Saturday, January 4, 2025

Hume – Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (02)

 Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo

(The Natural History of Religion)

David Hume

( ← ... tiếp theo )

 


 

Tiết III.

Tiếp tục cùng đề tài

 

N 3.1, Bea 40

Chúng ta được đặt vào thế giới này, như trong một “đại hý trường”, ở đó những nguồn gốc và những nguyên nhân thực của mọi biến cố đều hoàn toàn bị che giấu khỏi chúng ta; chúng ta cũng không có đủ khôn ngoan để thấy trước hay đủ sức mạnh để ngăn chặn những bất hạnh này vốn chúng ta liên tục bị chúng đe dọa. Chúng ta luôn bị treo lơ lửng giữa sự sống và cái chết, sức khỏe và bệnh tật, dư thừa và thiếu thốn; vốn đã phân phối giữa những loài người bởi những nguyên nhân bí mật và chưa biết, hoạt động của chúng thường bất ngờ và luôn không thể giải thích được. Khi đó, nguyên nhân chưa biết này trở thành đối tượng thường trực của hy vọng và hãi của chúng ta; và trong khi những cảm xúc được giữ trong tình trạng báo động liên tục bởi một chờ đợi lo lắng về những biến cố, thì trí tưởng tượng cũng được dùng một cách tương tự trong việc hình thành những ý tưởng về những sức mạnh đó mà chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào. Liệu con người có thể mổ xẻ thiên nhiên, theo triết lý có thể xảy ra nhất, ít nhất là dễ hiểu nhất, rằng những nguyên nhân này không gì khác ngoài sự đan dệt và cấu trúc cụ thể của chính những bộ phận nhỏ bé của cơ thể họ và của những vật thể bên ngoài; và rằng, bằng một guồng máy đều đặn và liên tục, tất cả những biến cố được tạo ra, vốn họ rất quan tâm về chúng. Nhưng triết lý này vượt quá sự thấu hiểu của đám đông ngu muội, những người chỉ có thể hình dung những nguyên nhân chưa biết trong một cách tổng quát và mù mờ; dù trí tưởng tượng của họ, thường xuyên được cùng một chủ thể đem dùng , phải vất vả để hình thành một số ý tưởng cụ thể và khác biệt về chúng. Họ càng xem xét bản thân những nguyên nhân này và sự bất trắc trong hoạt động của chúng, thì họ càng ít hài lòng với những tìm kiếm của họ; và, dù không sẵn lòng, cuối cùng họ cũng phải từ bỏ một nỗ lực gian nan như vậy, nếu không phải vì một khuynh hướng trong bản chất con người, dẫn đến một hệ thống, mang lại cho họ một số sự hài lòng nào đó.

 

