Sunday, August 23, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (15)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người





18
Một cuộc cách mạng thường trực

Cách mạng Kỹ nghệ đã khai trương những lối mới để chuyển đổi năng lượng và sản xuất hàng hóa, phần lớn giải phóng loài người khỏi sự tuỳ thuộc của nó vào hệ sinh thái xung quanh. Con người triệt hạ rừng rậm, vét khô đầm lầy, đắp đập ngăn sông, đưa nước vào đồng bằng, đặt hàng chục nghìn km đường xe lửa, và xây những đô thị lớn của những nhà chọc trời. Khi thế giới đã được đúc cho phù hợp với những nhu cầu của Homo Sapiens, những môi trường sống bị phá hủy và những loài bị tuyệt chủng. Hành tinh một lần màu xanh lá cây và xanh nước biển của chúng ta đang trở thành một trung tâm mua sắm bằng bê tông và nhựa plastic.”

Ngày nay, những lục địa của quả đất là nhà của gần 7 tỉ Sapiens. Nếu bạn lấy tất cả những người này và đặt họ trên một cái cân lớn, khối lượng hợp lại của họ sẽ khoảng 300 triệu tấn. Nếu sau đó bạn đem tất cả những động vật đã thuần hóa trong những trại chăn nuôi của chúng ta – bò, lợn, cừu, gà – và đặt chúng trên một cái cân lớn hơn, khối lượng của chúng sẽ lên đến khoảng 700 triệu tấn. Ngược lại, khối lượng kết hợp của tất cả những động vật lớn hoang dã còn sống sót – từ những con nhím và những pengiun, đến những con voi và cá voi – thì ít hơn 100 triệu tấn. Trong những sách trẻ em của chúng ta, hình tượng của chúng ta, và màn ảnh TV của chúng ta, đều vẫn còn đầy những hươu cao cổ, chó sói và chimpanzee, nhưng trong thực tại, chúng còn lại rất ít. Có khoảng 80.000 hươu cao cổ trên thế giới, so với 1,5 tỉ gia súc; chỉ có 200.000 con sói, so với 400 triệu con chó đã thuần hoá; chỉ 250.000 con chimpanzee – trái ngược với hàng tỉ con người. Loài người thực sự đã chiếm lĩnh thế giới. [1]

Sự suy thoái trong hệ sinh thái thì không giống như một với khan hiếm về tài nguyên. Như chúng ta đã thấy trong chương trước, những nguồn tài nguyên sẵn có cho loài người không ngừng tăng lên, và có thể sẽ tiếp tục xảy ra như vậy. Đó là tại sao những tiên tri về ngày tận thế trên sự khan hiếm tài nguyên có lẽ đã đặt sai chỗ. Ngược lại, nỗi lo sợ về sự suy thoái của hệ sinh thái thì đúng là có nền tảng vững chắc. Tương lai có thể thấy Sapiens giành quyền kiểm soát một tuyệt diệu dồi dào bất tận của những vật liệu mới và những nguồn năng lượng mới, trong khi cũng đồng thời phá hủy những gì còn lại của môi trường sống tự nhiên, và đẩy hầu hết những loài khác vào tuyệt chủng.

Trong thực tế, bất ổn sinh thái có thể gây nguy hiểm cho sự tồn tại của chính Homo Sapiens. Hiện tượng quả đất ấm lên, nước biển dâng cao, và ô nhiễm lan rộng, có thể làm quả đất thành kém thân thiện với loài chúng ta, và hệ quả là trong tương lai có thể thấy một cuộc đua xoắn ốc, dồn dập mãnh liệt, giữa quyền lực của con người và những thiên tai do con người gây ra. Khi con người dùng sức mạnh của mình để chống lại những lực lượng của thiên nhiên, khuất phục và nô dịch những hệ sinh thái theo những nhu cầu và những ham muốn thất thường của họ, họ có thể càng gây ra nhiều hơn những tác động phụ không lường và nguy hiểm. Đây là những gì nhiều phần có thể xảy ra, có thể được kiểm soát chỉ bằng những mánh khoé tác động vào những hệ sinh thái, ngay cả còn cực đoan mạnh mẽ hơn, vốn sẽ dẫn đến sự hỗn loạn ngay cả lại càng tồi tệ hơn nữa.

Nhiều người gọi tiến trình này là “sự phá huỷ thiên nhiên”. Nhưng nó không thực sự là sự phá hủy, nó là sự thay đổi. Thiên nhiên không thể bị phá hủy. Sáu mươi lăm triệu năm trước, một asteroid đã xóa sạch loài dinosaur, nhưng khi làm vậy, nó đã mở đường đi tới cho những loài động vật lớp có vú. Ngày nay, loài người đang đẩy nhiều loài vào tuyệt chủng, và ngay cả có thể tiêu huỷ chính nó. Nhưng những sinh vật khác đang sinh sống khá tốt. Chuột và gián, lấy thí dụ, đang trong thời kỳ hoàng kim của chúng. Những sinh vật kiên trì này có thể sẽ bò ra từ dưới đống đổ nát còn bốc khói của một tận thế nguyên tử, sẵn sàng và có khả năng reo rắc cùng khắp những DNA của chúng. Có lẽ 65 triệu năm sau, kể từ bây giờ, những con chuột thông minh sẽ nhìn lại với lòng biết ơn về sự tàn sát loài người đã tự làm, cũng giống như ngày nay chúng ta có thể cảm ơn asteroid cho loài dinosaur đi đời!

Tuy nhiên, những đồn đãi về sự tuyệt chủng của chúng ta là quá sớm. Kể từ cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, dân số thế giới đã tăng vọt, chưa từng thế trước đây. Năm 1700 trên thế giới là quê hương của khoảng 700 triệu người. Năm 1800 đã có 950 triệu người chúng ta. Đến năm 1900, chúng ta gần như tăng gấp đôi số lượng chúng ta đến 1,6 tỉ người. Và đến năm 2000, tăng gấp bốn lần, tới 6 tỉ người. Ngày nay có chỉ ngập ngừng ở mức 7 tỉ Sapiens.

Thời hiện nay

Trong khi tất cả những Sapiens này đã phát triển vững mạnh, trơ trơ cứng cỏi với những thay đổi thất thường của thiên nhiên, hơn bao giờ hết, họ đã trở thành những đối tượng của những mệnh lệnh của kỹ nghệ và chính phủ trong thời hiện nay. Cuộc Cách mạng Kỹ nghệ đã mở đường cho một chuỗi dài những thí nghiệm trong kỹ thuật tâm lý xã hội [2] và một chuỗi ngay cả còn dài hơn, những thay đổi không hề tính toán suy nghĩ trước, trong cuộc sống hàng ngày và tâm lý của con người. Một thí dụ trong số rất nhiều, là sự thay thế của những nhịp điệu canh nông truyền thống với bảng ấn định giờ giấc đồng nhất và chính xác của kỹ nghệ.

Canh nông truyền thống đã tuỳ thuộc vào những chu kỳ thời gian tự nhiên và tăng trưởng hữu cơ. Hầu hết những xã hội đã không thể thực hiện những phép đo thời gian chính xác, và họ cũng không quan tâm đến mức khủng khiếp khi phải làm vậy. Thế giới đã làm những công việc của nó, không cần đồng hồ và bảng ấn định giờ giấc, chỉ tuân theo những chuyển động của mặt trời và những chu kỳ sinh trưởng của thực vật. Không có sự đồng nhất trong những ngày làm việc, và tất cả những gì vẫn thường quen làm đều thay đổi mạnh mẽ từ mùa này sang mùa khác. Mọi người đều biết mặt trời ở chỗ nào trên cao, và lo lắng canh chừng cho những điềm báo trước mùa mưa và mùa thu hoạch, nhưng họ đã không biết giờ, và hiếm khi quan tâm đến năm. Nếu một người du hành trong thời gian, xuất hiện trong một làng thời Trung cổ, và hỏi một người qua đường, “năm này là năm nào?” Những người dân làng sẽ hoang mang bởi câu hỏi, cũng như bởi quần áo lố bịch buồn cười của người lạ mặt.

Ngược lại với những nông dân và những thợ đóng giày thời Trung cổ, kỹ nghệ thời nay quan tâm rất ít đến mặt trời hoặc mùa màng. Nó thần thánh hóa sự chính xác và sự đồng nhất. Lấy thí dụ, trong xưởng thợ thời Trung cổ, mỗi người thợ giày làm toàn bộ một chiếc giày, từ gót đến khóa. Nếu một người thợ giày đi làm muộn, điều đó không làm những người thợ khác phải ngưng việc. Thế nhưng, trong một dây chuyền lắp ráp giày dép của nhà máy thời nay, mỗi người thợ điều khiển một máy, và máy này sản xuất chỉ một phần nhỏ của một chiếc giày, nó sau đó được đưa vào máy tiếp theo. Nếu người thợ giày đứng máy số 5 ngủ quên, nó làm ngưng chạy tất cả những máy khác. Để ngăn chặn những thảm hoạ như vậy, tất cả mọi người phải tuân theo một bảng ấn định giờ giấc chính xác. Mỗi người thợ đều đến nhà máy để làm việc tất cả cùng một lúc chính xác. Mọi người đều có giờ nghỉ trưa của họ đồng loạt với nhau, cho dù họ đang đói hay không. Mọi người đều đi về nhà khi một tiếng còi thông báo rằng ca việc đã dứt – không phải khi họ đã hoàn thành công việc của họ.


Hình 42. Charlie Chaplin như một người thợ tầm thường, bị kẹt trong những bánh xe của dây chuyền lắp ráp kỹ nghệ, từ phim Modern Times (1936).


Cách mạng Kỹ nghệ đã xoay bảng ấn định giờ giấc và dây chuyền lắp ráp vào trong một khuôn thức cho gần như tất cả những hoạt động của con người. Chẳng bao lâu sau khi những nhà máy áp đặt những khung giờ hoạt động của chúng trên hành động con người, những trường học cũng thế, chấp nhận những bảng ấn định giờ giấc chính xác, tiếp theo là những bệnh viện, công sở, và những cửa hàng bán thực phẩm. Ngay cả ở những nơi không có những dây chuyền lắp ráp máy móc, bảng ấn định giờ giấc đã thành ông vua. Nếu ca nhà máy kết thúc vào lúc 5 giờ chiều, những quán rượu địa phương tốt hơn nên mở cửa đón khách lúc 05:02 giờ chiều.

Một kết nối chủ yếu quyết định trong sự lan rộng hệ thống bảng ấn định giờ giấc đã là sự vận chuyển công cộng. Nếu người thợ đã cần phải bắt đầu ca việc của họ đúng 08:00, xe lửa hoặc xe buýt đã phải đến cổng nhà máy đúng 07:55. Một vài phút chậm trễ sẽ làm giảm sự sản xuất, và ngay cả dẫn đến sự mất việc của những người không may đã đến muộn. Năm 1784 một dịch vụ chuyên chở với một lịch trình được công bố đã bắt đầu hoạt động tại England. Thời biểu của nó đã ấn định chỉ những giờ khởi hành, không những giờ đến. Hồi đó, mỗi thành phố và thị trấn của England có những giờ riêng từng địa phương, chúng có thể khác với giờ London đến nửa giờ. Khi đã là 12:00 tại London, có lẽ là 12:20 ở Liverpool, và 11:50 tại Canterbury. Vì không có điện thoại, không có radio hoặc truyền hình, và không có tàu tốc hành – ai có thể biết, và ai quan tâm làm gì? [3]

Dịch vụ tàu hoả thương mại đầu tiên đã bắt đầu hoạt động giữa Liverpool và Manchester năm 1830. Mười năm sau đó, những bảng giờ tàu đầu tiên đã được phát hành. Những đoàn tàu đã nhanh hơn nhiều so với những vận chuyển cũ, vì vậy sự khác biệt kỳ quặc giữa những giờ địa phương đã trở thành một phiền toái nghiêm trọng. Năm 1847, những công ty tàu hoả England chụm đầu họ lại với nhau, và đã đồng ý rằng từ đây về sau, tất cả những bảng giờ tàu sẽ được chỉnh theo đúng giờ của đài thiên văn ở Greenwich, chứ không phải là giờ địa phương của Liverpool, Manchester hay Glasgow. Ngày càng có nhiều tổ chức đã đi theo sự dẫn đầu của những công ty xe hoả. Cuối cùng, vào năm 1880, chính phủ England đã phá tiền lệ, ban hành luật rằng tất cả những bảng ấn định giờ giấc ở England phải theo giờ Greenwich. Lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia đã chấp nhận một thời giờ cho cả nước, và buộc dân chúng cùng sinh hoạt theo một đồng hồ nhân tạo, chứ không phải là những giờ địa phương, hoặc những chu kỳ mặt trời mọc đến mặt trời lặn.

