Wednesday, January 5, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (19)

Bertrand Russell


Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời

Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle 






Chương 21. Chính trị học của Aristotle

Tập sách Politics của Aristotle vừa đáng chú ý và vừa quan trọng – đáng chú ý vì cho thấy những thiên kiến thông thường có chung của những người Hylạp học thức trong thời của ông, và quan trọng vì là một nguồn của nhiều những nguyên tắc vốn chúng vẫn còn có ảnh hưởng cho đến tận cuối thời Trung cổ. Tôi không nghĩ có nhiều trong đó có thể là một sử dụng thực tế bất kỳ nào cho một chính khách của thời nay, nhưng có rất nhiều vốn chiếu ánh sáng trên những xung đột của những phe phái trong những phần khác nhau của thế giới Hylạp. Không có nhiều lắm sự nhận biết về những phương pháp của chính quyền trong những nhà nước không-Hylạp. Đúng là có ám chỉ tới Egypt, Babylon, Persia, và Carthage, nhưng ngoại trừ trong trường hợp của Carthage, chúng chỉ một chút gọi là có lệ. Không có đề cập đến Alexander, và thậm chí không có đến được một nhận thức dù thoáng qua nhất về sự chuyển đổi toàn vẹn mà ông đã đương gây ra trên thế giới. Toàn bộ thảo luận là quan tâm với những nhà nước đô thị [1], và không có sự dự liệu về sự lỗi thời của chúng. Hylạp, do phân chia của nó vào thành những đô thị độc lập, là một phòng thí nghiệm của thử nghiệm chính trị, nhưng không có gì vốn từ những thí nghiệm này đã liên quan đến mà đã được hiện hữu từ thời của Aristotle cho đến tận sự trỗi dậy của những đô thị Ý vào thời Trung cổ. Trong nhiều đường lối, kinh nghiệm mà Aristotle kêu gọi đến thì thích hợp với thế giới hiện đại tương đối hơn là so với bất cứ thế giới nào đã hiện hữu trong suốt một nghìn năm trăm sau khi quyển sách đã được viết.

Có rất nhiều nhận xét ngẫu nhiên thú vị, một số trong đó có thể được ghi nhận trước khi chúng ta bắt tay vào lý luận chính trị. Chúng ta được kể rằng Euripides, khi ông đương ở tại triều đình của Archelaus, vua của Macedon, đã bị một Decamnichus nào đó lên án về bệnh thối mồm [2]. Để làm dịu cơn giận dữ của Euripides, nhà vua đã cho phép ông ấy đánh Decamnichus bằng roi, vốn ông đã làm theo Decamnichus, sau nhiều năm chờ đợi, đã tham gia vào một âm mưu thành công giết nhà vua, nhưng đến thời gian này, Euripides đã chết. Chúng ta được kể rằng nên thụ thai trẻ em trong mùa đông, khi gió là gió phương bắc; rằng phải có một sự cẩn thận tránh đừng khiếm nhã, bất lịch sự, sỗ sàng, bởi vì “những lời nói đáng xấu hổ dẫn đến hành vi đáng xấu hổ”, và rằng tục tĩu tà dâm thì không bao giờ được dung thứ, ngoại trừ trong những đền thờ, nơi mà ngay cả lời nói tục tĩu được có luật cho phép. Người ta không nên kết hôn quá trẻ, bởi vì, nếu làm như thế , những trẻ em sẽ bị yếu đuối và là phái nữ, những người vợ sẽ trở nên dâm đãng, và những người chồng có sự tăng trưởng của họ thành còi cọc. Tuổi kết hôn đúng độ là ba mươi bảy ở phái nam, mười tám ở phái nữ.

Chúng ta học được, Thales bị chế diễu vì sự đói nghèo của ông, nên ông đã mua chịu tất cả những nhà-ép dầu ô liu theo kế hoạch sắp đặt, và sau đó có thể độc quyền tính giá những ai muốn thuê chúng để sử dụng . Ông đã làm điều này để cho thấy rằng những triết gia có thể kiếm tiền, và nếu như họ có vẫn còn nghèo, đó là vì họ có một cái gì đó quan trọng hơn cả sự giàu có để suy nghĩ đến. Tất cả điều này, tuy nhiên, chỉ là nhân câu chuyện, giờ là lúc để đi đến với những vấn đề nghiêm trang hơn nhiều;

Tập sách bắt đầu bằng chỉ ra sự quan trọng của Nhà nước, nó là loại cao nhất của cộng đồng, và nhắm đến cái tốt cao nhất. Theo thứ tự thời gian, gia đình đến trước, nó được xây dựng trên hai quan hệ cơ bản, của người nam và người nữ, của người chủ và nô lệ, vốn cả hai đều là tự nhiên. Nhiều những gia đình kết hợp làm một ngôi làng, một số làng, một Nhà nước, với điều kiện là kết hợp đem lại lớn đủ để được độc lập tự túc. Nhà nước, mặc dù ra đời trong thời gian muộn hơn so với gia đình, nhưng lại là trước nó, và thậm chí trước cả cá nhân, do bản chất; bởi vì đối với “những gì mỗi sự-vật là khi được phát triển đầy đủ, chúng ta gọi là bản chất của nó”, và xã hội con người, được phát triển đầy đủ, là một nhà nước , và toàn bộ là trước so với phần. Khái niệm liên quan đến ở đây là của cơ thể sinh vật [3]: một bàn tay, khi cơ thể bị huỷ hoại, chúng ta được bảo, là thôi không còn là một bàn tay. Điều ngụ ý là rằng một bàn tay được định nghĩa bởi mục đích của nó – đó là nắm nhặt – vốn chỉ có thể thực hiện được khi nối liền với một cơ thể sống. Trong cùng phương cách như thế, một cá nhân không thể hoàn thành cứu cánh của mình trừ khi ông ta là một phần của một nhà nước. Người nào là người đã thành lập Nhà nước, Aristotle nói, là người lớn lao nhất trong những người làm việc thiện, bởi vì nếu không có pháp luật, con người là con vật tồi tệ nhất của những động vật, và sự hiện hữu của pháp luật phụ thuộc vào Nhà nước. Nhà nước không phải chỉ đơn thuần là một xã hội để trao đổi và phòng ngừa tội phạm: “Cứu cánh của nhà nước là một đời sống tốt.... Và Nhà nước là sự hợp nhất của những gia đình và những làng mạc trong một cuộc sống hoàn hảo và-độc lập tự túc đầy đủ, qua đó chúng ta hàm nghĩa là một đời sống hạnh phúc và danh dự “(1280b). “Một xã hội chính trị hiện hữu vì lợi ích của những hành động cao quý, không phải của chỉ đơn thần là sự kết thân đồng hành” (1281a).

