Sunday, January 9, 2011

Lôgích cũ & mới




Lôgích cũ & mới

(Phụ lục cho
Lịch sử Triết học phương Tây 
Chương 22
Lôgích  học của Aristotle)



“Ngay cả ngày nay, tất cả những thày giáo Catô trong triết học và nhiều người khác vẫn còn bướng bỉnh phủ nhận những khám phá của lôgích hiện đại, và tuân thủ với một sự bám chặt lạ lùng vào một hệ thống vốn nó đã dứt khoát cổ lỗ cũng như thiên văn học của Ptolemy”. (Bertrand Russell)[1]

1.  Lôgích cũ & mới

Ngữ pháp truyền thống bảo chúng ta cho biết – một câu đơn là gồm có hai phần : chủ ngữ và thuật ngữ (subject và predicate). Thí dụ:

1.       Bính thấy con voi
2.       Ất buồn ngủ
3.       Có một ai vỗ vai tôi
4.       Không ai đi học cả

Vậy, khi nào một câu – xem như một phát biểu lôgích - là đúng?


Hai câu đầu – chúng ta có thể nói đúng/sai – xét xem chủ ngữ “Bính” có thuộc tính được diễn tả bằng thuật ngữ “thấy con voi” không? Tương tự  “Ất” có thuộc tính “ buồn ngủ” không. Chúng ta làm được như thế và Bính và Ất là những tên gọi, tên người, chúng chỉ những con người, chỉ một ai đó.

Nhưng hai câu sau – về lôgích chúng ta không thể nói là đúng/sai; những chủ ngữ của câu 3 chỉ ai đây? Chỉ người vỗ vai tôi? – nhưng có thể tôi buồn ngủ tưởng thế, không có ai vỗ vai tôi cả. Câu 4 còn tệ hơn, “không ai” là ai?

2. Universal (x) và existential (x) quantifiers

Để giải quyết vấn đề này, những nhà lôgích hiện đại – phân biệt tên gọị (Bính, Ất) với những  từ như “ không ai”, có một ai”, “tất cả mọi người”. Những từ này được gọi là những “quantifier”. Và như những thí dụ trên cho thấy, trong ngữ pháp chúng xem ra như có cùng chức năng, là làm chủ ngữ cho câu, nhưng chúng tác động toàn toàn khác nhau trong lý luận.

Đây là một khám phá và cống hiến mới của logich hiện đại [2]. Không phải đi vào lý thuyết chi tiết. Trong trường hợp trên, lấy thí dụ “Bính thấy con voi” các nhà logich hiện tại thực hành như sau:

Nếu, như trong toán học, chúng ta lấy b chỉ một đối tượng là “Bính” và V là “thấy voi” – chúng ta viết “bV” (thực ra họ viết theo toán Vb – function V trên b, những đây chỉ là qui ước, chúng ta không cần bận tâm ở đây).

Bây giờ – “có một vài người thấy voi” – nếu giả định như cũng có nhiều những người khác thấy voi, có thể gộp họ vào chung, thành một collection, collection, tạm hiểu lỏng lẻo ở đây như một tập hợp gồm những người thấy voi trong toàn vũ trụ – nếu thế có một đối tượng nào đó trong collection này, chúng ta gọi là x, và x thấy voi. Chúng ta  dùng ký hiệu x ;  đơn giản đọc là “có đối tượng x, sao cho, x thấy voi”, vắn tắt:   “x xV”.

Thế còn “tất cả mọi người thấy voi” , chúng ta dùng một ký hiệu khác x, đọc là “tất cả những x, sao cho ”, vắn tắt  x xV, “có tất cả những đối tượng x, sao cho, x thấy voi”.

Và “không ai, chúng ta dùng dấu phủ định trước x thành ¬x, đọc là “không có một đối tương x, sao cho” – và tiếp tục chúng ta có:  ¬x xV. “không có x nào, sao cho, x thấy voi”.

