Lịch sử Triết học phương Tây (1946)
Bertrand Russell (1872-1970)
Ghi chú của người dịch:
1.
Tập sách này đã được liên tục xuất bản kể từ khi nó ra đời (1946), với trọn nhan đề như sau:
History Of Western Philosophy
and its Connection with Political and Social Circumstances from the Earliest Times to the Present Day.
Lịch sử Triết học phương Tây
Và quan hệ của nó với những Hoàn cảnh Chính trị và Xã hội từ Cổ đại đến Hiện đại
Có
thời giờ cho phép, nay tôi cho lên Web Lời nói đầu [1] của chính Russell trong tập Lịch sử
Triết Học phương Tây của ông. Đọc nó, chúng ta thấy ông nói rõ
– và đó cũng là giá trị đặc biệt của tập sách này – mà cho đến nay chưa có tác
phẩm nào cùng loại đã vượt qua đươc: đem đến cho độc giả phổ thông một biểu đồ
tổng quát về triết học phương Tây. Như chính ông nói rõ mục đích của ông “trưng
bày triết lý như một phần cục bộ của đời sống xã hội và chính trị: không phải
là những suy luận cô lập của những nhân vật phi thường đáng chú ý”.
Và
cũng nói trước thiếu xót của ông: “hiển nhiên là không thể hiểu biết nhiều về mỗi
triết gia cũng như có thể hiểu biết về ông ta bởi một người có lĩnh vực chuyên
biệt không rộng rãi bằng; Tôi không nghi ngờ gì rằng trong tất cả những nhà triết
học mà tôi đã đề cập, với ngoại lệ Leibniz, đã được nhiều người hiểu tường tận
hơn tôi”.
Tập
sách này phổ thông ngay sau khi ra đời và được đón nhận nồng nhiệt cho đến nay.
Đáp ứng với phê bình, đặc biệt với nhận xét ông đã thiên lệch khi chọn lựa những
triết gia và đánh giá họ, Russell tự giải thích: “Đôi khi tôi bị phê bình là viết
một lịch sử không chân thực, nhưng là một kết toán thiên vị viết trên những biến
cố đã chọn lựa võ đoán. Nhưng theo tôi, một người mà không có thiên kiến thì
không thể nào viết lịch sử cho lý thú được - ấy là chưa kể, một người như thế
không biết có thực không”.
Đáng
tiếc, theo như tôi được biết, chưa có bản dịch Việt ngữ đầy đủ cho tác phẩm
này, nên tôi tạm dịch, nhằm gửi những độc giả Việt trẻ tuổi, muốn có một cái
nhìn nhất quán về triết học phương Tây, từ một triết gia lỗi lạc đứng đầu thế kỷ,
vừa thông thái, lịch lãm, vừa uyên thâm đầy thẩm quyền, lại vừa dí dỏm, nhiều
đoạn ông viết sáng và đẹp như những bài văn luận thuyết bậc nhất của văn học
Anh ngữ hiện đại.
Bản
đầu tiên ra đời năm 1946.
Tôi
dùng bản bìa mỏng (paperback) của Routledge Classics. nxb Routledge, London, UK
– 2004
Lê
Dọn Bàn
Một
ít lời cáo lỗi và giải thích đã đòi phải có, nếu như quyển sách này rồi có
thoát được ngay cả sự phê bình gay gắt hơn cả mức xứng đáng với nó, không ngờ vực
gì.
