Sunday, September 11, 2011

Sigmund Freud - Văn minh và những Bất mãn từ nó (7)



Văn minh và những Bất mãn từ nó
Sigmund Freud
(1856 – 1939)
Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929)
Civilization and Its Discontents (1930)



Chương VI


Không một bài nào trong những bài viết trước của tôi, tôi đã có một tình cảm thật mạnh mẽ như giờ đây, rằng những gì tôi đang mô tả chỉ là kiến thức phổ thông, và tôi đang tốn giấy và mực, và đến cuối đường, cả công việc của người sắp chữ và người thợ in, và vật liệu, để thuyết giải những điều, vốn chúng trên thực tế, là hiển nhiên. Vì lý do đó, tôi nên lấy làm hài lòng nắm lấy luận điểm, nếu như nó đã hiện ra rằng sự nhìn nhận về một bản năng đặc biệt, gây hấn hung hãn độc lập có nghĩa một sự thay đổi của lý thuyết phân tích tâm lý về những bản năng.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy, rằng đây không phải như vậy, và rằng đó chỉ đơn giản là một vấn đề tập trung sắc nét hơn vào một đường rẽ của suy tưởng đã đến từ lâu trước đây, và dõi theo những hệ quả của nó. Trong tất cả những phần phát triển tuần tự của lý thuyết phân tích tâm lý, lý thuyết về bản năng là một, trong đó đã dọ dẫm con đường tiến của nó là chật vật nhất [1]. Và dẫu thế lý thuyết đó thật hết sức không thể thiếu được cho toàn bộ cấu trúc khiến một gì đó phải được đặt vào chỗ của nó. Trong những gì đã là lúc đầu tiên hoàn toàn lúng túng của tôi, tôi đã lấy như điểm khởi hành một câu nói của một thi sĩ-triết gia, Schiller, đó là “đói và yêu là những gì chuyển động thế giới” [2]. Đói có thể được lấy làm đại diện cho những bản năng vốn có mục đích bảo tồn cá nhân; trong khi yêu vươn đuổi sau chân những đối tượng, và chức năng chính của nó, được tự nhiên ưa thích trong mọi cách, là sự bảo tồn chủng loại. Thế nên, để bắt đầu, những bản năng-ego và những bản năng-đối tượng đối đầu với lẫn nhau. Đó là để biểu thị năng lượng của cái kể sau, và chỉ những bản năng sau mà tôi đã giới thiệu thuật ngữ “libido[3]. Thế nên, phản đề đã là giữa những bản năng-ego và những bản năng dục tính [4] của ái tình (theo nghĩa rộng nhất của nó [5]), đã được đẩy hướng đến một đối tượng. Một trong những bản năng-đối tượng, bản năng bạo dâm [6], đã đứng nổi bật so với phần còn lại, đúng là sự thật, trong đó mục tiêu của nó như vậy là rất xa với tư cách yêu thương. Hơn nữa, đã rõ ràng ở một số khía cạnh, nó đã gắn với những bản năng-ego: nó không thể che dấu quan hệ chặt chẽ với những bản năng của sự làm chủ vốn không có mục đích dục tính. Nhưng những khác biệt này đã bị vượt qua, sau cùng tất cả, sự bạo dâm đã rõ ràng là một phần của đời sống tính dục, trong những hoạt động ở đó tình cảm yêu thương có thể được thế chỗ bằng sự tàn ác. Chứng nhiễu loạn thần kinh được xem là kết quả của một đấu tranh giữa sự lợi ích của sự tự bảo tồn và những đòi hỏi của libido, một cuộc đấu tranh trong đó ego đã chiến thắng, nhưng với cái giá của những khổ đau và những chối từ hy sinh khốc liệt.


