XI. Định nghĩa thứ sáu của Euthyphro: Đạo hạnh là có kiến thức về dâng cúng hy sinh và cầu nguyện những vị gót)
S: Bạn có thể nói cho tôi biết, dùng thật ít từ hơn nhiều, nếu như bạn muốn, tóm tắt về những gì tôi hỏi, Euthyphro, nhưng bạn không hăng hái để dạy tôi, điều đó rõ ràng. Bạn đã đến cận điểm làm như vậy, nhưng bạn đã quay lưng đi. Nếu như bạn đã cho câu trả lời đó, bây giờ tôi hẳn đã có được từ bạn đầy đủ kiến thức về bản chất của lòng đạo hạnh. Vì giống như là, những người yêu thích hỏi han phải đi theo người hắn thích hỏi, dù bất cứ nơi nào nó có thể dẫn anh ta đến. Vậy nên, một lần nữa, bạn nói những gì là đạo hạnh và có-đạo hạnh? Có phải họ có một kiến thức về dâng cúng hy sinh và cầu nguyện như thế nào?
E: Họ là vậy.
S: Hy sinh là dâng một món quà cho những vị gót, trong khi cầu nguyện là van nài từ những vị gót?
E: Chắc chắn, Socrates.
S: Sẽ dẫn theo từ tuyên bố này rằng đạo hạnh sẽ là một kiến thức về thế nào để dâng cho, và cầu xin từ những vị gót.
E: Bạn rất hiểu những gì tôi đã nói, Socrates.
S: Đó là bởi vì tôi quá mong muốn khôn ngoan của bạn, và tôi tập trung não thức tôi vào nó, thê nên không có chữ nào của bạn có thể rơi phí xuống đất. Nhưng nói cho tôi nghe, dịch vụ này với những vị gót là gì? Bạn nói là đi xin họ và đem cho họ?
E: Tôi nói thế.
S: Và cầu xin một cách đúng đắn sẽ là hỏi họ những điều mà chúng ta cần?
E: Chứ còn gì khác nữa?
S: Và cho họ một cách đúng đắn sẽ là cho họ những gì họ cần từ chúng ta, bởi vì sẽ không là không khéo léo nếu đưa những món quà cho bất cứ ai mà không có cách nào họ đã cần đến chúng.
E: Đúng, Socrates.
S: Đạo hạnh sau đó sẽ là một loại khéo léo trong buôn bán giữa những vị gót và con người?
E: Buôn bán, phải, nếu bạn thích gọi nó là thế.
S: Tôi không thích điều gì đâu, trừ khi nó là sự thật. Nhưng nói cho tôi biết, những lợi ích nào những vị gót rút được từ những món quà mà họ nhận được từ chúng ta? Những gì họ cho chúng ta là rõ ràng với tất cả mọi người. Đối với chúng ta, không có điều tốt nào mà chúng ta không nhận từ họ, nhưng họ được hưởng lợi như thế nào bởi những gì họ nhận được từ chúng ta? Hay chúng ta có một lợi thế hơn trong buôn bán mà chúng ta nhận được tất cả phước lành của chúng ta từ họ, và họ không nhận được gì từ chúng ta?
E: Có phải bạn giả sử, Socrates, rằng những vị gót được hưởng lợi bởi những gì họ nhận được từ chúng ta?
S: Thế những quà tặng từ chúng ta với những vị gót có thể là gì, Euthyphro?
E: Còn gì khác, bạn không nghĩ sao, hơn là danh dự, sự tôn kính, và những gì tôi vừa đề cập mới bây giờ, lòng biết ơn?
(XII. Định nghĩa thứ bảy của Euthyphro: Đạo hạnh là những gì quí báu với những vị gót - chạy trở lại định nghĩa thứ nhì - đã bàn)
S: Vậy là sau đó, Euthyphro, Đạo hạnh là làm hài lòng những vị gót, nhưng không có lợi hoặc quí báu gì với họ?
E: Tôi nghĩ rằng trong tất cả mọi điều, nó là quí báu nhất với họ.
S: Vì vậy đạo hạnh, một lần nữa, là những gì quí báu với những vị gót.
E: Chắc chắn .
