Friday, January 17, 2025

Hume – Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (04)

Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo

(The Natural History of Religion)

David Hume

( ← ... tiếp theo )



Tiết. VIII. 

Trào Lưu Thay Đổi Của Tin Nhiều Gót Và Tin Một Gót

 

N 8.1, Bea 58

Điều đáng chú ý, rằng những nguyên lý của tôn giáo có một loại trào lưu của thay đổi lên xuống trong não thức con người, và rằng con người có một khuynh hướng tự nhiên vươn lên từ tín ngưỡng sùng bái thờ linh tượng đến những ý tưởng tin một gót, rồi lại chìm xuống từ tin một gót đến thờ linh tượng. Giới bình dân ít học, thực ra, nghĩa là tất cả loài người, ngoại trừ một số ít, ngu muội và không được hướng dẫn, không bao giờ nâng chiêm nghiệm của họ hướng lên vòm trời cao. Họ cũng không dự vào việc tìm hiểu sâu xa cấu trúc bí ẩn của thực vật hoặc động vật, trong phạm vi khiến họ có thể nhận ra sự là-có của một trí tuệ tối cao hoặc một quyền năng thần thánh, ban phát trật tự cho mọi phần của tự nhiên. Họ xem xét những công trình đáng ngưỡng phục này trong một cái nhìn hạn hẹp và cá nhân hơn; thấy rằng hạnh phúc và đau khổ của họ phụ thuộc vào ảnh hưởng bí mật, và sự đồng thuận không lường trước của những đối tượng bên ngoài, họ xem xét, với liên tục chú ý, những nguyên nhân chưa biết, chi phối tất cả những sự kiện tự nhiên này, và phân phối hạnh phúc và đau khổ, may mắn và bất hạnh, qua sự hoạt động mạnh mẽ nhưng thầm lặng của chúng. Những nguyên nhân chưa biết này vẫn được gọi đến để được giải thích hay hỗ trợ mỗi lần xuất hiện; và trong diện mạo tổng quát hay hình ảnh mờ mịt này, là những đối tượng vĩnh cửu của hy vọng và sợ hãi, của mong muốn và lo lắng của con người. Dần dần, trí tưởng tượng tích cực của con người, không thoải mái với khái niệm trừu tượng này về những đối tượng, vốn luôn được dùng liên tục, bắt đầu biến chúng thành cụ thể hơn và khoác lên chúng những hình dạng phù hợp hơn với khả năng hiểu biết tự nhiên của nó. Nó tượng trưng cho họ là những sinh vật hữu hình cảm giác được, thông minh, giống như loài người; được thương yêu và thù hận khởi động, và mềm dẻo thuyết phục bằng những tặng vật và những cầu khẩn, bởi những khấn nguyện và hiến tế hy sinh. Do đó có nguồn gốc của tôn giáo: Và thế đó, có nguồn gốc của thờ linh tượng hay tôn giáo tin nhiều gót.

 

