Saturday, August 15, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (13)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người







16
Tín ngưỡng Tư bản

Tiền đã là bản chất thiết yếu cho cả xây dựng những đế quốc lẫn thúc đẩy khoa học. Nhưng có phải tiền là mục tiêu cuối cùng của những công trình đảm đương lớn lao này, hay có lẽ chỉ là một sự cần thiết nguy hiểm? 


Không phải dễ dàng để nắm được vai trò thực sự của kinh tế trong lịch sử thời nay. Hàng bộ sách dày đã viết về việc tiền đã thành lập và hủy hoại những quốc gia, đã mở những chân trời mới và đưa hàng triệu người vào nô lệ, đã chuyển những bánh xe của kỹ nghệ, và đã đẩy hàng trăm loài vào tuyệt chủng, tất cả như thế nào. Tuy nhiên, để hiểu lịch sử kinh tế thời nay, bạn thực sự cần hiểu chỉ một từ duy nhất. Từ này là tăng trưởng. Dù thành tốt hay xấu, trong đau ốm lẫn khỏe mạnh, nền kinh tế thời nay đã phát triển như một thiếu niên được chích hormone. Nó ăn tất cả mọi sự vật việc nó có thể tìm thấy, và tăng thêm hàng inches nhanh hơn bạn có thể đếm kịp.

Trong hầu hết lịch sử, kinh tế đã nhiều phần giữ yên vẫn cùng một kích thước. Đúng, sản xuất trên toàn thế giới tăng lên, nhưng đây đã hầu hết do sự tăng trưởng trong thành phần dân số, và sự định cư ở những vùng đất mới. Bình quân sản xuất trên mỗi đầu người vẫn đứng yên. Nhưng tất cả đã thay đổi trong thời hiện nay. Năm 1500, sản lượng toàn thế giới của hàng hóa và dịch vụ tương đương với khoảng 250 tỉ đôla; ngày nay nó dao động ở mức khoảng 60 trillion đôla. Quan trọng hơn, vào năm 1500, bình quân sản xuất trên mỗi đầu người hàng năm trung bình là 550 đôla, trong khi ngày nay, mọi người, nam nữ và trẻ em sản xuất, trung bình, 8800 đôla một năm .[1] Điều gì có thể giải thích cho sự tăng trưởng kỳ diệu này?

Kinh tế học là một ngành học nổi tiếng là phức tạp. Để làm cho mọi việc dễ dàng hơn, chúng ta hãy tưởng tượng một thí dụ đơn giản.

Ông Samuel Greedy, một nhà tài chính sắc sảo, sáng lập một nhà băng ở El Dorado, California.
Ông A. A. Stone, một nhà thầu tháo vát có tài xoay sở ở El Dorado, hoàn thành công việc lớn đầu tiên của ông, nhận tiền công trả bằng tiền mặt đến mức tổng cộng là 1 triệu đôla . Ông tiền gửi số tiền này vào nhà băng của ông Greedy. Bây giờ, nhà băng hiện có 1 triệu đôla tiền vốn.
Trong khi đó, cô Jane McDoughnut, một đầu bếp chuyên nghiêp ở El Dorado, có kinh nghiệm nhưng không có tiền, nghĩ rằng cô thấy có một cơ hội kinh doanh – không có lò làm bánh mì nào thực sự ngon trong khu phố của cô. Nhưng cô không có đủ tiền riêng mình để mua một cơ sở thích hợp, trang bị đầy đủ với những lò nướng, chậu rửa, dao và nồi chảo. Cô đến nhà băng, trình bày kế hoạch kinh doanh của cô với ông Greedy, và thuyết phục ông rằng đó là một đầu tư sinh lợi. Ông đồng ý cho cô vay số tiền 1 triệu đôla, bằng việc ghi số tiền đó vào trương mục nhà băng của cô.
Cô McDoughnut bây giờ thuê ông Stone, nhà thầu, xây và trang bị lò bánh mì của cô. Giá của ông là 1 triệu đôla.
Khi cô trả cho ông, với một tấm séc rút từ trương mục của cô, ông Stone đem gửi số tiền đó trong trương mục của ông, cũng trong nhà băng của ông Greedy.
Như thế, ông Stone có bao nhiêu tiền trong trương mục nhà băng của mình? Đúng, 2 triệu đôla.
Bao nhiêu tiền, tiền mặt, thực sự nằm trong két sắt của nhà băng? Vâng, 1 triệu đôla.
Chuyện không dừng lại ở đó. Như thói nhà thầu quen làm, sau hai tháng vào việc, ông Stone bảo cô McDoughnut rằng, do những vấn đề và chi phí không thấy trước, hóa đơn cho công việc dựng hiệu bánh sẽ thực sự là 2 triệu đôla. Cô Mrs McDoughnut không hài lòng, nhưng cô khó có thể ngưng công việc nửa chừng. Vì vậy, cô đến nhà băng lần nữa, thuyết phục ông Greedy cho cô vay thêm một món tiền, và ông đặt thêm 1 triệu đôla trong trương mục của cô. Cô chuyển tiền vào trương mục của nhà thầu.
Bao nhiêu tiền ông Stone có trong trương mục của ông bây giờ? Ông ta có 3 triệu đôla.
Nhưng bao nhiêu tiền thực sự nằm trong két sắt nhà băng? Vẫn chỉ là 1 triệu đôla. Trong thực tế, vẫn là món tiền 1 triệu đôla từ đầu đến giờ.

Luật ngân hàng USA hiện nay cho phép nhà băng có thể làm lại hoạt động này bảy lần. Nhà thầu có thể cuối cùng sẽ có $ 10 triệu trong trương mục của nó, dẫu nhà băng vẫn chỉ có 1 triệu đôla trong kho của nó. Những nhà băng được phép cho vay 10 đôla cho mỗi 1 đôla mà họ thực sự sở hữu, có nghĩa là 90 phần trăm tất cả số tiền trong những trương mục nhà băng của chúng ta là không có đủ số, bằng tiền kim loại hay tiền giấy, để rút ra. [2] Nếu tất cả những chủ trương mục tại Nhà băng Barclays đột nhiên đòi rút tiền của họ, Barclays sẽ sụp đổ ngay (trừ khi chính phủ dự vào để cứu nó). Điều này cũng đúng cho những nhà băng Lloyds, Deutsche Bank, Citibank, và tất cả những nhà băng khác trên thế giới.

Nghe có vẻ giống như một kế hoạch lừa đảo Ponzi khổng lồ, phải không? [3] Nhưng nếu đó là một lừa đảo, khi đó toàn bộ nền kinh tế thời nay là một lừa đảo. Thực tế là, nó không phải một mánh khóe gian dối, nhưng đúng hơn, một cống hiến cho những khả năng tuyệt vời của trí tưởng tượng con người. Những gì cho phép những nhà băng – và toàn bộ nền kinh tế – để tiếp tục hiện hữu và phát triển được, là sự tin tưởng của chúng ta vào tương lai. Sự tin tưởng này là hậu thẫn duy nhất cho phần lớn tổng số tiền trên thế giới.

Trong thí dụ về lò bánh mì, sự khác biệt giữa chứng từ ghi xuất nhập trương mục của nhà thầu và số tiền thực tế trong nhà băng, là lò bánh mì của cô McDoughnut. Ông Greedy đã bỏ tiền của nhà băng vào khoản tài sản (nhà băng), tin tưởng rằng một ngày nó sẽ có lời. Lò bánh mì chưa nướng một ổ bánh mì nào, nhưng McDoughnut và Greedy dự đoán rằng một năm sau đó, nó sẽ bán hàng ngàn ổ bánh mì lớn hay dài, những bánh tròn nhỏ, bánh ga tô, và bánh cookie mỗi ngày, với tiền lãi lớn. Cô McDoughnut khi đó sẽ có thể trả tiền vay của cô, với cả khoản tiền lãi. Nếu tại thời điểm đó, ông Stone quyết định rút tiền tiết kiệm của mình, Ông Greedy sẽ có thể có sẵn tiền mặt. Toàn bộ thương nghiệp, kết quả là được thành lập trên tin tưởng như vậy, trong một tương lai tưởng tượng – tin tưởng của những doanh nhân và nhà băng đặt trong lò bánh mì của những ước mơ của họ, cùng với sự tin tưởng của nhà thầu vào khả năng tương lai trong sự thanh toán tiền bạc của nhà băng.

Chúng ta đã thấy rằng tiền là một điều đáng kinh ngạc vì nó có thể đại diện cho vô vàn những đối tượng khác biệt và chuyển đổi bất cứ gì vào hầu như bất cứ gì khác. Tuy nhiên, trước kỷ nguyên của thời nay, khả năng này thì rất giới hạn. Trong hầu hết những trường hợp, tiền có thể đại diện và chuyển đổi chỉ những gì mà thực sự đã hiện hữu trong hiện tại. Điều này áp đặt một giới hạn nghiêm ngặt đến sự tăng trưởng, vì nó đã khiến cho rất khó để tài trợ cho những doanh nghiệp mới.

Hãy xem xét lò bánh mì của chúng ta một lần nữa. Có thể nào cô McDoughnut xây được hiệu bánh, nếu tiền chỉ có thể đại diện chỉ những đối tượng hữu hình? Không. Trong hiện tại, cô có rất nhiều những ước mơ, nhưng không có nguồn lực hữu hình. Cách duy nhất cô có thể có hiệu bánh của cô được xây, sẽ là tìm một nhà thầu sẵn sàng làm việc ngày hôm nay, và sẽ nhận thanh toán tiền công trong thời gian một vài năm nữa, nếu và khi hiệu bánh bắt đầu kiếm được tiền. Than ôi, những người làm nghề thầu loại như thế là thuộc những nòi rất hiếm. Vì vậy, nhà kinh doanh của chúng ta bị buộc trong một vòng lẩn quẩn khép kín. Nếu không có hiệu bánh, cô không thể làm bánh. Nếu không có bánh làm ra, cô không thể bán bánh kiếm tiền. Nếu không có tiền, cô không thể thuê nhà thầu. Nếu không có nhà thầu, cô không có hiệu bánh.

Loài người đã bị mắc bẫy trong tình trạng khó khăn này đã hàng nghìn năm. Như một kết quả, những nền kinh tế vẫn tiếp tục như bị đông lạnh. Cách thoát khỏi cái bẫy đã được tìm ra chỉ trong kỷ nguyên thời nay, với sự xuất hiện của một hệ thống mới dựa trên sự tin tưởng vào tương lai. Trong đó, người ta đồng ý để đại diện cho những hàng hóa ảo – những hàng hóa vốn không hiện hữu trong thời nay – với một loại đặc biệt của tiền, họ gọi là “tín dụng”. Tín dụng cho chúng ta khả năng để xây dựng hiện tại với chi phí của tương lai. Nó được thành lập trên giả định rằng những nguồn lực tương lai của chúng ta thì chắc chắn sẽ phong phú nhiều hơn những nguồn lực hiện tại của chúng ta. Một loạt những cơ hội mới và tuyệt diệu mở ra, nếu chúng ta có thể xây dựng những sự vật việc trong hiện tại nhưng dùng thu nhập trong tương lai.

Nếu tín dụng là một gì tuyệt vời như vậy, tại sao không ai nghĩ đến nó trước đây? Dĩ nhiên họ đã nghĩ. Những thoả thuận tín dụng của một loại này hay loại khác, đã hiện hữu trong tất cả những văn hóa con người được biết, trở ngược lại ít nhất về Sumer thời cổ. Vấn đề trong những thời kỳ trước đã không phải là không ai có ý tưởng, hoặc không biết dùng nó thế nào. Đó đã là mọi người hiếm khi muốn mở rộng nhiều tín dụng, vì họ đã không tin cậy rằng tương lai sẽ tốt hơn hiện tại. Họ đã thường tin tưởng rằng thời quá khứ đã là tốt hơn so với thời của họ, và rằng tương lai sẽ là còn tệ hơn, hay ít nhất cũng chỉ tương tự. Để phát biểu điều đó trong những thật ngữ kinh tế, họ tin rằng tổng số lượng của cải đã là giới hạn, nếu không nói là đã suy giảm. Do đó, người ta đã xem đó là một dự đoán xấu, khi giả sử rằng cá nhân họ, hay vương quốc của họ, hay toàn thế giới, sẽ sản xuất được của cải giàu có hơn trong mười năm tiếp ngay sau đó. Kinh doanh trông giống như một trò chơi có tổng-số-là-không. Dĩ nhiên, lợi nhuận của một hiệu bánh đặc biệt nào đó có thể tăng, nhưng chỉ trên sự thiệt thòi của những hiệu bánh bên cạnh. Venice có thể phát triển, nhưng chỉ bằng cách vắt kiệt Genoa. Vua của England có thể làm giàu cho bản thân, nhưng chỉ bằng cách ăn cướp của vua France. Bạn có thể cắt chiếc bánh theo nhiều cách khác nhau, nhưng nó không bao giờ thành lớn hơn.

Đó là tại sao nhiều văn hóa đã kết luận rằng làm ra nhiều tiền, hàng cọc hàng bó, là tội lỗi. Như Giêsu đã nói: “Nó là dễ dàng để cho một con lạc đà chui qua một lỗ chân kim, hơn là cho một người giàu vào vương quốc của Gót” (Mt 19:24). Nếu chiếc bánh là tĩnh, không đổi; và tôi có một miếng lớn của chiếc bánh, khi đó tôi ắt phải lấy phần của một người nào đó khác. Người giàu đã bị buộc phải đền tội cho hành vi độc ác của họ, bằng cách đem một số của cải dư thừa của họ vào việc từ thiện.