Khởi đầu khiêm tốn này đã nảy sinh một mạng lưới toàn thế giới của bảng ấn định giờ giấc, đồng bộ xuống tận những phân số nhỏ nhất của một giây. Khi những phương tiện truyền thông phát sóng – đầu tiên là radio, sau đó đến tivi – lần đầu chúng xuất hiện, chúng bước vào một thế giới của những bảng ấn định giờ giấc, và trở thành những thực thi chính và những truyền giáo cho những bảng ấn định giờ giấc. Trong số những việc đầu tiên những đài radio phát sóng đã làm là phát tín hiệu báo giờ, tiếng “bi..i..íp” đó đã khiến những vùng định cư xa xôi và những con tàu cô độc trên biển khơi lấy giờ đúng cho những đồng hồ của chúng. Sau đó, những đài phát thanh chấp nhận thói quen phát thanh bản tin mỗi giờ. Ngày nay, việc đầu tiên của tất cả những chương trình phát thanh tin tức – ngay cả quan trọng hơn tin tức về chiến tranh bùng nổ – là báo thời giờ. Trong Thế chiến thứ hai, đài BBC đã phát thanh tin tức đến những vùng Europe đang bị Nazi chiếm đóng. Mỗi chương trình tin tức mở ra với một phát thanh trực tiếp tiếng chuông đổ giờ từ tháp đồng hồ Big Ben ở London – những âm thanh huyền diệu của tự do. Những nhà vật lý thần kỳ của Germany đã tìm ra một cách để xác định được những điều kiện thời tiết ở London, chỉ dựa trên sự khác biệt nhỏ trong những giai điệu của những âm “đinh đo...oong” trên làn sóng phát thanh. Thông tin này đã đem cho không quân Germany một trợ giúp vô giá. Khi cơ quan tình báo England đã biết được, họ đã thay thế sự phát thanh trực tiếp với một bộ ghi âm những tiếng chuông đồng hồ nổi tiếng.

Để chạy những mạng bảng ấn định giờ giấc, đồng hồ tay giá rẻ nhưng chính xác trở nên phổ biến. Trong những thành phố Assyrian, Sassanid hoặc Inca, có thể đã có nhiều nhất được vài sundial, những dụng cụ đo bóng nắng để chỉ giờ. Trong những thành phố Trung cổ Europe, thường đã có một đồng hồ duy nhất – một cỗ máy khổng lồ gắn trên đỉnh một tháp cao ở công trường thị trấn. Những đồng hồ trên tháp cao này ai cũng biết chúng không chính xác, nhưng vì không có đồng hồ nào khác trong thành phố mâu thuẫn với chúng, nên điều đó hầu như không làm nên bất kỳ khác biệt nào. Ngày nay, chỉ một gia đình trung lưu, thường đã có trong nhà nhiều đồng hồ hơn cả một nước thời Trung cổ. Bạn có thể biết giờ bằng cách nhìn đồng hồ đeo tay của mình, liếc xem điện thoại chạy hệ Android của bạn, ghé mắt trông đồng hồ báo thức cạnh giường, ngẩng nhìn đồng hồ trên tường bếp, nheo mắt nhìn cửa bếp microwave, hay ném một cái nhìn trên màn ảnh TiVi hoặc DVD, hay cũng có khi phải cố gạt bỏ giờ giấc ghi trên taskbar của cômputơ ra khỏi tầm mắt của bạn. Bạn cần phải thực hiện một cố gắng có ý thức để không biết bây giờ là mấy giờ.

Một người điển hình hỏi những đồng hồ này vài chục lần một ngày, vì hầu như tất cả mọi việc chúng ta làm đều phải cho đúng giờ. Một đồng hồ báo thức gọi chúng ta dậy lúc 7 giờ sáng, chúng ta nướng bánh bagel lạnh cứng của chúng ta đúng 50 giây trong microwave, đánh răng trong ba phút đến khi có tiếng kêu bíp của bàn chải đánh răng chạy điện, đón chuyến tàu 7:40 để đi làm, chạy trên máy chạy bộ trong phòng tập thể dục cho đến khi một tiếng bíp khác báo rằng đã hết ½ giờ, ngồi xuống trước mặt của TiVi vào lúc 7 giờ tối đến xem chương trình ưa chuộng của chúng ta, bị gián đoạn ở những khoảnh khắc chiếu quảng cáo, đã được định trước, với giá (công ti quảng cáo trả) là $ 1.000 cho mỗi giây, và cuối cùng trút tất cả những cảm giác lo lắng ngao ngán cuộc đời của chúng ta với một nhà chuyên môn, người chữa trị bằng cách cố gắng hàn gắn hay hòa giải tâm lý chúng ta, người này giới hạn sự kể lể tầm phào như con trẻ của chúng ta vào buổi điều trị thông thường dài 50 phút.

Cuộc Cách mạng Kỹ nghệ đã mang về hàng chục biến động lớn trong xã hội loài người. Thích ứng với thời gian kỹ nghệ chỉ là một trong số chúng. Một số thí dụ đáng chú ý khác gồm sự đô thị hóa, sự biến mất của giai cấp nông dân, sự nổi lên của giai cấp vô sản kỹ nghệ, sự trao quyền cho những người bình thường, sự dân chủ hoá, văn hóa giới trẻ, và sự tan rã của chế độ phụ quyền.

Tuy nhiên, tất cả những biến động này đều thấp lè tè so với cuộc cách mạng xã hội trọng yếu nhất đã từng xảy đến với loài người: sự sụp đổ của gia đình và cộng đồng địa phương, và sự thay thế chúng bằng nhà nước và thị trường. Chủ quan nhất, chúng ta có thể nói, từ những ban đầu sớm nhất của lịch sử, hơn một triệu năm trước, con người sống trong những cộng đồng nhỏ, thân mật, hầu hết những thành viên đều là họ hàng. Cuộc Cách mạng Nhận thức và Cách mạng Nông nghiệp đã không thay đổi điều đó. Chúng gắn dán những gia đình và cộng đồng vào nhau, để tạo ra những bộ lạc, những thành phố, những vương quốc và những đế quốc, nhưng những gia đình và cộng đồng vẫn là những khối xây dựng cơ bản của tất cả những xã hội loài người. Cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, mặt khác, chỉ trong ít hơn hai thế kỷ, đã thành công để phá vỡ những khối xây dựng này tận gốc rễ cơ bản. Hầu hết những chức năng truyền thống của gia đình và cộng đồng đã được chuyển giao cho những quốc gia và thị trường.

Sự Sụp đổ của Gia đình và Cộng đồng

Trước cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, đời sống hàng ngày của hầu hết con người đã chạy theo dòng chảy của nó trong vòng ba khung hình có từ thời cổ: gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng và cộng đồng địa phương thân mật. [4] Hầu hết mọi người làm việc trong những doanh nghiệp gia đình – trang trại gia đình hoặc xưởng thợ gia đình, lấy thí dụ – hoặc họ làm việc trong những doanh nghiệp của những gia đình hàng xóm. Gia đình cũng là hệ thống phúc lợi xã hội, hệ thống y tế, hệ thống giáo dục, ngành xây dựng, công đoàn, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, đài phát thanh, truyền hình, báo chí, nhà băng và ngay cả cảnh sát.

Khi một người bị bệnh, gia đình đã chăm sóc cô. Khi một người đã già, gia đình trợ giúp bà, và những đứa con bà là quỹ hưu trí của bà. Khi một người chết, gia đình chăm sóc những trẻ mồ côi. Nếu một người muốn dựng một lều ở, gia đình giúp một tay. Nếu một người muốn mở một doanh nghiệp, gia đình kêu góp số tiền cần thiết. Nếu một người muốn có vợ hay chồng, gia đình chọn lựa, hoặc ít nhất là xem xét kỹ lưỡng người phối ngẫu tương lai. Nếu xung đột nảy sinh với một hàng xóm, gia đình thêm vào uy lực. Nhưng nếu bệnh của một người trầm trọng quá mức lo liệu của gia đình, hoặc một doanh nghiệp mới đòi hỏi một đầu tư quá lớn, hoặc tranh chấp với hàng xóm leo thang đến độ bạo động, cộng đồng địa phương đến để giải cứu.

Cộng đồng đem cho giúp đỡ trên cơ sở của những truyền thống địa phương và một nền kinh tế dựa trên vay trả ơn huệ, vốn thường khác biệt rất nhiều với những quy luật cung cầu của thị trường tự do. Trong một cộng đồng Trung cổ kiểu cũ, khi hàng xóm của tôi cần, tôi đã giúp làm lều và giữ cừu cho ông ta, mà không mong trả lại. Đến khi tôi có nhu cầu, hàng xóm của tôi đã trả ơn. Đồng thời, vị lãnh chúa địa phương có thể trưng dụng tất cả dân làng chúng tôi để xây dựng lâu đài cho ông, không trả chúng tôi một đồng xu nào. Đổi lại, chúng tôi dựa vào ông để bảo vệ chúng tôi chống lại kẻ cướp và những người lạ. Cuộc sống làng quê gồm có nhiều trao đổi nhưng ít trả tiền. Có một vài thị trường, Dĩ nhiên, nhưng vai trò của chúng rất giới hạn. Bạn có thể mua những loại gia vị hiếm, vải và những dụng cụ, và thuê những dịch vụ của những luật sư và y sĩ. Tuy nhiên, ít hơn 10 phần trăm của những sản phẩm và dịch vụ thường dùng được mua bán trên thị trường. Hầu hết những nhu cầu của con người được gia đình và cộng đồng nhận lãnh chăm sóc.

Cũng đã có những vương quốc và đế quốc, chúng thực hiện những nhiệm vụ quan trọng như tiến hành những chiến tranh, đắp những đường giao thông và dựng những cung điện. Đối với những mục đích này, những nhà vua tăng thuế và đôi khi đã động viên quân lính và lao động. Tuy nhiên, với một vài trường hợp ngoại lệ, họ có khuynh hướng đứng ngoài những công việc hàng ngày của những gia đình và cộng đồng. Ngay cả nếu họ có muốn can thiệp, hầu hết những nhà vua có thể làm như vậy chỉ với khó khăn. Nền kinh tế canh nông truyền thống có vài thặng dư mà để nuôi đám đông của những quan chức chính phủ, cảnh sát, nhân viên xã hội, thày giáo và y sĩ. Do đó, hầu hết những nhà cai trị đã không phát triển những hệ thống phúc lợi xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe hoặc những hệ thống giáo dục đại chúng. Họ để những vấn đề như vậy trong tay của những gia đình và cộng đồng. Ngay cả trong những dịp hiếm hoi, khi nhà cầm quyền đã cố gắng can thiệp mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hàng ngày của người nông dân (như đã xảy ra, lấy thí dụ, trong đế quốc Qin ở Tàu), họ đã làm như vậy bằng cách chuyển đổi những người đứng đầu gia đình và trưởng lão cộng đồng thành những đại diện chính quyền.