Một nhà nước là được tạo thành gồm những hộ gia đình [4], mỗi trong số đó bao gồm một gia đình, thảo luận về chính trị nên bắt đầu với gia đình. Phần lớn của thảo luận này có liên quan với chế độ nô lệ – bởi vì trong thời cổ, những người nô lệ đã luôn luôn được nhận xem như là phần của gia đình. Chế độ nô lệ là thiết thực và đúng [5], nhưng những nô lệ bẩm sinh phải thấp kém hơn người chủ. Do bẩm sinh, một số người đã được đánh dấu (riêng) ra để chịu phục tùng, một số khác để đóng vai cai trị; người nào thành kẻ-ấy là do bản chất không bởi tự mình riêng, nhưng một người nào khác thành một nô lệ là bởi vì bản chất bẩm sinh [6]. Nô lệ không nên là người Hylạp, nhưng thuộc về một chủng tộc thấp kém với tinh thần kém cỏi hơn (1255a, và 1330a). Tốt hơn cả cho gia súc là khi được con người quản trị, và cũng thế, khi những người có bản chất tự nhiên thấp kém được những người cao cấp hơn cai trị họ. Có thể được phép hỏi không biết liệu việc thực hành bắt nô lệ trong số những tù nhân chiến tranh là có chính đáng hay không; quyền lực, như đã đem lại chiến thắng trong chiến tranh, dường như ngụ ý có đức hạnh cao cấp, nhưng điều này không phải luôn luôn là đúng. Tuy nhiên, chiến tranh chỉ là công chính [7] khi tiến hành chống lại những người, mặc dù bởi bản chất là chủ định để được cai trị, nhưng sẽ không chịu khuất phục (1256b); và trong trường hợp này, nó ngụ ý, sẽ được quyền bắt những người bị chinh phục làm nô lệ. Điều này sẽ xem ra như đủ để biện minh cho bất kỳ một kẻ chinh phục nào đã từng sống, bởi vì không có quốc gia nào sẽ thừa nhận rằng bởi bản chất tự nhiên nó được chủ định để bị cai trị, và bằng chứng duy nhất cho thấy bản chất tự nhiên sẽ phải rút ra được từ kết quả của chiến tranh. Thế nên, trong mỗi cuộc chiến, những kẻ chiến thắng ở bên đúng, phải, công chính và những kẻ bại trận ở bên sai trái. Thỏa đáng lắm đấy chứ!

Kế tiếp đến một thảo luận về thương mại, vốn nó có ảnh hưởng sâu xa trong đó chịu ảnh hưởng sâu sắc lối lý luận quỉ biện trong học thuật kinh viện trung cổ [8] . Có hai lối sử dụng của một sự vật, một là thích đáng, một là không thích đáng; lấy thí dụ một đôi giày, có thể bị làm mòn, đó là sử dụng thích đáng của nó, hoặc đem mua bán trao đổi, đó là sử dụng không thích đáng của nó. Điều này dẫn đến sau đó rằng có một-cái-gì đó bị hạ cấp về một người thợ giày, vốn là người phải trao đổi mua bán giày của mình để kiếm sống. Mua bán thương mại lẻ, chúng ta được bảo, không phải là một phần tự nhiên của nghệ thuật làm giàu (1257a). Đường lối tự nhiên để làm giàu là từ sự quản lý khéo léo nhà cửa và đất đai. Với sự giàu có thể tạo nên trong lối này thì có một giới hạn, nhưng với những gì có thể được tạo nên bằng thương mại thì không có giới hạn. Thương mại phải dính líu với tiền bạc, nhưng sự giàu có không phải là thu nhặt những đồng tiền đúc. Sự giàu có bắt nguồn từ thương mại là xứng đáng bị khinh ghét, bởi vì nó là không tự nhiên. “Cái loại đáng khinh ghét nhất, và với lý do lớn nhất, là cho vay lấy lãi [9], vốn nó tạo một lợi nhuận ra ngay từ chính đồng tiền, và không từ đối tượng tự nhiên của nó. Bởi vì tiền được chủ định sẽ đem dùng trong trao đổi, nhưng không phải để tăng lời lấy lãi. ... Trong tất cả những phương thức làm giàu, đây là cái phản tự nhiên nhất” (1258).

Những gì đã đến từ châm ngôn này, bạn có thể đọc trong Tôn giáo và sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản của Tawney [10]. Nhưng trong khi phần lịch sử của ông là đáng tin cậy, bình luận của ông có một sự thiên vị, nghiêng về có lợi cho những gì là tiền tư bản.

