Thursday, July 23, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (10)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người








13
Bí mật của thành công


Thương mại, những đế quốc và những tôn giáo phổ quát, cuối cùng đã mang hầu như mỗi Sapiens trên mọi lục địa vào trong thế giới toàn cầu chúng ta đang sống ngày nay. Quá trình mở rộng và thống nhất này không phải là theo đường thẳng, hay không có những gián đoạn. Tuy nhiên, sau khi nhìn vào bức tranh lớn hơn, quá trình chuyển đổi từ nhiều những văn hóa nhỏ đến một vài những văn hóa lớn, và cuối cùng đến một xã hội toàn cầu duy nhất có lẽ là một kết quả tất yếu của những động lực của lịch sử loài người.

Nhưng khi nói rằng một xã hội toàn cầu là không thể tránh được, thì cũng không giống như nói rằng kết quả cuối cùng đã phải là một loại đặc biệt của xã hội toàn cầu như chúng ta đang có. Chúng ta chắc chắn có thể tưởng tượng được những kết cục khác. Tại sao tiếng England thì quá phổ biến như thế ngày nay, và không là tiếng Denmark? Tại sao lại có khoảng 2 tỉ người người Kitô nhiều loại, và 1,25 tỉ người Muslim, nhưng chỉ có 150.000 những tín đồ của Zoroaster, và không còn tín đồ nào của đạo Mani? Nếu chúng ta có thể đi ngược thời gian trở lại 10.000 năm trước, và lại thiết lập tiến trình, với thời gian trôi đi, có phải chúng ta luôn luôn sẽ thấy sự nổi dậy của tín ngưỡng tin chỉ một gót và sự suy sụp của tín ngưỡng nhị nguyên?

Chúng ta không thể làm một thí nghiệm như thế, vì vậy chúng ta không thực sự biết. Nhưng một khảo sát hai đặc điểm quan trọng của lịch sử, có thể cung cấp cho chúng ta một số manh mối.

1. Ý kiến sai lầm về sự nhận biết muộn

Mỗi điểm trong lịch sử là một nơi có nhiều đường cắt nhau. Một con đường đi duy nhất từ quá khứ dẫn đến thời nay, nhưng vô số những ngả đường rẽ vào tương lai. Một số trong những con đường này rộng hơn, mượt phẳng hơn, và đánh dấu tốt hơn, và như thế có lẽ có cơ hội được đi theo nhiều hơn, nhưng đôi khi lịch sử – hoặc những người làm lịch sử – theo những ngã rẽ bất ngờ.

Vào đầu thế kỷ thứ tư, Đế quốc Rome đã đối mặt với một chân trời mở rộng của những sự việc có thể xảy ra về tôn giáo. Nó đã có thể bám chặt vào truyền thống và thuyết tin nhiều gót nhiều màu sắc khác thường của nó. Nhưng hoàng đế của nó, Constantine, nhìn trở lại một trăm năm phân rẽ của nội chiến, dường như đã có ý nghĩ rằng một tôn giáo duy nhất với một học thuyết rõ ràng có thể giúp thống nhất vương quốc nhiều sắc dân của ông. Ông đã có thể chọn bất kỳ một nào của một số giáo phái đương thời là tín ngưỡng quốc gia của mình – đạo MaNi, đạo Mithras, những giáo phái thờ Isis hay Cybele, đạo Zoroaster, đạo Juda và ngay cả đạo Phật, đã tất cả là những tùy ý chọn lựa có sẵn. Tại sao ông đã chọn Giêsu? Có phải đã có một gì đó trong gót-học Kitô đã thu hút cá nhân ông, hay có lẽ một phương diện nào đó của tín ngưỡng đã khiến ông nghĩ nó sẽ là dễ dàng hơn để dùng cho những mục đích của ông? Có phải ông đã có một kinh nghiệm tôn giáo, hay một vài cố vấn của ông nêu ý rằng những người Kitô đã nhanh chóng có thêm những tín đồ, và rằng sẽ là điều tốt nhất để nhảy lên toa xe phổ thông đang thành công đó? Những nhà sử học có thể suy đoán, nhưng không đem lại bất kỳ một trả lời dứt khoát nào. Họ có thể mô tả đạo Kitô đã nắm quyền kiểm soát Đế quốc Rome như thế nào, nhưng họ không thể giải thích tại sao khả năng đặc biệt này đã thành hiện thực.