N 3.2, Bea 40-1

Có một khuynh hướng phổ quát giữa loài người là quan niệm mọi sinh vật đều giống như chính họ, và chuyển sang mọi đối tượng những phẩm tính đó vốn họ quen thuộc thân thiện và mật thiết biết rõ chúng. Chúng ta tìm thấy những khuôn mặt người trên mặt trăng, những đoàn quân trong những đám mây; và bởi một khuynh hướng tự nhiên, nếu kinh nghiệm và suy ngẫm không điều chỉnh, sẽ gán ác ý hay thiện ý, cho mọi sự vật việc vốn làm tổn thương hay hài lòng chúng ta. Do đó mới có rất nhiều sự lập lại và cái đẹp của nhân cách hóa [1] trong thơ ca; ở đó cây cỏ, núi đồi và suối nước đều mang tính cách giống con người, và những phần vô tri của thiên nhiên có được tình cảm và cảm xúc như con người. Và mặc dù những hình tượng và biểu hiện thơ ca này không không đạt được tin tưởng, nhưng ít nhất chúng có thể dùng để chứng minh một khuynh hướng nhất định trong óc tưởng tượng, nếu không có nó thì chúng không thể là đẹp đẽ hay tự nhiên. Thần sông hay hamadryad [2] cũng không phải lúc nào cũng được coi như một nhân vật thơ mộng hay tưởng tượng đơn thuần; nhưng đôi khi có thể đi vào tín ngưỡng thực sự của những kẻ thông tục ngu muội; trong khi mỗi lùm cây hay cánh đồng được mô tả như sở hữu một thần linh hay quyền năng vô hình cụ thể, ngự trị và bảo vệ nó. Không, những triết gia cũng không thể hoàn toàn thoát khỏi sự yếu đuối tự nhiên này; nhưng thường gán cho vật chất vô tri sự kinh hoàng về chân không , những thiện cảm, ác cảm và những tình cảm khác của bản chất con người [3]. Sự phi lý cũng không hề ít hơn, khi chúng ta ngước mắt nhìn lên cao; và, như thường lệ, chuyển những cảm xúc và yếu đuối của con người cho thần linh, mô tả ông ta như người ghen tị và trả thù, thất thường và thiên vị, và tóm lại, như một người độc ác và xuẩn ngốc, về mọi mặt ngoại trừ có quyền năng và uy lực vượt trội của ông ta. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhân loại, bị đặt trong tình trạng hoàn toàn không biết gì về nguyên nhân, và đồng thời quá lo lắng về vận mệnh tương lai của mình, nên ngay lập tức nhìn nhận một phụ thuộc vào những quyền năng vô hình, vốn sở hữu tình cảm và trí thông minh. Những nguyên nhân chưa biết liên tục dùng tư tưởng của chúng, luôn xuất hiện trong cùng một khía cạnh, đều được coi là cùng loại hay cùng loài. Cẳng bao lâu, chúng ta gán cho chúng suy nghĩ, lý trí và cảm xúc, đôi khi ngay cả bốn chân tay và hình dáng của con người, để làm cho họ gần hơn với giống như chúng ta.

 

N 3.3, Bea 41-2

Theo tỷ lệ với quá trình sinh sống của bất kỳ con người nào bị ngẫu nhiên chi phối, chúng ta luôn thấy, rằng người này càng tăng thêm mê tín; điều này đặc biệt có thể thấy ở những người đánh bạc và những thủy thủ, mặc dù trong số tất cả nhân loại, họ là những người ít có khả năng suy nghĩ thận trọng nhất, nhưng lại có những lo lắng phù phiếm và mê tín nhiều nhất. Những vị gót, Coriolanus nói trong Dionysius [2] nói rằng những vị thần linh có một ảnh hưởng đến mọi biến cố; nhưng trên hết là trong chiến tranh; nơi những gì xảy ra thì rất không chắc chắn. Toàn bộ đời sống của con người, đặc biệt là trước khi có thể chế của trật tự và chính quyền tốt, đều có thể gặp phải những tai nạn ngẫu nhiên; điều tự nhiên là sự mê tín sẽ chiếm ưu thế ở mọi nơi trong những thời man rợ, và đặt con người vào điều tra thành tâm nhất về những quyền lực vô hình, những thế lực quyết định hạnh phúc hay đau khổ của họ. Không biết gì về thiên văn học và giải phẫu thực vật và động vật, và quá ít hiếu kỳ để quan sát sự điều chỉnh đáng ngưỡng mộ của những nguyên nhân cuối cùng; họ vẫn không nhân ra được một đấng sáng tạo đầu tiên và tối cao, và với tinh thần toàn hảo vô hạn đó, người duy nhất, bằng ý chí toàn năng của mình, đã ban tặng trật tự cho toàn bộ khuôn khổ của tự nhiên. Một ý tưởng tuyệt vời như vậy là quá lớn với những khái niệm hạn hẹp của họ, những người không thể quan sát được cái đẹp của công trình cũng như không thể lĩnh hội được sự vĩ đại của tác giả của nó. Họ cho rằng những thần linh của họ, dù có quyền năng và vô hình đến đâu, cũng chẳng là gì ngoài một loài sinh vật người, có lẽ được nuôi dưỡng giữa loài người, và vẫn giữ lại mọi cảm xúc và ham muốn con người, cùng với những tay chân và cơ quan nội tạng. Những sinh vật giới hạn như vậy, dù là những chủ nhân của số phận con người, nhưng mỗi trong số họ không có khả năng mở rộng ảnh hưởng của mình đến khắp nơi, phải được nhân lên rất nhiều để đáp ứng cho sự đa dạng của những sự kiện xảy ra trên toàn bộ bề mặt của tự nhiên.. Do đó, mọi nơi đều có một đám đông những vị gót địa phương; và do đó tôn giáo tin nhiều gót đã thịnh hành, và vẫn còn thịnh hành, trong phần lớn của nhân loại chưa được giáo dục [3]

