Yuval Noah Harari
Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người
19
Và sau
đó Họ đã Sống trong Hạnh phúc Mãi mãi
500 năm vừa qua đã chứng kiến một chuỗi ngoạn mục gồm những cuộc cách mạng. Quả đất đã được thống nhất vào thành một khối cầu sinh thái và lịch sử duy nhất. Kinh tế đã phát triển theo cấp số nhân, và loài người ngày nay vui hưởng thứ giàu có là thứ vốn thường đã kể trong những chuyện thần tiên. Cách mạng Khoa học và Kỹ nghệ đã đem cho cho loài người những quyền năng siêu-nhân, và năng lượng trong thực tế không giới hạn. Trật tự xã hội đã hoàn toàn chuyển dạng, cũng như chính trị, đời sống hàng ngày và tâm lý của con người.
Nhưng chúng ta có hạnh phúc hơn không? Có phải sự giàu có loài người đã tích lũy trong năm thế kỷ vừa qua đã chuyển dịch vào thành một trạng thái hài lòng sung sướng mới-tìm-được? Có phải sự khám phá những nguồn năng lượng vô tận đã mở ra trước chúng ta vô tận những cửa hàng bán hạnh phúc? Đi ngược trở lại xa hơn, có phải bảy mươi hay khoảng như thế những nghìn năm hỗn loạn kể từ cuộc Cách mạng Nhận thức đã làm thế giới thành một chỗ tốt hơn để sống? Có phải Neil Armstrong vừa mất, người có dấu chân vẫn nguyên vẹn trên mặt trăng không gió, đã hạnh phúc hơn người săn bắn hái lượm không tên, người 30.000 năm trước đây để lại dấu tay của bà trên một bức tường trong hang Chauvet? Nếu không thế, phát triển canh nông, những thành phố, chữ viết, tiền đúc, những đế quốc, khoa học và kỹ nghệ, tất cả đã có mục đích gì?
500 năm vừa qua đã chứng kiến một chuỗi ngoạn mục gồm những cuộc cách mạng. Quả đất đã được thống nhất vào thành một khối cầu sinh thái và lịch sử duy nhất. Kinh tế đã phát triển theo cấp số nhân, và loài người ngày nay vui hưởng thứ giàu có là thứ vốn thường đã kể trong những chuyện thần tiên. Cách mạng Khoa học và Kỹ nghệ đã đem cho cho loài người những quyền năng siêu-nhân, và năng lượng trong thực tế không giới hạn. Trật tự xã hội đã hoàn toàn chuyển dạng, cũng như chính trị, đời sống hàng ngày và tâm lý của con người.
Nhưng chúng ta có hạnh phúc hơn không? Có phải sự giàu có loài người đã tích lũy trong năm thế kỷ vừa qua đã chuyển dịch vào thành một trạng thái hài lòng sung sướng mới-tìm-được? Có phải sự khám phá những nguồn năng lượng vô tận đã mở ra trước chúng ta vô tận những cửa hàng bán hạnh phúc? Đi ngược trở lại xa hơn, có phải bảy mươi hay khoảng như thế những nghìn năm hỗn loạn kể từ cuộc Cách mạng Nhận thức đã làm thế giới thành một chỗ tốt hơn để sống? Có phải Neil Armstrong vừa mất, người có dấu chân vẫn nguyên vẹn trên mặt trăng không gió, đã hạnh phúc hơn người săn bắn hái lượm không tên, người 30.000 năm trước đây để lại dấu tay của bà trên một bức tường trong hang Chauvet? Nếu không thế, phát triển canh nông, những thành phố, chữ viết, tiền đúc, những đế quốc, khoa học và kỹ nghệ, tất cả đã có mục đích gì?
Những nhà sử học hiếm khi đặt những câu hỏi
như vậy. Họ không hỏi liệu những công dân của thành Uruk và thành Babylon đã được
hạnh phúc hơn so với tổ tiên của họ thời còn tìm kiếm thức ăn bằng săn bắn hái
lượm hay không, có phải sự nổi lên của đạo Islam đã làm những người Egypt hài
lòng hơn với đời sống của họ hay không, hoặc sự sụp đổ của những đế quốc Europe
ở Africa đã ảnh hưởng đến hạnh phúc của vô số hàng triệu người như thế nào. Thế
nhưng, đây là những câu hỏi quan trọng nhất người ta có thể hỏi lịch sử. Hầu hết
những hệ ý thức và những chương trình chính trị thời nay đều dựa trên những ý
tưởng khá mong manh liên quan đến nguồn gốc thực sự của hạnh phúc con người. Những
người theo chủ nghĩa Dân tộc tin rằng quyền tự quyết chính trị là thiết yếu cho
hạnh phúc của chúng ta. Những người theo chủ nghĩa Cộng sản nêu định đề rằng tất
cả mọi người sẽ cực kỳ sung sướng dưới chế độ chuyên chế của giai cấp vô sản.
Những nhà Tư bản duy trì chủ trương rằng chỉ có thị trường tự do mới có thể bảo
đảm hạnh phúc nhiều nhất cho số đông lớn nhất, bằng tạo ra tăng trưởng kinh tế
và vật chất phong phú, và bằng dạy người ta tự lực cánh sinh và dám đảm đương
kinh doanh.
Điều gì sẽ xảy ra nếu sự nghiên cứu nghiêm
chỉnh đưa đến bác bỏ những giả thuyết này? Nếu tăng trưởng kinh tế và tự lực
cánh sinh không làm cho mọi người hạnh phúc hơn, lợi ích của chủ nghĩa Tư bản
là gì? Sẽ là gì đây, nếu quay ra rằng những đối tượng bị trị của những đế quốc
lớn thường hạnh phúc hơn so với những công dân của những quốc gia độc lập, và lấy
thí dụ, những người Algeria đã sung sướng hơn dưới cai trị của người France so
với của riêng họ? Điều đó sẽ có thể nói gì về quá trình giải phóng thuộc địa và
giá trị của sự tự quyết dân tộc?
Đây là tất cả những giả thuyết có thể đặt
ra, vì cho đến nay những nhà sử học đã tránh không nêu những câu hỏi này – chưa
nhắc đến việc trả lời chúng. Họ đã khảo cứu lịch sử của đúng là về tất cả mọi
thứ gồm chính trị, xã hội, kinh tế, phái tính, bệnh tật, tình dục, thực phẩm,
quần áo – nhưng họ ít khi đã dừng lại để hỏi những sự vật việc này ảnh hưởng thế
nào đến hạnh phúc con người.
Dẫu số ít người đã nghiên cứu lịch sử dài
theo thời gian về hạnh phúc, hầu hết mọi học giả và người bình dân đều có một
vài tiên kiến mơ hồ về nó. Theo một quan điểm phổ biến, những khả năng con
người đã tăng lên trong suốt lịch sử. Vì con người thường dùng những khả năng của
mình để giảm bớt những đau khổ và thực hiện những khát vọng, dẫn đến rằng chúng
ta phải đã hạnh phúc hơn so với tổ tiên chúng ta thời Trung cổ, và những người
này phải đã hạnh phúc hơn những người săn bắn hái lượm thời đồ Đá.
Nhưng giải thích theo tăng trưởng tiến bộ
này thì không thuyết phục. Như chúng ta đã thấy, những khả năng, hành xử, và những
kỹ năng không nhất thiết làm cho một đời sống tốt đẹp hơn. Khi loài người học
được trồng trọt chăn nuôi trong Cách mạng Nông nghiệp, sức mạnh tập thể của họ
để thay đổi môi trường của họ cho thích hợp đã tăng lên, nhưng phần số của nhiều
những con người cá nhân đã trở thành khắc nghiệt hơn. Những nông dân đã phải
làm việc vất vả hơn những người săn bắn hái lượm, để bổ khuyết cho thực phẩm ít
đa dạng và kém bổ dưỡng, và họ đã phải hứng chịu bệnh tật và bị bóc lột nhiều
hơn. Tương tự như vậy, sự lan rộng của những đế quốc Europe đã tăng lớn rất nhiều
sức mạnh tập thể của loài người, bởi luân chuyển những ý tưởng, những kỹ thuật
và những loại cây trồng hoa màu, và mở những đường thông thương mới cho thương
mại. Tuy nhiên, điều này khó có thể nói đã là một tin tốt lành cho hầu như hàng
triệu người Africa, người US bản địa và thổ dân Australia. Với khuynh hướng đã
chứng minh về sự lạm dụng quyền lực của con người, điều có vẻ là ngây thơ để
tin rằng người ta nếu càng có quyền gây ảnh hưởng nhiều hơn, thì họ sẽ càng được
hạnh phúc hơn.
Một số người, đứng ở một vị trí hoàn toàn đối
nghịch, thách thức quan điểm này. Họ lập luận về một sự tương quan nghịch đảo
giữa những khả năng con người và hạnh phúc. Quyền lực làm hư hỏng, họ nói, và
khi loài người đã đạt được càng nhiều quyền lực hơn, nó đã tạo ra một thế giới
máy móc lạnh lẽo, không thích hợp với những nhu cầu thực của chúng ta. Tiến hóa
đã uốn đúc não thức và cơ thể chúng ta với đời sống của những người săn bắn hái
lượm. Sự chuyển đổi đầu tiên sang canh nông, và sau đó sang kỹ nghệ, đã kết tội
chúng ta, bắt ép sống những đời sống trái tự nhiên, vốn không thể đem cho sự biểu
hiện đầy đủ những khuynh hướng di truyền cố hữu và những bản năng của chúng ta,
và do đó không thể thoả mãn những khao khát sâu kín nhất của chúng ta. Không gì
trong đời sống thoải mái của tầng lớp trung lưu thành thị có thể đến gần được với
sự phấn khích hoang dại và niềm vui tinh thuần, vốn một bầy đoàn lang thang kiếm
ăn đã trải nghiệm, khi chuyến săn voi mammoth
thành công. Mỗi phát minh mới chỉ đặt thêm một dặm đường khác, chen giữa chúng
ta và Vườn Eden.
Thế nhưng sự nhấn mạnh lãng mạn này, vào việc
nhìn thấy một bóng đen đằng sau mỗi sáng chế, thì cũng giáo điều như sự tin tưởng
vào tính tất yếu của sự tiến bộ. Có lẽ chúng ta mất liên lạc với bản chất săn bắn
hái lượm bên trong của chúng ta, nhưng đó không tất cả là xấu. Lấy thí dụ,
trong hai thế kỷ qua, y học thời nay đã giảm tỉ lệ chết của trẻ em từ 33 phần
trăm đến dưới 5 phần trăm. Có bất kỳ ai có thể nghi ngờ được sự đóng góp rất lớn
này cho hạnh phúc, không chỉ cho những người nếu không sẽ chết, mà còn cho những
gia đình và bạn bè của họ?
Một vị trí tế nhị hơn giữ con đường nằm giữa.
Cho đến khi có Cách mạng Khoa học đã không có tương quan rõ ràng giữa quyền lực
và hạnh phúc. Những nhà nông thời Trung cổ có thể quả thực đã chịu nhiều bất hạnh
hơn những tổ tiên săn bắn hái lượm của họ. Nhưng trong vài thế kỷ vừa qua, con
người đã học được cách dùng những khả năng của họ khôn ngoan hơn. Những thành tựu
của y học thời nay là chỉ một thí dụ. Những thành tích chưa từng có khác gồm sự
xuống dốc trong bạo động, sự hầu như biến mất những chiến tranh quốc tế, và sự gần
loại bỏ những nạn đói quy mô lớn.