“Cho vay nặng lãi” có nghĩa tất cả sự cho vay tiền lấy lãi, không như bây giờ chỉ có nghĩa là cho vay với mức lãi cắt cổ. Từ thời Hylạp cho tới ngày nay, nhân loại, hay ít nhất là phần có kinh tế phát triển hơn trong số họ, đã được phân chia thành những con nợ và những chủ nợ; những con nợ đã không chấp thuận về lãi xuất, và những chủ nợ đã chấp thuận nó. Trong hầu hết những trường hợp, những chủ đất đã là những con nợ, trong khi những người dấn thân vào thương mại là những chủ nợ. Những quan điểm của những triết gia, với vài ngoại lệ, đã có trùng hợp với quyền lợi tiền bạc của giai cấp của họ. Những triết gia Hylạp thuộc về, hoặc đã được thu dụng, làm việc, với lớp địa chủ, do đó họ không chấp thuận lợi tức lãi xuất. Những triết gia trung cổ đã là những người, hay thày chăn chiên, trong hội Nhà thờ, và tài sản của Hội Nhà thờ là chủ yếu trong đất đai, cho nên họ thấy không có lý do để xem xét lại quan điểm của Aristotle. Phản đối của họ với cho vay nặng lãi được tăng cường thêm bởi chủ trương bài-Dothái, bới phần lớn những vốn lưu động nhất là của người Dothái. Giới tăng lữ và những vương hầu đã có những cãi vã của họ, đôi khi rất đắng cay, nhưng họ có thể cùng kết hợp chống lại người Dothái hiểm độc nào đó, những người đã buộc dính họ trên một vụ mùa có thu hoạch xấu, bằng những phương tiện của vay mượn tiền bạc, và coi rằng người này xứng đáng với một phần thưởng cho tính keo kiệt của ông ta.

Với thời Cải cách, tình thế đã thay đổi. Nhiều những người theo đạo Tin lành sốt sắng đã là những người trong giới kinh doanh, với họ chuyện cho vay với tiền lãi là thiết yếu. Do đó đầu tiên là Calvin, và sau đó những ông “thánh” Tin Lành khác đã đồng ý thừa nhận lãi suất. Cuối cùng, hội Nhà thờ Catô đã bắt buộc phải làm theo cho phù hợp, bởi vì những điều ngăn cấm cũ không còn phù hợp nữa với thế giới hiện đại.Những triết gia, những người có thu nhập có nguồn gốc từ những đầu tư của những trường đại học, đã nghiêng sang ủng hộ lãi xuất từ đó bởi vì họ thôi không còn là những tăng lữ nữa, và do đó thôi kết nối với giới địa chủ. Trong mỗi giai đoạn, đã có rất giàu có những lý luận lý thuyết để hỗ trợ những quan điểm kinh tế thuận lợi

Utopia của Plato đã bị Aristotle chỉ trích trên nhiều nền tảng khác nhau. Đầu tiên có một bình luận rất đáng chú ý rằng nó đem cho tính duy nhất quá nhiều cho Nhà nước, và sẽ nên đem cho nó vào một cá nhân. Tiếp đến có loại thuộc lập luận phản đối việc đề nghị bãi bỏ gia đình mà nó là xảy ra tự nhiên với tất cả mọi  người đọc. Plato nghĩ rằng, bằng cách chỉ đơn thuần đem danh hiệu “con trai” cho tất cả những người đến tuổi là làm cho họ có thể có được “tính-làm-con”, thứ một người sẽ có được từ hướng toàn bộ nhiều những tình cảm mà những người hiện nay có đối với những con trai thực sự của họ, và tương ứng như thế, liên quan đến danh hiệu “cha”. Aristotle, trái lại, nói rằng những gì là phổ biến chung với số lượng lớn nhất nhận được sự chăm sóc ít nhất, và rằng nếu những “con trai” là phổ biến, là con chung với nhiều người “cha”, họ sẽ bị xao nhãng trong phổ biến, thà là tốt hơn để làm một người anh em họ trong thực tế, hơn là làm một “con trai” theo ý nghĩa của Plato; Chương trình của Plato sẽ làm tình yêu thành nước lã. Sau đó có một luận chứng lạ lùng rằng, bởi vì kiêng tránh chuyện ngoại tình là một đức hạnh, nó sẽ là một điều đáng tiếc để có một hệ thống xã hội mà hủy bỏ đức hạnh này, và những tật xấu tương ứng (1263b). Sau đó, chúng ta được hỏi: nếu những phụ nữ là của chung, ai sẽ quản lý gia đình? Một lần, tôi đã viết một bài luận, tên là “Kiến trúc và hệ thống xã hội”, trong đó tôi đã chỉ ra rằng tất cả những ai là người kết hợp chủ nghĩa cộng sản với việc bãi bỏ của gia đình, cũng ủng hộ những nhà ở cộng đồng cho số lượng lớn, với những nhà bếp cộng đồng, những phòng ăn, phòng, và những nhà giữ trẻ cộng đồng. Hệ thống này có thể được mô tả như là chế độ nhà tu với không có đời sống độc thân. Nó là cần thiết để thực hiện nên kế hoạch của Plato, nhưng nó chắc chắn không phải là không-thể-có-được nhiều hơn so với nhiều những điều khác mà ông đã đề xuất.

Chủ nghĩa cộng sản của Plato làm Aristotle bực tức. Ông nói, nó sẽ dẫn đến tức giận với những người lười biếng, và tới cái thứ cãi cọ mà phổ thông giữa những người cùng đi du lịch chung. Điều tốt hơn là nếu mỗi người quan tâm chỉ với những gì là công chuyện của riêng mình. Bất động sản nên được tư hữu, nhưng mọi người nên được huấn luyện về lòng nhân từ làm thế nào về phần cho phép việc sử dụng nó sẽ phần lớn là công cộng. Lòng nhân từ và rộng lượng là những đức hạnh, và nếu không có sở hữu tư nhân đi kèm, chúng là không thể nào có được. Cuối cùng chúng ta được bảo rằng, nếu kế hoạch của Plato đã được tốt, một người nào đó hẳn đã nghĩ về chúng từ sớm hơn [11]. Tôi không đồng ý với Plato, nhưng nếu bất cứ điều gì có thể làm cho tôi đồng ý như vậy, nó sẽ là của những lập luận của Aristotle chống lại ông.