S: Khi bạn nói điều này, bạn có sẽ ngạc nhiên nếu những lập luận của bạn dường như di chuyển thay vì ở yên tại chỗ? Và bạn sẽ buộc tội tôi là làm Daedalus, người làm chúng di chuyển, mặc dù bạn tự thân bạn khéo léo hơn Daedalus nhiều và làm cho chúng đi quanh trong một vòng tròn? Hay bạn không nhận ra rằng những lập luận của chúng ta đã di chuyển vòng quanh và lại trở về cùng một chỗ? Bạn chắc chắn nhớ rằng trước đó đạo hạnh và được gót yêu đã được cho thấy không là như nhau, nhưng khác với lẫn nhau. Hay bạn không nhớ?
E: Tôi nhớ.
S: Vậy sau đó bạn có nhận ra không, rằng bạn đang nói rằng những gì là quí báu với những vị gót là đạo hạnh? Điều này không phải là giống như được gót yêu? Hay là nó không?
E: Chắc chắn là giống.
S: Hoặc là chúng ta đã sai khi chúng ta đồng ý trước đó, hoặc, nếu chúng ta đúng lúc đó, giờ chúng ta là sai.
E: Điều đó có vẻ như vậy.
(XIII. Aporia: bế tắc, ngõ cụt, không đi đến được một định nghĩa cho đạo hạnh)
S: Vì vậy, chúng ta phải xem xét lại từ đầu xem lòng đạo hạnh là gì, vì tôi sẽ không sẵn sàng bỏ cuộc trước khi tôi học hiểu điều này. Đừng nghĩ rằng tôi không xứng đáng, nhưng tập trung sự chú ý của bạn và nói sự thật. Bởi vì bạn biết điều đó, nếu có bất cứ người nào biết, và tôi phải không để cho bạn đi, như Proteus [35], trước khi bạn cho tôi biết. Nếu bạn đã không có kiến thức rõ ràng về lòng đạo hạnh và không-đạo hạnh, bạn đã sẽ không bao giờ mạo hiểm thay mặt người tôi tớ để truy tố người cha già của bạn về tội giết người. Vì sự kính sợ những vị gót, bạn đã phải e sợ mình có liều lĩnh chăng, đừng để bạn hành động một cách không đúng đắn, và rồi sẽ xấu hổ trước mọi người, nhưng bây giờ tôi biết rõ rằng bạn tin rằng bạn có kiến thức rõ ràng về lòng đạo hạnh và không-đạo hạnh. Vì vậy, nói cho tôi biết, Euthyphro tốt của tôi, và đừng giấu những gì bạn nghĩ rằng nó là.
E: Để một lúc nào khác đã, Socrates, vì tôi đương vội vàng đây, và đến giờ tôi phải đi.
S: Rõ khéo lấy điều như thế để xử với tôi, bạn của tôi! Bằng cách bỏ đi bạn ném tôi xuống từ một hy vọng lớn tôi đã có, rằng tôi sẽ học được bản chất của lòng đạo hạnh và không-đạo hạnh từ bạn, và như thế thoát được bản cáo trạng của Meletus bằng cách cho anh ta thấy tôi đã thu tập được sự khôn ngoan về những vấn đề thần linh từ Euthyphro, và sự thiếu hiểu biết của tôi sẽ thôi không còn gây cho tôi bất cẩn và sáng tạo về những điều giống như vậy, và rằng tôi sẽ là tốt hơn cho đến hết phần đời còn lại. [36]
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Sep/2011)
[1] Những chú thích trong bài – nếu trong ngoặc vuông [] là từ bản dịch Anh ngữ của giáo sư Grube. Các chú thích khác, nếu có sai lầm, là của tôi. Đàm thoại khá dài, tôi cũng tạm phân đoạn và đặt tiểu mục để người đọc dễ theo dõi.
George Maximilian Antony Grube (1899–1982) là học giả, giáo sư cổ điển, chuyên biên dịch triết học Hylap, đặc biệt những bản dịch Plato của ông nổi bật, lỗi lạc vì văn từ hết sức giản dị và nội dung trong sáng thoát ý nguyên bản, nên vẫn luôn được chọn làm sách giáo khoa trong các trường đại học tiếng Anh. Ông tốt nghiệp đại học Cambridge, nước Anh; sau đó là giáo sư và trưởng ban cổ điển tại Trinity College, đại học Toronto, Canada. Ngoài giáo dục, ông còn là một người hoạt động chính trị, theo chủ nghĩa xã hội, tranh đấu cho hòa bình,. Giáo sư Grube là một trong những người sáng lập đảng Dân chủ Mới (New Democratic Party), một đảng chính trị lớn của Canada, thiên trọng khuynh hướng dân chủ xã hội.
