Sunday, July 26, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (11)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người




Phần Bốn
Cuộc Cách mạng Khoa học


Hình 32. Alamogordo, 16 July 1945, 05:29:53. Tám giây sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên đã phát nổ. Nhà vật lý nguyên tử Robert Oppenheimer, sau khi nhìn vụ nổ, đã trích dẫn từ Bhagavad Gita: ‘Bây giờ tôi trở thành Thần Chết, kẻ Huỷ diệt của những Thế giới.” [1]







14
Khám phá sự Không-biết

Hãy nói, nếu một nông dân Spain đã bắt đầu ngủ một giấc dài trong năm 1000 và thức dậy 500 năm sau, với những tiếng ồn ào của những thủy thủ của Columbus [2], đang lên những thuyền Niña, Pinta Santa Maria, với ông ta thế giới đã có vẻ vẫn khá quen thuộc. Dẫu có nhiều thay đổi về kỹ thuật, cách cư xử xã hội, và những ranh giới chính trị, người ngủ quên, như Rip Van Winkle [3], của thời Trung cổ này, sẽ cảm thấy không xa lạ, lạc lõng, vẫn như ở nhà. Nhưng nếu đã có một trong những thủy thủ của Columbus rơi vào một giấc ngủ tương tự và thức dậy với tiếng nhạc chuông của iPhone, thế kỷ XXI; ông đã có thể tìm thấy chính mình trong một thế giới kỳ lạ vượt quá sự hiểu biết. “Đây có phải thiên đàng?” Ông cũng có thể đã tự hỏi mình. “Hay có lẽ – địa ngục?”.

500 năm vừa qua đã chứng kiến ​​một sự tăng trưởng phi thường và chưa từng có trong quyền năng con người. Trong năm 1500, đã có khoảng 500 triệu người Homo Sapiens trên toàn thế giới. Ngày nay, có 7 tỉ. [4] Tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được loài người sản xuất trong năm 1500 ước tính vào khoảng 250 tỉ đồng, tính bằng tiền đôla ngày nay .[5] Ngày nay, giá trị của một năm sản xuất của con người là gần $ 60 trillion. [6] Trong năm 1500, loài người tiêu thụ khoảng 13 trillion calori năng lượng mỗi ngày. Ngày nay, chúng ta tiêu thụ 1.500 trillion calori một ngày. [7] (Hãy nhìn lại những con số này – dân số đã tăng lên gấp 14 lần, sản xuất gấp 240 lần, và tiêu thụ năng lượng gấp 115 lần.)

Giả sử một chiến hạm thời nay duy nhất đã được đem trở lại thời Columbus. Trong một vài giây, nó có thể biến những thuyền Niña, Pinta và Santa Maria thành những mảnh ván bập bềnh trên biển; và sau đó đánh chìm những lực lượng hải quân của tất cả những cường quốc trên thế giới vào thời đó, mà không bị một vết trầy nào. Năm tàu chở hàng thời nay đã có thể chở tất cả hàng hóa của toàn thể hạm đội thương mại thế giới thời đó. [8] Một máy cômputơ thời nay có thể dễ dàng lưu trữ tất cả chữ và số trong tất cả những bản thảo và cuộn sách trong tất cả mọi thư viện thời Trung cổ, và vẫn còn dư chỗ. Bất kỳ một nhà băng lớn nào ngày nay, cũng giữ nhiều tiền hơn so với tất cả số tiền cộng chung của những vương quốc của thế giới trước thời hiện nay .[9]

Năm 1500, ít những thành phố có hơn 100.000 dân. Hầu hết những tòa nhà được xây bằng đất, gỗ và rơm; một tòa nhà ba tầng đã là một tòa nhà chọc trời. Những đường phố là những lối đi bằng đất bẩn cứng, bụi bặm trong mùa hè và lầy lội vào mùa đông, ngược xuôi những người đi bộ, ngựa, dê, gà và một vài xe kéo. Những tiếng ồn đô thị phổ thông nhất là tiếng người và động vật, cùng với tiếng búa và tiếng cưa. Lúc mặt trời lặn, hình ảnh thành phố tối đen, với thỉnh thoảng một vài ngọn nến hay ánh đuốc bập bùng trong bóng tối. Nếu một cư dân của một thành phố như vậy có thể thấy Tokyo thời nay, New York hay Mumbai, cô ấy sẽ nghĩ gì?

Trước thế kỷ thứ mười sáu, không có con người nào đã từng đi vòng quanh quả đất. Điều này đã thay đổi vào năm 1522, khi đoàn thuyền thám hiểm của Magellan đã về lại Spain sau một hành trình 72.000 km. Phải mất ba năm và mất mạng sống của gần như tất cả đoàn thuỷ thủ, gồm cả chính Magellan. [10] Năm 1873, Jules Verne có thể tưởng tượng Phileas Fogg, một nhà mạo hiểm người England giàu có, có lẽ chỉ có thể có khả năng đi vòng quanh toàn thế giới trong tám mươi ngày [11]. Ngày nay bất cứ ai có mức thu nhập trung lưu, cũng có thể an toàn và dễ dàng đi vòng quanh thế giới chỉ trong vòng bốn mươi tám giờ.

Năm 1500, con người đã bị dán chặt vào bề mặt của quả đất. Họ có thể xây những tháp cao, và leo núi, nhưng bầu trời được dành cho những loài chim, những thần tiên, và những gót. Ngày 20 tháng 7 năm 1969 con người đặt chân lên mặt trăng. Đây không chỉ là một thành tích lịch sử, nhưng một kỳ công của tiến hóa và ngay cả của vũ trụ. Trong suốt 4 tỉ năm trước của tiến trình tiến hóa, không một sinh vật nào đã thành công ngay cả trong sự rời khỏi bầu khí quyển của quả đất, và chắc chắn không một sinh vật nào để lại dấu chân đi, hay vệt vòi quét trên mặt trăng.

Trong hầu hết lịch sử, con người không biết gì về 99,99 phần trăm của những sinh vật trên hành tinh này – cụ thể là, những vi sinh vật. Điều này không phải vì chúng không là sự bận tâm của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta mang hàng tỉ những sinh vật đơn bào bên trong mình, và chúng không chỉ là những “kẻ đi xe nhờ” tự do. Chúng là những người bạn tốt nhất của chúng ta, và cũng là những kẻ thù nguy hiểm nhất. Một số chúng tiêu hóa thức ăn của chúng ta, và làm sạch ruột của chúng ta, trong khi một số khác gây những đau ốm và bệnh dịch. Thế nhưng, đã chỉ đến năm 1674, mắt người đầu tiên mới nhìn thấy một vi sinh vật, khi Anton van Leeuwenhoek liếc qua kính hiển vi tự chế của ông, và giật mình khi thấy cả một thế giới của những sinh vật nhỏ bé lao nhao trong một giọt nước. Trong 300 năm sau đó, con người đã biết làm quen với một số lượng lớn những loài vi sinh vật. Chúng ta đã thành công để đánh bại hầu hết những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất mà chúng gây ra, và đã khai thác được những vi sinh vật trong những dịch vụ của y học và kỹ nghệ. Ngày nay chúng ta có kỹ thuật dùng bacteria để sản xuất thuốc, sản xuất nhiên liệu sinh học và diệt những ký sinh trùng.

Nhưng khoảnh khắc duy nhất đáng chú ý và định nghĩa rõ ràng nhất cho 500 năm qua đã đi đến thời điểm 05:29:45 ngày 16 tháng 7 năm 1945. Đúng giây phút đo, những nhà khoa học USA đã cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên tại Alamogordo, tiểu bang New Mexico. Từ thời điểm đó trở đi, loài người có khả năng không chỉ để thay đổi tiến trình lịch sử, nhưng để chấm dứt nó.

Tiến trình lịch sử đã dẫn đến Alamogordo, và lên mặt trăng, được biết như cuộc Cách mạng Khoa học. Trong cuộc cách mạng này loài người đã thu được những quyền năng khổng lồ mới, bằng sự đầu tư những nguồn lực vào nghiên cứu khoa học. Đó là một cuộc cách mạng, vì cho đến khoảng năm 1500, con người trên khắp thế giới nghi ngờ khả năng của họ để có được những quyền năng mới về y tế, quân sự và kinh tế. Trong khi những chính quyền và những người bảo trợ giàu có phân phát quỹ tài chính cho kinh phí về giáo dục, học thuật, mục đích đã là, nói chung, để gìn giữ những khả năng hiện có, hơn là để có được những khả năng mới. Những nhà cai trị thời trước thời nay, điển hình đưa tiền cho những nhà chăn chiên, những triết gia và những nhà thơ với hy vọng rằng họ sẽ hợp pháp hóa sự cai trị của mình và duy trì trật tự xã hội. Ông đã không mong đợi họ để khám phá ra những loại thuốc mới, tạo ra những vũ khí mới, hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế.

Trong năm thế kỷ vừa qua, con người ngày càng đi đến tin tưởng rằng họ có thể tăng lên những khả năng của mình bằng sự đầu tư vào nghiên cứu khoa học. Đây không chỉ là tin tưởng mù quáng – nó đã nhiều lần được chứng minh thực nghiệm. Càng nhiều bằng chứng có ở đó, càng nhiều nguồn lực hơn của những người giàu có và những chính phủ sẵn sàng đưa vào khoa học. Chúng ta hẳn đã không bao giờ có thể đi bộ trên mặt trăng, có kỹ thuật trên những vi sinh vật và bom nguyên tử nếu đã không có những đầu tư như vậy. Chính phủ USA, lấy thí dụ, trong nhiều chục năm gần đây, đã phân bổ hàng tỉ đôla để vào ngành nghiên cứu vật lý nguyên tử. Kiến ​​thức sản xuất bởi nghiên cứu này đã đem cho khả năng xây dựng những nhà máy điện nguyên tử, cung cấp điện giá rẻ cho những ngành kỹ nghệ USA, đóng thuế cho chính phủ USA, dùng một số của những tiền thuế này để tài trợ cho những nghiên cứu tiếp theo về vật lý nguyên tử.


 Quyền năng -----------> Tài Nguyên

 ^                                          /
 \
 \                            /                                          
 Nghiên Cứu <---
                             

Hình bên: Vòng phản hồi của cuộc cách mạng khoa học. Khoa học cần nhiều hơn chỉ là nghiên cứu để tiến bộ. Nó tuỳ thuộc vào việc tăng cường lẫn nhau giữa khoa học, chính trị và kinh tế. Những tổ chức chính trị và kinh tế cung cấp những nguồn tài nguyên mà nếu không có thì nghiên cứu khoa học gần như là không thể. Đổi lại, nghiên cứu khoa học cung cấp những quyền năng mới sẽ được dùng, trong số những sự việc khác, để có được những nguồn lực mới, một số trong đó được tái đầu tư vào việc nghiên cứu.

Tại sao con người thời nay phát triển một tin tưởng ngày càng tăng vào trong khả năng của họ để có được những quyền năng mới qua sự nghiên cứu? Những gì đã đúc thành sự kết buộc giữa khoa học, chính trị và kinh tế? Chương này nhìn vào bản chất độc đáo của khoa học thời nay, ngõ hầu đi đến một phần của trả lời. Hai chương tiếp theo xem xét sự thành hình của liên minh giữa khoa học, những đế quốc Europe và kinh tế của chủ nghĩa tư bản.

Người Ngu dốt

Loài người đã tìm kiếm để tìm hiểu vũ trụ, ít nhất kể từ cuộc Cách mạng Nhận thức. Những tổ tiên chúng ta đã dành rất nhiều thời giờ và nỗ lực trong cố gắng để khám phá những quy luật vốn chúng cai quản thế giới tự nhiên. Nhưng khoa học thời nay khác với tất cả những truyền thống kiến ​​thức trước đây trong ba phương cách quan trọng:

a. Sự sẵn sàng để thừa nhận sự thiếu hiểu biết. Khoa học thời nay dựa trên pháp lệnh Latin vẫn dùng trong toà án ignoramus – “chúng tôi không biết”. [12] Nó giả định rằng chúng ta không biết gì về tất cả mọi sự vật viêc. Ngay cả còn nghiêm khắc phê phán hơn, nó chấp nhận rằng những sự vật việc mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết vẫn có thể được chứng minh là sai, khi chúng ta đạt được thêm kiến ​​thức nhiều hơn. Không có khái niệm, ý tưởng, hay lý thuyết nào là thiêng liêng hay bất khả xâm phạm, và vượt ngoài thử thách.

b. Vai trò Trung tâm của quan sát và toán học. Sau khi đã thừa nhận sự thiếu hiểu biết, khoa học thời nay có mục đích hướng đến tiếp nhận kiến ​​thức mới. Nó làm như vậy bằng sự thu tập những quan sát, và sau đó dùng những dụng cụ của toán học để kết nối những quan sát này vào trong những lý thuyết toàn diện, tổng quát

c. Sự thu nhận những quyền năng mới. Khoa học thời nay không hài lòng với việc tạo dựng những lý thuyết. Nó dùng những lý thuyết này với mục đích có được những quyền năng mới, và đặc biệt để phát triển những kỹ thuật mới.

Cách mạng Khoa học đã không là một cách mạng về tri thức. Trên tất cả, nó đã là một cách mạng về sự không biết. Khám phá lớn lao đã phóng đi cuộc Cách mạng Khoa học đã là sự khám phá rằng loài người không biết những trả lời cho những câu hỏi quan trọng nhất của họ. [13]

Những truyền thống tri ​​thức trước thời hiện nay, như đạo Islam, đạo Kitô, đạo Phật và tư tưởng Confucius, đã khẳng định rằng tất cả mọi sự vật việc nếu là quan trọng để biết về thế giới đều đã biết được rồi. Những gót vĩ đại, hoặc một Gót toàn năng, hoặc những người khôn ngoan trong quá khứ đã sở hữu tất cả sự khôn ngoan bao trùm tất cả, vốn họ đã dùng cách gọi là “sự vén lên cho thấy”, cho chúng ta biết ở những ghi chép trong những kinh điển và trong những truyền thống truyền khẩu. Những con người tầm thường, được sinh ra rồi phải chết đi, đã đạt được kiến ​​thức bằng cách đào sâu vào những bản văn cổ xưa và những truyền thống này, và hiểu biết chúng cho đúng. Đã là điều không thể tưởng tượng được rằng sách Thánh, kinh Koran, hay kinh Veda đã bỏ thiếu một bí mật chủ yếu nào của vũ trụ – một bí mật mà có thể vẫn chưa được những sinh vật bằng xương bằng thịt khám phá .

Những truyền thống tri ​​thức thời cổ nhìn nhận chỉ có hai loại không-hiểu-biết. Thứ nhất, một cá nhân có thể không biết gì về một gì đó quan trọng. Để có được kiến ​​thức cần thiết, tất cả những gì người ấy cần làm là đi hỏi một ai đó khôn ngoan hơn. Đã không có sự cần thiết để khám phá những điều mà chưa ai từng biết. Lấy thí dụ, nếu một người nông dân, ở một làng vùng Yorkshire thế kỷ XIII, muốn biết loài người đã có nguồn gốc thế nào, ông ta đã tự cho rằng rằng truyền thống đạo Kitô nắm giữ trả lời dứt khoát. Tất cả những ông đã phải làm là đi hỏi nhà chăn chiên ở làng mình.

Thứ hai, một truyền thống toàn bộ có thể là không biết gì về những sự vật việc không quan trọng. Theo định nghĩa, bất cứ sự vật việc nào những gót vĩ đại, hay những người khôn ngoan trong quá khứ, nếu đã không buồn nói cho chúng ta biết là đều không quan trọng. Lấy thí dụ, nếu người nông dân Yorkshire của chúng ta muốn biết loài nhện dệt lưới của chúng như thế nào, điều đó là không có nghĩa lý, ích lợi gì đến phải cất công đi hỏi nhà chăn chiên, vì không có trả lời cho câu hỏi này trong bất kỳ những sách thánh Kitô nào. Điều đó không có nghĩa, tuy nhiên, rằng những sách thánh Kitô là thiếu xót. Đúng hơn, nó có nghĩa là sự hiểu biết về loài nhện dệt lưới nhện như thế nào thì không quan trọng. Sau cùng tất cả, Gót tất biết rất rõ cách loài nhện làm việc đó như thế nào. Nếu đây đã là một mẩu kiến thức quan trọng cần phải thông tin, nếu nó cần thiết cho sự cứu rỗi và sự thịnh vượng cho con người, Gót ắt đã gồm một giải thích đầy đủ thông xuốt trong quyển sách Thánh rồi.

Đạo Kitô đã không cấm người ta nghiên cứu loài nhện. Nhưng những học giả về loài nhện – nếu có bất kỳ một ai như vậy, vào thời Trung cổ Europe – đã phải chấp nhận vai trò bên lề của họ trong xã hội, và tính không liên can, quan hệ gì của những tìm ra của họ với những chân lý vĩnh cửu của đạo Kitô. Bất kể điều gì một học giả có thể khám phá được về loài nhện, hay loài bướm, hay loài chim sẻ trên đảo Galápagos, rằng kiến ​​thức đó đã chỉ hơn những chi tiết tầm thường vô vị một chút, không đặt thêm gì vào những chân lý nền tảng của xã hội, chính trị và kinh tế.