Tất cả mọi nhà phân tích tâm lý sẽ thú nhận rằng ngay cả ngày nay quan điểm này đọc lên đã không có âm thanh của một sai lầm ném-bỏ-lâu-rồi. Dù sao đi nữa, những thay đổi trong nó trở thành thiết yếu, khi những thăm dò của chúng ta tiến xa lên từ những gì bị đàn áp đến những sức mạnh đàn áp, từ những đối tượng-bản năng đến ego. Bước quyết định đi tới đã là sự giới thiệu đưa vào khái niệm của narcissism [7] - đó là nói rằng, sự khám phá thấy ego chính tự thân nó đầu tư năng lượng xúc cảm vào libido, rằng ego, thực vậy, là căn nhà gốc của libido, và trong một số phạm vi vẫn giữ lại là trụ sở đầu não của nó [8].  Libido quá-yêu-chỉ-mình này quay sang phía những đối tượng, và như thế trở thành libido-đối tượng (đối tượng-ham muốn tính dục); và nó có thể chuyển đổi trở lại một lần nữa thành libido quá-yêu-chỉ-mình. Khái niệm về narcissism làm cho có thể có được một sự hiểu biết phân tích về những chứng neuroses chấn thương và nhiều những bệnh hoạn quanh gần chứng psychoses [9], cũng như của bản thân của chứng kể sau. Đó là không cần thiết phải từ bỏ những diễn giải của chúng ta về neuroses-chuyển nhượng như những nỗ lực của ego để bảo vệ chính nó chống lại tính dục; nhưng khái niệm về libido đã bị nguy hại. Bởi vì những-bản năng-ego, cũng thế nữa, là có tính libido, có khao khát tính dục, dường như rồi trong một thời gian không thể tránh khỏi rằng chúng ta nên làm libido trùng hợp với năng lượng bản năng nói chung, như C. G. Jung đã ủng hộ rồi trước đây. Dù sao đi nữa, vẫn còn lại trong tôi một thứ tin tưởng vững chắc, vốn  tôi  đã vẫn chưa có khả năng tìm được những lý do cho chúng, đó là những bản năng không có thể đều tất cả thuộc về cùng một loại. Bước kế tiếp sau đómcủa tôi đã được thực hiện trong Beyond the Pleasure Principle (1920g) [10], khi sự cưỡng bách phải lặp lại và cá tính bảo thủ của đời sống bản năng, đầu tiên thu hút sự chú ý của tôi. Bắt đầu từ những suy đoán về sự bắt đầu của sự sống và từ những tương đồng song hành trong sinh học, tôi đã rút ra kết luận rằng, bên cạnh bản năng để bảo tồn thực thể sống và nối nó vào những đơn vị càng lớn hơn, [11]  phải có hiện hữu một bản năng trái ngược khác, bản năng tìm kiếm để giải thể những đơn vị này và đưa chúng trở lại tình trạng nguyên thủy không hữu cơ của chúng. Đó là nói rằng, cũng giống như Eros [12], cũng có một bản năng của sự chết. Hiện tượng của đời sống có thể được giải thích từ hành động, hoặc đồng thời hoặc cùng đối lập lẫn nhau, của hai bản năng này. Tuy nhiên, không phải là dễ dàng để đem phơi bày rõ những hoạt động của bản năng được giả định về cái chết này. Những biểu hiện của Eros đã đủ nổi bật và ồn ào. Có thể được giả định rằng bản năng về cái chết hoạt động âm thầm nội tại trong sinh vật, hướng về sự giải thể của nó, nhưng tất nhiên, điều đó không có bằng chứng. Một ý tưởng có kết quả hơn là một phần của bản năng sẽ chuyển hướng về phía thế giới bên ngoài, và phơi ra ánh sáng như một bản năng gây hấn và hủy diệt. Trong lối này, bản năng tự nó có thể được ép lẫn vào trong dịch vụ của Eros, trong đó cơ cấu sinh vật đã phá hủy một vài sự vật khác, dù là là sinh động hoặc vô tri vô giác, thay vì tiêu diệt tự ngã riêng nó. Ngược lại, bất kỳ hạn chế nào trên sự gây hấn hướng ra ngoài này sẽ bị buộc đi đến gia tăng sự tự hủy diệt, vốn nó đương tiến hành dù bất kỳ trường hợp nào. Đồng thời, người ta có thể ngờ từ thí dụ này rằng hai loại bản năng hiếm khi - có lẽ không bao giờ - xuất hiện trong cô lẻ, tách biệt với nhau, nhưng là hỗn hợp với nhau trong những tỷ lệ biến đổi và rất khác nhau, và vì thế trở nên không thể nhận ra được dưới phán xét của chúng ta. Trong chứng bạo dâm [13], đã từ lâu được biết đến với chúng ta như một thành phần của bản năng tính dục, chúng ta sẽ có trước chúng ta một hỗn hợp đặc biệt mạnh mẽ thuộc loại này giữa những khuynh hướng của tình yêu và bản năng hủy diệt; trong khi đối lập tương ứng của nó là chứng khổ dâm [14], sẽ là một sự hợp nhất giữa tính hủy diệt được hướng vào bên trong và tính dục - một sự hợp nhất vốn nó làm những gì, nếu không thế là một khuynh hướng không thể nhận thấy, thành một khuynh hướng đập ngay vào mắt dễ thấy và hiển nhiên hữu hình.

