Sunday, January 21, 2018

Plato – Republic (10)


Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)








QUYỂN 7
[514a – 541b]


Tổng quát
Quyển 7 bắt đầu với câu chuyện nổi tiếng Dụ ngôn Cái Hang [1], có mục đích cùng với dụ ngôn Mặt trờidụ ngôn Đường thẳng Phân Đoạn, ở cuối quyển 6 trước đó (517b), để minh họa những ảnh hưởng của giáo dục trên hồn người (514a). Nó dẫn đến một thảo luận ngắn nhưng quan trọng về giáo dục (518b-519b), trong đó Socrates giải thích rõ ràng rằng mục đích của giáo dục là để xoay hồn người (tinh thần/tâm lý) lại, bằng cách chuyển hướng những ham muốn của nó.

Đề tài tiếp theo là sự giáo dục cho những nhà vua triết gia. (1) Giáo dục của họ bắt đầu với âm nhạc, thi ca, huấn luyện thể dục và toán học sơ cấp (535a-537b) (2) Theo sau là hai hoặc ba năm huấn luyện thể dục cưỡng bách, nhiều phần giống huấn luyện quân sự trừ bị, loại vẫn thấy còn thực hành một số quốc gia hiện nay (537b-c), (3) Những ai thành công nhất trong những học tập này, tiếp tục với mười năm giáo dục trong toán học (537c-d, 522c-531d) (4) Sau đó, những ai vẫn thành công nhất sẽ tiếp tục với năm năm huấn luyện về biện chứng (537d-540a, 531e-535a), (5) Những ai lại tiếp tục thành công nhất tiếp tục thêm với mười lăm năm huấn luyện chính trị thực hành (539e-540a). Sau cùng (6) những ai cũng thành công trong chính trị thực hành, đến đây đều đã phải “bật lên sánh sáng rạng rỡ của hồn người của họ” với cái Tốt tự thân (540a) và được trang bị để là những nhà vua-triết gia (540a).

Đặt toán học vào thành trọng tâm của sự giáo dục cho những triết gia có phần nào ngạc nhiên, cũng như sự hạn chế giáo dục biện chứng với chỉ những người trưởng thành sau khi đã nắm vững khoa học. Nhưng sự kiện rằng dài nhất trong chương trình huấn luyện này là phần chính trị thực hành đủ để làm vững tâm những ai còn nghi ngờ nếu những nhà vua triết gia sẽ phải lúng túng ngay cả khi bắt đầu nắm quyền cai trị thành phố. Câu hỏi đáng đặt ra ở đây – tại sao sự huấn luyện dài này phải hoàn tất xong xuôi, những triết gia mới có thể nhìn thấy được thể dạng của cái Tốt. Những bàn luận của Plato về những người dùng, người làm, và người bắt chước trong quyển X (601d-602b) chắc chắn liên hệ với câu hỏi này, vì nó nêu lên ý kiến rằng chỉ những ai dùng toàn bộ một thành phố (428c-d) mới biết những gì là một thành phố tốt.

Thành phố có những nhà vua triết gia và những cơ chế giáo dục cần thiết để đào tạo họ là giai đoan thứ ba và cuối cùng trong sự thành lập kallipolis của Plato (535a-536d, 543c-544a)

Những Dụ Ngôn: Mặt Trời, Đường Thẳng Phân Đoạn, và Cái Hang

Giải thích ý tưởng của ông về một nhà vua-triết gia, Plato gọi đến ba dụ ngôn liên tiếp, hai ở cuối quyển 6 và một ở đầu quyển 7 này; để nói rõ những lý thuyết siêu hình và tri thức luận về tầm quan trọng của vai trò không thể thay thế được của triết học trong chính trị. Sự tương tự với mặt trời làm sáng tỏ khái niệm về Thể dạng của cái Tốt, đối tượng mong ước tối cao của nhà-vua-triết-gia. Đường thẳng Phân đoạn minh họa bốn bậc khác nhau của hoạt động nhận thức vốn có của con người có khả năng, và mức cao nhất trong đó chỉ những nhà vua-triết gia mới đạt được. Dụ ngôn Cái Hang cho thấy ảnh hưởng của giáo dục trên tâm lý và tinh thần con người, thể hiện qua cách chúng ta chuyển dịch từng chặng, như từng bậc thang, của những hoạt động nhận thức.

Trong dụ ngôn Cái Hang, Plato bảo chúng ta tưởng tượng một cảnh sau đây: Một nhóm người sống dưới đất trong một chỗ như hang ngầm, từ khi sinh ra, tất cả chưa bao giờ từng nhìn thấy bất kỳ một tia sáng mặt trời nào. Những người này bị trói ngồi, cùm cả chân lẫn cổ, khiến họ không thể quay nhìn sang bên hoặc về sau lưng, nhưng chỉ thẳng phía trước. Đằng sau họ là một ngọn lửa cháy trên cao, giữa ngọn lửa và chỗ họ ngồi còn có một bức tường cao lưng chừng, che khuất một lối đi. Trên lối đi đó sau bước tường này, có một một nhóm người vẫn thường qua lại và trò chuyện, dưới thấp nhìn lên không thấy họ vì tường che khuất. Những người này cầm theo những hình tượng nhiều loại đồ vật khác nhau, họ giương chúng cao khỏi bức trường thấp. Ngọn lửa sáng trên cao từ sau, chiếu qua những hình tượng này, phóng thành những cái bóng mờ in trên vách hang tối trước mặt những người tù. Tương tự như những con rối của những người làm nghề múa rối. Những người tù nhìn và đoán những câu chuyện từ những tiếng nói vang đến từ những người sau lưng họ, và những cái bóng di động trên vách hang trước mặt họ, vì chúng là tất cả những gì họ từng nghe và nhìn được, họ đều tin rằng những cái bóng này là những gì ‘thực’ nhất trên thế giới. Khi họ nói chuyện với nhau về những “người”, “phụ nữ”, “cây cối”, “những con ngựa”, và những sự vật việc như vậy, họ chỉ đơn giản nói về những cái bóng họ đang thấy trên tường hang tối.

Bây giờ Plato bảo chúng ta hãy tưởng tượng có một trong những người tù được gỡ khỏi xiềng xích, và có thể quay lại nhìn ngọn lửa trên cao và chính những hình tượng sau lưng. Sau đau đớn và ngờ vực ban đầu, cuối cùng người tù này nhận ra rằng tất cả những sự vật này là “thực” hơn so với những cái bóng người này trước đã vẫn cho là những gì ‘thực’ nhất, và người này hiểu lý do ngọn lửa và những hình tượng đã cùng nhau tạo những cái bóng trên tường hang tối như thế nào, vốn chúng chỉ là những ‘bản sao’ của những sự vật có thực. Bây giờ người này nhìn nhận những hình tượng và ngọn lửa là những gì thực nhất trên thế giới.

Tiếp theo, cũng người tù này, được kéo ra khỏi hang, đi lên thế giới bên trên. Lúc đầu, người này bị lóa mắt bởi ánh sáng ngoài trời, khiến người này chỉ có thể nhìn vào những cái bóng, sau đó người này có thể nhìn những hình ảnh của sự vật phản chiếu trong nước, đến cuối cùng mới nhìn thẳng vào được những đối tượng thực – cây, hoa, nhà cửa, và những đối tượng vật lý khác. Người này thấy chúng còn thực hơn so với những hình tượng trong hang, và những đối tượng cũ đó lại cũng chỉ là những ‘bản sao’ của những sự vật đương thấy giờ đây ngoài trời này.

Cuối cùng, khi mắt của người tù đã hoàn toàn làm quen với độ sáng, người này ngước nhìn lên bầu trời, đêm rồi ngày, và nhìn vào mặt trời. Người này hiểu rằng mặt trời là nguyên nhân sau cùng của tất cả mọi sự vật việc nhìn thấy được quanh mình – của ánh sáng, năng lực thị giác của mình, sự là-có của hoa, cây xanh, và tất cả những đối tượng khác.

Những giai đoạn trải qua kể trên của người tù trong dụ ngôn Cái Hang tương ứng với những mức độ khác nhau trên đường thẳng trong dụ ngôn Đường thẳng Phân đoạn. Đầu tiên, đường thẳng (đúng hơn đoạn thẳng) được chia thành hai nửa không bằng nhau: một là lĩnh vực có thể nhìn nghe được (mà chúng ta có thể nắm bắt với những giác quan của chúng ta) và một kia là lĩnh vực có thể nhận thức (mà chúng ta chỉ có thể nắm bắt với trí tưởng). Khi còn ở trong hang, người tù thì trong lĩnh vực có thể nhìn nghe thấy. Khi đi lên, vào ánh sáng ban ngày, người này đi vào lĩnh vực có thể nhận thức.

Nấc thang thấp nhất trên dòng nhận thức này, là trí tưởng tượng. Trong hang, điều này được biểu hiện như những người tù bị xích chặt chân và cổ, do đó chỉ có thể nhìn thấy những cái bóng trên vách hang trước mặt. Những gì ở đấy người này cảm nhận như ‘thực’ nhất nhưng thực sự không thực chút nào cả, chúng chỉ là những hình trong tối, chỉ đơn giản là những ảnh. Những cái bóng được hiểu như đại diện cho những hình ảnh trong nghệ thuật. Một người bị vướng mắc trong giai đoạn của trí tưởng tượng trong sự phát triển của mình, nhận những gì là chân lý từ thơ, anh hùng ca, và kịch nghệ, hoặc những hư cấu khác. Người này lấy ra quan điểm của mình về con người và thế giới, từ những hình thức nghệ thuật như thế, chứ không phải là từ cái nhìn thẳng vào thế giới thực tại trực tiếp.

Khi người tù chính mình được tự do, nhìn vào những hình tượng, người này đạt đến đoạn tiếp theo trên Đường thẳng Phân đoạn: giai đoạn của tin tưởng. Những hình tượng mang nghĩa tương ứng với những đối tượng thực sự của cảm giác thực của chúng ta – người thực, cây thực, hoa thực, và vân vân. Con người trong giai đoạn tin tưởng của nhận thức, vẫn còn – tin tưởng – nghĩa là vẫn nhầm lẫn nhận lấy những cảm thức trước những cá thể đặc thù này như là những gì chân thực nhất.