Trong thực tại, mọi sự vật việc đã hoàn toàn không bao giờ đơn giản như thế. Trong mọi thời đại, ngay cả thời sùng tín tôn giáo và bảo thủ nhất, đã có những người là người đã biện luận rằng đã có những sự vật việc quan trọng, nhưng toàn bộ truyền thống của họ đã không biết gì về chúng. Tuy nhiên, những người như vậy thường bị đẩy ra ngoài lề, hoặc bị ngược đãi – nếu không, họ thành lập một truyền thống mới và bắt đầu biện luận rằng họ đã biết tất cả những gì có đó phải cần biết. Lấy thí dụ, nhà tiên tri Muhammad đã bắt đầu sự nghiệp tôn giáo của mình bằng lên án những đồng bào Arab của ông, vì họ sống trong sự thiếu hiểu biết về chân lý thần linh. Nhưng đồng thời, chính Muhammad rất nhanh chóng đã bắt đầu biện luận rằng ông biết toàn vẹn chân lý, và những người theo ông bắt đầu gọi ông là “Nhà tiên tri Cuối cùng”. [14] Từ đó về sau, đã không cần những sự vén lên cho thấy [15] nào nữa, ngoài những gì đã được vén lên cho thấy, hay đã tiết lộ riêng cho Muhammad .

Khoa học thời ngày nay là một truyền thống tri ​​thức độc nhất, bởi nó công khai thú nhận sự thiếu hiểu biết tập thể liên quan đến những câu hỏi quan trọng nhất. Darwin không bao giờ cho rằng ông là “nhà sinh vật học cuối cùng”, hay ông đã giải quyết được câu đố bí ẩn của sự sống, cho bây giờ và mãi mãi. Sau những thế kỷ nghiên cứu khoa học rộng rãi, những nhà sinh học thú nhận rằng họ vẫn không có bất kỳ giải thích giá trị nào về bộ óc đã tạo ra ý thức như thế nào. Những nhà vật lý thú nhận rằng họ vẫn không biết những gì gây ra Big Bang, hoặc làm thế nào để kết hợp cơ học quantum cho thuận hợp với thuyết tương đối tổng quát.

Trong những trường hợp khác, những lý thuyết khoa học tranh thắng đều được bàn cãi lớn tiếng trên cơ bản của những bằng chứng mới nổi lên liên tiếp. Một thí dụ điển hình là những tranh luận về cách nào tốt nhất để điều hành nền kinh tế. Dẫu mỗi cá nhân những nhà kinh tế có thể khẳng định rằng phương pháp của họ là tốt nhất, quan điểm chính thống thay đổi với mỗi khủng hoảng tài chính và thị trường chứng khoán xì hơi nhanh như sủi bong bóng, và thường đã được chấp nhận rằng lời phán cuối cùng về kinh tế vẫn còn chưa nói ra.

Vẫn còn những trường hợp khác, trong đó những lý thuyết đặc biệt, được những bằng chứng giá trị hỗ trợ trước sau liên tục, khiến tất cả những lựa chọn thay thế khác từ lâu đã bị bỏ rơi bên lề đường. Những lý thuyết như thế được chấp nhận như là sự thật – nhưng tất cả mọi người đều đồng ý rằng nếu có bằng chứng mới xuất hiện nhưng mâu thuẫn với lý thuyết đó, nó sẽ phải được sửa đổi, hoặc loại bỏ. Những thí dụ tốt về trường hợp này là lý thuyết địa chất về cấu tạo vỏ quả đất [16], và thuyết tiến hóa [17].

Sự sẵn sàng thú nhận sự thiếu hiểu biết đã làm khoa học thời nay thành năng động hơn, dẻo dai hơn, và tò mò sáng tạo hơn hơn bất kỳ truyền thống tri thức nào trước đó. Điều này đã mở rộng khả năng của chúng ta to lớn vô cùng, để hiểu thế giới làm việc thế nào, và khả năng của chúng ta để phát minh những kỹ thuật mới. Nhưng nó trình bày với chúng ta một vấn đề nghiêm trọng vốn hầu hết tổ tiên chúng ta đã không phải đối ứng. Giả định thời nay của chúng ta rằng chúng ta không biết về tất cả mọi sự vật việc, và rằng ngay cả những kiến ​​thức mà chúng ta đang có là nhất thời, kéo dài đến những huyền thoại chung được cùng chia sẻ, vốn đem lại khả năng cho hàng triệu người lạ mặt để hợp tác hiệu quả với nhau. Nếu bằng chứng cho thấy rằng nhiều trong số những huyền thoại đó là đáng nghi ngờ, làm thế nào chúng ta có thể giữ xã hội vào cùng với nhau? Làm thế nào những cộng đồng, những quốc gia và những hệ thống quốc tế của chúng ta có thể hoạt động? 

Tất cả những nỗ lực thời nay để ổn định trật tự chính trị xã hội đã không có lựa chọn nào khác, nhưng phải dựa vào một trong hai phương pháp không khoa học:

a. Lấy một lý thuyết khoa học, và đi ngược lại với những thực hành phổ thông trong khoa học, tuyên bố rằng đó là một chân lý cuối cùng và tuyệt đối. Đây là phương pháp được những người Nazi dùng (những người tuyên bố rằng những chính sách kỳ thị chủng tộc của họ là những hệ luận của những thực tại sinh học), và những người Cộng Sản (những người tuyên bố rằng Marx và Lenin đã tiên đoán những chân lý kinh tế tuyệt đối, chúng không bao giờ có thể phản bác được).

b. Đem đặt nó ra ngoài khoa học, và sống phù hợp với một sự thật tuyệt đối không khoa học. Đây là chiến lược của chủ nghĩa nhân bản tự do, xây dựng trên một tin tưởng giáo điều vào những giá trị độc đáo và những quyền bất khả xâm phạm của con người – một lý thuyết vốn có ít nhiều lúng túng với tất cả những nghiên cứu khoa học về Homo Sapiens.

Nhưng điều đó không khiến chúng ta ngạc nhiên. Ngay cả bản thân khoa học cũng phải dựa vào những tin tưởng tôn giáo và hệ ý thức để biện minh, và tài trợ cho nghiên cứu của nó.

Văn hóa thời nay, dù sao đi nữa, đã vẫn sẵn sàng ôm đón lấy sự thiếu hiểu biết, đến một chừng mức lớn hơn nhiều so với bất kỳ nền văn hóa nào trước đó. Một trong những điều đã làm cho trật tự xã hội thời nay có thể giữ được là sự lan rộng của một tin tưởng gần như tôn giáo trong kỹ thuật và trong những phương pháp nghiên cứu khoa học, vốn đã thế chỗ, đến một một chừng mức nào đó, tin tưởng vào những chân lý tuyệt đối.

Giáo điều khoa học

Khoa học thời nay không có giáo điều. Tuy nhiên, nó có một lõi chung gồm những phương pháp nghiên cứu, vốn tất cả đều dựa trên sự thu thập những quan sát thực nghiệm – những gì chúng ta có thể xem nhìn, nghe biết, nhận xét, theo dõi, ý thức được với ít nhất một trong những giác quan của chúng ta – và đặt chúng vào với nhau, với sự giúp đỡ của những dụng cụ toán học.

Con người trong suốt lịch sử, đã thu thập những quan sát thực nghiệm, nhưng sự quan trọng của những quan sát này thường là giới hạn. Tại sao phí những nguồn lực quý giá để tìm có những quan sát mới, khi chúng ta đã có tất cả những trả lời chúng ta cần có? Nhưng khi con người thời nay đi đến phải thừa nhận rằng họ không biết những trả lời cho một số câu hỏi rất quan trọng, họ thấy là cần thiết để tìm kiếm kiến ​​thức hoàn toàn mới. Dẫn đến hệ quả là, phương pháp nghiên cứu bao trùm thời nay mặc nhiên thừa nhận sự thiếu xót của những kiến ​​thức cũ. Thay vì nghiên cứu những truyền thống cũ, nhấn mạnh hiện nay đặt trên những quan sát và những thí nghiệm mới. Khi quan sát ngày nay va chạm với truyền thống trước đây, chúng ta dành ưu tiên cho quan sát ngày nay. Dĩ nhiên, những nhà vật lý phân tích quang phổ của những thiên hà xa xôi, những nhà khảo cổ phân tích những tìm được từ một thành phố thời đại đồ Đồng, và những nhà chính trị học nghiên cứu sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, đều không gạt bỏ truyền thống. Họ bắt đầu bằng nghiên cứu những gì những người khôn ngoan trong quá khứ đã nói và viết. Nhưng từ năm đầu tiên ở trường đại học, những nhà vật lý, nhà khảo cổ và những nhà chính trị học có tham vọng đều được dạy rằng đó là nhiệm vụ của họ để đi xa hơn những gì Einstein, Heinrich Schliemann và Max Weber đã từng biết.

Chỉ những quan sát đơn thuần, tuy nhiên, không phải là tri ​​thức. Để hiểu được vũ trụ, chúng ta cần phải nối những quan sát vào trong những lý thuyết toàn diện. Truyền thống trước đây thường xây dựng lý thuyết của họ trong những thuật ngữ cảu những câu chuyện. Khoa học thời nay dùng toán học.

Có rất ít những phương trình, biểu đồ và tính toán trong sách Thánh, kinh Koran, kinh Vedas hoặc những kinh điển Confucius. Khi những huyền thoại và kinh điển truyền thống đặt định những luật lệ chung, những luật lệ này được trình bày trong hình thức kể chuyện chứ không phải hình thức toán học. Thế nên, một nguyên lý cơ bản của đạo Mani khẳng định rằng thế giới là một chiến tranh giữa Thiện và Ác. Một quyền năng Ác tạo ra vật chất, trong khi một quyền năng Thiện tạo ra tinh thần. Con người bị kẹt giữa hai sức mạnh này, và nên chọn Thiện thay vì Ác. Tuy nhiên, nhà tiên tri Mani đã không có cố gắng nào để đưa ra một công thức toán học có thể dùng để tiên đoán những lựa chọn của con người, bằng cách định lượng sức mạnh tương ứng của hai quyền năng này. Ông không bao giờ tính toán rằng “lực tác động lên một con người bằng gia tốc của tinh thần của người ấy chia cho khối lượng của cơ thể của người ấy”.

Đây đúng là những gì những nhà khoa học tìm để hoàn thành. Trong năm 1687, Isaac Newton đã xuất bản những Nguyên tắc Toán học của Triết học Tự nhiên, [18] có thể coi là quyển sách quan trọng nhất trong lịch sử thời nay. Newton đã trình bày một lý thuyết tổng quát về chuyển động và thay đổi. Sự vĩ đại của lý thuyết của Newton là khả năng của nó để giải thích và tiên đoán những chuyển động của tất cả những vật thể trong vũ trụ, từ những quả táo rơi, đến những ngôi sao băng, dùng ba định luật toán học rất đơn giản:

1. ∑ F = 0
2. ∑ F = ma
3. F1,2 = −F2,1

(F và a là những véctơ lực)

Từ đó về sau, bất cứ ai nếu muốn hiểu và tiên đoán sự chuyển động của một đạn đại bác, hoặc một hành tinh, giản dị chỉ phải đo khối lượng, hướng chuyển động, gia tốc của đối tượng, và những lực tác động lên nó. Bằng cách đưa những con số này vào những phương trình Newton, vị trí tương lai của những đối tượng có thể tiên đoán được. Nó làm việc giống như ảo thuật. Chỉ vào khoảng cuối thế kỷ XIX, những nhà khoa học mới gặp một vài quan sát đã không phù hợp chặt chẽ với những luật của Newton, và những điều này dẫn đến những cuộc cách mạng tiếp theo trong vật lý – lý thuyết tương đối và cơ học quantum.

Newton đã cho thấy rằng quyển sách của Tự nhiên được viết bằng ngôn ngữ của toán học. Một số chương sách (lấy thí dụ) cô đọng thành những phương trình gọn gàng rõ ràng; nhưng những học giả là những người đã từng cố gắng để thu giảm sinh học, kinh tế học và tâm lý học xuống thành những phương trình Newton gọn ghẽ, đã tìm ra rằng những ngành học này có mức độ phức tạp khiến một tham vọng như vậy là hoài công. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ buông bỏ toán học. Một nhánh toán học mới đã phát triển trong vòng 200 năm qua, để giải quyết những khía cạnh phức tạp hơn này của thực tại: toán học thống kê.

Năm 1744, hai nhà chăn chiên dòng Presbyterian ở Scotland, Alexander Webster và Robert Wallace, đã quyết định thành lập một quỹ bảo hiểm nhân thọ, nhằm cung cấp tiền hưu cho những góa phụ và trẻ mồ côi của những thày chăn chiên đã chết. Họ đề nghị rằng mỗi giáo sĩ trong giáo phái của họ sẽ phải đóng một phần nhỏ trong thu nhập của mình vào quỹ, quỹ đó sẽ đem đầu tư. Nếu một nhà chăn chiên chết, vợ ông sẽ nhận được tiền trả, tính theo cổ phần trong tiền sinh lời của quỹ bảo hiểm. Điều này sẽ cho phép họ sống thoải mái cho phần đời còn lại của mình. Tuy nhiên, để ấn định những thày chăn chiên phải đóng bao nhiêu, để quỹ sẽ có đủ tiền để thực hiện trách nhiệm này của nó, Webster và Wallace đã cần phải có khả năng để dự đoán sẽ có bao nhiêu giáo sĩ chết mỗi năm, bao nhiêu góa phụ và trẻ mồ côi họ sẽ bỏ lại đằng sau, và những quả phụ đó sẽ sống lâu hơn những người chồng đã chết của họ bao nhiêu năm nữa.

Hãy lưu ý những gì hai giáo sĩ này đã không làm. Họ đã không cầu nguyện Gót với ước mong trả lời sẽ được biết bằng sự vén lên cho thấy. Họ cũng không tìm trả lời trong sách Thánh, hay trong những tác phẩm của những nhà gót-học thời cổ. Họ cũng không đi vào một tranh luận triết học trừu tượng. Là những người dân xứ Scotland, họ thuộc loại người thực tiễn. Vì vậy, họ đã liên lạc với Colin Maclaurin, một giáo sư toán học ở đại học Edinburgh. Cả ba người sau đó đã thu thập dữ liệu về độ tuổi mà người ta thường chết, và dùng những dữ diệu này để tính toán xem có bao nhiêu giáo sĩ sẽ rơi vào trường hợp xảy ra là chết trong một năm bất kỳ nào.

Công việc của họ được xây dựng trên một số những phát triển quan trọng trong lĩnh vực thống kê và xác suất. Một trong những khám phá này là Luật của những Số lớn của Jacob Bernoulli [19]. Bernoulli đã đưa vào hệ thống nguyên lý rằng trong khi có thể là khó khăn để tiên đoán chắc với chắn chắn một biến cố duy nhất, chẳng hạn như cái chết của một người đặc biệt nào đó, điều đã có thể là tiên đoán được với nhiều chính xác về hệ quả trung bình xảy ra của nhiều những biến cố tương tự. Đó là, trong khi Maclaurin không thể dùng toán học để tiên đoán xem liệu Webster và Wallace sẽ chết vào năm tới hay không, ông có thể, nếu có đủ dữ liệu, bảo Webster và Wallace sẽ có bao nhiêu giáo sĩ giáo phái Presbyterian ở Scotland gần như chắc chắn chết vào năm tới. May mắn, họ đã có những dữ liệu thiết lập sẵn để họ có thể dùng. Những bảng thống kê được Edmond Halley công bố 50 năm trước đã chứng tỏ đặc biệt hữu ích. Halley đã phân tích hồ sơ của 1.238 ca sinh và 1.174 ca tử, mà ông thu được từ thành phố Breslau, Germany. Những bảng thống kê của Halley đã làm điều có thể để thấy được rằng, lấy thí dụ, một người hai mươi tuổi, có tỉ lệ 1: 100 xảy ra, có thể chết trong một năm nhất định, nhưng một người năm mươi tuổi, tỉ lệ có thể xảy ra là 01:39.

Từ những con số này, Webster và Wallace đã kết luận rằng, tính trung bình, ở bất kỳ thời điểm nào, sẽ có 930 thày chăn chiên giáo phái Presbyterian ở Scotland vẫn tiếp tục sống, và một con số trung bình là 27 thày chăn chiên sẽ bị chết trong mỗi năm, 18 người trong số họ sẽ để lại những góa phụ. Năm trong số những người không bỏ lại góa phụ sẽ bỏ lại những trẻ em mồ côi, và hai trong số những những góa phụ sống sót cũng sẽ không sống lâu hơn những đứa con từ những hôn nhân trước là những trẻ chưa được 16 tuổi. Họ tính toán thêm xem thời gian sẽ kéo dài nhất có thể là bao lâu, trước khi những quả phụ này chết, hoặc tái giá (trong cả hai trường hợp, sẽ thôi, không trả tiền hưu nữa). Những con số này đã làm cho Webster và Wallace có khả năng để ấn định món tiền sẽ là bao nhiêu, cho những thày chăn chiên gia nhập quỹ hưu bổng của họ sẽ phải đóng, ngõ hầu sẽ ứng cấp cho những người thân yêu của họ. Bằng việc đóng góp 2 £ 12 s. 2d. [20] một năm, một thày chăn chiên có thể bảo đảm rằng người vợ góa của ông sẽ nhận được ít nhất là £ 10 một năm – một số tiền lớn trong những ngày đó. Nếu ông nghĩ đó là không đủ, ông có thể chọn đóng nhiều hơn, lên đến một mức độ 6 £ 11s. 3d. một năm – có thể bảo đảm người vợ góa của ông sẽ nhận được một món tiền lại còn hậu hĩ hơn nhiều, là £ 25 một năm.