Bản dịch này theo sát bản Anh ngữ của G.M.A Grube, có những chỗ - cho rõ ý – tôi tham khảo và theo bản dịch của C.D.C. Reeve. Dĩ nhiên, không thể không tham khảo bản dịch cổ điển của Harold North Fowler, trong toàn tập Plato, của Harvard Univeristy Press. Bản Fowler cũng cung cấp nguyên văn Hylạp, trong trường hợp phải đối chiếu từ ngữ.
Bản dịch này được xem như phụ đính cho bản dịch Russell, Lịch sử Triết học phương Tây, tập I (bản dịch LDB); Đặc biệt đàm thoại Euthyphro còn để làm tham khảo riêng cho chú thích số 30 của tôi về Đi-lem-ma Euthyphro - trong bản dịch Russell, Tại Sao Tôi Không là người Kitô? (bản dịch LDB).
Pious – ngày nay, trong Anh ngữ thường dùng từ Piety hay Holiness hơn, và cũng có những bản dịch Anh ngữ dùng hai từ này - tôi tạm dịch là đạo hạnh hay cũng có thể dịch là thánh thiện – nó có nghĩa đạo đức, nhưng đạo đức trong ý hướng thuận hợp với nội dung một tôn giáo, tín ngưỡng nào đó, sẽ hiểu rõ hơn sau khi đọc xong đàm thoại này.
[2] 14b: Các văn bản Plato đều được phân trang trang; thí dụ 14b = đoạn (14) và câu (b), tôi tạm bỏ trong hình thức phổ hiến qua blog. Khi cho in, tôi sẽ đem vào bản in , cùng với những phần khác như - indexes, thuật ngữ.
[3] Socratic dialogues – những đàm thoại của Plato trong đó Socrates là người chủ động trình bày ý tưởng, qua lối trò chuyện đặt câu hỏi với người nghe, thường là một ai đó (Euthyphro), nhưng cũng có khi gồm nhiều người (Phaedo). Thường được biết dưới tên những Đàm thoại Socrates, hay những Chuyện trò của Socrates.
Về Socrates, xem thêm chương 11, q.I, Russell, Lịch sử Triết học phương Tây, bản tôi dịch, trên blog này.
[4] Form – Lý thuyết về Thể Dạng (Form) hay Lý thuyết về những Ý tưởng (Idea) của Plato.
[5] Genus và Species - thí dụ - con người có Genus là Homo và species là Homo sapiens. (family > genus> species)
[6] [Chúng takhông biết gì về Euthyphro, trừ những gì chúng ta có thể nhặt nhạnh từ đàm thoại này. Ông hiển nhiên là một thày tu chuyên nghiệp, người tự xem mình như là một chuyên gia về nghi lễ và về lòng đạo hạnh nói chung, có vẻ như là thường được coi như vậy. Một Euthyphro nữa - đề cập trong Crarylus của Plato (396d), người đem cho enthousiasmos - cảm hứng, hay sở hữu, nhưng chúng ta không thể chắc chắn rằng đó là cùng một người.]
Tên của Euthyphro có nghĩa là ‘người ngay thẳng’ – “straight one”. Ông là một thày tu và có lẽ là một người có thật, không phải một nhân vật giả tưởng của Plato. Theo như đoạn 3b9 sau đây- ông xem như nói ông là một mantis – một nhà tiên tri, còn nếu ông là cùng một nhân vật trong Crarylus, trong đó cho biết ông cũng có quan tâm về ngôn ngữ và ngữ nguyên.
[7] Lyceum: (Lykeion): Vốn là trường huấn luyện thể dục lộ thiên (gymnasium) của cổ Athens, nằm ngay ngoài tường thành Athens, nơi đó thanh thiếu niên thực tập và thi đấu thể dục. Socrates và những nhà trí thức khác thường đến lấy đó làm chỗ bàn luận với họ.
Về sau, đây cũng là địa điểm Aristotle và những triết gia khác dạy triết học, toán học và tu từ học, do thế, có thể xem Lyceum là tiền thân của những trường đại học ngày nay.