Nhưng khi đi lên, đặt chân vào thế giới bên trên, người này thấy rằng thậm chí vẫn còn có những gì đó còn ‘thực’ hơn nữa: những Thể dạng, vốn những cá thể đặc thù, đối tượng của giác quan, là những bản sao không hoàn hảo từ chúng mà ra. Giờ đây, người này ở giai đoạn của suy tưởng trong tiến trình nhận thức của mình. Người này có thể lý luận về những thể dạng, nhưng không phải hoàn toàn trừu tượng. bằng cách dùng những hình ảnh và những giả định chưa chứng minh như những nạng chống đỡ.

Cuối cùng, người này hướng lên cao nhìn vào mặt trời, tượng trưng cho thể dạng cao nhất, Thể dạng của cái Tốt (Thiện). Nó là nguyên nhân của tất cả những thể dạng khác, và là nguồn gốc của tất cả: cái Tốt, Thật, và Đẹp trong thế giới. Nó là đối tượng cuối cùng của kiến ​​thức. Một khi người tù đã nắm hiểu được Thể dạng của cái Tốt, người này đạt đến giai đoạn cao nhất của nhận thức: sự hiểu biết. Người này không còn có bất cứ nhu cầu nào với những hình ảnh, hoặc giả thuyết chưa chứng minh để trợ giúp trong lý luận của mình. Khi đạt đến Thể dạng của cái Tốt, người này đi đến nguyên lý đầu tiên của triết học vốn nó giải thích tất cả mọi sự vật việc mà không cần phải dựa vào bất kỳ giả định hoặc hình ảnh nào khác. Giờ đây, người này có thể dùng hiểu biết này, có nguồn gốc từ sự thấu hiểu Thể dạng của cái Tốt, để chuyển đổi tất cả những suy nghĩ trước đây của chính mình vào thành hiểu biết đích thực – người này có thể hiểu tất cả những thể dạng. Chỉ có những triết gia mới có thể đạt đến giai đoạn này, và đó là tại sao chỉ có người này mới xứng hợp để cai trị những thành phố.

Plato không thể cung cấp chi tiết trực tiếp về Thể dạng của cái Tốt, và thay vào đó chỉ minh họa ý tưởng của ông bằng cách so sánh nó với Mặt trời. Thể dạng của cái Tốt khi so với lĩnh vực có thể nhận thức, ông tuyên bố, như mặt trời so với lĩnh vực có thể nhìn thấy. (Trong ẩn dụ kể trên, ngọn lửa trong hang đại diện cho mặt trời.) Trước hết, cũng giống như mặt trời cung cấp ánh sáng và tầm nhìn trong lĩnh vực có thể nhìn thấy, Thể dạng của cái Tốt là nguồn gốc của tính có thể hiểu được. Mặt trời làm cho có thể có thị giác, và tương tự, Thể dạng của cái Tốt chịu trách nhiệm về khả năng của chúng ta với kiến ​​thức. Mặt trời là nguyên người làm thành những sự vật việc xuất hiện trong thế giới hữu hình, nó quy định thời tiết, làm cho hoa nở, ảnh hưởng đến động vật sinh sản, và những tương tự như vậy. Thể dạng của cái Tốt chịu trách nhiệm về sự là-có của những thể dạng, làm chúng đi đến là-có trong thế giới có thể hiểu được, trong lĩnh vực có thể nhận thức.

Tóm tắt: Quyển VII, 514a-521d
Bước vào Quyển VII, Socrates trình bày một ẩn dụ đẹp và nổi tiếng nhất trong triết học phương Tây: Dụ ngôn cái Hang (The Parable of the Cave). Câu chuyện về những con người trong hang tối của Socrates có thể khai triển nhiều mặt, đặc biệt có thể mở rộng hơn về bản thể học của Plato (theo ông, có vẻ như cái đúng là cái có thực, ngày nay vấn đề này không còn đơn giản như thế nữa). Nhưng ở đây, trong chiều hướng giới thiệu tổng quát, chúng ta chỉ khai triển phần tri thức luận là nội dung trực tiếp làm nền tảng cho chương trình huấn luyện những triết gia, đưa họ qua những giai đoạn phát triển trí thức, tựa một người bước đi trên một đường thẳng có nhiều đoạn khác nhau, tương ứng với những chặng tiến của tri thức. Đó là hành trình từ hầm tối đi lên ánh sáng, từ những cái bóng của sự vật đến chính những sự vật, từ thế giới ảo ảnh đến thế giới thực tại có mặt trời, như có thể dạng cao nhất là Thể dạng của cái Tốt, chiếu sáng.

Mục đích của giáo dục là để kéo mọi người tù ra khỏi hang tối càng xa càng tốt. Giáo dục không nhằm đến đem đặt kiến thức vào trong hồn người, nhưng vào xoay chuyển hồn người hướng tới những ham muốn đúng. Tiếp tục nói về sự tương đồng giữa não thức và thị giác, Socrates giải thích rằng nhãn quan của một người thông minh, xấu xa vẫn có thể cũng sắc bén như của một triết gia. Vấn đề nằm ở việc người này quay cái nhìn sắc bén của mình tới những gì.

Mục tiêu bao trùm của thành phố là để giáo dục những ai là người có bản chất đúng, khiến họ có thể nhanh chóng xoay hướng não thức của họ tới thể dạng của cái Tốt. Một khi họ làm được điều này, họ không thể mãi mãi tiếp tục suy ngẫm về thể dạng của cái Tốt. Họ phải thường xuyên trở lại hang tối, và cai trị ở đó. Họ cần định kỳ quay đi khỏi những thể dạng, để trở lại với nhũng cái bóng, để giúp những người bạn tù khác.

Phân tích: Quyển VII, 514a-521d
Điều quan trọng để nhận ra, khi đọc dụ ngôn cái hang và đường thẳng phân đoạn, rằng Plato có ý định mô tả không chỉ bốn cách thức suy nghĩ, nhưng cũng bốn cách thức sinh sống. Để dùng một ví dụ, hãy tưởng tượng rằng một người trong mỗi giai đoạn này được hỏi can đảm là gì. Sự hiểu biết về can đảm sẽ khác nhau rất nhiều từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.

Làm việc với một diễn giải có thể có được của giai đoạn tưởng tượng, khái niệm của một cá nhân về can đảm trong giai đoạn này sẽ gợi nhắc đên những hình ảnh trong văn hoá. Một cá nhân như vậy có thể cố gắng giải thích can đảm bằng cách nói một gì đó như “Người mẹ trong Anh Phải Sống xem ra rất can đảm, vậy can đảm là như thế đó.” Một cá nhân có những tin trưởng cũng sẽ gọi đến một ví dụ cụ thể nào đó, nhưng ví dụ sẽ lấy từ cuộc sống thực. Có thể nhắc đến “trò Ơn’, ‘anh Trỗi’, hay những người lính hiện canh giữ Trường sa.

Một người bước sang giai đoạn của suy tưởng, ngược lại, sẽ cố gắng đưa ra một định nghĩa về can đảm. Có lẽ họ sẽ đưa ra định nghĩa Socrates đã đưa ra trong Quyển IV: can đảm như là kiến thức về những gì thì đáng sợ hãi và những gì thì không đáng sợ hãi. Sự khác biệt giữa những người nói từ suy tưởng với những người có hiểu biết là người trước không thể trình bày quan điểm của mình với kiến thức về Thể dạng của cái Tốt. Họ vẫn đang làm việc với những giả thuyết chưa chứng minh thay vì nguyên lý đầu tiên của sự thực. Ngay cả khi định nghĩa của họ có phần nào chính xác, nó vẫn còn mở ra với những tấn công và phản đối vì sự nắm bắt của họ về những khái niệm có liên quan vẫn còn thiếu hụt, vì đã dừng lại ở một điểm nào đó. Phát biểu từ sự hiểu biết, một ai đó sẽ đưa ra một định nghĩa bao gồm tất cả những thuật ngữ trong định nghĩa và có thể bảo vệ mỗi mỗi chúng dựa trên nguyên lý đầu tiên, Thể dạng của cái Tốt.

Vì Thể dạng của cái Tốt chiếu sáng tất cả sự hiểu biết một khi nó được nắm bắt, kiến thức là toàn diện. Bạn cần phải hiểu tất cả mọi sự vật việc để hiểu được bất cứ gì, và một khi bạn hiểu biết bất cứ gì bạn có thể tiến hành tới một hiểu biết về tất cả mọi sự vật việc. Tất cả những thể dạng đều kết nối với nhau, và được thấu hiểu theo cách sau: bạn làm việc theo cách của bạn lên đến Thể dạng của cái Tốt thông qua suy nghĩ cho đến khi bạn nắm được Thể dạng của cái Tốt. Sau đó, mọi sự vật việc đều được chiếu sáng.

Vì những giai đoạn trong hang tối là những giai đoạn của đời sống, có nhiều phần đúng khi nói rằng Plato nghĩ tất cả chúng ta phải đi qua những giai đoạn thấp hơn để đạt đến những giai đoạn cao hơn. Mọi người bắt đầu ở mức nhận thức của trí tưởng tượng. Mỗi chúng ta bắt đầu đời sống của mình sâu trong hang tối, với đầu và chân của chúng ta bị trói, và giáo dục là sự tranh đấu để tìm lối lên khỏi hang tối càng xa càng tốt. Không phải ai cũng có thể tìm được lối ra, đó là lý một số người là những người lao động sản xuất, một số là những chiến binh, trợ tá, và một số là những nhà vua-triết gia.