Cáo
lỗi đối với với những nhà chuyên môn về những trường phái và những triết gia
khác nhau. Có lẽ chỉ trừ ngoại lệ là Leibniz, còn tất cả mỗi triết gia tôi bàn
luận, đều được một vài người khác hiểu họ hơn là tôi. Thế nhưng, nếu những sách
trải ra một lĩnh vực rộng rãi sẽ có được viết hay chăng, vì chúng ta không sống
mãi, những người viết những sách loại như thế, không tránh khỏi nên dành ít thời
gian hơn về bất kỳ một phần nào mà một người chuyên chú với chỉ một tác giả hay
một giai đoạn ngắn có thể đã dành được. Một vài người, có tinh gót học thuật
nghiêm khắc nhất mực, sẽ kết luận rằng không nên viết những sách trải ra một
lĩnh vực rộng rãi làm gì cả, hay nếu như có viết nên gồm những chuyên khảo của
một tập hợp nhiều những tác giả. Thế nhưng, có một điều gì đó mất đi khi nhiều
tác giả cộng tác. Nếu có bất kỳ một thống nhất nào đó trong vận động của lịch sử,
nếu có bất kỳ một liên hệ mật thiết nào đó giữa những gì đến trước và những gì
đến sau đó, là điều cần thiết, để viết điều này ra rằng những giai đoạn trước
và những giai đoạn sau nên được tổng hợp trong chỉ một một não thức. Người học
về Rousseau có thể có khó khăn khi phân định cho công bằng mối liên kết của vị
này với Sparta (trình bày) trong Plato và với Plutarch; nhà viết sử về Sparta
có thể không có ý thức thấy rõ báo trước về Hobbs, và Fichte, và Lenin. Đem ra
những liên hệ loại như thế là một trong những mục đích của quyển sách này, và
nó là một mục đích chỉ một nghiên cứu rộng rãi mới có thể làm đầy.
Có
nhiều những bộ lịch sử triết học, nhưng trong chúng, với mức như tôi được biết,
không một bộ nào đã rõ ràng có cái mục đích mà tôi đã tự đặt ra cho chính mình.
Những triết gia đều vừa là những kết quả và vừa là những nguyên nhân; những kết
quả từ những hoàn cảnh xã hội của họ, và từ đời sống chính trị cùng những cơ chế
tổ chức trong thời đại của họ; là những nguyên nhân (nếu như họ tốt số may mắn)
cho những tư tưởng đã tạo khuôn đúc đời sống chính trị cùng những cơ chế ở những
thời đại muộn hơn về sau. Trong hầu hết những bộ lịch sử triết học, mỗi triết
gia hiện ra như trong một khoảng trống; những quan điểm của ông được trình bày
không được liên hệ vào đâu cả, nếu nhiều nhất có chăng, chỉ trừ là với những
triết gia thời sớm trước. Ngược lại, tôi đã cố gắng trình bày mỗi một triết
gia, trong chừng mức sự thực cho phép, như một thành quả từ môi trường hoàn cảnh
của ông, như một con người, trong vị ấy đã kết tinh và tụ hợp những tư tưởng và
những tình cảm vốn chúng trong một thể dạng không rõ ràng và bị khuếch tán, đã
là chung của cộng đồng xã hội có ông đã là một thành phần.
Điều
này đã đòi hỏi phải lồng vào một số những chương sách thuần túy lịch sử xã hội.
Không một ai có thể hiểu những triết gia phái khắc kỷ (Stoics) và những nhà
theo chủ nghĩa duy lạc (Epicureans) mà với không có một vài kiến thức về thời đại
cổ Hylạp, hay hiểu về những nhà kinh viện gót học Kitô mà không có một chút ít
hiểu biết nào về sự lớn dậy của Nhà thờ từ thế kỷ thứ năm đến thế kỷ thứ mười
ba. Thế nên, tôi đã trình bày ngắn gọn những phần này của những nét đại cương
chủ yếu lịch sử, vốn xem ra với tôi đã có ảnh hướng nhất trên tư tưởng triét học,
và tôi đã làm điều này với sự đầy đủ nhất ở những chỗ lịch sử có thể không
trông mong là được quen thuộc cho lắm với một số những người đọc, lấy thí dụ, về
phần giai đoạn đầu của thời kỳ Trung cổ. Nhưng trong những chương lịch sử này,
tôi đã khắt khe bỏ ra những gì xem không có tí nào, hay không cưu mang chút gì
của triết học cùng thời hay thời tiếp về sau.
