Friday, January 25, 2019

Hume – Đời Tôi

Đời Tôi 
(1777)
David Hume
(1711-1776)







1.

Vắn tắt về David Hume

David Hume (1711-1776) chắc chắn là một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất của thời kỳ Hiện đại. Sinh quán ở Edinburgh, Scotland, lược kê những tác phẩm triết học quan trọng của ông: A Treatise on Human Nature /Một Chuyên Luận Về Bản Chất Con Người (1739), Essays, Moral and Political /Những Tiểu Luận, Đạo Đức Và Chính Trị (2 quyển, 1741-1742), An Enquiry Concerning Human Understanding/Một Thăm Dò Về Khả Năng Hiểu Biết Của Con Người (1748), và An Enquiry Concerning the Principles of Morals/Một Thăm Dò Về Những Nguyên Lý Của Đạo Đức (1751). Dialogues Concerning Natural Religion /Những Đàm Thoại Liên Quan Đến Tôn Giáo Tự Nhiên (chỉ cho xuất bản sau khi ông mất). Ông cũng soạn bộ The History of England / Lịch Sử England. (6 quyển)

 

Tư tưởng Duy Nghiệm 

Hume thuộc truyền thống triết học Duy nghiệm của England, gồm Francis Bacon (1561-1626), John Locke (1632-1704), và George Berkeley (1685-1753). Quan điểm chung của truyền thống này cho rằng tri thức được hình thành dựa trên nhận thức giác quan vốn não thức con người thụ động tiếp nhận. Nhưng trong khi Locke và Berkeley tin rằng tri thức của con người có thể vượt ngoài kinh nghiệm giác quan, Hume, trong phần Mở đầu trong Chuyên Luận (Về Bản Chất Con Người) của ông, cho rằng kiến ​​thức của chúng ta giới hạn trong kinh nghiệm giác quan, và do đó đưa ra một tư tưởng Duy nghiệm vốn ông lập luận là nhất quán hơn so với tư tưởng Duy nghiệm của những triết gia England trước ông. 

 

Phân tích của Hume về những nội dung của kinh nghiệm giác quan bắt đầu với sự phân biệt giữa những ấn tượng và những ý tưởng [1]. Những ấn tượng, gồm tất cả những cảm giác và những cảm xúc không kiểm soát được (đam mê) của chúng ta, đều mạnh mẽ và sống động hơn những ý tưởng, vốn là “những hình ảnh mờ nhạt của những sự vật việc này trong suy nghĩ và lý luận” (Chuyên Luận, trang 1). Những ý tưởng đều thấp kém hơn những ấn tượng nhìn theo tri thức học, và địa vị thứ yếu mà Hume đem cho chúng đứng ngược hẳn với một truyền thống lâu đời trong triết học phương Tây (đặc biệt từ Plato) vốn khẳng định rằng những ý tưởng phổ quát - không phải những ấn tượng đặc thù - là những đối tượng thích ứng với trí tuệ con người. Theo sau Locke, Hume cũng phân biệt giữa sự đơn giản và phức tạp. Những ấn tượng và ý tưởng đơn giản, chẳng hạn như việc nhìn thấy hoặc sự tưởng tượng về một màu đỏ cụ thể, nhìn nhận là chúng không có phân biệt hay tách biệt. Những ấn tượng và ý tưởng phức tạp, chẳng hạn như nhìn thấy hoặc tưởng tượng một quả táo, có thể phân tích vào thành những phần của chúng. Trong khi tất cả những ý tưởng đơn giản đều bắt nguồn và biểu hiện chính xác những ấn tượng đơn giản, nhiều ý tưởng phức tạp thì không thế, và do đó phải đặt câu hỏi về tính xác thực của chúng. Hume nhận xét, “Do đó, khi chúng ta có bất kỳ nghi ngờ nào rằng một thuật ngữ triết học thì đem dùng với không có bất kỳ ý nghĩa hay ý tưởng nào (vì điều đó thì quá thường xuyên), chúng ta cần chỉ thăm dò, tìm xem ý tưởng giả định đó bắt nguồn từ ấn tượng nào? Và nếu không thể chỉ định nó với bất kỳ gì, điều này sẽ dùng để xác nhận sự nghi ngờ của chúng ta” (Thăm dò thứ nhất, phần II). 

 

Tiếp tục, Hume cho thấy rằng một số những ý tưởng phức tạp trong triết học, loại như ý tưởng về một cái Tôi phi vật chất vốn vẫn là cốt lõi của bản sắc định tính cá nhân, thì thất bại, không đáp ứng được với tiêu chuẩn duy nghiệm của ông (xem Chuyên luận , Quyển I, Phần IV, phần VI). [2] Nhưng đề tài phê bình nổi tiếng nhất của ông là tương quan giữa nhân và quả. Những nhà khoa học và triết học phương Tây tin theo truyền thống rằng để biết một sự vật việc gì đó đầy đủ, người ta phải biết nguyên nhân trên đó nó tùy thuộc tất yếu. Hume biện luận rằng kiến ​​thức đó không thể có được. Ông lưu ý rằng quan hệ nhân quả đem lại cơ sở cho mọi lý luận liên quan đến những vấn đề xảy ra trong thực tại; tuy nhiên, không giống như những quan hệ của những ý tưởng tìm ra trong toán học, không phán đoán nào liên quan với những vấn đề thực tại là đều đúng tất yếu. Điều này xảy ra do chúng ta luôn luôn có thể tưởng tượng, với không mâu thuẫn, điều ngược lại của mỗi vấn đề thực tại (ví dụ: ‘ngày mai mặt trời sẽ không mọc’ thì không là một mâu thuẫn cũng không hàm ý một mâu thuẫn). Hume thêm rằng tương quan nhân quả giữa bất kỳ hai đối tượng nào đều dựa trên kinh nghiệm và không biết trước khi có kinh nghiệm - a priori (ví dụ, nếu Adam, con người đầu tiên của loài người, dù được tạo ra với khả năng lý trí toàn hảo, nhưng trước khi có kinh nghiệm, anh ta vẫn không thể từ những thuộc tính của nước biết được rằng nó sẽ có thể làm anh ta chết ngạt). Tuy nhiên, tất cả những gì kinh nghiệm thiết lập liên quan đến những quan hệ nhân quả là nguyên nhân thì có trước trong thời gian và liền kề với hậu quả của nó. Thế nhưng kinh nghiệm không thể thiết lập liên hệ tất yếu giữa nguyên nhân và hậu quả, vì chúng ta có thể hình dung một cách không mâu thuẫn về một trường hợp mà nguyên nhân không gây ra tác động thông thường của nó (thí dụ, chúng ta có thể tưởng tượng rằng một quả banh bi a cái đập mạnh vào một quả banh bi-a khác và sau đó, thay vì gây ra quả banh bi-a chuyển động, quả bi a cái này bật chõi lên theo một hướng ngẫu nhiên nào đó). Lý do khiến chúng ta suy luận sai lầm rằng có một gì đó trong nguyên nhân vốn nhất thiết tạo ra những tác động của nó là vì những kinh nghiệm quá khứ của chúng ta đã khiến chúng ta có thói quen suy nghĩ theo cách này. Đó là, bởi vì chúng ta đã thấy trong quá khứ rằng thường xuyên theo sau và không bao giờ xảy ra mà không có nó, não thức của chúng ta liên kết với sao cho sự hiện diện của một này quyết định não thức nghĩ đến một kia (xem Chuyên luận , Quyển I, Phần III ; Thăm dò thứ nhất , đoạn IV-V).      