Hãy cho rằng những nhà triết học đã tìm được lối ra khỏi hang, có vẻ như không công bằng khi buộc họ phải quay trở lại. Đây là lo lắng những người bạn của Socrates nêu lên ở cuối của phần này. Socrates có ba dòng suy luận đáp ứng quan tâm này. Thứ nhất, ông nhắc nhở chúng ta rằng mục tiêu của chúng ta không phải là làm cho một nhóm đặc biệt nào, nhưng cho thành phố được hạnh phúc càng toàn bộ càng tốt. Thứ hai, ông chỉ ra rằng những nhà vua-triết gia có thể đón nhận và vui hưởng tự do, loại có bên trên mặt đất, chỉ vì giáo dục do thành phố cung cấp đã làm cho họ thành có thể. Họ đã được rèn đúc thành nhà vua-triết gia, đã thấy được sự thực dưới ánh sáng của thể dạng cao nhất, khiến họ sau đó có thể trở lại nơi bóng tối để cai trị những người còn sống trong ảo ảnh. Họ nợ thành phố lòng biết ơn và hình thức của dịch vụ này. Cuối cùng, ông nói thêm– một cách gián tiếp – rằng những nhà triết học cũng thực sự muốn cai trị vì họ biết rằng thành phố sẽ ít công chính hơn nếu họ không nhận việc cai trị thành phố. Vì họ yêu thích những Thể dạng, hiểu như những lý tưởng, nên ở đây họ sẽ muốn bắt chước những Thể dạng bằng tạo ra trật tự và hài hòa trong thành phố. Họ sẽ ghét phải làm bất cứ gì khiến thành phố rối loạn và bất hòa. Socrates kết thúc bằng cách nhận xét rằng sự miễn cưỡng của triết gia để cai trị là một trong những phẩm chất tốt nhất của người này với sự cai trị. Người cai trị tốt nắm quyền cai trị từ một ý thức về nghĩa vụ và bổn phận, chứ không vì một ham muốn với quyền lực và lợi ích cá nhân. Triết gia là loại người duy nhất từng có thể ở vị trí này, vì chỉ có người này đã có những động lực thấp kém hướng tới danh dự và sự giàu có lý trí và khao khát chân lý.

Tóm tắt: Quyển VII, 521e-hết
Bây giờ chúng ta biết những gì phân biệt nhà vua-triết gia với mọi người khác: người này biết Thể dạng của cái Tốt, và do đó có một hiểu biết về mọi sự vật việc. Nhưng việc còn lại của Socrates là cho chúng ta biết làm thế nào để đào tạo loại người này. Ông phải giải thích những loại giáo dục bổ túc nào được cộng vào giáo dục tổng quát chúng ta đã đọc trong Quyển II và III, để làm cho những giám hộ xoay hồn họ hướng về phía chân lý cuối cùng, và tìm ra Thể dạng của cái Tốt. Câu trả lời, hóa ra, rất đơn giản: họ phải học toán học và biện chứng triết học. Đây là hai môn học vốn kéo hồn người ra khỏi lĩnh vực của đang trở thành (hiện tượng) – lĩnh vực của những gì có thể nhìn thấy – đến với lĩnh vực của là gì (bản thể) – lĩnh vực của những gì có thể suy tưởng để hiểu biết được.

Trong hai, toán học là sự sửa soạn và biện chứng là hình thức sau cùng của sự học hỏi. Biện chứng bỏ những nhận thức giác quan lại đằng sau, và dùng chỉ lý luận trừu tượng thuần túy để đạt đến tự thân cái Tốt. Sau cùng, biện chứng không cần tới những giả thuyết và nó đi tiếp đếm nguyên lý đầu tiên, vốn làm sáng tỏ tất cả kiến thức. Mặc dù say mê biện chứng triết học, Socrates nhìn nhận rằng có một nguy hiểm lớn trong nó. Phép biện chứng không bao giờ nên dạy cho những người thuộc loại sai lầm, hoặc ngay cả những người đúng loại khi họ còn quá trẻ. Một ai đó nếu chưa sẵn sàng với lý luận biện chứng sẽ “coi nó như là một trò chơi của sự mâu thuẫn.” Họ sẽ đơn giản biện luận chỉ cốt để tranh luận, và đánh mất hết ý hướng về sự thật, thay vì tiến tới nó.
                                                                                                              
Sau thảo luận về toán học và biện chứng, Socrates đưa vào một mô tả chi tiết về làm thế nào để chọn lựa và huấn luyện những nhà vua-triết gia. Bước đầu tiên, dĩ nhiên, là tìm ra những đứa trẻ có đúng bản chất – những trẻ em vững chãi, cân bằng ổn định, can đảm và thanh lịch, những trẻ em ham thích những môn học và theo đuổi chúng dễ dàng, là người có trí nhớ tốt, làm việc cần mẫn, và thường cho thấy tiềm năng với đức hạnh. Từ thơ ấu, những trẻ em được chọn lựa này phải được học số học, hình học, và tất cả những môn toán khác vốn sẽ chuẩn bị biện chứng học cho chúng. Việc học tập này không nên làm thành thúc ép nhưng nên làm thành vui chơi giải trí. Chuyển những bài tập thành trò chơi sẽ bảo đảm rằng những trẻ em học những bài học của chúng tốt hơn, vì người ta luôn ứng dụng tốt hơn những gì không do bắt buộc. Thứ hai, nó sẽ cho phép những người thích hợp nhất với học hỏi toán học để trưng bày thích thú của họ, vì chỉ có những người ai là người thích thú nó sẽ tự họ ứng dụng chúng khi công việc được trình bày như không-cưỡng bách. Sau đó, trong hai hoặc ba năm, họ phải tập trung hoàn toàn vào huấn luyện thể dục cưỡng bách; họ không thể làm bất cứ gì khác trong thời gian này vì họ đều hết sức mệt mỏi.

Tất cả từ bắt đầu, bất cứ ai hoàn thành tốt nhất những hoạt động này đều được ghi vào một danh sách, và khi hoàn tất chương trình huấn luyện thể dục, những ai có tên trong danh sách này được chọn để tiếp tục. Những ai còn lại trở thành những trợ tá. Tất cả những người trẻ này đã đến tuổi hai mươi, và những ai đã được tuyển chọn sẽ được tiếp tục với huấn luyện triết học, những người này bây giờ phải hợp nhất tất cả kiến thức từ đầu đến nay của họ vào một tổng thể thống nhất mạch lạc. Những người thành công trong công tác này chứng tỏ có những bản chất tốt về biện chứng và những người khác có bản chất yếu kém về biện chứng. Những người thành công nhất trong công việc này, và cũng như trong chiến tranh và những hoạt động khác, sau đó được chọn ra khỏi số những người còn lại vào năm ba mươi tuổi của họ và kiểm tra lại, lần này để xem ai trong số họ có thể buông bỏ sự trông cậy của họ trên những giác quan và tiến tới sự thật chỉ bằng suy tưởng. Những người vượt qua thử thách này sẽ học biện chứng trong 5 năm; những người khác sẽ trở thành những người giám hộ trợ tá.

Sau năm năm huấn luyện về biện chứng, những nhà triết học trẻ tuổi phải “quay về vào lại hang tối”, và nhận trách nhiệm về chiến tranh và những cơ quan thích hợp khác để những người trẻ này có được kinh nghiệm trong cai trị. Ở đây cũng vậy, họ được kiểm tra để xem ai trong số họ vẫn kiên định trong sự trung thành và trí tuệ của mình. Sau mười lăm năm, ở tuổi 50, bất cứ ai thực hiện giỏi trong những vấn đề thực hành này phải nâng hồn mình lên cao và nắm lấy Thể dạng của cái Tốt. Bây giờ, như những nhà vua-triết gia, họ phải mô phỏng bản thân họ, những công dân khác, và thành phố của họ dựa trên Thể dạng của cái Tốt vốn họ đã nắm bắt được. Mặc dù mỗi người trong số họ sẽ dành phần lớn thời giờ vào triết học, nhưng khi đến lượt mình, họ phải tham dự vào chính quyền và cai trị vì lợi ích của thành phố. Nhiệm vụ quan trọng khác mà họ được giao trách nhiệm là giáo dục thế hệ tiếp theo của những trợ tá và giám hộ. Khi chết, họ được trao tặng vinh dự cao nhất và được thờ phụng như những thần linh trong thành phố.

Bây giờ, Socrates cuối cùng đã hoàn thành việc mô tả thành phố công chính trong mọi phương diện của nó. Ông kết thúc Quyển VII bằng giải thích cách chúng ta có thể thực hiện việc thành lập một thành phố như vậy. Giải pháp gây ngỡ ngàng của ông là đi vào một thành phố đã có sẵn, đuổi đi tất cả mọi người nếu hơn mười tuổi và sau đó nuôi dạy những trẻ con còn lại theo cách ông vừa nêu.

Phân tích: Quyển VII, 521e-hết
Phác thảo về giáo dục của Plato cho những nhà vua-triết gia có thể đem lại cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn vào chính chương trình giáo dục trong những buổi đầu của Academy cho những học trò ở đây. Chúng ta biết toán học đã được nhấn mạnh nhiều ở Academy và trong thực tế, nhiều môn học phụ mà Plato thảo luận dưới đề mục chung “toán học” chỉ có thể theo học tại Academy vào thời đó. Nhà toán học Theaetetus, nhà toán học và nhà thiên văn học Eudoxus, đều là những giáo sư của Academy, là những bác học trong thế giới cổ Hellas, những người duy nhất có khả năng giảng dạy những môn toán cao cấp này. Họ ngay cả là những người thực sự hiếm hoi làm việc trong một số những ngành học phôi thai này. Ngoài ra, có một số dấu hiệu cho thấy Plato đã không cung cấp cho những học trò của ông sự huấn luyện về biện chứng, vì ông tin rằng không nên dạy biện chứng cho bất cứ ai nếu dưới ba mươi tuổi.