Theo tính toán của họ, đến năm 1765, Quỹ Dự phòng cho Vợ goá Con côi của những thày Chăn chiên Hội Nhà thờ Scotland sẽ có vốn tổng cộng là 58.348 £. Tính toán của họ đã được chứng minh chính xác đến tuyệt vời, gây sửng sốt đến kinh ngạc. Khi năm đó đến, vốn của quỹ đứng ở mức £ 58,347 – chỉ ít hơn £ 1, so với dự đoán! Điều này ngay cả còn tốt hơn so với những lời tiên tri của Habakkuk, Jeremiah hay thánh chiên John [21]. Ngày nay, quỹ Webster và Wallace, được gọi đơn giản là “Widows Scotland”, là một trong những công ty hưu bổng và bảo hiểm lớn nhất trên thế giới. Với tài sản trị giá £ 100 tỉ, nó bảo hiểm không chỉ những góa phụ người xứ Scotland, nhưng cho bất cứ ai sẵn sàng mua hợp đồng bảo hiểm của nó. [22]

Tính toán xác suất, loại như hai thày chăn chiên Scotland đã dùng, đã trở thành nền tảng của khoa học không chỉ đơn thuần là của ngành toán học về kế toán bảo hiểm [23], vốn hết sức thiết yếu cho ngành kinh doanh hưu trí và bảo hiểm, nhưng cũng cho khoa học về nhân khẩu học (Robert Malthus, một thày chăn chiên hội nhà thờ Kitô England, thành lập) [24]. Nhân khẩu học, đến phiên nó, là nền tảng trên đó Charles Darwin (người chỉ thay đổi hoàn cảnh một tí nữa, hẳn đã thành một thày chăn chiên của hội nhà thờ Kitô England rồi!) xây dựng thuyết Tiến hóa của ông. Trong khi chưa có những phương trình dự đoán loại sinh vật nào sẽ tiến hoá dưới một tập hợp đặc biệt gồm những điều kiện, những nhà di truyền học dùng toán xác suất để tính toán khả năng một đột biến đặc thù sẽ lan rộng trong một dân số nhất định nào đó. Những mô hình xác suất tương tự đã trở thành hết sức quan trọng trong kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, chính trị học và xã hội học, và những khoa học tự nhiên khác. Ngay cả vật lý, cuối cùng cũng thêm vào những phương trình cổ điển của Newton với những đám mây xác suất của cơ học quantum.

Chúng ta đơn thuần chỉ cần nhìn vào lịch sử của giáo dục để nhận ra tiến trình này đã đem chúng ta đi xa đến đâu. Trong suốt chiều dài lịch sử, toán học là một lĩnh vực như bí truyền mà ngay cả những người có học cũng ít khi nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong thời Trung cổ Europe, lôgích, ngữ pháp và tu từ học, thành cốt lõi của giáo dục, trong khi việc giảng dạy toán học hiếm khi vượt quá giới hạn của số học và hình học đơn giản. Không ai học nghiên cứu thống kê. Vị vua cai trị không thể tranh cãi của tất cả những ngành khoa học là gót học.

Ngày nay, ít sinh viên theo học môn tu từ; môn lôgích thì giới hạn trong ban triết học, và môn gót học, dạy về gót và những tin tưởng về gót, chỉ dạy trong những trường chuyên đào tạo giáo sĩ của đạo Juda hay đạo Kitô. Nhưng ngày càng nhiều sinh viên, được khích lệ – hay bị ép buộc – để theo học toán học. Có một chiều cuốn đi không thể cưỡng lại đối với những ngành khoa học chính xác – định nghĩa như ‘chính xác’ bởi chúng dùng những dụng cụ toán học. Ngay cả lĩnh vực nghiên cứu mà là một phần của truyền thống nhân văn, chẳng hạn như nghiên cứu về ngôn ngữ của con người (ngôn ngữ học) và tâm lý con người (tâm lý học), ngày càng dựa vào toán học, và tìm cách thể hiện mình là khoa học chính xác.Nnhững giảng khóa về Thống kê, hiện nay là phần của những đòi hỏi cơ bản, không chỉ trong vật lý và sinh học, mà còn trong tâm lý học, xã hội học, kinh tế học và chính trị học.

Trong danh sách những giảng khóa của khoa Tâm lý tại trường đại học của tôi, giảng khóa đòi hỏi đầu tiên trong chương trình là “Giới thiệu về Thống kê và Phương pháp luận trong Nghiên cứu Tâm lý”. Sinh viên tâm lý năm thứ hai phải theo học “Phương pháp Thống kê trong Nghiên cứu Tâm lý”. Confucius, Phật, và cả Giêsu lẫn Muhammad ắt đều sẽ bị bối rối, nếu bạn nói với họ rằng để hiểu được não thức con người, và muốn chữa trị những chứng bệnh của nó, trước tiên bạn phải học môn Toán Thống kê.

Tri thức là Sức mạnh

Hầu hết mọi người đều gặp nhiều vất vả để thấu hiểu khoa học thời nay, vì ngôn ngữ toán học của nó là khó khăn cho não thức của chúng ta nắm bắt, và những kết quả của nó thường mâu thuẫn với nghĩa lý thông thường. Trong số 7 tỉ người trên thế giới, bao nhiêu người thực sự hiểu cơ học quantum, sinh học tế bào hoặc kinh tế vĩ mô? Dẫu vậy, khoa học vẫn được hưởng uy tín to lớn vì những quyền năng mới nó mang lại cho chúng ta. Những vị chủ tịch và những tướng lãnh có thể không hiểu vật lý nguyên tử, nhưng họ có một thấu hiểu hữu hiệu về những gì những bom nguyên tử có thể làm được.

Năm 1620, Francis Bacon đã công bố một bản tuyên ngôn khoa học, nhan đề Novum Organum [25]. Trong đó, ông lập luận rằng “tri thức là sức mạnh”. Thử nghiệm thực sự của “tri thức” không phải là liệu nó có đúng thực hay không, nhưng liệu nó có trao quyền năng cho chúng ta hay không. Những nhà khoa học thường cho rằng không có lý thuyết nào là 100 phần trăm chính xác. Do đó, sự đúng thực là một thử nghiệm tồi nếu dành cho tri thức. Thử nghiệm thực sự là sự tiện ích. Một lý thuyết, nếu cho chúng ta khă năng làm những điều mới, tạo thành kiến ​​thức.

Qua nhiều thế kỷ, khoa học đã cung cấp cho chúng ta nhiều dụng cụ mới. Một số là những dụng cụ tinh thần, chẳng hạn những gì dùng để dự đoán tỉ lệ tử vong, và tăng trưởng kinh tế. Ngay cả quan trọng hơn là những dụng cụ kỹ thuật. Kết nối đã rèn đúc giữa khoa học và kỹ thuật thì quá mạnh mẽ khiến ngày nay mọi người có khuynh hướng nhầm lẫn giữa hai. Chúng ta thường nghĩ rằng không thể nào phát triển những kỹ thuật mới mà không có nghiên cứu khoa học, và rằng có rất ít lý do để nghiên cứu, nếu nó không dẫn đến những kỹ thuật mới.

Trong thực tế, liên hệ giữa khoa học và kỹ thuật là một hiện tượng rất gần đây. Trước năm 1500, khoa học và kỹ thuật đã là những lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt. Khi Bacon nối chúng vào nhau, ở đầu thế kỷ thứ XVII, đó đã là một ý tưởng cách mạng. Trong những thế kỷ XVII và XVIII liên hệ này đã chặt chẽ, nhưng những nút buộc được thắt chặt chỉ trong thế kỷ XIX. Ngay cả vào năm 1800, hầu hết những lãnh tụ, những người muốn có một quân đội mạnh, và hầu hết những nhà tư bản quyền thế, những người muốn có một doanh nghiệp thành công, đều đã không màng đến việc tài trợ cho nghiên cứu trong vật lý, sinh học hay kinh tế.

Tôi không có ý cho rằng không có ngoại lệ với quy luật này. Một nhà sử học giỏi có thể tìm thấy tiền lệ cho tất cả mọi sự vật việc. Nhưng một nhà sử học lại còn giỏi hơn nếu biết khi nào những tiền lệ này chỉ là những lạ lẫm thoả óc tò mò, chúng che tối bức tranh lớn. Nói tổng quát, hầu hết những lãnh tụ và những nhà kinh doanh trước thời nay đã không tài trợ cho nghiên cứu về bản chất của vũ trụ ngõ hầu để phát triển những kỹ thuật mới, và hầu hết những nhà tư tưởng đã không cố gắng chuyển dịch những khám phá của họ vào thành những dụng cụ máy móc kỹ thuật mới lạ. Những nhà cai trị tài trợ những tổ chức giáo dục với uỷ thác đã là để truyền bá kiến ​​thức truyền thống cho mục đích làm vững chắc những trật tự hiện có.

Đây và kia, ở những nơi khác nhau, người ta đã phát triển những kỹ thuật mới, nhưng những nơi đó, thường đã do những thợ thủ công ít học sáng tạo, bằng làm thử và chữa sai lầm, chứ không phải bởi những học giả theo đuổi nghiên cứu khoa học có hệ thống. Những nhà sản xuất xe bò kéo hay xe ngựa kéo, vẫn tiếp tục làm cùng loại xe kéo, với cùng loại vật liệu, năm này sang năm khác. Họ đã không dành một vài phần trăm tiền lãi hàng năm của họ để nghiên cứu và phát triển những loại xe mới. Kiểu xe cũng thỉnh thoảng được cải tiến, nhưng thường nhờ vào sự khéo léo của vài người thợ mộc địa phương, những người chưa bao giờ đặt chân vào một trường đại học, và ngay cả không biết đọc.

Đây là sự thật trong khu vực nhà nước cũng như tư nhân. Trong khi đó, những quốc gia thời nay mời gọi những nhà khoa học của họ để cung cấp những giải pháp trong hầu hết mọi lĩnh vực của chính sách quốc gia, từ năng lượng, tới sức khỏe, tới rác thải, những vương quốc thời cổ ít khi làm như vậy. Sự tương phản giữa thời đó và bây giờ thì lớn tiếng nhất trong chế taọ vũ khí. Khi tổng thống sắp mãn nhiệm Dwight Eisenhower báo động vào năm 1961 về sức mạnh ngày càng tăng của những nhóm kết hợp kỹ nghệ-quân sự, ông đã chừa bỏ một phần của phương trình. Ông đáng lẽ phải báo động đất nước của ông về sự có mặt của những nhóm kết hợp khoa học-kỹ nghệ-vũ khí, vì những chiến tranh ngày nay là những sản xuất của khoa học. Những lực lượng quân sự trên thế giới khởi đầu, tài trợ kinh phí và chỉ đạo một phần lớn nghiên cứu khoa học và phát triển kỹ thuật của loài người.

Khi Thế chiến I sa lầy trong những trận đánh hào luỹ giằng co dai dẳng không dứt, cả hai bên đều gọi đến những nhà khoa học để phá vỡ thế bế tắc và cứu đất nước. Những người trong giới áo khoác trắng đã trả lời kêu gọi, và từ những phòng thí nghiệm tuôn ra một dòng chảy không dứt những những vũ khí mới kinh ngạc: máy bay chiến đấu, khí độc, xe tăng, tàu ngầm, súng liên thanh, đại bác, súng máy, và bom, tất cả hiệu quả hơn bao giờ.

Hình 33. Tên lửa V-2 của Germany sẵn sàng trên dàn phóng. Nó đã không đánh bại quân Đồng minh, nhưng nó nuôi hy vọng của Germany vào một phép màu kỹ thuật cho đến những ngày cuối cuộc chiến.


Khoa học đã đóng một vai trò lại còn lớn hơn trong Thế chiến II. Đến cuối năm 1944, Germany đã thua trận và thảm bại sắp xảy ra. Một năm trước đó, những bạn đồng minh của Germany, những người Italy, đã lật đổ Mussolini và đầu hàng quân Đồng Minh. Nhưng Germany tiếp tục chiến đấu, dẫu quân đội England, USA và Sôviết đã đang dần khép chặt vòng vây. Một lý do khiến quân đội và dân chúng Germany không nghĩ rằng tất cả đã thất bại, vì họ tin rằng những nhà khoa học Germany sắp sửa đảo ngược tình thế, với cái gọi là những vũ khí thần kỳ, như tên lửa V-2, và máy bay phản lực.

Trong khi Germany đã đang làm việc trên những tên lửa và máy bay phản lực, dự án Manhattan của USA đã phát triển thành công bom nguyên tử. Đến khi bom sẵn sàng, vào đầu tháng tám năm 1945, Germany đã đầu hàng, nhưng Japan vẫn còn tiếp tục chiến đấu. Quân đội USA sủa soạn chiếm quần đảo mẹ của Japan. Những người Japan thề sẽ chống trả xâm lăng và chiến đấu đến chết, và đã có mọi lý do để tin rằng đó là đe dọa không chỉ trên miệng lưỡi. Những tướng lãnh USA nói với Tổng thống Harry S. Truman rằng một cuộc xâm chiếm Japan sẽ tổn phí mạng sống một triệu binh sĩ USA, và sẽ kéo dài chiến tranh sang đến năm 1946. Truman đã quyết định dùng loại bom mới. Hai tuần và hai quả bom nguyên tử sau đó, Japan đã đầu hàng vô điều kiện và chiến tranh chấm dứt.

Nhưng khoa học không chỉ là về những vũ khí tấn công chết người. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong những phòng vệ của chúng ta. Ngày nay, nhiều người US tin rằng giải pháp cho chiến tranh khủng bố là kỹ thuật hơn là chính trị. Họ tin rằng chỉ cần thêm hàng triệu đôla nhiều hơn nữa, cho kỹ nghệ kỹ thuật nano, và USA có thể gửi những con ruồi-bay-do-thám bionic vào mỗi hang động ở Afghanistan, Yemen, và đồn trại ở Bắc Africa. Khi như thế đã xong, những người tiếp nối Osama Bin Laden sẽ không thể pha một tách cà phê mà không có một ruồi-bay-do-thám CIA bay qua, truyền những thông tin quan trọng này trở lại tổng hành dinh ở Langley. Phân bổ hàng triệu đôla khác để nghiên cứu bộ óc, và mỗi sân bay có thể được trang bị những máy dò FMRI cực kỳ tinh vi, ngay lập tức có thể nhận ra được những suy nghĩ tức giận và hận thù trong não bộ con người. Điều đó thực sự sẽ thành không? Ai biết được. Có khôn ngoan hay không để phát triển ruồi-dọ-thám bionic và máy dò đọc-suy nghĩ? Không nhất thiết. Có thể là vnhư thế, nhưng khi bạn đọc những dòng này, bộ quốc phòng USA đang chuyển hàng triệu đôla cho kỹ thuật nano và những phòng thí nghiệm não, để làm việc trên những ý tưởng này và những ý tưởng khác cùng loại như vậy.

Ám ảnh này với kỹ thuật quân sự – từ xe tăng, đến bom nguyên tử, đến ruồi-bionic do thám – là một hiện tượng đáng ngạc nhiên gần đây. Cho đến thế kỷ XIX, phần lớn những cách mạng quân sự là sản phẩm của những thay đổi về tổ chức chứ không phải về kỹ thuật. Khi những nền văn minh xa lạ gặp nhau lần đầu tiên, khoảng cách kỹ thuật đôi khi đóng một vai trò quan trọng. Nhưng ngay cả trong những trường hợp như vậy, ít có ý tưởng về sự cố tình tạo ra hoặc mở rộng khoảng cách như vậy. Hầu hết những đế quốc không nổi lên nhờ vào sự thần kỳ kỹ thuật, và những nhà cai trị của chúng đã không nghĩ nhiều đến việc cải tiến kỹ thuật. Người Arab đã không đánh bại đế quốc Sassanid nhờ có cung hoặc kiếm siêu việt hơn, những triều đình Seljuks không có lợi thế kỹ thuật hơn những triều đình Byzantines, và những người Mongol đã không chinh phục Tàu với sự giúp đỡ của một số vũ khí khéo léo mới. Thực sự, trong tất cả những trường hợp này, phe bại trận đã có những và kỹ thuật quân sự và dân sự cao hơn nhiều so với phe thắng trận.