Giả định về sự hiện hữu của một bản năng về cái chết, hay về hủy diệt, đã gặp kháng cự ngay cả trong giới phân tích (tâm lý); tôi nhận biết có một khuynh hướng thường xuyên thích - thà là gán bất cứ gì nguy hiểm và thù địch trong tình yêu vào một tính chất lưỡng cực [15] gốc trong bản chất của tự nó riêng. Lúc bắt đầu, nó chỉ là dự kiến mà tôi đưa ra những quan điểm tôi đã phát triển ở đây [16], nhưng dần với thời gian chúng đã chiếm một chỗ vững chắc như thế trong tôi khiến tôi thôi, không còn có thể nghĩ theo bất kỳ cách nào khác. Đối với trí não của tôi, chúng hết sức hữu dụng từ một quan điểm lý thuyết nhiều hơn bất kỳ những quan điểm có thể có nào khác; chúng cung cấp cho sự đơn giản dễ hiểu đó, mà không phải hoặc bỏ qua, hoặc làm chuyện cững bức với những sự kiện, vốn chúng ta vươn tới chúng trong công trình khoa học. Tôi biết rằng trong bạo dâm khổ dâm, chúng ta luôn luôn nhìn thấy trước chúng ta những biểu hiện của bản năng hủy diệt (hướng ra bên ngoài và vào bên trong), được nấu trộn mạnh mẽ với sự khiêu dâm [17]; nhưng tôi không còn có thể hiểu làm thế nào chúng ta có thể bỏ qua sự có-mặt-khắp-nơi của sự gây hấn không-khiêu dâm và tính hủy  hoại, và làm thế nào chúng ta có thể thất bại không cho nó chỗ đứng phải có của nó trong sự giải thích của chúng ta về đời sống. (Các khao khát về hủy hoại khi nó được hướng vào bên trong hầu hết trốn lánh được nhận thức của chúng ta, tất nhiên, trừ khi nó nhuốm màu với sự khiêu dâm). Tôi nhớ thái độ tự vệ của riêng tôi khi ý tưởng về một bản năng hủy diệt đầu tiên xuất hiện trong tài liệu phân tích tâm lý, và bao nhiêu thời gian đã mất trước khi tôi trở thành tiếp thụ được với nó [18]. Rằng những người khác đáng lẽ cho thấy, và vẫn cho thấy, cùng một thái độ từ chối, bớt làm tôi ngạc nhiên. Bởi vì  “trẻ em nhỏ không thích nó” [19], khi có nói chuyện về những khuynh hướng bẩm sinh của con người với “sự xấu” (tính ác), với tính gây hấn và với tính phá hoại, và cũng cả với sự tàn ác nữa. Gót đã tạo dựng chúng trong hình ảnh toàn hảo của Ngài; không ai muốn được nhắc nhở là khó khăn như thế nào để hòa giải sự hiện hữu không thể phủ nhận được của cái ác - bất chấp những phản đối của Christian Science [20] - với tính toàn năng của Ngài hay tính toàn thiện của Ngài.  Quỉ Dữ [21] sẽ là lối thoát tốt nhất như một cái cớ biện hộ cho Gót; trong cách đó, quỉ dữ sẽ được xử dụng đóng cùng một vai như là một tác năng làm suy hoại kinh tế như giống người Dothái trong thế giới của lý tưởng của người giống Aryan. Nhưng ngay cả như vậy, người ta có thể buộc Gót phải chịu trách nhiệm về sự hiện hữu của Quỉ Dữ cũng như cho sự hiện hữu của sự tà ác mà Quỉ Dữ là hiện thân. Theo quan điểm của những khó khăn này, mỗi người chúng ta cũng sẽ được khuyên, trong một số cơ hội thích hợp, hãy cúi đầu thật thấp, hãy khiêm tốn trước bản chất đạo đức sâu xa của loài người, làm như thế sẽ giúp chúng ta được nổi tiếng với đám đông, và vì nó chúng ta sẽ sẽ được tha thứ rất nhiều [22].