[8] The King Archon: Có chín người giữ chức “archons” ở Athens. Họ là những quan chức công quyền cao cấp nhất của Athens, với những trách nhiệm khác nhau, được tuyển cử từ những gia đình “tốt” – giữ chức vị này trong một năm. Một vị đứng đầu nhà nước, một vị đứng đầu quân đội (polemarchos), sáu vị khác đóng những vai về tư pháp (thesmothetai). Còn vị archon được gọi là king-archon, thực sự không phải là một nhà vua. “King” dịch từ “basileus” có nghĩa – “trưởng, người đứng đầu” - “chief'”; thế nên dịch cho gần đúng thì phải là quan archon-trưởng – tuy vậy ông không có quyền gì hơn và với tám người archon kia. Ông có trách vụ riêng về những vấn đề mang nội dung liên hệ với thần thánh – ông truy tố những ai xem là phạm tội loại như liên hệ với tín ngưỡng, tôn giáo – như bất kính với thần linh (trường hợp Socrates), bội thề, cướp phá đền thờ, báng bổ thần thánh, giết người (trường hợp Euthyphro)
Quan archon-trưởng có văn phòng ở tòa nhà Royal Stoa (Stoa Basileios), ở the Agora – trung tâm hành chính thương mãi của thời ấy của Athens.
Theo chính Aristole – vị gọi là “archon Basileus” hay “king archon”, có trách nhiệm về cả những vấn đề tôn giáo và pháp luật. Aristotle mô tả bổn phận của vị này như sau:
“The basileus is first responsible for the Mysteries, in conjunction with the overseers elected by the people ... also for the Dionysia at the Lenaion, which involves a procession and contest. . . . He also organizes all the torch races and one might say that he administers all the traditional sacrifices. Public lawsuits fall to him on charges of impiety and when a man is involved in a dispute with someone over a priesthood. He holds the adjudications for clans and for priests in all their disputes on religious matters. Also all private suits for homicide fall to him”. (Athenian Constitution 57).
[9] Một vụ kiện (dike) có thể là cá nhân (dike idia) hay công cộng (dike demosia). Một vụ kiện công cộng - như tên gọi – có nội dung liên quan, ảnh hưởng đến công chúng; nên bwts cứ một công đan tự do nào cũng có thể khởi kiện., bằng một cáo trạng buộc tội (graphe). Vì cáo trạng buộc tội Socrates là không-đạo hạnh (impiety) hay (graphe asebeias) – nên Socrates trước hết phải đến tòa của quan archon-trưởng dự buổi nghe-án-trước, nếu xét là có đủ lý do, bằng chứng buộc tội, sẽ triệu tập phiên tòa chính để xét xử với ban bồi thẩm (như trong Apology)
[10] Một deme, đơn vị địa lý hành chánh; trong thực tế, là một trong những làng của Attica, Attica là tên vùng đất trong đó Athens là trung tâm, và Athens cũng chia thành những deme, tương tự như phường hay quận nội thành. Những công dân Athens trước hết phải ghi tên và được nhìn nhận như công dân của những deme của họ.
[11] [Trong Plato, Socrates luôn luôn nói về dấu hiệu, hay tiếng nói của thần linh như can thiệp ngăn chặn ông ta làm, hoặc nói một điều gì đó (thí dụ, Apology 31d), nhưng không bao giờ tích cực. Quan điểm phổ biến là nó cho ông có khả năng đoán trước tương lai, và Euthyphro ở đây đại diện cho quan điểm đó. Lưu ý, tuy nhiên, rằng Socrates tách ông với Euthyphro qua lối nói “tiên tri như bạn” (3e).]
[12] The Assembly: cơ quan quyết định tối hậu của dân chủ Athens – một đại hội đồng gồm tất cả nam giới (công dân, tự do và trong tuổi trưởng thành) Athens.
[13] Thông thường, thân nhân gần nhất của nạn nhân có trách nhiệm khởi tố.
[14] [Một đảo lớn thuộc Greek, trong biển Agean phía đông nam Athens, Athens đã chiếm đất và di dân đến và đặt dưới sự quản trị của đế quốc trong thế kỷ thứ 5 TCN.]
[15] nguyên văn là “tou exegetou” hay “exegetai” – người thông dịch ý thần. Tạm hiểu là theo phong tục, khi gặp chuyện khó xử về tôn giáo hay liên hệ đến án mạng, chết người, người Hylạp có thói quen thường đến tìm những “oracle” – tại các đền thờ thần linh (như đền Delphy) vì người này có thể đoán tương lai, diễn ý thần linh, nên được tìm đến thỉnh ý, tham vấn, hỏi cách giải quyết chuyện khó xử.