Tuy nhiên, điều này cũng là một sự đơn giản
hoá quá mức. Thứ nhất, nó căn cứ sự đánh giá lạc quan của nó trên một mẫu gồm số
năm rất nhỏ. Đa số con người đã bắt đầu tận hưởng thành quả của y học thời nay
không sớm hơn năm 1850, và sự sụt giảm mạnh trong tỉ lệ chết của trẻ em là một
hiện tượng của thế kỷ XX. Nạn đói hàng loạt vẫn tiếp tục là tai hoạ cho số đông
loài người cho đến giữa thế kỷ XX. Trong phong trào “Đại Nhảy vọt” của những
người Tàu cộng sản, những năm 1958-1961, đâu đó trong khoảng 10 đến 50 triệu
người bị chết đói. Những chiến tranh quốc tế đã trở thành hiếm chỉ sau năm
1945, chủ yếu nhờ vào đe dọa mới của sự huỷ diệt từ vũ khí nguyên tử. Do đó, dẫu
trong vài chục năm qua đã là một thời hoàng kim chưa từng có đối với loài người,
vẫn còn quá sớm để biết liệu điều này đại diện cho một sự thay đổi cơ bản trong
dòng chảy lịch sử, hay một cuốn xoáy phù du không bền của may mắn tốt lành. Khi
phán đoán thời hiện nay, tất cả là quá cám dỗ để lấy cái nhìn của giới trung
lưu phương Tây thế kỷ XXI. Chúng ta phải không được quên những cái nhìn của một
thợ mỏ than Welsh thế kỷ XIX, một người Tàu bị nghiện thuốc phiện, hoặc những
người bản xứ Tasmania. Bà Truganini không kém quan trọng hơn nhân vật Homer
Simpson [1].
Thứ hai, ngay cả thời hoàng kim ngắn ngủi của
nửa thế kỷ qua có thể quay ra đã gieo những mầm mống cho thảm họa tương lai.
Trong vài chục năm qua, chúng ta đã quấy động sự cân bằng của môi trường sinh
thái của hành tinh chúng ta, theo vô vàn những cách mới rắc rối, với những gì
xem dường tất rồi sẽ gây những hậu quả thảm khốc. Rất nhiều bằng chứng cho thấy
rằng chúng ta đang hủy hoại nền tảng của sự thịnh vượng của con người, trong một
truy hoan cuồng điên của tiêu thụ liều lĩnh đầy khinh suất.
Cuối cùng, chúng ta nếu có thể chúc mừng bản
thân chúng ta về những thành quả chưa từng có của Sapiens thời nay, chỉ khi chúng ta hoàn toàn bỏ qua số phận của tất
cả những loài động vật khác. Phần lớn sự giàu có vật chất được ca tụng rằng
ngăn chắn chúng ta với bệnh tật và đói kém, đều đã được tích lũy trên những tổn
hại của những giống khỉ trong phòng thí nghiệm, những loài bò sữa và gà trên
băng sản xuất dây chuyền. Trong hai thế kỷ qua, hàng chục billion trong số
chúng đã là những đối tượng của một chế độ khai thác kỹ nghệ vốn sự tàn ác của
nó đã không có tiền lệ trong lịch sử của hành tinh Đất. Nếu chúng ta chấp nhận
giản dị chỉ một phần mười của những gì những nhà hoạt động bảo vệ động vật khẳng
định, khi đó kỹ nghệ canh nông thời nay cũng có thể là tội ác lớn nhất trong lịch
sử. Khi thẩm định về hạnh phúc trên toàn thế giới, đó là sai nếu chỉ đếm hạnh
phúc của những tầng lớp thượng lưu ưu tú, những người Europe, hoặc của chỉ những
người đàn ông. Có lẽ cũng là điều sai lầm khi xem xét chỉ hạnh phúc của con người.
Tính sổ
Hạnh phúc
Cho đến giờ, chúng ta đã bàn luận về hạnh
phúc như nếu nó phần lớn là một sản phẩm của những yếu tố vật chất, chẳng hạn
như sức khỏe, cách thức ăn uống, và sự giàu có. Nếu người ta giàu hơn và khỏe mạnh
hơn, khi đó họ cũng phải hạnh phúc hơn. Nhưng điều đó có phải thực sự rõ ràng
thế không? Những triết gia, những nhà tu và những nhà thơ đã nghiền ngẫm về bản
chất của hạnh phúc hàng nghìn năm, và nhiều người đã kết luận rằng những yếu tố
xã hội, đạo đức và tinh thần cũng có ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc của chúng ta
như những điều kiện vật chất. Có lẽ mọi người trong xã hội giàu có thời nay có
rất nhiều đau khổ từ sự lạc lõng và sự vô nghĩa, bất kể sự thịnh vượng của họ.
Và có lẽ những tổ tiên kém giàu có hơn của chúng ta đã tìm được nhiều mãn nguyện
trong cộng đồng, tôn giáo và một kết buộc với thiên nhiên.
Trong những chục năm gần đây, những nhà tâm
lý học và sinh học đã chấp nhận thách thức của sự nghiên cứu một cách khoa học
về những gì thực sự làm cho mọi người hạnh phúc. Có phải là tiền bạc, gia đình,
di truyền hay có lẽ đức hạnh? Bước đầu
tiên là để xác định những gì cần đo lường. Định nghĩa phổ thông được chấp nhận
của hạnh phúc là “trạng thái hạnh phúc chủ quan” . Hạnh phúc, theo quan điểm
này, là một gì đó tôi cảm thấy bên trong bản thân mình, một cảm giác của một
trong hai, hoặc niềm vui tức thời, hoặc sự hài lòng lâu dài với con đường đi tới
của đời sống tôi. Nếu nó là một gì đó cảm thấy bên trong, làm thế nào nó có thể
được đo lường được từ bên ngoài? Cứ cho là chúng ta có thể làm như vậy bằng
cách hỏi mọi người bảo cho chúng ta biết họ cảm thấy thế nào. Vì vậy, những nhà
tâm lý học hay sinh vật học, người muốn thẩm định người ta cảm nhận hạnh phúc
như thế nào, đưa cho người ta những bảng câu hỏi thăm dò để điền vào những trả
lời, và tính toán cộng sổ những kết quả.
Một bảng câu hỏi điển hình thăm dò về hạnh
phúc khách quan mời người được phỏng vấn tự cho điểm sự đồng ý của họ, thang điểm
từ zero đến mười, với những câu như “Tôi cảm thấy hài lòng với cách thế sống của
tôi ”, “Tôi cảm thấy rằng đời sống thì rất thoả mãn”, “Tôi lạc quan về tương
lai”, và “Đời sống thì tốt đẹp”. Nhà khảo cứu sau đó cộng lại tất cả những trả
lời và tính mức độ tổng quát về hạnh phúc khách quan của người được phỏng vấn.
Những bảng câu hỏi như vậy được dùng để nối
kết tương quan giữa hạnh phúc với những yếu tố khách quan khác biệt. Một nghiên
cứu có thể so sánh một ngàn người kiếm được $ 100,000 một năm, với một ngàn người
kiếm được $ 50,000. Nếu nghiên cứu tìm ra ra rằng nhóm đầu tiên có mức độ hạnh
phúc chủ quan trung bình ở mức 8.7, trong khi nhóm sau có chỉ ở mức 7.3, nhà
nghiên cứu có thể kết luận hợp lý rằng có một tương quan tích cực giữa sự giàu
có và hạnh phúc chủ quan. Nói điều đó theo tiếng Việt đơn giản, là tiền bạc
mang lại hạnh phúc. Cùng một phương pháp có thể dùng để xem xét liệu những người
sống trong những chế độ dân chủ có hạnh phúc hơn những người sống trong những
chế độ độc tài, và không biết những người lập gia đình có hạnh phúc hơn những
người độc thân, những người ly dị hoặc những người goá vợ, hay không.
Điều này cung cấp một nền tảng cho những nhà
sử học, người có thể khảo sát sự giàu có, tự do chính trị và tỉ lệ ly dị trong
quá khứ. Nếu người ta hạnh phúc hơn trong những chế độ dân chủ và những người lập
gia đình thì hạnh phúc hơn những người ly dị, một nhà sử học có cơ sở để biện
luận rằng quá trình dân chủ hóa trong vài chục năm gần đây đã góp phần vào hạnh
phúc của loài người, trong khi sự tăng trưởng của tỉ lệ ly dị chỉ định một chiều
hướng đối nghịch.
Lối suy nghĩ này không phải là hoàn hảo,
nhưng trước khi chỉ ra một số những lỗ thủng, đáng xem xét những kết quả tìm được.
Một kết luận thú vị là tiền bạc không mang lại
hạnh phúc thực sự. Nhưng chỉ đến một điểm, và vượt quá điểm này nó có rất ít ý
nghĩa quan trọng. Đối với những người bị mắc kẹt ở dưới đáy của bậc thang kinh
tế, nhiều tiền hơn có nghĩa là hạnh phúc lớn hơn. Nếu bạn là một người mẹ đơn độc
nuôi con, ở nước USA, làm nghề quét dọn nhà cửa, thu nhập $ 12,000 một năm, và
bạn đột nhiên trúng xổ số $ 500,000, bạn có thể sẽ kinh nghiệm một sự dâng trào
đáng kể và lâu dài trong hạnh phúc quan của bạn. Bạn sẽ có thể nuôi những con bạn
ăn mặc mà không ngập đầu thêm sâu vào nợ nần. Tuy nhiên, nếu bạn là một giám đốc
điều hành hàng đầu, có thu nhập $ 250,000 một năm và bạn trúng xổ số $
1.000.000, hoặc hội đồng quản trị công ty của bạn đột nhiên quyết định tăng mức
lương của bạn lên gấp đôi, sự dâng trào của bạn có thể chỉ kéo dài vài tuần.
Theo những kết quả thực nghiệm, gần như chắc chắn sẽ không làm thành một khác
biệt lớn nào đến cách bạn cảm nhận về lâu dài. Bạn sẽ mua một chiếc xe hào
nhoáng hơn, chuyển vào một ngôi nhà nguy nga, tập thói quen uống rượu vang France
Chateau Petrus, thay vì rượu vang US California Cabernet, nhưng nó sẽ tất cả sớm
thành như thông lệ bình thường và không là khác thường, hay ngoại lệ.
Một kết quả thú vị khác tìm được là bệnh tật
làm giảm hạnh phúc trong ngắn hạn, nhưng là một nguồn gốc của đau khổ lâu dài
chỉ khi tình trạng của một người cứ liên tục xấu đi, hoặc nếu bệnh liên quan đến
đau đớn kéo dài và suy nhược. Những người được chẩn đoán mắc bệnh mãn tính như
tiểu đường, thường bị buồn rầu ngã lòng một thời gian, nhưng nếu bệnh không trở
thành tồi tệ hơn, họ thích nghi với điều kiện mới của họ và đánh giá hạnh phúc
của họ cũng cao như người khỏe mạnh khác. Hãy tưởng tượng rằng Lucy và Luke là
hai người song sinh, tầng lớp trung lưu, những người đồng ý tham gia một nghiên
cứu về hạnh phúc khách quan. Trên đường về từ phòng thí nghiệm tâm lý, xe của
Lucy bị một xe buýt đâm phải, để lại Lucy với một số xương gãy và một chân tập
tễnh vĩnh viễn. Đang khi đoàn cấp cứu cắt khung xe để kéo cô ra khỏi khối đổ
nát, chuông điện thoại di động reo và Luke hét lên rằng ông đã trúng xổ số độc
đắc $ 10.000.000. Hai năm sau, Lucy sẽ bị tật chân đi khập khiễng và Luke sẽ
giàu có hơn rất nhiều, nhưng khi nhà tâm lý học đến thăm họ, tiếp tục theo dõi
cuộc nghiên cứu, cả hai, Lucy và Luke, đều có nhiều phần sẽ cung cấp cùng những
trả lời như họ đã có vào buổi sáng của ngày định mệnh đó.