 

N 3.4, Bea 42

Bất kỳ tình cảm nào của con người đều có thể dẫn chúng ta đến khái niệm về quyền năng thông minh, vô hình; hy vọng cũng như sợ hãi, lòng biết ơn cũng như đau khổ: Nhưng nếu chúng ta xem xét trái tim mình hay quan sát những gì diễn ra xung quanh mình, chúng ta sẽ thấy rằng con người thường quỳ xuống trước đau buồn hơn là trước

những cảm xúc dễ chịu. Sự thịnh vượng có thể dễ dàng được coi là nhữngchúng ta đáng được hưởng, và ít câu hỏi được đặt ra về nguyên nhân hoặc tác giả của nó. Nó tạo ra sự vui vẻ, hoạt động và sự nhanh nhẹn và tận hưởng sống động mọi thú vui xã hội và nhục dục: Và trong trạng thái tinh thần này, con người ít có thời gian rảnh rỗi hoặc khuynh hướng nghĩ đến những vùng vô hình chưa biết. Mặt khác, mọi tai nạn thảm khốc đều báo động chúng ta và khiến chúng ta thắc mắc về những nguyên lý từ đó nó nảy sinh:: Những lo lắng nảy sinh liên quan đến tương lai: Và não thức, chìm đắm trong sự thiếu tự tin, sợ hãi và u sầu, đã dùng đến mọi phương pháp để xoa dịu những quyền năng thông minh bí mật đó, phải viện đến mọi phương pháp xoa dịu những quyền năng thông minh bí mật đó, những người mà vận mệnh của chúng ta được cho là hoàn toàn phụ thuộc vào chúng.

 

N 3.5, Bea 42-3

Không đề tài nào thông thường hơn với tất cả những thần linh phổ thông, hơn là phô bày những ưu thế của đau khổ, trong việc đem con người đến một ý thức đúng đắn về tôn giáo; bằng chế ngự lòng kiêu hãnh và tập trung vào hưởng thụ thú vui trần tục, thể xác của họ, những sự việc mà trong thời kỳ thịnh vượng khiến họ quên mất sự hướng dẫn và chăm sóc của thần thánh với thế giới. Đề tài này cũng không chỉ giới hạn trong những tôn giáo hiện đại. Người xưa cũng đã dùng nó. Một nhà sử học Greece [4] nói rằng vận may chưa bao giờ hào phóng, với không đố kỵ, ban tặng cho nhân loại một hạnh phúc trọn vẹn; nhưng với tất cả những món quà của nó, nó luôn kèm theo một số hoàn cảnh tai hại nào đó, nhằm trừng phạt con người vào trong một tôn kính những vị gót, những thần linh, trong một quá trình liên tục của thịnh vượng, họ có khuynh hướng bỏ bê và quên lãng .

 

N 3.6, Bea 43

Độ tuổi hay giai đoạn nào của cuộc đời thì nghiện ngập với mê tín nhất? Đó là giai đoạn đánh dấu bằng sự yếu đuối và nhút nhát lớn nhất. . Và giới tính nào? Câu trả lời tuân theo cùng một lý lẽ: đó là những người dễ bị tổn thương và do dự nhất. Strabo [5]  [4] nói rằng những người đứng đầu và là những tấm gương của mọi loại của mê tín đều là những phụ nữ. Những người này truyền cảm hứng cho những người đàn ông tham dự vào những hoạt động sùng đạo, cầu nguyện và tuân thủ nghiêm ngặt những nghi thức và những ngày lễ tôn giáo. Thật hiếm khi gặp một người sống tách biệt với phụ nữ, và lại nghiện ngập những thực hành như vậy. Và vì lý do này, không gì không có khả năng xảy ra hơn là câu chuyện về một nhóm đàn ông trong số những người Getes [5], những người thực hành chế độ độc thân, và mặc dù là những người cuồng tín tôn giáo nhất. Một phương pháp lý luận, sẽ dẫn chúng ta đến một ý niệm không hay về lòng sùng đạo của những nhà tu; chẳng phải chúng ta đã biết qua một kinh nghiệm, có lẽ không phổ biến lắm vào thời của Strabo, rằng người ta có thể sống độc thân và thề giữ mình trong sạch, nhưng vẫn duy trì những quan hệ gần gũi nhất và sự đồng cảm trọn vẹn nhất với phụ nữ, phái yếu nhút nhát và ngoan đạo đó sao.

