Saturday, August 22, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (14)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người








17
Những Bánh xe của Kỹ nghệ

Nền kinh tế thời nay phát triển nhờ sự tin tưởng của chúng ta vào tương lai, và sự sẵn sàng của những nhà tư bản để tái đầu tư lợi nhuận của họ trong sản xuất. Vậy nhưng thế đó không đủ. Tăng trưởng kinh tế cũng đòi hỏi năng lượng và những nguyên liệu thô, và những thứ này đều hữu hạn. Khi và nếu chúng đem dùng hết, toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ.


Nhưng quá khứ đã cho bằng chứng rằng chúng là hữu hạn chỉ trong lý thuyết. Trong khi sự xử dụng của của loài người về năng lượng và nguyên liệu thô đã mọc lên như nấm trong vài thế kỷ vừa qua, như phản lại với trực giác, số lượng có sẵn để dùng vào khai thác của chúng ta thực sự đã tăng lên. Mỗi khi có một thiếu hụt về một trong hai, đe dọa kinh tế chậm tăng trưởng, những đầu tư đã đổ vào nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Những hoạt động này, lúc nào cũng vậy, đã luôn luôn sản xuất không chỉ những cách hiệu quả hơn trong khai thác những nguồn tài nguyên đang có, nhưng cũng những loại năng lượng và nguyên liệu hoàn toàn mới.

Hãy xem xét kỹ nghệ xe tàu chuyên chở. Hơn 300 năm qua, loài người đã sản xuất hàng tỉ chiếc – từ xe kéo và xe cút kít, đến xe lửa, xe hơi, đến tàu bay phản lực siêu thanh, và tàu không gian khứ hồi. Người ta có thể đã chờ đợi rằng một nỗ lực phi thường như vậy hẳn đã làm cạn kiệt những nguồn năng lượng và nguyên liệu thô có thể dùng trong sản xuất xe tàu chuyên chở, và rằng ngày nay chúng ta tất đang vét cặn ở đáy thùng. Thế nhưng, trường hợp xảy ra là ngược lại. Trong khi năm 1700, ngành kỹ nghệ xe trên thế giới dựa quá nhiều vào gỗ và sắt, ngày nay trong sự xử dụng của nó có dồi dào những vật liệu mới tìm thấy như nhựa, cao su, nhôm và titanium, không một nào trong số chúng tổ tiên chúng ta đã ngay cả từng biết đến. Trong khi đó, vào năm 1700, xe kéo hay đẩy, chủ yếu được đóng bằng sức mạnh bắp thịt của những thợ mộc và thợ rèn, ngày nay bằng những máy, trong những cơ xưởng Toyota và Boeing, chạy bằng xăng, hay điện của những nhà máy năng lượng nguyên tử. Một cuộc cách mạng tương tự đã quét qua hầu hết tất cả những lĩnh vực khác của kỹ nghệ. Chúng ta gọi nó là cuộc Cách mạng Kỹ nghệ.

Qua hàng nghìn năm trước Cách mạng Kỹ nghệ, loài người đã biết thế nào để xử dụng một lượng lớn nhiều loại khác nhau của những nguồn năng lượng. Họ đốt củi để nấu chảy sắt, sưởi ấm nhà ở, và nướng bánh. Những thuyền buồm khai thác sức gió để đi lại, và những cối xay nước đón dòng chảy của những con sông để giã lúa, xay bột. Tuy nhiên, tất cả những khả năng này có những giới hạn và vấn đề rõ ràng. Cây không có sẵn ở mọi nơi, gió không luôn luôn thổi khi bạn cần nó, và sức mạnh của nước chỉ có ích nếu bạn sống gần một con sông.

Một vấn đề lại còn lớn hơn là mọi người đã không biết làm thế nào để chuyển một loại năng lượng vào thành một loại khác. Họ có thể khai thác sự chuyển động của gió và nước để chạy tàu buồm, và đẩy cối xay, nhưng không để đun sôi nước hoặc nấu chảy sắt. Ngược lại, họ đã không thể dùng năng lượng nhiệt sản xuất được bằng đốt gỗ để làm chuyển động một cối đá xay bột. Con người đã có chỉ một bộ máy có khả năng để thực hiện mánh lới khôn ngoan chuyển đổi năng lượng loại giống như thế: cơ thể. Trong tiến trình tự nhiên của sự chuyển đổi dưỡng chất trong sinh vật [1], những cơ thể của con người và của những loài động vật khác, đốt nhiên liệu hữu cơ, được biết như thức ăn, và chuyển năng lượng được phóng thích vào thành chuyển động của những bắp thịt. Con người nam lẫn nữ và những con thú có thể tiêu thụ bột và thịt, đốt cháy những carbohydrate và chất béo của chúng, và dùng năng lượng để đẩy hoặc một xe kéo, hoặc kéo một lưỡi cày.

Vì những cơ thể con người và động vật là thiết bị chuyển đổi năng lượng duy nhất có sẵn để dùng, sức mạnh bắp thịt đã là then chốt cho gần như tất cả những hoạt động của con người. Bắp thịt người xây nhà, làm xe, bắp thịt bò cày ruộng, và bắp thịt ngựa vận chuyển hàng hóa. Năng lượng làm nhiên liệu cho những bộ máy bắp thịt hữu cơ này cuối cùng đều đến từ một nguồn duy nhất – những thực vật. Những thực vật, đến phiên chúng, có được năng lượng của chúng từ mặt trời. Qua tiến trình quang hợp, chúng tiếp nhận năng lượng mặt trời và gói ghém nó vào trong những hợp chất hữu cơ. Hầu như tất cả những gì người ta đã làm trong suốt lịch sử là đốt nhiên liệu từ năng lượng mặt trời vốn đã được những loài thực vật thu nhận, và chuyển sang thành sức mạnh bắp thịt.

Hậu quả là có hai chu kỳ chính chi phối lịch sử loài người: những chu kỳ sinh trưởng của thực vật và những chu kỳ thay đổi của năng lượng mặt trời (ngày và đêm, mùa hè và mùa đông). Khi ánh sáng mặt trời khan hiếm và khi những đồng lúa vẫn còn xanh, con người đã có ít năng lượng. Những kho lúa đã trống rỗng, những người thu thuế đã nhàn rỗi, những người lính thấy di chuyển và chiến đấu đã là khó khăn, và những nhà vua đã nghiêng sang phía hòa bình. Khi mặt trời chiếu sáng rực rỡ và lúa mì đã chín, nông dân đã thu hoạch vụ mùa, và đã góp lúa đầy kho. Những người thu thuế vội vã lấy phần của mình. Những người lính khoe sức mạnh và mài gươm của họ cho sắc. Những nhà vua triệu tập những hội đồng và đặt kế hoạch cho những chiến dịch kế tiếp của họ. Mọi người đã được năng lượng mặt trời cho sức mạnh – vốn đã giữ và đã gói ngon lành trong lúa mì, gạo và khoai tây.

Bí mật trong Xó bếp

Qua suốt những nghìn năm dài này, ngày đến rồi ngày đi, người ta đã đứng đối mặt với phát minh quan trọng nhất trong lịch sử của sự sản xuất năng lượng – và đã thất bại, không để ý nhận ra được nó. Nó đã nhìn chằm chằm vào mắt họ mỗi khi một bà nội trợ, hay một người hầu đặt một ấm đun nước pha trà, hoặc đặt một nồi đầy khoai tây trên bếp. Giây phút nước sôi, ấm hoặc nồi bật nắp. Sức nóng đã đổi sang chuyển động. Nhưng những cái nắp nồi bật đã là một phiền nhiễu khó chịu, đặc biệt là nếu bạn bỏ quên nồi trên bếp và nước sôi trào. Không ai đã nhìn thấy tiềm năng thực của chúng.