N 8.2, Bea 58-9

Nhưng cùng một quan tâm lo lắng về hạnh phúc, vốn sinh ra ý tưởng của những quyền năng thông minh vô hình này, không để cho loài người ở lại lâu trong khái niệm đơn giản đầu tiên về chúng; như những sinh vật quyền năng nhưng giới hạn; là những chủ nhân của định mênh con người, nhưng lại những nô lệ của số phận và tiến trình của tự nhiên. Những tán thưởng phóng đại và những ngưỡng phục của con người vẫn thổi phồng ý tưởng của họ lên chúng; và nâng những vị gót của họ đến những giới hạn tột cùng của toàn hảo, sau cùng sinh ra những thuộc tính của hợp nhất vô hạn, giản dị và tinh thần. Những ý tưởng tinh tế như vậy, có phần không cân xứng với sự hiểu biết tầm thường, không ở lại lâu trong dạng thuần khiết ban đầu của chúng; nhưng đòi hỏi phải được hỗ trợ bởi khái niệm của những nhân vật trung gian hoặc tác nhân phụ thuộc, những gì đứng giữa giữa loài người và vị gót tối cao của họ. Những vị gót-một nửa, hay những sinh vật trung gian này, trông giống con người và dễ gần gũi hơn với mọi người, trở thành đối tượng chính của sự tôn sùng, và dần dần dẫn mang trở lại sự sùng bái thờ linh tượng, vốn trước đây đã bị xóa bỏ bởi những cầu nguyện và những tán tụng nồn nhiệt của những cá nhân sợ hãi và tuyệt vọng cho một vị gót tối cao. Nhưng khi những tín ngưỡng sùng bái linh tượng này ngày càng rơi vào những khái niệm thô thiển và thông tục hơn, cuối cùng chúng tự hủy hoại, và bằng những biểu hiện thấp hèn, vốn chúng tạo ra của những thần linh của chúng, khiến trào lưu quay trở lại với ý tưởng tin một gót. Nhưng trong cách mạng luân phiên này của tình cảm con người, khuynh hướng quay trở lại với thờ linh tượng là rất lớn, đến nỗi biện pháp phòng ngừa tối đa không thể ngăn chặn hiệu quả.được . Và về điều này, một số người theo tôn giáo Tin một gót, đặc biệt là người Jew người Muslim, đã sáng suốt; như thể hiện qua việc họ xóa bỏ mọi nghệ thuật tạc tượng và hội họa, và không cho phép những hình ảnh, ngay cả hình người, được mô phỏng bằng đá cẩm thạch hoặc màu sắc; nếu không, tinh thần nhu nhược chung của loài người sẽ dẫn đến sùng bái linh tượng. Sự hiểu biết yếu hèn của con người không thể thỏa mãn được với hình dung vị gót của họ như một tinh thần thuần khiết và thông minh toàn hảo; nhưng nỗi khiếp hãi tự nhiên của họ ngăn cản họ gán cho vị gót một bóng mờ tối thiểu của giới hạn và không toàn hảo nào. Họ dao động giữa những tình cảm đối lập này. Cùng một yếu đuối vẫn kéo họ xuống, từ một thần linh toàn năng và tinh thần, thành một thần linh hữu hạn và hữu hình, và từ một thần linh hữu hình và hữu hạn thành một bức tượng hoặc hình ảnh hữu hình. Cùng một cố gắng nâng cao vẫn đẩy họ lên cao, từ bức tượng hoặc hình ảnh vật chất đến sức mạnh vô hình; và từ sức mạnh vô hình đến một thần linh vô cùng toàn hảo, đấng sáng tạo và chủ tể của vũ trụ.

 

 

Tiết. IX. 

So Sánh Những Tôn Giáo Này, Về Sự Đàn Áp Và Sự Khoan Dung.

 

N 9.1, Bea 60-1

Tôn giáo tin-nhiều-gót hay tín ngưỡng thờ hình tượng, hoàn toàn dựa trên những truyền thống thường tục, dễ gặp phải sự bất tiện lớn này, rằng bất kỳ tập tục hay quan điểm nào, bất kể tàn ác hay đồi bại đến đâu, đều có thể được chấp nhận như một phần của truyền thống, và tạo ra cơ hội lớn cho sự lừa dối lợi dụng lòng cả tin, cuối cùng đẩy đạo đức và nhân tính ra khỏi những hệ thống tôn giáo của nhân loại. Điều này cho phép những cá nhân gian dối lợi dụng sự cả tin của mọi người, cuối cùng loại bỏ đạo đức và lòng trắc ẩn khỏi những hệ thống tôn giáo của loài người. Đồng thời, việc thờ linh tượng có lợi thế rõ ràng này, bằng cách giới hạn quyền lực và chức năng của những vị gót, nó tự nhiên nhìn nhận những thần linh của những giáo phái và quốc gia khác cùngthần thánh, đồng thời tôn vinh tất cả những thần linh khác nhau. như những nghi thức, nghi lễ hay truyền thống tương đồng với nhau [42] . Tôn giáo Tin một gót trái ngược cả về ưu điểm và nhược điểm. Vì hệ thống đó giả định rằng chỉ có một vị gót duy nhất, sự toàn hảo của lý trí và tốt lành, nên nếu được tiến hành chính đáng, nó sẽ loại bỏ mọi sự vật việc phù phiếm, phi lý hoặc vô nhân đạo khỏi sự thờ cúng tôn giáo, và đặt trước mặt con người tấm gương sáng chói nhất, cũng như động cơ chỉ huy nhất, về công lý và nhân đạo. Những lợi thế to lớn này thực sự không cân bằng (vì điều đó thì không thể), nhưng phần nào bị giảm đi, bởi những bất tiện, phát sinh từ những tệ nạn và định kiến ​​của loài người. Trong khi một đối tượng duy nhất của lòng sùng kính được nhìn nhận, thì việc thờ phụng những vị thần khác được nhìn như phi lý và vô đạo đức. Không, sự thống nhất về đối tượng này dường như tự nhiên đòi hỏi sự thống nhất giữa tin tưởng tôn giáo và những nghi lễ, và cung cấp cho những người thiết kế một cái cớ để coi kẻ thù của họ là phàm tục, và là đối tượng của sự trả thù của cả thần thánh lẫn con người. Vì mỗi giáo phái đều khẳng định rằng tin tưởng tôn giáo và sự thờ cúng của họ hoàn toàn được những thần linh chấp nhận, và vì không ai có thể hình dung rằng cùng một gót lại hài lòng với với những nghi thức và nguyên lý khác biệt và đối lập; những giáo phái khác nhau tự nhiên rơi vào tình trạng thù địch, và cùng nhau trút lên nhau lòng nhiệt thành và sự căm ghét thiêng liêng, là cảm xúc dữ dội và không thể xoa dịu nhất của con người.

