Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari
Một
Xác suất 87 Phần trăm
Khi
bắt đầu chương này, chúng ta đã xác định một số những đe dọa thực tiễn với chủ
nghĩa tự do. Thứ nhất là con người có thể trở nên vô dụng về quân sự và kinh tế.
Đây chỉ là một điều có thể xảy ra, dĩ nhiên, không phải là một tiên tri. Những
khó khăn kỹ thuật hoặc những chống đối chính trị có thể làm chậm sự xâm lăng
algorithm vào thị trường nhân công. Ngoài ra, vì phần lớn não thức con người vẫn
là vùng đất chưa thám hiểm, chúng ta thực sự không biết có những tài năng con
người tiềm ẩn nào có thể khám phá được, và những công việc mới lạ nào họ có thể
tạo ra để thay thế những nghề nghiệp mất đi. Thế nhưng, sự việc đó có thể là không
đủ để cứu chủ nghĩa tự do. Vì chủ nghĩa tự do không chỉ tin vào giá trị của con
người – nó cũng tin vào chủ nghĩa cá nhân. Mối đe dọa thứ hai chủ nghĩa tự do phải
đương đầu là trong tương lai, trong khi hệ thống vẫn có thể cần những con người,
nó sẽ không cần những cá nhân. Con người sẽ tiếp tục sáng tác nhạc, dạy vật lý
và đầu tư tiền bạc, nhưng hệ thống sẽ hiểu được những con người này tốt hơn họ
hiểu bản thân họ, và sẽ làm hầu hết những quyết định quan trọng cho họ. Do đó,
hệ thống sẽ tước đoạt thẩm quyền và tự do của những cá nhân.
1.
Tôi là một ‘không-phân chia’ (in-dividual = cá nhân) – đó là nói rằng: Tôi có một
bản chất duy nhất vốn không thể chia được vào thành bất kỳ những phần hoặc những
hệ thống con nào. Đúng, cái lõi bên trong này được bọc trong nhiều lớp bên
ngoài. Nhưng nếu tôi làm những cố gắng để bóc những lớp vỏ bọc ngoài này, tôi sẽ
tìm thấy sâu thẳm tự trong bản thân mình một tiếng nói bên trong rõ ràng và duy
nhất, vốn là tự ngã đích thực của tôi.
2.
Tự ngã đích thực của tôi thì hoàn toàn tự do.
3.
Theo đến từ hai giả định đầu tiên rằng tôi có thể biết những điều về bản thân
mình mà không ai khác có thể tìm ra được. Vì chỉ mình tôi mới vào được không
gian tự do bên trong của tôi, và chỉ mình tôi mới có thể nghe thấy tiếng thì thầm
của tự ngã đích thực của tôi. Đây là lý do khiến chủ nghĩa tự do ban cho cá
nhân nhiều quyền như thế. Tôi không thể tin cậy bất cứ một ai khác để làm những
lựa chọn cho tôi, vì không ai nào khác có thể biết tôi thực sự là ai, tôi cảm
thấy thế nào và tôi muốn gì. Đây là tại sao những
người bỏ phiếu biết giỏi nhất, tại sao người mua luôn luôn đúng và tại sao cái
đẹp thì ở mắt người nhìn.
Tuy
nhiên, khoa học sự sống thách đố cả ba giả định. Theo khoa học sự sống:
1.
Những sinh vật là những algorithm, và con người không phải là những cá nhân (không-phân chia) – họ là ‘những phân
chia’, nghĩa là con người là một tập hợp của nhiều algorithm khác biệt, thiếu một
tiếng nói bên trong hoặc một tự ngã duy nhất.
2.
Những algorithm tạo thành một con người không tự do. Họ được hình thành bởi những
gene và những áp lực môi trường, và đưa ra quyết định hoặc là tất định hoặc ngẫu
nhiên – nhưng không phải tự do.
3.
Nó dẫn đến, sau đó, rằng một algorithm ở ngoài (tôi) về mặt lý thuyết có thể biết
tôi rành rẽ và toàn vẹn hơn nhiều so với tôi từng bao giờ có thể biết bản thân
mình. Một algorithm nếu nó theo dõi từng hệ thống vốn gồm cơ thể của tôi và bộ
óc của tôi, tất có thể biết tôi là ai, tôi cảm thấy thế nào và tôi muốn những
gì. Một khi được phát triển, một algorithm như vậy có thể thay thế những người
bỏ phiếu, những người mua hàng, và những người nhìn. Khi đó, algorithm sẽ biết giỏi nhất, algorithm sẽ
luôn luôn đúng, và cái đẹp sẽ ở trong những tính toán của algorithm.
Trong
suốt thế kỷ XIX và XX, sự tin tưởng vào chủ nghĩa cá nhân dù sao đi nữa vẫn có
ý nghĩa thực tiễn tốt đẹp, vì không có algorithm nào bên ngoài nào thực sự có
thể giám sát tôi một cách hiệu quả. Những nhà nước và những thị trường có thể
đã muốn làm đúng như thế đó, nhưng chúng thiếu những công nghệ cần thiết. Những
cơ quan điệp vụ như KGB và FBI chỉ có một hiểu biết mơ hồ về sinh hóa, bộ gene
và bộ óc của tôi, và thậm chí nếu những điệp viên nghe trộm được mọi cuộc gọi
điện thoại của tôi và ghi lại được tất cả những gặp gỡ ngẫu nhiên của tôi trên
đường phố, họ không có khả năng, nhất là tốc độ, như của computer [1] để phân tích tất cả
những dữ liệu này. Do đó, với điều kiện công nghệ của thế kỷ XX, những người
theo chủ nghĩa tự do đã đúng khi cho rằng không ai có thể biết về tôi tốt hơn chính
tôi tự biết bản thân. Do đó con người có một lý do rất vững để tự coi mình như
một hệ thống tự trị, và làm theo những tiếng nói bên trong chính họ, chứ không
phải là những mệnh lệnh của Ông Anh Lớn.
Tuy
nhiên, công nghệ thế kỷ XXI có thể cho những algorithm bên ngoài có khả năng để
biết về tôi giỏi hơn chính tôi biết về tự thân mình, và một khi điều này xảy
ra, tin tưởng vào chủ nghĩa cá nhân sẽ sụp đổ và thẩm quyền sẽ chuyển từ những con
người cá nhân sang những mạng lưới algorithm. Mọi người sẽ thôi không còn thấy
mình như những hữu thể tự trị, sinh sống cuộc đời mình theo như những ước muốn
của họ, nhưng thay vào đó trở nên quen với việc nhìn thấy mình như một kết hợp của
những cơ chế sinh hóa vốn nó được một mạng lưới những algorithm điện tử liên tục
theo dõi và hướng dẫn. Để điều này xảy ra, không cần phải có một algorithm bên
ngoài biết tôi thật toàn hảo, và không bao giờ phạm bất kỳ sai lầm nào; nhưng điều
là đủ để một algorithm bên ngoài sẽ biết tôi tốt hơn chính tôi biết bản thân,
và sẽ phạm ít sai lầm hơn tôi. Sau đó tin tưởng và trông cậy vào algorithm này để
làm những quyết định và lựa chọn trong cuộc sống của tôi sẽ là điều có nghĩa
lý.