Một khám phá đột ngột nhưng một phần trong sự chuyển nhiệt thành chuyển động đã đến theo sau phát minh về thuốc súng trong nước Tàu thế kỷ XIX. Lúc đầu, ý tưởng dùng thuốc súng để đẩy đi một vật có thể phóng hay bắn tới phía trước, thì quá phản trực giác đến nỗi trong hàng trăm năm thuốc súng chủ yếu chỉ dùng để sản xuất bom lửa. Nhưng cuối cùng – có lẽ sau khi một số nhà chuyên môn về bom dồn thuốc súng trong ống súng cối chỉ để có đạn bắn ra với lực chày đẩy – Súng đã làm nên sự xuất hiện của chúng. Khoảng 600 năm trôi qua, giữa sự phát minh của thuốc súng và sự phát triển của pháo binh hữu hiện.

Nhưng sau đó, ngay cả ý tưởng chuyển nhiệt thành chuyển động vẫn đã còn quá phản trực giác, khiến thêm ba thế kỷ nữa trôi qua, trước khi người ta phát minh cái máy tiếp theo, nó dùng nhiệt để di chuyển những vật từ chỗ này sang chỗ kia. Kỹ thuật mới đã ra đời trong những mỏ than của England. Khi dân số England tăng lên, những rừng cây đã bị triệt hạ để lấy nhiên liệu cho kinh tế đang phát triển, và lấy chỗ cho nhà ở và đồng lúa. Nước England đã chịu khổ vì sự thiếu hụt củi ngày càng tăng. Nó đã bắt đầu đốt than để thay thế. Nhiều vỉa than đã nằm trong những khu vực bị ngập úng, và nước ngập đã ngăn chặn những thợ mỏ xuống gần những tầng mỏ dưới thấp. Đó là một vấn đề tìm kiếm một giải pháp. Khoảng năm 1700, một tiếng động lạ bắt đầu vang vọng khắp những đường ngầm trong mỏ của England. Đó là tiếng ồn – dấu hiệu loan báo cuộc Cách mạng Kỹ nghệ – đã nhỏ nhẹ lúc đầu, nhưng nó lớn hơn và ồn hơn qua mỗi chục năm, cho đến khi nó trùm khắp thế giới trong một tiếng chói tai ầm ỹ. Nó phát ra từ một động cơ hơi nước. [2]

Có rất nhiều loại động cơ hơi nước, nhưng chúng tất cả đều có cùng một nguyên tắc chung. Bạn đốt một vài loại nhiên liệu nào đó như than đá, và dùng kết quả nhiệt để đun sôi nước, cho hơi nước. Khi hơi nước bốc nở rộng, nó đẩy một piston. Piston di chuyển, và bất cứ gì được nối với piston, chuyển động cùng với nó. Bạn đã đổi nhiệt thành chuyển động! Trong những mỏ than ở England thế kỷ XVIII, những piston được nối với một máy bơm rút nước từ đáy những đường hầm trong mỏ. Những động cơ đầu tiên đã kém hiệu quả vô cùng. Bạn cần đốt một lượng than rất lớn để bơm, dù chỉ một lượng nước nhỏ. Nhưng trong mỏ than, có khối than và đầy sẵn đấy, nên không ai màng việc tốn than.

Trong những chục năm sau đó, những doanh nhân người England đã cải thiện động cơ hơi nước hiệu quả hơn, mang nó ra khỏi những đường hầm trong mỏ, và nối nó với những khung dệt và những máy tỉa hột bông. Điều này đã cách mạng hóa sự sản xuất vải may, làm nó có thể sản xuất số lượng vải ngày càng lớn hơn với giá rẻ. Trong chớp mắt, England đã trở thành công xưởng của thế giới. Nhưng còn quan trọng hơn, đem được động cơ hơi nước ra khỏi những mỏ than, đã phá vỡ một rào cản tâm lý quan trọng. Nếu bạn có thể đốt than đá để chuyển động khung cửi dệt vải, tại sao không dùng cùng một phương pháp để chuyển động những thứ khác, chẳng hạn như xe hay tàu? [3]

Năm 1825, một kỹ sư người England đã kết nối một động cơ hơi nước vào một tàu của những xe goòng đầy than của mỏ [4]. Động cơ đã kéo những toa goòng đi tới trên một đường rầy sắt, dài khoảng 20 cây số, từ mỏ đến hải cảng gần nhất. Đây đã là đầu máy xe hoả có động cơ chạy bằng hơi nước đầu tiên trong lịch sử. Rõ ràng, nếu hơi nước có thể được dùng để vận chuyển than, tại sao không những hàng hóa khác? Và tại sao không ngay cả những con người? Ngày 15 Tháng 9 năm 1830, tuyến đường sắt thương mại đầu tiên đã mở, nối Liverpool với Manchester. Những con tàu di chuyển dưới cùng sức mạnh hơi nước mà trước đây đã bơm nước và chuyển những khung dệt vải. Sau đó, trong vòng vẻn vẹn chỉ hai mươi năm, England đã có hàng chục nghìn km những tuyến đường sắt. [5]

Từ đó về sau, mọi người đã trở thành ám ảnh với ý tưởng rằng những máy và những động cơ có thể được dùng để chuyển đổi một loại năng lượng này thành một loại khác. Bất cứ loại năng lượng nào, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, đều có thể được khai thác cho bất cứ gì là cần thiết cho chúng ta, nếu chỉ như chúng ta có thể phát minh được cái máy đúng (cho nhu cầu đó). Lấy thí dụ, khi những nhà vật lý nhận ra rằng một lượng năng lượng hết sức lớn được trữ trong những atom, họ lập tức bắt đầu suy nghĩ về cách nào để năng lượng này có thể được phát ra, và dùng để tạo ra điện, chạy những tàu ngầm, và tiêu diệt những thành phố. Sáu trăm năm trôi qua giữa thời điểm những nhà giả kim thuật nước Tàu tìm ra thuốc súng và thời điểm trọng pháo Turkey phá vỡ những tường thành Constantinople. Đã chỉ có bốn mươi năm trôi qua giữa thời điểm Einstein xác định rằng bất kỳ loại khối lượng nào cũng có thể chuyển được thành năng lượng – đó là những gì E = mc 2 có nghĩa – và thời điểm những quả bom nguyên tử làm tiêu tan Hiroshima và Nagasaki, và những nhà máy điện nguyên tử mọc lên như như nấm trên khắp thế giới.

Một khám phá quan trọng khác nữa, là động cơ nổ nguồn trong, vốn đã mất ít hơn một thế hệ để cách mạng hóa sự giao thông của con người, và biến dầu mỏ thành (một thứ) quyền lực chính trị lỏng. Dầu mỏ [6] đã được biết đến từ hàng nghìn năm, và được dùng để chống nước thấm cho những vòm mái che [7], và bôi trơn những trục quay. Tuy nhiên, đến tận chỉ một thế kỷ trước đây, không ai đã nghĩ nó là hữu ích được gì nhiều hơn thế. Ý tưởng về việc phải đổ máu vì mục đích được lợi ích của dầu mỏ hẳn đã có vẻ lố bịch. Bạn có thể gây một chiến tranh vì đất, vàng, hạt tiêu, hay nô lệ, nhưng không vì dầu mỏ.

Tuy nhiên, công việc chuyên môn của điện lại còn sửng sốt hơn. Hai thế kỷ trước đây, điện không đóng vai trò nào trong kinh tế, và được dùng nhiều nhất trong những thí nghiệm khoa học phức tạp, và những trò ảo thuật rẻ tiền. Một loạt những phát minh đã biến nó thành ông thần có mặt khắp nơi của chúng ta, trong một bóng đèn. Chúng ta chỉ nhấn một ngón tay, nó in sách, khâu quần áo, giữ cho tươi rau quả của chúng ta, đông lạnh kem chúng ta, nấu bữa ăn tối của chúng ta, xử tử những tội phạm của chúng ta, lưu trữ những suy nghĩ của chúng ta, ghi lại những nụ cười của chúng ta, thắp sáng lên những đêm tối của chúng ta, và giải trí chúng ta với vô số những chương trình truyền hình. Rất ít trong chúng ta hiểu điện làm tất cả những điều này như thế nào, nhưng ngay cả còn ít hơn trong chúng ta có thể tưởng tượng đời sống nếu không có nó.