Sự khác biệt giữa mô tả “thế nào” và giải thích “tại sao” là gì? Để mô tả “thế nào” có nghĩa là để tái tạo lại hàng loạt những sự kiện cụ thể vốn dẫn từ điểm này đến điểm khác. Để giải thích “tại sao” có nghĩa là để tìm những kết nối nhân quả, chúng giải thích cho sự xuất hiện của hàng loạt những sự kiện đặc biệt này loại trừ tất cả những chuỗi sự kiện khác.

Một số học giả quả thực cung cấp những giải thích xác định những biến cố, loại như sự nổi lên của đạo Kitô. Họ thử cố gắng để thu giảm lịch sử loài người về những hoạt động của những sức mạnh sinh học, môi trường sinh thái, hay kinh tế. Họ lập luận rằng đã có một vài gì đó về địa lý, di truyền học, hay kinh tế của vùng Mediterranean thuộc đế quốc Rome, khiến sự nổi lên của một tôn giáo tin chỉ một gót thì không thể tránh khỏi. Thế nhưng, hầu hết những nhà sử học có khuynh hướng hoài nghi về những lý thuyết xác định như vậy. Đây là một trong những dấu hiệu phân biệt của lịch sử như là một ngành học thuật chuyên môn – bạn biết càng biết nhiều hơn về một giai đoạn lịch sử đặc biệt nào đó, càng trở nên khó khăn hơn để giải thích tại sao những sự việc đã xảy ra theo một đường này nhưng không nẻo kia. Những ai là người chỉ có một kiến ​​thức nông cạn về một giai đoạn nhất định nào đó, có khuynh hướng chú tâm chỉ vào sự khả hữu vốn cuối cùng đã hiện thực. Họ cung cấp một câu chuyện chỉ-là-như-thế để giải thích với hiểu biết muộn đến sau về lý do của kết cục không tránh khỏi đó. Những ai là người có nhiều thông tin sâu xa hơn về giai đoạn đều có ý thức nhiều hơn về những nẻo đường lịch sử đã không đặt bước.

Thực sự, những người là người đã biết nhiều nhất về giai đoạn – những người đã sống trong thời điểm đó – đã là những người không biết đầu manh mối nhợ nào nhiều nhất tất cả. Đối với những người Rome trung bình trong thời của Constantine, tương lai là một màn sương mù. Đó là một quy luật sắt của lịch sử khiến những gì trông thấy như đã không thể tránh khỏi, trong nhận biết đến về sau đã xa với sự hiển nhiên vào thời gian đó. Ngày nay thì cũng không khác biệt. Có phải chúng ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoặc sự tồi tệ nhất vẫn còn chưa tới? Có phải nước Tàu sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi nó trở thành một nước mạnh hàng đầu? USA sẽ mất quyền bá chủ của nó? Có phải sự bùng phát của chủ thuyết tin chỉ một gót là làn sóng của tương lai, hay một xoáy nước ở địa phương, ít có ý nghĩa về lâu dài? Chúng ta đang đi về phía thảm họa về sinh thái hay thiên đường về kỹ thuật? Có những lý lẽ tốt được thực hiện cho tất cả những hậu quả này, nhưng không có cách nào biết chắc chắn. Trong một vài chục năm, người ta sẽ nhìn lại và nghĩ rằng trả lời cho tất cả những câu hỏi này đã rất rõ ràng.

