Sunday, January 16, 2011

Bertrand Russell - Yếu tính và Hiệu quả của Tôn giáo

Yếu tính và Hiệu quả của Tôn giáo

Bertrand Russell
(Russell on Religion) [1]









Tôn giáo là một chủ đề lớn, hôm nay tôi có thể nói về chỉ một phần của nó.  Những câu hỏi để bàn luận là – thứ nhất, yếu tính của tôn giáo là gì, và thứ hai, có cần thiết phải gìn giữ yếu tính này?

Một định nghĩa của tôn giáo sẽ đem cho sau thảo luận tiếp đây. Có hai loại tôn giáo – thuộc về tổ chức và thuộc về cá nhân. Những cái nào tác dụng vào xã hội và đời sống công cộng là những tôn giáo có tổ chức; những cái nào tác dụng trên những tin tưởng và những thái độ từ nội tâm là những tôn giáo cá nhân. Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem xét những tôn giáo có tổ chức.

Những loại khác biệt của những tôn giáo nêu lên những câu hỏi khác biệt. Với những tôn giáo có tổ chức, những câu hỏi sẽ là – phải chăng xã hội cần chúng? Có phải những tôn giáo này hữu ích cho xã hội? Về phần những tôn giáo cá nhân, một người có thể hỏi, những tôn giáo này có đúng thực không? Có nên tin theo chúng không? Những tôn giáo có tổ chức đã thành hình trong hai lối: có những tôn giáo đã được truyền xuống từ những thời sớm nhất vốn nguồn gốc của chúng là không được biết, và có những tôn giáo đã được những cá nhân sáng lập và nguồn gốc của chúng có thể dõi tìm được. Thời bây giờ, phần lớn những tôn giáo thuộc về hạng thứ nhì. Những tôn giáo đã được truyền xuống từ những buổi đầu của thời có ghi chép là tương đối ít, những thí dụ về vẫn còn tồn tại là – Thần đạo ở nước Nhật, những tập tục tôn giáo giống như sự thờ phụng trời và đất ở nước Tàu trước khi có Khổng; những tin tưởng trước thời có Phật ở nước Ấn; và đạo Do thái vốn có trước đạo Kitô. Những hình thức thờ phụng này có thể đã từng là một phản ứng với những biến cố xảy ra vốn chúng có thể không thể hiểu được ngoại trừ xem như những phép lạ.

Những “tôn giáo bản xứ” được truyền xuống từ những thời cổ sơ nhất khác với những “tôn giáo lịch sử” – Những tôn giáo lớn của thế giới loại như đạo Phật, đạo Islam, đạo Kitô và Mác xít (chủ nghiã xã hội theo Marx đã từng được tin tưởng hết sức rộng rãi và hết sức mạnh mẽ đến nỗi nó sẽ trở thành một tôn giáo trong vòng một hay hai nghìn năm) [2]. Có một điều, những tôn giáo bản xứ khác nhau không thể đem so sánh, vì chúng giới hạn chỉ với một văn hóa và đơn giản chỉ truyền giữ từ thế hệ qua thế hệ. Nhưng mỗi tôn giáo trong những tôn giáo lớn tuyên xưng rằng chỉ có tin tưởng riêng của mình là chân lý và rằng của những tất cả ai khác là sai lầm. Mỗi một đều muốn tự nó bành trướng ra toàn thế giới. Là điều hiếm khiến có thể người Tàu thai nghén ý nghĩ rằng những tôn giáo khác nhau đôi khi không thể cộng sinh, bởi vì ở nước Tàu, Phật, Khổng và những tín ngưỡng khác có thể đồng thời cùng được tin tưởng và mỗi trong chúng thì khoan hòa với những cái khác. Những người phương Tây, ngược lại, xem tôn giáo của họ như nắm giữ chân lý tuyệt đối ngay khi họ tin tưởng vào nó. Những tôn giáo khác lạ bị phủ nhận, và như một hậu quả những tín ngưỡng đối thủ thất bại không được cộng sinh, đã từng có nhiều những chiến tranh tôn giáo. Tôi nghĩ nước Tàu may mắn trên hai điểm: (1) nó xa với châu Âu và đã không bị ảnh hưởng bởi những chiến tranh tôn giáo, và (2) trong lịch sử nước Tàu, không có những tôn giáo nguy hiểm và độc hại chết người tương đương với như của phương Tây. Một người nào là người không biết về lịch sử tôn giáo của phương Tây sẽ không có khả năng thấu hiểu rằng từ “tôn giáo” như tôi đã dùng nó, đã có cái nghĩa lớn rộng khiếp hãi ở phương Tây. Thí dụ, từ “ngược đãi” có một ý nghĩa khiếp đảm [3], bởi vì nó được thực hành độc nhất chống lại những ai không thuận hợp với một tôn giáo nào đó đặc biệt.