Một Biển mênh mông của Năng lượng

Trong trung tâm, Cách mạng Kỹ nghệ đã là một cách mạng trong sự chuyển đổi năng lượng. Nó đã chứng minh, lập đi lập lại, nhiều lần rằng không có giới hạn về khối lượng năng lượng mà chúng ta có trong tay dùng. Hay chính xác hơn, rằng chỉ có giới hạn duy nhất đã thiết lập từ sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Cứ mỗi vài chục năm, chúng ta khám phá được một nguồn năng lượng mới, do đó tổng số năng lượng có trong tay chúng ta chỉ không ngừng tăng lên.

Tại sao rất nhiều người như thế sợ rằng chúng ta đang cạn dần hết năng lượng?Tại sao họ báo động về thảm họa nếu như chúng ta kiệt quệ tất cả những nhiên liệu hóa thạch có sẵn? Rõ ràng thế giới không thiếu năng lượng. Tất cả chúng ta thiếu là những kiến ​​thức cần thiết để khai thác và chuyển đổi nó cho những nhu cầu của chúng ta. Khối năng lượng được lưu trữ trong tất cả những nhiên liệu hóa thạch trên quả đất là không đáng kể so với khối lượng từ mặt trời phân phát miễn phí mỗi ngày. Chỉ một phần tỉ lệ nhỏ của năng lượng mặt trời này đến với chúng ta, nhưng chúng lên tới 3.766.800 exajoules [8] năng lượng mỗi năm (một joule là một đơn vị năng lượng trong hệ thống thập phân [9], khoảng năng lượng bạn bỏ ra để nâng một quả táo nhỏ thẳng lên cao 1 yard; một exajoule là một billion billion joules – đó là rất nhiều táo!). [10] Tất cả những thực vật trên thế giới giữ lại được chỉ khoảng 3.000 trong số những exajoules năng lượng mặt trời này, qua tiến trình của sự quang hợp. [11] Tất cả những hoạt động của con người và những ngành kỹ nghệ cùng nhau tiêu thụ khoảng 500 exajoules mỗi năm, tương đương với lượng năng lượng quả đất nhận được từ mặt trời chỉ trong 90 phút đồng hồ. [12] Và đó chỉ là năng lượng mặt trời. Ngoài ra, bao quanh chúng ta còn có những nguồn năng lượng rất lớn khác, như năng lượng nguyên tử và năng lượng của lực hấp dẫn, năng lượng kể sau này thấy rõ nhất trong sức mạnh của thủy triều đại dương do sức hút của mặt trăng trên quả đất.

Trước cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, thị trường năng lượng con người đã gần như hoàn toàn tuỳ thuộc vào những thực vật. Người ta sống bên cạnh một hồ chứa năng lượng xanh, chở 3.000 exajoules một năm, và đã cố gắng để bơm lấy càng nhiều năng lượng của nó, nhiều đến mức họ có thể lấy được, càng tốt. Tuy nhiên, đã có một giới hạn rõ ràng về mức bao nhiêu họ có thể lấy được. Trong thời có cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, chúng ta đã đi đến nhìn nhận rằng chúng ta thực sự đang sống bên cạnh một đại dương năng lượng khổng lồ, một biển lớn mêmh mông chứa hàng billions và billions exajoules của sức mạnh tiềm tàng. Tất cả những gì chúng ta cần phải làm là phát minh những máy bơm tốt hơn.

*

Học hỏi để khai thác và chuyển đổi năng lượng thế nào cho có hiệu quả đã giải quyết được vấn đề kia, vốn làm chậm sự tăng trưởng kinh tế – sự khan hiếm những nguyên liệu thô. Khi con người đã tìm ra cách làm thế nào để khai thác một lượng lớn của năng lượng với giá rẻ, họ đã có thể bắt đầu khai thác những kho trữ của những nguyên liệu thô vốn trước đây không thể đến được (lấy thí dụ, khai thác mỏ sắt ở những vùng đất hoang Siberia), hoặc vận chuyển nguyên liệu thô từ những địa điểm lại còn càng xa xôi hơn (lấy thí dụ, cung cấp lông cừu từ Australia cho một nhà máy dệt ở England). Đồng thời, những khám phá khoa học bất ngờ đã đem cho loài người khả năng để phát minh những nguyên liệu thô hoàn toàn mới, chẳng hạn như plastic, và khám phá những vật liệu trong tự nhiên trước đó chưa biết, như silicon và nhôm.

Chỉ đến năm 1820, những nhà hoá học mới tìm ra nhôm, nhưng tách kim loại này ra khỏi quặng của nó đã là vô cùng khó khăn và tốn kém. Trong nhiều chục năm, nhôm đã đắt hơn nhiều so với vàng. Trong những năm 1860, Hoàng đế Napoleon III của France đã cho đặt làm những bộ muỗng nĩa ăn bằng nhôm dành riêng cho những khách quý nhất của mình. Những khách kém quan trọng hơn, phải đành dùng những dao và nĩa vàng . [13] Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, những nhà hóa học đã tìm được một cách để rút ra những lượng nhôm vô cùng lớn với giá rẻ, và sản xuất trên toàn thế giới hiện nay đứng ở mức 30 triệu tấn mỗi năm. Napoleon III sẽ ngạc nhiên khi biết rằng con cháu những thần dân của mình lấy giấy nhôm rẻ tiền loại dùng chỉ một lần, để bọc sandwich và đựng thức ăn thừa của họ.

Hai nghìn năm trước đây, khi người dân ở lưu vực Mediterranean bị khô da, họ dùng dầu ô liu bôi lên tay họ. Ngày nay, họ mở một ống kem bôi da tay. Dưới đây là danh sách những thành phần của một loại kem bôi tay thời nay đơn giản mà tôi đã mua ở một cửa hàng địa phương:

nước khử ion, acid stearic, glycerin, caprylic/caprictiglyceride, propylene glycol, isopropyl myristate, panax ginseng root extract, fragrance, cetyl alcohol, triethanolamine, dimeticone, arctostaphylos uva-ursi chiết từ lá, magnesium ascorbyl phosphate, imidazolidinyl urea, methyl paraben, camphor, propyl paraben, hydroxyisohexyl 3-cyclohexene carboxaldehyde, hydroxyl-citronellal, linalool, butylphenyl methylproplonal, citronnellol, limonene, geraniol.

Hầu như tất cả những thành phần này đã được phát minh, hay khám phá chỉ trong hai thế kỷ qua.

Trong Thế chiến thứ nhất, Germany bị phong toả kinh tế và những nguyên liệu thô bị thiếu trầm trọng, đặc biệt là saltpetre [14], một thành phần thiết yếu trong thuốc súng và những chất nổ khác. Những mỏ trữ quan trọng nhất của chất này là ở Chile và India; Germany không có mỏ saltpetre nào. Đúng, saltpetre có thể thay thế được bằng ammonia, nhưng chi phí sản xuất cũng rất cao. May mắn cho những người Germany, một trong những công dân của họ, một nhà hóa học gốc Jew, tên là Fritz Haber, đã tìm ra vào năm 1908 một tiến trình sản xuất ammonia, hoàn toàn lấy “từ không khí”, theo nghĩa đen của câu này. Khi chiến tranh bùng nổ, Germany đã dùng phát kiến của Haber để bắt đầu kỹ nghệ sản xuất thuốc nổ, dùng không khí như một nguyên liệu thô. Một số học giả tin rằng nếu đã không có phát kiến của Haber, Germany tất đã bị buộc phải đầu hàng từ lâu trước Nov/1918. [15] Khám phá của Haber (cũng là người tiên phong trong việc dùng hơi độc trên chiến trường) đã khiến ông chiếm giải thưởng Nobel năm 1918. Về hóa học, không về hòa bình.

Đời sống trên dây chuyền sản xuất

Cuộc Cách mạng Kỹ nghệ đã mang lại một sự kết hợp chưa từng có của năng lượng rẻ và phong phú và nguyên liệu thô rẻ và phong phú. Kết quả đã là một sự bùng nổ trong sự sản xuất của con người. Sự bùng nổ đã cảm nhận được đầu tiên và quan trọng nhất trong canh nông. Thông thường, khi chúng ta nghĩ về cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, chúng ta nghĩ đến một cảnh tượng đô thị với những ống phun khói nhà máy, hoặc hoàn cảnh khốn khổ của những người thợ mỏ than bị bóc lột, đổ mồ hôi trong lòng đất. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, trên tất cả, đã là cuộc Cách mạng Nông nghiệp thứ hai.