[16] ungodliness: không sùng đạo, không kính tín
[17] [“form” : Thể Dạng – [Đây là đoạn văn thuộc loại vốn nó làm dễ dàng hơn cho chúng ta theo dõi quá trình chuyển đổi từ những định nghĩa phổ quát của Socrates đến lý thuyết Plato về sự hiện hữu riêng biệt những Thể Dạng vĩnh cửu. Những từ eidos và idea, những thuật ngữ kỹ thuật của những Thể Dạng Plato, thông thường có nghĩa là tầm vóc vật lý hoặc dạng ngoài xuất hiện của cơ thể. Như chúng ta áp dụng một hình dung từ phổ biến, trong trường hợp này đạo hạnh, với những hành động khác nhau hoặc những sự vật, chúng phải có một đặc tính phổ biến, trình bày một dạng ngoài hoặc hình dạng xuất hiện phổ biến, để biện minh cho việc sử dụng của cùng từ ngữ, nhưng trong những cuộc đàm thoại đầu tiên, như ở đây, có vẻ như được nghĩ như nó nội tại trong những cụ thể và không có sự tồn tại riêng biệt. Điều này cũng đúng trong câu 6d, “Thể Dạng” cũng được sử dụng. ]
[18] wrongdoer
[19] ungodly
[20] Cha của Zeus là Cronus: Một trong những huyền thoại nhắc ở đây là chuyện Zeus lật đổ và cướp ngôi cha mình - Cronus (gót của những thần Titans), ông này trước kia cũng đã lật và cướp ngôi cha là Uranus (Bầu Trời). Tuy vậy có sự khác biệt – giữa con và cha, cha và ông: Cronus vì dành quyền lực. Zeus (gót của những gót Olympus) vì lý do chính đáng hơn (Cronus ăn con của mình) mặc dù Zeus cũng muốn dành quyền.
Cronus xẻ thân cha mình là Uranus (bầu Trời) bằng cắt bộ phận sinh dục, khi ông đang ăn nằm với Gaea (Đất). Sau đó Cronus nuốt sống những đứa con có với chị là nữ thần Rhea. Đến phiên, Zeus lừa Cronus uống một liều thuốc, khiến ông nôn ra năm đứa con đã nuốt trước đây (Hestia, Poseidon, Hera, Hades, và Demeter) – lý do là Cronus đã tin một trong năm đứa con đầu sẽ bội phản ông, Zeus là đứa thứ năm và đáng lẽ cũng đã bị nuốt, nhưng nhờ mẹ là Rhea cứu bằng cách lừa Cronus, đưa cho ông này một hòn đá bọc vải thay vì Zeus, và Zeus được dấu kín nuôi riêng, không cho cha là Cronus biết. Cuối cùng, Zeus đã đánh bại Cronus, và cũng thiến ông này, ném bộ phận sinh dục xuống biển (tạo thành thần ái tình Aphrodite, nhưng đây là câu chuyện khác). Sau khi đày Cronus xuống địa ngục Tartarus, ba anh em; Poseidon, Hades, và Zeus rút thăm chia quyền. Zeus được cọng rơm dài nhất nên làm gót cai quản cõi Trời, Poseidon làm gót của cõi Đất và Biển. Hades được cọng rơm ngắn nhất làm gót của cõi Âm.
[21] Ở Athens cổ thời, cứ bốn năm có đám rước (Panathenaic), những trinh nữ khiêng kiệu mang áo lên dâng tượng nữ thần Athena của thành Athens, trên đền thờ ở đồi Acropolis. Đám rước bắt đầu từ cổng Dipylon – vùng tây bắc Athens, đi qua khu Kerameikos (phố hàng gốm), rồi qua khu chợ và cơ sở hành chính là Agora - lên đồi Acropolis, qua Parthenon, vào đền Erechtheum (thờ Athena); đây là lễ long trọng, đông đảo nhất trong năm, có lẽ chỉ thua lễ hội tranh giải điền kinh Olympics.
[22] Socrates nhanh chóng gạt bỏ cố gắng này vì nó không đáp ứng những đòi hỏi của một định nghĩa nghiêm chỉnh. Một định nghĩa, Socrates nhắc nhở Euthyphro, phải đem lại một giải thích có thể áp dụng cho tất cả những trường hợp của đạo hạnh. Nói như chính Socrates, nó cần đem lại “thể dạng (eidos) đó tự nó làm tất cả những hành động đạo hạnh là đạo hạnh “.