Chúng
ta đã vượt qua đường phân ranh này nếu chỉ nhìn vào những gì liên quan với y học.
Trong bệnh viện, chúng ta thôi không còn là những cá nhân. Bạn nghĩ ai là người
sẽ làm những quyết định trọng nhất về cơ thể và sức khỏe của bạn trong suốt đời
bạn? Có xác xuất rất cao xảy ra rằng những quyết định này sẽ được những
algorithm computer, loại như Watson của IBM thực hiện. Và điều này không nhất
thiết phải là tin buồn. Những người bệnh tiểu đường đã mang theo những dụng cụ cảm
ứng [2] tự động kiểm tra mức
đường của họ nhiều lần trong ngày, báo động cho họ bất cứ khi nào nó vượt qua
ngưỡng cửa nguy hiểm. Trong năm 2014 những nhà nghiên cứu tại Đại học Yale đã công
bố thử nghiệm thành công đầu tiên của một “tụy tạng nhân tạo” được một chiếc
iPhone kiểm soát. Năm mươi hai người bệnh tiểu đường đã tham gia vào thí nghiệm.
Mỗi người bệnh có một thiết bị cảm ứng nhỏ và một máy bơm nhỏ được cấy vào dạ
dày của mình. Những máy bơm được kết nối với những ống nhỏ của insulin và
glucagon, hai thứ hormone cùng điều chỉnh lượng đường trong máu. Những thiết bị
cảm ứng liên tục đo mức độ đường, truyền dữ liệu đến một chiếc iPhone. IPhone là
nơi có một app phân tích những thông
tin, và bất cứ khi nào cần thiết ra lệnh cho những máy bơm để chúng bơm vào những
lượng insulin hay glucagon được đo lường – tất cả không cần sự can thiệp nào của
con người [3]
Nhiều
người khác, những người bị những bệnh không nghiêm trọng, đã bắt đầu dùng thiết
bị cảm ứng đeo trên người và computer để theo dõi sức khỏe và hoạt động của họ.
Những thiết bị – được kết hợp với một bất cứ gì, từ smartphone hay đồng hồ đeo
tay đến những băng quấn cổ tay hay quần áo lót – ghi chép những dữ liệu đo lường
những đặc điểm sinh học nhiều loại, như huyết áp. Dữ liệu sau đó được đưa vào
những program computer phức tạp, chúng ‘khuyên’ bạn thay đổi chế độ ăn uống và
thói quen hàng ngày của bạn nên thế nào, để vui hưởng sức khỏe tốt hơn, và đời
sống lâu dài hơn.[4] Google, cùng với công
ty dược phẩm khổng lồ Novartis, đang phát triển một kính gắn trên giác mạc để trông
chừng nồng độ glucose trong máu mỗi vài giây, bằng cách thử nghiệm xem nước mắt
có chứa gì.[5] Pixie Scientific bán
những ‘tã thông minh’ phân tích phân của em bé để tìm manh mối về tình trạng sức
khỏe của em bé. Microsoft đã đưa ra Băng đeo tay Microsoft trong tháng chục năm
2014 – một chiếc băng thông minh, trong số điển hình có thể kể như theo dõi nhịp
tim đập của bạn, bạn ngủ có ngon giấc không, và bạn đi bộ được bao nhiêu bước mỗi
ngày. Một app được gọi là Deadline (Đến
hạn) đi một bước xa hơn, bảo cho bạn biết cứ với những thói quen hiện tại của bạn,
bạn còn sống được bao nhiêu năm nữa.
Một
số người dùng những ứng dụng này mà không suy nghĩ gì nhiều về điều đó, nhưng với
những người khác điều này đã là một hệ ý thức, nếu không phải là một tôn giáo. Phong
trào ‘Tự ngã Đo đạc [6] biện luận rằng tự
ngã thì không là gì cả, nhưng là những mẫu thức toán học. Những mẫu thức này rất
phức tạp khiến não thức con người không có cơ may nào để hiểu được chúng. Vì vậy,
nếu bạn muốn theo lời câu ngạn ngữ xưa rằng ‘hãy tự biết mình’ [7], bạn không nên phí
thời giờ của bạn trong triết học, thiền định hay phân tâm học, nhưng bạn nên
thu thập những dữ liệu đo lường những đặc điểm sinh học [8] một cách hệ thống, và
để cho những algorithm phân tích chúng cho bạn, và cho bạn biết bạn ai, và bạn
nên làm những gì. Khẩu hiệu của phong trào là “Tự biết mình qua những con số”.[9]
Năm
2000, ca sĩ người Israel, Shlomi Shavan đã chinh phục những chương trình phát
thanh địa phương với ‘Arik’, bài hát thành công ‘tới mức’ [10] của mình. Đó là về một
anh chàng bị ám ảnh về Arik, người tình cũ của người bạn gái của mình. Anh đòi biết
trong việc ăn nằm với nhau, ai ‘cừ’ hơn – anh ta, hay Arik? Cô bạn gái trốn
tránh câu hỏi, nói rằng với mỗi người thì mỗi khác biệt. Những chàng trai này không
hài lòng và đòi hỏi: “Nói chuyện với những số đo đi, nàng ơi!” Tốt, chính xác
cho chàng trai loại như vậy, một công ty gọi là Bedpost bán những băng tay đo
lường những đặc điểm sinh học, bạn có thể đeo nó đương khi làm chuyện chăn gối.
Chiếc băng đeo tay này thu thập những dữ liệu như nhịp tim, mức độ mồ hôi, quan
hệ tình dục kéo dài bao lâu, cực đỉnh khoái lạc kéo dài bao lâu, và số lượng
calori bạn đã đốt cháy. Những dữ liệu được đưa vào một computer để phân tích
thông tin và xếp hạng hiệu suất của bạn với những con số chính xác. Không có cực
đỉnh khoái lạc làm giả tạo nữa, và ‘Chuyện đó với bạn thì thế nào?’ [11]
Những
người có kinh nghiệm bản thân qua sự hoà giải (bên trong) không ngừng của những
thiết bị này có thể bắt đầu thấy chính họ như một kết hợp gồm những hệ thống
sinh hóa hơn là như những cá nhân, và những quyết định của họ sẽ ngày càng phản
ảnh những đòi hỏi trái ngược nhau của những hệ thống. khác biệt [12]. Giả sử bạn có hai
giờ được tự do làm gì tùy ý một tuần , và bạn không chắc liệu nên dùng chúng để
chơi chess hay tennis. Một người bạn thân có thể hỏi: “Lòng dạ của bạn nói gì với
bạn?” “Tốt,” bạn trả lời, ‘cứ như lòng dạ tôi quan tâm, rõ ràng là chơi tennis tốt
hơn. Nó cũng tốt hơn cho mức cholesterol và huyết áp của tôi. Nhưng những (hình
chụp) scan fMRI của tôi cho biết tôi cần tăng cường vỏ não trái trước trán của
tôi. Trong gia đình tôi, bệnh mất trí nhớ thì khá phổ biến, và chú tôi đã vướng
nó rất sớm. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chơi chess hàng tuần có thể
giúp trì hoãn sự khởi đầu của bệnh mất trí nhớ’.