Gia đình và cộng đồng dường như có nhiều tác
động vào hạnh phúc của chúng ta hơn tiền bạc và sức khỏe. Những người có những
gia đình vững mạnh[2], những
người sống trong những cộng đồng hợp quần mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau, có hạnh
phúc hơn những người có gia đình nhưng gia đình họ không hoạt động ở mức tốt đẹp
bình thường; và những người không bao giờ tìm thấy (hoặc không bao giờ tìm) một
cộng đồng để thành một phần của nó. Đặc biệt quan trọng là hôn nhân. Nhiều những
nghiên cứu, lập đi lập lại, đã tìm ra rằng có một sự tương quan rất chặt chẽ giữa
những hôn nhân tốt và hạnh phúc chủ quan cao, và những hôn nhân giữa xấu và bất
hạnh đau khổ. Điều này luôn luôn đúng, và bất chấp những điều kiện kinh tế hoặc
ngay cả những điều kiện thể chất. Một người tật nguyền, không có nhiều tiền,
nhưng có một người phối ngẫu thương yêu, một gia đình tận tuỵ, và một cộng đồng
đầm ấm bao quanh, cũng có thể cảm thấy tốt hơn so với một tỉ phú lạc lõng, với
điều kiện rằng sự nghèo túng của người tật nguyền thì không quá trầm trọng, và
rằng căn bệnh của ông không ngày càng tệ, hoặc đau đớn.
Điều này làm tăng xác xuất có thể xảy ra của
trường hợp là sự cải thiện vô cùng to lớn về những điều kiện vật chất trong hơn
hai thế kỷ qua đã trung hoà, bị mất tác dụng bởi sự sụp đổ của gia đình và cộng
đồng. Nếu vậy, con người cá nhân trung bình ngày hôm nay cũng rất có thể là
không có nhiều hạnh phúc hơn cá nhân trong năm 1800. Ngay cả sự tự do chúng ta
đánh giá rất cao, cũng có thể có tác động phản lại chúng ta. Chúng ta có thể lựa
chọn vợ chồng, bạn bè và hàng xóm của chúng ta, nhưng họ cũng có thể chọn để rời
bỏ chúng ta. Với cá nhân nắm giữ sức mạnh chưa từng có để quyết định con đường
của riêng mình trong đời sống, chúng ta thấy chưa từng bao giờ khó khăn hơn để
thực hiện những cam kết. Vì thế chúng ta sống trong một thế giới ngày càng cô
đơn của những cộng đồng và những gia đình ngày càng tháo gỡ lỏng lẻo hơn.
Nhưng kết quả quan trọng nhất tất cả tìm ra
là hạnh phúc thật sự không tuỳ thuộc vào những điều kiện khách quan, hoặc của
giàu có, của sức khỏe hoặc ngay cả của cộng đồng. Thay vào đó, nó tuỳ thuộc vào
sự tương quan giữa những điều kiện khách quan và những mong đợi chủ quan. Nếu bạn
muốn có một xe bò kéo và có được một xe bò kéo, bạn vui lòng hể hả. Nếu bạn muốn
có một xe Ferrari mới và chỉ có được một xe Fiat cũ mua lại, bạn cảm thấy thiếu
thốn. Đây là tại sao trúng xổ số, theo thời gian, có cùng một tác động như nhau
vào hạnh phúc con người, như một tai nạn xe ô tô gây thương tật. Khi những sự vật
việc cải thiện, với những mong đợi phồng to như bong bóng, và kết quả mặc dù có
những cải tiến đáng kể trong những điều kiện khách quan vẫn có thể bỏ chúng ta
lại với không hài lòng. Khi những sự vật việc xấu đi, những kỳ vọng thu nhỏ, và
kết quả dù ngay cả một căn bệnh nghiêm trọng vẫn có thể để lại cho bạn khá nhiều
hạnh phúc như bạn đã có trước.
Bạn có thể nói rằng chúng ta đã không cần một
đám đông những nhà tâm lý học và những bảng câu hỏi thăm dò của họ để tìm ra điều
này. Những tiên tri, nhà thơ và triết gia đã nhận ra hàng nghìn năm trước đây rằng
được thỏa mãn với những gì bạn đã có thì quan trọng hơn rất nhiều so với nhận
được thêm nhiều hơn những gì bạn muốn. Tuy nhiên, là điều tốt đẹp khi nghiên cứu
thời nay – được rất nhiều những con số và biểu đồ làm vững mạnh – đạt đến cùng
một kết luận như của những người xưa.
Sự quan trọng của những kỳ vọng của con người
đã có những nội dung hàm chứa ý nghĩa sâu rộng đối với sự hiểu biết về lịch sử
của hạnh phúc. Nếu hạnh phúc tuỳ thuộc chỉ vào điều kiện khách quan như sự giàu
có, sức khỏe và quan hệ xã hội, nó sẽ là tương đối dễ dàng để thăm dò lịch sử của
nó. Tìm ra rằng nó tuỳ thuộc vào những kỳ vọng chủ quan làm cho công việc của
những sử gia khó khăn hơn rất nhiều. Chúng ta, những con người thời nay, có một
kho vũ khí của những thuốc an thần và thuốc giảm đau trong dùng của chúng ta,
nhưng những kỳ vọng của chúng ta về dễ dàng và vui thú, và sự khoan dung của
chúng ta về bất tiện và khó chịu, đã tăng lên đến một mức độ mà chúng ta cũng
chắc chắn có thể bị khổ sở với đau đớn nhiều hơn so với tổ tiên chúng ta đã từng
chịu đựng.
Thật khó để chấp nhận dòng suy nghĩ này. Vấn
đề là một lừa dối của lý luận gắn sâu, chìm lẩn trong tâm lý chúng ta. Khi
chúng ta cố gắng đoán hay tưởng tượng, về bây giờ mọi người sung sướng như thế
nào, hoặc mọi người đã hạnh phúc như thế nào trong quá khứ, chúng ta không thể
tránh đã tưởng tượng chính mình trong chỗ đứng của họ. Nhưng điều đó sẽ không
đúng, vì nó sẽ dán những kỳ vọng của chúng ta vào với những điều kiện vật chất
của những người khác. Trong những xã hội giàu có thời nay, nó là phong tục để
đi tắm và thay quần áo của bạn mỗi ngày. Nhưng những nhà nông thời Trung cổ đã
tiếp tục không tắm cả hàng tháng, và hầu như không bao giờ thay quần áo của họ.
Chỉ ý tưởng sống như thế, bẩn thỉu và khắm thối đến xương, đối với chúng ta là
quá ghê tởm. Tuy nhiên, những nhà nông thời Trung cổ dường như không mấy bận
tâm. Họ đã quen với cảm giác và ngưởi mùi của một cái áo lâu không giặt. Không
phải là họ muốn thay đổi quần áo nhưng không thể làm được như thế – nhưng họ đã
có những gì họ đã muốn. Vì vậy, ít nhất là trong chuyện quần áo, họ đã vui vẻ bằng
lòng.
Điều đó thì không quá ngạc nhiên, khi bạn
nghĩ về nó. Sau cùng tất cả, những anh em họ chimpanzee của chúng ta ít khi rửa
và không bao giờ thay quần áo của chúng. Chúng ta cũng không ghê tởm bởi sự kiện
rằng những chó cảnh và mèo cưng của chúng ta cũng đều không tắm hay thay đổi áo
khoác của chúng mỗi ngày. Chúng ta vỗ nựng, ôm và hôn chúng như nhau tất cả. Những
trẻ em nhỏ trong xã hội giàu có thường không thích tắm vội, đứng hứng nước dưới
vòi sen, và phải mất nhiều năm giáo dục và kỷ luật của cha mẹ để chúng chấp nhận
tập quán vệ sinh giả định là tiện lợi thích thú này. Nó tất cả là một vấn đề của
sự mong đợi.
Nếu hạnh phúc được xác định bởi những kỳ vọng,
sau đó hai trụ cột của xã hội chúng ta – truyền thông đại chúng và kỹ nghệ quảng
cáo – có thể vô tình làm suy giảm những hồ chứa sự mãn nguyện của thế giới. Nếu
bạn là một thanh niên 18 tuổi, trong một ngôi làng nhỏ 5.000 năm trước, bạn có
thể nghĩ rằng bạn là đẹp trai, vì chỉ có 50 người nam khác trong làng bạn, và hầu
hết số họ hoặc là đã già, đầy chai sẹo và nếp nhăn, hoặc vẫn còn là những trẻ
nít. Nhưng nếu bạn là một thiếu niên ngày nay, điều rất nhiều phần có thể xảy
ra là bạn cảm thấy không được như mong muốn. Ngay cả khi những kẻ khác ở cùng
trường học là một bầy xấu xí, bạn không đo lường mình với chúng, nhưng với những
ngôi sao điện ảnh, những tay quán quân thể thao, và những người mẫu tiếng tăm lừng
lẫy, bạn thấy tất cả hàng ngày trên Tivi, Facebook và những biển quảng cáo khổng
lồ.
Vì vậy, có lẽ sự bất mãn của Thế giới thứ Ba
được kích động không chỉ đơn thuần do nghèo đói, bệnh tật, tham nhũng thối nát
và đàn áp chính trị nhưng cũng bởi tiếp xúc chỉ với những tiêu chuẩn của Thế giới
thứ Nhất. Người Egypt trung bình rất ít có thể xảy ra phải chết vì đói, vì dịch
hạch, hoặc vì bạo lực, dưới thời Hosni Mubarak hơn dưới thời Ramses II hay
Cleopatra. Chưa bao giờ những điều kiện vật chất của hầu hết những người Egypt
được tốt đẹp như vậy. Bạn nghĩ rằng họ tất đã nhảy múa trên đường phố vào năm
2011, để cảm ơn Allah cho sự may mắn tốt lành của họ. Thay vào đó, họ đã nổi dậy
dữ dội để lật đổ Mubarak. Họ đã không so sánh họ với những tổ tiên họ dưới thời
những pharaoh, nhưng đúng hơn với những người đương thời của họ trong USA của
Obama.
Nếu đó là trường hợp, ngay cả sự bất tử vẫn
có thể dẫn đến bất mãn. Giả sử khoa học đi đến thành công với chữa trị cho tất
cả những loại bệnh, những trị liệu hiệu quả vể tâm sinh lý chống tuổi già, và
những phương pháp điều trị tái tạo tế bào [3],
giữ cho người ta trẻ mãi không già. Trong tất cả những gì có thể xảy ra, hậu quả
trực tiếp ngay lập tức sẽ là một bệnh dịch chưa từng thấy của tức giận và lo lắng.
Những người không đủ khả năng để trả tiền
cho những điều trị thần kỳ mới – đa số rất lớn mọi người – sẽ so sánh phân bì bản
thân họ với thịnh nộ. Trong suốt lịch sử, người nghèo và người bị áp bức được tự
an ủi với suy nghĩ rằng ít nhất là cái chết xuống tay công bằng – đó là những
người giàu có và uy quyền mạnh mẽ mấy cũng sẽ chết. Người nghèo sẽ không thoải
mái với ý nghĩ rằng họ phải chết, trong khi có những người giàu vẫn sẽ trẻ đẹp
mãi mãi.
Hình 45. Trong thời kỳ trước, những tiêu chuẩn
của Đẹp được những nhóm nhỏ gồm những người sống bên cạnh bạn đã thiết lập.
Ngày nay, truyền thông đại chúng và kỹ nghệ thời trang trưng bày cho chúng ta một
tiêu chuẩn về Đẹp hoàn toàn không thực tế. Họ tìm chọn ra những người đẹp nhất
trên hành tinh, và sau đó liên tục diễn hành những người này trước mắt chúng
ta, triển lãm không ngưng nghỉ. Không gì phải ngạc nhiên nếu chúng ta ít hài
lòng với cách chúng ta được nhìn ngắm.
Nhưng số rất nhỏ có đủ khả năng nhận những
điều trị mới sẽ cũng chẳng phấn khích. Họ sẽ có nhiều điều để phải lo quanh
nghĩ quẩn. Dẫu những phương pháp điều trị mới này có thể kéo dài tuổi thọ và
thanh xuân, chúng không thể hồi sinh được những xác chết. Thật là khủng khiếp
biết bao khi nghĩ rằng tôi và những người thân yêu của tôi có thể sống mãi mãi,
nhưng chỉ khi chúng tôi không bị một xe vận tải đè ngang người dập nát, hoặc bị
trúng bom khủng bố, nổ tung xác thành mảnh vụn! Những người không-chết-già [4]
có khả năng phát triển sự kinh khiếp khi phải chịu nguy cơ ngay cả nhỏ nhất, và
nỗi đau mất vợ, chồng, con hoặc người bạn thân sẽ không thể nào chịu nổi.