Socrates muốn nói, vốn đúng như thế, một trường hợp cụ thể, hay đặc thù, hay thí dụ của một loại không thể đem cho một định nghĩa về loại đó. Một máy laptop đặc thù trên bàn của tôi (Apple, HP, hay Dell) là một thí dụ, nhưng không thể cung cấp một mô tả chi tiết để trả lời câu hỏi – thí dụ - máy laptop là gì? Nó có thể giúp đi đến một định nghĩa nhưng nếu chỉ dựa trên mô tả một máy thôi, một thí dụ, sẽ không thể tránh thiếu xót, hay thừa thãi.
[23] Kronos (cũng viết Cronos, Cronus, Chronos): cha của Zeus – thần thoại Hylạp.
Kronos là con Ouranos và Gaea, trẻ nhất trong những thần Titans. Cronos lật đổ và chiếm ngôi cha, có mẹ giúp đỡ, thành chúa tể vũ trụ, Ông cũng lấy chị là Rhea làm vợ. Trong đám con ông, Zeus, đứa con trai út là Zeus, lại lập lại lịch sử, đã đánh bại, chiếm ngôi, và cầm tù Kronos, rồi cũng lấy chị là Hera làm vợ.
[27] Đây là câu hỏi trọng tâm của đàm thoại.
Quan điểm đạo đức duy thần – đặt nền tảng của đạo đức (tốt/xấu – thiện/bất thiện) trên sự hiện hữu của một thần linh tối cao; ở cổ Hylạp, là Zeus, vị chúa tể trong những vị gót được xem là ngự trên núi Olympics (Olympian gods), sau đó là Gót, trong trường hợp những tôn giáo độc thần nhận Abraham làm thủy tổ như Kitô/Islam/Judaism. Theo đạo đức của tôn giáo ngự trị tư tưởng và văn hóa phương Tây xuốt hơn hai nghìn năm nay này, là – một điều gì đúng/tốt/thiện vì nó được thần linh/gót đồng ý/thuận/ mong muốn/chấp nhận - hay “được gót yêu thích” như nói ở đây trong Euthyphro. Hay như câu hỏi ở đây Socrates đặt ở đây – một điều gì là tốt vì: (a) nó tốt; hay vì (b) nó được Gót bảo là nó tốt (“gót yêu quí”)?
Russell trả lời như sau:
“… nếu quí vị chắc chắn có sự khác biệt giữa đúng và sai (tốt và xấu, thiện và ác), vậy thì quí vị ở vào trường hợp này: Sự khác biệt đó là do lệnh Gót hay là không? Nếu là do lệnh của Gót, vậy trong chính Gót không có khác biệt gì giữa đúng và sai, và như thế mệnh đề nói Gót là đúng (thiện) thì không còn ý nghĩa gì nữa.
Nếu quí vị sẽ nói, như các nhà thần học nói, rằng Gót là đúng, quí vị như thế nói là - đúng và sai có một nghĩa nào đó mà nghĩa ấy độc lập, ở ngoài lệnh của Gót, bởi vì lệnh ý của Gót là đúng và không-sai vốn độc lập với chỉ riêng sự kiện là ông ta tạo chúng (trước rồi sau thành đúng/sai). Nếu quí vị sẽ nói như thế, quí vị sẽ phải nhận là không phải chỉ qua Gót mà đúng và sai đi đến thành hình, nhưng trong yếu tính luận lý của chúng, chúng đã có trước Gót”. Russell, Tại Sao Tôi Không là người Kitô? (bản dịch LDB)
[28] [Đây là hình thức phân từ hiện tại của động từ pheromenon, nghĩa đen là (tính cánh) được-mang đi. Đoạn văn tiếp sau có phần nào tối nghĩa, đặc biệt là trong bản dịch, nhưng ý nghĩa tổng quát là rõ ràng. Plato chỉ ra rằng phân từ này chỉ đơn giản là chỉ đối tượng của một hành động mang đi, nhìn thấy, yêu thương, vv… Nó đi sau từ chỉ hành động và không cho biết thêm có gì mới, hành động là trước nó, không phải là theo sau nó. Và một điều được cho là được yêu thương bởi vì có ai đó yêu nó, chứ không phải ngược lại. Do đó nói rằng đạo hạnh là được yêu, không nói gì hơn rằng những vị gót yêu điều đó. Euthyphro, tuy nhiên, cũng đồng ý là đạo hạnh được những vị gót yêu, bởi vì bản chất của nó (vì nó là đạo hạnh), nhưng sự kiện của sự nó được-gót-yêu, không xác định bản chất đó, và do đó như một định nghĩa không được thỏa đáng. Nó chỉ cho thấy một phẩm lượng hoặc một tác dụng của đạo hạnh, và do đó đạo hạnh vẫn còn đó chờ được định nghĩa (lla7).]