 

N 9.2, Bea 61

Tinh thần khoan dung của những người thờ linh tượng, cả thời cổ lẫn thời nay, rất rõ ràng với bất kỳ ai, những người ít thông thạo những tác phẩm của những sử gia hay những nhà du hành. Khi nhà tiên tri [1] của đền Delphi được hỏi, nghi thức hay sự thờ phụng nào được những thần linh chấp nhận nhất? Những gì đã được thiết lập hợp pháp ở mỗi thành phố, nhà tiên tri trả lời [43] . Dường như ngay cả những giáo sĩ, trong những thời đại đó, cũng có thể ban ơn cứu rỗi [2] cho những người thuộc một cộng đồng tôn giáo khác. Người Rôma thường chấp nhận và kết hợp những thần linh vốn họ đã chinh phục tôn thờ; và không bao giờ tranh luận về và không bao giờ đặt câu hỏi về quyền năng hay phẩm chất của những vị thần địa phương và quốc gia này, đặc biệt là khi họ sống ở những vùng lãnh thổ nơi những vị gót đó được tôn kính. Những chiến tranh tôn giáo và đàn áp giữa những người thờ ngẫu tượng Egypt thực sự là một ngoại lệ đối với quy tắc chung về sự khoan dung được thấy trong những tôn giáo tin nhiều gót thời cổ. Những tác giả thời cổ giải thích ngoại lệ này bằng những lý do độc đáo và đáng chú ý. Ở Egypt, những giáo phái khác nhau tôn thờ những loài động vật khác nhau như những vị thần của họ – chẳng hạn như chó, mèo hoặc sói. Vì những vị thần động vật này được cho là luôn xung đột với nhau, nên những người theo họ cũng bị cuốn vào những tranh chấp và thù địch. [44] . Nhưng ở nơi nào lý do đó không xảy ra. Sự mê tín của người Egypt đã không quá không quá mâu thuẫn như người ta thường tưởng tượng, vì chúng ta biết từ Herodotus [45]  rằng Amasis đã đóng góp rất lớn để xây dựng lại đền Delphi.

 

N 9.3, Bea 61

Sự không khoan dung của hầu hết những tôn giáo, vốn nó duy trì sự thống nhất của Gót, thì cũng đáng chú ý như nguyên lý trái ngược của những người theo tôn giáo tin nhiều gót. Tinh thần hẹp hòi không nhượng bộ của người Jew được nhiều người biết đến. Muslim bắt đầu với những nguyên tắc lại còn đẫm máu hơn và cho đến ngày nay, vẫn tiếp tục tuyên bố sự nguyền rủa – mặc dù không thực thi bằng lửa và hành quyết – đối với tất cả những giáo phái khác. Và nếu, trong số những người theo đạo Kitô, người Anh người Netherlands đã chấp nhận những nguyên lý của khoan dung, trường hợp hiếm hoi và độc nhất này bắt nguồn từ quyết tâm vững chắc.của chính quyền dân sự, tích cực phản đối những nỗ lực dai dẳng của những giáo sĩ và những người cuồng tín.