Không Bánh để bán > Không có Tiền > Không có nhà Thầu > Không có Hiệu Bánh >
> .... (Không Bánh để bán ) ....
                .
(Hình vẽ: Dilemma của người kinh doanh)

Nếu cái bánh nướng toàn cầu, như tổng số tiền trên toàn thế giới có thể chia sẻ, cứ nằm yên trong vẫn cùng một kích thước, tất không có sự chênh lệch cho tín dụng. Tín dụng là sự khác biệt giữa cái bánh nướng ngày nay và cái bánh nướng ngày mai. Nếu chiếc bánh nướng trước sau vẫn như nhau, tại sao mở rộng tín dụng? Nó sẽ là một liều lĩnh không thể chấp nhận, trừ khi bạn tin rằng thợ làm bánh, hoặc nhà vua đòi tiền của bạn, có thể có thể lấy cắp một lát bánh từ một đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, đã là thật khó để có được một vay mượn trong thế giới trước thời nay, và khi bạn nhận được một khoản như thế, nó đã thường là nhỏ, ngắn hạn, và chịu lãi suất cao. Những doanh nhân mới khởi nghiệp, do đó đã thấy để mở những hiệu bánh mới là điều khó khăn, và những nhà vua vĩ đại, người muốn xây cung điện, hay gây chiến, không có lựa chọn nào khác để gây quĩ tăng kinh phí cần thiết, ngoài cách đánh những loại tiền thuế và biểu thuế quan hàng nhập cảng cao lên.

Tin Tương lai >> Tín dụng > Trả tiền Nhà Thầu > Mở hiệu bánh > bánh Bánh Trả nợ >> Tin Tương lai >> Tín dụng ....

(Hình vẽ :Vòng Ảo diệu của nền kinh tế thời nay)

Đó đã là thuận tiện cho những vị vua (miễn là thần dân của họ vẫn ngoan ngoãn như cũ), nhưng với một người tớ gái giúp việc rửa bát, người đã có một ý nghĩ rất hay là mở một lò bánh mì, và muốn vươn lên trong xã hội, nói chung chỉ có thể mơ đến sự giàu có trong khi tiếp tục cọ rửa sàn nhà bếp của hoàng gia.

Nó đã là thiệt-thiệt [4]. Vì tín dụng đã là giới hạn, mọi người gặp khó khăn để tài chính cho những doanh nghiệp mới. Vì có rất ít những doanh nghiệp mới, kinh tế đã không tăng trưởng. Vì nó không tăng trưởng, người ta cho rằng nó không bao giờ sẽ tăng trưởng, và những người có vốn cũng thận trọng lo lắng về việc mở rộng tín dụng. Sự tính trước và lo lắng về trì trệ đi đến làm đầy thêm lo lắng và đã đáp ứng với chính sự trì trệ.

Một Cái Bánh Nướng To Dần

Khi đó, Cách mạng Khoa học và ý tưởng về Tiến bộ đã đi đến. Ý tưởng về sự tiến bộ được xây dựng trên khái niệm rằng nếu chúng ta thú nhận sự thiếu hiểu biết của chúng ta, và đầu tư những nguồn lực vào nghiên cứu, những sự vật việc có thể thành tốt đẹp hơn. Ý tưởng này đã sớm chuyển dịch sang những điều kiện kinh tế. Ai tin vào sự tiến bộ, tin rằng những phát kiến địa lý, những phát minh kỹ thuật và những phát triển trong tổ chức có thể làm tăng tổng số lượng sản xuất của con người, thương mại và sự giàu có. Những tuyến đường thương mại mới ở biển Atlantic có thể phát triển mạnh mà không làm hỏng những tuyến đường cũ ở biển India. Những hàng hoá mới có thể được sản xuất mà không làm giảm sự sản xuất của những hàng hóa cũ. Lấy thí dụ, một người có thể mở một hiệu bánh mới chuyên bán bánh chocolatecroissant mà không gây cho những hiệu bánh chuyên bán bánh mì baguette dài bị phá sản. Mọi người chỉ giản dị sẽ phát triển những khẩu vị mới và ăn nhiều hơn. Tôi có thể giàu có nhưng không có chuyện khiến bạn thành nghèo túng; Tôi có thể ăn đến béo phì nhưng không có chuyện bạn phải chết đói. Toàn bộ cái bánh nướng toàn cầu có thể tăng trưởng.

Trong hơn 500 năm qua, ý tưởng về tiến bộ đã thuyết phục người ta, để đặt nhiều và nhiều tin tưởng hơn nữa vào tương lai. Tin tưởng này đã tạo ra tín dụng; tín dụng đã mang lại tăng trưởng kinh tế thực sự; và tăng trưởng làm vững mạnh tin tưởng vào tương lai, và đã mở đường cho lại càng nhiều tín dụng hơn. Nó đã không xảy ra qua đêm – nền kinh tế đã xử sự giống một con tàu lượn, vút lên phóng xuống trong những khu giải trí [5], hơn là một quả bóng căng hơi. Nhưng về lâu dài, với những gập gềnh, lên xuống, bù qua trừ lại, chiều hướng tổng quát đã là không thể nhầm lẫn. Ngày nay, có quá nhiều tín dụng trên thế giới mà những chính phủ, những tập đoàn kinh doanh và những doanh nhiệp tư nhân dễ dàng nhận được những khoản vay lớn, lâu dài và lãi suất thấp vượt xa thu nhập hiện lưu hành.

Kinh Tế Tiền Thời nay                                                                  Kinh Tế Thời nay



Ít tin vào TươngLai Ít Tín dụng                                                    Tin Nhiều vào TươngLai Nhiều Tín dụng



Phát triển Chậm                                                                             Phát triển Nhanh


(Hình vẽ: Lịch sử kinh tế của thế giới gói gém trong một Tóm tắt)

Sự tin tưởng vào chiếc bánh nướng tăng lớn toàn cầu, sau cùng đã thành cách mạng. Vào năm 1776, nhà kinh tế học người Scotland, Adam Smith đã cho xuất bản The Wealth of Nations, có lẽ là bản tuyên ngôn kinh tế quan trọng nhất của mọi thời đại. [6] Trong chương thứ tám, tập sách đầu, Smith đã tạo ra lập luận mới lạ sau đây: khi một chủ đất, một thợ dệt, hoặc một thợ giày có được những lợi nhuận lớn hơn mức ông ta cần để nuôi gia đình riêng của mình, ông dùng phần thặng dư để thuê thêm những người giúp việc, ngõ hầu tăng thêm lợi nhuận của ông. Càng có nhiều lợi nhuận, ông càng có thể thuê dùng nhiều người giúp việc hơn. Điều dẫn đến rằng một sự gia tăng trong lợi nhuận của những doanh nghiệp tư nhân là cơ sở cho sự gia tăng sự giàu có và sự thịnh vượng của tập thể. [7]

Điều này có thể không đập vào bạn như là rất độc đáo chưa từng có bao giờ, vì tất cả chúng ta đang sống trong một thế giới tư bản đã tiếp lấy lập luận của Smith như vẫn sẵn có đấy. Chúng ta nghe những biến thái về chủ đề này trong những tin tức hàng ngày. Tuy nhiên, tuyên bố của Smith rằng con người ích kỷ thôi thúc để tăng lợi nhuận tư nhân là cơ sở cho sự giàu có tập thể là một trong những ý tưởng cách mạng nhất trong lịch sử loài người – cách mạng không chỉ từ viễn cảnh kinh tế, nhưng ngay cả còn nhiều hơn thế, từ một viễn cảnh đạo đức và chính trị. Những gì Smith nói, trong thực tế, rằng tham lam thì tốt, và rằng bằng cách trở thành giàu có hơn, tôi đem lại lợi ích cho tất cả mọi người, không chỉ bản thân mình. Vị kỷ là vị tha.

Smith đã dạy mọi người suy nghĩ về nền kinh tế như là một “tình thế lợi-lợi”, trong đó lợi nhuận của tôi cũng là lợi nhuận của bạn. Không chỉ chúng ta đồng thời đều có thể thưởng thức một phần to hơn của chiếc bánh nướng, nhưng sự gia tăng trong phần bánh cắt ra của bạn tuỳ thuộc vào sự gia tăng trong phần bánh cắt ra của tôi. Nếu tôi nghèo, bạn cũng sẽ nghèo, vì tôi không thể mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nếu tôi giàu, bạn cũng sẽ giàu, vì bạn có thể bán cho tôi một gì đó. Smith phủ nhận mâu thuẫn truyền thống giữa giàu có và đạo đức, và mở rộng những cửa vào thiên đường cho những người giàu có. Thành giàu có nghĩa là thành đạo đức. Trong câu chuyện của Smiths, mọi người trở nên giàu có không phải bằng bóc lột những người xung quanh họ, nhưng bằng làm tăng lớn kích thước chung của chiếc bánh nướng. Và khi chiếc bánh nướng tăng lên to thêm, mọi người đều cùng được hưởng lợi. Người giàu, theo như thế, là những người có ích nhất và thương người nhất trong xã hội, vì họ quay những bánh xe của sự phát triển cho ưu thắng của tất cả mọi người.

Tuy nhiên, tất cả điều này còn tuỳ thuộc vào nếu người giàu dùng lợi nhuận để mở nhà máy và thuê nhân viên mới, thay vì lãng phí trong những hoạt động phi-sản xuất. Do đó Smith lập đi lập lại câu châm ngôn như một thần chú rằng “Khi lợi nhuận tăng, chủ đất hoặc người thợ dệt sẽ thuê thêm những người giúp việc”, và không “Khi lợi nhuận tăng, ông Keo kiệt [8] sẽ trữ tiền mình vào một két sắt, và lấy ra chỉ để đếm những đồng tiền của mình”. Một phần chủ yếu của kinh tế chủ nghĩa tư bản thời nay là sự xuất hiện của một đạo đức mới, theo đó lợi nhuận phải được tái đầu tư vào sản xuất. Điều này mang lại nhiều lợi nhuận, mà một lần nữa lại tái đầu tư vào sản xuất, mang lại lợi nhuận nhiều hơn, và vân vân... đến vô tận. Những khoản đầu tư có thể được thực hiện bằng nhiều cách: mở rộng nhà máy, tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển những sản phẩm mới. Tuy nhiên, tất cả những khoản đầu tư này, bằng cách nào đó, phải tăng sản xuất và chuyển thành lợi nhuận lớn hơn. Trong tín ngưỡng tư bản mới, điều răn thứ nhất và thiêng liêng nhất là: “Lợi nhuận của sản xuất phải được tái đầu tư vào sự gia tăng sản xuất.”

Đó là tại sao lý thuyết kinh tế về tiền vốn được gọi là “chủ nghĩa tư bản”. Chủ nghĩa tư bản phân biệt ‘tiền vốn/tiền đầu tư’ với chỉ đơn giản là ‘nhiều tiền/giàu có’. Vốn (capital) bao gồm tiền bạc, hàng hóa và những nguồn lực được đầu tư vào sản xuất. Giàu có (Wealth), mặt khác, được chôn trong lòng đất, hoặc bị lãng phí vào những hoạt động không sinh lời, phi sản xuất. Một pharaoh Egypt, người đổ nguồn lực vào một pyramid phi-sản xuất, không phải là một nhà đầu tư. Một cướp biển, người đánh cướp một hạm đội chở tiền bạc của Spain và chôn một thùng đầy những đồng tiền lấp lánh trên bãi biển của một hòn đảo Caribbean nào đó, không phải là một nhà tư bản. Nhưng một thợ máy làm việc chăm chỉ, đầu tư một phần thu nhập của mình trong thị trường chứng khoán, là một nhà tư bản.

Ý tưởng rằng “Lợi nhuận của sản xuất phải được tái đầu tư vào sự gia tăng sản xuất.” đọc lên nghe tầm thường. Thế nhưng, nó là xa lạ với hầu hết mọi người trong suốt lịch sử. Trong những thời trước thời nay, người ta đã tin rằng sự sản xuất, ít hay nhiều, đã là không thay đổi. Vì vậy, tại sao phải tái đầu tư lợi nhuận của bạn, nếu sản xuất sẽ không tăng lên nhiều, bất kể bạn có làm gì đi nữa? Thế nên, những quý tộc thời Trung cổ đã ôm lấy một đạo đức của sự hào phóng và sự tiêu thụ phô trương dễ dàng nhận thấy. Họ tiêu những thu nhập hoa lợi của họ trong những tranh giải thi đấu, yến tiệc, dinh thự và chiến tranh, vào từ thiện, và những nhà thờ đồ sộ. Một số ít đã cố gắng để tái đầu tư lợi nhuận trong việc tăng sản lượng của đồn điền hay thái ấp của họ, phát triển những loại lúa mì tốt hơn, hoặc tìm kiếm những thị trường mới.

Trong thời đại thời nay, giới quý tộc đã được một tầng lớp mới thay thế, những thành viên của tầng lớp này là những tín đồ đích thực của tín ngưỡng tư bản. Lớp ưu tú tư bản mới không gồm những quận công và bá tước, nhưng những chủ tịch hội đồng quản trị, những người mua bán stock, và những nhà kỹ nghệ. Những nhà tài phiệt này giàu có hơn rất nhiều so với những quý tộc thời Trung cổ, nhưng họ rất ít quan tâm đến sự tiêu thụ quá độ, và họ dành một phần nhỏ hơn nhiều từ lợi nhuận của họ vào những hoạt động phi sản xuất.

Những quý tộc thời Trung cổ đều khoác những áo lụa nhiều màu, đính vàng hay bạc, và dành nhiều thời giờ của họ để dự những tiệc chiêu đãi, những lễ hội và những thi đấu có tranh giải hào hứng Trong khi đó, để so sánh, những CEO, những người đứng đầu ban điều hành công ty thời nay, khoác những bộ đồng phục trông chán chết, gọi là bộ com-lê, vốn tất cả đủ tạo cho họ sự phô trương của một đàn quạ, và họ ít có thời giờ cho những lễ hội. Nhà tư bản gan dạ điển hình, lao từ một cuộc họp kinh doanh này sang một cuộc họp thương mại khác, cố gắng tìm ra chỗ để đầu tư vốn của mình, và theo dõi những lên và xuống của những cổ phần và trái phiếu ông sở hữu. Đúng, quần áo của ông có thể là xa xỉ hiệu Versace, và ông ta có thể đi đó đây trong một máy bay phản lực riêng, nhưng những chi phí này không là bao, so với những gì ông đầu tư trong gia tăng sự sản xuất của con người.