3. Nhiêu khê như thế để làm gì?

Xem ra có vẻ hơi nhiêu khê, nhưng thực ra chỉ là đem những câu, những mệnh đề đơn giản, phát biểu lại nhưng dùng những ký hiệu mới, như hai quantifier trên.  Và đây là chỗ tuyệt vời của logich mới. Những quantifier đó đóng một vai trò chủ yếu trong nhiều những luận chứng triết học và toán học, ứng dụng chúng, đem lại rất nhiều khám phá mới rất quan trọng  Lấy thí dụ:

Là thói thường, chúng ta mặc nhiên giả định không gì xảy ra mà không có giải thích. Người ta đau ốm không thể không vì đâu, xe cộ hư hỏng không thể không có lý do, nghĩa là tất cả mọi sự vật, xem ra phải có nguyên nhân của nó. Nhưng cái gì là nguyên nhân của tất cả mọi thứ?  Hiển nhiên là không thể nào có trong thế giới vật lý, để con người có thể chạm vào, sờ thấy được,  dù chỉ như con voi giữa chợ của những người mù, hay một giả thuyết nào đó như Big Bang trong thiên văn học, Ngay cả “con voi” hay “Big Bang” chính chúng cũng phải có nguyên nhân. Như thế phải là trong siêu hình học, và Gót là ứng viên hiển nhiên cho vị trí “sáng tạo” này.

Đây là một luận chứng về sự hiện hữu của Gót gọi là luận chứng về Vũ trụ (Cosmologicsl Argument) [3]. Luận chứng này có thể phát biểu dưới nhiều dạng (nên còn gọi là luận chứng Nguyên nhân đầu tiên), và vì thế cũng có thể bào chữa hay phản bác dưới nhiều dạng. Nhưng trong bản chất, nó là một nguỵ biện vĩ đại, vì sai lầm của nó cũng lớn lao như Gót mà người ta đã tưởng tượng ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chúng ta hãy cùng dùng chỉ hai ký hiệu mới giới thiệu trên – để chứng minh:

Mệnh đề “tất cả mọi sư vật có một nguyên nhân” thì hàm hồ:
(a) Nó có th có nghĩa là –  tất cả sự vật nào đã xảy ra, nó có một nguyên nhân nào đó, này hay khác. Đó là, với tất cả x, có một y, sao cho y là nhân của x;

(b) Hay nó có th có nghĩa là – có mt-gì đó mà nó là nguyên nhân ca  tt c s vt – đó là, có mt y, sao cho vi tt c x , x là qu ca y , hay y là nhân ca x.

Giả định là chúng ta nói về một domain, gồm những đối tượng cùng nhân và quả của chúng. Chúng ta viết “x là hậu quả của y” như ký hiệu: xCy.  Như thế hai ý nghĩa trên chúng ta có thể viết:

(a) y  xCy  (“với tất cả x, có một y, sao cho x là quả của y”, (hay y là nhân của x).
(b) x  xCy   (“có một y, với tất cả x, sao cho x là quả của y”).

Viết như thế, giờ đây, chúng ta thấy (a) và (b) không là tương đương như nhau về logich nữa (logically equivalent):

Phát biểu  (a) dẫn đến từ (b). Nếu như có một sự vật gì vốn nó là nhân của tất cả mọi sự vật, Như thế, chắc chắn tất cả mọi sự vật có một nhân này hay nhân khác.

Nhưng nếu tất cả mọi sự vật có một nhân này hay nhân khác (b), nó không dẫn đến rằng có một và cùng là một sự vật đó vốn là nhân của tất cả mọi sự vật (a).

Chúng ta có thể so sánh với lối nói tương tự của người Việt: “mọi người ai cũng có một bà mẹ”, nhưng nó không đi dễ dàng đến kết luận “có một ai đó, là mẹ của tất cả mọi người” – “mẹ muôn vật” chỉ là một ý niệm, một tượng trưng, và chúng ta biết là không có, không thực.

Sự hàm hồ của luận chứng vũ trụ trên là giống như (a) đương nói về đau ốm và xe cộ (người đau, xe hỏng, có nguyên nhân), nhưng (b) quay sang nói về cái gì là nguyên nhân (của đau ốm và xe cộ), làm như cái gì là nguyên nhân đó đã được xác minh rồi. Và đó là nguỵ biện của luận chứng trên về Gót như là nguyên nhân của vũ trụ. (Chưa kể, nếu giả đinh nếu như có cái gì là nguyên nhân, hai câu hỏi có thể đặt ra: không có chứng cứ tại sao biết cái gì đó là Gót (có người gọi là Không-Tên), và không có chứng cứ rằng chỉ có một Gót mà thôi, vũ trụ cũng có thể có hai nguyên nhân – ÂmDương chẳng hạn – sao phải chỉ có một và chỉ có một mới là đúng). Như vậy luận chứng trên không chứng minh gì cả, nó vẫn chỉ là một giả định, không chứng minh, hay ít nhất ở đây, chưa hề được chứng minh.