Trong suốt 200 năm vừa qua, những phương pháp sản xuất kỹ nghệ đã trở thành trụ cột của ngành canh nông. Những máy, như máy kéo, đã bắt đầu đảm đương những công việc trước đây đã được sức mạnh bắp thịt thực hiện, hoặc đã không được thực hiện gì hết tất cả. Ruộng đồng và những loài vật trở nên hiệu quả nhiều hơn vô cùng, nhờ những loại phân bón nhân tạo, những thuốc trừ sâu kỹ nghệ, và tất cả một kho vũ khí gồm những hormones và thuốc. Tủ lạnh, tàu và máy bay đã làm sản phẩm có thể trữ hàng tháng, và vận chuyển chúng nhanh chóng và rẻ tiền, sang đầu phía kia của thế giới. Europe bắt đầu ăn thịt bò Argentina tươi và sushi Japan.

Ngay cả những loài thực vật và động vật cũng bị cơ giới hóa. Vào khoảng thời gian mà Homo Sapiens đã được những tôn giáo nhân bản nâng lên ngang tầm thần thánh, những gia súc nuôi trong trang trại bị ngừng không được xem như những sinh vật có thể cảm nhận đau đớn và buồn khổ, và thay vào đó đã đi đến được đối xử như những bộ máy. Ngày nay, những thú vật này thường được sản xuất hàng loạt trong những cơ sở chăn nuôi giống những nhà máy, cơ thể của chúng đã đổi hình dạng theo như những nhu cầu kỹ nghệ. Chúng trải qua toàn bộ đời sống của chúng như những bánh xe răng cưa trong một dây chuyền sản xuất khổng lồ, và chiều dài và phẩm chất của sự tồn tại của chúng được xác định bằng những lời và lỗ của những tập đoàn kinh doanh. Ngay cả khi kỹ nghệ quan tâm chăm sóc để giữ cho chúng sống, khỏe mạnh phải chăng và được cho ăn no đủ, kỹ nghệ không có quan tâm nội tại về những nhu cầu xã hội và tâm lý của những con vật (trừ khi những điều này có tác động trực tiếp trên sự sản xuất).

Gà mái đẻ trứng, lấy thí dụ, có cả một thế giới phức tạp của những nhu cầu về những phản ứng và những động lực. Chúng cảm thấy những thôi thúc mạnh mẽ để dò la môi trường sống, đi tìm thức ăn và đi quanh để mổ chỗ này, bới chỗ kia, để xác định thứ bậc xã hội, để làm tổ, và cũng tự chải chuốt mình cho đẹp đẽ. Nhưng ngành kỹ nghệ trứng gà thường nhốt những con gà mái trong những chuồng bé tí, và không phải là không phổ biến để nhét bốn con gà mái đẻ vào chung một chuồng, mỗi con có được một diện tích mặt sàn, ngang và dọc, khoảng 25 cm và 22 cm. Những con gà mái nhận được đầy đủ thức ăn, nhưng chúng không thể khẳng định một lãnh thổ, xây một tổ, hoặc tham dự vào những hoạt động tự nhiên khác. Thật vậy, những chuồng quá nhỏ khiến những con gà ngay cả thường không thể vỗ cánh, hay đứng thẳng được hoàn toàn.

Lợn là một trong những động vật lớp có vú thông minh và tò mò ham tìm tòi nhất, đứng thứ hai có lẽ chỉ sau những loài apes lớn. Thế nhưng, những trang trại kỹ nghệ chăn nuôi lợn thường xuyên nhốt lợn nái nuôi con, trong những cũi nhỏ đến nỗi chúng, thực sự không thể tự quay quanh (chưa kể đi bộ, hoặc đi tìm thức ăn). Lợn nái bị giữ trong những cũi này, ngày và đêm, suốt bốn tuần sau khi sinh. Bầy lợn con của chúng sau đó được lấy đi, để nuôi ăn cho béo thịt, và những con lợn mẹ lại được cho thụ thai, sẵn sàng cho những lứa lợn con tiếp theo.

Nhiều con bò sữa sống gần như tất cả những năm chúng được ban cho bên trong một chuồng nhỏ; đứng, ngồi và ngủ ngay trong chính nước tiểu và phân của chúng. Chúng nhận thực phẩm, hormones và những thứ thuốc đã được cân lường từ một tập hợp gồm những máy, và được vắt sữa mỗi vài giờ bởi một tập hợp khác gồm những máy khác. Con bò đứng ở giữa, được coi là không gì nhiều hơn một miệng ăn nhận những nguyên liệu thô, và một bầu vú sản xuất một mặt hàng. Đối xử với những sinh vật vốn chúng có những thế giới tình cảm phức tạp như thể chúng là những cái máy thì chắc chắn gây cho chúng không chỉ khó chịu về thể chất, nhưng cũng nhiều những căng thẳng xã hội và sự thất vọng tâm lý. [16]


Hình 40. Những con gà con trên một dây chuyền trong một trại ấp gà thương mại. Tất cả những con gà con trống và những con gà con mái không hoàn hảo đều được nhặt ra khỏi dây chuyền, và sau đó bị giết chết ngạt trong những phòng hơi ngạt, bỏ vào máy cắt vụn tự động, hoặc chỉ giản dị là ném vào đống rác, nơi chúng bị nghiền nát đến chết. Hàng trăm triệu con gà con, chết mỗi năm trong những trại ấp gà con, giống như vậy.

Giống đúng như việc buôn bán người nô lệ qua biển Atlantic đã không xuất phát từ lòng căm thù đối với những người Africa, cũng thế, ngành chăn nuôi gia súc thời nay không có động lực là sự hận thù loài vật. Một lần nữa, nó được thúc đẩy bởi sự thờ ơ. Hầu hết những người sản xuất và tiêu thụ trứng, sữa và thịt, đều hiếm khi dừng lại để suy nghĩ về số phận của những con gà, bò hay lợn, có thịt và trứng họ đang ăn. Những người nếu có suy nghĩ, thường lập luận rằng những loài động vật như vậy là thực sự chỉ một chút khác biệt so với những cái máy, hoàn toàn không có những cảm giác và những xúc động, không có khả năng nhận biết đau khổ. Trớ trêu thay, cùng những ngành khoa học vốn tạo hình cho những máy làm sữa và máy đẻ trứng của chúng ta, gần đây đã chứng minh, vượt qua nghi ngờ hợp lý phải chăng, rằng những động vật lớp có vú và những loài chim cũng có một cấu trúc cảm giác và xúc động phức tạp. Chúng không chỉ cảm nhận những đau đớn thể xác, nhưng cũng có thể có những xúc động buồn khổ.

Tâm lý học tiến hóa chủ trương rằng những nhu cầu tình cảm và xã hội của những động vật chăn nuôi trong trang trại đã tiến hoá trong tự nhiên hoang dã, khi chúng đã là thiết yếu cho tồn tại và sinh sản. Lấy thí dụ, một con bò hoang đã phải biết tạo quan hệ gần gũi với những con bò cái và bò đực khác, nếu không “nàng” bò ấy sẽ không thể tồn tại và sinh sản. Để có thể học được những kỹ năng cần thiết, tiến hóa đã cấy trồng vào trong những con bê – như trong những lứa tuổi non trẻ của những động vật xã hội lớp có vú khác – một mong muốn mạnh mẽ để chơi (chơi là cách động vật lớp có vú học tập về ứng xử xã hội). Và nó được cấy trồng vào trong chúng một mong muốn còn mạnh mẽ hơn là gắn bó với những bà mẹ của chúng, có sữa và sự chăm sóc vốn rất cần thiết cho sự tồn tại.