Không chỉ những mogul, những nhà kinh doanh hết sức giàu có và thế lực, trong quần áo đắt tiền hiệu Versace, là những người đầu tư để tăng sản suất. Những người dân thường và những cơ quan chính phủ cũng suy nghĩ theo những đường tương tự. Có bao nhiêu trò chuyện trong bữa ăn tối, trong những khu phố bình dân, sớm hay muộn sa lầy trong tranh luận bất tận về việc không biết tốt hơn để đầu tư tiền tiền tiết kiệm của mình trong thị trường chứng khoán, hay trái phiếu, hay bất động sản? Chính phủ cũng cố gắng để đầu tư những khoản tiền thu thuế vào trong những công trình sản xuất vốn sẽ làm tăng thu nhập trong tương lai – lấy thí dụ, việc xây dựng một hải cảng mới có thể làm những nhà máy xuất cảng những sản phẩm của chúng dễ dàng hơn, khiến chúng có khả năng đóng thuế nhiều hơn, do đó tiền thu thuế của chính phủ được tăng lên trong tương lai. Một chính phủ khác có thể chọn lựa nghiêng sang đầu tư vào giáo dục, trên nền tảng là những công dân học thức sẽ thành hình cơ sở cho những ngành kỹ nghệ mới có kỹ thuật rất cao, sinh lời rất lớn, đóng rất nhiều loại tiền thuế, nhưng không cần những hải cảng có cơ sở thiết bị rộng lớn.

Chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu như một lý thuyết nói về kinh tế hoạt động như thế nào. Nó vừa có tính mô tả vừa có tính phương pháp chỉ thị – nó đưa ra một giải thích về tiền làm việc ra sao, và đề xướng ý tưởng rằng sự tái đầu tư lợi nhuận trong sản xuất dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhưng chủ nghĩa tư bản dần trở nên rộng hơn nhiều, không chỉ một lý thuyết kinh tế. Nó bây giờ gồm một lý thuyết đạo đức – một tập hợp gồm những giảng dạy về cách mọi người nên ứng xử, giáo dục con cái của họ, và ngay cả suy nghĩ, tất cả như thế nào. Giáo lý cơ bản của nó là tăng trưởng kinh tế là sự tốt lành tối thượng, hoặc ít nhất là một thay mặt cho sự tốt lành tối thượng, vì công lý, tự do và ngay cả hạnh phúc, tất cả đều tuỳ thuộc vào tăng trưởng kinh tế. Hãy hỏi một nhà tư bản, làm sao mang công lý và tự do chính trị đến một nơi như Zimbabwe hay Afghanistan, và bạn chắc có thể nhận được một bài thuyết trình rằng kinh tế sung túc và tầng lớp trung lưu phát triển mạnh, sẽ rất cần thiết cho những cơ chế dân chủ ổn định như thế nào, và do đó, về sự cần thiết để khắc sâu vào não thức những dân bộ lạc ở Afghanistan về những giá trị của doanh nghiệp tự do, tiết kiệm, và tự túc.

Tôn giáo mới này cũng đã có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của khoa học thời nay. Nghiên cứu khoa học thường được một trong hai, chính phủ hoặc doanh nghiệp tư nhân, tài trợ. Khi những chính phủ tư bản và những doanh nghiệp tư nhân xem xét việc đầu tư vào một dự án khoa học cụ thể, những câu hỏi đầu tiên thường là, “Dự án này sẽ có cho phép chúng ta gia tăng sản xuất và lợi nhuận hay không? Nó sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế hay không?” Một dự án mà không thể vượt qua được những rào cản này, rất ít có cơ hội tìm được một nhà tài trợ. Không lịch sử nào của khoa học thời nay có thể rút bỏ chủ nghĩa tư bản ra khỏi bức tranh.

Trái lại, lịch sử của chủ nghĩa tư bản sẽ khó có thể hiểu được, nếu không đem khoa học vào trong giải thích. Tin tưởng trong những hệ thống tư bản vào sự không ngừng tăng trưởng kinh tế ném vào mặt của gần như tất cả những gì chúng ta biết về vũ trụ. Một xã hội của loài sói sẽ là vô cùng ngu dại để tin rằng nguồn cung cấp những con cừu sẽ tiếp tục phát triển vô hạn định. Dẫu vậy, kinh tế của con người đã vẫn thành công để tăng trưởng theo cấp số nhân, trong suốt kỷ nguyên thời nay, nhờ chỉ vào thực tế xảy ra là những nhà khoa học đột nhiên đưa lên một khám phá, hay một dụng cụ tài tình tuyệt diệu khác nữa, cứ mỗi vài năm – chẳng hạn như lục địa America, động cơ nổ nguồn trong, [9] hoặc cừu có gene biến cải [10], theo kỹ thuật sinh học. Những nhà băng và chính phủ in tiền, nhưng cuối cùng, đó là những nhà khoa học trả tiền cho những hóa đơn.

Trong vài năm vừa qua, những nhà băng và chính phủ đã in giấy bạc như điên cuồng. Mọi người đều khiếp sợ rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thời nay có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của kinh tế. Vì vậy, họ đang tạo ra hàng nghìn tỉ đôla, euro và yen, từ không đâu cả, như từ không khí; bơm tín dụng với lãi xuất rẻ vào hệ thống, và hy vọng rằng những nhà khoa học, kỹ thuật và kỹ sư sẽ đột nhiên thành công đưa ra được một gì đó thực sự rất lớn, trước khi tất cả thời của những hạnh phúc, vui vẻ, thành công đều chấm dứt, vỡ như sủi bong bóng. Tất cả mọi sự việc tuỳ thuộc vào những con người trong những phòng thí nghiệm. Những khám phá mới, trong những lĩnh vực như kỹ thuật sinh học và kỹ thuật nano, có thể tạo ra toàn bộ những ngành kỹ nghệ mới, lợi nhuận của chúng có thể hậu thuẫn cho hàng nghìn trillion của tiền tưởng tượng không thật mà những nhà băng và những chính phủ đã tạo ra kể từ năm 2008. Nếu những phòng thí nghiệm không thực hiện được những kỳ vọng này trước khi xảy ra đám sủi bong bóng, chúng ta đang hướng tới những giai đoạn cực kỳ khó khăn.

Columbus tìm kiếm một nhà đầu tư

Chủ nghĩa tư bản đã đóng một vai trò quyết định không chỉ trong sự phát triển của khoa học thời nay, mà còn trong sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc Europe. Và đó là chủ nghĩa đế quốc Europe đã trước tiên tạo ra những hệ thống tín dụng theo chủ nghĩa tư bản. Dĩ nhiên, tín dụng đã không được phát minh ở Europe thời nay. Nó đã hiện hữu trong hầu hết những xã hội canh nông, và trong đầu thời kỳ thời nay, sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản Europe đã gắn liền với sự phát triển kinh tế ở Asia. Cũng hãy nhớ rằng đến cuối thế kỷ XVIII, Asia đã là nơi có sức mạnh kinh tế lớn của thế giới, nghĩa là người Europe đã có rất ít vốn trong tay họ so với những người Tàu, Muslim, hay India.

Tuy nhiên, trong những hệ thống chính trị xã hội của Tàu, India và thế giới Muslim, tín dụng chỉ đóng một vai trò thứ yếu. Những thương nhân và những nhà băng ở những thị trường của Istanbul, Isfahan, Delhi và Beijing có thể đã suy nghĩ dọc theo những dòng suy nghĩ của chủ nghĩa tư bản, nhưng những nhà vua và những tướng lãnh trong những cung điện và pháo đài có khuynh hướng coi thường những thương gia và suy nghĩ thương mại. Hầu hết những đế quốc ngoài Europe của đầu kỷ nguyên thời nay đều được thành lập bởi những nhà chinh phục vĩ đại như Nurhaci và Nader Shah, hoặc bởi lớp ưu tú quan lại và quân sự như ở nhà Qing và đế quốc Ottoman. [11] Tài trợ những chiến tranh qua những loại thuế và cướp bóc (mà không buồn làm những phân biệt khéo léo giữa cả hai), họ nhờ rất ít vào hệ thống tín dụng, và họ ngay cả còn ít quan tâm ít hơn đến lợi ích của những nhà băng và nhà đầu tư.

Ở Europe, mặt khác, những vua chúa và những tướng lãnh dần dần tiếp nhận lối suy nghĩ của nhà buôn, cho đến khi những thương gia và những nhà băng đã trở thành thiểu số ưu tú thống trị. Sự chinh phục thế giới của Europe ngày càng được tài trợ qua tín dụng hơn là tiền thuế, và ngày càng được những nhà tư bản điều khiển, những người có tham vọng chính của họ là nhận được lợi nhuận tối đa trên những đầu tư của họ. Những đế quốc được những nhà băng và những thương gia trong áo choàng xám và nón cao tròn đen xây dựng đã đánh bại những đế quốc được vua chúa và quý tộc trong y phục vàng và áo giáp sáng loáng xây dựng. Những đế quốc thương mãi chỉ giản dị là khôn ngoan sắc bén nhiều hơn trong sự tài trợ những cuộc chinh phục của họ. Không ai muốn phải nộp thuế, nhưng tất cả mọi người là vui vẻ để đầu tư.

Năm 1484, Christopher Columbus đã đến gặp vua Portugal với đề nghị rằng vị này tài trợ một đội thuyền sẽ đi về hướng tây để tìm một con đường thương mại mới đến Đông Asia. Những thám hiểm như vậy là một công việc rất liều lĩnh và tốn kém. Cần có rất nhiều tiền để đóng thuyền đi biển, mua vật liệu, và cấp lương cho thủy thủ và quân đội – và không có gì bảo đảm rằng việc đầu tư sẽ mang lại kết quả. Vua Portugal đã từ chối.

Giống như một doanh nhân mới vào nghề ngày nay, Columbus đã không bỏ cuộc. Ông dốc ý tưởng của mình với những nhà đầu tư có tiềm năng khác ở Italy, France, England, và thêm một lần nữa ở Portugal. Mỗi lần ông đều đã bị từ chối. Sau đó, ông đã thử vận may của mình với Ferdinand và Isabella, những người cai trị nước Spain vừa thống nhất. Ông bắt đầu với một số nhà vận động hành lang kinh nghiệm, và với giúp đỡ của họ, ông đã thuyết phục thành công nữ hoàng Isabella đầu tư. Như tất cả những trẻ con đi học đều biết, Isabella đã trúng số độc đắc. Những khám phá của Columbus đã khiến những người Spain xâm chiếm America, nơi họ lập những mỏ vàng và bạc, cũng như những đồn điền trồng mía và thuốc lá, chúng làm giàu những nhà vua Spain, những nhà băng, và những thương gia, vượt ngoài những giấc mơ hoang đường nhất của họ.

Một trăm năm sau, những vương hầu và nhà băng đã sẵn sàng để mở rộng tín dụng rất nhiều hơn cho những người kế của Columbus, và họ đã có thêm nhiều vốn đầu tư trong tay họ, nhờ vào những kho vàng bạc đoạt được từ America. Quan trọng không kém, những vương hầu và nhà băng đã tin tưởng nhiều hơn vào tiềm năng của thám hiểm, và đã sẵn sàng góp tay với tiền của họ. Đây là vòng tròn ma thuật của chủ nghĩa tư bản đế quốc: tín dụng tài trợ thám hiểm mới; thám hiểm dẫn đến những thuộc địa; thuộc địa cung cấp lợi nhuận; lợi nhuận xây dựng tin cậy; và tin cậy chuyển dịch thành nhiều tín dụng hơn. Nurhaci và Nader Shah đã cạn nhiên liệu sau một vài nghìn km. Những nhà doanh nghiệp tư bản đã chỉ tăng thêm đà sức đẩy tài chính của họ, từ chinh phục này sang chinh phục khác.

Nhưng những thám hiểm này vẫn còn là những công việc may rủi, vì vậy thị trường tín dụng dẫu sao vẫn còn khá thận trọng. Nhiều đoàn thám hiểm đã quay về Europe với hai tay trắng, sau khi không tìm được gì giá trị. Người England, lấy thí dụ, tốn rất nhiều vốn liếng trong nỗ lực vô vọng để cố khám phá một đường biển, thông tây bắc Asia ngang qua biển Artic. Nhiều đoàn thám hiểm khác đã tất cả không trở về. Tàu va những tảng băng, hay chìm trong những trận bão nhiệt đới, hay thành nạn nhân của cướp biển. Để tăng con số những người có khả năng đầu tư, và giảm thiểu những rủi ro họ phải gánh, những người Europe đã chuyển sang những công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn. Thay vì một nhà đầu tư duy nhất đặt tất cả tiền bạc của mình, đánh cá trên một con tàu ọp ẹp độc nhất, công ty cổ phần thu tiền từ một nhóm đông những nhà đầu tư, mỗi người liều lĩnh chỉ một phần nhỏ số vốn của mình. Rủi ro đã do đó được giảm bớt, nhưng không đóng nắp đạy trên lợi nhuận. Ngay cả một đầu tư nhỏ, nhưng đúng con tàu, có thể biến bạn thành một triệu phú.

Chục năm sau chục năm, Tây Europe đã chứng kiến ​​sự phát triển của một hệ thống tài chính phức tạp, nó có thể quyên góp được những quĩ tín dụng rất lớn, nhanh chóng sau loan báo ngắn, và đặt nó trong dùng của những nhà kinh doanh tư nhân và chính phủ. Hệ thống này có thể tài trợ những thám hiểm và chinh phục rất hiệu quả nhiều hơn bất kỳ vương quốc hay đế quốc nào. Sức mạnh mới tìm thấy của tín dụng có thể được nhìn thấy trong tranh chấp gay gắt giữa Spain và Netherland. Trong thế kỷ XVI, Spain đã là quốc gia hùng cường nhất Europe, nắm giữ ảnh hưởng trên một đế quốc toàn cầu rộng lớn. Nó cai trị một phần lớn của Europe, phần rất lớn của Bắc và Nam America, quần đảo Philippine, và một chuỗi những căn cứ dọc theo bờ biển Africa và Asia. Mỗi năm, những hạm đội chất đầy châu báu của America và Asia trở về cảng Seville và Cadiz. Netherland đã là một vùng đầm lầy nhỏ và nhiều gió, không có tài nguyên thiên nhiên, bằng một góc đất nhỏ lãnh địa của vua Spain.