Như vậy hiểu và phân tích cho đúng những quantifỉer là quan trọng, và không phải chỉ trong lôgích, Những từ “không ai”, có một ai”, “tất cả mọi ai”  - hay tổng quát hơn “không-gì”, “một vài”... làm chủ ngữ, nhưng không đứng thay, hay biểu thị một đối tượng, một chủ thế nào cả, chúng tác động một cách hoàn toàn khác biệt trong suy luận. Chúng ta bắt đầu thấy, sai lầm trong logich, tri thức học đã đưa sang thành những sai lầm trong bản thể học, trong siêu hình học.

Gót là một thí dụ cụ thể. Từ một gì không có, do ngôn ngữ hàm hồ, đã dùng lý luận nguỵ biện, khiến những ai dễ dãi mới nghe, tưởng chừng Gót là một gì có thực, nhưng những ai thính tai lôgích, dễ dàng chỉ ra sai lầm như trên.

Quay về vũ trụ và thuyết Big Bang, Hoặc vũ trụ kéo dài vô hạn ngược về quá khứ, hoặc tại một thời điểm nào đó, nó đã khởi đầu, đi ra thành có hiện hữu.

Trong trường hợp thứ nhất, vũ trụ không có khởi đầu, nhưng nó đã có đấy như từng bao giờ đã vẫn có đấy (tại sao không - ở điểm này Russell đã nói, chúng ta tưởng tượng có một khởi đầu chỉ vì sự nghèo nàn trong trí tưởng của chúng ta [4], về lôgích, có hay không có khởi đầu, cả hai đều không điều nào lôgích hơn điều nào, thế nên quay về Tàu và Ấn, tư tưởng của họ vẫn cho rằng vũ trụ là “vô thuỷ vô chung” – không có khởi đầu,  và không có tận cùng).

Trong trường hợp thứ hai, nếu như vũ trụ đã khởi nguyên tại một thời điểm đặc biệt nào đó, và các nhà vật lý gọi là Big Bang (vụ nổ vũ trụ lớn). Mặc dù từ khi giả thuyết Big Bang ra đời đến nay, các nhà vật lý đã thay đổi và có nhiều giải thích, họ lần lượt nói những điều khác nhau với chúng ta về biến cố này, (như cho đến gần đây, đi đến giải thích trước Big Bang lại có những Big Bang khác chẳng hạn, hay Big Bang đi đến Big Crunh, rồi lại Big Bang nữa,...). Đang bàn về logich ở đây, chúng ta có thể bỏ qua những nội dung này, cứ xem xét trường hợp thứ hai. Trong trường hợp này vũ trụ thành có hiện hữu từ không-gì (dùng tiếng Tàu cho văn vẻ, nghiêm trọng, nếu bạn thích – “hư không”), hay ít nhất không-gì như bất cứ một gì vật chất có trong vũ trụ của vật lý, dù sao đi nữa, vũ trụ với tư cách là gồm toàn thể những gì trong thế giới vật lý. Quay về xem xét mệnh đề “vũ trụ thành có  hiện hữu từ không-gì”. Như trên, chúng ta hãy cùng gọi vũ trụ là c, và hiện tượng nói trên là: “x thành ra hiện hữu từ  y” là  “xEy”, như thế  “không có một x, sao cho c thành hiện hữu từ x” , dùng dấu phủ định trước x  như nói trên, chúng ta viết thành  :  “¬x cEx.”

Nhưng xét lại xem,  “¬x cEx” không có nghĩa như chúng ta đã từ đó dẫn khởi đến nó như thế, “không có x nào, sao cho một vũ trụ c nào đó hiện hữu từ x”; vì nó hoàn toàn tương đương với trường hợp thứ nhất, nghĩa là vũ trụ không có khởi đầu. Trong nghĩa thứ nhất dẫn trên, vũ trụ không thành ra hiện hữu, nhưng nó vẫn có đó, vẫn hiện hữu từ vô thuỷ vô chung. Nói về một cụ thể, vậy thì ở đây không có trường hợp trong đó cụ thể thành hình từ một gì hay một-gì-nào khác [5].