 

Lý Thuyết Đạo Đức

Hume chủ trương những phân biệt đạo đức (tốt/xấu; thiện/ác…) đều có nguồn từ những trạng thái cảm xúc hoặc phản ứng với thích thú và đau đớn, thuộc một loại đặc biệt nào đó, nhưng không bắt nguồn từ lý trí – như nhiều triết gia phương Tây từ Socrates đã vẫn chủ trương. Dựng trên nguyên lý duy nghiệm rằng bản chất của tinh thần là thụ động, [3] Hume cho rằng lý trí tự nó không bao giờ có thể ngăn ngừa hoặc tạo ra bất kỳ hành động hoặc tình cảm nào. Nhưng vì đạo đức liên quan với những hành động và những tình cảm, nó không thể được dựa trên lý trí. Hơn nữa, lý trí có thể ảnh hưởng đến hành xử của chúng ta trong chỉ hai cách. Thứ nhất, lý trí có thể thông tin cho chúng ta về sự là-có của một gì gì đó vốn là đối tượng tương ứng của một đam mê, và bằng cách đó, kích thích nó. Thứ hai, lý trí có thể cân nhắc về phương tiện để đạt mục đích vốn chúng ta đã mong muốn. Nhưng nếu lý do có sai lầm trong một nào của hai lĩnh vực này (ví dụ, do nhầm lẫn một đối tượng khó chịu với một đối tượng dễ chịu, hoặc chọn sai phương tiện đi tới mục đích mong muốn), thì đó không phải là thất bại đạo đức mà là thất bại trí tuệ. Điểm cuối cùng, Hume lập luận về sự phân biệt giữa những sự kiện và những giá trị. Theo Hume, người ta không thể suy diễn được những kết luận về gì là nên, hay không nên là trường hợp xảy ra, trên những tiền đề của gì thì là-có hay không là-có (xem Chuyên luận , Quyển III, Phần I, phần 1). 

 

Nhận định rằng những phân biệt đạo đức đều không dựa trên lý trí, Hume suy diễn rằng chúng đều dựa trên những xúc cảm được cảm nhận bởi một gì ông gọi là một “ý thức đạo đức”. Khi chúng ta mô tả một hành động, tình cảm hay nhân cách là đức hạnh hoặc xấu xa, đó là vì cái nhìn của nó gây một thích thú hay đau đớn thuộc một loại cụ thể nào đó. Hume nhận thức rõ rằng không phải tất cả những thích thú hoặc những đau đớn (ví dụ, thích thú khi uống rượu ngon) đều dẫn đến những phán đoán đạo đức. Đúng hơn, đó là “chỉ khi một nhân cách được xem xét trong tổng quát, không nhắc dẫn đến quan tâm cụ thể của chúng ta, vốn nó gây một  cảm xúc hay tình cảm loại như vậy, như  đặt cho nó tên là thiện hay ác về đạo đức” (Chuyên luận , Quyển III, Phần I, phần 2 ). Cuối cùng, Hume lập luận rằng mặc dù những phân biệt đạo đức dựa trên những cảm xúc, nhưng điều này không dẫn đến thuyết tương đối về đạo đức. Đối với những nguyên tắc đạo đức tổng quát và khả năng ý thức đạo đức vốn nhìn nhận chúng là có chung với tất cả mọi người (xem Thăm dò thứ hai, “Một đàm thoại”).

 

Giữ ý hướng vắn tắt, nên ở đây không thể mở rộng quan điểm của Hume về những vấn đề triết học quan trọng khác, chẳng hạn như câu hỏi Gót có tồn tại hay khôngcon người có một ý chí tự do và linh hồn bất tử hay không. Nhưng tác động tàn khốc của tư tưởng duy nghiệm của Hume với siêu hình học truyền thống được tóm tắt một cách cô đọng trong những dòng kết thúc trong Thăm Dò đầu tiên của ông: “Nếu chúng ta cầm lên tay bất kỳ quyển sách nào về gót học hay siêu hình học. . . chúng ta hãy hỏi, Liệu nó chứa bất kỳ lý luận trừu tượng nào nói về lượng hay  số? Không. Nó có chứa bất kỳ lý luận thực nghiệm nào liên quan đến sự kiện thực tại và sự tồn tại không? Không. Khi đó hãy ném nó vào lửa: vì nó không thể chứa gì ngoài ngụy biện và ảo tưởng”. [4] (theo Shane Drefcinski, UW-Platteville)

 

2.

Giới thiệu bản văn của Peter Millican

 

Viết năm ông mất, khi Hume biết mức độ trầm trọng của bệnh nan y của mình, bản văn này đã gửi đến William Strahan, giám đốc nhà xuất bản của ông [1] để đưa vào bản in cuối cùng sắp tới của những tác phẩm của Hume, nhưng trong diễn tiến, nó đã được xuất bản riêng rẽ năm 1777. Bản Đời Tôi này lấy từ bản in gốc, với một ít sửa chữa nhỏ, đã làm được bằng so sánh với bản viết tay của Hume còn giữ trong Thư viện Quốc gia Scotland. Chuyện kể của Hume về chính đời mình thì chắc chắn được chọn lọc (thí dụ, nó không nhắc đến chuyện bất hòa không mấy vui với Rousseau), và mục đích của ông dường như muốn để lại về sau một ấn tượng tương xứng về thái độ lãnh đạm khách quan của triết học. 