Như chúng ta đã thấy trong liên hệ với chế độ nô lệ, Aristotle không phải là người tin vào sự bình đẳng. Chấp nhận như thế, tuy nhiên về đối tượng bất bình đẳng của nô lệ và phụ nữ, nó vẫn còn một câu hỏi liệu có phải tất cả những công dân nên được bình đẳng về chính trị hay không. Ông nói có một số người suy nghĩ rằng điều này là đáng mong muốn, trên nền tảng rằng tất cả những cuộc cách mạng đều lần lượt quay sang sự quy định về sở hữu tài sản. Ông bác bỏ lập luận này, khẳng định rằng những tội ác lớn nhất là do sự dư thừa đúng hơn là do sự mong muốn; không có con người nào trở thành một bạo chúa chỉ nhằm để tránh cảm giác lạnh lẽo.

Một chính phủ là tốt khi nó hướng tới cái tốt cho của cả cộng đồng, là xấu khi nó quan tâm chỉ cho chính nó. Có ba loại chính phủ là tốt: chính phủ theo chế độ quân chủ, chính phủ theo chế độ quý tộc, và polity (chính thể) [12]; có ba chính phủ là xấu: chuyên chế, đầu sỏ (tập đoàn thủ lĩnh), và dân chủ [13]. Ngoài ra cũng có nhiều những hình thức hỗn hợp trung gian. Điều sẽ được quan sát thấy rằng những chính phủ tốt và xấu được định nghĩa bởi những phẩm chất luân lý của những người nắm quyền của nó, không phải bởi hình thức của hiến pháp. Điều này, tuy nhiên, chỉ có một phần đúng sự thật. Một chính phủ quí tộc là một cai trị bởi những người có phẩm hạnh. Một chính phủ theo lối tập đoàn lãnh đạo là một cai trị bởi người giàu có, và Aristotle không xem đức hạnh đồng nghĩa chặt chẽ với giàu có. Những gì ông chủ trương, theo như học thuyết trung bình vàng (của ông), là một thẩm quyền ôn hòa điều độ vừa phải thì rất có thể được liên kết với đức hạnh: “Nhân loại không thu tập hay giữ gìn luân lý với sự giúp đỡ của những tiện nghi bên ngoài, nhưng những tiện nghi bên ngoài với sự giúp đỡ của đức hạnh, và hạnh phúc, cho dù bao gồm trong lạc thú hay đức hạnh, hoặc cả hai, thì thường thường được tìm thấy hơn trong những người là những ai có vun trồng văn hóa cao nhất trong não thức và trong nhân cách của họ, và chỉ có một phần chia vừa phải mức trung bình của những tiện nghi bên ngoài, hơn là trong số những người sở hữu những tiện nghi bên ngoài đến một mức độ nhiều vô dụng, nhưng thiếu xót trong những phẩm chất cao hơn” (1323a, b). Thế nên, có một sự khác biệt giữa sự cai trị của tốt nhất (quý tộc) và của giàu nhất (tập đoàn thủ lĩnh), bởi vì tốt nhất có khả năng chỉ có những tài sản trung bình. Ngoài ra còn có một sự khác biệt giữa dân chủ và chính thể đô thị, ngoài sự khác biệt về luân lý trong chính phủ, bởi vì những gì Aristotle gọi là “chính thể” giữ lại một số yếu tố của tập đoàn thủ lĩnh (1293b). Nhưng giữa chế độ quân chủ và chuyên chế, sự khác biệt duy nhất là luân lý.

Ông nhấn mạnh trong việc phân biệt chính thể tập đoàn thủ lĩnh và dân chủ bởi tình trạng kinh tế của đảng cầm quyền: có tập đoàn thủ lĩnh khi giới giàu nắm quyền mà không có quan tâm đến giới nghèo, dân chủ khi quyền lực nằm trong tay của giới nghèo khó và họ làm ngơ trước quyền lợi của giới giàu.

Chính quyền quân chủ là tốt hơn so với của quý tộc, chính quyền quý tộc là tốt hơn so với chính quyền polity. Tuy nhiên, tham nhũng đến bậc nhất nhất là tồi tệ nhất, vì vậy độc tài là tồi tệ hơn tập đoàn thủ lĩnh, và tập đoàn thủ lĩnh là tệ hơn so với dân chủ. Bằng lối này, Aristotle đi đến một chống cự cho dân chủ; bởi vì tất cả những chính quyền thực tế là xấu, và do đó, trong số những chính phủ thực tế, những chính quyền dân chủ có xu hướng là tốt nhất.

Khái niệm về dân chủ của Hylạp đã trong nhiều đường lối cực đoan hơn của chúng ta, lấy thí dụ, Aristotle nói rằng bầu các quan tòa là có tính tập đoàn lĩnh đạo, trong khi nó là dân chủ để bổ nhiệm họ bằng cách rút thăm. Trong những nền dân chủ cực đoan, hội đồng của những công dân đã là ở trên pháp luật, và đã quyết định mỗi vấn đề một cách độc lập với nhau. Những tòa án của thành Athens đã cấu thành bởi một số lớn rộng những công dân được lựa chọn bằng rút thăm, không được luật gia nào giúp đỡ; dĩ nhiên, những người này có khả năng bị xoay chuyển bởi sự hùng biện hay bởi tình cảm phe nhóm. Khi dân chủ bị chỉ trích, nó phải được hiểu rằng là có nghĩa gồm những sự việc thuộc vào loại này.