Trong trường hợp thứ hai, khi chúng ta nói – vũ trụ thành ra hiện hữu từ không-gì (nothing), chúng ta hàm nghĩa rằng vũ trụ thành hiện hữu từ sự-không-gì (nothingness). Như thế không-gì có thể  là một-gì.


Nothingness?
Một ngày nào trời thật đẹp, bạn hãy ngửng nhìn lên màu xanh thẳm cùng tận trên cao kia – màu xanh đó có từ không-gì, và hãy tiếp tục suy nghĩ.  Dựa vào lôgích mới, và đừng vội tin [6].


Lê Dọn Bàn
(Jan, 2011)



[1] Từ lôgích dẫn sang chuyện ngụy biện về Gót , lấy trong: Graham Priest. Logic: A Very Short Introduction. Oxford University Press, USA, 2001.

Bertrand Russell. Lịch sử Triết học phương Tây- Chương 22, Lôgích  học của Aristotle (bản dịch LDB)

[2] Gottlob Frege (1848-1925) và Bertrand Russell (1872-1970) là hai người tiên phong thiết lập và phát triển.

[3] Luận chứng vũ trụ phát biểu đơn giản như sau:
(1)     Tất cả gì hiện hữu có một nguyên nhân cho hiện hữu của nó
(2)     Vũ trụ hiện hữu
(3)     Thế nên, Vũ trụ có một nguyên nhân cho sự hiện hữu của nó
(4)     Nếu Vũ trụ có một nguyên nhân cho sự hiện hữu của nó, vậy thì nguyên nhân đó là Gót
(5)     Thế nên, Gót hiện hữu

Các câu (1), (2 là tiền đề, câu (3) là kết luận; nhưng (4) là thêm vào ngang xương, thực sự không liên hệ với (1), (2), (3) – tức là nói từ đâu đâu, nói điều mình thích, không phải điều mình suy nghĩ, sang câu thứ (5) thì hoàn  toàn là nói điều mình thích và muốn; có thể viết lại như sau:

(4a)  Nếu Vũ trụ có một nguyên nhân cho sự hiện hữu của nó, theo tôi, tôi thích gọi nguyên nhân đó là Gót
(5a) Thế nên, bạn nên thích như tôi, và tôi muốn bạn đồng ý – Gót hiện hữu (!)

Dĩ nhiên, nếu ai dễ dãi, sau (1), (2), (3) là lý luận, tin rằng (4), (5) cũng là lý luận và tin theo, dễ dãi tin theo; nhưng tin một cách nhắm mắt như thế - hay đúng hơn như tiếng Viêt nói – “mắt nhắm mắt mở” đã tin ngay – tin như thế - đúng là mù quáng chứ còn gì! - có giá trị gì?

Đó là những người mới “tin” – trân trọng gọi nó là “đức tin”, còn trẻ con, học “giáo lý” từ lúc chưa biết suy nghĩ tường tận, thì thôi còn nói làm gì. ngay đến thông minh như Kant, Russell còn mỉa mai là lớn đầu mà vẫn không gột được những mê tín từ lúc còn được bế ngồi trên đùi mẹ!

Lý sự - chứ không phải lý luận - theo lối (4a) và (5a) – trong tiếng Anh có câu “begging the question” – có nghĩa là lý sự cùn (trả lời cho câu hỏi ) như thế - khiến người nghe không sao không thể chất vấn người nói.

Trong Aristotle, ông nói về Cái Động lực Nguyên thuỷ (Prime Mover) – để tạm giải quyết chuỗi bất tận - c đến từ b, thế còn b? b đến từ a, thế còn a,... mệt quá – a không đến từ đâu cả, tạm gọi là là cái động lực ban đầu! Xong chuyện. Mãi sau này, những nhà lý thuyết Ki tô mới nhặt lên, chùi sạch, gán vào “God” họ đã thờ phụng từ lâu rồi, cho có một lý thuyết cho oai .  Nhưng đó là chuyện tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng không là chân lý triết học, không có chút nào lôgích.

Sau khi nhặt lên, những người Kitô, gán thêm cho “Gót” – những toàn trí, toàn năng, toàn thiện, và đặc biệt quái đản là chỉ có Một – tại sao lại chỉ có một? Một hội đồng, một tập thể không được à. Chúng ta có thí dụ về chuyện những 12 bà “mụ nặn” trẻ con. Chúng ta, cũng như hầu hết các dân tộc khác trên thế giới cũng có chuyện về “tạo thiên lập địa”, nhưng đông và vui hơn, chúng ta có nhiều ông Trời:

Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng cây
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trờị..