Điều là quan trọng đặc biệt để nhấn mạnh rằng những khả năng đó, những có thể đó, nhưng dường như rất khó để những người đương thời thường nhận ra được. Khi Constantine lên ngôi năm 306, đạo Kitô đã chỉ không gì hơn một giáo phái bí truyền phương Đông. Nếu bạn đã gợi ý khi đó rằng nó sắp trở thành quốc giáo của Rome, bạn sẽ bị cười đến phải chạy ra khỏi phòng, cũng giống hệt như ngày hôm nay, nếu bạn đã gợi ý rằng vào năm 2050, giáo phái Hare Krishna sẽ là quốc giáo của USA. Vào tháng 10 năm 1913, những người Bolshevik đã là một phe cực đoan nhỏ của Russia. Không một ai với đầu óc bình thường nào có thể dự đoán rằng trong vòng chỉ bốn năm họ sẽ nắm quyền kiểm soát toàn đất nước. Vào năm 600 CN, quan điểm cho rằng một đoàn Arab sống ở sa mạc, sẽ sớm chinh phục một giải rộng, trải dài từ biển Atlantic sang lục địa India, ngay cả còn phi lý hơn. Thật vậy, nếu như quân đội Byzantine đã có thể đẩy lùi sự tấn công ban đầu, đạo Islam có lẽ sẽ vẫn là một giáo phái bí hiểm mà chỉ có một số ít những người sành sởi đã biết rằng có. Những học giả sau đó sẽ có một công việc rất dễ dàng khi giải thích tại sao một tín ngưỡng dựa trên một sự vén-lên-cho thấy cho một thương gia trung niên người Mecca đã không bao giờ có thể thành phổ biến được..

Không phải mọi sự vật việc đều là có thể xảy ra. Những sức mạnh địa lý, sinh lý học và kinh tế tạo ra những giới hạn. Tuy nhiên, những giới hạn này vẫn để lại khoảng trống dư dật cho những phát triển không ngờ, vốn dường như không bị ràng buộc bởi bất kỳ những định luật tất định nào.

Kết luận này làm thất vọng nhiều người, những người thích lịch sử là tất định. Sự tất định thì hấp dẫn vì nó ngụ ý rằng thế giới của chúng ta và tin tưởng của chúng ta là một sản phẩm tự nhiên và tất yếu của lịch sử. Nó là tự nhiên và tất yếu rằng chúng ta đang sống trong những quốc gia dân tộc, tổ chức kinh tế của chúng ta theo những nguyên tắc tư bản, và tin tưởng nhiệt thành vào những quyền con người. Để nhìn nhận rằng lịch sử thì không tất định, là để nhìn nhận rằng nó chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên mà hầu hết mọi người ngày nay tin tưởng vào chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tư bản và nhân quyền.

Lịch sử không thể giải thích được một cách tất định, và nó không thể dự đoán được vì nó thì chao đảo hỗn loạn. Vì nhiều sức mạnh đang làm việc và tác động qua lại của chúng rất phức tạp đến nỗi những thay đổi rất nhỏ trong lực lượng của những sức mạnh, và trong cách chúng tác động qua lại, cũng tạo ra khác biệt to lớn vô cùng trong kết quả. Không chỉ vậy, nhưng lịch sử là những gì được gọi là một hệ thống hỗn loạn “cấp hai”. Những hệ thống hỗn loạn có hai hình dạng. Những hỗn loạn cấp một là những hỗn loạn mà không phản ứng với những dự đoán về nó. Thời tiết, lấy thí dụ, là một hệ thống hỗn loạn cấp một. Dẫu nó bị ảnh hưởng bởi nhiều vô cùng những yếu tố, chúng ta có thể xây dựng mô hình cômputơ vốn đưa nhiều những yếu tố và nhiều hơn nữa của chúng vào xem xét, và sản xuất những tiên đoán thời tiết ngày càng tốt và tốt hơn.

Hỗn loạn cấp hai là hỗn loạn vốn phản ứng với những dự đoán về nó, và do đó, không bao giờ có thể tiên đoán được chính xác. Thị trường, lấy thí dụ, là một hệ thống hỗn loạn cấp hai. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phát triển một chương trình cômputơ tiên đoán giá dầu hoả ngày mai với độ chính xác 100 phần trăm? Giá dầu sẽ ngay lập tức phản ứng với tiên đoán, vốn sau đó dẫn đến thất bại, nó sẽ không thành sự thực. Nếu giá dầu hiện thời là $90 một thùng, và chương trình cômputơ không thể sai lầm dự đoán rằng ngày mai nó sẽ là $100, những nhà đầu tư sẽ đổ xô đi mua dầu để họ có thể được lợi từ dầu hoả đã tiên đoán tăng giá. Kết quả là, giá sẽ tăng vọt lên $100 đôla một thùng ngay ngày hôm nay chứ không phải ngày mai. Sau đó, những gì sẽ xảy ra vào ngày mai? Không ai biết.