Vấn
đề lựa chọn, trong một quyển sách giống như quyển đương có đây, thì rất khó
khăn. Nếu thiếu chi tiết, một quyển sách trở nên tẻ nhạt và chẳng có gì thích
thú đáng chú ý, với chi tiết, có nguy hiểm là thành quá dài không chịu nổi được.
Tôi đã tìm một thỏa hiệp trung hòa, bằng cách chỉ bàn luận về những triết gia
xem ra với tôi có một quan trọng đáng kể, và bằng cách nhắc đến, qua kết nối với
họ, những chi tiết như nếu không có quan trọng cơ bản, nhưng có giá trị để giải
thích một vài tính chất được gợi hình hay linh động.
Triết
học, kể từ những thời xa sớm nhất, đã không chỉ đơn giản là một công chuyện của
những trường phái, hay tranh cãi giữa một nhóm bằng nắm tay của những con người
học thức uyên bác. Nó đã vẫn từng là một phần thiết yếu trong đời sống của cộng
đồng, và là như thế mà tôi đã cố gắng xem xét nó. Nếu như bất cứ giá trị
đáng khen nào trong quyển sách này, nó là từ quan điểm này mà ra.
Cuốn
sách này nợ sự ra đời của nó với Tiến sĩ Albert C. Barnes, vì nguyên uỷ là được
dàn soạn và đã một phần được phát biểu như những bài thuyết giảng tại Cơ quan Bảo
trợ Tài chính Barnes (Barnes Foundation) ở Pennsylvania.
Như
trong hầu hết công việc của tôi trong suốt những năm, kể từ 1932, tôi đã được
trợ giúp rất nhiều, trong khảo cứu và trong nhiều những cách khác, từ vợ tôi,
Patricia Russell.
Bertrand
Russell.
(1946)
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2010)
(còn tiếp)
[1] Tôi tìm thấy một lời nói đầu
khác trong một vài ấn bản khác, tuy nội dung như nhau, nhưng cách trình bày có
phần khác, thế nhưng không phải không có giá trị, nên dịch cả ra đây làm tài liệu.
Trừ
hai câu cuối không đổi – phần đầu có khác – như sau:
Đã
có nhiều những lịch sử triết học, và mục đích của tôi không phải chỉ đơn giản lại
thêm một quyển nữa vào số đó. Mục đích của tôi là trưng bày triết lý như một phần
cục bộ của đời sống xã hội và chính trị: không phải là những suy luận cô lập của
những nhân vật phi thường đáng chú ý, nhưng như là cả hai, một hiệu quả và một
nguyên nhân của đặc tính của những cộng đồng nhiều loại khác biệt, trong đó những
hệ thống khác nhau đã nở rộ. Mục đích này đòi hỏi kết toán về lịch sử tổng quát
nhiều hơn là thường được đưa ra bởi những người viết sử triết học. Tôi đã thấy
điều này đặc biệt cần thiết đối với những thời kỳ vốn không thể giả định người
đọc phổ thông phải quen thuộc được. Thời đại lớn lao của triết học kinh viện đã
là một thành quả của những cải cách trong thế kỷ thứ mười một, và đến phiên
chúng, đã là một phản ứng chống lại những sai lạc hư hỏng trước đó. Nếu không
có một số kiến thức về những thế kỷ trải giữa sự sụp đổ của Rome và sự trỗi dậy
của chế độ vua chiên Vatican thời Trung cổ, bầu không khí trí tuệ của thế kỷ thứ
mười hai và mười ba khó có thể hiểu được. Trong khi trình bày thời kỳ này, như
với những thời kỳ khác, tôi có nhằm đem lại phần lịch sử tổng quát chỉ có đến
nhiều như tôi nghĩ là cần thiết cho sự hiểu biết thông cảm những nhà triết học
trong mối liên quan đến những thời đại đã hình thành nên họ, và những thời đại
mà họ đã giúp hình thành nên.