Điều gì xảy ra nếu những người chăn nuôi bây giờ lấy một con bê cái còn non, tách khỏi mẹ nó, nhốt nó trong một chuồng kín, cho ăn, cho uống và chủng ngừa những bệnh tật, và sau đó, khi nó đủ lớn, cho nó thụ thai với tinh trùng bò đực? Từ một cái nhìn khách quan, con bê này thôi không còn những nhu cầu, hoặc như gắn bó với mẹ, hoặc chơi với bạn, để tồn tại và sinh sản. Nhưng từ quan điểm chủ quan, con bê vẫn cảm thấy một sự thôi thúc rất mạnh để ràng buộc với mẹ nó, và chơi với những con bê khác. Nếu những thôi thúc này không được đáp ứng, con bê bị thương tổn rất nhiều. Đây là bài học cơ bản của tâm lý học tiến hóa: một nhu cầu đã hình thành trong tự nhiên vẫn tiếp tục được cảm nhận chủ quan, ngay cả khi nó không còn thực sự cần thiết cho sự tồn tại và sinh sản. Bi kịch của kỹ nghệ canh nông là nó chăm sóc rất kỹ những nhu cầu khách quan của những loài vật, trong khi bỏ qua những nhu cầu chủ quan của chúng.

Sự đúng thực của lý thuyết này đã được biết đến ít nhất từ năm 1950, khi nhà tâm lý học người US Harry Harlow [17] nghiên cứu sự phát triển của loài khỉ. Harlow tách những con khỉ sơ sinh ra khỏi những bà mẹ của chúng, một vài giờ sau khi sinh. Những con khỉ con bị cô lập trong chuồng, và sau đó nuôi lớn với những bà mẹ giả.

Trong mỗi chuồng, Harlow đặt hai khỉ mẹ giả. Một được làm bằng những dây kim loại, trang bị với một chai sữa mà khỉ con có thể bú. Một kia làm bằng gỗ, bọc vải, khiến nó trông giống như một khỉ mẹ thật, nhưng nó không cung cấp bất cứ loại thức ăn vật chất nào cho khỉ con sơ sinh. Được giả định rằng khỉ con sẽ bám vào khỉ mẹ kim loại nuôi dưỡng nó, chứ không phải khỉ mẹ bọc vải không cho nó gì cả.

Trước sự ngạc nhiên của Harlow, những con khỉ sơ sinh đã cho thấy một ưa thích rõ ràng với khỉ mẹ bằng vải, dành phần lớn thời giờ của nó với khỉ mẹ này. Khi hai bà mẹ khỉ, đều giả, được đặt gần nhau, những khỉ con ôm bám những khỉ mẹ bọc vải, ngay cả khi chúng trườn qua bên khỉ mẹ kim loại để bú sữa. Harlow đã ngờ rằng có lẽ những khỉ con làm như vậy vì những khỉ mẹ bằng dây kim loại thì lạnh. Vì vậy, ông đặt một bóng đèn điện trong những khỉ mẹ bằng dây kim loại, bây giờ có nhiệt toả ấm. Hầu hết những con khỉ, ngoại trừ những con rất bé, đã vẫn tiếp tục thích khỉ mẹ bằng vải hơn.


Hình 41. Một trong những con khỉ mồ côi của Harlow bám vào khỉ mẹ bằng vải ngay cả trong khi bú sữa từ khỉ mẹ bằng dây kim loại.


Nghiên cứu tiếp theo cho thấy những con khỉ mồ côi của Harlow lớn lên trở nên bị hỗn loạn tình cảm, dẫu chúng đã nhận được tất cả những dinh dưỡng chúng cần. Chúng không bao giờ thích ứng với xã hội loài khỉ, gặp những khó khăn trong truyền thông với những con khỉ khác, và phải chịu khổ do áp lực của lo âu và tính gây hấn, đều ở mức độ cao. Kết luận đã là không thể nào lẩn tránh: những con khỉ phải có những nhu cầu tâm lý và những mong muốn vốn vượt quá những nhu cầu vật chất của chúng, và nếu những nhu cầu này không được đáp ứng, chúng chịu đau khổ rất nhiều. Những khỉ con của Harlow thích dành thời giờ của chúng trong tay của khỉ mẹ bằng vải không cho bú, vì chúng đã đang tìm kiếm một ràng buộc tình cảm và không chỉ tìm sữa. Trong những chục năm sau, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng kết luận này không chỉ áp dụng với loài khỉ, nhưng cả những loài động vật lớp có vú khác, cũng như với những loài chim. Hiện nay, hàng triệu những động vật trong trang trại đều phải khứng chịu những điều kiện tương tự như những con khỉ của Harlow, khi những người chăn nuôi theo thông lệ vẫn tách biệt những bê, cừu, dê con,... khỏi những mẹ của chúng để nuôi chúng hoàn toàn trong cô lập. [18]

Tổng cộng, hàng chục billion những động vật trong những trại chăn nuôi ngày nay sống như phần của một dây chuyền lắp ráp cơ khí, và hàng năm khoảng 50 billion trong số chúng bị sát hại. [19] Những phương pháp kỹ nghệ chăn nuôi gia súc này đã dẫn đến một sự tăng vọt trong sản xuất canh nông và trong những dự trữ thức ăn cho người. Cùng với sự cơ giới hóa việc trồng cây, chăn nuôi gia súc thành kỹ nghệ là cơ sở cho toàn bộ trật tự kinh tế-xã hội thời nay. Trước khi có kỹ nghệ hoá canh nông, hầu hết những thực phẩm sản xuất trong những cánh đồng và những trang trại đã bị ‘lãng phí’ vào việc nuôi ăn những nông dân và những gia súc chăn trong vườn. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ là có sẵn để nuôi những thợ thủ công, thày giáo, thày chăn chiên và những quan chức. Do đó, trong hầu hết những xã hội, hơn 90 phần trăm dân số là những nông dân. Sau khi kỹ nghệ hóa canh nông, một số giảm thấp rất nhỏ gồm những nông dân đủ để nuôi một số lượng ngày càng tăng của những nhân viên văn phòng và tay thợ nhà máy. Ngày nay ở USA, chỉ có 2 phần trăm dân số sống bằng nghề canh nông, nhưng 2 phần trăm này sản xuất đủ, không chỉ nuôi toàn bộ dân số USA, mà còn xuất cảng chỗ thặng dư cho phần còn lại của thế giới. [20] Nếu không có kỹ nghệ hóa nông nghiệp, Cách mạng Kỹ nghệ đô thị có thể đã không bao giờ diễn ra – sẽ không có đủ những bàn tay và khối óc đế làm những nhân viên những nhà máy và những văn phòng.

Khi những nhà máy và những văn phòng này hấp thụ hàng tỉ những bàn tay và khối óc vốn đã được giải phóng từ những cánh đồng canh tác, chúng đã bắt đầu tháo đổ ra một núi lở trước giờ chưa từng có, gồm những sản phẩm. Con người hiện nay sản xuất thép quá nhiều hơn, sản xuất quần áo vô cùng nhiều hơn, và xây dựng những cấu trúc hết sức nhiều hơn bao giờ hết. Ngoài ra, họ tạo ra đến bàng hoàng sửng sốt, một loạt những hàng ngang hàng dọc, không thể tưởng tượng nổi trước đây, chẳng hạn như bóng đèn, điện thoại di động, máy ảnh, và máy rửa bát. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, cung bắt đầu vượt quá cầu. Và một vấn đề hoàn toàn mới ra đời: ai sẽ là người mua tất cả những thứ này?

Thời đại của Mua Sắm

Kinh tế tư bản thời nay phải không ngừng tăng sản xuất nếu nó muốn tồn tại, giống như một con cá mập, nó phải phải bơi hay nghẹt thở chết. Tuy nhiên, điều là không đủ nếu chỉ sản xuất. Người này người kia nào đó cũng phải mua những sản phẩm, hay những nhà kỹ nghệ và nhà đầu tư đều sẽ phá sản. Để ngăn chặn thảm họa này, và để bảo đảm rằng mọi người sẽ luôn luôn mua bất cứ những dụng cụ linh tinh gì mới ngành kỹ nghệ sản xuất, một thứ luân lý mới xuất hiện: chủ nghĩa tiêu thụ. [21]

Hầu hết mọi người trong suốt lịch sử đã sống trong những điều kiện thiếu thốn. Thanh đạm do đó đã là khẩu hiệu của họ. Luân lý khắc khổ của những người giáo phái Puritan và dân Sparta, không chỉ là hai thí dụ nổi tiếng. Một người tốt tránh xa xỉ, không bao giờ vứt bỏ thức ăn, và vá lại quần rách thay vì mua quần mới. Chỉ có những nhà vua và quý tộc tự cho phép mình công khai từ bỏ những giá trị như thế, và chủ ý phô trương sự giàu sang của họ.