(https://davidhume.org/)

 

 


2. 

ĐỜI TÔI

(My Own Life) [5]

 

Một người nói dài về mình nhưng không tự phụ thì khó khăn; do đó, tôi sẽ ngắn. Có thể để nghĩ là một trường hợp của tự phụ rằng tôi giả vờ tất cả để viết về đời tôi; nhưng Thuật Kể này sẽ gồm không gì hơn một ít Lịch sử của những Viết lách của tôi; quả thực, hầu như tất cả đời tôi đã dành vào những theo đuổi học thuật và chức nghiệp. Thành công đầu tiên của hầu hết những tác phẩm của tôi đã không nhiều để là một đối tượng của tự phụ.

 

Tôi sinh ngày 26 tháng 4 năm 1711, lịch cũ, tại Edinburgh [6]. Tôi thuộc một gia đình danh giá, cả bên nội lẫn bên ngoại: gia đình cha tôi là một chi của dòng Bá tước họ Home, hay Bá tước họ Hume; và tổ tiên của tôi đã là những người chủ của cơ ngơi nhà đất, vốn anh tôi nắm giữ, qua nhiều thế hệ. [7] Mẹ tôi là con gái của Ngài David Falconer, Chủ tịch Hội đồng Tư Pháp [8] : danh tước Đức Ông Halkerton đã truyền xuống người anh của bà. [9]

 

Tuy nhiên, gia đình tôi thì đã không giàu, và bản thân tôi với tư cách một người em trai, phần gia tài của tôi, theo cách thức của đất nước tôi, tất nhiên đã rất đạm bạc. Cha tôi, người hết sức có khả năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đã chết khi tôi còn là một trẻ sơ sinh, để lại tôi, cùng một anh và một chị, cho mẹ chúng tôi chăm sóc, một người phụ nữ xứng danh là phi thường, dù còn trẻ và đẹp, đã tận tụy tự dành trọn đời bà vào việc nuôi và dạy những con của bà. Tôi đã theo học chương trình giáo dục thông thường với thành công [10] , và từ rất sớm tôi đã bị một đam mê về học thuật thu hút, vốn đã là đam mê chi phối đời tôi, và là nguồn lớn lao của những vui thích của tôi. Khuynh hướng hiếu học, tính điềm đạm, và sự chăm chỉ siêng năng của tôi, đã cho gia đình tôi một ý tưởng rằng ngành luật là một nghề nghiệp thích hợp cho tôi; nhưng tôi đã thấy có một ác cảm không thể gạt nổi với mọi sự vật việc, trừ theo đuổi triết học và học thức tổng quát; và trong khi những người trong gia đình đã hão huyền rằng tôi đang nghiền ngẫm những Voet và Vinnius, nhưng Cicero và Virgil đã là những tác giả vốn tôi đã dấu diếm nghiến ngấu [11]

 

Tuy nhiên, gia tài mong manh của tôi thì không thích hợp với chương trình sinh sống này, và vì sức khỏe của tôi đã tổn thương một chút bởi thực hành sốt sắng của tôi, tôi đã nghĩ mình nên, hay đúng hơn phải, làm một gắng thử rất yếu ớt cho việc đi vào trong một cảnh sống tích cực hơn. Năm 1734, tôi đã đến Bristol, với một vài gửi gắm giới thiệu cùng một vài nhà buôn tên tuổi, nhưng trong một vài tháng, đã thấy cảnh sống đó hoàn toàn không thích hợp với tôi [12]. Tôi đã sang tận France, với một ý nghĩ tiếp tục hoàn tất những nghiên cứu của tôi trong một vùng quê ẩn dật; và ở đó tôi đã đặt chương trình sinh sống đó, vốn tôi đã theo đuổi kiên định và thành công. Tôi đã giải quyết để làm một tiết kiệm rất tiện tặn bù đắp cho sự thiếu hụt về tài sản của tôi, để giữ nguyên vẹn sự độc lập của tôi, và để nhìn mọi đối tượng như đáng xem thường, ngoại trừ sự cải thiện tài sức của tôi trong học thuật.

 

Trong thời ẩn dật của tôi ở Francre, bắt đầu ở Rheims, nhưng chủ yếu ở La Fleche [13], tại Anjou, tôi đã biên soạn tập Treatise of Human Nature (Chuyên Luận Về Bản Chất Con Người) của tôi. Sau ba năm trải qua rất dễ chịu ở đất nước đó, tôi đã chuyển về London năm 1737. Cuối năm 1738, tôi đã xuất bản tập Chuyên Luận của tôi, và ngay lập tức về với mẹ và anh tôi, người đang sống ở thái ấp của ông, và đang tự quán xuyến, rất thận trọng và rất thành công, trong việc làm tài sản của ông thêm khá hơn. [14]

 

Chưa bao giờ có gắng thử học thuật nào đã kém may mắn hơn Treatise of Human Nature của tôi. Nó đã chết ngay lúc lọt lòng khi mực in vừa ráo, không đến được nhận biết như vậy, đồng thời không khởi động ngay cả một thầm thì giữa những người quá khích. Nhưng có tính khí tự nhiên của một người vui vẻ và phấn chấn ấm áp, tôi đã hồi phục rất nhanh sau đòn giáng, và đã tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu của tôi với nhiều hăng say ở vùng quê. Năm 1742, tôi đã in ở Edinburgh phần đầu tiên của những Chuyên luận của tôi: tác phẩm đã được đón nhận thuận lợi, và nhanh chóng làm tôi hoàn toàn quên thất vọng trước đó của tôi. Tôi đã tiếp tục sống với mẹ và anh ở vùng quê, và trong thời gian đó đã lấy lại được kiến ​​thức về ngôn ngữ Greece, vốn tôi sao lãng đã nhiều lắm trong thời tôi trẻ tuổi.