Tên gọi “libido”, có thể được dùng thêm một lần nữa, để biểu thị những biểu hiện của sức mạnh của Eros, nhằm mục đích phân biệt chúng với năng lượng của bản năng Chết [23]. Phải thú nhận rằng chúng ta có khó khăn hơn nhiều trong nắm bắt bản năng đó; chúng ta chỉ có thể ngờ nó có, như nó đã là, như một gì đó trong cái nền đằng sau Eros, và nó thoát khỏi sự nhận biết, trừ khi sự có mặt của nó bị phản bội bởi tư cách trộn lẫn bị hỗn hợp với Eros. Đó là trong bạo dâm, nơi mà bản năng chết bẻ vặn mục đích khiêu dâm sang ý hướng riêng của nó, và tuy thế lại đồng thời đáp ứng trọn vẹn thối thúc khiêu dâm, khiến chúng ta thành công trong việc thu nhận được cái nhìn rõ ràng vào trong bản chất của nó và quan hệ của nó với Eros. Nhưng ngay cả chỗ nào nó nổi lên không kèm bất kỳ mục đích tính dục nào, trong cuồng nộ mù quáng của tính hủy hoại, chúng ta không thể không nhận ra rằng sự hài lòng của bản năng được đi kèm với một mức độ cực kỳ cao của sự vui thú quá-yêu-chỉ-mình, do nó đem đến cho ego một thỏa mãn với những ao ước cũ của ego về sự toàn năng.  Bản năng hủy diệt, được điều hòa và được thuần hóa, và như nó đã là,  nó đã bị cấm đoán trong mục tiêu của nó, khi nó hướng về những đối tượng, nó phải cung cấp cho ego sự thỏa mãn những nhu cầu quan trọng sống còn của nó và sự kiểm soát trên tự nhiên. Bởi vì giả định về sự hiện hữu của bản năng chủ yếu là dựa trên những nền tảng lý thuyết, chúng ta cũng phải thú nhận rằng nó không phải là hoàn toàn chống đỡ được hết những phản đối về lý thuyết. Nhưng đây là vốn những sự việc xuất hiện với chúng ta lúc này như thế nào, trong tình trạng kiến thức của chúng ta hiện giờ; nghiên cứu và suy ngẫm trong tương lai chắc chắn sẽ mang lại thêm ánh sáng nữa, vốn sẽ quyết định nội dung vấn đề.

