(The Natural History of Religion)
David Hume
Tiết V.
Những hình thức khác nhau của tôn giáo Tin Nhiều Gót: Ẩn dụ, Thờ-Anh Hùng
N 5.1, Bea 49
Nhưng chủ yếu công
việc hiện tại của chúng ta là xem xét thuyết tin-nhiều-gót thô thiển của những người ít học, và truy tìm những biểu hiện khác nhau của nó đến những nguyên lý trong bản chất con
người vốn từ đó nó bắt nguồn.
N 5.2, Bea 49
Bất kỳ ai là người tìm học bằng luận cứ, sự hiện hữu của quyền năng thông minh vô hình. phải suy luận từ sự sáng chế đáng ngưỡng phục
những vật thể tự nhiên, và phải giả
định rằng thế giới là tạo phẩm tài ba của đấng thiêng
liêng đó, nguyên nhân nguyên
thủy của vạn vật. Nhưng những người theo thuyết tin nhiều gót thường tục, không chấp nhận ý
tưởng của một sức mạnh thần thánh thông minh vô hình, là đấng sáng tạo vạn vật, thay vào đó coi
mỗi phần của vũ trụ như một vị gót riêng biệt. Họ tưởng
tượng rằng những
đặc điểm hữu hình và nổi bật của tự nhiên chính là những vị gót thực sự. Mặt trời,
mặt trăng và những vì sao, đều là những thần linh trong hệ thống của những người này: Suối nước nguồn sông là nơi những nữ thần trú
ngụ và cây cối là nơi những hamadryad sinh sống. Ngay cả những động
vật như khỉ, chó và mèo cũng thường trở nên thiêng liêng trong mắt những người theo
thuyết tin có gót thường tục, và gây cho họ gây ấn tượng tôn kính. Và do đó, dù khuynh hướng tin vào sức mạnh thông minh vô hình trong tự nhiên của
con người mạnh mẽ đến đâu, khuynh hướng tập trung chú ý của họ vào những vật thể hữu hình, nhạy cảm dễ thấy, cũng mạnh mẽ không kém; và để dung hòa những khuynh hướng đối lập này,
họ được dẫn đến sự kết hợp quyền năng vô hình với một số vật thể hữu hình.
N 5.3, Bea 49-50
Việc phân bổ những phạm vi riêng biệt cho những vị gót khác nhau cũng có khuynh hướng khiến một số ẩn dụ, cả về vật chất lẫn đạo đức,
đi vào những hệ thống của tôn giáo tin-nhiều-gót thông tục. Gót chiến tranh đương nhiên sẽ được mô
tả là hung dữ, tàn nhẫn và bốc đồng: Gót thi ca là thanh lịch, lịch
sự và đáng yêu: Gót thương mại, đặc biệt là trong thời kỳ đầu, là kẻ trộm cắp và lừa dối. Tôi nhìn nhận rằng những ẩn
dụ, được cho là trong Homer
và những nhà thần thoại khác, thường rất gượng ép, đến nỗi những
người có lý trí có khuynh hướng hoàn toàn bác bỏ chúng và coi chúng chỉ là sản
phẩm của tưởng tượng và tự phụ của những nhà phê bình và bình luận. Nhưng những câu chuyện ẩn dụ đó
thực sự có chỗ đứng trong thần thoại ngoại giáo, là điều không thể
phủ nhận ngay cả khi ít suy ngẫm nhất. Cupid con trai của thần Venus; Muses
là những con gái của Ký ức; Prometheus, người anh khôn ngoan và Epimetheus người
em dại
dột; Hygieia hay nữ thần sức
khỏe có nguồn gốc từ Æsculapius hay thần y học: Ai lại không nhìn
thấy, trong những trường hợp này và trong nhiều trường hợp khác, những dấu vết hiển nhiên của câu chuyện ẩn
dụ? Khi một vị gót được cho là chủ trì bất kỳ cảm xúc, sự kiện hay hệ thống
hành động nào, hầu như không thể tránh khỏi việc cung cấp cho vị này một phả hệ, những thuộc tính và phiêu
lưu, phù hợp với quyền năng và ảnh hưởng được cho là của vị này; và tiếp tục sự giống nhau và so sánh đó, vốn tự
nhiên rất dễ chịu và với suy nghĩ của một người.