[29] Những cặp đôi: trạng thái/hành đông:
carrying/being carried, (trạng thái) mang/ được-mang (bởi)
leading/being led, (trạng thái) dẫn/ được-dẫn (bởi)
seeing/being seen. (trạng thái) nhìn/ được-nhìn (bởi)
Trong mỗi trường hợp thí dụ trên, liên hệ của chúng như sau: động tác (ở sau) giải thích/tạo nên trạng thái (kể trước) – x là z (có trạng thái z); vì x được z (động tác z) bởi y – Tổng quát hóa , Socrates đặt tiền đề “nếu một gì đó có trạng thái xúc động vì có một gì đó xúc động nó; không phải nó xúc động vì nó có trạng thái xúc động”.
Nhưng không phải - vì x được y làm z (động tác z); nên x là z (có trạng thái z).
Đạo hạnh vì được gót yêu thích, nhưng không phải vì gót yêu thích nên là đạo hạnh – đạo hạnh và gót-yêu không là một.
[30] Câu này cô đọng nên có lẽ tối nghĩa – nhưng có thể diễn giải dài hơn như sau – Sự vật nào có trạng thái “là-được-yêu” là do hoặc một sự vật nào đó (hành động) yêu nên thành ra (có trạng thái) “được-yêu”; hoặc sự vật nào đó là bị ảnh hưởng/xúc động bởi một sự vật gì đó nên có (có trạng thái) “được-yêu”;
[31] [ Tôi trích dẫn một bình luận trước đây của tôi về đoạn văn này: “... nó mang lại trong cô đọng một quan điểm mà Plato không bao giờ rời xa. Dù những vị gót có thề là loại gót nào đi nữa, bởi chính bản chất của họ, họ phải yêu điều đúng phải, bởi vì nó là đúng phải”. Họ không có lựa chọn nào trong vấn đề này. “Sự tách biệt này của sức mạnh năng động của những vị gót khỏi từ thực tại tối hậu, điều này thiết lập những giá trị tuyệt đối ở trên chính những vị gót, đã không phải là không tự nhiên với một người Hylạp như nó có thể với chúng ta. . . . Những vị gót cai trị trên núi Olympus. . . đã không phải là những kẻ sáng tạo thế gian, nhưng là những hữu thể được sáng tạo. Như trong Homer, Zeus phải tuân theo sự cân bằng của Tất Yếu, do đó những vị gót Plato phải thuận hợp với một thước cân đo vĩnh cửu của những giá trị. Họ không tạo ra chúng, không thể thay đổi chúng, không thể cả thực sự có ý muốn làm như vậy”. (Tư tưởng của Plato, Indianapolis: Hackett xuất bản, năm 1980, trang 152-3.]
[32] Socrates là con của một người nặn tượng (sculptor) và ông có lẽ, cũng đã từng học nối nghề cha để trở thành một thợ chạm, tạc tượng. Thế nên đây là lý do ông nhắc đến Daedalus như một ông tổ của mình. Daedalus là một nhân vật bán thần thoại, tương truyền Daedalus nặn tượng khéo và giống thật đến nỗi tượng nháy mắt và tự dời chỗ đi quanh, không đứng yên!
[33] Theo Herodotus, Tantalus là vị vua đầu tiên của xứ Lydia – một xứ nhắc nhở trong huyền thoại Hylạp., vương quốc Lydia nổi tiếng giàu có.
[34] [Không biết tác giả]
[35] Proteus: Proteus, trong thần thoại Hy Lạp, còn được gọi là “ông già của biển cả” (trong Homer, Odyssey) có tài tiên tri. Proteus biết tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng không thích tiết lộ những gì ông biết. Những ai muốn tham khảo ông trước hết phải bất ngờ trói ông khi ông đang ngủ trưa. Ngay cả khi bị bắt, ông sẽ cố gắng trốn thoát bằng cách biến thành đủ loại hình dạng. Nhưng nếu kẻ bắt ông nhanh tay, vị thần này cuối cùng trở về nguyên hình của mình, trả lời câu hỏi, rồi lao xuống biển.