 

Năm 1745, tôi nhận được một lá thư từ Hầu tước Annandale, mời tôi đến và sống cùng ông ở England; Tôi cũng thấy rằng bạn bè và gia đình của nhà quý tộc trẻ đó rất mong muốn đặt ông dưới sự chăm sóc và chỉ dẫn của tôi, vì tình trạng của tâm trí và sức khỏe của ông đòi hỏi điều đó. Tôi đã sống với ông mười hai tháng. Những công việc tôi được uỷ thác trong thời gian đó đã làm một tăng thêm đáng kể vào tài sản nhỏ của tôi. Sau đó, tôi đã nhận một lời mời của Tướng St. Clair để theo ông như một thư ký riêng trong cuộc viễn chinh của ông, lúc đầu định là chống lại Canada, nhưng cuối đã kết thúc trong một vụ đột nhập ở bờ biển France. Năm sau, tức là, năm 1747, tôi nhận được lời mời từ đại tướng để đi theo ông, cùng một công tác, trong đoàn tùy viên quân sự sứ quán tại triều đình Vienna và Torino. Khi đó, tôi đã mặc đồng phục của một sĩ quan, và được giới thiệu ở những triều đình này với tư cách là tùy viên cho Đại tướng, cùng với Ngài Harry Erskine và Đại úy Grant, nay là Tướng Grant. Hai năm này đã gần như là những gián đoạn duy nhất vốn những nghiên cứu của tôi đã nhận được trong suốt cuộc đời: tôi đã trải qua chúng một cách thoải mái, và giữa những người thành công trọng vọng; và những công việc ủy nhiệm của tôi, với sự tiết kiệm của tôi, đã làm tôi có được một gia tài, vốn tôi gọi là không phải nhờ ai, mặc dù hầu hết bạn bè của tôi đều có khuynh hướng để mỉm cười khi tôi nói như vậy; vắn tắt, bây giờ tôi đã là chủ của gần một ngàn pounds.[15]

 

Tôi đã luôn luôn ngẫm nghĩ một ý tưởng rằng mong muốn thành công của tội trong việc xuất bản Treatise of Human Nature đã tiến hành từ thái độ nhiều hơn từ nội dung, và tôi đã phạm vào một sự thiếu thận trọng rất thông thường, trong việc đi đến nhà in quá sớm. Do đó, tôi đã viết mới lại phần đầu tiên của tác phẩm đó trong tập Enquiry concerning Human Understanding, vốn đã xuất bản khi tôi ở Turin [16] . Nhưng tác phẩm này, đầu tiên đã thành công hơn một chút so với Treatise of Human Nature. Khi tôi từ Italy trở về, tôi đã hết sức tủi hổ để thấy toàn thể England trong một dậy men quấy động vì tập Free Inquiry của Tiến sĩ Middleton [17], trong khi thực hiện của tôi đã hoàn toàn bị bỏ qua và bị bỏ quên. Một bản in mới của tập Essays của tôi đã được xuất bản tại London, về đạo đức và chính trị, đã không gặp một đón nhận tốt hơn gì nhiều. [18]

 

Đó là sức mạnh của tính khí tự nhiên, khiến những thất vọng này gây ít hay không gây ấn tượng nào với tôi. Năm 1749, tôi đã lui về, đã sống hai năm với anh tôi ở nhà của ông ở vùng quê, vì bấy giờ mẹ tôi đã mất. Ở đó, tôi đã soạn phần thứ hai của tập Essays của tôi, mà tôi gọi là Những Diễn văn Chính trị, và cũng cả tập Enquiry concerning the Principles of Morals của tôi, vốn là một phần khác trong Treatise của tôi, mà tôi đã viết mới lại. Trong khi đó, chủ hiệu sách của tôi, A. Millar, cho tôi biết, rằng những sách in trước đây của tôi (tất cả trừ tập Treatise không may) đã bắt đầu là đề tài của trò chuyện; rằng số bán của chúng đã dần tăng lên, và có đòi hỏi cho những bản in mới. Những Trả Lời của những Nhà Chăn chiên cao và thấp [19], đã đưa ra hai hay ba trong một năm; và tôi nhận thấy, qua phê bình nghiêm khắc của Tiến sĩ Warburton, rằng những quyển sách đã đang bắt đầu có chỗ đứng xứng đáng. Tuy nhiên, tôi đã có một giải pháp cố định mà tôi giữ không đổi, là không bao giờ trả lời bất kỳ ai; và không rất dễ nổi giận trong tính khí của tôi, tôi đã dễ dàng giữ mình tránh sạch tất cả những cãi vã lặt vặt về học thuật. Những dấu hiệu bên ngoài này của một tiếng tăm đang lên đã cho tôi khích lệ, khi tôi đã từng được thong thả hơn để thấy mặt thuận lợi hơn mặt không thuận lợi của những sự việc; một cách suy nghĩ đặc biệt vốn là điều vui sướng để có được, hơn là để ra đời với, một gia sản lợi tức mười ngàn một năm.

 

Năm 1751, tôi rời vùng quê lên thành thị, cảnh trí đúng cho một người của học thuật. Năm 1752, Political Discourses của tôi được xuất bản ở Edinburgh, nơi tôi sống khi đó, tác phẩm duy nhất của tôi đã thành công ngay lần in đầu tiên. Nó đã được tán thành ở ngoài và trong nước. Trong cùng năm, Enquiry concerning the Principles of Morals của tôi đã xuất bản ở London; vốn theo ý kiến ​​riêng tôi (người không nên phán xét về đề tài đó), là hay nhất không gì sánh bằng, so với tất cả những tác phẩm lịch sử, triết học hay học thuật của tôi. Nó đã ra đời không được để ý và không được nhận biết.

 