Thường xuyên, những khó khăn về giao thông vận tải và thông tin liên lạc đã làm thành quá khó khăn để can thiệp vào công việc của những cộng đồng xa xôi, khiến nhiều vương quốc đã thích hơn để nhường ngay cả những đặc quyền hoàng gia cơ bản nhất – chẳng hạn như thuế và vũ lực – cho những cộng đồng. Đế quốc Ottoman, lấy thí dụ, đã cho phép việc tự giải quyết những oán thù gia đình được đo lường như thuận theo pháp luật, hơn là hỗ trợ một lực lượng cảnh sát lớn của đế quốc. Nếu người England em họ của tôi đã giết chết một ai đó, anh trai của nạn nhân có thể giết tôi để trả thù như xử phạt. Vị sultan ở Istanbul, hay ngay cả những pasha, tổng trấn tỉnh, cũng không can thiệp vào những cuộc đụng độ như vậy, miễn là bạo động vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận được.

Trong nước Tàu thời đế quốc Ming (1368-1644), dân chúng đã được tổ chức thành hệ thống baojia. Mười gia đình đã được nhóm lại để tạo thành một jia, và mười jia thành một bao. [5] Khi một thành viên của một bao phạm vào những điều nhà nước cấm, những người khác cùng bao có thể bị trừng phạt, đặc biệt là những trưởng lão của bao. Thuế cũng vậy, đánh vào bao, và đã là trách nhiệm của những trưởng lão của bao, không phải của những viên chức nhà nước, để ước tính tình trạng của mỗi gia đình và ấn định số tiền thuế phải đóng. Từ quan điểm của đế quốc, hệ thống này đã có một lợi thế rất lớn. Thay vì duy trì hàng ngàn cán bộ thuế vụ và nhân viên thu thuế, những người sẽ phải theo dõi những thu nhập và chi phí của từng gia đình, những công việc này được giao cho những trưởng lão cộng đồng. Những trưởng lão biết mức giá tài chính của từng người làng là bao nhiêu, và họ thường có thể thực thi công tác thu thuế, không cần nhờ đến quân lính nhà nước đế quốc.

Thực sự, nhiều vương quốc và đế quốc chẳng hơn gì nhiều so với những hệ thống lớn chuyên hoạt động ngoài vòng pháp luật, tống tiền bằng đe đoạ không hại người này hay phá hoại tài sản của người kia. [6] ​Vua là capo di tutti capi, là người thu tiền bảo vệ, và đổi lại đã bảo đảm sao cho chắc được rằng bầy tội phạm băng đảng là những nước láng giềng và những đám trộm cướp tép riu, bắt gà trộm bò ở những địa phương, tất cả không làm gì hại đến những người dưới sự bảo vệ của mình. Ông đã làm ít gì khác hơn thế. [7]

Cuộc sống ở trong lòng gia đình và cộng đồng thì còn xa với lý tưởng. Những gia đình và cộng đồng có thể đàn áp những thành viên của họ, không kém tàn nhẫn hơn so với những nhà nước và những thị trường thời nay, và những động lực nội bộ của chúng thường đầy căng thẳng và bạo lực – nhưng người ta có ít lựa chọn. Một người bị mất gia đình và cộng đồng, khoảng năm 1750, cũng chẳng khác gì đã chết. Người ấy không có việc làm, không có giáo dục và không có được giúp đỡ trong lúc bệnh tật và hoạn nạn đau khổ. Không ai sẽ cho vay tiền hay bảo vệ nếu người ấy gặp rắc rối. Không có cảnh sát, không có nhân viên xã hội và không có giáo dục cưỡng bách. Để sống còn, một người như vậy đã phải nhanh chóng tìm một gia đình hay cộng đồng thay thế khác. Những chàng trai và những cô gái bỏ nhà đi hoang có thể trông mong, tốt nhất, để trở thành những kẻ ăn người ở trong một vài gia đình mới. Tồi tệ nhất, đã có quân đội hoặc những nhà thổ.

Tất cả điều này đã thay đổi đáng kể trong vòng hai thế kỷ qua. Cuộc Cách mạng Kỹ nghệ đã cho thị trường những sức mạnh mới vô cùng to lớn, đã cung cấp nhà nước với những phương tiện mới của truyền thông và giao thông vận tải, và đã đặt trong tay chính phủ một đội quân gồm những nhân viên, giáo viên, cảnh sát và cán bộ xã hội. Lúc đầu, thị trường và nhà nước tìm thấy lối đi của họ bị những gia đình và cộng đồng truyền thống ngăn chặn, những người có rất ít yêu thích đối với sự can thiệp từ bên ngoài. những cha mẹ và những người lớn tuổi trong cộng đồng miễn cưỡng để cho những thế hệ trẻ được hệ thống giáo dục quốc gia truyền thụ tri thức, nhập ngũ vào quân đội, hoặc biến vào thành một giai cấp vô sản thành thị không có gốc rễ.

Theo thời gian, những quốc gia và những thị trường dùng sức mạnh ngày càng tăng của chúng để làm yếu đi những liên kết truyền thống của gia đình và cộng đồng. Nhà nước gửi cảnh sát của nó đến để ngăn chặn những tranh chấp đổ máu giữ những gia đình và thay thế chúng với những quyết định của tòa án. Thị trường gửi những nhân viên bán lẻ lưu động của nó để quét sạch những truyền thống địa phương lâu đời và thay thế chúng với thời thượng thương mại luôn thay đổi. Tuy nhiên điều này đã không đủ. Để thực sự phá vỡ sức mạnh của gia đình và cộng đồng, họ cần sự giúp đỡ của một đoàn ngũ ngầm phản bội, trà trộn bên trong [8].

Nhà nước và thị trường hướng gần đến người ta với một đề nghị không thể từ chối. ‘Hãy trở thành những cá nhân”, họ nói. ‘Lập gia đình với bất cứ ai bạn khao khát, không phải xin phép cha mẹ bạn. Nhận bất cứ công việc nào nếu phù hợp với bạn, ngay cả khi những trưởng lão trong cộng đồng phải nhăn mặt nhíu mày. Sống bất cứ nơi nào bạn muốn, ngay cả nếu nó khiến bạn không thể có mặt hàng tuần ở những bữa ăn gia đình. Bạn thôi không còn tuỳ thuộc vào gia đình hoặc cộng đồng của bạn. Chúng ta, nhà nước và thị trường, sẽ thay thế để chăm sóc bạn. Chúng ta sẽ cung cấp thức ăn, chỗ ở, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội và việc làm. Chúng ta sẽ cung cấp tiền hưu trí, bảo hiểm và sự che chở bảo vệ.”

Văn học lãng mạn thường trình bày những cá nhân như một ai đó bị vướng mắc trong một cuộc đấu tranh chống lại nhà nước và thị trường. Không có gì có thể xa hơn với sự thật. Nhà nước và thị trường là những người mẹ và người cha của mỗi cá nhân, và mỗi cá nhân có thể tồn tại chỉ nhờ vào chúng. Thị trường cung cấp cho chúng ta công ăn việc làm, bảo hiểm và tiền hưu. Nếu chúng ta muốn học một nghề, trường học của chính phủ sẵn có đó để dạy chúng ta. Nếu chúng ta muốn mở một doanh nghiệp, nhà băng cho chúng ta vay tiền. Nếu chúng ta muốn xây một ngôi nhà, một công ty xây dựng xây nó và nhà băng cung cấp cho chúng ta tiền nợ mua nhà trả dài hạn, trong một số trường hợp, còn được nhà nước trợ cấp hay bảo hiểm. Nếu bạo động bùng lên, cảnh sát bảo vệ chúng ta. Nếu chúng ta bệnh một vài ngày, bảo hiểm y tế của chúng ta chăm sóc chúng ta. Nếu chúng ta bệnh tật kéo dài hàng tháng, bảo hiểm an sinh xã hội đến cứu. Nếu chúng ta cần trợ giúp 24 tiếng một ngày, chúng ta có thể ra thị trường và thuê một điều dưỡng – thường là một vài người xa lạ từ mặt bên kia của quả đất, những người chăm sóc chúng ta với loại tận tâm mà chúng ta thôi không còn có thể mong đợi từ những đứa con mình. Nếu chúng ta có phương tiện, chúng ta có thể dành năm tháng hưu dưỡng của chúng ta trong những nhà dành cho những người già. Những cơ quan thuế vụ đối xử với chúng ta như những cá nhân, và không mong đợi chúng ta đóng tiền thuế nhà đất như những hàng xóm. Những tòa án, cũng nhìn chúng ta như những cá nhân, và không bao giờ trừng phạt chúng ta vì tội phạm của một người England em họ nào đó của chúng ta.

Không chỉ những người nam trưởng thành, mà cũng còn cả phụ nữ và trẻ em, đều được công nhận là những cá nhân. Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ cũng thường được coi là tài sản của gia đình hoặc cộng đồng. Những nhà nước thời nay, mặt khác, xem phụ nữ như những cá nhân, được hưởng quyền lợi kinh tế và pháp lý độc lập với gia đình và cộng đồng của họ. Họ có thể mở trương mục nhà băng riêng cho mình, quyết định sẽ kết hôn ai, và ngay cả chọn ly hôn hay sống một mình.

Nhưng sự giải phóng của những cá nhân đi kèm với một phí tổn. Nhiều người trong chúng ta bây giờ ta thán sự mất mát của những gia đình và cộng đồng mạnh mẽ, và cảm thấy xa lạ và bị đe dọa bởi sức mạnh không-con-người của nhà nước và thị trường vận dụng trên đời sống của chúng ta. Những nhà nước và những thị trường gồm những cá nhân xa lạ có thể can thiệp vào cuộc sống của những thành viên của họ dễ dàng hơn nhiều so với những quốc gia và những thị trường gồm những gia đình và cộng đồng mạnh mẽ. Khi hàng xóm trong một chúng cư nhiều tầng không thể đồng ý về tiền lương phải trả người chăm sóc quét dọn toà nhà của họ, làm thế nào chúng ta có thể mong đợi họ để chống lại nhà nước?

Thỏa thuận giữa những quốc gia, thị trường và những cá nhân là một không dễ, và thường khó chịu. Nhà nước và thị trường không đồng ý về những quyền và bổn phận chung lẫn nhau của họ, và những cá nhân phàn nàn rằng cả hai đòi hỏi quá nhiều và cung cấp quá ít. Trong nhiều trường hợp, những thị trường khai thác những cá nhân, và những quốc gia dùng quân đội, công an và bộ máy quan liêu của họ để bức hại những cá nhân thay vì bảo vệ họ. Tuy nhiên, thật kỳ diệu đến lạ lùng rằng thỏa thuận này tất cả lại hoạt động được – cho dẫu không hoàn hảo. Bởi phá vỡ không biết bao nhiêu những thế hệ gồm những sắp xếp xã hội con người. Hàng triệu năm tiến hóa đã định kiểu thức cho chúng ta sống và suy nghĩ như những thành viên cộng đồng. Trong vòng vỏn vẹn hai thế kỷ, chúng ta đã trở thành những cá nhân xa lạ. Không gì tốt hơn để làm chứng cho sức mạnh kinh hoàng đáng sợ của văn hóa.