Tại sao Plato đặt nhiều quan trọng vào toán học như thế? Toán học kéo chúng ta về hướng lĩnh vực nhận thức trừu tượng vì nó vượt khỏi lĩnh vực của những cụ thể tri giác. Khi chúng ta vượt qua khỏi toán học ứng dụng (ví dụ, vượt qua đếm những đối tượng cụ thể, hoặc dõi theo những mẫu thức thiên văn của những hành tinh chúng ta thấy trên vòm trời) và bắt đầu để suy ngẫm về tự thân những con số, và để xem xét những quan hệ của chúng với những con số khác, khi đó chúng ta bắt đầu di chuyển từ lĩnh vực tri giác đến lĩnh vực tri thức. Những con số, giống như những Thể dạng, thực sự là những thực thể hiện hữu, không qua giác quan nhưng chúng ta chỉ có thể đến được qua suy nghĩ trừu tượng. Khi suy ngẫm về những con số và những quan hệ giữa chúng, khi đó, cho chúng ta thấy rằng có một số sự thật vượt trên tri giác, và rằng sự thật này thì cao hơn những gì tri giác được, trong đó nó giải thích và đem lại nguyên nhân cho những gì tri giác được.

Toán học, được nhìn trong cách này, có lẽ định giữ hai vai trò trong việc giáo dục triết gia. Thứ nhất, nó đặt những học trò nhìn vào những chân lý vượt trên thế giới giác quan. Nó chỉ ra rằng có những sự thật như vậy, và cấy trồng mong muốn để đạt đến chúng. Thứ hai, bằng suy ngẫm những chân lý này, học trò trau dồi việc dùng lý luận trừu tượng của mình và biết dừng lại, không dựa trên tri giác để bảo người này về thế giới. Toán học sửa soạn học trò để bắt đầu học hỏi cuối cùng về biện chứng, trong đó người này cuối cùng sẽ từ bỏ những hình ảnh và những giả định chưa chứng minh của toán học và tiến hành hoàn toàn trên khả năng gcủa suy tưởng trừu tượng mà người này đã trau dồi.

Plato đặt ít tin tưởng trên những giác quan con người. Nhà triết học thực phải được huấn luyện để làm ngơ những giác quan của mình trong sự tìm kiếm sự thật. Ông phải dựa chỉ trên suy nghĩ mà thôi. Nhà triết học thực có lẽ không dùng đến điều tra thực nghiệm – nghĩa là người này không quan sát thế giới để tìm ra sự thật. Plato thì mâu thuẫn với cách tiếp cận điển hình của khoa học với kiến thức, trong đó sự quan sát là thành phần quan trọng nhất. Plato cũng mâu thuẫn với người học trò nổi tiếng nhất của ông, Aristotle, là người ủng hộ đầu tiên được biết đến của phương pháp quan sát điều tra khoa học.



QUYỂN 7
(514a-541b)

SOCRATES kể tiếp tục:
(Dụ ngôn Cái Hang)

[514a]
SOCRATES: Tiếp theo, sau đó, so sánh tác dụng của giáo dục và của thiếu giáo dục trên bản chất của chúng ta với một kinh nghiệm giống thế này. Hãy tưởng tượng những con người sống trong một chỗ trú ẩn ngầm dưới lòng đất, giống như cái hang, với một cửa vào, dài theo một lối đi lên, mở ra ánh sáng, và cũng rộng ngang như chính cái hang. Đã ở đó từ thơ ấu, cổ và chân bị xiềng, như thế khiến họ ngồi bất động một chỗ, chỉ có thể nhìn về trước, vì xiềng xích ngăn trở họ không quay đầu được. Ở trên cao và xa về phía sau lưng họ, có một ngọn lửa cho ánh sáng. Giữa những người tù và ngọn lửa, có một con đường xây cao bắc ngang. Hãy tưởng tượng rằng dọc con đường này, có một bức tường xây thấp – giống như màn chắn ở trước những người xem múa rối, và bên trên đó, những người múa rối cho thấy những con rối của họ.[2]
GLAUCON: Tôi đương tưởng tượng nó.
SOCRATES: Cũng tưởng tượng, khi đó, rằng dọc sau tường này, có những người mang theo những đồ vật nhân tạo nhiều loại phong phú khác nhau, giương chúng cao quá tường – những hình tượng con người và những con vật khác, làm bằng đá, gỗ, và mọi vật liệu. Và như bạn tất đoán trước, một số người mang đồ vật nói chuyện và một số im lặng.[3]
GLAUCON: Nó là một hình ảnh kỳ lạ ông đang mô tả, và những người tù kỳ lạ.
SOCRATES: Họ đều giống chúng ta. Ý tôi là, trước hết, bạn có nghĩ những người tù này đã từng nhìn thấy bất cứ gì về chính họ và người này người kia, ngoài những cái bóng vốn lửa chiếu in hình lên vách hang trước mặt họ không?
GLAUCON: Làm thế nào họ có thể thế, nếu họ phải giữ đầu của họ bất động suốt đời?
SOCRATES: Thế còn về những đồ vật được mang đi dọc theo bức tường? Không phải cũng đúng thế về chỗ nào họ đã bận tâm?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và nếu họ có thể tham dự vào việc bàn luận với nhau, không phải bạn nghĩ họ tất giả định rằng những từ ngữ họ đã dùng được ứng với những đồ vật họ nhìn thấy đang diễn qua phía trước họ? [4]
GLAUCON: Họ sẽ phải thế.
SOCRATES: Còn nếu như chỗ giam cầm của họ cũng có một tiếng dội [5] từ bức tường đối mặt với họ thì sao? Khi một trong những người mang vác những đồ vật đi dọc theo bức tường đã nói, bạn có nghĩ họ sẽ tin bất cứ gì khác hơn là cái bóng đang diễn qua phía trước họ đã nói?
GLAUCON: Tôi không tin, có Zeus chứng giám.
SOCRATES: Tất cả như thế, sau đó, những gì những người tù sẽ lấy làm thực tại thực sự, thì không gì khác hơn là những cái bóng của những đồ vật nhân tạo đó.
GLAUCON: Thế đó hoàn toàn không tránh khỏi.
SOCRATES: Hãy xem xét, khi đó, sau khi được cởi khỏi trói và chữa khỏi sự ngu dại của họ sẽ tự nhiên là giống như những gì, nếu một một gì đó giống như thế này sẽ xảy ra với họ. Khi một người được tự do và đột nhiên buộc phải đứng dậy, xoay ngoái cổ, bước đi, và nhìn lên hướng về ánh sáng, người này tất sẽ bị đau đớn vì làm tất cả những điều này, và không có khả năng để nhìn những đồ vật vốn những cái bóng của chúng người này đã từng thấy trước đây, vì đám lửa sáng bập bùng. Bạn nghĩ người này sẽ nói gì nếu chúng ta bảo người này rằng những gì người này đã nhìn thấy trước đây là ngớ ngẩn vô nghĩa, nhưng rằng bây giờ – vì người này thì gần hơn một chút với là-gì, và được quay hướng về những đồ vật vốn thật nhiều hơn – người này thấy chính xác nhiều hơn? Và đặc biệt, nếu chúng ta chỉ vào mỗi những đồ vật đi ngang qua và buộc người này trả lời mỗi chúng là gì, bạn không nghĩ rằng người này sẽ bối rối [6] và tin rằng những đồ vật mình đã nhìn thấy trước đó đã đều thực sự thật hơn so với những đồ vật người này đang được chỉ cho thấy?
GLAUCON: Rất nhiều hơn thế.
SOCRATES: Và nếu như người này bị buộc phải nhìn vào chính ánh sáng, không phải mắt người này bị đau, và không phải người này sẽ quay lộn lại, và bỏ chạy hướng về những đồ vật người này có khả năng để nhìn thấy, và tin rằng chúng đều thực sự là rõ ràng hơn, so với những đồ vật người này đang được chỉ cho thấy?
GLAUCON: Người này sẽ.
SOCRATES: Và nếu có một ai dùng sức kéo người này xa khỏi nơi đó, dọc theo lối gập gềnh chênh dốc đi lên, và đã không buông người này ra cho đến khi người ấy đã kéo người này vào vùng ánh sáng của mặt trời, sẽ không phải người này bị đau đớn và giận dữ vì đã bị đối xử cách đó? Và khi người này đã vào trong ánh sáng, không phải mắt người này đầy với ánh sáng mặt trời, và không có khả năng để nhìn thấy lấy được dù chỉ một trong những đồ vật bây giờ cho biết là thực thật sự?
GLAUCON: Không, người này sẽ không có khả năng – ít nhất không ngay lập tức.
SOCRATES: Người này sẽ cần thời gian để thích ứng, tôi giả định, nếu như người này rồi sẽ nhìn những sự vật việc trong thế giới bên trên. Lúc đầu, người này sẽ nhìn thấy những cái bóng dễ dàng nhất, sau đó những hình ảnh của những người và những đồ vật khác trong nước, rồi chính những sự vật. Từ những sự việc này, sẽ là dễ dàng hơn cho người này tiếp tục để nhìn những sự vật trên bầu trời và chính bầu trời lúc ban đêm, chăm chú nhìn ánh sáng của những vì sao và mặt trăng, hơn là lúc ban ngày, chăm chú nhìn mặt trời và ánh sáng của mặt trời.[7]
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Sau cùng, tôi giả định, người này sẽ có khả năng để nhìn mặt trời – không phải những phản chiếu của nó trong nước, hay một vài chỗ khác lạ nào khác, nhưng mặt trời chỉ bởi chính nó trong chỗ của mình nó – và có khả năng để nhìn nó và xem nó giống như gì.
GLAUCON: Người này sẽ phải.
SOCRATES: Sau việc đó, người này tất có khả năng rồi để kết luận về nó, rằng nó đem cho những mùa và năm, cai quản tất cả mọi sự vật việc trong thế giới hữu hình, và trong một số cách nào đó, là nguyên nhân của tất cả những sự vật việc vốn người này và những đồng bạn của người này trước thường nhìn thấy.
GLAUCON: Đó rõ ràng là bước kế tiếp của người này.
SOCRATES: Thế còn khi người này tự nhắc mình nhớ lại chốn cư ngụ đầu tiên của người này thì sao? Những gì đã được nhận ở đó là khôn ngoan, và những bạn tù của người này? Không phải là bạn nghĩ rằng người này sẽ xem chính mình là sung sướng vì sự thay đổi, và thương hại những người kia?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Và nếu như đã có những vinh dự, những ca ngợi, hoặc những giải thưởng giữa đám họ cho ai là người tinh mắt nhất trong việc nhận biết những cái bóng khi chúng đi qua; và có khả năng nhất để nhớ cái gì thường đến trước, cái gì đến sau, và cái gì đến đồng thời [8]; và ai là người có khả năng nhất như thế để đoán trước tương lai, bạn có nghĩ rằng người của chúng ta sẽ mong muốn những phần thưởng này, hoặc ghen tị với những ai trong đám người tù là người đã được tôn vinh và giữ quyền lực? Hay có phải bạn nghĩ rằng người này sẽ cùng với Homer cảm thấy rằng mình thà thích để “làm lụng trên mặt đất như một nông nô cho một người khác, một người không có tài sản riêng” [9] nhiều hơn, và trải qua bất kỳ những đau khổ nào, hơn là chia sẻ những tin tưởng của họ và sống như họ?
GLAUCON: Vâng, tôi nghĩ rằng người này thà chịu bất cứ khổ nào hơn sống giống thế.
SOCRATES: Vậy, cũng xem xét việc này nữa. Nếu người này đi xuống trở lại vào trong hang và ngồi lại vào chỗ ngồi của mình, không phải là mắt của người này sẽ đầy tối đen, sau khi thình lình ra khỏi ánh sáng mặt trời như thế?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Bây giờ, nếu người này lại phải thi đua với những người tù chung thân trong việc nhận ra những cái bóng, trong khi thị lực của người này vẫn còn mờ và trước khi mắt của người này được phục hồi, và nếu thời gian đòi hỏi để thích ứng đã là không ngắn, không phải là người này sẽ gây cười chế nhạo? [10]Không phải là sẽ được nói về người này rằng người này đã trở lại với cả hai mắt mình bị hủy hoại sau chuyến đi lên trên của người này, và rằng ngay cả để cố gắng đi trở lên trên là điều không đáng bõ công? Và về phần bất cứ ai là người cố gắng giải thoát những người tù, và dẫn họ đi trở lên trên, nếu họ bằng cách nào đó có thể bắt được người này, không phải họ sẽ giết người này?[11]
GLAUCON: Họ chắc chắn sẽ làm thế.