Năm 1752, Hiệp hôi Luật sư [20] đã chọn tôi làm người giữ thư viện của họ, một chức vụ vốn tôi nhận được ít hay không thù lao, nhưng nó đã cho tôi quyền nắm trọn một thư viện lớn. Khi đó tôi đã lập chương trình để viết bộ History of England; Nhưng sau khi khiếp hãi với ý tưởng của việc tiếp tục một chuyện kể kéo dài qua một thời kỳ của 1700 năm, tôi đã bắt đầu với việc lên ngôi của Dòng họ Stuart, một thời đại tôi đã nghĩ, khi những trình bày sai lạc về tranh chấp đã chủ yếu bắt đầu diễn ra. Tôi có, đã lạc quan trong những mong đợi của tôi về sự thành công của công trình này. Tôi đã nghĩ rằng tôi đã là nhà sử học duy nhất, rằng đồng thời đã sao lãng quyền thế, quyền lợi và thẩm quyền hiện tại, và tiếng kêu của những thiên kiến ​​phổ thông; và vì chủ đề đã phù hợp với mọi năng lực, tôi mong đợi những tràng pháo tay cân xứng. Nhưng khốn khổ đã là nỗi thất vọng của tôi: Tôi đã bị tiếng kêu của trách móc, không tán thành và ngay cả sự ghét cay ghét đắng tấn công; người England, Scotland, và Ireland, (đảng phái) Whig, và Tory, người hội nhà thờ và giáo phái, đảng phái, người không tôn giáo và người có tôn giáo, người yêu nước (đứng ngoài) và người (đứng trong) triều đình, đã đoàn kết trong thịnh nộ của họ chống lại con người, là người đã giả định là nhỏ một giọt nước mắt tử tế cho số phận của vua Charles I. và Bá tước của Strafford; và sau khi những thịnh nộ đầu tiên của giận dữ của họ đã kết thúc, những gì còn lại đã còn xấu hổ mất thể diện hơn, quyển sách dường như đã chìm vào quên lãng. Ông Millar bảo tôi rằng ông chỉ bán được bốn mươi lăm bản in trong 12 tháng. Tôi hiếm khi, quả thật vậy, nghe nói về một người nào trong cả ba vương quốc, đáng kể trong địa vị hay văn học, có thể chịu đựng nổi quyển sách. Tôi chỉ phải trừ ra nhà chăn chiên cao cấp của England, Tiến sĩ Herring và nhà chăn chiên cao cấp của Ireland, Tiến sĩ Stone, có vẻ như hai ngoại lệ kỳ lạ. Những nhà lãnh đạo tôn giáo tôn kính này đã gửi riêng cho tôi những thư nhắn rằng đừng nản lòng.

 

Tôi đã, tuy nhiên, tôi thú nhận, nản lòng; và nếu như chiến tranh không nổ ra giữa France và England, tôi chắc chắn đã lui về nghỉ hưu ở một tỉnh thành nào đó của vương quốc kể trước, đã đổi tên, và không bao giờ quay lại quê hương nữa. Nhưng vì kế hoạch này bây giờ đã không thực tế, và tập sách tiếp theo đã tiến bộ đáng kể, tôi quyết lòng lấy lại can đảm và kiên trì. [21]

 

Trong khoảng thời gian này, tôi đã xuất bản tại London, tập Natural History of Religion của tôi, cùng với một số bài viết nhỏ khác: nó đi vào công chúng khá mờ mịt, ít người biết, ngoại trừ việc Tiến sĩ Hurd đã viết một truyền đơn chống nó, với tất cả hẹp hòi nóng nảy, ngạo mạn và lỗ mãng, vốn phân biệt phe Warburton. Truyền đơn này đã cho tôi một vài an ủi vì nếu không, thành tựu của tôi đã đón nhận với thờ ơ.

 

Năm 1756, hai năm sau tập thứ nhất thất bại, tập thứ hai trong bộ History của tôi được xuất bản, gồm thời kỳ từ Charles I. chết đến cách mạng. Thành tựu này đã mang lại cho những người đảng Whig ít bất mãn hơn, và đã được đón nhận tốt hơn. Nó không chỉ tự vươn lên nhưng còn giúp để nâng lên người anh bất hạnh của nó.

 

Nhưng mặc dù tôi đã được kinh nghiệm dạy rằng đảng Whig đang nắm quyền ban phát ở tất cả mọi nơi, cả trong nhà nước lẫn trong học thuật, tôi đã rất ít nghiêng sang để nhường nhịn sự la lối vô nghĩa của họ, rằng trong một trăm thay đổi ở trên, vốn nghiên cứu, đọc hay suy ngẫm thêm, đã thu hút tôi để làm, trong hai triều đại đầu tiên củ dòng họ Stuarts, tôi đã làm tất cả họ, trong mọi trường hợp, sang phía Tory. Thật nực cười khi xem hiến pháp England trước thời kỳ đó, như một dự kiến đúng mực của tự do.

 

Năm 1759, tôi xuất bản quyển Lịch sử Dòng họ Tudor. Sự kêu ca chống lại thực hiện này gần như tương đương với lịch sử của hai vương triều Stuarts đầu tiên. Triều đại của Elizabeth đã đặc biệt khó chịu đáng ghét. Nhưng bây giờ tôi đã chai cứng phản lại với những ấn tượng của sự điên rồ công chúng, và đã tiếp tục rất thanh thản và hài lòng, trong ẩn dật của tôi tại Edinburgh, để kết thúc, trong hai tập, thêm phần đầu của bộ History of England, vốn tôi đã đưa ra công chúng năm 1761, với dễ chịu, sự dễ chịu của thành công.

 

Nhưng, bất chấp sự bất đồng này của dư luận, những tác phẩm của tôi đã tiếp xúc với nó, chúng đã vẫn đạt được những tiến bộ đến mức như thế, rằng tiền tái bản được những người bán sách đưa cho tôi, đã vượt xa bất cứ gì được biết trước đây ở England rất nhiều; Tôi đã trở nên không chỉ độc lập, mà còn giàu có. Tôi đã lui về hưu ở quê hương Scotland tôi, đã nhất định không bao giờ bước chân ra khỏi nó nữa; và giữ sự hài lòng của việc không bao giờ có ưa thích một yêu cầu đến với một người tên tuổi, hay ngay cả tiến tới về tình bạn với bất kỳ ai trong số họ. Vì tôi bây giờ đã sang tuổi năm mươi, tôi đã nghĩ đến việc dành hết quãng đời còn lại theo lối triết lý này, khi tôi nhận được, năm 1763, một lời mời từ Bá tước Hertford, người mà tôi không phải là người ít quen biết nhất, để đi theo ông trong sứ bộ của ông đến Paris, với một triển vọng gần là được bổ nhiệm làm thư ký cho sứ quán; và, trong khi đó, thực hiện những chức năng của văn phòng đó. Đề nghị này, dù mời mọc đến đâu, lúc đầu tôi đã từ chối, vì tôi đã ngần ngại để bắt đầu những quan hệ với người tiếng tăm, và vì tôi sợ rằng những đám đông phóng đãng và phong nhã của Paris, tất sẽ tỏ ra khó chịu với một người nhiều tuổi và tính khí u mặc của tôi: nhưng sau khi bá tước nhắc lại lời mời, tôi đã chấp nhận nó. Tôi có mọi lý do, cả về vui thích và về quan tâm, để nghĩ rằng bản thân mình vui sướng trong những kêt nối của tôi với nhà quý tộc đó, cũng như sau đó với người anh của ông, Tướng Conway.