Cái ý niệm chỉ có một là của riêng người DoThái bày ra, mà chính họ trước đó vốn đã có rất nhiều Gót, sau họ đã thay đổi, chỉ giữ lại một ông hung dữ nhất.  Ý niệm “chỉ có một” đó là nguyên nhân của biết bao nhiêu tại hoạ cho nhân gian. Cái  một ông “Gót” đó – chỉ mở quyển sách “Thánh” đó mà đếm – Gót đã giết người máu thành biển, xương thành núi rồi.  (Mở kinh thánh – đếm xem bao nhiêu người đã bị Gót giết, trong đó – cho vui); kể chi con cháu của ông trong xuốt 2000 năm qua. Một tác giả Mỹ Michael Parenti viết God and His Demons, ông dẫn câu “It's not God I have a problem with, it`s his fan club” - ông muốn nói (như tôi nghĩ) - không phải tôi thèm nói gì về Gót, chẳng qua là với bọn mê dại tai hại trên trần gian này theo thờ ông ta! Chướng tai gai mắt lắm.

Thế nên, trước những thiên tai, chiến tranh, bệnh tật, ... đã thành một vấn nạn lớn lao  - sẽ bàn dịp khác (Luận chứng về Tà Ác) – tại sao Gót toàn những thứ tốt – toàn năng, toàn trí, toàn thiện mà lại tạo một nhân gian đầy trầm luân, đau thương như vầy? Thỉnh thoảng, có khi bạn phải đi viếng đám tang một đứa bé – chắc bạn cũng có thể nghe một thày chăn chiên nào đó nói – đại loại “thôi bây giờ cháu đã an toàn mãi mãi trong tay Gót” – nói thế là đỡ, có khi còn phải nghe nhiều phần chướng tai hơn - “ấy Chúa thương cháu quá nên gọi về sớm”. Người nghe như thế, không thể nào không nghĩ đến những vụ scandal các thày chăn chiên Catô Pediophilia.

Có người bảo Gót đi vắng, hay chết rồi, không hiện hữu nữa, hay tạo thiên địa xong thì phủi tay, không dính líu gì với nhân gian thế sự nữa. Rất nhiều lý thuyết chi ly rắc rối.

Chẳng qua là tâm lý con người vẫn thích bàn về những gì bí mật, cái ông ngáo ộp doạ trẻ con chuyện “thiên đàng địa ngục hai bên” đó - có đâu - vốn không có, nên tha hồ bàn, kể cả người viết này– nhưng những bàn luận không phải tất cả đều là dựa trên lôgích.

Chỉ dụ dỗ trẻ con “ai khôn thời dại, ai dại thời khôn, đêm nằm nhớ Chúa nhớ Cha đọc kinh cầu nguyện xót xa linh hồn, linh hồn phải giữ linh hồn, đến khi gần chết được lên thiên đàng”. Không biết bây giờ trẻ con có còn ngây thơ chơi hát cái trò quái đản do một thày chăn chiên truyền giáo ma mãnh nào đó đã thâm hiểm gài vào những tâm trí thơ dại - như ngày xưa tôi đã thấy, nữa không.

[4] Cái ý niệm rằng mọi sự vật phải có một khởi đầu thực do từ sự nghèo nàn của trí tưởng tượng con người mà ra” – Russell, Tại Sao Tôi Không là người Kitô?(LDB dịch) .

[5] Nếu các bạn không muốn nhức đầu – không thể dễ dàng nghĩ lên trên thuyết nhân quả, vậy đây là lối thoát; nếu bạn nghĩ –tương sinh: mọi sự sinh ra lẫn nhau – “Cái này có nên cái kia có, cái này không nên cái kia không, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt”,..cứ như thế - mong không nhức đầu và tránh được phi lý.

[6] Bertrand Russell. Hiện hữu và Bản chất của Gót  “Tôi nghĩ rằng đức tin là một thói xấu đồi bại, bởi vì đức tin có nghĩa là tin vào một mệnh đề, trong khi không có lý do chính đáng để tin vào nó. Điều đó có thể được đem lấy làm như một định nghĩa của đức tin” - (bản dịch LDB):