[517b]
SOCRATES: Glaucon thân mến của tôi ơi, hình ảnh này phải được gắn khít vào vừa vặn cùng với nhau như một toàn bộ với những gì chúng ta đã nói trước đây [12]. Lĩnh vực đã mở lộ ra cho thấy qua cảnh tượng nên được xem giống như chỗ giam cầm, và ánh sáng của ngọn lửa bên trong nó với năng lực của mặt trời. Và nếu bạn nghĩ về chuyến đi lên trên, và sự nhìn thấy của những sự vật bên trên như hành trình đi lên của hồn người đến lĩnh vực có thể nhận thức được, bạn sẽ không nhầm lẫn ý định của tôi – vì đó là về những gì bạn muốn nghe nói. Chỉ có gót mới biết liệu nó có là sự thật hay không.[13] Nhưng đây là những hiện tượng này xem dường như thế nào với tôi: trong lĩnh vực có thể biết được, điều cuối cùng để được nhìn thấy là thể dạng của cái tốt, và nó chỉ có thể được nhìn thấy với hết sức vất vả và chịu khó nhọc. Tuy nhiên, một khi một người đã thấy nó, một người phải suy luận ra rằng nó là nguyên nhân của tất cả vốn là chính xác và đẹp đẽ trong bất cứ sự vật việc gì, rằng trong lĩnh vực có thể nhìn thấy, nó đem lại cả hai, vừa ánh sáng lẫn nguồn sáng, và rằng trong lĩnh vực có thể nhận thức, nó qui định và cung cấp sự thật và sự hiểu biết; và rằng bất cứ ai là người hành động một cách khôn ngoan hợp lý [14] trong đời tư hay chốn công phải nhìn thấy nó.
GLAUCON: Tôi đồng ý, cho đến mức tôi có thể.
SOCRATES: Vậy hãy cố lên, và tiếp tôi trong suy nghĩ xa hơn này: bạn không nên ngạc nhiên rằng những ai là người đạt đến điểm này đều không còn ý định để phải bận rộn bản thân họ với những công việc của đời sống con người, nhưng trái lại, rằng những hồn người của họ luôn luôn hăm hở để dành thời giờ của họ ở phía bên trên. Tôi muốn nói, chắc chắn đó là những gì chúng ta chờ đợi, nếu thực sự hình ảnh tôi đã mô tả trước đây thì cũng chuẩn xác ở chỗ này.
GLAUCON: Đó là những gì chúng ta sẽ chờ xảy ra.
SOCRATES: Thế còn về một ai đó, sau khi nhìn thấy những sự vật việc siêu phàm, đi đến nhìn vào những xấu ác của đời sống con người thì sao? Bạn có nghĩ rằng là điều ngạc nhiên rằng người này cư xử vụng về và hiện ra hoàn toàn phi lý buồn cười, – nếu trong khi thị giác của người này vẫn còn mờ, và vẫn chưa trở nên quen thuộc với bóng tối xung quanh – người này bị bắt buộc, hoặc là trong những tòa án, hoặc ở những nơi nào khác, để tranh đua về những cái bóng của công lý, hoặc về những tượng hình vốn là những cái bóng của nó; và tranh cãi theo cách thức những điều này được nhận hiểu bởi những ai là người chưa bao giờ từng nhìn thấy chính bản thân công lý?
GLAUCON: Nó không đáng ngạc nhiên gì cả.