Chủ nghĩa tiêu thụ nhìn sự tiêu thụ những sản phẩm và dịch vụ ngày càng nhiều như là một điều tích cực. Nó khuyến khích mọi người khoản đãi bản thân họ, làm hư hỏng bản thân họ, và ngay cả chậm chạp giết chết bản thân họ bằng sự tiêu thụ quá mức. Tính tiết kiệm là một bệnh để chữa cho khỏi. Bạn không cần phải nhìn xa để thấy luân lý của người tiêu thụ trong hành động – chỉ cần đọc lưng sau một hộp thức ăn sáng, hộp cereal. Đây là một trích dẫn từ một hộp cereal ăn sáng tôi thích, Telma, một công ty Israel, sản xuất:

Đôi khi bạn cần một khoản đãi. Đôi khi bạn cần một chút năng lượng thừa thãi. Có những khi theo dõi cân nặng của bạn, và những khi bạn chỉ cần phải có một gì đó ... ngay bây giờ! Telma cung cấp một loạt những loại cereal ngon miệng dành đúng cho bạn – những đãi ngộ không ân hận.

Cùng một gói, trưng bày một quảng cáo cho một hiệu cereal khác, gọi là Khoản đãi Sức khoẻ:

Khoản đãi Sức khoẻ cung cấp rất nhiều những loại hạt chứa bột, trái cây và những loại hột, tất cả đem cho một kinh nghiệm trong đó kết hợp hương vị, niềm vui và sức khỏe. Cho một thụ hưởng thích thú lúc giữa ngày, thích hợp cho một lối sống lành mạnh. Một đãi đằng thực sự với khẩu vị tuyệt vời của thêm nhiều hơn [nhấn mạnh trong nguyên bản].

Trong suốt chiều dài lịch sử, người ta có lẽ thật đã bị đẩy lùi, hơn là được thu hút bởi một bản văn như vậy. Họ tất đã dán nhãn cho nó là ích kỷ, suy đồi và hư hỏng đạo đức. Chủ nghĩa tiêu thụ đã làm việc rất cần mẫn, với sự giúp đỡ của tâm lý học phổ thông (“Chỉ làm nó đi!”) [22]. Để thuyết phục mọi người rằng rộng rãi phóng khoáng là tốt cho bạn, trong khi tiết kiệm là sự tự áp bức.

Nó đã thành công. Chúng ta đều là những người tiêu thụ tốt. Chúng ta mua vô số những sản phẩm mà chúng ta không thực sự cần, và đến tận hôm qua, chúng ta đã không biết rằng chúng có đó. Những nhà sản xuất cố tình làm những kiểu hàng hoá không dài lâu, và sáng chế những kiểu mới và không cần thiết của sản phẩm hoàn toàn hài lòng, mà chúng ta vẫn phải mua thêm, để tỏ mình “trong giới sành sỏi”. Mua sắm đã trở thành một hành động ưa chuộng chỉ nhằm gây vui thú, và những hàng tiêu dùng đã trở thành trung gian quan trọng trong quan hệ giữa những thành viên trong gia đình, vợ chồng, bạn bè. Những ngày lễ tôn giáo như Christ Ra đời trở thành lễ hội mua sắm. Ở USA, ngay cả ngày Tưởng nhớ Chiến sỹ – ban đầu là một ngày trọng thể để ghi nhớ những người lính hy sinh – bây giờ là một cơ hội để những cửa hiệu bán hàng rẻ, đại hạ giá đặc biệt. Hầu hết mọi người đánh dấu ngày này bằng cách đi mua sắm, có lẽ để chứng minh rằng những người bảo vệ tự do đã không chết một cách vô ích.

Sự trăm hoa bùng nở của luân lý người tiêu thụ được thể hiện rõ nhất trong thị trường thực phẩm. Xã hội canh nông truyền thống sống trong bóng khủng khiếp của nạn đói. Trong thế giới sung túc ngày nay, một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu là bệnh béo phì, nó đánh vào giới người nghèo (người nhồi nhét chính mình với hamburger và pizza) lại còn nghiêm trọng hơn với giới người giàu (người ăn xà lách được trồng không dùng phân bón hoá học, và nước trái cây ép). Mỗi năm dân USA chi nhiều tiền hơn vào chế độ ăn kiêng khem, hơn số tiền cần thiết để nuôi sống tất cả những người đói khát trong phần còn lại của thế giới. Phì nộn là một chiến thắng kép cho chủ nghĩa tiêu thụ. Thay vì ăn ít, sẽ dẫn đến suy giảm kinh tế, người ta ăn quá nhiều, và sau đó mua những sản phẩm giúp ăn uống theo lối kiêng khem – hai lần góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.

Làm thế nào chúng ta có thể cân bằng luân lý người tiêu thụ với luân lý của người kinh doanh, theo đó lợi nhuận nào không nên bị lãng phí, và thay vào đó nên tái đầu tư vào sản xuất? Nó đơn giản. Như trong những thời đại trước, có trong ngày nay một sự phân công lao động giữa những tầng lớp thiểu số chọn lọc ưu tú và đám đông quần chúng. Trong thời Trung cổ Europe, giới quý tộc đã tiêu tiền một cách bất cần vào những xa xỉ quá mức, trong khi nông dân sống đạm bạc, lo từng đồng xu. Hôm nay, những tấm bảng đã xoay chiều. Những người giàu chăm sóc rất cẩn thận tài sản quản lý, và những đầu tư của họ, trong khi những người kém giàu có hơn, lại đi sâu vào nợ nần khi mua nhữn ô tô, và những tivi mà họ không thực sự cần.

Luân lý của tiêu thụ và tư bản là hai mặt của cùng một đồng tiền, một sự hợp nhất của hai giới răn. Lời răn tối thượng của những người giàu có là “Đầu tư!”. Lời răn tối thượng của phần chúng ta còn lại là “Mua!”

Luân lý người tiêu thụ - người tư bản thì cách mạng trong một khía cạnh khác. Hầu hết những hệ thống đạo đức trước đây đều đã trình bày với mọi người một thương lượng khá khó khăn. Chúng đã hứa hẹn thiên đường, nhưng chỉ khi họ vun trồng nhân ái và khoan dung, vượt qua tham ái và sân hận, và giới hạn những quyền lợi ích kỷ của họ. Đây là quá khó khăn cho hầu hết mọi người. Lịch sử của đạo đức là một chuyện kể buồn của những lý tưởng tuyệt vời mà không ai có thể sống đến mực được. Hầu hết những người Kitô đã không bắt chước Christ, hầu hết người đạo Phật đã thất bại, không theo được Phật, và hầu hết những tín đồ của Confucius đã có thể gây cho Confucius một cơn giận nóng nảy.

Ngược lại, hầu hết mọi người ngày nay sống thành công đến mức lý tưởng của người tiêu thụ-người tư bản. Luân lý mới hứa hẹn thiên đường với điều kiện rằng những người giàu vẫn tiếp tục tham lam và dành thời gian của họ để làm nhiều tiền hơn, và rằng khối đông quần chúng được cho hoàn toàn tự do với những thèm muốn và đam mê của họ – và mua nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Đây là tôn giáo đầu tiên trong lịch sử mà những tín đồ của nó thực sự làm được những gì họ được yêu cầu để làm. Tuy nhiên, sao chúng ta biết rằng chúng ta, để đổi lại, sẽ thực sự có thiên đường? Chúng ta đã từng nhìn thấy nó trên ti vi!