Hạnh
phúc Hóa chất
Những nhà khoa học xã hội phân phối những bảng
câu hỏi thăm dò hạnh phúc chủ quan và kết nối những kết quả theo tương quan với
những yếu tố kinh tế-xã hội như sự giàu có và tự do chính trị. Những nhà sinh học
dùng những bảng câu hỏi tương tự, nhưng kết nối những trả lời đem cho cho họ,
theo tương quan với những yếu tố sinh hóa và di truyền. Những tìm thấy của họ
gây kích động sững sờ .
Những nhà sinh học cho rằng thế giới tinh thần
và tình cảm của chúng ta được điều khiển bởi những hệ thống của những cơ năng
sinh hóa đã thành hình qua hàng triệu năm tiến hóa. Giống như tất cả những trạng
thái tinh thần khác, hạnh phúc chủ quan của chúng ta không được xác định bởi những
yếu tố thuộc hệ thống bên ngoài như tiền lương, những quan hệ xã hội, hoặc những
quyền tự do chính trị. Thay vào đó, nó được xác định bởi một hệ thống phức tạp
của những dây thần kinh, những tế bào thần kinh, những mối tiếp hợp thần kinh [5],
và nhiều loại của những chất sinh hóa, chẳng hạn như serotonin, dopamine và
oxytocin.
Trúng xổ số, mua một căn nhà, nhận được
thăng thưởng, hoặc ngay cả tìm được tình yêu đích thực chưa từng bao giờ làm
cho ai được sung sướng. Người ta được hài lòng sung sướng bởi một điều và chỉ một
điều – những cảm xúc dễ chịu trong cơ thể của họ. Một người vừa trúng số, hoặc
tìm thấy tình yêu mới, và nhảy lên mừng rỡ vui sướng thì không thực sự phản ứng
với tiền hoặc người yêu. Cô phản ứng với nhiều thứ hormones khác biệt cuộn chảy
trong những mạch máu của cô, và với cơn bão của những tín hiệu điện nhấp nháy
giữa những phần khác biệt của não bộ cô.
Thật không may cho tất cả những hy vọng để tạo
ra thiên đường trên quả đất, hệ thống sinh hóa bên trong chúng ta dường như được
prôgram để giữ những mức độ hạnh phúc
tương đối không thay đổi. Không có chọn lọc tự nhiên nào cho hạnh phúc loại giống
như vậy – dòng di truyền của một kẻ lánh đời cô độc trong hạnh phúc sẽ bị tuyệt
chủng vì chỉ những gene của những cặp cha mẹ lo lắng được tiếp tục lưu truyền
cho thế hệ tiếp theo. Hạnh phúc và đau khổ đóng một vai trò trong tiến trình tiến
hóa chỉ trong phạm vi mà chúng khuyến khích hay không khuyến khích sự sống còn
và sinh sản. Có lẽ không ngạc nhiên, sau đó, rằng tiến hóa đã rèn đúc chúng ta
để không quá đau khổ cũng không quá hạnh phúc. Nó cho chúng ta có được khả năng
để vui hưởng một dâng cao hay bốc vội nhất thời của những cảm giác sung sướng dễ
chịu, nhưng những điều này không bao giờ kéo dài bất tận. Sớm hay muộn, chúng
giảm dần và nhường chỗ cho những cảm giác khó chịu không thoải mái.
Lấy thí dụ, tiến hóa đã đem lại những cảm
giác sung sướng dễ chịu, như là phần thưởng cho những con đực đã lan truyền
gene của chúng, qua việc ăn nằm với những con mái có thể sinh sản được. Nếu ăn
nằm không đi kèm với lạc thú như vậy, có ít những con đực sẽ phải cất công phiền
hà. Đồng thời, tiến trình tiến hóa đã phải chắc chắn làm cho những cảm giác dễ
chịu sung sướng này nhanh chóng lắng xuống. Nếu cực điểm khoái lạc trong giao hợp
đã được kéo dài mãi mãi, chính những con đực rất hạnh phúc này sẽ chết đói vì
không còn màng đến việc ăn uống, tìm thực phẩm, và sẽ thôi không bõ công phiền
hà tiếp tục tìm thêm những con mái có thể sinh sản khác.
Một số học giả so sánh hệ thống sinh hóa con
người với một hệ thống điều hòa không khí để giữ một nhiệt độ không đổi, qua nắng
nóng hay bão tuyết. Biến cố thời tiết bên ngoài có thể trong giây lát thay đổi
nhiệt độ, nhưng hệ thống điều hòa không khí luôn luôn đem trả nhiệt độ về lại
cùng một điểm đã định.
Một số hệ thống điều hòa không khí được đặt ở
25 độ Celsius. Những hệ thống khác được đặt ở 20 độ. Hệ thống điều hoà hạnh phúc
của con người cũng khác biệt từ người này sang người khác. Trên một thang điểm
từ một đến mười, một số người được sinh ra với một hệ thống sinh hóa vui vẻ cho
phép tâm trạng của họ xoay động giữa những mức 6 và 10, ổn định với thời gian ở
mức 8. Một người như thế là khá hạnh phúc, ngay cả khi cô sống trong một thành
phố lớn xa lạ, mất tất cả tiền bạc của mình trong một vụ xụp đổ thị trường chứng
khoán, và mới chuẩn đoán có bệnh tiểu đường. Những người khác bị hành hạ với một
hệ thống sinh hóa ảm đạm, thay đổi giữa mức 3 và 7, và ổn định ở mức 5. Một người
thuộc loại không-hạnh phúc như vậy, vẫn cảm thấy chán nản ngay cả khi cô được sự
ủng hộ của một cộng đồng chặt chẽ, trúng số độc đắc bạc triệu, và khỏe mạnh như
một nhà thể thao Olympic. Thật vậy, ngay cả khi người bạn ảm đạm rầu rĩ này của
chúng ta, buổi sáng trúng xổ số $ 50.000.000, vào buổi trưa tìm ra được cách chữa
trị cho cả bệnh AIDS và ung thư, chiều hôm đó góp phần tạo được hòa bình giữa
Israel và Palestine, và sau đó vào buổi tối, đoàn tụ với đứa con thất lạc từ
lâu vẫn tưởng đã mất tích nhiều năm trước – cô vẫn sẽ không thể có khả năng để
kinh nghiệm được bất cứ gì vượt quá mức 7 của nấc thang hạnh phúc. Não của cô
chỉ giản dị là không được xây dựng cho sự phấn khích với bừng nở sung sướng; dù
chuyện gì đi nữa nếu có xảy ra.
Hãy dành một khoảnh khắc để suy nghĩ về gia
đình và bạn bè của bạn. Bạn biết một số người là người vẫn giữ tương đối vui vẻ,
bất kể vấn đề gì xảy đến với họ. Và sau đó có những người luôn bất mãn, bất kể
những quà tặng nào thế giới đã đặt dưới chân họ. Chúng ta có khuynh hướng tin rằng
nếu chúng ta có thể chỉ cần thay đổi nơi chúng ta làm việc, kết hôn, viết xong
cuốn tiểu thuyết đó, (hay dịch xong quyển sách này), mua một chiếc xe mới, hoặc
trả hết tiền vay mua nhà, chúng ta sẽ đứng trên đầu thế giới. Thế nhưng, khi
chúng ta có được những gì chúng ta ao ước, chúng ta dường như không hạnh phúc
hơn được một chút nào. Mua xe ô tô và viết tiểu thuyết không thay đổi hệ thống
sinh hóa của chúng ta. Chúng có thể làm nó giật mình trong một khoảnh khắc
thoáng qua, nhưng nó sẽ sớm trở lại điểm đã định của nó.
Làm thế nào điều này có thể cân bằng được với
những tìm ra về tâm lý và xã hội học nêu trên, lấy thí dụ, những người đã lập
gia đình thì hạnh phúc hơn so với những người độc thân? Đầu tiên, những tìm ra
này là những tương quan – chiều hướng của quan hệ nhân quả có thể là ngược lại
với những gì một số nhà nghiên cứu đã giả định. Đúng là người có gia đình hạnh
phúc hơn người độc thân và ly dị, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa rằng
hôn nhân là nguyên nhân của hạnh phúc (người ta lấy nhau khiến người ta hạnh
phúc). Nó có thể hạnh phúc là nguyên nhân của hôn nhân (người ta hạnh phúc nên
người ta lấy nhau). Hay đúng hơn, đó là những serotonin, dopamine và oxytocin
mang lại và duy trì một hôn nhân. Những người được sinh ra với một sinh hóa vui
vẻ, nói chung là hạnh phúc và hài lòng. Những người như vậy là những người vợ
hoặc chồng nhiều lôi cuốn hấp dẫn hơn, và do đó họ có một cơ hội lớn hơn trong
việc kết hôn. Họ cũng ít có khả năng ly dị, vì là dễ dàng hơn để sống với một
người bạn đời hạnh phúc và hài lòng, hơn là với một người luôn chán nản và bất
mãn. Hệ quả dẫn đến, đúng là người có gia đình thì hạnh phúc hơn so với những
người độc thân, nhưng một phụ nữ độc thân dễ bị u sầu vì tư chất sinh hóa của
cô, sẽ không nhất thiết trở nên hạnh phúc hơn, dẫu cô ấy nếu có chăn gối với một
người chồng.
Thêm nữa, hầu hết những nhà sinh học không
là những người cuồng tín. Họ chủ trương rằng hạnh phúc được xác định chủ yếu bởi
sinh hóa, nhưng họ đồng ý rằng những yếu tố tâm lý và xã hội cũng có chỗ đứng của
chúng. Hệ thống điều hòa không khí tinh thần của chúng ta có một vài tự do để
di chuyển trong biên giới được xác định trước. Nó gần như không thể vượt quá những
giới hạn cảm xúc mức cao nhất và thấp nhất, nhưng hôn nhân và ly dị có thể có một
tác động trong lĩnh vực giữa hai cực. Một ai đó sinh ra với một mức hạnh phúc
trung bình số 5 sẽ không bao giờ nhảy lên sung sướng hoang dại trên đường phố.
Tuy nhiên, một hôn nhân tốt đẹp ắt cho phép cô thỉnh thoảng hưởng mức hạnh phúc
số 7, và tránh được những tuyệt vọng bất hạnh mức số 3.
Nếu chúng ta chấp nhận con đường sinh học tiến
đến gần hạnh phúc, sau đó lịch sử hóa ra là có tầm quan trọng thứ yếu, vì hầu hết
những sự kiện lịch sử đã không có tác động nào trên những hệ thống sinh hóa của
chúng ta. Lịch sử có thể thay đổi những kích thích bên ngoài, gây cho serotonin
được tiết ra, nhưng nó không làm thay đổi kết quả nồng độ serotonin, và do đó
nó không thể làm cho người ta hạnh phúc hơn.
So sánh một người nhà nông thời Trung cổ France
với một nhân viên nhà băng thời nay ở Paris. Người nông dân sống trong một lều
đất không lò sưởi, nhìn ra chuồng lợn hàng xóm, trong khi nhân viên nhà băng trở
về nhà một căn penthouse lộng lẫy với tất cả những tiện nghi kỹ thuật mới nhất,
và một cảnh nhìn của đại lộ Champs-Elysées. Theo trực giác, chúng ta mong đợi
nhân viên nhà băng được hạnh phúc nhiều hơn so với người nông dân. Tuy nhiên,
túp lều đắp bùn, penthouse và đại lộ Champs-Elysées không thực sự xác định trạng
thái xúc cảm của chúng ta. Serotonin mới xác định. Khi người nhà nông thời
Trung cổ hoàn thành việc xây dựng túp lều đất của mình, tế bào thần kinh não của
ông tiết ra serotonin, đưa nó lên đến mức X. Khi trong năm 2014, người nhân
viên nhà băng trả xong khoản tiền nợ mua nhà cuối cùng cho căn penthouse tuyệt
vời của mình, tế bào thần kinh bộ óc tiết ra một số lượng tương tự serotonin,
đưa nó lên đến một mức độ tương tự X. Sự kiện căn penthouse thì thoải mái hơn
túp lều đất rất nhiều không làm thành khác biệt nào với bộ não,. Điều đáng kể
quan trọng duy nhất là hiện nay serotonin ở mức độ X. Do đó, người nhân viên
nhà băng sẽ không có một mảy may hạnh phúc nào hơn người vốn là ông tằng cố...cố
tổ của ông, người nông dân nghèo thời Trung cổ.
