Saturday, September 3, 2011

W.H. Auden - Funeral Blues


Funeral Blues
W. H.  Auden

Buồn Đám Tang 






Ngưng tt c đng hồ lại, ct hết đin thoi đi.
Ngăn chó đừng sủa ném cho nó mt miếng xương béo mọng,
Lng im những piano và với trng bọc câm nghẹn
Khiêng quan tài ra, cho những người chịu tang đến đưa tin.

Hãy đ máy bay kêu than lượn vòng trên đầu  
Khắc vào vòm cao thông báo Chàng đã Chết,
Thắt nơ nhung quanh c trng những chim b câu của trời không,
Hãy đ những cnh sát chỉ đường đeo găng tay toàn vải bông đen.

Chàng là phương Bc, phương Nam, phương Đông và Tây của tôi,
Tun làm vic ca tôi và ch nht tôi ngơi nghỉ
Đúng ngọ ca tôi, na đêm ca tôi, chuyn tôi nói, bài hát tôi ca;
Tôi đã tưởng tình yêu là mãi mãi, tôi đã sai.

Lúc này không đợi những vì sao đâu, dập tắt tất c mỗi chúng đi,
Gói chặt mt trăng lại và tháo rỡ bỏ hết mt tri.
Nghiêng cho cạn bin và rẫy sạch rừng xanh;
Gi đây không gì có thể còn bao giờ đem đến bt kỳ tt đẹp nào nữa.

W. H.  Auden
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất


[Funeral Blues
(Song IX / from Two Songs for Hedli Anderson)

Stop all the clocks, cut off the telephone.
Prevent the dog from barking with a juicy bone,
Silence the pianos and with muffled drum
Bring out the coffin, let the mourners come.

Let aeroplanes circle moaning overhead
Scribbling in the sky the message He is Dead,
Put crêpe bows round the white necks of the public doves,
Let the traffic policemen wear black cotton gloves.

He was my North, my South, my East and West,
My working week and my Sunday rest
My noon, my midnight, my talk, my song;
I thought that love would last forever, I was wrong.

The stars are not wanted now; put out every one,
Pack up the moon and dismantle the sun.
Pour away the ocean and sweep up the wood;
For nothing now can ever come to any good.]

Wystan Hugh Auden  (1907-1973)


1.
Bài thơ được biết qua nhiều tên gọi khác nhau. Đầu tiên là  “Song IX/Two Songs for Hedli Anderson” trong “Twelve Songs” (1936); rồi in lại dưới nhan đề phổ thông nhất là “Funeral Blues”. – in trong “Collected Poems” (1976) – sau khi Auden chết. Lý do chính là tự Auden không đặt tên cho bài thơ.

Gần đây, bài thơ thêm nổi tiếng vì trong phim cinê  “Four Weddings and a Funeral” có một nhân vật đã đem đọc bài thơ này trước quan tài người bạn mình. Thế nên, khi nhắc, hay chỉ bài thơ này, cũng như nhiều người, theo thói quen gọi tên bài thơ bằng câu đầu tiên, tôi gọi là bài “Stop all the clocks, cut off the telephone”, và đó là tên gọi phổ thông.

Wystan Hugh Auden sinh quán York, England, in 1907. Theo học Oxford. Thời còn trẻ ông chịu ảnh hưởng nhiều nhà thơ Anh Mỹ, trong đó có thể kể  Robert Frost, William Blake, Emily Dickinson. Đến năm 1930, khi tập thơ Poems xuất bản, Auden được xem như giọng thơ dẫn đầu của thế hệ mới, lúc ấy.

Sau khi tham dự cuộc nội chiến ở Spain, năm 1939 ông sang sống ở Mỹ, lúc này ông cổ vũ cho tư tưởng xã hội và Phân tâm học của Freud. Auden cũng soạn kịch, nhạc, viết báo và viết tiểu luận, nhưng ông được xem như thi sĩ viết tiếng Anh nổi tiếng của thế kỷ XX. Trú quán thứ hai của ông, sau thành phố New York, là Vienna, Austria. Ông mất ở đây năm 1973.


2.
Yêu và Chết – bài thơ chạy một mạch tuôn trào từ câu đầu “Ngưng tất cả đồng hồ lại”.. đến những câu cuối cùng với cả vũ trụ - trăng, sao, biển, trời. Những câu thơ sinh động kết nối vào nhau bằng tình yêu đang cháy trong lòng người than khóc nhưng cũng từng câu tan rã như thế giới trong đó có người yêu vừa chết. Dù có lẽ đã thắng vượt tất cả (“ Tôi đã tưởng tình yêu là mãi mãinhưng vẫn mất hết tất cả trước cái Chết.  Auden kết tinh giây phút đó - sự mất mát không thể gánh, nhưng phải chịu.

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Sep/2011)