 

N 9.4, Bea 61

Những học trò của Zoroaster đã đóng mọi cửa thiên đường với tất cả, trừ những giáo sĩ Magi (của họ) [46] . Không gì có thể cản trở tiến trình những chinh phục của người Persia, hơn là sự nhiệt thành cuồng nhiệt của quốc gia này với những đền thờ và những hình tượng của người Hellas. Và sau khi đế quốc Persia đó sụp đổ, chúng ta thấy Alexander, như một người tin nhiều gót, ngay lập tức thiết lập lại những thờ cúng của dân chúng Babylon, vốn những vua chúa cai trị trước đây của họ, như những người tin chỉ một Gót, đã cẩn thận bãi bỏ [47] . Ngay cả sự gắn bó và hết lòng của người chinh phục đó với sự mê tín của Hellas cũng đã không ngăn trở chính ông, người đã hiến tế theo như những nghi thức và lễ lạc của người Babylon [48] .

 

N 9,5, Bea 62

Thuyết tin-nhiều-gót hòa đồng đến mức sự khốc liệt và ác cảm tột độ mà nó gặp phải ở một tôn giáo đối lập khó có thể khiến nó ghê tởm và giữ khoảng cách với nó. Augustus hết sức ca ngợi sự dè dặt của cháu trai ông, Caius Cæsar, khi hoàng tử này, đi ngang qua Jerusalem đã quyết định không dừng lại tham dự vào những hoạt động hiến tế theo luật Jew ở địa phương. Nhưng vì lý do gì khiến Augustus lại tán thành hành vi này đến vậy? Chỉ vì tôn giáo đó đó dưới mắt nhìn của những người không tôn giáo là hèn hạ và man rợ [49]

 

N 9.6, Bea 62

Tôi có thể mạo muội khẳng định rằng, ít có sự tha hóa nào của sự sùng bái linh tượng và tin nhiều gót lại có hại cho xã hội hơn sự tha hóa này của tôn giáo Tin một gót [50] , khi được đưa lên đến đỉnh cao nhất. Những lệ giết người để dang cúng thần thánh, hiến tế, của dân Carthage, dân Mexico và những quốc gia được gọi là man rợ khác [51] , hầu như không cực đoan hơn sự tàn ác và bạo lực của những tòa án dị giáo do hội nhà thờ Catô thành lập và những đàn áp tôn giáo thực hiện ở Rome và Madrid. Ngoài ra, lượng máu chảy ra trong trường hợp trước có thể không nhiều như trường hợp sau; Ngoài ra, tôi nói rằng, những nạn nhân là con người, được chọn bằng cách rút thăm, hoặc bằng một số dấu hiệu bên ngoài, không ảnh hưởng đến phần còn lại của xã hội đến một ở mức độ đáng kể như vậy. Trong khi đó, ddức hạnh, kiến ​​thức và tình yêu tự do chính là những phẩm chất khơi dậy thịnh nộ dữ dội của những những tòa án dị giáo. Khi những đức tính này bị phá hủy, xã hội sẽ rơi vào tình trạng ngu dốt, tham nhũng và áp bức đáng xấu hổ. Việc một bạo chúa giết hại bất kỳ cá nhân nào một cách bất hợp pháp, xuất phát từ việc lạm dụng quyền lực, còn gây tổn hại hơn nhiều so với cái chết của hàng ngàn người do bệnh dịch, nạn đói hoặc bất kỳ thảm họa tai họa không chừa một ai và tác hại rộng khắp.