Điều này không chỉ đúng trong những đời sống
riêng tư, mà cũng còn của những biến cố tập thể vĩ đại. Lấy lấy thí dụ, cuộc Cách
mạng France. Những nhà cách mạng đã bận rộn: họ xử tử nhà vua, phân phát đất
cho nông dân, tuyên bố những quyền tự do của con người, xóa bỏ đặc quyền của
giai cấp quý tộc, và tiến hành chiến tranh chống lại toàn thể Europe. Tuy
nhiên, không điều náo trong số đó thay đổi yếu tố sinh hóa của người France. Do
đó, bất kể tất cả những biến động chính trị, xã hội, tư tưởng và kinh tế do cuộc
cách mạng đã mang lại, tác động của nó với hạnh phúc của người dân France là nhỏ.
Những người giành được một sinh hóa vui vẻ trong cuộc xổ số di truyền đã hài
lòng sung sướng trước và sau cách mạng đúng như sau. Những người có một sinh
hóa ảm đạm đã phàn nàn về Robespierre và Napoleon với cay đắng cũng như trước
đó họ đã phàn nàn về Louis XVI và Marie Antoinette.
Nếu vậy, Cách mạng France có gì là tốt? Nếu
mọi người không trở nên hạnh phúc hơn được một bất kỳ nào, sau đó tất cả những
hỗn loạn, sợ hãi, máu và chiến tranh để làm gì? Những nhà sinh học tất đã không
bao giờ xông vào phá nhà tù Bastille. Mọi người nghĩ rằng cuộc cách mạng chính
trị này, hay cải cách xã hội kia, sẽ làm cho họ hạnh phúc, nhưng những thủ đoạn
tài tình của hệ thống sinh hóa của họ tiếp tục lừa dối họ, lần này tiếp lần
sau.
Chỉ có một phát triển lịch sử có ý nghĩa
quan trọng thực sự. Ngày nay, khi chúng ta cuối cùng nhận ra rằng những chìa
khóa cho hạnh phúc nằm trong tay hệ thống sinh hóa của chúng ta, chúng ta có thể
ngăn chặn lãng phí thời gian của chúng ta về những thể chế chính trị và những cải
cách xã hội, những bạo động lật đổ chính quyền, và những hệ ý thức, nhưng thay
vào đó, tập trung vào một điều duy nhất có thể làm cho chúng ta thật sự hạnh
phúc: xoay chuyển kiểm soát khéo léo hệ thống sinh hóa của chúng ta. Nếu chúng
ta đầu tư hàng tỉ đôla trong tìm hiểu cấu trúc hóa học trong não của chúng ta,
và phát triển những phương pháp điều trị thích hợp, chúng ta có thể làm cho mọi
người hạnh phúc hơn nhiều so với trước đây, mà không cần bất kỳ nào của những
cuộc cách mạng. Prozac, lấy thí dụ, không thay đổi chế độ, nhưng bằng cách tăng
mức độ serotonin, nó nâng con người thoát khỏi bệnh trầm cảm của họ.
Không gì nắm bắt luận chứng sinh học tốt hơn
khẩu hiệu phong trào Tâm Linh Thời đại Mới [6]
nổi tiếng: ‘Hạnh phúc Bắt đầu từ Bên Trong”. Tiền bạc, địa vị xã hội, giải phẫu
thẩm mỹ, nhà đẹp, quyền cao chức trọng – không gì trong số này sẽ mang lại hạnh
phúc cho bạn. Hạnh phúc kéo dài chỉ đến từ những hoá chất serotonin, dopamine
và oxytocin.[7]
Trong quyển truyện, về một xã hội không tưởng
hoàn toàn xấu, Brave New World của
Aldous Huxley,[8] xuất
bản năm 1932, khi cuộc Suy Thoái lớn Kinh
tế lên đến mức cao nhất ở những nước Âu Mỹ [9],
hạnh phúc là giá trị tối cao, và những loại thuốc tâm thần thay thế cho cảnh
sát và lá phiếu như nền tảng của chính trị. Mỗi ngày, mỗi người dùng một liều ‘soma’,
một loại thuốc tổng hợp, làm cho mọi người hạnh phúc nhưng không gây tổn hại đến
sức sản suất và hiệu năng của họ. Nhà nước Thế giới cai trị toàn thế giới,
không bao giờ bị những chiến tranh, cách mạng, đình công hay biểu tình đe dọa,
vì tất cả mọi người đều cực kỳ hài lòng với những điều kiện hiện có của họ, dù
chúng có thể là bất cứ gì. Viễn tưởng của Huxley về tương lai thì còn đáng lo
âu hơn hơn Nineteen Eighty-Four của
George Orwell. Thế giới của Huxley có vẻ quái dị với hầu hết người đọc, nhưng
thật khó để giải thích tại sao. Tất cả mọi người lúc nào cũng hạnh phúc – chuyện
đó có gì có thể là sai? [10]
Ý
nghĩa của Đời sống
Thế giới chao đảo đáng ngại của Huxley dựa
trên giả định sinh lý học rằng hạnh phúc thì bằng với niềm vui. Để là hạnh phúc
thì không hơn không kém chỉ là kinh nghiệm những cảm giác dễ chịu từ cơ thể. Kể
từ khi hệ sinh hóa của chúng ta giới hạn số lượng và thời gian của những cảm
giác này, cách duy nhất để làm cho mọi người có kinh nghiệm về một mức độ cao của
hạnh phúc trong một quãng dài của thời gian là để khéo léo điều khiển hệ thống
sinh hóa của họ.
Nhưng định nghĩa đó về hạnh phúc đã có một số
học giả thách thức. Trong một nghiên cứu nổi tiếng, Daniel Kahneman, người đoạt
giải Nobel về kinh tế, yêu cầu mọi người kể lại một ngày làm việc điển hình,
qua từng quãng thời gian một, và thẩm định xem họ thích hay không thích, mỗi
giây phút như thế nào. Ông tìm ra những gì dường như là một nghịch lý trong hầu
hết quan điểm của mọi người về đời sống của họ. Lấy thí dụ công việc liên quan
đến nuôi con. Kahneman thấy rằng khi đếm những khoảnh khắc vui thích, và những
khoảnh khắc nhọc nhằn, nuôi dạy một đứa con nên khôn lớn, hóa ra lại là một việc
khá khó chịu. Nó gồm phần lớn là những việc như thay tã, rửa bát và đối phó với
những cơn giận trẻ con đột ngột không đâu, vốn không ai thích làm. Thế nhưng, hầu
hết những cha mẹ đều tuyên bố rằng con cái của họ là nguồn hạnh phúc chính của
họ. Có phải nó có nghĩa rằng mọi người không thực sự biết những gì là tốt cho
chính họ?
Đó là một chọn lựa tuỳ ý. Một chọn lựa khác
là những kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng hạnh phúc không là sự thặng dư của dễ
chịu thoải mái lấn tràn qua những giây phút khó chịu không thoải mái. Đúng hơn,
hạnh phúc gồm trong nhìn đời sống một người trong toàn bộ của nó như có ý nghĩa
và có giá trị quan trọng. Có một thành phần nhận thức và đạo đức quan trọng với
hạnh phúc. Những giá trị của chúng ta làm nên tất cả sự khác biệt, cho dù chúng
ta thấy chính mình như “những nô lệ khốn khổ của một nhà độc tài trẻ con”, hoặc
như “yêu thương nuôi dưỡng một sự sống mới”. [11]
Như Nietzsche đã viết, nếu bạn có một lý do để sống, bạn có thể chịu đựng hầu
như bất cứ thế nào. [12]
Một đời sống có ý nghĩa có thể cực kỳ thỏa mãn ngay cả giữa những khó khăn,
trong khi đó một cuộc sống vô nghĩa là một thử thách khủng khiếp bất kể nó là
thoải mái ra sao.
Mặc dù mọi người trong tất cả những văn hóa
và thời đại đã đều cảm thấy cùng một loại gồm những lạc thú và đau đớn, ý nghĩa
họ đã gán cho những kinh nghiệm của họ có thể đã khác biệt rất rộng rãi. Nếu vậy,
lịch sử của hạnh phúc có thể chao đảo hỗn loạn hết sức nhiều hơn những nhà sinh
học tưởng tượng. Đó là một kết luận vốn không nhất thiết ưa chuộng sự tân tiến thời
nay. Đánh giá cuộc sống từng phút, người thời Trung cổ chắc chắn đã có nó thô bạo.
Tuy nhiên, nếu họ tin vào hứa hẹn của hạnh phúc vĩnh cửu trong thế giới bên
kia, họ có thể cũng đã xem cuộc sống của họ như có nhiều ý nghĩa hơn và đáng
giá hơn những người thế tục thời nay, những người trong một thời gian dài có thể
mong đợi không gì nhưng sự mất hút vào lãng quên hoàn toàn và vô nghĩa. Khi được
hỏi “Bạn có hài lòng với cuộc sống của bạn như một toàn thể?”, những người thời
Trung cổ có thể đã ghi điểm khá cao trong một bảng câu hỏi về hạnh phúc chủ
quan.
Vì vậy, tổ tiên chúng ta thời Trung cổ đã được
hạnh phúc, vì họ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong những ảo tưởng tập thể về thế
giới bên kia? Vâng. Miễn là chừng nào không ai chọc thủng những hoang tưởng của
họ, tại sao họ lại không nên thế? Theo như chúng ta có thể nói, từ một quan điểm
thuần túy khoa học, đời sống của con người hoàn toàn không có ý nghĩa. Con người
là kết quả của những quá trình tiến hóa mù loà, hoạt động mà không có mục tiêu
hay cứu cánh. Những hành động của chúng ta không là phần của một vài kế hoạch
vũ trụ thần linh nào đó, và nếu như sáng mai, hành tinh Đất này nổ tung, vũ trụ
tất có thể sẽ tiếp tục công việc của nó như thường lệ. Theo như chúng ta có thể
nói vào thời điểm này, những gì chủ quan con người sẽ hoàn toàn không được nhớ
tiếc. Do đó, bất kỳ ý nghĩa nào mà mọi người gán cho cuộc sống của họ chỉ là một
ảo tưởng. Những ý nghĩa dựa vào sự hiện hữu của thế giới bên kia, sau cái chết,
những người Trung cổ tìm thấy qua cuộc sống của họ, đã không lừa dối họ gì nhiều
hơn những ý nghĩa vốn những người theo chủ nghĩa nhân bản, chủ nghĩa dân tộc và
chủ nghĩa tư bản, trong thời hiện nay tìm thấy. Nhà khoa học nói rằng cuộc sống
của bà có ý nghĩa vì bà làm tăng kho tri thức của con người, người lính tuyên bố
rằng cuộc sống của mình có ý nghĩa vì ông đã chiến đấu để bảo vệ quê hương
mình, và những doanh nhân, người tìm thấy ý nghĩa trong việc xây dựng một công
ty mới, cũng không kém phần hoang tưởng hơn những tương đương của họ thời Trung
cổ đã tìm thấy ý nghĩa trong việc đọc kinh, tòng quân đi theo một thập tự
chinh, hoặc xây dựng một nhà thờ mới.
Như thế, có lẽ hạnh phúc là sự diễn ra đồng
thời cùng nhịp chung mức độ những ảo tưởng cá nhân của một người về ý nghĩa với
những ảo tưởng hiện hành của tập thể. Miễn là chừng nào câu chuyện kể cá nhân của
tôi thì phù hợp với câu chuyện của những người xung quanh tôi, tôi có thể thuyết
phục bản thân mình rằng đời sống của tôi có ý nghĩa, và tìm thấy hạnh phúc
trong tin tưởng chắc chắn đó.