Trong đám những tôn giáo cổ, chỉ có đạo Do thái đã cố chấp không khoan dung với những tôn giáo khác. Nhưng ảnh hưởng của nó lan sang đạo Kitô và Islam, cả hai đã dùng cùng những phương pháp. Ngay cả mặt không khoan dung của Marxism có thể được gán cho là do ảnh hưởng của đạo Do thái. Thế nên một tôn giáo có tổ chức không những chỉ có những tập tục của riêng nó nhưng cũng đối sử với những tôn giáo khác như “rối đạo”, và [4] muốn trọn thế giới tin rằng nó là chỗ chứa chân lý duy nhất trong khi tất cả những tôn giáo khác là sai lầm.

Bây giờ, có phải cái thứ tôn giáo thế này là hữu ích? Thường thường khi chúng ta suy ngẫm về sự hữu ích của một tổ chức xã hội, chúng ta hỏi không biết liệu nó có giá trị cho sự trường tồn của quốc gia hay không? [5]. Cái được gọi là giá trị sống còn của nó có nghĩa rằng nó có thể dùng như một biện minh để giết hại những người khác nhằm bảo vệ mạng sống riêng của một người. Đó là tại sao những tổ chức hữu dụng vì giết hại đã được xem như quan trọng và đáng kính. Chúng được đề cao trong thi ca và cổ vũ trong giáo dục. Tôn giáo đã từng hết sức hiệu quả trong sự đẩy mạnh những cuộc chiến tranh trong quá khứ. Thực vậy, chúng đã đóng một vai trò chết người [6] trong xuốt lịch sử.

Có nhiều giảng dạy trong đạo Kitô vốn lên án chiến tranh. Lấy thí dụ, không phải là giết hại thì không thuận hợp với những bài học, “yêu hàng xóm ngươi như chính ngươi”, hay “giơ thêm má bên kia” hay sao? Dù sao đi nữa, nhiều chiến tranh đã gây ra bởi tôn giáo vốn chúng có những học thuyết được chủ trì hết sức cứng chắc về phần không cho phép khoan nhượng với những tín ngưỡng kình địch. Khi cứu cánh đã được định trước, những phương tiện để đạt đến có thể là vô đạo phi luân. Thế nên, những phương pháp đàn áp đã từng được đem dung với những hậu quả kinh khiếp. Trong đạo Kitô, cái thứ tin tưởng này được gọi là “giáo điều”, có nghĩa là tin tưởng vào một học thuyết bắt buộc một người phải đem nó vào thực hành, không phải chỉ tin vào nó như một lý thuyết.

Trong quá khứ, tàn sát đã được tin tưởng là hữu dụng, và những tôn giáo đã thành công chính xác hoàn toàn là do sự hữu hiệu của chúng trong giết chóc [7]. Trong thời hiện đại, khoa học đã phát triển tới một mức mà nó có thể còn man rợ hơn cuồng tín tôn giáo. Lấy thí dụ, cả hai bên những hoàng đế Đức và Nga đều là những tín đồ thuần thành, nhưng cả hai đều bị chịu thảm bạị, bị thua trận những đòn trí mạng trong chiến tranh.  Như là điều hiển nhiên rằng sự hữu hiệu của tôn giáo trong chiến tranh đã giảm bớt, là điều vô ích để tiếp tục tin tưởng vào tôn giáo.