[518a]
SOCRATES: Ngược lại, bất cứ ai với bất kỳ ý thức nào, ở bất kỳ mức nào, sẽ nhớ rằng mắt có thể bị lẫn lộn trong hai cách và từ hai nguyên nhân: khi chúng thay đổi từ sáng vào trong tối, hoặc từ tối vào trong sáng. Nếu người này giữ trong não thức rằng cùng một điều áp dụng với hồn người, sau đó khi thấy một hồn người bị quấy động và không có khả năng để nhìn một gì đó, người này sẽ không cười một cách phi lý. Thay vào đó, người này sẽ xem liệu có phải nó đã đến từ một đời sống sáng hơn và đã bị làm mờ suốt đi, vẫn còn chưa trở nên quen thuộc với bóng tối, hoặc từ không hiểu biết lớn hơn đi vào trong nhiều ánh sáng hơn và bị sự chói sáng tăng lên làm choáng váng. [15] Sau đó, người này sẽ xem hồn người nói trước là sung sướng trong kinh nghiệm và đời sống của nó, và thương hại cho hồn người nói sau. Nhưng ngay cả nếu người này muốn chế giễu nó, ít nhất sự chế giễu của người này sẽ làm nó bớt phi lý buồn cười hơn chế giễu một hồn người vốn đã đi đến từ ánh sáng bên trên.
GLAUCON: Đó là một tuyên bố hoàn toàn hợp lý.
SOCRATES: Vậy đây là chúng ta phải suy nghĩ thế nào về những nội dung này, nếu đó là đúng: giáo dục không phải là những gì một số người lớn tiếng tuyên bố nó là. Họ mạo muội nói rằng họ có thể đặt kiến thức vào trong những hồn người nào vốn thiếu nó, như thể họ có thể đặt thị giác vào trong những con mắt mù.
GLAUCON: Vâng, họ có nói thế.
SOCRATES: Nhưng ở đây là những gì hiện giờ giải thích của chúng ta cho thấy về năng lực để học hỏi này, rằng nó thì có mặt trong hồn của tất cả mọi người, và là khí cụ để với nó mỗi chúng ta học hỏi; giống đúng như một con mắt không thể xoay từ tối ra sáng được, ngoại trừ cách xoay cả toàn thân thể, do đó khí cụ này cũng phải được xoay lại từ những-gì-trở-thành-là cùng với toàn bộ hồn người, cho đến khi nó thì có thể kham nổi để nhìn vào là-gì và sự vật sáng nhất, đó là – cái chúng ta gọi là cái tốt. Không phải là đúng thế sao?
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Thuộc chính sự việc này, khi đó, sẽ có một tài khéo hay kỹ năng – cụ thể là, của việc xoay quanh lại này – có liên hệ với khí cụ này có thể được quay quanh dễ dàng và có hiệu quả nhất như thế nào, không phải việc đặt thị giác vào trong nó. Ngược lại, nó giả định rằng thị giác thì đã sẵn có đó, dù đã không quay về đúng hướng, hoặc không nhìn về chỗ nó nên nhìn, và khôn ngoan xoay sở để chuyển hướng nó lại một cách thích hợp.
GLAUCON: Đó có lẽ đúng.
SOCRATES: Sau đó, những điều-được-gọi là những đức hạnh khác của hồn người, xem ra quả thực gần gũi tương tự như ruột thịt với những đức hạnh của thể xác: ban đầu chúng thực sự không có mặt sẵn trong đó, nhưng sau đã được thói quen và thực hành thêm vào. Về mặt khác, đức hạnh của trí tuệ khôn ngoan, quan trọng nhất, có vẻ như thế, thuộc về một một gì đó thần thánh hơn, vốn không bao giờ mất đi sức mạnh của nó, nhưng hoặc là hữu dụng và mang lại lợi ích, hay là vô dụng và làm hại, tùy thuộc vào cách thức mà nó được xoay bật lên. Hay không phải bạn đã từng ghi nhận trong những người được cho là xấu, nhưng thông minh, tầm nhìn từ hồn người nhỏ bé của họ, nó phân biệt những sự vật nó hướng về sắc bén như thế nào? Điều này cho thấy thị lực của nó không thua kém, nhưng bị buộc phải phục vụ cái xấu xa, thế nên nó thấy càng sắc bén được bao nhiêu, nó hoành hành được càng nhiều tệ nạn bấy nhiêu.
GLAUCON: Tôi chắc chắn đã thấy.
SOCRATES: Tuy nhiên, nếu yếu tố này của loại bản chất này được sớm uốn rèn ngay ngay từ thơ ấu, và giật nó thoát khỏi những khối nặng đè xuống như chì, như nó là, của những quan hệ họ hàng với những trở-thành, vốn đã được ăn uống cùng những lạc thú thuộc loại như thế, và những đam mê miệt mài, gắn buộc chặt vào nó, vốn chúng kéo tầm nhìn của hồn người xuống – tôi nói, nếu nó loại bỏ được những điều này, và hướng về những sự việc thực sự là thực, khi đó cùng một yếu tố của cùng những người sẽ thấy chúng sắc bén nhất, giống đúng như nó giờ đây làm những sự việc nó bây giờ đã quay hướng về.
GLAUCON: Có lẽ là đúng thế.
SOCRATES: Không phải là nó cũng có thể xảy ra, khi đó – thực vậy, không phải là nó dẫn theo tất yếu từ những gì đã được nói trước đây – rằng những người không học thức, là người không có kinh nghiệm về thực tại đích thực sẽ không bao giờ cai trị một thành phố một cách thỏa đáng, và cũng không với những người đã được cho dành trọn đời họ trong giáo dục. Người trước thất bại vì họ không có lấy đến được một mục tiêu duy nhất trong đời sống vốn ở đó tất cả những hành động, công và tư, phải nhắm đến không thể tránh; người sau vì họ sẽ từ chối để hành động, sau khi nghĩ là họ đã di cư, đương khi còn sống, đến ở trên Quần đảo Hạnh phúc của những người Phúc đức[16].
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Nó là công việc của chúng ta như những người sáng lập, sau đó, để bắt buộc những (người có) bản chất tốt nhất để học hỏi những gì đã được nói trước đây là điều quan trọng nhất: cụ thể là, để thấy cái tốt, để đi lên lối đi lên trên đó. Và khi họ đã đi lên và đã nhìn đầy đủ, chúng ta phải không cho phép họ làm những gì họ được phép làm bây giờ.
GLAUCON: Đó là gì, sau đó?
SOCRATES: Là ở lại đó và từ chối không lại đi xuống để đến với những người tù trong hang, và chia sẻ việc nặng nhọc và danh dự với họ, cho dù là những người thấp kém hay những người tài giỏi hơn.
GLAUCON: Ông nói có nghĩa là chúng ta phải đối xử với họ một cách bất công, làm cho họ sống một đời tệ hơn trong khi họ có thể sống một đời tốt hơn?
SOCRATES: Bạn lại quên rồi, bạn tôi ơi, rằng luật pháp không quan tâm với việc làm cho cho bất kỳ một giai tầng nào trong thành phố được xuất sắc tốt đẹp nổi bật, nhưng là xếp đặt để tạo ra điều kiện này trong thành phố như là một toàn bộ, kết hợp hài hoà những công dân với nhau qua thuyết phục hay ép buộc, và làm cho họ chia sẻ với nhau lợi ích mà họ có thể đem ban cho cộng đồng. Nó sản xuất những con người loại như vậy trong thành phố, không nhằm mục đích cho phép họ quay sang bất cứ hướng nào họ muốn, nhưng đem dùng họ để buộc thành phố cùng với nhau.
GLAUCON: Đó là sự thật. Vâng, tôi đã quên.
SOCRATES: Hãy quan sát, sau đó, Glaucon, rằng chúng ta sẽ không đối xử một cách bất công với những ai là những người đã trở thành triết gia trong thành phố chúng ta, nhưng rằng những gì chúng ta sẽ nói với họ, khi chúng ta buộc họ chăm sóc và giám hộ những người khác, sẽ là công chính. Chúng ta sẽ nói: “Khi những người như bạn xảy ra có được ở những thành phố khác, họ là chính đáng không phải chia sẻ việc nặng nhọc với những người khác. Dù sao đi nữa, họ đã phát triển ở đó một cách ngẫu nhiên, ngược với chủ định của hiến pháp trong mỗi thành phố đó. Và khi một một gì đó phát triển tự phát, bởi nó riêng, và không có nợ gì với sự dưỡng dục của nó, có công bằng ở phía nó khi nó nhất định không muốn trả nợ bất cứ ai về sự dưỡng dục của nó. Nhưng vì cả ích lợi riêng của bạn và của phần còn lại của thành phố, chúng tôi đã chăm sóc gầy dựng bạn để là những người lãnh đạo và những nhà vua trong bầy đàn như trong tổ ong, đó là nói như thế. Bạn tốt hơn và được giáo dục hoàn toàn hơn những người khác, và có nhiều khả năng hơn để chia sẻ trong cả hai loại đời sống [17]. Vì vậy, mỗi người trong số bạn phải thay phiên đi xuống sống ở nơi của những công dân khác sống chung, và dần thành quen thuộc với sự nhìn thấy trong bóng tối. Bởi khi bạn đã quen với nó, bạn sẽ thấy vô cùng tốt hơn so với những người ở đó, và biết chính xác mỗi hình ảnh là những gì, và cũng mỗi hình ảnh là của những gì, vì bạn đã nhìn thấy sự thật về đẹp đẽ, công chính, và cái tốt. Như thế, thành phố sẽ được thức tỉnh, được bạn và chúng tôi cai quản; không mê ngủ giống như phần lớn những thành phố hiện nay, cai trị bởi những con người là người đánh nhau về những cái bóng, và hình thành những phe phái cốt để giữ quyền cai trị – như thể đó là một việc tốt lớn lao. Không, sự thật của vấn đề thì chắc chắn là thế này : một thành phố trong đó những người sắp nắm quyền cai trị ít nhất đều hăm hở để cai trị thì nhất thiết là tốt nhất và tránh khỏi được những phe phái nhất, trong khi một thành phố với loại đối nghịch của những nhà cai trị thì được quản trị theo cách đối nghịch”.
GLAUCON: Vâng, thực vậy.
SOCRATES: Sau đó bạn có nghĩ rằng những người chúng ta đã gây dựng sẽ không nghe lời chúng ta khi họ nghe những điều này, và là không có ý định, mỗi người trong họ lần lượt, để chia sẻ những việc nặng nhọc của thành phố, và thay vì muốn để sống phần lớn thời giờ của họ với nhau trong lĩnh vực tinh khiết?
GLAUCON: Không, họ không thể. Sau tất cả, chúng ta sẽ đưa ra những mệnh lệnh công bằng với những người công chính. Tuy nhiên, mỗi người trong số họ chắc chắn sẽ cai trị như một một gì đó tất yếu, vốn là trái ngược đúng với những gì được thực hiện bởi những người những ai là người giờ đây cai trị ở mỗi thành phố.
[521a]
SOCRATES: Đúng thế đó, đồng chí của tôi ơi. Nếu bạn có thể tìm thấy một cách thế sống [18] tốt hơn so với cai trị cho những ai là người sẽ cầm quyền cai trị, thành phố được cai trị tốt của bạn sẽ trở thành một điều có thể. Bạn thấy đấy, trong đó chỉ riêng những người giàu thực sẽ cai trị - những người người giàu đó không phải giàu có vàng bạc, nhưng phải trong sự giàu có hạnh phúc: cụ thể là, một đời sống tốt đẹp và hợp lý. Nhưng nếu những người ăn mày, - những người đói khát với những của cải cho riêng họ - đi vào đời sống chính trị, nghĩ rằng của cải ở đó là sẵn đấy để họ nắm giữ, khi đó một thành phố loại như vậy thì là một điều không thể. Vì khi cầm quyền cai trị là một một gì đó để tranh đấu giành dựt với nhau, huynh đệ tương tàn và cuộc nội chiến trong một nước phá hủy những con người này và cũng cả phần còn lại của thành phố .
GLAUCON: Đó là hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Bạn có biết bất kỳ một loại đời sống nào khác cũng xem thường những chức vụ chính trị ngoài đời sống triết học thực sự?
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, tôi không.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn là những người đó, những người không yêu thích cầm quyền phải nhận làm điều đó. Nếu không, những người yêu thích nó, những kình địch, sẽ chiến đấu tranh giành nó.
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Ai nào khác, khi đó, bạn sẽ bắt buộc nhận vai trò những giám hộ của thành phố nếu không phải là những người đó, người biết rõ nhất những gì có kết quả tốt nhất cho chính quyền, và có những vinh dự và một đời sống khác tốt hơn với chính trị?
GLAUCON: Không ai cả.
SOCRATES: Bạn có muốn bây giờ chúng ta xem xét những người như vậy sẽ đi đến có mặt như thế nào, và làm thế nào chúng ta sẽ dẫn họ đến ánh sáng, giống như những người được cho là đã đi lên từ cõi của Hades tới những vị gót?
GLAUCON: Có, dĩ nhiên đó là những gì tôi muốn.
SOCRATES: Có vẻ như, sau đó, rằng đây không phải là vấn đề của sấp ngửa một mảnh sành [19], nhưng để xoay một hồn người từ một ngày vốn là là một loại của đêm nếu đem so với ngày thực, - vốn đi lên đến là-gì, vốn chúng ta nói là triết lý thực.
GLAUCON: Vâng, quả thực.


(Toán học)

SOCRATES: Khi đó, không phải chúng ta phải cố gắng để tìm ra những môn học nào có năng lực để làm điều này xảy ra?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Vậy nó là môn học nào, Glaucon, kéo hồn người từ những gì sắp trở thành là gì đến những là gì? Nó xảy ra với tôi như tôi đang nói rằng chúng ta đã nói, đã không phải sao, rằng những người này phải là những người khỏe mạnh như những lực sĩ của chiến tranh khi họ còn trẻ?
GLAUCON: Vâng, chúng ta đã nói thế.
SOCRATES: Sau đó môn học chúng ta đang tìm kiếm phải cũng có đặc điểm này thêm với đặc điểm của môn học trước đây.
GLAUCON: Đặc điểm nào?
SOCRATES: Nó phải không là vô dụng với những con người thiện chiến.
GLAUCON: Nếu có thể được, nó phải không.
SOCRATES: Nào, trước đó họ được chúng ta giáo dục trong âm nhạc và huấn luyện thể dục.
GLAUCON: Họ đã.
SOCRATES: Và chắc chắn huấn luyện thể dục thì liên quan với những gì sắp trở thành chết đi, vì nó giám sát sự tăng trưởng và phân hủy của cơ thể.
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Như thế, nó không thể là môn học chúng ta đang tìm.