N 5.4, Bea 50
Quả thực, những ẩn
dụ hoàn toàn hoàn hảo, chúng ta không nên mong đợi chúng như những sản phẩm của ngu
muội và mê tín; không có tác phẩm nào của thiên tài đòi hỏi một bàn tay khéo
léo hơn, hoặc hiếm khi được thực hiện thành công hơn. Rằng Sợ hãi và Khủng bố [1] là những đứa con của Mars là chính đáng; nhưng tại sao mẹ là Venus [31] ? Rằng Harmony
là con gái của Venus là bình thường;
nhưng tại sao cha là Mars [32] ? Rằng Ngủ là anh của Gót Chết thì phù hợp; nhưng tại sao lại mô tả Gót Ngủ như là người say mê một trong những gót nữ Duyên dáng [33] ? Vì những người sáng tạo và diễn giải thần thoại thời cổ thường mắc
phải những lỗi hiển nhiên và rõ ràng
như vậy, nên chúng ta không nên mong đợi
thần thoại của họ chứa đựng những ẩn dụ phức tạp, được trau chuốt kỹ lưỡng, bất
chấp nỗ lực của một số người nhằm diễn giải những câu chuyện của họ theo cách
chi tiết và tinh vi như vậy.
N 5.5, Bea 50
Lucretius [2] rõ ràng đã bị cuốn
hút bởi những phẩm chất ẩn dụ hấp dẫn có trong thần thoại ngoại giáo. Ông bắt
đầu bằng đề cập đến Venus, không chỉ như
một vị gót của tôn giáo phổ thông
nhưng còn như hiện thân tượng trưng của sức mạnh sinh sản sinh động, đổi mới và
làm đẹp vũ trụ. Tuy nhiên, ông sớm bị dẫn đi lạc bởi những đòi hỏi của thần
thoại, rơi vào những mâu thuẫn khi ông kêu gọi nhân vật ngụ ngôn này để xoa dịu thịnh nộ của
người tình của nàng, Mars. Ý
niệm này, bắt nguồn từ những huyền thoại truyền thống của tôn giáo phổ
biến hơn là ngụ ngôn, trái ngược với lập trường triết học của Lucretius với tư
cách là một người theo thuyết
Epicurus —một thế giới quan không cho phép chấp nhận sự can thiệp của
thần thánh theo nghĩa đen như vậy.
N 5.6, Bea 50
Những vị gót của
người dân thường đều không ưu việt hơn con người là mấy. Khi cá nhân cảm nhận sự tôn kính hay biết ơn mạnh mẽ với
một anh hùng hay ân nhân của công chúng, thì việc nâng người đó lên địa vị của một vị gót
dường như là điều tự nhiên, cho theo cách này, làm đầy vòm trời với liên tiếp những gót mới từ hàng ngũ loài người. Hầu hết những vị gót trong những nền văn hóa cổ
đại đều đã giả định từng là những con người, đạt được địa vị thần
thánh của họ nhờ sự ngưỡng mộ và kính yêu của mọi người.
Theo thời gian, lịch sử thực sự của những
phiêu lưu của họ đã được truyền thống nhào
nặn, và được những điều kỳ diệu nâng cao, trở thành
một nguồn truyện ẩn dụ phong phú; đặc biệt là qua bàn tay của những nhà thơ,
nhà ẩn dụ và linh mục, những người liên tiếp cải thiện sự ngạc nhiên và kinh
ngạc của đám đông ngu muội,
tạo ra mảnh đất màu mỡ cho huyền thoại. Quá trình này đặc biệt được
khuếch đại khi những câu chuyện được truyền qua tay những nhà thơ, nhà ngụ ngôn
và tu sĩ, những người liên tục cải
thiện trên sự ngạc nhiên và kinh ngạc của đám đông thiếu học thức.