Có người nói rằng tôn giáo có một sử dụng khác, là nó quảng bá luân lý. Những định nghĩa về luân lý thì mơ hồ, nhưng cho lúc này đây, tôi có thể nói như vầy – luân lý có thể làm tăng trưởng hạnh phúc con người. Vậy thì tôn giáo có giúp làm tăng trưởng hạnh phúc con người hay không? Tôi nghĩ không thể phủ nhận tôn giáo đã làm những đóng góp lớn lao với lịch sử và có thể tiếp tục đóng góp trng tương lai. Nhờ vào tôn giáo có những tổ chức phức tạp tinh vi giữ gìn trật tự xã hội. Tất cả những tôn giáo, trừ những cái có những khuynh hướng cách mạng, đều vui lòng nghiêng sang bảo vệ trạng thái hiện hữu bằng thôi thúc tiết giảm cá nhân và phụng sự cho xã hội. Nếu một tôn giáo đã chủ trương tàn phá hủy hoại và đã đạt được những kết quả bất hạnh, nó hẳn đã bị tiêu diệt. Tất cả những tôn giáo vẫn còn tồn tại đến ngày nay ủng hộ tình trạng hiện có. Cứ cho rằng tôn giáo giúp giữ gìn trật tự xã hội, làm cho con người có khả năng vui hưởng một đời sống hạnh phúc hơn, không thể chối từ là tôn giáo thì có ích. Nhưng bất hạnh thay, cái giá cho sự hữu ích của nó thì quá cao. Thứ nhất, nhiều những hi sinh [8] bị đòi hỏi để thiết lập những cơ chế mạnh mẽ vốn đảm bảo trật tự xã hội. Trong những thời đại man dã, chúng ta biết con người được dùng làm vật hi sinh hiến tế những vị gót, và tuy thế vẫn còn đúng là ngày nay nhiều mặt của hạnh phúc đã bị đem hi sinh cho không-gì. Thứ hai, bởi vì tôn giáo nhằm bảo tồn những cơ cấu xã hội đương có, nó đã quảng bá một thái độ bảo thủ vốn cưỡng lại bất kỳ cải tiến cơ chế hay những ý tưởng mới nào. Đã được tin tưởng rằng tiến bộ trong tư tưởng sẽ phá hủy đức tin và gây rối loạn trật tự xã hội khi những cá nhân trở nên không muốn tự mình hi sinh cho những điều tốt lành chung nữa. Thế nên chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo thì bất tương hợp với sự tiến bộ trong tư tưởng. Nếu đối tượng của tôn giáo là nằm bảo tồn cân bằng xã hội, vậy thì những ý tưởng mới sẽ phải hi sinh và như thế, tiến bộ dừng lại. Làm sao sau đó chúng ta tăng trưởng hạnh phúc trong tương lai đây?

Dưới một hệ thống tôn giáo bảo thủ và chặt chẽ, phát triển cá nhân bị bóp chết ngạt. Thêm nữa, những tôn giáo đè nén làm thành khó khăn cho những ai là người với những tài năng khác thường được phát triển tự do và đóng góp về mặt trí thức và xã hội. Thế nên, văn minh của một quốc gia sẽ chắc chắn đi lùi dưới sự áp bức của tôn giáo. Một vài quốc gia sẽ hiện ra như mạnh mẽ nhờ vào tôn giáo nhưng chúng sẽ không có khả năng để tiến bộ.

Bây giờ chúng ta hãy cùng giải quyết cái loại thứ hai của tôn giáo, cụ thể là tôn giáo cá nhân. Như thế nào một người có thể được xem là có một thái độ tôn giáo? Cái gọi là thái độ tôn giáo phải có nghĩa một niềm tin vốn nó chi phối cách ăn ở cư xử của một người. Một vài người mới đây nói rằng những tin tưởng của họ là không phải là không thay đổi. Nhưng sự rút lui khỏi chủ nghĩa giáo điều này thì không tương hợp với thái độ tôn giáo. Tất cả những tin tưởng tôn giáo chính cống là tuyệt đối và sẽ nhất định ảnh hưởng thái độ ứng xử của một người.