Gia đình hạt nhân đã không biến mất hoàn toàn khỏi quang cảnh thời nay. Khi những quốc gia và thị trường đã lấy từ gia đình hầu hết những vai trò kinh tế và chính trị của chúng, chúng đã để lại cho gia đình một vài chức năng tình cảm quan trọng. Gia đình thời nay vẫn được cho là cung ứng cho những nhu cầu thầm kín cá nhân, vốn nhà nước và thị trường (cho đến nay) không có khả năng đáp ứng. Tuy nhiên, ngay cả ở đây, gia đình là đối tượng của những can thiệp ngày càng tăng. Thị trường định dạng, đến một mức độ ngày càng lớn hơn, cách thức mọi người tiến hành đời sống tình cảm lãng mạn và tình dục của họ. Trong khi theo truyền thống, gia đình đã là người mai mối chính, ngày nay đó là thị trường vốn may mặc cho những chọn lựa ưa thích tình cảm lãng mạn và tình dục của chúng ta, và sau đó cho thuê một tay trong việc cung cấp chúng – với một giá trả hời. Trước đây cô dâu và chú rể gặp nhau trong phòng khách gia đình, và tiền được chuyển từ tay của một người cha này sang một người cha khác. Ngày nay thăm dò tán tỉnh nhau được thực hiện trong những quán bar và quán cà phê, và tiền đi từ tay của những người yêu nhau sang tay những nữ tiếp viên ở đó. Lại còn có nhiều tiền hơn được chuyển vào những trương mục nhà băng của những nhà tạo kiểu mẫu thời trang, những quản lý phòng tập thể dục, những chuyên viên dinh dưỡng, những chuyên viên sắc đẹp, và những y sĩ giải phẫu thẩm mỹ, những người giúp chúng ta đi đến quán cà phê, trông càng giống càng tốt lý tưởng về cái đẹp, vốn quảng cáo trên những thị trường

Chu kỳ trước-Thời nay
Gia đình & Cộng đồng Mạnh ----> Nhà nước &Thị trường Yếu ----> Những Cá nhân Yếu
 |                                                                                                                       |
               ----------------------------------------------------------------------------------------           
Chu kỳ Thời nay
Gia đình &Cộng đồng Yếu ----> Nhà nước &Thị trường Mạnh ----> Những Cá nhân Mạnh
 |                                                                                                                       |
 ---------------------------------------------------------------------------------------
                                                                                         
Hình vẽ: Gia đình và cộng đồng so với nhà nước và thị trường

Nhà nước, cũng thế, không rời một mắt sắc bén hơn, canh chừng quan hệ gia đình, đặc biệt là giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có bổn phận phải gửi con cái của họ đến trường để được nhà nước giáo dục. Những cha mẹ, đặc biệt là những người đối xử không đúng, quá đáng, hay bạo hành với con cái của họ, có thể bị nhà nước kềm chế. Nếu cần thiết, nhà nước có thể ngay cả bỏ tù những cha mẹ, hay chuyển con cái họ đến những gia đình nhận con nuôi. Cho đến cách đây không lâu, ý kiến ​​rằng nhà nước phải ngăn chặn những cha mẹ không được đánh đập, hoặc chửi mắng làm nhục con cái họ, sẽ bị gạt bỏ thẳng tay, như lố bịch và không thể thực hành được. Trong hầu hết những xã hội, uy quyền của cha mẹ là thiêng liêng. Kính trọng và tuân phục cha mẹ của mình là những giá trị thiêng liêng nhất, và cha mẹ có thể làm hầu như bất cứ gì nếu họ muốn, kể cả giết những trẻ sơ sinh, bán con trẻ làm nô lệ, và gả đi những con gái cho những người gấp đôi tuổi của họ. Ngày nay, uy quyền của cha mẹ thì rút lui hoàn toàn. Những người trẻ đang ngày càng được miễn với tuân theo những người lớn của họ, trong khi cha mẹ bị đổ lỗi cho bất cứ điều gì đi sai trong đời sống của con em mình. Mẹ và Bố đều hầu như sẽ được tha bổng trong phiên toà xử với lý thuyết tâm phân học của Freud, cũng như những bị can trong một buổi xử án với công lý trình diễn thời Stalin.

Những Cộng đồng Tưởng tượng

Giống như những gia đình hạt nhân, cộng đồng có thể không biến mất hoàn toàn khỏi thế giới của chúng ta mà không có bất kỳ cảm xúc thay thế nào. Những thị trường và những nhà nước ngày nay cung cấp hầu hết những nhu cầu vật chất một thời đã được những cộng đồng cung cấp, nhưng chúng cũng phải cung ứng những ràng buộc trong thời bộ lạc.

Những thị trường và những nhà nước làm như vậy bằng nuôi dưỡng “những cộng đồng tưởng tượng”, vốn chứa hàng triệu những người xa lạ, và nó được đo may cho vừa với những nhu cầu của quốc gia và thương mại. Một cộng đồng tưởng tượng là một cộng đồng gồm những người không thực sự biết nhau, nhưng tưởng tượng rằng họ biết nhau. Những cộng đồng như vậy không phải là một phát minh mới lạ. Những vương quốc, những đế quốc và những hội nhà thờ đã hoạt động trong hàng nghìn năm với mục đích như những cộng đồng tưởng tượng. Ở nước Tàu thời cổ, hàng chục triệu người dân đã tự xem họ là những thành viên của một gia đình, với hoàng đế như người cha của gia đình đó. Trong thời Trung cổ, hàng triệu người Muslim mộ đạo đã tưởng tượng rằng họ là tất cả những anh chị em trong cộng đồng lớn của đạo Islam. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử, những cộng đồng tưởng tượng loại như thế đều đã đóng vai trò thứ yếu so với những cộng đồng thân tín của vài chục người rất quen biết nhau. Những cộng đồng thân tín đã thoả mãn những nhu cầu tình cảm của những thành viên của chúng, và đã là thiết yếu cho sự sống còn và phúc lợi của tất cả mọi người. Trong hai thế kỷ qua, những cộng đồng thân tín đã khô héo, sau khi để cho những cộng đồng tưởng tượng thay chỗ, làm đầy khoảng trống tình cảm. [9]

Hai thí dụ quan trọng nhất của sự nổi lên của những cộng đồng tưởng tượng giống như vậy, là quốc gia và bộ lạc người tiêu thụ. Quốc gia là cộng đồng tưởng tượng của nhà nước. Bộ lạc người tiêu thụ là cộng đồng tưởng tượng của thị trường. Cả hai đều là những cộng đồng tưởng tượng vì nó là không thể nào, đối với tất cả những khách hàng trong một thị trường, hoặc cho tất cả những thành viên của một quốc gia thực sự biết nhau, như cách những dân làng biết nhau trong quá khứ. Không có người Germany nào có thể biết mật thiết 80 triệu thành viên khác của quốc gia Germany, hay 500 triệu khách hàng khác, sống trong Thị trường châu chung Europe (trước đã phát triển thành Cộng đồng Europe và cuối cùng trở thành Liên minh Europe).

Chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa dân tộc làm việc cật lực để làm cho chúng ta tưởng tượng rằng hàng triệu người lạ thuộc về cùng một cộng đồng giống như chúng ta, rằng tất cả chúng ta có một quá khứ chung, lợi ích chung và một tương lai chung. Đây không phải là một lời nói dối. Đó là óc tưởng tượng. Giống như tiền bạc, công ty trách nhiệm hữu hạn và nhân quyền, những dân tộc và những bộ lạc gồm những người tiêu thụ, chúng đều là những thực tại liên-chủ quan. Chúng chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng tập thể của chúng ta, nhưng sức mạnh của chúng là vô biên. Cho đến chừng nào có hàng triệu người Germany tin vào sự hiện hữu của một quốc gia Germany, có được vui mừng khi nhìn thấy biểu tượng quốc gia của Germany, kể lại câu những huyền thoại quốc gia Germany, và sẵn sàng hy sinh tiền bạc, thời giờ và những cánh tay cho quốc gia Germany, Germany sẽ là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới.

Quốc gia gắng hết tài sức của nó để che dấu đặc tính tưởng tượng của nó. Hầu hết những quốc gia biện luận rằng chúng là một thực thể tự nhiên và vĩnh cửu, được tạo ra trong một vài kỷ nguyên ban đầu nào đó, bằng cách trộn đất của quê hương với máu của người dân. Tuy nhiên, những tuyên bố như vậy thường thường đã phóng đại. Những quốc gia đã hiện hữu trong quá khứ xa xôi, nhưng sự quan trọng của chúng là nhỏ hơn nhiều so với ngày nay, vì sự quan trọng của nhà nước đã là nhỏ hơn rất nhiều. Một cư dân của thành phố Nuremberg thời Trung cổ có thể cảm thấy một sự trung thành với quốc gia Germany, nhưng cô cảm thấy còn trung thành hơn rất nhiều với gia đình và cộng đồng địa phương của cô, vốn đã chăm sóc hầu hết những nhu cầu của cô. Hơn nữa, bất cứ điều gì quan trọng những quốc gia thời cổ có thể đã có, rất ít trong số chúng còn sống sót. Hầu hết những quốc gia hiện hữu đã tiến hoá phát triển chỉ sau khi có cuộc Cách mạng Kỹ nghệ.

Trung Đông cung cấp những thí dụ phong phú. Những quốc gia Syria, Lebanon, Jordan và Iraq là sản phẩm của những biên giới lộn xộn đã tuỳ tiện vẽ trên cát của những nhà ngoại giao France và England, những người đã gạt bỏ lịch sử, địa lý và kinh tế địa phương. Những nhà ngoại giao này đã ấn định vào năm 1918 rằng những dân chúng sống ở Kurdistan, Baghdad và Basra sẽ từ nay về sau là những “người Iraq”. Đã chủ yếu là người France là người đã quyết định ai sẽ là người Syria và ai sẽ là người Lebanon. Saddam Hussein và Hafez el-Asad đã cố gắng hết sức của họ, để thúc đẩy và củng cố ý thức về quốc gia của họ vốn do England-France-sản xuất, nhưng những bài diễn văn khoa trương của họ về sự gọi là vĩnh cửu của những quốc gia Iraq và Syria, đều sáo rỗng, vướng vòng không thực

Điều hiển nhiên, không phải nói, rằng những quốc gia không thể được tạo ra từ không khí. Những người làm việc hết sức mình để xây dựng Iraq hay Syria đã dùng những nguyên liệu lịch sử, địa lý và văn hóa có thực – một số chúng là xưa hàng thế kỷ và cổ hàng nghìn năm. Saddam Hussein đã chọn nhận di sản của caliphate Abbasid và của đế quốc Babylon, ngay cả còn gọi một trong những đơn vị thiết giáp xuất sắc của ông là sư đoàn Hammurabi. Nhưng điều đó không biến đất nước Iraq thành một thực thể có từ thời cổ. Nếu tôi làm một bánh nướng bằng bột, dầu và đường, tất cả bột, dầu và đường này đều đã nằm trong tủ đựng thức ăn của tôi trong hai tháng qua, nó không có nghĩa là cái bánh nướng của tôi là cũ hai tháng.

Trong những chục năm gần đây, những cộng đồng dân tộc ngày càng bị che khuất bởi những bộ lạc của những khách hàng tiêu thụ, những người không biết nhau mật thiết, nhưng chia sẻ những thói quen và sở thích tiêu dùng như nhau, và do đó cảm thấy thuộc phần của cùng bộ lạc gồm những người tiêu thụ – và xác định cho chính họ như vậy. Điều này nghe rất lạ, nhưng chúng ta đều có những thí dụ vây quanh. Những người hâm mộ Madonna, lấy thí dụ, tạo thành một bộ lạc của người tiêu thụ. Họ xác định cho chính họ phần lớn qua sự mua sắm. Họ mua vé hòa nhạc, đĩa CD, áp phích, áo sơ mi, nhạc chuông, của Madonna; và từ đó xác định họ là ai. Những người hâm mộ đội banh Manchester United, những người ăn chay và bảo vệ môi trường là những thí dụ khác. Những người này, họ cũng được xác định trước hết bởi những gì họ tiêu thụ. Nó là nền tảng của bản sắc của họ. Một người Germany ăn chay cũng có thể thích kết hôn với một người France ăn chay hơn với một người Germany ăn thịt.

Chuyển dịch Không ngừng

Những cách mạng trong hai thế kỷ qua đã hết sức nhanh chóng và triệt để khiến chúng đã thay đổi những đặc tính cốt lõi nền tảng nhất của trật tự xã hội. Theo truyền thống, trật tự xã hội là cứng chắc và không dễ uốn. “Trật tự” hàm ý ổn định và liên tục. Những cách mạng xã hội nhanh chóng đã là ngoại lệ, và hầu hết những biến đổi xã hội là kết quả của sự tích tụ của nhiều những bước nhỏ. Con người có khuynh hướng cho rằng những cấu trúc xã hội đã là bất di bất dịch, không lay chuyển và vĩnh viễn. Những gia đình và cộng đồng có thể đấu tranh để thay đổi vị trí của chúng trong vòng trật tự, nhưng ý tưởng rằng bạn có thể thay đổi cấu trúc cơ bản của trật tự là xa lạ. Mọi người có khuynh hướng thoả hiệp chính họ với hiện trạng, tuyên bố rằng “đây là cách nó mãi mãi đã là, và đây là cách nó mãi mãi sẽ là”.