 

Những ai là người chưa từng nhìn thấy những tác dụng kỳ lạ của những thời thức, sẽ không bao giờ tưởng tượng được sự tiếp đón mà tôi đã gặp với chúng ở Paris, từ những người nam và nữ thuộc mọi cấp bậc và địa vị. Tôi càng co lại với những phong nhã quá mức của họ bao nhiêu, tôi càng chất đầy với họ bấy nhiêu. Tuy nhiên, có một sự hài lòng thực sự khi sống ở Paris, từ số lượng lớn của những giao kết nhậy cảm, hiểu biết và lịch sự mà thành phố này có rất nhiều, vượt trên tất cả mọi nơi trong vũ trụ. Tôi một lần đã nghĩ đến việc định cư trọn đời ở đó.

 

Tôi được bổ nhiệm làm thư ký riêng cho tòa đại sứ [22]; và Ngài Hertford đã bỏ lại tôi, mùa hè năm 1765, sau khi được bổ nhiệm làm Lord Lieutenant của Ireland [23]. Tôi đã là chargé d'affaires [24] đến khi Công tước Richmond đến, vào khoảng cuối năm. Vào đầu năm 1766, tôi rời Paris, và mùa hè năm sau đã đến Edinburgh, với cùng quan điểm như trước đây, về việc chôn vùi bản thân mình trong một ẩn cư triết học. Tôi trở về nơi đó, không giàu hơn, nhưng với nhiều tiền hơn, và thu nhập lớn hơn nhiều, bằng tình bạn của Ngài Hertford, hơn khi tôi rời nó; và tôi đã mong muốn để thử xem những gì hết sức không cần thiết có thể tạo ra, như trước đây tôi đã từng làm một thí nghiệm về năng lực. Nhưng, năm 1767, tôi nhận được từ ông Conway một lời mời làm Thứ trưởng [25]; và lời mời này, cả nhân cách của con người, và sự quan hệ của tôi với Ngài Hertford, đã ngăn tôi từ chối. Tôi đã trở lại Edinburgh năm 1769, rất sung túc (vì tôi có một thu nhập khoảng 1000-pound mỗi năm), khỏe mạnh, và mặc dù có phần bị suy yếu trong nhiều năm, với triển vọng vui hưởng lâu dài sự thoải mái của tôi và của việc nhìn thấy sự gia tăng danh tiếng của tôi.

 

Mùa xuân 1775, tôi mắc phải một chứng rối loạn trong ruột, lúc đầu đã không khiến tôi lo lắng, nhưng sau đó, như tôi hiểu, nó trở nên có thể chết người và không thể chữa được. Bây giờ tôi thấy trước một sự phân hủy nhanh chóng. Tôi chịu rất ít đau đớn từ chứng rối loạn của tôi; và điều kỳ lạ hơn, bất chấp sự suy xụp lớn lao của cá nhân tôi, là đã không bao giờ phải chịu một khoảnh khắc suy yếu nào trong tinh thần tôi; đến mức nếu như tôi đã có kể tên một giai đoạn của đời tôi, mà tôi sẽ chọn lựa nó nhất để lại trải qua một lần nữa, tôi có thể bị cám dỗ để trỏ về giai đoạn vừa kể này. Tôi có cùng một nhiệt tình như từng có trong nghiên cứu, và cùng một vui vẻ với bè bạn. Bên cạnh đó, tôi suy xét rằng một người ở tuổi sáu mươi lăm, vì bị chết, bị cắt mất chỉ một ít năm đau ốm, và mặc dù tôi thấy nhiều dấu hiệu của danh tiếng học thuật của tôi cuối cùng bùng phát với thêm vẻ vang, tôi biết rằng tôi chỉ có thể có vài năm để vui hưởng nó. Thật khó để tách rời hơn khỏi đời sống như tôi trong hiện tại.

 

Để kết luận theo hướng lịch sử với cá tính của riêng tôi. Tôi thì, hay đúng hơn đã là (vì đó là phong cách mà bây giờ tôi phải dùng để nói về bản thân mình, việc này làm tôi mạnh bạo thêm hơn để nói lên những tình cảm của mình); Tôi đã, tôi nói, là một người tính tình ôn hòa, kiểm soát được nóng nảy của tôi, và có được điều độ trong mọi đam mê của tôi. Ngay cả tình yêu của tôi với danh tiếng học thuật, đam mê thống trị của tôi, không bao giờ làm chua chát tính khí của tôi, bất chấp sự thất vọng thường xuyên của tôi. Thân hữu với người khác của tôi đã không phải là không chấp nhận được với những người trẻ tuổi và phóng khoáng, cũng như vời người học thuật và văn chương; và vì tôi đã có một niềm vui đặc biệt trong tụ họp thân hữu với những người phụ nữ thùy mị nhũn nhặn, tôi không có lý do gì để không hài lòng với sự tiếp đãi mà tôi gặp được từ họ. [26] Nói gọn, mặc dù hầu hết những người, nổi tiếng khôn ngoan bất kỳ nào, đều đã tìm thấy lý do để phàn nàn về sự vu khống, tôi chưa bao giờ bị xúc động, hay ngay cả bị răng nhọn đe dọa của nàng vu khống tấn công: và mặc dù tôi đã bất cẩn tự phơi ra trước thịnh nộ của cả những phe dân sự và tôn giáo, họ dường như đều bị tước mất khí giới trong đại diện của tôi với thói thường giận dữ của họ. Bạn bè của tôi không bao giờ có cơ hội để phải minh oan cho bất kỳ trường hợp nào về tính cách và hành vi của tôi: không phải chỉ những người quá khích, chúng ta rất có thể giả định, hẳn đã là vui sướng để bịa đặt và tuyên truyền bất kỳ câu chuyện nào bất lợi cho tôi, nhưng họ không bao giờ có thể tìm thấy bất kỳ gì vốn họ nghĩ tất sẽ khoác lên được bộ mặt của sự khả hữu. Tôi không thể nói rằng không có tự phụ nào trong việc làm điếu văn này về bản thân tôi, nhưng tôi hy vọng nó thì không là một tự phụ đặt sai chỗ; và đây là một thực sự vốn dễ dàng sáng tỏ và biết được chắc chắn. [27]

 

Ngày 18 tháng 4 năm 1776.

David Hume

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Jan/2019)
(Còn tiếp... →)

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com

 

3.



