Saturday, July 18, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (09)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người








12
Luật của Tôn Giáo


Trong khu chợ thời Trung cổ ở Samarkand, một thành phố xây dựng ở một ốc đảo Trung Asia, những nhà buôn Syria vuốt tay họ trên lụa Tàu mịn, những người bộ lạc hung tợn từ những đồng cỏ trưng bày lớp nô lệ đầu tóc bù rối mới nhất từ vùng xa phương Tây, và những chủ tiệm bỏ túi những đồng tiền kim loại sáng bóng có in những chữ kỳ lạ và những khuôn mặt của những vị vua xa lạ. Ở đây, tại một trong những ngã tư giao thông lớn của thời đại đó, giữa phương Đông và Tây, phương Bắc và Nam, sự thống nhất của loài người đã là một thực tế hàng ngày. Quá trình này cũng có thể được quan sát diễn ra khi quân đội của Kublai Khan được điều động để xâm lăng Japan trong năm 1281. Những kỵ binh Mongol mặc áo da và lông thú đã cọ vai với những lính bộ binh Tàu đội nón tre, những lính phụ trợ Korea say rượu đã gây sự với những thủy thủ xăm mình từ vùng Biển Nam nước Tàu, những kỹ sư công binh từ Trung Asia đã há hốc mồm lắng nghe những câu chuyện không thể tin được của những kẻ phiêu lưu làm lính đánh thuê dân Europe, và tất cả đều tuân theo sự chỉ huy của một vị hoàng đế duy nhất.



Đương khi đó, xung quanh toà nhà vuông Ka’aba linh thiêng ở Mecca, sự thống nhất của loài người đã tiến hành bằng những phương tiện khác. Nếu bạn đã từng là một người hành hương đến Mecca, đi vòng quanh ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Islam, trong năm 1300 bạn có thể tìm thấy chính mình đi cùng với một đoàn người từ vùng Mesopotamia, áo choàng của họ phần phật trong gió, mắt của họ long lanh xuất thần, và miệng họ lần lượt lập đi lập lại 99 tên của Gót. Chỉ ở đằng trước, bạn cũng có thể đã thấy một tộc trưởng người Turkey dãi dầu sương gió của những đồng cỏ Asia, đương khập khễnh chống gậy và trầm ngâm vuốt râu. Cạnh một bên, nữ trang vàng tỏa sáng trên da đen nhánh, có thể là một nhóm người Muslim từ vương quốc Mali Africa. Mùi thơm của hoa clove khô, nghệ, hạt cardamom và muối biển hẳn đã báo hiệu sự có mặt của những “anh em đồng đạo” đến từ India, hoặc có lẽ từ những hòn đảo gia vị đầy bí ẩn xa hơn nữa của phương Đông .

Ngày nay tôn giáo thường được coi là một nguồn của sự kỳ thị phân biệt, bất đồng và phản thống nhất. Thế nhưng, trong thực tế, tôn giáo đã từng là tác nhân thống nhất lớn thứ ba của loài người, cùng với tiền và đế quốc. Vì tất cả những trật tự xã hội và hệ thống đẳng cấp là đều tưởng tượng, chúng tất cả đều mong manh, và xã hội càng lớn bao nhiêu, chúng càng mong manh bấy nhiêu. Vai trò lịch sử quan trọng của tôn giáo là đã từng đem cho những những cấu trúc mong manh này tính chất siêu phàm, vượt trên và vượt quá khả năng con người, có thể bào chữa hay biện minh với lôgích [1]. Những tôn giáo khẳng định rằng luật pháp của chúng ta không phải là kết quả của sự thất thường của con người, nhưng đã được một uy quyền tuyệt đối và tối thượng sắc phong. Điều này, ít nhất, đã đặt một số những luật lệ cơ bản vượt trên thách thức, qua đó bảo đảm sự ổn định xã hội.

Tôn giáo do đó có thể được định nghĩa là một hệ thống những khuôn thức và giá trị con người được thành lập dựa trên một tin tưởng vào một trật tự siêu phàm. Điều này liên quan đến hai tiêu chuẩn khác biệt:

1. Những tôn giáo chủ trương rằng có một trật tự siêu phàm, vốn đó không phải là sản phẩm của những ý tưởng bất chợt hoặc những thỏa thuận bốc đồng của con người. Bóng đá chuyên nghiệp không phải là một tôn giáo, vì dẫu nhiều có luật lệ, nghi thức và nghi lễ khác lạ, mọi người đều biết rằng chính con người đã phát minh môn thể thao bóng đá, và tổ chức FIFA bất cứ lúc nào cũng có thể thay đổi kích thước của khung gôn, hoặc ra phản lệnh về luật việt vị.

2. Căn cứ trên trật tự siêu phàm này, tôn giáo thiết lập những khuôn thức và giá trị mà nó cho rằng có tính ràng buộc. Nhiều người phương Tây ngày nay vẫn tin vào những ma quỷ, những nàng tiên, và sự tái sinh, nhưng những tin tưởng này không là một nguồn gốc của những tiêu chuẩn và ứng xử đạo đức. Như thế, chúng không tạo dựng một tôn giáo.

Dẫu khả năng của chúng để hợp pháp hóa rộng rãi những trật tự xã hội và chính trị, không phải tất cả những tôn giáo đã khởi động được tiềm năng này. Để thống nhất một lãnh thổ rộng lớn sinh sống những nhóm người khác biệt dưới sự che chở nó, một tôn giáo phải có thêm hai phẩm chất nữa. Thứ nhất, phải tán thành một trật tự siêu phàm phổ quát, luôn luôn là sự thật và ở khắp mọi nơi. Thứ hai, nó phải nhấn mạnh vào sự truyền bá tin tưởng này đến với tất cả mọi người. Nói cách khác, nó phải là phổ quát và truyền bá.

Những tôn giáo nổi tiếng nhất trong lịch sử, như đạo Islam và đạo Phật, đều phổ quát và truyền bá. Dẫn đến hệ quả là mọi người có khuynh hướng tin rằng tất cả những tôn giáo đều như chúng. Trong thực tế, phần lớn những tôn giáo sơ khai là địa phương, và chỉ dành riêng. Những tín đồ của chúng tin vào những gót và thần linh địa phương, và không quan tâm vào việc rao giảng và đổi tôn giáo cho tất cả loài người. Như chúng ta được biết, những tôn giáo phổ quát và truyền bá chỉ bắt đầu xuất hiện trong nghìn năm đầu tiên TCN. Sự xuất hiện của chúng là một trong những cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử, và đã làm một đóng góp sinh động hết sức cần thiết cho sự thống nhất của loài người, giống như sự xuất hiện của những đế quốc phổ quát và tiền bạc phổ quát.

Cắt cổ Cừu dâng Gót [2]

Khi tín ngưỡng vật linh [3] là hệ thống tín ngưỡng có ảnh hưởng bao trùm, những khuôn thức và giá trị của con người đã phải đưa vào trong cân nhắc suy nghĩ về cả cái nhìn ra bên ngoài và lợi ích của một số những sinh vật khác, chẳng hạn như những động vật, thực vật, tiên nữ, và ma quỷ. Lấy thí dụ, một bầy đoàn kiếm ăn ở vùng thung lũng sông Ganges có thể đã thiết lập một quy luật cấm mọi người không được chặt một cây sung nào đó đặc biệt thật lớn, vì sợ rằng thần tinh cây sung trở nên tức giận và sẽ trả thù. Một bầy đoàn kiếm ăn sinh sống khác ở thung lũng sông Indus có thể cấm mọi người không được săn giống cáo đuôi trắng, vì một con cáo đuôi trắng đã một lần tiết lộ cho một lão bà khôn ngoan nơi nào bầy đoàn có thể tìm được đá quý từ núi lửa.

Những tôn giáo như thế là có khuynh hướng rất địa phương trong cái nhìn ra bên ngoài, và nhấn mạnh vào những tính chất độc đáo của những địa điểm, khí hậu và hiện tượng cụ thể. Hầu hết những người săn bắn hái lượm đã dành toàn thể đời sống của họ trong một khu vực không rộng hơn một ngàn cây số vuông. Để sống còn, những cư dân của một thung lũng nào đó đặc biệt cần phải hiểu được trật tự siêu nhiên vốn điều hành thung lũng của họ, và để điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp. Sẽ là điều vô nghĩa nếu cố gắng thuyết phục những cư dân của một vài thung lũng xa xôi khác để cùng tuân theo những quy luật tương tự. Những người dân của vùng sông Indus đã không hoài công gửi những đoàn truyền giáo đến thung lũng sông Ganges để thuyết phục những dân địa phương, không được săn loài cáo có đuôi trắng.

Cách mạng Nông nghiệp dường như đã đi kèm với một cuộc cách mạng tôn giáo. Những người săn bắn hái lượm thực và động vật, vốn mọc hay sống trong hoang dã, và chúng có thể được xem là có vị thế bình đẳng với những Homo Sapiens. Sự kiện là con người săn được cừu đã không làm cho cừu thấp kém hơn con người, cũng giống như sự kiện con hổ vồ con người đã không làm cho con người thấp kém hơn con hổ. Những sinh vật đã “nói chuyện” trực tiếp với nhau, thông tin liên lạc và điều đình những quy luật điều hành môi trường sống chung của chúng. Ngược lại, những nhà trồng tỉa sở hữu và vận dụng những thảo mộc và thú vật; và hiếm khi đã phải hạ mình để phải điều đình với những gì vốn đã là tài sản sở hữu của họ. Như thế, tác động tôn giáo đầu tiên của cuộc Cách mạng Nông nghiệp là xoay thực vật và động vật từ những thành viên bình đẳng quanh một bàn tròn tinh thần, vào thành bất động sản của con người.

Điều này, tuy nhiên, tạo ra một vấn đề lớn. Những nông dân có thể có mong muốn quyền kiểm soát tuyệt đối con cừu non của họ, nhưng họ biết rất rõ rằng sự kiểm soát của họ có giới hạn. Họ có thể nhốt cừu trong chuồng, thiến những cừu đực, và chọn những con cái cho có cừu con, nhưng họ không thể bảo đảm rằng những con cừu cái thụ thai và sẽ sinh những cừu non lành mạnh, cũng không phải họ có thể ngăn chặn những bệnh dịch đột ngột giết hại đàn gia súc. Sau đó, làm sao để bảo vệ khả năng sinh sản của đàn gia súc?

Một giả thuyết dẫn đầu về nguồn gốc của những gót, lập luận rằng những gót trở nên quan trọng vì họ cung cấp một giải pháp cho vấn đề này. Những gót như gót nữ về sinh sản, gót bầu trời và những gót y tế chiếm trung tâm sân khấu khi thực vật và động vật bị mất khả năng nói chuyện của chúng, và vai trò chính của những gót đã là làm trung gian thương thảo giữa con người và những thực vật câm, và động vật không biết nói tiếng người. Hầu hết thần thoại thời cổ, trong thực tế, là một hợp đồng pháp lý trong đó con người hứa đời đời sùng kính những gót, để đổi lấy sự hoàn toàn làm chủ những thực vật và động vật – những chương đầu tiên của sách Genesis, trong sách Thánh, là một thí dụ điển hình. Trong hàng nghìn năm sau cuộc Cách mạng Nông nghiệp, nghi lễ phụng vụ tôn giáo chủ yếu gồm sự việc con người hiến sinh, đem cúng sinh vật, những con cừu, thêm rượu nho và bánh ngọt cho những quyền lực thần linh, những người trong trao đổi đã hứa hẹn những vụ mùa thu hoạch thật lớn và những gia súc thật mắn đẻ.

Cách mạng Nông nghiệp khởi đầu đã có một ảnh hưởng ít sâu rộng nhiều hơn về tình trạng của những thành viên khác của hệ thống tín ngưỡng vật linh, chẳng hạn như đá, suối, tinh ma và quỷ thần. Tuy nhiên, những vật linh bày, cũng thế, dần dần mất đi vị thế của chúng, nhường chỗ cho những gót mới. Miễn là chừng nào con người sống toàn bộ đời sống của họ giới hạn trong một lãnh thổ một vài trăm cây số vuông, hầu hết những nhu cầu của họ có thể được những thần linh địa phương đáp ứng. Nhưng một khi những vương quốc và mạng lưới thương mại mở rộng, con người cần liên hệ với những thực thể có quyền lực và uy quyền bao trùm cả một vương quốc hoặc toàn thể một lưu vực sinh hoạt thương mại.

Nỗ lực để trả lời những nhu cầu này dẫn đến sự xuất hiện của những tôn giáo tin-nhiều-gót (từ tiếng Greece: poly = nhiều, theos = gót). Những tôn giáo này hiểu thế giới như được kiểm soát bởi một nhóm những gót mạnh mẽ, chẳng hạn như gót nữ trông coi sinh sản, gót làm mưa và gót chiến tranh. Con người có thể cầu xin những gót, và những gót có thể, nếu họ nhận được sự sùng kính và sự hy sinh, đoái hoài đến họ và mang lại mưa, chiến thắng và sức khỏe.

Tín ngưỡng vật linh đã không hoàn toàn biến mất với sự ra đời của tín ngưỡng tin-nhiều-gót. Những quỉ thần, tiên nữ, ma, đá thần, suối thánh, và cây thiêng vẫn là một phần không thể thiếu của hầu hết tất cả những tôn giáo tin-nhiều-gót. Những thần tinh, hồn linh này thì ít quan trọng hơn so với những gót vĩ đại, nhưng đối với những nhu cầu tầm thường của nhiều người dân bình thường, họ đã cũng đủ tốt. Trong khi nhà vua ở kinh đô hy sinh hàng chục con cừu béo, cúng cho thần chiến tranh vĩ đại, cầu được chiến thắng trên những dân tộc “man rợ”, người nông dân trong túp lều của mình, thắp một ngọn nến trước cây sung, giống cây sung đã kể trong những truyện cổ, cầu cho ‘bà thần cây sung” giúp chữa bệnh con trai mình đang ốm nặng.

Tuy nhiên, tác động lớn nhất của sự nổi lên của những gót vĩ đại đã không phải với những con cừu hoặc quỷ thần, nhưng với vị thế của Homo Sapiens. Tư tưởng vật linh nghĩ rằng con người chỉ là một trong nhiều những sinh vật sinh sống trên thế giới. Tư tưởng tin nhiều gót, mặt khác, ngày càng nhìn thế giới như một sự phản ảnh của những quan hệ giữa những gót và con người. Những cầu nguyện của chúng ta, giết vật tế thần, thờ phụng gót của chúng ta, “tội lỗi” của chúng ta và những việc làm gây quả tốt của chúng ta, tất cả đã định đoạt số phận của toàn bộ hệ sinh thái trên địa cầu. Một lũ lụt khủng khiếp có thể quét sạch hàng tỉ con kiến, châu chấu, rùa, linh dương, hươu cao cổ và voi, chỉ vì một vài Sapiens ngu ngốc nào đó đã làm những gót nổi giận. Tín ngưỡng tin nhiều gót do đó không chỉ đưa địa vị của những gót lên cao vời, mà cũng còn tôn lên địa vị của loài người. Những thành viên kém may mắn của hệ thống vật linh cũ bị mất tầm vóc địa vị của chúng, và trở thành hoặc là những dư thừa, hoặc những trang trí im lặng trong vở kịch vĩ đại về quan hệ của con người với những gót.

Những Lợi ích của sự thờ cúng thần tượng

Hai nghìn năm nhồi sọ tẩy não của những tôn giáo tin chỉ một gót đã khiến hầu hết người phương Tây đi đến nhìn những tín ngưỡng tin nhiều gót như sự thờ cúng ngẫu tượng ngu xuẩn và ấu trĩ. Đây là một cái nhìn cưỡng ép rập khuôn bất công. Để hiểu được lôgích bên trong của thuyết tin nhiều gót, điều thiết yếu là phải nắm giữ được ý tưởng trọng tâm đã xây đắp thành kiên cố sự tin tưởng vào nhiều thần linh, vào sự có nhiều những gót.

Tín ngưỡng tin nhiều gót không nhất thiết tranh luận về liệu không biết có hiện hữu một thế lực hoặc luật duy nhất điều hành toàn bộ vũ trụ hay không. Trong thực tế, hầu hết những tín đồ của những tôn giáo tin nhiều gót, và ngay cả của những tín ngưỡng vật linh, đều nhìn nhận là có một quyền lực tối cao loại giống như vậy, sau cùng, đứng trên tất cả những gót, những ma quỷ và những hòn đá thần. Trong tín ngưỡng tin nhiều gót Greece thời cổ, những gót Zeus, Hera, Apollo và những đồng nghiệp của họ đều là những đối tượng của một quyền năng vô hạn và bao gồm tất cả – Số Phận (Moira, Ananke). Những gót Bắc Europe, cũng thế, đều nằm dưới tay quyền lực của Số phận, khiến họ cũng phải chịu sự huỷ diệt trong tai biến đổ trời xụp đất Ragnarök (Buổi chạng vạng của những gót) [4]. Trong tín ngưỡng tin nhiều gót của người Yoruba ở Tây Africa, tất cả những gót đã được gót tối cao Olodumare sinh ra, và vẫn tuỳ thuộc vào ông ta. Trong tín ngưỡng tin nhiều gót Hindu, một nguyên lý duy nhất, Atman, điều khiển mạng lưới phức tạp và chi li rắc rối gồm những gót, những thần linh, loài người, thế giới sinh học và thế giới vật lý. Atman là bản chất vĩnh cửu hay hồn của toàn thể vũ trụ, cũng như của mỗi cá nhân và mọi hiện tượng.

Sự thấu hiểu sâu xa, viễn kiến cơ bản của tín ngưỡng tin nhiều gót, vốn phân biệt nó với tín ngưỡng tin chỉ một gót, là rằng quyền lực tối cao cai quản thế giới thì hoàn toàn thiếu vắng những ưa thích vị kỷ và những thành kiến, và do đó nó không quan tâm đến những ham muốn trần tục, những bận tâm, và những lo lắng của con người. Như thế, sẽ là điều vô nghĩa nếu cầu xin sức mạnh này để được toàn thắng trong chiến tranh, được sức khỏe, hay được mưa xuống, vì từ một điểm nhìn thuận lợi bao quát tất cả của nó, là không có điều gì khác biệt cả, cho dù một vương quốc đặc biệt nào thắng hay thua, cho dù một thành phố cụ thể nào thịnh vượng hoặc tàn lụi, cho dù một người đặc biệt nào hồi phục hoặc chết. Người Greece đã không lãng phí bất kỳ hiến sinh nào với gót Số phận, và người Hindu không dựng đền thờ nào cho Atman.

Lý lẽ độc nhất để tiếp cận quyền lực tối cao của vũ trụ sẽ là từ bỏ tất cả những ham muốn, và ôm lấy cái xấu, dọc đường đời, cùng với cái tốt – để nhận lấy ngay cả thất bại, nghèo đói, bệnh tật và cái chết. Như thế, một số người theo đạo Hindu, được biết đến như Sadhus hay Sannyasis [5], dâng hiến trọn đời họ cho sự hợp nhất với Atman, qua đó đạt được sự giác ngộ. Họ cố gắng để nhìn thế giới từ quan điểm của nguyên lý cơ bản này, để nhận thức rằng từ viễn cảnh vĩnh cửu của nó, tất cả những ham muốn trần tục và những sợ hãi đều là những hiện tượng vô nghĩa và phù du. [6]

Hầu hết người theo đạo Hindu, tuy nhiên, không phải là những Sadhus. Họ chìm sâu trong bãi lầy của những quan tâm thế tục, chốn Atman không giúp được nhiều. Để được trợ giúp trong những vấn đề như vậy, những người Hindu tiếp cận những gót có quyền năng chỉ một phần, một lĩnh vực của họ. Chính vì sức mạnh của những gót này là một phần chứ không bao gồm tất cả, những gót như Ganesha, Lakshmi và Saraswati [7] đều có những ưa thích vị kỷ và những thành kiến. Con người do đó có thể làm những trao đổi thoả thuận với những quyền năng một phần này, và dựa vào sự giúp đỡ của họ để giành thắng những cuộc chiến tranh, và hồi phục bệnh tật. Nhất thiết phải có rất nhiều những quyền lực nhỏ hơn này, vì một khi bạn bắt đầu phân chia quyền lực bao gồm tất cả của một nguyên lý tối cao, bạn không tránh khỏi sẽ kết thúc với nhiều hơn một gót. Từ chỗ này, đi đến số nhiều của những gót.

Cái nhìn sâu sắc của lập trường tin nhiều gót truyền dẫn sự khoan dung tôn giáo được xa và rộng. Vì những người tin nhiều gót; một mặt, tin vào một quyền lực tối cao và hoàn toàn vô tư, và mặt khác, vào những quyền lực chỉ có một phần, và có thành kiến, nên không có khó khăn cho những tín đồ của tôn giáo tôn thờ một gót này đi đến chấp nhận sự hiện hữu và quyền lực của những gót khác. Những tôn giáo tin nhiều gót thì bản chất nội tại là cởi mở, và chúng hiếm khi đàn áp những người cùng tôn giáo nhưng khác tin tưởng, trường hợp trong những tôn giáo tin chỉ một gót, thường gọi là những kẻ “dị giáo” hay ‘rối đạo, và “ngoại đạo”.

Ngay cả khi những người tin nhiều gót chinh phục những đế quốc rất rộng lớn, họ đã không cố gắng để ép buộc thay đổi tín ngưỡng của những đối tượng cai trị của họ. Người Egypt, người Rome và người Aztec đã không gửi những đoàn truyền giáo đến những vùng đất lạ để truyền bá sự tôn thờ Osiris, Jupiter hoặc Huitzilopochtli (gót Aztec cao nhất), và chắc chắn họ đã không gửi đến những đoàn quân lê dương viễn chinh cho mục đích đó. Những dân tộc bị trị trên khắp đế quốc buộc phải tôn trọng những gót và những nghi lễ của đế quốc, vì những gót và nghi lễ này đã phù trợ và đã hợp pháp đế quốc. Tuy nhiên, họ đã không đòi hỏi phải từ bỏ những gót và những nghi lễ của tín ngưỡng địa phương của họ. Trong Đế quốc Aztec, dân chúng có bổn phận dựng những đền thờ cho Huitzilopochtli, nhưng những ngôi đền này được xây bên cạnh những ngôi đền thờ những gót địa phương, chứ không thay chỗ của họ. Trong nhiều trường hợp, bản thân giới thiếu số được chọn lọc ưu đãi của đế quốc đã chấp nhận những gót và những nghi lễ của dân tộc bị trị. Người Rome vui vẻ thêm gót nữ Cybele của Asia và gót nữ Isis của Egypt vào pantheon, đền thờ tất cả những gót, của họ.

Gót duy nhất mà người Rome lâu dài vẫn từ chối, không khoan thứ là gót của thuyết tin-chỉ một gót, và rao giảng đòi đổi tôn giáo cho mọi người, của những người Kitô. Đế quốc Rome đã không đòi hỏi những người Kitô từ bỏ tín ngưỡng và nghi lễ tôn giáo của họ, nhưng nó đã mong đợi họ tỏ lòng tôn kính những gót bảo hộ của đế quốc và sự thiêng liêng của hoàng đế. Điều này được nhìn như một tuyên bố trung thành về chính trị. Khi những người Kitô kịch liệt từ chối làm như vậy, và đã tiếp tục gạt bỏ tất cả những nỗ lực thỏa hiệp, những người Rome đã phản ứng bằng sự ngược đãi những ai (trong giới Kitô) họ hiểu là thuộc một phe có âm mưu lật đổ chính trị [8]. Và ngay cả điều này đã chỉ được thực hiện nửa vời. Trong 300 năm kể từ sự đóng đinh của Christ đến sự đổi tôn giáo của Hoàng đế Constantine, những hoàng đế Rome tin nhiều gót khởi xướng không quá bốn cuộc bách hại những người Kitô nói chung. Những giới chức và những thống đốc địa phương quấy động một số bạo hành của riêng họ, chống những người Kitô. Tuy nhiên, nếu chúng ta kết hợp tất cả những nạn nhân của tất cả những cuộc bách hại, nó cho thấy rằng trong ba thế kỷ, những người Rome tin nhiều gót giết không nhiều hơn một vài ngàn người Kitô. [9] Ngược lại, trong suốt 1.500 năm tiếp theo, những người Kitô giết người hàng triệu những người Kitô khác, để bảo vệ những giải thích hơi khác nhau của thứ tôn giáo yêu thương và bác ái này.