Quân đội Rome là một thí dụ tốt đặc biệt. Đó là quân đội giỏi nhất trong thời của nó, nhưng nói về kỹ thuật, Rome đã không vượt Carthage, Macedonia hay đế quốc Seleucid. Ưu điểm của nó đã nằm ở sự tổ chức hiệu quả, kỷ luật sắt và nguồn trữ lượng nhân lực khổng lồ. Quân đội Rome chưa bao giờ dựng một cơ quan nghiên cứu và phát triển, và vũ khí của nó, ít hay nhiều, vẫn như vậy trong những thế kỷ đầu cho đến cuối. Nếu những quân đoàn của Scipio Aemilianus – vị tướng đã san bằng thành Carthage và đánh bại những người Numantia trong thế kỷ thứ hai TCN – đã đột nhiên xuất hiện 500 năm sau, trong thời của đại đế Constantine, Scipio đã có thể có một cơ may đánh bại Constantine. Bây giờ hãy tưởng tượng sẽ xảy ra điều gì đối với một vị tướng từ vài thế kỷ trở lại đây – nói thí dụ, Napoleon – nếu ông dẫn quân của ông chống lại một lữ đoàn thiết giáp thời nay. Napoleon là một nhà chiến thuật lỗi lạc, và những quân nhân của ông là những chuyên nghiệp bén nhọn, nhưng khả năng của họ sẽ trở thành vô dụng trước những loại vũ khí thời nay.

Như ở Rome, cũng như ở Tàu thời cổ: hầu hết những tướng lãnh và những triết gia đều đã không nghĩ rằng trách nhiệm của họ là phát triển những vũ khí mới. Phát minh quân sự quan trọng nhất trong lịch sử của Tàu là thuốc súng. Tuy nhiên, với hiểu biết tốt nhất của chúng ta, thuốc súng được những nhà luyện giả kim Đạo giáo tìm thuốc trường sinh đã phát minh do ngẫu nhiên. Sự nghiệp về sau của thuốc súng lại còn đáng nói hơn. Người ta có thể nghĩ rằng những nhà luyện giả kim Đạo giáo đã có thể làm nước Tàu thành bá chủ thế giới. Trong thực tế, người Tàu đã dùng hợp chất mới này chủ yếu chỉ để làm pháo đốt chơi! Ngay cả khi nhà Tống [26] sụp đổ trước cuộc xâm lăng của Mongol, không hoàng đế nào đã thiết lập một dự án giống như Manhattan của thời Trung cổ, để cứu đế quốc, bằng cách phát minh một loại vũ khí huỷ diệt có thể đẩy tất cả mọi người đến ngày tận thế. Chỉ trong thế kỷ XV – khoảng 600 năm sau khi phát minh thuốc súng – súng đại bác đã trở thành một yếu tố quyết định trên chiến trường Asia-Africa. Tại sao đã mất thời gian quá lâu như thế, để tiềm năng chết người của chất nổ này mới được đưa vào dùng trong quân sự? Vì nó đã xuất hiện trong một thời gian không có vua nào, cũng không nhà bác học nào, cũng không có nhà buôn nào nghĩ rằng kỹ thuật quân sự mới này có thể cứu họ, hoặc làm giàu cho họ.

Tình trạng đã bắt đầu thay đổi trong thế kỷ XV và XVI, nhưng phải thêm một thời gian 200 năm nữa trôi qua, trước khi hầu hết những nhà cai trị mới đã cho thấy rõ có bất kỳ chú ý nào trong tài trợ sự nghiên cứu và phát triển những loại vũ khí mới. Tổ chức điều động chuyển vận và chiến lược đã tiếp tục có ảnh hưởng lớn hơn nhiều trên kết quả của chiến tranh so với kỹ thuật. Bộ máy quân sự của Napoleon vốn nghiền nát quân đội của những cường quốc Europe tại Austerlitz (1805) đã được trang bị, ít hay nhiều hơn, cùng những loại vũ khí tương tự như những đội quân của Louis XVI đã dùng. Bản thân Napoleon, dẫu là một pháo thủ, đã có ít quan tâm đến những loại vũ khí mới, dẫu những nhà khoa học và nhà phát minh đã cố gắng thuyết phục ông ta để tài trợ cho sự phát triển của máy bay, tàu ngầm và tên lửa.

Khoa học, kỹ nghệ và kỹ thuật quân sự đã gắn bó với nhau chỉ với sự ra đời của hệ thống chủ nghĩa tư bản và Cách mạng Kỹ nghệ. Tuy nhiên, một khi quan hệ này đã được thiết lập, nó đã nhanh chóng chuyển dạng thế giới.

Lý tưởng về sự Tiến bộ

Cho đến khi có Cách mạng Khoa học, hầu hết những nền văn hóa của con người đều đã không tin vào sự tiến bộ. Họ đã nghĩ rằng thời hoàng kim đã trong quá khứ, và rằng thế giới đã trì trệ, nếu không nói là đang xấu đi. [27] Tuân thủ nghiêm ngặt với sự khôn ngoan đã được thời gian đãi lọc, có lẽ có thể đem những thời hoàng kim tốt đẹp thời xa xưa trở lại, và sự khéo léo của con người có thể hình dung sẽ cải thiện được điều này hay khía cạnh kia của đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều xem là không thể, là tri thức thực dụng của con người có thể thắng được những vấn đề cơ bản của thế giới. Nếu ngay cả Muhammad, Giêsu, Phật và Confucius – những người biết tất cả mọi sự vật việc đã có để biết – đã không thể xóa bỏ nạn đói, bệnh tật, nghèo khổ và chiến tranh khỏi thế giới này, làm sao chúng ta có thể mong đợi tự mình làm được như vậy?

Nhiều tín ngưỡng tin rằng một ngày nào đó một đấng cứu thế [28] sẽ xuất hiện, và chấm dứt tất cả những chiến tranh, nạn đói và ngay cả cả cái chết. Nhưng ý niệm rằng loài người có thể làm như thế, bằng sự khám phá kiến ​​thức mới và phát minh những dụng cụ mới là còn tồi tệ hơn là lố bịch – đó là ngạo mạn. Câu chuyện tháp Babel, câu chuyện Icarus, câu chuyện Golem [29], và vô số huyền thoại khác đã dạy mọi người rằng bất kỳ nỗ lực để vượt qua những giới hạn con người, chắc chắn sẽ dẫn đến sự thất vọng và thảm họa.

Khi văn hóa thời nay thú nhận rằng đã có rất nhiều sự vật việc quan trọng vốn đã vẫn không biết, và khi thừa nhận về thiếu hiểu biết đó đã kết hôn với ý tưởng rằng những khám phá khoa học có thể đem cho chúng ta những sức mạnh mới, người ta đã bắt đầu ngờ rằng sau cùng tiến bộ thực sự có thể thực hiện được, dẫu gì đi nữa. Khi khoa học đã bắt đầu giải quyết một vấn đề nan giải này sau một vấn đề nan giải khác, nhiều người đã trở thành được thuyết phục rằng con người có thể vượt qua – bất kỳ và tất cả – những vấn đề, bằng cách tiếp thụ và áp dụng kiến ​​thức mới. Nghèo, bệnh, chiến tranh, đói, già và bản thân cái chết, đều đã không phải là số phận không thể tránh khỏi của loài người. Chúng giản dị đã chỉ là những quả thành từ sự thiếu hiểu biết của chúng ta.


Hình 34. Benjamin Franklin tước bỏ vũ khí của những gót.

Một thí dụ nổi tiếng là tia chớp. Nhiều văn hóa cho rằng tia sáng chớp (đi kèm với tiếng sấm) đã là cái búa của một gót tức giận, dùng để trừng phạt những kẻ tội lỗi. Vào giữa thế kỷ XVIII, trong một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học, Benjamin Franklin đã thả một chiếc diều trong một cơn bão có sấm chớp để thử nghiệm giả thuyết rằng tia chớp chỉ giản dị là một dòng điện tích. Những quan sát thực nghiệm của Franklins, cùng với kiến ​​thức của ông về những tính chất của năng lượng điện, cho phép ông phát minh cột thu lôi và như thế, tước bỏ khí giới của những gót.

Nghèo đói là một thí dụ điển hình khác. Nhiều văn hóa đã xem sự nghèo đói là một phần tất yếu, không thể tránh, của thế giới không hoàn hảo này. Theo sách Thánh mới, ngay trước khi bị đóng đinh, một người phụ nữ xức cho Christ với dầu quý trị giá 300 bạc denarii. Những học trò của Giêsu đã mắng người phụ nữ vì đã lãng phí một số tiền rất lớn như thế, thay vì đem cho người nghèo, nhưng Giêsu đã bào chữa cho bà ấy, nói rằng “Người nghèo, ngươi sẽ luôn luôn có với ngươi, và ngươi có thể giúp đỡ họ bất cứ lúc nào ngươi muốn. Nhưng ngươi sẽ không phải luôn luôn có ta”. [30] Ngày nay, ngày càng ít người, bao gồm cả ngày càng ít và ít hơn những người Kitô, đồng ý với Giêsu về vấn đề này. Nghèo ngày càng được xem như là một vấn đề kỹ thuật, có thể thay đổi cải tiến được. Đó là khôn ngoan phổ thông rằng những chính sách dựa trên những tìm tòi mới nhất trong những ngành nông học, kinh tế, y học và xã hội học có thể loại bỏ đói nghèo.

Và quả thực như vậy, nhiều nơi trên thế giới đã được giải thoát khỏi những hình thức tồi tệ nhất của sự thiếu thốn. Trong suốt lịch sử, những xã hội đã điêu đứng vì hai loại nghèo: nghèo xã hội, nó kềm giữ một số người không có được những cơ hội vốn sẵn có với những người khác; và nghèo sinh học, nó đặt chính những đời sống của những cá nhân trong nguy cơ do thiếu thức ăn và chỗ ở. Có lẽ nghèo xã hội không bao giờ có thể loại trừ được, nhưng nghèo sinh học đã là một sự kiện của quá khứ ở nhiều nước trên thế giới.

Cho đến gần đây, hầu hết mọi người lơ lửng rất gần với đường chuẩn của cái nghèo sinh học, nếu dưới đường đó, một người thiếu mức calori đủ để duy trì sự sống cho lâu dài. Ngay cả chỉ những tính toán sai lầm nhỏ, hay những bất hạnh, cũng có thể dễ dàng đẩy người ta, xuống thấp hơn đường chuẩn, vào nạn đói. Thiên tai và thảm họa do con người tự gây ra, thường xuyên đẩy toàn bộ dân chúng xuống vực thẳm, gây ra hàng triệu người chết. Ngày nay hầu hết dân chúng trên thế giới có một mạng lưới an toàn căng dài bên dưới họ. Những cá nhân được bảo vệ khỏi bất hạnh cá nhân bằng bảo hiểm, an sinh xã hội do nhà nước tài trợ, và rất nhiều những tổ chức ngoài chính quyền (NGO) địa phương và quốc tế. Khi tai họa giáng sấm sét xuống toàn thể một khu vực, những nỗ lực cứu trợ toàn cầu thường thành công trong việc ngăn chặn thảm cảnh tồi tệ nhất. Mọi người vẫn bị khổ sở với rất nhiều những sỉ nhục, mất phẩm giá, và những bệnh tật liên quan đến nghèo túng, nhưng trong hầu hết những quốc gia thanh bình, không ai phải chịu chết đói. Thực sự, trong nhiều xã hội, nhiều người đang có nguy cơ bị chết vì bệnh béo phì hơn vì đói ăn.

Dự án Gilgamesh

Trong tất cả những vấn đề hiện ra bên ngoài như không thể nào giải quyết được của loài người, một vấn đề vẫn trêu gan tranh luận khích bác, thú vị và quan trọng nhất: vấn đề của bản thân cái chết. Trước kỷ nguyên thời nay, hầu hết những tôn giáo và những hệ ý thức đã mặc nhiên tiếp nhận rằng cái chết là số phận không thể tránh khỏi của chúng ta. Hơn nữa, hầu hết những tín ngưỡng đã biến cái chết vào thành nguồn chính của ý nghĩa trong đời sống. Hãy thử tưởng tượng đạo Islam, đạo Kitô, hay tôn giáo Egypt thời cổ, trong một thế giới không có cái chết. Những tín điều này đều dạy người ta rằng họ phải đi đến chấp nhận cái chết, và cắm những hy vọng của họ vào thế giới bên kia, hơn là tìm cách thắng vượt cái chết, và sống đời đời ở đây trên quả đất này. Những não thức giỏi nhất đã bận rộn để tìm kiếm ý nghĩa của cái chết, nhưng không phải cố gắng để thoát khỏi nó.

Đó là chủ đề của huyền thoại sơ khai nhất còn lưu truyền đến chúng ta – huyền thoại Gilgamesh của Sumer thời cổ. Anh hùng của văn minh Sumer là con người mạnh nhất và có khả năng nhất trên thế giới, vua Gilgamesh của thành Uruk, người có thể đánh bại bất cứ ai trong trận chiến. Một ngày, người bạn thân nhất của Gilgamesh, Enkidu, chết. Gilgamesh ngồi cạnh xác chết và quan sát nó trong nhiều ngày, cho đến khi ông nhìn thấy một con dòi rơi khỏi lỗ mũi của bạn mình. Tại thời điểm đó, một nỗi kinh hoàng khủng khiếp bám chặt lấy Gilgamesh, và ông quyết tâm rằng chính ông sẽ không bao giờ chết. Ông sẽ, bằng cách nào đó, tìm được một cách để đánh bại cái chết. Gilgamesh sau đó đã thực hiện một hành trình đi đến tận cùng của vũ trụ, giết những sư tử, chiến đấu với những người bọ cạp, và tìm lối của ông xuống thế giới bên kia. Ở đó, ông đã đập vụn những người khổng lồ bằng đá của Urshanabi, và người chèo thuyền trên con sông của những người chết, và đã gặp Utnapishtim, người sống sót cuối cùng của trận lũ nguyên thủy. Tuy nhiên, Gilgamesh đã thất bại trong săn tìm của mình. Ông trở về nhà tay không, vẫn là kẻ có sống chết như bao giờ, nhưng với một đúc kết khôn ngoan mới. Khi những gót tạo ra con người, Gilgamesh đã học được, họ đã đặt cái chết như vận mệnh không thể tránh khỏi của con người, và con người phải học cách sống với nó.

Những tông đồ của sự tiến bộ không chia sẻ thái độ chủ bại này. Đối với những con người khoa học, cái chết không phải là một định mệnh không thể tránh khỏi, nhưng chỉ đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật. Người ta chết không phải vì những gót ra sắc lệnh đó, nhưng do những thất bại nhiều loại khác nhau về kỹ thuật – một cơn đau tim, bệnh ung thư, bị nhiễm trùng. Và mọi vấn đề kỹ thuật đều có một giải pháp kỹ thuật. Nếu tim đập yếu và không đều, một máy tạo nhịp tim có thể dùng kích thích nó, hoặc thay thế nó bằng một trái tim mới. Nếu ung thư lan tràn, những tế bào ung thư có thể bị giết chết bằng thuốc, hoặc phóng xạ. Nếu bacteria sinh sôi nảy nở, chúng có thể kềm chế bằng thuốc kháng sinh. Đúng vậy, hiện nay chúng ta không thể giải quyết được tất cả những vấn đề kỹ thuật. Nhưng chúng ta đang làm việc về việc đó. Những trí tuệ giỏi nhất của chúng ta không phí thời gian của họ trong cố gắng đem lại ý nghĩa cho cái chết. Thay vào đó, họ đang bận rộn nghiên cứu hệ thống sinh lý, nội tiết và di truyền gây bệnh và tuổi già. Họ đang phát triển những loại thuốc mới, những phương pháp điều trị cách mạng, và những cơ quan nhân tạo sẽ kéo dài cuộc sống của chúng ta, và một ngày sẽ có thể đánh bại chính thần chết Grim Reaper.

Cho đến gần đây, bạn hẳn đã không nghe những nhà khoa học, hay bất cứ ai khác, nói rất thẳng thừng. “Đánh gục cái Chết ?! Vô nghĩa gì đâu! Chúng ta chỉ cố gắng để chữa bệnh ung thư, bệnh lao và bệnh Alzheimer”, họ đã nhấn mạnh. Mọi người đã tránh những vấn đề về cái chết, vì mục tiêu xem dường quá khó nắm bắt. Tạo ra làm gì những kỳ vọng không hợp lý? Tuy nhiên bây giờ chúng ta đang ở một điểm, nơi chúng ta có thể nói thẳng về điều đó. Dự án dẫn đầu của Cách mạng Khoa học là để cho loài người đời sống vĩnh cửu. Ngay cả khi giết cái chết có vẻ như một mục tiêu xa vời, chúng ta đã đạt được rồi những điều vốn một vài thế kỷ trước không thể tưởng tượng được. Trong năm 1199, vua Richard the Lionheart đã bị một mũi tên bắn ngập vào vai trái ông. Ngày nay, chúng ta sẽ bảo rằng ông bị một thương tích nhỏ. Nhưng trong năm 1199, trong sự vắng mặt của thuốc kháng sinh và phương pháp khử trùng hiệu quả, vết thương nhỏ trong da thịt này đã bị nhiễm trùng, và bệnh thối và chết mô tế bào (gangrene) bắt đầu. Cách duy nhất để ngăn chặn sự lan rộng của gangrene trong thế kỷ XII ở Europe là cắt bỏ chân hay tay bị nhiễm trùng, nhưng không thể làm được với nhà vua khi chỗ nhiễm trùng là ở một bên vai. Chứng thối mô bắp thịt lan truyền qua cơ thể của Lionheart, và không ai có thể giúp nhà vua. Ông chết trong đau đớn hai tuần sau đó.