Bạn
đã có thể đã thấy nhiều những thí dụ cực đoan hơn của sự hoà giải bên ngoài [13] ở những khu lão khoa
của những bệnh viện. Tư tưởng nhân bản mang ảo tưởng về tuổi già như một thời kỳ
của trí tuệ và nhận thức thực tại. Một người già lý tưởng tuy có thể bệnh hoạn
cơ thể và yếu nhược, nhưng não thức của người ấy thì nhanh nhẹn và sắc bén, và người
ấy có tám mươi năm của hiểu biết sâu xa để phân phát. Ông ta biết chính xác những
gì là những gì, và luôn luôn có những lời khuyên hay cho đám cháu nội ngoại và những
người khách khác. Những người trên 80 tuổi của thế kỷ XXI không luôn luôn giống
như thế. Nhờ sự hiểu biết ngày càng tăng của chúng ta về sinh học con người, y
học giúp chúng ta sống đủ lâu để não thức của chúng ta và ‘tự ngã đích thực’ của
chúng ta phân huỷ và tan biến [14]. Xảy ra hết sức thường
xuyên, những gì còn lại là một kết tập của những hệ thống sinh học rối loạn chức
năng được một tập hợp gồm những màn hình, computer và máy bơm điều hành để giữ
cho tiếp tục kéo dài.
Ở
một mức độ sâu hơn, khi những công nghệ di truyền học được hợp nhất vào trong cuộc
sống hàng ngày, và khi mọi người phát triển những quan hệ ngày càng thân mật với
DNA của họ, tự ngã đơn nhất có thể mờ loãng hơn nữa, và những tiếng nói bên
trong đích thực có thể hòa tan vào trong một đám đông ồn ào của những gene. Khi
tôi đang phải chạm mặt với những đilemma và những quyết định khó khăn, tôi có
thể ngừng tìm kiếm giọng nói bên trong của tôi, và thay vào đó tham khảo ý kiến
hội đồng di truyền bên trong của tôi.
Ngày
14 tháng năm 2013, nữ tài tử điện ảnh Angelina Jolie đã đăng một bài báo trên tờ
New York Times về quyết định có một
giải phẫu của cô để cắt bỏ cả hai vú. Jolie đã sống nhiều năm trong bóng tối của
bệnh cancer vú, vì mẹ và bà ngoại của cô, cả hai người đều chết vì bệnh này ở
tuổi tương đối còn trẻ. Jolie đã có một khám nghiệm di truyền cho chính mình,
nó đã cho thấy rằng cô đang mang một đột biến nguy hiểm của gene BRCA1. Theo những
thống kê gần đây, những phụ nữ mang đột biến này có một xác suất 87 phần trăm sẽ
phát triển bệnh cancer vú. Mặc dù vào thời điểm đó Jolie đã không bị cancer, cô
quyết định ra tay trước căn bệnh đáng sợ và có một giải phẫu đôi cắt bỏ cả hai vú.
Trong bài viết Jolie giải thích rằng ‘tôi quyết định không giữ câu chuyện của
tôi trong bí mật riêng tư, vì có rất nhiều phụ nữ không biết rằng họ có thể sống
dưới bóng tối của bệnh cancer. Hy vọng của tôi rằng họ cũng thế, sẽ có thể để
có gene được khám nghiệm, và nếu họ có nguy cơ cao, họ cũng sẽ biết rằng họ có những
chọn lựa mạnh mẽ. [15]
Quyết
định nên có hay không một giải phẫu vú là một lựa chọn khó khăn và có thể gây chết
người. Ngoài những khó chịu, nguy hiểm và chi phí tốn kém của giải phẫu và những
phương pháp điều trị theo sau của nó, quyết định này có thể có những ảnh hưởng
sâu rộng đến sức khỏe, hình ảnh thân thể, hạnh phúc và quan hệ tình cảm của một
người. Sự lựa chọn của Jolie, và sự can đảm cô đã cho thấy trong việc công khai
nó, đã gây một khuấy động lớn trong dư luận , và dành cho cô sự ca ngợi và ngưỡng
mộ quốc tế. Đặc biệt, nhiều người hy vọng rằng dư luận công khai sẽ nâng cao sự
nhận thức về y học di truyền và những lợi ích trong tiềm năng của nó.
Từ
góc độ lịch sử, là điều thú vị để ghi nhận vai trò quyết định quan trọng của những
algorithm đã đóng trong trường hợp này. Khi Jolie đã phải làm một quyết định
quan trọng như thế về đời sống của cô, cô đã không leo lên một đỉnh núi trông
ra biển, nhìn mặt trời lặn, chìm dần vào những con sóng, và cố gắng để tiếp xúc
với những cảm xúc sâu thẳm nhất của cô. Thay vào đó, cô thích nghe những gene của
cô hơn, chúng có tiếng nói thể hiện không phải trong những cảm xúc nhưng trong những
con số. Jolie không hề cảm thấy đau đớn, hay khó chịu nào. Những cảm xúc của cô
nói với cô: “Hãy thanh thản đi, mọi sự việc thì hoàn toàn êm xuôi.” Nhưng những
algorithm computer được những y sĩ của cô sử dụng, chúng kể một câu chuyện
khác: “Cô không cảm thấy có bất kỳ gì sai, nhưng có một quả bom nổ chậm đang
tíc tắc đếm giờ trong DNA của cô. Hãy làm một gì đó về nó, – bây giờ!”
Dĩ
nhiên, những tình cảm và cá tính độc đáo của Jolie cũng đã đóng một phần quan
trọng nữa. Nếu một người phụ nữ khác với một cá tính khác biệt đã tìm biết được
cô cũng mang cùng những đột biến di truyền đó, cô ấy cũng đã có thể quyết định
không là đối tượng của một giải phẫu. Tuy nhiên – và ở đây chúng ta bước vào
vùng tối sáng lẫn lộn của lúc hoàng hôn – nếu người phụ nữ khác đó đã tìm biết
cô đã có mang sẵn không chỉ đột biến BRCA1 nguy hiểm, nhưng cũng còn một đột biến
khác trong gene ABCD3 (hãy tạm tưởng tượng), nó làm suy yếu một khu vực não chịu
trách nhiệm cho việc đánh giá những xác suất, do đó gây cho mọi người đi đến đánh
giá những nguy hiểm thấp hơn? Sẽ xảy ra điều gì nếu một nhà thống kê chỉ ra cho
người phụ nữ này rằng mẹ, bà ngoại và một số những thân tộc khác của cô đều đã chết
trẻ vì họ đã đánh giá những nguy cơ sức khỏe khác biệt thấp hơn, và đều thất bại
không có lấy được những biện pháp phòng ngừa nào?