Trong những tôn giáo bản xứ – những tôn giáo rất bản xứ đã được truyền tiếp từ những thời sớm nhất – những tin tưởng đã được xem như thuộc về sử dụng thực tiễn. Lấy thí dụ, những người sơ khai đã tin rằng một vị trên trời toàn năng có thể giúp họ trong chém giết, vì thế họ đã can đảm trong chuyện đánh nhau; những nông dân đã tin rằng, nếu họ có thể lấy được ơn huệ của vị trên trời, sau đó trời sẽ mưa và hoa màu của họ sẽ lớn mạnh. Những tin tưởng này đã liên hệ với sự ác nghiệt của cuộc sinh tồn. Về phần thái độ tôn giáo nói chung, nó không giới hạn với chỉ một quốc gia hay nhà nước, nhưng có ảnh hưởng trên con người khắp thế giới. Người ta nói rằng Gót thích sự thiện lành và không thích sự tà ác. Do thế nên con người được mong đợi làm chuyện tốt lành, họ tránh không làm Gót tức giận. Học thuyết về thiện và ác, thế nên, là một dụng cụ của sự truyền bá tôn giáo. Khi nói về những liên hệ giữa con Người và vũ trụ, chúng ta phải hỏi về định mệnh của con Người và về thiện và ác. Vũ trụ là gì? Tôi không dám đem cho một định nghĩa xác quyết. Nó lại ngay cả còn khó khăn hơn nhiều để giải thích vũ trụ mong đợi gì ở con Người. Trong tôn giáo, nếu một người tin tưởng rằng những khao khát của con Người là một phần không có ý nghĩa nào quan trọng của vũ trụ điều này sẽ chắc chắn bị xem như là “phi tôn giáo” [9]. Trong tôn giáo những ước vọng của con Người là có ý nghĩa quan trọng, và trong viễn cảnh này, vũ trụ được xem như một gì đó vốn nó hiện hữu cho con Người [10]. Điều làm cho chúng ta thoải mái nhất trong một tôn giáo là rằng nó đẩy tiến tới cái khái niệm vị-Ngã-chủ [11], rằng những khát vọng của con Người thì không phải là nhỏ nhoi vô nghĩa nhưng chúng có tác động lớn lao trong vũ trụ.

Cũng có nhiều những tin tưởng trong khoa học. Nhưng tin tưởng trong khoa học thì khác biệt với tin tưởng trong tôn giáo. Những tin tưởng khoa học thì không được nắm giữ một cách giáo điều. Những đối tượng của tin tưởng, cũng như những thái độ tiềm ẩn, là hoàn toàn khác biệt. Chúng ta có thể hoặc có thái độ khoa học, hoặc thái độ tôn giáo hướng về cùng một đối tượng. Lấy thí dụ, chủ nghĩa xã hội của Marx có thể là, hay có thể không là đích thực khoa học. Thế nhưng khi người ta tin khăng khăng vào nó một cách giáo điều, nó trở thành một tin tưởng tôn giáo. Trong lĩnh vực thuần túy của khoa học, như trong vật lý, lấy thí dụ, luật hấp dẫn do Newton khám phá cho đến những năm gần đây đã được gỉa định là đúng thực. Chúng ta có thể tin vào nó hoặc với một nhiệt tình tôn giáo, hoặc với một thái độ khoa học. Nếu chúng ta tin vào nó với một thái độ tôn giáo, nghĩ rằng ngay cả đến những con số đứng sau vị trí một phần mười của đơn vị cũng không thể là thay đổi được, như thế thì Einstein phải nên đem ra giết vì thuyết mới của ông về trọng lực thì cơ bản khác với của Newton. Thực tại, bản thân Newton là một nhà khoa học, và mặc dù ông đã lập thành một lý thuyết quan trọng vốn đã không bị thách thức trong xuốt ba trăm năm, tự chính ông chấp nhận một thái độ khoa học, khi tin tưởng rằng bất kể lý thuyết của ông có chính xác cho đến đâu, nó có thể sẽ được sửa chữa trong tương lai. Nhiều những nhà khoa học giữ một thái độ khoa học. Einstein đã hiệu đính lý thuyết của Newton trong cách thức dần dần từng chút một, bằng cách giải thích một vài điều vốn đã bị Newton bỏ qua, hơn là cách ném bỏ lý thuyết của ông này như một toàn bộ. Là điều hiển nhiên rằng thái độ khoa học và tôn giáo là khác biệt một cách nền tảng. Nếu như chúng ta đã đối xử với khoa học trong một đường lối của tôn giáo, không có những lý thuyết của Einstein mà cũng chẳng có lý thuyết của Marx nào có thể đã được ra đời. Lý thuyết của Marx về chủ nghĩa xã hội đã dựa trên khoa học và triết học của những năm 1860, khi chủ nghĩa duy vật đã là rất phổ biến. Giờ đây, nhờ vào những tiến bộ trong vật lý, lý thuyết tương đối đã được khám phá và chúng ta biết rằng vật chất và năng lượng có thể chuyển đổi vào trong lẫn nhau. Nếu những giả định đã cũ sáu mươi năm được đem dùng để bảo trì chủ nghĩa Marx như là một tổng thể của những học thuyết bất khả chuyển đổi, vậy thì những người Mác xít đương chưng bày một thái độ tôn giáo [12], ngay cả dẫu lý thuyết của họ vẫn được tuyên xưng là có tính khoa học.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nghiêng sang thử định nghĩa tôn giáo, mặc dù điều này vẫn còn lại khó khăn, bởi vì ngay cả nếu như những thân hữu của tôn giáo có thể đi đến một định nghĩa ổn định, những thù địch của tôn giáo có thể không đồng ý với nó. Tôi không kể mình như một thân hữu của tôn giáo, thế nên tôi không chấp nhận những từ của những tín đồ của nó, cũng không nhất thiết cho họ phải chấp nhận những từ của tôi. Chúng ta hãy cùng đồng ý trong một chốc lát rằng “tôn giáo là những tin tưởng với nhiều những giáo điều vốn chi phối cách ăn ở cư xử của con người và không dựa trên – cũng chẳng mâu thuẫn với – bằng chứng thực tại; và phương pháp dùng trong tôn giáo để chi phối trí não con người là đặt cơ sở trên tình cảm hay quyền lực, hơn là trên lý trí”.