 

N 3.3n2, Bea 41

1.       Lib. viiii.

 

N 3.3n3, Bea 42

2.       Những dòng sau đây của Euripides có liên quan rất nhiều với thảo luận hiện tại, và tôi không thể không trích dẫn chúng:


  Ουκ εστιν ουδεν πιςτον, ουτ ευδοξια,

 Ουτ' αν καλως πρασσοντα μη πραξειν κακως.

 Φυρουσι δ'αυθ'οι θεοι παλιν τε και προσω,

 Ταραγμον εντιθεντες, ως αγνωσια

 Σεβωμεν αυτους.     Hecuba.


Không có gì an toàn trong thế giới; không vinh quang, không thịnh vượng. những vị thần linh ném mọi sự sống vào hỗn loạn; trộn lẫn mọi sự vật việc với mặt đối lập của nó; rằng tất cả chúng ta, từ sự thiếu hiểu biết và không chắc chắn của mình, có thể thể hiện sự tôn thờ và tôn kính lớn hơn đối với họ.

 

N 3.5n4, Bea 42

3.       Diod. Sic. lib. iii.

N 3.6n5, Bea 43

4.       Lib. vii.

 


 

Đoạn. IV.

Những vị thần linh không được coi là những sáng tạo hay những hình thành của thế giới

 

N 4.1, Bea 44

Điểm duy nhất của gót học, [6] trong đó chúng ta sẽ tìm thấy một sự đồng thuận gần như phổ quát của nhân loại, đó là, có một quyền năng thông minh, vô hình trong thế giới: Nhưng cho dù quyền năng này là tối cao hay phụ thuộc, dù chỉ giới hạn trong một thực thể hay được phân bổ giữa nhiều thực thể, những thuộc tính, phẩm chất, quan hệ hay nguyên lý hành động nào phải được gán cho những thực thể đó; liên quan đến tất cả những điểm này, có sự khác biệt lớn nhất trong những hệ thống gót học phổ biến.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Jan/2025)

(Còn tiếp... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com




[1] prosopopœia

[2] Hamadryad : Trong thần thoại Greece, là loài tiên nữ sống trong cây (hay hồn cây). Sự sống của hamadryad gắn liền với sự sống của cây, nếu cây chết, hamadryad của cây cũng chết.

[3] Hume phê phán ý tưởng horror vacui (sự “kinh hoàng về chân không” của Aristotle) ​​và những ý tưởng tương tự, lưu ý rằng ngay cả những nhà triết học cũng nhân cách hóa vật chất vô tri với những đặc điểm như “thiện cảm” và “ác cảm”, phản ảnh khuynh hướng của con người là phóng chiếu những cảm xúc lên thiên nhiên.

[4] Strabo (64 TCN 24): nhà địa lý, triết gia và sử gia Greece thời cổ, nổi tiếng nhất với Geographica, một mô tả gồm 17 tập về thế giới được biết trong thời ông. Tác phẩm của Strabo cung cấp những hiểu biết giá trị về địa lý, văn hóa và lịch sử của nhiều khu vực, gồm Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, trong Đế quốc Rôma.

[5] Người Getae: một dân tộc thời cổ, sống ở khu vực bắc sông Danube, gần Romania và Bulgaria ngày nay. Họ có quan hệ họ hàng gần với người Thracia và nổi tiếng với văn hóa chiến binh của họ. Người Getae có quan hệ với văn hóa Greece và Rome và thường được nhắc đến trong những bản văn cổ, đặc biệt là về những thực hành tôn giáo và ý thức về liên hệ chặt chẽ của họ với thần linh.

[6] Theology: gót học.: học về Gót.