Năm 1568, những người Netherland chủ yếu là những người Thệ Phản, đã nổi dậy chống lại những ông hoàng Spain Catô của họ. Lúc đầu, quân nổi dậy dường như đóng vai của Don Quixote, can đảm xoay nghiêng những cối xay gió không thể đánh thắng. Tuy nhiên, trong vòng tám mươi năm, những người Netherland đã không chỉ vững vàng giành lại độc lập của họ từ Spain, nhưng đã thành công để thay thế những người Spain, và Portugal đồng minh của họ, như là những chủ nhân của những tuyến đường chuyển vận trên biển khơi, dựng một đế quốc Netherland toàn cầu, và trở thành nhà nước giàu nhất Europe.

Bí quyết thành công của Netherland là tín dụng. Những thị dân Netherland, những người không thích mấy việc nếm mùi chiến đấu trên bộ, đã mướn những đội lính đánh thuê để chiến đấu chống lại những người Spain thay họ. Những người Netherland trong khi đó chính họ đã thích dồn xuống biển những đội hải thuyền ngày càng lớn hơn. Những đoàn quân đánh thuê và những đoàn thuyền gắn đại bác đe doạ, tốn kém cả một tài sản kếch sù, nhưng người Netherland đã có thể tài trợ cho những cuộc viễn chinh quân sự của họ dễ dàng hơn đế quốc Spain khổng lồ, vì họ giữ chắc được tin tưởng của những hệ thống tài chính Europe đang phát triển, trong một thời điểm khi sự bất cần của vua Spain đã xói mòn sự tin tưởng của hệ thống này với ông ta. Những nhà tài phiệt mở rộng tín dụng đủ cho những người Dutch thiết lập quân đội và hạm đội, và những đội quân và hạm đội này đã cho Netherland quyền kiểm soát những tuyến đường thương mại trên thế giới, do đó mang lại lợi nhuận hậu hĩ. Lợi nhuận cho phép người Netherland trả nợ những khoản vay, theo đó tăng cường sự tin tưởng của những nhà tài chính. Amsterdam đã nhanh chóng trở thành không chỉ là một trong những cảng quan trọng nhất Europe, nhưng cũng là một thứ Mecca, chốn hành hương, của giới tài chính của đại lục này.

Những người Netherland đã giành được sự tin cẩn của hệ thống tài chính đúng như thế nào? Thứ nhất, họ đã chặt chẽ trong việc trả nợ đúng hạn và đầy đủ, làm cho sự mở rộng tín dụng ít rủi ro cho những người cho vay. Thứ hai, hệ thống tư pháp của đất nước họ được hưởng độc lập và những quyền cá nhân được bảo vệ – đặc biệt quyền tư hữu cá nhân. Tư bản thẩm thấu xa khỏi những quốc gia độc tài đã không bảo vệ được những cá nhân tư nhân và tài sản của họ. Thay vào đó, nó chảy vào trong những quốc gia duy trì sự cai trị của luật pháp và quyền tư hữu.

Hãy tưởng tượng rằng bạn là con trai của một gia đình có thực lực thuộc giới Germany kinh tài. Cha bạn thấy một cơ hội để mở rộng kinh doanh bằng cách mở những chi nhánh tại những thành phố lớn ở Europe. Ông gửi bạn đến Amsterdam, và em trai của bạn đến Madrid, cho mỗi người 10.000 đồng tiền vàng để đầu tư. Em trai bạn đem vốn khởi nghiệp của mình cho vua Spain vay với lãi suất, người cần nó để chiêu mộ một đạo quân để chiến đấu chống vua France. Bạn quyết định cho một thương gia người Netherland vay số tiền của bạn, người muốn đầu tư vào miếng đất đầy bụi gai rậm ở đầu phía nam của một hòn đảo hoang vắng gọi là Manhattan, chắc chắn rằng giá trị địa ốc ở đó sẽ tăng vọt khi sông Hudson trở thành một huyết mạch thương mại lớn. Cả hai khoản vay sẽ được hoàn trả trong vòng một năm.

Một năm qua đi. Thương gia người Netherland bán đất ông đã mua với một món lời hậu hĩ, và đã trả lại tiền vay bạn với lãi xuất như đã hứa. Cha của bạn thì hài lòng. Nhưng em trai của bạn ở Madrid bắt đầu lo lắng. Cuộc chiến tranh với France đã kết thúc tốt cho vua Spain, nhưng bây giờ ông ta đã bị lôi kéo vào một cuộc xung đột với những người Turkey. Ông cần từng xu để tài trợ cho cuộc chiến tranh mới, và cho rằng việc này quan trọng nhiều hơn với trả những món nợ cũ. Em trai bạn gửi thư đến cung điện và hỏi những bạn bè có những liên hệ ở triều đình để can thiệp, nhưng không có kết quả. Em bạn không chỉ không nhận được đồng lãi nào như đã hứa – anh ta bị mất cả vốn. Cha của bạn thì không hài lòng.

Bây giờ, để làm cho vấn đề tệ hơn, nhà vua gửi một viên chức làm việc ở kho bạc đến em trai bạn, bảo anh ta, trong những thuật ngữ không chắc chắn, rằng ông trông đợi nhận một được một khoản tiền vay khác, bằng khoản tiền trước, và tức thì. Em trai bạn không có tiền cho vay. Anh viết thư về nhà cho ông bố, cố gắng thuyết phục cha mình rằng lần này nhà vua sẽ thành công. Vị gia trưởng có lòng yêu riêng đứa con trẻ nhất của mình, và đồng ý với nặng trĩu lo buồn. Thêm 10.000 đồng tiền vàng biến mất vào kho bạc nước Spain, không bao giờ được nhìn thấy lại. Trong khi đó tại Amsterdam, mọi sự việc trở nên sáng lạn. Bạn cho những thương gia dám làm Netherland vay nhiều hơn và nhiều hơn nữa, những người trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Nhưng may mắn của bạn không giữ yên vĩnh viễn. Một trong những khách hàng thông thường của bạn có một linh cảm rằng đi guốc gỗ sắp trở thành cơn sốt thời trang tiếp theo ở Paris, và hỏi vay bạn cho một khoản nợ để xây dựng một trung tâm thương mại giày dép tại thủ đô France. Bạn cho ông ta mượn tiền, nhưng tiếc là mode đi guốc mộc không bắt vào với giới phụ nữ France, và người thương gia bực tức này từ chối, không trả món nợ.

Cha của bạn rất tức giận, và nói với cả hai bạn, đây là lúc mở những dây xích vẫn buộc những luật sư. Em trai bạn đệ đơn kiện quốc vương Spain ở Madrid, trong khi bạn nộp đơn kiện tại Amsterdam, nhà “thuật sĩ” guốc-gỗ trước đây. Tại Spain, những tòa án thì tuân phục nhà vua – những thẩm phán phục vụ theo ý muốn nhà vua, và sợ bị trừng phạt nếu không làm theo ý muốn của nhà vua. Tại Netherland, những tòa án là một nhánh riêng biệt của chính phủ, không tuỳ thuộc vào những thị dân và vương hầu của đất nước. Tòa án ở Madrid ném bỏ đơn kiện của người em trai trai bạn, trong khi tòa án ở Amsterdam thấy bạn là phải, và đặt một lệnh cầm thế tài sản nhà buôn guốc gỗ, để buộc ông ta phải trả nợ bạn. Cha của bạn đã học được bài học của mình. Tốt hơn để kinh doanh với những thương nhân hơn với những nhà vua, và tốt hơn để làm việc đó ở Netherland hơn ở Madrid.

Và công việc nhọc nhằn của em bạn vẫn chưa xong xuôi. Vua Spain cùng quẫn, cần thêm rất nhiều tiền để trả cho quân đội của ông. Ông ta chắc rằng cha bạn vẫn còn rất dư dật. Vì vậy, ông lấy cớ để vu vạ cho em trai bạn tội phản quốc. Nếu em bạn không nộp đủ 20.000 đồng tiền vàng ngay lập tức, chú em sẽ bị tống vào ngục tối, và thối rữa ở đó đến chết.

Cha bạn có như thế đã đủ. Ông trả tiền chuộc cho đứa con yêu của mình, nhưng thề không bao giờ kinh doanh ở Spain nữa. Ông đóng cửa chi nhánh Madrid của ông, và quyết định chuyển em bạn đến Rotterdam. Hai chi nhánh cùng ở Netherland bây giờ được nhìn như một ý tưởng tốt thực sự. Ông nghe rằng ngay cả những nhà tư bản Spain đang trốn dấu chuyển tài sản của họ ra khỏi chính đất nước họ. Những người này, cũng thế, nhận ra rằng nếu họ muốn giữ tiền của họ, và dùng nó để được giàu có hơn, họ tốt hơn nên đem nó đầu tư ở những nơi có quy định pháp luật chiếm ưu thế, và nơi sở hữu cá nhân được tôn trọng – ở Netherland, lấy thí dụ.

Trong cách thức như vậy, vua Spain đã phung phí tin tưởng của những nhà đầu tư, đồng thời những thương gia Netherland đã chiếm được tin cậy của họ. Và đó đã là những thương gia Netherland – không phải nhà nước Netherland – đã xây dựng đế quốc Netherland. Vua Spain tiếp tục cố gắng để tài trợ và duy trì những chinh phục của mình bằng cách tăng những thứ thuế không ưa, từ một dân chúng bất mãn. Những thương gia Netherland tài trợ chinh phục bằng những khoản tiền vay nhận được, và cũng tăng lên bằng cách bán cổ phần trong những công ty của họ khiến những chủ cổ phần có quyền nhận một phần lợi nhuận của công ty. Những nhà đầu tư thận trọng, người sẽ không bao giờ đưa tiền của mình cho vua Spain, và người vốn nghĩ đi nghĩ lại h, trước khi mở rộng tín dụng cho chính phủ Netherland, nhưng sung sướng đầu tư tài sản trong những công ty cổ phần Netherland, vốn đã là trụ cột của đế quốc mới.

Nếu bạn nghĩ rằng một công ty sắp tạo được lợi nhuận lớn, nhưng tất cả những cổ phần của nó đã bán hết, bạn có thể mua một số những cổ phần này từ những người đang có chúng, có lẽ với một giá cao hơn so với giá chúng đẫ được trả ban đầu. Nếu bạn mua cổ phần và sau đó tìm ra rằng công ty của nó đã lâm cảnh chật vật, bạn có thể gắng trút bỏ những cổ phần này của bạn với bán ra với một giá thấp hơn. Hậu quả của việc buôn bán cổ phần công ty đã dẫn đến sự thành lập ở hầu hết những thành phố lớn Europe những thị trường chứng khoán, nơi mua bán những cổ phần của những công ty.

Công ty cổ phần nổi tiếng nhất Netherland, Vereenigde Oostindische Compagnie, hoặc VOC gọi ngắn, đã lập điều lệ hoạt động năm 1602, đúng khi Netherland đã ném bỏ thống trị của Spain và tiếng nổ lớn của pháo binh Spain vẫn có thể nghe thấy không xa lũy thành Amsterdam. VOC dùng tiền nó thu hút được từ bán những cổ phần để đóng tàu, gửi chúng đến Asia, và mang về hàng hóa Tàu, India và Indonesia. Nó cũng tài trợ những hoạt động quân sự những con tàu công ty đã thực hiện chống lại những đối thủ cạnh tranh và cướp biển. Cuối cùng, tiền của VOC đã tài trợ cho cuộc chinh phục Indonesia.

Indonesia là quần đảo lớn nhất thế giới. Hàng ngàn và hàng ngàn những hòn đảo của nó, đã được cai trị trong những năm đầu thế kỷ XVII bởi hàng trăm những vương quốc, tiểu quốc, sultanate Muslim, và những bộ tộc. Khi những thương nhân VOC đến Indonesia đầu tiên vào năm 1603, mục tiêu của họ tuyệt đối nghiêm ngặt chỉ thương mại. Tuy nhiên, để bảo đảm những lợi ích thương mại của họ và tối đa hóa lợi nhuận của những chủ cổ phần, những thương gia VOC bắt đầu tranh đấu chống lại những nhà cầm quyền địa phương đã thổi phồng thuế nhập cảng, cũng như với những đối thủ cạnh tranh từ Europe. VOC trang bị tàu buôn của nó với những đại bác; nó tuyển những dân Europe, Japan, India và Indonesia làm lính đánh thuê; và nó được xây pháo đài, và tiến hành chiến tranh toàn diện và vây hãm. Gánh vác lớn lao này nghe có vẻ hơi lạ với chúng ta, nhưng trong đầu thời đại thời nay, đã là điều phổ biến để những công ty tư nhân thuê không chỉ những người lính, mà còn những tướng lĩnh và đô đốc, đại bác và tàu chiến, và ngay cả toàn bộ quân đội đã sẵn sàng như lấy xuống từ kệ hàng. Cộng đồng quốc tế đón nhận điều này như vẫn từng được ban cho có sẵn, và không ai nhíu mày khi một công ty tư nhân thành lập một đế quốc.

Đảo này đến đảo kia, lần lượt rơi vào tay những đội binh đánh thuê của VOC, và một phần lớn của Indonesia đã trở thành một thuộc địa của VOC. VOC đã cai trị Indonesia trong gần 200 năm. Chỉ vào năm 1800, nhà nước Netherland mới đảm đương quyền kiểm soát Indonesia, làm nó thành một thuộc địa của quốc gia Netherland trong 150 năm tiếp sau. Ngày nay, một số người báo động rằng những công ty của thế kỷ XXI đang tích lũy quá nhiều quyền lực. Lịch sử cận đại cho thấy đúng là xa đến đâu điều đó có thể dẫn tới, nếu những doanh nghiệp được phép theo đuổi tư lợi của chúng, không kiểm soát.

Trong khi VOC hoạt động ở vùng biển India, Công ty Netherland West Indies, hay WIC, miệt mài qua lại biển Atlantic. Để kiểm soát sự buôn bán trên sông Hudson quan trọng, WIC xây dựng một khu định cư, gọi là New Amsterdam trên một hòn đảo ở cửa sông. Thuộc địa này bị những thổ dân “India” đe doạ, và liên tục bị người England tấn công, những người cuối cùng chiếm cứ nó năm 1664. Người England đã đổi tên của nó thành New York. Những phần còn lại của bức tường thành đã được WIC xây dựng để bảo vệ thuộc địa của nó chống lại thổ dân India và người England, ngày nay được xây phủ lên trên, thành con đường nổi tiếng nhất thế giới – Wall Street.