Bây giờ câu hỏi là, cho rằng tôn giáo là như thế, có một vài điều gì thiết yếu với tôn giáo vốn có thể giữ lại sau khi những giáo điều có hại đã bị loại trừ hay không? Tôi nghĩ rằng không. Trong số các tôn giáo ngày nay, đạo Phật là đệ nhất. Những học thuyết của đạo Phật là thâm sâu, chúng hầu hết hợp lý trí, và nhìn theo lịch sử, chúng đã từng là ít có hại nhất, và ít ác độc nhất.  Nhưng tôi không thể nói rằng đạo Phật là tích cực tốt, và tôi cũng không có ước muốn có nó lan tỏa trên toàn thế giới, và được tất cả mọi người tin tưởng. Điều này là bởi vì đạo Phật chỉ tập trung vào câu hỏi của con Người là gì, không phải trên (câu hỏi) vũ trụ thì giống như những gì. Đạo Phật không thực sự theo đuổi sự thật, nó kêu gọi đến xúc cảm, và tận cùng, cố gắng thuyết phục mọi người tin vào những học thuyết vốn chúng dựa trên những giả định chủ quan, không bằng chứng khách quan. Nói chung, những ý kiến chủ quan tạo những niềm tin sai lầm. Tôi nghĩ rằng bất kể là tôn giáo nào, cũng không kể tín ngưỡng của nó được trình bày mập mờ ra sao, cùng một vấn đề phát sinh vì sự thay thế của tình cảm chủ quan với bằng chứng khách quan. Tình cảm có thể được nhận như là sức mạnh chủ đạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, về phần niềm tin vào những sự kiện, càng xa bao nhiêu chúng ta đặt chúng ta với cảm xúc, càng tốt hơn bấy nhiêu. Không bao giờ đem tình cảm thay thế cho các sự kiện. Đó là hoàn toàn có hại để làm như vậy.