Trong hai thế kỷ qua, nhịp độ thay đổi đã trở nên quá nhanh chóng khiến trật tự xã hội có được một bản chất năng động và dễ uốn. Nó bây giờ hiện hữu trong trạng thái thay đổi thường trực. Khi chúng ta nói về những cuộc cách mạng thời nay, chúng ta có khuynh hướng nghĩ về những năm 1789 (Cách mạng France), năm 1848 (cuộc cách mạng tự do) hoặc năm 1917 (cách mạng Nga). Nhưng thực tế là, những ngày này, hàng năm là cách mạng. Hôm nay, ngay cả một người ba mươi tuổi, có thể thành thật nói với một trẻ tuổi teen không tin, “Khi tôi còn trẻ, thế giới đã hoàn toàn khác biệt.” Internet, lấy thí dụ, đi vào dùng rộng rãi chỉ vào đầu những năm 1990, vẻn vẹn khoảng hai mươi năm trước. Ngày nay, chúng ta không thể tưởng tượng thế giới mà không có nó.

Do đó bất kỳ nỗ lực nào để xác định những đặc điểm của xã hội thời nay, cũng giống như việc xác định màu sắc của một con chamelon, loài tắc kè hoa chuyên đổi màu. Đặc trưng duy nhất của nó, chúng ta có thể chắc chắn là sự thay đổi không ngừng. Người ta đã trở nên quen với điều này, và hầu hết trong chúng ta nghĩ về trật tự xã hội như một gì đó linh hoạt, mà chúng ta có thể cải thiện một cách máy móc, và theo ý muốn. Lời hứa của chính của những người cai trị trước thời hiện nay, là bảo vệ trật tự truyền thống hoặc ngay cả để trở lại một thời đại hoàng kim đã mất. Trong hai thế kỷ qua, từ ngữ phổ biến của chính trị là nó hứa sẽ phá hủy thế giới cũ và xây dựng một thế giới khác tốt hơn, thay vào chỗ của nó. Ngay cả những đảng chính trị bảo thủ nhất cũng không thề để giữ cho mọi sự vật việc chỉ như chúng hiện là. Mọi người đều hứa hẹn cải cách xã hội, cải cách giáo dục, cải cách kinh tế – và họ thường thực hiện những lời hứa đó.

Cũng như những nhà địa chất chờ đón rằng những chuyển động của những mảng thuộc lớp kiến tạo của vỏ quả đất sẽ dẫn đến động đất và phun nổ núi lửa, vì vậy chúng ta có thể trông mong rằng những phong trào xã hội quyết liệt sẽ dẫn đến những bùng nổ bạo lực đẫm máu. Lịch sử chính trị của thế kỷ XIX và XX thường được kể như một chuỗi những chiến tranh chết người, những tàn sát khủng khiếp và những cách mạng. Giống như một đứa trẻ trong đôi bốt mới, nhảy từ vũng nước này sang vũng nước khác, quan điểm này nhìn lịch sử như sự nhảy cóc từ một tắm máu này sang tắm máu sau, từ Thế chiến I đến Thế chiến II, đến Chiến tranh Lạnh, từ nạn diệt chủng người Armenia đến diệt chủng người Jew, đến diệt chủng Rwanda, từ Robespierre đến Lenin, đến Hitler.

Có sự thật ở đây, nhưng danh sách tất cả những thiên tai quá quen thuộc này thì có phần nào phần sai lệch. Chúng ta tập trung quá nhiều vào những vũng nước, và bỏ quên những vùng đất khô ráo phân chia chúng. Cuối thời hiện nay vừa qua, đã nhìn thấy những mức độ chưa từng có, không chỉ của bạo lực và kinh hoàng, nhưng cũng của hoà bình và yên tĩnh. Charles Dickens đã viết về cuộc Cách mạng France rằng “Đó đã là thời hay nhất, đó đã là thời tệ nhất .” Điều này có thể không chỉ đúng với Cách mạng France, nhưng với cả toàn bộ thời kỳ vốn nó đã báo trước.

Điều đó đặc biệt là đúng trong bảy chục năm vốn trôi qua kể từ khi kết thúc Thế chiến II . Trong thời gian này, loài người đã lần đầu tiên phải đối mặt với khả năng hoàn toàn tự hủy diệt, và đã thực sự trải qua một số đáng kể gồm những chiến tranh và diệt chủng. Tuy nhiên, những chục năm này cũng là kỷ nguyên yên bình nhất trong lịch sử loài người – và với một một biên độ rộng lớn. Điều này là đáng ngạc nhiên vì cũng chính những chục năm đó đã trải qua thay đổi về kinh tế, xã hội và chính trị nhiều hơn bất kỳ kỷ nguyên nào trước đó. Những mảng thuộc lớp kiến tạo của lịch sử đang di chuyển với một tốc độ điên cuồng, nhưng những núi lửa hầu hết vẫn im lặng. Trật tự đàn hồi mới dường như có thể để chứa và ngay cả khởi đầu những thay đổi cấu trúc triệt để mà không bị sụp đổ vào những xung đột bạo lực [10]

Hòa bình trong Thời chúng ta

Hầu hết mọi người không thâm cảm được rằng chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên bình yên như thế nào. Không ai trong chúng ta đã sống trong một nghìn năm trước, vì vậy chúng ta dễ dàng quên rằng thế giới đã từng là khốc liệt hơn biết chừng nào. Và khi chiến tranh trở nên hiếm hơn, chúng thu hút sự chú ý nhiều hơn. Nhiều người nghĩ đến những cuộc chiến đang hoành hành ngày nay tại Afghanistan và Iraq hơn là về sự hòa bình trong đó hầu hết người Brazil và India đang sống.

Quan trọng hơn nữa, điều là dễ dàng hơn để nói về sự đau khổ của những cá nhân hơn của những khối toàn thể dân chúng. Tuy nhiên, để hiểu được những tiến trình lịch sử vĩ mô, chúng ta cần phải xét duyệt số liệu thống kê khối lượng chứ không những chuyện kể từng cá nhân. Trong năm 2000, những chiến tranh gây ra cái chết của 310.000 người, và tội phạm bạo động giết chết 520.000 người khác. Mỗi nạn nhân là một thế giới bị phá hủy, một gia đình bị hủy hoại, những bạn bè và người thân mang những thương tích trọn đời. Tuy nhiên, từ một góc độ vĩ mô những 830.000 nạn nhân này bao gồm chỉ có 1,5 phần trăm trong số 56 triệu người đã chết trong năm 2000. Năm đó 1,26 triệu người đã chết trong những tai nạn xe hơi (2.25 phần trăm của tổng số tử vong) và 815.000 người tự tử (1,45 phần trăm). [11]

Những con số của năm 2002 là lại còn ngạc nhiên hơn. Trong tổng số 57 triệu người chết, chỉ 172.000 người chết vì chiến tranh, và 569.000 người chết vì những trọng tội bạo hành (một tổng cộng 741.000 nạn nhân của bạo lực con người). Ngược lại, có 873.000 người tự tử. [12] Điều hoá ra rằng trong năm tiếp sau vụ tấn công 11/9 nổi tiếng, mặc dù có tất cả những nói bàn về nạn khủng bố và chiến tranh, con người trong trung bình có nhiều phần xảy ra chết vì tự giết mình, hơn là bị giết bởi một tên khủng bố, một quân nhân hay một kẻ buôn ma túy.

Trong hầu hết những phần trên thế giới, mọi người đi ngủ mà không sợ rằng nửa đêm một bộ lạc láng giềng có thể bao vây làng họ và giết tất cả mọi người. Những dân chúng khá giả người England hàng ngày đi từ Nottingham đến London, qua Sherwood Forest [13], không sợ rằng có một băng cướp rừng vui vẻ, trùm toàn khăn xanh, sẽ phục kích họ và lấy tiền của họ để đem cho người nghèo (hay, nhiều phần có thể xảy ra, giết họ và lấy tiền cho chúng). Học sinh không còn để thày giáo dùng roi hay gậy; trẻ em không cần phải lo sợ rằng chúng sẽ bị bán làm nô lệ khi cha mẹ chúng không thể trả những món tiền nợ nần của họ, và phụ nữ biết rằng pháp luật cấm chồng đánh họ, và không được buộc họ phải chôn chân trong nhà. Càng ngày, trên thế giới, những mong đợi này được đáp ứng.

Sự suy giảm của bạo lực phần lớn nhờ vào sự nổi lên của nhà nước. Trong suốt lịch sử, bạo động nhất là kết quả của những hận thù cục bộ giữa những gia đình và cộng đồng. (Ngay cả ngày nay, như những con số trên cho thấy, tội ác ở địa phương là một đe dọa gây chết người nhiều hơn những chiến tranh quốc tế.) Như chúng ta đã thấy, những nông dân ban đầu, những người không biết những tổ chức chính trị nào lớn hơn cộng đồng địa phương, đã điêu đứng vì bạo động lan tràn. [14] Khi những vương quốc và đế quốc trở nên mạnh mẽ hơn, chúng cai quản trong khắp những cộng đồng và mức độ bạo lực đã giảm. Trong những vương quốc thời Trung cổ chưa tổ chức trung ương tập quyền của Europe, khoảng 20-40 người đã bị giết mỗi năm trong mỗi 100,000 dân. Trong những chục năm gần đây, khi những nhà nước và thị trường đã trở nên hết sức mạnh mẽ và những cộng đồng đã biến mất, mức độ bạo động đã giảm xuống thấp hơn nữa. Ngày nay, trung bình toàn thế giới là chỉ có chín vụ giết người một năm trong mỗi 100.000 người, và hầu hết những vụ giết người diễn ra trong nhà nước yếu kém như Somalia và Colombia. Trong những nhà nước trung ương tập quyền của Europe, mức trung bình là một vụ giết người một năm trong mỗi 100.000 dân chúng.[15]

Chắc chắn đã có những trường hợp trong đó những nhà nước dùng quyền lực của mình để giết những công dân của mình, và chúng thường đan rộng khắc sâu trong những ký ức và những sợ hãi của chúng ta. Trong thế kỷ XX, hàng chục triệu nếu không phải hàng trăm triệu người đã bị những lực lượng an ninh của chính những quốc gia họ giết chết. Tuy nhiên, từ góc độ vĩ mô, những tòa án và lực lượng cảnh sát của nhà nước, có lẽ đã tăng mức độ bảo đảm an ninh trên toàn thế giới. Ngay cả trong những chế độ độc tài áp bức, con người thời nay, tính trung bình là rất ít có thể xảy ra bị giết chết dưới tay của một người khác, ít hơn trong những xã hội trước thời nay. Năm 1964, một chế độ độc tài quân sự đã được thành lập ở Brazil. Nó cai trị đất nước này cho đến năm 1985. Trong suốt hai mươi năm đó, hàng ngàn người Brazil đã bị chế độ sát hại . Hàng ngàn người khác đã bị bắt giam và tra tấn. Tuy nhiên, ngay cả trong những năm tồi tệ nhất, những người Brazil trung bình ở thành phố Rio de Janeiro thì ít có thể xảy ra bị giết chết do bàn tay con người hơn, so với trung bình những người thuộc những dân tộc thiểu số Waorani, Arawete hoặc Yanomamo. những Waorani, Arawete và Yanomamo. Họ là những người bản địa sống trong sâu thẳm rừng Amazon, không có quân đội, cảnh sát hay nhà tù. Những nhà nghiên cứu nhân loại học đã chỉ ra rằng, vào khoảng giữa một phần tư và một nửa, của cánh đàn ông của họ chết, sớm hay muộn, trong những xung đột bạo động tranh chấp về tài sản, phụ nữ hay uy danh. [16]

Đế quyền Hưu trí

Kể từ năm 1945, không biết có phải bạo động bên trong những nhà nước đã giảm hay đã tăng, có lẽ là điều có thể bàn luận. Nhưng bạo động quốc tế đã xuống một mức thấp nhất chưa từng thấy trước đây là điều không ai có thể phủ nhận. Có lẽ thí dụ rõ ràng nhất là sự sụp đổ của những đế quốc Europe. Trong suốt lịch sử, những đế quốc đã nghiền nát những nổi dậy với một bàn tay sắt, và khi sắp chết, một đế quốc đang chìm xuống dùng tất cả sức mạnh của nó để cứu lấy bản thân, thường sụp đổ trong một cơn tắm máu. Sự sụp đổ cuối cùng của nó thường đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn và những cuộc chiến của tranh dành kế tục. Kể từ năm 1945, hầu hết những đế quốc đã chọn một sự về hưu trí sớm trong hòa bình. Tiến trình sụp đổ của chúng đã trở nên tương đối nhanh chóng, bình tĩnh và trật tự.