Khi thế kỷ XVII cuộn đẩy đến một kết thúc, tự mãn và những chiến tranh trên những lục địa tốn kém đã khiến những người Netherland mất không chỉ New York, nhưng cũng cả vị trí của họ, như guồng máy tài chính và đế quốc của Europe. Chỗ bỏ trống đó được France và England tranh giành sôi nổi. Lúc đầu France xem dường như trong một vị trí mạnh hơn rất nhiều. Nó lớn hơn England, giàu hơn, đông dân hơn, và nó có một quân đội lớn hơn và nhiều kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, England đã chiến thắng giành được sự tin tưởng của những hệ thống tài chính, trong khi France đã chứng tỏ mình không xứng đáng tin cậy. Hành vi của nhà vua France là đặc biệt khét tiếng xấu trong những gì được gọi là Vụ Sủi bong bóng Mississippi [12], cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất của thế kỷ mười tám Europe. Câu chuyện cũng bắt đầu với một công ty cổ phần xây dựng đế quốc.

Năm 1717, Công ty Mississippi, lập điều lệ tại France, bắt đầu để định cư ở vùng thung lũng hạ lưu sông Mississippi, tiến hành thành lập thành phố New Orleans. Để tài trợ cho những kế hoạch đầy tham vọng của nó, công ty, trong đó có liên hệ tốt với triều đình vua Louis XV, đã bán cổ phần trên thị trường chứng khoán Paris. John Law, giám đốc của công ty, cũng là thống đốc nhà băng trung ương France. Thêm nữa, nhà vua đã bổ nhiệm ông làm chánh-thủ quĩ trung ương, chức vụ tương đương với bộ trưởng tài chính ngày nay. Năm 1717, vùng thung lũng hạ lưu Mississippi đem lại vài địa điểm hấp dẫn, bên cạnh những đầm lầy và cá sấu, nhưng Công ty Mississippi lan truyền những câu chuyện về sự giàu có hoang đường, và những cơ hội vô biên. Quý tộc France, những doanh nhân và những thành viên, mặt lúc nào cũng nghiêm lạnh, của giai cấp tư sản thành thị, đều rơi vào bẫy giăng những tưởng tượng này, và giá cổ phần công ty Mississippi tăng vọt. Ban đầu, cổ phần được chào bán với giá 500 đồng livres một cổ phần. Ngày 01 tháng 8/ 1719, cổ phần mua bán ở mức 2.750 đồng livres. Ngày 30 tháng Tám, giá chúng là 4.100 đồng livres, và ngày 04 tháng 9, chúng đã đạt đến 5.000 đồng livres. Ngày 2 tháng 12, giá một cổ phần Mississippi vượt qua ngưỡng 10.000 đồng livres. Nô nức phấn chấn vét sạch những đường phố của Paris. Người ta bán tất cả tài sản của họ, và vay những khoản nợ khổng lồ để mua cổ phần Mississippi. Mọi người đều tin rằng họ đã vừa tìm ra con đường dễ dàng đi tới giàu có.


Hình 39. New Amsterdam vào năm 1660, ở mũi bán đảo Manhattan. Bức tường bảo vệ khu định cư, ngày nay đã được xây phủ lên trên thành Wall Street.


Một vài ngày sau đó, hoảng loạn bắt đầu. Một số nhà đầu cơ nhận ra rằng giá cổ phần thì hoàn toàn không thực tế và không bền vững. Họ tính toán rằng họ tốt hơn nên bán, trong khi giá cổ phần đã ở đỉnh của chúng. Khi tăng nguồn cung những cổ phần sẵn để bán, giá chúng giảm đi. Khi những nhà đầu tư khác thấy giá đi xuống, họ cũng muốn thoát ra cho nhanh. Giá cổ phần lao chúi xuống nhanh hơn nữa, bắt đầu một cơn bão núi tuyết lở. Để bình ổn giá, nhà băng trung ương của France – theo chỉ đạo của thống đốc của nó, John Law – đã mua vào những cổ phần Mississippi, nhưng nó không thể làm như vậy mãi mãi. Cuối cùng nó hết tiền. Khi điều này xảy ra, chánh thủ quĩ trung ương tài chính, vẫn là một John Law, ủy quyền việc in thêm tiền để mua thêm cổ phần. Điều này đặt toàn thể hệ thống tài chính của France bên trong ‘sủi bong bóng’, và ngay cả thần diệu tài chính này cũng không thể cứu vãn được tai hoạ. Giá cổ phần của công ty Mississippi đã giảm từ 10.000 đồng livres xuống 1.000 đồng livres, và sau đó sụp đổ hoàn toàn, và những cổ phần, nếu có đáng giá được một đồng trinh, cuối cùng cũng mất nốt trinh này. Đến khi đó, nhà băng trung ương và kho bạc hoàng gia sở hữu một số lượng lớn những cổ phần vô giá trị, và không có tiền. Những nhà đầu cơ lớn nổi lên phần lớn không bị tổn thương – họ đã bán kịp thời. Những nhà đầu tư nhỏ mất sạch tất cả, và nhiều người đã tự tử.

Vụ Sủi bong bóng Mississippi là một trong những sụp đổ tài chính ngoạn mục nhất trong lịch sử. Hệ thống tài chính của hoàng gia France không bao giờ hồi phục hoàn toàn từ quị ngã này. Cách thức công ty Mississippi dùng ảnh hưởng chính trị của mình để thao túng giá cổ phần, và đổ dầu đốt cho sự điên cuồng sôi sục mua cổ phần, khiến công chúng mất tin tưởng vào hệ thống nhà băng France, và sự khôn ngoan về tài chính của vua France. Vua Louis XV thấy ngày càng khó và khó khăn hơn để tăng tín dụng. Điều này đã trở thành một trong những lý do chính khiến đế quốc France ở nước ngoài rơi vào tay người England. Trong khi người England có thể vay tiền dễ dàng và với lãi suất thấp, France gặp nhiều khó khăn khi bảo đảm tiền vay, và phải trả lãi suất cao hơn. Để tài trợ cho những khoản nợ ngày càng tăng của mình, vua France mượn càng nhiều tiền với lãi suất cao hơn và cao hơn. Cuối cùng, trong năm 1780, Louis XVI, người đã lên ngôi khi ông nội mình chết, nhận ra rằng một nửa ngân sách hàng năm của ông đã được gắn với việc trả nợ tiền vay lãi của ông nội mình, và rằng ông đang lao về phía phá sản. Bất đắc dĩ, trong năm 1789, Louis XVI triệu tập Estates General, Quốc hội France, vốn một thế kỷ rưỡi đã không họp, để tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Như thế, cuộc Cách mạng France bắt đầu.

Trong khi đế quốc hải ngoại của France đổ vỡ, đế quốc England đã đang mở rộng nhanh chóng. Giống như đế quốc Netherland trước nó, Đế quốc England đã được thành lập và điều hành phần lớn từ những công ty cổ phần tư nhân có mặt trong thị trường chứng khoán London. Những khu định cư người England đầu tiên ở Bắc America được thành lập vào đầu thế kỷ XVII bởi những công ty cổ phần như Công ty London, Công ty Plymouth, Công ty Dorchester và Công ty Massachusetts.

Tiểu lục địa India cũng không phải do nhà England đã chinh phục, nhưng do quân đội đánh thuê của Công ty Đông India của England (British East India Company). Công ty này thành công hơn cả công ty VOC. Từ trụ sở chính tại Leadenhall Street, London, nó đã cai trị một đế quốc India vĩ đại, trong khoảng một thế kỷ, duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ lên đến 350.000 binh sĩ, đông đảo đáng kể hơn quân đội Hoàng gia England. Chỉ đến năm 1858, hoàng gia England mới quốc hữu hoá India cùng với quân đội riêng của công ty Đông India. Napoleon đã chế diễu dân England, gọi họ là một quốc gia của những người chủ hiệu buôn. Thế nhưng, những người chủ hiệu buôn đã đánh bại chính Napoleon, và đế quốc của họ đã là lớn nhất thế giới đã từng thấy.

Nhân danh Tư bản

Sự quốc hữu hoá Indonesia của hoàng gia Netherland (1800), và India của hoàng gia England (1858) hầu như không chấm dứt sự thân thiết của chủ nghĩa tư bản với đế quốc. Ngược lại, sự liên hệ chỉ tăng mạnh hơn trong thế kỷ XIX. Những công ty cổ phần thôi không cần phải thiết lập và cai trị những thuộc địa riêng – những quản lý của chúng và những chủ cổ phần bây giờ giật những dây quyền lực ở London, Amsterdam và Paris, và họ có thể tin cậy vào nhà nước để chăm sóc cho những lợi ích của họ. Như Marx và những nhà phê bình xã hội khác đã châm biếm, những chính phủ phương Tây đã trở thành một công đoàn lao động theo chủ nghĩa tư bản. [13]

Thí dụ tai tiếng nhất về những chính phủ đã đòi hỏi những món tiền lớn như thế nào là Chiến tranh Nha Phiến thứ Nhất, xảy ra giữa England và Tàu (1840-1842). Trong nửa đầu thế kỷ XIX, Công ty Đông Ấn England và đủ loại những doanh nhân England đã trở nên giàu có lớn, bằng xuất cảng những loại thuốc, đặc biệt là thuốc phiện, sang nước Tàu. Hàng triệu người Tàu đã trở thành người nghiện, suy nhược đất nước cả kinh tế lẫn xã hội. Vào cuối những năm 1830, chính phủ Tàu đã ban hành một lệnh cấm buôn bán bất hợp pháp, nhưng những thương gia bán thuốc phiện người England chỉ giản dị là làm ngơ luật này. Giới chức Tàu đã bắt đầu tịch thu và tiêu hủy những chuyến hàng chở thuốc. Những cartel thuốc có kết nối chặt chẽ trong Westminster và Downing Street [14]– nhiều nghị sĩ và bộ trưởng nội các, trong thực tế, đã giữ những cổ phần trong những công ty thuốc – vì vậy họ áp lực chính phủ phải hành động.

Năm 1840, England đã tuyên chiến lấy lệ với nước Tàu, nhân danh “tự do thương mại”. Đó là một chiến thắng dễ dàng. Người Tàu quá tự tin, đã không đọ sức được với những vũ khí kỳ diệu mới của England – tàu chạy hơi nước, đại bác hạng nặng, hoả tiễn, và súng liên thanh. Theo hiệp ước hòa bình sau đó, Tàu đã đồng ý không giới hạn những hoạt động của những thương nhân England bán ma túy, và đền bù cho những thiệt hại cảnh sát Tàu đã gây cho họ. Thêm nữa, người England đã yêu cầu và nhận được quyền kiểm soát Hong Kong, mà họ tiến hành để dùng như một căn cứ an toàn cho chuyển vận buôn bán thuốc phiện (Hong Kong vẫn nằm trong tay người England cho đến năm 1997). Trong những năm cuối thế kỷ XIX, khoảng 40 triệu người Tàu, một phần mười dân số của đất nước, là những người nghiện thuốc phiện. [15]

Egypt, cũng vậy, đã học được cách tôn trọng những cánh tay vươn dài của chủ nghĩa tư bản England. Trong suốt thế kỷ XIX, những nhà đầu tư France và England đã cho những nhà cai trị của Egypt vay những khoản tiền rất lớn, trước tiên để tài trợ cho những dự án kinh Suez, và sau đó để tài trợ cho những công trình ít thành công hơn nhiều. Nợ của Egypt tăng lên, và những chủ nợ Europe ngày càng can thiệp vào những vấn đề chính trị của Egypt. Năm 1881, những người quốc gia Egypt đã thấy quá đủ và nổi loạn. Họ đã tuyên bố đơn phương huỷ bỏ tất cả những khoản nợ nước ngoài. Nữ hoàng Victoria không thấy thế là vui. Một năm sau, bà đã phái quân đội và hải quân của mình đến sông Nile, và Egypt thành một xứ bảo hộ của England cho đến tận sau Thế chiến thứ Hai.

Đây đã hầu như không là những chiến tranh duy nhất chiến đấu vì lợi ích của những nhà đầu tư. Trong thực tế, chiến tranh tự nó có thể trở thành một loại hàng hóa, giống như thuốc phiện. Năm 1821, những người Greece đã nổi dậy chống lại đế quốc Ottoman. Cuộc nổi dậy làm dấy lên sự đồng cảm rất lớn trong giới tự do và lãng mạn ở England – Lord Byron, nhà thơ, đã ngay cả sang Greece để chiến đấu bên cạnh quân nổi dậy. Nhưng những nhà tài chính London cũng thấy một cơ hội tốt. Họ đề nghị những lãnh tụ nổi dậy phát hành những trái phiếu Greek Rebellion Bond (Trái Phiếu Greece Nổi dậy) trên thị trường chứng khoán London. Người Greece sẽ hứa sẽ hoàn trả những trái phiếu, cộng với lãi suất, nếu và khi họ đã giành được độc lập. Những nhà đầu tư tư nhân mua trái phiếu vì muốn sinh lợi nhuận, hoặc vì đồng cảm với chính nghĩa của dân Greece, hoặc cả hai. Giá của Trái Phiếu Greece Nổi dậy tăng và giảm trên thị trường chứng khoán London ăn nhịp với những thành công và thất bại quân sự trên chiến trường của Hellas. Những người Turk dần dần giành được thế tay trên. Với sự thất bại của phe nổi dậy xảy ra tới nơi, những chủ trái phiếu phải đối mặt với viễn cảnh cháy túi, mất sạch tiền. Sự lợi ích của những chủ trái phiếu cũng là lợi ích quốc gia, vì vậy người England đã tổ chức một hạm đội quốc tế, trong năm 1827, đã đánh chìm hạm đội Ottoman trong trận Navarino. Sau nhiều thế kỷ của nô dịch, Greece cuối cùng được tự do. Nhưng tự do đến với một khoản nợ khổng lồ mà quốc gia mới không có cách nào trả nổi. Kinh tế Greece đã phải cầm cố cho những chủ nợ người England trong nhiều chục năm tới.