Có một thảo luận dài về những nguyên nhân của cách mạng. Ở Hylạp, những cuộc cách mạng đã là thường xuyên như đã là trước đây ở châu Mỹ La tinh, và do đó Aristotle đã có một kinh nghiệm phong phú để từ đó rút ra những suy luận. Nguyên nhân chính là sự xung đột giữa những người theo chế độ tập đoàn thủ lĩnh và những người dân chủ. Dân chủ, Aristotle nói, phát sinh từ niềm tin rằng những người, ai là bình đẳng tự do [14] nên được bình đẳng về mọi phương diện; chế độ tập đoàn thủ lĩnh, từ sự kiện là những người nào là người ở cấp cao hơn trong một vài phương diện tuyên đòi quá mức.. Cả hai đều có một thứ công lý, nhưng không phải là thứ tốt nhất. “Vì vậy cả hai bên, bất cứ khi nào phần chia của họ trong chính phủ không phù hợp với những ý tưởng đã được thai nghén trước của họ, khuấy động lên cuộc những cách mạng” (1301a). Những chính phủ dân chủ có khả năng ít gánh chịu những cuộc cách mạng hơn của những tập đoàn thủ lĩnh,, bởi vì những tập đoàn thủ lĩnh có thể tan rã với nhau. Những tập đoàn thủ lĩnh xem dường như thường đã là những đồng bạn dũng mãnh. Trong một số thành phố, chúng ta được bảo, họ thề một lời nguyền: “Tôi sẽ là một kẻ thù địch với dân chúng, và sẽ nghĩ ra tất cả những tác hại đối với họ nếu tôi có thể”. Ngày nay, những người phản động không thẳng thắn như vậy.

Ba điều cần thiết để ngăn chặn cách mạng được là tuyên truyền của chính quyền trong giáo dục, tôn trọng pháp luật, ngay cả trong những việc nhỏ, và công chính trong luật pháp và hành chính, nghĩa là, “bình đẳng theo tỷ lệ, và để cho mỗi người vui hưởng những gì của riêng mình “(1307a, 1307b, 1310a). Aristotle dường như đã không bao giờ nhận ra những khó khăn của “bình đẳng theo tỷ lệ”. Nếu điều này là công lý đích thực, tỷ lệ phải thuộc về đức hạnh. Bây giờ đức hạnh thì khó đo lường, và là một vấn đề tranh cãi phe phái thiên lệch. Trong thực tế chính trị, do đó, đức hạnh có xu hướng được đo bằng mức thu nhập; sự phân biệt giữa chế độ quý tộc và chế độ tập đoàn thủ lĩnh, mà Aristotle cố gắng để làm, chỉ có thể có được, chỗ nào có một lớp quý tộc cha truyền con nối được thiết lập rất vững chắc. Thậm chí dẫu cho như thế sau đó, ngay sau khi hiện hữu một lớp giai cấp đông đảo của người giàu có không phải là quý tộc, họ phải được chấp nhận vào giới quyền lực, vì sợ họ làm một cuộc cách mạng. Giới những nhà quý tộc truyền thừa không có thể duy trì lâu dài quyền lực của họ, trừ chỗ nào đất đai hầu như là nguồn duy nhất của sự giàu có. Tất cả mọi sự bất bình đẳng xã hội, về lâu dài, là sự bất bình đẳng về thu nhập. Đó là phần thuộc về  biện luận cho dân chủ; rằng những cố gắng để có một “công lý theo tỷ lệ” đã dựa trên bất kỳ một giá trị nào khác ngoài sự giàu có, thì chắc chắn bị phá vỡ. Những người bào chữa cho chế độ tập đoàn thủ lĩnh giả vờ rằng thu nhập là tỷ lệ thuận với giá trị luân lý, phẩm hạnh; nhà tiên tri đã nói rằng ông đã chưa bao giờ từng thấy một người có đạo đức ngay thẳng xin bánh để ăn [15], và Aristotle nghĩ rằng những người tốt đó thu thập đúng vừ phải trong thu nhập của ông ta, chẳng quá nhiều mà cũng không quá ít. Những những quan điểm như thế là phi lý. Mỗi một loại “công lý” khác nào nếu ngoài tuyệt đối bình đẳng, trong thực tế, sẽ ban thưởng, cho một số phẩm lượng hoàn toàn khác với đức hạnh, và vì thế phải bị lên án.

Có một tiết sách thú vị đáng chú ý về chế độ chuyên chế. Một bạo chúa ham muốn giàu có, trong khi một nhà vua ham muốn danh dự. Bạo chúa có những quân bảo vệ là những người lính đánh thuê, trong khi nhà vua có những quân bảo vệ là những công dân. Những bạo chúa hầu hết là những kẻ mị dân, vốn là những người có được quyền lực bằng những hứa hẹn bảo vệ người dân chống lại những quí tộc. Trong một giọng điệu, mỉa mai thay, theo lối Machiavelli, Aristotle giải thích những gì một bạo chúa phải làm gì để duy trì quyền lực. Ông phải ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ người nào có tài năng công trạng khác thường, bằng xử tử hoặc ám sát nếu cần thiết. Ông đã phải cấm những tập hợp ăn uống chung, câu lạc bộ, và bất kỳ giáo dục nào có khả năng sản xuất những tình cảm thù địch. Phải là tuyệt không có những hội họp, hay bàn luận văn chương. Ông phải ngăn ngừa đừng cho dân chúng thân thiết hiểu biết lẫn nhau, và buộc họ phải sinh hoạt trong công khai tại cổng (dinh thự) của mình. Ông nên sử dụng gián điệp, giống như những nữ thám tử ở Syracuse. Ông phải gieo trồng những bất đồng cãi vã, và làm thần dân mình nghèo yếu. Ông nên giữ dân chúng bận rộn trong những công trình lớn lao, như là các vua Egypt đã làm trong việc xây dựng những kim tự tháp. Ông nên cho phụ nữ và nô lệ có quyền lực, để họ làm những người dọ thám lấy tin. Ông nên gây chiến tranh, để dân chúng mình có thể có cái gì để làm, và được luôn luôn muốn có một nhà lãnh đạo (1313a, b).

Nó là một hồi tưởng buồn bã rằng đoạn này, trong toàn bộ tập sách, là một đoạn thích hợp nhất cho tới ngày nay. Aristotle kết luận rằng không có sự tai ác (nào là) quá lớn đói với một bạo chúa. Tuy nhiên có đó, ông nói, một phương pháp khác để gìn giữ một chính quyền chuyên chế, cụ thể là sự tiết chế ôn hoà và làm ra vẻ sùng đạo. Không có quyết định về phần phương pháp nào có khả năng chứng minh là thành công hơn cả.