N 5.7, Bea 50-1
Những họa sĩ và
điêu khắc cũng tham dự vào chia sẻ lời lãi từ những bí ẩn thiêng liêng; và trang bị cho con người những đại diện
hợp lý về thần thánh của họ, những hình ảnh biểu tượng có thể hiểu được về những vị gót của họ, những người mà họ khoác lên mình hình dáng con
người, đã tạo ra gia tăng lớn lao cho lòng sùng kính của công chúng và xác định
đối tượng của nó. Có lẽ chính vì thiếu những nghệ thuật này trong những thời hoang sơ và man rợ khiến con người đã thần
thánh hóa thực vật, động vật và ngay cả vật chất thô sơ, vô tổ chức; và thay vì không có
đối tượng thờ cúng hợp lý, họ đã gắn thần thánh vào những hình dạng vụng về như
vậy. Có lẽ bất kỳ bức tượng nào những
nghệ nhân vùng đất Syria, trong thời kỳ đầu, có thể tạo thành hình tượng chính xác hơn
hoặc lý tưởng hơn của Apollo, thì viên đá hình nón tượng trưng cho Heliogabalus (một vị thần
mặt trời được tôn thờ trong khu vực), chưa bao giờ trở thành đối tượng của sự
tôn thờ sâu xa như vậy và được coi là đại diện của gót mặt trời [34] .
N 5.8, Bea 51
Stilpo bị hội đồng Areopagus trục xuất vì khẳng định rằng Minerva trong thành phố thì không là thần linh;
nhưng là tác phẩm của
Phidias, nhà điêu khắc [35] . Chúng ta phải mong đợi lý trí ở mức độ nào trong tin tưởng tôn giáo
của những người ít học, thông tục trong những quốc gia khác; khi người Athen và người Areopagite có thể giữ trong đầu những khái niệm thô thiển như
vậy?
N 5.9, Bea 51
Sau đó, những nguyên lý tổng
quát của tôn giáo tin nhiều gót
này, đã
hình thành trong bản chất con người, và rất ít hay không phụ thuộc gì vào sự bất thường và ngẫu
nhiên. Vì những nguyên nhân, vốn ban cho hạnh phúc hay giáng xuống đau khổ, trong tổng
quát, được biết rất ít và rất không chắc chắn, nên quan tâm lo
lắng của chúng ta cố gắng để
đạt được một ý tưởng xác định về chúng; và không thấy một cách nhanh chóng nào phù hợp hơn là biểu tượng hóa chúng, diễn đạt gián
tiếp bằng hình ảnh, như những tác nhân tự nguyện thông
minh, giống như chúng ta; chỉ vượt trội hơn một chút về quyền năng và trí tuệ.
Ảnh hưởng giới hạn của những tác nhân này, và sự gần gũi quá lớn của chúng với
sự yếu đuối của con người, đưa đến sự phân bổ và phân chia quyền lực khác nhau
của chúng; và do đó làm nảy sinh những
câu chuyện ẩn dụ. Cùng
những nguyên lý tương tự tự nhiên thần thánh hóa những con người có sống chết, vượt trội về sức
mạnh, lòng can đảm hay sự hiểu biết và tạo ra sự tôn thờ anh hùng; cùng với
lịch sử huyền thoại và truyền thống thần thoại, trong mọi hình thức không kềm đến cực đoan và khó hiểu của nó. Và một
tinnh thần thông minh vô hình như
một đối tượng quá tinh tế để có thể hiểu được một cách thường tục, nên
con người tự nhiên gắn nó với một số
biểu tượng nhạy cảm nào đó; chẳng hạn
như những phần đập vào chú ý của thiên nhiên, hay
những bức tượng, hình ảnh và tranh vẽ, vốn một thời đại già dặn tinh tế hơn hình thành những thần linh của nó.
N 5.10, Bea 51
Hầu hết tất cả
những người thờ linh tượng, dù ở độ tuổi hay quốc gia nào, đều đồng tình với
những nguyên lý và khái niệm tổng quát này; và ngay cả những đặc điểm và địa phận cụ thể mà họ
gán cho những thần linh của mình cũng không quá khác biệt [36] . Những người du hành và chinh phục Hellas và Rôma, không gặp nhiều khó khăn, đã tìm thấy những thần linh
của riêng họ ở mọi nơi; và nói: Đây là Mercury, kia là Venus; Mars này, Neptune kia ; những thần linh kỳ lạ có thể được gọi bằng bất cứ danh hiệu nào. Theo Tacitus [37], nữ thần Hertha của tổ tiên người Saxon của chúng ta dường
như không ai khác, chính là Mater Tellus của người Rôma ; và phỏng đoán của ông rõ ràng là phải. [3]
------------------------------------------------------------
N 5.4n31, Bea 50
1.