Cái ôm thân thiện thật chặt giữa tư bản và chính trị đã có những tác động quan trọng và sâu rộng với thị trường tín dụng. Số tiền tín dụng trong một nền kinh tế được xác định không chỉ bởi những yếu tố kinh tế thuần tuý như tìm ra của một mỏ dầu mới, hoặc phát minh của một máy móc mới, nhưng cũng bởi những biến cố chính trị chẳng hạn như thay đổi chế độ hay những chính sách ngoại giao nhiều tham vọng hơn. Sau trận Navarino, những nhà tư bản England đã sẵn sàng đầu tư tiền của họ trong những giao thương liều lĩnh ở nước ngoài. Họ đã thấy rằng nếu một con nợ nước ngoài từ chối hoàn trả vốn vay, đội quân của Nữ hoàng sẽ lấy lại tiền của họ cho họ.

Đây là tại sao ngày nay thứ hạng tín dụng của một quốc gia thì rất quan trọng với tình trạng lành mạnh kinh tế của nó, nhiều hơn với những tài nguyên thiên nhiên của nó. Những thứ hạng tín dụng chỉ định xác suất có thể xảy ra nếu một quốc gia sẽ trả những khoản nợ của nó hay không. Cộng thêm với dữ liệu kinh tế thuần túy, chúng đưa vào cân nhắc những yếu tố chính trị, xã hội và cả văn hóa. Một quốc gia giàu dầu hoả, nhưng bất hạnh với một lời nguyền là chịu tai ương của một chính quyền chuyên chế, chiến tranh liên miên, và một hệ thống tư pháp tham nhũng, thường sẽ nhận được một xếp hạng tín dụng thấp. Kết quả là, nó có thể vẫn còn tương đối nghèo vì nó không có khả năng huy động vốn cần thiết để khai thác hầu hết những mỏ đầy dầu của nó. Một đất nước không có tài nguyên thiên nhiên, nhưng chuộng hòa bình, một hệ thống tư pháp công bằng và một chính phủ tự do, là có khả năng nhận được một đánh giá tín dụng cao. Như vậy, nó có thể huy động đủ vốn với lãi xuất rẻ để hỗ trợ một hệ thống giáo dục tốt, và thúc đẩy một ngành công nghệ cao hưng thịnh với kỹ thuật tân tiến.

Sự Sùng bái Thị trường Tự do

Tư bản và chính trị ảnh hưởng lẫn nhau xa đến mức mà những liên hệ của chúng gây tranh luận sôi nổi giữa những nhà kinh tế, nhà chính trị, và tương tự giữa công chúng nói chung. Những nhà tư bản nồng nhiệt có khuynh hướng biện luận rằng tư bản nên được tự do gây ảnh hưởng vào chính trị, nhưng chính trị không được phép ảnh hưởng đến tư bản. Họ biện luận rằng khi những chính phủ can thiệp vào thị trường, những lợi ích chính trị khiến chúng làm những đầu tư thiếu khôn ngoan, hậu quả là tăng trưởng chậm hơn. Lấy thí dụ, chính phủ có thể đánh thuế nặng vào những nhà kỹ nghệ, và dùng tiền này để đem cho những trợ cấp thất nghiệp thật rộng rãi, vốn đông đảo cử tri ưa thích. Theo quan điểm của nhiều người giới kinh doanh, sẽ là điều tốt hơn, nếu chính phủ để mặc tiền với họ. Họ sẽ dùng nó, họ nói thế, để mở những nhà máy mới và thuê những người thất nghiệp.

Theo quan điểm này, chính sách kinh tế khôn ngoan nhất là giữ cho chính trị đứng ngoài kinh tế, giảm thuế và giảm quy định của chính phủ xuống mức tối thiểu, và cho phép những sức mạnh thị trường hoàn toàn tự do đi theo con đường phát triển tự nhiên của chúng. Những nhà đầu tư tư nhân, không bị những cân nhắc chính trị đè nặng, sẽ đầu tư tiền của họ, nơi nào họ có thể nhận được nhiều lợi nhuận nhất, vì con đường để bảo đảm sự tăng trưởng nhất cho kinh tế – vốn sẽ lợi ích cho tất cả mọi người, những nhà kỹ nghệ lẫn những người làm công – là để cho chính phủ làm càng ít càng tốt. Lý thuyết thị trường tự do này, ngày nay là biến thể phổ biến nhất và có ảnh hưởng nhất của tín ngưỡng tư bản. Những người ủng hộ nhiệt tình nhất của thị trường tự do chỉ trích những phiêu lưu quân sự ở ngoài nước với nhiều nóng nảy gay gắt, cũng như với những chương trình trợ cấp xã hội ở trong nước. Họ đem cho những chính phủ cùng một lời khuyên, vốn những thiền sư đã trước đây đã đem cho những người mới vào học: chỉ không làm gì cả.

Nhưng trong hình thức cực đoan của nó, tin tưởng vào thị trường tự do thì cũng như ngây thơ như tin rằng có ông già Noel thực. Chỉ giản dị là không có những sự việc như một thị trường tự do, đứng ngoài tất cả những khuynh hướng chính trị. Tài nguyên kinh tế quan trọng nhất là sự tin tưởng vào tương lai, và tài nguyên này liên tục bị những tên trộm và lang băm đe dọa. Những thị trường tự chúng không đưa ra sự bảo vệ nào để chống lại gian lận, trộm cắp và bạo động. Đó là công việc của hệ thống chính trị để bảo đảm sự tin tưởng bằng ban hành những biện pháp trừng phạt chống lại lừa đảo, và để thiết lập, và hỗ trợ lực lượng cảnh sát, tòa án và nhà tù, vốn chúng sẽ thực thi pháp luật. Khi những nhà vua không làm công việc của họ, thất bại trong sự điều hành thích đáng thị trường, nó dẫn đến mất lòng tin, thu hẹp tín dụng và suy thoái kinh tế. Đó là bài học được vụ “Sủi bong bóng” Mississippi của năm 1719 giảng dạy, và bất cứ ai quên nó đã được nhắc nhở bằng cơn sủi bong bóng nhà đất US năm 2007, và cuộc khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế theo sau đó.

Hoả ngục Tư bản

Có một lý do lại còn nền tảng hơn, giải thích tại sao là nguy hiểm nếu đem cho những thị trường một tự do hoàn toàn không kiềm chế. Adam Smith đã dạy rằng người chủ hiệu đóng giày sẽ dùng thặng dư của ông để thuê thêm nhiều người phụ việc hơn. Điều này ngụ ý rằng sự tham lam ích kỷ là có lợi cho tất cả, vì lợi nhuận được dùng để mở rộng sản xuất và thuê thêm nhân viên.

Tuy nhiên, những gì sẽ xảy ra nếu người chủ hiệu đóng giày này tham lam, tăng lợi nhuận của mình bằng cách trả tiền những người làm công ít hơn, và tăng giờ làm việc của họ? Trả lời tiêu chuẩn là thị trường tự do sẽ bảo vệ những người làm công. Nếu người chủ hiệu đóng giày của chúng ta trả tiền quá ít, và đòi hỏi quá nhiều, những người thợ giỏi nhất sẽ tự nhiên bỏ ông ta, và đi làm việc cho những đối thủ cạnh tranh của ông ta. Người chủ hiệu đóng giày bạo ngược sẽ thấy mình bị bỏ lại với người làm công tồi tệ nhất, hoặc không có người làm công nào ở lại hết cả. Ông sẽ phải sửa chữa đường lối của mình, hay ra khỏi kinh doanh. Lòng tham của ông sẽ bắt buộc ông ta đối xử tốt với nhân viên của mình.

Điều này nghe như có thể đỡ được tất cả những viên đạn tấn công về lý thuyết, nhưng trong thực tế, những viên đạn vượt qua tất cả rất dễ dàng. Trong một thị trường hoàn toàn tự do, không có sự giám sát của những nhà vua và những thày chăn chiên, những nhà tư bản tham lam có thể thành lập những thương mại độc quyền, hoặc cấu kết nhau chống lại những lực lượng lao động của họ. Nếu chỉ có một công ty duy nhất, kiểm soát tất cả những nhà máy giày, trong một quốc gia, hoặc nếu tất cả những người chủ của những nhà máy lập kế hoạch ngầm để đồng thời cùng giảm tiền lương, khi đó những người lao động không còn có thể tự bảo vệ mình, như bằng cách đổi việc làm.

Ngay cả tệ hơn, những ông chủ tham lam có thể giới hạn tự do đi lại của những người làm công qua chế độ làm công trừ nợ, hoặc chế độ nô lệ. Vào cuối thời Trung Cổ, nô lệ (như một chế độ) hầu như chưa từng biết ở Europe. Trong đầu thời cận đại, sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản Europe đã đi song song với sự nổi lên của sự buôn bán nô lệ trên biển Atlantic. Những sức mạnh không kiềm hãm của thị trường, chứ không phải những nhà vua chuyên chế, hay những hệ tư tưởng kỳ thị chủng tộc, đã chịu trách nhiệm với tai ương này.

Khi người Europe xâm chiếm America, họ đã mở những mỏ vàng và bạc, và thành lập những đồn điền trồng mía, thuốc lá và bông vải. Những mỏ và đồn điền này đã trở thành trụ cột của sự sản xuất và xuất cảng của America. Đặc biệt quan trọng là những đồn điền mía. Trong thời Trung cổ, đường là một xa xỉ hiếm hoi ở Europe. Nó đã được nhập cảng từ Trung Đông với giá quá cao, và chỉ dùng một cách dè xẻn như một thành phần bí mật trong những món cao lương mỹ vị, và những thuốc loại “pha dầu rắn, trị bá bệnh” vô giá trị. Sau khi những đồn điền trồng mía làm đường lớn đã được thành lập ở America, số lượng đường ngày càng tăng bắt đầu chở về Europe. Giá đường giảm và Europe đã phát triển một sự thèm ngọt vô độ như không thoả mãn nổi. Những doanh nhân đáp ứng nhu cầu này bằng cách sản xuất những số lượng rất lớn đồ ngọt: bánh ngọt, bánh cookies, chocolate, kẹo, và những thức uống pha chất ngọt như cacao, càphê và trà. Lượng đường tiêu thụ hàng năm của người England trung bình, đã tăng từ gần bằng số không trong những năm đầu thế kỷ XVII, đến khoảng 8 kg vào đầu thế kỷ XIX.

Tuy nhiên, trồng mía và ép nó nấu đường là một doanh nghiệp đòi hỏi lao động nhọc nhằn. Rất ít người muốn làm việc nhiều giờ trong những cánh đồng trồng mía đầy mầm bệnh sốt rét, dưới ánh nắng mặt trời nhiệt đới. Những người lao động làm theo hợp đồng sẽ tạo ra một mặt hàng quá đắt cho sự tiêu dùng đại chúng. Nhạy cảm với những sức mạnh thị trường, và tham lam với lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế, những chủ đồn điền người Europe đã chuyển sang những nô lệ.

Từ XVI đến thế kỷ XIX, khoảng 10 triệu người nô lệ Africa đã được nhập cảng vào US. Khoảng 70 phần trăm trong số họ làm việc trong những đồn điền mía. Những điều kiện làm việc đã là tàn nhẫn kinh tởm. Hầu hết những người nô lệ đã sống một cuộc đời ngắn ngủi và khổ sở, và hàng triệu người đã chết trong những chiến tranh tiến hành để bắt nô lệ, hoặc trong những chuyến hành trình dài từ nội địa Africa tới những bờ biển America. Tất cả điều này để những người Europe có thể thưởng thức trà đường và kẹo ngọt – và những ông trùm buôn bán đường có thể được hưởng những lợi nhuận khổng lồ.

Buôn bán nô lệ không được bất kỳ nhà nước hoặc chính phủ nào kiểm soát. Nó đã là một doanh nghiệp thuần tuý kinh tế, được tổ chức và tài trợ bởi thị trường tự do theo luật của cung và cầu. Những công ty tư nhân chuyên kinh doanh nô lệ đã bán cổ phần trên những thị trường chứng khoán Amsterdam, London và Paris. Tầng lớp trung lưu Europe tìm kiếm một đầu tư tốt, đã mua những cổ phần này. Dựa trên số tiền này, những công ty mua tàu, thuê thủy thủ và binh lính, mua những nô lệ ở Africa, và chở họ đến America. Ở đó, họ bán những nô lệ cho những chủ đồn điền, dùng tiền thu được để mua những sản phẩm đồn điền trồng như: đường, cacao, càphê, thuốc lá, bông và rượu rum. Họ trở lại Europe, bán đường và bông vải với một giá hời, và sau đó đi thuyền tới Africa, để bắt đầu lại một vòng nữa. Những chủ cổ phần đều rất hài lòng với sự sắp xếp này. Trong suốt thế kỷ XVIII, năng xuất lãi trên những khoản đầu tư mua bán nô lệ là khoảng 6 phần trăm một năm – chúng là hết sức có lời, như bất kỳ một cố vấn đầu tư nào ngày nay cũng đều nhanh chóng thừa nhận.

Điều này bắn vào lớp thuốc dầu bôi trơn cho thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản. Nó không thể bảo đảm rằng lợi nhuận thu được một cách công bằng, hoặc phân phối một cách công bằng. Ngược lại, sự thèm khát để tăng lợi nhuận và tăng sản xuất làm mù mắt người ta, với bất cứ gì có thể đứng chắn đường đi. Khi tăng trưởng trở thành một tốt lành tối cao, không bị giới hạn bởi bất cứ những cân nhắc đạo đức khác, nó có thể dễ dàng dẫn đến thảm họa. Một số tôn giáo, như đạo Kitô và chủ nghĩa phát xít Nazi, đã giết chết hàng triệu người từ hận thù cháy ngùn ngụt. Chủ nghĩa tư bản đã giết chết hàng triệu người từ thờ ơ lạnh lẽo đi đôi với sự tham lam. Buôn bán nô lệ trên biển Atlantic không xuất phát từ lòng căm thù kỳ thị chủng tộc với những người Africa. Những cá nhân mua cổ phần, những người môi giới đã bán họ, và những quản lý của những công ty thương mại mua bán nô lệ, đều đã hiếm khi nghĩ đến những người Africa. Cũng không phải những ông chủ của những đồn điền mía. Nhiều người chủ sống xa đồn điền của họ, và những thông tin duy nhất mà họ đòi hỏi là những sổ kế toán ghi chép gọn gàng những chi thu với lời và lỗ.