Một
hệ quả của quan điểm này là tầm quan trọng nó mang lại cho một triết gia, thường
không phải là như ông ta đã đáng hưởng, nếu chỉ dựa trên kết toán giá trị triết
lý của ông. Về phần tôi, ví dụ, tôi xem Spinoza một nhà triết học lớn hơn
Locke, nhưng ảnh hưởng của ông kém hơn nhiều; thế nên tôi đã viết về ông ngắn
ngủi hơn nhiều so với Locke. Một số người – ví dụ, Rousseau và Byron – mặc dù không
phải là những triết gia gì hết cả, theo như nghĩa học thuật, nhưng đã có ảnh hưởng
sâu xa đến khuynh hướng triết học đang thịnh hành thời ấy, mà sự phát triển của
triết học không thể hiểu được nếu làm ngơ bỏ qua họ. Ngay cả những nhân vật của
thuần tuý hành động, đôi khi đóng tầm quan trọng lớn lao về mặt này; rất ít những
triết gia đã có được ảnh hưởng đến triết lý nhiều như Alexander Đại đế,
Charlemagne, hoặc Napoleon. Lycurgus, nếu như ông thực đã sống, sẽ vẫn còn là
thêm một ví dụ đáng chú ý.
Trong
cố gắng dàn trải kéo một mạch dài thời gian nhiều như vậy, là điều cần thiết phải
có những nguyên tắc chọn lựa rất mạnh mẽ quyết liệt. Tôi đã đi đến kết luận, từ
đọc những tập sử triết học tiêu chuẩn, rằng kết toán rất ngắn không truyền đạt
được giá trị nào đến người đọc, thế nên, tôi bỏ qua hoàn toàn (với vài ngoại lệ)
những người xem ra theo tôi, không xứng đáng với một biên soạn trọn vẹn khá đầy
đủ. Trong trường hợp của những người mà tôi đã thảo luận, tôi đã đề cập đến những
gì đã xem ra có liên quan đến những cuộc sống của họ, và môi trường xã hội xung
quanh của họ, thậm chí đôi khi, tôi đã ghi lại những chi tiết có thực chất giá
trị không quan trọng, một khi tôi xét thấy chúng minh họa được một người, hoặc
thời đại của người ấy.
Cuối cùng, tôi nợ một lời
giải thích, và lời xin lỗi đến những chuyên gia về bất kỳ phần nào của chủ đề rất
rộng lớn của tôi. Điều hiển nhiên là không thể hiểu biết nhiều về mỗi triết gia
cũng như có thể hiểu biết về ông ta bởi một người có lĩnh vực chuyên biệt không
rộng rãi bằng; Tôi không nghi ngờ gì rằng trong tất cả những nhà triết học mà
tôi đã đề cập, với ngoại lệ Leibniz, đã được nhiều người hiểu tường tận hơn
tôi. Tuy nhiên, nếu như điều này được xem là một lý do đầy đủ để giữ sự im lặng
đáng kính, nó sẽ dẫn theo là không có người nào nên đảm nhận thảo luận về không
gì hơn ngoài một vài mảnh nhỏ hẹp của lịch sử. Ảnh hưởng của Sparta trên
Rousseau, của Plato trên triết lý đạo Kitô cho đến thế kỷ thứ mười ba, của chủ
thuyết của Nestorius trên những người Ả Rập, và từ đó trên Aquinas, của Saint
Ambrose trên triết lý chính trị tự do từ sự trỗi dậy của những thành phố
Lombard cho đến ngày nay, là một số trong số những chủ đề, trong đó chỉ có một
lịch sử toàn diện mới có thể thảo luận. Trên những cơ sở đó, tôi kêu gọi một đặc
ân từ những độc giả, những người tìm thấy kiến thức của tôi về phần này hay phần
kia của chủ đề của tôi kém tương xứng hơn là nó đã là, nếu có khiếm khuyết,
không cần từng phải nhớ đến “cỗ xe với cánh bay của thời gian”.