Một số người xưng là có đầu óc cởi mở tin rằng những tôn giáo là hữu ích bởi vì chúng chiếm ngụ trên cùng một nền tảng như đạo đức. Họ cho rằng nếu không có những tôn giáo sẽ không có đạo đức. Nhưng đây chỉ đơn thuần là một vấn đề về tên gọi. Nếu tôn giáo và đạo đức chiếm ngụ cùng một chỗ đứng, chúng tự nhiên là không thể tách rời. Dù sao đi nữa, nếu từ “đạo đức” tồn tại, thì sau đó chắc chắn có ý tưởng về đạo đức. Điều cũng thế đúng cho tôn giáo. Tại sao chúng ta nên lẫn lộn chúng? Ví dụ, nó là một vấn đề của tôn giáo, không phải đạo đức, rằng ở trung tâm Mexico trẻ em đã bị giết như những vật hi sinh cho Gót. Có một số những người đạo đức, nhưng họ không tin vào tôn giáo, và thậm chí còn tấn công nó. Có thể gọi họ là vô đạo đức không? Điều rõ ràng là các những thuật ngữ “tôn giáo” và “đạo đức” có thể dễ dàng phân biệt và do đó không nên bị nhầm lẫn. Người ta nói rằng những người yêu thương người cùng bầy đàn với mình là người Kitô tốt. Nhưng trong thực tế bất cứ ai cũng có thể có một trái tim yêu thương, không chỉ người Kitô, mà cũng còn những người theo đạo Phật có thể yêu những người khác. Thật là may mắn cho tình yêu tha nhân, nhưng không thể được giả định rằng những người yêu thương như thế là tín đồ của tôn giáo này hay tôn giáo kia.  Tôi không nghĩ rằng tôn giáo là có lợi cho đạo đức, trước tiên, bởi vì niềm tin trong tôn giáo không phải là hoàn toàn dựa trên sự kiện, và do đó sai lầm. Thứ hai, những người có một thái độ tôn giáo hoặc từ chối để giữ bất kỳ niềm tin nào khác hơn là của tôn giáo họ, hoặc không thế, họ có được những thói quen xấu của người giả dối và không nhất quán, bằng cách giữ những niềm tin mà họ biết là sai lầm.

Trong thực tế, chúng ta có thể nói, thứ nhất, là những điểm không đáng khen của các tôn giáo xuất phát từ thái độ bảo thủ của nó đối lập với những ý tưởng và tổ chức mới. Những tôn giáo phủ nhận bất cứ điều gì ngược lại với tập quán cũ, bất kể sự thật, do đó bất kỳ tiến bộ nào trong tư tưởng và tổ chức trở thành không thể có được. Thứ hai, các tôn giáo luôn luôn tạo những phán đoán chỉ độc nhất dựa trên những ham muốn của con người, đem tình cảm thay thế cho bằng chứng khách quan. Như một kết quả là, chúng tạo ra một vũ trụ đầy những vị Gót, con người tin càng sâu hơn vào một tôn giáo, càng nhiều những vị Gót hiện hữu. Điều được luôn luôn tin rằng vũ trụ yêu con Người, rằng các vị gót là đại diện của vũ trụ, và, do đó, rằng các vị gót có thể yêu thương và giúp đỡ con Người. Con Người phải không làm các vị gót nổi giận, vì họ có thể mang lại những tai họa, tất cả những bệnh dịch đã là các kết quả của việc làm sai trái của con Người.

Tôi không thể cho rằng vũ trụ là có hại cho con Người; cũng không phải tôi có thể nói rằng vũ trụ yêu thương con Người, vì tôi không có nhiều bằng chứng một cách nào trong hai cả. Tôi nghĩ rằng Thiên nhiên là trung lập với con người, và là điều tốt hơn để tin rằng nó có thể, đến một mức độ nhất định nào đó, kiểm soát được. Chúng ta nên nghiên cứu Thiên nhiên, hơn là giả định mà không có bằng chứng rằng thế giới được tạo ra bởi Gót.  Bằng cách làm như vậy, tâm trí chúng ta sẽ trở nên an tĩnh, và cuối cùng chúng ta sẽ có thể có khả năng thực hiện đúng nhiệm vụ của chúng ta với toàn Nhân loại.

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jan, 2011)






[1] The Essence And Effect Of ReligionSource The Collected Papers of Bertrand Russell, vol. 15.

Bản dịch từ Bertrand Russell. Russell on Religion. Louis Greenspan & Stefan Andersson biên tập. nxb Routledge, New York, NY, 2002. pp 71-76

[2] Về điểm này, chúng ta, những người sống ở đầu thế kỷ XXI, có thể nói – tiên đoán hay cảnh cáo của Russell đã sai, và đó là điều may mắn cho nhân loại. Bị ám ảnh bởi cái bóng ma u ám Kitô trong xã hội châu Âu, có lẽ ông đã đánh giá quá cao sức mạnh của cuồng tín chính trị tìm thấy trong chủ nghĩa Marx như đã thể hiện trên toàn thế giới ở thế kỷ XX vừa qua. Nếu chủ nghĩa Marxism chịu được thử thách thời gian, tồn tại được đến một, hai nghìn năm, có lẽ nó thành một tôn giáo, loại như đạo Kitô, là có thể thật, dù sao, cái nhìn của ông – xem chủ nghĩa Marx như một tôn giáo, không phải là không có cơ sở, trong thực tế lịch sử và tư tưởng.