Hãy tự
biết mình
Nếu hạnh phúc dựa trên những cảm xúc cảm thoải
mái dễ chịu, khi đó để được hạnh phúc hơn, chúng ta cần phải chế tạo xây dựng lại
hệ thống sinh hóa của chúng ta. Nếu hạnh phúc dựa trên cảm nhận rằng đời sống
có ý nghĩa, khi đó để được hạnh phúc hơn, chúng ta cần phải đánh lừa chính bản
thân chúng ta một cách hiệu quả hơn. Có một lựa chọn thứ ba không?
Cả hai quan điểm trên đây cùng chia sẻ giả định
rằng hạnh phúc là một loại nào đó của cảm xúc chủ quan (về một trong hai, hoặc
niềm vui hoặc ý nghĩa), và rằng để phán đoán hạnh phúc của người ta, tất cả những
gì chúng ta cần làm là hỏi họ xem họ cảm thấy thế nào. Đối với nhiều người
chúng ta, điều đó xem dường có vẻ hợp lôgích vì tôn giáo chi phối của thời đại
chúng ta là chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa tự do thần thánh hóa những cảm xúc chủ
quan của những cá nhân. Nó xem những cảm xúc này như nguồn gốc tối cao của thẩm
quyền. Điều gì là thiện và điều gì là ác, những gì là đẹp và những gì là xấu,
những gì nên và những gì không nên, tất cả đều được quyết định bởi những gì cảm
nhận trong mỗi chúng ta.
Tự do chính trị dựa trên ý tưởng rằng những
người bỏ phiếu hiểu biết nhất, và không cần thiết cho “Ông Anh Lớn” để bảo cho
chúng ta biết những gì là tốt cho chúng ta. Tự do kinh tế dựa trên ý tưởng rằng
khách hàng thì luôn luôn đúng. Nghệ thuật tự do tuyên bố rằng cái đẹp nằm trong
mắt của người nhìn. Những sinh viên trong những trường học theo lý tưởng giáo dục
con người tự do, thấp đến cao, đều được dạy để tự suy nghĩ cho bản thân họ. Những
quảng cáo thúc giục chúng ta “Hãy chỉ làm nó đi!” Những phim hành động, sân khấu
kịch nghệ, kịch ảnh mùi mẫn về sinh hoạt của nhóm nhân vật, những tiểu thuyết kể
những chuyện bịa đặt, và những bài hát pop đánh vào tâm lý nhất thời, tất cả đều
nhồi sọ chúng ta liên tục: “Hãy thành thật với chính mình”, “Hãy lắng nghe
chính mình”, “hãy theo trái tim của bạn.” Jean-Jacques Rousseau đã nêu quan điểm
này thành cổ điển nhất: “Những gì tôi cảm thấy là tốt – thì tốt. Những gì tôi cảm
thấy là xấu – thì xấu. “
Những người đã được nuôi dưỡng từ thơ ấu
trên một tập hợp những thức ăn uống thông thường là những khẩu hiệu như vậy, đều
dễ nghiêng sang tin rằng hạnh phúc là một cảm xúc chủ quan, và mỗi cá nhân là
người hiểu biết nhất về câu hỏi liệu người ấy thì hạnh phúc hay đau khổ. Thế
nhưng, quan điểm này chỉ độc nhất có trong chủ nghĩa tự do. Hầu hết những tôn
giáo và những hệ tư tưởng, qua suốt lịch sử đều nói rõ ràng rằng có những thước
đo khách quan cho sự tốt lành và đẹp đẽ, và cho những sự việc nên như thế nào.
Họ đã nghi ngờ trước những cảm xúc và sở thích của con người bình thường. Tại lối
vào đền thờ Apollo ở Delphi, khách hành hương đã được chào đón với những dòng
chữ: “hãy tự biết mình”. Hàm ý là những
người trung bình thông thường là không biết gì về tự ngã đích thực của mình, và
do đó có nhiều phần xảy ra là không biết gì về hạnh phúc đích thực. Freud có lẽ
sẽ đồng tình. [13]
Và cũng đã như vậy, những nhà gót-học đạo
Kitô. Thánh chiên Paul và Augustine biết rất rõ, rằng nếu bạn hỏi mọi người về
nó, hầu hết trong số họ thích làm tình với nhau hơn cầu nguyện với Gót. Có phải
điều đó chứng minh rằng quan hệ tình dục là chìa khoá cho hạnh phúc? Không,
theo như Paul và Augustine. Nó chỉ chứng minh rằng loài người trong bản chất là
“tội lỗi”, và rằng mọi người có thể dễ dàng bị Satan quyến rũ. Từ một quan điểm
Kitô, đa số rất lớn người ta, nhiều hay ít, đều trong cùng một hoàn cảnh tương
tự như người nghiện heroin. Hãy tưởng
tượng rằng một nhà tâm lý học bắt tay vào một nghiên cứu về hạnh phúc giữa những
người dùng thuốc ma túy. Ông thăm dò, hỏi ý kiến họ, và tìm thấy rằng họ tuyên
bố, từng người một trong đám họ, rằng họ chỉ hạnh phúc sau khi được chích thuốc.
Nhà tâm lý học có sẽ xuất bản một bài báo tuyên bố rằng heroin là chìa khóa cho
hạnh phúc hay không?
Ý tưởng cho rằng những cảm xúc đều không thể
tin cậy được, không giới hạn chỉ với đạo Kitô. Ít nhất là khi nói đến giá trị của
cảm xúc, ngay cả Darwin và Dawkins có thể tìm thấy điểm chung với những thánh
chiên Paul và Augustine. Theo thuyết gene
vị kỷ [14],
chọn lọc tự nhiên làm cho mọi người, như những sinh vật khác, chọn những gì là
tốt cho sự sinh sản của những gene của họ, ngay cả nếu nó có hại cho họ như những
cá nhân. Hầu hết phái nam dành cuộc sống của họ làm việc cực nhọc, lo lắng, cạnh
tranh và chiến đấu, thay vì vui hưởng cực lạc an bình, vì DNA của họ thao túng
họ cho những mục đích vị kỷ của riêng chúng. Giống như Satan, DNA dùng những lạc
thú nhất thời để cám dỗ người ta và đặt họ dưới sức mạnh của nó.
Hầu hết những
tôn giáo và triết lý do đó đã có một lối tiếp cận rất khác biệt với hạnh phúc
so với tiếp cận của chủ nghĩa tự do. [15]
Vị trí của đạo Phật thì đặc biệt thích thú đáng chú ý. Trong đạo Phật, Phật học
đã giao cho câu hỏi về hạnh phúc nhiều quan trọng, có lẽ hơn bất cứ một tín ngưỡng
(hay triết lý) nào khác của con người. Trong hơn 2.500 năm, những người đạo Phật
đã nghiên cứu một cách hệ thống về yếu tính và nguyên nhân của hạnh phúc, đó là
tại sao có sự quan tâm ngày càng tăng trong cộng đồng khoa học về cả hai :
triết học của họ và thực hành thiền định của họ. [16]
Phật học cùng chia sẻ một sự thấu hiểu sâu
xa bên trong sự vật, cơ bản của tiếp cận sinh học với hạnh phúc, mà cụ thể là hạnh
phúc là kết quả từ những tiến trình xảy ra bên trong cơ thể của một người, và
không từ những sự kiện trong thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, bắt đầu từ cùng một
thấu hiểu sâu xa bên trong sự vật, Phật học đạt đến những kết luận rất khác biệt.
Theo Phật học, hầu hết mọi người nhận biết hạnh
phúc với những cảm xúc thích thú dễ chịu, trong khi nhận biết đau khổ với những
cảm xúc khó chịu. Do đó người ta thường gán tầm quan trọng to lớn cho những gì
họ cảm thấy, thèm muốn có thêm kinh nghiệm và thêm nhiều hơn nữa những niềm
vui, trong khi tránh đau đớn. Bất cứ điều gì chúng ta làm trong suốt cuộc đời của
chúng ta, cho dù gãi chân đang ngứa của chúng ta, hơi bồn chồn thấp thỏm trên
ghế ngồi, hoặc chiến đấu trong những trận chiến toàn thế giới, chúng ta chi
đang cố gắng để có được những cảm xúc dễ chịu.
Vấn đề, theo như Phật học, đó là những cảm
xúc của chúng ta chỉ không gì hơn những rung động thoáng qua, thay đổi từng thời
điểm, giống như những con sóng biển. Nếu cách đây năm phút tôi cảm thấy vui vẻ
và có mục đích, bây giờ những cảm xúc đã mất hết, và tôi cũng có thể cảm thấy
buồn bã và chán nản. Vì vậy, nếu tôi muốn kinh nghiệm những cảm xúc dễ chịu,
tôi phải liên tục đuổi theo chúng, trong khi đẩy đi những cảm xúc khó chịu.
Ngay cả nếu tôi thành công, tôi ngay lập tức phải bắt đầu lại từ đầu, mà không
bao giờ nhận được bất kỳ phần thưởng lâu dài cho những phiền hà rắc rối của
tôi.
Có gì quá quan trọng thế để chỉ nhận được những
giải thưởng phù du như vậy? Tại sao phải vùng vẫy rất cực nhọc để đạt được một
gì đó vốn biến mất hầu như ngay khi nó phát sinh? Theo Phật học, gốc rễ của đau
khổ không phải là cảm giác của đau đớn, cũng không của buồn thương, cũng không
ngay cả của sự vô nghĩa. Đúng hơn, gốc thực của sự đau khổ là chính sự không
bao giờ kết thúc và sự theo đuổi vô nghĩa này của những cảm xúc phù du ngắn ngủi,
vốn là nguyên nhân khiến chúng ta ở trong một trạng thái liên tục của căng thẳng,
bồn chồn và không bằng lòng. Do việc theo đuổi này, tâm thức không bao giờ hài
lòng. Ngay cả khi trải qua vui sướng, nó vẫn không hài lòng, vì nó sợ cảm xúc
này có thể biến mất nhanh chóng, và khao khát rằng cảm xúc này sẽ ở lại và tăng
lên.
Những người được giải thoát khỏi đau khổ
không phải khi họ trải nghiệm niềm vui thoáng qua này hay niềm vui thoáng qua
kia, nhưng đúng hơn khi họ hiểu được bản chất vô thường của tất cả những cảm
xúc của họ, và ngưng thèm khát chúng. Đây là mục đích của những thực hành thiền
định đạo Phật. Trong thiền định, bạn thường được giả định là phải quan sát chặt
chẽ não thức và cơ thể của bạn, chứng kiến sự sinh diệt không ngừng của tất cả
những cảm xúc của bạn, và nhận ra là điều vô nghĩa biết chừng nào, nếu cứ theo
đuổi chúng. Khi sự theo đuổi dừng lại, não thức (hay tinh thần, tâm lý) trở nên
rất thoải mái, trong sáng và hài lòng. Tất cả những loại cảm xúc tiếp tục chu kỳ
sanh và diệt – vui, giận dữ, buồn chán, thèm muốn – nhưng một khi bạn ngừng
khao khát những xúc cảm đặc biệt, bạn có thể chấp nhận chúng đúng cho những gì
chúng là. Bạn sống trong giây phút hiện tại thay vì mơ tưởng về những gì đã có
thể từng là.
Kết quả là một sự thanh thản hết sức sâu xa,
khiến những ai chỉ biết phí đời họ trong điên cuồng theo đuổi những cảm xúc dễ
chịu, khó có thể tưởng tượng được nó. Nó giống như một người đứng hàng chục năm
trên bờ biển, giơ hai tay ôm lấy một số những con sóng ‘tốt’, cố gắng ngăn
chúng đừng tan rã, trong khi xô đẩy những con sóng ‘xấu’, ngăn chúng đừng đến gần
ông ta. Ngày tiếp ngày, con người vẫn đứng trên bãi biển, tự đẩy mình điên dại
với thực tập không kết quả này. Cuối cùng, con người ngồi xuống trên cát (ướt mặn
nước mắt khổ đau của nhân loại), và chỉ để những con sóng đến rồi đi, như chúng
tự nhiên. An bình xiết bao!