Có một luận chứng dài để chứng minh rằng chinh phục nước ngoài không phải là mục đích của Nhà nước, cho thấy rằng nhiều người đã chấp nhận quan điểm đế quốc. Có một ngoại lệ, nó là đúng: chinh phục những “nô lệ bẩm sinh” là đúng và công chính. Theo quan điểm của Aristotle, điều này sẽ biện minh cho những chiến tranh chống lại những dân man rợ, nhưng không chống lại người Hylạp, bởi vì không có người Hylạp là “nô lệ bẩm sinh”. Nói chung, chiến tranh chỉ là một phương tiện, không phải là một mục đích, thành phố trong địa thế cô lập, nơi đó không thể bị chinh phục, có thể là được hạnh phúc; Những Nhà nước sống trong địa thế cô lập không cần phải là không hoạt động. Gót và vũ trụ là hoạt động, mặc dù cả hai không thể có chuyện chinh phục nước ngoài. Thế nên, hạnh phúc mà một Nhà nước nên tìm kiếm, mặc dù chiến tranh đôi khi có thể là một phương tiện cần thiết để đi đến nó, nhưng không nên chiến tranh, nhưng nên là những hoạt động hòa bình.

Điều này dẫn đến câu hỏi: một nhà nước nên lớn rộng đến chừng nào? Chúng ta được bảo, những thành phố lớn không bao giờ được cai quản cho tốt đẹp, bởi vì một số quá lớn dân chúng không thể có trật tự được. Một nhà nước nên lớn rộng vừa đủ để có thể tự túc hoặc ít hoặc nhiều, nhưng không quá lớn cho chính phủ có hiến pháp. Nó nên được là nhỏ đủ cho những công dân có thể hiểu cá tính của nhau, nếu không thế, lẽ đúng phải sẽ không được thực hiện trong các cuộc bầu cử, và kiện tụng. Lãnh địa nên là nhỏ đủ để nhìn bao quát được toàn bộ của nó từ một đỉnh đồi. Chúng ta được bảo cả hai điều, rằng nó nên tự túc được (1326b), và rằng nó nên có thương mại xuất cảng và nhập cảng (1327a), trong đó có vẻ là một sự phản nghịch điều trước với điều sau.

Những người phải làm ăn để kiếm sống không nên được nhận làm công dân. “Những công dân không nên sống cuộc đời của những thợ máy hay những người buôn bán, vì đời sống như vậy là đê tiện và thù nghịch với đức hạnh”. Họ cũng không nên là những người làm ruộng, bởi vì họ cần có thời giờ nhàn nhã. Những công dân nên sở hữu tài sản, nhưng những người làm ruộng nên là những nô lệ thuộc về một chủng tộc khác (1330a). Những chủng tộc ở phía Bắc, chúng ta được bảo, có tinh thần; những chủng tộc ở phía Nam, thông minh, thế nên những nô lệ nên là thuộc những chủng tộc phía Nam, vì nó là bất tiện nếu những nô lệ lại có tinh thần. Chỉ duy có người Hylạp là vừa có tinh thần vừa thông minh; họ thì được lãnh đạo tốt hơn là những sắc dân man rợ, và nếu được thống nhất, họ có thể cai trị toàn thế giới (1327b). Một người đã có thể đã mong đợi ở điểm này có một vài bóng gió ám chỉ tới Alexander, nhưng đã không có.

Về phần kích thước của nhà nước, trên một trình độ khác nhau, Aristotle phạm vào cùng một lỗi lầm mà nhiều người theo chủ nghĩa tự do hiện đại đã phạm phải. Một nhà nước phải có khả năng để bảo vệ chính mình trong chiến tranh, và thậm chí, nếu như có bất kỳ văn hóa tự do nào để gìn giữ cho được sống còn [16], bảo vệ tự thân nó với không quá nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi một nhà nước lớn rộng đến đâu, phụ thuộc vào kỹ thuật của chiến tranh và công nghiệp. Trong thời của Aristotle, Nhà nước Thành phố đã lỗi thời vì nó không thể tự bảo vệ chống lại Macedonia. Trong thời chúng ta, Hylạp như một toàn bộ, bao gồm cả Macedonia, là lỗi thời trong ý hướng này, như đã được chứng minh mới gần đây [17]. Để biện hộ cho sự độc lập toàn vẹn của Hylạp, hoặc bất kỳ nước nhỏ nào khác, bây giờ cũng là vô ích như biện hộ cho sự độc lập toàn vẹn cho một thành phố duy nhất, mà lãnh thổ có thể được nhìn bao quát toàn bộ từ một điểm cao. Không thể nào có độc lập thật sự ngoại trừ một nhà nước hoặc liên minh đủ mạnh, bởi những nỗ lực của chính nó, để đẩy lùi tất cả mọi nỗ lực chinh phục từ nước ngoài. Không gì nhỏ hơn so với Mỹ và Đế quốc Anh kết hợp lại sẽ thỏa mãn đòi hỏi này, và có lẽ ngay cả điều này sẽ cũng còn là một đơn vị quá nhỏ.