Gần đây nhất là vào thế kỷ XIX, những y sĩ giỏi nhất vẫn không biết làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng và ngăn chặn sự thối rữa của những mô tế bào (putrefaction). Trong những bệnh viện ở chiến trường, những y sĩ thường xuyên cắt tay và chân của những người lính dù chỉ bị những vết thương dẫu nhỏ, ở bắp thịt chân hay tay, sợ bị gangrene Những giải thuật cắt bỏ này, cũng như tất cả những phương thức y tế khác (như nhổ răng), đã được thực hiện mà không có bất kỳ loại thuốc gây mê nào. Những thuốc gây mê đầu tiên – ether, chloroform và morphine – được đưa vào dùng thường xuyên trong y học phương Tây chỉ vào giữa thế kỷ XIX. Trước khi chloroform ra đời của, bốn người lính đã phải giữ chặt một đồng bạn trúng thương, trong khi y sĩ cưa bỏ chân hay tay bị thương. Vào buổi sáng sau trận Waterloo (1815), những đống tay và chân bị cưa bỏ có thể được nhìn thấy cạnh những bệnh viện ở chiến trường. Trong những ngày đó, những thợ mộc và những người thợ của những lò thịt, khi nhập ngũ thường được gửi đến phục vụ trong những binh đoàn y tế, vì giải phẫu đã đòi hỏi không nhiều so với cách bạn biết khéo léo với những lưỡi dao và cưa.

Trong hai thế kỷ kể từ Waterloo, mọi sự vật việc đã thay đổi đến không còn nhận ra. Thuốc uống, thuốc tiêm và những giải phẫu tinh vi cứu chúng ta khỏi một loạt những bệnh tật và thương tích vốn một lần đã từng giáng một bản án tử hình không thể tránh. Chúng cũng bảo vệ chúng ta chống lại vô số những đau nhức và những bệnh lặt vặt hàng ngày, mà những người trước thời chúng ta, đều chỉ đơn giản chấp nhận chúng như là phần của cuộc sống. Tuổi thọ trung bình khoảng 25-40 năm, tăng lên khoảng 67, trên toàn thế giới, và khoảng 80, trong những nước của thế giới phát triển.[31]

Cái chết đã chịu sự thối lui tồi tệ nhất của nó trong đấu trường của trẻ em tử vong. Cho đến thế kỷ XX, khoảng giữa 1/4 và 1/3 số trẻ em của những xã hội canh nông đã không bao giờ sống đến tuổi trưởng thành. Chúng chết hầu hết vì những bệnh trẻ em như bạch hầu, sởi và đậu mùa. Trong England thế kỷ XVII, tỉ lệ là 150/1,000 những trẻ sơ sinh chết trong năm đầu tiên của chúng, và 1/3 của tất cả những trẻ em đã chết trước khi chúng đến 15 tuổi. [32] Ngày nay, chỉ có 5 trong số 1.000 trẻ em England chết trong năm đầu tiên của chúng, và chỉ 7 trong 1.000 chết trước năm 15 tuổi. [33]

Chúng ta có thể nắm tốt hơn được tác động đầy đủ của những con số này bằng cách bỏ sang một bên những con số thống kê, và kể vài câu chuyện. Một thí dụ điển hình là gia đình của Vua Edward I (1237-1307) và vợ ông, nữ hoàng Eleanor (1241-1290) của England. Con cái của họ được hưởng những điều kiện và môi trường nuôi dưỡng tốt nhất của thời Trung cổ Europe có thể cung cấp được. Họ sống trong những cung điện, ăn thực phẩm nhiều như họ thích, có nhiều quần áo ấm, có lò sưởi với những bệ chất đầy đồ gia dụng, nước sạch nhất có thể có, một đội quân của những gia nhân và những y sĩ tốt nhất. Những nguồn tài liệu đề cập đến 16 đữa con, Nữ hoàng Eleanor sinh khoảng giữa những năm 1255 và 1284:

1. Một người con gái vô danh, sinh năm 1255, đã chết khi sinh.
2. Người con gái Catherine, đã chết lúc hoặc một tuổi hoặc ba tuổi.
3. Một người con gái, Joan, chết vào tháng thứ sáu.
4. Một người con trai, John, đã chết lúc 5 tuổi.
5. Một người con trai, Henry, đã chết lúc 6 tuổi
6. Một người con gái, Eleanor, chết lúc 29 chín tuổi.
7. Một người con gái vô danh chết khi 5 tháng.
8. Một người con gái, Joan, đã chết lúc 35 tuổi.
9. Một người con trai, Alphonso, chết lúc 10 tuổi.
10. Một người con gái, Margaret, đã chết ở tuổi 58.
11. Một người con gái, Berengeria, chết khi 2 tuổi.
12. Một người con gái vô danh đã chết ngay sau khi sinh.
13. Người con gái Mary, đã chết ở tuổi 53.
14. Một người con trai vô danh đã chết ngay sau khi sinh.
15. Một người con gái, Elizabeth, đã chết khi 34 tuổi.
16. Một người con trai, Edward.

Người trẻ nhất, Edward, là người đầu tiên trong số những con trai sống qua được những năm nguy hiểm của tuổi thơ, và khi cha ông chết, ông nối ngôi, là vua Edward II. Nói cách khác, Eleanor đã phải mất mười sáu lần cố gắng, để thực hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của một nữ hoàng England – cung cấp cho chồng mình một người thừa kế nam. Mẹ của Edward II đã phải là một người phụ nữ đặc biệt với kiên nhẫn và dũng cảm khác thường. Không như người phụ nữ mà Edward II đã chọn làm vợ, Isabella, em gái vua France. Bà đã ám hại Edward II khi ông 43 tuổi.[34]

Với kiến ​​thức tốt nhất chúng ta có được, Eleanor và Edward I đã là một cặp vợ chồng khỏe mạnh và không vướng bệnh di truyền nào có thể gây tử vong cho con cái. Tuy nhiên, 10 trong số 16 – 62 phần trăm – đã chết trong thời thơ ấu. Chỉ có 6 con sống được quá tuổi 11, và chỉ có 3 – chỉ có 18 phần trăm – sống quá tuổi 40. Ngoài những trường hợp sinh nở này, Eleanor rất có thể đã có một số trường hợp bị sẩy thai. Tính trung bình, Edward I và Eleanor mất một đứa con mỗi ba năm, mười đứa trẻ, đứa này tiếp đứa kia. Đó là điều một người làm cha mẹ ngày nay gần như không thể nào tưởng tượng được nữa, về sự mất mát như thế đó.

Dự án Gilgamesh sẽ thực hiện trong bao lâu – sự tìm kiếm sự bất tử – mới đi đến hoàn thành? Một trăm năm? Năm trăm năm? Một nghìn năm? Chúng ta hãy nhớ lại ít ỏi biết bao chúng ta đã biết về cơ thể con người vào năm 1900, và bao nhiêu kiến ​​thức chúng ta đã đạt được chỉ trong một thế kỷ duy nhất, chúng ta sẽ có lý do cho sự lạc quan. Những bác học về kỹ thuật di truyền gần đây đã thành công trong việc tăng gấp đôi tuổi thọ trung bình của một loài sâu, loài Caenorhabditis elegans. [35] Có thể nào họ cũng sẽ làm tương tự như thế cho loài Homo Sapiens? Những nhà chuyên môn kỹ thuật nano đang phát triển một hệ thống miễn dịch bionic, gồm hàng triệu nano-robot, những robot sẽ sống ở cơ thể của chúng ta, sẽ thông những mạch máu bị nghẽn, sẽ chống những virus và những bacteria, loại bỏ những tế bào ung thư, và ngay cả đảo ngược tiến trình đưa đến già lão của con người. [36] Một vài học giả, nghiêm trang cho biết rằng đến khoảng năm 2050, một số người sẽ trở thành a-mortal, không-già-chết (không phải immortal, bất tử, vì họ vẫn có thể chết vì một tai nạn nào đó, (xe cán nát, máy bay rớt cháy tiêu xác, ...) nhưng không-già-chết, có nghĩa là không còn có những thương tích, bệnh tật nghiêm trọng nữa, khiến đời sống của họ có thể bình thường kéo dài được đến vô hạn). [37]

Dù dự án Gilgamesh có thành công hay không, từ viễn cảnh của lịch sử, đó là điều hết sức lý thú hấp dẫn để thấy rằng hầu hết những tôn giáo và những hệ tư tưởng cuối thời hiện nay, đã làm xong rồi việc đem cái Chết và Đời-sau ra khỏi phương trình cuộc đời. Cho đến tận thế kỷ XVIII, những tôn giáo đều coi cái chết và hậu quả của nó là trung tâm cho ý nghĩa của đời sống. Bắt đầu từ thế kỷ XVIII, những tôn giáo và hệ tư tưởng như chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa nam nữ bình đẳng đã mất tất cả những bận tâm về thế giới bên kia. Những gì đích xác sẽ xảy ra với một người theo chủ nghĩa cộng sản sau khi ông hay bà ta chết? Những gì sẽ xảy ra với một người theo chủ nghĩa tư bản? Những gì sẽ xảy ra với một người theo chủ thuyết nữ quyền? Không ích gì để tìm kiếm trả lời trong những tác phẩm của Marx, Adam Smith hay Simone de Beauvoir. Hệ tư tưởng thời nay duy nhất vẫn thưởng cho cái chết một vai trò trung tâm là chủ nghĩa dân tộc. Trong những giờ phút thi vị và tuyệt vọng hơn của nó, chủ nghĩa dân tộc hứa rằng bất cứ ai chết cho dân tộc sẽ mãi mãi sống trong ký ức tập thể của nó. Tuy nhiên, lời hứa này rất mù mờ đến nỗi ngay cả những người theo chủ nghĩa dân tộc cũng thực sự không biết phải giải thích, hay nghĩ nó là gì.

Ông chồng già giàu sụ của Khoa học

Chúng ta đang sống trong một thời đại kỹ thuật. Nhiều người đã tin chắc rằng khoa học và kỹ thuật nắm giữ những trả lời cho tất cả những vấn đề của chúng ta. Chúng ta chỉ phải để cho những nhà khoa học và kỹ thuật tiếp tục với công việc của họ, và họ sẽ tạo ra thiên đường ở đây trên mặt đất. Nhưng khoa học không phải là một công trình khi thực hiện sẽ diễn ra trên một vài tầng hiện hữu của luân lý hay tinh thần vượt cao hơn so với phần còn lại của hoạt động con người. Giống như tất cả những phần khác của văn hóa chúng ta, nó được định hình bởi những chú tâm của lợi ích về kinh tế, chính trị và tôn giáo.

Khoa học là một công việc rất tốn kém. Một nhà sinh học để tìm hiểu những hệ thống miễn dịch của con người, đòi hỏi phải có những phòng thí nghiệm, với những ống nghiệm, hóa chất và kính hiển vi điện tử, chưa kể đến những nhân viên phụ tá phòng thí nghiệm, thợ điện, thợ ống nước và những lao công quét dọn. Một nhà kinh tế tìm kiếm mô hình thị trường tín dụng phải mua những cômputơ, thiết lập những ‘nhà băng dữ liệu' khổng lồ, và phát triển những prôgram dùng những dữ liệu phức tạp này để trả lời những câu hỏi nghiên cứu. Một nhà khảo cổ học người muốn hiểu được hành vi của những người săn bắn hái lượm thời cổ, phải đi đến những vùng đất xa xôi, đào xới những phế tích cổ xưa, và định ngày tháng xương hóa thạch và những dụng cụ tạo tác. Tất cả những điều này đều tốn rất nhiều tiền.

Trong suốt 500 năm qua, khoa học thời nay đã đạt được những kỳ diệu, nhờ phần lớn vào sự trợ giúp sẵn sàng của những chính phủ, những doanh nghiệp, những tổ chức và những nhà tài trợ tư nhân, trút hàng tỉ đôla vào nghiên cứu khoa học. Những tỉ đôla này đã làm được nhiều hơn trong việc lập biểu đồ vũ trụ, vẽ bản đồ những hành tinh, và thêm danh mục vào vương quốc những động vật, nhiều hơn so với những gì Galileo Galilei, Christopher Columbus và Charles Darwin đã làm. Nếu những thiên tài đặc biệt này đã chưa bao giờ từng ra đời, những viễn kiến của họ có lẽ cũng có thể đã xảy ra với những người khác. Nhưng nếu những nguồn tài chính thích ứng đã không có, không trí tuệ sáng chói nào có thể bù đắp cho điều đó. Nếu Darwin chưa bao giờ từng ra đời, lấy thí dụ, ngày nay chúng ta tất xem thuyết tiến hóa là từ Alfred Russel Wallace, người đã đi đến ý tưởng về tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên, độc lập với Darwin, và chỉ một vài năm sau đó. Nhưng nếu những cường quốc Europe đã không tài trợ những nghiên cứu địa lý, động vật và thực vật vòng quanh thế giới, Darwin lẫn Wallace đều sẽ không có những dữ liệu thực nghiệm cần thiết để phát triển thuyết tiến hóa. Có lẽ rằng ngay cả thuyết này cũng chưa được tìm đến.

Tại sao hàng tỉ bạc đã bắt đầu chảy từ những kho bạc của chính phủ và doanh nghiệp vào những phòng thí nghiệm và những trường đại học? Trong giới học thuật, nhiều người đủ ngây thơ để tin vào khoa học thuần túy. Họ tin rằng chính phủ và những doanh nghiệp hoàn toàn vị tha, đã cho họ tiền để theo đuổi bất cứ những dự án nghiên cứu nào đánh đúng tưởng tượng, ưa thích của họ. Nhưng điều này khó diễn tả được những thực tế của sự tài trợ cho kinh phí khoa học.

Hầu hết những nghiên cứu khoa học được tài trợ vì một vài ai đó tin rằng chúng có thể giúp đạt được một số mục tiêu chính trị, kinh tế, hay tôn giáo. Lấy thí dụ, trong thế kỷ XVI, những nhà vua và những nhà băng dồn những nguồn lực to lớn để tài trợ những thám hiểm địa lý trên thế giới, nhưng không dành một xu nào cho nghiên cứu tâm lý trẻ em. Điều này là vì những vị vua và những nhà băng đã phỏng đoán rằng phát kiến về kiến ​​thức địa lý mới sẽ cho phép họ chinh phục những vùng đất mới và thiết lập những đế quốc thương mại, trong khi họ không thể thấy bất kỳ lợi nhuận nào trong việc tìm hiểu tâm lý trẻ em.

Trong những năm 1940, những chính phủ của USA và Sôviết dồn những nguồn lực to lớn để nghiên cứu vật lý nguyên tử nhưng không cho ngành khảo cổ học dưới nước. Họ phỏng đoán rằng nghiên cứu vật lý nguyên tử sẽ giúp họ phát triển vũ khí nguyên tử, trong khi khảo cổ học dưới nước khó có thể giúp thắng những chiến tranh. Những nhà khoa học chính họ không phải luôn luôn nhận ra được những lợi ích chính trị, kinh tế và tôn giáo vốn kiểm soát dòng chảy của đồng tiền; nhiều nhà khoa học, trong thực tế, hành động từ sự tò mò trí tuệ tinh khiết. Tuy nhiên, hiếm khi có những nhà khoa học ra lệnh định đoạt chương trình nghiên cứu khoa học.

Ngay cả nếu chúng ta muốn tài trợ khoa học thuần túy không bị ảnh hưởng bởi những lợi ích chính trị, kinh tế, tôn giáo, có lẽ sẽ cũng là điều không thể. Sau hết, những nguồn lực của chúng ta đều có giới hạn. Hãy thử hỏi một nghị sĩ hãy phân bổ thêm một triệu đôla vào quỹ Khoa học Quốc gia cho nghiên cứu cơ bản, và ông sẽ chính đáng hỏi lại rằng liệu số tiền đó sẽ tốt hơn nên đổ vào tài trợ cho huấn luyện giáo chức, hoặc nên dành vào việc giảm thuế cần thiết cho một nhà máy hiện đang gặp khó khăn trong đơn vị cử tri của ông. Để điều hướng những nguồn lực giới hạn, chúng ta phải trả lời những câu hỏi như “Điều gì quan trọng hơn?” Và “Điều gì là tốt?” Và đây không phải là những câu hỏi khoa học. Khoa học có thể giải thích những gì hiện hữu trong thế giới, những sự việc xảy ra làm sao, và những gì có thể có trong tương lai. Theo định nghĩa, nó không có kỳ vọng để biết những gì nên có trong tương lai. Chỉ có những tôn giáo và hệ tư tưởng mới tìm cách trả lời những câu hỏi như vậy.

Hãy xem xét tình thế khó xử sau đây: hai nhà sinh học trong cùng ban của một phân khoa đại học, có những kỹ năng chuyên môn giống nhau, cả hai đều đã nộp đơn xin một khoản trợ cấp hàng triệu đôla để tài trợ cho những dự án nghiên cứu thời nay của họ. Giáo sư Slughorn muốn nghiên cứu một bệnh nếu nhiễm vào bầu vú bò, giảm 10% mức sản xuất sữa của chúng. Giáo sư Sprout muốn nghiên cứu xem liệu những con bò có bị đau đớn gì về tinh thần hay không, khi chúng bị tách khỏi những con bê của chúng. Giả sử rằng số tiền có giới hạn, và rằng không thể nào tài trợ cho cả hai dự án nghiên cứu, dự án nghiên cứu nào nên được tài trợ?