Năm 1945, England đã cai trị một phần tư thế giới. Ba mươi năm sau, nó cai trị chỉ một vài hòn đảo nhỏ. Trong những chục năm đó, nó đã rút lui khỏi hầu hết những thuộc địa của mình một cách hòa bình và trật tự. Dẫu ở một vài nơi, như Malaya và Kenya, người England đã gắng nấn ná bám giữ bằng vũ lực, nhưng hầu hết những nơi, họ đã chấp nhận sự kết thúc của đế quốc với một tiếng thở dài, không với một cơn tức giận nóng nảy. Họ đã tập trung nỗ lực của họ không vào việc duy trì quyền lực, nhưng vào việc chuyển giao nó sao cho êm xuôi nhất. Ít nhất, một vài khen ngợi thường chất chồng lên Mahatma Gandhi, cho tín ngưỡng phi bạo động của ông, thực sự đã nhờ vào Đế quốc England. Dẫu có nhiều năm đấu tranh gay gắt và thường bạo động, khi đi đến kết thúc của Raj, những người Indian đã không phải đánh nhau với người England trong những đường phố Delhi và Calcutta. Chỗ của đế quốc đã được một loạt những quốc gia độc lập chiếm lấy, hầu hết chúng từ đó đã được hưởng biên giới ổn định, và phần lớn đã sống hòa bình cùng những nước láng giềng của họ. Đúng, hàng chục ngàn người đã thiệt mạng dưới tay của Đế quốc England bị đe dọa, và trong một vài điểm nóng, sự rút lui của nó đã dẫn đến bùng nổ những cuộc xung đột sắc tộc, [17] đã cướp đi hàng trăm nghìn mạng người (đặc biệt là ở India). Tuy nhiên, khi so sánh với mức trung bình lịch sử lâu dài, sự rút lui của người England là một thí dụ điển hình của hòa bình và trật tự. Đế quốc France đã cứng đầu hơn. Sự sụp đổ của nó liên quan đến những hành động đánh bọc hậu đẫm máu tại Việt Nam và Algeria, vốn tổn thất hàng trăm ngàn sinh mạng. Tuy nhiên, người France, cũng thế, đã rút lui khỏi phần còn lại của những thuộc địa của họ một cách nhanh chóng và hòa bình, để lại đằng sau những quốc gia có trật tự, hơn là một tự do-cho-tất cả nhưng hỗn loạn. [18]

Sự sụp đổ của Sôviết năm 1989 lại còn hòa bình hơn, bất kể sự bùng vỡ của xung đột sắc tộc ở vùng Balkan, Caucasus và Trung Asia. Chưa bao giờ trước đây có một đế quốc hùng mạnh đến như vậy đã biến mất thật nhanh chóng và thật im lặng đến như thế. Đế quốc Sôviết năm 1989 đã không bị thất bại quân sự nào khác, ngoại trừ ở Afghanistan, không có xâm lược từ bên ngoài, không có nổi loạn bên trong, ngay cả cũng không có những vận động quy mô lớn về bất tuân dân sự theo kiểu Martin Luther King. Sôviết vẫn có hàng triệu binh sĩ, hàng chục ngàn xe tăng và máy bay, và đủ loại vũ khí nguyên tử để quét sạch toàn bộ loài người nhiều lần, không chỉ một lần. Hồng quân và những quân đội khác trong khối Hiệp ước Warsaw vẫn trung thành. Nếu như, nhà cai trị cuối cùng của Sôviết, Mikhail Gorbachev, đã ra lệnh, Hồng quân đã có thể nổ súng vào những khối quần chúng đã bị khuất phục.

Tuy nhiên, tinh hoa chọn lọc của thiểu số ưu tú Sôviết, và những chế độ Cộng sản qua hầu hết những nước Đông Europe (Romenia và Serbia là những trường hợp ngoại lệ), đã lựa chọn không xử dụng, ngay cả dẫu chỉ một phần rất nhỏ của sức mạnh quân sự này. Khi những thành viên của nó nhận ra rằng chế độ cộng sản đã phá sản, họ từ bỏ vũ lực, thừa nhận sự thất bại của họ, xếp hành lý của họ và đi về nhà. Gorbachev và những đồng sự của ông đã buông bỏ với không một cố gắng bạo động nào, không chỉ những chinh phục của Sôviết trong Thế chiến II, nhưng cũng cả những chinh phục xưa hơn nhiều của những Tsar trước cách mạng 1917, ở vùng biển Baltic, Ukraine, vùng Caucasus và Trung Asia. Khiếp hãi rùng mình khi trầm ngâm về những gì đã có thể xảy ra nếu Gorbachev đã cư xử như giới lãnh đạo Serbia – hay như người France ở Algeria.

Nữ thần Hoà bình ôm bom Nguyên tử

Những quốc gia độc lập vốn đi đến thành hình tiếp sau những đế quốc này rõ ràng đã không quan tâm tới chiến tranh. Trừ rất ít những ngoại lệ, từ năm 1945, những quốc gia đã thôi không còn xâm chiếm những quốc gia khác để chinh phục và nuốt chửng nhau nữa. Những chinh phục loại giống như vậy đã là bánh mì và bơ, thức ăn hàng ngày, của lịch sử chính trị kể từ thời xa xưa. Đó đã là cách hầu hết những đế quốc vĩ đại đã được thành lập, và cách hầu hết những nhà cai trị và dân chúng đã chờ đợi những ​​sự vật việc giữ vẫn như vậy. Nhưng ngày nay, những chiến dịch xâm lăng và chinh phục như của những người Rome, Mongol và Ottoman, đều không thể diễn ra bất cứ nơi nào trên thế giới. Kể từ năm 1945, không một quốc gia độc lập được Liên Hiệp Quốc công nhận nào đã bị chinh phục và bị xóa tên khỏi bản đồ thế giới. Những chiến tranh quốc tế giới hạn vẫn thỉnh thoảng còn xảy ra, và hàng triệu người vẫn chết trong chiến tranh, nhưng chiến tranh đã thôi, không là khuôn mẫu.

Nhiều người tin rằng sự biến mất của chiến tranh quốc tế là duy nhất với những quốc gia dân chủ giàu có của Tây Europe. Trong thực tế, hòa bình ở Europe đã đạt được sau khi nó đã chiếm ưu thế trong những phần khác của thế giới. Thế nên, cuộc chiến tranh quốc tế nghiêm trọng nhất giữa những quốc gia Nam America là trận chiến Peru-Ecuador năm 1941, và chiến tranh Bolivia-Paraguay của 1932-5. Và trước đó, đã không có một chiến tranh nghiêm trọng nào giữa những quốc gia Nam America, kể từ 1879-1884, với Chile ở một bên và Bolivia và Peru ở bên kia.

Chúng ta ít khi nghĩ đến thế giới Arab như đặc biệt hòa bình. Tuy nhiên, kể từ khi những nước Arab đã giành được độc lập của họ, chỉ một lần, một trong số họ đã gây một cuộc xâm lược toàn diện với một khác (Iraq xâm chiếm Kuwait vào năm 1990). Đã có khá nhiều một vài những xung đột biên giới (thí dụ như Syria và Jordan vào năm 1970), nhiều những can thiệp võ trang của một nước này vào nội trị một nước khác (thí dụ như Syria ở Lebanon), nhiều những nội chiến (Algeria, Yemen, Libya) và đầy rẫy những đảo chính và nổi dậy. Tuy nhiên, đã không từng có những chiến tranh quy mô quốc tế nào giữa những quốc gia Arab, ngoại trừ Chiến tranh vùng Vịnh Persia. Ngay cả mở rộng phạm vi chiến tranh, bao gồm toàn thể thế giới Muslim, cũng thêm chỉ một thí dụ nữa, chiến tranh Iran-Iraq. Không có chiến tranh Turkey-Iran, chiến tranh Pakistan-Afghanistan, hay chiến tranh Indonesia-Malaysia.

Ở Africa những sự việc thì ít tươi đẹp hơn. Nhưng ngay cả ở đó, hầu hết những xung đột là những nội chiến và những đảo chính. Kể từ khi những nước Africa giành được độc lập của họ trong những năm 1960 và 1970, đã rất ít có những quốc gia đã xâm lăng nhau với hy vọng chinh phục nhau.

Đã có thời gian tương đối yên tĩnh trước đây, như lấy thí dụ, ở Europe giữa những năm 1871 và 1914, và chúng luôn luôn kết thúc tồi tệ. Nhưng lần này thì khác. Vì hòa bình thực sự thì không đơn thuần chỉ là sự vắng mặt của chiến tranh. Hòa bình thực sự là sự không hợp lý, tính không-thể-đúng của chiến tranh. Chưa bao giờ có hòa bình thực sự trên thế giới. Giữa năm 1871 và năm 1914, một cuộc chiến tranh ở Europe, tính cho cùng, vẫn còn là điều hợp lý, và sự trông đợi vào chiến tranh đã thống trị tư tưởng của những quân đội, những nhà chính trị và những công dân bình thường, tất cả như nhau. Điều này đúng với mọi thời kỳ hòa bình khác trong lịch sử. Một quy luật sắt của chính trị quốc tế ra lệnh, “Cứ mỗi hai tổ thức nhà nước gần cạnh nhau, có tình thế có thể xảy đến sẽ gây ra cho họ để đi đến chiến tranh với nhau, trong vòng một năm.” Luật của “rừng xanh” này đã có hiệu lực vào cuối thế kỷ XIX Europe, ở Europe thời Trung cổ, ở nước Tàu thời cổ, và Greece thời cổ. Nếu Sparta và Athens đã có hòa bình trong năm 450 TCN, có một tình thế có thể xảy đến là họ sẽ có chiến tranh năm 449 TCN.

Ngày nay, loài người đã phá vỡ luật của rừng xanh. Cuối cùng, ít nhất đã có hòa bình thực sự, và không chỉ là sự vắng mặt của chiến tranh. Đối với hầu hết những chính thể, không có tình thế thuận lý nào có thể xảy ra để đưa đến xung đột quy mô toàn diện trong vòng một năm. Điều gì có thể dẫn đến chiến tranh giữa Germany và France trong năm tới? Hoặc giữa Tàu và Japan? Hoặc giữa Brazil và Argentina? Một vài những đụng độ biên giới nhỏ có thể xảy ra, nhưng chỉ có một vở kịch tận thế thực sự có thể dẫn đến từ một cuộc chiến tranh quy mô toàn diện toàn lỗi thời giữa Brazil và Argentina vào năm 2014, với những sư đoàn thiết giáp Argentina kéo đến tận cổng của thành Rio, và những máy bay ném bom như trải thảm của Brazil biến những vùng lân cận của Buenos Aires thành cám vụn. Những cuộc chiến tranh như vậy vẫn có thể bùng nổ giữa nhiều cặp đôi trong số những quốc gia, lấy thí dụ như giữa Israel và Syria, Ethiopia và Eritrea, hoặc USA và Iran, nhưng đây chỉ là những trường hợp ngoại lệ chứng minh cho quy luật chung.