[522a]
GLAUCON: Không, nó không thể.
SOCRATES: Vậy, có phải nó là huấn luyện âm nhạc chúng ta đã mô tả trước đây?
GLAUCON: Nhưng nó chỉ là phần song hành với huấn luyện thể dục, nếu ông nhớ. Nó giáo dục những người giám hộ qua những tập quán, truyền đạt bằng sự hài hòa một tính hài hòa nào đó của tính tình, không phải kiến thức, và bằng nhịp điệu một tính chất nhịp điệu nào đó. Câu chuyện của nó, cho dù là hư cấu hoặc gần gũi với sự thật, cấy trồng những tập quán khác có gần gũi mật thiết với những điều này. Nhưng về phần là một môn học dẫn đến mục đích mà ông có trong não thức, thuộc loại bây giờ ông đang tìm kiếm, không có gì như thế trong nó.
SOCRATES: Nhắc nhở của bạn thì thẳng vào vấn đề. Nó thực sự không có bất cứ gì thuộc loại đó. Bạn thật là tuyệt vời, Glaucon, nhưng nó quả thực có gì trong đó? Những tài khéo chuyên môn xem dường, một cách nào đó, tất cả đều có tính cách chân tay.
GLAUCON: Dĩ nhiên. Thế nhưng, môn học nào còn lại mà tách biệt với huấn luyện âm nhạc và thể dục, và với những tài khéo chân tay?
SOCRATES: Tốt, nếu chúng ta không có gì còn lại ngoài những môn học này, chúng ta hãy xem xét một môn trong những môn học chạm đến tất cả chúng.
GLAUCON: Môn nào?
SOCRATES: Tại sao, lấy thí dụ, điều phổ biến đó, điều mà tất cả những loại tài khéo kỹ năng, tư tưởng, và kiến thức đem dùng, và đó là một trong những điều đầu tiên tất cả mọi người đều phải học.
GLAUCON: Đó là điều gì vậy?
SOCRATES: Vấn đề tầm thường đó của việc phân biệt những con số một, hai và ba. Tóm lại, tôi muốn nói con số và tính toán. Hay không phải đúng là điều rằng tất cả những loại kỹ năng và kiến thức đều phải cùng chia sẻ, có nó trong chúng?
GLAUCON: Chúng chắc chắn phải.
SOCRATES: Vậy, nghệ thuật chiến tranh cũng phải có nó nữa,
GLAUCON: Nó phải.
SOCRATES: Trong những bi kịch, dù mức nào, Palamedes [20] luôn luôn trưng bày Agamemnon như một vị tướng hoàn toàn lố bịch buồn cười. Bạn đã không nhận thấy sao? Ông nói rằng bằng cách nghĩ ra những con số, ông đã thiết lập được có bao nhiêu binh sĩ trong những đội quân ở Ilium, đếm được số thuyền của họ và mọi sự vật việc khác. Điều này có nghĩa rằng trước đó, chúng đã không từng được đếm, và ngay cả Agamemnon đã rõ ràng còn không biết chính ông có bao nhiêu bàn chân, vì ông đã chưa biết đếm như thế nào. Bạn nghĩ người này đã làm được loại tướng lãnh nào?
GLAUCON: Một loại tướng lãnh rất lạ, tôi muốn nói, nếu có bất kỳ sự thật nào trong đó.
SOCRATES: Không phải chúng ta sẽ mặc nhận môn học này, khi đó, vì một chiến binh phải học để người này có thể đếm và tính toán?
GLAUCON: Nó thì thiết yếu còn hơn bất cứ gì khác - nếu, có nghĩa là, người này sẽ biết được bất cứ gì tất cả về việc thống lãnh những đội quân của mình, - hay nếu ngay cả người này sẽ là một con người, để thêm vào vấn đề ấy.
SOCRATES: Vậy bạn có nhận thấy cùng điều tương tự về môn học này như tôi?
GLAUCON: Điều gì?

SOCRATES: Rằng trong tất cả những gì rất có thể, nó là một trong những môn học chúng ta đang tìm vốn kích thích sự hiểu biết một cách tự nhiên. Nhưng không ai dùng nó một cách chính xác, như một gì đó vốn thực sự được trang bị trong mọi cách để thu hút chúng ta hướng tới là-có.
GLAUCON: Ông muốn nói thế nào?
SOCRATES: Tôi sẽ cố gắng để làm những gì tôi tin tưởng được rõ ràng, dẫu đến mức nào. Tôi sẽ phân biệt cho chính tôi những sự vật việc vốn dẫn đường theo hướng chúng ta đã nhắc đến với những sự vật việc đó vốn không thế. Sau đó, bạn phải xem xét chúng cùng với tôi, và hoặc đồng ý hoặc không đồng ý, thế khiến chúng ta có thể thấy rõ ràng hơn có phải sự khác biệt thì như tôi tưởng tượng hay không.
GLAUCON: Cho tôi thấy những sự vật việc ông muốn nói.
SOCRATES: Tốt, tôi sẽ chỉ cho bạn, nếu bạn có thể nhìn thấy rằng một vài nhận thức giác quan [21] không kêu gọi đến sự hiểu biết để tìm hiểu chúng, vì sự phán đoán của nhận thức giác quan thì tự nó đã đầy đủ, trong khi những những nhận thức giác quan khác khuyến khích nó trong mọi cách để tìm hiểu chúng, vì nhận thức giác quan không tạo ra một kết quả vững chắc.
GLAUCON: Ông rõ ràng là đang đề cập đến những sự vật việc hiện ra từ khoảng cách xa và những bức tranh gây ảo giác.[22]
SOCRATES: Không, bạn không hoàn toàn nhận được những gì tôi muốn nói.
GLAUCON: Vậy ông muốn nói gì?
SOCRATES: Những nhận thức giác quan không kêu gọi đến sự hiểu biết là tất cả những nhận thức giác quan đó vốn không đồng thời kết quả trong một nhận thức giác quan đối nghịch. Nhưng những nhận thức giác quan mà có kêu gọi đến, tôi gọi là những-cái-có-kêu gọi. Đó là khi nhận thức giác quan không làm cho một sự vật việc được rõ ràng thêm gì hơn so với đối nghịch của nó, bất kể cho dù những gì đập vào những giác quan thì gần ngay một bên hay rất xa. Những gì tôi muốn nói thì sẽ rõ ràng hơn nếu bạn nhìn nó theo cách này: những cái này, chúng ta nói, là ba ngón tay – ngón nhỏ nhất, ngón thứ hai, và ngón ngón giữa.
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Giả sử rằng tôi đang nói về chúng như được nhìn thấy từ rất gần. Bây giờ xem xét điều này về chúng với tôi.
GLAUCON: Điều gì?
SOCRATES: Điều rõ ràng, chắc chắn, rằng mỗi chúng đều là một ngón tay ngang nhau, và không làm thành khác biệt nào dù nó được nhìn thấy ở giữa, hay ở một đầu; cho dù nó thì đậm hay nhạt màu, dày hay mỏng, hoặc một bất cứ gì khác loại như thế. Bạn thấy, trong tất cả những trường hợp này, hồn của hầu hết người ta thì không buộc phải hỏi sự hiểu biết về một ngón tay là gì, vì thị giác không trong bất kỳ một điểm nào gợi ý với nó rằng một ngón tay đồng thời là đối nghịch của một ngón tay.
GLAUCON: Không, nó không.
SOCRATES: Có thể xảy ra không, sau đó, rằng một tri giác thuộc loại đó sẽ không gọi đến hay đánh thức sự hiểu biết.
GLAUCON: Nó có thể xảy ra.
SOCRATES: Bây giờ, thế còn về sự lớn và sự nhỏ của chúng thì sao? Có phải thị giác cảm nhận chúng một cách đầy đủ? Có phải với nó không làm nên khác biệt nào cho dù là một chúng thì ở giữa hay ở một đầu? Và có phải nó thì cũng như thế với cảm giác của xúc giác, về phần dày và mỏng, cứng, và mềm? Thế còn những giác quan khác thì sao, khi đó – có phải chúng làm những sự vật việc loại như vậy đủ rõ ràng? Hay không phải là mỗi chúng làm việc như sau: ở ngay từ đầu, giác quan vốn đối ứng với cái cứng cũng phải đối ứng với cái mềm và nó thuật lại với hồn người rằng nó cảm nhận được cùng một sự việc tương tự với cả hai : cứng và mềm?
GLAUCON: Đúng là thế.
SOCRATES: Sau đó, trong trường hợp của loại này, không phải là hồn người không tránh khỏi lúng túng [23] về phần nhận thức giác quan này muốn nói gì về sự cứng, nếu nó nói rằng cùng điều tương tự thì cũng mềm, và trong trường hợp của nhận thức giác quan vể cái nhẹ và cái nặng, những gì nó có muốn nói cái nhẹ và cái nặng là gì, nếu cái gì nặng là nhẹ hay cái gì nhẹ là nặng?
GLAUCON: Vâng, quả thật vậy, đó là những tin nhắn lạ lùng để cho hồn người tiếp nhận và thực cần được xem xét.
SOCRATES: Có nhiều phần xảy ra, khi đó, rằng đó là trong những trường hợp thuộc loại này khiến hồn người, gọi đến tính toán và sự hiểu biết, trước tiên cố gắng để xác định xem không biết mỗi những sự vật việc được thuật lại với nó là một hay hai.
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Nếu có hai là rõ ràng, sẽ không phải mỗi chúng thì rõ ràng là một và khác biệt?
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Nếu mỗi chúng là một, khi đó, và cả hai cùng nhau là hai, hồn người sẽ hiểu rằng hai là phân biệt. Ý tôi là, nó sẽ không hiểu những sự vật việc không tách rời như hai, nhưng như một.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Tuy nhiên, thị giác, chúng ta nói, đã nhìn sự lớn và sự nhỏ, không như phân biệt, nhưng như trộn lẫn với nhau. Phải không?
GLAUCON: Phải.
SOCRATES: Và để có được rõ ràng về điều này, sự hiểu biết đã bắt buộc phải nhìn thấy sự lớn và sự nhỏ, cũng vậy, không trộn lẫn với nhau, nhưng được phân biệt - cách đối nghịch với thị giác.
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Không phải là trong trường hợp giống thế này mà nó trước tiên xảy ra cho chúng ta để hỏi sự lớn là gì, và sự nhỏ cũng thế, là gì?
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Đó là lý do tại sao chúng ta gọi là một phần là có thể nhận hiểu và phần kia là có thể nhìn thấy.[24]
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Vậy thế đó là những gì tôi đã đang cố gắng để nói cho rõ ràng trước khi tôi đã nói rằng một số những sự vật việc gọi đến suy nghĩ, trong khi những số khác thì không. Tôi định nghĩa những gì-có-kêu gọi như những gì vốn đập vào cảm giác liên hệ đồng thời với những cảm giác đối nghịch của nó. Những gì vốn không làm điều này, tôi đã nói, không đánh thức sự hiểu biết.
GLAUCON: Bây giờ tôi hiểu và tôi nghĩ rằng ông thì đúng.
SOCRATES: Tôt, sau đó, con số, gồm cả số một thuộc về nhóm nào trong số chúng?
GLAUCON: Tôi không biết.
SOCRATES: Dùng những gì đã được nói như một loại suy. Nếu con số một thì được nhìn thấy đầy đủ chỉ bởi chính nó, hoặc được nắm bắt bởi bất kỳ một giác quan nào khác, khi đó cũng đúng như chúng ta đã nói trong trường hợp của những ngón tay, nó sẽ không lôi kéo hồn người hướng tới là-có [25]. Nhưng nếu có một gì đó đối nghịch với nó, luôn luôn thì được nhìn thấy đồng thời, như thế khiến nó thội không hiện ra để là một hơn là cái đối nghịch của một, khi đó sẽ có một nhu cầu tại thời điểm đó cho một người nào đó để quyết định vấn đề. Và người ấy sẽ buộc hồn người bên trong người ấy để chịu bối rối, để tìm hiểu, để khuấy động sự hiểu biết bên trong chính nó, và để hỏi con số một tự nó là gì. Vì vậy, học hỏi về con số sẽ là trong số những môn học đưa dẫn hồn người và xoay vòng nó lại, để nhìn vào là-gì.