Tập sách, dưới hình thức trong đó chúng ta có nó, dường như còn là dở dang, chưa hoàn thành, đã kết thúc với một thảo luận về giáo dục. Giáo dục, tất nhiên, chỉ dành cho trẻ em sẽ thành những công dân, những nô lệ có thể được giảng dạy những nghệ thuật hữu ích, như nấu ăn, nhưng những môn này không là phần của giáo dục. Những công dân phải được năn theo khuôn với hình thức của chính phủ vốn dưới đó họ sinh sống, và dó đó, nên có những khác biệt tùy thuộc với thành phố đương bàn luận tập đoàn lãnh đạo hay dân chủ. Tuy nhiên, trong thảo luận, Aristotle giả định rằng tất cả những công dân sẽ có một phần chia của quyền lực chính trị. Trẻ em nên học hỏi những gì là hữu dụng cho chúng, nhưng không tầm thường thô tục, lấy thí dụ, chúng không nên được giảng dạy bất kỳ kỹ năng nào khiến cơ thể thành biến dạng xấu đi, hoặc những gì sẽ giúp chúng có khả năng để kiếm tiền. Họ phải thực tập điền kinh trong điều độ, nhưng không phải đến mức nhắm trở thành có kỹ năng chuyên nghiệp; những đứa trẻ đã được huấn luyện cho những thi tài Olympic đã bị thương tổn sức khỏe, như được cho thấy bởi thực tế là những ai đã là kẻ chiến thắng như trẻ em trai, là hầu như không bao giờ sau đó lại chiến thắng như là người nam trưởng thành nữa. Trẻ em nên học vẽ, ngõ hầu có thể nhận biết cái đẹp của hình thể con người, và chúng nên được dạy dỗ để biết đánh giá cao hội họa và điêu khắc như là những thể hiện của những ý tưởng luân lý. Chúng có thể học hát và chơi nhạc cụ, đủ để có thể thưởng thức âm nhạc một cách phê phán, nhưng không phải đủ để thành những diễn viên chuyên nghiệp có tay nghề cao; bởi vì không có ai là những người tụ do lại chơi đàn hoặc say sưa hát, trừ khi họ say rượu. Tất nhiên, chúng phải học đọc và viết, mặc dù tính hữu ích của những nghệ thuật này. Nhưng mục đích của giáo dục là “đức hạnh”, không phải sự hữu ích. Những gì Aristotle hàm nghĩa là “đức hạnh”, ông đã nói với chúng ta trong tập Ethcis, vốn tập này (Politics) này thường xuyên đề cập.

Những giả định cơ bản, trong Politics của ông, rất khác với của bất kỳ người viết hiện đại nào. Mục đích của Nhà nước,. trong quan điểm của ông, là để sản xuất những con người quí phái phong nhã có văn hóa [18] – những người kết hợp tinh thần quí tộc với lòng yêu chuộng sự học hỏi và những khoa nghệ thuật. Sự kết hợp đã là hiện thân, trong sự hoàn hảo cao nhất của nó, trong Athens của thời Pericles, không phải trong quảng đại dân chúng, nhưng trong số những người rộng rãi có ăn có mặc. Nó bắt đầu phân hủy trong những năm cuối của Pericles. Quảng đại quần chúng, những người không có văn hoá, đã quay sang chống lại với những bạn bè của Pericles, là người đã bị đẩy đến chống đỡ cho những đặc quyền của giới giàu, bằng những phản bội, ám sát, chế độ chuyên quyền bất chính, và những phương pháp khác không phải là rất cao thượng cho lắm. Sau cái chết của Socrates, những mù quáng cố chấp của nnền dân chủ Athena đã thu giảm nhỏ, và Athens vẫn còn là trung tâm của nền văn hóa cổ đại, nhưng quyền lực chính trị đã dời đi nơi nào khác.Trong suốt thời cổ đại về sau này, quyền lực và văn hóa đã thường thường là phân rẽ riêng biệt: quyền lực nằm trong tay thô cứng của những người lính, văn hoá thuộc về những người Hylạp bất lực, thường là những nô lệ. Điều này là chỉ là một phần đúng thực sự với Rome trong những ngày huy hoàng vĩ đại của nó, nhưng nó dứt khoát là sự thật rõ ràng trước thời của Cicero và sau thời của Marcus Aurelius. Sau cuộc xâm lăng của những dân dã man, những “quý ông”, những người quí phái phong nhã, đã là những dân “rợ” dã man phía Bắc, những con người của văn hóa tinh tế là thuộc giới tăng lữ các dòng tu phía Nam. Tình trạng tổng quát này đã tiếp tục kéo dài, nhiều hơn hoặc ít hơn, cho đến thời kỳ Phục hưng, khi những những người thế tục, không theo giáo hội đã bắt đầu thu tập văn hóa. Từ thời Phục hưng trở đi, quan niệm về chính phủ của Hylạp bởi những người quí phái phong nhã dần dần chiếm ưu thế hơn và rồi nhiều hơn nữa, đạt tột đỉnh của nó vào thế kỷ thứ mười tám.

Nhiều những lực lượng khác nhau đã chấm dứt tình trạng tổng quát này. Thứ nhất, chế độ dân chủ, như được thể hiện trong cuộc cách mạng Pháp và những gì xảy ra sau đó của nó. Những con người quí phái phong nhã có văn hóa, giống như sau thời đại của Pericles, đã phải chống đỡ bảo vệ những đặc quyền của họ đối với số đông dân chúng, và trong quá trình này, thôi không còn là một trong hai, hoặc là quý ông, hay có văn hóa. Một nguyên nhân thứ hai là sự trỗi dậy của chủ nghĩa kỹ nghệ công nghiệp, với một kỹ thuật khoa học rất khác với văn hóa truyền thống. Một nguyên nhân thứ ba là giáo dục phổ thông, vốn trao cho quyền lực để đọc và viết, nhưng không trao cho văn hóa, điều này đã tạo khả năng có một loại mỵ dân thực hành một loại tuyên truyền mới , như đã thấy trong những chế độ độc tài.

Cho cả hai, tốt lẫn xấu, do đó, thời của những con người quí phái phong nhã có văn hóa là quá khứ.


Chương 22   Lôgích học của Aristotle

Ảnh hưởng của Aristotle, vốn rất lớn lao trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đã là lớn nhất tất cả trong khoa lôgích. Trong thời cổ về sau, khi Plato vẫn là tối cao trong siêu hình học, Aristotle là thẩm quyền được thừa nhận trong lôgích, và ông đã giữ địa vị này suốt thời Trung cổ. 