Trong
tất cả những gì có thể xảy ra, bạn cũng thế, sẽ làm những quyết định quan trọng
về sức khỏe của bạn theo cùng một cách như Angelina Jolie. Bạn sẽ làm một khám
nghiệm di truyền, một khám nghiệm máu hoặc một fMRI; một algorithm sẽ phân tích
những kết quả của bạn dựa trên cơ sở của những cơ sở cấu trúc dữ liệu [16] rất lớn; và sau đó bạn
sẽ chấp nhận đề nghị của algorithm. Đây không phải là một màn kịch tận thế. Những
algorithm sẽ không nổi loạn và bắt chúng ta làm nô lệ. Thay vào đó, trong việc
đưa ra những quyết định cho chúng ta những algorithm sẽ rất giỏi, khiến có là điên
rồ mới không theo những lời khuyên của chúng.
Vai
chính đầu tiên của Angelina Jolie đã là trong phim hành động khoa học giả tưởng
Cyborg 2, 1993 . Cô đóng vai Casella
Reese, một cyborg được Pinwwheel Robotics xây dựng vào năm 2074 cho những hoạt
động gián điệp và ám sát giữ những công ty thương mại lớn. Casella đã được program
để có những cảm xúc con người, để trà trộn tài tình hơn vào xã hội loài người,
trong khi theo đuổi những nhiệm vụ của cô. Khi Casella khám phá rằng công ty Pinwwheel
Robotics không chỉ điều khiển cô, nhưng cũng có ý định ‘chấm dứt’ cô, Casella
chạy trốn và chiến đấu cho sự sống và tự do của mình. Cyborg 2 là một tưởng tượng (trong khuôn khổ tư tưởng nhân bản) tự
do về một cá nhân chiến đấu cho quyền tự do và quyền giữ riêng tư chống lại những
công ty thế giới như những con bạch tuộc có những cánh tay khổng lồ.
Trong
đời sống thật của mình, Jolie đã chuộng sự hy sinh quyền tự chủ và quyền giữ
riêng tư cho sức khỏe hơn. Một mong muốn tương tự như thế để giữ cho sức khỏe
con người được tốt hơn cũng có thể khiến hầu hết chúng ta tự nguyện tháo gỡ những
rào cản bảo vệ những không gian riêng tư của chúng ta, và cho phép những guồng
máy chính quyền và những tập đoàn nhiều quốc gia được thâm nhập vào những hang hốc
sâu thẳm thầm kín nhất của chúng ta. Lấy thí dụ, sự cho phép Google đọc những email
và theo dõi những hoạt động của chúng ta sẽ khiến Google có thể báo trước – cho
chúng ta về những bệnh dịch mới ‘lên men’ trước khi chúng được nhưng cơ quan y
tế công cộng nhận biết – là điều có thể làm được
Sở
Y tế Quốc gia UK (UHS) biết rằng có một dịch cúm lớn đã bùng nổ ở London bằng
cách nào? Bằng cách phân tích những báo cáo của hàng ngàn y sĩ trong hàng trăm phòng
khám bệnh. Và làm thế nào để tất cả những y sĩ này có được những thông báo?
Vâng, khi Mary một buổi sáng tỉnh dậy, cảm thấy trong mình hơi khó ở, cô không đi
thẳng đến y sĩ của cô. Cô chờ một vài giờ, hoặc thậm chí một hoặc hai ngày, hy
vọng rằng một tách trà pha với mật ong chẳng hạn sẽ làm được việc. Khi sự việc thấy
không được tốt hơn, cô mới gọi và hẹn với y sĩ, đến những phòng khám và mô tả
những triệu chứng. Người y sĩ đánh máy dữ liệu thông tin này vào computer, và hy
vọng một ai đó trong trụ sở NHS trung ương phân tích dữ liệu này cùng với những
tường trình được gửi về từ hàng ngàn y sĩ khác, để có thể kết luận bệnh rằng dịch
cúm đang xảy đến. Tất cả điều này phải mất rất nhiều thời giờ.
Google
có thể làm điều đó chỉ trong vài phút. Tất cả những gì nó cần làm là theo dõi
những từ ngữ những người thành phố London đánh máy trong email của họ và trong những
program chuyên tìm kiếm của Google, và đối chiếu những từ ngữ này với một cơ sở
cấu trúc dữ liệu của những triệu chứng bệnh. Giả sử trong một ngày trung bình từ
‘nhức đầu’, ‘sốt’, ‘buồn nôn’ và ‘hắt hơi’ xuất hiện 100.000 lần trong email
London và những program chuyên tìm kiếm. Nếu hôm nay algorithm của Google nhận
thấy chúng xuất hiện 300.000 lần, sau đó ‘trúng rồi!’ Chúng ta có một dịch cúm.
Không cần phải đợi cho đến khi Mary đi khám bệnh. Vào buổi sáng đầu tiên cô thức
dậy và cảm thấy một chút không khỏe, và trước khi đi làm cô gửi một đồng nghiệp
một email: “Tôi bị nhức đầu, nhưng tôi sẽ tới sở.” Đó là tất cả những gì Google
cần.
Tuy
nhiên, để Google làm được việc kỳ diệu của nó, Mary phải cho phép Google không
chỉ để đọc những tin nhắn của cô, nhưng cũng còn để chia sẻ thông tin (về sức
khoả cá nhân cô) với những cơ quan y tế. Nếu Angelina Jolie đã sẵn sàng hy sinh
sự riêng tư của mình để nâng cao nhận thức về bệnh cancer vú, tại sao Mary lại không
nên làm cho một sự hy sinh tương tự để chống lại bệnh dịch?