[525a]
GLAUCON: Nhưng chắc chắn tri giác thị giác của nó vừa có đúng tính năng đó, vì ngay trong cùng một lúc, chúng ta thấy cùng một sự vật việc như một, và như một con số vô hạn.
SOCRATES: Khi đó, nếu điều này là đúng về số một, không phải nó cũng là đúng với tất cả những số?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Nhưng bây giờ, tính toán và số học đều hoàn toàn có liên quan với những con số.
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Vậy, chúng hiển nhiên đưa dẫn hướng tới sự thật.
GLAUCON: Đến một mức độ không tự nhiên.
SOCRATES: Sau đó, chúng sẽ thuộc về, có vẻ như, trong số những môn học chúng ta tìm kiếm. Tôi muốn nói là, một người lính phải học chúng ngõ hầu để sắp đặt hàng ngũ những đội quân của người ấy; và một triết gia, vì nó thì cần thiết để được nâng lên cao khỏi trở thành, như thế để nắm bắt là-có, [26]hoặc người này sẽ không bao giờ trở thành có khả năng để tính toán.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Và người giám hộ của chúng ta, trên thực tế, vừa là một chiến binh vừa là một triết gia.
GLAUCON: Dĩ nhiên.



Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Nov/2011  – đọc lại  Jan/2018)



[1] Trước đây tôi đã tạm dịch, nhưng chỉ phần chính của ngụ ngôn này – xem Plato - Dụ Ngôn Cái Hang.
Hang: Hốc trong núi, hay lỗ do giống vật đào dưới đất ngầm để ở (hang beo) – Động: hang trong núi (KhaiTríTiếnĐức) – trong chữ Tàu, - Động: hang, hố. Trong những bản dịch tiếng England, từ “cave”: chỉ một cấu trúc địa chất thường gồm một khoảng trống ngầm dưới đất nhưng có lối thông lên với mặt đất liền hoặc với biển, vậy “hang” là đủ ý. Ở trên – theo Socrates mô tả cho Glaucon là một chỗ “underground, cavelike dwelling” (“οἰκήσει σπηλαιώδει”) – “một chỗ trú ở dưới đất, giống như cái hang” – nghĩa là không phải một cái hang, hay động tự nhiên nào cả. Vậy tạm dịch là “Cái Hang” có lẽ vẫn chưa thật đúng. Sống trong hang còn có ý chỉ một giai đoạn chưa văn minh, thiếu văn hóa, với loại nhận thức theo lối ‘thấy sao tin vậy’. Nếu hiểu như thế, chúng ta sẽ thấy ‘những người tù’ của Plato vẫn có quanh chúng ta, những người có đầu óc bị giam giữ trong bóng tối của những tiên kiến văn hóa lỗi thời, những hệ ý thức cực đoan, và những tôn giáo tin-chỉ-một Gót cuồng tín .
[2] [The image of the cave illustrates by another proportion the contrast between the world of sense-perception and the world of thought. Instead of going above the plane of ordinary experience for the other two members of the proportion, Plato here goes below and invents a fire and shadows cast from it on the walls of a cave to correspond to the sun and the “real” objects of sense. In such a proportion our “real” world becomes the symbol of Plato's ideal world. Modern fancy may read what meanings it pleases into the Platonic antithesis of the “real” and the “ideal.” It has even been treated as an anticipation of the fourth dimension. But Plato never leaves an attentive and critical reader in doubt as to his own intended meaning. there may be at the most a little uncertainty as to which are merely indispensable parts of the picture. The source and first suggestion of Plato's imagery is an interesting speculation, but it is of no significance for the interpretation of the thought.]
[3] [The men are merely a part of the necessary machinery of the image. Their shadows are not cast on the wall. The artificial objects correspond to the things of sense and opinion in the divided line, and the shadows to the world of reflections,εἰκόνες.]
[4] [As we use the word tree of the trees we see, though the reality (αὐτὸ ὃ ἔστι) is the idea of a tree, so they would speak of the shadows as the world, though the real reference unknown to them would be to the objects that cause the shadows, and back of the objects to the things of the “real” world of which they are copies. The general meaning, which is quite certain, is that they wold suppose the shadows to be the realities. The text and the precise turn of expression are doubtful. See crit. note.παριόντα is intentionally ambiguous in its application to the shadows or to the objects which cast them. They suppose that the names refer to the passing shadows, but (as we know) they really apply to the objects. Ideas and particulars are homonymous. Assuming a slight illogicality we can get somewhat the same meaning from the text ταὐτά. “Do you not think that they would identify the passing objects (which strictly speaking they do not know) with what they saw?”]
[5] [The echo and the voices (515 A) merely complete the picture.]
[6] [The entire passage is an obvious allegory of the painful experience of one whose false conceit of knowledge is tested by the Socratic elenchus.]
[7] [It is probably a mistake to look for a definite symbolism in all the details of this description. There are more stages of progress than the proportion of four things calls for. all that Plato's thought requires is the general contrast between an unreal and a real world, and the goal of the rise from one to the other in the contemplation of the sun, or the idea of good,]
[8] [Another of Plato's anticipations of modern thought. This is precisely the Humian, Comtian, positivist, pragmatist view of causation]
[9] Odyssey 11.489–90. Bóng ma của Achilles nói những lời này với Odysseus, người xuống thăm cõi âm của Hades. Plato xem, hay so sánh, những người trú ẩn dưới hang như những người chết.
[10] Like the philosopher in the court-room.
[11] An obvious allusion to the fate of Socrates.
[12] Tức hai dụ ngôn ở chương 6 trước.
[13] Plato was much less prodigal of affirmation about metaphysical ultimates than interpreters who take his myths literally have supposed.
[14] This is the main point for the Republic. The significance of the idea of good for cosmogony is just glanced at and reserved for the Timaeus
[15] Lit. “or whether coming from a deeper ignorance into a more luminous world, it is dazzled by the brilliance of a greater light.”
[16] Isles of the Blessed: Elysium, cũng gọi là Cánh đồng Elysian (Elysian Fields hay Elysian Plain.Trong huyền thoại Greek, là vùng đất về hướng cực Tây của thế giới, gần Oceanus (tên ‘con sông’ tin là chảy quanh ôm lấy trái đất). Cánh đồng Elysian là nơi những anh hùng và những người khác, những người đều được những gót yêu thương hay ban phúc, mang họ đến đấy, lúc còn đang sống, hay sau khi đã chết, để tiếp tục một đời hạnh phúc vĩnh cửu.
Đây là khái niệm “đất bất tử’, hay ‘cõi bất tử’ của người Greek, trước khi có ‘thiên đàng’ của đạo Kitô.
[17] [Đó là trong đời sống thực tiễn của cầm quyền cai trị và đời sống lý thuyết của thực hành triết học].
[18] ‘way of life’
[19] Potsherd: Một tục ngữ nói về một trò chơi trẻ em. Những người chơi được chia thành hai nhóm. Một vỏ sò hay một mảnh sành - trắng một bên, đen một bên kia - tung vào không gian giữa những người chơi la lớn “đêm hay ngày?” Tùy theo màu trắng hoặc đen , nhóm này chạy nhóm kia đuổi theo.
[20] Palamades: Tương truyền là một chiến binh thông minh, nổi tiếng ranh mãnh láu cá, phục vụ dưới quyền Agamemnon
[21] Sense perception: tri giác
[22] Trompe l’oeil paintings: những tranh đánh lừa thị giác, gây ảo giác
[23] [Plato cho một giải thích tâm lý rất mới. Suy nghĩ được đánh thức bới những mâu thuẫn/đối nghịch trong tri giác vốn ám chỉ những vấn đề. Chính khái niệm thống nhất thì mâu thuẫn với khinh nghiệm thô/chưa giải thích].
[24] Phần hữu hình và phần nhận thức
[25] Hữu thể
[26] Khỏi thế giới hiện tượng đang thay đổi (những gì đang trở thành) nắm bắt hữu thể vĩnh cửu không đổi (những gì là-có)