Chính trị, cũng vậy, là một hệ thống hỗn loạn cấp hai. Nhiều người chỉ trích những nhà nghiên cứu chuyên môn về chính trị Sôviết đã không tiên đoán được cuộc cách mạng năm 1989, và chê trách nặng nề những nhà nghiên cứu chuyên môn về Trung Đông vì đã không lường trước những cuộc cách mạng Arab mùa xuân năm 2011. Điều này là không công bằng. Những cuộc cách mạng, theo định nghĩa, là không thể đoán trước. Một cách mạng nếu có thể đoán trước không bao giờ bùng nổ.

Tại sao không? Hãy tưởng tượng rằng đó là năm 2010, và một vài nhà thiên tài khoa chính trị học đã ngầm móc nối với một người kỳ tài viết một prôgram thần diệu cho cômputơ, đã phát triển một algorithm không thể sai lầm, khi đã đưa vào hệ thống với những giao ứng ra vào chấp nhận được, có thể quảng cáo bán trên thị trường như một máy đoán trước cách mạng. Họ trình bày dịch vụ sẵn sàng này của họ với Tổng thống Hosni Mubarak của Egypt, và đổi lấy cho một khoản tiền đặt cọc rộng rãi, báo cho Mubarak rằng theo tiên đoán của họ, một cuộc cách mạng chắc chắn sẽ bùng phát ở Egypt trong năm sau. Mubarak sẽ phản ứng thế nào? Có lẽ nhất là ông sẽ ngay lập tức giảm thuế, đem hàng tỉ đôla trong ngân khố quốc gia phát không cho những công dân – và cũng tăng cường lực lượng an ninh chìm của ông, để phòng xa. Những biện pháp ra tay trước này thành công. Năm đến và đi, và bất ngờ, không có cách mạng. Mubarak đòi rút lại tiền. “Algorithm bạn là vô giá trị!” Ông hét vào tai những nhà khoa học. “Cuối cùng tôi đã có thể xây một cung điện, thay vì đem tiêu tất cả số tiền đó!” “ Nhưng lý do cuộc cách mạng đã không xảy ra là vì chúng tôi đã dự đoán nó,” những nhà khoa học bào chữa cho họ. “Nhũng tiên tri dự đoán những điều không xảy ra?” Mubarak nói khi ông ra hiệu cho những người cận vệ bắt họ. “Tôi có thể nhặt hàng tá những người như thế với giá gần như cho không, ngoài chợ Cairo”.

Như thế, tại sao học hỏi lịch sử? Không giống như vật lý hay kinh tế, lịch sử không phải là một phương tiện để đưa ra những dự đoán chính xác. Chúng ta nghiên cứu lịch sử không phải để biết tương lai, nhưng để mở rộng những chân trời của chúng ta, để hiểu rằng tình trạng hiện nay của chúng ta là không do tự nhiên, cũng không phải là đã không thể tránh, và rằng như thế, chúng ta có nhiều khả năng trước mặt chúng ta, hơn chúng ta tưởng tượng. Lấy thí dụ, nghiên cứu người Europe đã thống trị Africa như thế nào, cho phép chúng ta nhận ra rằng không có gì tự nhiên hoặc tất yếu về hệ thống phân đẳng cấp chủng tộc, và rằng thế giới cũng đã có thể được sắp xếp theo những cách khác biệt.

2. Lịch sử Mù loà [1]

Chúng ta không thể giải thích những lựa chọn mà lịch sử đã làm, nhưng chúng ta có thể nói một gì đó rất quan trọng về chúng: những lựa chọn của lịch sử đã không được thực hiện vì lợi ích của con người. Hoàn toàn không có bằng chứng cho thấy sự an lành, phúc lợi và hạnh phúc con người đã chắc chắn được cải thiện theo giòng lịch sử cuộn mở. Không có bằng chứng cho thấy những văn hóa đem phúc lợi cho con người đã không thể xiêu đổ, phải đã thành công và lan rộng, trong khi những văn hóa kém phúc lợi hơn phải đã biến mất. Không có bằng chứng rằng đạo Kitô đã là một lựa chọn tốt đẹp hơn đạo MaNi, hoặc đế quốc Arab là phúc lợi hơn so với đế quốc Sassanid của Persia.