Ý tưởng này rất xa lạ với văn hóa tự do thời
nay [17],
nên khi phong trào New Age phương Tây
[18]
gặp được những nhận thức sâu xa của đạo Phật, họ chuyển dịch chúng thành những
thuật ngữ tự do, do đó xoay ngược đầu của chúng. Những nhóm New Age thường xuyên tranh luận: “Hạnh
phúc không tuỳ thuộc vào những điều kiện bên ngoài. Nó chỉ tuỳ thuộc vào những
gì chúng ta cảm thấy bên trong. Mọi người nên ngừng theo đuổi những thành tựu
bên ngoài như sự giàu có và địa vị, thay vì kết nối với những cảm xúc bên trong
của họ”. Hoặc ngắn gọn hơn, “Hạnh phúc Bắt đầu ở Bên Trong”. Đây chính xác là
những gì những nhà sinh học biện luận, nhưng ngược lại, ít hay nhiều hơn, với
những gì mà đức Phật đã nói.
Đức Phật đồng ý với sinh học thời nay và những
phong trào New Age rằng hạnh phúc là
độc lập với những điều kiện bên ngoài. Tuy nhiên, nhận thức quan trọng hơn và
sâu xa hơn nhiều của ngài là hạnh phúc thật
sự cũng còn độc lập với những cảm xúc bên trong của chúng ta. Thật vậy,
càng nhiều ý nghĩa quan trọng hơn, nếu chúng ta gán cho cho những cảm xúc của
chúng ta, chúng ta càng thèm khát chúng, và chúng ta càng đau khổ. Đề nghị của
đức Phật đã là để ngưng lại, không chỉ thôi đừng theo đuổi những thành tựu bên
ngoài, mà cũng còn thôi không theo đuổi những cảm xúc bên trong.
Tóm lại, những bảng câu hỏi thăm dò hạnh
phúc chủ quan liên kết hạnh phúc của chúng ta với những cảm xúc chủ quan của
chúng ta, và cũng nhận dạng việc theo đuổi hạnh phúc với sự theo đuổi những trạng
thái tình cảm xúc động đặc biệt. Ngược lại, đối với nhiều triết lý và tôn giáo
truyền thống, thí dụ như đạo Phật, chìa khóa cho hạnh phúc là biết sự thật về
chính mình – để hiểu mình thực sự là ai, hay là gì. Hầu hết mọi người sai lầm tự
nhận dạng mình với những cảm xúc, suy nghĩ, những thích và không thích của họ.
Khi họ cảm thấy tức giận, họ nghĩ rằng, “Tôi đang tức giận. Đây là sự tức giận
của tôi.” Hệ quả là họ dành trọn cuộc đời họ để tránh né một số loại cảm xúc
nào đó, và theo đuổi những loại cảm xúc nào đó khác. Họ không bao giờ nhận ra rằng
họ không phải là những cảm xúc của họ, và rằng không ngừng theo đuổi những cảm
xúc đặc biệt chỉ khiến họ bị vướng bẫy và chịu giam giữ mãi trong khốn khổ.
Nếu đúng như vậy, sau đó toàn bộ sự hiểu biết
của chúng ta về lịch sử của hạnh phúc có thể đã bị lạc hướng. Có lẽ không phải
là điều quá quan trọng cho dù nếu kỳ vọng của người ta có được đáp ứng hay
không, và nếu họ có nhận hưởng được những cảm xúc dễ chịu hay không. Câu hỏi
chính là liệu mọi người có biết sự thật về bản thân mình. Chúng ta có bằng chứng
nào rằng con người ngày nay hiểu sự thật này tốt được một chút nào hơn nếu so với
những người kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm thời cổ, hay những nhà nông thời
Trung cổ?
Những học giả đã bắt đầu nghiên cứu về lịch
sử của hạnh phúc chỉ một vài năm trước đây, và chúng ta vẫn đang xây dựng những
giả thuyết ban đầu, và tìm kiếm những phương pháp nghiên cứu thích hợp. Nó còn
quá sớm để áp dụng những kết luận cứng nhắc và kết thúc một tranh luận hầu như
chưa bắt đầu. Điều quan trọng là phải hiểu biết càng nhiều cách tiếp cận khác
biệt càng tốt, và để đặt những câu hỏi đúng.
Hầu hết những sách lịch sử tập trung vào những
ý tưởng của những nhà tư tưởng vĩ đại, dũng cảm của những chiến binh, từ thiện
của những thánh chiên tôn giáo và sáng tạo của những nghệ sĩ. Chúng có nhiều để
kể về sự đan dệt chằng chịt phức tạp và sự giải thích qua nghiên cứu tháo gỡ để
làm sáng tỏ về những cấu trúc xã hội, về thăng trầm của những đế quốc, về khám
phá và lan truyền của kỹ thuật. Tuy nhiên, chúng không nói gì về tất cả điều
này ảnh hưởng thế nào đến hạnh phúc và đau khổ của những cá nhân. Đây là khiếm
khuyết lớn nhất trong sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử. Chúng ta tốt hơn
hãy bát đầu lấp đầy khoảng trống đó.
20
Sự Chấm dứt của Homo Sapiens
Quyển sách này đã bắt đầu bằng trình bày lịch
sử như sân khấu tiếp theo trong một chuỗi liên tục từ vật lý, đến hóa học, đến
sinh học. Sapiens là đối tượng của
cùng những lực vật lý, những phản ứng hóa học và những tiến trình chọn lọc tự
nhiên vốn chi phối tất cả sinh vật. Chọn lọc tự nhiên có thể đã từng đem cho Homo Sapiens một diễn trường gồm những
điều kiện cạnh tranh lớn rộng hơn nhiều so với nó đã đem cho bất kỳ loài sinh vật
nào khác, nhưng trường cạnh tranh với những điều kiện vẫn có những ranh giới của
nó. Kết luận ngầm chứa đã là, bất kể những gì đã xảy ra với những nỗ lực và những
thành tích nào của họ, Sapiens đã
không có khả năng phá vỡ để thoát khỏi những giới hạn sinh học đã ấn định cho họ.
http://chuyendaudau.wordpress.com
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2015 - đọc lại Oct/2018)
[1] Nhân vật chính trong Gia đình
Simpsons, một chương trình hoạt hoạ khôi hài Tivi Mỹ nổi tiếng, châm biếm
đời sống những nhân vật thuộc giới bình dân lao động chân tay, trong một thành
phố trung bình, giữa những gì là trung bình trong xã hội Mỹ.
[2] strong families: gia đình vững
mạnh: hiểu như gia đình gồm những người đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn
nhau, kiểu “thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Họ có những ràng buôc
tình cảm chặt chẽ.
[3] regenerative treatments: tạm hiểu ở đây là những phương pháp trị
liệu dựa trên sự tái sinh nhân tạo những tế bào mới cho cơ thể. Regenerative
medicine is a branch of translational research in tissue engineering and
molecular biology which deals with the process of replacing, engineering or
regenerating human cells, tissues or organs to restore or establish normal
function.
[4] a-mortal: chữ của tác
giả, (có lẽ cùng nghĩa với amortal: defies the process of ageing): hiểu như
người không chết vì già, bệnh, (những vẫn có thể chết vì tai nạn huỷ hoại cơ
thể đến không cứu chữa được).
[5] nerves, nerons, synapses
[6] New Age
[7] [For both the
psychology and biochemistry of happiness, the following are good starting
points: Jonathan Haidt, The Happiness
Hypothesis: Finding Modern Truth in Ancient Wisdom (New York: Basic Books,
2006); R. Wright, The Moral Animal:
Evolutionary Psychology and Everyday Life (New York: Vintage Books, 1994);
M. Csikszentmihalyi, ‘If We Are So Rich, Why Aren’t We Happy?’, American Psychologist 54:10 (1999):
821–7; F. A. Huppert, N. Baylis and B. Keverne (eds.), The Science of Well-Being (Oxford: Oxford University Press, 2005);
Michael Argyle, The Psychology of
Happiness, 2nd edition (New York: Routledge, 2001); Ed Diener (ed.), Assessing Well-Being: The Collected Works of
Ed Diener (New York: Springer, 2009); Michael Eid and Randy J. Larsen
(eds.), The Science of Subjective
Well-Being (New York: Guilford Press, 2008); Richard A. Easterlin (ed.), Happiness in Economics (Cheltenham:
Edward Elgar Publishing, 2002); Richard Layard, Happiness: Lessons from a New Science (New York: Penguin, 2005).]
[8] Aldous Leonard Huxley (1894 –1963). Brave New World (1932), trích lời Huxley “Maybe this world is
another planet’s hell.”(Có lẽ thế giới này là hoả ngục đày ải của một hành tinh
khác) – dystopia: không tưởng xấu
(dys=xấu, + utopia), ngược với utopia
(không tưởng hoàn toàn tốt, với ý nghĩa một chốn tưởng tượng, một hòn đảo nào
đó trong Atlantic, không thực, trong đó tất cả sự vật việc đều tuyệt hảo, hoàn
toàn tốt đẹp, từ đầu tiên dùng trong
Utopia (1516) Xã hội Không tưởng
– nay hiểu như một cõi không tưởng tuyệt
diệu – của Thomas More.)
[9] The Great Depression
(1929-39): Suy Thoái lớn Kinh tế was
the deepest and longest-lasting economic downturn in the history of the Western
industrialized world. In the United States, the Great Depression began soon
after the stock market crash of October 1929, which sent Wall Street into a
panic and wiped out millions of investors. Over the next several years,
consumer spending and investment dropped, causing steep declines in industrial
output and rising levels of unemployment as failing companies laid off workers.
By 1933, when the Great Depression reached its nadir, some 13 to 15 million
Americans were unemployed and nearly half of the country’s banks had failed
[10] George Orwell (1903–50), nhà viết tiểu thuyết và luận văn,người
England , sinh ở India; tên thật là Eric Arthur Blair. Những tác phẩm của ông
chú trọng đến những vấn đề chính trị, và bất công xã hội. Hai tác phẩm nổi
tiếng của ông là Animal Farm (1945)
and Nineteen Eighty-Four (1949).
Tác phẩm
của Orwell vẫn tiếp tục ảnh hưởng sâu xa vào chính trị và văn hóa đại chúng, và
những từ ngữ của ông – mô tả xã hội chuyên chế hay những thực hành độc
tài – đã đi vào ngôn ngữ phổ thông cùng với nhiều những từ ghép mới của ông, có
thể kể những thí dụ nổi tiếng nay thành quen biết với mọi người đọc thế giới: Chiến tranh lạnh (cold war), Ông Anh Lớn (Big Brother), Cảnh sát Tư tưởng (Thought Police), Phòng Tra tấn 101 (Room 101 của bộ Ái
tình), Lỗ Hổng Ký ức (của bộ Sự Thật,
Memory hole), Nghĩ nước đôi cho đúng (doublethink), và tội tư tưởng (thoughtcrime).
[11] [Daniel Kahneman,
Thinking, Fast and Slow (New York:
Farrar, Straus and Giroux, 2011); Inglehart et al., ‘Development, Freedom and
Rising Happiness’, 278–81.]
[12] “Nếu chúng ta có được tại sao (lý do) riêng của chúng ta về đời
sống, chúng ta sẽ xuông xẻ được với hầu như bất kỳ dẫu thế nào”. Nietzsche – Buổi Chạng vạng của những Tượng thần,
bản dịch LDBan:
[13] [Một cách nghịch
lý, trong khi những nghiên cứu tâm lý về hạnh phúc chủ quan dựa trên khả năng
của mọi người chẩn đoán chính xác hạnh phúc của họ, lý do hiện hữu cơ bản của
phương pháp trị liệu tâm lý là mọi người không thực sự biết bản thân họ, và
rằng đôi khi họ cần sự giúp đỡ chuyên môn để tự giải phóng mình khỏi những hành
vi ứng xử dẫn đến tự huỷ hoại.]