18
Một Cách Mạng Thường Trực

Cách mạng Kỹ nghệ đã khai trương những lối mới để chuyển đổi năng lượng và sản xuất hàng hóa, phần lớn giải phóng loài người khỏi sự tuỳ thuộc của nó vào hệ sinh thái xung quanh. Con người triệt hạ rừng rậm, vét khô đầm lầy, đắp đập ngăn sông, đưa nước vào đồng bằng, đặt hàng chục nghìn km đường xe lửa, và xây những đô thị lớn của những nhà chọc trời. Khi thế giới đã được đúc cho phù hợp với những nhu cầu của Homo Sapiens, những môi trường sống bị phá hủy và những loài bị tuyệt chủng. Hành tinh một lần màu xanh lá cây và xanh nước biển của chúng ta đang trở thành một trung tâm mua sắm bằng bê tông và nhựa plastic.”



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2015-đọc lại Oct)









[1] tạm dịch metabolism
[2] Khái niệm máy (machine) khác với động cơ (engine) như sau: Máy là một dụng cụ dùng để tạo sức mạnh cơ khí. Nó có nhiều phần, mỗi với một chức năng nhất định, cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Máy gồm có động cơ như là một phần của nó. Động cơ là trung tâm của máy, qua đó máy làm việc. Động cơ là một máy với những phần rời, chuyển lực vào hoạt động. Khái niệm máy (machina) đã có từ Archimedes, người với câu nói nổi tiếng “Give me a lever long enough and a place to stand and I will move the world”, khi ông nói về sức mạnh của đòn bẩy. Ông đã sáng chế nhiều máy dùng trong chiến tranh, giúp dân Greek ở thành Syracuse (nay là Nam Italy) chống lại quân đội Rome.
[3] Thomas Savery (c.1650–1715), kỹ sư, nhà sáng chếngười England , năm 1698, ông được cấp giấy chứng nhận đã sáng chế một khí cụ dùng sức hơi nước để bơm nước. Động cơ hơi nước do ông tạo ra đã được dùng để rút nước khỏi mỏ. Thiết kế này được một kỹ sưngười England khác là Thomas Newcomen (1663-1729) cải thiện; Newcomen là người phát triển động cơ hơi nước thực tiễn đầu tiên - một động cơ sử dụng một máy bơm để bơm bỏ nước khỏi mỏ - năm 1712. Sau đó, cải tiến hơn nữa và quan trọng hơn cho động cơ hơi nước đã được một kỹ sư và nhà phát minh người Scotland thực hiện, James Watt (1736-1819), bắt đầu từ năm 1763. Trong số nhiều sáng chế của ông, ông đã cải thiện động cơ hơi nước Newcomen thành rất hiệu quả, sau đó được áp dụng cho nhiều mục đích. Watt là người đã giới thiệu đơn vị đo sức mạnh của một động cơ: “mã lực” (horsepower).
[4] George Stephenson (1781–1848), kỹ sưngười England ; người mở đường trong việc chế tạo đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước, và đường xe lửa. Cùng với Robert(1803–59), con ông, ông chế tạo xe “Rocket” (1829), mẫu thức đầu tiên của tất cả những đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
[5] [Mark, Origins of the Modern World, 109.]
[6] petroleum: dầu mỏ (Latin: petra ‘đá’ + oleum ‘dầu’)
[7] asphalt
[8] exajoule (EJ) = one quintillion (1018) joules.
[9] metric system là hệ thống đo lường thập phân (decimal measuring system) dùng ba đơn vị đo lường: metre, gram, và lít, cho chiều dài, trọng lượng và dung tích (như binary system= hệ thống nhị phân)
[10] [Nathan S. Lewis and Daniel G. Nocera, ‘Powering the Planet: Chemical Challenges in Solar Energy Utilization’, Proceedings of the National Academy of Sciences 103:43 (2006), 15,731.]
[10] [International Energy Outlook 2010’, US Energy Information Administration, 9, accessed 10 December 2010, http://www.eia.doe.gov/oiaf/ieo/pdf/0484(2010).pdf.]
[11] [Kazuhisa Miyamoto (ed.), ‘Renewable Biological Systems for Alternative Sustainable Energy Production, FAO Agricultural Services Bulletin 128 (Osaka: Osaka University, 1997), Chapter 2.1.1, accessed 10 December 2010,
http://www.fao.org/docrep/W7241E/w7241eo6.htm#2.1.1percent20solarpercent20energy;
James Barber, ‘Biological Solar Energy’, Philosophical Transactions of the Royal Society A 365:1853 (2007), 1007.]
[12] [International Energy Outlook 2010’, US Energy Information Administration, 9, accessed 10 December 2010, http://www.eia.doe.gov/oiaf/ieo/pdf/0484(2010).pdf.]
[13] [S. Venetsky, ‘ ”Silver” from Clay’, Metallurgist 13:7 (1969), 451; Fred Aftalion, A History of the International Chemical Industry (Philadelphia: University of Pennsylvania Press, 1991), 64; A. J. Downs, Chemistry of Aluminium, Gallium, Indium and Thallium (Glasgow: Blackie Academic & Professional, 1993), 15.]
[14] saltpetre: potassium nitrate
[15] [Jan Willem Erisman et al., ‘How a Century of Ammonia Synthesis Changed the World’, Nature Geoscience 1 (2008), 637.]
[16] [G. J. Benson and B. E. Rollin (eds.), The Well-being of Farm Animals: Challenges and Solutions (Ames, IA: Blackwell, 2004); M. C. Appleby, J. A. Mench and B. O. Hughes, Poultry Behaviour and Welfare (Wallingford: CABI Publishing, 2004); J. Webster, Animal Welfare: Limping Towards Eden (Oxford: Blackwell Publishing, 2005); C. Druce and P. Lymbery, Outlawed in Europe: How America is Falling Behind Europe in Farm Animal Welfare (New York: Archimedean Press, 2002).]
[17] Harry F. Harlow (1905–1981) nhà tâm lý học người US, nổi tiếng với những nghiên cứu của ông về sự phát triển và tình cảm của những con khỉ loài rhesus.
[18] [Harry Harlow and Robert Zimmermann, ‘Affectional Responses in the Infant Monkey’, Science 130:3373 (1959), 421–32; Harry Harlow, ‘The Nature of Love’, American Psychologist 13 (1958), 673–85; Laurens D. Young et al., ‘Early stress and later response to separation in rhesus monkeys’, American Journal of Psychiatry 130:4 (1973), 400–5; K. D. Broad, J. P. Curley and E. B. Keverne, ‘Mother-infant bonding and the evolution of mammalian social relationships’, Philosophical Transactions of the Royal Society B 361:1476 (2006), 2,199–214; Florent Pittet et al., ‘Effects of maternal experience on fearfulness and maternal behaviour in a precocial bird’, Animal Behaviour (March 2013), In Press – available online at: http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0003347213000547).]
[19] Chúng ta phải ăn để sống, nghĩa là phải lấy năng lượng từ những thực vật, vốn chúng đã tổng hợp được từ ánh sáng mặt trời, một khả năng con người không có. Như thế, ít nhất trên lý thuyết, chúng ta có thể chỉ lấy những thực vật làm thức ăn là đủ, như những người chủ trương và thực hành ăn chay. Có nhiều lý do của sự ăn chay, nhưng một trong những lý do chính là tránh sát hại sinh vật. Ở India, từ cổ xưa, chế độ ăn chay có liên quan chặt chẽ với ý tưởng ahimsa, có nghĩa là không làm hại, có lòng thương với tất cả người và vật, lòng từ bi, dẫn đến không giết hại động vật biết đau đớn.Tuy nhiên, chúng ta cũng ăn thêm, ăn mau, ăn no, nên ăn tham, đã giết những con vật hiền lành không hề làm hại chúng ta (bò, lợn dê , cừu, gà , vịt,...) để ăn thịt, nhằm lấy thêm năng lượng vốn chúng đã có, cũng qua cách tương tự là tiêu hoá những thực vật khác. Sang đến thế kỷ XX, những con vật lớn nặng như bò, dê, lợn, thường chỉ bị giết sau khi được làm cho bất tỉnh, ngất đi, như thế tránh cho chúng sự đau đớn cuối cùng. Nhưng trong những cộng đồng tôn giáo Juda và Islam, làm thịt những con vật phải theo những nghi thức đặc biệt do tôn giáo qui định, như thế tín đồ mới được phép ăn. Chủ yếu là chúng phải bị giết lúc còn tỉnh, và thịt phải sạch máu lúc còn tươi. Thế nên, trong những lò batoa đặc biệt, chuyên cung cấp thịt ăn cho những người Muslim và Jew, những con vật phải chịu thêm thống khổ cực kỳ, trong những giây phút hấp hối đau đớn đến mức khó có thể tưởng được, lòng sùng mộ tôn giáo đã khiến người ta bị mù, không thấy được sự tàn nhẫn, hay nếu có thấy cũng tìm mọi cách khéo léo để giải thích quanh co, tránh câu hỏi – để có miếng thịt ăn, tại sao phải giết con vật một cách tàn nhẫn như thế? Tất cả, trong cơ bản là gây thêm những đau đớn có thực, do ích kỷ muốn thực hành những gì tự cho là vừa lòng, hay đúng ý với những tôn thờ tưởng tượng không thực. Trong cộng đồng Muslim, tín đồ chỉ được phép ăn “thịt Halal”; với tiêu chuẩn này, đòi hỏi con thịt phải còn sống, khỏe mạnh, và tỉnh táo, phải giết bằng cắt cổ họng, làm đứt động mạch, tĩnh mạch và khí quản, và tất cả máu tươi phải vắt/ép sạch từ xác con vật. Đồng thời, một người Muslim cũng phải đọc một câu dâng hiến (tasmiya hay shahada). Với người Jew, thực phẩm Kosher cho những tín đồ phải theo phương pháp giết mổ “shechita” – một thực hành tương tự, chủ yếu là đâm/cắt cổ họng một con vật bằng dao nhọn, lúc còn tỉnh táo và để cho chảy máu đến chết.
[20] [‘National Institute of Food and Agriculture’, United States Department of Agriculture, accessed 10 December 2010, http://www.csrees.usda.gov/qlinks/extension.html.]
[21] Consumerism: Sự tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ vượt quá nhu cầu cơ bản của một người, thường với những lượng lớn hơn và rất nhiều hơn – không phải là một hiện tượng mới, và những thí dụ đầu tiên của chủ nghĩa tiêu thụ có thể được truy trở lại những nền văn minh đầu tiên của loài người. Nhưng một làn sóng tiêu thụ lớn và quan trọng đã lan tràn Europe và Bắc America vào giữa thế kỷ XVII, như kết quả của Cách mạng Kỹ nghệ và sự chuyển hóa của những nền kinh tế ở Tây Europe và Bắc America. Sự cơ giới hóa một số tiến trình trong chăn nuôi đã thả ra một tỷ lệ phần trăm nhất định của lực lượng lao động khỏi lĩnh vực nông nghiệp, đã thúc đẩy cả hai, Cách mạng Kỹ nghệ và tăng trưởng dân số. Khi kỹ nghệ hóa tạo ra những điều kiện cho sự sản xuất hàng loạt và tiêu thụ hàng loạt, lần đầu tiên trong lịch sử, những số lượng bao la của hàng hóa sản xuất đã đột nhiên sẵn có, đặc biệt với giá thành thấp khác thường, và như thế làm thành sẵn sàng cho gần như mọi người.