Không có bằng chứng cho thấy lịch sử đang làm việc vì lợi ích của con người, vì chúng ta thiếu một dụng cụ cân đo khách quan để đo lường lợi ích như vậy. Những văn hóa khác biệt định nghĩa sự tốt lành khác biệt nhau, và chúng ta không có những tiêu chuẩn so sánh khách quan để xét đoán chúng. Những người chiến thắng, dĩ nhiên, luôn luôn tin rằng định nghĩa của họ là chính xác. Nhưng tại sao chúng ta nên tin theo những kẻ chiến thắng? Những người Kitô tin rằng chiến thắng của đạo Kitô với đạo MaNi, đã mang lại lợi ích cho loài người, nhưng nếu chúng ta không chấp nhận thế giới quan của đạo Kitô thì không có lý do để đồng ý với họ. Những tín đồ Islam tin rằng sự sụp đổ của đế quốc Sassanid vào tay những người Muslim đã mang lại lợi ích cho loài người. Nhưng những lợi ích này là hiển nhiên chỉ khi chúng ta chấp nhận thế giới quan của đạo Islam. Điều cũng rất có thể là chúng ta tất cả được phúc lợi còn tốt lành hơn nhiều nếu như cả Kitô lẫn Islam đều đã được quên mất đi, hoặc đã bị đánh bại.

Ngày càng có những học giả nhìn những văn hóa như một loại nhiễm trùng tinh thần hay trong tâm lý, hoặc ký sinh trùng trong não thức, với con người là chủ nhà vô tình, không mời, của nó. Những ký sinh trùng hữu cơ, chẳng hạn như những virus, sống bên trong cơ thể của chủ nhà của chúng. Chúng nhân và lan truyền từ một chủ nhà này sang chủ nhà khác, ăn thức ăn của chủ nhà của chúng, làm suy yếu họ, và đôi khi ngay cả giết chết họ. Miễn là những chủ nhà sống đủ lâu để truyền đi những ký sinh trùng, nó chẳng quan tâm mấy về tình trạng của chủ nhà. Đúng như trong phong cách này, những ý tưởng văn hóa sống bên trong não thức của con người. Chúng nhân và lan truyền từ một chủ nhà này sang những chủ nhà khác, đôi khi làm suy yếu những chủ nhà, và đôi khi ngay cả giết chết họ. Một ý tưởng văn hóa – như tin tưởng vào thiên đàng Kitô trên những đám mây, hoặc thiên đường Cộng sản ở đây trên mặt đất – có thể buộc một con người tận hiến đời mình để truyền bá ý tưởng đó, ngay cả với giá của cái chết. Những con người chết đi, nhưng ý tưởng sống và lan rộng. Theo như giải thích với cách tiếp cận này, những văn hóa không phải là những âm mưu được một số người pha chế để tạo cơ hội nhằm lợi dụng, bóc lột những người yếu kém khác (như chủ nghĩa Marx đã có khuynh hướng nghĩ thế). Đúng hơn, những nền văn hóa là những ký sinh trùng tinh thần vốn chúng xuất hiện ngẫu nhiên, và sau đó tận dụng lợi thế trên tất cả những người bị chúng lây nhiễm.

Cách tiếp cận này đôi khi được gọi là memetics (meme học) [2]. Nó giả định rằng, cũng giống như quá trình tiến hóa hữu cơ dựa trên những bản sao của những đơn vị thông tin hữu cơ được gọi là “gene”, do đó tiến hóa văn hóa dựa trên những bản sao của những đơn vị thông tin văn hóa gọi là “memes”. [3] Những văn hóa thành công là những văn hoá đã nổi trội trong sự tái tạo memes của chúng, không có trách nhiệm gì với tổn phí và lợi ích cho những chủ nhà của chúng là những con người.