Điều quan trọng là phải nhớ rằng việc buôn bán nô lệ trên biển Atlantic không phải là một sự lầm lạc duy nhất trong một sổ ghi chép nếu như không có nó thì đã là tinh sạch trong trắng. Nạn Đói lớn Bengal, bàn luận trong chương trước, đã do một động lực tương tự gây ra – Công ty Đông India của England quan tâm đến lợi nhuận của nó hơn hơn đến mạng sống của 10 triệu người Bengal. Những chiến dịch quân sự của VOC ở Indonesia đã được những thị dân khả kính Netherland tài trợ, những người yêu con cái của họ, cho tiền từ thiện, và chuộng âm nhạc và mỹ thuật, nhưng không quan tâm đến đau khổ của những cư dân của Java, Sumatra và Malacca. Vô số tội phạm nặng và những sai lầm nhỏ khác đã đi kèm với sự tăng trưởng của kinh tế thời nay trong những phần khác của hành tinh.

Thế kỷ XIX đã không mang đến cải thiện trong đạo đức của chủ nghĩa tư bản. Cuộc Cách mạng Kỹ nghệ đã tràn qua Europe, làm giàu những nhà băng và những ông chủ tư bản, nhưng kết tội hàng triệu người lao động, đoạ đày họ vào một đời nghèo đói, sống trong khốn khổ khốn nạn. Trong những thuộc địa của Europe, tình trạng lại còn tồi tệ hơn. Năm 1876, vua Leopold II nước Belgium thành lập một tổ chức nhân đạo, phi chính phủ, với tuyên bố là có mục đích thám hiểm vùng Trung Africa, và chống lại buôn bán nô lệ dọc theo sông Congo. Nó cũng đã được trao nhiệm vụ với việc cải thiện những điều kiện sống cho những cư dân của khu vực này, bằng xây dựng đường giao thông, trường học và bệnh viện. Năm 1885 những cường quốc Europe đã đồng ý cho tổ chức này kiểm soát 2,3 triệu km vuông ở lưu vực sông Congo. Lãnh thổ này, gấp 75 lần kích thước của Belgium, đã từ đó về sau đã được biết đến như là Nhà nước Congo Tự do. [16] Không ai hỏi ý kiến ​​của 20-30 triệu dân của lãnh thổ này.

Trong vòng một thời gian ngắn, tổ chức nhân đạo đã thành một doanh nghiệp kinh doanh, có mục đích thực sự là sự tăng trưởng và lợi nhuận. Những trường học và bệnh viện đã bị quên, và thay vào đó, lưu vực sông Congo đã đầy những mỏ và đồn điền, chủ yếu do những công chức Belgium điều hành, những người đã bóc lột tàn nhẫn dân chúng địa phương. Đặc biệt khét tiếng là kỹ nghệ cao su. Cao su đã nhanh chóng trở thành một kỹ nghệ chủ lực, và xuất cảng cao su là nguồn thu nhập quan trọng nhất của Congo. Những dân làng người Africa, những người thu thập cao su đã bị đòi hỏi phải cung cấp hạn ngạch ngày càng cao hơn và cao hơn nữa. Những người thất bại trong việc cung cấp đủ số qui định của họ đã bị trừng phạt tàn nhẫn cho sự “lười biếng” của họ. Tay của họ bị chặt bỏ, và đôi khi cả làng bị tàn sát. Theo ước tính ôn hòa nhất, từ năm 1885 đến 1908, việc theo đuổi tăng trưởng và lợi nhuận này đã lấy đi mạng sống của 6 triệu người (ít nhất 20 phần trăm dân số của Congo). Một vài ước tính lên tới 10 triệu người chết.[17]

Sau năm 1908, và đặc biệt là sau năm 1945, sự tham lam của những nhà tư bản đã phần nào được kiềm chế, đặc biệt ghi nhận là sự sợ hãi trước chủ nghĩa Cộng sản. Tuy nhiên, những bất bình đẳng vẫn còn tràn lan. Chiếc bánh kinh tế của năm 2014 thì lớn hơn rất nhiều so với chiếc bánh của năm 1500, nhưng nó đã được phân phối rất không đồng đều, khiến nhiều nông dân Africa và người lao động Indonesia, sau một ngày làm việc vất vả trở về nhà với thức ăn ít hơn so với tổ tiên của họ cách đây 500 năm. Rất giống như cuộc Cách mạng Nông nghiệp, tăng trưởng của kinh tế thời nay, cũng như thế, có thể thành ra là một lừa đảo khổng lồ. Loài người và kinh tế toàn cầu có thể vẫn tiếp tục phát triển, nhưng có nhiều hơn những cá nhân có thể sống trong nghèo đói và thèm thuồng.

Chủ nghĩa tư bản có hai trả lời cho phê bình này. Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một thế giới mà không ai ngoài một nhà tư bản có khả năng để điều hành. Chỉ có một cố gắng nghiêm chỉnh duy nhất để quản lý thế giới một cách khác biệt – chủ nghĩa cộng sản – nhưng đã tệ hơn rất nhiều trong gần như mọi cách có thể tưởng được, khiến không ai có bụng dạ nào để thử lại lần nữa. Trong năm 8500 TCN, một người có thể khóc những giọt nước mắt cay đắng về cuộc Cách mạng Nông nghiệp, nhưng đã quá muộn để buông bỏ canh nông. Tương tự như vậy, chúng ta có thể không thích chủ nghĩa tư bản, nhưng chúng ta không thể sống mà không có nó.

Trả lời thứ hai là chúng ta chỉ cần kiên nhẫn hơn – thiên đường, hứa hẹn của tư bản, là sắp đến rồi, chỉ qua khỏi chỗ quanh góc phố là thấy. Đúng, đã làm những sai lầm, chẳng hạn như việc buôn bán nô lệ xuyên Atlantic, và sự bóc lột giai cấp công nhân Europe. Nhưng chúng ta đã học được bài học của chúng ta, và nếu chúng ta chỉ cần chờ đợi lâu hơn một chút, và để chiếc bánh để phồng lớn hơn một chút nữa, mọi người sẽ nhận được một miếng bánh ngon béo hơn. Việc phân chia chiến lợi phẩm sẽ không bao giờ có được công bằng, nhưng sẽ có đủ để thoả mãn mỗi người, phụ nữ và trẻ em – ngay cả ở Congo.

Quả thực, trên thực tế, có một số dấu hiệu tích cực. Ít nhất là khi chúng ta dùng những tiêu chuẩn thuần túy vật chất – như tuổi thọ, tỉ lệ tử vong trẻ em, và lượng calori – mức sống của con người trung bình trong năm 2014 thì cao hơn đáng kể so với năm 1914, dẫu dân số tăng trưởng theo cấp số nhân.

Tuy nhiên, có thể nào chiếc bánh kinh tế phát triển vô hạn? Mỗi chiếc bánh đòi hỏi nguyên liệu và năng lượng. Những nhà tiên tri về tận thế báo động rằng sớm hay muộn Homo Sapiens sẽ làm cạn kiệt nguồn nguyên liệu và năng lượng của hành tinh Đất. Và sẽ xảy ra điều gì sau đó?




17
Những Bánh xe của Kỹ nghệ

Nền kinh tế thời nay phát triển nhờ sự tin tưởng của chúng ta vào tương lai, và sự sẵn sàng của những nhà tư bản để tái đầu tư lợi nhuận của họ trong sản xuất. Vậy nhưng thế đó không đủ. Tăng trưởng kinh tế cũng đòi hỏi năng lượng và những nguyên liệu thô, và những thứ này đều hữu hạn. Khi và nếu chúng đem dùng hết, toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ.




Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất









[1] [Maddison, World Economy, vol. 1, 261, 264; ‘Gross National Income Per Capita 2009, Atlas Method and PPP’, the World Bank, accessed 10 December 2010,
http://siteresources.worldbank.org/DATASTATISTICS/Resources/GNIPC.pdf.]
[2] [Những tính toán trong thí dụ hiệu bánh của tôi là không đúng như lẽ ra chúng phải là. Vì những ngân hàng được phép cho vay $10 cho mỗi đô la mà họ giữ trong tay họ, mỗi 1 triệu đôla gửi trong ngân hàng, ngân hàng có thể cho vay ra cho những doanh nghiệp chỉ khoảng $ 909,000 trong khi vẫn phải giữ $ 91.000 trong kho của nó. Tuy nhiên, để làm dễ dàng cho những độc giả, tôi đã làm việc với những con số tròn. Bên cạnh đó, những ngân hàng không luôn tuân theo những quy tắc.]
[3] Charles Ponzi (1882-1949): người US gốc Italy, trong những năm 1919-20 đã thu hơn 15 triệu đôla của hơn 40,000 người US và Canada, với hứa hẹn sẽ gấp đôi tiền đầu tư của họ chỉ trong 90 ngày. Ponzi lấy tiền từ những người mới mua cổ phần để trả cho những người cũ đã mua cổ phần trước đó. Lừa đảo này đổ vỡ khi số người đầu tư mới bắt đầu ít dần.
[4] Lose-lose: thiệt-thiệt; hai bên mua bán đều bị thiệt (ngược với win-win: lợi-lợi; hai bên mua bán đều lợi; thường gặp trong những quảng cáo thương mại).
[5] Roller coaster
[6] Adam Smith (1723–1790) người Scotland, là một triết gia và nhà lý thuyết kinh tế chính trị của thời Khai sáng, và một nhân vật chính yếu của phong trào Khai sáng ở Scotland. Được học bổng vào đại học Glasgow năm 14 tuổi, ngành triết học ông đam mê và xuất sắc là đạo đức học, ông được học bổng tiếp, theo học đại học Oxford. Trở lại đại học Glasgow, ông đã giảng dạy triết học ở đây liên tục trong 13 năm. Ông được rộng rãi xem như là cha đẻ của môn kinh tế học hiện đại, và cũng là cha đẻ của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Kiệt tác của ông, Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations (1776), được coi là tác phẩm hiện đại đầu tiên của kinh tế học cổ điển. Ẩn dụ bàn tay vô hình của thị trường tự do của ông đã có ảnh hưởng vô kể trong sự phát triển của nền kinh tế tự do kinh doanh (laissez faire) và chủ nghĩa Tư bản và chủ nghĩa Cá nhân trong thời hiện đại, nhưng công trình của Smith đã gần như có ảnh hưởng trong cả những lĩnh vực khác của Triết học chính trị, trong đó có Chủ nghĩa Công lợi (Utilitarianism), Chủ nghĩa Tự do (Liberalism), Chủ nghĩa Công dân Tự do (Libertarianism), Chủ nghĩa Xã hội, và chủ nghĩa Mác xít.

Smith đã xuất bản một số những tác phẩm lớn trong đời của ông, bắt đầu với cuốn sách đầu tiên, The Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về những Tình cảm Đạo đức), được viết vào năm 1759, và cuối cùng với với Essays on Philosophical Subjects (Những tiểu luận về những chủ đề triết học) được xuất bản sau khi ông mất vào năm 1795. Tuy vậy, tác phẩm quan trọng nhất của ông chắc chắn là The Wealth of Nations (Tên đầy đủ An Inquiry Into the Nature and Causes of the Wealth of Nations / Tìm hiểu bản chất và nguyên nhân của sự giàu có của những quốc gia), được xuất bản vào năm 1776 và được nhiều người coi là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất về kinh tế của tất cả mọi thời. Kinh tế trong thời ông, đã thống trị với ý tưởng rằng sự giàu có của một quốc gia được đo lường tốt nhất bằng trữ lượng vàng và bạc của nó. Smith nêu lên ý tưởng rằng sự giàu có của một quốc gia nên được đánh giá không phải bởi đo lường này nhưng bằng tổng số sản phẩm và thương mại của nó, ngày nay được gọi là tổng sản lượng quốc gia (GDP). Ông cũng thăm dò những lý thuyết về phân công lao động, một ý tưởng đã có từ Plato, qua đó sự chuyên môn hoá sẽ dẫn đến một sự gia tăng về phẩm chất trong sản xuất.

Smith là người đầu tiên phác hoạ một hệ thống kinh tế làm việc trong sự hòa hợp với bản chất tự nhiên của con người. Smith nêu lên rằng con người, hành động vì lợi ích riêng mình, để có được hàng hóa hoặc tạo ra sự giàu có, vô tình mang lại lợi ích cho cả xã hội bằng cách sản xuất những thứ mà những người khác trong xã hội cho là có giá trị. Người bán thịt muốn mua bánh mì sẽ cung cấp thịt với giá thấp cho những người tiêu thụ, như thế khiến ông có thể kiếm tiền để mua bánh mì; những người tiêu thụ được hưởng lợi từ có thịt sẵn sàng để mua, và người bán thịt có lợi từ tiền lời bán thịt của mình. Nếu người bán thịt trở nên giàu có qua sự công việc làm của ông, sau đó ông có thể thuê thêm những người phụ việc để giúp ông trong việc làm của mình, qua đó kéo những người khác thoát nghèo bằng có công ăn việc làm. Người bán thịt, tất nhiên, không bắt đầu ra nghề với ý định giúp ai, hay định làm cho ai một ơn huệ nào; những kết quả tốt xảy ra, chỉ đơn thuần từ sự tự ông lo cho chính ông.

Capitalism: Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế, trong đó những phương tiện sản xuất do tư nhân nắm giữ, động cơ cho nỗ lực thành công trong kinh tế là lợi nhuận, và những người làm thuê được trả tiền công theo việc làm của họ. “Tư bản” có nghĩa là vốn đầu tư, gồm tất cả những gì cần thiết cho sự sản xuất hàng hoá và dịch vụ, từ cơ xưởng, văn phòng đến dụng cụ, máy móc và tiền.
Đạo đức cơ bản của chủ nghĩa tư bản là nguyên lý rằng có thể chấp nhận được để cho những cá nhân trong xã hội giữ tư bản (vốn đầu tư) và tích luỹ của cải, làm giàu. Sở hữu tài sản cá nhân, do đó, là cơ chế trung ương của kinh tế tư bản. Hệ thống kinh tế gồm xí nghiệp do tư nhân làm chủ, không hay rất ít chịu kiểm soát của nhà nước, được cạnh tranh tự do với nhau (free enterprise), trong những thị trường mở (open markets), thị trường này ấn định giá của những sản phẩm và dịch vụ, theo tương quan cung cầu, tất cả là quyết định chủ yếu cho sự thành công của hoạt động kinh tế tư bản, do đó, một hệ thống chính trị thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản không chỉ là đáng mong muốn, không chỉ qua hình thức tài trợ cho những đảng chính trị thân thiện trong thời kỳ tranh cử, và ủng hộ trực tiếp khác cho sự thành công của họ. Trong những quốc gia tư bản lớn, như USA, không một ai có tài nào nhảy vào đấu trường chính trị mà thiếu sự ủng hộ của những người giàu có, gồm rất đông trong giới kỹ nghệ, tài chính, thương mại. Đây là một cách bảo đảm cho sự liên tục của hệ thống tư bản trong những quốc gia đó.