Những Tác phẩm của David Hume

 



Những Tác phẩm Dấu Tên (1739-45)

A Treatise of Human Nature (1739-40)

Advertisement (1739)

Introduction (1739)

Book 1, Of the Understanding (1739)

Book 2, Of the Passions (1739)

Advertisement (1740)

Book 3, Of Morals (1740)

Appendix (1740)

An Abstract of a Book Lately Published (1740)

A Letter from a Gentleman to His Friend in Edinburgh (1745)

 

Những Tác phẩm – Chính thức (1741-78)

Essays and Treatises on Several Subjects (1758, 1777)

Advertisement (1758)

Essays, Moral, Political, and Literary, Part 1 (1741, 1777)

Essays, Moral, Political, and Literary, Part 2 (1752, 1777)

Advertisement (1777)

An Enquiry concerning Human Understanding (1748, 1777)

A Dissertation on the Passions (1757, 1777)

An Enquiry concerning the Principles of Morals (1751, 1777)

The Natural History of Religion (1757, 1777)

The History of England (1754-62, 1778)

 

Những Tác phẩm – Phổ biến sau khi chết

My Own Life (1777)

Of Suicide (1777, 1755)

Of the Immortality of the Soul (1777, 1755)

Dialogues concerning Natural Religion (1779)

 

Những Tuyển tập Khác

Essays, Moral and Political (1741-2)

Essays, Moral and Political [withdrawn essays] (1741-2)

Political Discourses (1752)

Four Dissertations (1757)



[1] Vắn tắt, Hume chủ trương những gì chúng ta gọi là những ý tưởng (ideas), đều không gì khác hơn những gì vẫn gọi là những ấn tượng (impressions); ở đây, chúng ta cũng có thể so sánh tư tưởng của ông với của trường phái Yogācāra.

[2] Theo Hume – cái-tôi thì ‘không gì khác ngoài một bó hay một kết hợp gồm những  nhận thức khác biệt, nối tiếp nhau với tốc độ nhanh không thể tưởng tượng, và trong một dòng chảy và chuyển động mãi mãi không ngừng’(A Treatise of Human Nature I, IV, §VI) – phủ nhận này của Hume rõ ràng cho thấy một  tương đồng với học thuyết  anatta. Khẳng định cái tôi không là một thực thể, nhưng chỉ là một ý tưởng thì trái ngược không chỉ với Descartes, nhưng cả Plato và Aristotle trước đó. Sau này, Wittgenstein, và gần đây nhất Derek Parfit, với những luận chứng phản lại mô hình cái-tôi nhị nguyên của phái Descartes, cũng có thể so sánh tư tưởng của ông với của trường phái Pudgalavāda.

[3] Học thuyết duy nghiệm cổ điển, nhìn não thức (tinh thần) như thụ động: John Locke: não thức là một “tabula rasa”. David Hume nói về những đối tượng tinh thần như những ấn tượng “impressions”. Bertrand Russell (1872 – 1970) nói về chúng như những “bare particulars”

[4] “If we take in our hand any volume of divinity or school metaphysics . . . let us ask, does it contain any abstract reasoning concerning quantity or number? No. Does it contain any experimental reasoning concerning matter of fact and existence? No. Commit it then to the flames: for it can contain nothing but sophistry and illusion.”

[5] Dịch từ Hume Texts Online, hai giáo sư Amyas Merivale và Peter Millican biên tập

Những tác phẩm của Hume đều có đầy đủ trong thư mục những nhà xuất bản lớn như Cambridge, Oxford và Penguin, tôi cũng đọc chúng, học hỏi thêm trong những phần giới thiệu, dẫn nhập giá trị của những giáo sư, triết gia, học giả lỗi lạc.

Nhằm giới thiệu với những người đọc tiếng Việt, và hiện nay, vẫn chưa thấy có những bản dịch Hume, tôi tạm bắt đầu với – My Own Life – như để vị triết gia này tự giới thiệu, trước khi dịch những công trình quan trọng của vị triết gia – như vẫn thường được xem – quan trọng bậc nhất trong thế giới tiếng England này.

 

My Own Life, tôi dịch theo bản thấy trong: https://davidhume.org/texts/mol

Những chú thich để trong [ …] lấy từ những bản tiếng England

Những chú thích khác (với sai lầm nếu có) là của tôi. Mục đích là mong giúp những người đọc, không chuyên môn, hiểu được ý ‘nôm na’ của tác giả.

 

 

[6] Lịch cũ :26 April 1711(Julian)= Lịch mới:25 August 1776 (Gregorian). Edinburgh: thủ phủ của Scotland

[7] Vùng điền trang, nằm gần Berwick, tên là Ninewells.

[8] College of Justice

[9] Earl of Home, hay Earl of Hume, Sir David Falconer, Lord Halkerton

[10] Ông theo học trường đại học Edinburgh: năm 12 tuổi.

[11] Johannes Voet, hay John Voet (1647–1713), Arnold Vinnius (1588 –1657): những nhà luật học nổi tiếng của Netherlands. Marcus Tullius Cicero (106-43 TCN): nhà hùng biện, chính trị, của Cộng hòa Rome; Publius Vergilius Maro hay Virgil (70–19 TCN): thi hào Latin, tác giả sử thi Aeneid, được xem như nhà thơ quốc gia của Rome.

[12] Thư ký trong một công ty nhập cảng đường mía

[13] La Flèche, La Flèche, một làng (tỉnh Anjou thời Hume) trong vùng thung lũng sông Loire, France. Nổi tiếng vì có trường Collège Royal Henry-Le-Grand (do dòng tu Jesuit điều khiển), khoảng 100 năm trước, triết gia Descartes và nhà toán học Mersenne đã theo học ở đây.