Những cuộc chiến tranh tôn giáo giữa người Kitô Catô và Kitô Thệ Phản [10] đã lan tràn khắp Europe, trong thế kỷ XVI và XVII là nổi tiếng đặc biệt xấu xa. Tất cả những người liên quan trong những chiến tranh này đều chấp nhận gót tính [11] của Christ, và lời rao giảng về thương yêu và bác ái của ông. Tuy nhiên, họ không đồng ý về bản chất của thương yêu này. Những người Thệ Phản tin rằng tình yêu của Gót đã là thần thánh quá đỗi như vậy, đã khiến Gót nhập thể trong xác phàm, và tự để cho Ngài bị tra tấn và đóng đinh, qua đó nhằm chuộc tội “tổ tông” và mở những cánh cửa thiên đường cho tất cả những ai tuyên xưng có lòng tin vào Ngài. Những người Catô đã chủ trương rằng trong khi có long tin như thế là thiết yếu, nhưng chưa đủ. Để lên thiên đường, những tín đồ phải tham dự vào những nghi lễ của nhà thờ và làm những việc thiện. Những người Thệ Phản không chịu chấp nhận điều này, cho rằng việc đổi chác điều này lấy điều kia (quid pro quo) này, làm nhỏ bé đi sự vĩ đại và thương yêu của Gót. Bất cứ ai nghĩ rằng vào được thiên đường tuỳ thuộc vào những việc làm tốt của riêng mình là đã phóng đại tầm quan trọng của riêng mình, và hàm ý rằng sự đau khổ của Christ trên giá gỗ chữ thập, và yêu thương của Gót với loài người là đã không đủ. [12]

Những tranh chấp về gót-học này trở nên bạo động trong những thế kỷ XVI và XVII, những người Catô và Thệ Phản giết nhau hàng trăm ngàn. Ngày 23 Tháng tám 1572, những người Catô người France, nhấn mạnh vào sự quan trọng của làm những việc thiện, đã tấn công những cộng đồng của những người Thệ Phản ở France, là những người, tuy thờ cùng một Gót Kitô, nhưng muốn nhấn mạnh vào điểm sáng là tình yêu của Gót với loài người. Trong cuộc tấn công này, gọi là Tàn sát trong ngày thánh chiên Bartholomew [13], từ 5.000 đến 10.000 người Thệ Phản đã bị giết hại tàn khốc trong vòng chưa đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Khi vua chiên Catô ở Rome, nghe tin từ France, ông không kềm nổi quá đỗi vui mừng, nên đã tổ chức lễ hội cho những người cầu nguyện ăn mừng cơ hội vui vẻ này, và trao tiền, uỷ nhiệm cho Giorgio Vasari vẽ một bức bích họa về vụ thảm sát, để trang trí một phòng trong cung điện Vatican (phòng này hiện không cho du khách vào xem) [14]. Những người Kitô đã giết những người Kitô chỉ trong hai mươi bốn giờ còn nhiều hơn toàn bộ Đế quốc Rome tin nhiều gót đã giết họ trong suốt lịch sử hiện hữu của nó.

Gót chỉ Một

Với thời gian, một số những tín đồ của những gót trong những tôn giáo thờ nhiều gót đã trở nên quá yêu chuộng một gót bảo trợ đặc biệt nào đó của họ, khiến họ trôi xa dần khỏi thị kiến sâu xa cơ bản của lập trường thờ nhiều gót. Họ bắt đầu tin rằng gót của họ đã là gót độc nhất, và rằng vị này trong thực tế là quyền năng cao nhất của vũ trụ. Nhưng đồng thời họ vẫn tiếp tục để xem gót này như sở hữu những ưa thích thiên vị và những thành kiến, và tin rằng họ có thể mặc cả những đổi chác với vị này. Như thế, đã sinh ra những tôn giáo tin chỉ một gót, những tín đồ của nó khẩn cầu quyền năng tối cao của vũ trụ để giúp họ lành bệnh khỏi tật, trúng xổ số độc đắc, và thắng trận.

Tôn giáo tin chỉ một gót đầu tiên được chúng ta biết đến xuất hiện ở Egypt, khoảng 350 TCN, khi Pharaoh Akhenaten tuyên bố rằng một trong những gót nhỏ của tập hợp gồm tất cả những gót Egypt, là gót Aten, trong thực tế, đã là quyền lực tối cao cai trị vũ trụ. Akhenaten đã định chế hoá sự thờ phụng gót Aten như quốc giáo, và cố gắng để kiểm soát việc thờ phụng những gót khác. Cuộc cách mạng tôn giáo của ông, tuy nhiên, đã không thành công. Sau cái chết của ông, sự thờ phụng Aten đã bị bỏ rơi, những gót trong tập hợp những gót cũ thế chỗ của nó.

Rải rác nhiều nơi, tin tưởng vào sự có chỉ một gót tiếp tục cho ra đời những tôn giáo tin chỉ một gót khác, nhưng chúng vẫn bên lề, ở vòng rìa ngoài, nhất là vì chúng thất bại, không tiêu hóa được thông điệp phổ quát của chính chúng. Đạo Juda [15], lấy thí dụ, biện luận rằng quyền lực tối cao của vũ trụ cũng có những ưa thích thiên vị và những thành kiến, thế nhưng ưa thích chính của vị này là chỉ trong quốc gia nhỏ bé của người Jew, và trong mảnh đất ít người biết đến của Israel. Đạo Juda đã không có gì nhiều để cống hiến cho những quốc gia khác, và trong suốt hầu hết sự có mặt của nó, nó không phải là một tôn giáo có chủ trương truyền đạo. Giai đoạn này có thể được gọi là giai đoạn của tôn giáo “tin chỉ một gót địa phương”.

Phát triển đột phá quan trọng đã đến với đạo Kitô. Tín ngưỡng này bắt đầu như một giáo phái Jew bí truyền, tìm cách thuyết phục những người Jew rằng Giêsu người thành Nazareth là vị cứu thế messiah vốn những người Jew vẫn mong đợi từ lâu. Tuy nhiên, một trong những lãnh tụ đầu tiên của giáo phái, Paul người thành Tarsus, lý luận rằng nếu quyền lực tối cao của vũ trụ có những thiên vị và những thành kiến, và nếu như vị này đã bõ công để hiện thân chính mình trong xác thịt và chết trên giá gỗ chữ thập để cứu rỗi loài người, thì đây là một gì đó tất cả mọi người nên nghe đến, không chỉ với người Jew. Như thế, điều là cần thiết để lan truyền những lời tốt đẹp – tinh lành hay ‘phúc âm’ về cuộc đời và giảng dạy – của Giêsu ra khắp thế giới.

Những biện luận của Paul rơi xuống nền đất phì nhiêu, sinh sản mạnh. Những người Kitô bắt đầu tổ chức những hoạt động truyền giáo rộng rãi nhằm đến tất cả mọi người. Trong một xoay chuyển lạ lùng nhất của lịch sử, giáo phái Jew bí truyền này đã chiếm được kiểm soát toàn cõi Đế quốc Rome vô cùng hùng mạnh.

Thành công của đạo Kitô đã được dùng như một mô hình cho một tôn giáo tin chỉ một gót khác, xuất hiện ở bán đảo Arab trong thế kỷ thứ bảy – đạo Islam [16]. Giống như đạo Kitô, đạo Islam, cũng đã bắt đầu như một giáo phái nhỏ ở một góc hẻo lánh của thế giới, nhưng trong một bất ngờ lịch sử ngay cả còn lạ lùng và mau lẹ hơn, nó đã thành công, thoát ra khỏi sa mạc Arabia, và chinh phục một đế quốc rộng lớn trải dài từ biển Atlantic đến biển India. Từ đó về sau, ý tưởng tin chỉ một gót đã đóng một vai trò trung tâm trong lịch sử thế giới.

Những người theo những tôn giáo tin chỉ một gót có khuynh hướng cuồng tín nhiều hơn và đi truyền giáo nhiều hơn là những người theo những tôn giáo tin nhiều gót. Một tôn giáo nhìn nhận những tôn giáo khác cũng hợp pháp, nghĩa là có thể bảo vệ hay biện minh bằng lôgích [17], hàm ý rằng gót của nó không phải là quyền lực tối cao của vũ trụ, hoặc là nó nhận được từ Gót chỉ là một phần của chân lý phổ quát. Vì những người trong những tôn giáo tin chỉ một gót đã thường tin rằng họ đang sở hữu toàn bộ thông điệp của gót duy nhất, chỉ có một, họ đã bị ép buộc phải làm mất uy tín của tất cả những tôn giáo khác. Trong hai nghìn năm qua, những tôn giáo tin chỉ một gót đã nhiều lần cố gắng làm vững tay họ hơn, bằng mạnh thêm hơn, bằng bạo lực tiêu diệt tất cả sự cạnh tranh.

Nó đã làm được việc. Vào đầu thế kỷ thứ nhất, hiếm đã có được bất kỳ một tín ngưỡng tin chỉ một gót nào trên thế giới. Khoảng năm 500, một trong những đế quốc lớn nhất thế giới – Đế quốc Rome – là một tổ chức nhà nước theo đạo Kitô, và những đoàn truyền giáo đạo Kitô đã bận rộn lan truyền nó sang những phần khác của Europe, Asia và Africa. Vào cuối nghìn năm đầu tiên CN, hầu hết mọi người ở Europe, vùng Tây Asia và Bắc Africa là những tín đồ của những tôn giáo tin chỉ một gót, và những đế quốc từ biển Atlantic đến chân dãy Himalaya đều tuyên bố được một Gót vĩ đại duy nhất tấn phong. Đến đầu thế kỷ XVI, những tôn giáo tin chỉ một gót chi phối hầu hết hai Asia-Africa, với ngoại lệ của khu vực Đông Asia và những vùng phía nam của Africa, và nó bắt đầu mở rộng những vòi dài về phía Nam Africa, America và Oceania. Ngày nay hầu hết mọi người ngoài vùng Đông Asia đều bám chặt vào một tôn giáo tin chỉ một gót này hay một tôn giáo tin chỉ một gót khác, và trật tự chính trị toàn cầu được xây dựng trên những nền móng cơ sở của tin tưởng chỉ một gót.

Tuy nhiên, cũng giống như tin tưởng vật linh vẫn tiếp tục hiện hữu trong tin tưởng tin nhiều gót, nên tin tưởng nhiều gót vẫn tiếp tục hiện hữu trong tin tưởng chỉ một gót. Về lý thuyết, một khi một người tin rằng quyền năng tối cao của vũ trụ có những ưa thích vị kỷ, đâu còn lý do nữa để thờ phụng những quyền nămg không tất cả nhưng chỉ một phần? Ai sẽ còn muốn tiếp cận một công chức thấp kém, khi văn phòng của ôn tổng thống mở cửa với bạn? Thật vậy, gót học của những người tin chỉ một gót có khuynh hướng phủ nhận sự hiện hữu của tất cả những gót khác, ngoại trừ một Gót tối cao, và đổ lửa nóng hoả ngục và diêm sinh cháy bỏng xuống đốt chết bất cứ ai dám thờ những gót khác đó.

Bản đồ 5. Sự lan truyền của đạo Kitô và đạo Islam.

Tuy nhiên, luôn luôn có một sự khác biệt sâu xa giữa những thuyết gót học và những thực tế lịch sử. Hầu hết mọi người đã thấy để tiêu hóa đầy đủ những ý tưởng tin chỉ một gót là điều khó khăn. Họ đã tiếp tục phân chia thế giới vào thành “chúng ta” và “chúng nó”, và nhìn sức mạnh tối cao của vũ trụ như quá xa xôi và xa lạ đối với những nhu cầu trần tục của họ. Những tôn giáo tin chỉ một gót trục xuất những gót khác ra khỏi cửa trước với rất nhiều kèn trống phô trương ầm ĩ, chỉ để âm thầm đón họ trở lại qua cửa sổ bên sườn. Đạo Kitô, lấy thí dụ, phát triển pantheon, đền thờ những thánh, riêng của nó, gồm những thánh chiên [18], mà sự thờ cúng họ chỉ khác biệt chút ít với của những gót trong những tín ngưỡng tin nhiều gót.

Cũng như gót Jupiter bảo vệ Rome và gót Huitzilopochtli bảo vệ đế quốc Aztec, như vậy mỗi vương quốc đạo Kitô có thánh chiên bảo trợ của mình, người đã giúp nó vượt qua những khó khăn và giành thắng những chiến tranh. England đã có thánh chiên George bảo vệ, Scotland có thánh chiên Andrew, Hungary có thánh chiên Stephen, và France có thánh chiên Martin. Những thành phố và thị trấn, những ngành nghề, và ngay cả cả những bệnh tật – mỗi một chúng đều có thánh chiên của chúng. Thành phố Milan có thánh chiên Ambrose, trong khi thánh chiên Mark canh chừng cho thành phố Venice. Thánh chiên Florian phù trợ những người thông ống khói lò sưởi, trong khi thánh chiên Mathew đưa tay để giúp những người thu thuế bị gian nan. Nếu bạn bị khổ sở vì bệnh nhức đầu, bạn phải cầu nguyện với thánh chiên Agathius, nhưng nếu đau răng, khi đó là với thánh chiên Apollonia, một thính giả tốt hơn nhiều.

Các thánh chiên của đạo Kitô không chỉ đơn thuần giống như những gót trong những tín ngưỡng tin nhiều gót cũ. Thường thì họ cùng là một với chính những gót này nhưng trong ngụy trang. Lấy thí dụ, gót nữ chính của những người Celt Ireland trước khi đạo Kitô đến xứ này, là Brigid. Khi Ireland đã thành Kitô hoá, Brigid cũng được “rửa tội”. Bà đã trở thành thánh chiên Brigit, người cho đến ngày nay là vị thánh được tôn kính nhất trong nước Ireland Catô. [19]

Trận Chiến giữa Thiện và Ác

Tư tưởng tin nhiều gót đã sinh ra không chỉ đơn thuần là những tôn giáo tin chỉ một gót, mà cũng còn những tôn giáo nhị nguyên [20]. Tôn giáo nhị nguyên kết hôn sự hiện hữu của hai sức mạnh đối lập: Thiện và Ác. Không giống như thuyết tin chỉ một gót, quan điểm nhị nguyên cho rằng Tà Ác là một sức mạnh độc lập, không phải do Gót thiện lành tạo ra, và cũng chẳng tuỳ thuộc vào Gót thiện lành. Quan điểm Nhị nguyên giải thích rằng toàn bộ vũ trụ là một chiến trường giữa hai sức mạnh này, và rằng mọi thứ xảy ra trên thế giới là một phần của cuộc đấu tranh này.

Lập trường nhị nguyên là một thế giới quan hấp dẫn vì nó có một trả lời ngắn gọn và đơn giản cho Câu hỏi về Tà Ác nổi tiếng [21], một trong những bận tâm cơ bản của tư tưởng con người. “Tại sao lại có Ác trên thế giới? Tại sao có đau khổ? Tại sao những điều xấu xảy ra với những người tốt?” Những tín đồ tin chỉ một gót phải luyện tập thể dục cho trí tuệ để cố giải thích – tại sao một Gót biết hết tất cả, làm được tất cả và trước sau tất cả hoàn toàn tốt lành, lại để cho có quá nhiều đau khổ trên thế giới? Một giải thích nổi tiếng cho rằng đây là cách thức của Gót để cho phép con người có tự do làm theo ý mình muốn – ý chí tự do [22]. Nếu như đã không có cái Ác, con người tất đã không thể lựa chọn giữa Thiện và Ác, và do đó sẽ không có ý chí tự do. Điều này, tuy nhiên, là một trả lời không đến từ trực giác, không hiển nhiên, nên ngay lập tức nảy sinh ra một loạt những câu hỏi mới. Tự do của ý chí cho phép con người để lựa chọn cái ác. Nhiều người thực sự chọn cái ác và, theo những giải thích tiêu chuẩn của thuyết tin chỉ một gót, sự lựa chọn này phải mang lại sự trừng phạt của Gót trong kết quả sau cùng của nó. Nếu Gót đã biết trước rằng một người nào đó sẽ dùng ý chí tự do của mình để lựa chọn điều ác, và kết quả là nàng/cô/bà/ông sẽ bị trừng phạt vì điều này bằng hình phạt nặng nề là chịu tra tấn đời đời trong lửa của hoả ngục, tại sao Gót tạo ra nàng/cô/bà/ông ấy? Những nhà gót học đã viết vô số sách để trả lời câu hỏi như vậy. Một số người thấy trả lời thuyết phục. Một số không. Điều không thể phủ nhận là những tín đồ tin chỉ một gót có một kinh ngiệm khó khăn vất vả khi bối rối lúng túng đối ứng với Câu hỏi về Tà Ác.

Với người theo tôn giáo nhị nguyên, thật dễ dàng để giải thích cái Ác. Những điều xấu xảy ra ngay cả với những người tốt vì thế giới không cai quản dưới tay của chỉ một Gót tốt lành. Có một năng lực tà ác độc lập thả lỏng trên thế giới. Năng lực tà ác làm những sự vật việc xấu ác.

Thuyết nhị nguyên có nhược điểm riêng của nó. Trong khi giải quyết Câu hỏi về Tà Ác, nó nao núng, mất tự tin trước Câu hỏi về Trật tự. Nếu thế giới đã được một Gót duy nhất tạo ra, như thế là rõ ràng tại sao nó là một nơi trật tự dường vậy, nơi tất cả mọi sự vật việc đều tuân theo cùng những luật. Nhưng nếu Thiện và Ác đánh nhau dành quyền kiểm soát thế giới, ai là người thực thi luật lệ, bắt chúng phải theo những qui luật quản lý chiến tranh vũ trụ này? Hai quốc gia đối địch có thể đánh lẫn nhau vì cả hai đều tuân theo những luật của Vật lý. Một hoả tiễn phóng từ Pakistan có thể bắn trúng mục tiêu ở India, vì lực hấp dẫn hoạt động theo cùng một cách ở trong cả hai nước. Khi Thiện và Ác chiến đấu, những luật chung nào làm hai bên cùng phải vâng lời, và ai là người ban những luật này?

Như thế, tôn giáo tin chỉ một gót giải thích được về trật tự, nhưng hoang mang bí ẩn trước cái Ác. Tôn giáo nhị nguyên giải thích được về cái Ác, nhưng lúng túng bối rối trước Trật tự. Có một cách hợp lôgích để giải quyết câu hỏi như câu đố bí hiểm này: là biện luận rằng có một Gót toàn năng duy nhất, người đã sáng tạo toàn bộ vũ trụ – và Ông thì xấu xa ác độc. Nhưng không ai trong lịch sử đã có được can đảm để nói ra một tin tưởng như vậy.

Những tôn giáo nhị nguyên phát triển mạnh mẽ trong hơn một nghìn năm. Trong những năm từ 1500 TCN đến 1000 TCN, một vị tiên tri tên là Zoroaster (Zarathustra) đã hoạt động ở nơi nào đó trong vùng Trung Asia. Tín ngưỡng của ông truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, cho đến khi nó trở thành quan trọng nhất trong những tôn giáo nhị nguyên – Zoroastrianism. Những tín đồ của Zoroaster nhìn thế giới như là một trận chiến vũ trụ giữa gót thiện Ahura Mazda và gót ác Angra Mainyu. Con người phải giúp gót thiện trong trận chiến này. Zoroastrianism là một tôn giáo quan trọng trong triều đại Achaemenid, đế quốc Persia (550-330 TCN) và sau này trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc Persia, triều đại Sassanid (AD 224-651). Nó đã gây một ảnh hưởng lớn trên hầu hết tất cả những tôn giáo sau này ở Trung Đông và Trung Asia, và nó khởi hứng cho một số tôn giáo nhị nguyên khác, như Gnosticism và Manichaeanism [23].

Trong những thế kỷ thứ ba và thứ tư sau Công nguyên, tín điều Manichaean lan rộng từ Tàu đến Bắc Africa, và trong một thời gian, đã như hiện ra rằng nó sẽ đánh bại tín ngưỡng Kitô để được thống trị trong Đế quốc Rome. Tuy nhiên, những tín đồ Manichaean đã bị những người Kitô chiếm mất ‘hồn’ của Rome, và đế quốc Sassanid của những tín đồ Zoroastrian bị tràn ngập những người Muslim là những tín đồ của tôn giáo tin chỉ một gót Islam, và tôn giáo với quan điểm nhị nguyên chìm xuống. Ngày nay, chỉ có một số ít những cộng đồng của những người theo tôn giáo nhị nguyên còn hiện hữu ở India và Trung Đông.

Tuy nhiên, thủy triều đang lên của tôn giáo tin chỉ một gót đã không thực sự quét sạch quan điểm nhị nguyên. Đạo Juda, đạo Kitô và đạo Islam tin chỉ một gót đã hấp thụ rất nhiều tin tưởng và thực hành của tôn giáo nhị nguyên, và một số trong những ý tưởng cơ bản nhất về những gì chúng ta gọi là ‘tin chỉ một gót’, trên thực tế, là nhị nguyên trong nguồn gốc và tinh thần. Vô số những người Kitô, Muslim và Jew tin vào một thế lực tà ác mạnh mẽ – giống một mà người Kitô gọi là Devil hay Satan – người có thể hành động độc lập, chống lại Gót tốt lành, và gây tàn phá dù không có phép của Gót.

Làm thế nào một người theo tôn giáo tin chỉ một gót, có thể trung thành với một tin tưởng nhị nguyên như vậy (vốn, nhân đây, là không chỗ nào tìm thấy được trong sách Thánh Cũ)? Theo lôgích, điều đó là không thể được. Hoặc là bạn tin vào một Gót toàn năng duy nhất, hoặc bạn tin vào hai quyền năng đối lập, không một nào trong hai là toàn năng. Tuy nhiên, con người có một khả năng tuyệt vời để tin vào những mâu thuẫn. Vì vậy, không là điều ngạc nhiên nếu hàng triệu người Kitô ngoan đạo, người Muslim và người Jew đều xoay sở được để tin cùng một lúc, vừa có một Gót toàn năng lại cùng có một Ác quỉ độc lập. Vô số những người Kitô, những người Muslim và những người Jew đã đi quá xa theo hướng vậy đến tưởng tượng rằng ngay cả Gót tốt lành cũng còn cần đến sự giúp đỡ của chúng ta trong cuộc đấu tranh của ông ta chống lại ác quỉ, vốn đã khởi hứng, một trong những thứ khác, sự kêu gọi cho (những thánh chiến) jihad [24] và những cuộc thập tự chinh.