Đây
không phải là một ý tưởng lý thuyết. Năm 2008 Google thực sự đã phát khởi Google Flu Trends, theo dõi dịch cúm bằng
cách theo dõi những tìm kiếm (qua những program) của Google. Dịch vụ này vẫn
đang được phát triển, và do những hạn chế phải tôn trọng riêng tư cá nhân, nó chỉ
theo dõi những từ tìm kiếm và bị buộc tránh đọc những email riêng. Nhưng nó đã
có khả năng rung chuông báo động bệnh mười ngày sớm hơn những cơ quan truyền thống
chuyên trách y tế công cộng. [17]
Một
dự án nhiều tham vọng hơn được gọi là Google
Baseline Study. Google dự định sẽ xây dựng một cơ sở cấu trúc dữ liệu khổng
lồ về sức khỏe con người, thiết lập hồ sơ của ‘sức khỏe toàn hảo’. Hy vọng điều
này sẽ làm nó có thể xác định được ngay cả những sai lệch nhỏ nhất với đường biểu
diễn cơ sở, qua đó báo trước cho mọi người những vấn đề sức khỏe đang nảy mầm
như cancer, khi chúng có thể được bóp chết từ trong trứng nước. Baseline Study ăn
khớp với toàn bộ một dòng những sản phẩm được gọi là Google Fit. Những sản phẩm này sẽ được đưa vào những gì mang mặc được
như quần áo, vòng tay, giày dép và kính mắt, và sẽ thu thập một dòng chảy không
bao giờ dứt của những dữ liệu thống kê sinh học. Ý tưởng là để Google Fit cung cấp cho Baseline Study những dữ liệu nó cần có. [18]
Tuy
nhiên, có những công ty giống như Google muốn đi còn sâu nhiều hơn những gì
mang mặc được. Thị trường về thử nghiệm DNA hiện đang phát triển nhảy vọt. Một
trong những dẫn đầu của nó là ‘23andMe’,
một công ty tư nhân được Anne Wojcicki thành lập, vợ cũ của Sergey Brin, người đồng
sáng lập Google. Tên gọi ‘23andMe’ trỏ về 23 cặp nhiễm sắc thể (trong mỗi tế
bào) chứa bộ genome của chúng ta, thông
điệp là những nhiễm sắc thể của tôi có một quan hệ rất đặc biệt với tôi. Bất cứ
ai có thể hiểu được những gì những nhiễm sắc thể đang nói, người ấy có thể bảo cho
bạn biết những điều về bản thân bạn mà ngay cả bạn không bao giờ ngờ là có thể
có.
Nếu
bạn muốn biết chúng nói gì, chỉ phải trả $ 99 cho 23andMe, và họ sẽ gửi cho bạn một gói nhỏ với một ống xilanh ngắn
nhỏ, loại để đựng chất lỏng. Bạn nhổ nước dãi vào ống, đóng kín và gửi nó tới
Mountain View, California. Ỏ đó, DNA trong nước dãi của bạn được đọc, và bạn nhận
được những kết quả trực tuyến. Bạn nhận
được một danh sách những nguy cơ có thể xảy ra về sức khỏe mà bạn phải chạm mặt,
và khuynh hướng di truyền của bạn trong hơn chín mươi đặc điểm và điều kiện
khác biệt, từ hói đầu đến mù lòa. ‘hãy tự biết mình’ chưa bao giờ dễ dàng hơn
hoặc rẻ hơn. Vì nó thì tất cả dựa trên thống kê, kích thước của cơ sở cấu trúc
dữ liệu của công ty là chìa khóa để đưa ra những tiên đoán chính xác. Do đó
công ty đầu tiên nào xây dựng được một cơ sở cấu trúc dữ liệu về thông tin di
truyền khổng lồ sẽ cung cấp cho khách hàng với những tiên đoán tốt nhất, và có
khả năng sẽ dành thị trường. Những công ty công nghệ sinh học USA đang ngày
càng lo ngại rằng những luật bảo về quyền riêng tư nghiêm ngặt ở USA, kết hợp với
sự coi thường của người Tàu với quyền riêng tư cá nhân, có thể đặt trọn thị trường
về di truyền trên khay, giao gọn nó cho những công tyTàu..
Nếu
chúng ta hiểu được liên hệ giữa những ý tưởng hay kinh nghiệm, và nếu chúng ta đem
cho Google và những công ty cạnh tranh của nó được tự do lui tới những thiết bị
đo lường đặc điểm sinh học của chúng ta, tới những hình chụp scan DNA của chúng
ta và những hồ sơ y tế của chúng ta, chúng ta sẽ nhận được một dịch vụ y tế hiểu-biết-tất-cả
về sức khỏe, vốn sẽ không chỉ chống những bệnh dịch, nhưng cũng sẽ che chắn
chúng ta với những bệnh cancer, đau tim và bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, với một cơ
sở cấu trúc dữ liệu như vậy trong tay, Google có thể làm hơn thế rất nhiều. Hãy
tưởng tượng một hệ thống, trong những lời của bài hát nổi tiếng của ban Police,
vốn canh chừng mỗi hơi thở của bạn, mỗi bước di chuyển bạn thực hiện, và mỗi gắn
bó bạn phá vỡ. Một hệ thống vốn giám sát cả trương mục nhà băng lẫn nhịp tim của
bạn, mức lượng đường trong máu của bạn và những phiêu lưu tình dục thầm kín của
bạn. Nó chắc chắn sẽ hiểu biết bạn giỏi hơn chính bạn tự biết mình rất nhiều. Những
tự lừa dối và tự ảo tưởng vốn giam bẫy người ta trong những quan hệ tình cảm tệ
hại, nghề nghiệp sai lầm và những thói quen tai hại sẽ không đánh lừa được Google.
Không giống như tự ngã thuật kể điều khiển chúng ta ngày nay, Google sẽ không
đưa ra những quyết định trên cơ sở của những câu chuyện được xào nấu mà thành, và
sẽ không bị lừa bởi những đường nhận thức đi tắt, và quy luật “cao điểm – kết
thúc”. Google sẽ thực sự nhớ từng bước chúng ta đã bước, và mỗi bàn tay chúng
ta đã bắt tay.
Nhiều
người sẽ vui sướng để chuyển giao phần lớn những tiến trình quyết định của họ
vào tay của một hệ thống như vậy, hoặc ít nhất là tham khảo ý kiến với nó bất
cứ khi nào người ta phải đối đầu với những lựa chọn quan trọng. Google sẽ khuyến
dụ chúng ta để xem phim nào, đi đâu vào những ngày nghỉ, và học gì ở trường đại
học, nhận công việc nào được đề nghị giao cho, và thậm chí cả người nào để hẹn hò
hay kết hôn. “Nghe này, Google,” Tôi sẽ nói, “cả John và Paul đều đang tán tỉnh
tôi. Tôi thích cả hai, nhưng theo những cách khác biệt, và thật là khó để tôi
quyết định chọn lựa. Với tất cả mọi điều bạn biết, bạn khuyên tôi phải làm gì?”