Paul đối với Jesus, cũng như Lenin đối với Marx, cả hai đều đã thành lập những tổ chức trần gian (giáo hội, đảng) – một bên hướng tới “thiên đường” trên kia của “cha ta”, một bên chuyển cứu cánh xuống dưới thế giới vật chất này cho thành “thiên đường hạ giới” của “chúng ta”, và cả hai đều là những vận động xã hội, khởi đầu với và có sức mạnh từ những người nghèo khổ ở đế quốc La mã, hay những nông dân, vô sản ở các nước đông dân lạc hậu thời kỳ bắt đầu cuộc cách mạng kỹ nghệ cuối thế kỷ XVIII. Một bên tin vào ngày tận thế sắp đến, rất gần chỉ trong đời này, nay mai (như chính Jesus); một bên tin vào sự tất yếu dẫn đến xã hội cộng sản ở cuối đường của lịch sử. Cả hai đều sắt máu khủng bố con người, hoặc dùng những phương tiện tinh thần, hoặc dùng những phương tiện vật chất. Cả hai đều nhân danh con người nhưng hết sức tàn ác với con người, tước đi tự do, chỉ muốn con người mãi là nô lệ. Cả hai đều là những tin tưởng, khát vọng của con người trầm luân trong vô thường nhưng đã mơ lầm một ác mộng về cõi hứa trên kia hay dưới này.