Tương phản truyền thống với chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa xã hội, trong đó những phương tiện sản xuất do cộng đồng xã hội hay chính quyền nắm giữ. Một trong những phê phán của chủ nghĩa xã hội là tính phân rẽ giai cấp của chủ nghĩa tư bản – tài sản giàu có tập trung trong tay một số ít, trong khi số đông phải bán sức lao động để kiếm sống. Một khi giàu có thì được xem như ngang với quyền lực chính trị và thế lực xã hội, giai cấp tư bản được hưởng lợi trên sự thua thiệt của giới lao động, tay chân hay trí óc, vốn là những người làm việc theo đòi hỏi của họ. Hoạt động kinh tế dưới chế độ tư bản thích ứng với sự làm giàu, sinh lời, tạo lợi nhuận, nhưng không với sự thoả mãn nhu cầu của mọi người, ngay cả khi sản phẩm phải tìm người tiêu thụ, nhưng mục đích chính không phải là lợi ích của người tiêu thụ, nhưng là lợi nhuận có được trong sự đáp ứng đủ để lôi kéo họ mua sản phẩm. Trong gốc của những phản đối với chủ nghĩa tư bản, là những độc hại thấy nổi lên từ sự phân chia giai cấp và động cơ tạo lợi nhuận. Hầu hết những nhà phê bình xã hội với tư bản đều xem tiền lương trả cho lao động là một hình thức của bóc lột, vì người làm công không nhận được giá trị của lao động sau khi người ấy đặt vào sự làm thành sản phẩm, và vì nhà tư bản đã bỏ túi sự chênh lệch giữa phí tổn lao động và giá thành của hàng hoá khi đem bán. Nhìn theo lối này, có nhiều phần thô thiển, vì đã bỏ qua những tốn kém phức tạp khác gồm trong sản xuất (nguyên liệu, dụng cụ, chuyển vận, cơ sở, bảo hiểm, nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, tái đầu tư, và nhiều nữa....) và sự đền bù cho người đầu tư đã liều lĩnh ứng trước tiền vốn cho xí nghiệp, hay công ti để có thể thành hình và khởi đầu hoạt động.

Chủ nghĩa tư bản có được dạng trưởng thành ngày nay của nó từ cuộc cách mạng kỹ nghệ cuối thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, nhưng gốc rễ của nó nằm trong hệ thống trọng thương (merchantilist system) của doanh nghiệp giao dịch và thương mại vốn đã thay thế chế độ phong kiến trong những thế kỷ trước khi cách mạng kỹ nghệ bắt đầu. Một số người nhìn thấy nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản cá nhân từ thái độ của những tín đồ đạo Ki tô Thệ phản Bắc Europe, với công việc và sự tiết kiệm. Phần của câu chuyện cũng phải gồm cả sự chuyền dịch của khối nông dân khỏi đất canh tác khi có những thắt chặt, thu hẹp đất đai, xảy ra trong thời gian từ thế kỷ XVI đến XVIII ở England, như thế đã thành hình một giai cấp làm công ăn lương. Đồng thời, vốn tích luỹ từ lợi nhuận tăng trong canh nông và thương mãi, đã cung cấp tư bản cho những đầu tư vào những doanh nghiệp lớn, kỹ nghệ nặng.
Lý thuyết biện minh cho chủ nghĩa tư bản khi mới ra đời đã được Adam Smith cung cấp. Smith và trước đó đã có những nhà lý thuyết kinh tế người Pháp, được gọi là physiocrat (phái chủ trương trọng nông nghiệp, tiêu biểu là Francois Quesnay, A.R.J. Turgot, Marquis de Condorcet). Tất cả họ đã tuyên bố rằng quyền tư hữu, sự phân công lao động trong sản xuất công nghiệp, và chính sách thị trường tự do, sẽ là con đường phát triển kinh tế hữu hiệu và lợi nhuận nhất, trong đó tất cả mọi người đều được hưởng lợi, kể cả những người nghèo, do tác động của (đồng tiền) chảy nhỏ giọt xuống thấp (những bậc thang xã hội).
[7] “When the landlord, annuitant, or monied man, has a greater revenue than what he judges sufficient to maintain his own family, he employs either the whole or a part of the surplus in maintaining one or more menial servants. Increase this surplus, and he will naturally increase the number of those servants.
When an independent workman, such as a weaver or shoemaker, has got more stock than what is sufficient to purchase the materials of his own work, and to maintain himself till he can dispose of it, he naturally employs one or more journeymen with the surplus, in order to make a profit by their work. Increase this surplus, and he will naturally increase the number of his journeymen.
The demand for those who live by wages, therefore, necessarily increases with the increase of the revenue and stock of every country, and cannot possibly increase without it. The increase of revenue and stock is the increase of national wealth. The demand for those who live by wages, therefore, naturally increases with the increase of national wealth, and cannot possibly increase without it”
(An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations. Book 1, Chapter 8 “Of the Wages of Labour”)
[8] Scrooge: nhân vật keo kiệt, bủn xỉn đến ích kỷ trong Dickens
[9] internal combustion engine (ICE): động cơ nổ nguồn trong (khác với external combustion engine (EC engine): động cơ nổ nguồn ngoài)
[10] genetically engineered sheep
[11] Nurhaci: (1559-1626 – 努爾哈赤/Nỗ nhĩ cáp xích), người khai sáng quốc gia Manchu. Ông kết hợp và củng cố những bộ tộc người Manchu dưới sự kiểm soát của mình, và thành lập một chính quyền sau đó cai trị nước Tàu, như nhà Ch’ing (1644 –1912).
Nader Shah: Nader Shah (1688-1747), nguyên gốc là một thủ lĩnh bộ tộc của dòng Qirqlū, bộ lạc Afshār Turcoman. Trong thế kỷ 18, Nader đã dựng một đế quốc rộng lớn, trải dài từ bắc India đến vùng núi Caucasus. Ngày nay được biết như Nāder Shāh, tài lãnh đạo quân sự và chính sách bành trướng của ông đã là trụ cột quan trọng đưa đến sự nổi tiếng của ông, thường được gọi là “Napoleon của Iran”. Năm 1743, Nadir Shah tuyên chiến với đế quốc Ottoman. Ông đòi thành Baghdad phải hàng. Người Persian đã chiếm thành Baghdad năm 1623. Từ năm 1736 đến 1743, Nāder tức mở rộng đế quốc của mình một cách đáng kể, chinh phục những vùng quan trọng của Trung Asia, nam Caucasus, và vùng vịnh Persia. Có lẽ hành động quan trọng nhất của ông là chinh phục thành công India năm 1739, ông chiếm và cướp phá thành Delhi, và buộc nhà cai trị Mogul Muhammad Shah phải đóng triều cống rất lớn, và nhượng tất cả những tỉnh về phía Bắc và phía tây của sông Indus.
[12] Bubble Mississippi: tạm dịch là sủi bong bóng Mississippi. Sủi bong bóng (bubble) là một một chu kỳ kinh tế định dạng bởi hiện tượng phát triển rất nhanh chóng (kinh tế như trên chảo nóng, bong bóng sủi tăm nhiều và phình lớn), sau đó là một thu giảm (bong bóng ngưng sủi tăm, hay vỡ hết), cũng rất nhanh. Như thế, một chu kỳ kinh tế có đặc trưng là sự bùng nở nhanh chóng theo sau là một co rút. Trong một lĩnh vực đặc biệt nào đó, giá cổ phần tăng vọt đột ngột, vượt quá những bảo đảm khi nhìn trong những nguyên tắc cơ bản, và thường là, theo sau có một sự mất giá kịch liệt, khi xảy ra một đợt bán tháo lớn. Một lý thuyết cho rằng giá cổ phần chứng khoán vượt xa giá trị thực sự của chúng (boom), và sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi giá cổ phần đi vào sự rơi tự do, và bong bóng vỡ (burst).
Trong những năm 1990, USA chứng kiến một sự phồng hơi và sự xì hơi tiếp ngay sau đó của những công ty dot-com; và có hiện tượng kinh tế dot-com bubble. Nhìn từ phương diện thuần tuý kinh tế, những sủi bong bóng không nhất thiết là xấu hay tốt. Chúng đơn giản là những phát triển tự nhiên (tuy khác thường) của những sức mạng kinh tế tự do. Con người, dù thành tốt hơn hay xấu hơn, có khuynh hướng đổ dồn cuồng dại đâm đầu vào những ý tưởng mới lạ khêu gợi nhất. Khi có sự đầu cơ, tích trữ vội vàng, dự trên ý tưởng mới lạ đó đạt đến mút đỉnh, thị trường tự điều chỉnh, thường là với những kết quả tàn khốc.
[13] “a capitalist trade union.”
[14] quốc hội và văn phòng thủ tướng England
[15] [Carl Trocki, Opium, Empire and the Global Political Economy (New York: Routledge, 1999), 91.]

[16] Congo Free State: sau đổi tên thành Congo Belgium, rồi thành Zaire, và ngày nay là nay là Cộng hòa Dân chủ Congo.
Cuối thế kỷ XIX, đã chứng kiến sự ra đời của những đế quốc da trắng trong Africa da đen, giữa sự trưởng thành khó khăn và vùng vẫy đau đớn của cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, Europe cần những nguồn nguyên liệu. Nhờ vào phương tiện của sức mạnh quân sự to lớn, những quốc gia Europe đã có thể chiếm đoạt những nguyên liệu này chỉ bằng áp đặt ý muốn của họ trên những người da màu, vốn bất lực không thể chống cự. Che đậy tham lam vô độ và tự cao chủng tộc kiêu hãnh, tất cả nguỵ trang dưới ngôn ngữ phô trương đạo đức loè loẹt, rêu rao một sứ mệnh truyền bá văn minh, nâng dậy những kẻ bị áp chế, sai sáng những kẻ chịu tối tăm, và Kitô hoá những kẻ không biết đến Gót của Abraham, một số ít những nước châu  đã cưỡng bức chia cắt lục địa Africa. Họ xẻo ra những thuộc địa, vạch những ranh giới nhân tạo, hoàn toàn gạt đi những thực tại, trong đó cụ thể là những dân tộc, hay bộ tộc đã sống trên những đất đó hàng trăm năm, và tiến hành khai thác bóc lột tàn nhẫn những thuộc địa này chỉ cho quyền lợi kinh tế của riêng họ.
Đặc biệt một trường hợp thường bị bỏ quên trong lịch sử thực dân Europe là tội ác diệt chủng của vua Leopold II của Belgium. Sau Hội nghị Berlin năm 1884; 905.000 dặm vuông của Congo Belgium đã trở thành tài sản cá nhân của Leopold II. Ông này đã tích lũy một tài sản khổng lồ bằng cách biến những đàn ông thuộc địa thành những nô lệ, để thu thập cao su và ngà voi. Quân đội riêng của Leopold (Force Publique), gồm 19.000 người, bắt giữ vợ con của những người lao động như những con tin, để buộc những đàn ông của họ phải làm việc. Bàn tay, mũi và tai của những con tin, thường bị cắt hay xẻo, khi người đàn ông của gia đình không nộp đủ lượng cao su ấn định, hoặc trốn chạy. (Một nhà truyền giáo, như William Sheppard từ Virgini, không dằn được bất nhẫn, đã cho biết rằng binh sĩ của quân đội riêng của Leopold đem nộp những bàn tay phải của những dân làng đã bị họ giết, giải thích cho sự dùng đạn của họ, (cải chính rằng họ không dùng đạn để đi săn).
Trong hơn 23 năm, quân đội của Leopold buộc hàng trăm ngàn người nô lệ làm việc trong những điều kiện chết người, nhiều người chết chỉ đơn giản vì kiệt sức. Một số khoảng 20 cuộc nổi dậy của những nô lệ đã bị đàn áp cực kỳ đẫm máu và tàn bạo. Sau khi người Bỉ khám phá ra vàng vào năm 1903, họ đã khiến hàng ngàn người nữa làm việc đến chết trong những mỏ vàng.
1880-1920 Dân số Congo đã giảm một nửa do bị giết, đói khát, kiệt sức, phơi ra nguy hiểm, bệnh tật, và tỷ lệ sinh suy giảm do sự bóc lột của Vua Leopold II. Ước tính khoảng 10 triệu người trong một dân số 20 triệu đã mất mạng dưới sự cai trị man rợ của vua Leopold. Năm 1908, trước một làn sóng phản đối quốc tế kịch liệt, Leopold đã buộc phải bàn giao lãnh thổ của mình cho Chính phủ Belgium (với một giá đắt). Họ kiểm soát Congo cho đến khi độc lập năm 1959. Số lượng những vụ giết người giảm đi nhưng hành hình và khai thác bóc lột tiếp tục.
Người Belgium rời đất nước này trong tình trạng tàn tệ đến nỗi sau khi trao trả độc lập, nhiều triệu người Congo vẫn tiếp tục chết trong một loạt những cuộc chiến tranh, và cũng vì sự bất lực của chính phủ địa phương. Vụ ám sát Lumumba và khoảng 100.000 người chết, theo sau là chính phủ thảm hại của Mobutu. Chiến tranh Congo thứ Nhất (1996-1998) đã theo sau với Chiến tranh Congo Thứ nhì [1998-2003]. Đây được xem là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử Africa hiện đại. Cuộc chiến giết chết 5,4 triệu người, chủ yếu là từ bệnh tật và đói, khiến nó trở thành cuộc xung đột đẫm máu nhất trên toàn thế giới sau Thế chiến II. Một lần nữa, phần lớn phương Tây không biết đến chúng.
[17] [Georges Nzongola-Ntalaja, The Congo from Leopold to Kabila: A People’s History (London: Zed Books, 2002), 22.]