Không có trả lời khoa học cho câu hỏi này. Chỉ có những trả lời chính trị, kinh tế và tôn giáo. Trong thế giới ngày nay, điều rõ ràng là Slughorn có một may mắn nhiều hơn để nhận tiền. Không phải vì bệnh vú bò thì đáng chú ý về khoa học hơn so với tâm lý loài bò, nhưng do ngành kỹ nghệ sữa, vốn chờ sẵn để được hưởng lợi đến từ nghiên cứu, có nhiều ảnh hưởng về chính trị và kinh tế hơn so với nhóm vận động bảo vệ quyền sống của loài vật [38].

Có lẽ trong một xã hội Hindu nghiêm ngặt, bò là loài vật linh thiêng, hoặc trong một xã hội tôn trọng quyền sống của loài vật, Giáo sư Sprout sẽ có một cơ may tốt hơn. Nhưng chừng nào bà sống trong một xã hội đề cao giá trị trong tiềm năng thương mại của sữa bò và sức khỏe của những công dân của họ, hơn là trong cảm xúc của loài bò, tốt nhất là bà nên viết lại đề nghị nghiên cứu của bà, về phần kêu gọi đến những giả định này. Lấy thí dụ, bà có thể viết rằng “suy thoái tinh thần dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất sữa. Nếu chúng ta hiểu được thế giới tinh thần của con bò sữa, chúng ta có thể phát triển những loại thuốc tâm thần cải thiện tâm trạng của chúng, như thế tăng sản lượng sữa lên đến 10 phần trăm. Tôi ước tính rằng có một thị trường thế giới, khoảng 250 triệu đôla hàng năm, cho những thuốc tâm thần cho loài bò”.

Khoa học không thể tự thiết lập những ưu tiên riêng của nó. Nó cũng không có khả năng xác định để làm những gì với những khám phá của nó. Lấy thí dụ, từ một quan điểm thuần túy khoa học, vẫn chưa rõ chúng ta nên làm những gì với sự hiểu biết của chúng ta ngày càng tăng trong di truyền học. Chúng ta có nên dùng kiến ​​thức này để chữa bệnh ung thư, hay để tạo ra một giống siêu nhân từ kỹ thuật biến đổi gene, hay để thiết kế loài bò sữa với bầu vú cực lớn? Rõ ràng là một chính quyền tự do, một chính quyền cộng sản, một chính quyền Nazi và một công ty kinh doanh tư bản sẽ dùng những khám phá khoa học rất giống nhau cho những mục đích hoàn toàn khác nhau, và không có lý do khoa học nào để nói rằng nên thích một cách dùng này hơn những cách dùng khác.

Vắn tắt, nghiên cứu khoa học có thể phát triển chỉ trong liên minh với một số tôn giáo hay hệ ý thức. Hệ ý thức biện minh cho những chi phí của những nghiên cứu. Đổi lại, những hệ ý thức ảnh hưởng đến những chương trình hoạt động khoa học, và quyết định phải làm gì với những khám phá. Thế nên, để thấu hiểu loài người đã đi đến được Alamogordo [39] và mặt trăng như thế nào – chứ không phải một bất kỳ nào trong số những điểm đến có thể thế chỗ – đó là không đủ để chỉ khảo sát những thành tựu của những nhà vật lý học, sinh học và xã hội học. Chúng ta phải đưa vào xem xét những sức mạnh tư tưởng, chính trị và kinh tế, chúng định dạng cho vật lý, sinh học và xã hội học, đẩy chúng theo những hướng nhất định, trong khi bỏ qua những hướng khác.

Hai sức mạnh đặc biệt đáng để chúng ta chú ý: chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản. Cái vòng phản hồi lẫn nhau, giữa khoa học, đế quốc và tư bản, đã được cho là động cơ chính của lịch sử trong 500 năm qua. Những chương tiếp theo phân tích hoạt động của nó. Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu guồng máy hai cánh quạt turbine của khoa học và đế quốc đã được khoá rập vào nhau như thế nào, và sau đó tìm hiểu cả hai đã bám lên cái bơm lấy tiền của chủ nghĩa tư bản như thế nào.




15
Hôn nhân giữa Khoa học và Đế quốc

Mặt trời và quả đất cách nhau bao xa ? Đó là một câu hỏi lôi cuốn nhiều nhà thiên văn ở đầu thời hiện nay , đặc biệt sau khi Copernicus đã biện luận rằng mặt trời, chứ không phải quả đất, nằm ở trung tâm của vũ trụ. Một số nhà thiên văn và toán học đã cố gắng để tính khoảng cách này, nhưng những phương pháp của họ đã cho những kết quả rất khác biệt.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất






[1] J. Robert Oppenheimer (1904-1967) nhà vật lý người US, được biết đến như là “cha đẻ của bom nguyên tử”. Oppenheimer là giám đốc khoa học của Dự án Manhattan, chương trình của Hoa Kỳ trong Thế chiến II để phát triển những loại vũ khí nguyên tử đầu tiên. Câu này thường được cho là của Oppenheimer vào dịp thử bom nguyên tử (plutonium bomb) thành công đầu tiên, ở địa điểm thí nghiệm Trinity, tiểu bang New Mexico vào năm 1945, sau đó Tổng thống Mỹ Truman đã cho lệnh thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki ở Japan, giết chết hơn 200.000 người, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Trong một chương trình truyền hình năm 1965 về những khoảnh khắc sau thí nghiệm ỏ Trinity, Oppenheimer đã nói: “Chúng tôi biết thế giới sẽ không còn là như cũ nữa. Một vài người cười, một vài người khóc. Hầu hết mọi người đều im lặng. Tôi nhớ một dòng từ thánh thư Hindu, Bhagavad Gita. Vishnu đang cố gắng thuyết phục vị hoàng tử rằng người này phải làm nhiệm vụ của mình, và để gây ấn tượng với người ấy, Vishnu đã hiện ra trong một hình dạng có rất nhiều cánh tay của mình và nói, “Bây giờ ta trở thành Thần Chết, kẻ huỷ diệt những thế giới” (BhG.XI.32) .Tôi giả sử tất cả chúng tôi đều nghĩ thế, trong cách này hay cách khác”.
(Nhưng cũng chính câu này, tuy nói về sự tận cùng của thế giới, nay đã được dịch hiểu với một ý nghĩa có phần hơi khác; như lời Krishna, tự nói về mình, trong đoạn XI, câu 32, thành: “Ta là Thời gian (trở thành già lão), nguyên nhân lớn lao đáng sợ của sự huỷ diệt của thế giới”. Tất cả như thế sẽ thuận hợp với những câu khác trong Bhagavad Gita: Krishna đến thế gian để tiêu diệt thế giới. Ông nói về mình (BhG.XI.32) “Ta là Thời gian thành già lão để hủy diệt thế giới”. Nhưng ai đang bị hủy diệt? Đấng sáng tạo (Brahman) là Tất cả và ngự bên trong tất cả mọi người (Atman) - do đó đó là sự xuất hiện kín đáo của Đấng Một, vốn được sinh ra và chết đi. Việc đến và đi của con người là vô thường (BhG.II.16). Chưa bao giờ có một thời gian khi đó chúng ta đã không phải tất cả hiện hữu như Đấng Một, và không bao giờ sẽ có một thời gian khi chúng ta chấm dứt hiện hữu (BhG.II.12).)
[2] Christopher Columbus (1451-1506) là một nhà thám hiểm, công dân thành Genoa, người Italy. Dưới sự bảo trợ của vua Ferdinand II, và nữ hoàng Isabella I, Hoàng gia Catô của những xứ Aragon, Castile và Leon ở Spain, đặc biệt từ nữ hoàng Isabella, có ngân quỹ phần lớn từ sự ngược đãi tôn giáo, cưỡng bức đổi đạo, những toà án dị giáo Spain; thành quả của những giết hại, trục xuất, và chiếm hữu tái sản của những người Jew (đạo Juda), và Moors (đạo Islam). Columbus đã đứng ra tổ chức đoàn thuyền vượt biển Atlantic vào năm 1492, với hy vọng tìm được một con đường mới, đi về phía Tây, đến India (để mua bán gia vị). Ông đã thực hiện tổng cộng bốn chuyến đi đến vùng biển Caribbean và Nam America trong những năm 1492-1504. Tất cả đã mở đường cho sự huỷ hoại, diệt chủng, diệt văn hoá tàn khốc những dân tộc bản địa ở Trung và Nam America, sau đó cũng mở đường cho sự thám hiểm của những nước Europe khác, để khai thác, và thuộc địa châu America. Ông từ lâu vẫn được xưng tụng là người “tìm ra” Tân Thế giới, mặc dù những người Vikings, như Leif Eriksson, đã đến Bắc America năm thế kỷ trước đó.
Trong chuyến đi đầu tiên, Christopher Columbus có ba thuyền: Niña, Pinta, và Santa Maria. Khởi hành từ Palos de la Frontera, Spain, vào ngày 03 tháng 8, 1492. Con thuyền chính của ông, Santa Maria có 52 người trên thuyền, trong khi hai thuyền khác, Nina và Pinta có thuỷ thủ đoàn18 người.
Ngày 11 Tháng Mười năm 1492, họ tìm thấy quần đảo Caribbean ngoài khơi vùng đông nam của lục địa Bắc America. Họ đã lên một hòn đảo họ gọi là Guanahani, nhưng sau đó Columbus đổi tên là San Salvador. Họ đã gặp những người da đỏ địa phương hiền lành Taino, nhiều người trong số họ đã bị đoàn Columbus bắt và sau đó bán làm nô lệ. Columbus nghĩ rằng mình đã đến được một vùng thuộc India, Asia, và đã gọi là khu vực này Indies, và gọi là cư dân của nó là người Indian!
[3] Nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của Washington Irving, Rip Van Winkle khởi hứng từ truyện cổ dân gian Germany. Câu chuyện về một người đàn ông ngủ, một cách bí ẩn, một giấc dài 20 năm, để khi tỉnh dậy, thấy chính mình trong một thế giới đã thay đổi.
[4] [David Christian, Maps of Time: An Introduction to Big History (Berkeley: University of California Press, 2004), 344–5; Angus Maddison, The World Economy, vol. 2 (Paris: Development Centre of the Organization of Economic Co-operation and Development, 2001), 636; ‘Historical Estimates of World Population’, USA Census Bureau, accessed 10 December 2010,
http://www.census.gov/ipc/www/worldhis.html.]
[5] [Maddison, The World Economy, vol. 1, 261.]
[6] [‘Gross Domestic Product 2009’, the World Bank, Data and Statistics, accessed 10 December 2010, http://siteresources.worldbank.org/DATASTATISTICS/Resources/GDP.pdf]
[7] [Christian, Maps of Time, 141.]
[8] [The largest contemporary cargo ship can carry about 100,000 tons. In 1470 all the world’s fleets could together carry no more than 320,000 tons. By 1570 total global tonnage was up to 730,000 tons (Maddison, The World Economy, vol. 1, 97).]
[9] [The world’s largest bank – the Royal Bank of Scotland – has reported in 2007 deposits worth $1.3 trillion. That’s five times the annual global production in 1500. See ‘Annual Report and Accounts 2008’, the Royal Bank of Scotland, 35, accessed 10 December 2010,
http://files.shareholder.com/downloads/RBS/626570033}0}278481/eb7a003a-5c9b-41ef-bad3–81fb98a6c823/RBS_GRA_2008_09_03_09.pdf.]
[10] Ferdinand Magellan (1480 - 1521): nhà hàng hải và thám hiểm người Portugal; đã dong buồm đi vòng quanh quả đất dưới lá cờ của cả hai nước Portugal (1505-1513) và Spain (1519-1521). Từ Spain, ông đi thuyền vượt biển Atlantic, quanh Nam America, tìm ra ra eo biển Magellan, và qua eo biển này sang biển Pacific. Sau khi đặt chân lên Cebu, quần đảo Philippines, Magellan với cuồng tín tôn giáo đã quyết định đổi đạo những người bản xứ sang đạo Kitô. Một số cư dân bản địa đồng ý, trong khi những người khác đã không - và gây ra chia rẽ trong dân chúng địa phương. Vua Cebu đã trở thành tín đồ Kitô, và tìm cách đánh chiếm nhóm láng giềng, những người Mactan, vì họ đã không đổi đạo. Những người Cebu yêu cầu Magellan tham gia với họ trong chiến đấu này, và ngược với lời khuyên của những người trong đoàn của mình, ông đã đồng ý. Magellan dẫn đầu cuộc tấn công, tin rằng súng đạn Europe của ông sẽ bảo đảm một chiến thắng nhanh chóng. Những người Mactan, tuy nhiên, đã chiến đấu quyết liệt, và bắn Magellan với một mũi tên độc. Magellan chết vì vết thương trên, ngày 27 tháng 4 năm 1521. Sau khi ông bị thổ dân giết chết ở Cebu, Philippines, một trong những con tàu của ông tiếp tục hướng về phía tây, về lại Spain, hoàn thành hành trình vòng quanh Quả đất đầu tiên.
Giống như nhiều người cùng thời, Magellan toan tính tìm ra một tuyến đường biển mới, từ phương Tây đến “Quần đảo Gia vị” ở Indonesia. Thay vào đó, Magellan đã kết thúc chứng minh rằng thế giới quả thực tròn, và lớn hơn, so với bất cứ ai đã tưởng tượng trước đây.
[11] Jules Verne, Le Tour du monde en quatre-vingts jours, J. Hetzel, Paris, 1873

[12] ignoramus: người không biết gì cả, người ngu dốt. (Latin, nghĩa đen ‘chúng tôi không biết’ dùng trong toà án ‘chúng tôi không có ghi nhận nào về điều đó’). Nghĩa dùng ngày nay gốc từ tên nhân vật trong vở hài kịch Ignoramus (1615) của George Ruggle, chế diễu sự dốt nát của những luật sư.
[13] Theo truyền thống, cuộc “Cách mạng Khoa học” là thuật ngữ để chỉ về những thay đổi lịch sử trong tư tưởng và tin tưởng, đi đến những thay đổi trong tổ chức và thể chế xã hội, diễn ra ở Europe giữa khoảng 1550-1700. Bắt đầu với Nicholas Copernicus (1473-1543), người đã khẳng định mô hình một cosmos heliocentric (cosmos - mặt trời làm trung tâm - Kosmos (κόσµος – vũ trụ hay thế giới xếp đặt trật tự. Pythagoras hay những học trò của ông đã gọi như thế, từ tính chất trật tự và xếp đặt toàn hảo – Cosmos, như thế với những nhà tư tường Greek, là đối nghịch với Chaos, trạng thái đầu tiên của vũ trụ, là Hỗ độn), và đã kết thúc với Isaac Newton (1642-1727), người đề xuất những luật phổ quát và một Vũ trụ cơ học chuyển động (Mechanical Universe).
Nhưng những mốc năm tháng trong khoảng thời gian giữa Copernicus và Newton. đã có nhiều thay đổi đáng kể trong 50 năm qua. Thừa nhận rộng rãi, thường cho là bắt đầu từ De Revolutionibus của Nicholas Copernicus (1473-1543), đến Isaac Newton (1642-1727). Một số nhà sử học đã cắt bớt, tuyên bố rằng nó đúng chỉ mở rộng đến sự xuất bản Principia (1687) hoặc đến Opticks (1704) của Newton, hoặc đến khi Newton chết (1727). Có đề nghị triệt để hơn đã cho rằng cuộc cách mạng khoa học có thể áp dụng cho cái gọi là thời Khai sáng Newton (Enlightenment Newtonians), do đó mở rộng đến khoảng năm 1750. Thêm nữa, một số nhà sử học cũng bỏ bớt thời kỳ mở đầu, loại bỏ Copernicus khỏi liệt kê những mốc thứ tự thời gian của họ, tuyên bố rằng “Cách mạng Copernicus” là một cách mạng riêng rẽ, hầu như bắt đầu và kết thúc vào năm 1610 với những công trình của Galileo và Kepler.

Tuy nhiên, hầu hết những sử gia (và những học giả về triết học kha học) đều đồng ý, sự giải thích, phân định năm tháng truyền thống này (nó có lịch sử riêng của nó!) được dựa trên tin tưởng vào một sự thay đổi cốt lõi, vốn bắt đầu trong vũ trụ học và thiên văn học, và sau đó chuyển sang vật lý (một số sử gia cũng lập luận rằng đã có sự phát triển song song từ giải phẫu học sang sinh lý học). Sâu xa hơn, một số sử gia đã nhận định, những thay đổi này, trong “Triết học Tự nhiên” (natural philosophy = khoa học) này đã mang đến sự biến đổi quan trọng trong những gì vẫn được nêu như là “thực” (ontology), và cách thức những người Europe biện minh những tuyên xưng của họ về kiến ​​thức (epistemology). Nhìn chung, quan điểm trí thức, về những sự vật việc, trong tư tưởng thế kỷ XVI, là thế giới được tạo thành từ bốn Thành tố (Four Qualities hay Four elementary qualities của Aristotle: Đất, Nước, Không khí, và Lửa). Ngược lại, những trí thức thời Newton tin rằng thế giới đã được làm thành từ những atoms hay corpuscles (vật chất với cơ thể rất nhỏ bé). Đến thời Newton, hầu hết học Europe đều tin rằng quả đất di chuyển, rằng không có những sự việc loại như con người bị ma quỷ chiếm giữ (demonic), rằng tuyên bố về kiến ​​thức nên dựa vào thẩm quyền của kinh nghiệm cá nhân của chúng ta, đó là, trên lập luận lý trí và những bằng chứng cảm nhận qua thực nghiệm. Phương châm của Hàn lâm Viện Hoàng gia London là: Nullius in Verba, vắn tắt, Không chấp nhận bất cứ gì trên cơ sở những lời nói xuông (hoặc thẩm quyền của một ai nào khác).