Thế nên, trong tất cả những gì tiếp sau, tôi chấp nhận chỗ đứng rằng khuynh hướng đến sự gây hấn xâm lược là một khuynh hướng bản năng độc lập, tự-tồn tại, và nguyên thủy trong con người, và tôi quay về với quan điểm của tôi (chương V) là nó tạo thành trở ngại lớn nhất với sự  văn minh. Tại một điểm trong tiến trình của điều tra này (chương III), tôi đã được dẫn đến ý tưởng rằng văn minh là một tiến trình đặc biệt mà loài người trải qua, và tôi vẫn còn dưới ảnh hưởng của ý tưởng đó. Bây giờ tôi có thể thêm rằng văn minh là một tiến trình trong sự phục vụ cho Eros, mà có mục đích là để kết hợp những cá nhân con người đơn lẻ, và sau đó những gia đình, sau đó những giống người, những dân chúng và những quốc gia, vào thành một thống nhất lớn, khối thống nhất của loài người. Tại sao điều này đã phải xảy ra, chúng ta không biết; nhưng công việc của Eros chính xác là thế [24]. Những tập hợp này của con người được ràng buộc một cách libido với lẫn nhau. Chỉ một mình sự thiết yếu, những ưu thế của công việc làm chung, sẽ không buộc họ lại với nhau. Nhưng bản năng gây hấn tự nhiên của con người, tính thù địch của mỗi cá nhân chống lại tất cả,  và của tất cả chống lại mỗi cá nhân, đối kháng lại chương trình này của văn minh. Bản năng gây hấn hung hãn này là phó sản bắt nguồn từ bản năng chết, và là đại diện chính của bản năng chết, vốn chúng ta đã tìm thấy song hành bên cạnh Eros và chia phần cùng với Eros thống trị thế giới. Và bây giờ, tôi nghĩ, ý nghĩa của sự tiến hóa của văn minh thôi không còn tối tăm với chúng ta. Nó phải trình bày cuộc đấu tranh giữa Eros và cái Chết, giữa bản năng của sự sống và bản năng của hủy diệt, như nó tự vận động ra trong loài người. Cuộc đấu tranh này là tất cả những gì thiết yếu bao gồm trong sự sống, và sự tiến hóa của nền văn minh, do đó có thể được chỉ đơn giản mô tả như là cuộc đấu tranh cho sự sống của giống người. Và đó là trận chiến này của những khổng lồ, mà những vú em cô giáo nuôi dạy chúng ta cố gắng để xoa dịu dỗ dành bằng bài hát ru của họ về Thiên Đàng [25].


Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Sep/2011)