Chiến tranh thế giới II đã mang lại một nhu cầu mạnh mẽ để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, khi những nhu cầu của chiến tranh dẫn đến sự khan hiếm tài nguyên; Chính phủ USA đã phát động một chiến dịch lớn thúc giục những công dân hãy yêu nước và hãy bảo tồn tài nguyên, hãy tái sử dụng và tái chế, ngay cả tự trồng cây lương thực cho chính họ, và chia sẻ, và kết quả là tính tiết kiệm trở thành chuẩn mực mới. Tuy nhiên, sau chiến tranh, trong những năm 1950, những nhà máy sản xuất và lao động, vốn được dùng để sản xuất vũ khí, máy bay và tàu chiến trở thành nhàn rỗi, và cần phải được sử dụng. Chiến lược mới này do đó đã trở thành phải đưa mọi người ra khỏi những thói quen giữ gìn dè sẻn họ đã có được, và khiến họ quay sang tiêu thụ. Một trong những kiến ​​trúc sư của xã hội tiêu thụ là nhà phân tích về bán lẻ Victor Lebow, người đã nhận xét vào năm 1955 rằng “nền kinh tế sản xuất vô cùng khổng lồ của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải làm cho sự tiêu thụ thành lối sống của chúng ta, rằng chúng ta phải chuyển đổi việc mua và sử dụng hàng hóa vào thành những nghi lễ, rằng chúng ta hãy tìm kiếm thỏa mãn tinh thần của chúng ta, thỏa mãn cái-tôi của chúng ta, trong sự tiêu dùng. [..] Chúng ta cần những sự vật việc được tiêu dùng, đốt sạch, mòn rã, để được thay thế, và bỏ đi với tốc độ ngày càng tăng.” Dòng suy nghĩ này đã phát động xã hội tiêu thụ, và sự tiêu thụ ngày càng tăng của USA (và Canada) vẫn ưu thắng cho đến ngày hôm nay.
Mỹ và Canada, chỉ với 5,2% dân số thế giới, gánh đến 31,5% tổng số lượng tiêu thụ. Nam Asia, với 22,4% dân số, gánh chỉ 2% tổng số lượng tiêu thụ. (Worldwatch Institute, State of the World 2004: The Consumer Society.). – “Tăng trưởng chỉ để tăng trưởng là ý thức hệ của tế bào ung thư”. (Edward Abbey, tác giả và nhà môi trường học) – “Lý do duy nhất khiến rất nhiều những gia đình người US đã không sở hữu một con voi, là họ đã chưa bao giờ được bán cho một con voi với tiền đặt cọc là một đồng đô la, và số còn lại sẽ trả góp hàng tuần dễ dàng”. (Mad Magazine)
[22] “Just do it!”: Hãy làm chỉ nó đi”; logo của công ty giày Nike. Khẩu hiệu này có năm 1988, người tạo ra nó, Dan Wieden gán hứng khởi của mình từ câu nói nổi tiếng cuối cùng, trước bị xử tử, của nhân vật Gary Gilmore, một kẻ giết người. Nạn nhân của một tuổi thơ bất hạnh, đến năm 35 tuổi, Gilmore đã sống hơn nửa đời trong những nhà tù. Lần cuối, sau khi giết người, bị án tử hình (1976), Gilmore đã tự gạt bỏ luật sư, không chống án, khoan hồng, trì hoãn. Được chọn cách chết, ở tiểu bang Utah, Gilmore tự đòi hãy đem mình ra xử bắn. Ngay trước khi đội súng hành quyết sẵn sàng làm nhiệm vụ, hỏi Gilmore nếu có lời trối trăn nào không, ông chỉ nói đơn giản “Hãy bắn đi” (Let’s do it). Khẩu hiệu quảng cáo “Just Do It” của Nike, có thể có ý “nếu bạn định làm gì, ngay bây giờ, hãy cứ làm điều đó đi, đừng cân nhắc, chần chừ, vì phải gan dạ nhận mới đem lại thay đổi, thành công thì tốt, thất bại cũng có thể là hơn, vì có thay đổi”. Khẩu hiệu – loại vỗ vai, mình hay người, bảo hãy cứ chấp nhận thử thách này đi – có nhiều phần hợp với một đội thể thao trước địch thủ mạnh hơn mình, hay một kẻ tử tù, tù chung thân, sắp đào hầm vượt rào nhà ngục, hơn là một người đắn đo trước một nước đi trên bàn cờ chess, đã khiến Nike tăng thị trường giày thể thao của mình ở Bắc America, từ năm 1988 đến 1998, từ 18% lên đến 43%, (từ $877 million lên đến $9.2 billion, toàn thế giới).