Một tuyên bố truyền thống mạnh mẽ là cuộc cách mạng khoa học đại diện cho một loạt những thay đổi vốn bắt nguồn từ tuyên bố táo bạo của Copernicus về sư chuyển động của quả đất. Tuyên bố này rõ ràng đi ngược lại với truyền thống, với thẩm quyền của tu tưởng kinh viện Trung cổ, và những quan điểm đã thiết lập vững chắc trong những trường đại học, chủng viện và hầu hết những giới chức của hội Nhà thờ. Copernicus cho rằng quả đất không đứng một chỗ và không đứng yên ở trung tâm của cosmos (geocentric và geostatic) nhưng nó tự quay một vòng quanh trục của nó mỗi ngày, và chạy một vòng quanh mặt trời mỗi năm. Từ tuyên bố táo bạo nhưng đơn giản này của Copernicus, và như diễn tiến đã xảy ra, một loạt phức tạp gồm những phát triển mới đã là cần thiết để hỗ trợ cho quan điểm của ông, và đồng thời, để thay thế những tin tưởng trước đố. Những gì là cần thiết, ít nhất là nhìn lại, đã là những quan sát thiên văn mới, liên kết với Tycho Brahe (1546-1601); sửa đổi lý thuyết mới về quỹ đạo hành tinh và chuyển động của chúng, ngày nay gắn với Johannes Kepler (1571-1630); và không kém phần quan trong, lý thuyết mới về chuyển động để giải thích một quả đất chuyển động trong vũ trụ, những lý thuyết này, ngày nay gắn với Galileo Galilei (1564-1642), René Descartes (1596-1650), Christiaan Huygens (1629-1695), và tất nhiên, Isaac Newton (1642-1727). Newton, được ca ngợi, là người đã nối thiên đường và quả đất bằng cách hợp nhất những vật thể trên mặt đất và những thiên thể trên trời dưới một tập hợp gồm những quy luật về chuyển động. Newton đã phát minh ra Universe (Vũ trụ, chú ý từ Universe, với nghĩa universal, giống nhau ở khắp nơi, phổ quát). Nó thế chỗ Cosmos truyền thống của Aristotle.

Như thế, hợp đề này của Newton (Newtonian Synthesis) thực sự là một cách mạng vĩ đại nhất, trong lịch sử loài người cho đến nay, đánh dấu sự chuyển đổi từ một cosmos có tính chất khép kín, hữu hạn, xếp đặt trật tự, đến một universe vô hạn, đồng nhất, định lượng phổ quát. Sự thay đổi này đã báo hiệu rằng tất cả mọi sự vật việc đã là Một. Có một loại vật chất, một tập hợp những qui luật, một loại không gian, một loại thời gian. Tất cả mọi sự vật việc thì luôn luôn và ở khắp mọi nơi và là như nhau: Không gian, Thời gian, Vật chất, Nguyên nhân. Do đó chúng ta có từ: Universe, theo nghĩa như trên, nhưng chúng ta vẫn dịch theo người Tàu, và đã lẫn lộn với từ Cosmos là Vũ trụ. (Tôi muốn dịch chúng thành những từ khác nhau, nhưng cõ lẽ đã muộn, vậy đôi khi dùng CosmosUniverse để nhấn mạnh vào nghĩa khác biệt, một trời một vực, của chúng. Theo gốc chữ; Universe: Latin universum, < ‘universus’ : ‘được kết hợp vào thành Một, Toàn thể’ < uni- ‘một, duy nhất’ + versus ‘đã thành’)

Sự thay đổi từ Cosmos đến Universe này, cũng đánh dấu một sự chuyển đổi từ một thế giới quan hữu cơ (Organic Worldview) đến hình ảnh một thế giới động cơ (Mechanical Worldview). Đó là, chúng ta nhìn thế giới ngày nay như một bộ máy, một động cơ lớn, khổng lồ, bao trùm (Modern World Machine, gần với hình ảnh con Tạo xoay vần, Hoá công). Tất cả những điều này, đến từ nội dung ý nghĩa của cuộc Cách mạng Khoa học, theo định nghĩa truyền thống, đã cho thấy sự quan trọng ngay trong chính nó, đó cũng là sự quan trọng của Khoa học trong nền văn minh loài người khi sang đến thế kỷ 20.
Nhưng thành công của nó, có thể lập luận thêm, không chỉ khái niệm Thiên nhiên đã được khái niệm lại, được nhìn lại cho khác đi, nhưng cũng như thế, đã là nhìn lại bản chất của kiến ​​thức con người. Điều này lại dấy lên câu hỏi truyền thống về những gì vẫn xem là Chân lý Vĩnh cửu với Con người – con người hiểu về bản thân mình trong mối quan hệ tay ba Gót-Thiên nhiên-Con người như thế nào. Từ những quan tâm này dẫn đến những cuộc tranh luận của quan điểm Vũ trụ vận hành như một đồng hồ chính xác và phổ quát (Clockwork Universe), trong lịch sử khoa học, về quan hệ của Gót với Tự nhiên và nêu câu hỏi rằng khái niệm Gót như thế, trong quan hệ tay ba đó, đã là một thuận lý có thể khách quan hay chỉ là một cố ý hoàn toàn chủ quan. Một sử gia cho rằng Gót, nếu có, trong thực tế, đã bị cắt đứt hoàn toàn với thế giới của loài người – không phải ra ngoài Không gian (như Aristotle và Aquinas, và do thế tôi đã nhấn mạnh vào khái niệm ex nihilo – Gót đứng ngoài không và thời gian – để không thể dịch khái niệm này là Thượng đế, dù một thượng đế hữu ngã, nhưng phải giữ nguyên là “Gót” hay “gót”) nhưng đã bị bỏ lại ngay ở lúc khởi đầu của Thời gian. Từ những tường thuật như vậy, theo diễn ngôn này, chúng ta sẽ thấy được những phân định mới, trên đường đi từ những tôn giáo tin-có-nhiều-gót, đến tin-chỉ-một-gót, những tín ngưỡng tin-gót-là-khắp-cả (Pantheism), đến tin-gót-không-nhúng-tay (Deism), tin-gót-trong-khắp-cả (Panentheism), đến những thuyết/quan điểm như quan điểm Không-thể-biết (Agnosticism) và cuối cùng đến lập trường Không-tin-có-gót (Atheism) như phần đông chúng ta, trong thời đại khoa học, ngày nay.
[14] the Seal of prophets: dấu Ấn của những tiên tri: Đây là một thuật ngữ ẩn dụ trong Qu’ran với nghĩa là “nhà tiên tri cuối cùng”, “vị cuối cùng của những nhà tiên tri”, hiểu như không có tiên tri nào khác sẽ đến sau Muhammad nữa. Những người Muslim áp dụng ý nghĩa này với Muhammad để dứt khoát nhấn mạnh vào tính chất cuối cùng, và uy quyền tối thượng của nhà tiên tri Muhammad trên tất cả những thiên sứ khác.
[15] Revelation (gốc Latin revelatio(n-) < “revelare” = ‘bóc trần, phơi trần ra’ < Greek: apocalypsis): sự “vén lên cho thấy”. Một khái niệm rất quan trọng trong những tôn giáo tin chỉ một gót Abrahams (Juda, Kitô, Islam), theo đó con người không thể tự mình tìm hiểu, “nghiên cứu” mà đi đến biết được chân lý, hay Gót như ‘chân lý sau cùng của tất cả’, nhưng loài người chỉ có thể biết được những điều này qua những nhà “tiên tri” (prophets), họ là những sứ giả của gót, từ trời xuống (thiên sứ) – cho loài người biết về sự hiện hữu của mình, bằng cách nói cho biết và hiểu – được hình dung – như có một ai vén tấm màn che mắt lên để hé ra lộ cho thấy một gì đó vẫn che dâu (gót, sự thật – như sách Khải huyền báo trước về sự tận thế). Như vậy tri thức về Gót là một gì đó linh thiêng, huyền bí, cao vời, không thể tìm để hiểu rồi có thể biết được, chỉ có thể được bảo cho biết, nói che nghe, hay ‘hé lộ’ linh thiêng huyền bí đó cho thấy, tiết lộ cho biết (khải thị, khải huyền), và đặc biệt chỉ qua những trung gian đặc biệt nào đó, không phải ai cũng có thể tự xưng là thiên sứ được (như nhũng Moses, Muhammad, Giêsu)., xem dường nếu sự việc là thực, Gót chỉ bảo cho vài lầnn với vài người dân Trung đông đó mà thôi. Sự vén cho thấy đó, phơi trần “sự thật linh thiêng” đó, được gọi là revelation, những nhà gót học, vẫn dịch là “mặc khải”. Về triết học, nó đơn giản có thể dịch là sự “vén lên cho thấy”. Ai vén lên, ai thấy, thấy gì, thấy thế có đúng hay có giá trị gì không... là những câu hỏi phức tạp khác, của gót học, tôn giáo, không phải của triết học.
[16] Plate tectonics: đựa trên ý tưởng rằng lớp vỏ quả đất gồm những mảng di chuyển được, và chúng thực sự vẫn đang di chuyển, dẫn tới ý tưởng rằng thềm những đại dương vẫn đang mở rộng. Gốc của nó Alfred Wegener (1880-1930), người đã đưa ra ý tưởng rằng tất cả những đại lục vốn khi xưa liền là một khối, nhưng sau đó đã tách khỏi nhau, trôi trên thềm biến, đến những vị trí hiện nay của chúng.
[17] Năm 1831, con tàu khảo sát hàng hải HMS Beagle ra khơi bắt đầu chuyến thám hiểm 5 năm vòng quanh thế giới. Trên tàu, nhà thực vật học của con tàu, là một sinh viên trẻ, tên là Charles Darwin. Những quan sát ông ghi lại, và hàng trăm mẫu vật ông thu thập được, cuối cùng đã dẫn ông đến xây dựng thuyết Tiến hóa bởi chọn lọc Tự nhiên của ông. Ông đã trải qua hơn hai mươi năm đối chiếu những quan sát của ông và làm việc trên lý thuyết của ông, trước khi cuối cùng đã xuất bản quyển sách nổi tiếng, đánh dấu kỷ nguyên của ông: On The Origin of Species, năm 1859.
Thuyết Tiến hóa được cho là một trong những ý tưởng sâu sắc nhất, và gây tranh luận nhất, từ khi ra đời đến nay, đã từng đặt trước trí tuệ con người. Về Nguồn gốc những Loài đã bán sạch ngay trong ngày đầu (1250 bản in) khi nó được xuất bản cách đây 150 năm, và nó vẫn là một trong những cuốn sách quan trọng nhất trong lịch sử khoa học. Tuy vậy, mặc dù trong thực tế quan điểm của Darwin về thế giới đã nhanh chóng được những nhà khoa học chấp nhận, nhưng hiện nay, đặc biệt ở USA, khoảng một nửa dân số vẫn chưa hoàn toàn ngưng chống đối, vẫn không chấp nhận nó, lý do của hiện tượng này không từ khoa học, nhưng từ tôn giáo, cụ thể là đạo Kitô, với những tín đồ bình dân Kitô, thuyết Tiến hoá đe doạ nhân sinh quan, và tín ngưỡng của họ, điển hình là những câu hỏi, đối với họ là cơ bản, về sự sống con người: chúng ta là ai? chúng ta từ đâu đến? và chúng ta đang ở đây để làm gì? (cứu cánh của con người/đời người).
Nhưng thuyết tiến hóa hiện nay đang được Những nhà khoa học chấp nhận thì không hoàn toàn đến thẳng từ Darwin, cũng như vật lý học hiện đại không còn đến thẳng từ Newton – thuyết Tiến hoá của Darwin, và thực sự, toàn bộ lĩnh vực của sinh học tiến hóa vẫn đang trải qua sửa đổi, và mở rộng những quan điểm của nó về lịch sử sự sống, và sự liên kết giữa sự sống những loài. Phần đông công chúng đều không biết chi tiết, rằng thuyết tiến hóa đã đi qua ba thay đổi lớn kể từ Darwin, và đang trong giai đoạn giữa của giai đoạn thứ tư của sự tiến hóa của nó. Tuy nhiên, không thay đổi nào có thể được xem làm nên một ‘chuyển đổi mô hình’ theo chiều hướng của nhà triết học khoa học Thomas Kuhn. Thuyết Tiến hoá vẫn là thuyết tiến hoá của Darwin. Trong thực tế, sự thay đổi lớn duy nhất về quan điểm định hướng cho sinh học, thành sinh học tiến hóa, đã diễn ra ngay lúc đầu, trong công trình khoa học của Charles Darwin.

Ý tưởng về sự tiến hóa – đó là, sự thay đổi sinh lý học theo thời gian – đã không bắt nguồn với Darwin. Nó đã vẫn sẵn có trong dạng này hay dạng khác kể từ những nhà triết học trước-Socrates, và ở England, trong một số tác giả thời Victoria, gồm cả ông nội của Darwin là Erasmus, rõ ràng đã từng loay hoay với ý tưởng này. Tuy nhiên, tiến hóa đã trở thành một lý thuyết khoa học chỉ sau khi Darwin trình bày rành mạch trong Nguồn gốc của những Loài, ông gọi nó là “một luận chứng dài”. Ông đã nghiền ngẫm trong nhiều năm, đắn đo viết, và chỉ cho vào xuất bản trước sự kiện là Alfred Russel Wallace, một nhà tự nhiên học trẻ hơn nhiều, cũng đã độc lập đạt đến những kết luận tương tự, và Wallace đã sẵn sàng để xuất bản lý thuyết này.

Thị kiến sâu sắc cơ bản của Darwin đã được căn cứ trên hàng ngàn những quan sát, và hai nguyên tắc: nguồn gốc chung và chọn lọc tự nhiên. Dựa trên những nghiên cứu chi tiết của ông về đặc điểm và phân bố của những loài trên thế giới, Darwin xây dựng một suy luận vững mạnh đi đến kết luận rằng tất cả những sinh vật sống đều có những tổ tiên chung, và do đó có liên quan đến nhau bởi một quá trình “truyền giống với sửa đổi “. Nhưng những gì đã gây sửa đổi?

Trả lời lỗi lạc của vị thiên tài này là: sự Chọn lọc trong Tự nhiên. Như chúng ta thấy, điều khó khăn nhất để giải thích trong sinh học đã là sự “phù hợp” rõ ràng giữa những sinh vật và những môi trường của chúng: cánh rõ ràng để bay, mắt để thấy, lưới nhện để bắt côn trùng, và vân vân như vậy. Khía cạnh “kỹ thuật” này của cấu trúc sinh học, “tính để cho” hay “sự để làm” này như nó đôi khi được gọi (sự bay nhảy, tính nhìn thấy, làm mạng để bắt mồi), là những gì ngày hôm nay, rất nhiều người, và đúng là hầu hết mọi người trong thời của Darwin, vẫn còn gọi là “thiết kế thông minh” – nếu đó là tinh xảo như một chiếc đồng hồ gặp giữa sa mạc, phải đã có một thợ đồng hồ; nếu nó là một cánh chim, phải một người “làm/thiết kế” nên những cánh chim! và trỏ về một đấng Tạo hoá, với những tín đồ Kitô, hiển nhiên là Gót Kitô.

Nhưng Darwin đã thành công đưa ra trả lời – sau những thu thập chứng cứ khoa học đáng thán phục – là một tiến trình mới, vốn sẽ giải phóng khoa học sinh học khỏi móng vuốt của gót học tự nhiên, và mang nó hoàn toàn trở về lĩnh vực của khoa học. Trớ trêu, ý tưởng về sự chọn lọc trong tự nhiên cũng có thể diễn dịch trực tiếp từ một hiện tượng tương tự song song, đó là sự chọn giống, gây giống của con người trong việc chăn nuôi gia súc – Darwin cho rằng, nếu có sự khác biệt di truyền giữa những sinh vật sống vì những đặc điểm vốn ảnh hưởng đến thể lực của chúng đối với môi trường của chúng (tức là khả năng của chúng để tồn tại và sinh sản), khi đó những sinh vật nào có những đặc điểm phù hợp thích ứng nhất sẽ có nhiều khả năng để truyền những đặc điểm này cho con cháu của chúng. Điều này sẽ dẫn đến một tiến trình liên tục của sinh sản, sống còn, truyền giống với sửa đổi, trong đó những sửa đổi không phải là ngẫu nhiên (như những người theo thuyết sáng tạo/thiết kế thường làm lẫn), nhưng theo chiều hướng của một khả năng cải thiện của những sinh vật trong môi trường của chúng. Lý thuyết tiến hoá có thể được đặt trong dạng thức – “nếu ... thì ...” – một kết luận diễn dịch đó sẽ đúng, nếu những tiền đề là đúng thực. Như đã xảy ra, những nhà sinh học đã xác nhận trước sau, nhiều lần như nhau, rằng những tiền đề của Darwin quả thực sự đều đúng thực.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng một trong những tiền đề như vậy là sự thừa kế: những đặc điểm phù hợp thích ứng phải được di truyền, nếu không sự chọn lọc tự nhiên sẽ không thể gây được bất kỳ thay đổi nào lâu dài trong dân số. Darwin đã nhận thức được rằng ông cần một lý thuyết về di truyền, riêng biệt với ý tưởng nguồn gốc chung và chọn lọc tự nhiên. Yếu tố di truyền là một thực tế, như chúng ta đã biết từ sự giống nhau giữa cha mẹ và con cái trong tất cả những loài, nhưng những gì sẽ giải thích sự kiện đó?