[1] [Một vài giải thích về lịch sử của lý thuyết của Freud về bản năng sẽ tìm thấy trong Ghi chú của người biên tập cho bài viết của ông ‘Instincts and their Vicissitudes’ (1915c), Standard Ed., 14,113 ff.]
[2] [‘Die Weltweisen.’]
[3] [Ở phần II của bài khảo cứu đầu tiên về nhiễu loạn thần kinh lo lắng (anxiety nerosis) – (1895b)]
[4] “libidinal instincts”
[5] [ i.e như Plato đã dùng. Xem chương IV của Group Psychology (1921c), Standard Ed., 18, 99.]
[6] Sadistic instinct.
[7] Narcissism: sự quá-yêu-chỉ-mình, xem chú thích trong chương I.
[8] [Cf. nối kết với điều này, xem Phụ đính B của the Ego and the Id, Standard Ed., 19, 63]
[9] psychoses: loạn thần kinh - rối loạn thần kinh nghiêm trọng, trong đó tư tưởng và cảm xúc của chủ thể bị hư hỏng khiến mất hết nhận thức và liên lạc với thực tại bên ngoài.
[10] Trong Beyond the Pleasure Principle (1920g), Freud giới thiệu khái niệm về xung lực đẩy đến chết như một thuật ngữ đối nghich với xung lực bảo tồn sự sống. Ông nhận xét rằng “điểm đến của tất cả sự sống là cái chết”, “những sự vật không có sự sống hiện hữu trước khi có những sự vật có sự sống” và “tất cả những gì có sự sống đều chết vì những lý do nội tại”.
Bản năng về cái chết (death instinct) – hay xung lực hướng về cái chết – là sức mạnh đẩy những sinh vật vươn đến sự trở về với trạng thái vô cơ (inorganic state), trạng thái được biết như không có sự sống như chúng ta hiểu. Khi hòa nhập với bản năng sống (Eros) – chúng ta thấy những xô đẩy chính của nó hướng về những sự phân hủy, tháo gỡ, tách rời, và ly cách. Có thể nói chung là thoát những ràng buộc. và cũng có thể hiểu sự sống là ràng buộc, kết hợp. Lấy thí dụ đơn giản - những hóa chất phải kết hợp để tạo những tế bào, những tế bào phải kết hợp để tạo những cấu trúc sống, và những cấu trúc sống đó cũng phải kết hợp để tạo những cộng đồng sống, chất kết hợp đó là Eros, chúng ta gọi chung là yêu thương.  Phản lại sự kết hợp này là phân hủy, tháo gỡ, tách rời, và ly cách, là bản năng của sự chết (Thanatos), hiểu là xung lực hướng về, thúc đẩy về cái chết, nói trên. Trong hình thức thuần khiết của nó, âm thầm trong cơ cấu tâm lý, nó khuất phục libido đến một mức nào đó, trong một lĩnh vực nào đó, và như thế, để lộ ra thế giới bên ngoài xung lực hủy hoại, thống trị hay ý chí muốn nắm quyền lực: đây là sự bạo dâm (sadism) “hợp thức”, nhưng phần chìm bên trong cá nhân có khát vọng quyền lực là kích thích tính dục nguyên thủy của khổ dâm (masochism).
[11] [Sự đối nghịch vốn nó như thế nổi lên giữ khuynh hướng dễ dãi bất cần của Eros hướng về phát triển và bản chất bảo thủ tổng quát của những bản năng thì nổi bật, và nó có thể trở thành điểm khởi đầu cho một nghiên cứu về những vấn đề xa hơn nữa.]
[12] Eros Thanatos - Freud xác định hai xung lực mà cả hai trộn lẫn vào nhau nhưng xung đột với nhau, bên trong mỗi cá nhân và giữa những cá nhân. Eros là xung lực bảo toàn sự sống, là tình yêu, sáng tạo, và tình dục, tự hài lòng, và là sự bảo tồn chủng loại. Thanatos, từ gốc HyLạp là “cái chết” -  là xung lực của xâm lược, bạo dâm, phá hoại, bạo lực, và của chính cái chết. Trong phần cuối của tập sách này, Freud ghi chú rằng con người, đi theo Thanatos, đã phát minh ra những dụng cụ để tiêu diệt hoàn toàn chính bản thân họ; còn phần Eros, dự kiến sẽ “làm một nỗ lực để khẳng định mình trong cuộc đấu tranh với một kẻ thù ngang ngửa phi luân. Nhưng ai có thể lường trước được với những gì sẽ thành công và với những gì sẽ là kết quả?”.
Freud xác định “bản năng” hoặc “những xung lực” (Triebe) mà ông xem như là bẩm sinh, phổ quát và liên tục cảm thấy. “Một bản năng khác với một kích thích (stimulus) ở chỗ nó phát sinh từ những nguồn kích thích trong cơ thể hoạt động như một sức mạnh thường trực và như vậy đối tượng không thể thoát khỏi nó bằng cách bay xa như anh ta có thể làm thế nếu từ một kích thích bên ngoài. Một bản năng có thể được mô tả như có một nguồn, một đối tượng và một mục tiêu. Nguồn là một trạng thái kích thích trong cơ thể, và mục tiêu của nó là để loại bỏ sự kích thích đó”. (Freud, 1938). Đời sống là vì thế phần lớn là về đối phó với những xung đột này, tìm kiếm để tối đa hóa sự hài lòng thỏa mãn, trong khi giảm thiểu mặc cảm tội lỗi và trừng phạt.
Eros (bản năng/xung lực của sự sống, libido (ham muốn tình dục)) là có liên quan với việc bảo tồn sự sống và bảo tồn chủng loại. Do đó, nó xuất hiện như những nhu cầu cơ bản cho an toàn, sức khỏe và nuôi dưỡng, và thông qua những xung lực ham muốn tính dục. Nó tìm cả hai – vừa bảo toàn và tạo ra đời sống.
Eros có liên quan với những cảm xúc tích cực của tình yêu, và do đó biểu hiện qua những hành vi hỗ trợ xã hội, chung sức cộng tác, hợp tác và những hành vi khác để hỗ trợ những hài hòa trong xã hội.
Thanatos: (xung lực / bản năng chết, mortido, (sự hung hăng)) xuất hiện đối lập và để cân bằng với Eros và đẩy một người hướng tới sự tuyệt chủng và một “trạng thái vô tri vô giác”.  Freud thấy xung lực này như đẩy chúng ta tiến tới những trạng thái về trước, bao gồm cả sự không hiện hữu, tức cái chết.
Mục đích của mọi sự sống là sự chết ... những thứ vô tri vô giác tồn tại trước khi có những thứ sống, hữu tri giác” (Freud 1920). Thanatos liên quan với những cảm xúc tiêu cực như thù hận, sợ hãi và tức giận, dẫn đến hành vi chống đối xã hội, từ nhỏ như bắt nạt đến lớn như tự tử, hay giết người (có lẽ là phóng thể của những xung lực chết).
[13] Sadism: bạo dâm – khuynh hướng tìm khoái lạc, đặc biệt trong sự thỏa mãn tính dục, từ sự gây đau đớn, hành hạ thân xác hay gây nhục nhã cho kẻ khác, cho đối tương dục tình.
[14] Masochism: khổ dâm - khuynh hướng tìm khoái lạc, đặc biệt trong sự thỏa mãn tính dục, ngược lại với Sadism - từ sự tự gây đau đớn, tự hành hạ thân xác hay nhục nhã cho chính mình, trong sinh hoạt tình dục.
[15] Bipolarity.
[16] [Cf. Beyond the Pleasure Principle (1920g), Standard Ed., 18, 59]
[17] erotism
[18] [Xem  một vài nhận xét trong phần Giới thiệu của người biên dịch] bản tiếng Anh.
[19] [“Denn die Kindlein, Sie horen es nicht gerne” trích dẫn từ một bài thơ của Goethe “Die ballade vom vertriebenen und heimgekehrten Grafen”. ]
[20] Christian Science: giáo phái Kitô ở Mỹ, do Mary Baker Eddy (1821–1910) sáng lập.
[21] Satan: khái niệm về Quỉ Dữ là một khái niệm xuẩn lý – vì nếu đã giả định Gót vừa toàn năng vừa toàn thiện thì không thể có Quỉ Dữ, không thể dùng Satan để đổ tội cho những tàn ác, hay đau khổ của con người.
Freud mỉa mai - Satan chỉ là cái cớ đề làm bung xung bào chữa cho Gót, những gì tốt đẹp thì tất cả đều do Gót, nhưng trước những gì xấu ác, vốn là những sự kiện thựctại không thể phủ nhận, thì gán hết cho Satan, trong khi vẫn tuyên xưng Gót là toàn hảo, toàn thiện và toàn năng.
[22] [Trong Mephistopheles của Goethe, chúng ta có một nhận dạng hết sức đặc biệt thuyết phục về nguyên lý của cái ác với bản năng tàn phá:
                Denn alles, was entsteht,
Ist wert, dass es zu Grunde geht …
So ist dann alles,was Ihr Sunde
Zerstorung, kurz das Bose nennt,
Mein eigentliches Element.