Hầu hết những học giả trong những khoa học nhân văn xem nhẹ memetics, nhìn nó như một nỗ lực tài tử, không chuyên môn, đưa vào giải thích những tiến trình văn hóa, suy diễn từ những tương đồng sinh học thô cứng. Nhưng số đông của cũng chính những học giả này, lại ôm chặt lấy chị em sinh đôi của memetics – lý thuyết hậu hiện đại [4]. Những nhà tư tưởng hậu hiện đại nói về “discourse” (diễn ngôn), hơn là những “memes” như những khối xây dựng của văn hóa. Tuy nhiên, họ cũng nhìn thấy những văn hóa như chính chúng tự truyền bá, chúng ít quan tâm đến lợi ích của loài người. Lấy thí dụ, những nhà tư tưởng hậu hiện đại mô tả chủ nghĩa dân tộc như một bệnh dịch chết người, lan truyền khắp thế giới, trong thế kỷ XIX và XX, gây ra những chiến tranh, áp bức, thù hận và diệt chủng. Ở thời điểm nào, dân chúng trong một nước đã bị nhiễm nó, dân chúng ở những quốc gia lân cận cũng có nhiều xác xuất nhiễm cùng loài virus. Virus chủ nghĩa dân tộc đã tự trình bày như nó là mang lại lợi ích cho loài người, thế nhưng, nó đã chỉ mang lại lợi ích chủ yếu cho chính nó.

Lập luận tương tự được phổ biến trong những ngành khoa học xã hội, dưới vòm chống đỡ của lý thuyết toán học về trò chơi [5]. Lý thuyết trò chơi giải thích, trong những hệ thống nhiều người chơi, những quan điểm và mô thức ứng xử gây tổn hại cho tất cả những người chơi, tuy thế vẫn xoay sở để bén rễ và lan rộng, đã thành công như thế nào. Chạy đua vũ khí là một thí dụ nổi tiếng. Nhiều những cuộc đua vũ khí đã phá sản tất cả những ai là người tham gia chúng, mà kết cục không thực sự thay đổi cán cân thăng bằng của quyền lực quân sự. Khi Pakistan mua máy bay tối tân, India đáp ứng bằng cùng loại. Khi India phát triển bom nguyên tử, Pakistan liền đi theo. Khi Pakistan mở lớn lực lượng hải quân, India cũng làm theo. Vào cuối tiến trình, cán cân quyền lực có thể vẫn còn giống nhiều như nó đã từng là, nhưng trong khi đó, hàng tỉ đôla đã có thể được đầu tư vào giáo dục hay y tế, nhưng đã tiêu hao vào vũ khí. Tuy nhiên, động lực chạy đua vũ khí thì khó cưỡng lại. “Chạy đua vũ khí” là một mô thức của hành vi ứng xử (giữa những quốc gia), vốn chính nó tự lan rộng như một loại virus, từ nước này sang nước khác, làm tổn hại đến tất cả mọi người, nhưng đem về lợi ích riêng chỉ cho nó, nhìn theo hướng tiêu chuẩn của thuyết tiến hóa là sự sống còn và sinh sản. (Hãy nhớ rằng một cuộc chạy đua vũ khí, như một gene, không có nhận thức – nó không có ý thức về sự tìm cách sống sót và sinh sản. Sự lan rộng của nó là kết quả không chủ định của một động lực mạnh mẽ.)

Bất kể bạn gọi nó là gì – lý thuyết về trò chơi, lý thuyết hậu hiện đại, hay thuyết memetics – những động lực của lịch sử không hướng đến việc nâng cao đời sống con người. Không có cơ sở để nghĩ rằng những nền văn hóa thành công nhất trong lịch sử nhất thiết phải là những văn hoá tốt nhất cho Homo Sapiens. Giống như sự tiến hóa, lịch sử không quan tâm đến hạnh phúc của những cá thể cấu trúc sinh vật. Và con người cá nhân, về phần họ, họ thường là quá ngu dốt và yếu đuối để ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử cho lợi thế của riêng họ.

Lịch sử tiến đi từ ​​một giao lộ này đến một giao lộ kế tiếp, sau khi chọn lựa với một số lý do bí ẩn nào đó, để đầu tiên đã theo lối này, sau đó đến lối khác. Khoảng năm 1500, lịch sử đã làm sự lựa chọn về tương lại hết sức quan trọng của nó, thay đổi không chỉ về số phận của loài người, nhưng có thể biện luận là số phận của tất cả sự sống trên mặt đất. Chúng ta gọi đó là cuộc Cách mạng Khoa học. Nó bắt đầu ở Tây Europe, một bán đảo lớn về đầu phía tây của lục địa Asia-Africa, vốn cho đến khi đó, không đóng một vai trò quan trọng đặc biệt nào trong lịch sử. Tại sao Cách mạng Khoa học bắt đầu ở đó nhưng không ở tất cả những nơi khác, và không ở Tàu, hay ở India? Tại sao nó lại bắt đầu ở thời điểm nằm giữa nghìn năm thứ hai, hơn là hai trăm năm trước đó, hoặc ba trăm năm sau đó? Chúng ta không biết. Những học giả đã đưa ra hàng tá lý thuyết, nhưng không một nào trong số chúng là đặc biệt thuyết phục. 