[3] Một hội nhà thờ thực hành bức hại khi nó dùng những phương pháp đàn áp chống lại một người không cùng, hay thay đổi niềm tin (a heretic) và giam cầm, hay lên án, hành tội người này (thường là đốt sống, như trong đạo Kitô).
[4] ‘heresies’, khái niệm này mang một nghĩa rất đặc biệt ở phương Tây, vì các tôn giáo độc thần, điển hình nhất là Kitô, đã thực hành nhiều nhất – nổi tiếng là các cuộc “thánh chiến” và các tòa án dị giáo kéo dài trong hàng thế kỷ ở châu Âu. Hiện nay vẫn còn, nhưng chỉ trong nội bộ, vì các nhà thờ không còn quyền lực chính trị như trước nữa.  Trong các quốc gia Islam, tôn giáo và chính trị vẫn chưa phân tách, nên vẫn có những vụ án “dị giáo” xử tội chết.
[5] nhấn mạnh bằng chữ nghiêng của người dịch (LDB).
[6] Riêng trường hợp Việt Nam, những tên tuổi như: de Rhodes, Huc, Pellerin đến Puginier, hay bản xứ như T. Lục, L.h.Từ … thời Pháp, họ có mặt trong mọi chuyện rối ren phức tạp, chiến tranh, trong mọi tình huống căng thẳng giữa Pháp và Việt Nam, cho đến F. Spellman, (hay H.Quỳnh, Ng.v. Bình, ... nếu muốn kể những bản xứ) thời Mỹ. Những người này và tổ chức của họ (hội thừa sai Paris, Vatican) luôn luôn gắn chặt đạo Kitô với những thế lực thực dân đỡ đầu, đứng về phía quân xâm lược từ đầu đến cuối, trong cả hai cuộc chiến tuy hào hùng nhưng hết sức khốc liệt và đau thương của dân tộc.
Sau 1975 khi đất nước đã thống nhất, những biến động mới đây như dấy động phong trào “ly khai” ở Tây nguyên, hay “đòi tòa xứ” ở Hà Nội, cho thấy những động cơ cũ vẫn không hề cũ, nhưng chỉ dán những nhãn hiệu mới cho hợp thời, như dân chủ, nhân quyền, hay tự do tôn giáo.
[7] Điển hình là đạo Do thái, Kitô, và Islam. Khi ra trận, quân đội của họ đều mang gót của mình đi theo, và dĩ nhiên sự tin tưởng chỉ có gót của mình mói là gót thực, đã làm cho họ tăng sức mạnh, đoàn kết hơn và tàn sát không tiếc tay hơn với những kẻ địch, vì ngoài mọi lý do, những kẻ địch còn là kẻ “ngoại đạo”, nghĩa là không là con người, không đáng sống.  Chúng ta vẫn còn thấy những nội dung đó trong các cuộc chiến tranh thực dân, các đạo quân viễn chinh luôn luôn có các thày chăn chiên Kitô đi theo, dù tàn sát những thổ dân bắc Mỹ, Mexico những thế kỷ trước, hay đánh phá các làng mạc Viêt nam, rất mới đây, không bao giờ thiếu vắng họ và thập giá của họ.
[8] “hi sinh” – ngay cả trong từ nguyên chữ Tàu, để dịch từ “sacrifices” – cũng có nghĩa chỉ những con người, rối sau này là con vật “vật hi sinh” – giết hay để sống tế cũng cho gót hay thần linh. Như vậy cả Đông lẫn Tây,đều giống nhau.
[9] “Irreligious”:  <  Latin “irreligiosus,” < ‘not’ + religiosus.
[10] Quan điểm này, tin “vũ trụ do Gót tạo ra cho con người” nên phương Tây, trong đó có khoa học kỹ nghệ, đã phá hủy môi trường sống, đến mức nay đe dọa chính sự sinh tồn của loài người trên hành tinh xanh này. Chỉ mới đến cuối thế kỷ qua những lương tâm tiến bộ của phương Tây mới bắt đầu có ý thức, lên tiếng và cảnh cáo về thảm họa này. Một cuộc cách mạng mới với ý thức mới ra đời – chúng ta nay thành quen thuộc với những “green revolution”, “Greenpeace”, “environmental revolution”.
[11] the egotistical notion.
[12] Những người Kitô gửi những đoàn quân tuyên truyền tinh nhuệ đi khắp thế giới, dưới danh nghĩa “truyền giáo”, sứ giả của Gót thường tiên phong mở đường cho những đoàn quân của đế quốc, hay thực dân viễn chinh. Nhưng khác về nhiều mặt: phương pháp là dụ dỗ, nội dung là lường gạt; thực chất là xâm lăng và trắng trợn cưỡng bức văn hóa. Dù với phương tiện thuận lợi, hay dù có ưu thế nào, những đoàn truyền giáo trong lịch sử, trước sau đều đẩy những người bản xứ, là những tín đồ mới nhập đạo Kitô vào những tình huống tuy khác biệt, nhưng đều biểu hiện của tình trạng phân ly, từ thụ động khép kín đến chống đối tích cực đối với cộng đồng của chính đồng bào của họ, tác động là cắt họ khỏi văn hóa truyền thống, khiến họ dần dần, có thể sau một hai thế hệ, thành hoàn toàn “mất gốc”, thành những kẻ vong thân trên địa bàn quê hương. Đặc biệt những mầm phân rẽ, sẽ tạo bất an, cuối cùng sẽ đưa đến xung đột, thường có thể thành đấu tranh bạo động chính trị. Đừng quên những sự kiện bi thảm hơn rất nhiều: những giống dân ít người ở châu Mỹ và Phi, văn hóa của họ đã bị những nhà truyền giáo tiêu diệt (cultural genocide), lịch sử những dân tộc này bị viết lại; ngôn ngữ bị biến đổi. Không bj diệt chủng, nhưng bị diệt văn hóa, họ thành những bóng ma ngay trên địa bàn quê hương, thành những kẻ lạc lõng hay thất bại trong sinh hoạt nhân văn xã hội, vì đường về quá khứ đã bị cắt đứt, vì chỗ dựa vào kinh nghiệm sống tích lũy của những thế hệ tổ tiên đã bị xóa sạch, vì hiện tại bị cưỡng hiếp; nên ổn định có thể không bao giờ đến, và tuơng lai liên tiếp xẩy thai. Tất cả những gì họ có là văn hóa chắp vá vụn mảnh những sặc sỡ mới, tín ngưỡng bị cưỡng bức, một vị thần mới áp đặt, vừa nhập cảng từ Jerusalem, vẫn còn xa lạ với núi xanh châu Phi hay rừng rậm Amazon của họ.
Những người Marxist chân thực hơn, không úp mở, trước đây cũng có những dự phóng “xuất cảng” cách mạng, một hình thức tương tự với truyền giáo, khi thấy có những thuận lợi do chính chế độ thực dân mở ra cho họ, trên những thuộc địa, hay hậu thuộc địa của những nước thực dân châu Âu.