Và
Google sẽ trả lời: “Vâng, tôi biết bạn từ ngày bạn được sinh ra. Tôi đã đọc tất
cả những email của bạn, ghi lại tất cả những nói chuyện qua phone của bạn, và
biết những phim yêu thích của bạn, DNA của bạn và tất cả lịch sử ‘cõi lòng’ của
bạn. Tôi có dữ liệu chính xác về mỗi cuộc hẹn hò bạn đã có, và nếu bạn muốn,
tôi có thể trưng cho bạn thấy đồ thị nhịp tim bạn đập, huyết áp và lượng đường
của bạn, từng giây phút một, bất cứ khi nào bạn có một hẹn hò với John hay
Paul. Nếu cần thiết, tôi thậm chí có thể cung cấp cho bạn với thứ hạng toán học
chính xác của tất cả những cuộc gặp gỡ tình dục bạn đã có với cả hai người. Và
tự nhiên đủ, tôi biết họ cũng như tôi biết bạn. Dựa trên tất cả những thông tin
này, trên những algorithm tuyệt vời của tôi, và trên những số liệu thống kê giá
trị hàng chục năm, về hàng triệu những quan hệ nam nữ, tình ái – Tôi khuyên bạn
nên đi với John, với 87 phần trăm xác suất bạn sẽ được hài lòng hơn với anh ta
về lâu về dài.
“Thật
vậy, tôi biết bạn rất rõ, khiến tôi cũng còn biết thêm rằng bạn không thích trả
lời này. Paul thì đẹp trai hơn John nhiều, và vì bạn đặt quá nhiều ‘’trọng lượng’
vào hình dạng bên ngoài, bạn đã thầm mong tôi nói “Paul”. Hình dạng bên ngoài
thì quan trọng, dĩ nhiên; nhưng không nhiều như bạn nghĩ. Những algorithm sinh
hóa của bạn – chúng đã phát triển hàng chục ngàn năm trước ở những cánh đồng cỏ
Africa – đem cho dáng vẻ bên ngoài một trọng lượng là 35 phần trăm trong sự đánh
giá tổng thể của họ về những người bạn tình tương lai. Những algorithm của tôi
– vốn dựa trên hầu hết những nghiên cứu mới nhất và thống kê cập nhật nhất –
nói rằng ngoại hình chỉ có 14 phần trăm ảnh hưởng đến sự thành công lâu dài của
những quan hệ lãng mạn. Vì vậy, mặc dù tôi đã đặt ngoại hình của Paul vào cân
nhắc xem xét, tôi vẫn nói với bạn rằng bạn sẽ có được vị trí tốt hơn với John.[19]
Trong
trao đổi cho những dịch vụ tư vấn thân tình như vậy, chúng ta sẽ chỉ phải bỏ ý
tưởng rằng con người là những cá nhân, và rằng mỗi con người đều có một ý chí tự
do xác định những gì là tốt, những gì là đẹp và những gì là ý nghĩa của đời sống.
Con người sẽ không còn là những thực thể tự trị được dẫn đạo bởi những truyện kể
do tự ngã thuật kể của họ bịa đặt ra. Thay vào đó, họ sẽ là những phần nội tại,
không tách rời của một netwwork thế
giới khổng lồ.
Chủ
nghĩa tự do đã ‘thánh hóa’ tự ngã thuật kể, và cho nó được bỏ phiếu trong những
phòng bầu phiếu, chọn lựa trong những siêu thị và trên thị trường hôn nhân.
Trong nhiều thế kỷ việc này có ý nghĩa, vì mặc dù tự ngã thuật kể đã tin vào tất
cả những loại hư cấu và những tưởng tượng, không có hệ thống thay thế nào biết rõ
tôi hơn. Tuy nhiên, một khi chúng ta có một hệ thống thực sự biết tôi rõ ràng
hơn, sẽ là điều liều lĩnh và dại dột để bỏ mặc thẩm quyền nằm trong tay của tự
ngã thuật kể.
Những
thói quen tự do như những bầu cử dân chủ sẽ trở nên lỗi thời, vì Google sẽ có
thể đại diện ngay cả cho những chính kiến riêng của tôi tốt hơn bản thân tôi.
Khi tôi đứng trong phòng phiếu kín, sau màn che, chủ nghĩa tự do hướng dẫn tôi
để tham khảo ý kiến của tự ngã đích thực của tôi, và chọn bất cứ đảng phái
nào hoặc ứng cử viên nào phản ảnh được những khát vọng sâu xa nhất của tôi. Tuy
nhiên, khoa học sự sống cho thấy rằng khi tôi đứng đó sau bức màn, tôi không thực
sự nhớ được tất cả mọi sự vật việc tôi đã cảm và nghĩ trong nhiều năm kể từ cuộc
bầu cử trước. Hơn nữa, tôi đang bị một loạt những tuyên truyền, phù thủy chính
trị và những ký ức ngẫu nhiên bắn phá, chúng cũng rất có thể bóp méo lựa chọn của
tôi. Cũng như trong thí nghiệm nước lạnh của Kahneman, trong chính trị cũng thế,
tự ngã thuật kể tuân theo quy luật “cao điểm – kết thúc”. Nó quên mất phần lớn
những sự kiện, nhớ chỉ một vài những biến cố (thời sự) hàng đầu, và đem cho những
diễn biến gần đây một trọng lượng hoàn toàn không cân xứng.
Trong
bốn năm dài, tôi có thể nhiều lần phàn nàn về những chính sách của người làm Thủ
tướng, nói với cả bản thân mình lẫn bất cứ ai sẵn sàng lắng nghe rằng ông ta sẽ
là ‘người hủy hoại của chúng ta tất cả’ . Tuy nhiên, trong những tháng trước
khi có bầu cử, chính phủ của ông đã giảm thuế và mạnh tay tiêu ngân quĩ quốc
gia. Đảng cầm quyền đã thuê những tay chuyên môn viết văn bản trình bày chính
sách cho công chúng giỏi nhất, để dẫn đường một vận động tuyển cử tuyệt vời, với
một hỗn hợp trong đó cân bằng những đe dọa chính trị và những lời hứa xã hội vốn
nói thẳng vào trung tâm sợ hãi trong não của tôi. Vào buổi sáng của ngày bỏ phiếu,
tôi thức dậy với một cảm lạnh, tác động vào những tiến trình não thức của tôi,
khiến tôi thích sự an toàn và ổn định hơn, trên tất cả những vấn đề khác. Và
thì đấy! Tôi đã chọn con người sẽ ‘hủy hoại của chúng ta tất cả’ trở lại văn
phòng thêm bốn năm nữa.
Tôi
đã có thể cứu mình khỏi một số phận như vậy, nếu tôi đã đơn giản ủy quyền cho
Google bỏ phiếu thay tôi. Google không phải đã ra đời chỉ mới ngày hôm qua, bạn
biết đấy. Mặc dù nó không bỏ qua việc cắt giảm thuế gần đây và những lời hứa hẹn
trong vận động bầu cử, nó cũng nhớ lại những gì đã xảy ra trong suốt bốn năm
trước. Nó biết huyết áp của tôi đã ra sao mỗi lần tôi đọc tờ báo buổi sáng, và
mức dopamine của tôi đã giảm mạnh đến đâu trong khi tôi xem tin tức trên tivi thời
sự buổi tối. Google sẽ biết làm thế nào để sàng lọc những khẩu hiệu trống rỗng của
những bình luận phù thuỷ chính trị. Google cũng sẽ biết rằng bệnh tật cũng làm
cho những cử tri nghiêng nhiều hơn một chút sang ‘hữu phái’ so với thông thường,
và sẽ bù đắp cho điều này. Do đó, Google sẽ có khả năng bỏ phiếu không theo trạng
thái nhất thời của não thức tôi, và không theo như những thêm thắt lẫn tưởng tượng
của tự ngã thuật kể, nhưng theo như những cảm xúc thực và lợi ích của kết hợp
những algorithm sinh hóa được biết như là “tôi”.