Một khái niệm nhị nguyên quan trọng khác, đặc biệt trong GnosticismManichaeanism, là sự phân biệt rõ ràng giữa thân xác và hồn người, giữa vật chất và tinh thần. Những người Gnostics và Manichaeans lập luận rằng gót tốt lành sáng tạo ra tinh thần và hồn người, trong khi vật chất và thân xác là sự sáng tạo của gót độc ác. Con người, theo quan điểm này, được dùng như một chiến trường giữa hồn người tốt lành và thân xác xấu ác. Từ một quan điểm tin chỉ một gót, điều này là vô nghĩa – tại sao phân biệt quá rạch ròi giữa thân xác và hồn người, hay vật chất và tinh thần? Và tại sao lập luận rằng vật chất và thân xác là tà ác? Sau tất cả, tất cả mọi sự vật việc đã được tạo ra bởi cùng một Gót tốt lành. Nhưng người theo tôn giáo tin chỉ một gót không thể không bị quyến rũ bởi những đối nghịch nhị nguyên, chính xác vì chúng đã giúp họ giải quyết Câu hỏi về Tà Ác. Như thế, những đối nghịch như vậy cuối cùng đã trở thành nền tảng của tư tưởng đạo Kitô và đạo Islam. Tin tưởng vào thiên đàng (vương quốc của gót tốt) và hoả ngục (vương quốc của gót ác) cũng có nguồn gốc nhị nguyên. Không có dấu vết của tin tưởng này trong sách Thánh Cũ, mà nó cũng không bao giờ tuyên bố rằng những hồn người của người ta sẽ tiếp tục sống mãi sau cái chết của thân xác.

Trong thực tế, tôn giáo tin chỉ một gót, như nó đã diễn ra trong lịch sử, là một kính vạn hoa của những di sản của tư tưởng tin chỉ một gót, của tư tưởng nhị nguyên, của tư tưởng tin nhiều gót, và của tư tưởng vật linh, Hỗn độn trộn vào nhau dưới một cái dù che của một Gót duy nhất. Người Kitô trung bình tin vào Gót của tôn giáo tin chỉ một gót, nhưng cũng vào Ác quỉ của tôn giáo nhị nguyên, vào những thần thánh của tôn giáo tin nhiều gót, và vào những bóng ma của tín ngưỡng vật linh. Những học giả tôn giáo có một tên gọi cho sự công nhiên tin nhận thành thực và đồng thời này của những ý tưởng khác biệt và ngay cả mâu thuẫn và sự kết hợp của những nghi lễ và thực hành lấy từ nhiều nguồn khác biệt. Nó được gọi là chủ nghĩa hổ lốn [25]. Tôn giáo Hổ lốn có thể, trên thực tế, là tôn giáo lớn duy nhất trên toàn thế giới.

Luật của Tự nhiên

Tất cả những tôn giáo, chúng ta đã thảo luận cho đến nay, đều chia sẻ một đặc điểm quan trọng: tất cả đều tập trung vào một tin tưởng vào những gót và những thực thể siêu nhiên khác. Điều này có vẻ hiển nhiên đối với người phương Tây, chủ yếu là những người đã quen thuộc với những tín ngưỡng tin chỉ một gót và tin nhiều gót. Trong thực tế, tuy nhiên, lịch sử tôn giáo của thế giới, trong bản chất cô đọng, không chỉ là lịch sử của những gót. Trong nghìn năm thứ nhất TCN, những tôn giáo thuộc một loại hoàn toàn mới, đã bắt đầu lan rộng khắp Asia-Africa. Những mới đến, như đạo Jain và đạo Phật ở India, đạo Laozi và đạo Confucius ở Tàu, và Stoicism, Cynicism và Epicureanism trong lưu vực Mediterranean, đã có đặc tính là sự làm ngơ, xem thường hay không chú ý đến những gót.

Những tín ngưỡng này duy trì rằng trật tự siêu nhiên chi phối thế giới là sản phẩm của những quy luật tự nhiên chứ không phải là ý chí và những ý tưởng bất chợt của thần linh. Một số những tôn giáo tin quy luật tự nhiên [26] này tiếp tục tán thành sự hiện hữu của những gót, nhưng những gót của họ là đối tượng của những quy luật tự nhiên không kém con người, động vật và thực vật. Những gót có chỗ thích hợp của họ trong hệ sinh thái, giống như những con voi và những nhím có chỗ của chúng, nhưng không thể thay đổi những quy luật tự nhiên hơn con voi nếu như nó đã có thể. Một thí dụ điển hình là đạo Phật, quan trọng nhất trong những tôn giáo tin quy luật tự nhiên sơ khai, vốn vẫn là một trong những tín ngưỡng lớn.

Nhân vật trung tâm của đạo Phật không phải là một gót mà là một con người, Siddhartha Gautama. Theo truyền thống đạo Phật, Gautama là người thừa kế của một vương quốc nhỏ, vùng núi Himalaya, vào khoảng năm 500 TCN. Vị hoàng tử trẻ này đã bị những đau khổ hiển nhiên con người chịu đựng xung quanh ông tác động sâu xa. Ngài thấy rằng những người nam và nữ, trẻ và già, tất cả đều đau khổ, không chỉ từ những thiên tai thường xuyên như chiến tranh và dịch bệnh, nhưng cũng từ lo lắng, thất vọng và bất mãn, tất cả trong số chúng dường như là phần không thể tách rời của thân phận con người. Người ta theo đuổi giàu có và quyền lực, tiếp thu kiến ​​thức và tài sản, sinh con trai và gái, và dựng nhà và xây cung điện. Tuy nhiên, bất kể họ có đạt được những gì đi và đến đâu đi nữa, họ không bao giờ được an vui sung sướng. Những người sống trong đói nghèo mơ giàu có. Những người có một triệu muốn hai triệu. Những người có hai triệu muốn 10 triệu. Ngay cả những người giàu có và nổi tiếng cũng hiếm khi hài lòng. Họ cũng thế, quá bị ám ảnh bởi những bận tâm và lo lắng không ngừng, cho đến khi bệnh tật, tuổi già và cái chết đưa đến một kết thúc cay đắng cho họ. Tất cả mọi sự vật việc mà người ta đã tích lũy biến mất như làn khói. Cuộc sống là một cuộc ganh đua vô nghĩa. Nhưng làm thế nào để thoát khỏi nó?

Ở tuổi hai mươi chín, Gautama trốn khỏi cung điện vào nửa đêm, bỏ lại đằng sau gia đình và tất cả những gì đang có. Ngài du hành như một người không nhà, lang thang khắp miền bắc India, tìm một lối thoát khỏi khổ đau. Ngài đã đến những ashram (đạo tràng Hindu) và ngồi dưới chân của của những guru (bậc thày tinh thần) nhưng không gì trả lời hoàn toàn cho câu hỏi về con đường giải thoát – luôn luôn vẫn có một số những không hài lòng tồn đọng. Không tuyệt vọng. Gautama quyết tâm tự mình tìm hiểu về chính sự đau khổ, cho đến khi ngài tìm thấy một phương pháp dẫn đến giải thoát hoàn toàn. Ngài đã trải qua sáu năm thiền định về bản chất, nguyên nhân và phương pháp chữa trị cho sự thống khổ của kiếp người [27]. Cuối cùng, ngài đã đi đến nghiệm thức rằng đau khổ không phải là do bất hạnh, không may, hay bởi bất công xã hội, hay bởi ý tưởng tuỳ tiện, ngẫu nhiên nào của thần linh. Đúng hơn, đau khổ gây ra bởi những mô thức hành vi ứng xử của não thức của chính mỗi người.

Thị kiến, hay cái nhìn sâu sắc, của Gautama là rằng bất kể não thức kinh nghiệm những gì, nó thường phản ứng với tham ái, tham ái và luôn luôn liên quan với bất mãn. Khi não thức trải nghiệm một gì đó khó chịu, nó khao khát thoát khỏi được những ray rứt bực dọc. Khi não thức trải nghiệm một gì đó dễ chịu, nó khao khát rằng niềm vui sẽ vẫn còn mãi, và sẽ tăng thêm. Do đó, não thức luôn luôn không hài lòng và không ngừng nghỉ. Điều này là rất rõ ràng khi chúng ta gặp những điều khó chịu như đau đớn. Chừng nào vẫn tiếp tục đau, chúng ta không hài lòng và làm tất cả những gì có thể để tránh nó. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta trải nghiệm những điều thú vị, chúng ta không bao giờ hài lòng. Hoặc chúng ta lo sợ rằng niềm vui có thể biến mất, hoặc chúng ta hy vọng rằng nó sẽ tăng thêm. Người ta mơ ước trong hàng năm để mong tìm thấy tình yêu, nhưng hiếm khi hài lòng khi tìm được nó. Một số trở nên lo lắng rằng người yêu của họ sẽ bỏ đi; những người khác cảm thấy rằng họ đã thoả thuận khá nhanh chóng dễ dãi, và đáng lẽ đã có thể tìm thấy một người nào đó tốt hơn. Và tất cả chúng ta đều biết có những người xoay sở để làm cả hai.

Bản đồ 6. Sự truyền bá của đạo Phật.

Những gót vĩ đại, những thần linh lớn, có thể đem cho chúng ta mưa, những tổ chức xã hội có thể cung cấp công lý và sự chăm sóc sức khỏe, và ngẫu nhiên may mắn có thể biến chúng ta thành những triệu phú, nhưng không ai trong số họ có thể thay đổi những mô hình não thức cơ bản của con người. Do đó, ngay cả những vị vua vĩ đại nhất cũng phải chịu sống trong cảm giác thấp thỏm lo lắng, liên tục chạy trốn đau buồn và khổ não, mãi mãi đuổi theo những lạc thú lớn hơn.

Gautama thấy rằng có một cách để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này. Nếu, khi não thức trải nghiệm một gì đó dễ chịu hay khó chịu, nó chỉ đơn giản hiểu những sự vật việc như chúng hiện đang là thế, thì khi đó không có đau khổ. Nếu bạn gặp buồn bã mà không bồn chồn ao ước rằng buồn bã biến ngay đi mất, bạn tiếp tục cảm thấy buồn bã, nhưng bạn không phải khứng chịu khổ sở như bị nó đè nặng. Có thể thực sự có sự phức tạp đáng ngẫm nghĩ trong nỗi buồn. Nếu bạn có kinh nghiệm vui sướng mà không thèm muốn rằng niềm vui kéo dài mãi và tăng thêm, bạn tiếp tục cảm thấy niềm vui mà không mất đi sự bình an của não thức.

Nhưng làm thế nào để bạn có được não thức đi đến chấp nhận những sự vật việc như chúng hiện đang là thế mà không thèm muốn? Để chấp nhận nỗi buồn như nỗi buồn, niềm vui như niềm vui, nỗi đau như nỗi đau? Gautama đã phát triển một tập hợp những kỹ thuật thiền định để huấn luyện não thức trải nghiệm thực tại như nó là, với không tham ái. Những thực hành này huấn luyện não thức suy tưởng tập trung tất cả sự chú ý của mình vào câu hỏi, ‘Tôi đang trải nghiệm gì bây giờ?’ Hơn là ‘tôi đúng ra nên trải nghiệm gì bây giờ?”. Để đạt được trạng thái này của não thức là điều khó khăn, nhưng không phải là không thể.

Gautama đặt vững những kỹ thuật thiền định này vào trong một tập hợp gồm những quy tắc đạo đức đã có nghĩa là làm mọi người có được dễ dàng hơn để tập trung vào kinh nghiệm chân thực và để tránh rơi vào những thèm khát và những hoang tưởng. Ngài hướng dẫn cho những người theo ngài hãy tránh sát sinh, quan hệ tình dục bừa bãi và trộm cắp, vì những hành vi thế đó nhất thiết phải thổi bùng ngọn lửa tham ái (cho quyền lực, cho thú vui nhục dục, hoặc cho sự giàu có). Khi những ngọn lửa đã hoàn toàn dập tắt, thèm muốn được thay thế bởi một trạng thái thoả mãn toàn hảo và thanh thản tĩnh lặng, được biết như nirvana (nghĩa đen là ‘lửa tắt ngấm’). Những ai là người đã đạt được nirvana là hoàn toàn được giải thoát khỏi tất cả đau khổ. Họ kinh nghiệm thực tại với rõ ràng đến cực điểm, sạch hết những hoang tưởng và ảo tưởng. Trong khi họ rất có thể sẽ vẫn gặp phải những khó chịu và đau đớn, những kinh nghiệm đó không gây cho họ đau khổ. Một người không tham ái không thể khứng chịu đau khổ.

Theo truyền thống đạo Phật, Gautama tự mình đạt được nirvana và đã hoàn toàn giải thoát khỏi đau khổ. Từ đó về sau Người được gọi là ‘Phật’, có nghĩa là ‘Người đã giác ngộ’. Đức Phật đã trải qua phần còn lại của cuộc đời mình giải thích những khám phá của mình cho những người khác để mọi người có thể được giải thoát khỏi đau khổ. Người thu gói giảng dạy của mình vào một luật duy nhất: đau khổ phát sinh từ tham ái; cách duy nhất để được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ là hoàn toàn giải thoát khỏi tham ái; và cách duy nhất để được giải thoát khỏi tham ái là huấn luyện não thức để kinh nghiệm thực tại như nó là. [28]

Luật này, được gọi là dharma hay dhamma [29], được những người đạo Phật xem như một định luật phổ quát của thiên nhiên. Đó là “đau khổ phát sinh từ tham ái” thì luôn luôn và ở khắp mọi nơi là đúng, cũng giống như trong vật lý thời nay luôn luôn E = mc 2. Người theo đạo Phật là những người tin vào luật này và làm cho nó trở thành điểm tựa của tất cả những hoạt động của họ. Tin tưởng vào những gót, mặt khác, có tầm quan trọng thứ yếu đối với họ. Nguyên lý đầu tiên của những tôn giáo tin chỉ một gót là ‘Gót hiện hữu. Ngài muốn gì từ tôi?” Nguyên lý đầu tiên của đạo Phật là “đau khổ hiện hữu. Tôi làm thế nào để thoát khỏi nó?”

Đạo Phật không phủ nhận sự hiện hữu của những gót – họ được mô tả như những sinh linh đầy quyền năng, cũng có thể mang lại những cơn mưa và những chiến thắng – nhưng họ không có ảnh hưởng nào trên luật rằng sự đau khổ phát sinh từ tham ái. Nếu não thức của một người được tự do, thoát khỏi tất cả tham ái, không có gót nào có thể làm cho anh ta đau khổ. Ngược lại, một khi ham muốn nảy sinh trong não thức của một người, tất cả những gót trong vũ trụ cũng không có thể cứu anh ta khỏi đau khổ.

Tuy nhiên, giống như những tôn giáo tin chỉ một gót, những tôn giáo tin vào luật tự nhiên, trước thời hiện nay, giống như đạo Phật, bản thân chúng không bao giờ thực sự thoát khỏi sự thờ phụng những gót. Đạo Phật nói với mọi người rằng họ nên nhắm vào mục tiêu cuối cùng của sự giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ, hơn là ngừng dọc đường cho những thịnh vượng kinh tế và quyền lực chính trị. Tuy nhiên, 99 phần trăm người đạo Phật đã không đạt được nirvana, và ngay cả nếu họ có hy vọng làm được như vậy trong một vài đời tương lai, họ đã dành phần lớn đời sống thời nay của họ để theo đuổi sự thành tựu trần tục. Vì vậy, họ vẫn tiếp tục tôn thờ nhiều những gót khác biệt, chẳng hạn như những gót Hindu ở India, những gót Bon ở Tibet, và những gót Shinto ở Japan.

Thêm nữa, với thời gian trôi qua, một số hệ phái đạo Phật phát triển những pantheons của chư Phật và Bồ Tát. Đây là những con người và những bậc trên-con người, đã có khả năng đạt được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ, nhưng họ tạm hoãn sự giải thoát này vì lòng từ bi, ngõ hầu giúp lượng vô số những chúng sinh vẫn còn bị vướng mắc trong đau khổ của vòng luân hồi. Thay vì thờ những gót, nhiều người đạo Phật bắt đầu thờ những bậc giác ngộ này, cầu xin họ giúp đỡ không chỉ trong việc đạt được nirvana, mà còn trong việc đối ứng với những vấn đề trần tục. Như thế, chúng ta thấy nhiều vị Phật và Bồ tát khắp khu vực Đông Asia, họ đã dành nhiều thời giờ của họ mang mưa đến, ngừng bệnh dịch, và ngay cả chiến thắng những chiến tranh đẫm máu – để đổi lấy những lời cầu nguyện, những hoa đầy màu sắc, trầm hương thơm và những thực phẩm dâng cúng bằng gạo và bánh kẹo.

Sự Tôn thờ con Người

300 năm vừa qua thường được mô tả như là một thời đại của chủ nghĩa thế tục ngày càng tăng, trong đó những tôn giáo ngày càng mất đi tầm quan trọng của chúng. Nếu chúng ta nói về những tôn giáo tin có gót, điều này có nhiều phần đúng. Nhưng nếu chúng ta đi vào xem xét những tôn giáo tin luật tự nhiên, sau đó thời hiện nay quay sang thành một thời đại của những nhiệt tình mãnh liệt tôn giáo, những nỗ lực truyền giáo chưa từng có trong lịch sử, những cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu nhất trong lịch sử. Thời hiện nay đã chứng kiến ​​sự nổi lên của một số tôn giáo mới tin luật tự nhiên, chẳng hạn như chủ nghĩa Tự do, chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Tư bản, chủ nghĩa Dân tộc và chủ nghĩa Phát xít. Những tín điều này không thích được gọi là những tôn giáo, và thường tự nói về chúng như những hệ ý thức, hay những chủ nghĩa. Nhưng đây chỉ là một vấn đề ngữ nghĩa. Nếu một tôn giáo là một hệ thống những khuôn thức và giá trị con người được thành lập dựa trên một tin tưởng vào một trật tự siêu phàm, sau đó chủ nghĩa Cộng sản Sôviết đã là một tôn giáo không kém đạo Islam.

Đạo Islam dĩ nhiên khác biệt với chủ nghĩa Cộng sản, vì Islam nhìn những trật tự siêu phàm chi phối thế giới như những lệnh truyền của một gót, hay một đấng sáng tạo toàn năng, trong khi cộng sản Sôviet đã không tin vào những gót. Nhưng đạo Phật cũng thế, cũng rất ít quan tâm, hay đến như không đoái hoài gì với những gót, tuy thế chúng ta vẫn thường xếp loại nó như là một tôn giáo. Giống như người đạo Phật, những người Cộng sản đã tin vào một trật tự siêu nhiên của quy luật tự nhiên và bất biến, vốn cho rằng chúng nên hướng dẫn những hành động của con người. Trong khi những người người đạo Phật tin rằng luật thiên nhiên đã được Siddhartha Gautama tìm ra, những người Cộng sản tin luật của thiên nhiên đã được Karl Marx, Friedrich Engels và Vladimir Ilyich Lenin tìm ra. Sự giống nhau không kết thúc ở đó. Giống như những tôn giáo khác, chủ nghĩa Cộng sản cũng có những kinh thánh và những sách tiên tri của nó, chẳng hạn như Das Kapital của Marx, trong đó tiên đoán rằng lịch sử sẽ sớm kết thúc với chiến thắng tất yếu của giai cấp vô sản. Cộng sản đã có những ngày nghỉ lễ và những hội hè của nó, chẳng hạn như Ngày Quốc tế Lao động (ngày 1 tháng 5), và lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Nó có những nhà gót học tinh thông biện chứng Mác xít, và mỗi đơn vị trong quân đội Soviết đã có một tuyên úy (như của đạo Kitô), gọi là ủy viên chính trị, người giám sát đạo đức trung thành của những sĩ quan và binh lính. Chủ nghĩa Cộng sản cũng có những thánh tử đạo, những thánh chiến, và những kẻ “làm rối đạo”, chẳng hạn như nhóm Trốtkít . Cộng sản Sôviết, như thế, đã là một tôn giáo cuồng tín và truyền giáo. Một người cộng sản thuần thành tất không thể là một người Kitô, hay một Phật tử, và đã được kỳ vọng sẽ truyền bá “Phúc Âm” của Marx và Lenin, dù với giá là mạng sống của chính mình.

Hình vẽ: Tôn giáo là một hệ thống những khuôn thức và giá trị con người được thành lập dựa trên một tin tưởng vào một trật tự siêu phàm. Thuyết tương đối không phải là một tôn giáo, vì (ít nhất cho đến nay) không có những khuôn thức và giá trị con người được thành lập dựa trên nó. Bóng đá không phải là một tôn giáo vì không ai lập luận rằng những luật của nó phản ảnh những sắc lệnh siêu phàm. Đạo Islam, đạo Phật,... và chủ nghĩa Cộng sản tất cả là những tôn giáo, vì tất cả đều là những hệ thống những khuôn thức và giá trị con người được thành lập dựa trên tin tưởng vào một trật tự siêu phàm. (Lưu ý sự khác biệt giữa ‘siêu phàm và ‘siêu nhiên’. Luật trong đạo Phật về tự nhiên và những luật trong chủ nghĩa Mác về của lịch sử là siêu phàm, không đến từ con người, vì chúng không là những luật do con người làm ra và ban hành. Tuy nhiên, chúng không phải là siêu nhiên, không vượt trên tự nhiên)

Một số người đọc có thể cảm thấy rất khó chịu với dòng lý luận này. Nếu nó làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có tự do tiếp tục gọi chủ nghĩa cộng sản là một một hệ ý thức chứ không phải là một tôn giáo. Điều đó không làm thành khác biệt nào. Chúng ta có thể phân chia những tín điều vào thành những tôn giáo có trọng tâm là gót, và những hệ ý thức không tin gót vốn tự xưng đã dựa trên những luật tự nhiên. Nhưng sau đó, để phù hợp, chúng ta sẽ cần phải thành lập một danh sách phân loại, trong đó ít nhất là một số trường phái đạo Phật, đạo Laozi, và trường phái khắc kỷ Stoic như những hệ tư tưởng hơn là những tôn giáo. Ngược lại, chúng ta nên lưu ý rằng tin tưởng vào thần linh, vào gót, vẫn hiện hữu trong nhiều những hệ tư tưởng thời nay, và một số trong số chúng, đáng chú ý nhất Chủ nghĩa Tự do, sẽ không có ý nghĩa nếu không có tin tưởng này.

*
Sẽ là điều không thể nào làm được, nếu muốn khảo sát ở đây lịch sử của tất cả những tín điều mới thời nay, đặc biệt vì giữa chúng không có ranh giới rõ ràng. Chúng cũng không kém hỗn tạp hơn những tôn giáo tin chỉ một gót, và đạo Phật phổ thông. Cũng giống như một người đạo Phật có thể thờ phụng những gót Hindu, và cũng giống như một người Kitô tin chỉ một gót cũng có thể tin vào sự hiện hữu của Satan, vì vậy một người US điển hình hiện nay, đồng thời là một người theo chủ nghĩa dân tộc (bà tin vào sự hiện hữu của một USA và tin nó đóng một vai trò đặc biệt trong lịch sử), một người theo chủ nghĩa tư bản thị trường tự do (bà tin rằng mở rộng thị trường cạnh tranh, và theo đuổi những lợi ích riêng, hoặc của mình, hay của công ty, hay của những người mua cổ phần,... là những cách tốt nhất để tạo ra một xã hội thịnh vượng), và cũng là một người theo chủ nghĩa nhân bản tự do (bà tin rằng con người đã được Tạo Hóa ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm nhất định). Chủ nghĩa Dân tộc sẽ được thảo luận trong Chương 18. Chủ nghĩa Tư bản – thành công nhất trong những tôn giáo thời nay – được dành cả một chương, Chương 16, trong đó trình bày chi tiết những “Đức tin” và nghi lễ chính của nó. Trong những trang còn lại của chương này tôi sẽ bàn về những tôn giáo Nhân bản.

Những tôn giáo tin có gót tập trung vào việc thờ phụng những gót. Những tôn giáo nhân bản thờ phụng loài người, hay đúng hơn, thờ loài Homo Sapiens. Chủ nghĩa nhân bản [30] là một tin tưởng rằng Homo Sapiens có một bản chất độc đáo và thiêng liêng, vốn cơ bản là khác biệt trong bản chất với tất cả những loài động vật khác và với tất cả những hiện tượng khác. Những người theo chủ nghĩa nhân bản tin rằng bản chất độc đáo của loài Homo Sapiens là điều quan trọng nhất trên thế giới, và nó xác định ý nghĩa của tất cả mọi sự vật việc xảy ra trong vũ trụ. Tốt lành tối thượng là tốt lành cho lợi ích của người Homo Sapiens. Phần còn lại của thế giới và tất cả những loài sinh vật khác hiện hữu duy nhất chỉ vì lợi ích của loài này.