Trong Treatise (Book 1, Part 4, sec. 6) David Hume cho rằng ý tưởng về một tự ngã vĩnh cửu có thể khám phá được là không có cơ sở. Tự quán sát nội tâm tiết lộ ‘không có gì ngoài một bó hoặc tập hợp những nhận thức khác nhau, nối tiếp nhau với sự nhanh chóng không thể tưởng tượng được, và trong một dòng chảy và chuyển đổi vĩnh viễn.’ Nhiều người đã nhận thấy sự tương đồng giữa vị trí của Hume ở đây và thảo luận của đạo Phật về tự ngã. Những triết gia và những học giả đạo Phật cũng ghi nhận có quan hệ gần gũi giữa tư tưởng duy nghiệm của David Hume, và truyền thống duy nghiệm thấy trong triết học đạo Phật. Vậy, Hume có thể đã được tiếp xúc với những quan điểm này trong triết học đạo Phật. Ông đã có thể biết đến đạo Phật qua những học giả Jesuit tại La Flèche. Charles Francois Dolu là một nhà truyền giáo Jesuit sống tại Collège Royal Henry-Le-Grand từ năm 1723 1740, trùng nhập với thời gian Hume sống ở đây. Dolu có kiến thức sâu rộng cả về những tôn giáo và văn hóa khác Kitô. Dolu đã có kinh nghiệm trực tiếp với Đạo Phật Nguyên thủy khi làm việc cho sứ bộ Pháp thứ hai, tại Xiêm vào năm 1687-1688. Năm 1727, Dolu cũng đã nói chuyện với Ippolito Desideri, một nhà truyền giáo Jesuit từng đến Tibet (1716–1721) đã thực hiện một nghiên cứu sâu rộng về đạo Phật Tibet. Ít nhất có thể là Hume đã nghe biết về những ý tưởng của đạo Phật qua Dolu. (theo Giáo sư Alison Gopnik).

[14] A Treatise of Human Nature (Một Chuyên Luận về Bản Chất Con người) Quyển I và II của Treatise được xuất bản năm 1739; Quyển III, năm 1740.

Nhiều học giả ngày nay đồng ý đây là tác phẩm quan trọng nhất của ông, và cũng là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong lịch sử triết họcHume bị từ chối ghế giáo sư Đạo đức và Tâm lý (Chair of Ethics and Pneumatics) ở đại học Edinburgh, năm 1745, và ghế giáo sư Lôgích ở đại học Glasgow, 1757; do những quan điểm hoài nghi về tôn giáo và chủ nghĩa Tự nhiên của ông, nổi bật trong tác phẩm đầu tay này.

[15] Năm 1800, một pound, £1= $30.62 đôla ngày nay, 2019

[16] An Enquiry Concerning Human Understanding, xuất hiện với nhan đề này lần đầu tiên trong bản in 1758 của Essays and Treatises on Several Subjects. Trước đó nó đã được xuất bản nhiều lần, bắt đầu năm 1748, với nhan đề Philosophical Essays Concerning Human Understanding.

An Enquiry Concerning the Principles of Morals được xuất bản lần đầu tiên năm 1751

[17] Conyer Middleton (1683-1750) – nhà chăn chiên Anglican, tác phẩm A free inquiry into the miraculous powers, which are supposed to have subsisted in the Christian church, from the earliest ages through several successive centuries. By which is shewn, that we have no sufficient reason to believe, upon the authority of the primitive fathers, that any such powers were continued to the church, after the days of the apostles (1749) – đặt nghi ngờ trên thực tại của những phép lạ được cho là đã xảy ra từ thời những thánh chiên Kitô đầu tiên. Hume đã tấn công mạnh mẽ hơn khái niệm về những phép lạ (miracles) trong sec 10 của First Inquiry

[18] Hume xuất bản An Enquiry Concerning Human Understanding, lần đầu năm 1748. Việc này có một hậu quả là ông bị buộc vào tội ‘rối đạo’ (heresy: có tin tưởng/quan điểm trái với quan điểm/tin tưởng chính thống của giáo điều Kitô). Tội này có thể bị hội nhà thờ xử thiêu sống, ông đã biện hộ thành công bằng tuyên bố lại cho rõ ràng về quan điểm không-tin-gót của ông, và dặn người cháu chỉ cho xuất bản Dialogues concerning Natural Religion sau khi ông chết). Nhưng tai tiếng rắc rối này có lẽ là nguyên nhân khiến ông không được chọn giữ ghế giáo sư Lôgích ở đại học Glasgow (ghế này về Adam Smith, người bạn thân của ông), hay một số những ghế giáo sư quan trọng khác. Trước sau, Hume không bao giờ từng được giữ một chức vụ giảng dạy đại học nào.

[19] Reverends, Right Reverends

[20] Faculty of Advocates

[21] The History of Great Britain của Hume. Viết trong 15 năm, xuất bản từ 1754 đến 1762 thành 6 tập, bắt đầu với triều đại Stuart, sau đó ngược về triều đại Tudor và trước-Tudor. Một “Bản in mới, có sửa chữa”, với 6 tập, sắp xếp theo thứ tựu thời gian, xuất hiện năm 1762 với nhan đề The History of England, From the Invasion of Julius Caesar to The Revolution in 1688.

[22] Thư ký riêng cho Lord Hertford, đại sứ Britain ở France, ở đó ông gặp Voltaire and Rousseau

[23] The Lord Lieutenant of Ireland (cũng gọi là Viceroy/Phó Vương) vị đứng đầu bộ máy hành chính England hay Britain ở Ireland

[24] Xử lý thường vụ – ông điều hành công việc hàng ngày của sứ quán thay vị đại sứ vắng mặt.

[25] Under Secretary of State, Northern Department (Phòng Bắc Europe dưới quyền một thứ trường, có trách nhiệm trông coi công việc của chính phủ liên quan với những nước Bắc Europe – thương mại lẫn ngoại giao)

[26] Ông sống độc thân suốt đời, không lập gia đình.

[27] Tự truyện này và thư kèm của Adam Smith gửi William Strahan đã được xuất bản vào tháng 3 năm 1777, với nhan đề The Life of David Hume, Esq. Written by Himself (Cuộc đời của David Hume, Esq. Do chính ông viết) ((London: Printed for W. Strahan; and T. Cadell, in the Strand)). Vào thời điểm viết tự truyện, bệnh ung thư ruột khiến Hume chết vào ngày 25 tháng 8 năm 1776, đã rất nặng. Gửi cho Adam Smith, người được ủy thác những bản thảo của ông, Hume đã viết vào ngày 3 tháng 5: ‘Ông sẽ tìm thấy trong số các Giấy tờ của tôi một mảnh giấy rất không có gì xúc phạm cả, gọi là My own Life (Đời Tôi/Đời của Tôi), mà tôi đã soạn vài ngày trước khi tôi rời Edinburgh, khi tôi nghĩ, cũng như tất cả những người bạn của tôi, rằng đời tôi đã đi đến tuyệt vọng. Sẽ không có sự phản đối, rằng tác phẩm nhỏ này nên được gửi đến các ông Strahan và Cadell và những người sở hữu những Tác phẩm khác của tôi để được cho đính thêm vào phần đầu của bất kỳ bản in tương lai nào của chúng’.