Bởi vì Proteus có thể khoác bất cứ hình dạng nào ông muốn, ông đã được coi như một biểu tượng của vật chất nguyên thủy tạo ra thế giới. Từ “protean” có nghĩa là "có thể thay đổi dạng hoặc hình”, có gốc từ Proteus
[36] Đôi điều về Euthyphro:
Đây là một bản văn cổ điển và lịch sử, giá trị của nó trước hết là đem cho chúng ta thêm những chi tiết về phiên tòa xử Socrates trong Apology, hay rộng rãi hơn, về nhân vật Socrates, qua lời kể của Plato.
Về phương diện triết lý thuần túy, đây là những điểm đáng chú ý của bản văn:
- elenchus – Cách tra vấn - đi tìm định nghĩa của Socrates – triết học là tra vấn, đời sống xứng đáng là đời sống triết lý tra vấn về những giá trị của cuộc đời để hiểu – vì không hiểu thì không làm đúng – không hiểu/không làm đúng thì không có hạnh phúc. Hiểu như không an lạc trong cuộc sống.
- Đi tìm định nghĩa là đi tìm Thể dạng (eidos) của sự vật – từ cụ thể đến trừu tượng – tìm cách xác định khái niệm trừu tượng bao gồm tất cả những trường hợp cụ thể cùng loại. Đưa đến lý thuyết về những ý tưởng, thế giới siêu hình của những thể dạng của Plato
- Trường hợp trọng tâm và điển hình của Euthyphro - Định nghĩa Piety là gì? piety hiều là đạo hạnh/ thánh thiện (thông thường với người Athens được xem thể hiện qua những hành động như – giữ những lời thề, hứa, với người và với gót; đối xử tử tế với người yếu, thất thế (bị tù tội, ăn xin ăn mày); tôn trọng và giữ những liên hệ tốt đẹp trong gia đình, họ hàng; và cuối cùng – quan trọng – là tôn kính những vị gót (Zeus, Athena,..); nhưng chúng ta thấy cho đến cuối Euthyphro, vẫn định nghĩa chưa xong. Plato như đặt câu hỏi (đạo hạnh là gì?) – rồi để chúng ta tiếp tục, tìm câu trả lời cho mình. Đây là cách triết lý – triết học không phải trả lời câu hỏi, nhưng đặt câu hỏi. Trong những đàm thoại Socrates, những đi tìm định nghĩa, luôn luôn cuối cùng gặp một ngõ cụt – aporia.
- Qua định nghĩa piety – đưa đến nghịch lý Euthyphro:
a. x là a, hay không-a (b)? – là a hay b vì z nói/định/cho là thế?
b. x là a, hay không-a, vì nội dung/giá trị tự thân của x?
Chuyển sang tôn giáo – nếu xem z = thần linh/Zeus/gót/Gót:
a. một điều x là tốt/xấu vì Gót bảo/định thế
b. hay điều x là tốt/xấu vì tính chất nội tại của nó là tốt/xấu
Nếu (a) > vậy tốt/xấu không có gì khác nhau – tùy tiện theo Gót phán định
Nếu (b) > vậy tốt/xấu đứng ngoài hay trên Gót – Gót không hiện hữu, hay ít nhất đạo đức không tùy thuộc vào Gót
(4) Tuy rất quan trọng, nhưng chỉ là vấn đề quan trọng trong nội dung tư tưởng tôn giáo phương Tây, sau hơn 2000 năm chìm đắm dưới sự độc tôn của đạo Ki tô, khó cho họ hình dung được một đạo đức độc lập ngoài tôn giáo, chưa nói đến một đạo đức nhân bản nhưng vô thần; thế nên ý niệm vô thần luôn luôn gắn với ý niệm vô đạo đức, đáng sợ. Sự ám ảnh – nếu không có Gót, lấy tiêu chuẩn nào để biết xấu tốt – khó gột rửa, sang đến những thế kỷ gần đây mới lác đác bắt đầu, nhưng còn hết sức khó khăn và chậm chạp tác động vào đám đông.
Tôi tạm ghi những nhận xét về Euthyphro ở đây, sẽ khai triển khi có dịp.