Tình trạng này có thể thay đổi dòng chảy trong tương lai, và với nhận thức ngược về quá khứ, khi đó thế giới của ngày nay, có vẻ vô cùng ngây thơ. Tuy nhiên, từ phương diện lịch sử, sự rất ngây thơ của chúng ta là thu hút quyến rũ. Chưa bao giờ trước đây đã có hòa bình quá phổ biến như thế, khiến mọi người không thể ngay cả tưởng tượng được chiến tranh.

Những học giả đã tìm cách giải thích sự phát triển may mắn sung sướng này trong nhiều tập sách và bài báo, nhiều hơn bạn đã từng bao giờ muốn đọc cho chính mình, và họ đã xác định được một số những yếu tố góp phần. Đầu tiên và trước hết, giá của chiến tranh đã tăng lên hết sức đáng kể. Giải thưởng Nobel Hòa bình để kết thúc tất cả những giải thưởng hòa bình đã nên trao cho Robert Oppenheimer và những kiến ​​trúc sư đồng sự của ông trong việc chế tạo bom nguyên tử. Vũ khí nguyên tử đã biến chiến tranh giữa những siêu cường vào thành một sự tự sát tập thể, và làm cho sự tìm kiếm để thống trị thế giới bằng sức mạnh của vũ khí thành không thể nào có thể thực hiện được.

Thứ hai, trong khi giá của chiến tranh tăng vọt, lợi nhuận của nó đã bị giảm. Trong hầu hết lịch sử, những chính thể có thể làm giàu cho chúng bằng cách cướp bóc, hoặc sát nhập lãnh thổ đối phương. Hầu hết những tài sản gồm những đồng lúa, gia súc, nô lệ và vàng, do đó, đã là dễ dàng để cướp hay chiếm chúng. Ngày nay, sự giàu có chủ yếu là vốn con người, bí quyết kỹ thuật và những cơ cấu kinh tế-xã hội phức tạp như những nhà băng. Do đó rất khó để mang chúng đi hoặc kết hợp chúng vào lãnh thổ của mình.

Hãy xem tiểu bang California. Sự giàu có của nó ban đầu đã dựng trên những mỏ vàng. Nhưng ngày nay nó được xây dựng trên silicon và celluloid – Thung lũng Silicon và những ngọn đồi celluloid (phim nhựa) của Hollywood. Điều gì sẽ xảy ra nếu người Tàu gây một cuộc xâm lăng võ trang vào California, đổ bộ một triệu lính lên bờ biển San Francisco, và đánh phá vùng nội địa? Họ sẽ thu được ít oi. Không có những mỏ silicon ở Silicon Valley. Sự giàu có nằm trong đầu óc của những kỹ sư của công ty Google, những đạo diễn, những tài năng phù thủy chuyên làm những hiệu ứng màn ảnh đặc biệt của Hollywood, những người sẽ trên những chuyến máy bay đầu tiên bay đến Bangalore hay Mumbai, rất lâu trước khi những xe tăng Tàu cuộn xích trên Đại lộ Sunset. Nó không phải là ngẫu nhiên mà vài cuộc chiến tranh quốc tế đầy đủ quy mô vẫn diễn ra trên thế giới, chẳng hạn như những xâm lược Iraq của Kuwait, xảy ra ở những nơi có tài sản là những của cải vật chất theo lối cổ điển. những sheikhs Kuwait đã có thể trốn đi nước ngoài, nhưng những mỏ dầu vẫn nằm ở lại và đã bị chiếm đóng.


Hình 43 và 44. Những thợ mỏ vàng ở California trong cơn sốt vàng, và trụ sở chính của Facebook gần San Francisco. Năm 1849 California xây dựng giàu có của nó nhờ vào vàng. Ngày nay, California xây dựng tài sản của nó trên silicon. Nhưng trong khi vào năm 1849 vàng thực sự nằm ở đó, trong đất ở California, những kho báu thực sự của Silicon Valley đang khóa bên trong đầu của những công nhân lao động kỹ thuật cao.


Trong khi chiến tranh trở nên ít lợi nhuận, hòa bình trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Trong nền kinh tế canh nông truyền thống, những thương mại đường xa và đầu tư nước ngoài đã là những trình diễn phụ. Hệ quả là hòa bình mang lại ít lợi nhuận, ngoài việc tránh được những tổn phí của chiến tranh. Nếu trong năm 1400, lấy thí dụ, England và France đã là hòa bình, người France đã không phải trả thuế chiến tranh nặng nề và chịu những phá hoại của England, nhưng ngoài những sự kiện đó ra, cũng không có lợi nào cho túi tiên của nó. Trong nền kinh tế tư bản thời nay, thương mại và đầu tư nước ngoài đã trở nên hết sức quan trọng. Do đó hòa bình duy nhất mang lại tiền lời những cổ phần. Một khi Tàu và USA đều sống chung hòa bình, Tàu có thể phát triển thịnh vượng bằng cách bán sản phẩm sang USA, kinh doanh trong Wall Street, và nhận được những đầu tư của doanh thương USA.

Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, một chuyển dịch quan trọng và sâu xa, như chuyển dịch trong cơ cấu kiến ​​tạo vỏ quả đất, đã diễn ra trong văn hóa chính trị toàn thế giới. Nhiều tầng lớp chọn lọc ưu tú trong lịch sử – những thủ lĩnh Hun, những quý tộc Viking và những tu sĩ Aztec, lấy thí dụ – đã xem chiến tranh như một điều tốt tích cực. Cũng đã có những người khác xem nó như tà ác, nhưng là một tất yếu, mà tốt hơn chúng ta nên cố chuyển nó sang thành lợi ích riêng cho chúng ta. Chúng ta có là đầu tiên trong lịch sử, thế giới đã được chi phối bởi một tầng lớp yêu hòa bình – những nhà chính trị, những nhà buôn bán, những trí thức và nghệ sĩ, đều thực sự nhìn thấy chiến tranh như cả hai: tà ác và có thể tránh được. (Có những người chuộng hòa bình trong quá khứ, chẳng hạn như những người Kitô lúc mới khởi đầu, nhưng trong những trường hợp hiếm hoi khi họ giành được quyền lực, họ đã có khuynh hướng quên đi lời răn chúa họ dạy họ để “chìa má bên kia cho bị vả nốt”.)

Có một vòng phản hồi thông tin tích cực giữa tất cả bốn yếu tố này. Mối đe dọa tận diệt của vũ khí nguyên tử thúc đẩy sự yêu chuộng hòa bình; khi sự yêu chuộng hòa bình lan rộng, chiến tranh bắt đầu thối lui, và thương mại phát triển thịnh vượng; và thương mại gia tăng cả lợi nhuận của hòa bình và những tổn phí của chiến tranh. Theo thời gian, vòng lặp thông tin phản hồi này tạo ra một trở ngại khác cho chiến tranh, vốn có thể sau cùng chứng minh sự quan trọng nhất của tất cả. Sự thắt chặt trong mạng lưới những quan hệ quốc tế làm xói mòn sự độc lập của hầu hết những quốc gia, làm giảm đi cơ hội vốn bất kỳ một nào trong số chúng có thể một mình một tay làm xổng con chó dữ của chiến tranh. Hầu hết những nước không còn tham dự vào chiến tranh toàn diện, với lý do đơn giản rằng chúng thôi không còn được (hoàn toàn) độc lập. Dẫu những dân chúng ở Israel, Italy, Mexico và Thailand có thể nuôi dưỡng những ảo tưởng về độc lập, thực tế là những chính phủ của họ không thể tiến hành những chính sách kinh tế và đối ngoại độc lập, và chính họ chắc chắn không có khả năng khởi xướng và tiến hành chiến tranh toàn diện. Như đã giải thích ở chương 11, chúng ta đang chứng kiến ​​sự thành hình của một đế quốc toàn thế giới. Cũng giống như những đế quốc trước đây, lần này cũng vậy, nó thực thi hòa bình bên trong những biên giới của nó. Và bởi vì biên giới của nó bao trùm toàn thể thế giới, hiệu quả là Đế quốc toàn Thế giới thực thi hòa bình trên toàn thế giới.

Như thế, có phải thời đại thời nay là một trong những thời của chiến tranh và đàn áp, đầy những tàn sát nhẫn tâm không suy nghĩ, điển hình là chiến tranh hào lũy của Thế chiến I, đám mây trên nguyên tử hình nấm phủ trên Hiroshima, và những cuồng dại đẫm máu của Hitler và Stalin? Hay là một kỷ nguyên của hòa bình, thu nhỏ bằng những chiến hào không từng bao giờ đào ở Nam America, những đám mây hình nấm không bao giờ xuất hiện trên Moscow và New York, và gương mặt thanh thản của Mahatma Gandhi và Martin Luther King?

Trả lời là một vấn đề của thời gian. Đó là tỉnh táo để nhận ra rằng cách nhìn của chúng ta thường bị quá khứ đã bị bóp méo bởi những biến cố của vài năm vừa qua. Nếu chương này đã được viết vào năm 1945 hoặc 1962, nó có lẽ đã được nhiều chau mày ủ rũ. Nhưng khi nó được viết vào năm 2014, nó phải có một cách tiếp cận tương đối vui vẻ sôi động với lịch sử thời nay.

Để làm hài lòng cả những những người lạc quan và bi quan, chúng ta có thể kết luận bằng cách nói rằng chúng ta đang ở trên ngưỡng cửa của cả hai, thiên đường và địa ngục, đang di chuyển phập phồng lo lắng giữa cửa ngõ của một này và phòng chờ của một kia. Lịch sử đã vẫn chưa quyết định cuối cùng chúng ta sẽ kết thúc nơi nào, và một chuỗi gồm những trùng hợp ngẫu nhiên có thể còn chưa đẩy chúng ta lăn về một nào trong hai hướng.



19
Và Sau Đó Họ Đã Sống Mãi Mãi Hạnh Phúc

500 năm vừa qua đã chứng kiến một chuỗi ngoạn mục gồm những cuộc cách mạng. Quả đất đã được thống nhất vào thành một khối cầu sinh thái và lịch sử duy nhất. Kinh tế đã phát triển theo cấp số nhân, và loài người ngày nay vui hưởng thứ giàu có là thứ vốn thường đã kể trong những chuyện thần tiên. Cách mạng Khoa học và Kỹ nghệ đã đem cho cho loài người những quyền năng siêu-nhân, và năng lượng trong thực tế không giới hạn. Trật tự xã hội đã hoàn toàn chuyển dạng, cũng như chính trị, đời sống hàng ngày và tâm lý của con người.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất





[1] [Vaclav Smil, The Earth’s Biosphere: Evolution, Dynamics and Change (Cambridge, Mass.: MIT Press, 2002); Sarah Catherine Walpole et al., ‘The Weight of Nations: An Estimation of Adult Human Biomass’, BMC Public Health 12:439 (2012), http://www.biomedcentral.com/1471–2458/12/439.]
[2] Social engineering (political science), influencing society on a large scale
[3] [William T. Jackman, The Development of Transportation in Modern England (London: Frank Cass & Co., 1966), 324–7; H. J. Dyos and D. H. Aldcroft, British Transport-An Economic Survey From the Seventeenth Century to the Twentieth (Leicester: Leicester University Press, 1969), 124–31; Wolfgang Schivelbusch, The Railway Journey: The Industrialization of Time and Space in the 19th Century (Berkeley: University of California Press, 1986).]
[4] [• Một ‘cộng đồng thân tín’ là một nhóm những người biết nhau rất rõ, và tuỳ thuộc vào nhau để hiện hữu.]
[5] baoja hay baojia (bảo giáp 保甲): hệ thống liệt kê và kiểm tra dân chúng, từng nhà một, để cùng dò xét và phòng bị những quân gian phi ẩn núp. Mười nhà gọi là một giáp (giáp). Đó là định nghĩa như Harari nói trên. Nhưng chi tiết hơn như sau: baojiamột hệ thống tổ chức hành chính và kiểm soát ở địa phương, dựa trên khái niệm của Pháp gia và Khổng gia, về trách nhiệm chung và sự tòng phục của cá nhân với cộng đồng. Hệ thống baoja này được Wang Anshi (王安石) nhà Song, cải tổ và nhấn mạnh trên phương diện quốc phòng của nó. Một bao (bảo ) gồm 1000 gia đình, phân nhỏ hơn thành những đơn vị jia (giáp), mỗi jia có 10 pai (bài). Một pai gồm 10 gia đình. Mỗi pai, jia bao đặt dưới sự kiểm soát của một người đầu lĩnh (headman – trưởng). Mỗi gia đình có một sổ ghi tên (danh sách) có đóng dấu chính quyền, gồm tên của những người nam đã được khai báo trong gia đình. Nếu một ai rời nơi đang ở, phải ghi tên nơi người ấy đến, nếu có người mới đến, phải tra xét gốc đến của người này. Những nhà trọ và khách sạn cũng tương tự nhưvây. Nếu xảy ra có mặt một ai không ghi tên trong danh sách, chủ gia đình chứa chấp phải bị phạt, có khi đánh đòn 100 trượng. Người đầu lĩnh dò soát thông tin về những cư dân trong vùng dựa trên trên những sổ ghi tên này của mỗi gia đình, và thường xuyên báo cáo về số lượng, sự đi lại, và hành tung hoạt động của dân cư trong vùng chịu trách nhiệm, và cũng trưng binh và huấn luyện dân binh. Mọi người trong những đơn vị tổ chức trên, phải liên đới chịu trách nhiệm về hành vi của những người khác, và do đó phải báo cáo những sai trái nếu biết về họ, thân nhân hay láng giềng.
Hệ thống lijia (lí gia 理家) đời Qin, đời Ming lập lại, xử dụng như một hệ thống kiểm soát thông hành trong nước. Một li gồm 110 gia đình, những người có đứng đầu của mười gia đình uy tín nhất được chọn làm những người dứng đầu li, 100 gia đình còn lại chia thành 110 jia, mỗi jia có một người thủ lĩnh, ở thành phố li gọi là fang. Nhiệm vụ của những người đầu lĩnh của lijia là giữ sổ sách và thu thuế. Đến dời Qing (1644-) duy trì hề thống baojia và cũng tái lập hệ thống lijia của nhà Ming trước đó, baoja như hệ thống công an nhân dân, còn lijia như hệ thống thu, kiếm soát thuế. Sang đến thế kỷ XVIII, những chức năng của baojalijia đã được nhập chung. Đến giữa thế kỷ XVIII, chế độ baoja thay thế chế độ lijia. Tôi mở rộng ở đây, nhấn mạnh rằng sự vươn dài những cánh tay kiểm soát của nhà nước trung ương tập quyền xuống những cộng đồng địa phương loại như thế này, có từ rất xưa trong nước Tàu (từ đời Xuân Thu), chúng đã giúp một đế quốc rộng lớn kiểm soát thành công và hữu hiệu trên toàn xã hội vốn gồm nhiều dân tộc và văn hoá khác nhau, và duy trì được luật lệ chung của đế quốc. Đặc điểm của hình thức tổ chức nhà nước áp đặt trên cộng đồng này là dò sét kiểm soát lẫn nhau và thu thập tin tức tình báo an ninh chính trị. Những nguyên tắc này vẫn áp dụng cho đến tận cuối thế kỷ XX ở nước Tàu. Trong nước Tàu mới của Mao, những gì nói có thể dễ nhận biết khi chúng xuất hiện dưới những hình thức mới: thí dụ như tổ dân phố (street committee). Đây là lần nữa, chúng ta lại chứng minh được điều vẫn thường nói rằng không có gì mới lạ dưới ánh sáng mặt trời; ở đây là phương pháp hà khắc của nhà cầm quyền kiếm soát dân chúng, và lần này, có điểm thích thú, là chúng ta không phải tìm xa, nhưng ngay trong những chính quyền quân chủ phong kiến, đã có từ lâu, rất lâu, của đám hàng xóm đông đảo phương Bắc của chúng ta.
[6] large protection rackets
[7] capo di tutti capi (từ mafia – tổ chức của những tội phạm hoạt động quốc tế, ban đầu ở Sicily và bây giờ đặc biệt là ở Italy và Mỹ): Đầu đảng của mọi đầu đảng, hay Trùm bố của mọi trùm con. Khái niệm này của Mafia, những người chuyên môn không làm gì ngoài việc tống tiền, thu tiền, làm tiền bất hợp pháp, thực ra không có gì mới lạ, có lẽ đến từ khái niệm quen thuộc “Vua của những nhà vua và Chúa của những lãnh chúa” (king of kings and lord of lords) trong thánh Kinh. Đã là vua hay chúa, bất cứ loại nào, thì đều giống nhau ở chỗ đương nhiên không phải làm gì cả, ngoài việc thu tiền những người khác.
[8] a fifth column
[9]Những cộng đồng tưởng tượng” (Imagined communities) là một khái niệm do Benedict Anderson (1936-) đã tạo ra. Ông cho rằng một quốc gia là một cộng đồng được xã hội tạo lập bằng tưởng tượng; từ những người tự xem họ như thành phần của cộng đồng đó. Quyển sách của Benedict Anderson, Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism xuất bản lần đầu năm 1983. Từ đó, nó đã trở thành văn bản tiêu chuẩn cho mọi bàn luận về khái niệm quốc gia và chủ nghĩa dân tộc (nationalism). Tôi mong sẽ có thì giờ dịch và giới thiệu, sau đây là một vài trích dẫn:

“Trong một tinh thần của ngành học nhân loại, sau đó, tôi đề nghị định nghĩa sau đây cho quốc gia: nó là một cộng đồng chính trị tưởng tượng – và đã tưởng tượng như cả về giới hạn nội tại và có chủ quyền.”(“In an anthropological spirit, then, I propose the following definition of the nation: it is an imagined political community - - and imagined as both inherently limited and sovereign.”)

“The nation is imagined as limited because even the largest of them, encompassing perhaps a billion living human beings, has finite, if elastic, boundaries, beyond which lie other nations. No nation imagines itself coterminous with mankind…It is imagined as sovereign because the concept was born in an age in which the Enlightenment and Revolution were destroying the legitimacy of the divinely-ordained, hierarchical dynastic realm…Finally, it is imagined as a community because, regardless of the actual inequality and exploitation that may occur in each, the nation is always conceived as a deep horizontal comradeship” (Anderson, B., 1983, p.7).
“It is imagined because the members of even the smallest nation will never know most of their fellow-members, meet them, or even hear of them, yet in the minds of each lives the image of their communion. Renan referred to this imagining in his suavely back-handed way when he wrote that ‘Or l’essence d’une nation est que tons les individus aient beaucoup de choses en commun, et aussi que tous aient oublié bien des choses.’ With a certain ferocity Gellner makes a comparable point when he rules that ‘Nationalism is not the awakening of nations to self-consciousness: it invents nations where they do not exist.’ The drawback to this formulation, however, is that Gellner is so anxious to show that nationalism masquerades under false pretences that he assimilates ‘invention’ to ‘fabrication’ and ‘falsity’, rather than to ‘imagining’ and ‘creation’. In this way he implies that ‘true’ communities exist which can be advantageously juxtaposed to nations. In fact, all communities larger than primordial villages of face-to-face contact (and perhaps even these) are imagined. Communities are to be distinguished, not by their falsity/genuineness, but by the style in which they are imagined. Javanese villagers have always known that they are connected to people they have never seen, but these ties were once imagined particularistically-as indefinitely stretchable nets of kinship and clientship. Until quite recently, the Javanese language had no word meaning the abstraction ‘society.’ We may today think of the French aristocracy of the ancien régime as a class; but surely it was imagined this way only very late. To the question ‘Who is the ‘Comte de X?’ the normal answer would have been, not ‘a member of the aristocracy,’ but ‘the lord of X, ‘the uncle of the Baronne de Y,’or ‘a client of the Duc de Z.’
“The nation is imagined as limited because even the largest of them encompassing perhaps a billion living human beings, has finite, if elastic boundaries, beyond which lie other nations. No nation imagines itself coterminous with mankind. The most messianic nationalists do not dream of a day when all the members of the human race will join their nation in the way that it was possible, in certain epochs, for, say, Christians to dream of a wholly Christian planet.
“It is imagined as sovereign because the concept was born in an age in which Enlightenment and Revolution were destorying the legitamcy of the divinely-ordained, hierarchical dynastic realm. Coming to maturity at a stage of human history when even the most devout adherents of any universal religion were inescapably confronted with the living pluralism of such religions, and the allomorphism between each faith’s ontological claims and territorial stretch, nations dream of being free, and, if under God, directly so. The gage and emblem of this freedom is the sovereign state.
“Finally, it is imagined as a community, because, regardless of the actual inequality and exploitation that may prevail in each, the nation is always conceived as a deep, horizontal comradeship. Ultimately it is this fraternity that makes it possible, over the past two centuries, for so many millions of people, not so much to kill, as willingly to die for such limited imaginings.
“These deaths bring us abruptly face to face with the central problem posed by nationalism: what makes the shrunken imaginings of recent history (scarcely more than two centuries) generate such colossal sacrifices? I believe that the beginnings of an answer lie in the cultural roots of nationalism.”
[10] [For a detailed discussion of the unprecedented peacefulness of the last few decades, see in particular Steven Pinker, The Better Angels of Our Nature: Why Violence Has Declined (New York: Viking, 2011); Joshua S. Goldstein, Winning the War on War: The Decline of Armed Conflict Worldwide (New York: Dutton, 2011); Gat, War in Human Civilization.]
[11] [‘World Report on Violence and Health: Summary, Geneva 2002’, World Health Organization, accessed 10 December 2010, http://www.who.int/whr/2001/en/whr01_annex_en.pdf. For mortality rates in previous eras see: Lawrence H. Keeley, War before Civilization: The Myth of the Peaceful Savage (New York: Oxford University Press, 1996).]
[12] [‘World Health Report, 2004’, World Health Organization, 124, accessed 10 December 2010,
http://www.who.int/whr/2004/en/reporto4_en.pdf.]
[13] the legendary home of the outlaw Robin Hood.
[14] [Raymond C. Kelly, Warless Societies and the Origin of War (Ann Arbor: University of Michigan Press, 2000), 21. See also Gat, War in Human Civilization, 129–31; Keeley, War before Civilization.]
[15] [Manuel Eisner, ‘Modernization, Self-Control and Lethal Violence’, British Journal of Criminology 41:4 (2001), 618–638; Manuel Eisner, ‘Long-Term Historical Trends in Violent Crime’, Crime and Justice: A Review of Research 30 (2003), 83–142; ‘World Report on Violence and Health: Summary, Geneva 2002’, World Health Organization, accessed 10 December 2010,
http://www.who.int/whr/2001/en/whr01_annex_en.pdf; ‘World Health Report, 2004’, World Health Organization, 124, accessed 10 December 2010, http://www.who.int/whr/2004/en/reporto4_en.pdf.]
[16] [Walker and Bailey, ‘Body Counts in Lowland South American Violence’, 30]
[17] Tôi không nghĩ nguyên nhân của chia rẽ là sắc tộc, nhưng tôn giáo: Pakistan, Bangladesh (Muslim), India (Hindu) và Ceylon (Buddhist)
[18] Nhận xét trên, cũng như nhiều nhận xét khác rải rác trong tập sách này, khách quan nhưng khá tổng quát, và chúng đều có ngoại lệ lớn. Trong trường hợp những đế quốc Europe về hưu, với “nhanh chóng, bình tĩnh và trật tự”, và đặc biệt “đánh bọc hậu”, rõ ràng không thể áp dụng vào nước Pháp. Kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta, và của những quốc gia Bắc Africa (Algeria, Tunisia), cho thấy sau thế chiến thứ hai, dù đã phá sản về cả chính trị lẫn quân sự, nước Pháp vẫn cố bám giữ những thuộc địa bằng mọi giá, chỉ rút lui sau khi bị đánh bại.