Một thời, Darwin đã chào đón lý thuyết của Jean-Baptiste de Lamarck ở Pháp như trả lời cho câu hỏi trên. Sau đó, Darwin đưa ra lý thuyết của riêng ông về sự di truyền, dựa trên một ý tưởng được gọi là sự “thừa kế pha trộn” (blending inheritance) – nhưng chính ông cũng thấy không ổn, vẫn không phù hợp với một số những sự kiện ông đã thừa nhận.Trả lời cho câu hỏi về di truyền phải chờ Mendel. Những khám phá của Mendel đã không được biết đến rộng rãi, trong thời Darwin, cho đến sang thế kỷ 20, chủ yếu vì Mendel trình bày lý thuyết di truyền của ông trong một tạp chí ít ai biết.

Như thế, bước sang thế kỷ 20, lý thuyết tiến hóa đã có khủng hoảng của nó. Rất ít người nghi ngờ ý tưởng về nguồn gốc chung của những loài, nhưng sự chọn lọc tự nhiên vẫn chưa được chấp nhận như một động lực đầy đủ, hoặc thậm chí quan trọng, cho sự thay đổi theo thời gian, sự tiến hóa; và sau đó là câu hỏi dai dẳng vì thiếu một lý thuyết thích ứng về di truyền. Một nhóm Những nhà sinh học lỗi lạc, giữa những năm 1918 và 1930, gồm Ronald Fisher, JBS Haldane, và Sewall Wright đã làm công việc này, họ đã “ghép” Mendel vào Darwin thành công. Cuối những năm 1940 và đầu những năm 50, một nhóm những nhà sinh học mới, gồm Theodosius Dobzhansky, Julian Huxley, Ernst Mayr, George Gaylord Simpson và George Ledyard Stebbins, đã tiếp tục mở rộng quan điểm của chúng ta về tiến hóa trong nhiều hướng. Công trình tập thể của họ cho thấy sự đột biến và chọn lọc tự nhiên có thể giải thích những thay đổi lâu dài trong những hóa thạch; sự thành lập hay nguồn gốc của loài mới (speciation), xảy ra tự nhiên như thế nào trong những quần thể (mặc dù nhan đề của quyển sách của ông, Darwin đã không thực sự giải quyết câu hỏi về nguồn gốc của những loài); và làm thế nào sự lựa chọn có thể được chứng minh (tức là quan sát) sẽ diễn ra trong những quần thể tự nhiên, trong thời hiện đại, của thực vật và động vật. Như thế “tổng hợp hiện đại”’ của thuyết Tiến hoá (Modern Synthesis) ra đời, và vẫn còn là mô hình tiêu chuẩn trong sinh học giảng dạy phổ thông. Nó được thành lập trên những nguyên tắc ban đầu của Darwin, với sự bổ sung của một lý thuyết toán học-thống kê, một lý thuyết về di truyền, và một cơ sở thực nghiệm phong phú hơn nhiều so với của Darwin và những người cùng thời ông đã có thể tập hợp được.
[18] Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica: Nghiên cứu của Newton được trình bày trong bộ sách gồm ba tập, bộ Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (“Nguyên lý Toán học của Triết học tự nhiên”), được biết như Principia. Nó phát biểu ba định luật của Newton về chuyển động, và tiếp tục đưa ra lý thuyết về lực hấp dẫn, chống đỡ bằng những chứng minh toán học nghiêm ngặt.
Newton đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng tư tưởng: Cách mạng Khoa học. Những bộ óc vĩ đại của thế kỷ XVI và đầu XVII mở ra những chân trời mới, phá vỡ và thoát khỏi những quan điểm truyền thống Trung cổ về con người và vũ trụ, và làm được những khám phá đặc biệt xuất sắc. Nicholas Copernicus, Tycho Brahe, Johannes Kepler, và Galileo Galilei đã thay đổi bộ mặt của thiên văn học và vật lý, trong khi William Harvey và Andreas Vesalius đã bắt đầu lập bản đồ của cơ thể con người. Trong thời Newton, những đối thủngười England của ông, như Robert Hooke, nhà thiên văn Edmund Halley, và nhà hóa học vĩ đại Robert Boyle đã đóng góp thêm nhiều nữa vào sự mở rộng kiến ​​thức khoa học. Trên lục địa Europe, Gottfried von Leibniz đã cách mạng hóa toán học, trong khi nhà thiên văn Denmark Christian Huygens khám phá những tầng trời, và một người Pháp, René Descartes, cũng đưa ra một hệ thống vật lý trong đó vũ trụ được lấp đầy với những hạt vũ trụ (celestial-particles), chuyển động và phản ứng hỗ tương của chúng làm chuyển vận mặt trăng và những hành tinh. Nhưng Descartes − thực vậy, và tất cả những nhà khoa học đương thời của Newton − cuối cùng sẽ phải đứng sau Newton, tác giả Principia đã khai mở những định luật cơ bản của vũ trụ, Principia có thể được coi là thành tựu lớn nhất trong thời đại của những chiến thắng khoa học.
[19] Jakob Bernoulli (1654–1705), giáo sư toán học người Switzerland; Ông có nhiều khám phá trong calculus và có những đóng góp lớn về hình học và lý thuyết cho toán xác xuất
law of large numbers: Luật về những số lớn: trong toán xác xuất, là một trong những định luật cơ bản nhất của lý thuyết xác suất và thốngkê. Ở dạng đơn giản nhất, nó có thể được phát biểu một cách nôm na như sau: khi một phép thử được lặp đi lập lại rất nhiều lần, thì số lần cho ra một kết quả nào đó trong tổng số những lần thử, sẽ phản ánh khá chính xác xác suất để xảy ra kết quả đó trong một lần thử (the theorem that, as the number of identically distributed, randomly generated variables increases, their sample mean (average) approaches their theoretical mean.)
[20] 2 pounds 12 shillings 2 pennies
[21] Habakkuk, Jeremiah là những nhà tiên tri trong kinh thánh Hebrew. St. John the Baptist: nhà thuyết giảng và tiên tri người Jew; giảng đạo và làm lễ rửa tội trên bờ sông Jordan, huyền thoại cũng kể ông sống cùng thời với Giêsu, và thêm rằng chính Giêsu đã được ông rửa tội.
[22] [Ferguson, Ascent of Money, 185–98.]
[23] actuarial science
[24] Robert Wallace (1697–1771) và Alexander Webster (1707–1784): thày chăn chiên hội Nhà thờ Scotland. Colin Maclaurin (1698–1746); nhà toán học người Scot. Thomas Robert Malthus (1766–1834): giáo sĩ và học giảngười England , có ảnh hưởng lớn trong những khoa học kinh tế chính trị và nhân khẩu học (demography). Malthus nổi tiếng với lý thuyết cho rằng sự tăng trưởng dân số sẽ luôn luôn có khuynh hướng tăng nhanh hơn sự cung cấp lương thực, và sự cải thiện đời sống loài người là không thể làm được, nếu không có giới hạn nghiêm khắc về sự sinh sản. Tư tưởng này thường được gọi là thuyết Malthus (Malthusianism).
Sau khi hội Nhà Thờ Scotland cải cách vào năm 1560, xác định những người đã có gia đình vẫn có thể là những nhà chăn chiên, điều đã trở thành cần thiết là lo liệu đời sống tiếp tục cho vợ con họ, sau khi họ chết. Năm 1672, quốc hội Scotland thông qua một đạo luật qui định, trong trường hợp đó, quả phụ được hưởng một số tiền trợ cấp, bằng một nửa năm lương chồng trong họ đạo, và nếu có con, một nửa món tiền đó cũng chia cho chúng. Vào những năm 1730, món tiền cấp một lần này đã được xem là không đủ, và hội Nhà Thờ Scotland đi đến nghĩ nên lập một “quỹ chung”, từ đó có thể trích ra tiền hưu cho những quả phụ này, và vào năm 1742, một chương trình như thế đã được Robert Wallace và Alexander Webster, hai thày chăn chiên ở thành phố Edinburgh, đề nghị.
Hai thày chăn chiên, giáo phái Presbyterian của Thệ phản Calvin, ở Scotland xứng đáng được ghi công là những người đã phát minh quỹ bảo hiểm đầu tiên, năm 1744, và khai sinh một ngành thương mại quản lý tài chính hàng tỷ đôla . Robert Wallace và bạn của ông Alexander Webster, đã là những người rất nghiện rượu, nhưng cũng là những thần đồng toán học thời còn là sinh viên. Wallace và Webster cũng là những nhà toán học giỏi, Wallace đã trong một nhóm thành lập Hội Triết học vào năm 1735, mà sau đó đã trở thành Viện hàn lâm Hoàng gia Edinburgh (Royal Society of Edinburgh) năm 1783. Nhóm này được nhà toán học Colin Maclaurin dẫn dắt, người được coi là nhà toán học hàng đầu của Vương Quốc England, sau khi Newton qua đời năm 1727.
Họ không hài lòng với sự đối xử dành cho phụ nữ và trẻ em của những giáo sĩ đồng nghiệp của họ, sau khi người đàn ông chủ gia đình qua đời. Số phận của những vợ goá và con côi này hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự thương xót của những nhà chăn chiên đồng nghiệp, họ thường lâm cảnh không nhà, trắng tay. Hội nhà thờ có trách nhiệm trả một món tiền, trích từ số tiền góp chung, cho những góa phụ và trẻ mồ côi. Qua đó, Wallace và Webster đã nêu một kế hoạch khéo léo để hạn chế vấn đề không may này, những gì họ thiết lập, ngày nay được công nhận như quỹ bảo hiểm thực sự đầu tiên trong lịch sử.
Bảo hiểm nhân thọ hiện hữu nhờ vào khám phá toán học về những thông số, qua đó sự rủi ro xảy ra, và bảo hiểm cho sự rủi ro đó được hiểu đúng với những khái niệm mới: xác suất, tuổi thọ, sự chắc chắn (luật những số lớn), sự phân phối bình thường và biến động, tiện ích (giá trị của một hàng hóa không phải là giá phải trả nhưng tiện ích, dịch vụ bắt nguồn từ nó) và suy luận diễn dịch (những gì tính toán là xác suất của một biến cố nhân với tác động của nó). Những thành tố này đã được sử dụng ở Edinburgh để xây dựng một quỹ bảo hiểm nhân thọ cho những nhà chăn chiên của Hội Nhà Thờ Scotland. Robert Wallace và Alexander Webster đã quyên đủ tiền, từ nhóm ban đầu gồm 930 thày chăn chiên, để đầu tư gây lợi nhuận, và trả tiền trợ cấp cho những quả phụ của những thày chăn chiên, từ lợi nhuận này của những khoản đầu tư. Từ đó, nó rất nhanh chóng phát triển thành một tổ chức tài chính lớn, tăng khả năng dự đoán những khoản tiền chi thu lớn.
Đến năm 1815, nguyên tắc bảo hiểm đã tìm thấy đáp ứng được nhu cầu rộng rãi. Quỹ những Thày chăn chiên Scot đã lớn mạnh thành Quỹ bảo hiểm quả phụ Scotland (Scottish Widows) nổi tiếng thế giới. Quỹ “Vợ goá “của những thày chăn chiên Scotland là quỹ tài chính đầu tiên bao gồm trách nhiệm bảo hiểm, hoặc là bảo hiểm tổng quát, hay bảo hiểm nhân thọ, đã được quản lý trên cơ sở toán học. Năm 1761, Quỹ những Thày chăn chiên giáo phái Presbyterian ở Philadelphia, USA, đã mô phỏng theo quĩ bảo hiểm của những đồng nghiệp ở Scotland, và năm sau, Công ty Vô tư England (English Equitable Company) được thành lập, là công ty bảo hiểm nhân thọ mở ra cho công chúng đầu tiên, và lâu đời nhất England.

[25] Công cụ mới.
[26] Sung (960–1279), nhà Tống (): nước Tàu dưới triều này, bắt đầu biết dùng tiền giấy, và có những tiến bộ trong nghề in, làm vũ khí, đóng tàu, làm đồng hồ, và y học.
[27] Golden age (Huyền thoại Greek): Thời đại nguyên thuỷ của thế giới, trong đó con người sống trong hạnh phúc lý tưởng. Sau đó là những thời Bạc, Đồng, Anh hùng, và Săt (hiện tại) là thời suy đồi. Đây là thời đại lý tưởng, trong tưởng tượng của thi ca cổ điển Greek và Rome; nay thành biểu tượng cho một kỷ nguyên của hòa bình hài hòa, ổn định và thịnh vượng nguyên thủy. Đặc biệt trong đó, con người không phải làm việc để nuôi thân, vì thiên nhiên ban cho thực phẩm dồi dào. Khái niệm thời Nghiêu Thuấn trong thi văn cổ Việt nam ((tưởng tượng, bắt chước theo Tàu), cũng là một khái niệm tương tự, tuy hạn hẹn vào ý nghĩa xã hội có thể chế chính trị lý tưởng, hơn là trạng thái trong đó con người hồn nhiên bình dị an thuận với thế giới nhiên.
[28] messiah
[29] Golem: (huyền thoại Jew) hình nhân bằng đất sét thành người sống nhờ ảo thuật (tự như một automaton hay robot). Tháp Babel (trong sách Thánh): loài người xây tháp lên cổng nhà Gót (Babel < Hebrew Bāḇel < ‘Babylon,’ < Akkadian “bāb ili” = ‘cổng nhà gót’), Gót bực mình, làm phép cho mọi người nói những ngôn ngữ khác nhau, do không hiểu nhau nữa, phân tán khắp nơi, tháp xây không xong (Genesis 11:1–9). Icarus (thần thoại Greek): con trai của Daedalus, trốn thoát khỏi nhà ngục trên đảo Crete dùng cánh do Daedalus làm, nhưng đã chết khi bay cao, quá gần mặt trời, sáp gắn đôi cánh bị nóng chảy.
[30] (Mark14: 7) “Vì những ngươi hằng có kẻ khó khăn ở cùng mình, khi nào muốn làm phước cho họ cũng được; nhưng những ngươi chẳng có ta ở luôn với đâu.”
[31] [Maddison, The World Economy, vol. 1, 31; Wrigley, English Population History, 295; Christian, Maps of Time, 450, 452; ‘World Health Statistic Report 2009’, 35–45, World Health Organization, accessed 10 December 2010 http://www.who.int/whosis/whostat/EN_WHS09_Full.pdf.]
[32] [Wrigley, English Population History, 296.]
[33] [England, Interim Life Tables, 1980–82 to 2007–09’, Office for National Statistics, accessed 22 March 2012 http://www.ons.gov.uk/ons/publications/re-reference-tables.html?edition=tcm%3A77–61850.]
[34] [Michael Prestwich, Edward I (Berkeley: University of “California Press, 1988), 125–6.]
[35] [Jennie B. Dorman et al., ‘The age-1 and daf-2 Genes Function in a Common Pathway to Control the Lifespan of Caenorhabditis elegans’, Genetics 141:4 (1995), 1,399–406; Koen Houthoofd et al., ‘Life Extension via Dietary Restriction is Independent of the Ins/IGF-1 Signalling Pathway in Caenorhabditis elegans’, Experimental Gerontology 38:9 (2003), 947–54]
[36] [Shawn M. Douglas, Ido Bachelet and George M. Church, ‘A Logic-Gated Nanorobot for Targeted Transport of Molecular Payloads’, Science 335:6070 (2012): 831–4; Dan Peer et al., ‘Nanocarriers As An Emerging Platform for Cancer Therapy’, Nature Nanotechnology 2 (2007): 751–60; Dan Peer et al., ‘Systemic Leukocyte-Directed siRNA Delivery Revealing Cyclin Di as an Anti-Inflammatory Target’, Science 319:5863 (2008): 627–30.]
[37] a-mortal: có lẽ là từ ghép của tác giả, tương tự như từ khá phổ thông trên báo chí là “amortal” (Amortality: living agelessly), tôi tạm dịch là không-già-chết, vẫn chết, nhưng không do già hay bệnh.
[38] animal rights: bảo vệ quyền sống của loài vật
[39] Nay là tiểu bang New Mexico, United States State; có những dấu hiệu loài người đã có mặt ở đây khoảng 11000 năm trước, có lẽ di cư xuống từ Alaska