Hesiod. Theog. l. 935.
N 5.4n32, Bea 50
2.
Id. ibid. & Plut. in vita Pelop.
N 5.4n33, Bea 50
3.
Illiad. xiv. 267.
N 5.7n34, Bea 51
4.
Herodian. lib. v. Jupiter Ammon được
Curtius miêu tả là một vị thần cùng loại, lib. iv. cap. 7. Người Ả Rập và người
Ba Tư cũng tôn thờ những viên đá vô hình không có hình dạng như vị thần của họ.
Arnob. lib. vi. Sự điên rồ của họ vượt xa người Ai Cập.
N 5.8n35, Bea 51
5.
Diod. Lært. lib. ii.
N 5.10n36, Bea 51
6.
See Cæsar of the
religion of the Gauls, De bello Gallico, lib. xi.
N 5.10n37, Bea 51
7.
De moribus Germ.
Tiết VI.
Nguồn gốc của tôn giáo Tin-có-gót từ thuyết
tin-nhiều-gót.
N 6.1, Bea 52
Học thuyết về một vị
gót tối cao, tác giả của tự nhiên, rất cổ xưa, đã tự lan truyền khắp
những quốc gia lớn và đông dân, và trong số đó đã được mọi tầng
lớp và hoàn cảnh của con người đón nhận: Nhưng bất kỳ ai nghĩ rằng sự chấp nhận
rộng rãi tin tưởng vào một vị gót tối cao là do sức mạnh của những
lập luận thuyết phục hay
nền tảng logic của nó,
cho thấy ít hiểu biết về sự thiếu hiểu biết và đơn giản của hầu hết mọi
người, cũng như sự gắn bó sâu xa
của họ với những thành kiến không thể chữa khỏi của họ ủng hộ những mê
tín dị đoan cụ thể của họ.
Ngay cả tận ngày nay, và ở châu Âu,, hãy hỏi bất kỳ người thông
tục nào rằng tại sao người
này lại tin vào một đấng sáng tạo toàn năng của thế
giới; người này sẽ không bao giờ đề cập đến cái đẹp của những nguyên nhân cuối cùng vốn người này hoàn toàn
không biết: người này sẽ không đưa tay ra và mời bạn chiêm ngưỡng sự
mềm mại và đa dạng của những khớp ngón tay người này, chúng uốn cong theo một
hướng, sự đối trọng mà chúng nhận được từ ngón cái, sự mềm mại và những phần
thịt ở bên trong bàn tay của
người này, cùng với tất cả những trường hợp khác, khiến bộ phận
đó phù hợp với mục đích đem
dùng vốn nó đã được định sẵn. Người
này đã quen với những điều này từ lâu rồi; và người này
nhìn chúng với sự thờ ơ và vô tâm. Người này sẽ kể cho bạn nghe về cái chết đột
ngột và bất ngờ của một người như vậy: Cái ngã và vết bầm tím
của một người khác: Sự hạn hán quá mức của mùa này: Cái lạnh và những cơn mưa
của mùa khác. Những sự việc này, người này gán cho hoạt động trực tiếp
tức thời của sự hướng dẫn và cai quản của Gót với thế
giới và những sự kiện trong đó. Và những sự kiện
như vậy, với những nhà lý luận giỏi, là những khó khăn chính trong việc nhìn nhận một trí thông
minh tối cao, như với người này là những lập luận duy nhất cho điều đó.