 

N 9.7, Bea 62

Trong đền thờ Diana Aricia gần Rome, bất cứ ai sát hại vị giáo sĩ hiện tại đều có quyền được phong làm người kế vị một cách hợp pháp [52] . Một thể chế rất kỳ lạ! Bởi vì, mặc dù những mê tín phổ biến thường đối xử man rợ và đẫm máu đối với những giáo đồ, nhưng chúng thường có lợi cho thánh đoàn” (tầng lớp giáo sĩ). [3]

 

-------------------------------------------------------------------

N 9.1n42

1.       Xem GHI CHÚ [AAA].

N 9.1n42.1, Bea 60

VERRIUS Flaccus, được Pliny trích dẫn, lib. xxviii. Cap. 2. khẳng định rằng đã là việc thông thường cho những người Rôma, trước khi vây hãm bất kỳ thị trấn nào, đều cầu khẩn vị gót thành hoàng của nơi đó và bằng cách hứa với vị này những vinh dự lớn hơn những vinh dự hiện đang hưởng, hối lộ" vị thần để phản bội những người thờ phụng ban đầu của vị này. Vì tập tục này, tên của vị thần hộ mệnh của chính Rome được giữ bí mật chặt chẽ. Người Rôma lo sợ rằng kẻ thù của họ có thể dùng cùng một phương pháp để lôi kéo vị thần của họ tránh xa họ, vì họ tin rằng những lời cầu khẩn như vậy đòi hỏi phải biết tên của vị thần. Pliny nói rằng hình thức cầu khẩn phổ biến đã được lưu giữ cho đến thời của ông trong nghi lễ của những vua chiên Catô. Và Macrobius đã truyền một bản sao của nó từ những điều bí mật của Sammonicus Serenus.

 

N 9.2n43, Bea 61

2.       Xenoph. Memor. lib. ii.

N 9.2n44, Bea 61

3.       Plutarch. de Isid. & Osiride.

N 9.2n45, Bea 61

4.       Lib. ii. sub fine.

N 9.4n46, Bea 61

5.       Hyde de Relig. vet. Persarum.

N 9.4n47, Bea 61

6.       Arrian. de Exped. lib. iii. Id. lib. vii.

N 9.4n48, Bea 61

7.       Id. ibid.

N 9.5n49, Bea 62

8.       Sueton. in vita Aug. c. 93.

N 9.6n50, Bea 62

9.       Corruptio optimi pessima.

N 9.6n51

10.    Xem GHI CHÚ [BBB].

N 9.6n51.1, Bea 62

Hầu hết những quốc gia đã rơi vào tội lỗi hiến tế con người; mặc dù, có lẽ, sự mê tín vô đạo đó chưa bao giờ phổ biến trong những xã hội thực sự văn minh, ngoại trừ có lẽ là người Carthage. Ví dụ, người Tyrian đã nhanh chóng từ bỏ tập tục này. [4]. Sự hy sinh được coi là một dâng cúng, và bất kỳ dâng cúng nào lên một vị gót đều được thực hiện bằng phá hủy nó, khiến nó trở nên vô dụng đối với con người—cho dù bằng đốt cháy một vật rắn, phá hủy một vật rắn, chẳng hạn như đốt lễ vật, hương, thức ăn hoặc những vật phẩm có giá trị (như kim loại ngũ cốc), đổ chất lỏng (như rượu hoặc máu) như một lễ vật nghi lễ, hoặc lấy đi mạng sống của một sinh vật sống. Không có cách nào tốt hơn để phục vụ vị gót, chúng ta tự làm hại mình, nghĩ rằng bằng cách làm như vậy, chúng ta thể hiện sự chân thành của lòng sùng kính và tôn kính của mình. Theo cách này, lòng sùng kính ích kỷ của chúng ta lừa chúng ta tin rằng nó làm hài lòng vị thần.

 

N 9.7n52, Bea 62

11.    Strabo, lib. v. Sueton. in vita Cal.

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Jan/2025)

(Còn tiếp... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com




[1] oracle

[2] salvation

[3] Truyền thống này, được gọi là Rex Nemorensis (Vua của Rừng thiêng), đòi hỏi những giáo sĩ phải giành được vị trí của mình bằng giết chết người tiền nhiệm của mình trong một trận đấu tay đôi.

[4] Người Tyre là người dân của Tyre, một polis của người Phoenicia nằm ở Lebanon ngày nay.