Đương
nhiên, Google sẽ không luôn luôn đúng được ngay lần đầu. Dù sao chăng nữa, đây tất
cả chỉ là những gì có thể xảy ra. Nhưng nếu Google làm đủ số những quyết định tốt,
mọi người sẽ ban thẩm quyền thêm cho nó. Với thời gian trôi qua, những cơ sở cấu
trúc dữ liệu sẽ tăng trưởng, những thống kê này sẽ ngày một chính xác hơn, những
algorithm sẽ trở nên tốt hơn, và những quyết định sẽ càng được thêm tốt hơn. Hệ
thống sẽ không bao giờ biết tôi đến mức hoàn hảo, nhưng sẽ không bao giờ có thể
sai lầm. Nhưng không phải cần đến những điều đó. Chủ nghĩa nhân bản tự do sẽ sụp
đổ vào ngày hệ thống biết tôi tốt hơn chính tôi biết chính mình. Vốn điều đó
thì ít khó khăn hơn như nó xem dường thực thế, nếu chỉ nghe nói, vì rằng hầu hết
mọi người đều không thực sự biết về bản thân họ được gì nhiều cho lắm.
Một
nghiên cứu gần đây – được Facebook, đối thủ của Google, đặt làm – đã chỉ ra rằng
algorithm Facebook ngày nay đã là một người phán đoán tốt hơn rồi, về những tính
cách đặc biệt và những thói quen khuynh hướng cá nhân con người; thậm chí còn tốt
hơn chính những bạn bè, cha mẹ, vợ hoặc chồng của người ta. Nghiên cứu đã được
tiến hành với 86.220 người tình nguyện, những người có sổ tên Facebook và đã trả
lời một bảng câu hỏi gồm 100-mục về cá tính. Algorithm của Facebook tiên đoán những
câu trả lời của những người này dựa trên sự theo dõi những Likes của họ ttong
Facebook – vốn những trang web, những hình ảnh và những clip video đều được ‘dán
nhãn’ với Like như một nút bấm tuỳ chọn.
Càng nhiều Like, những tiên đoán càng
chính xác hơn. Những tiên đoán của algorithm được đem so sánh với của những đồng
nghiệp, bạn bè, những thành viên gia đình và vợ hay chồng. Thật ngạc nhiên,
algorithm đã cần một loạt chỉ gồm có 10 Likes
để làm hay hơn những tiên đoán của những đồng nghiệp. Nó đã cần 70 Likes để làm
hay hơn những người bạn, 150 Likes để làm hay hơn những thành viên gia đình, và
300 Likes để làm hay hơn người vợ hoặc chồng. Nói cách khác, nếu như xảy ra là
bạn đã bấm 300 lần nút Likes trong sổ
Facebook của bạn, algorithm Facebook có thể tiên đoán được những ý kiến và những
mong muốn của bạn, hay hơn so với chính chồng hoặc vợ của bạn!
Thật
vậy, trong một số lĩnh vực, algorithm của Facebook đã làm hay hơn chính những con
người. Những người tham gia được hỏi để đánh giá những điều, như mức độ dùng những
chất gây say nghiện, hoặc kích thước của những mạng lưới xã hội của họ. Những
phán đoán của họ thì kém chính xác hơn so với của algorithm. Nghiên cứu đã kết
luận với tiên đoán sau đây (thực hiện bởi những tác giả con người của bài viết,
không phải bởi algorithm Facebook): “Mọi người có thể buông bỏ những phán đoán tâm
lý riêng của họ và hãy dựa vào những computer khi thực hiện những quyết định
quan trọng trong đời sống, chẳng hạn như những lựa chọn về những hoạt động, đường
tiến nghề nghiệp, hoặc ngay cả người tình lãng mạn. Những quyết định dựa trên dữ
liệu (do algorithm computer thu tập và phân tích) như vậy sẽ làm cho đời sống của
người ta tốt hơn lên là điều có thể được. [20]
Thêm
một ghi nhận, tuy màu sắc đen tối hơn, vẫn cùng nghiên cứu nói trên, còn ngầm ý
rằng trong những bầu cử tổng thống nước US sắp tới, Facebook có thể biết, không
chỉ những ý kiến chính trị của hàng chục triệu người US, nhưng cũng ai trong
số đó là những người có thể thay đổi phiếu bầu quan trọng, và những phiếu bầu
này có thể đong đưa thay đổi thế nào. Facebook có thể cho bạn biết rằng ở
Oklahoma, cuộc đua giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thì đặc biệt cân bằng,
đang ngang ngửa, Facebook có thể xác định được 32.417 cử tri vẫn chưa quyết định
phiếu bầu của họ, và Facebook có thể xác định mỗi ứng cử viên cần phải nói những
gì để có thể đảo ngược thế cân bằng. Làm thế nào Facebook có thể có được những dữ
liệu chính trị vô giá này? Chúng ta cung cấp chúng miễn phí cho nó.
Trong
những ngày tưng bừng của chủ nghĩa đế quốc Europe, những kẻ xâm lược và những con
buôn đã mua trọn những hòn đảo và những đất nước để đổi lấy những ngọc đá quí màu
sắc đẹp đẽ rực rỡ. Trong thế kỷ XXI, dữ liệu thông tin cá nhân của chúng ta có
lẽ là nguồn tài nguyên có giá trị nhất hầu hết con người vẫn phải đem cho, và
chúng ta đang đem nó cho những công ty công nghệ khổng lồ để đổi lấy những dịch
vụ email và những video buồn cười về con mèo.[21]
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
[1] Computing power: sức mạnh trong khả năng
và tốc độ của computer
[2] tạm dịch
sensors, trong y khoa - a device that responds to a physical stimulus (as heat,
light, sound, pressure, magnetism, or a particular motion) and transmits a
resulting impulse (as for measurement or operating a control)
[3] [Ido Efrati, ‘Researchers Conducted a
Successful Experiment with an “Artificial Pancreas” Connected to an iPhone’ [in
Hebrew], Haaretz, 17 June 2014, accessed 23 December 2014,
http://www.haaretz.co.il/news/health/1.2350956. Moshe Phillip et al.,
‘Nocturnal Glucose Control with an Artificial Pancreas at a Diabetes Camp’, New England Journal of Medicine 368:9
“(2013), 824–33; ‘Artificial Pancreas Controlled by iPhone Shows Promise in
Diabetes Trial’, Today, 17 June 2014,
accessed 22 December 2014,
http://www.todayonline.com/world/artificial-pancreas-controlled-iphone-shows-promise-diabetes-trial?singlepage=true.]