Lịch sử có một chân trời rất rộng của những khả năng có thể xảy ra, và nhiều những có thể xảy ra đã không bao giờ từng được hiện thực. Có thể mường tượng để hình dung lịch sử diễn ra trong những thế hệ này tiếp đến những thế hệ khác, trong khi bỏ qua cuộc Cách mạng Khoa học, cũng giống như điều có thể tưởng tượng để hình dung lịch sử, trong đó không có đạo Kitô, không có đế quốc Rome, và không có những đồng tiền vàng.


Phần Bốn
Cuộc Cách mạng Khoa học


Hình 32. Alamogordo, 16 July 1945, 05:29:53. Tám giây sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên đã phát nổ. Nhà vật lý nguyên tử Robert Oppenheimer, sau khi nhìn vụ nổ, đã trích dẫn từ Bhagavad Gita: ‘Bây giờ tôi trở thành Thần Chết, kẻ Huỷ diệt của những Thế giới.”




Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2015 -đọc lại Oct/2018)

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com





[1] Blind Clio: Clio là gót nữ về lịch sử trong số những gót nữ Muses (Thần thoại Greek)
Những gót nữ Muses, 9 người, con gái của Zeus và Mnemosyne (ký ức), thường đươc kể: Calliope (epic poetry), Clio (history), Euterpe (flute playing and lyric poetry), Terpsichore (choral dancing and song), Erato (lyre playing and lyric poetry), Melpomene (tragedy), Thalia (comedy and light verse), Polyhymnia (hymns, and later mime), and Urania (astronomy).
[2] memetics: meme học: Xem thêm chú thích trong Đọc lại Tấm Cám của tôi:
Richard Dawkins, The Selfish Gene. Oxford University Press. (1976) đầu tiên tạo từ này, và định nghĩa meme là một đơn vị cơ bản của sự lưu truyền văn hóa (cultural transmission) từ người này qua người kia, xem meme như một đơn vị của sự bắt chước:
“The new soup is the soup of human culture. We need a name for the new replicator, a noun that conveys the idea of a unit of cultural transmission, or a unit of imitation. `Mimeme’ comes from a suitable Greek root, but I want a monosyllable that sounds a bit like `gene’. I hope my classicist friends will forgive me if I abbreviate mimeme tomeme. If it is any consolation, it could alternatively be thought of as being related to `memory’, or to the French word même. It should be pronounced to rhyme with `cream’.”
Tôi nghĩ không nên dịch bằng cách lại mượn một chữ Tàu nào đó - cứ để nguyên theo gốc từ England là meme - đọc là “mim” như trong “mỉm cười”.
Dawkins cho thí dụ:
“Examples of memes are tunes, ideas, catch-phrases, clothes fashions, ways of making pots or of building arches. Just as genes propagate themselves in the gene pool by leaping from body to body via sperms or eggs, so memes propagate themselves in the meme pool by leaping from brain to brain via a process which, in the broad sense, can be called imitation.”
Đi xa hơn, dùng memetics, cùng với triết gia Daniel Dennett, ông cho “chúa Trời” và “Đức tin” tôn giáo là những virus nằm phục trong tâm trí con người (tín đồ những tôn giáo Abraham). (“God” and “Faith” are viruses of the mind) tương tự như virus trong computer, hay trong con người bệnh. Hiểu theo ông “chúa Trời” và “Đức tin” chỉ là những memes, “di truyền” trong môi trường văn hóa, trú ngụ và tồn tại ở những trí tuệ tối ám, có nghĩa một khi ánh sáng của lý trí, khoa học chiếu sáng, những tôn giáo với “Đức tin” vào một “chúa Trời” ảo sẽ mất “giống”, tàn lụi.
Sẽ trình bày những lý thuyết và quan điểm của nhóm này ở một dịp khác.
[3] [Susan Blackmore, The Meme Machine (Oxford: Oxford University Press, 1999).]
[4] postmodernism
[5] game theory