Lê Dọn Bàn tạm dịch  – bản nháp thứ nhất



[1] Polis: City states: tổ chức chính trị đặc biệt của cổ Hylạp thường gồm một thành phố và những vùng phụ cận của nó như một nhà nước độc lập.
Ngày nay chúng ta dùng từ “chính trị” vốn nó có nguồn gốc từ tiếng Hylạp “politicos”, có nghĩa là 'của, hoặc liên quan đến, các Polis ". Từ Polis của Hylạp thường được dịch sang Anh ngữ là “thành phố-nhà nước” (city-state) – có lẽ ngườiTàu dịch là thành quốc, dịch như vậy chỉ để lấy có thôi, nhưng không thực có nghĩa như polis). Từ này cũng được dịch là “thành phố” hoặc giữ nguyên là “Polis” trong Anh ngữ. Thực ra, không dịch trọn ý được vì polis là một tổ chức chính trị, có tư cách quốc gia độc lập trên một lĩnh thổ chỉ bằng diện tích của một đô thị lớn, tổ chức chính trị này hết sức đặc biệt, nay không còn tồn tại nữa, của cổ Hylạp. Điển hình là hai polis nổi tiếng Athens và Sparta, chúng có những những tương giao nội tại kết chặt, trong đó mối quan tâm chính trị, tôn giáo và văn hóa đã gắn bó chặt chẽ với nhau.
[2] Halitosis
[3] Organism – sinh thể, cơ thể, cơ cấu sinh vật sống.
[4] Household: tất cả những người sống dưới cùng một mái nhà – gồm cùng gia đình – cha mẹ và con cái nam nữ (family) và không cùng gia đình (gia nhân, nô lệ).
[5] Quan niệm của Aristotle và cũng là của Hylạp thời ông (và còn mãi sau này phản ánh trong các tập sách bible, cả mới và cũ).
[6] Câu này tối nghĩa, theo tôi hiểu, một người thành nên là tự do hay nô lệ là do bản chất bẩm sinh, không do ý muốn, dĩ nhiên, của người ấy; và Aristotle lại cho rằng dân Hylạp như ông thì không là, hay không có, bản chất nô lệ, cũng nhắc lại người cổ Hylạp xem các dân tộc khác, ngay cả dân Macedonian của Alexander, là “dã man” – đây là nghĩa gốc của từ “barbarian”.
[7] Just – chú ý khái niệm chiến tranh là đúng/sai – công chính hay không công chính – trong triết học phương Tây.
Tôi nghĩ, nói chung giữa con người, không có chiến tranh nào là đúng, công chính; trừ trường hợp tự vệ, chống xâm lăng. Tất cả các cuộc chiến tranh của người Tàu, Pháp, Mỹ với Việt nam là gây hấn trắng trợn xâm lăng tham lam, là “bẩn thỉu”( “la guerre sale”) – là “dơ dáy”(“the dirty war”). Đây cũng là quan niệm của giới tiến bộ hiện nay ở các nước phương Tây.
Những hình thức chiến tranh này dễ nhận diện, nhưng còn những chiến tranh khác – trong kinh tế (bao vây kinh tế, cấm vận), trong văn hóa, tín ngưỡng [các đoàn truyền giáo (Kitô, Tin lành)], tuyên truyền tư tưởng (Khổng học), trong tôn giáo (tại Trung Đông, Balkan,…). Tất cả rất phức tạp, nên rất khó nhận diện, ngay cả với những nạn nhân trực tiếp của chúng.
[8] Scholastic casuistry – lý luận quỉ biện (詭辯術) – the use of subtle, sophisticated, and sometimes deceptive argument and reasoning, especially on moral issues, in order to justify something or mislead somebody.
[9] Usury.
[10] Richard Henry Tawney, Religion and the Rise of Capitalism
[11] CTTG – Cf. The Noodle’s Oration trong Sydney Smith; “Nếu đề nghị đã là vững chắc, có thể nào những người Saxon đã bỏ qua nó ư? Có thể nào những người Dane đã làm ngơ trước nó ư? Thế rồi có thể nào nó đã thoát được sự khôn ngoan của người Norman hay sao?” (Tôi dẫn theo trí nhớ).
(Nghĩa là lý luận của Aristotle xử dụng để chống lại Plato tệ quá – mặc dù nội dung là đúng, nhưng lý luận như thế – Russell dẫn trên – chỉ khiến người nghe đâm quay ngược lại, đồng ý với những gì Aristotle đang chống ).
[12] Polity – Popular government in the common interest Aristotle calls “polity”; he reserves the word “democracy” for anarchic mob rule. polity is characterized as a kind of "mixed" constitution typified by rule of the "middle" group of citizens, a moderately wealthy class between the rich and poor (Politics IV.11).
[13] Tyranny, oligarchy (oligoi, i.e., một vài), democracy (dêmos, i.e., dân chúng).

 Người lãnh đạo
Nguyên dạng
Biến dạng
Một người
Kingship
Tyranny
Vài người
Aristocracy
Oligarchy
Nhiều người
Polity
Democracy


[14] Những công dân tự do của polis.
[15] Câu trong kinh thánh – Psalm 37:23-26
[16] Một quốc gia độc lập đích thực – tối thiểu phải về cả hai phương diện: lãnh thổ và văn hóa. Nhấn mạnh này của Russell, không phải của Aristotle.
Phải chăng chúng ta thường quên, hay coi nhẹ yếu tố thứ hai, vì quá khó khăn và không đủ năng lực, thiếu ý chí?
[17] CTTG –Điều này đẫ viết vào tháng Năm, 1941.
(vào ngày 6 April 1941, Germany cùng Italy đã xâm lăng và chiếm trọn Greece, liên quân quốc xã và phát xít đã đánh băng qua Bulgaria và Yugoslavia. Quân đội liên hiệp Anh và Hylạp chống trả nhưng đã không thành công).
[18] Cultured gentleman.