Với tất cả những sự vật, đến từ Trống-Không
Đã gọi lên, xứng đáng bị hủy diệt 
Thế nên, tất cả những gì là bạn,  như Tội Lỗi đã đánh giá –
Hủy hoại, - bất cứ gì trộn với Tà Ác, -
Đó là thành tố đúng thực của ta
Quỉ dữ tự hắn nói tên đối thủ của mình, không dẫn kể những gì là thánh thiện và tốt lành, nhưng là sức mạnh trong Tự nhiên hoạt động hướng về sự sáng tạo và tái sinh sư sống - đó là, Eros:

Der Luft, demm Wasser, wie der Erden
Entwinden tausend Keime sich,
Im Trocknen, Feuchten, Warmen, kalten!
Hatt’ich mir nicht die Flamme vorbehalten,
Ich hatte nichts Aparts fur mich.

Từ Nước, Đất và Không Khí tung mở
Muôn ngàn mầm phá vỡ lên, bật lớn dậy,
Trong Khô, và ướt, và  ấm,  và lạnh ;
Và nếu như ta đã không là Lửa bốc dành sẵn, tại sao?
Thực vậy, Không gì đặc biệt của riêng ta bày cho thấy.

Cả hai đoạn trên trích từ Faust của Goethe, Phần I, Xen 3.  Bản dịch tiếng Anh của Baylar Taylor.]
Các câu tiếng Việt dịch từ bản tiếng Anh.
[23] [quan điểm hiện tại của chúng ta có thể được tạm diễn tả trong phát biểu rằng libido (ham muốn tính dục) có cổ phần trong tất cả mọi biểu hiện bản năng, nhưng không phải tất cả mọi thứ trong sự biểu hiện đó là libido]
[24] [Xem Beyond the Pleasure Principle (1920g)]
[25] [‘Eiapopeia vom Himmel’ Một trích dẫn từ bài thơ Deutschland của Heine, Caput I.]