Tất cả những người theo chủ nghĩa nhân bản tôn thờ loài người, nhưng họ không đồng ý về định nghĩa của nó. Chủ nghĩa nhân bản đã tách thành ba giáo phái đối nghịch, tranh chấp với nhau về định nghĩa chính xác của từ “loài người”, cũng giống như những giáo phái đối nghịch trong đạo Kitô tranh chấp với nhau trên một định nghĩa chính xác của Gót. Ngày nay, giáo phái nhân bản quan trọng nhất là chủ nghĩa nhân bản tự do, mà tin rằng “tính loài người” là một phẩm tính của mỗi cá nhân con người, và rằng sự tự do cá nhân là do đó là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm [31]. Theo những người nhân bản tự do, bản chất thiêng liêng của loài người nằm bên trong mỗi và mọi cá nhân Homo Sapiens. Cốt lõi bên trong của con người cá nhân mang lại ý nghĩa cho thế giới, và là nguồn gốc cho tất cả những thẩm quyền đạo đức và chính trị. Nếu chúng ta gặp phải một tình trạng khó xử về đạo đức hay chính trị, chúng ta nên nhìn vào bên trong, và lắng nghe tiếng nói bên trong của mỗi chúng ta – tiếng nói của con người. Những lệnh truyền chính của chủ nghĩa nhân bản tự do có ý nghĩa là để bảo vệ sự tự do của tiếng nói bên trong này, chống lại sự xâm nhập hoặc gây tổn hại. Những “lệnh truyền” này được gọi là những quyền con người, ‘nhân quyền’.

Điều này, lấy thí dụ, là tại sao người theo chủ nghĩa nhân bản tự do phản đối sự tra tấn và hình phạt tử hình. Ở Europe, đầu thời hiện nay, những kẻ giết người đã bị nghĩ là vi phạm và phá mất ổn định trật tự vũ trụ. Để mang vũ trụ trở lại cân bằng, tra tấn và công khai xử tử người phạm tội là điều cần thiết, để mọi người có thể thấy trật tự được tái lập. Tham dự những buổi hành quyết ghê tởm gớm ghiếc đã là một tiêu khiển ưa chuộng để giết thì giờ rảnh rỗi của những người dân London và Paris trong thời Shakespeare và Molière. Ở Europe ngày nay, giết người được xem như là một sự vi phạm bản chất thiêng liêng của loài người. Để lập lại trật tự, người Europe ngày nay không tra tấn và xử tử hình những tội phạm. Thay vào đó, họ trừng phạt một kẻ giết người theo cách họ thấy là ‘nhân đạo’ nhất có thể được, do đó bảo vệ và ngay cả xây dựng lại bản chất con người thiêng liêng của chính người này. Qua cách vinh danh bản chất con người thiêng liêng của kẻ giết người, tất cả mọi người được nhắc nhở về sự thiêng liêng của loài người, và trật tự được khôi phục. Bằng cách bảo vệ những kẻ giết người, chúng ta làm cho đúng những gì kẻ sát nhân đã làm sai.

Dẫu chủ nghĩa nhân bản tự do [32] thần thánh hóa con người, nó không phủ nhận sự hiện hữu của Gót, và trên thực tế, nó được thành lập trên những tin tưởng tin chỉ một gót. Tin tưởng của những người nhân bản tự do vào bản chất tự do và thiêng liêng của mỗi cá nhân, là một di sản trực tiếp của tin tưởng truyền thống đạo Kitô vào sự tự do và vĩnh cửu của những hồn người cá nhân. Nếu không cầu cứu ngược về hồn người vĩnh cửu và một Gót sáng tạo, nó trở nên lung túng khó khăn cho những người nhân bản tự do để giải thích có gì đặc biệt như thế về mỗi cá nhân Sapiens.

Một giáo phái quan trọng khác là chủ nghĩa nhân bản xã hội. [33] Những người tin theo chủ nghĩa nhân bản xã hội tin rằng tính ‘loài người’ là tập thể chứ không phải chỉ cá nhân. Họ chủ trương mang tính chất thiêng liêng không phải tiếng nói bên trong mỗi cá nhân, nhưng cả loài Homo Sapiens như một toàn thể. Trong khi chủ nghĩa nhân bản tự cố tìm cho được càng nhiều tự do, nếu có thể được, càng tốt cho cá nhân con người, chủ nghĩa nhân bản xã hội tìm kiếm sự bình đẳng giữa tất cả mọi người. Theo những người nhân bản xã hội xã hội, sự bất bình đẳng là “báng bổ nghich đạo” tệ hại nhất chống lại tính thiêng liêng của loài người, vì nó trao đặc quyền cho những phẩm tính ngoại vi của con người thay vì cho yếu tính phổ quát của họ. Lấy thí dụ, khi những người giàu có đặc quyền hơn người nghèo, nó có nghĩa là chúng ta đánh giá tiền bạc cao hơn so với yếu tính phổ quát của tất cả loài người, vốn là như nhau cho cả người giàu lẫn người nghèo.

Giống như chủ nghĩa nhân bản tự do, chủ nghĩa nhân bản xã hội được xây dựng trên những nền tảng của tư tưởng tin chỉ một gót. Ý tưởng rằng tất cả mọi người đều bình đẳng, là một phiên bản cải tiến của xác quyết của những người tin chỉ một gót, rằng mọi hồn người đều bình đẳng trước Gót. Giáo phái xã hội nhân bản duy nhất đã thực sự bỏ xa tin tưởng tin chỉ một gót truyền thống là chủ nghĩa nhân bản tiến hóa, mà đại diện nổi tiếng nhất của nó là chủ thuyết của đảng Nazi. Những gì phân biệt những người Nazi với những giáo phái nhân bản khác là một định nghĩa khác biệt về “loài người”, một định nghĩa chịu những ảnh hưởng thuyết Tiến hóa sâu xa. Ngược với những người nhân bản khác, những người Nazi tin rằng loài người không phải là một gì đó phổ quát và vĩnh cửu, mà là một loài có thể thay đổi, nghĩa là có thể tiến triển hoặc thoái hóa. Con người có thể tiến hóa thành một giống cao-hơn-người (siêu nhân), hoặc thoái hóa thành một giống thấp-hơn-người (thứ đẳng nhân). [34]

Tham vọng chính của lý thuyết Nazi là bảo vệ loài người khỏi sự thoái hóa, và khuyến khích sự phát triển thăng tiến của nó. Đây là lý do khiến Nazi cho rằng chủng tộc Aryan, hình thức tiến bộ nhất của loài người, phải được bảo vệ và nuôi dưỡng, trong khi những loại thoái hóa khác của loài Homo Sapiens như người Jew, Roma, người đồng tính và bệnh tâm thần phải bị kiểm dịch, giữ riêng không cho lẫn với những người khác, và ngay cả bị tiêu diệt. Nazi giải thích rằng Homo Sapiens tự nó xuất hiện khi một quần thể người ‘cao hơn’ của loài người thời cổ đã tiến hóa, trong khi một quần thể người ‘thấp hơn’ như người Neanderthal đã trở thành tuyệt chủng. Những quần thể khác biệt này lúc đầu không khác gì hơn như những chủng tộc khác biệt, nhưng sau đó chúng đã phát triển một cách độc lập theo những con đường tiến hóa riêng của chúng. Điều này cũng rất có thể xảy ra một lần nữa. Theo những người Nazi, Homo Sapiens đã chia thành nhiều chủng tộc khác biệt, mỗi chủng tộc có phẩm chất độc đáo riêng. Một trong những chủng tộc, chủng tộc Aryan, có những phẩm chất tốt nhất – tinh thần duy lý, thể xác đẹp đẽ, toàn vẹn chính trực, siêng năng cần mẫn. Do đó, chủng tộc Aryan có tiềm năng để biến thành siêu nhân. Những chủng tộc khác, chẳng hạn như người Jew và người da đen, là những người Neanderthal của thời nay, sở hữu những phẩm chất thấp kém. Nếu để cho họ nhân giống thêm nhiều hơn,và đặc biệt để họ kết hôn lẫn lộn với người Aryan, họ sẽ pha trộn, “thông dâm”, sẽ làm giảm giá trị của tất cả những quần thể người, và bắt Homo Sapiens phải chịu số phận tuyệt chủng.

Từ lâu, những nhà sinh học đã vạch trần thuyết chủng tộc của Nazi. Đặc biệt, nghiên cứu di truyền thực hiện sau năm 1945 đã chứng minh rằng sự khác biệt giữa những dòng giống khác nhau của con người là nhỏ hơn rất nhiều so với những gì thuyết chủng tộc Nazi đã đưa lên. Nhưng những kết luận này là tương đối mới. Với tình trạng của tri thức khoa học vào năm 1933, những tin tưởng của Nazi đã hầu như không ngoài những gì có thể được chấp nhận. Sự hiện hữu của những chủng tộc người khác nhau, ưu việt của chủng tộc da trắng, và sự cần thiết phải bảo vệ và vun trồng chủng tộc siêu đẳng này đã là những tin tưởng được chủ trương rộng rãi trong hầu hết giới chọn lọc ưu tú của xã hội phương Tây. Những học giả ở những trường đại học có uy tín nhất của phương Tây, dùng những phương pháp khoa học chính thống của thời đại, công bố những nghiên cứu được cho là đã chứng minh rằng những thành viên của những chủng tộc da trắng là thông minh hơn, đạo đức hơn và tài giỏi chuyên môn hơn người Africa, hay India. Những chính trị gia ở Washington, London và Canberra nhận như đã có sẵn rằng đó là công việc của họ để ngăn ngừa việc thông dâm, làm giảm giá trị và thoái hóa của những chủng tộc da trắng, bằng cách, lấy thí dụ, giới hạn di dân từ nước Tàu, hoặc ngay cả Italy đến những nước “Aryan” như USA và Australia.

Những Tôn giáo Nhân bản – Những Tôn giáo thờ phụng Loài người

Chủ nghĩa Nhân bản Tự do
Chủ nghĩa Nhân bản Xã hội
Chủ nghĩa Nhân bản Tiến hoá
Homo Sapiens có một bản chất độc đáo và thiêng liêng, về cơ bản là khác biệt với bản chất của tất cả những loài sinh vật và những hiện tượng khác. Tốt lành tối thượng là tốt lành cho lợi ích của loài người.
‘tính người’ thì thuộc cá nhân và ngụ bên trong mỗi cá nhân Homo Sapiens.
‘tính người’ thì thuộc tập thể và ngụ bên trong loài Homo Sapiens như một toàn thể.
‘tính người’ là của loài sinh vật có thể biến đổi. Loài người có thể tiến hóa thành loài trên-người hoặc thoái hóa thành loài dưới-người .
Điều răn tối thượng là bảo vệ cốt lõi bên trong và tự do của mỗi cá nhân Homo Sapiens.
Điều răn tối thượng là bảo vệ tự do bên trong loài Homo Sapiens.
Điều răn tối thượng là bảo vệ loài người không thoái hoá thành loài dưới-người và khuyến khích sự tiến hoá của nó đến loài trên-người.


Những lập trường này đã không thay đổi chỉ đơn giản vì nghiên cứu khoa học mới được công bố. Những phát triển xã hội và chính trị đã là những động cơ mạnh hơn rất nhiều của sự thay đổi. Trong ý hướng này, Hitler không chỉ đào mộ chôn mình, nhưng cũng còn cho cả thuyết kỳ thị chủng tộc nói chung. Khi ông phát động chiến tranh Thế giới Thứ hai, ông buộc những địch thủ của ông phải phân biệt rõ ràng giữa “chúng ta” và “họ”. Sau đó, chính vì hệ ý thức Nazi đã rất kỳ thị chủng tộc, thuyết kỳ thị chủng tộc trở nên mất uy tín ở phương Tây. Nhưng sự thay đổi cần có thời gian. Da trắng tối thượng vẫn là một hệ tư tưởng chủ đạo trong chính trị USA ít nhất cho đến năm 1960. Chính sách của Australia da trắng giới hạn sự nhập cư của người da màu đến Australia vẫn có hiệu lực cho đến năm 1973. Thổ dân Australia không được quyền lợi chính trị bình đẳng cho đến những năm 1960, và hầu hết đã bị ngăn cản đi bỏ phiếu trong những bầu cử vì họ bị xem là không xứng hợp để hành xử như những công dân.


Hình 30. Một áp phích tuyên truyền của Nazi cho thấy trên bên phải một “người thuần giống Aryan” và bên trái là một người “lai giống”. Ngưỡng mộ của Nazi với cơ thể con người là hiển nhiên, như sự lo sợ của họ rằng những chủng tộc thấp kém có thể ô nhiễm loài người và gây nên sự thoái hóa của nó.

Nazi không thù ghét loài người. Họ đã chiến đấu với chủ nghĩa nhân bản tự do, những quyền con người, và chủ nghĩa cộng sản, chính là vì họ ngưỡng mộ loài người, và tin tưởng vào tiềm năng to lớn của loài người. Nhưng theo lôgích, như họ hiểu, của thuyết Tiến hóa của Darwin, họ biện luận rằng sự đãi lọc tự nhiên phải được phép loại bỏ những cá nhân không thích hợp, và chỉ để những cá nhân thích hợp nhất tồn tại và sinh sản. Qua sự trợ giúp nhũng kẻ yếu, chủ nghĩa nhân bản tự do và chủ nghĩa cộng sản không chỉ cho phép những cá nhân không thích hợp hiện hữu, họ thực sự đã cho những người này cơ hội để sinh sản thêm, do đó phá hoại sự chọn lọc tự nhiên. Trong một thế giới như vậy, những con người thích hợp nhất sẽ không tránh khỏi bị chết đuối trong một biển của những thoái hóa không thích hợp. Loài người sẽ trở nên yếu kém hơn và ít thích ứng hơn với mỗi thế hệ đi qua – điều có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của chính nó.

Hình 31. Một tranh vẽ của Nazi năm 1933. Hitler được trình bày như là một nhà điêu khắc, người sáng tạo ra siêu nhân. Một người trí thức tự do đeo kính, kinh hoàng trước bạo lực cần thiết để tạo ra những siêu nhân. (Lưu ý cũng tôn vinh tính khêu gợi của thân thể con người.)


Một quyển sách giáo khoa sinh học năm 1942 ở Germany, giải thích trong chương “Các định luật của thiên nhiên và loài người” rằng luật tối cao của thiên nhiên là tất cả những sinh vật bị khóa chặt trong một đấu tranh tàn nhẫn, không thương xót, cho sự sống còn. Sau khi mô tả những thực vật đấu tranh cho đất sống như thế nào, sâu bọ đấu tranh để tìm bạn tình như thế nào, và vv, sách giáo khoa kết luận rằng:

Cuộc chiến cho sự sống còn thì khó khăn và không khoan nhượng, nhưng là cách duy nhất để duy trì sự sống. Cuộc đấu tranh này giúp loại bỏ tất cả những gì là không thích hợp với sự sống, và chọn tất cả những gì vốn có thể sống sót ... Những quy luật tự nhiên này là không thể tranh luận; những sinh vật sống chứng minh chúng bằng chính sự sống còn của chúng. Chúng không hề khoan nhượng. Những ai chống đối lại chúng sẽ bị tiêu diệt. Sinh học không chỉ cho chúng ta biết về động vật và thực vật, nhưng cũng cho chúng ta thấy luật chúng ta phải theo trong đời sống của chúng ta, và gò thành thép cứng ý chí của chúng ta để sống và chiến đấu theo như những luật này. Ý nghĩa của cuộc sống là đấu tranh. Khốn thay cho kẻ tội lỗi chống lại những luật này.

Sau đó, một dẫn chứng từ Mein Kampf: “Người nào cố gắng chống lại lôgích sắt thép của tự nhiên, như thế là chống lại với những nguyên tắc mà người ấy phải cảm ơn cho sự sống của mình như một con người. Để chiến đấu chống lại bản chất tự nhiên là mang về sự huỷ hoại cho chính mình” [35]

Vào buổi bình minh của nghìn năm thứ ba, tương lai của chủ nghĩa nhân bản tiến hóa thì không rõ ràng. Suốt sáu mươi năm sau khi kết thúc chiến tranh chống lại Hitler, nó là tabu để liên kết chủ nghĩa nhân bản với sự tiến hóa, và để biện hộ sự xử dụng phương pháp sinh học để “nâng cấp” Homo Sapiens. Nhưng ngày nay, những dự án như thế đang trở lại thịnh hành. Không ai nói về tiêu diệt những chủng tộc thấp, hoặc những người thấp kém hơn, nhưng nhiều chiêm nghiệm việc sử dụng kiến ​​thức ngày càng tăng về sinh học con người của chúng ta để tạo ra những “siêu nhân”.

Đồng thời, một một hố sâu như vịnh biển lớn đang mở ra giữa những nguyên lý của chủ nghĩa nhân bản tự do và những tìm kiếm được mới nhất của khoa học sự sống [36], một hố sâu, chúng ta không thể bỏ qua lâu dài thêm hơn nữa. Những hệ thống chính trị và tư pháp tự do của chúng ta được thành lập dựa trên tin tưởng rằng mỗi cá nhân đều có một bản chất nội tại thiêng liêng, bất khả phân và bất biến, vốn nó mang lại ý nghĩa cho thế giới, và nó là nguồn gốc của tất cả những thẩm quyền đạo đức và chính trị. Đây là một hóa thân của tin tưởng truyền thống Kitô về một hồn người tự do và vĩnh cửu, vốn cư ngụ bên trong mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong hơn 200 năm qua, những khoa học sự sống đã hoàn toàn triệt phá tin tưởng này. Những nhà khoa học nghiên cứu những hoạt động bên trong của cơ thể con người đã tìm thấy không có hồn người ở đó. Họ ngày càng cho rằng hành vi của con người được xác định bằng những hormones, những gene và những đầu nối hai tế bào thần kinh [37], chứ không phải bằng ý chí tự do – cùng những năng lực xác định hành vi của loài chimpanzee, loài chó sói, và loài kiến. Hệ thống tư pháp và chính trị của chúng ta phần lớn là cố gắng để vùi quét những khám phá bất tiện như vậy, dấu dưới thảm lớn phủ nền nhà. Nhưng trong tất cả thẳng thắn, chúng ta có thể duy trì bức tường phòng của khoa sinh học ngăn cách với của khoa pháp luật và khoa chính trị trong bao lâu nữa?




13
Bí mật của sự thành công

Thương mại, những đế quốc và những tôn giáo phổ quát, cuối cùng đã mang hầu như mỗi Sapiens trên mọi lục địa vào trong thế giới toàn cầu chúng ta đang sống ngày nay. Quá trình mở rộng và thống nhất này không phải là theo đường thẳng, hay không có những gián đoạn. Tuy nhiên, sau khi nhìn vào bức tranh lớn hơn, quá trình chuyển đổi từ nhiều những văn hóa nhỏ đến một vài những văn hóa lớn, và cuối cùng đến một xã hội toàn cầu duy nhất có lẽ là một kết quả tất yếu của những động lực của lịch sử loài người.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Apr/2015 - đọc lại Oct/2018)
(còn tiếp ...)

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com







[1] superhuman legitimate ở đây có nghĩa như trên, tác giả nhấn mạnh superhuman: người siêu phàm, vượt trên và vượt quá khả năng con người, nhưng không phải supernatural, vượt trên tự nhiên (siêu nhiên) – có thể hiểu những tên như Gót, Yahweh, Giêsu, Allah, Baal, Zeus, Wotan, ... là tên gọi những khả năng siêu phàm có sức mạnh của siêu nhiên.
[2] the Lambs: Lamb of God (tên tự xưng của Giêsu = Agnus Dei); sách Thánh, John 1:29 – “Qua ngày sau, John thấy Jêsus đi về phía mình, thì nói rằng: Kìa, là con chiên con của Gót, người sẽ xoá tội cho thế gian”. Hiểu như Giêsu tự tử, hiến mạng mình cho Gót, trên giá gỗ chữ thập, để xin Gót xoá tội cho loài người.
Gốc tích của những tôn giáo tin-một-gót hay tin-nhiều-gót ở Trung Đông, điển hình là ba tôn giá lớn: Juda, Kitô, Islam, xem dường bắt nguồn từ sự kiện – con người dâng lễ hiến sinh (từ giết người đến thú vật sống theo cách thức nào đó) cho một đấng tối cao, có tên gọi khác nhau, để đổi lấy những ân huệ, thực tiễn và cấp bách như mưa hoà gió thuận, mùa màng tốt đẹp, hết dịch bệnh, dứt thiên tai.
Sự kiện giết vật tế thần để cầu đảo đó đã thêu dệt thành những huyền thoại đẹp đẽ, tô điểm thần bí thành lớp áo phủ ngoài, dấu đi nội dung trong lõi là những gì thuộc về chết chóc, tàn ác, man rợ. Người ta chỉ thấy hình ảnh “thánh giá” cao đẹp, nhưng quên rằng đó là dụng cụ đẫm máu người chỉ để giết người, người ta thấy hình tượng một nhân vật có khuôn mặt đau khổ, hiểu như chịu đau khổ cho con người, nhưng bỏ qua sự kiện, nếu con người đó là thật, những đau đớn trên mặt, với thân xác trần trụi co rúm, là đau đớn của thịt nát, máu chảy, là đang quằn quại dãy chết.
Như thế, giết vật tế thần để cầu đảo đã thêu dệt thành huyền thoại, và huyền thoại đó mở rộng đưa lên cao thành một tôn giáo tuyên xưng hứa hẹn cứu rỗi – tất cả đã khiến người ta quên đi câu hỏi cơ bản có thể tự đặt, khi nhìn cảnh tượng chết chóc đổ máu và đau thương đó – Câu hỏi là, một người bình thường lương thiện, tử tế, tự trọng trong một văn hoá nhân đạo, có khứng chịu, chấp thận, hay nỡ để một ai đó, phải chết thảm như thế trong tin tưởng là vì tội lỗi của mình, tạm bỏ qua những câu hỏi về tội lỗi. Trừ những ai không tử tế, thiếu tự trọng và bất lương, trong thâm sâu, ngõ ngách nào đó của cuộc đời, cũng tàn ác man rợ như những kẻ đã giết con người tự nguyện hy sinh đó, hay con người tin là trên cao kia, tuy toàn trí, toàn năng, toàn thiện, nhưng mong đợi một hy sinh chết người, mong đợi một “con chiên con béo thịt”.
[3] Animism: thuyết vật-linh hay vạn vật hữu linh: là tin tưởng gần như tín ngưỡng rằng tât cả những sự vật trong thiên nhiên đều có một linh hồn, hay thần tinh hay thần linh trong nó ­– tin tưởng này không chỉ với sinh vật như cây cỏ, nhưng với cả những vật vô sinh, vô tri giác như ngọn đồi, hòn đá bên đường, hay những hiện tượng thiên nhiên như giòng sông con suối, ngọn gió, tia nắng, cơn mưa. Tin tưởng này mở rộng đi đến cho rằng có một năng lực siêu nhiên vốn điều hành thế giới vật chất và đem sinh khí cho nó.
(Theist, deist: Chúng ta đã dịch marxist – là người mác-xít, vậy tôi dịch theistngười thê-ít, và deistngười đê-ítpantheist là người pan-thê-ít. Gọn, giản dị, sát với gốc, và không phải vòng quanh qua lối Tàu – còn nội dung của chúng, dĩ nhiên chúng ta phải trở về với lý thuyết gốc của phương Tây:

Atheism:               Thuyết Không-tin-có-gót
Deism:                  Thuyết Tin-gót-không-nhúng-tay;
Theism:                 Thuyết Tin-có-gót hay rõ hơn Tin-gót-có-nhúng-tay.
Pantheism:           Thuyết Tin-gót-là-khắp-cả
Panentheism:       Thuyết Tin-gót-trong-khắp-cả
Animism:              Thuyết Vật-linh

Theism, Deism, Atheism: Những thuyết tin-có-gót, như tên gọi cho rằng có một hữu thể siêu nhiên, một gót “cá nhân”, gót có tính người, đứng ngoài thế giới này – và tác động vào thế giới – hoặc chỉ là nguyên nhân đầu tiên: sáng tạo thế giới (Deism: tin-gót-không-nhúng-tay), hay là cả nguyên nhân thứ hai: thống trị vận hành thế giới (Theism: tin-gót-có-nhúng-tay). Phủ nhận Gót của cả hai – là thuyết Không-tin-có-gót (Atheism).
Tin-gót-không-nhúng-tay là một loại của Tin-gót-có-nhúng-tay. Cà hai gọi chung là những thuyết Tin-có-gót. Như tên gọi, cả hai lý thuyết đều có nội dung là tin có gót hay nhiều gót đã sáng tạo ra thế giới trong đó có loài người. Thuyết Tin-gót-không-nhúng-tay tin rằng sau khi tạo thế gian, gót khoanh tay đứng ngoài, không còn dính líu gì đến con người, thế gian. Còn Tin-gót-có-nhúng-tay đi xa hơn – và là tin tưởng cũ hơn – tin rằng tin sau khi sáng tạo thế giới, gót đã và vẫn là bàn tay đằng sau tất cả mọi chuyện của vũ trụ và con người. Kitôity, Judaism, Islam là những tôn giáo tiêu biểu cho tin tưởng Tin-gót-có-nhúng-tay này. Những người thành lập USA, soạn thảo hiến pháp, đặc biệt là những tên tuổi nổi tiếng như Thomas Jefferson, Benjamin Franklin, James Madison, Alexander Hamilton, Ethan Allen,Thomas Paine đều là những người tin-có-gót nhưng Tin-gót-không-nhúng-tay.
Pantheism (Tin-gót-là-khắp-cả) phủ nhận loại gót như hữu thể cá nhân, không đứng ngoài và tách biệt với thế giới – trái lại tin rằng Vũ trụ và Tự nhiên là thiêng liêng, bí ẩn. Tính chất Siêu nhiên những tôn giáo gán cho hữu thể gót là là khắp cả, là thế giới này, tất cả mỗi phần tử của thế giới là biểu hiện của Siêu Nhiên; toàn thể vũ trụ, tất cả tự nhiên là Siêu nhiên.
Hegel (1770–1831) và lý thuyết về lịch sử như sự biểu hiện của Tinh thần Tuyệt đối, và Benedict de Spinoza (1632–1677) và phát biểu nổi tiếng Deus sive Natura’ (‘God hay Tự nhiên’), tóm thu quan điểm của của ông đồng nhất gót với tự nhiên.
Panentheism: Cũng tin Vũ trụ và Tự nhiên là thiêng liêng, bí ẩn. Siêu nhiên là khắp cả, là thế giới này, nhưng cũng còn lớn hơn thế giới này, bao trùm thế giới này.
Tôn giáo điển hình nhất với tin tưởng này là Brahmanism – với atman trong mỗi cá nhân và Brahman trong tổng thể vũ trụ (the belief or doctrine that God is greater than the universe and includes and interpenetrates it.)
Polytheism: tin-nhiều-gót – và ngược lại là – monotheism: tin-chỉ-một-gót, là những quan điểm về thừa nhận gót, nhưng khác nhau về số lượng: tin có một, hay tin có nhiều.
Animism: thuyết vật-linh hay vạn vật hữu linh ......như trên.
Chú thích lấy lại từ Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót bản dịch của tôi, LDB)
[4] Ragnarök thực không có nghĩa “Twilight of the Gods: Buổi chạng vạng của những gót”; câu đó là kết quả của một sự dchuyển dịch sai lầm nổi tiếng. “Ragnarökr” hay “Ragnarøkr” có nghĩa là “sự huỷ diệt cuối cùng của những quyền năng” (doom of the powers) hay “sự huỷ hoại những quyền lực” (“destruction of the powers”; trong đó “powers” có nghĩa là những gót. Ragnarok (“Doom of the Gods””), cũng còn gọi là Gotterdammerung, có nghĩa là sự chất dứt củ vũ trụ trong huyền thoại Norse, sự huỷ diệt sau cùng, chết sạch cả gót lẫn loài người.
[5] sadhus: Sadhu và swami, (sadhu cũng viết saddhu): in India, a religious ascetic or holy person. Tầng lớp sadhus gồm những người từ bỏ tất cả, đi tu và xuất thế (renunciants) thuộc nhiều loại tín ngưỡng. They are sometimes designated by the term swami (Sanskrit svami, “master”), which refers especially to an ascetic who has been initiated into a specific religious order, such as the Ramakrishna Mission. In Shaivism the preferred term is sannyasi, and in Vaishnavism it is vairagi. Sadhus may live together in monasteries (mathas) that usually belong to a particular order. They may also wander throughout the country alone or in small groups or isolate themselves in small huts or caves. They generally take vows of poverty and celibacy and depend on the charity of householders for their food. Their dress and ornaments differ according to sectarian allegiances and personal tastes; they usually wear ochre-coloured (more rarely, white) robes, and some are naked. They shave their heads, or they allow their hair to lie matted on their shoulders or twist it into a knot on top of their heads. They usually retain only the few possessions they carry with them: a staff (danda), a water pot (kamandalu), an alms bowl, prayer beads, and perhaps an extra cloth or a fire tong.
Sannyasi, ( Sanskrit: “abandoning” or “throwing down”) also spelled sannyasin, in Hinduism, a religious ascetic who has renounced the world by performing his own funeral and abandoning all claims to social or family standing. Sannyasis, like other sadhus, or holy men, are not cremated but are generally buried in a seated posture of meditation.
[6] Hinduism & Brahmanism: Brahmanism (vẫn dịch là đạo Bà la môn, hiển nhiên là phiên âm theo Tàu) là tôn giáo cổ của India, nhưng gần đây đã xuất hiện dưới tên gọi Hinduism (Ấn giáo): đạo Hindu. Đúng hơn, nó là tập hợp gồm những tin tưởng và thực hành, tất cả đều rất phức tạp và khác biệt, nhưng sau cùng đều có thể truy ngược về nguồn là một tập hợp tất cả bốn bộ gồm những thánh thư cổ truyền thâm ảo là: Vedas, Brahmanas, Upanishads Sutras.
Từ ngữ Hinduism, ngày nay được dùng để chỉ tôn giáo hay một họ những tôn giáo của những quốc gia India, Nepal, và những người Tamils ở Sri Lanka. Khoảng thế kỷ XVIII, những người phương Tây quan tâm với tôn giáo của India, đã ghép thành từ “Hindoo”, đầu tiên chỉ những sắc dân sống trên tiểu lục địa India. Sau đó, “Hindu” được chính những người India, dùng để chỉ một tập hợp gồm những tin tưởng và thực hành tôn giáo, ít hay nhiều có liên hệ với nhau, thấy trong xứ sở của họ. Hiện nay có hơn 1 tỉ những người theo một hình thức này hay một dạng khác của tôn giáo đó, khiến đạo Hindu là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Kitô và Islam. Nó cũng có những gốc rễ cổ xưa hơn hai tôn giáo này rất nhiều, và cũng chắc chắn cổ xưa hơn đạo Juda.
Đạo Hindu, cũng giống như những tôn giáo tin nhiều gót khác, có truyền thống khoan hoà. Đúng hơn, với nhiều hình thức của nó, nó có thể được gọi là một tôn giáo tin một gót chính, nhưng không phủ nhận những gót khác, thường cùng một gia đình, hay cùng một gót nhưng khoác những dạng khác (henotheistic).

Hinduism
Hindu là một trong những tôn giáo lâu đời nhất thế giới, có khoảng 900 triệu tín đồ, phần lớn sống ở India, nhưng cũng có số đông ở những nước Nepal, Bangladesh, Indonesia, Sri Lanka, và Malaysia.
Hinduism: có thể được mô tả như đã phát triển qua ba giai đoạn: (a) Trước-Vedas (từ khoảng 2500-1500 TCN): Một nền văn minh phát triển mạnh trong thung lũng sông Indus, hầu hết dân chúng sống trong những thành phố phức tạp. Đó là một xã hội mẫu quyền, tôn thờ một gót mẹ. (b) Vedas (từ 1500 - 600 TCN): Giai đoạn này được đặt tên theo Vedas, bộ sách thánh đầu tiên của đạo Hindu. những học giả cho rằng Vedas được thu thập tại thời điểm này. Những nghi lễ trong giai đoạn này tập trung vào sự cầu nguyện, những yếu tố của thiên nhiên, và sự hy sinh động vật. (c) Upanishads (bắt đầu từ khoảng 600 TCN): Khoảng 600-200 TCN, nền văn hóa cổ xưa của India đã thống nhất, đạo Hindu chấp nhận kinh Veda và thêm Upanishads, và thờ phượng bắt đầu trong những đền thờ. Upanishads là những giải thích của kinh Vedas. Upanishads chuyển trọng tâm của Hindu từ những thực hành hy sinh động vật sang tư tưởng về bản ngã bên trong con người.
Nghi lễ (Puja): tín đồ thờ một hoặc nhiều vị gót, hình ảnh của một vị gót được gọi là một Murti. Puja thường diễn ra trong gia đình, nhưng cũng tiến hành trong những đền. Murti được rửa sạch và trang trí bằng vòng hoa hoặc cánh hoa. Những tín đồ đi chân không, đánh chuông triệu hồi Murti, thắp đèn, đốt hương Một chút bột màu đỏ được dán trên trán Murti và những tín đồ. họ dâng trái cây, đèn, hoa, hoặc bánh kẹo cho Murti. Một chiếc đèn được di chuyển xung quanh Murti để chỉ sự hiện diện của Gót. Những tín đồ đặt cả hai tay trên ngọn đèn và chạm vào trán của họ để nhận được phước lành của vị thần. Bất kỳ thực phẩm đã là phần của puja được tất cả mọi người có mặt chia nhau hưởng.

Vòng vĩnh cửu của mọi đời sống: Trong đạo Hindu, tất cả đời sống chịu sự chi phối của một quy luật về sinh, tử, và tái sinh, gọi là samsara (luân hồi). Nó áp dụng cho tất cả những sinh vật. Con người có thể không được tái sinh làm người; nhưng có thể tái sinh thành những loài động vật. Mục đích của cuộc đời theo người Hindu là để được giải thoát khỏi bánh xe luân hồi này của đời sống. Giải thoát khỏi chu kỳ tái sinh được gọi là moksha. Theo niềm tin này, con người có thể tái sinh trong một trạng thái của sự sống cao hơn, chuyển dần hướng lên trên, từ kiếp này sang kiếp sau. Sự tái sinh của một người nào đó được ấn định bởi luật nghiệp báo (law of karma), cách tốt nhất để bảo đảm có karma tốt là làm những việc gieo nhân tốt, và tuân hành những phận sự của mình trong xã hội (theo giai cấp của đạo Hindu), đó là tuân theo dharma (Pháp). Nếu làm ngơ dharma sẽ gây karma xấu, và như thế tăng những cơ hội tái sinh xấu.

Brahman, Atman, và Maya là những thần linh chính trong đạo Hindu: Brahman là sức mạnh duy trì vũ trụ và là thực tại sâu xa nhất của nó. Với Upanishads, tín ngưỡng Hindu chuyển sang tư tưởng rằng: Ý thức đoàn kết tất cả; Tự ngã mà mọi người trải nghiệm trong tâm thức của họ là một (thể tính) với Brahman, thực thể của vũ trụ. Brahman không thể được gọi tên, và nhiều hình thức của những vị gót là cần thiết để biểu hiện những khía cạnh khác nhau của Brahman. Bằng cách vượt lên trên thể xác, suy nghĩ và cảm xúc của con người, mỗi người sẽ khám phá được tự thân đích thực, hay Atman của mình, mỗi atman là một mảnh của Brahman linh thiêng - tất cả mọi người là một phần của thần linh. Người Hindu tin rằng khi đạt đến được nhận thức rằng tự thân là Brahman (atman = Brahman) là đạt đến vĩnh cửu, đánh bại cái chết trong đời sống. Nhưng những gì khiến con người không ý thức được chân lý này? đó là những nhiễu loạn trong đời sống đưa đến những phân trí lạc hướng. Con người thường nhìn và cảm được những cái một, hay cái Nhiều, không phải cái Một duy nhất, vẫn thường cho rằng mỗi sự vật việc đều là khác biệt, xa lạ với nhau, từ một (nhỏ) này sang một kia (và không là Một (lớn)), đây là một ảo giác được gọi là Maya. Như thế, khi mọi người nhìn thấy những sự vật việc như tách biệt với nhau, họ không nhận thức được tính-chỉ-một linh thiêng (Brahman) của tất cả mọi sự vật việc. Chỉ sau khi nhận ra rằng Brahman (hay atman) đều hiện diện trong tất cả mọi người, và tất cả mọi sự vật việc, là có tự do, được giải thoát.

Thần linh và những biểu hiện thần linh (Avatars): Người Hindu tin rằng chỉ có một Gót hay một vị thần tối cao, hay một Hiện hữu Tối thượng. Hiện hữu Tối thượng này được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, được gọi là những vị thần. Mỗi vị thần là một trong rất nhiều biểu hiện khác nhau của tính thần thánh. và đại diện cho một khía cạnh khác nhau của vị thần tối cao, hay linh hồn vĩnh cửu, Brahman. Nhiều người Hindu chủ yếu tôn thờ chỉ một vị thần chính như Vishnu hay Shiva, là những hình thức cao nhất và hoàn hảo nhất của Brahman. Hầu như tất cả những người theo đạo Hindu cũng thờ phượng và tôn vinh những vị thần khác.
(a) Brahman là đấng sáng tạo của vũ trụ, thường được hiển thị với bốn khuôn mặt nhìn bốn hướng. Ông thường mặc y phục trắng và cưỡi trên một con thiên nga, hay con công, hoặc ngồi trên tòa sen. Ông được coi là vượt trên sự thờ cúng lễ bái, do đó, có ít ngôi đền cho ông.
(b) Vishnu: Đấng Bảo vệ, thường mặc quần áo màu vàng với làn da màu xanh, thường được vẽ chung với gót nữ Lakshmi, vợ của ông, cưỡi trên lưng một con thú lớn nửa chim, nửa người. Đôi khi Vishnu xuống thế gian trong hình dạng con người để duy trì trật tự và cứu thế giới khỏi nguy hiểm, những hóa thân này được gọi là những biểu hiện (avatar), cho đến nay, Vishnu đã xuất hiện trong chín avatar khác nhau có hình dạng con người. Đặc biệt avatar thứ bảy và thứ tám của ông là Rama và Krishna, có những cuộc phiêu lưu được kể trong sử thi nổi tiếng của India. Avatar thứ chín của ông, theo những gười đạo Hindu, là Gautama (Phật, người sáng lập đạo Phật). Người Hindu chờ cho avatar thứ mười, chiến binh Kalkin, người sẽ cứu thế giới thoát khỏi áp bức.
(c) Shiva: là cả hai, vừa là đấng Huỷ diệt vừa là đấng Cứu chuộc. Ông là vị thần của vũ điệu của vũ trụ, là sự nguy hiểm và phá hoại, nhưng cũng là sự vui tươi và sức mạnh sáng tạo. Ông đã phá hủy những tội lỗi của những tín đồ để dẫn họ đến sự cứu chuộc. Shiva thường được xuất hiện mặc một cái khố bằng da hổ, cổ quấn con rắn, và đôi khi đeo một chiếc vòng cổ làm bằng những sọ người. Người ta nói rằng khi ông đặt chân xuống, vũ trụ sẽ kết thúc. Tuy nhiên, với người theo đạo Hindu, kết thúc này có thể không phải là số phận tồi tệ nhất, bởi vũ trụ phải được phá hủy để được tái tạo. Nhiều người tin rằng chân lý cuối cùng được chứng nghiệm tốt nhất qua Shiva, vì người ta phải nhìn vào cái Ác cũng như Thiện, cả đau và khổ cũng như cả cuộc sống và tăng trưởng.
Những gót quan trọng khác gồm Krishna, Ganesha, Parvati, Durga, Kali, Lakshmi, và Saraswati. Mỗi vị này có hình tượng riêng của mình, cũng như mỗi vị liên kết với những biểu tượng và đặc tính khác biệt.
Đạo đức: Con đường Giải thoát (ba Yoga)
Người Hindu quay sang Bhagavad Gita để tìm hiểu làm thế nào để đạt được mục tiêu cuối cùng của moksha, hay sự giải thoát khỏi chu trình vĩnh cửu của sự tái sinh. Trong Bhagavad Gita, Krishna mô tả ba yoga (đường dẫn hoặc ngành) dẫn đến sự giải thoát: kiến ​​thức, sự tín mộ, và hành động.
(a) Con đường Tri thức (trí tuệ): nhấn mạnh việc tìm kiếm những kiến ​​thức tâm linh và sự thật. Một mục tiêu là phải hiểu rằng atman và Brahman là một. Bởi vì ảo tưởng (maya) của thế giới là mạnh mẽ, những người Hindu dùng thiền định để huấn luyện tâm trí của họ để có thể nhìn thế giới như nó thực là. Thiền định có nghĩa là an định và tập trung tâm trí để kiểm soát suy nghĩ của một người. Qua đó, cho con người khả năng vượt ra ngoài, hay lên trên hữu thức về tự ngã và tách khỏi thế giới ảo tưởng, để có thể nhìn thấy bản chất thực sự của atman. Hai kỹ thuật thiền định thông thường là sử dụng một câu thần chú - một từ (Ohm), cụm từ, hoặc âm thanh được lập đi lập lại, hay sử dụng một mandala - một biểu đồ hình đĩa tròn, đại diện cho vũ trụ hoặc tự ngã.
(b) Con đường Sùng tín (Tình cảm): Trong con đường này, người Hindu chọn một vị thần đặc biệt và dành trọn đời thờ phụng vị này. Họ thấy bản sắc tôn giáo của họ gắn với một vị thần ưa thích, nhưng điều này không loại trừ tôn thờ thêm những vị thần khác.
(c) Con đường của tạo nghiệp tốt (hành đông) Còn được gọi là karma yoga, gồm người Hindu thực hành dharma của họ, hay nhiệm vụ, với khả năng tốt nhất của mình. Những nhiệm vụ khác nhau cho tất cả mọi người tùy thuộc vào đẳng cấp, công việc, địa vị xã hội, giai đoạn của cuộc sống, vv...
Những người theo Hindu, không hành động với hy vọng được khen thưởng với karma tốt. nhưng cố gắng hành động theo những gì dharma đòi hỏi. Con đường này nhấn mạnh kỷ luật, thực hành nghi lễ, và những lựa chọn đạo đức.
Ngoài ta còn những luật của Manu: là một thánh thư Hindu, trình bày cách điều chỉnh hành động và đức hạnh. Nó chứa những hướng dẫn để sống theo giai cấp và hành động theo nhiệm vụ. Một số chủ đề của nó là sự quan trọng của kiên nhẫn, kỷ luật, trung thực, kiến ​​thức, và sống theo bốn giai đoạn của đời sống. Giai đoạn 1: học tập, (tuổi từ 7 đến 20). Tập trung vào giáo dục tôn giáo và sẵn sàng để tìm kiếm sự thật. Giai đoạn 2: gia đình, (tuổi từ 20 đến 50). Tập trung vào nhiệm vụ cho gia đình, nuôi dạy con cái, kiếm sống. Giai đoạn 3: nghỉ hưu: sau khi gia đình đã đứng vững, rút lui khỏi cuộc sống trần tục để tập trung vào vấn đề tâm linh. Giai đoạn 4: Lang thang khổ hạnh, khi sẵn sàng. Đây là một cuộc sống thánh thiện, tách rời xã hội, không còn giữ của cải hay trách nhiệm. những giai đoạn cuộc sống nói chung chỉ nam giới trong ba giai cấp hàng đầu đi theo. Một người như thế, qua những giai đoạn của đời mình, và đi đến để nhận ra rằng tất cả cuộc sống cuối cùng là ảo tưởng và mục tiêu cuối cùng là sự giải thoát (moksha).
[7] Ganesh (Sanskrit Gaṇeśa ‘lord of the ganas’ Hầu cận của Shiva): một gót có đầu voi, con của Shiva và Parvati. Worshiped as the remover of obstacles and patron of learning, he is usually depicted colored red, with a potbelly and one broken tusk, riding a rat. Also called Ganapati.
Lakshmi: gót nữ của thịnh vượng, phú quí, tinh khiết đẹp đẽ: vợ của Vishnu. She assumes different forms (e.g., Radha, Sita) in order to accompany her husband in his various incarnations.
Saraswati (Sanskrit: Sarasvatī) is the Hindu goddess of knowledge, music, arts, wisdom and learning. Bà là một trong bộ ba: Saraswati, Lakshmi and Parvati.
Parvati: gót nữ hiền hậu, vợ Shiva, mẹ của Ganesh và Skanda, trái ngược với hai gót nữ tàn ác khác, Durga và Kali, (đều là vợ Shiva)
[8] Rất tương tự như trường hợp đế quốc Đại nam (nhà Nguyễn) và những tín đồ Kitô Việt nam, thần dân mới của vương quốc Kitô (dân Chúa).
[9] [W. H. C. Frend, Martyrdom and Persecution in the Early Church (Cambridge: James Clarke & Co., 2008), 536–7.]
[10] Protestanism: đạo Thệ phản (hay Phản thệ, hay đạo Tin lành); Khi Martin Luther đóng 95 điều ông lên án hội nhà thờ Kitô, vào của nhà thờ Wittenberg, ngày 31/Oct/1517; qua đó khởi động cuộc vận động cải cách tôn giáo (Kitô), vẫn được gọi là ‘the Reformation’, cuối cùng đưa đến sự thành lập những hội nhà thờ Cải cách và Thệ Phản (the Reformed and Protestant Churches), gọi tắt là hội Nhà thờ Thệ Phản. Nguồn gốc của phong trào Cải cách quay trở lại những tấn công, của những nhóm như Lollards (John Wycliffe,người England ) và Hussites (John Huss, người Czech) từ thế kỷ 14, về sự giàu có và hệ thống phân cấp của hội nhà thờ Kitô. Nhưng cuộc cải cách tôn giáo thường được coi như bắt đầu năm 1517, khi Martin Luther đưa ra 95 luận chứng, chỉ trích lý thuyết và thực hành của hội nhà thờ Kitô. Tại Denmark, Norway, Sweden, những xứ Saxony, Hesse, và Brandenburg, những người ủng hộ Luther tách ra và thành lập hội nhà thờ Thệ Phản (hội thánh Tin Lành), trong khi ở Switzerland, một phong trào riêng biệt được Zwingli và sau đó Calvin dẫn dắt. Năm 1517, đúng hơn, nên được xem như năm đầu tiên của 131 năm xung đột, tàn sát khốc liệt giữa những phe phái Kitô, sát khí đằng đằng, dẫn đến sự cùng kiệt là cuộc chiến 30 năm, chấp dứt với hiệp ước Westphalia, năm 1648.
Martin Luther phản đối những thực hành đồi bại và tham nhũng của hội nhà thờ Kitô đương thời (do hành động của ông, đã trở thành một thực thể nhỏ hơn, gọi là hội Nhà thờ Catô Rome – the Roman Catholic Church – vẫn được tín đồ người Việt gọi phóng đại là “giáo hội Công giáo Lamã”). Hành động này cũng cho những người phản đối một tên gọi: những người Thệ phản, ngoài nhóm của Luther, còn nhóm của Calvin và Zưingli, và nhiều nhóm nhỏ khác nữa, lần lượt họ ly khai với Vatican vì những bất đồng về giáo lý và thực hành. Nhưng sau đó họ cũng nhanh chóng bất đồng với nhau, và bắt đầu trừng phạt, khủng bố lẫn nhau (Những tàn ác đối với những tín đồ Anabaptist,Calvin đốt sống Michael Servetus ở Geneva vì tranh cãi Gót ba ngôi), tất cả cân bằng với hướng chảy của những gì mang tính tôn giáo tin chỉ một gót. Chúng ta có thể nói, bắt đầu như những người phản đối, họ vẫn tiếp tục phản đối, phần chính là phản đối tất cả ai nếu không là họ, và quá nhiều họ phản đối tất cả những gì vốn đem lại cho đời sống một chút tươi vui, như khiêu vũ, phim ảnh, kịch nghệ.
Một trong những khác biệt lớn đầu tiên giữa Catô và Thệ phản là vai trò và sự quan trọng của sách Thánh. Thệ phản tin rằng một mình quyển sách này là nguồn gốc của chân lý do sự vén lên cho thấy đặc biệt của Gót đối với nhân loại, và sách Thánh dạy tất cả những gì cần thiết cho sự cứu rỗi con người khỏi tội lỗi. Thệ phản xem sách Thánh như là tiêu chuẩn cho tất cả hành vi của người Kitô. Tin tưởng này thường được gọi là nguyên tắc “kinh thánh là đủ” (sola scriptura). Người Catô bác bỏ sola scriptura. Họ tin rằng cả Kinh Thánh và những truyền thống giáo lý của Catô Rome là đều cần thiết như nhau với người Kitô. Nhiều giáo lý truyền thống Catô, như luyện ngục, cầu nguyện với những thánh chiên, thờ phụng hay tôn kính mẹ của Giêsu là Maria, vv, có rất ít hoặc không có cơ sở trong sách Thánh, nhưng chỉ dựa vào truyền thống Catô.
Một bất đồng quan trọng thứ hai, giữa Catô và Thệ phản là về ngôi vị và thẩm quyền của vua chiên. Theo Catô, vua chiên là “Đại diện của Kitô” (Vicar of Christ), một thay thế vào chỗ của Giêsu, là người đứng đầu hữu hình của hội nhà thờ. Như vậy, vua chiên có khả năng nói với thẩm quyền (ex cathedra) về những vấn đề của lòng tin và thực hành, làm cho giảng dạy của vua chiên không thể sai lầm và buộc trên tất cả những người Kitô. Mặt khác, người Thệ phản tin rằng không có con người nào là không thể sai lầm và rằng một mình Christ là người đứng đầu của hội nhà thờ. Catô dựa vào kế thừa tông đồ như một cách để cố gắng thiết lập quyền của vua chiên. Thệ phản tin rằng thẩm quyền của hội nhà thờ không đến từ người kế vị những học trò đầu tiên của Giêsu (tông đồ), nhưng từ Lời Gót. Sức mạnh tinh thần và thẩm quyền không còn lại trong tay của một người đơn thuần nhưng trong Lời Gót Trong khi Catô dạy rằng chỉ có hội nhà thờ Catô mới có thể giải thích sách Thánh đúng cách, Thệ phản tin rằng sách Thánh dạy Gót đã sai Gót Ma (Holy Spirit) đến trú trong tất cả những tín đồ, tạo điều kiện cho tất cả những tín đồ hiểu thông điệp của sách Thánh.
Một khác biệt lớn thứ ba giữa Catô và Thệ phản là cách người ta được cứu rỗi. Một trong năm nguyên tắc của Thệ phản là “Đức tin là đủ”( (sola fide), khẳng định lý thuyết sách Thánh về sự biện minh bằng chỉ ân sủng, qua chỉ lòng tin, bởi chỉ Christ mà thôi. Tuy nhiên, người Catô dạy rằng người Kitô phải dựa vào lòng tin cộng với những việc làm phước thiện để được cứu rỗi.
Một khác biệt lớn thứ tư giữa Catô và Thệ phản đã làm với những gì xảy ra sau khi chết. Cả hai tin rằng những người không tin, ngoại đạo, sẽ sống đời đời trong hoả ngục, nhưng có sự khác biệt đáng kể về những gì sẽ xảy ra cho những tín đồ. Từ truyền thống hội nhà thờ của họ và không dựa vào kinh điển, người Catô đã phát triển lý thuyết về luyện ngục. Luyện Ngục, theo Bách khoa toàn thư Catô, là một “địa điểm hoặc điều kiện của hình phạt tạm cho những người, rời cuộc sống này trong ân sủng của Thiên Chúa, không phải là hoàn toàn không có những lỗi nhẹ (nhưng có thể tha thứ), hoặc vẫn chưa nhận được đủ hài lòng vì những vi phạm lỗi lầm của họ”. Mặt khác, Thệ phản tin rằng bởi vì tín đồ được biện minh bởi một mình lòng tin trong Chúa Kitô và sự công bình của Kitô được quy gán cho những tín đồ, sau khi chết, họ sẽ đi thẳng đến thiên đường có sự hiện diện của Gót. Những người Thệ phản chỉ trích lý thuyết luyện ngục là tin rằng người ta có thể và phải trả giá cho tội lỗi của mình. Điều này dẫn đến hạ thấp về sự đầy đủ và hiệu quả của sự chuộc tội của Christ, đã chịu chết đau thương trên giá gỗ chữ thập; nó hàm ý rằng sự chuộc tội này của Kitô là không đủ cho tội lỗi của những người tin vào Ngài, và ngay cả một tín đồ cũng vẫn phải trả cho tội lỗi của mình, hoặc là qua hành vi sám hối hoặc thời gian trong luyện ngục.