[14] The Selfish Gene của Dawkins – chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh gene là trung tâm của sự chọn lọc (và di
truyền) trong tự nhiên, là đơn vị của tác động tiến hoá sinh vật. Vị kỷ (đơn vị gene/sinh học tiến hoá)
này sẽ dẫn đến vị tha (đơn vị cá nhân/chủng loại), thế nên không nên dịch là
“ích kỷ” (có phán đoán đạo đức), trong khi “vị kỷ” chỉ có nghĩa là: chỉ quan
tâm/biết đến mình/vì mình, từ này phần nào gần ý tác giả hơn.
Nhân đây
tôi nhấn mạnh vì, đâu đó Dawkins có nói là chính ông cũng không hài lòng với
thuật ngữ “selfish gene” này, ông đã định đặt tên quyển sách là “gene bất tử”
(?) – hiểu như quan tâm của gene là giữ cho nó sống mãi, lưu truyền mãi, nó chỉ
quan tâm với sự sống còn của nó mà thôi. Khi nhìn ở mức độ, như tôi nói trên,
xem gene là đơn vị của di truyền tiến hoá, chúng ta sẽ thấy gene vị kỷ sẽ dẫn
đến những chủ nhân của chúng thành vị tha. Lấy thí dụ, câu chuyện nổi tiếng của
Khái Hưng&Nhất Linh, Anh Phải sống, “Thằng
Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!… Không?… Anh phải sống!” – Người mẹ đã hy sinh, vị tha, để gene của mình còn sống xót
trong những đứa con, và người chồng có thể đảm bảo những gene đó tồn tại,
trưởng thành. Như vậy gene vị kỷ (vì gene)
đã đưa đến vị tha, vì người
(altruism).
[15] [D. M. McMahon, The Pursuit of Happiness: A History from the
Greeks to the Present (London: Allen Lane, 2006).]
[16] Ở đây, và những
chỗ khác, tôi dùng đạo Phật như một tôn giáo (như đạo Islam, Juda,..) và Phật
học như một hệ thống triết học và khi gọi đức Phật (Gautama), hiểu như ngài là
một nhà tư tưởng, một triết gia (như Socrates, Plato, Russell, ...)
[17] Cultural Liberalism là
một quan điểm về xã hội, nhấn mạnh vào tự do của cá nhân, không chịu ràng buộc
với những qui thức văn hoá thường bắt nguồn từ truyền thống cộng đồng và tôn
giáo.
Trong thế kỷ XX, khi đối mặt với sự
gia tăng bất bình đẳng về của cải vật chất, một lý thuyết của chủ nghĩa Tự do hiện đại (Modern
Liberalism) (hay Chủ nghĩa tự do mới/ New Liberalism, hay cũng còn là Chủ nghĩa
Tự do Xã hội/ Social Liberalism ) đã phát triển để mô tả làm thế nào một chính
phủ có thể can thiệp vào kinh tế để bảo vệ tự do trong khi vẫn tránh Chủ nghĩa
Xã hội (Socialism). Trong số những người nổi tiếng, John Dewey, John Maynard
Keynes (1883-1946), và John Kenneth Galbraith (1908-2006) có thể được chọn ra
như tiêu biểu trong lĩnh vực này. Những nhà lý thuyết Tự do khác, gồm Friedrich
Hayek (1899-1992), Milton Friedman (1912-2006), và Ludwig von Mises
(1881-1973), biện luận rằng những hiện tượng, như cuộc khùng hoảng kinh tế
những năm 1930, và sự gia tăng của những chế độ độc tài toàn trị, đều tất cả
không phải hoàn toàn là một kết quả của sự “để mặc tự do hành động” (laissez
–faire) của chủ nghĩa Tư bản, nhưng là một kết quả của chính sự can thiệp và
những quy định của chính phủ, quá nhiều vào thị trường tự do.
Từ “tự do” (liberal) gốc Latin là
“liber”, có nghĩa “tự do” hay đúng hơn “không là một nô lệ”. Hiểu như thế,
tránh được sự mù mờ khi tự hỏi tự do là gì? Trong ngôn ngữ hàng ngày, nó có
nghĩa là cởi mở, đầu óc rộng rãi, không vướng mắc thiên kiến, không bị ràng
buộc với những qui phạm truyền thống của xã hội (văn hoá tự do). Dùng như thuật
ngữ chính trị, tự do nhấn mạnh những quyền cơ bản của cá nhân, và đặc biệt là
sự bình đẳng của mọi cá nhân với những cơ hội trong xã hội; tự do như thế có
nghĩa quyền cá nhân và cơ hội bình đắng của mọi người trong xã hội. Một tổ chức
chính trị, nhà nước hay chính quyền, xem quyền tự do cá nhân là mục đích chính
trị tối cao là một nhà nước, thể chế chính trị tự do. Nghĩa này chỉ có vào thế
kỷ XIX.
[18] New Age: Tâm Linh thời đại Mới : Một phong trào rộng lớn đặc trưng với những phương
pháp tiếp cận thay thế với văn hóa truyền thống phương Tây, cho thấy một quan
tâm về những nội dung tâm linh, và huyền bí. Tất cả sôi nổi biểu hiện qua nhiều
phong trào văn hoá hiện đại, ở Mỹ và England, bắt đầu rõ ràng từ những năm 60,
có tính chất chung là sự quan tâm về ý thức tinh thần và bao gồm một loạt tổng
hợp những tin tưởng từ những tôn giáo khác như: nghiệp, luân hồi và cả chiêm
tinh, đề cao những thực hành, mới lạ với phương Tây, như yoga, thiền định, ăn
chay, và phép trị liệu y khoa nhìn con người như một tổng thể, và cộng thêm bảo
vệ môi trường sinh thái. Thay vì đi theo sự chỉ đạo của một tổ chức tôn giáo
truyền thống nhất định, những người trong phong trào Tâm Linh Thời đại Mớithường
tự xây dựng hành trình tâm linh của họ dựa trên những tài liệu cần thiết chọn
lọc từ những truyền thống huyền bí của tất cả hoặc hầu hết những tôn giáo trên
thế giới.
Phong trào
New Age tin rằng nhân loại đang ở bờ vực, sắp bước vào một “thời đại mới” vốn
mọi người, cả về tinh thần và tâm linh, phải tiến hóa hướng tới. Những người
trình bày đề cao New Age công bố rằng sự tốt lành trong tất cả mọi người thực
sự là những vị gót, là thượng đế của họ bên trong chính họ, vốn nằm im, đang
chờ sự thức tỉnh tinh thần của họ.
Mục tiêu cá
nhân của những tín đồ của Tâm linh (cho) thời đại Mới là để
đánh thức vị gót trong họ bằng cách đạt được một mức độ mới của nhận thức.
Người ta tin rằng điều kiện tâm linh này là cần thiết, trước khi có thể có một
sự chuyển biến trên toàn thế giới hướng tới hòa bình và hòa hợp. Họ phấn đấu
hướng tới sự hài hòa không tưởng này bằng cách tuyên bố rằng “tất cả là một”,
và mở rộng tuyên bố này để bao gồm tất cả những vấn đề. Những tín đồ của Tâm
Linh Thời đại Mớimới đã tiếp nhận những khái niệm Hindu về tái sinh luân hồi để
cho phép những nỗ lực mang tính chu kỳ của sự đạt đến được một nhận thức cao
hơn về vị Gót bên trong chính họ. Hướng tới bảo toàn nhân loại, những tín đồ
của Tâm Linh Thời đại Mớitập trung nhiều năng lực vào hòa bình cho toàn thế
giới, theo đuổi lập trường bảo vệ môi trường và giải trừ vũ khí. Họ hoàn toàn
hỗ trợ thúc đẩy hướng tới một chính phủ cho một thế giới (one-world
government). Ngày nay, tư tưởng phổ biến của New Age đã tinh tế thâm nhập vào
mọi mặt của đời sống ở những England Mỹ. Yoga, thiền định, tự khám phá, tự hiểu
lấy chính mình, hữu thể nội tại (bên trong) – đây là tất cả những thuật ngữ nay thành
phổ thông của một thứ văn hoá đại chúng, có liên quan chặt chẽ với những phong
trào New Age, đến từ những phong trào này, không từ những giảng đường đại học.
New Age is
an umbrella term used to describe an organization of diverse groups that share
an enthusiasm for the creation of a new era (or “New Age”) exemplified by
harmony and enlightenment. Even though there are no clear boundaries within the
New Age community, several common themes unify the movement. The first is that
the arrival of the New Age will initiate a heightened spiritual consciousness
accompanied by social and personal transformation as demonstrated by the
eradication of hunger, sickness, poverty, racism, sexism, and war. The second
unifying theme is that individuals can get a foretaste of this enlightenment
through personal spiritual transformation, healing, and growth. The New Age
Movement grew in popularity during the 1970s and 1980s through the teachings of
David Spangler and other metaphysical religious groups, but it has existed in
various forms since the 2nd century C.E. Beginning with Gnosticism, New Age
ideas have continued through a variety of groups including Rosicrucianism,
Freemasonary, and the teachings of Helena Blavatsky. New Age ideas have many
different origins from a variety of places, but most of them can be traced to
Eastern religious traditions such as Hinduism, Buddhism, and other ancient
religious traditions. New Age groups are often distinguished by their occult
practices of psychic readings, Tarot cards, yoga, meditation strategies, and
astrology. Many New Age groups also believe in various natural healing
practices and traditional medicines including acupuncture, herbal therapy,
natural foods, and spiritual healing. Even though there is no standard doctrine
within the New Age Movement, many of their teachings focus on individual
autonomy, relativism, and spiritualism.
Unlike most
other religions, the New Age movement has no individuals who have clearly
functioned as founders, and few long-term leaders. Because the New Age lacks a
central theology, institution, or a single historical antecedent, a number of
individuals might be identified as possible founders. To further complicate
matters, most New Age practitioners believe that the tenets of the New Age are
perennial and accessible to any person upon serious self-reflection. For this
reason, few New Age practitioners understand themselves as part of an
historical tradition founded by particular individuals.
The leaders
of the 19th-century new religions from which the New Age has drawn most of its
theological inspiration provides one set of potential founders of the New Age.
New Thought’s founder Emma Curtis Hopkins (1849-1925), Spiritualist leader Andrew
Jackson Davis (1826-1910), and Theosophy founders H.P. Blavatsky (1831-1891)
and Henry Steele Olcott (1832-1907) each authored important writings that
contributed to the eventual New Age worldview. Similarly, the Asian gurus who
introduced Hinduism and Buddhism to America functioned as important bridges
between the traditional Asian and New Age understanding of such important
concepts as karma, reincarnation, yoga, and meditation. The Hindu monks Swami
Vivekananda (1863-1902) and Swami Paramahansa Yogananada (1893-1952) and
Buddhist leaders D.T. Suzuki (1870-1966) and Chögyam Trungpa (1939-1987)
instrumentally brought these concepts to a broader American audience as well as
specifically New Age communities of thought. However, none of these individuals
directly founded the New Age, and only Chögyam Trungpa lived to see its birth.
During the
influential era of the 1970s, when the New Age first emerged, the most notable
New Age leaders channeled higher powers and published these messages as the
teachings of these powers. Scholars who assume a non-supernaturalistic reading
of history have trouble recognizing beings such as Seth, the archangel Gabriel,
Ramtha, or the spiritual essence of a transcendental Christ as founders of the
New Age movement. Yet because the humans who channel these beings dispute any
notion of human authorship, it also makes little sense to speak of the
channelers as founders of the New Age. In fact, many have found that after
publishing their channeled messages, other New Age practitioners also begin
channeling the higher powers, with the result that multiple Seths, Ramthas, and
Christs speak for the New Age.
Best-selling
New Age authors represent another possible set of New Age founders. One might
posit Baba Ram Das (Richard Alpert, 1931-), psychedelic
experimentalist-cum-Hindu guru, as a founder of New Age, since many New Age
practitioners consider his Be Here Now
(1971) and Grist for the Mill (1977)
indispensable parts of any New Age reading list. Physicist and proponent of New
Age science Fritjof Capra (1939-) similarly fits within this category, since
his Tao of Physics (1975) and The Turning Point (1982) not only
achieved best-selling status among New Age practitioners, but also spawned a
host of similar books that looked to quantum physics as a source for mystical
truth.