[4]
[Dormehl, The Formula, 7–16.]
[5] [Martha
Mendoza, ‘Google Develops Contact Lens Glucose Monitor’, Yahoo News, 17 January
2014, accessed 12 August 2015,
http://news.yahoo.com/google-develops-contact-lens-glucose-monitor-000147894.html;
Mark Scott, ‘Novartis Joins with Google to Develop Contact Lens That Monitors
Blood Sugar’, New York Times, 15 July
2014, accessed 12 August 2015,
http://www.nytimes.com/2014/07/16/business/international/novartis-joins-with-google-to-develop-contact-lens-to-monitor-blood-sugar.html?_r=0;
Rachel Barclay, ‘Google Scientists Create Contact Lens to Measure Blood Sugar
Level in Tears’, Healthline, 23 January 2014, accessed 12 August 2015,
http://www.healthline.com/health-news/diabetes-google-develops-glucose-monitoring-contact-lens-012314.]
[6]
Quantified Self: Phong trào ‘Tự ngã Đo đạc’ hay ‘Tự ngã Bao nhiêu’
(‘quantificare’, từ Latin ‘quantus’ = ‘bao nhiêu’) có mục đích cân đo tất cả
mọi phương diện của đời sống hàng ngày của chúng ta với trợ giúp của công nghệ
kỹ thuật. Những dụng cụ, máy móc có thể mang, đeo, gắn vào người được để theo
dõi hoạt động, cùng với những app
giúp chúng ta ghi nhận, đo lường tất cả những bước đi, miếng ăn, giấc ngủ, hơi
thở, tim đập, lượng máu,... của chúng ta; tất cả có thể đem lại một sự hiểu
biết tốt hơn về chính chúng ta, bản chất chúng ta, và thậm chí còn đem lại
nhiều lợi ích cho sức khoẻ chúng ta.
[7] “Know
Thyself” khắc vào đá trên tường sân trước của đền thờ Apollo ở Delphi.
[8]
biometrics hay biostatistics.
[9]
[Quantified Self, http://quantifiedself.com/; Dormehl, The Formula, 11–16.]
[10] Hit
song
[11]
[Dormehl, The Formula, 91–5; Bedpost,
http://bedposted.com.]
[12] [Dormehl, The Formula, 53–9.]
[13] Thuật ngữ ‘hoà giải bên trong/bên ngoài’
(internal/external mediation) trong thuyết ‘dục vọng bắt chước’ (mimetic
desire) trình bày trong Mensonge
romantique et vérité romanesque (1961) của René Girard. Chúng ta không thực
sự biết tự mình muốn gì; những mong muốn hay dục vọng của chúng ta thường là
bắt chước; chúng ta làm theo hay vay mượn những mong ước của những người khác.
Chú ý phân biệt nhu cầu (ăn, làm tình) và dục vọng, mong muốn (muốn ăn phở,
không ăn mì; muốn ăn nằm với bà này, không cô kia). Dục vọng khi đó được định
nghĩa như một liên quan ba chiều giữa chủ thể, đối tượng và một hoà giải, yếu
tố hoà giải, hay dàn xếp này đẩy mong muốn của chủ thể hướng đến đối tượng. Yếu
tố, hay tác nhân hoà giải trung gian này có thể là bên trong hay bên ngoài chủ
thể. Bên ngoài như Gót, thần, lãnh tụ, gương anh hùng đều được ý thức và được
xã hội thúc đẩy, tăng cường. Bên trong như của những người đồng tuổi, cùng
nhóm, hay những cá nhân tự thấy có một quyến rũ, lôi cuốn, cám dỗ bí mật, là
một nội dung kém rõ ràng hơn. Yếu tố hoà giải càng gần với tự ngã bao nhiêu,
một người càng cảm thấy khó thú nhận rằng mình đã chịu ảnh hưởng, rằng ước mong
của mình thực đã là bắt chước.
[14] Những bệnh như quên trí nhớ, mất tự
ngã,...như: Alzheimer: Dementia, Diffuse Lewy Body Disease. Vascular Dementia,
Frontotemporal Dementia (FTD - Also known as Pick's Disease), Depression,
Parkinson's Disease, Normal Pressure Hydrocephalus, Huntington's Disease,
Creutzfeldt-Jakob Disease (CJD)
[15]
[Angelina Jolie, ‘My Medical Choice’, New
York Times, 14 May 2013, accessed 22 December 2014,
http://www.nytimes.com/2013/05/14/opinion/my-medical-choice.html.]
[16] databases: những cơ sở cấu trúc dữ
liệu
[17] [Google
Flu Trends’, http://www.google.org/flutrends/about/how.html; Jeremy Ginsberg et
al., ‘Detecting Influenza Epidemics Using Search Engine Query Data’, Nature
457:7232 (2008), 1012–14; Declan Butler, ‘When Google Got Flu Wrong’, Nature, 13 February 2013, accessed 22
December 2014, http://www.nature.com/news/when-google-got-flu-wrong-1.12413;
Miguel Helft, ‘Google Uses Searches to Track Flu’s Spread’, New York Times, 11 November 2008, accessed
22 December 2014,
http://msl1.mit.edu/furdlog/docs/nytimes/2008-11-11_nytimes_google_influenza.pdf;
Samantha Cook et al., ‘Assessing Google Flu Trends Performance in the United
States during the 2009 Influenza Virus A (H1N1) Pandemic’, PLOS ONE, 19 August
2011, accessed 22 December 2014,
http://www.plosone.org/article/info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pone.0023610;
Jeffrey Shaman et al., ‘Real-Time Influenza Forecasts during the 2012–2013
Season’, Nature, 23 April 2013,
accessed 24 December 2014, http://www.nature.com/ncomms/2013/131203/ncomms3837/full/ncomms3837.html]
[18]
[Alistair Barr, ‘Google’s New Moonshot Project: The Human Body’, Wall Street Journal, 24 July 2014,
accessed 22 December 2014,
http://www.wsj.com/articles/google-to-collect-data-to-define-healthy-human-1406246214;
Nick Summers, ‘Google Announces Google Fit Platform Preview for Developers’, Next Web, 25 June 2014, accessed 22
December 2014,
http://thenextweb.com/insider/2014/06/25/google-launches-google-fit-platform-preview-developers/.]
[19]
[Dormehl, The Formula, 72–80.]
[20] [Wu Youyou, Michal Kosinski and David
Stillwell, ‘Computer-Based Personality Judgements Are More Accurate Than Those
Made by Humans’, PNAS 112:4 (2015), 1036–40.]
[21] funny cat videos