[11] divinity: cho rằng Giêsu xác phàm nhưng có gót tính
[12] Catholicism: đạo Catô, hay đúng hơn đạo Kitô Catô, là một nhánh (trong 3 nhánh chính) của đạo Kitô, gồm những người Ki tô tuân theo những giảng dạy và thực hành đã được ấn định thống nhất và chặt chẽ của hội Nhà thờ Catô Rome, đứng đầu là vị vua chiên (pope), trụ sở chính là cung điện Vatican, trong một mảnh đất nhỏ cắt ra từ nước Italy, gọi là Vatican City, một thành phố tự trị như một vương quốc, cũng nằm trong thủ đô Rome của Italy.
“Catholic” có nghĩa là phổ quát (đã dịch phóng đại thành “công giáo”, dù ở những quốc gia, nó không chiếm đa số, và không được công nhận như tôn giáo chính thức của nhà nước, một địa vị đặc biệt trong lịch sử của đế quốc Rome với hoàng đế Constantine), và từ ngữ “Roman Catholic” cũng có thể, do đó xem là cách nói, ghép chữ có nội dung phản nghĩa quá nhấn mạnh nếu không ngô nghê thì là xuẩn ngốc; (nếu đã phổ quát thì không thể chỉ ở trong một địa phương như đế quốc Rome!), Nhưng Catô Rome, hay Catô Lamã, hay Catô Rôma; có ý tuyên xưng nó là hội nhà thờ (giáo hội) chân chính và phổ quát của hội nhà thờ Kitô, là hội gìn giữ hình thức chân chính của đạo Kitô; nhấn mạnh rằng, từ hình thức Kitô của nó, tất cả những hội nhà thờ khác, như Thệ Phản, Chính thống, Anglican, Nestorian....đều là những sai lạc, lêch đường.
Hội Nhà thờ Catô Rôma là đông đảo nhất trong tất cả những hội nhà thờ Kitô; ngày nay số tín đồ trong những nước Âu Mỹ đã giảm nhiều, nên đạo Islam trở nên tôn giáo đông đảo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đạo Catô với nỗ lực truyền giáo mạnh mẽ ở những nước chậm tiến (Nam America, Africa, Đông Nam Asia), và giữ chặt truyền thống tỉ lệ sinh sản cao (cấm phá, ngừa thai, liên hệ với khéo léo lôi cuốn tín đồ qua hôn nhân), đã vẫn giữ nó ở hạng thứ hai trên thế giới. Vào cuối thể kỷ XX, Muslim chiếm 19%, và Catô Rôma chiếm 17% dân số toàn thế giới.

Christianity: đạo Kitô: tên của tôn giáo do Paul người thành Tarsus sáng lập, và những tín đồ của nó tôn thờ Giêsu, vị giáo chủ này được gọi là Giêsu người thành Nazareth, người Jew sống trong xứ Palestine thời cổ. Giêsu này đã bị những nhà cầm quyền đế quốc Rome ở Palestine, treo cổ chết bằng hình phạt trói vào một giá gỗ chữ thập, rồi đóng đinh cả 4 bàn tay, chân vào giá gỗ, để cho chết vì khô máu, hay ngạt thở; tương truyền là vào năm 30-35 CN, khi Giêsu chỉ mới 30 tuổi. Đây là hình phạt crucifixion, chỉ áp dụng với những người không phải là dân Rome, phản loạn, khủng bố hay khởi nghĩa chính trị, cách mạng bạo động chống lại chính quyền đế quốc. Nhìn theo quan điểm của một số sử gia, điều này khiến đưa đến nghi ngờ, phải chăng Giêsu đã là một người đứng đầu của một nhóm người Palestine khởi động chống lại sự chiếm đóng của Rome, mặc dù nếu có một vài giảng dạy được gán cho ông trong sách Thánh mới (gồm 4 quyển, do những hội đồng liên tiếp của hội nhà thờ chọn lựa, và vua chiên Innocent I, thế kỷ 5, phê chuẩn. Bốn tập sách này, có nội dung tượng tự, nhưng cũng có nhiều mâu thuẫn về thân thế nhân vật Giêsu, được chọn lựa , có nghĩa là còn có nhều những tập sách khác cũng kể về Giêsu nhưng bị bỏ qua, nhằm mục đích mô tả cuộc đời và giảng dạy của Giêsu) đã ghi chép đúng thực, ông xem dường có phần là một người giống Gandhi, hơn là giống người nô lệ nổi loạn Spartacus. Ít nhất đó là ấn tượng những cha đẻ của hội nhà thờ, rất lâu sau biến cố nay vẫn còn bàn luận thực hư, đã muốn lưu lại trong đầu óc những người đọc bốn tập sách này. Mặc dù những hành động và ngôn ngữ bạo động, hung hăng hiếu chiến của ông, như tấn công những kẻ đổi tiền ở đền thờ Jerusalem, và tuyên bố của chính ông rằng giảng dạy của ông đem đến gươm giáo, chia rẽ nhưng không hoà bình. Điều này, ít nhất, ông đã tiên tri đúng.
Đạo Kitô đã bắt đầu như một giáo phái rất nhỏ của những người Jew theo đạo Juda, sau đó trở thành một phong trào tôn giáo mạnh mẽ trong vùng Giữa và Đông của biển Mediteranean, tổng hợp pha trộn ra từ đạo Juda, một chút của Zoroastrianism, Orphism và những ý tưởng Greek khác, cả triết lý lẫn huyền thoại, ngày càng thêm thắt vào nhiều hơn. Đầu tiên, nó đã là một giáo phái nhỏ bí mật, sống xót nhờ lẩn trốn chính nó nhập đoàn và trà trộn với những người nô lệ và phụ nữ, những kẻ bị bạc đãi và hèn kém, sống bên lề xã hội của thế giới đế quốc Rome.
Huyền thoại một người England hùng, hay một thần linh, một gót đã chết rối sống lại thì rất phổ thông trong kho tàng tôn giáo, huyền thoại của vùng Cận Đông. Từ những huyền thoại cổ Egypt về thảo mộc (chết mùa đông, sống lại mùa xuân) đến những truyền thuyết về những anh hùng, những người đi xuống âm phủ, thế giới bên dưới rồi lại trở về mặt đất (Gilgamesh, Osiris, Orpheus, Hercules, Odysseus, Theseus...), một vài trong số họ (như Hercules) veè sau được nâng lên địa vị thần linh, gót (apotheosis). Một trong những nội dung có chung của những câu chuyện như thế, là nhân vật anh hùng chính là kết quả của một phụ nữ mang thai với một gót .
(Mô thức: {cha là gót = con là gót} + {mẹ là người=con cũng là người/sống giữa loài người} = {gót xuống làm người, sống giữa loài người}).
Zeus, thí dụ, đã có rất nhiều con loại giống như thế, kết quả đời sống tình dục hết sức tự do, đến luông tuồng, của ông với rất nhiều phụ nữ, gót nữ lẫn người thường, trong đó có vô số đã là vợ người khác (Một người phụ nữ có chồng, nhưng mang thai với gót; nghe quen thuộc?). Câu chuyện Giêsu vay mượn từ những huyền thoại truyền thống này. Những huyền thoại về đi xuống âm phủ, như Orpheus, là nguồn gốc của một giáo phái thần bí (Orphism) gồm những nghi lễ dẫn nhập đưa vào đạo và dẫn đạo, không phải là không giống như những thực hành sau này thấy trong đạo Kitô.
Sự lôi cuốn và hấp lực của đạo Kitô với giới nô lệ và phụ nữ nằm trong sức mạnh của một hứa hẹn, giống như của Hercules được thành gót, qua niềm tin, niềm tin này thành một gì đó được đề cao hết sức thành “Đức tin”, chỉ lòng tin tưởng tuyệt đối này mà thôi, không cần hiểu biết, tất cả là có thể giải phóng họ (dù chỉ sau khi chết) khỏi xiềng xích nô lệ, và ban thưởng cho họ vì sự nhẫn nhục và chịu đựng. Rất lâu sau này, Nietzsche đã chỉ ra rằng điều này, sự thiết lập và nâng cao giá trị cho thân phận nô lệ hoàn toàn khác, đối nghịch với quan điểm đạo đức về hành động và thành tựu của người Greek.
Hội nhà thờ Kitô ban đầu, thỉnh thoảng bị đàn áp trong đế quốc Rome (nguồn gốc của những “thánh tử đạo”), vì những tín đồ nhiệt tâm sùng mộ của nó từ chối không chịu tôn trọng tôn giáo chung của nhà nước đế quốc, vốn là bổn phận của mọi công dân. Do đó, những tín đồ Kitô bị xem là phản loạn có ý định lật đổ chính quyền, những người có lòng trung thành với đế quốc, lòng ái quốc bị nghi ngờ, vì họ từ chối không tham dự vào những dịp lễ công cộng tổ chức khắp đế quốc để gắn kết công dân; và vì những người Kitô từ chối không tin tưởng vào những gót của Rome, họ đã bị coi là những người vô thần.
Nhưng một vài thế kỷ sau khi hoàng đế Constantine đưa Kitô lên đị vị tôn giáo chính thức của đế quốc Rome trong năm 312 CN, những tín đồ sùng mộ Ki tô chuyển nhiệt tâm cảu họ sang rèn đúc và ép buộc một giáo lý chính thức độc nhất, được gọi là chính thống nhất thể, với tất cả những “rối đạo”, “nghịch thuyết” (heresies) – nghĩa là những cách hiểu và giải thích khác với quan điểm của họ, về cùng những vấn đề trong nội dung giáo lý Kitô. Bản chất tự nhiên là một phong trào tôn giáo luôn tranh cãi trong nội bộ, và có tính của những sinh vật sinh sản bằng tách đôi (fissiparous), hội nhà thờ Kitô sớm chịu sự phân ly lớn đầu tiên, giữa Đông và Tây: sự phân ly giữa Kitô ở Byzantine (Chính thống) và Kitô Rome vào thế kỷ VIII. Sự phân chia lớn thứ hai, xảy ra và thế kỷ XVI, khi Martin Luther đóng lên của nhà thờ Wittenberg, năm 1517, 95 điều phản đối hội nhà thờ Kitô Rome, khi ấy bán những gia hạn hay đặc ân cho những người có tội nhẹ, hay chưa ăn năn hối cải đủ, nhưng không muốn vào hoả ngục, lấy tiền mua chỗ trong chốn luyện ngục, tạm thời, để được nhà thờ ban đặc ân, miễn hay tha tội, sau cùng, tuy muộn hơn, nhưng cũng lên thiên đường vẫn ao ước, như những người trong sạch khác. Phản đối này đã đưa đến sự phân ly giữa những người phản đối, Kitô Thệ phản, và những người Kitô Catô. Những người Thệ phản tự phân thành hai cộng đồng chính: Những người theo Luther và những người theo Calvin. Và những cộng đồng này từ đó đã sinh sôi nảy nở thành nhiều những giáo phái hơn nữa. Đến nay, chỉ trong USA mà thôi, đã nói có hơn 20,000 giáo phái Thệ phản khác nhau.
Sự phân ly thành hội nhà thờ Thệ phản ở Europe, đã là nguyên nhân của hơn một thế kỷ dòng dã chiến tranh và tàn phá khùng khiếp. Chỉ trong cuộc chiến gọi là Chiến tranh 30 Năm, giữa 1618 và 1648, mà thôi, đã giết hại với tỉ số – cứ ba người có một người chết – trong số những dân tộc nói tiếng German, và thúc đẩy sự di cư hàng loạt những nhóm Kitô sang châu America và những nơi khác, tìm tự do được theo hình thức tôn giáo họ ưa thích.
[13] St. Bartholomew’s Day Massacre
[14] [Robert Jean Knecht, The Rise and Fall of Renaissance France, 1483–1610 (London: Fontana Press, 1996), 424.]
[15] Judaism: đạo Juda (hay Judah), đạo Dothái, là một trong những truyền thống tôn giáo cổ nhất còn tồn tại trên thế giới (thành lập khoảng 3500 trước đây ở Trung Đông) Nó có thể cạnh tranh với Hinduism về vấn đề truyền thống nào xưa hơn. Trong tất cả mọi giải thích, nó đều được mô tả như “tôn giáo tin chỉ một gót cổ nhất thế giới”. Nhưng thực ra nó không là tin chỉ một gót, cho đến tận giữa nghìn năm trước công nguyên, điều này thường ít khi nhắc đến. Nhưng bằng chứng cho sự tin tưởng vào nhiều gót, những gót của những bộ tộc khác (mà người Jew bị cấm không được tin theo) đẫy rẫy trong quyển sách người Ki tô gọi là sách Thánh Cũ, hay sách Thánh Cũ. Những người Jew tin rằng Gót đã chỉ định họ như một dân tộc được Gót chọn, nhằm lập một mẫu mực về sự thánh thiện và hành vi đạo đức cho toàn thế giới.
Gót của bộ tộc của người Jew, theo những gì còn kể lại, xem dường như đã bắt đầu như một gót núi lửa, hiện ra như bụi cây đang cháy trên một đỉnh núi và một cột khói bốc cao thấy từ xa. Truyền thống của người Jew nêu rằng như một dân tộc, họ đã xuất hiện trong vùng nằm giữa những nền văn minh lớn, một bên là vùng sông Nile, và một bên là vùng Mesopotamia của hai con sông Tigris và Euphrates, nhưng họ đã có thời gian lâu dài sinh sống như một giai cấp hèn kém, nô lệ ở Egypt, chắc có lẽ đã bị lôi cuốn vào trong những dịch vụ dưới thời của một trong những triều đại pharaon uy quyền.
Lịch sử của dân tộc Jew, ngoài những truyền thuyết kể về những trưởng tộc ban đầu như Abraham, Isaac, và Jacob, đã bắt đầu với sự đào thoát tập thể, exodus, khỏi Egypt, do Moses cầm đầu. Chính Moses có lẽ là người Egypt nhưng cho là có tổ tiên Hebrew, (người mẹ Hebrew của ông, trước lệnh giết trẻ Jew của vua Egypt khi ấy, đã phải dấu ông trong thúng, thả trên giòng Nile, sau đó may mắn được người Egypt gặp, cứu, nuôi lớn). Sau 40 năm lang thang trong miền hoang dã, dưới sự lãnh đạo của Moses, nhưng người Jew này đã chiếm lĩnh vùng đất gọi là Caanan, bằng những phương sách đẫm máu, đầy những chém giết, thảm sát, những cưỡng bức nô lệ tất cả phụ nữ và trẻ con của những bộ lạc bại trận, hay dân bản xứ ở đó. Họ đã định cư ở vùng đất Canaan này, với 12 bộ tộc. Canaan là vùng đất, người Jew vẫn gọi là “đất hứa” (Gót của họ hứa cho họ, trong một giao ước – gọi là cựu ước – đến nay xem dường vẫn chưa xong, họ vẫn đang đòi lại, trong cuộc chiến dai dẳng, lần này với người Muslim Palestine, vẫn từng sống ở đó nghìn năm nay, sau khi những người Jew đã bỏ xứ đi phân tán, bắt đầu từ thời đế quốc Rome), gồm Israel ngày nay, bán đảo Sinai, Tây nam của Syria và Tây của Jordan.
Sự phát triển của tôn giáo của người Jew thì mật thiết gắn liền với lịch sử của dân tộc Jew, vốn họ đã xem như cùng là một với câu chuyện về sự liên hệ giữa dân tộc này và thần linh của họ. Tự xem chính họ như đã đặc biệt được một thần linh của họ chọ lựa. Vị thần này cuối cùng trở thành một gót, và là Gót duy nhất Yahweh [יהוה (YHWH)], còn tất cả những thần linh khác trước đó, đều bị hạ xuống thành những quỉ thần, và sau cùng xoá sạch sổ sách, tất cả không hiện hữu nữa!
[16] Islam: Trong tiếng Arabic, ‘Islam’ có nghĩa là ‘(khuất phục, sợ hãi mà) qui phục, phục tùng’, ‘(tán thưởng) chấp nhận’, hay ‘(dâng nộp,) đầu hàng’, là tên gọi một tôn giáo, thành lập vào thế kỷ thứ VII, do một nhà lãnh tụ quân sự, chính trị và tôn giáo, tên là Muhammad. Tôn giáo này bày tỏ sự phục tùng với một vị gót, được họ gọi là “Allāh”, gọi tắt của “al-’ilāh” (Gót) trong tiếng Arab, và do đó tất cả tín đồ Muslim gọi theo như thế.
Muhammad được những tín đồ xem như một vị tiên tri, prophet, đúng hơn vị tiên tri cuối cùng trong hàng ngũ tiên tri, bắt đầu với Adam, và gồm Abraham, Moses, Noah và Giêsu. Những tiên tri này, thay Gót nói gì với loài người, họ tất cả chỉ có một thông điệp duy nhất, rằng – chỉ có một gót duy nhất, gót độc nhất xứng đáng được tuân phục, phụng sự, và tôn thờ (tawhid), – và nhắn nhủ con người – gót đòi hỏi loài người phải làm điều tốt và tránh điều xấu. Muhammad như người cuối cùng mang thông điệp của gót với loài người, ông là người hoàn thành sứ mạng đó. Ông được những tín đồ – những Muslim – tên gọi được cho là do Abraham ban cho – xem như con người hoàn hảo nhất đã từng sống trên mặt đất. Muhammad ra đời trong thành phố Mecca, khoảng năm 570 CN, đến năm 40 tuổi, ông cho thấy mình bắt đầu nhận được những điều thần bí, hé mở từ sự “vén lên cho thấy” (revelation) của Gỏt, do thiên thần Gabriel mang xuống. Như thế, nói cho đúng thực hơn, những tín đồ của Muhammad, những Muslim, không xem ông như một giáo chủ, không xem ông như người sáng lập tôn giáo của họ, nhưng là người phục hồi lại những đặc tính chân chính của nó. Trong suốt 23 năm sau đó, Muhammad đọc những gì từ sự vén lên cho thấy nói trên, cho những ai là người đi theo nhưng biết viết chữ (Muhammad không biết viết). Sau khi ông chết, những bản chép này được thu tập, thu xếp thành kinh thánh của đạo Islam, gọi là Qur’an, hay Koran.
Qur’an dạy rằng, ngoài việc phải tin theo chỉ một Gót, Allah; những tín đồ cũng phải tin vào những gì chép trong Qur’an, và những thông điệp do những thiên thần của nó chuyển đến. Nó cũng dạy rằng sẽ có một ngày phán xét cuối cùng, những người tốt sẽ được nhận vào thiên đường hạnh phúc, còn những kẻ xấu sẽ bị tống xuống hoả ngục, chịu thiêu đốt đời đời.
[17] legitimate: tác giả dùng với nghĩa tôi nhấn mạnh như trên, không phải “hợp pháp”, nếu muốn nói chung, ngoài nội dung Europe, ngoài văn hoá Graeco-Roman. Một trong những gốc Latin của nó là “legitimatus” = làm cho hợp pháp (made legal), chỉ có nghĩa khi tôn giáo, trường hợp đạo Kitô trong đế quốc Rome, được chính quyền thừa nhận là ‘quốc giáo’, ‘phổ quát (katholikos ‘universal’= công giáo)
[18] thánh chiên: thánh của những tín đồ (con chiên) trong đạo Ki tô, thường viết tắt “St.” thí dụ: St. Anthony: thánh chiên Anthony (bảo hộ của những người làm nghề đào mả nghĩa địa).
Như thế để phân biệt với những thánh khác trong văn hoá không-Kitô, thí dụ thánh Tản Viên, thánh Trần, Thánh Liễu hạnh, thánh Khổng, thánh Găngđi, ... Những danh vị này dựa trên những tiêu chuẩn văn hoá, xã hội hoàn toàn khác biệt với tiêu chuẩn đặc biệt tôn giáo của Kitô (hay Islam), nên nhân cách, tài đức, xuất xứ,... hoàn toàn khác với những thánh chiên Kitô (trong số đó không ít những cuồng tín, những phản bội xã hội lẫn phản quốc, quay lưng lại với đồng bào đất nước..).
[19] Hiển nhiên, tác giả mỉa mai sự kiện những người Kitô, thực chất là tín đồ của một tín ngưỡng tin nhiều gót, đúng hơn là quá nhiều gót trong thực hành; như hầu hết những tôn giáo khác, nhưng vẫn tự tuyên xưng, tự cho mình theo tín ngưỡng chân chính tin chỉ một gót đích thực, và từ lập trường đó, quay sang kỳ thị, ngược đãi, đàn áp, thực hành những thủ đoạn khéo léo tinh vi, với nhiệt tâm chân thành, hướng đến “đổi đạo” tất cả mọi người, bất kể họ đã là những tín đồ của những tôn giáo khác. Không những Kitô có vô số những thánh chiên, nhưng chính Gót Kitô, với khái niệm ba đầu Gót (Godhead/Trinity), gần đây có thêm khuynh hướng đưa vào thêm một chân dung đầy nữ tính, đặc biệt là trinh bạch, tinh khiết, hiền từ, và đầy thương xót, hứa hẹn yêu thương vô điều kiện của những người mẹ: Mẹ của Gót (Maria) – sự thờ phụng những tin tưởng này, thực sự là thờ phượng nhiều Gót khác nhau, như trong những tín ngưỡng tin-nhiều-gót khác.
[20] Dualistic religion
[21] The Problem of Evil
[22] free will
[23] Zoroastrianism: an Iranian religion, founded c600 b.c. by Zoroaster, the principal beliefs of which are in the existence of a supreme deity, Ahura Mazda, and in a cosmic struggle between a spirit of good, Spenta Mainyu, and a spirit of evil, Angra Mainyu.
Gnosticism: a dualistic religion that offered salvation through special knowledge (gnosis) of spiritual truth. The doctrines of various religious sects flourishing especially in the 2nd and 3rd centuries ad in the Near East, teaching that the material world is the imperfect creation of a subordinate power or powers rather than of the perfect and unknowable Divine Being, and that the soul can transcend material existence by means of esoteric knowledge.
Manichaeanism: The system of religious doctrines, founded in Persia in the 3rd century by Persian prophet Mani ( c.216– c.276). It spread widely in the Roman Empire and in Asia, and survived in eastern Turkestan (Xinjiang) until the 13th century. The system of religious doctrines, It was based on a supposed primordial conflict between light and darkness or goodness and evil, it also including elements of Gnosticism, Zoroastrianism, Kitôity, Buddhism.
[24] jihad: từ Arabic jihād, nghĩa đên ‘gắng sức, nỗ lực’) trong tư tưởng Muslim, diễn tả sự phấn đấu nhân danh Gót và đạo Islam. Nhưng trong những biểu hiện của nó từ cuối thế kỷ vừa qua, là những chiến tranh tôn giáo, có tính cuồng tín, quá khích, chống trả tất cả những thế lực nào (văn hoá, chính trị, kinh tế) chống đối lại những lập trường về văn hoá, chính trị, kinh tế của những nhà nước Islam, hay người Muslim.
[25] Syncretism
[26] natural-law religions: tôn giáo tin vào luật tự nhiên
[27] Vipassana Meditation: Vipassana có nghĩa là nhìn sự vật việc như chúng thực sự là, là một trong những kỹ thuật suy tưởng của India. Đây là cơ bản của những gì đức Phật dạy về thiền định, từ hơn 2500 trước, được xem như một chữa trị phổ quát cho tất cả những gì phổ quát nhưng không lành mạnh.
Vẫn dịch là quán (); S: vipaśyanā; P: vipassanā. Nhưng gần đây dịch (đúng hơn) là Thiền Minh sát, hay Tuệ Minh sát. Theo chiều hướng những gì tác giả nói tóm lược ở trên, tôi thấy bài giảng sau đây khai triển được cho rõ ràng hơn:

Mọi người đều tìm an bình và hài hòa, bởi vì đây là những gì chúng ta thiếu trong đời sống của chúng ta. Theo thời gian, tất cả chúng ta cảm thấy bứt rứt, khó chịu, bất hòa. Và khi chúng ta khổ sở từ những khổ đau này, chúng ta không giữ chúng cho riêng mình; chúng ta thường phân phát chúng cho những người khác. Sự thiếu vắng hạnh phúc thấm vào không khí xung quanh một người đau khổ, và những người tiếp xúc với một người như vậy cũng trở nên bị ảnh hưởng. Chắc chắn đây không phải là một cách sống khéo léo, khôn ngoan.

Chúng ta phải sống an bình với chính mình, và an bình với những người khác. Sau tất cả, con người là sinh vật xã hội, phải sống trong xã hội và giao tiếp, làm việc, ứng xử với nhau. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể chung sống hòa bình? Làm thế nào chúng ta có thể vẫn hài hòa bên trong, và duy trì an bình và hài hòa xung quanh chúng ta, khiến những người khác cũng có thể sống an bình và hài hòa?

Để bớt được đau khổ của chúng ta, chúng ta phải biết lý do cơ bản của nó, nguyên nhân của khổ đau. Nếu chúng ta tìm hiểu vấn đề, nó trở nên rõ ràng rằng bất cứ khi nào chúng ta bắt đầu tạo ra bất kỳ tiêu cực nào (những thất vọng, hay không đồng ý), hoặc không tinh khiết (bất tịnh) nào trong não thức, chúng ta buộc phải trở nên không an vui. Một tiêu cực trong não thức, một phiền não, hoặc không tinh khiết, không thể cùng tồn tại với sự an bình và hài hòa.

Làm thế nào để chúng ta bắt đầu tạo ra tiêu cực? Một lần nữa, bằng điều tra, nó trở nên rõ ràng. Chúng ta trở nên không an vui khi chúng ta thấy một ai hành xử theo cách mà chúng ta không thích, hoặc khi chúng ta gặp một sự vật việc xảy ra mà chúng ta không thích. Những điều không mong muốn xảy ra và chúng ta tạo ra sự căng thẳng nội tâm. Những điều mong muốn không xảy ra, một số trở ngại chen vào chắn lối, và một lần nữa chúng ta tạo ra sự căng thẳng nội tâm; chúng ta bắt đầu thắt những nút buộc bên trong chúng ta. Và trong suốt cuộc đời, những điều không mong muốn tiếp tục xảy ra, những sự vật việc mong muốn có thể hoặc không thể xảy ra, và quá trình phản ứng này, thắt những nút buộc – những thắt buộc không thể tháo gỡ – làm cho toàn bộ cấu trúc tinh thần và thể chất hết sức căng thẳng, đầy phiền não, khiến đời sống trở nên khốn khổ.

Bây giờ, một trong những cách để giải quyết vấn đề này là sắp xếp sao cho không có gì ngoài ý muốn xảy ra trong đời sống, rằng tất cả mọi sự vật việc vẫn tiếp tục xảy ra chính xác như chúng ta mong muốn. Hoặc là chúng ta phải phát triển quyền năng, hoặc một ai nào khác, người sẽ đến để trợ giúp chúng ta, phải có quyền năng này, để thấy rằng những sự vật việc không mong muốn không xảy ra, và tất cả mọi sự vật việc mà chúng ta muốn xảy ra. Nhưng điều này thì không thể có được. Không ai trên thế giới có ham muốn mà luôn được mãn nguyện, không trong đời một ai lại có tất cả mọi sự vật việc xảy ra theo như ý muốn của riêng mình, và cũng không có bất cứ một sự vật việc nào xảy ra ngoài ý muốn. Những sự vật việc xảy ra thường thường là trái với mong muốn và nguyện vọng của chúng ta. Vì vậy, câu hỏi đặt ra: làm thế nào chúng ta có thể ngừng phản ứng mù quáng khi phải đối mặt với những sự vật việc mà chúng ta không thích? Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn việc tạo ra sự căng thẳng và duy trì an bình và hài hòa?

Ở India, cũng như ở những nước khác, những người khôn ngoan thánh thiện trong quá khứ đã nghiên cứu vấn đề này – vấn đề đau khổ của con người và tìm thấy một giải pháp: nếu một gì đó không mong muốn xảy ra, và bạn bắt đầu phản ứng bằng cách tạo ra tức giận, sợ hãi hay bất kỳ phiền não nào, sau đó, càng sớm càng tốt, bạn nên chuyển hướng sự chú ý của bạn đến một sự vật việc gì khác. Ví dụ, đứng dậy, lấy một ly nước, bắt đầu uống – giận dữ của bạn sẽ không tăng lên; mặt khác, nó sẽ bắt đầu giảm dần. Hoặc bắt đầu đếm: một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lập lại một tiếng, hoặc một câu, hoặc một vài lời thần chú, có lẽ là tên của một vị gót, hoặc một người thánh thiện, người mà bạn có lòng sùng mộ; tâm trí được chuyển hướng, và trong một mức độ nào đó, bạn sẽ tháo gỡ được vướng mắc của những phiền não, thoát khỏi ràng buộc của giận dữ.

Giải pháp này thì hữu ích; nó đã làm được việc. Nó vẫn làm được việc. Đối ứng như thế này, tâm trí cảm thấy tự do, thoát khỏi kích động. Tuy nhiên, giải pháp thành công chỉ ở mức độ hữu thức. Trong thực tế, bằng cách chuyển sự chú ý, bạn đẩy những phiền não vào sâu trong vô thức, và ở đó bạn tiếp tục tạo ra và cùng một phiền não vẫn được nhân lên. Trên bề mặt, có một lớp của sự an bình và hòa hợp, nhưng trong sâu thẳm của não thức có một núi lửa của những phiền não bị ức chế đang ngủ, sớm hay muộn nó có thể vỡ nổ ác liệt, phun bắn khủng khiếp.

Những nhà thám hiểm khác về sự thật bên trong đã đi xa thêm hơn trong tìm kiếm của họ, và bằng sự trải nghiệm những thực tại của tâm trí và vật chất bên trong chính mình, họ đã nhìn nhận rằng qua chuyển hướng sự chú ý, chỉ là sự bỏ chạy khỏi vấn đề. Trốn chạy không là giải pháp; bạn phải đối mặt với vấn đề. Bất cứ mỗi khi nào có tiêu cực nảy sinh trong tâm trí, hãy chỉ quan sát nó, hãy đối mặt với nó. Ngay khi bạn bắt đầu quan sát một tạp chất tinh thần, nó bắt đầu mất đi sức mạnh của nó và từ từ khô héo đi.

Một giải pháp tốt; nó tránh cả hai thái cực: đàn áp và biểu hiện. Chôn phiền não trong vô thức sẽ không tiêu diệt nó, và cho phép nó hiển lộ như hành động vật lý hoặc ngôn ngữ không trong sạch, thiếulành mạnh, sẽ chỉ tạo thêm nhiều vấn đề hơn nữa. Nhưng nếu bạn chỉ quan sát, thì phiền não sẽ mất đi và bạn có được tự do, nó không nắm giữ được bạn.

Điều này nghe tuyệt vời, nhưng nó thực sự có thực hành được không? Thật không dễ dàng để đối mặt với những tạp chất (bất tịnh), không trong lành của chính mình. Khi sân hận nổi lên, nó rất nhanh chóng lấn át chúng ta khiến chúng ta thậm chí không kịp nhận thấy. Sau đó, áp đảo bởi sự tức giận, chúng ta thực hiện những hành động về thể chất hoặc ngôn ngữ làm hại chính mình và những người khác. Sau này, khi cơn giận đã trôi qua, chúng ta bắt đầu khóc và hối hận, cầu xin tha thứ từ người này hay người kia, hay từ gót này hay thần thánh nọ: “Trời ơi, tôi đã làm một sai lầm, xin vui lòng tha thứ cho tôi!” Nhưng đến lần sau, chúng ta ở trong một tình cảnh tương tự, chúng ta lần nữa lại phản ứng cùng một cách như cũ. Ăn năn dẫu liên tục như thế không giúp được gì.

Sự khó khăn là chúng ta không biết khi nào những tiêu cực bắt đầu. Nó bắt đầu sâu trong tiềm thức, và đến khi nó đạt đến mức độ hữu thức, nó đã thêm được rất nhiều sức mạnh khiến nó lấn áp, tràn ngập chúng ta, và chúng ta không thể quan sát nó.

Giả sử rằng tôi thuê một người thư ký riêng, để bất cứ khi nào sân hận nổi lên, người ấy nói với tôi, “Hãy nhìn kìa, tức giận đang bắt đầu!” Vì tự tôi không thể biết khi nào cơn giận này sẽ bắt đầu, tôi sẽ cần phải thuê ba người thư ký riêng, làm việc ba ca, trọn ngày 24 giờ! Hãy tạm nói rằng tôi có đủ khả năng làm việc đó, và giận dữ bắt đầu nảy sinh. Ngay lập tức, thư ký của tôi nói với tôi, “Ồ, nhìn kìa, tức giận đã bắt đầu!” Việc đầu tiên tôi sẽ có thể làm là quở trách họ: “Đồ ngu! Bạn nghĩ rằng bạn được trả tiền để dạy cho tôi?” Tôi đã bị giận dữ quá áp đảo khiến lời khuyên tốt sẽ không giúp đỡ gì.

Nhưng giả sử khôn ngoan đã thắng thế, và tôi không trách người đó. Thay vào đó, tôi nói, “Cảm ơn bạn rất nhiều. Bây giờ tôi phải ngồi xuống, và quan sát sự tức giận của tôi”. Tuy nhiên, điều đó có thể có được không? Ngay sau khi tôi nhắm mắt lại và cố gắng quan sát cơn giận, đối tượng của sự tức giận ngay lập tức đi vào tâm trí của tôi – là người hoặc sự việc đã khởi nên giận dữ. Khi đó, tôi không quan sát bản thân cơn giận; Tôi chỉ quan sát những kích thích bên ngoài của cảm xúc đó. Điều này sẽ chỉ được dùng vào việc tăng giận dữ lên gấp bội, và vì thế không có giải pháp. Điều là rất khó để quan sát tự thân bất kỳ phiền não trừu tượng nào, cảm xúc trừu tượng nào, khó tách rời nó khỏi đối tượng bên ngoài vốn khởi đầu đã là nguyên nhân khiến nó phát sinh.

Tuy nhiên, một người đạt đến chân lý tối hậu đã tìm thấy một giải pháp thực sự. Ông đã khám phá rằng bất cứ khi nào có bất kỳ một tạp chất nào phát sinh trong não thức, có hai sự vật việc thể chất bắt đầu xảy ra cùng một lúc. Một là hơi thở mất đi nhịp điệu bình thường của nó. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn bất cứ khi nào tiêu cực đi vào não thức. Sự việc này thì dễ dàng để quan sát. Ở một mức độ tinh vi hơn, một phản ứng sinh hóa bắt đầu trong cơ thể, dẫn đến một số cảm giác. Mỗi tạp chất sẽ tạo ra một số cảm giác này hay khác trong cơ thể.

Điều này trình bày một giải pháp thiết thực. Một người bình thường không thể quan sát phiền não trừu tượng của tâm trí – sợ hãi, tức giận hay đam mê trừu tượng. Nhưng với huấn luyện và thực hành phù hợp; là điều rất dễ dàng để quan sát hô hấp và những cảm giác của cơ thể, cả hai đều liên quan trực tiếp đến những ô nhiễm não thức.

Hô hấp và những cảm giác sẽ giúp đỡ trong hai cách. Đầu tiên, chúng sẽ giống như những thư ký riêng. Ngay sau khi một tiêu cực nảy sinh trong tâm trí, hơi thở sẽ mất nhịp bình thường của nó; nó sẽ bắt đầu lớn tiếng, “Hãy nhìn xem, một gì đó đã đi sai!” Và chúng ta không thể la mắng hơi thở; chúng ta phải chấp nhận cảnh cáo. Tương tự như vậy, những cảm giác sẽ cho chúng ta biết rằng một gì đó đã sai lạc. Khi đó, được cảnh cáo, chúng ta có thể bắt đầu quan sát hơi thở, bắt đầu quan sát những cảm giác, và rất nhanh chóng, chúng ta thấy rằng những phiền não dần mất dần đi.

Hiện tượng tinh thần-vật chất này giống như một đồng xu có hai mặt. Một mặt là những suy nghĩ và những cảm giác phát sinh trong não thức, mặt kia là hơi thở và những cảm giác trong cơ thể. Bất kỳ suy nghĩ hay cảm giác, bất kỳ tạp chất tinh thần nào phát sinh, đều tự biểu hiện chúng trong hơi thở và những cảm giác ở thời điểm đó. Như vậy, bằng cách quan sát hơi thở hoặc những cảm giác, chúng ta trong thực tế đang quan sát phiền não. Thay vì chạy trốn khỏi vấn đề, chúng ta đang đối mặt với thực tại như nó là. Kết quả là, chúng ta khám phá rằng những tạp chất này bị mất sức mạnh của chúng; chúng thôi không còn chế ngự chúng ta như chúng đã làm trong quá khứ. Nếu chúng ta kiên trì, cuối cùng chúng biến mất hoàn toàn, và chúng ta bắt đầu sống một đời sống an bình và hạnh phúc, một đời sống ngày càng tự do, thoát khỏi những tiêu cực.

Bằng cách này, những kỹ thuật tự quan sát cho chúng ta thấy thực tại ở hai phương diện của nó, bên trong và bên ngoài. Trước đây chúng ta chỉ nhìn ra bên ngoài, thiếu sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn nhìn ra bên ngoài tìm nguyên nhân của sự không an vui của chúng ta; chúng ta luôn luôn đổ lỗi cho, và cố gắng để thay đổi thực tại bên ngoài. Không biết được thực tại bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguyên nhân của đau khổ nằm bên trong, trong những phản ứng mù quáng của chúng ta với những cảm giác dễ chịu và khó chịu.

Bây giờ, với tập luyện, chúng ta có thể nhìn thấy phía bên kia của đồng xu. Chúng ta có thể nhận thức được hơi thở của chúng ta và cũng là của những gì đang xảy ra bên trong. Bất cứ nó là gì, hơi thở hay cảm giác, chúng ta học để chỉ quan sát nó mà không làm tinh thần chúng ta mất cân bằng. Chúng ta ngừng phản ứng và thôi không nhân lên đau khổ của chúng ta. Thay vào đó, chúng ta cho phép những phiền não biểu lộ và qua đi.

Một người thực hành kỹ thuật này càng nhiều, những tiêu cực sẽ tan rã càng nhanh chóng hơn. Dần dần não thức trở nên miễn nhiễm ô trọc, trở nên tinh khiết. Một tâm trí thanh tịnh thì luôn luôn đầy yêu thương – tình yêu vị tha với tất cả những người khác, đầy lòng từ bi với những thiếu sót và những đau khổ của người khác, tràn đầy niềm vui trước sự thành công và hạnh phúc của họ, hoàn toàn bình thản khi đối mặt với mọi tình cảnh.

Khi một người đạt đến giai đoạn này, toàn bộ mô hình của đời sống người ấy sẽ thay đổi. Nó không còn có thể làm bất cứ điều gì hoặc bằng lời nói hoặc thân xác vốn sẽ làm nhiễu loạn sự bình an và hạnh phúc của người khác. Thay vào đó, một não thức quân bình không chỉ trở nên an bình, nhưng bầu không khí xung quanh cũng trở nên tràn ngập với an bình và hòa hợp, và điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến những người khác, cũng giúp đỡ những người khác nữa.

Bằng cách học tập để giữ cân bằng khi đối mặt với tất cả mọi sự vật việc được kinh nghiệm bên trong, một người cũng phát triển được sự tách rời, cũng vô tư hướng về tất cả những gì người ấy gặp phải trong những tình cảnh bên ngoài nữa. Tuy nhiên, sự tách rời này không phải là chạy trốn, hay thờ ơ với những vấn đề của thế giới. Những người thường xuyên luyện tập Vipassana trở nên nhạy cảm hơn với những đau khổ của người khác, và làm hết sức mình để giảm bớt đau khổ trong bất cứ cách nào họ có thể làm được – không phải với bất kỳ kích động nào, nhưng với một tâm trí đầy yêu thương, từ bi và bình thản. Họ học được sự bàng quan trong sạch – làm thế nào để hoàn toàn cam kết, hoàn toàn tham gia vào việc giúp đỡ những người khác, trong khi đồng thời duy trì sự cân bằng của tâm trí. Bằng cách này, họ vẫn an bình và hạnh phúc, trong khi làm việc cho an bình và hạnh phúc của người khác.

Đây là những gì đức Phật đã dạy: một nghệ thuật sống. Ngài không bao giờ đã thành lập, hoặc đã dạy một tôn giáo nào, một chủ thuyết (“ism”) bất kỳ nào. Ngài đã không bao giờ hướng dẫn những người đến với ngài để thực hành bất kỳ một tập tục tín ngưỡng, hay trình tự nghi lễ, hay bất kỳ một qui cách hình thức trống rỗng nào. Thay vào đó, Ngài đã dạy họ chỉ hãy quan sát tự nhiên như nó là, bằng cách quan sát thực tại bên trong chính mình. Thoát ra từ vô minh, chúng ta vẫn tiếp tục phản ứng theo những cách vốn làm hại chính mình và những người khác. Nhưng khi trí tuệ phát sinh – trí tuệ khôn ngoan của sự quan sát thực tại như nó là, – thói quen của phản ứng này giảm đi. Khi chúng ta ngưng phản ứng mù quáng, khi đó chúng ta có khả năng hành động thực sự – hành động từ một não thức quân bình, một tâm trí vốn nhìn thấy và hiểu được sự thật. Hành động như vậy chỉ có thể là tích cực, sáng tạo, hữu ích cho mình và cho người khác.