N 6.2, Bea 52-3
Nhiều người tin có
gót, ngay cả những người nhiệt thành và tinh tế nhất, đã phủ nhận một sự hướng
dẫn và cai quản cụ thể của Gót với thế giới và
những sự kiện trong đó, và đã khẳng định rằng Trí tuệ Trị vì Tối Cao hay nguyên lý đầu tiên của vạn vật, có những quy luật tổng quát
cố định, theo đó thiên nhiên được cai
quản, cho những quy luật này tiến hành tự do và không gián đoạn, và không hề làm xáo
trộn trật tự cố định, ở mọi thời
điểm, của những sự kiện theo những ý định cụ thể. Họ nói rằng
từ liên hệ tốt đẹp và việc tuân thủ nghiêm ngặt những quy luật đã thiết lập, chúng
ta rút ra luận chứng chính cho tin
tưởng của tin-có-gót; và từ cùng những nguyên lý
tương tự đều khiến có thể trả lời những phản đối chính chống lại nó. Nhưng nhìn tổng quát loài
người hiểu rất ít điều này, đến nỗi bất cứ khi nào họ quan sát thấy bất kỳ ai
gán mọi sự kiện cho những nguyên nhân tự nhiên và loại bỏ sự can thiệp cụ thể
của một vị gót, thì họ có khuynh hướng nghi ngờ người đó về hình thức cực đoan
nhất của hoài nghi hay thiếu tin tưởng tôn giáo. Một chút triết lý, Bacon nói, sẽ khiến con người thành những người không tin có gót: Một phần lớn sẽ hòa giải họ với tôn giáo.Đối với con người, do những thành kiến mê tín được dạy dỗ, đặt trọng
tâm vào sai chỗ; khi điều đó làm họ thất bại, và qua một chút suy ngẫm, họ tìm
ra rằng tiến trình tự nhiên là đều đặn và đồng nhất, toàn bộ tin tưởng tôn giáo
của họ lung lay và rơi vào
tình trạng hủy hoại. Nhưng khi được dạy, bằng cách suy ngẫm nhiều hơn,
rằng chính sự đều đặn và đồng nhất này là bằng chứng mạnh mẽ nhất về sự thiết
kế và trí thông minh tối cao, họ quay trở lại với tin tưởng mà họ đã từ bỏ; và giờ
đây họ có thể thiết lập nó trên một nền tảng vững chắc và bền vững hơn.
N 6.3, Bea 53
Những xáo trộn hoặc
biến động dữ dội trong thế giới tự nhiên,, những rối loạn, những điều kỳ diệu,
những phép lạ, dù trái ngược nhất với kế hoạch của một người quản lý khôn
ngoan, vẫn gây ấn tượng với loài người bằng những tình cảm tôn giáo mạnh mẽ
nhất; nguyên nhân của những biến
cố khi
đó dường như là điều chưa được biết đến và khó giải thích nhất. Sự điên
rồ, cuồng nộ, thịnh nộ và trí tưởng tượng bùng cháy, mặc dù chúng nhận chìm con người xuống gần bằng với mức độ của loài thú, nhưng vì một lý do tương tự, thường đã giả định là những khuynh hướng
duy nhất trong đó chúng ta có thể giao tiếp trực tiếp với Thần linh.
N 6.4, Bea 53
Do đó, về tổng thể,
chúng ta có thể kết luận rằng, trong những xã hội đã chấp nhận thuyết tin có gót, những người dân
thường (được gọi là "người thông
tục") vẫn tiếp tục dựa tin
tưởng tôn giáo của họ vào những ý tưởng phi lý và mê
tín. Tin tưởng của họ vào thuyết tin
có gót không phải là kết quả của lý luận logic hay lập
luận, nhưng đúng hơn là xuất phát từ suy nghĩ phù hợp hơn với khuynh hướng tự nhiên
và khả năng trí tuệ của họ. Tiếp cận này để hiểu thế giới ít liên quan đến phân
tích cẩn thận nhưng liên quan nhiều hơn đến bản năng, truyền thống và suy nghĩ cảm xúc hay trực giác.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jan/2025)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[3] Mater Tellus: nữ thần Trái đất của Rôma, còn được gọi là Mẹ Đất. Bà gắn liền với sự phì nhiêu, đất đai và những khía cạnh nuôi dưỡng của thiên nhiên. Ở trên, Hume cho thấy những văn hóa khác nhau thường gán những vai trò hoặc thuộc tính tương tự cho những vị gót của họ, ngay cả khi họ có tên khác nhau. Ví dụ, nữ thần Hertha của người Saxon được so sánh với Mater Tellus của Rôma, cho thấy họ thực hiện những chức năng tương tự trong hệ thống tín ngưỡng tương ứng của họ.