Saturday, January 18, 2025

Hume – Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (05)

Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo

(The Natural History of Religion)

David Hume

( ← ... tiếp theo )






Tiết XI. 

Về hợp hay phi lý.

 

N 11.1, Bea 65

Đây là một quan sát khác có cùng mục đích và là một bằng chứng mới cho thấy sự băng hoại của những điều tốt nhất sẽ sinh ra những điều tồi tệ nhất. Nếu chúng ta xem xét, không thành kiến, thần thoại của người ngoại giáo cổ xưa, như được chứa đựng trong những nhà thơ, chúng ta sẽ không tìm ra trong đó bất kỳ sự phi lý quái dị nào như chúng ta có thể dễ dàng hiểu lúc đầu. Đâu là khó khăn trong việc hình dung rằng những sức mạnh hay nguyên lý giống nhau, bất kể chúng là gì, đã hình thành nên thế giới hữu hình này, con người và động vật, cũng đã  tạo ra một loài sinh vật thông minh, có bản chất tinh tế hơn và quyền lực lớn hơn những loài còn lại? Việc những sinh vật này có thể thể hiện khuynh hướng thất thường, trả thù, đam mê và ngay cả dâm đãng là điều dễ dàng hình dung được; cũng như không có hoàn cảnh nào trong chúng ta dễ gây ra những tệ nạn như vậy, hơn là sự cho phép của quyền lực tuyệt đối. Và tóm lại, toàn bộ hệ thống thần thoại thì rất tự nhiên, đến nỗi, trong vô số hành tinh và những thế giới trong vũ trụ này, dường như rất có thể xảy ra rằng, ở đâu đó, nơi này hay nơi khác, nó thực sự được đem vào thực hiện.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Jan/2025)

(Còn tiếp... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com




[1] Brasidas là một vị tướng Spartan quý tộc (445 TCN - 422 TCN) được biết đến với sự dũng cảm và tài lãnh đạo của mình trong Chiến tranh Peloponnesian. Vị thánh đạo Catô được nhắc đến ở đây có thể là Robert Bellarmine (1542–1621), một tu sĩ dòng Tên người Ý và là hồng y, được biết đến với sự khiêm nhường, lòng mộ đạo và sự bảo vệ đức tin đạo Catô.