Những gì cần thiết, khi đó, là để “biết chính mình” – lời khuyên mà mọi người khôn ngoan đều đã đưa ra. Chúng ta phải biết chính mình, không chỉ về mặt trí tuệ trong lĩnh vực tư tưởng và lý thuyết, và không chỉ theo cảm xúc hay sùng mộ tín điều tôn giáo, vốn chỉ giản dị là chấp nhận mù quáng những gì chúng ta đã nghe hoặc đọc. Kiến thức như thế là chưa đủ. Đúng hơn, chúng ta phải hiểu biết thực tại qua kinh nghiệm. Chúng ta phải trải nghiệm trực tiếp thực tại của hiện tượng tinh thần-vật chất (sự sống) này. Chỉ riêng điều này thôi, là những gì sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ của chúng ta.

Kinh nghiệm trực tiếp này về thực tại bên trong của riêng chúng ta, kỹ thuật tự quan sát này, là những gì được gọi là sự suy nghĩ sâu xa và tập trung (hay suy niệm, hay thiền định) Vipassana. Trong ngôn ngữ India, thời đức Phật, passana có nghĩa là nhìn thấy trong cách thức thông thường, với mắt mở của một người mở mắt; nhưng vipassana là quan sát những sự vật việc như chúng thực sự là, không chỉ như chúng xem dường hiện ra là. Rõ ràng là khi tìm kiếm sự thật phải đi vào trong sâu xa hơn, cho đến khi chúng ta đạt đến sự thật cuối cùng của toàn bộ cấu trúc tâm sinh lý-vật lý này. Khi chúng ta kinh nghiệm được sự thật này, khi đó chúng ta học được cách ngừng phản ứng mù quáng, để ngăn chặn tạo ra những tiêu cực – và tự nhiên những cái cũ dần bị hủy diệt. Chúng ta trở nên giải thoát khỏi đau khổ và kinh nghiệm được hạnh phúc chân thực.

Có ba bước trong luyện tập được đưa ra trong một khóa thiền định. Trước tiên, người ta phải tránh những hành động, thể chất hay lời nói, vốn quấy trộn an bình và hòa hợp của những người khác. Người ta không thể làm việc để giải phóng bản thân khỏi những tạp chất của tâm trí, trong khi đồng thời tiếp tục thực hiện những tác động của cơ thể và lời nói vốn chỉ nhân chúng tăng lên. Do đó, một giới luật đạo đức là bước thiết yếu đầu tiên của sự thực tập. Một người cam kết không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không dùng những chất kích thích độc hại. Bằng cách kiêng cữ những hành động như vậy, một người để cho tâm trí đủ im lặng để tiến xa hơn.
Bước tiếp theo là phát triển một vài hiểu biết thành thạo trên não thức hoang dại này, bằng cách huấn luyện nó để vẫn giữ cố định trên một đối tượng duy nhất, là hơi thở. Một người cố gắng giữ sự chú tâm của mình vào hơi thở càng lâu càng tốt. Đây không phải là một bài tập về thở; một người không điều chỉnh hơi thở. Thay vào đó, người ta quan sát hơi thở tự nhiên như nó là, như nó đi vào, như nó đi ra. Bằng cách này, người ta càng làm dịu não thức thêm nhiều hơn; để nó không còn bị áp đảo bởi những tiêu cực dữ dội. Đồng thời, người ta đang tập trung tâm trí, làm cho nó sắc bén và đi sâu, có khả năng làm việc cho cái nhìn sâu sắc.
Hai bước đầu tiên, sống một đời sống đạo đức, và kiểm soát tâm trí, là rất cần thiết và có lợi trong bản thân chúng, nhưng chúng sẽ dẫn đến sự ức chế những tiêu cực, trừ khi một người tiến hành bước thứ ba: tẩy sạch tâm thức của những phiền não bằng cách phát triển cái nhìn sâu sắc vào bản chất của chính mình. Đây là Vipassana: trải nghiệm thực tại của chính mình bằng cách quan sát có hệ thống và vô tư bên trong chính mình về hiện tượng tâm thức-vật chất luôn thay đổi, biểu hiện chính nó như những cảm giác. Đây là một đỉnh cao trong giảng dạy của đức Phật: tự thanh lọc bằng tự quan sát.
Nó có thể được thực hành bởi mỗi người và tất cả mọi người. Mọi người đều phải đối mặt với vấn đề khổ đau. Nó là một căn bệnh phổ quát vốn đòi hỏi một phương thuốc phổ quát.... Căn bệnh là phổ quát. biện pháp khắc phục cũng phải là phổ quát.
Vipassana là một phương thuốc như thế. Không ai phản đối một bộ luật về đời sống trong đó tôn trọng an bình và hòa hợp của những người khác. Không ai phản đối việc phát triển sự kiểm soát tâm trí. Không ai phản đối việc phát triển cái nhìn sâu sắc vào bản chất của chính mình, qua đó có thể giải thoát cho não thức khỏi những tiêu cực. Vipassana là một con đường phổ quát.

Quan sát thực tại như nó là bằng cách quan sát sự thật bên trong – đây là tự biết mình trực tiếp và bằng kinh nghiệm. Khi một người thực hành, người ấy tự giải phóng mình khỏi những đau khổ của phiền não. Từ sự thật thô thiển, lộ liễu phóng lớn bên ngoài, một người thâm nhập vào chân lý tối hậu của tâm trí và vật chất. Khi đó, một người siêu vượt điều đó, và kinh nghiệm một sự thật vốn vượt quá não thức và vật chất, vượt quá thời gian và không gian, vượt ngoài những lĩnh vực tương đối vẫn chịu những điều kiện: chân lý của sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi phiền não, khỏi tất cả những tạp chất, bất tịnh, khỏi tất cả khổ đau. Dù tên gọi nào người ta gán cho chân lý tối hậu này thì không quan trọng; nó là mục tiêu cuối cùng của tất cả mọi người.
Tất cả có thể trải nghiệm chân lý tối hậu này. Tất cả có thể được tự do, thoát khỏi ràng buộc của khổ đau. Tất cả có thể được hưởng an bình thực sự, hài hòa thực sự, hạnh phúc thực sự.
(Bài giảng của ông S.N. Goenka, người đang dạy Vipassana ở phương Tây, ở Berne, Switzerland)

[28] tham ái: (Sankit: tṛṣṇā; Pali: taṇhā); nghĩa là “ham muốn”, “sự thèm khát” (craving) thường được phiên dịch là “ái”, hay “ái dục”, – kinh Pháp cú, phẩm Tham ái, câu 335/336: “Ai sống trong đời này, Bị tham ái ràng buộc, Sầu khổ sẽ tăng trưởng, Như cỏ Bi gặp mưa. Ai sống trong đời này, Tham ái được hàng phục, Sầu rơi khỏi người ấy, Như nước trên lá sen.”.
[29] Dharma (Sanskrit dharma, Pali dhamma): có nhiều nghĩa, ở đây tác giả dùng với nghĩa những giảng dạy của đức Phật như một sự khai triển của Luật Tự nhiên, ứng dụng vào câu hỏi về khổ đau của con người.
Dhamma là một khái niệm cơ bản, có nhiều nghĩa khác nhau trong tư tưởng India, đặc biệt trong những đạo Hindu, đạo Phật, và đạo Jain. Trong đạo Hindu, dharma là luật tôn giáo và đạo đức, dẫn đạo hành xử cho mỗi cá nhân, và là một rong bốn đích đi đến sau cùng của đời sống (Dharma, Artha, Kama, Moksha).
Trong đạo Phật, dharma là học thuyết, là chân lý phổ quát chung cho tất cả mọi người, mọi thời, đã được đức Phật xiển dương. Do dó, đức Phật, dharma, và Sangha (Phật, Pháp, và tăng đoàn) làm thành Triratna (Tam bảo) cho những tín đồ qui hướng và tin theo.Trong siêu hình học của triết học đạo Phật, dharmas (số nhiều) là vạn pháp: tạm hiểu từ dùng chỉ tất cả những gì hữu hình, và vô hình (ý tưởng), chúng như những thành tố dựa vào nhau, tạo thành thế giới thực nghiệm, hiện thực gồm những hiện tượng này (như trong “vạn pháp giai không”). Trong triết học đạo Jain, dharma còn có nghĩa – đặc biệt chỉ với tư tưởng đạo Jain – là một thực thể thường tại, vĩnh cửu (dravya) – như một “môi trường”, trong đó những hữu thể có thể di chuyển.
Buddhism: Trong nghĩa nguyên thuỷ, những gì được gọi dưới tên Buddhism là một hệ thống triết học, do một nhân vật lịch sử, sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 TCN, có tên là Siddharta Gautama, Siddartha Gautama là con của vị Rajah (tiểu vương) thuộc bộ tộc Sakya của thành Kapilavastu, một nước nhỏ ở bắc India, nay là Nepal. Nhiều học giả có nhận xét rằng, trong cốt lõi của nó, Buddhism là một triết học, hơn là một tôn giáo, trong ý hướng quan trọng và nổi bật, vượt trên tất cả, ở tận cùng, nó hoàn toàn không vướng bận với thần linh, gót, hay những gì siêu nhiên, nhất là những quyền năng siêu nhiên.Trong nhiều thế kỷ tiếp sau, nó đã dần chuyển biến vào trong nhiều những dạng thức khác nhau, và hầu hết những dạng thức này, từ triết học thuần tuý, sang triết học thực hành, sang tín ngưỡng, thành tôn giáo; hầu hết chúng đều được làm đầy thêm với những yếu tố triết học đến từ bên ngoài, hay tôn giáo địa phương; trong đó có thêm những yếu tố siêu phàm của những tôn giáo địa phương (điển hình như Mật tông, của đạo Phật Tibet).
Triết học (phylosophy), như chúng ta đều biết, xuất phát từ “philo” (tình yêu) và “sophia”(trí tuệ). Vì vậy, một trong những định nghĩa nguyên thuỷ, trở về với gốc Greek của nó, triết học có nghĩa là “yêu sự khôn ngoan” hay cũng có thể mở rộng là “tình yêu và sự khôn ngoan”, như thế cả hai nghĩa mô tả Buddhism một cách hoàn hảo. Đạo Phật dạy rằng chúng ta nên cố gắng phát triển khả năng trí tuệ của chúng ta đầy đủ để chúng ta có thể thấu hiểu nhữ sự vật việc quanh ta cho thật rõ ràng. Nó cũng dạy chúng ta phát triển tình thương, hay lòng từ bi để chúng ta có thể là một người bạn thật sự của tất cả mọi loài chúng sinh. Như vậy Phật giáo là một triết học, theo như ý nghĩa của từ “philosophy”.
Từ ngữ “Buddhism” có lẽ đến từ “budhi” nghĩa là “tỉnh thức’, và hiểu như thế Buddhism là triết học về, hay của, sự tỉnh thức (the philosophy of awakening). Triết học này có gốc từ kinh nghiệm sống thực của một triết gia thực, Gotama, nay được gọi là Phật, hay Bụt, hay Buddha. Từ Buddha cũng vậy, có nghĩa là “ người tỉnh thức”, hiểu như “đã tỉnh thức với thực tại”.
Từ ngữ “Buddhism”, ngày nay dịch là đạo Phật, hay Phật giáo, thực ra một từ mới của phương Tây (các học giảngười England và những nhà truyền giáo Kitô) đặt ra và dùng để chỉ những gì ở phương Đông vẫn xem như Buddha-dharma (Phật pháp) hoặc Dharma Vinaya (Pháp, Luật, và Tạng). Như vậy, Buddhism có thể hiểu như cả hai: (a) hệ thống triết học phân tích, hay những giảng dạy của đức Phật (ghi lại trong Sutta Pitaka – kinh tạng Pali) về những nguyên nhân của đau khổ (Pali: pariyatti) và (b) tiến trình hành động cần thiết cần được thực hiện để tháo gỡ những nguyên nhân này (Pali: patipatti). Tiến trình hành động nầy gồm việc cư xử, ăn ở, sống một đời ngay thẳng đạo đức, tránh những hành vi gây quả xấu (ác) và thực hiện những những hành vi gây quả tốt (thiện). Một lối sống như vậy vừa giữ một người tránh khỏi những lối sống mê lầm, nguy hại, và theo thời gian cũng thanh lọc dần bất kỳ nhơ bẩn nào đem lại bởi những hành vi vụng về (gây quả xấu) trong quá khứ. Như thế, trong đạo Phật, thường gọi là “con đường thanh tẩy” (Pali: Visuddhimagga – Thanh Tịnh Đạo). Nhìn theo nội dung triết học ứng dụng phương Tây, có thể được xem như một hệ thống (tâm lý/đạo đức học) ứng dụng về sức khỏe tâm thần tự nhiên và hạnh phúc. Giống như những tôn giáo khác của Ấn Độ, điểm cuối của con đường này, sự hoàn thành cuối cùng trong việc tháo gỡ tất cả những nguyên nhân nội tại của đau khổ, là sự giải thoát cuối cùng (Moksha). Trong đạo Pật, Điều này đi kèm, trước hết, với một sự bình an sâu xa của não thức, gọi là nirvana.
Đó là nội dung, như tác giả trình bày trong chương này.

[30] Humanism: chủ nghĩa nhân bản (人本) hiểu như lấy con người, loài người làm gốc hay điểm khởi đầu (người Tàu dịch là nhân đạo chủ nghĩa – 人道主义).
Chủ nghĩa, hay tư tưởng nhân bản là một gia đình, một tập hợp những quan điểm đặt cơ bản trên một đoan quyết, cam kết với ý tưởng rằng đạo đức, luân lý và chính sách, chủ nghĩa trong xã hội phải dựa trên sự hiểu biết tốt nhất về bản chất con người, và điều kiện sống (thân phận) con người. Nó là một quan tâm để đưa ra những gì tốt đẹp nhất, và làm những gì tốt đẹp nhất, từ đời sống con người, và cho đời sống con người, trong khuôn khổ hiện thực, trong khung thực tại – chiều không và thời gian – của đời sống của một người, một cá nhân. Và tất cả trong thuận hợp, đồng tình với những sự kiện thực tế của loài người hiện có trên mặt đất này. Hệ luận hiển nhiên của quan tâm này là nó gạt bỏ tất cả những quan điểm siêu việt, tuyên xưng dựa vào quyền năng siêu nhiên, từ trước đến nay vẫn có, về nguồn gốc của những giá trị nhân văn và đạo đức, đặc biệt là của những tôn giáo tin có gót, hay tin chỉ một gót.
Giải thích như thế, để thấy humanism là một quan điểm/lập trường nhân bản, lấy gốc là con người, nhưng đó cũng là một điểm khởi hành, không phải là một khối ý tưởng tạo thành một chủ nghĩa, (hay một “tôn giáo”, hay tín điều mới, như Hariri gọi), đã hoàn tất. Và thực sự, cho đến nay vần còn rất nhiều bàn cãi với câu hỏi, thí dụ – tốt đẹp của/của con người là gì? và làm sao để đạt được, thực hiện được tốt đẹp đó?
Nhìn như thế, chủ nghĩa nhân bản là một hành trình, tìm kiếm để hoàn thiện; nếu gọi nó là một tôn giáo, hay tín điều, nó là tôn giáo, hay tín điều, nhưng không có những giáo điều khô cứng, gốc ngoài con người nhưng áp đặt vào con người.
[31] sacrosant: (Latin sacrosanctus, = sacro ‘by a sacred rite’ (sacrum) + sanctus ‘holy.’)
[32] liberal humanism
[33] socialist humanism
[34] Sinh học là khoa học, không phải ý thức hệ. nhưng với thuyết tiến hóa, thật dễ dàng để, vô tình hay cố ý, bị lẫn lộn. Với thuyết tiến hóa của ông bởi sự chọn lọc tự nhiên, Charles Darwin đem một số quan sát đơn giản và biến chúng, uốn nắn một cách rộng rãi, thành một tường thuật về lịch sử thế giới, Khi làm như vậy, ông đã đặt lý thuyết của ông chen giữa những chuyện kể vĩ đại khác – trong đó có những câu chuyện sáng tạo của sách Thánh Hebrew, biện chứng lịch sử của chủ nghĩa Marx, và những huyền thoại, ảo tưởng lớn về những quốc gia độc tài toàn trị. Trong những năm qua, những người ủng hộ và những người gièm pha Darwin đã thường kết buộc lý thuyết của ông với những chuyện kể bao trùm xa rộng này. Ngay cả trong những ngày đầu của On the Origin of Species, thuyết tiến hóa đã bị những đầu óc kinh thánh tấn công. Dù chống chủ nghĩa Mác xít hay theo chủ nghĩa Marx cũng như nhau, gồm cả bản thân Karl Marx – đã cố gắng nối nhà khoa học England với chủ nghĩa Cộng sản. Và, đặc biệt là trong những năm gần đây, một số những ngòi bút theo thuyết sáng tạo đã cố gắng vẽ một đường thẳng từ Darwin tới tại tập trung Dachau. Một câu chuyện của những cạnh tranh giữa những loài, đó là sự cạnh tranh tàn bạo và khốc liệt, giành chiếm nguồn lực, tài nguyên giữa những cá nhân của những loài sinh vật khác nhau, lịch sử cảu sự hãy-để-kẻ-thắng-được-tất-cả: Như thế, chủ nghĩa Nazi xem dường có trong nó, ít nhiều lý thuyết của Darwin, phải không? Những tác giả theo thuyết thiết kế thông minh, một thuyết sáng tạo trá hình mới, đã cố gắng để biến giống nhau đó vào trong một quan hệ nhân quả. Những tác giả này lập luận rằng thuyết tiến hóa đã thúc đẩy hành động của Hitler, cung cấp cho ông sự biện minh ông cần để phát triển một thứ đạo đức xoắn. mục tiêu của những người theo thuyết tin chỉ một gót, trước sự công phá của thuyết tiến hoá, đã cố gắng “ đánh bại chủ nghĩa duy vật khoa học, và những di sản đạo đức, văn hóa, chính trị có tính “phá hoại” của nó, Và kết nối giữa Darwin và Hitler là một phần của chiến dịch tuyên truyền lớn hơn nhiều: đó là học thuyết Darwin hỗ trợ chủ nghĩa duy vật, và rằng chủ nghĩa duy vật làm xói mòn truyền thống đạo Kitô, và hỗ trợ tất cả những tệ nạn xã hội, với Hitler như trường hợp điển hình. Trong khi đó, đối với những người tìm kiếm để xây dựng một nền đạo đức mà không có một vị gót, hoặc để duy trì một thế giới quan duy vật – với họ, gót, thần linh, hay quyền năng siêu việt đều không cần thiết (và phi lý, không thực) – như thế, Darwin hiển nhiên là một đồng minh của họ. Giữa những trận chiến ý thức hệ, tranh cãi con tư tưởng, ngay cả những người tán thành, điều dễ dàng xảy là quên rằng thuyết tiến hóa của Darwin là một ý tưởng cụ thể, phát triển trong một thời gian cụ thể, của một con người cụ thể.
Sinh học tiến hóa ngày nay đã vượt quá xa Darwin của On the Origin of Species (1859) và The Descent of Man (1871), và tin tưởng của Darwin về Tự nhiên, dẫu gì đi nữa (khi còn trẻ, cha ông đã muốn ông trở thành một thày chăn chiên Anglican, nhưng lúc chết, ông là một người hoài nghi, theo thuyết không thể biết), không thay đổi được thực tại tiến hoá, không thay đổi được Tự nhiên thực sự hoạt động như thế nào.
Hitler, hay những “tín đồ” của đảng Nazi, có theo thuyết tiến hoá của Darwin không? Hitler không phải là một người thích đọc Darwin. Sự kết nối chủ yếu là hạn hẹp, chỉ lớp ngoài. Hitler nhắc đến thuyết tiến hóa của Darwin, chỉ hai lần. Một lần là ngẫu nhiên, lần kia là để phủ nhận bất kỳ một khái niệm nào cho rằng con người có nguồn gốc từ những động vật hạ đẳng. Trong Mein Kampf, Hitler không hề đề cập đến Darwin, cũng không nhắc đến Ernst Haeckel, người đã phổ biến học thuyết tiến hóa ở Germany. Những nhà sử học cố gắng liên kết Darwin và Hitler đã đôi khi dịch từ “Entwicklung”, thường xuất hiện trong Mein Kampf, là “tiến hóa”. Đó là một cách dịch sai lạc, từ đó, có nghĩa thường là “phát triển”, và trong nửa sau thế kỷ XIX, nó ít khi dùng để chỉ thuyết Darwin. Đúng, Darwin đã có một số khái niệm về một hệ thống phân cấp chủng tộc, và về cạnh tranh giữa những loài, và sự thay đổi của những loài theo thời gian. Nhưng hệ thống phân biệt chủng tộc là phổ biến trong số những nhà tư tưởng thế kỷ XIX, và ý tưởng về động vật và con người thay đổi theo thời gian đã có trước Darwin (đó là sự tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên mà Darwin đã tiên phong, không phải ý tưởng rằng những loài có thể thay đổi). Cũng không phải là rõ ràng tại sao thuyết ưu sinh (eugenics) – vốn Darwin đã không phát triển, chủ yếu là thực hành sự lai giống áp dụng cho con người, không thấy đâu trong Darwin. Ảnh hưởng khoa học (đúng hơn, giả-khoa học, pseudoscientific) về lý thuyết chính trị chủng tộc của Hitler là Houston Stewart Chamberlain, và Chamberlain là một người chống Darwin công khai. Cuối cùng, chúng ta vẫn không thể thấy gì rõ ràng, về Hitler có được những ảo tưởng của ông, một lập trường mờ ảo, phủ lớp sương mù huyền bí, về “tính Germany” (Deutschtum) và “chủng tộc” Germany của ông như thế nào, vốn không thể nào có thể hiểu như một quan điểm duy vật, nhưng có nhiều phần gần gũi với tư tưởng Kitô (những huy hiệu của Nazi dùng rất nhiều dấu hiệu Kitô). Hitler là một người có tham vọng thống trị thế giới, thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên có thể chứa vài nội dung hấp dẫn nhìn theo chiều hướng đó, thống trị thế giới; kẻ thích ứng nhất với môi trướng sống, kẻ mạnh nhất trong môi trường nhân văn chính trị, sẽ thắng trong lịch sử. Lý thuyết Nazi nói nhiều về chuyện tái tạo, phục hồi những gì thiêng liêng đã mất. Một chủng tộc, một giòng giống cổ xưa đã bị đè nén, bị một vài chủng tộc hèn kém khác làm ô nhiễm, thế nên, nó cần phải được làm cho vinh quang trở lại. Hitler là một câu chuyện của phục hồi sự tinh khiết – không phải là câu chuyện về sự chuyển đổi (tiến hoá) một gì đó thấp lên cao, nhưng một gì đó cũ có tốt đẹp bị che dấu, thành một gì đó mới có tốt đẹp đó đươc khôi phục. Những người Nazi đã nhiều quan tâm hơn trong việc tìm kiếm nơi phát nguyên đã mất tích, của giống Aryan, đâu đó trên cao nguyên Tibet (và trong thực tế đã gửi một đoàn thám hiểm để làm như vậy) hơn là việc truy tìm nguồn gốc của họ từ loài động vật khác. Những ý tưởng cốt lõi của học thuyết Darwin, nói cách khác, không đi đôi với những ý tưởng trung tâm của lý thuyết Nazi.

[35] [Marie Harm and Hermann Wiehle, Lebenskunde fuer Mittelschulen – Fuenfter Teil. Klasse 5 fuer Jungen (Halle: Hermann Schroedel Verlag, 1942), 152–7.]
[36] Life sciences: Học về ‘sự sống’ không phải ‘đời sống’. Khoa học Sự sống chủ yếu nghiên cứu tất cả mọi loại của những gì có sự sống (all types of living things) - [học về không có sự sống là Physical science, và học về những sinh hoạt của đời sống (=sự sống như tiến trình trong thời gian) và những ứng xử trong đời sống là Social Science (history, economics, etc., dealing with an aspect of society or forms of social activity.)]
[37] hormones, genes, synapses